World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú...

18
04/2020 BÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH #3 VỀ COVID-19 Việt Nam: Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủ Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized

Transcript of World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú...

Page 1: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

0 4 / 2 0 2 0

BÁO CÁO CẬP NHẬTCHÍNH SÁCH #3 VỀ

COVID-19

Việt Nam: Những trở lực lớn hơn gây ranhiều thách thức mới cho Chính phủ

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Pub

lic D

iscl

osur

e A

utho

rized

Page 2: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tànphá xã hội và nền kinh tế trên toànthế giới thường theo những cách giatăng lẫn nhau. Hầu hết các quốc giađều đang rơi vào suy thoái và dự kiến sẽ chưa thể phục hồi trước cuối Quý 3năm 2020, nhưng sự phục hồi hy vọngsẽ gia tăng mạnh mẽ trong suốt năm2021. Những bất ổn lớn đến mức cả hậuquả về y tế và tài chính của dịch bệnhtrên toàn cầu đều đang rất khó dự đoán.Trên toàn thế giới, các nhà kinh tế l iêntục điều chỉnh những dự báo kinh tế củamình để phản ánh chính xác hơn tácđộng tiêu cực đang gia tăng của đại dịchtrên toàn cầu, và Nhóm Ngân hàng Thếabc

giới (NHTG) đóng một vai trò quan trọngtrong hoạt động này bằng những tư vấnkỹ thuật và hỗ trợ tài chính vô cùng cầnthiết. Trong bối cảnh đó, các dự báo kinh tếcho Việt Nam đã được điều chỉnhgiảm đáng kể. Sự bùng phát của dịchCOVID-19 cho đến nay đã được ngănchặn tại Việt Nam thông qua việc kếthợp các biện pháp phòng ngừa và kiểmsoát thông minh. Tăng trưởng GDP dựkiến chỉ đạt 3,0% vào năm 2020, vẫntích cực so với khu vực và quốc tếnhưng đây là tốc độ tăng trưởng thấpnhất kể từ năm 1986. Dự báo mới củaabc

Với những quan ngại về kinh tế và y tế trên toàn cầu đang gia tăng, nền kinh tếViệt Nam dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, mặc dù cho đến nay cuộc khủnghoảng y tế do đại dịch COVID 19 gây ra vẫn được kiểm soát, chỉ có 240 trườnghợp nhiễm bệnh và không ai bị tử vong đến đầu tháng 4.Dự báo tăng trưởng GDP của Ngân hàng Thế giới cho Việt Nam đã giảm mộtnửa so với trước khủng hoảng, dự kiến chỉ ở mức 3,0% vào năm 2020.Thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu dự kiến đều sẽ giảm, làm thâm hụt ngânsách khoảng 5 tỷ USD, do đó sẽ cần phải có các khoản vay mới.Biện pháp ứng phó về tài chính của Chính phủ, trong đó kết hợp hỗ trợ về thuếvà an sinh xã hội, dự kiến sẽ làm giảm nhẹ tác động kinh tế ngắn hạn liên quanđến đại dịch COVID 19, nhưng những thách thức chính sẽ là làm sao để triểnkhai nhanh chóng và hiệu quả các biện pháp trên và chuẩn bị cho sự phục hồidự kiến của nền kinh tế khi cuộc khủng hoảng y tế đã được ngăn chặn.Nới lỏng chính sách tiền tệ và tín dụng dễ dàng tạo ra nguồn vốn đệm mà cácdoanh nghiệp bị ảnh hưởng mong chờ, nhưng cần giám sát chặt chẽ khi cácngân hàng ngày càng phải đối mặt với suy thoái kinh tế, ảnh hưởng đến chấtlượng tài sản, nợ phải trả và khả năng sinh lời theo thời gian. Các lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thếgiới có thể bao gồm (i) giám sát tài chính và vĩ mô; (i i) thực hiện các biện phápan sinh xã hội; và (i i i) những cải cách cần thực hiện để tối ưu hóa sự phục hồicủa nền kinh tế.

Những thông điệp chính

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủ

1. Báo cáo này do Jacques Morisset soạn thảo với các ý kiến góp ý của Alwaleed Alatabani, Nguyễn Nguyệt Nga, Đinh Tuấn Việt,Obert Pimhidzai, Steffi Stallmeister, Đỗ Việt Dũng, và Nguyễn Việt Anh; và dưới sự hướng dẫn của Ousmane Dione, DeepakMishra và Rinku Murgai.

1

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủ

1

Những trở lực ngày càng lớn sẽ làm giảm tốc độ tăngtrưởng và yêu cầu huy động thêm vốn

BÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 3: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

của các địa phương cũng đang bị ảnhhưởng bởi các biện pháp hạn chế hơnđối với việc di chuyển của người dânảnh hưởng đến các doanh nghiệp và hộgia đình, làm giảm tiêu dùng trong nước,đặc biệt từ khi Thủ tướng tuyên bố Tìnhtrạng khẩn cấp vào cuối tháng 3. Kết quả của Quý 1 vừa được công bốđã xác nhận tốc độ tăng trưởng chậmlại của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dùdịch bệnh mới được báo cáo ở TrungQuốc vào giữa tháng 1 và Việt Nam bắtđầu thực hiện các biện pháp hạn chếvào đầu tháng 2, tốc độ tăng trưởngGDP của Quý 1 chỉ ở mức 3,8% - mứctăng thấp nhất kể từ năm 2009. Trongkhi một số lĩnh vực hoạt động tương đốitốt (như sản xuất và xây dựng), ngànhdịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệtlà hoạt động du l ịch và vận tải. Tốc độtăng trưởng của thương mại bán lẻ(phản ánh mức tiêu dùng của các hộ gia abc

51,6 trong tháng 2 xuống 31,4 vào tháng3 - mức giảm lớn nhất kể từ khi dữ liệuso sánh được biên soạn lần đầu tiên vàotháng 7 năm 1998. NHTG dự báo tăngtrưởng của các khu vực đang phát triểngiảm xuống 0,9% vào năm 2020, thấphơn so với dự báo 4,1% trong báo cáoTriển vọng kinh tế toàn cầu (GEP) côngbố trong tháng 1, với sự sụt giảm ở tấtcả các khu vực trên thế giới, ngoại trừĐông và Nam Á. Sự suy thoái toàn cầunày sẽ làm giảm mạnh nhu cầu đối vớihàng xuất khẩu của Việt Nam trên thịtrường quốc tế trong giai đoạn này. Nócũng có thể phá vỡ chuỗi giá trị toàncầu trong các ngành công nghiệp nhưhàng điện tử và dệt may, những lĩnh vựcchiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuấtkhẩu của cả nước. Ngành du l ịch “đứngyên”, do không có du khách nước ngoàinào được phép đến và các biện pháphạn chế chặt chẽ trong việc đi lại trongnước và quốc tế. Đồng thời, nền kinh tế abc

chúng tôi thấp hơn tốc độ tăng trưởngdự kiến 4,9% trong báo cáo Cập nhậtKinh tế Đông Á-Thái Bình Dương mớiđược công bố gần đây. Chúng tôi vẫn hyvọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồitương đối nhanh chóng và sẽ có tốc độtăng trưởng GDP là 6,8% vào năm 2021.Kịch bản này giả định cuộc khủng hoảngy tế toàn cầu sẽ bắt đầu giảm dần vàotháng 6 - tháng 7 năm 2020, sau đó nhucầu trên thị trường quốc tế của các đốitác thương mại chính của Việt Nam sẽphục hồi dần dần.

