PHẦN I. MỞ ĐẦUhungyen.edu.vn/.../19011/20200911/SK_Giang_cc8d032177.docx · Web...

134
Së GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TØNH hng yªn Trêng THPT CHUY£N H¦NG Y£N S¸NG KIÕN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CÁC DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÜnh vùc/m«n häc: §Þa lÝ Tªn t¸c gi¶ : Hoµng ThÞ H¬ng Giang – L¬ng ThÞ H»ng Gi¸o viªn m«n : §Þa lÝ : Sö - §Þa Trêng : THPT Chuyªn Hng Yªn N¨m häc 2019 - 2020 1

Transcript of PHẦN I. MỞ ĐẦUhungyen.edu.vn/.../19011/20200911/SK_Giang_cc8d032177.docx · Web...

.

Së GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TØNH hng yªn

Trêng THPT CHUY£N H¦NG Y£N

S¸NG KIÕN

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CÁC DẠNG CÂU HỎI,

BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

LÜnh vùc/m«n häc: §Þa lÝ

Tªn t¸c gi¶ : Hoµng ThÞ H¬ng Giang – L¬ng ThÞ H»ng

Gi¸o viªn m«n : §Þa lÝ

Tæ : Sö - §Þa

Trêng : THPT Chuyªn Hng Yªn

N¨m häc 2019 - 2020

1

2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

THPT: Trung học phổ thông

QL: Quốc lộ

HS: Học sinh

GV: Giáo viên

SGK: Sách giáo khoa

HSG: Học sinh giỏi

CN: Công nghiệp

DV: Dịch vụ

MỤC LỤCPHẦN I. MỞ ĐẦU41. Lí do chọn đề tài42. Mục đích của đề tài5PHẦN II: NỘI DUNG7CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG71.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ71.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên81.3. Tài nguyên nhân văn121.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội141.5. Bộ khung lãnh thổ của vùng161.6. Định hướng phát triển181.7. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính22CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC232.1. Phương pháp dạy học232.2. Phương tiện dạy học28CHƯƠNG 3: CÁC DẠNG CÂU HỎI VỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG THI HỌC SINH GIỎI313.1. Câu hỏi ôn tập dạng giải thích313.2. Câu hỏi dạng phân tích, trình bày373.3. Câu hỏi ôn tập dạng chứng minh483.4. Câu hỏi ôn tập dạng so sánh53CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY CÁC NỘI DUNG VỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG704.1. Mục đích và nhiệm vụ, nguyên tắc thực nghiệm704.2. Tổ chức thực nghiệm714.3. Tiến hành thực nghiệm714.4. Kết quả thực nghiệm72PHẦN III: KẾT LUẬN81I. Những vấn đề quan trọng và điểm mới của đề tài81II. Đề xuất81DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO83

PHẦN I. MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài

Địa lí vùng kinh tế Việt Nam là phần kiến thức trọng tâm có nội dung nhiều và thời lượng giảng dạy lớn trong chương trình Địa lí 12. Tuy không khó nắm bắt nhưng để hiểu sâu được bức tranh kinh tế xã hội của từng vùng thì đòi hỏi người học phải có kĩ năng tổng hợp các phần địa lí tự nhiên, dân cư và ngành kinh tế đã học ở các chương trước đó. Ngoài ra, học sinh phải biết so sánh, đối chiếu những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội nổi bật giữa các vùng với nhau cũng như hiểu được vai trò của từng vùng trong sự phân công lao động theo lãnh thổ của cả nước.

Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 môn Địa lí từ năm 2009 trở lại đây, vùng kinh tế luôn chiếm 3/20 điểm với những câu hỏi có nội dung tương đối khó, tập trung vào tìm hiểu nguồn lực phát triển kinh tế nói chung cũng như từng ngành nói riêng và cơ cấu kinh tế của các vùng. Đặc biệt, các câu hỏi liên quan đến vùng Đồng bằng sông Hồng cũng thường xuyên xuất hiện trong các đề thi học sinh giỏi tỉnh ở nhiều địa phương và đề thi học sinh giỏi quốc gia trong những năm gần đây.

Đối với học sinh và giáo viên các trường chuyên, ngoài việc trang bị được các kiến thức cơ bản còn yêu cầu hiểu sâu sắc và rèn luyện các kỹ năng có liên quan, giải các dạng bài tập. Tuy nhiên, trong chương trình sách giáo khoa hiện nay, nội dung chuyên đề chỉ được trình bày ngắn gọn trong một bài học đã không đáp ứng được cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh các trường chuyên. Bên cạnh đó, các tài liệu nghiên cứu về nội dung này lại chưa gắn kết với hoạt động dạy học mà chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tham khảo.

Xuất phát từ thực tế giảng dạy chuyên sâu, chương trình bồi dưỡng cho học sinh giỏi Địa lí ở các trường THPT chuyên, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo, tác giả đã hệ thống hoá một số nội dung kiến thức và bài tập. Việc hệ thống nội dung lý thuyết và các dạng bài tập liên quan đến vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ giúp các giáo viên và học sinh có được nguồn tài liệu đầy đủ, phong phú, logic nhất về vấn đề phát triển kinh tế xã hội nổi bật của vùng, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc dạy và học ở các trường chuyên, ôn luyện thi học sinh giỏi các cấp.

Để đáp ứng các yêu cầu trên, tôi xây dựng chuyên đề “Đồng bằng sông Hồng và các dạng câu hỏi, bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi”. Đề tài hướng tới đối tượng chính là giáo viên và học sinh các trường chuyên, nhất là trong quá trình ôn luyện thi học sinh giỏi Quốc gia. Tuy nhiên, các giáo viên và học sinh phổ thông không chuyên cũng sẽ có được nguồn tài liệu hữu ích phục vụ kì thi THPT quốc gia, các kì thi học sinh giỏi tỉnh.

2. Mục đích của đề tài

Đề tài nhằm cung cấp tới người đọc những kiến thức, kĩ năng trọng tâm trong học và giải quyết bài tập về vùng Đồng bằng sông Hồng đã được đề cập tới trong nội dung của chương trình chuyên sâu. Cụ thể là

· Kiến thức

· Phân tích các thế mạnh và hạn chế về nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

· Hiểu và phân tích được các vấn đề về dân số và các vấn đề về lương thực, thực phẩm của vùng.

· So sánh những thế mạnh để phát triển lương thực, thực phẩm giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

· Kĩ năng

· Sử dụng bản đồ so sánh điều kiện phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long với Đồng bằng sông Hồng.

· Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ và phân tích số liệu thống kê để thấy được mối quan hệ giữa dân số và vấn đề sản xuất lương thực.

· Vận dụng kiến thức một cách linh hoạt để giải quyết các dạng bài tập trên cơ sở định hướng có sẵn.

· Phân loại và cách giải các dạng bài tập: chứng minh, trình bày, giải thích, so sánh có nội dung kiến thức liên quan đến vùng Đồng bằng sông Hồng.

· Xây dựng hệ thống và phân loại các dạng bài tập liên quan.

· Giới thiệu các phương pháp và kĩ thuật dạy học đã được áp dụng và mang lại hiệu quả tự học cao.

PHẦN II: NỘI DUNGCHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Trong cuốn Thiên nhiên Việt Nam giáo sư Lê Bá Thảo đã viết: “Đó là miền đất được giành giật từ biển do sức lao động bồi đắp cần cù và nhẫn nại của sông Hồng qua hàng triệu năm, được con người chinh phục cách đây hàng nghìn năm khi đang còn ngổn ngang đầm lầy và lòng sông cũ. Bây giờ nó đã trở thành một châu thổ hình tam giác cân rộng rãi và đường bệ.

Nhiều sự tích và truyền thuyết được gắn liền với miền đất có bề mặt bằng phẳng và đẹp đẽ ấy. Dù có hoang đường đến mức nào, chúng cũng chỉ nói lên một cách hình tượng hơn và có hương vị hơn về cuộc đấu tranh hàng thế kỉ giữa người dân sống ở đấy với các lực lượng hung bạo của tự nhiên và các thế lực kẻ thù xâm lược. Đấy là cuộc đấu tranh không nhân nhượng giữa người và nước lũ, biển cả và bão tố, úng, hạn và nhiều biến cố khác nữa.” Đoạn văn trên miêu tả về một vùng đất anh hùng – Vùng Đồng bằng sông Hồng.

1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ

Hình 1: Bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh. Năm 2017, diện tích của vùng là 21.259,6 km2 (6,4% diện tích cả nước), dân số là 21.342.100 người (22,8% dân số cả nước). Có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kĩ thuật ... quan trọng của vùng và cả nước.

Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng với các đảo Cát Bà, Bạch Long Vỹ ….

Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa trung du, miền núi phía Bắc và Tây Bắc với vùng biển phía Đông, Đồng bằng sông Hồng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1.2.1. Địa hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam; trong vùng có nhiều ô trũng (Hà - Nam - Ninh). Có hệ thống đê điều khiến bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Vùng ngoài đê được phù sa bồi đắp hàng năm màu mỡ; vùng trong đê dễ thoái hóa, bạc màu gồm nhiều khu ruộng bậc cao và các ô trũng ngập nước.

Hình 2. Cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng

1.2.2. Đất

Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu của vùng.

