THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án...

28
BKHOA HC VÀ CÔNG NGHCC THÔNG TIN KHOA HC VÀ CÔNG NGHQUC GIA TNG LUN S11/2017 THƢƠNG MẠI ĐIỆN TVI CUC CÁCH MNG CÔNG NGHIP LN TH4 Hà Ni, tháng 11/2017

Transcript of THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án...

Page 1: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

TỔNG LUẬN SỐ 11/2017

THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4

Hà Nội, tháng 11/2017

Page 2: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................... 2

1. Một số khái niệm ............................................................................................. 2 2. Vai trò của Thương mại điện tử đối với phát triển kinh tế quốc tế và Việt

Nam .............................................................................................................................. 4 3. Những hạn chế trong việc phát triển thương mại điện tử ............................. 7 4. Xu thế phát triển TMĐT trên thế giới và Việt Nam ......................................... 8

PHẦN II. CÁC HÌNH THỨC THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................. 13 1. Thương mại điện tử và những lợi ích ............................................................ 13 2. Các mô hình hoạt động thực tế ..................................................................... 15 3. Quy định pháp luật của Việt Nam về thương mại điện tử ............................ 15

PHẦN III. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

ĐỐI VỚI THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ........................................................................... 19 1. Khái niệm về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ........................................... 19 2. Các động lực chính cho CMCN 4.0 ................................................................ 20 3. Cơ hội và thách thức đối với thương mại điện tử ........................................ 21

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 25

Page 3: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 TMTT Thương mại truyền thống

2 TMĐT Thương mại điện tử

3 I4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

4 WTO Tổ chức Thương mại thế giới

5 CNTT Công nghệ thông tin

6 VECITA Cục Thương mại điện tử và kinh tế số

7 VECOM Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

8 IoT Internet kết nối vạn vật

9 IoS Internet kết nối dịch vụ

Page 4: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

1

LỜI NÓI ĐẦU

Thương mại điện tử là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều quốc gia vì

những đóng góp lớn của nó cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đang bước

vào cuộc cách mạng 4.0. Đây là bước phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế khi nền

kinh tế truyền thống đang dần bão hoà.

Thái Lan khá nhanh nhạy khi mới đây đã chính thức thành lập Bộ Xã hội và Kinh tế

Kỹ thuật số thay thế cho Bộ Công nghệ Thông tin và truyền thông. Malaysia cũng đã

trích ra từ ngân sách 36 triệu USD để phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử. Bên

cạnh đó, nước này cũng thúc đẩy phong trào nhà sáng chế kỹ thuật số với các dự án

100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới…

Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt Nam đứng thứ 95 trên thế giới về tốc

độ kết nối Internet vào cuối năm 2015 nhưng đến quý I năm 2016, vị thứ này đã tăng

37 bậc, xếp thứ 58. Về mặt cơ sở dữ liệu, Việt Nam hiện có nhiều công ty thu thập,

phân tích và xử lý dữ liệu chuyên dụng cho thị trường. Về mặt con người, Việt Nam

cũng không thua kém các nước trong khu vực và trên thế giới về tốc độ tăng trưởng

người sử dụng trong thị trường điện thoại di động, thiết bị điện tử thông minh, và

Internet tốc độ cao.

Cùng với xu thế phát triển công nghệ trên thế giới, Thương mại điện tử ở Việt Nam

cũng đang từng bước hình thành và tăng trưởng mạnh mẽ. Nhà nước đã có nhiều chính

sách hỗ trợ lĩnh vực còn tương đối mới mẻ này nhưng quá trình phát triển, thương mại

điện tử ở Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 còn nhiều vấn đề

cần phải bàn.

Thông qua phân tích, đánh giá thực tiễn triển khai hoạt động Thương mại điện tử ở

Việt Nam và ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến lĩnh vực này,

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia trân trọng giới thiệu Tổng luận:

“THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN

THỨ 4” nhằm cung cấp bức tranh tổng thể về Thương mại điện tử ở Việt Nam trong

quá trình hội nhập quốc tế cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, nhà nghiên

cứu, doanh nghiệp và xã hội... với mong muốn đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho

việc phát triển thương mại điện tử trong tương lai của Việt Nam.

CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Page 5: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

2

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Một số khái niệm

1.1. Thương mại truyền thống (TMTT)

Khái niệm

TMTT là sự trao đổi hàng hóa/dịch vụ của ít nhất 2 phía tham gia. Bao gồm tất

cả các hoạt động của các bên tham gia để hoàn thành các giao dịch mua bán. Hệ thống

trao đổi hàng hóa/dịch vụ dựa trên nguyên tắc tiền tệ. Là một kênh phân phối hàng hóa

từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các trung gian như nhà phân phối, đại

lý và các điểm bán lẻ như cửa hàng tạp hóa, cửahàng bách hóa…

Đặc điểm

Các hoạt động trong một giao dịch mua bán là các hoạt động mà 2 bên mua và

bán cam kết thực hiện nhằm thực hiện một giao dịch mua bán (chuyển tiền - đơn đặt

hàng - gửi hóa đơn - chuyển hàng đến người mua)

Nhược điểm của mô hình này là công ty hoàn toàn thụ động trong việc kiểm soát

đích đến của hàng hóa và các chương trình khuyến mãi cũng như tính liên tục trong

cung ứng và sự thống nhất của giá cả đến tay người tiêu dùng. Trong khi đó, dự báo

sản lượng tiêu thụ một cách chuẩn xác lại là những yếu tố mang tính quyết định giúp

công ty đảm bảo tính ổn định và tăng trưởng kinh doanh của mình thì hoàn toàn xa

vời.