2

Lý do khiến tốc độ tăng trưởng bịđiều chỉnh giảm là những trở lực ngàycàng lớn hơn ở cả nền kinh tế trongnước và trên toàn cầu. Đến nay đã cóthể dự báo trước là nền kinh tế toàn cầusẽ rơi vào suy thoái vào năm 2020. Kếtquả điều tra của Tổ chức ConferenceBoard vào ngày 25 tháng 3 ước tínhGDP của Mỹ vào năm 2020 sẽ sụt giảmtừ 1,6% đến 6%, với tỷ lệ dự báo cao lànền kinh tế sẽ nhanh chóng chuyển sangkịch bản tồi tệ hơn . Chỉ số Quản trị sảnxuất PMI của khu vực đồng Euro giảm từ

Bảng 1: Tóm tắt các chỉ tiêu kinh tế chính, giai đoạn 2018-2022

2. Ngân hàng Thế giới, East Asian Economic Update: East Asia and Pacific in the Time of COVID-19, 31/03, 20203. https://www.conference-board.org/data/usforecast.cfm

2

3

Nguồn: Dự báo của Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thế giới* Theo thống kê GFS của IMF.

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 4: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

đình) gần như không thay đổi (tăng1,5% theo giá thực) so với mức tăng9,3% trong Quý 1 năm 2019. Tổng đầutư cũng giảm nhẹ do đầu tư tư nhân(bao gồm cả FDI) thấp hơn mặc dù đượcbù đắp một phần nhờ tăng đầu tư công.Xuất khẩu ròng, sau khi đạt kết quả tốttrong tháng 1 và tháng 2, lại đột ngộtgiảm trong tháng 3, chủ yếu do thu nhậptừ du l ịch và vận tải giảm (trên 30%).Tương tự, số vốn FDI đã cam kết giảmgần 21% trong Quý 1 so với cùng kỳnăm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn sẽđi kèm với giảm thu ngân sách và thutừ xuất khẩu. Về xuất nhập khẩu, cáncân thanh toán sẽ bị ảnh hưởng do xuấtkhẩu (ròng) thấp hơn trong một số dịchvụ nhất định, đi kèm với sự sụt giảm củakiều hối cũng như dòng vốn FDI. Do đó,thặng dư tài khoản vãng lai có khả nănggiảm khoảng 5% GDP, từ mức 4,5% năm2019 xuống còn 0,1% vào năm 2020(bảng 1). Tuy nhiên, tác động mang tínhhệ quả đến cán cân thanh toán khôngnhiều với sự suy giảm nhỏ trong dự trữngoại hối vào năm 2020, ở mức 78 tỷUSD, cho thấy nguồn vốn đệm mạnh mẽgiúp chống lại áp lực ngày càng tăng đốivới nguồn thu từ xuất khẩu của ViệtNam. Nỗ lực củng cố tài khóa của Chínhphủ sẽ tạm thời bị gián đoạn bởi cuộckhủng hoảng do COVID 19 gây ra. aabc

Để giảm thiểu những cú sốc lớn vềkinh tế và y tế đối với nền kinh tế,Chính phủ đã thực hiện một loạt cácbiện pháp. Trong điều kiện khủnghoảng, các chỉ số tổng hợp về y tế, kinhtế và tài chính nhanh chóng chuyển từgiai đoạn tiền khủng hoảng bình thườnglên mức đỉnh của các khó khăn, và sauđó bắt đầu suy giảm trước khi trở lạibình thường (không cần phải khớp vớimức bình thường trước khủng hoảng).Điều quan trọng đối với các nhà hoạch abc

định chính sách là đỉnh của nửa chu kỳvà khoảng thời gian trước khi đạt đỉnh.Khủng hoảng càng sâu (đỉnh của nửachu kỳ càng cao), nó càng gây tổn thấtnhiều hơn trong dài hạn. Rõ ràng trongtrường hợp y tế, làm phẳng đường congđại dịch có ý nghĩa rất quan trọng vì giúpcứu được mạng sống. Vì lý do này,Chính phủ đã tập trung nỗ lực ban đầuvào việc kiểm soát khía cạnh y tế củacuộc khủng hoảng bằng cách tăng cườngkiểm tra và kiểm soát việc di chuyển.abc

4. Mặc dù dữ liệu tài chính vào Quý 1 năm 2020 vẫn chưa đầy đủ, nhưng kết quả ban đầu cho thấy thu ngân sách rất tích cực trongtháng 1 và tháng 2, nhưng đã giảm đáng kể trong tháng 3 do các hoạt động trong nước suy giảm và kim ngạch nhập khẩu giảm.5. P. Dudine và J. T. Jalles, How Buoyant is the Tax System? New Evidence from a Large Heterogeneous Panel, Báo cáo của IMF,WP/17/4, 2017.

3

Thâm hụt ngân sách chung dự kiến sẽtăng từ 4,4% trong năm 2019 lên khoảng5,8% GDP vào năm 2020, chủ yếu là donguồn thu thuế thấp hơn vì các hoạtđộng kinh tế dự kiến sẽ suy giảm. Trêncơ sở ngoại suy từ một nghiên cứu gầnđây của IMF đối với một lượng lớn cácquốc gia, chúng tôi ước tính sẽ có sựsuy giảm đáng kể trong các hoạt độngkinh tế do một cú sốc như đại dịch hiệnnay có khả năng làm giảm nguồn thuthuế xuống hai lần - có nghĩa là mứcgiảm 3,5% trong tăng trưởng GDP có thểdẫn đến giảm 7% nguồn thu thuế hoặctương đương với khoảng 1,2% GDP .Mức thu ngân sách giảm này cần đượctính cộng thêm với chi phí l iên quan đếngói hỗ trợ tài chính mà các cơ quan chứcnăng đang xem xét. Chúng tôi hy vọngChính phủ sẽ quay trở lại chính sách tàikhóa thận trọng sau hậu quả của cuộckhủng hoảng toàn cầu, nhờ đó thâm hụtngân sách nói chung sẽ giảm xuống lầnlượt 4,7% và 4,0% GDP vào năm 2021và 2022. Thâm hụt dự kiến gia tăng sẽ làmngân sách bị thiếu khoảng 5 tỷ USDvào năm 2020. So với các dự báo trướckhủng hoảng, Chính phủ sẽ cần đảm bảocó thêm 1,8% GDP cho nguồn vốn đầutư mới, làm nợ công tăng từ 54,1% lên55,8% GDP trong các năm 2019 và 2020.Vì Chính phủ sẽ tiếp tục củng cố tàikhóa vào năm 2021, quỹ đạo nợ sẽ đượcduy trì bền vững trong trung hạn.

Gói hỗ trợ tài chính: những gì chúng ta biết đến nay

4,5

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 5: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

Theo thời gian, các biện pháp phòngngừa ngày càng mạnh đã được thựchiện, từ việc đóng cửa trường học vàođầu tháng 2 đến việc Thủ tướng tuyênbố Tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng3. Hiện nay, gần như tất cả các chuyếnbay chở khách từ nước ngoài đã bị hủyvà việc di chuyển trong nước bị hạn chếnghiêm trọng. Do đã hành động sớm(bao gồm cả truy tìm lịch sử dịch tễ) vàthực hiện các biện pháp trên phạm virộng, Việt Nam đã được quốc tế côngnhận về mức độ phù hợp của các biệnpháp ứng phó, nhờ đó đã có ít cáctrường hợp nhiễm bệnh (khoảng 240 cabệnh vào ngày 4/4) và không có trườnghợp tử vong nào được báo cáo. Cần tránh một cuộc suy thoái kinh tếsâu và kéo dài đến một mức có thểđược vì nó có thể gây thiệt hại lâudài. Chu kỳ kinh tế thường xuyên xuấthiện, ngay cả trong nền kinh tế thịtrường. Nếu đỉnh của chu kỳ không quácao, mọi thứ sẽ trở lại bình thường khinền kinh tế trở lại xu hướng dài hạn.Nhưng suy thoái sâu và kéo dài hơn cókhả năng làm xói mòn vốn nhân lực vàsuy yếu các thể chế. Như đã phân tíchtrong bản cập nhật báo cáo chính sáchtrước đây của chúng tôi, điều quan trọnglà Chính phủ phải thực hiện theo mộtchiến lược có trình tự để hỗ trợ hầu hếtcác doanh nghiệp và người dân bị ảnhhưởng trong thời gian ngắn và chuẩn bịđủ sớm để tái khởi động nền kinh tế khicuộc khủng hoảng y tế chấm dứt, hyvọng trong vài tháng tới . Các biện phápnhằm đẩy nhanh tiến độ của chươngtrình đầu tư công và cải cách cơ cấuhiện nay để sử dụng có hiệu quả nhấtcác công nghệ kỹ thuật số cũng nhưtăng cường khả năng chống chịu và sẵnsàng ứng phó của hệ thống y tế cho cácđại dịch trong tương lai có thể giúp đẩynhanh tốc độ phục hồi. Cho đến nay, Chính phủ đã chuẩn bịmột loạt các biện pháp tài khóa đểgiảm thiểu tác động đối với hầu hếtdoanh nghiệp và người dân bị ảnhhưởng - bước đầu tiên trong một kếabc

