68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng...

24
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN “LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG 70 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH” I. Ngày truyền thống và các mốc quan trọng về phát triển, hoàn thiện tổ chức của lực lượng CSGT: 1. Ngày truyền thống: Cách mạng tháng Tám thành công, Công an nhân dân Việt Nam ra đời. Cùng với nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, nhiệm vụ giữ gìn TTATGT, trật tự công cộng đặt ra hết sức khẩn trương. Ngày 21/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL hợp các Sở Cảnh sát và Liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam Công an vụ. Tổ chức Việt Nam công vụ có 3 cấp: Nha Công an Việt Nam; Sở Công an kỳ và Ty Công an tỉnh. Thực hiện Sắc lệnh trên, ở các Sở Công an kỳ, Ty Công an tỉnh có phòng và Ban trật tự, tiền thân lực lượng CSGT làm nhiệm vụ giữ gìn TTATGT, trật tự vệ sinh, kiểm soát giấy tờ... Đây là mốc rất quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT thuộc CAND và ngày 21/02 hàng năm được Bộ Công an xác định là ngày truyền thống của lực lượng CSGT. 2. Các mốc quan trọng về phát triển, hoàn thiện về tổ chức lực lượng CSGT: - Ngày 6/4/1955, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 505/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng cục đường sắt trực thuộc Bộ giao thông vận tải, trong đó có Ty Công an đường sắt. - Ngày 28/7/1956, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 982/NĐ-TTg đổi tên lực lượng Trị an dân cảnh thành lực lượng Cảnh sát nhân dân, thành lập Cục Cảnh sát nhân dân; ngày 10/8/1956, Thủ tướng Chính phủ ra Thông tư số 1001/TTg xác định tổ chức, nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát nhân dân, trong đó có CSGT phụ trách quản lý giao thông trong thành phố. Bộ phận CSGT nằm trong

Transcript of 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng...

Page 1: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN“LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG

70 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH”

I. Ngày truyền thống và các mốc quan trọng về phát triển, hoàn thiện tổ chức của lực lượng CSGT:

1. Ngày truyền thống: Cách mạng tháng Tám thành công, Công an nhân dân Việt Nam ra đời. Cùng

với nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, nhiệm vụ giữ gìn TTATGT, trật tự công cộng đặt ra hết sức khẩn trương. Ngày 21/02/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23/SL hợp các Sở Cảnh sát và Liêm phóng toàn quốc thành Việt Nam Công an vụ. Tổ chức Việt Nam công vụ có 3 cấp: Nha Công an Việt Nam; Sở Công an kỳ và Ty Công an tỉnh. Thực hiện Sắc lệnh trên, ở các Sở Công an kỳ, Ty Công an tỉnh có phòng và Ban trật tự, tiền thân lực lượng CSGT làm nhiệm vụ giữ gìn TTATGT, trật tự vệ sinh, kiểm soát giấy tờ... Đây là mốc rất quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT thuộc CAND và ngày 21/02 hàng năm được Bộ Công an xác định là ngày truyền thống của lực lượng CSGT.

2. Các mốc quan trọng về phát triển, hoàn thiện về tổ chức lực lượng CSGT:

- Ngày 6/4/1955, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 505/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng cục đường sắt trực thuộc Bộ giao thông vận tải, trong đó có Ty Công an đường sắt.

- Ngày 28/7/1956, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 982/NĐ-TTg đổi tên lực lượng Trị an dân cảnh thành lực lượng Cảnh sát nhân dân, thành lập Cục Cảnh sát nhân dân; ngày 10/8/1956, Thủ tướng Chính phủ ra Thông tư số 1001/TTg xác định tổ chức, nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát nhân dân, trong đó có CSGT phụ trách quản lý giao thông trong thành phố. Bộ phận CSGT nằm trong biên chế của phòng Trị an dân cảnh (P5) thuộc Cục Cảnh sát nhân dân.

- Ngày 28/9/1957, liên Bộ Công an – Giao thông vận tải Bưu điện đã ký Nghị định 01/LB về thành lập Ty Công an đường sắt trực thuộc Tổng cục đường sắt như một Ty Công an cấp tỉnh.

- Ngày 30/5/1966, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 98/CP thành lập Cục Bảo vệ giao thông và Bưu điện thuộc Bộ Công an; ở các sở, Ty Công an có Phòng bảo vệ giao thông và Bưu điện.

- Ngày 03/6/1972, Bộ Công an ra Chỉ thị số 936/CT thành lập Phòng CSGT - Bưu điện ở các sở, ty Công an; ngày 20/7/1972, Bộ Công an ra Quyết định 1005/CA-QĐ về việc chuyển phòng 5, Cục Cảnh sát nhân dân sáp nhập với Cục bảo vệ giao thông – Bưu điện thành Cục Cảnh sát bảo vệ giao thông.

Page 2: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

- Ngày 02/6/1975, liên Bộ Công an – Giao thông vận tải ra Thông tư số 03/TTLB về việc chuyển Ty Công an đường sắt từ Tổng cục đường sắt (Bộ giao thông vận tải) về Bộ Công an.

- Ngày 20/12/1981, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký các Quyết định số 84, 85, 86/QĐ-BNV quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Cục CSGT đường bộ (C17), Cục CSGT đường thuỷ (C18), Cục CSGT đường sắt (C19). Ở Công an các tỉnh trực thuộc Trung ương có phòng CSGT đường bộ (PC17); một số địa phương có phòng CSGT đường sắt (PC19), phòng CSGT đường thuỷ (PC18).

- Ngày 13/02/1982, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định số 13/QĐ-BNV giao nhiệm vụ dẫn đường, đưa đón khách quốc tế và lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho CSGT đảm nhiệm.

- Ngày 10/11/1987, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định số 75/QĐ-BNV thành lập Cục CSGT trên cơ sở hợp nhất 3 Cục: CSGT đường bộ (C17), CSGT đường thuỷ (C18) và CSGT đường sắt (C19). Công an các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có phòng CSGT trật tự (trên cơ sở sáp nhập 3 lực lượng PC17, PC18, PC19).

- Ngày 25/6/1988, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định số 29/QĐ-BNV kiện toàn một bước nhiệm vụ tổ chức của Tổng cục Cảnh sát nhân dân, trong đó: chuyển giao nhiệm vụ và tổ chức Cảnh sát hình sự, cảnh sát kinh tế từ Cục CSGT sang Cục cảnh sát hình sự và Cục Cảnh sát kinh tế; chuyển giao nhiệm vụ và tổ chức phòng Cảnh sát trật tự từ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sang Cục CSGT; đổi tên Cục CSGT thành Cục CSGT - trật tự.