1.2. Thương mại điện tử (TMĐT)

Khái niệm

Thương mại điện tử (TMĐT), còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự

mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng

máy tính. TMĐT dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi

dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu

điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho và các hệ thống tự động thu thập dữ

liệu. TMĐT hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải

có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt

công nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “TMĐT bao gồm việc sản xuất,

quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng

Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng

như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.

Khi nói về khái niệm TMĐT (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn với khái

niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên, TMĐT đôi khi được xem là tập

con của kinh doanh điện tử. TMĐT chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung

bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ

trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi

nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong).

Như vậy, TMĐT chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng Internet và các

phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ thuật

và công nghệ điện tử. Ngoài ra, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học

Texas (Mỹ), các học giả cho rằng TMĐT và kinh doanh điện tử đều bị bao hàm bởi

nền kinh tế Internet.

Đặc điểm

TMĐT hiện là phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất, tận dụng được

tối đa mọi nguồn lực. TMĐT được tiến hành trên mạng: không bị ảnh hưởng bởi

khoảng cách địa lý, không phân biệt nhà cung cấp nhỏ hay lớn; hiện diện trên toàn cầu

Page 6: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

3

cho nhà cung cấp, lựa chọn toàn cầu cho khách hàng. Các nhà cung cấp tiếp cận gần

hơn với khách hàng -> tăng chất lượng dịch vụ cho người tiêu dùng.

TMĐT làm tăng chi phí đầu tư cho công nghệ, người sử dụng phải luôn luôn

học hỏi để nâng cao kiến thức sử dụng công nghệ. Các bên tiến hành TMĐT không

tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Giao dịch TMĐT

đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu là người

cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.

1.3. So sánh TMTT và TMĐT

Về hình thức giao dịch

Nếu như trong Thương mại truyền thống, hình thức của giao dịch là trực tiếp

giữa các chủ thể tham gia giao dịch với nhau, thì trong Thương mại điện tử, hình thức

của giao dịch là hoàn toàn gián tiếp. Điều này có nghĩa là các chủ thể không gặp gỡ

trực tiếp với nhau mà họ giao dịch với nhau thông qua các phương tiện điện tử. Một

đại diện của doanh nghiệp Việt Nam có thể giao dịch nhiều năm với một đại diện của

doanh nghiệp nước ngoài thông qua việc gọi điện thoại để thảo luận với nhau, thông

qua fax để truyền cho nhau các nội dung hợp đồng, thông qua Internet để đàm phán

với nhau về hợp đồng sắp tới… mà không cần thiết phải gặp gỡ trực tiếp với nhau.

Trên thức tế, có nhiều đối tác giao dịch với nhau nhiều năm mà không biết mặt nhau.

Về vấn đề thị trường

Trong thương mại truyền thống, để tìm kiếm một thị trường mới, các doanh

nghiệp phải đến tận nơi, tham gia các hội chợ, triển lãm, các cuộc gặp gỡ trực tiếp.

Như vậy thị trường trong Thương mại truyền thống bị giới hạn về mặt phạm vi, các

doanh nghiệp không thể và không có cơ hội đi tìm hiểu trực tiếp các thị trường trên

toàn thế giới thông qua việc gặp gỡ và trao đổi trực tiếp. Còn đối với Thương mại điện

tử thì thị trường là không biên giới. Một doanh nghiệp có thể mở một Website kinh

doanh trên mạng và thông qua các phương tiện trên mạng có thể quảng bá doanh

nghiệp mình ra thị trường toàn cầu mà không bị giới hạn về mặt phạm vi địa lý. Một

doanh nghiệp ở Châu Mỹ, Châu Âu hay ở Châu Phi có thể dễ dàng tiếp cận với thông

tin doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam thông qua mạng Internet.

Điều này thể hiện lợi thế vượt trội của Thương mại điện tử so với hình thức Thương

mại truyền thống.

Về chủ thể tham gia

Trong Thương mại truyền thống, chúng ta thấy tham gia vào hoạt động giao dịch

chỉ có các chủ thể trực tiếp tham gia dịch với nhau, đó là người mua và người bán.

Người mua hàng tìm đến người bán hàng, hai bên trao đổi, đàm phán trực tiếp với

nhau để tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh với nhau mà không cần có một chủ thể

nào khác tham gia cùng. Còn đối với Thương mại điện tử, bên cạnh chủ thể người

mua, người bán thì luôn luôn có một chủ thể thứ ba tham gia vào quá trình giao dịch

của các bên đó là nhà cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Một doanh nghiệp ở Việt Nam kết nối

Internet của FPT để sử dụng thư điện tử giao dịch với một doanh nghiệp ở Mỹ, khi đó

nhà cung cấp dịch vụ ở đây là Công ty FPT đã cung cấp dịch vụ Internet để cho doanh

nghiệp Việt Nam có thể kết nối với doanh nghiệp ở Mỹ.

Về mạng lưới thông tin

Đối với Thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao

đổi dữ liệu còn đối với Thương mại điện tử mạng lưới thông tin chính là thị trường.

Với sự phát triển như vũ bão của các thành tựu về công nghệ thông tin như ngày nay,

đặc biệt là Internet đã giúp cho các doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình các “gian

Page 7: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

4

hàng ảo” trên mạng mà ở đó doanh nghiệp có thể cung cấp vô số các thông tin giới

thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình để cho các bạn hàng tìm kiếm. Sự phát triển này

còn hình thành nên các Trung tâm thương mại ảo trên Internet với vai trò như một

trung tâm Thương mại thật, tại đó có rất nhiều các thông tin giao dịch về doanh

nghiệp, sản phẩm, dịch vụ nhằm gắn kết người mua và người bán với nhau. Các mạng

lưới thông tin này chính là thị trường cho các doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và giao

dịch với nhau.