hoạch ứng phó kinh tế toàn diện. Nhưđược trình bày trong Phụ lục (Bảng A2),đại dịch COVID 19 có thể ảnh hưởngđến phúc lợi của người dân thông quaba kênh khác nhau: (i) các biện phápphòng ngừa và chữa bệnh; (i i) các biệnpháp hạn chế di chuyển; và (i i i) các biệnpháp gây rối thương mại. Tác độngmang tính hệ quả của các kênh này cóthể là bao gồm cả giảm sản lượng vàtăng giá. Các chuyên gia của NhómNHTG đã trao đổi với các cơ quan chứcnăng về nội dung và quy mô của gói hỗtrợ tài chính mà sẽ giúp giảm thiểu tácđộng của các kênh này. Tuy nhiên, đánhgiá của chúng tôi dựa trên thông tinđược thu thập vào đầu tháng 4, biếtrằng các biện pháp chính sách để ứngphó với dịch bệnh sẽ thay đổi nhanhchóng nhằm điều chỉnh theo những điềukiện thường xuyên thay đổi. Các biện pháp giảm thiểu ban đầu tậptrung vào hai loại công cụ: giãn thờigian nộp thuế và bảo hiểm xã hội, vàhỗ trợ tài chính trực tiếp cho ngườilao động và các hộ gia đình dễ bị tổnthương (xem chi tiết trong Bảng A3 vàA4 của Phụ lục). Những công cụ này rấtphù hợp với thông lệ quốc tế vì chúngnhằm mục đích giảm bớt khó khăn vềdòng tiền cho hầu hết các doanh nghiệpvà người dân bị ảnh hưởng. Như đượcphân tích ở phần dưới, chúng tôi đánhgiá sơ bộ là gói hỗ trợ đang được đềxuất này đầy tham vọng vì bao phủ hầuhết các công ty có đăng ký chính thứchoạt động tại Việt Nam bằng việc hoãnthời gian nộp thuế và sử dụng cácchương trình an sinh xã hội hiện có đểchuyển thêm tiền mặt cho khoảng 26triệu người dễ bị tổn thương và cácdoanh nghiệp hộ gia đình. Chương trìnhhỗ trợ này cũng nằm trong khả năng chitrả của ngân sách với chi phí ước tínhkhoảng 1% GDP, vẫn nằm trong giới hạncủa khung tài khoá đã phân tích ở phầntrên. Tuy nhiên, cần thực hiện một sốthay đổi để bao phủ khu vực khôngchính thức nhiều hơn. Một thách thứclớn sẽ là xác định các doanh nghiệp vàngười lao động trong khu vực khôngabcd

46. Ngân hàng Thế giới: Việt Nam: Các chính sách tiềm năng ứng phó với dịch COVID-19, ngày 4 tháng 3 năm 2020.

6

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 6: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

có của mình, nhưng, như được phântích ở phần sau, cần sẵn sàng điềuchỉnh các biện pháp ứng phó trên cơ sởnhững điều kiện thay đổi trong tươnglai. Phần lớn chi phí tài chính của chươngtrình tại Việt Nam sẽ được gắn vớicác biện pháp hỗ trợ tài chính trựctiếp cho các doanh nghiệp và ngườidân dễ bị tổn thương (xem Bảng A3trong Phụ lục). Tổng chi phí ước tínhkhoảng 61,4 nghìn tỷ đồng hoặc gần 1%GDP. Khoảng 3/4 số tiền này sẽ đượcphân bổ trực tiếp từ ngân sách nhànước (và dự trữ tích lũy của Quỹ bảohiểm thất nghiệp), phần còn lại được tàitrợ kết hợp giữa giãn thời gian nộp tiềnbảo hiểm xã hội và cho vay đối với cáchộ gia đình bị ảnh hưởng. Trách nhiệmngân sách giữa chính quyền trung ươngvà địa phương đã được xác định theomột nhóm các nguyên tắc, trong đó chủyếu phụ thuộc vào năng lực tài chínhcủa mỗi địa phương. Chi phí tài chính liên quan đến cácbiện pháp hỗ trợ về thuế (xem chi tiếttrong Bảng A4) không nhiều, mặc dùKho bạc Nhà nước có thể phải đối mặtvới những thách thức về thanh khoảntrong ngắn hạn. Vì hầu hết các giảipháp là hoãn nộp thuế trong vài thángtới, cơ quan quản lý thuế sẽ thu hồinguồn thu thuế này trước cuối năm nay.Trong những điều kiện này, chi phí tàichính chỉ đơn giản là chậm nộp thuế, cóthể ước tính lên đến khoảng 3,6 nghìn tỷđồng (190 triệu USD) với giả định tỷ lệchiết khấu là 3,6% (là lãi suất đối vớitrái phiếu Kho bạc hiện nay). Tuy nhiên,do quy mô của số thuế được nộp chậmlớn, Chính phủ có thể sẽ phải đối mặtvới tình trạng thiếu thanh khoản trongngắn hạn, lên đến khoảng 241,8 nghìntỷ đồng (10,3 tỷ USD). Cần bù đắp sốtiền thiếu hụt tạm thời này bằng quỹ dựphòng ngân sách hàng năm (tươngđương khoảng 5% ngân sách nhà nước)và cũng rất có thể được bổ sung bằngnguồn vốn vay ngắn hạn.

chính thức và chuyển tiền cho họ khi màhầu hết đều không có tài khoản ngânhàng và bị hạn chế di chuyển. Gói hỗ trợ tương đối lớn nhưng nằmtrong khả năng chi trả của ngân sách Khi thiết kế các biện pháp ứng phó,các chính phủ đều phải đối mặt vớisự đánh đổi giữa việc giúp đỡ cácnhóm bị ảnh hưởng nhất và tôn trọngcác quy tắc tài khoá hiện hành. Chúngtôi t in rằng Chính phủ Việt Nam đã tìmthấy sự cân bằng phù hợp khi đưa ranhóm các biện pháp được đề xuất ướctính có chi phí khoảng 1% GDP. Chi phínày sẽ góp phần làm tăng thâm hụt ngânsách nhưng nằm trong khả năng chi trảkhi sử dụng kết hợp phân bổ ngân sáchdự phòng và nguồn vốn từ ngân sáchcủa cả trung ương và địa phương vớihuy động thêm vốn vay. Điều quan trọngnhất từ nghiên cứu các nguồn thông tinđáng tin cậy về đại dịch năm 1918 chothấy các vùng có can thiệp sớm hơn vàvới quyết tâm cao hơn đã có sự gia tăngtương đối trong hoạt động kinh tế thựcsau khi đại dịch lắng xuống. Đại dịch cóchi phí lớn, nhưng “các can thiệp phidược phẩm có thể dẫn đến cả kết quảkinh tế tốt hơn và tỷ lệ tử vong thấphơn” . Quy mô của gói hỗ trợ tài chính củaChính phủ Việt Nam thấp so với cácnước Đông Á và các nước đang pháttriển khác. Quy mô này nằm trong phạmvi của gói tài chính được áp dụng gầnđây tại Indonesia (0,8% GDP), MiếnĐiện (1%) cũng như Argentina (1%) vàcao hơn so với các gói được áp dụng ởNam Phi (0,2%) và Nhật Bản (0,1%).Tuy nhiên, gói tài chính này thấp hơn sovới các báo cáo của Phil ippines (1,7%)và Thái Lan (3%) và thấp hơn nhiều sovới các gói được công bố ở Brazil (hơn2% GDP) và còn xa mới bằng những gói được áp dụng gần đây tại các quốcgia OCED như Hoa Kỳ và Úc (gần 10%GDP). Chính phủ đã cân đối những biệnpháp ứng phó ban đầu của mình với quymô của cú sốc và dư địa tài khoá hiệnabc