Về hiện trạng sử dụng đất: Với tổng diện tích tự nhiên là 21.255 km2. Cơ cấu sử dụng đất của vùng và các địa phương trong vùng thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 1. Cơ cấu sử dụng đất của vùng đồng bằng sông Hồng năm 2017

Vùng

Diện tích

(1000 ha)

Chia ra (%)

Nông

nghiệp

Lâm

nghiệp

Đất

CD

Đất ở

Chưa sử dụng

CẢ NƯỚC

33.123,6

34,7

45,0

5,7

2,2

12,4

Đồng bằng sông Hồng

2.125,5

37,2

23,2

15,1

6,9

17,6

Hà Nội

336,0

46

6,5

19

12,1

16,4

Vĩnh Phúc

123,7

44,7

26,1

14,2

6,4

8,6

Bắc Ninh

82,2

52,4

0,7

21

12,7

13,2

Hải Dương

166,6

51,6

5,6

18,8

10

14

Hải Phòng

156,1

32,4

12,3

18,4

9,3

27,6

Hưng Yên

92,9

57,9

-

18,7

10,3

13,1

Thái Bình

158,8

58,7

0,6

18,8

8,6

13,3

Hà Nam

85,9

48,8

6,1

22,5

7,3

15,3

Nam Định

166,9

54,5

1,8

18.0

6,7

19

Ninh Bình

138,5

44,1

20,4

14,7

4,9

15,9

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Diện tích đất đã sử dụng của vùng khoảng 1.751 nghìn ha chiếm 82,4% diện tích tự nhiên của vùng. Đất chưa sử dụng: 17,6%. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với việc quai đê, lấn biển, thực hiện phương thức "lúa lấn cói; cói - sú, vẹt; sú vẹt- biển"; trong quá trình phát triển kinh tế, một số khu công nghiệp được hình thành trên các lưu vực sông đã ảnh hưởng lớn đến Đồng bằng sông Hồng. "Ví dụ, khu công nghiệp Việt Trì, mỗi ngày sử dụng 20,0 vạn m3 nước, thải ra sông Hồng 10,0 vạn m3 nước có chứa nhiều chất độc hại; hay khu công nghiệp Thái Nguyên, mỗi ngày lấy 26,0 vạn m3 nước sông Cầu và thải ra sông 19,2 vạn m3 (trong nước có chứa nhiều NO2, NH2 và các chất hữu cơ khác".

1.2.3. Khí hậu

Mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

Hình 3. Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội

Đặc trưng khí hậu của vùng là có một mùa đông lạnh (tháng 10 đến tháng 4), mùa đông cũng là mùa khô nhưng có mưa phùn. Vì vậy, phần lớn diện tích đất đồng bằng, đất bãi ven sông được sử dụng trồng các loại rau vụ đông (đây cũng là thế mạnh độc đáo của vùng).

1.2.4. Nguồn nước

Nằm ở hạ lưu của sông Hồng - Thái Bình với nhiều chi lưu, nên mạng lưới sông ngòi rất dày đặc; cùng với lịch sử khai thác lãnh thổ sớm, dân cư quá đông đúc, người dân đã xây dựng hệ thống đê sông, đê biển ngăn lũ, ngăn mặn, phát triển hệ thống tưới tiêu, mở rộng diện tích đất canh tác; kết hợp với hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường thủy rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Đồng bằng sông Hồng có vùng biển khá rộng, đường bờ biển khá dài 400 km từ Thủy Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình, thềm lục địa mở rộng ra phía biển 500 km, có nhiều bãi triều rộng, phù sa dày là cơ sở để phát triển ngành thủy - hải sản (tôm, rong câu)…

Hình 4. Biển Đồ Sơn, Hải Phòng

1.2.5. Sinh vật        

Tài nguyên sinh vật: vùng có tài nguyên sinh vật khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.

Hình 5. Vườn quốc gia Cúc Phương

1.2.6. Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản không nhiều, đã phát hiện khoảng 307 mỏ và điểm quặng, chủ yếu là đất sét trắng (Hải Dương); đá vôi (Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình) chiếm 25,4% cả nước dùng trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và sành sứ. Trong lòng đất có khí đốt (Tiền Hải), có dầu mỏ ở bể trầm tích sông Hồng (800 triệu tấn); than nâu (ở độ sâu quá lớn 200 – 2000 m), trữ lượng vài chục tỉ tấn (80% tập trung ở tỉnh Thái Bình) chưa có điều kiện khai thác.

▪ Hạn chế: Mưa, bão, lũ thường xuyên xảy ra trong mùa mưa. Ở vùng cửa sông ven biển khi triều dâng các dòng nước chảy ngược sông, nếu lũ lớn mà gặp triều dâng gây hiện tượng dồn ứ nước trên sông, dòng chảy ngược mang theo nước mặn lấn sâu vào đất liền (sông Hồng là 20 km, sông Thái Bình là 40 km). Vào mùa cạn, mực nước sông chỉ còn bằng 20 - 30% lượng nước cả năm gây tình trạng thiếu nước.

1.3. Tài nguyên nhân văn

Là vùng có lịch sử hình thành sớm, là cái nôi của nền văn minh lúa nước; dân cư đông đúc; có truyền thống thâm canh và các ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Năm 2017 dân số của vùng 21,34 triệu người. Mật độ dân số trung bình 1.004 người/km2, gấp khoảng 3,5 lần mật độ dân số trung bình cả nước (283 người/km2). Trong đó, nơi có mật độ cao nhất là Hà Nội 2.209 người/km2, thấp nhất là Ninh Bình 694 người/km2.

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên còn cao, khoảng 1,07% cao hơn mức trung bình cả nước là 1,06%.

Cơ cấu dân số của vùng đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng với tỉ lệ người từ 15 – 64 tuổi chiếm trên 65%, nhưng tỷ trọng dân số trên 65 tuổi đang tăng với tốc độ nhanh trên 7%. Tỉ số giới tính năm 2017 là 97%, hiện nay đang có sự thay đổi về cơ cấu giới tính cũng như tỉ lệ nữ trong các nhóm tuổi. Về thành phần dân tộc: Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc Mường.

Bảng 2. Dân số của các vùng thời kỳ 1995-2017 (nghìn người)

Năm

1995

2005

2008

2016

2017

Cả nước

71.995,5

83.106,3

86210,8

92.695,1

93.677,6

Đồng bằng sông Hồng

16.136,7

18.028,3

18.545,2

21.133,8

21.343,8

Tây Nguyên

3.384,6

4.757,9

5.004,2

5.693,2

5.781,0

Đông Nam Bộ

9.276,3

11.779,1

12.828,8

16.424,3

16.740,6

Đồng bằng Sông Cửu Long

15.531,9

17.256,0

17.695,0

17.660,7

17.738,0

(Niên giám thống kê, NXB Thống kê năm 2018)

Dân cư thường tập trung trên các dải đất cao, ven sông, dọc các tuyến giao thông lớn, ở các làng nghề như Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội), Hữu Bằng (Thạch Thất - Hà Nội), Thuận Vi (Vũ Thư - Thái Bình), các vùng ven biển như Thụy Anh (Thái Thụy - Thái Bình), Nghĩa Hưng (Nam Định),... Khu vực thưa dân chủ yếu ở các vùng bán sơn địa và dải ô trũng của đồng bằng. Hình thức cư trú có hai xu hướng chính theo kiểu làng, xã tập trung thành những điểm trên dải đất cao xen kẽ trong vùng và phân bố dọc hai bờ sông Hồng, Thái Bình (phù hợp với việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùng gắn với nông – ngư).

Tỉ lệ dân đô thị năm 2017 là 34,5%, cao hơn tỉ lệ này của cả nước (33,7%), nhưng thấp hơn nhiều so với Đông Nam Bộ (62,3%). Trình độ học vấn và dân trí của vùng cao hơn hẳn các vùng khác. Tỉ lệ người chưa biết chữ chỉ 0,68% (cả nước 3,74%); lao động có chuyên môn kĩ thuật là 25,85% (cả nước 19,70%); số cán bộ có trình độ cao đẳng – đại học chiếm 35,5% tổng số cán bộ cao đẳng – đại học của cả nước (Đông Nam Bộ là 20,6%). Sự phát triển kinh tế - xã hội lâu đời đã hình thành trên vùng nhiều điểm, cụm kinh tế - xã hội, thị trấn, thị xã, thành phố (đặc biệt là hai trung tâm kinh tế rất lớn Hà Nội, Hải Phòng được coi là 2 cực phát triển của vùng); có những làng nghề nổi tiếng như nghề khảm bạc, đúc đồng và cơ khí (Đồng Quĩ, Nam Ninh, Nam Định); nghề khắc, chạm, trổ kim loại (Đồng Sâm, Kiến Xương, Thái Bình); nghề gốm, sứ (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội); nghề dệt vải tơ lụa (Vạn Phúc, Hà Đông)… Tài nguyên văn hóa, lịch sử, những công trình kiến trúc cổ,…có mật độ tập trung cao hơn nhiều so với các vùng khác.