2. Vai trò của Thƣơng mại điện tử đối với phát triển kinh tế quốc tế và Việt Nam

2.1 . Đối với thế giới

TMĐT là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, đây là lĩnh vực tiềm năng để các

doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội cho những ai muốn khởi nghiệp

kinh doanh theo mô hình mới. TMĐT còn được xem như một trong những giải pháp

thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Các công ty đại diện cho sự thành

công trong lĩnh vực Thương mại điện tử trên thế giới như Amazon, Ebay, Alibaba,... Doanh thu TMĐT bán lẻ của Hoa Kỳ năm 2015 ước đạt khoảng 355 tỷ USD chiếm

khoảng 7,4% tổng doanh thu bán lẻ nước này. Với 384 triệu người sử dụng Internet,

doanh số bán lẻ của cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc tính đến tháng 9/2015 ước đạt

672,01 tỷ USD, tăng 42,1% so với cùng kỳ 2014 và chiếm khoảng 15,9% tổng doanh

thu bán lẻ của Trung Quốc.

Tính riêng về thương mại điện tử B2C, doanh thu xuyên biên giới của khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 đạt 144 tỷ USD, chiếm khoảng 35,9% doanh

thu xuyên biên giới B2C toàn cầu. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 467 tỷ USD

và 47,9% vào năm 2020.

Tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC 2017 ngày 08/11/2017,

các Bộ trưởng đã thông qua Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới

trong APEC. Khung này tập trung vào 5 trụ cột làm việc bao gồm hoàn thiện và hài

hòa hóa khung pháp lý thương mại điện tử của các nền kinh tế APEC nhằm tạo thuận

lợi cho TMĐT xuyên biên giới trong khu vực, thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ

trong khu vực, giải quyết những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong thương

mại điện tử xuyên biên giới.

Page 8: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

5

Đồng thời, tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ

các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường thương mại điện tử

xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới, thúc đẩy hoạt động bảo vệ dữ liệu

cá nhân xuyên biên giới thông qua việc thực hiện các chương trình đang triển khai của

APEC.

Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử xuyên biên giới hiện được coi là lĩnh

vực phát triển nhanh nhất của thương mại thế giới. Từ xuất phát điểm gần như bằng 0

ở thời điểm hai thập kỷ trước, đến cuối năm 2016, thương mại điện tử xuyên biên giới

(bao gồm giao dịch doanh nghiệp - doanh nghiệp B2B và bán lẻ B2C) ước tính đạt

1.920 tỷ USD trên toàn cầu. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có khối lượng giao

dịch lớn nhất thế giới, theo sau là khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ.

Tính riêng về thương mại điện tử B2C, doanh thu xuyên biên giới của khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 đạt 144 tỷ USD, chiếm khoảng 35,9% doanh

thu xuyên biên giới B2C toàn cầu. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 467 tỷ USD

và 47,9% vào năm 2020.

Thương mại điện tử xuyên biên giới là công cụ hiệu quả giúp cho các doanh

nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong APEC tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, không

cần sự hiện diện vật lý hay thương mại ở thị trường vẫn có thể bán sản phẩm ra toàn

thế giới.

2.2. Đối với Việt Nam

Thương mại điện tử Việt Nam

đang được các chuyên gia nhìn nhận

là đầy tiềm năng khi số người dùng

Internet đang ngày càng tăng. Tuy

nhiên, thách thức với các doanh

nghiệp nội địa không nhỏ bởi ngày

càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài

nhảy vào lĩnh vực này. Chưa kể thị

trường đang bước sang giai đoạn phát

triển khá nhanh, nhưng sự chênh lệch

giữa các địa phương ngày càng gia

tăng và có thể dẫn đến nhiều thách

thức mới.

Với sự phát triển của Internet,

3G và các thiết bị di động, đặc biệt là

smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, TMĐT Việt Nam

đang đứng trước thời cơ bùng nổ với doanh thu lên đến 4 tỷ USD trong năm 2015.

Những nỗ lực đẩy mạnh TMĐT của Việt Nam đã mang lại hiệu quả nhất định.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (VECITA) của Bộ Công Thương),

TMĐT đang có bước phát triển rất nhanh nhờ hệ thống viễn thông phát triển vượt bậc

với khoảng 1/3 dân số Việt Nam truy cập Internet. Tỷ lệ website có tính năng đặt hàng

trực tuyến là 58%, trong đó tỷ lệ website có tính năng thanh toán trực tuyến là 15%.

Cũng theo kết quả điều tra khảo sát năm 2014 của Cục TMĐT và Công nghệ

thông tin, giá trị mua hàng trực tuyến của một người trong năm ước tính đạt khoảng

145 USD và doanh số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12% tổng

mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Sản phẩm được lựa chọn tập trung vào các mặt hàng

như đồ công nghệ và điện tử (60%), thời trang, mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%),

sách, văn phòng phẩm (31%) và một số các mặt hàng khác. Tại Việt Nam, phần lớn

Page 9: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

6

người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt

(64%), hình thức thanh toán qua ví điện tử chiếm 37%, và hình thức thanh toán qua

ngân hàng chiếm 14%.

Báo cáo mới nhất của eMarketer, một hãng nghiên cứu đến từ Mỹ cũng cho thấy,

Việt Nam là thị trường bùng nổ của smartphone (điện thoại thông minh) với 30% dân

chúng sử dụng. Thời gian online trên thiết bị di động cũng chiếm tới 1/3 ngày của

người tiêu dùng Việt Nam.