57. Correa, Sergio, S. Luck, E. Verner. 2020. “Pandemics Depress the Economy, Public Health Interventions Do Not: Evidence fromthe 1918 Flu”. MIT and The Federal Reserve Board. https://papers.ssrn.com/sol3/Papers.cfm?abstract_id=3561560

7

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 7: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

Phạm vi bao phủ rộng cho dù cònnhiều khó khăn đối với khu vực khôngchính thức Gói hỗ trợ tài chính đáng được đềxuất đầy tham vọng vì sẽ bao phủ hầuhết các doanh nghiệp chính thức hoạtđộng tại Việt Nam và một số lượnglớn các nhóm dễ bị tổn thương. Dựkiến chương trình tài chính này sẽ hỗtrợ trực tiếp cho 26 triệu người hoặcgần 30% dân số đất nước. Các biệnpháp bao gồm hoãn thời gian kê khai vànộp thuế và cắt giảm tiền bảo hiểm xãhội của người lao động chính thức vàngười sử dụng lao động. Chương trìnhnày còn cho vay không lãi suất hoặc lãisuất thấp cho các doanh nghiệp và chitrả một phần tiền lương trực tiếp chongười lao động với mục tiêu hạn chế sathải lao động dài hạn. Để mở rộng phạmvi bao phủ đến các nhóm dễ bị tổnthương và người lao động không chínhthức, hỗ trợ tài chính trực tiếp sẽ đượccung cấp trong khoảng thời gian batháng. Theo định nghĩa, tất cả các biện phápliên quan đến thuế đều hướng đếncác doanh nghiệp và những ngườiphải trả nghĩa vụ tài chính. Các biệnpháp cứu trợ này sẽ được cung cấp chohầu hết các lĩnh vực hoạt động, nhưnglĩnh vực ngoại lệ đáng chú ý là viễnthông và xây dựng (Xem bảng A4). Đốitượng nộp thuế đủ điều kiện sẽ đượchưởng lợi từ việc kết hợp cả giảm thuếtạm thời về thuế GTGT, thuế TNDN,thuế TNCN và các nghĩa vụ chi trả nhỏhơn khác như tiền thuê đất. Mặc dù sốtiền đóng bảo hiểm xã hội không phải làthuế, việc giãn thời gian nộp cũng sẽlàm giảm bớt áp lực lên dòng tiền củangười thụ hưởng. Biện pháp này cũngsẽ giảm chi phí lao động chính thức vàvì vậy, hy vọng, giảm động cơ khiếnngười sử dụng lao động sa thải laođộng. Nhìn chung, các biện pháp này sẽlàm giảm số tiền nộp thuế lên đến210.000 tỷ đồng, tạm thời giảm bớt khókhăn về dòng tiền cho hầu hết cácabcde

doanh nghiệp ở trong nước. Về lâu dài,do các doanh nghiệp sẽ phải trả số tiềnnợ này vào cuối thời gian ân hạn, ướctính họ sẽ có thể tiết kiệm khoảng15.000 tỷ đồng (nếu phải đi vay số tiềnnày với lãi suất cho vay là 12%). Ngoài biện pháp giãn thời gian nộpthuế và bảo hiểm xã hội, Chính phủcòn thiết kế các biện pháp an sinh xãhội bằng việc sử dụng (i) hỗ trợ đặcbiệt (bao gồm hỗ trợ tiền lương) chonhững doanh nghiệp đăng ký giữ lạingười lao động; (ii) bổ sung hỗ trợ tàichính cho những người thụ hưởngcủa các chương trình xã hội hiện nay;và (iii) phụ cấp hàng tháng cho ngườilao động không chính thức. Nhữngbiện pháp ứng phó này của Chính phủrất phù hợp với biện pháp mà hầu hếtcác quốc gia đã sử dụng để giảm thiểutác động ngắn hạn của COVID 19 đốivới phần lớn các nhóm bị ảnh hưởng(Hình 1). Các biện pháp này được mô tảngắn gọn dưới đây.

6

Hình 1: Tổng hợp các chương trình và giải phápthích ứng về an sinh xã hội để ứng phó với

dịch COVID-19 trên toàn cầu (n=418), đến đầutháng 4 năm 2020

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Doanh nghiệp đăng ký sẽ nhận đượchỗ trợ tài chính đặc biệt để giữ chânngười lao động. Các biện pháp đượcđề xuất bao gồm thanh toán một phầntiền lương cho người lao động bị nghỉviệc tạm thời, hoãn đóng tiền bảo hiểmxã hội, đào tạo và cho vay ưu đãi đối vớingười lao động (các biện pháp số 7-10abc

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 8: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

trong bảng A3). Theo Chính phủ, kếthợp các biện pháp này dự kiến sẽ hỗ trợđược khoảng 4-5 triệu người thụ hưởnghoặc dưới 10% lực lượng lao động vìhầu hết người lao động không có hợpđồng hoặc đang tự làm chủ. Tổng sốtiền hỗ trợ tài chính cho mỗi lao động(tương đương khoảng 1,7 triệu đồng(hoặc 80 USD) mỗi tháng cũng tươngđối thấp vì chỉ bằng 40% mức lươngtrung bình trong lĩnh vực sản xuất . Giữchân người lao động, ngay cả trên cơ sởbán thời gian, sẽ không chỉ giúp duy trìthu nhập của họ trong thời gian khủnghoảng mà còn giúp tăng tốc độ tái kíchhoạt sản xuất khi nhu cầu tăng trở lại. Ngoài các doanh nghiệp và người laođộng chính thức, khoảng 16,7 triệungười dễ bị tổn thương sẽ nhận đượchỗ trợ tài chính trực tiếp thông quaviệc tham gia các chương trình an sinhxã hội hiện nay bằng cách cung cấp cáclợi ích bổ sung trên cơ sở tạm thời . Đềxuất này sẽ cung cấp hỗ trợ cho các hộgia đình nghèo, cận nghèo, các đốitượng chính sách và người có công vớicách mạng. Hầu hết trong số này hiệnđang là người thụ hưởng của cácchương trình hỗ trợ khác nhau. Hàngtháng, mỗi hộ nghèo sẽ được trợ cấp 1triệu đồng (43 USD), hộ cận nghèo500.000 đồng (21 USD), còn các đốitượng chính sách và người có công vớia

cách mạng sẽ nhận 500.000 đồng (21USD). Khoảng 760.000 doanh nghiệp hộgia đình đã đăng ký kinh doanh (códoanh thu hàng năm dưới 100 triệuđồng) sẽ nhận được tiền hỗ trợ hàngtháng 500.000 đồng (21,5 USD). Nhữngkhoản hỗ trợ này sẽ được cung cấptrong ít nhất ba tháng (đến tháng 6). Trong một nỗ lực có chủ ý để mởrộng phạm vi bao phủ đến khu vựckhông chính thức, Chính phủ còn đưavào khoản hỗ trợ trực tiếp hàng thángcho 5 triệu người lao động khôngđăng ký trong ít nhất ba tháng. Số tiềnhỗ trợ hàng tháng cho mỗi người sẽ là1,2 triệu đồng (51 USD). Giải pháp nàyrất cần thiết vì số lượng người lao độngkhông chính thức cao trong những lĩnhvực dễ bị tổn thương nhất do dịchCOVID19 như du lịch, vận tải và thươngmại bán lẻ (xem Bảng 2). Nhiều ngườitrong số những người lao động khôngchính thức này cũng khó có thể nhậnđược hỗ trợ qua các chương trình hiệnnay như được đề cập ở trên vì cơ sở dữliệu về những đối tượng này chưa hoànchỉnh. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ Chính phủđã tính toán số lượng người thụ hưởngkhoảng 5 triệu người như thế nào vì cáctiêu chí rõ ràng về điều kiện tham giavẫn chưa được cung cấp. Con số nàycũng khó có thể bao gồm tất cả nhữngngười lao động không chính thức bị ảnha

78. This figure does not include the benefits associated to training and SI deferrals.9. We assume that the median size of household is 4.6 members.