▪ Những khó khăn: Lịch sử khai thác sớm đã để lại một địa hình ô trũng lớn, rất tốn kém khi cải tạo; khí hậu 2 mùa đã gây mất cân đối nguồn tài nguyên nước, một mùa dư thừa nước lại kèm theo bão lũ dễ bị ngập úng; một mùa khô (thiếu nước). Các sông lớn bắt nguồn từ Trung Quốc qua vùng miền núi trung du rồi vào đồng bằng ra biển, vì vậy mọi tác động của vùng thượng và trung lưu như phá rừng, phù sa bồi lấp cửa sông, nước thải của các khu công nghiệp, nước thải của đô thị... đều có ảnh hưởng lớn đến đồng bằng. Gia tăng dân số vẫn còn cao; di dân tự do vào các thành phố lớn đã gây sức ép lớn đối với nền kinh tế; thất nghiệp ở thành phố, thiếu việc làm ở nông thôn đang là vấn đề lớn cần giải quyết. Mặt khác, việc điều tra cơ bản, xây dựng qui hoạch, kế hoạch khai thác tiềm năng trong vùng còn chắp vá, chưa đầy đủ, gây tình trạng lãng phí, sử dụng không hợp lý.... đều ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

1.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

Hình 6. Một số chỉ số kinh tế

- Tình hình phát triển: Nhìn chung Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai của nước ta chỉ sau vùng Đông Nam Bộ. Vùng chiếm khoảng 23,1% GDP của cả nước năm 2014. Cơ cấu GDP của vùng nhìn chung còn lạc hậu nhưng đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Tỉ trọng nông – lâm - ngư nghiệp giảm nhanh, từ chỗ chiếm tỉ trọng 26,6% năm 2010, thì đến năm 2014 giảm còn 21,2%, tỉ trọng công nghiệp giảm nhẹ từ 37,4% năm 2010 xuống còn 37,1% năm 2014 và tỉ trọng dịch vụ của vùng tăng theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần phát huy các nguồn lực cụ thể của vùng và hội nhập với nền kinh tế thế giới.

- Về sản xuất nông nghiệp: Từ nền nông nghiệp lúa nước độc canh, đến nay cơ cấu kinh tế của vùng đã có những thay đổi đáng kể, nhưng vẫn mang sắc thái của nền nông nghiệp nhỏ bé, lạc hậu, độc canh. Năm 2017, đất nông nghiệp chiếm 37,2% diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

+ Cây lương thực 1,2 triệu ha (14,0% diện tích đất nông nghiệp cả nước), sản lượng lương thực 7,20 triệu tấn (16,65% cả nước); đất trồng lúa là 1,15 triệu ha (15,6% cả nước), sản lượng là 6,77 triệu tấn (17,5% cả nước). Cây hoa màu chỉ chiếm 5% chủ yếu là ngô (diện tích 91.600 ha, sản lượng 404,1 ngàn tấn), còn lại là khoai, sắn trên các vùng đất bãi ven sông hoặc vùng đất cao luân canh với các cây ngắn ngày khác.

+ Cây công nghiệp hàng năm nhiều nhất là đay (55,1%) và cói (41,28%) cả nước. Ngoài ra còn có đỗ tương, lạc, mía, thuốc lá, dâu tằm,.v.v.

+ Đồng bằng sông Hồng có những vùng thâm canh, chuyên canh rau quả xuất khẩu lớn nhất cả nước trong vụ đông xuân (đây là thế mạnh độc đáo của vùng với 3 tháng mùa đông lạnh), phân bố tập trung ở hầu hết các tỉnh trong vùng. Diện tích rau đậu các loại khoảng trên 80,0 vạn ha. Về chăn nuôi, đàn lợn gắn với vùng sản xuất lương thực .

+ Chăn nuôi: Đàn lợn 6,79 triệu con (2017) chiếm 25,4% cả nước; gia cầm trên 66,52 triệu con (26,90%); đàn trâu có xu hướng giảm (1985 là 330,0 ngàn con, 2008 còn 107,5 ngàn con); đàn bò tăng từ 176,0 ngàn lên 702,6 ngàn con, bò sữa phát triển mạnh ở ngoại thành Hà Nội; chăn nuôi gà công nghiệp đang phát triển mạnh dưới hình thức trang trại.

- Về công nghiệp: là vùng công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất ở nước ta, tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu cả nước. Những ngành quan trọng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (20,9%), công nghiệp nhẹ (dệt, may, da) 19,3%, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (17,9%), cơ khí (thiết bị máy móc, điện tử, điện) 15,6%, hóa chất - phân bón - cao su (8,1%). Sản phẩm công nghiệp cung cấp cho nhu cầu của vùng, cho các tỉnh phía Bắc và cả nước. Một số khu, cụm công nghiệp được hình thành có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc hay khu công nghệ cao Hòa Lạc - Xuân Mai.

- Các ngành dịch vụ, thương mại

Các ngành công nghiệp, dịch vụ của vùng thực chất mới đang phát triển.

+ Về giao thông vận tải, vùng có nhiều đầu mối quan trọng nối với các tỉnh phía Bắc và phía Nam, có sân bay Nội Bài, cảng biển Hải Phòng. Mật độ đường ô tô 1,18 km/km2 (cả nước 0,55 km/km2), đường sắt 29 km/100 km2 (cả nước 0,8 km/100 km2), tổng chiều dài đường sông có giá trị vận tải 2.046 km.

+ Là vùng có hoạt động thương mại lớn của cả nước, Đồng bằng sông Hồng đảm nhận phân phối hàng hóa cho các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung. Tổng mức bán lẻ chiếm 22,14% cả nước (2017). Đây là nơi có ngành tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch, thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ lớn của cả nước. Là vùng nổi trội hơn hẳn các vùng khác về dịch vụ bưu điện và kinh doanh tiền tế (tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, kho bạc, xổ số). Về dịch vụ bưu điện, thì trên 70% là cung cấp cho ngoài vùng.

Như vậy, cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hưởng tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp. Trong nội bộ của từng ngành cũng có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

1.5. Bộ khung lãnh thổ của vùng

1.5.1. Hệ thống đô thị

- Là vùng phát triển sớm nên có mạng lưới đô thị khá dày đặc; năm 2017 vùng có 1 đô thị đặc biệt (thủ đô Hà Nội), 1 đô thị loại 1 (thành phố Hải Phòng), 9 thành phố trực thuộc tỉnh; khoảng cách giữa các đô thị này chỉ vài chục km; điều này rất thuận lợi cho việc trao đổi thông tin – lao động - hàng hóa giữa các khu vực với nhau.

- Các đô thị lớn của vùng:

+ Hà Nội là thủ đô, đô thị hạt nhân của vùng.

+ Phía bắc là các đô thị vệ tinh như Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Xuân Mai,...

+ Phía đông của vùng có thành phố Hải Phòng là trung tâm lớn, có sân bay quốc tế cùng tên, bên cạnh Hải Phòng có Hải Dương, Hưng Yên trên QL5, QL 39, QL18...

+ Phía nam có thành phố Nam Định cùng với cụm đô thị kề bên như thị xã Tam Điệp, thành phố Ninh Bình, thành phố Phủ Lý, thành phố Thái Bình, cùng hàng loạt các thị trấn dọc theo QL 10 và QL 1A.

1.5.2. Hệ thống trục tuyến giao thông

- Hệ thống đường sắt đều qui tụ ở Hà Nội, chiếm khoảng 1/3 tổng chiều dài cả nước. Quan trọng nhất là đường sắt Xuyên Việt. Đoạn Hà Nội - Đồng Đăng; Đoạn Hà Nội - Đồng Giao dài 134 km, có 17 ga, đi qua vựa lúa lớn của vùng, qua các thành phố, thị xã quan trọng (Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình) lưu lượng hàng hóa và hành khách qua lại rất lớn. Tuyến Hà Nội - Hải Phòng (102 km), chạy song song với QL5 là cửa ngõ xuất nhập khẩu lớn nhất của miền Bắc, tuyến này hợp với Hà Nội - Lào Cai tạo thành tuyến Hải Phòng - Côn Minh xuyên dọc thung lũng sông Hồng, đi qua các vùng giàu tài nguyên khoáng sản, cây công nghiệp, các trung tâm công nghiệp lớn. Đây sẽ là tuyến huyết mạch trong hệ thống đường sắt của vùng.

- Mạng lưới đường ô tô cũng đều qui tụ về trung tâm Hà Nội và tỏa đi các hướng với các trục chạy song song với hệ thống đường sắt, hoặc men theo đường bờ biển. Cả mạng lưới và phương tiện vận tải đều chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước; khoảng cách mỗi đầu mút cách trung tâm không quá 400 km. Các tuyến quan trọng: QL1A từ Bắc Ninh - Hà Nội - Ninh Bình; QL5 (Hà Nội - Hải Phòng); QL6 (Hà Nội - Hà Đông - Tây Bắc); QL10 chạy song song với cạnh đáy của châu thổ (Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định); đường 17 (Hải Dương - Ninh Giang); đường 39 (Thái Bình - Hưng Yên; đường 39B (Chợ Gạo, Thành phố Hưng Yên - Hải Dương),.v.v.

- Mạng lưới đường sông gần như đều đi qua các thành phố lớn từ duyên hải lên trung du miền núi như: Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên, Bắc Giang..., mớm nước sâu (ví dụ, cửa Nam Triệu có chỗ sâu trên 9 m, đến Việt Trì còn 2,5 m), hàng hóa theo đường sông có thể đến nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.

- Các luồng chở khách: Hà Nội - Thái Bình (118km), bến chính Hưng Yên (cách Hà Nội 75km), Nam Định (108km). Hải Dương - Chũ (93 km), bến chính Phả Lại (28 km), Lục Nam (61 km) và Chũ. Sơn Tây - Chợ Bờ (113 km), bến chính Việt Trì, Hòa Bình, Chợ Bờ. Hải Phòng - Bắc Giang (107 km), các bến Đông Triều, Chí Linh, Phả Lại, Bắc Giang. Hải Phòng - Cẩm Phả (90 km) - Móng Cái (196 km), 3/5 chiều dài đi ven biển, các bến Quảng Yên, Cát Hải, Hòn Gai, Cẩm Phả Mũi ngọc, Móng Cái. Hải Phòng - Nam Định (153 km) từ sông Cấm sang sông Luộc về sông Hồng đến Bến Lữ (Tiên Lữ - Hưng Yên) tách 2 luồng: luồng Hưng Yên-Dốc Lã (140 km), luồng Hưng Yên-Nam Định (153 km).