- Ngày 12/3/1997, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra Quyết định số 194/QĐ-BNV về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Cục CSGT đường bộ - đường sắt (C26) trên cơ sở tách một bộ phận cán bộ chiến sỹ từ Cục CSGT - Trật tự thành lập Cục Cảnh sát đường thuỷ (C68).

- Thực hiện Nghị định số 77 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Bộ Công an, ngày 23/02/2010, Bộ trưởng Bộ Công an ra Quyết định số 588/QĐ-BCA, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục CSGT đường bộ - đường sắt (C67), thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTATXH (TCVII); ngày 23/2/2010, Bộ trưởng Bộ Công an ra Quyết định số 587/QĐ-BCA, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát đường thủy (C68) thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTATXH (TCVII).

Tại Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có phòng CSGT hoặc phòng CSGT đường bộ, đường sắt và Phòng Cảnh sát đường thủy; tại Công an các huyện, TP, Thị xã thuộc tỉnh có Đội CSGT hoặc CSGT – trật tự – cơ động.

- Thực hiện Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, trong đó, Cục CSGT trực thuộc Bộ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cục

2

Page 3: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

CSGT đường bộ - đường sắt và Cục Cảnh sát đường thủy. Ngày 29/12/2014, Bộ Công an có quyết định số 7836/QĐ-BCA quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục CSGT. Theo đó, hiện nay, Cục CSGT có 13 phòng, 03 thủy đoàn và 01 trung tâm.

II. Những chặng đường vẻ vang của lực lượng CSGT:Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới dự lãnh đạo của

các cấp uỷ Đảng, chính quyền mà trực tiếp, thường xuyên là Đảng uỷ CATW, lãnh đạo Bộ Công an; Đảng uỷ, lãnh đạo Công an các cấp; sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các lực lượng trong và ngoài ngành; sự đùm bọc giúp đỡ to lớn của nhân dân, lực lượng CSGT đã khắc phục khó khăn, gian khổ, hy sinh, phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thực sự là lực lượng chủ công, nòng cốt trên mặt trận bảo đảm TTATGT qua từng giai đoạn Cách mạng:

1. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp:Các tổ chức tiền thân của CSGT được lập thành các Đội Công an chỉ đường,

Đội Công an kiểm tra xe tải thuộc Ban trật tự có nhiệm vụ hướng dẫn giao thông, kiểm soát công khai, kiểm tra giúp đỡ người qua lại ở các tuyến đường giao thông quan trọng, các ngã tư đường lớn, các khu vực giáp ranh giữa ta và địch, các cơ quan, kho tàng, bến bãi..., góp phần quan trọng cùng các lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Du kích địa phương tuần tra kiểm soát bảo vệ đồng bào đi tản cư, bảo vệ các cuộc hành quân, trú quân; bảo vệ sửa chữa, làm mới cầu đường, bảo vệ giao thông vận chuyển, hàng hoá, lương thực, vũ khí; phát hiện những đối tượng lợi dụng buôn bán để hoạt động gián điệp cho địch.

Thực hiện các Chỉ thị số 104/P4 ngày 23/02/1953, Chỉ thị 110 ngày 23/3/1953 của Bộ Công an về thành lập Ban bảo vệ cầu đường và bảo vệ giao thông vận chuyển, các tỉnh Bắc và Bắc trung bộ đều thành lập Ban bảo vệ cầu đường, bảo vệ giao thông vận chuyển do Công an làm nòng cốt. Trong chiến dịch Điện Biên phủ, một lực lượng làm Cảnh sát trị an hành chính được huy động để bảo vệ chiến dịch; các đồn, trạm được tăng cường trên các trục đường giao thông. Ở các ngã ba, ngã tư, vùng trọng điểm địch tập trung đánh phá. Công tác tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường chính từ hậu phương ra tiền tuyến được tăng cường, đã bảo vệ an toàn cho 32 nghìn dân công hỏa tuyến, đoàn vận tải 628 ô tô, 31 xe đạp thồ của các tỉnh chi viện cho chiến dịch.

Ngày 07/5/1954, chiến dịch Điện Biên phủ kết thúc thắng lợi, ngày 20/5/1954, chính phủ Pháp buộc phải ký hiệp định Giơnevơ về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Song, do âm mưu phá hoại hiệp định, nước ta tạm thời bị chia cắt 02 miền: miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bắt tay vào tiếp quản, khôi phục và phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH; miền Nam tiếp tục đấu tranh giành mục tiêu thống nhất nước nhà. Giai đoạn này, lực lượng CSGT được thành lập, tham gia tiếp quản Thủ đô và các tỉnh, thành phố, thị xã miền Bắc, đảm bảo TTATGT đường bộ - đường sắt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của Cách mạng.

3

Page 4: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

Trên lĩnh vực đường sắt: để phục vụ tiếp quản, khôi phục tuyến đường sắt, ngày 28/9/1957, liên Bộ Công an - Giao thông vận tải Bưu điện đã ký Nghị định 01/LB về thành lập Ty Công an đường sắt trực thuộc Tổng cục đường sắt như một Ty Công an cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Công an. Về tổ chức gồm 5 Ban, 18 đồn; về biên chế gồm 700 cán bộ chiến sỹ. Việc ra đời Ty Công an đường sắt đã đáp ứng kịp thời yêu cầu tiếp quản, khôi phục tuyến đường sắt và phát triển kinh tế.

Trên lĩnh vực đường bộ: Bộ Công an đã đổi tên Vụ trị an hành chính thành Vụ trị an Dân cảnh, phòng trị an Dân cảnh Công an thành phố Hà Nội được thành lập với gần 1000 cán bộ chiến sỹ. Về tổ chức có Đội trật tự, Đội giao cảnh… Ngày 28/7/1956, Chính phủ ban hành Nghị định 892/NĐ đổi tên lực lượng trị an Dân cảnh và Vụ Trị an Dân cảnh thành lực lượng Cảnh sát nhân dân và thành lập Cục Cảnh sát nhân dân. Ngày 10/8/1956, Thủ tướng Chính phủ ra Thông tư 1001/TTg xác định rõ hơn tổ chức ngành Cảnh sát nhân dân, trong đó có CSGT phụ trách quản lý giao thông trong thành phố… ở cơ quan Bộ Công an, CSGT thuộc phòng trị an Dân cảnh (gọi tắt là phòng 5); ở địa phương, tỉnh, thành phố, CSGT thuộc phòng hoặc Ban trị an Dân cảnh. Lực lượng CSGT đường bộ triển khai thực hiện đăng ký, quản lý xe xích lô, xe đạp, xe máy; tham mưu cho Bộ ban hành và triển khai Thông tư liên ngành với Bộ giao thông vận tải Bưu điện, ban hành thể lệ tạm thời về vận tải đường bộ, tổ chức tiếp nhận bàn giao công tác đăng ký, quản lý các loại phương tiện trước đây Chính phủ giao cho ngành giao thông quản lý, triển khai việc tổ chức điều khiển giao thông, quy định cụ thể các loại đèn tín hiệu giao thông, xử phạt vi phạm hành chính, góp phần quan trọng quản lý TTATGT, phục vụ khôi phục phát triển kinh tế xã hội.