Bảng 2: Thị trường lao động Việt Nam, năm 2018 (%)

8

9

Nguồn: Ước tính của chuyên gia NHTG

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 9: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

hưởng bởi cuộc khủng hoảng COVID 19.Ví dụ, khó khăn trong ngành khách sạncó thể khiến 90% lực lượng lao độngtrong lĩnh vực này có thể bị thất nghiệptạm thời, có thể lên tới 3,7 triệu ngườilao động không chính thức. Nếu mộtnửa lực lượng lao động không chínhthức trong lĩnh vực hậu cần và thươngmại bán lẻ bị sa thải, tổng số lao động bịảnh hưởng sẽ tăng thêm 7 triệu người.Ngoài quy mô của những người thụhưởng trong khu vực không chính thức,mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi làlàm thế nào để thực hiện biện pháp này,như nội dung phân tích dưới đây. Có một mối quan ngại chung làchương trình của Chính phủ có thể bỏqua một vài nhóm dễ bị tổn thương.Trong số đó có những người cao tuổi cóthể không thuộc bất kỳ nhóm đối tượnghưởng lợi nào do các cơ quan chứcnăng xác định (ước tính sơ bộ chiếmkhoảng một nửa tổng số dân số trên 65tuổi). Những người già không chỉ có thunhập thấp hoặc không có thu nhập, màhọ còn có rủi ro vô cùng lớn với đại dịchCOVID 19. Năm 2019, số người từ 65tuổi trở lên ở Việt Nam ước tính vàokhoảng 11 triệu. Một số ngành nghề cụthể (như công ty lữ hành, lái xe taxi,…)sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn những nghềkhác, do đó có thể được quan tâm đặcbiệt. Ví dụ, tại Singapore, mỗi tháng cáctài xế taxi và tài xế xe thuê tư nhân sẽnhận được khoản thanh toán cứu trợ là300 đô la Singapore (210 USD) mỗi xecho đến cuối tháng 9. Việc thực hiện sẽ đặc biệt khó khănđối với khu vực phi chính thức Chính phủ đặt mục tiêu giảm thiểu chiphí giao dịch khi thực hiện cácchương trình hỗ trợ. Tất cả các biệnpháp hỗ trợ về thuế tương đối dễ thựchiện vì cơ quan quản lý thuế đã quenvới chính sách hoãn, giảm thuế. Tươngtự, việc chi trả tiền hỗ trợ trực tiếp chomột số nhóm đối tượng sẽ được thựcabc

hiện thông qua các chương trình hiệncó, mà đã chứng minh tương đối hiệuquả thông qua mạng lưới các cơ quannhà nước trong vài năm qua. Tuy nhiên,cần quan tâm đặc biệt đến việc theo dõivà đánh giá để giảm rủi ro chậm trễ vàthất thoát trong quá trình thực hiệnnhững chương trình này trong nhữngtrường hợp đặc biệt vì các giao dịchthường được làm thủ công và khó có thểtuân theo yêu cầu giãn cách xã hội trongthời kỳ đại dịch. Thách thức chính sẽ là chuyển tiền hỗtrợ cho hàng triệu người lao độngkhông chính thức, trong đó có cảnhững người bán hàng rong và nôngdân nhỏ, đó là những người hiệnchưa đăng ký trong bất kỳ chươngtrình hiện có nào. Các cơ quan chứcnăng đang phải đối mặt với một vấn đềkép đó là, thứ nhất, xác định/đăng ký họvà thứ hai là chuyển tiền cho họ. Nhiềuquốc gia có thể dựa vào hệ thống căncước công dân toàn diện và sử dụngthanh toán số thông qua điện thoại diđộng. Thật không may, Việt Nam đang đisau trong cả hai lĩnh vực này . Chínhphủ sẽ phải tìm giải pháp thay thế, trongđó có việc sử dụng những cơ sở dữ liệuhiện có như cơ sở dữ liệu của Bộ Laođộng, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB &XH), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam(BHXHVN) và cơ sở dữ liệu căn cướccông dân cũng như các nhà khai thácmạng di động như hiện đang thử nghiệmở các quốc gia khác. Cũng có thể đẩynhanh việc mở rộng các chương trình thíđiểm sử dụng thanh toán qua điện thoạidi động. Như được thực hiện gần đây tạiIndonesia, Thái Lan, Phil ippines vàArgentina, có thể triển khai các chươngtrình đăng ký qua mạng tự nguyện,thông qua đó người lao động khôngchính thức có thể tự đăng ký . Sau đó,các cơ quan chức năng phải kiểm traxem những người đã đăng ký có phảichưa được đưa vào cơ sở dữ liệu kháccủa cơ quan quản lý thuế, bảo hiểm xãhội hay các hộ gia đình đã đăng ký kinha

8

10. Mặc dù Việt Nam đã xây dựng nhiều chương trình xã hội hiệu quả để hỗ trợ những người nghèo cùng cực, nhưng có rất ítchương trình trợ giúp dành cho các nhóm dễ bị tổn thương khác, ví dụ như những người lao động thành thị không chính thức chịutác động lớn nhất của COVID 19. Do đó, rất khó để mở rộng những chương trình hiện có để tiếp cận các đối tượng này.11. Trong gói hỗ trợ thứ hai, chính phủ Thái Lan đã chi trả hàng tháng 5.000 bạt (152 USD) trong ba tháng cho khoảng 9 triệu laođộng không được Quỹ An sinh Xã hội chi trả. Để làm được việc này, cần đăng ký nhanh chóng cho hàng triệu người lao độngkhông chính thức, thông qua một ứng dụng ngân hàng và tận dụng hệ thống căn cước công dân quốc gia mạnh mẽ của Thái Lan.

10

11

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 10: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

doanh hay không để tránh hỗ trợ trùng.Kết quả của quá trình sàng lọc này tạiPhil ippines cho thấy 2/3 trong số 18triệu người nộp đơn trực tuyến đã đượctự động loại bỏ thông qua kiểm tra trêncơ sở dữ liệu của chính phủ. Một thách thức chung đối với cácchương trình hiện có và chương trìnhmới là thực hiện chi trả kịp thời chongười thụ hưởng khi mọi ngườikhông thể tự do di chuyển vì các biệnpháp ngăn chặn dịch. Vì chỉ có 1/3 dânsố Việt Nam có tài khoản ngân hàng, hệthống ngân hàng không phải là một giảipháp thực tế hoặc chỉ có thể được coi làmột giải pháp chưa hoàn chỉnh. Hiệnnay, hầu hết các giao dịch bao gồmthanh toán thủ công bằng tiền mặt vừakhông minh bạch, vừa không hiệu quả,và không tuân theo nguyên tắc cách lyxã hội trong đại dịch. Do số lượng ngườithụ hưởng dự kiến rất lớn (khoảng 15triệu người), điều quan trọng là phảitránh tắc nghẽn trong các ngân hàng vàcơ quan nhà nước như kinh nghiệm gầnđây trên đường phố Argentina khi hàngngàn người hưu trí và công dân đếnnhận phúc lợi của chính phủ xếp hàngdài bên ngoài để nhận được tiền chi trả abcs