- Các luồng chở hàng hóa: Hải Phòng - Việt Trì (300 km): than, phân bón, vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm. Hải Phòng - Bắc Giang - Thái Nguyên (217km): xi măng, sắt thép, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng. Hải Phòng - Hòn Gai - Cẩm Phả - Móng Cái (196 km): than, xi măng, lương thực thực phẩm. Văn Lý - Ninh Cơ - Nam Định: muối, lương thực... Hà Nội - Việt Trì - Hòa Bình (nông - lâm, công nghệ, vật liệu, lương thực thực phẩm...)

- Các cảng biển: Trong vùng có những cảng quan trọng: Hải Phòng, Cửa Lục, Cửa Ông, Hòn Gai. Quan trọng nhất là cảng Hải Phòng, cảng nằm ở bên bờ sông Cấm, thông với sông Bạch Đằng để đi ra cửa Nam Triệu, mớm nước trên 7 m, tàu 1,0 vạn tấn ra vào thuận lợi, là đầu mối nối với Hà Nội bằng nhiều tuyến đường sắt, bộ, sông, hàng không, ống. Cảng có thể tiếp nhận > 2,0 triệu tấn hàng/năm. Từ cảng này xuất ra ngoài (quặng kim loại, nông sản, lâm sản, hàng công nghệ...), nhập vào (nhiên liệu lỏng, thiết bị máy móc, hàng tiêu dùng, lương thực – thực phẩm, phương tiện vận tải)

- Đường hàng không: trong vùng có 2 sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi với nhiều tuyến đường bay trong và ngoài nước (sân bay Nội Bài được trang bị kĩ thuật rất hiện đại).

1.6. Định hướng phát triển

1.6.1. Định hướng chung

- Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của vùng đã xác định: "Đồng bằng sông Hồng có vị trí trung tâm giao lưu giữa các vùng Đông Bắc - Tây Bắc - Trung du Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ; là cửa ngõ thông thương đường biển và hàng không của các tỉnh miền Bắc; có thủ đô Hà Nội – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, thương mại của cả nước". Để thực hiện chức năng đó, định hướng chính là xây dựng vùng trở thành vùng động lực phát triển công nghiệp và nông nghiệp của cả nước.

- Tốc độ tăng trưởng GDP phải cao hơn mức trung bình của cả nước 1,2 - 1,3 lần; năng suất lao động (2020) phải tăng 8 - 9 lần so với 2010; GDP/người là 1.400 USD; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm nông – lâm – ngư nghiệp. Đến 2020, dịch vụ là (50%), công nghiệp – xây dựng (43%), nông – lâm – ngư nghiệp (7%). Tiếp tục hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số để cân đối với tốc độ phát triển kinh tế; có biện pháp hữu hiệu nhằm phân bố lại dân cư, giải quyết việc làm; khôi phục, mở rộng các ngành nghề tại các địa phương, phát triển kinh tế hộ gia đình để tạo ra nhiều việc làm mới. Xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóc nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng và nguồn lực, nhất là nguồn lực con người {thế mạnh này thể hiện: cán bộ khoa học – công nghệ (57% cả nước), trên đại học (52%), đại học (56%), thợ bậc cao (57,2%), số trường cao đẳng – đại học (64%) của cả nước.... Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Đối với công nghiệp: Cần đổi mới kỹ thuật - công nghệ theo hướng hiện đại ở những khâu quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng, tạo sức cạnh tranh với thị trường (trong và ngoài nước). Đầu tư mạnh vào những ngành trọng điểm (điện, điện tử, tin học, viễn thông), những sản phẩm có ý nghĩa quốc gia như cơ khí chế tạo, máy móc, động cơ điện, điêzen, máy cắt gọt kim loại, máy hàn, máy công cụ... Những sản phẩm công nghiệp chiếm ưu thế trên cả nước là: động cơ điện (98,3%), máy công cụ (66%), pin tiêu chuẩn (61,4%), sơn hóa học (46,6%), xi măng (36,2%) cả nước. Ngoài ra, dựa vào thế mạnh của mỗi tỉnh, có thể phát triển các ngành phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Đầu tư mạnh vào vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phát triển công nghiệp dọc QL5, QL18; Hình thành cụm công nghiệp, văn hóa, khoa học, du lịch ở phía tây Hà Nội, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị.

- Trong nông nghiệp: Phải sử dụng tiết kiệm đất, thực hiện thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất; phát triển lương thực ở mức tối đa (đảm bảo an toàn lương thực quốc gia); tăng nhanh đàn lợn và các vùng chuyên canh rau quả; mở rộng có mức độ các cây đay, cói, mía, đậu tương, phát triển cây dâu tằm; trồng và bảo vệ rừng phòng hộ kết hợp lấy gỗ củi. Chú ý tổ chức tốt khâu chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ (hướng mạnh vào thị trường ngoài nước); khai thác có hiệu quả 1,0 vạn ha mặt nước chưa được sử dụng và vùng nước lợ - mặn ven biển từ Hải Phòng - Ninh Bình để phát triển nghề nuôi trồng thủy, hải sản như cá, tôm, rong câu,... Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ để tăng nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu trong vùng và xuất khẩu.

1.6.2. Về không gian lãnh thổ: hình thành 3 cụm đô thị gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Cụm phía Tây Bắc - trung tâm chính là Hà Nội.

Theo qui hoạch của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, giáo dục – đào tạo, y tế lớn của cả nước. Thành phố phát triển theo trục lộ chính, dạng hình sao, xen kẽ cây xanh, hồ nước kết hợp với sông đi sâu vào trung tâm, tạo nên cảnh quan môi trường xanh - sạch. Hà Nội có nhiệm vụ cung cấp đội ngũ lao động có trình độ khoa học – kĩ thuật – công nghệ, thông tin; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các tỉnh (đặc biệt là phía bắc).

- Các thành phố vệ tinh của Hà Nội sẽ là:

+ Nội Bài, đô thị vệ tinh ở phía Bắc với sân bay cùng tên. Các khu công nghiệp tập trung sẽ hình thành là Sóc Sơn - Đông Anh, diện tích ~ 3.000 ha, dân số 15,0 vạn - 25,0 vạn.

+ Hòa Lạc là đô thị vệ tinh phía Tây Bắc, ở đây sẽ hình thành "làng khoa học", các khu công nghiệp tập trung là Sơn Tây - Xuân Mai; khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn, Suối Hai, Ao Vua. Diện tích 3.500 - 4.000 ha, dân số 30,0 - 50,0 vạn người.

+ Ngoài ra, một số đô thị sẽ được nâng cấp, hoặc xây dựng mới cùng với các khu công nghiệp sẽ được hình thành theo nó như thị xã Sơn Tây, thị xã Xuân Mai, thị xã Vĩnh Yên nằm trên trục QL 21A kéo dài; thành phố Bắc Ninh trên QL 1A, Thị trấn Đông Anh trên QL 3. Các thị xã, thị trấn này sẽ cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp sẽ hình thành tại đây.

- Cụm phía Đông với trung tâm là thành phố Hải Phòng.

Hải Phòng sẽ giữ vai trò đầu mối giao lưu liên vùng, cửa ngõ mở ra biển với quốc tế của vùng và các tỉnh phía Bắc. Thành phố phát triển dựa vào lợi thế về giao thông vận tải biển, công nghiệp cảng, hàng hải và dịch vụ cảng. Thành phố sẽ mở rộng theo các hướng chính: Hướng nam - đông nam theo QL14 ra phía Đồ Sơn. Phía bắc sẽ hình thành khu phố mới ở phía bắc sông Cấm (thuộc Tân Dương, Vũ Yên của huyện Thủy Nguyên), tiếp tục mở rộng về phía tây dọc QL5 để tạo thành các đô thị vệ tinh Vật Cách, An Hải. Còn ở trung tâm thành phố sẽ được mở rộng thêm về phía Kiến An, Đình Vũ. Qui mô dân số (2017) sẽ khoảng 1,9 triệu người.

Ngoài ra, thành phố Hải Dương và thành phố Hưng Yên cũng được mở rộng và phát triển trở thành thành phố vệ tinh, giữ vai trò nòng cốt của tiểu khu vực.

- Cụm đô thị phía Nam với trung tâm là thành phố Nam Định.

+ Thành phố Nam Định sẽ phát triển thành thành phố công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến.

+ Thị xã Tam Điệp sẽ được mở rộng với diện tích 1.000 ha và dân số 20,0 vạn người. Các ngành công nghiệp sẽ đầu tư phát triển là xi măng và vật liệu xây dựng dựa vào thế mạnh về nguồn đá vôi tại chỗ.

+ Thành phố Ninh Bình sẽ phát triển thành đô thị du lịch, và công nghiệp chế biến nông sản. Qui mô cũng mở rộng 1.000 ha với số dân 20,0 vạn người.

+ Thị xã Phủ Lý sẽ phát triển thành đô thị vệ tinh của Hà Nội ở phía Nam. Tại đây sẽ nâng cấp QL 21A nối với QL6 ở Xuân Mai đi Tây Bắc. Như vậy Phủ Lý sẽ là cửa ngõ ra biển của Tây Bắc và cả Đông Bắc của Lào. Theo qui hoạch, diện tích là 1.000 ha, dân số 20,0 vạn người.