Sự phổ cập của Internet, 3G và các thiết bị di động đã chắp thêm sức mạnh cho

TMĐT cất cánh. Căn cứ vào những số liệu trên và ước tính giá trị mua hàng trực tuyến

của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 30 USD so với năm 2013, thì doanh số mua

bán trực tuyến của Việt Nam năm 2015 đạt 4 tỷ USD và 2016 là 5 tỷ USD. Các doanh

nghiệp trong và ngoài nước đang chạy đua cạnh tranh thị phần với nhiều chiến lược

kinh doanh mới, trong đó, kinh doanh trên ứng dụng điện thoại thông minh được dự

báo sẽ diễn ra rất sôi động.

Google đã trở thành thành viên của Hiệp hội TMĐT Việt Nam và không giấu

diếm kỳ vọng thu được 30 triệu USD mỗi năm từ thị trường này. Alibaba và eBay

cũng đã nhanh chân tìm được đại diện chính thức, trong khi Amazon và Rakuten đang

tiến tới việc thiết lập quan hệ đối tác hoặc mua cổ phần tại các hãng TMĐT Việt Nam.

Một số DN Thái Lan, Hàn Quốc cũng đang tìm đường đầu tư, có thể thông qua một

DN khác hoặc tự thực hiện.

Trong nước, mặc dù chưa có tên tuổi nào nổi bật hẳn lên nhưng số lượng các

công ty tham gia lĩnh vực này đã “trăm hoa đua nở” với một số tên tuổi có thể kể đến

như Vật giá, VCCorp, Chợ Điện tử (Peacesoft), Mekongcom....

Hiện nay theo thông tin từ Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thì

ngành thương mại điện tử Việt Nam đang có mức tăng trưởng vào khoảng 25% và

lượng doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vực này ngày càng nhiều. Hàng loạt website thương

mại điện tử được mọc ra càng nhiều. Các quỹ đầu tư và tập đoàn thương mại điện tử

nước ngoài cũng tích cực mua cổ phần, bỏ tiền đầu tư cho các sàn và các trang web

thương mại điện tử trong nước.

Thị trường thương mại điện tử bắt đầu trở nên sôi động hơn khi nhiều tân binh

mới như Adayroi, SIdeal.vn, v.v… bắt bắt đầu tham gia cuộc đua cạnh tranh với các

sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Sendo, Zalora…, Cạnh tranh ngày càng

khốc liệt vì thế các trang web thương mại điện tử kinh doanh lâu năm như Hotdeal.vn,

muabannhanh.com, chotot.vn… cũng tăng cường mở rộng ngành hàng, dịch vụ giao -

nhận, thanh toán.

Page 10: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

7

Nhờ sự mở rộng kinh doanh mà các doanh nghiệp lớn mang về lượng doanh thu

tăng vọt, nhiều chương trình khuyến mãi đồng loạt ra đời và ăn theo nhau nhằm mục

đích thu hút khách hàng.

Một số chiến dịch khuyến mãi cạnh tranh với quy mô lớn của các doanh nghiệp

như Lazada, Zalora, Tiki… cũng siêng được triển khai như “Cách mạng mua sắm trực

tuyến” (Lazada), “Online Fever” (Zalora)… Và khi thực hiện chiến dịch khuyến mãi

càng lớn thì doanh thu thu về lại càng cao, có lúc gấp 10-20 lần so với ngày thường.

Song song với cuộc đua riêng lẻ của những doanh nghiệp đó là sự hợp tác của

một số doanh nghiệp thương mại điện tử khác để mở rộng phạm vi kinh doanh và đa

dạng các mặt hàng. Ví dụ như Lazada hợp tác với trang web bán phiếu mua hàng theo

nhóm (groupon) Nhommua.com để mở ngành hàng bán phiếu mua hàng ưu đãi

(voucher), hay FPT Shop cũng bắt đầu đưa các sản phẩm của mình bán trên sàn

thương mại điện tử Lazada.vn,...

3. Những hạn chế trong việc phát triển thƣơng mại điện tử Tiềm năng của thương mại điện tử Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy nhiên,

có một thực tế được các chuyên gia chỉ ra là đang có sự không công bằng trong giao

dịch trực tuyến qua biên giới giữa nhập khẩu và xuất khẩu với các khách hàng cá nhân.

Khách hàng cá nhân mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến từ nước ngoài nhiều hơn so

với khách hàng cá nhân nước ngoài mua sản phẩm trực tuyến từ Việt Nam.

Người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là thế hệ người tiêu dùng trẻ hiện khá ưa

chuộng mua hàng qua các website thương mại điện tử của nước ngoài như Amazon,

eBay… Lý do của hiện tượng này được Hiệp hội Thương mại điện tử chỉ ra do hàng

hóa của nước ngoài phong phú, đa dạng và phù hợp với người tiêu dùng, đặc biệt là

giới trẻ thành thị. Bên cạnh đó, các nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu có uy tín cao.

Ngoài ra, chi phí hoàn tất đơn hàng đối với các hợp đồng mua hàng trực tuyến từ nước

ngoài thấp hơn…

Ở chiều ngược lại, VECOM phân tích: “Phần lớn doanh nghiệp Việt, đặc biệt là

các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu tìm

hiểu thị hiếu khách hàng nước ngoài để bán hàng trực tiếp, không qua các nhà phân

phối trung gian”. Xét về mức độ uy tín, các nhà bán hàng trực tuyến trong nước cũng

vẫn “đuối” hơn so với nhiều nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu. Và một yếu tố khác là

Page 11: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

8

nhiều khi chất lượng, mẫu mã sản phẩm quốc nội vẫn lép vế so với sản phẩm tương tự

của nhiều nước khác.