Trên lĩnh vực đường thủy: Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an toàn giao thông đường thuỷ trên các tuyến sông, biển, ngày 22/9/1955, Uỷ ban hành chính thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số 715 /TC.CB về việc thành lập Quận Công an trên sông khu vực Hải Phòng. Về tổ chức, Quận Công an trên sông ở Hải Phòng gồm có Quận trưởng, Quận phó; bộ phận quản trị hành chính và tổ chức; các bộ phận Trinh sát chính trị; Trị an hành chính, Cơ động tuần tra; các đồn: Tam Bạc, Cửa Bạc, đồn Bính, đồn Sông Lấp và trạm An Dương. Ngay từ khi được thành lập, Quận Công an trên sông Haỉ Phòng đã phát huy tác dụng trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường thuỷ, phục vụ tốt việc bảo vệ an ninh, trật tự, chuyển quân tập kết và đấu tranh chống địch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam bằng đường biển. Từ kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của Quận Công an trên sông Hải Phòng, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội thành lập Trạm Công an trên sông Phà Đen; Công an Phú Thọ lập Trạm Công an trên sông Bạch Hạc (Việt Trì); Công an Nam Định thành lập Trạm Công an trên sông Nam Định… Lúc mới thành lập, Công an các địa phương này có “lưu dung” một số nhân viên của chế độ cũ để làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và giữ gìn trật tự ở các bến tàu, bến phà. Khi lực lượng Công an trên sông phát triển đã dần dần thay thế số nhân viên đó. Công tác nắm tình hình, quản lý đối tượng và tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm được tăng cường, đạt nhiều kết quả, góp phần ngăn ngừa, hạn chế tai nạn giao thông đường thuỷ xảy ra.

4

Page 5: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

2. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc:Các mục tiêu giao thông vận tải: đường xá, cầu, cống, bến phà, nhà ga,

phương tiện giao thông là trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ, hòng cắt đứt chi viện về sức người, sức của của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Chỉ tính những trận lớn, đánh vào mục tiêu giao thông vận tải thì từ tháng 4/1965 đến hết năm 1967, chúng đánh 45.500 trận, trong đó tập trung 60 -80% số trận đánh phá các tuyến giao thông ở vùng khu 4 cũ, trong đó tuyến đường 559 chi viện cho chiến trường miền Nam là một trọng điểm bị địch đánh phá ác liệt nhất. Trên tuyến đường sắt, từ tháng 3/1965, đế quốc Mỹ tập trung đánh phá các mục tiêu ngành đường sắt ngày càng mở rộng và ác liệt. Trong các năm 1965, 1967, 1968, 1972, Mỹ đã ném 10.078 trận bom xuống 3.711 điểm trên cả 6 tuyến đường sắt, làm giao thông đường sắt nhiều lúc bị gián đoạn. Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại trên mặt trận bảo vệ giao thông vận tải ngày càng diễn ra ác liệt.

Thấy rõ tầm quan trọng của công tác bảo vệ giao thông vận chuyển, trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, Đảng, Chính phủ có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết quan trọng chỉ đạo công tác bảo đảm giao thông vận tải: Ngày 30/6/1965, Chính phủ đã chỉ ra Chỉ thị 110/CP về công tác bảo đảm giao thông vận tải, xác định rõ “Bảo đảm giao thông vận tải thông suốt, liên tục trở thành công tác trọng tâm số 1 của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Trong năm 1966, Chính phủ ra 02 Chỉ thị quan trọng (số 111/CT-TTG và 1177/CT-TTg) xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác bảo đảm giao thông vận tải. Từ ngày 21 đến 25/3/1966, Chính phủ tổ chức “Đại hội thi đua đảm bảo giao thông vận tải, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ngày 12/12/1965, Hội nghị Trung ương 12, khoá III ra Nghị quyết chỉ rõ: “Để tăng cường cho miền Nam, vấn đề mấu chốt là đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trên những con đường chiến lược quan trọng; toàn Đảng, toàn dân ta phải khắc phục khó khăn để giữ vững con đường chi viện cho miền Nam”. Ngày 12/9/1966, Ban Bí thư TW Đảng ra Chỉ thị số 136/CT-TW về việc bảo đảm TTATGT và bảo đảm tài sản Nhà nước trong quá trình vận chuyển.

Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, ngày 30/5/1966, thay mặt Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 98/CP về việc thành lập Cục bảo vệ giao thông và bưu điện thuộc Bộ Công an. Thực hiện quyết định của Chính phủ, ngày 03/8/1966, Bộ Công an có Quyết định 791/CA-QĐ qui định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của lực lượng bảo vệ giao thông bưu điện và thành lập phòng Bảo vệ giao thông và Bưu điện ở các Sở, Ty Công an.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, hầu hết Công an các địa phương khu 4 cũ đều thành lập phòng Cảnh sát bảo vệ giao thông và thành lập các trạm, chốt bảo vệ các mục tiêu bến phà, cầu phao, trạm trung chuyển, bến cảng trọng điểm... Từ năm 1965 - 1966, các trạm bảo vệ giao thông cầu Khay (Vĩnh Linh), Phà Gianh, Ròn, Xuân Sơn, Quán Hầu, Long Đại, Ngân Sơn, Quảng Trường, Nhật Lệ, Vĩnh Trung, Đèo Ngang, trạm trung chuyển Thuận Bài, Cảng Gianh (Quảng Bình), Đồng Lộc, Thượng Gia, Cổ Ngư, Bãi Vọt, Linh Cảm, Kỳ Anh (Hà Tĩnh),

5

Page 6: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

Vinh, Bến Thuỷ, Truông Bồn (Nghệ An), Lạch Ghép, Hàm Rồng, Bò Lăn (Thanh Hoá); Đội tuần tra kiểm soát Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), trạm Cảnh sát giao thông bến Bính, Máy Chỉ (Hải Phòng)... được thành lập. Công an Quảng Bình còn tổ chức tuyển chọn thêm 150 đồng chí mới, kịp thời bổ sung cho lực lượng bắt tay thực hiện nhiệm vụ bảo vệ giao thông vận chuyển. Công an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ.