+ Thành phố Thái Bình và hệ thống các đô thị dọc QL10 sẽ đầu tư phát triển các điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến nông - hải sản.

1.7. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính

1.7.1. Thực trạng

Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng

+ Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Tăng nhanh tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

=> Sự chuyển dịch cơ cấu của vùng theo hướng tích cực, tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm.

1.7.2. Các định hướng chính

- Định hướng chung: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả gắn với xã hội và môi trường.

- Định hướng cụ thể :

+ Nông – lâm – ngư nghiệp: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

+ Công nghiệp – xây dựng: Hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm.

+ Dịch vụ: Tăng cường phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo…

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC2.1. Phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu khách quan nhằm hướng đến người học làm trung tâm. Hiện nay nhất là đối với trường chuyên, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang là đòi hỏi cấp thiết để tạo ra các thế hệ học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức và giải quyết các vấn đề có liên quan. Vì vậy, với các nội dung Địa lí nói chung và phần vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng đặc biệt dành cho đối tượng học sinh giỏi, cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách triệt để và hiệu quả.

Bên cạnh các phương pháp truyền thống, chúng tôi mạnh dạn đưa vào các phương pháp mới, nhằm giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi học, theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Một mặt, củng cố kiến thức cho các em, mặt khác cũng hy vọng hình thành những năng lực chuyên biệt cho học sinh chuyên.

2.1.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở

Đây là phương pháp, trong đó giáo viên soạn ra câu hỏi lớn cho HS. Sau đó, chia câu hỏi lớn ra thành một số câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ lôgic với nhau, tạo ra những cái mốc trên con đường thực hiện câu hỏi lớn. Đàm thoại gợi mở là một phương pháp truyền thống, sử dụng tương đối phổ biến trong các trường, các cấp học. GV dựa vào những phản hồi thường xuyên của HS để liên tiếp đưa ra những gợi ý hoặc tái hiện kiến thức nhằm đưa HS tới nội dung cần đạt. Đối tượng học sinh giỏi là đối tượng có kiến thức chắc chắn, vững vàng nên phương pháp này đem lại hiệu quả rất lớn.

Trong khi giảng dạy về chuyên đề địa lí vùng Đồng bằng sông Hồng, phương pháp đàm thoại gợi mở có thể sử dụng và đạt hiệu quả cao khi hướng dẫn học sinh trình bày những nét khái quát chung về vùng bao gồm vị trí giới hạn, thế mạnh và hạn chế nổi bật của vùng.

Ví dụ: Khi giảng vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng, GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn HS tìm hiểu vấn đề này.

- Bước 1: GV đưa ra câu hỏi lớn “Dựa vào Atlat và SGK em hãy: Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng”.

- Bước 2: GV đưa ra các câu hỏi gợi ý

Câu 1: Dựa vào Atlat, cho biết vùng Đồng bằng sông Hồng liền kề với những vùng kinh tế nào? Điều đó thuận lợi gì với việc phát triển nền kinh tế mở?

Câu 2: Dựa vào Atlat cho biết vùng Đồng bằng sông Hồng giáp với những nước nào, các cửa khẩu quốc tế tiêu biểu?

Câu 3: Dựa Atlat cho biết vùng Đồng bằng sông Hồng giáp biển ở tỉnh nào? Thuận lợi để phát triển những ngành gì?

Câu 4: Dựa Atlat cho biết vùng đồng bằng sông Hồng có tỉnh nào nằm trong vùng kinh tế trọng điểm hay không? Thuận lợi gì để phát triển kinh tế?

- Bước 3: HS dựa vào hệ thống câu hỏi trên để tìm ra đáp án phù hợp, trên cơ sở trả lời các câu hỏi gợi mở, học sinh sẽ hoàn thành được câu hỏi lớn. Sau đó GV chuẩn kiến thức.

2.1.2. Phương pháp đóng vai

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học địa lí sẽ khuyến khích HS nhập mình vào thực tế cuộc sống và thử đặt mình vào vị trí của những người có địa vị khác nhau trong xã hội giải quyết các tình huống cụ thể của cuộc sống. Phương pháp này giúp HS tìm hiểu quá trình liên quan đến việc ra quyết định và tiếp cận quan điểm của người khác. Mặt khác khi tham gia đóng vai HS phải thể hiện diễn xuất của mình, xuất phát từ thực tế cộng với ý nghĩa, óc tưởng tượng, sáng tạo của HS đã tạo cho người học cảm xúc. Đó là cơ sở HS quan tâm đến những vấn đề thực tế, đặc biệt đối với môn địa lí là môn khoa học xã hội, gắn liền với thực tế cuộc sống, trình bày nhiều vấn đề gần gũi với HS thì sử dụng phương pháp đóng vai sẽ mang lại hiệu quả cao.

Trong chuyên đề vùng Đồng bằng sông Hồng, phương pháp này phù hợp khi áp dụng cho các em học sinh đứng ở vị trí là lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Hồng sẽ đưa ra cách thức khai thác có hiệu quả các thế mạnh của tỉnh và từng bước khắc phục những hạn chế. Phương pháp đạt hiệu quả cao nhất khi được kết hợp với phương pháp làm việc nhóm và tranh luận. Ở bài này nên áp dụng phương pháp này trong phần tổng kết và củng cố.

Ví dụ: Từ vị trí người đứng đầu quản lí tỉnh Hưng Yên, Hải Dương...., em sẽ tập trung phát triển những ngành kinh tế nào là thế mạnh của địa phương?

(Mỗi nhóm học sinh được chỉ định một địa phương và được yêu cầu thuyết phục về dự án của mình sẽ đầu tư vào những ngành đó.)

Để củng cố kiến thức, giúp các em nắm chắc vấn đề thì đây là phương pháp rất hiệu quả, và hấp dẫn. Tùy theo mục đích của giáo viên muốn tái hiện kiến thức, muốn làm rõ, khắc sâu vấn đề học sinh còn mơ hồ hay muốn thêm các kĩ các kĩ năng sống khác mà vấn đề đưa ra có thể khác nhau, nhưng cần kèm thêm luật tranh luận được thống nhất ngay từ đầu.

2.1.3. Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt HS vào môi trường học tập (nghiên cứu, thảo luận...) theo các nhóm HS. Một trong những lí do chính để sử dụng phương pháp này nhằm khuyến kích HS trao đổi và biết cách làm hợp tác với người khác để học hỏi lẫn nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong học tập. Phương pháp này giúp các em có khả năng tương tác với người học khác, là một cách để học tập cách định hướng bài làm, sử dụng phương tiện để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên nó đòi hỏi thời gian nhất định để các nhóm làm việc, thảo luận và trình bày.

Ở phần địa lí vùng Đồng bằng sông Hồng, khi giảng dạy các nội dung vấn đề khai thác thế mạnh tự nhiên của vùng thì phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp có hiệu quả nhất. Trong đó GV có thể chia lớp thành 5 nhóm cùng tìm hiểu về các thế mạnh nổi bật của vùng và trao đổi theo 3 tiêu chí: khả năng, hiện trạng và phương hướng khai thác có hiệu quả:

2.1.4. Phương pháp động não

Phương pháp động não là một phương pháp dùng để giải quyết nhiều loại vấn đề khác nhau, giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.

Cách sử dụng phương pháp động não như sau: GV đưa chủ đề cần tìm hiểu lên bảng. Khích lệ HS phát biểu và đưa ra ý kiến của mình để tìm ra các ý nhỏ bổ sung cho chủ đề chính. Đối với mỗi ý kiến của HS, GV có thể ghi lại trên bảng thành sơ đồ.

Phương pháp này có thể sử dụng ở hầu hết các nội dung trong phần địa lí vùng Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là khi ôn tập, kiểm tra.

Ví dụ:

Khi ôn tập về thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển GV có thể hỏi

- Bước 1: GV có thể đưa ra câu hỏi: Dựa vào SGK và Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức của bản thân, trong thời gian 1 phút em hãy đưa ra những thách thức nổi bật hiện nay của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Bước 2: GV gọi HS trả lời nhanh, mỗi HS đưa ra một đáp án, GV ghi lại tất cả các đáp án đúng, đáp án sai.

- Bước 3: Khi thời gian kết thúc, GV tổng kết kiến thức, đưa ra đáp án câu hỏi.

2.1.5. Phương pháp sơ đồ tư duy

“ Địa lí là môn học thật nhàm chán với quá nhiều số liệu và câu chữ dài dòng” - Đây hẳn là suy nghĩ của rất nhiều em học sinh khi trải nghiệm những giờ học và cách ghi bài truyền thống của môn địa lí trong suốt thời gian qua. Làm thế nào để học tập môn địa lí có hiệu quả nhất trong điều kiện thầy cô đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học, bộ giáo dục đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá? Sau khi tìm hiểu một số học sinh giỏi môn địa lí, tôi phát hiện ra một kỹ năng chung mà các em sử dụng trong học tập. Đó là việc các em luôn ghi bài theo nhiều cách phù hợp với từng cá nhân bằng các sơ đồ tư duy. Điều đó giúp cho các em sắp xếp kiến thức theo một cách riêng dễ hiểu, dễ nhớ hơn giảm thời gian ôn bài.

a. Thiết lập nội dung của sơ đồ tư duy. Đây là bước đầu tiên và cũng thể coi là quan trọng nhất để có được 1 sơ đồ tư duy chính xác, dễ học. Đọc kĩ nội dung SGK, chia tách ý, theo cùng cấp độ, gạch chân những “từ chìa khóa”.