hàng tháng. Những hàng người xếphàng dài nhấn mạnh một số khó khăn dođại dịch coronavirus gây ra ở các quốcgia mà dưới một nửa dân số có tàikhoản ngân hàng và vẫn chưa thể thựchiện được thanh toán điện tử qua điệnthoại di động . Do có nhiều khó khăn để chi trả tiềnhỗ trợ hàng tháng cho những ngườithụ hưởng mới trong hoàn cảnh hiệntại, một số chính phủ đã chọn cáchgiảm hóa đơn tiện ích cho nhữngkhách hàng thu nhập thấp. Ví dụ,Malaysia hiện đang giảm 15-50% hóađơn tiền điện cho các hộ gia đình, tùythuộc vào mức tiêu thụ. Chính phủIndonesia đã công bố hỗ trợ hoàn toàntiền điện cho các hộ gia đình sử dụngđiện áp 450 Volt Ampe (VA) và hỗ trợ50% cho những người sử dụng điện áp900VA từ tháng 4 đến tháng 6. Trongtrường hợp của Việt Nam, việc hỗ trợqua hóa đơn tiền điện của các hộ nghèocó thể không hiệu quả vì t iền điện chỉchiếm một phần nhỏ trong chi phí hàngtháng (trung bình chỉ 2%). Tuy nhiên, cóthể xem xét biện pháp như vậy đối vớihóa đơn điện thoại di động, vốn chiếmmột phần lớn hơn trong chi phí của họ.

Trái ngược với cuộc khủng hoảngtoàn cầu năm 2009, tình trạng hỗnloạn hiện nay không có nguyên nhânlà dư thừa vốn trong khu vực tàichính. Đại dịch toàn cầu đã ảnh hưởngđến nền kinh tế thực, từ cả hai phíacung và cầu, và các chính sách tài chínhđược coi là một phần của giải pháp chứkhông phải là gốc rễ của các vấn đềhiện nay. Ở hầu hết các quốc gia, kể cảViệt Nam, Ngân hàng Trung ương đã nớilỏng các chính sách tiền tệ và tín dụngđể giải cứu doanh nghiệp và hộ gia đìnhbị ảnh hưởng. Tuy nhiên, lĩnh vực tàichính không tránh khỏi cuộc khủnghoảng COVID 19 hiện nay vì sự suygiảm hiệu quả kinh doanh và tiêu dùng a

của hộ gia đình cuối cùng sẽ ảnh hưởngđến ngành ngân hàng và thị trường vốn. Tính đến nay, dư nợ tín dụng cho nềnkinh tế hiện là khoảng 8.251 nghìn tỷđồng (350 tỷ USD), trong đó 54% dànhcho các doanh nghiệp. Kể từ khi dịchCOVID-19 bùng phát, dư nợ ở hầu hếtcác lĩnh vực đều giảm, trong đó đáng kểnhất là dịch vụ, thương mại, du l ịch vàvận tải. Trong 3 tháng đầu năm, dư nợtín dụng cho nền kinh tế chỉ tăng 0,68%,mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 nămqua. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ởnhiều ngân hàng thương mại đứng yênhoặc giảm do nhu cầu tín dụng thấp từcả hai phân khúc cho vay doanh nghiệpa

9

Trọng tâm đặc biệt: Tác động của COVID-19 tronglĩnh vực tài chính

12. https://www.reuters.com/article/us-health-coronavirus-argentina/ridiculous-block-long-lines-at-banks-greet-argentine-pensioners-at-high-risk-for-coronavirus-idUSKBN21L2Y6

12

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 11: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

và tiêu dùng. Về phía người tiêu dùng,nhu cầu tín dụng cũng giảm theo tốc độtăng trưởng của doanh số bán lẻ hànghóa và dịch vụ tiêu dùng ở mức4,7%/năm trong hai tháng đầu năm vàtăng chậm hơn nhiều so với cùng kỳnăm 2019 (12,1%) . Kết quả huy động vốn (tiền gửi) củacác ngân hàng cũng tăng chậm. Tăngtrưởng tiền gửi và tổng lượng cung tiền(M2) lần lượt chỉ ở mức 0,51% và 1,55%(tăng 1,72% và 2,54% trong năm ngoái)(Hình 2). Do doanh thu giảm, nhiềudoanh nghiệp đã phải dùng đến việc rúttiền gửi ngân hàng để trang trải chi phíhoạt động. Tiền gửi của cá nhân có khảnăng giảm vì thu nhập hàng tháng thấphơn khi việc làm của họ bị đe dọavà/hoặc không chắc chắn. Những xu hướng tiêu cực này vẫn xảyra dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đãban hành nhiều biện pháp chính sáchhỗ trợ. Vào tháng 3 năm 2020, NHNNđã cắt giảm lãi suất cơ bản từ 0,5 đến1% và giảm trần lãi suất t iền gửi ngắnhạn từ 0,25% đến 0,3%, và giảm trần lãisuất cho vay ngắn hạn trong những lĩnhvực ưu tiên 0,5%, đồng thời tăng lãisuất trả cho tiền gửi dự trữ bắt buộcbằng VND. Chính phủ đã công bố gói tíndụng trị giá 250 nghìn tỷ đồng (khoảng4% GDP năm 2019) trong ngành ngânhàng, được thiết kế để hỗ trợ các doanhnghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởngabcd

thông qua cơ cấu lại các khoản vay củanhững doanh nghiệp bị ảnh hưởng vàmiễn, giảm lãi suất. Những chính sáchhỗ trợ này đã và sẽ góp phần giảm bớtkhó khăn tạm thời cho những doanhnghiệp đang phải đối mặt với các vấn đềvề dòng tiền và trả nợ vay. Gói hỗ trợtín dụng chủ yếu nhắm đến khu vựcchính thức, đáng chú ý nhất là cácdoanh nghiệp lớn, vì dư nợ tín dụng chocác doanh nghiệp vừa và nhỏ khôngnhiều, mặc dù đã tăng lên trong nhữngnăm qua. Tuy nhiên, khi các ngân hàngthực hiện những biện pháp hỗ trợ sẽ làmtăng áp lực lên tỷ lệ thu nhập lãi cậnbiên (NIM) và cuối cùng là làm giảm lợinhuận chung của ngân hàng. Trong trường hợp cuộc khủng hoảngCOVID 19 dự kiến sẽ kéo dài trong vàitháng tới, cả tăng trưởng tín dụng vàtiền gửi dự kiến sẽ giảm hơn nữatrong Quý 2 do các hoạt động kinhdoanh tiếp tục đình trệ trong hầu hếtcác lĩnh vực. Mặc dù hầu hết các ngânhàng thương mại dường như đều đượcchuẩn bị đầy đủ để ứng phó với sự suygiảm kinh tế tạm thời, chất lượng tài sảncủa ngân hàng có thể bắt đầu đi xuốngdo tỷ lệ nợ xấu trong danh mục tín dụngsẽ tăng cao nếu cuộc khủng hoảng kéodài. Ngoài ra, một số ngân hàng có thểsẽ khó khăn hơn do tỷ lệ cho vay tươngđối lớn trong các lĩnh vực du l ịch và bấtđộng sản, vốn đã bị ảnh hưởng mạnh dokhủng hoảng. Một số ngân hàng cũngabc

10

Hình 2: Tăng trưởng Tín dụng, Tiền gửi và Tổng lượngcung tiền (M2) trong 3 tháng đầu năm, giai đoạn 2017-2020

Hình 3: Dư nợ tín dụng (1.000 tỷ đồng) và tăng trưởngtín dụng (%) đến 20/3/2020

Nguồn: NHNN, Tổng cục Thống kêLưu ý: Tổng lượng cung tiền bao gồm tiền gửi của doanh nghiệp và cá nhânCỘNG giá trị phát hành giấy tờ có giá trị do các tổ chức tín dụng mua