Một vấn đề cũng đang là thách thức với các nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam là

cơ sở hạ tầng công nghệ. Chia sẻ của ông Phạm Thông, Giám đốc tiếp thị Lazada tại

VOBF 2017 cho thấy là trong dịp cáp quang AAG bị đứt vào 2,3 tuần vừa qua, doanh

thu của Lazada đã mất tới 30% doanh thu trung bình trong một ngày.

Không chỉ Lazada mà nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử và cá nhân kinh

doanh online cũng chật vật trong thời điểm cáp quang bị đứt. Do đó, ông Thông cho

rằng nếu có thể làm cho nền tảng chắc chắn hơn, ổn định hơn, người dùng dễ tiếp cận

hơn thì chắc chắn rảo cản cho thương mại điện tử sẽ càng được thu hẹp.

Hiện quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam khoảng 4 tỷ USD tính tới

cuối năm 2016, bằng một phần ba mươi so với mức 120 tỷ USD của thị trường Nhật

Bản. Tuy nhiên, nếu xét về tăng trưởng thì Việt Nam là một trong số thị trường có tốc

độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Hiện tốc độ tăng trưởng lĩnh vực thương mại điện

tử của Việt Nam khoảng 35%, cao gấp 2,5 lần Nhật Bản. Do đó, các chuyên gia nhìn

nhận mặc dù vẫn còn những thách thức, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự

phát triển của công nghệ cho phép doanh nghiệp nước này dễ dàng bán hàng trực

tuyến ở nước khác, nhưng thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn là một mảnh đất tiềm

năng cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có cả các doanh nghiệp khởi nghiệp

[4].

4. Xu thế phát triển TMĐT trên thế giới và Việt Nam

4.1. Xu hướng toàn cầu

Mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời của

TMĐT. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đóng góp vào sự phát triển của TMĐT.

Ví dụ, nước Anh có chợ TMĐT lớn nhất toàn cầu khi đo bằng chỉ số chi tiêu bình

quân đầu người, (con số này cao hơn cả Mỹ). Kinh tế Internet ở Anh tăng 10% từ năm

2010 đến năm 2015. Điều này tạo ra động lực thay đổi cho ngành công nghiệp quảng

cáo.

Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của TMĐT ở Trung Quốc tiếp tục

được mở rộng. Với 384 triệu người sử dụng Internet, doanh số bán lẻ của cửa hàng

trực tuyến ở Trung Quốc đã tăng 36,6 tỷ USD năm 2009 và một trong những lý do

đằng sau sự tăng trưởng kinh ngạc là cải thiện độ tin cậy của khách hàng. Các công ty

bán lẻ Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng trực

tuyến.

TMĐT cũng được mở rộng trên khắp Trung Đông. Với sự ghi nhận là khu vực có

tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong việc sử dụng Internet từ năm 2000 đến năm

2009, hiện thời khu vực có hơn 60 triệu người sử dụng Internet. Bán lẻ, du lịch và chơi

game là các phần trong TMĐT hàng đầu ở khu vực, mặc dù có các khó khăn như thiếu

khuôn khổ pháp lý toàn khu vực và các vấn đề hậu cần trong giao thông vận tải qua

biên giới. TMĐT đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tế không

chỉ bán sản phẩm mà còn quan hệ với khách hàng.

4.2. Chỉ số thương mại điện tử

Việc đánh giá tình hình phát triển TMĐT của một quốc gia hay một vùng lãnh

thổ, có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và pháp luật cũng

như các nhà đầu tư. Trên quy mô toàn cầu, những tổ chức như ITU hay EIU hàng năm

đưa ra các chỉ số định lượng về sự phát triển công nghệ thông tin hay kinh tế số.

Ở Việt Nam, Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) đã tiến hành hoạt động xây

dựng Chỉ số TMĐT lần đầu tiên vào năm 2012. Chỉ số TMĐT (viết tắt là EBI từ tiếng

Page 12: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

9

Anh E-Business Index) được xây dựng dựa trên bốn nhóm tiêu chí lớn. Nhóm thứ nhất

là nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin. Nhóm thứ hai là giao dịch DN với

người tiêu dùng (B2C). Nhóm thứ ba là giao dịch giữa DN với DN (B2B). Nhóm thứ

tư là giao dịch giữa chính phủ với DN (G2B). EBI sẽ giúp các đối tượng quan tâm đến

TMĐT nhanh chóng xác định được mức độ triển khai TMĐT trên phạm vi cả nước

cũng như tại từng địa phương, sự tiến bộ qua các năm và gợi ý cho mỗi địa phương

những giải pháp cần thiết để nâng cao ứng dụng TMĐT [1]

4.3. Phát triển mở rộng lĩnh vực kinh doanh

Các doanh nghiệp thương mại điện tử như Công ty cổ phần VCCorp

(muachung.vn, rongbay.com, enbac.com…), Công ty cổ phần Vật giá (vatgia.com),

Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hòa Bình-Peacesoft (chodientu.vn,

nganluong.vn, shipchung.vn)… đã tích cực mở rộng các dịch vụ liên quan đến hoạt

động kinh doanh trực tuyến. Đây sẽ là một hướng phát triển, tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.