- Căn cứ để chia tách ý:

+ Chia tách ý theo bài giảng của giáo viên ở trên lớp.

+ Chia tách ý theo nội dung SGK.

- Căn cứ để tìm ra từ chìa khóa: dựa vào nội dung và bài học để tìm ra từng phần kiến thức quan trọng.

b. Vẽ sơ đồ tư duy.

+ Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên giấy (đặt nằm ngang). Vẽ chủ đề ở trung tâm bằng CHỮ IN HOA để làm nổi bật từ đó phát triển ra các ý khác. Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà em yêu thích. Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ. Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.

+ Bước 2: Vẽ các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm. Tiêu đề phụ nên vẽ gắn liền với trung tâm. Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ toả ra một cách dễ dàng.

+ Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. Bất cứ lúc nào có thể, các em hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Các em hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng các em. Mỗi từ khóa hay hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng (bằng cách vẽ nối ra từ một khúc). Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm. Tất cả các nhánh tỏa ra từ 1điểm (thuộc 1 ý) nên có cùng 1 màu.Thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.

+ Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ. Các em có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của các em tốt hơn.

Hình 7. Sơ đồ tư duy

2.2. Phương tiện dạy học

Phương tiện thường được sử dụng để dạy và học trong chuyên đề địa lí vùng Đồng bằng sông Hồng là các bản đồ (atlat, bản đồ giáo khoa, bản đồ treo tường), tranh ảnh, video, bảng số liệu, biểu đồ…Sau đây là một số phương tiện chính thường được sử dụng.

2.2.1 Atlat địa lí Việt Nam

Atlat địa lí Việt Nam là một phương tiện dạy và học không thể thiếu của môn địa lí trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là trong thi học sinh giỏi quốc gia. Có rất nhiều dạng bài tập liên quan đến Atlat địa lí Việt Nam. Khi giảng dạy chuyên đề ngành vùng Đồng bằng sông Hồng có thể trực tiếp sử dụng trang bản đồ 26, nhóm bản đồ địa lí tự nhiên, nhóm bản đồ các ngành kinh tế.

a) Bản đồ Đồng bằng sông Hồng (trang 26)

Đối với mỗi vùng đều có 2 bản đồ: Tự nhiên và Kinh tế (năm 2007).

+ Bản đồ Tự nhiên thể hiện các thành phần của tự nhiên trong đó chủ yếu là địa hình, thủy văn, sinh vật (các bãi cá) và khoáng sản.

+ Bản đồ Kinh tế (năm 2007) phản ánh hiện trạng sử dụng đất (nền bản đồ) và các ngành kinh tế chủ yếu. Ngoài ra còn có nội dung phụ: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của từng vùng (biểu đồ tròn) thể hiện GDP của mỗi vùng so với cả nước ở thời điểm năm 2007 (biểu đồ cột chồng).

- Sử dụng bản đồ Tự nhiên thường ở dạng phân tích kiến thức, so sánh, mô tả từng thành phần tự nhiên của vùng hoặc tổng hợp kiến thức địa lí tự nhiên trên quan điểm đánh giá về ý nghĩa kinh tế và như vậy thường có liên quan đến các trang bản đồ kinh tế của vùng.

Hình 8. Bản đồ tự nhiên

- Trên bản đồ Tự nhiên các vùng, cũng giống như bản đồ tự nhiên các miền và bản đồ Hình thể có thể khai thác các kiến thức tự nhiên cơ bản một vùng kinh tế về: vị trí địa lí, ranh giới, đặc điểm địa hình, hệ thống sông ngòi, tài nguyên khoáng sản, đất đai…cách khai thác giống như khai thác bản đồ Các miền địa lí tự nhiên. Từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế.

- Sử dụng bản đồ Tự nhiên vùng có thể kết hợp với bản đồ Kinh tế để khai thác, đánh giá đặc điểm tự nhiên và tài nguyên tự nhiên trên quan điểm kinh tế.

- Sử dụng bản đồ Kinh tế vùng để khai thác hiện trạng sử dụng đất qua nền màu, sự phân bố các trung tâm kinh tế, cơ cấu các ngành công nghiệp và các cây trồng vật nuôi của từng vùng. Định hướng phát triển vùng.

Hình 9. Bản đồ kinh tế

- Sử dụng biểu đồ để thấy được tỉ trọng GDP của từng vùng so với cả nước, qua đó phản ánh vai trò của vùng đối với nền kinh tế đất nước. Kết hợp với sự phân vùng các cơ sở kinh tế, cơ cấu ngành và bản đồ Tự nhiên để thấy được khả năng khai thác và sử dụng tài nguyên của từng vùng.

b) Các bản đồ địa lí tự nhiên (trang 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14).

Các bản đồ địa lí tự nhiên bao gồm bản đồ hình thể, khí hậu, sông ngòi, sinh vật, đất, các miền tự nhiên (từ trang 6 đến trang 14). Các bản đồ này thể hiện đặc điểm và sự phân hóa của các thành phần tự nhiên. Có thể sử dụng các bản đồ này khi làm các dạng bài nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.

c) Bản đồ hành chính(4-5) , bản đồ dân cư(15- 16), bản đồ các ngành kinh tế (trang 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25)

Các bản đồ trên sẽ cho thấy: Vị trí địa lí. Quy mô (lãnh thổ, dân số). Nguồn lực phát triển (dân cư và lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách phát triển). Các nành kinh tế chủ yếu trong vùng. Hướng chuyên môn hóa và các sản phẩm hàng hóa.

Ngoài ra giáo viên và học sinh có thể sử dụng các bảng số liệu thống kê và hình ảnh đã có ở phần lí thuyết về vùng đồng bằng sông Hồng.

CHƯƠNG 3: CÁC DẠNG CÂU HỎI VỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG THI HỌC SINH GIỎI3.1. Câu hỏi ôn tập dạng giải thích

3.1.1. Yêu cầu

Dạng câu hỏi giải thích thường xuyên xuất hiện trong các đề thi HSG quốc gia. Đây là một dạng câu hỏi khó, đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản, mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí (tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội) của vùng đồng bằng sông Hồng.

Muốn trả lời được câu hỏi này, yêu cầu thí sinh phải:

- Nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình và SGK.

- Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí theo yêu cầu câu hỏi.

- Biết cách khái quát các kiến thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của chúng để tìm ra nguyên nhân.

3.1.2. Phân loại và cách giải

Mỗi loại câu hỏi thuộc dạng giải thích,về nguyên tắc, có một cách giải riêng. Căn cứ vào cách phân loại trên, xin hướng dẫn cách giải đối với từng loại câu hỏi cụ thể.

- Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu nguồn lực:

Về lí thuyết, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm những thành phần chủ yếu sau đây:

+ Vị trí địa lí

+ Nguồn lực tự nhiên: Địa hình, đất, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, khoáng sản.

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: Dân cư, lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật, thị trường, đường lối, chính sách, vốn đầu tư, lịch sử khai thác lãnh thổ....

Trên đây là mẫu tối đa về nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Việc vận dụng mẫu này như thế nào lại phụ thuộc vào yêu cầu của từng câu hỏi. Không phải bất cứ câu hỏi nào cũng đều được trình bày theo trình tự như vậy. Về nguyên tắc, việc giải thích nên tiến hành tuần tự theo mức độ quan trọng của từng nguồn lực. Trên cái nền chung về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội, dựa vào yêu cầu của câu hỏi thấy thành phần nào quan trọng nhất thì được trình bày đầu tiên và cứ như thế cho đến thành phần cuối cùng. Những thành phần nào của nguồn lực không liên quan đến câu hỏi thì không phải trình bày.

Ví dụ liên quan đến lí do về nguồn lực tự nhiên để phát triển nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng... thì nên đưa tài nguyên đất lên đầu tiên, rồi sau đó mới đến các thành phần khác.

Một điểm nữa cần lưu ý, khi đề cập đến nguồn lực là bao hàm cả thế mạnh (thuận lợi) lẫn hạn chế (khó khăn). Tuỳ theo yêu cầu câu hỏi, có thể cần (hoặc không cần) nêu hạn chế (khó khăn). Vấn đề then chốt là ở chỗ phải nhạy cảm và linh hoạt trong khi định hướng trả lời, vì phân tích thiếu thì bị mất điểm, nhưng thừa lại mất thời gian và không có điểm cho phần thừa đó.

- Loại câu hỏi có cách giải không theo một mẫu cố định:

Loại câu hỏi này thường xuyên gặp trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lí. Cái khó nhất của câu hỏi là ở chỗ cách giải không theo một mẫu nào cả. Tuỳ theo yêu cầu của câu hỏi phải tìm ra cách lí giải sao cho thích hợp. Do cách giải không có mẫu cố định nên không thể hướng dẫn cụ thể như các loại câu hỏi có mẫu. Ở đây chỉ xin gợi ý quy trình giải loại câu hỏi này, gồm 3 bước sau đây:

+ Bước thứ nhất: Đọc kĩ câu hỏi để xem câu hỏi yêu cầu phải giải thích nội dung gì. Việc đọc kĩ câu hỏi là tiền đề giúp cho thí sinh có được định hướng trả lời.