Nguồn: NHNN, Tổng cục Thống kêLưu ý: Các lĩnh vực có dư nợ cho vay sụt giảm nhiều nhất là Dịch vụ, Thươngmại, Du lịch & Vận tải

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 12: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

chương trình hỗ trợ tài chính cần thiếtnhằm giảm tác động tiêu cực đến cácdoanh nghiệp và hộ gia đình. Gói hỗ trợ tài chính do các cơ quanchức năng xây dựng và đề xuất rấttham vọng, nhưng chi phí có thể chấpnhận được trong khuôn khổ tài khoáhiện nay. Chương trình này sẽ kết hợpcác biện pháp hỗ trợ tài chính với cácbiện pháp về thuế cho cả khu vực chínhthức và không chính thức. Tuy nhiên,chương trình tập trung chủ yếu vào cáca

không có đủ vốn tự có, làm hạn chế khảnăng phục hồi. Hiện nay đang có một mối quan ngạilà đảm bảo một mức độ an toàn tàichính nhất định cho các doanh nghiệpnhỏ trong những lĩnh vực bị ảnhhưởng để tránh tình trạng thanhkhoản kém dẫn đến phá sản doanhnghiệp. Thanh khoản trong hệ thốngngân hàng trong Quý 1 vẫn ổn định dotăng trưởng tín dụng chậm, lãi suất trênthị trường liên ngân hàng thấp và NHNNhút vốn ròng thông qua nghiệp vụ thịtrường mở hoặc phát hành tín phiếu khobạc (trong tháng 2 NHNN đã rút 94,96nghìn tỷ đồng, tương đương 3,98 tỷUSD). Dự kiến thanh khoản sẽ được duytrì ổn định trong Quý 2 do nhu cầu tíndụng thấp kể từ Tết Nguyên đán vàlượng tiền mặt dồi dào trong hệ thốngngân hàng trước khi COVID-19 bùngphát. Vào cuối năm 2019, tiền gửi tăngsong song với tín dụng (13,6%) và tổnglượng cung tiền (M2) còn tăng nhanhhơn (14,2%). Một biện pháp khôn ngoan và cầnthiết đối với cơ quan quản lý tiền tệ làxây dựng kế hoạch cho tình huống màcác tác động kinh tế của đại dịch vẫntiếp tục sau Quý 2. Trong kế hoạchnày, ngành ngân hàng cần tiếp tục và cóthể phải hỗ trợ trực tiếp hơn nữa. Đạidịch này càng kéo dài, nguy cơ ngànhabc

ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọngcàng lớn và sẽ cần xem xét các phươngán tài khoá rộng hơn. Những hạn chếmang tính cơ cấu trong lĩnh vực ngânhàng làm cho NHNN không có nhiềuphương án có thể thực hiện. Ví dụ nhưbiện pháp giảm đệm vốn trong ngânhàng để cải thiện thanh khoản như đãđược thực hiện ở một số quốc gia kháckhông phải là một phương án đặt ra ởViệt Nam. Ngoài ra, NHNN sẽ cần tiếptục theo dõi tình hình thanh khoản và cóthể phải theo đuổi các chính sách tiền tệnới lỏng hơn nữa thông qua cắt giảm lãisuất ít nhất một lần nữa, giảm hút vốnròng bằng tiền đồng ra khỏi thị trườnghoặc xem xét bơm thanh khoản vào nềnkinh tế để hỗ trợ thanh khoản trong hệthống ngân hàng nếu tình hình cần cấptín dụng kéo dài hơn và dẫn đến khủnghoảng thanh khoản cho các ngân hàng.Bơm thanh khoản có thể bao gồm cáccan thiệp có mục tiêu để hỗ trợ ngànhngân hàng như cho vay chính sách, chovay khẩn cấp và triển khai những gói tíndụng hỗ trợ của các ngân hàng. Cuối cùng, điều quan trọng là phảiđánh giá tác động của đại dịch và suythoái kinh tế đối với các doanhnghiệp đã phát hành trái phiếu doanhnghiệp trên thị trường trái phiếudoanh nghiệp trong 2 năm qua về tácđộng có thể xảy ra đối với doanh thu vàkhả năng thanh toán tiền lãi và gốc tráiphiếu.

11

Kết luận và các bước tiếp theoĐại dịch COVID 19 đã làm rungchuyển khả năng chống chịu đượchình thành từ lâu của Việt Nam trướcnhững cú sốc bên ngoài. Năm 2020,tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể giảmmột nửa so với các dự báo trước khủnghoảng, với áp lực ngày càng tăng đốivới nguồn thu ngân sách nhà nước vàthu từ hoạt động xuất khẩu. Mặc dù nềntảng kinh tế vẫn còn mạnh, Chính phủcó thể phải huy động thêm khoảng 5 tỷUSD để bù đắp thiếu hụt từ thu ngânsách do nguồn thu giảm và triển khaiabc

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 13: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

Lĩnh vực hợp tác thứ nhất sẽ là giámsát kinh tế vì các dự báo tài chính vàkinh tế vĩ mô của đất nước sẽ cầnphải được cập nhật l iên tục theonhững thay đổi thường xuyên trong cảtrong nước và trên toàn cầu. Cácchuyên gia của Nhóm NHTG có thểchia sẻ thông tin kịp thời về các quốcgia khác cũng như về những xuhướng lớn đang nổi lên trong thươngmại, dòng vốn và thị trường tài chính.NHTG cũng có thể hợp tác trong việcthu thập thông tin với tần suất cao vàkịp thời. Đại dịch COVID-19 đã đặt ranhiều hạn chế đối với các phươngpháp thu thập dữ liệu trực diện truyềnthống. Việc sử dụng công nghệ nhưđiện thoại di động và internet để thuab

doanh nghiệp và người lao động chínhthức. Thách thức chính còn lại là làmthế nào để chuyển tiền cho người laođộng không chính thức, chủ yếu lànhững người bán hàng rong và nôngdân nhỏ, vì họ không được xác định rõràng cũng như không dễ dàng tiếp cậnbằng những biện pháp chuyển tiền thủcông thông thường. Khu vực tài chính cũng có giải phápđể giảm bớt khó khăn về dòng tiền mànhiều doanh nghiệp đang phải đốimặt. Tuy nhiên, cần có sự giám sát chặtchẽ vì các ngân hàng cũng có thể phảichịu mức sinh lời thấp hơn và khả năngrủi ro lớn hơn do tăng nợ quá hạn nếucuộc khủng hoảng kéo dài hơn dự kiến. Nhóm NHTG sẵn sàng hỗ trợ Chínhphủ Việt Nam trong các hoạt độnggiảm thiểu tác động ngắn hạn củacuộc khủng hoảng COVID 19 đối vớinền kinh tế. Các chuyên gia của chúngtôi có thể chia sẻ những thông lệ quốctế tốt nhất và tổ chức hỗ trợ kỹ thuậttheo các chủ đề cụ thể nhằm giải quyếtvà rút ngắn thời gian khủng hoảng cũngnhư tăng cường sự chuẩn bị của ViệtNam trước các cú sốc trong tương laitheo nhu cầu của Chính phủ. Hai bên cóthể hợp tác trong ít nhất bốn lĩnh vựcđược trình bày tóm tắt dưới đây.