Trong suốt những năm chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, Cục Bảo vệ giao thông - Bưu điện, Ty Công an đường sắt, Phòng 5 Cục CSND và phòng Cảnh sát nhân dân, CSGT các tỉnh, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải xây dựng và thực tập các phương án bảo vệ an toàn các chiến dịch vận tải, phục vụ chiến trường; đồng thời xây dựng phương án bảo đảm TTATGT thông suốt trong mọi tình huống, như: phương án chống ùn tắc giao thông ở các tuyến đường bộ, các bến phà, cầu phao... trọng điểm; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, động viên khích lệ tinh thần cán bộ chiến sỹ.

Phục vụ kế hoạch vận chuyển do Ban điều hoà vận tải Trung ương đề ra, lực luợng CSGT phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc quân đội, ngành giao thông vận tải bảo vệ tuyệt đối bí mật nội dung, kế hoạch vận chuyển, tổ chức thành các đội, trạm trên tuyến giao thông trọng điểm, các bến phà, nhà ga, ngã ba, ngã tư nơi địch thường xuyên đánh phá ác liệt, đồng thời tổ chức kiểm soát lưu động trên các tuyến đường, khu vực trọng yếu.

Trong công tác bảo vệ tài sản, hàng hoá, phương tiện vận tải, lực lượng CSGT, ngành giao thông vận tải thành lập các đội xung kích, tổ chức đào các hầm hào giao thông ở các bến phà để phòng tránh khi địch đánh phá. Ở các đầu mối giao thông trọng điểm, ngã 3, ngã 4, tổ chức các trạm phòng không, cắm các cọc tiêu, biển báo hiệu chỉ dẫn giao thông.

Với khẩu hiệu “Mặt đường sông nước là chiến trường”, “Phương tiện giao thông là vũ khí”, lực lượng CSGT ngày đêm bám đường, bám sông, bám phương tiện bảo vệ, hàng chục vạn chuyến tàu, xe chở hàng vào chiến trường an toàn. Mở đường, thông tuyến bảo vệ an toàn phương tiện khi bị địch đánh phá là nhiệm vụ quan trọng của lực lượng CSGT, lực lượng thanh niên xung phong và ngành giao thông vận tải; nêu cao khẩu hiệu “Địch phá, ta sửa, ta đi”. Khi bị địch phá bến phà, đường tắc, các lực lượng bảo vệ giao thông tổ chức phân tán xe cộ, tàu thuyền, tổ chức sửa chữa cầu phà, đường sá để giải phóng xe nhanh.

Trong công tác nguỵ trang, che phòng cho các phương tiện, bến bãi và hàng hoá, lực lượng Cảnh sát bảo vệ giao thông thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở lái xe, tàu thuyền dùng lá cây nguỵ trang. Tại ngã 3 Đồng Lộc (nơi trọng điểm địch đánh phá), tổ Cảnh sát bảo vệ giao thông có sáng kiến dùng đất đỏ pha nước quét lên thành xe cho phù hợp với màu đất, địa hình, tránh địch phát hiện mục tiêu.

Ở các tuyến đường giao thông chiến lược, Cảnh sát bảo vệ giao thông phối hợp với Công an xã phát động nhân dân tham gia công tác bảo vệ giao thông,

6

Page 7: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

nguỵ trang phương tiện. Đoạn đường nào cầu, cống bị đánh sập, mặt đường bị bom đạn cầy xới, xe chở hàng bị ùn tắc là ở đó có cán bộ, nhân dân địa phương kịp thời mang cuốc, xẻng, gỗ, tre, nứa để phối hợp với bộ đội, công an, thanh niên xung phong, công nhân trên tuyến sửa chữa. Với quyết tâm “Tất cả vì tiền tuyến”, “Sống bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, “Địch phá, ta sửa, ta đi”, “Địch lại phá, ta lại sửa, ta đi” và “Địch phá ta cứ đi”, lực lượng CSGT đã tham gia cùng các lực lượng bảo đảm giao thông vận tải ngành giao thông, thanh niên xung phong phá thế độc tuyến, độc vận của địch.

Địch tập trung đánh phá ác liệt các tuyến đường bộ, đường sắt trọng điểm. CSGT đã phối hợp với các lực lượng bảo đảm giao thông của Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Ban điều hoà vận tải Trung ương bảo vệ vật tư, thiết bị, đất đá dự trữ sửa đường để ở các điểm dự phòng và cùng nhân dân xây dựng hàng trăm cầu tạm và hàng ngàn km đường tránh. Tiêu biểu là Hà Tĩnh đã vừa sửa lại, vừa làm thêm đường tránh mới dài gấp 3 lần thời điểm trước chiến tranh phá hoại. Trên tuyến đường sắt cũng làm được 5.574 km cầu tạm, 132 km đường nhánh, đường tránh. Có thể nói phá thế độc tuyến là một sáng kiến khoa học, một chủ trương bảo đảm giao thông độc đáo được toàn ngành giao thông áp dụng và giành thắng lợi trên từng tuyến đường.

Khi máy bay địch đánh phá ác liệt các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, thả thuỷ lôi, bắn pháo kích phong toả các cửa sông, biển, các đội vận tải bằng xe thồ, thuyền nan được huy động. Nhiều phương tiện vận tải, chuyển tải sáng tạo, được phát huy, như: ôtô vận tải chạy đêm chỉ dùng đèn ngầm; khi cầu Đuống, cầu Long Biên (Hà Nội) bị hư hỏng nặng, xe cộ không qua lại được, ngành đường sắt chuyển tải toa xe hàng hoá qua sông Đuống, sông Hồng bằng hệ thống cầu, phà liên hợp và dùng đầu máy xe lửa đẩy toa hàng qua cầu, phà, từ bờ nam sang bờ bắc với tốc độ 3km/h, đến bờ bắc lại có đầu máy xe lửa kéo toa xe lên... Sáng kiến dùng cầu phà liên hợp được coi là một công trình kỳ diệu của ngành đường sắt.