+ Bước thứ hai: Tái hiện kiến thức có liên quan đến yêu cầu câu hỏi, sắp xếp và tìm mối liên hệ giữa chúng với nhau. Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp thí sinh có được một dàn bài hợp lí với các ý chính phải trả lời:

+ Bước thứ ba: Đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu câu hỏi.

Để thực hiện 3 bước nói trên cần nắm vững kiến thức cơ bản, đồng thời lại phải có sự linh hoạt.

3.1.3. Câu hỏi áp dụng

Câu 1: Tại sao Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất so với các vùng khác trong cả nước?

Hướng dẫn

* Nguyên nhân kinh tế - xã hội:

- Nền nông nghiệp trồng lúa nước ở Đồng bằng sông Hồng đã có từ xa xưa. Hiện tại trình độ thâm canh lúa nước đạt mức cao nhất trong cả nước. Điều đó đòi hỏi phải có số dân đông, nguồn lao động lớn.

- Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển với trình độ cao và đã hình thành được một mạng lưới đô thị dày đặc ( đồng thời cũng là các trung tâm công nghiệp quan trọng, như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định)

* Nguyên nhân về tự nhiên:

- Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ rộng thứ hai sau đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích tự nhiên khoảng 1,5 triệu ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc cư trú và sản xuất.

- Nguồn nước trương đối phong phú (với hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình) cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là những yếu tố quan trọng để thu hút dân cư sinh sống từ lâu đới.

* Nguyên nhân về lịch sử khai thác lãnh thổ

- Đồng bằng sông Hồng là vùng được khai phá định cư lâu đời nhất ở nước ta, nhờ sự thuận lợi về địa hình và khí hậu.

- Do việc khai thác từ lâu đời cộng với các yếu tố khác làm cho dân cư Đồng bằng sông Hồng trở lên đông đúc.

* Các nguyên nhân khác: Tạo được việc làm; mức sống tốt;…

Câu 2: Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?

Hướng dẫn

- Vai trò đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

+ Một bộ phận nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

+ Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước, đứng thứ hai sau vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Đồng bằng sông Hồng là địa bàn phát triển công nghiệp và dịch vụ. Riêng giá trị sản lượng công nghiệp năm 2017 chiếm 19% sản lượng công nghiệp của cả nước, chỉ đứng sau Đông Nam Bộ.

- Cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng trước đây có nhiều hạn chế, chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai

+ Trong cơ cấu ngành, nông nghiệp nổi lên hàng đầu trong đó lúa chiếm vị trí chủ đạo, các ngành nông nghiệp khác kém phát triển.

+ Trong công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn

+ Các ngành dịch vụ chậm phát triển

+ Trong khi đó lại chịu sức ép của vấn đề dân số đông, gia tăng tự nhiên còn nhanh. Việc phát triển kinh tế theo cơ cấu kinh tế cũ không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và cải thiện đời sống hiện nay và tương lai.

- Nhằm khai thác hiệu quả những thế mạnh vốn có của Đồng bằng sông Hồng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân

+ Khai thác tiềm năng phong phú, đa dạng của vùng.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng phải theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng của khu vực CN và DV.

+ Chuyển dịch trong nội bộ từng khu vực ….

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

Hướng dẫn

Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước: Từ Hà Nội toả đi các hướng theo các tuyến giao thông huyết mạch với chuyên môn hoá khác nhau:

Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả : cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.

Hà Nội – Đáp Cầu – Bắc Giang : vật liệu xây dựng, phân hóa học.

Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên : cơ khí, luyện kim.

Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao : hoá chất, giấy.

Hà Nội – Sơn La – Hoà Bình : thuỷ điện.

Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá : dệt may, điện, vật liệu xây dựng.

Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao Đồng bằng sông Hồng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ta.

Hướng dẫn

Do vùng này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp:

- Vị trí Địa lí thuận lợi: giáp với trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, biển Đông và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, có Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn và là thủ đô cả nước.

- Nguyên liệu cho cn dồi dào: nông nghiệp, thủy sản, tài nguyên khoáng sản phong phú, nhất là than tập trung ở vùng phụ cận.

- Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, đồng bộ hiện đại vào bậc nhất cả nước.

- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn

Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích vì sao Hà Nội trở thành trung tâm du lịch lớn bậc nhất ở nước ta?

Hướng dẫn

* Khái quát về trung tâm du lịch Hà Nội.

* Nguyên nhân là do:

- Có vị trí địa lí thuận lợi:

+ Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc

+ Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế.

+ Là thủ đô – trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học – kĩ thuật và văn hóa – xã hội của cả nước.

- Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:

~ Hệ thống hồ ở Hà Nội: hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Suối Hai...

~ Một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng: VD

+ Tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng: Hà Nội là thủ đô ngàn năm văn hiến, vùng đất địa linh nhân kiệt tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hóa – kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng; mật độ di tích vào loại dày đặc nhất cả nước; tiêu biểu có: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, thành Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long, hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, gò Đống Đa, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội, đền, chùa...

- Tập trung nhiều lễ hội, đặc biệt là vào mùa xuân.

- Có nhiều làng nghề truyền thống: gốm, sứ (Bát Tràng), kim hoàn Định Công, đúc đồng Ngũ Xã, lụa Vạn Phúc...

- Nhiều đặc sản ẩm thực nổi tiếng: phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bánh cuốn Thanh Trì, cốm Làng Vòng, chả cá Lã Vọng ...

- Phụ cận với Hà Nội cũng có nhiều điểm du lịch, trung tâm du lịch nổi tiếng. Đây là cơ sở thuận lợi cho sự hình thành các tuor, tuyến du lịch xuất phát từ Hà Nội: VD

- Hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật vào loại tốt bậc nhất cả nước:

+ Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển. Hà Nội là một trong hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta. Từ Hà Nội có nhiều tuyến giao thông tỏa đi mọi miền đất nước và các nước trên thế giới. Có sân bay Nội Bài là một trong bốn sân bay quốc tế lớn nhất nước ta. Hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước đảm bảo...

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật: Cơ sở lưu trú: hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển, trong đó có nhiều khách sạn 5 sao (Deawoo, HilTon, Sofitel Plaza...). Hệ thống các công ty du lịch lữ hành, trong đó có nhiều công ty liên doanh với các công ty du lịch nổi tiếng trên thế giới.

- Lực lượng lao động trong ngành du lịch ngày càng tăng với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá cao, ngày càng tăng.

- Các nguyên nhân khác: Chủ trương của Nhà nước, địa phương: Coi du lịch là ngành mũi nhọn; thu hút đầu tư trong nước và quốc tế; nguyên nhân khác.....

3.2. Câu hỏi dạng phân tích, trình bày

3.2.1. Yêu cầu

Dạng phân tích và trình bày (hay nói đơn giản là dạng câu hỏi thuộc bài) là dạng dễ nhất trong số các dạng câu hỏi lí thuyết và ít khi gặp trong đề thi học sinh giỏi quốc gia nhưng không đồng nghĩa với việc thí sinh có thể đạt điểm tối đa nếu rơi vào kiến thức phần vùng Đồng bằng sông Hồng. Đối với dạng này, cần chú ý một số yêu cầu sau đây:

- Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản trong SGK Địa lí 12. Đây là yêu cầu tối thiểu bởi một lí do đơn giản không học bài, không nắm được kiến thức cơ bản thì không nên tốn thời gian và cả công sức,tiền bạc vào việc thi cử.

- Tái hiện, sắp xếp (đôi khi cả chọn lọc) kiến thức cơ bản và trình bày theo yêu cầu câu hỏi. Điều này nhằm làm cho bài làm đúng trọng tâm và thêm mạch lạc.

3.2.2. Phân loại và cách giải

Các câu hỏi thuộc dạng trình bày rất đa dạng về nội dung. Khi cần kiểm tra kiến thức cơ bản của thí sinh, người ta có thể đưa ra câu hỏi ở bất cứ nội dung nào trong bài vùng đồng bằng sông Hồng trong SGK Địa lí 12. Do vậy, ở đây không đặt vấn đề phân loại câu hỏi. Có chăng chỉ là phân loại câu hỏi theo nội dung SGK, hoặc nội dung thể hiện trong Atlat.

Có thể nhận biết dạng câu hỏi trình bày qua các từ hoặc cụm từ như "trình bày", "phân tích","nêu" hoặc "như thế nào?", "thế nào?","gì?"... Trả lời các câu hỏi thuộc dạng trình bày không theo một mẫu nhất định nào cả. Dù là dễ vì chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản, nhưng không được chủ quan và nhất là không để mất điểm ở các câu hỏi thuộc bài. Việc giải các câu hỏi này, về nguyên tắc,cần được thực hiện theo các bước sau đây:

- Nhận dạng câu hỏi là bước đầu tiên cần phải làm. Việc nhận dạng ở đây khá dễ dàng và cơ sở của nó chủ yếu dựa vào hình thức câu hỏi như đã nêu ở trên.

- Bước tiếp theo là tái hiện kiến thức đã học và trả lời theo yêu cầu câu hỏi.

3.2.3. Câu hỏi áp dụng

Câu 1: Trình bày các thế mạnh và hạn chế chủ yếu và tác động của chúng đối với việc phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng. (Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.)

Hướng dẫn

(*) Các thế mạnh chủ yếu của vùng

- Vị trí địa lí: Chuyển tiếp giữa trung du và miền núi Bắc Bộ với biển Đông rộng lớn - giáp vịnh Bắc Bộ; liền kề với các vùng có tiềm năng lớn về khoáng sản và thuỷ điện lớn nhất nước ta - vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có 2 trong 3 đỉnh của tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

=> Thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới

- Tài nguyên thiên nhiên:

* Đất: Là tài nguyên có giá trị hàng đầu.