Nhiều doanh nghiệp lớn đã dựa trên nền tảng thương mại điện tử có sẵn để sẽ

tiếp tục gia tăng hoạt động kinh doanh trực tuyến của mình, với mục đích sở hữu một

hệ sinh thái đa dạng với nhiều trang web thương mại điện tử, đáp ứng nhiều loại nhu

cầu tiêu dùng như mua hàng theo nhóm, rao vặt trực tuyến, đặt thức ăn trực tuyến…

Các doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước đang có nhu cầu lớn về dịch vụ

hoàn tất đơn hàng để hoàn thiện quy trình kinh doanh nhưng hiện tại vẫn chưa có

nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ này. Trong khi đó, một số sàn thương mại điện tử lớn

đã sớm triển khai dịch vụ này nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ, khép kín quy trình

làm hài lòng khách hàng.

4.4. Thương mại di động đang được quan tâm

Xu thế chuyển qua kinh doanh trên nền tảng di động, thiết bị di động… đang

ngày càng trở nên phát triển và rõ rệt. Cùng với sự thay đổi thuật toán của Google, ưu

tiên cho những website thân thiện với thiết bị di động. Số lượng người dùng sử dụng

các thiết bị di động ngày càng nhiều vì thếcác doanh nghiệp như Lazada.vn, Sendo.vn,

Zalora.vn, Tiki.vn… đã nắm bắt được xu hướng và tập trung phát triển kinh doanh trên

nền tảng di động với các ứng dụng di động, thiết kế web có giao diện thân thiện với

điện thoại thông minh, máy tính bảng.. sẽ thu hút được số đông người tiêu dùng có

thói quen lướt web bằng thiết bị di động.

Page 13: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

10

Ở một khía cạnh khác, thị trường thương mại điện tử chỉ thích hợp với những

doanh nghiệp có đủ sức về tài chính mới có thể trụ vững và chạy được đường dài trên

cuộc đua khốc liệt này. Những doanh nghiệp nhỏ không đủ tiềm lực tài chính rất dễ bị

đóng cửa nửa đường. Bởi kinh doanh thương mại điện tử phải kiên nhẫn vì người dùng

Việt Nam chỉ đang mới làm quen với với cách thức mua sắm trực tuyến, vì thế nếu

không có đủ tiềm lực thì khó mà kiên nhẫn được. Năm 2015-2016 có nhiều doanh

nghiệp phải đóng cửa nhưng hiện tại năm 2017 này đã xuất hiện thêm rất nhiều doanh

nghiệp mới, với sự quay lại này, nhiều thị trườngthương mại điện tử hứa hẹn sẽ đem

lại nhiều kỳ vọng mới cho Việt Nam như những nước khác [3].

4.5. Dự báo tăng trưởng thương mại điện tử năm 2017

Ông Nguyễn Hữu Tuấn - đại diện VETICA-Bộ Công Thương cho biết: "Thương

mại điện tử Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh, chính sách pháp luật

cho thương mại điện tử về cơ bản đã hoàn thành".

Về nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin, nghiên cứu của Nielsen Việt Nam cho

thấy hiện nay trung bình một người Việt Nam sở hữu 1,3 chiếc điện thoại, trong đó

70% là smartphone. Hạ tầng công nghệ vững vàng là nền tảng để thương mại điện tử

Việt Nam tạo ra doanh số 5 tỷ USD trong năm qua.

Người Việt ưa thích công nghệ cao là nền tảng phát triển của hạ tầng công nghệ

Vào tháng 3/2017, tại Diễn Đàn “Toàn cảnh về TMĐT Việt Nam” đã đưa ra công

bố:

Page 14: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

11

Nhìn vào biểu đồ, chúng ta thấy rõ sự tăng trưởng vượt trội qua từng năm từ năm

2012 - 2016, và ước tính mỗi năm doanh thu của thương mại điện tử sẽ tăng 20% trở

lên. Mục tiêu năm 2020 doanh thu giao dịch của Thương Mại Điện Tử là 10 tỷ đô

chiếm tỉ trọng 50% tổng mức bán lẻ trong cả nước.Tuy nhiên, so với thị phần thương

mại điện tử của Việt Nam chỉ bằng 1% so với Mỹ và 3% so với Nhật. Chính vì thế,

đây là vùng đất màu mỡ mà các doanh nghiệp đều muốn khai thác hết mức.

Nói về tiềm năng phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2017 và

những năm tiếp theo, bà Nguyễn Hương Quỳnh - TGĐ Nielsen Việt Nam cho biết:

"Hiện nay những sản phẩm được mua nhiều chủ yếu là quần áo thời trang, sách báo,

vé máy bay, đồ điện tử, điện thoại và đồ gia dụng. Nhưng tốc độ tăng trưởng thương

mại điện tử sẽ rất hứa hẹn ở các ngành hàng chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm, sữa, sản

phẩm của em bé".

Theo chỉ số xếp hạng năm 2017, chỉ số thương mại điện tử cho thấy vẫn tồn tại

khoảng cách số rất lớn giữa các địa phương. Số liệu thống kê giá trị Ngày mua sắm

trực tuyến năm ngoái cho thấy tỷ trọng giá trị mua sắm trong một ngày của TP.HCM

là 37%, Hà Nội 35% và các tỉnh, thành khác 28%.

Cũng trong một số liệu đo lường sức mua, giá trị mua sắm của các ngành hàng tiêu

dùng nhanh thì thị trường Hà Nội và TP.HCM chiếm 72%. Có thể nói, tiềm năng các

thị trường ngoài 2 thành phố lớn nhất nước là rất cao cũng như dư địa phát triển của

thương mại điện tử Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ chờ khai phá.

Với những điều kiện thuận lợi trên, dự báo có 5 xu hướng sẽ dẫn dắt thương mại

điện tử phát triển trong những năm tới, trong đó xu hướng gia tăng kết nối trong thế

giới số là chính.