Ở các địa bàn, vị trí của các đơn vị đội, trạm CSGT chốt giữ bảo vệ đều là những mục tiêu trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Chúng đã ném xuống đây cả triệu tấn bom đạn các loại. Có thể nói không một con đường, một chiếc cầu, phà nào còn nguyên vẹn. Trên các vị trí cực kỳ ác liệt luôn bị máy bay, pháo kích oanh tạc, bắn phá dữ dội, lực lượng CSGT vẫn ngày đêm bám trụ kiên cường trên từng tuyến đường, cây cầu, chuyến tàu, nhà ga, bến phà để chỉ huy, hướng dẫn người, xe qua lại, đảm bảo mạch máu giao thông thông suốt, an toàn; cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, nhân dân; phối hợp cùng lực lượng thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, công nhân cầu, phà và nhân dân địa phương sửa chữa đường, làm cầu, phá bom nổ chậm, mở đường, thông tuyến cho xe, tàu thuyền qua lại, đồng thời khảo sát, nghiên cứu địa hình mở đường, tránh các mục tiêu đánh phá của địch. Khi máy bay, pháo kích bắn phá dữ dội, xe và hàng cháy, lực lượng CSGT dũng cảm xông pha dưới làn mưa bom địch cứu người, cứu hàng.

7

Page 8: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

Trong cuộc chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ để bảo vệ hàng hoá, phương tiện vận tải, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, nhiều đơn vị, cán bộ, chiến sỹ cảnh sát bảo vệ giao thông đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh, vì nhân dân phục vụ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

Đồng chí Huỳnh Kim Trung đã viết đơn bằng máu xin được vào tuyến lửa Quảng Bình làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT khu vực bến phà Sông Gianh. Đồng chí đã tham gia chiến đấu hàng trăm trận. Đêm ngày 20/8/1972 máy bay Mỹ ném bom thôn Thuận Bài, xã Quảng Thiện, huyện Quảng Trạch, nhiều nhà dân bị cháy, nhà Mẹ Troòng để nhiều hòm đạn của bộ đội đang bốc cháy dữ dội, đồng chí lao vào vác đạn, một số thùng đạn 37 ly bắt đầu nổ, lửa cháy mỗi lúc một lớn, cho đến thùng đạn thứ 50 là thùng đạn cuối cùng đang bốc cháy thì quả đạn 85 ly nổ ngay trên vai đồng chí, mẹ Troòng chết tại chỗ, đồng chí Trung bị thương nặng và hy sinh.

Đồng chí Nguyễn Bá Chưng, CSGT Trạm phà Xuân Sơn, làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn giao thông trên các trục đường chiến lược miền Tây - Quảng Bình đã nhiều lần vượt bom đạn để cứu bộ đội bị thương, mai táng các đồng chí đã hy sinh, hướng dẫn, chỉ huy giao thông. Ngày 31/8/1968, có 3 xe ôtô chở các em nhỏ của K8 Vĩnh Linh sơ tán đi qua bị máy bay Mỹ ném bom, đồng chí đã bình tĩnh hướng dẫn đoàn vào nơi trú ẩn, nhưng một đoàn xe khác bị trúng đạn, đang bốc cháy. Bất chấp lửa đạn, đồng chí lao vào đưa từng em nhỏ xuống các hào trú ẩn, sau đó tiếp tục trở lại mặt đường để phân tán xe, lại một loạt bom nổ hất tung đồng chí Chưng ra vệ đường và đồng chí đã hy sinh khi miệng đang ngậm còi.

Cán bộ chiến sỹ Đồn Công an đường sắt Nghệ an thuộc Ty Công an đường sắt đã bám trụ kiên cường, chiến đấu dũng cảm cùng công nhân ngành đường sắt và nhân dân cứu được 11.105 tấn hàng hoá, 116 người bị thương..., 21 đầu máy xe lửa, 127 toa chở hàng. Đồng chí Huỳnh Nhớ - trưởng đồn, đồng chí Nguyễn Thạc Thịch - phó đồn, đồng chí Vũ Xuân Thuỷ cán bộ của đồn nhiều lần đứng trên đầu máy xe lửa động viên và cùng tài xế lái tàu đưa đoàn tàu chở hàng quân sự vượt qua bãi bom nổ chậm an toàn...

Báo cáo Tổng kết phong trào thi đua quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Bộ Công an đã nhấn mạnh:

Giặc Mỹ đánh phá ác liệt nhằm ngăn chặn giao thông vận chuyển của ta, nhưng quân và dân ta cùng lực lượng Công an đã tỏ rõ ý chí sắt thép “địch phá, ta sửa, ta đi”, bảo đảm TTATGT, sửa đường, vận chuyển, thông xe trong bất kỳ tình huống nào, đáp ứng yêu cầu của “Tiền tuyến cần gì, hậu phương có nấy”. Nhằm vào mục tiêu chung của phong trào, lực lượng bảo vệ giao thông vận chuyển đã đề ra khẩu hiệu “Tạo thời cơ, tranh thủ thời gian, bám sát địa bàn, hoàn thành dứt điểm các công trình và đột xuất”.

Các tuyến đường sắt, đường bộ, nhà ga, bến phà, cầu phục vụ vận chuyển sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến là mục tiêu đánh phá điên cuồng và thường xuyên của địch. Chúng trút xuống nơi đây đủ các loại bom đạn giết người

8

Page 9: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

thâm độc, biến các nơi đó thành “túi đựng bom”, “bãi để bom nổ chậm”, nhưng chính những nơi đó lại là nơi công tác hàng ngày của đông đảo chiến sĩ CSGT, Công an huyện, Công an xã. Họ đã cùng với lực lượng giao thông, công binh và thanh niên xung phong làm việc liên tục ở đó suốt mấy năm chiến tranh phá hoại, viết lên bản anh hùng ca về truyền thống Cách mạng.

Đánh giá thành tích của lực lượng bảo đảm giao thông trật tự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khoá III, trong báo cáo trước Quốc hội, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “... cuộc chiến đấu trên mặt trận giao thông vận tải ở khắp miền Bắc là một thiên anh hùng ca của các chiến sỹ giao thông vận tải và của đồng bào ta dọc các tuyến đường...”.