- Chất lượng đất:

+ 70% là đất phù sa màu mỡ, có độ phì cao và trung bình thuận lợi cho sản xuất thâm canh

+ Đất phèn, đất mặn: phân bố ở ven biển

+ Đất xám phù sa cổ: phân bố ven rìa phía Bắc đồng bằng

+ Đất feralit: Cát Bà

=> Cơ cấu cây trồng đa dạng

- Cơ cấu sử dụng đất:

+ Đất nông nghiệp: chiếm 51,2% diện tích đồng bằng

+ Đất lâm nghiệp: chiếm diện tích nhỏ 8,3%

+ Đất chuyên dùng: 15,5%

+ Đất ở: 7,8%

+ Đất chưa sử dụng, sông suối: còn lớn 17,2%

- Đồng bằng sông Hồng đang tiếp tục được bồi đắp và mở rộng ra biển, nhân dân đã đắp đê lấn biển, mở rộng diện tích đất trồng

- Tỉ lệ diện tích đất đã sử dụng của vùng cao, đạt gần 82,5% diện tích tự nhiên (so với bình quân cả nước là 50-56%, đồng bằng sông Cửu Long 78,7%, Đông Nam Bộ 75,7%)

* Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 mùa đông lạnh với 3 tháng nhiệt độ <180C => cơ cấu cây trồng, mùa vụ đa dạng.

* Nước: phong phú do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cung cấp (có điều kiện thâm canh lúa nước)

+ Nước ngầm dồi dào, chất lượng tốt

+ Nước nóng, nước khoáng: Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình

* Biển: đường bờ biển dài > 400 km, thềm biển rộng với nhiều cửa sông (có điều kiện để phát triển kinh tế biển: Làm muối, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển giao thông vận tải và du lịch biển)

* Khoáng sản: Không nhiều về chủng loại; có giá trị hơn cả là đá vôi (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương). Ngoài ra: than nâu, khí tự nhiên (Thái Bình)

+ Điều kiện kinh tế - xã hội

* Dân cư, nguồn lao động: Được coi là thế mạnh của vùng

- Dân đông, nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú

- Chất lượng lao động đứng đầu cả nước, tập trung chủ yếu trong các đô thị

* Cơ sở hạ tầng: Vào loại tốt nhất cả nước.

- Phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải: Đường ô tô (tập trung nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch: 1A, 2, 3, 5, 6, 10, 18...), đường sắt, đường thuỷ (cảng Hải Phòng...), đường hàng không (sân bay Nội Bài)

- Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo

* Cơ sở vật chất kĩ thuật: được hoàn thiện: Các công trình thuỷ lợi, các nhà máy, xí nghiệp...

* Các nguồn lực khác:

- Thị trường tiêu thụ rộng

- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời

- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viên nghiên cứu... Mạng lưới đô thị phát triển với 2 trung tâm kinh tế xã hội lớn: Hà Nội, Hải Phòng.

=> Tạo điều kiện cho đồng bằng sông Hồng phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng và hiện đại

(*) Các hạn chế chủ yếu của vùng

- Sức ép dân số lớn:

+ Là vùng có số dân đông nhất với 21,34 triệu người (2017), chiếm 22,8% dân số cả nước

+ Mật độ dân số cao nhất cả nước: 1004 người/km2, gấp khoảng 3,5 lần mật độ trung bình cả nước; mức độ tập trung dân đông và nhanh => gây sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm và giữ gìn, bảo vệ môi trường

- Nhiều thiên tai, tài nguyên hạn chế:

+ Thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán

+ Tài nguyên: Nhiều tài nguyên bị suy thoái như nước trên mặt, tài nguyên đất...(do bị khai thác quá mức)

+ Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng

Câu 2: Phân tích những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước.

Hướng dẫn

* Điều kiện tự nhiên

- Là đồng bằng châu thổ thứ 2 cả nước.

- Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Đất đai màu mỡ do phù sa sông bồi đắp, 70% có độ phì cao và trung bình => thuận lợi cho thâm canh lúa nước

- Khí hậu nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều tạo điều kiện cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển. Khí hậu có 1 mùa đông lạnh tạo điều kiện trồng các cây thành phần có nguồn gốc ôn đới, có khả năng đưa vụ đông thành vụ chính.

- Nguồn nước phong phú (hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và nước ngầm) phục vụ tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản.

- Giáp với vùng biển rộng lớn nên có nguồn lợi biển phong phú với nhiều bãi cá có giá trị kinh tế.

- Ngoài ra, vùng còn có cơ sở thức ăn phong phú phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: hoa màu, lương thực, phụ phẩm ngành trồng trọt...

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư trù mật, lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trồng lúa, chăn nuôi (đặc biệt là lợn).

- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu dời, nghề trồng lúa nước đã trở thành truyền thống với trình độ thâm canh cao nhất cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật được chú trọng đầu tư: Hệ thống đê điều, công trình thuỷ lợi kiên cố. Nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp, ngư nghiệp.

- Có hệ thống đô thị dày đặc trong đó có những đô thị vào loại lớn nhất cả nước.

- Nguyên nhân khác: Thị trường tiêu thụ rộng, vốn đầu tư nhiều, chính sách của Nhà nước...

Câu 3: Trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm của đồng bằng sông Hồng.

Hướng dẫn

- Là vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn thứ 2 cả nước

* Sản xuất lương thực

- Diện tích cây lương thực: Trên 1,2 triệu ha = 14% diện tích cả nước

- Sản lượng lương thực: 6,5 triệu tấn = 16% sản lượng cả nước

- BQLT/người: 362 kg/người

+ Cây lúa: chiếm vị trí số một

- Diện tích lúa: Trên 1,139 triệu ha, chiếm 88% diện tích cây lương thực

- Cơ cấu giống lúa, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi, có thể trồng 2 vụ lúa trong năm.

- Năng suất lúa tăng mạnh: Hiện nay đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước, đạt 56,8 tạ/ha (2017), trong khi trung bình cả nước là 55,5 tạ/ha, đồng bằng sông Cửu Long là 56,4 tạ/ha

- Sản lượng lúa tăng khá nhanh, đạt gần 6,1 triệu tấn (2017) = >14% sản lượng lúa cả nước

- Sản lượng lúa bình quân đầu người vào loại thấp, đạt 285 kg/người (2017)

- Phân bố: Khắp các tỉnh, diện tích gieo trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực phần lớn đạt trên 90% như các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên.

- Các tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương

+ Cây hoa màu: Ngô, khoai... được trồng xen canh với lúa. Hiện nay vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính của đồng bằng => cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và công nghiệp chế biến

* Sản xuất cây thực phẩm và cây ăn quả

- Chưa tương xứng với tiềm năng của vùng

- Diện tích gieo trồng rau: Trên 7 vạn ha = 28,8% diện tích rau cả nước, đặc biệt là rau vụ đông; tập trung thành các vành đai xung quanh các thành phố, khu công nghiệp

- Cây ăn quả: Đang phát triển, trên 40 nghìn ha trồng chuối, cam, quýt, nhãn, vải...

* Chăn nuôi

- Lợn: Rất phổ biến, thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Nay trên 7 triệu con, chiếm 27% đàn lợn cả nước

- Trâu: 300 nghìn con

- Bò: 20 vạn con

- Gia cầm: Gà, vịt. Trong đó chủ yếu là gà. Hiện nay hình thức nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở ven các thành phố.

* Đánh bắt và nuôi trông thuỷ sản

- Đang được chú ý phát triển ở cả 3 môi trường nước ngọt, mặn, lợ nhưng chưa khai thác hết tiềm năng của vùng.

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 5,8 triệu ha = 10,9% cả nước

Câu 4: Trình bày những khâu còn yếu và hướng khắc phục trong việc sản xuất lương thực và thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng.

Hướng dẫn

- Mật độ dân số cao, gia tăng dân số còn nhanh nên diện tích đất canh tác bình quân đầu người vốn đã thấp lại còn tiếp tục giảm. Đất nông nghiệp ở nhiều nơi đang bị thu hẹp do đô thị hóa và công nghiệp hóa => cần khai thác triệt để số đất chưa sử dụng.

- Loại đất trong đê đã biến đổi nhiều do trồng lúa thâm canh lâu năm => cần phải cải tạo đất, tăng cường bón phân.

- Lượng nước quá thừa trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô gây trở ngại cho việc trồng trọt => cần xây dựng hệ thống tiêu nước cho những vùng úng và dẫn nước vào đồng ruộng, đắp và gia cố đê điều phòng chống lũ lụt trong mùa mưa.

- Mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chưa khai thác hết tiềm năng => cần chú trọng hơn nữa việc phát triển các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng cách giải quyết tốt cơ sở thức ăn cho chăn nuôi; tận dụng hết mặt nước để mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản.

- Đất canh tác theo đầu người ít, lương thực cung cấp còn khó khăn, dân số đã đông lại tăng nhanh, vì vậy đồng thời với việc chuyển cư đến những vùng kinh tế mới => giải pháp hàng đầu là đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình để giảm tỉ suất sinh.

- Muốn cho việc sản xuất lương thực thực phẩm được phát triển theo hướng đa dạng hóa gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hóa, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong vùng và xuất khẩu => cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí ở đồng bằng s