Lĩnh vực thứ hai sẽ là thực hiện cácbiện pháp đang được đề xuất để bảovệ những nhóm dân số bị ảnh hưởngnhiều nhất. Các chuyên gia của chúngtôi có thể hợp tác cùng giải quyếtnhững khó khăn khi chuyển tiền hỗtrợ trực tiếp trong khu vực khôngchính thức bằng cách chia sẻ kinhnghiệm hiện đang được triển khai ởcác quốc gia khác, bao gồm các nước

thập dữ liệu đã được sử dụng ởnhững nơi mà phương pháp khảo sáttruyền thống không thể thực hiệnđược. Các chuyên gia của chúng tôiđã xây dựng nhiều công cụ, trong đómột số có thể được áp dụng tại ViệtNam, như khảo sát qua điện thoại diđộng nhanh về các công ty/hộ giađình và thông tin giám sát trực tuyến,trong đó có thể bao gồm dữ liệu vệtinh (ví dụ như hình ảnh của Trái đấtvào ban đêm), dữ liệu kỹ thuật số (đặtphòng khách sạn, dữ liệu về tình hìnhdi chuyển và vận chuyển) và dữ liệuhành chính có tần suất cao (ví dụ nhưdữ liệu hàng không) để theo dõi hoạtđộng kinh tế, cũng như giá cả của cácmặt hàng quan trọng. Hơn nữa, chúngtôi có thể hỗ trợ cơ quan quản lý thuếxây dựng và thực hiện một chiến lượctuân thủ giúp kiểm soát những hành vikhông tuân thủ do khủng hoảng,chẳng hạn như kê khai muộn/khôngkê khai, nộp muộn/không nộp thuế vàtăng nợ thuế.

trong khu vực như Thái Lan,Indonesia và Phil ippines cũng đangđối mặt với những thách thức tươngtự. Chúng tôi cũng có thể tìm hiểuphương án mở rộng chương trình thíđiểm các hình thức thanh toán điện tửđể chi trả an sinh xã hội ở tỉnh CaoBằng sang các địa phương khác nhưBộ LĐ, TB & XH đang dự kiến. Chúngtôi có thể giúp cập nhật danh sáchđăng ký hộ nghèo và cận nghèo tại BộLĐ, TB & XH, mà hiện vẫn chưa đầyđủ mặc dù đã có nhiều biện phápđược thực hiện trong thời gian gầnđây. Cuối cùng, chúng tôi có thể cungcấp hỗ trợ kỹ thuật để giám sát cácab

12

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 14: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

Lĩnh vực hợp tác thứ ba sẽ là các cảicách cần thiết để tối ưu hóa nhữngbiện pháp ứng phó về kinh tế khi cuộckhủng hoảng y tế bắt đầu chấm dứttrong vài tháng tới. Như đã nhấnmạnh trong báo cáo chính sách vừaqua của chúng tôi, các hoạt động nàycó thể bao gồm hỗ trợ cho Chính phủmô phỏng tổng nhu cầu trong nướckhi đẩy nhanh các chương trình đầutư công hiện nay . Các hành độngđược đề xuất nhằm thúc đẩy giảingân vốn đầu tư phát triển thông quasố hóa các thủ tục và đẩy nhanh quytrình phê duyệt cho những khoản chiưu tiên. Vì đầu tư công có thể tạo raviệc làm tạm thời và cung cấp hỗ trợthu nhập, có thể điều chỉnh các côngtrình đầu tư công hiện nay hoặc triểnkhai những công trình mới, từ đó kíchthích phát triển kinh tế ngay tại cộngđồng. Có thể thiết kế những hànhđộng cụ thể để tăng cường biện phápứng phó của khách hàng trong cáclĩnh vực đang gặp khó khăn như dulịch và vận tải (sử dụng chuyên môncụ thể của IFC trong các lĩnh vựcnày). Đồng thời, có cơ hội để mở rộngchương trình kỹ thuật số thông quaabc

chương trình thu thập ý kiến xã hội từnhững người thụ hưởng và cộng đồngcũng như chiến lược ứng phó của họbằng cách sử dụng nền tảng truyềnthông xã hội thông qua các thỏathuận Cộng tác dữ liệu giữa NhómNHTG và một số công ty truyền thôngxã hội/internet (ví dụ như sử dụng dữliệu di động của Facebook, Googlehoặc dữ liệu ứng dụng Grab. Chươngtrình Giám sát người thụ hưởng lặp(IBM) có thể là công cụ hiệu quả khiđược sử dụng trong hoạt động giámsát chương trình/dự án vì giúp tạo racác vòng phản hồi theo thời gian thựcvề tiến trình thực hiện và phát hiệnnhững điểm nghẽn có thể xảy ra trongquá trình triển khai. Công cụ này đãđược sử dụng trong hơn 80 dự án củaNHTG).

tăng cường cải cách nhằm thúc đẩythanh toán điện tử, học tập điện tử vàchính phủ điện tử. Trên thực tế, đâycó thể là cơ hội để Chính phủ thựchiện Chiến lược tài chính bao trùmmới được phê duyệt gần đây. Mộtnhóm các hành động khác có thể làhỗ trợ các giải pháp tăng cường khảnăng sẵn sàng ứng phó và chống chịucủa hệ thống y tế đối với dịch bệnhtrong tương lai.

Cho đến thời điểm hiện tại, giải phápứng phó của Chính phủ đã tập trungchính xác vào những chính sách cómục tiêu làm phẳng các đường congtổn thất về y tế, tài chính và doanhnghiệp. Đó là những chính sách giảmthiểu khủng hoảng. Một quốc gia có thểduy trì các chính sách này trong bao lâu- với chi phí tài chính và kinh tế lớn - tùythuộc vào từng điều kiện ban đầu, nănglực, vốn đệm, mức độ lây nhiễm và khảnăng tài chính của quốc gia đó. Nhưngrõ ràng là các biện pháp này không thểkéo dài mãi mãi. Nếu cần, Nhóm NHTGcó thể cung cấp hỗ trợ tài chính choChính phủ Việt Nam. Ngoài những hỗtrợ kỹ thuật trong các lĩnh vực nêu trênvà trong việc tài trợ khẩn cấp cho cáchành động liên quan đến y tế, chúng tôicó thể cung cấp hỗ trợ ngân sách thôngqua một loạt các Chương trình cho vayphát triển chính sách (DPO) với số tiềnsẽ được hai bên cùng xác định, nhưngcó thể trên 500 triệu USD cho mỗichương trình. Những chương trình chovay theo chuỗi như vậy sẽ không chỉ làmgiảm áp lực ngân sách có thể phát sinhtrong ngắn hạn và trung hạn mà còncung cấp nguồn ngoại tệ khi cán cânthanh toán quốc tế dự kiến sẽ xấu đi vàcho phép Việt Nam đa dạng hóa cácnguồn tài trợ. Do lãi suất trên thị trườngquốc tế giảm xuống trong thời gian gầnđây, chúng tôi t in chi phí cho vay củamình sẽ có tính cạnh tranh, đặc biệt làso với việc phát hành trái phiếu trên thịtrường trong nước.

13

13

13. Để biết chi tiết đầy đủ hơn, vui lòng xem báo cáo chính sách số 2 của chúng tôi với tiêu đề “Việt Nam: Các chính sách tiềmnăng ứng phó với dịch COVID-19”, phát hành ngày 4 tháng 3 năm 2020; và khung chương trình cho vay phát triển chính sách tiềmnăng mà chúng tôi đã đề xuất với Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong thư của Giám đốc Quốc giagửi vào cuối tháng 3 năm 2020.

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 15: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

14

PHỤ LỤC

Bảng A1: Các chỉ số kinh tế chính, 2016-2022

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 16: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

15

Bảng A2: Những kênh truyền dẫn chính đối với các nhóm dễ bị tổn thương

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 17: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

16

Bảng A3: Danh sách các biện pháp an sinh xã hội

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19

Page 18: World Bank Documentdocuments.worldbank.org/curated/en/863211589883431150/...COVID-19 là một cú sốc khổng lồ, tàn phá xã hội và nền kinh tế trên toàn thế giới

17

Bảng A4: Danh sách các biện pháp hỗ trợ về thuế

Những trở lực lớn hơn gây ra nhiều thách thức mới cho Chính phủBÁO CÁO CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH VỀ COVID-19