3. Ngày 30/4/1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước độc lập, thống nhất:

Nhiệm vụ bảo đảm TTATGT không kém phần khó khăn, phức tạp và quyết liệt. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, ngày 2/6/1975, Ty Công an đường sắt đã được chuyển từ Tổng cục đường sắt về Bộ Công an. Ty Công an đường sắt, Cục Cảnh sát bảo vệ giao thông và Công an các tỉnh, thành phố đã cử nhiều lượt cán bộ chiến sỹ CSGT tăng cường cho các địa phương Miền Nam ổn định và giữ gìn TTATGT; tiếp quản và triển khai công tác đăng ký phương tiện, tăng cường lực lượng bảo vệ việc xây dựng, khôi phục và khai thông tuyến đường sắt thống nhất, bảo đảm giao thông trên các tuyến quốc lộ và giao thông đô thị. Lực lượng CSGT phối hợp mở nhiều đợt tấn công truy quét tội phạm hình sự trên các tuyến giao thông. Ty Công an đường sắt đã tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, góp phần bóc gỡ nhiều mạng lưới tình báo, gián điệp, các đối tượng hoạt động trong ngành đường sắt.

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam, lực lượng CSGT đã bảo vệ hàng chục vạn đồng bào đi sơ tán, bảo vệ các cuộc hành quân, trú quân, bảo vệ vận chuyển vũ khí, đạn dược, thực phẩm, bảo vệ bí mật vân chuyển và trực tiếp chiến đấu với kẻ thù. Ty Công an đường sắt đã phối hợp với Công an Hà Nội đập tan âm mưu phá hoại của bọn phản động tại khách sạn Chi Lăng (Ga Hà Nội).

Năm 1977, Bộ Nội vụ có quyết định đổi tên Cục Cảnh sát bảo vệ giao thông và Bưu điện thành Cục CSGT. Ngày 20/12/1981, Bộ Nội vụ có các Quyết định thành lập Cục CSGT đường bộ, Cục CSGT đường thuỷ và Cục CSGT đường sắt; Ở Công an các tỉnh trực thuộc Trung ương có phòng CSGT đường bộ; một số địa phương có phòng CSGT đường sắt và phòng CSGT đường thuỷ.

4. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Viêt Nam khởi xướng và lãnh đạo:

Ngày 10/11/1987, Bộ Nội vụ có Quyết định số 75/QĐ-BNV thành lập Cục CSGT trên cơ sở hợp nhất 3 Cục: Cục CSGT đường bộ, Cục CSGT đường thuỷ và Cục CSGT đường sắt. Ở Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

9

Page 10: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

có phòng CSGT, trên cơ sở hợp nhất 3 phòng: phòng CSGT đường bộ, phòng CSGT đường sắt và phòng CSGT đường thuỷ.

Ngày 25/6/1988, Bộ Nội vụ có Quyết định số 29/QĐ-BNV kiện toàn một bước nhiệm vụ tổ chức của Tổng cục Cảnh sát nhân dân, trong đó: đổi tên Cục CSGT thành Cục CSGT – Trật tự.

Nhằm tiếp tục kiện toàn tổ chức lực lượng CSGT theo hướng chuyên sâu, ngày 12/3/1997, Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 194/QĐ-BNV thành lập Cục CSGT đường bộ - đường sắt và Cục Cảnh sát đường thuỷ trên cơ sở tách Cục CSGT - Trật tự.

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều yếu kém, bất cập, phương tiện giao thông vận tải phát triển nhanh, tạo ra những phức tạp mới về TTATGT, lực lượng CSGT đã chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài ngành nghiên cứu xây dựng, báo cáo đề xuất với Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các cấp ban hành và triển khai hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Đánh dấu quan trọng, có ý nghĩa khởi đầu trong công cuộc này, đó là ngày 29/5/1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 36-CP về bảo đảm TTATGT đường bộ và TTATGT đô thị, Nghị định số 39-CP ngày 05/7/1996 về bảo đảm TTATGT đường sắt. Thời gian này, tình hình TTATGT có nhiều chuyển biến rõ nét, ý thức chấp hành của nhân dân đã tiến bộ, lòng đường, vỉa hè thông thoáng hơn, không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài.

Tính từ năm 1995 đến năm 2014, lực lượng CSGT đã chủ động tham mưu đề xuất báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo đảm TTATGT, trong đó có: 02 Chỉ thị của Ban Bí thư, 06 Luật (Luật giao thông đường bộ năm 2001, 2008, Luật đường sắt năm 2005, Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004, Luật sửa đổi bổ sung Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2014, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012), 23 Nghị định của Chính phủ, 05 Nghị quyết của Chính phủ và nhiều Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, và của lãnh đạo Bộ Công an. Dưới sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an thời gian qua, các mặt công tác của lực lượng CSGT đã đạt được nhiều kết quả tích cực:

Công tác tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường thủy nội địa được tăng cường, hoạt động tuần tra, kiểm soát được đổi mới về phương thức hoạt động. Từ năm 2003 đến 2014, lực lượng CSGT đã lập biên bản xử lý 56.954.935 trường hợp vi phạm TTATGT, tước giấy phép lái xe có thời hạn 1.675.290 trường hợp, tạm giữ 241.750 lượt ô tô, 7.309.533 lượt mô tô; phát hiện và phối hợp bắt giữ 8.147 tên tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông, cùng nhiều vũ khí, hàng lậu, gian lận thương mại, góp phần quan trọng ổn định trật tự, an toàn xã hội. Riêng từ năm 2010 đến năm 2015, lực lượng Cảnh sát đường thủy đã trực tiếp điều tra, khám phá

10

Page 11: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

1.671 vụ, trong đó 739 vụ hình sự, 680 vụ kinh tế; 252 vụ ma túy; bắt giữ 7.026 đối tượng.

Công tác bảo đảm TTATGT đường sắt cũng đạt kết quả quan trọng, những năm đầu thời kỳ đổi mới đất nước, tình hình TTATGT đường sắt rất phức tạp hàng năm xảy ra hàng chục ngàn vụ phạm pháp hình sự, kinh tế, thời kỳ cao điểm bắt trên 5000 tên tội phạm/năm. Do tiến hành quyết liệt, đồng bộ các biện pháp, cùng với kết quả của quá trình đổi mới của ngành đường sắt, tình hình TTATGT đường sắt có chuyển biến tích cực, phạm pháp hình sự, tình hình vi phạm trật tự trên tàu, dưới ga, dọc ven đường sắt giảm đến mức thấp nhất.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT có nhiều tiến bộ, lực lượng CSGT chủ động phối hợp với các ngành chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng đổi mới toàn diện công tác tuyên truyền hướng dẫn pháp luật về TTATGT với nhiều hình thức, nội dung phong phú, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT trong nhân dân. Quy định về bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô và thắt dây an toàn khi đi ô tô đã dần trở thành thói quen của người tham gia giao thông. Công tác điều tra giải quyết TNGT được phân định rõ ràng, rành mạch hơn, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng. Quy trình điều tra, giải quyết TNGT của CSGT từng bước được hoàn thiện; tỷ lệ số vụ TNGT được khởi tố, điều tra và đưa ra xét xử được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước, có tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa TNGT