Page 15: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

12

Theo bà Nguyễn Hương Quỳnh, 5 xu hướng đó là gia tăng kết nối, gia tăng đô thị

hoá, người tiêu dùng kết nối, những đột phá về thanh toán điện tử và cải tiến mô hình

kinh doanh.

Ở xu hướng kết nối, người tiêu dùng Việt Nam được cho là yêu thích công nghệ

cao. Cứ 130 người thì 100 người có 2 điện thoại di động. Trong đó người tiêu dùng

thành thị ở trên mạng 24,7 giờ/tuần, chỉ thấp hơn Singapore một ít. Ngày nay người

tiêu dùng ngày càng có nhiều cách kết nối hơn và họ dành nhiều thời gian trên mạng

hơn.

Xu hướng đô thị hóa được sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, lối

sống thành thị vì vậy tiếp tục phát triển. Dự kiến dân số thành thị sẽ đạt 40% vào năm

2020.

Cùng với chính sách phát triển thành phố vệ tinh, cơ hội phát triển thương mại điện

tử không dừng ở TP.HCM và Hà Nội. Việt Nam hiện có khoảng 700.000 cửa hàng tạp

hóa, cửa hàng tiện lợi. Vẫn còn rất nhiều người mua bán ở các kênh mua sắm truyền

thống. Nếu thương mại điện tử giành được một phần thị trường này thì doanh số tăng

trưởng rất cao.

Trong kỷ nguyên số, người tiêu dùng kết nối là mối quan tâm hàng đầu của sự phát

triển. Họ là những người trẻ thành thị ưa thích những trải nghiệm mới và sẵn sàng chi

tiêu. Quy mô của người tiêu dùng kết nối cũng lớn hơn tầng lớp trung lưu rất nhiều với

hơn 800 triệu người tiêu dùng kết nối so với 782 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu

trên toàn cầu. Ở khu vực Đông Á, châu Á - Thái Bình Dương, số lượng người tiêu

dùng kết nối trên 300 triệu so với 296 triệu thuộc tầng lớp trung lưu.

Thanh toán trực tuyến, trả tiền khi giao hàng là những hoạt động quan trọng của

thương mại điện tử. Phương thức thanh toán đã và đang tiếp tục chuyển dịch dần về

thanh toán trực tuyến, nhưng hiện nay hình thức nhận tiền mặt khi giao hàng vẫn là

phương thức thanh toán chủ yếu trong thương mại điện tử. Tuy nhiên sắp tới sẽ có

nhiều ngân hàng kết hợp với các nhà bán lẻ để tạo ra phương thức thuận tiện, linh hoạt

hơn cho người tiêu dùng khi thanh toán.

Xu hướng cuối cùng là cải tiến mô hình kinh doanh. Bà Hương Quỳnh cho biết,

hiện nay hầu hết doanh nghiệp thương mại điện tử vẫn dùng cách thức thu hút người

tiêu dùng thông qua các chương trình khuyến mãi nhưng thực tế nhu cầu của người

tiêu dùng trong thương mại điện tử khá đơn giản.

Họ chỉ muốn thông tin chính xác khi mua hàng online, muốn được hoàn tiền khi

sản phẩm không đúng yêu cầu, muốn được đổi hàng trong ngày khi sản phẩm không

như ý, được gửi email thông báo khi hết hàng. Phương thức giao nhận hàng, thời gian

giao hàng cũng là những vấn đề mà các doanh nghiệp thương mại điện tử cần chú

trọng cải tiến và hoàn thiện. Trong đó, địa điểm nhận hàng thuận lợi, giao hàng miễn

phí những đơn hàng cố định, giao hàng miễn phí những ngày nhất định, cho đơn hàng

cả năm là những tiêu chí được khách hàng online đánh giá cao.

Những nhu cầu đơn giản như vậy, theo bà Quỳnh vẫn chưa được các doanh nghiệp

thương mại điện tử đáp ứng đầy đủ [5].

4.6. Năm năm tới, quy mô thị trường có thể đạt 10 tỷ USD

Tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (VOBF) 2017 diễn ra

mới đây, bà Đặng Thủy Hà - Trưởng đại diện công ty nghiên cứu thị trường Nielsen

Hà Nội cho biết thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2016 đã đạt tới mốc 5 tỷ

USD. Theo bà Đặng Thủy Hà, 45% dân số Việt Nam hiện nay đã tiếp cận với Internet.

Đáng chú ý là tỷ lệ dân số tiếp cận Internet tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.

Hồ Chí Minh còn cao hơn rất nhiều. Điều này tạo điều kiện phát triển cho ngành

Page 16: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

13

thương mại điện tử tại Việt Nam. Hiện tốc độ tăng trưởng lĩnh vực thương mại điện tử

của Việt Nam là khoảng 35%.

Báo cáo từ Nielsen dẫn kết quả khảo sát năm 2015 cho thấy mỗi người sử dụng

Internet tại Việt Nam bỏ ra số tiền trung bình lên tới 160 USD/năm cho thương mại

điện tử. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng thị trường hàng năm của thương mại điện tử Việt

Nam đã đạt tới 22%, tỷ lệ tiếp cận thương mại điện tử lên tới 28%.