Công tác cải cách hành chính, nhất là trong đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ luôn được chú trọng nghiên cứu, cải tiến các thủ tục theo hướng ngày càng đơn giản, thuận lợi cho nhân dân, loại bỏ các giấy tờ không cần thiết, nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, giảm đi lại và chờ đợi của nhân dân, được công luận và nhân dân đồng tình và đánh giá cao. Công tác dẫn đoàn, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn cho hàng ngàn chuyến công tác của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách Quốc tế thăm, làm việc tại Việt Nam và các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, như: Các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, các kỳ họp Quốc hội, các ngày quốc lễ, tết của dân tộc, Hội nghị cấp cao CC7, Seagames 22, Hội nghị cấp cao Asem 5, các Hội nghị bên lề và tuần lễ cấp cao APEC 14 tổ chức tại Hà Nội, Đại lễ phật đản Liên hiệp quốc năm 2008, ASEAN 16, Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132)…, đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Để tăng cường năng lực và biên chế làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, lực lượng CSGT đã tham mưu đề xuất Bộ, Chính phủ ban hành nhiều đề án, dự án đầu tư cho lực lượng CSGT. Qua đó, giúp cho trình độ, năng lực cán bộ chiến sỹ từng bước được nâng cao, nhất là trình độ về công nghệ, thông tin, chế độ chính sách, điều kiện làm việc được cải thiện; trang thiết bị, phương tiện được tăng cường cả về số lượng, chất lượng, nhiều loại đạt trình độ tiên tiến góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT của CSGT thời gian qua.

11

Page 12: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, cấp ủy, lãnh đạo chỉ huy các đơn vị CSGT luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt Phong trào thi đua Vì An ninh Tổ quốc hằng năm, phong trào thi đua “CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”, cuộc vận động “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa, vì nhân dân phục vụ”, cuộc vận động “3 xây, 3 chống” trong CSGT do Bộ Công an phát động, góp phần nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân trong cán bộ chiến sỹ CSGT, phòng ngừa sai phạm, tiêu cực.

Lực lượng CSGT đã triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng uỷ cấp trên, phong trào thi đua Vì An ninh Tổ quốc, phong trào thi đua học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy CAND, , đặc biệt là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”... đã góp phần nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân trong cán bộ chiến sỹ.

Công tác nghiên cứu khoa học, sơ kết, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm được chú trọng: Từ 1996- 2015, chỉ tính riêng Cục CSGT đã tiến hành nghiên cứu 19 đề tài khoa học, đã nghiệm thu 15 đề tài, trong đó có 9 đề tài đạt loại xuất sắc. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức 12 cuộc Hội thảo khoa học về bảo đảm TTATGT, tổ chức tổng kết trên 65 chuyên đề khoa học nghiệp vụ CSGT trên 6 mặt công tác cơ bản. Việc nghiên cứu, ứng dụng tin học vào các lĩnh vực công tác của CSGT thu được kết quả khả quan, đã góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT và mở ra một hướng mới trong việc ứng dụng của thành tựu khoa học công nghệ thông tin trong công tác bảo đảm TTATGT.

Với những kết quả nêu trên đã góp phần quan trọng tạo chuyển biến đáng kể về TTATGT, hạn chế ùn tắc giao thông kéo dài, ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn đua xe trái phép; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người tham gia giao thông. Đặc biệt từ năm 2003 trở lại đây, TNGT được kiềm chế và giảm trên 10.000 phương tiện, nhiều năm liên tục TNGT năm sau giảm so với năm trước, góp phần quan trọng ổn định trật tự an toàn xã hội, phục vụ thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh của đất nước.

Thực hiện Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, trong đó, Cục CSGT được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cục CSGT đường bộ - đường sắt và Cục Cảnh sát đường thủy và trực thuộc Bộ Công an. Ngày 29/12/2014, Bộ Công an có quyết định số 7836/QĐ-BCA quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục CSGT. Theo đó, Cục CSGT có chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra lực lượng CSGT các địa phương thực hiện công tác bảo vệ TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; phối

12

Page 13: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

hợp với các lực lượng phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và vi phạm TTATXH trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.

Ở Công an các tỉnh, thành phố có Phòng CSGT hoặc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt và Phòng Cảnh sát đường thủy. Ở Công an cấp huyện, có Đội CSGT hoặc Đội CSGT – trật tự - cơ động.

III. Phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước:Với những thành tích xuất sắc qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng

thành, toàn lực lượng CSGT có 16 tập thể, 11 cá nhân được tặng thưởng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân”, toàn lực lượng được tặng thưởng 52 Huân chương chiến công và hàng nghìn huân, huy chương khác, hàng chục nghìn lượt tập thể, cá nhân được các cấp, các ngành khen thưởng. Riêng Cục Cảnh sát giao thông đã vinh dự 7 lần được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương (Huân chương Quân công hạng Ba năm 1985, Huân chương Lao động hạng nhì năm 2004, Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba năm 2005, Huân chương Chiến công hạng Ba năm 2007, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2008, Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất năm 2011, Huân chương Quân công hạng Nhì năm 2014).

CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN, GỒM:

Tập thể:1. Tiểu đội CSGT Đồng Lộc, ty Công an Hà Tĩnh (tuyên dương ngày

25/8/1973).2. Trạm Cảnh sát bảo vệ giao thông Khương Hà, Ty Công an Quảng Bình

(tuyên dương ngày 3/9/1973).3. Trạm Cảnh sát bảo vệ giao thông Kỳ Anh, Ty Công an Hà Tĩnh (tuyên

dương ngày 3/9/1973).4. Trạm Cảnh sát bảo vệ giao thông phà Bến Bính, Sở Công an Hải phòng

(tuyên dương ngày 3/9/1973).5. Đội tuần tra kiểm soát Vịnh Hạ Long, Ty Công an Quảng Ninh (tuyên

dương ngày 3/9/1973).6. Đồn Công an đường sắt Nghệ An, Ty Công an đường sắt (tuyên dương

ngày 3/9/1973).7. Đồn Công an nhân dân 84 (tuyến thống nhất), Ty Công an Quảng Bình

(tuyên dương ngày 3/9/1973).8. Đồn Công an nhân dân 84 (tuyến thống nhất), Ty Công an Quảng Bình

(tuyên dương lần 2 năm 1985).9. Đồn Công an Hàm Rồng, Phòng Cảnh sát bảo vệ giao thông , Ty Công an

Thanh Hoá (tuyên dương ngày 3/9/1973).10. Đội Cảnh sát bảo vệ giao thông Thành phố Vinh (tuyên dương ngày

31/12/1973).13

Page 14: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

11. Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ An (tuyên dương ngày 3/8/1995).

12. Phòng CSGT Công an Tỉnh Thanh Hoá (tuyên dương ngày 1/9/2000).13. Phòng CSGT Công an Tỉnh Quảng Bình (tuyên dương ngày 20/2/2009).14. Phòng CSGT Công an Tỉnh Hà Tĩnh (tuyên dương ngày 01/3/2010).15. Phòng CSGT Công an Tỉnh Ninh Bình (tuyên dương ngày 01/3/2010).16. Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP Hà Nội (tuyên dương

ngày 29/01/2015).Cá nhân1. Đồng chí Trần Đình Lư, CSGT thành phố Vinh, Ty Công an Nghệ An

(tuyên dương ngày 1/1/1967).2. Đồng chí Hồ Bá Thọ, Phó trưởng phòng Cảnh sát nhân dân phụ trách

CSGT, Ty Công an Quảng Bình (tuyên dương ngày 25/8/1970).3. Đồng chí Nguyễn Tiến Tuẫn, Tiểu đội trưởng tiểu đội CSGT Đồng Lộc,

Ty Công an Hà Tĩnh (tuyên dương ngày 25/8/1970).4. Đồng chí Nguyễn Vinh Ba, Trung Sỹ CSGT Công an Ninh Bình (tuyên

dương ngày 25/8/1970).5. Đồng chí Hoàng Hữu Nờ, CSGT, Ty Công an Quảng Bình (tuyên dương

ngày 1/1/1967).6. Đồng chí Vũ Thành, chuẩn uý, CSGT, Ty Công an Quảng Ninh (tuyên

dương ngày 1/1/1967).7. Đồng chí Nguyễn Văn Bốn (tức Nguyến Việt Thành), Trưởng phòng

CSGT Công an Tỉnh Tiền Giang (tuyên dương ngày 13/8/1980).8. Liệt sỹ Huyền Kim Trung, CSGT bến phà Gianh, Ty Công an Quảng Bình

(tuyên dương ngày 31/12/1973).9. Liệt sỹ Nguyễn Bá Chưng, Trung sỹ, CSGT Ty Công an Quảng Bình

(tuyên dương ngày 31/12/1973).10. Liệt sỹ Nguyễn Văn Ngữ, Thượng uý, phòng CSGT Công an TP Hà Nội

(tuyên dương ngày 21/1/1997).11. Đồng chí Đại tá Tô Quyền, Nguyên Cục trưởng Cục CSGT – Trật tự

(truy tặng ngày 19/8/2015).IV. Một số kinh nghiệm rút ra qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và

trưởng thành của lực lượng CSGT: Một là: TTATGT là một vấn đề mang tính xã hội sâu sắc, bảo đảm TTATGT

là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và quản lý của chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở phường, xã, thị trấn.

Hai là: Để bảo đảm tốt TTATGT đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành, các lực lượng, nâng cao hiệu lực, hiêụ quả quản lý Nhà nước về TTATGT trong từng cấp, từng ngành và từng lĩnh vực,

14

Page 15: 68 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG … · Web viewCông an Hải Phòng đã tăng cường lực lượng CSGT từ 75 đến 250 cán bộ chiến sỹ. Trong suốt

trong đó lực lượng Công an nhân dân (CSGT, Cảnh sát trật tự…) và ngành giao thông vận tải phải giữ vai trò chủ công, nòng cốt.

Ba là: Vai trò, vị trí, sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được lịch sử chứng minh. Trong lĩnh vực đảm bảo giao thông vận tải, Đảng ta đã chỉ rõ “Giao thông vận tải của ta là giao thông vận tải nhân dân”. Do vậy phải nhận thức rõ và kiên trì từng bước tổ chức thực hiện công tác bảo đảm TTATGT là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bốn là: Trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT phải tiến hành đồng bộ các biện pháp, các mặt công tác nghiệp vụ của CSGT, trong đó coi trọng kết hợp và vận dụng linh hoạt biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT và biện pháp tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm là nguyên nhân chính, trực tiếp gây tai nạn giao thông và các trường hợp cố tình vi phạm.

Năm là: Trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT của CSGT phải làm tốt công tác điều tra nghiên cứu, nắm chắc tình hình, xác định được tuyến và địa bàn trọng điểm, những vấn đề phức tạp, bức xúc, nổi cộm về tình hình TTATGT cần tập trung giải quyết. Trong chỉ đạo những chủ trương, biện pháp, quyết sách lớn về TTATGT cần tổ chức triển khai thí điểm, rút kinh nghiệm sau đó triển khai ra diện rộng trong phạm vi toàn quốc. Tổ chức các hoạt động cao điểm, tập trung xử lý vi phạm theo chuyên đề; các lỗi vi phạm là nguyên nhân chính, trực tiếp gây tai nạn giao thông.

Sáu là: Coi trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, phát hiện những cách làm hay, những địa phương, đơn vị, cá nhân làm tốt, những điển hình tiên tiến để đề xuất, động viên khen thưởng kịp thời, phổ biến nhân rộng; đồng thời phát hiện những thiếu sót, tồn tại, khó khăn, vướng mắc để có biện pháp tháo gỡ.

Bảy là: Coi trọng xây dựng, củng cố kiện toàn và đổi mới công tác tổ chức cán bộ; phương thức hoạt động; xây dựng lực lượng CSGT trong sạch, vững mạnh; từng bước ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, trang bị và hiện đại hoá trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ ngang tầm với yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong từng giai đoạn, thời điểm lịch sử, là nhân tố quan trọng để lực lượng Cảnh sát giao thông hoàn thành nhiệm vụ.

Phấn khởi và tự hào với truyền thống 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành; cán bộ, chiến sỹ lực lượng CSGT nguyện tiếp tục phấn đấu dành nhiều thành tích to lớn hơn nữa trong công tác bảo vệ An ninh - Trật tự, an toàn giao thông, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước./.

CỤC CẢNH SÁT GIAO THÔNG

15