Ngoài ra, Việt Nam có dân số đông, tỷ lệ sử dụng Internet và smartphone cao là

những điều kiện thuận lợi cho ngành thương mại điện tử phát triển. Tỷ lệ sử dụng

smartphone tại Việt Nam đạt trên 70%, thậm chí ở các vùng nông thôn cũng đã đạt tới

trên 50%.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tính đến

năm 2016, đã có tới 32% doanh nghiệp thiết lập quan hệ kinh doanh với các đối tác

nước ngoài thông qua kênh trực tuyến. Trong khi đó, 11% doanh nghiệp chọn tham gia

các sàn thương mại điện tử và hoạt động website.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam hiện

nay, ông Trần Trọng Tuyến - Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho

rằng tốc độ tăng trưởng còn tăng mạnh, có thể lên tới 30 - 50%/năm. Theo ông Trần

Trọng Tuyến, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD

trong 5 năm tới.

PHẦN II. CÁC HÌNH THỨC THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Thƣơng mại điện tử và những lợi ích

TMĐT là bước đi mới mẻ nhất cho nền kinh tế nói chung và cho các ngành nghề

kinh doanh nói riêng. Với các thiết lập đơn giản trên nền tảng internet chúng ta đã có

thể dễ dàng có được 1 cửa hàng trực tuyến với đầy đủ lợi ích trong tầm tay. Từ các

doanh nghiệp lớn cho tới các cửa hàng nhỏ cũng luôn tìm cách phát triển với TMĐT.

Lợi ích của TMĐT có thể xem xét ở ba nhóm đối tượng chính.

1.1. Với doanh nghiệp

(1) Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền

thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp,

Page 17: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

14

khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách

hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản

phẩm hơn.

(2) Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin, chi

phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.

(3) Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân

phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các

showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm

được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.

(4) Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và

Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều

chi phí biến đổi.

(5) Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”,

lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của

khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.

(6) Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá

trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon. com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá

nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.

(7) Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng

phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản

phẩm ra thị trường.

(8) Giảm chi phí thông tin liên lạc.

(9) Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%);

giảm giá mua hàng (5-15%)

(10) Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng,

quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá

biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng

cố lòng trung thành.

(11) Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả...

đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.

(12) Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách

giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển

khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.

(13) Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng

dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình

giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và

giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.

1.2. Với người tiêu dùng (1) Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ hơn

(2) Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách

hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới

(3) Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người

mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn

(4) Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách

hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được

mức giá phù hợp nhất

Page 18: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

15

(5) Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số

hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ dàng

thông qua Internet

(6) Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ

dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm

(search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)

(7) Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham

gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng

mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.

(8) Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi

người tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh

chóng.

(9) “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn

hàng khác nhau từ mọi khách hàng

(10) Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách

miến thuế đối với các giao dịch trên mạng

1.3. Với xã hội (1) Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua

sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn

(2) Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá

do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người

(3) Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản

phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời

cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào tạo qua mạng.

(4) Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế,

giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí thấp

hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế.... là các ví dụ thành

công điển hình [2].

2. Các mô hình hoạt động thực tế

TMĐT ngày nay liên quan đến tất cả mọi thứ từ đặt hàng nội dung “kỹ thuật số”

cho đến tiêu dùng trực tuyến tức thời, để đặt hàng và dịch vụ thông thường, các dịch

vụ “meta” đều tạo điều kiện thuận lợi cho các dạng khác của TMĐT. Ở cấp độ tổ chức,

các tập đoàn lớn và các tổ chức tài chính sử dụng Internet để trao đổi dữ liệu tài chính

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh trong nước và quốc tế. Tính toàn vẹn dữ

liệu và tính an ninh là các vấn đề rất nóng gây bức xúc trong TMĐT.

Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng như cách phân chia

các hình thức này trong TMĐT. Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối

tượng chính bao gồm: Chính phủ (G - Goverment), DN (B - Business) và Khách hàng

(C - Customer hay Consumer). Các dạng hình thức chính của TMĐT bao gồm: DN với

DN (B2B); DN với Khách hàng (B2C); DN với Nhân viên (B2E); DN với Chính phủ

(B2G); Chính phủ với DN (G2B); Chính phủ với Chính phủ (G2G); Chính phủ với

Công dân (G2C); Khách hàng với Khách hàng (C2C); Khách hàng với DN (C2B);

online-to-offline (O2O); Thương mại di động (mobile commerce hay viết tắt là m-

commerce).

3. Quy định pháp luật của Việt Nam về thƣơng mại điện tử

3.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT Năm 2005, Quốc hội thông qua ba luật có tính chất đặt nền tảng pháp lý cho

TMĐT, đó là Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật Giao dịch điện tử. Bên cạnh

Page 19: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

16

đó, hoạt động TMĐT và việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực TMĐT còn chịu

sự điều chỉnh của một số luật như; Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật Viễn

thông năm 2009; Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Luật Bảo vệ

người tiêu dùng năm 2010; Luật Quảng cáo năm 2012; Luật Đầu tư 2014; Luật Doanh

nghiệp năm 2014.

Để hướng dẫn, quản lý hoạt động giao dịch và các hoạt động liên quan đến

TMĐT, Chính phủ đã ban hành:

- Nghị định 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 về thương mại điện tử;

- Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử (thay thế

Nghị định 57/2006/NĐ-CP);

- Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật

Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

- Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 sửa đổi, bổ sung Nghị định

số 26/2007/NĐ-CP về chữ ký và dịch vụ chứng thực chữ ký;

- Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật

Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số

106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007;

- Nghị định 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt

động tài chính; Nghị định 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về giao dịch điện tử trong

hoạt động Ngân hàng;

- Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 về chống thư rác;

- Nghị định 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 sửa đổi bổ sung Nghị định số

90/2008/NĐ-CP về Chống thư rác;

- Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

- Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 quy định về việc cung cấp thông

tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử

của cơ quan nhà nước;

- Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về Thanh toán không dùng

tiền mặt; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý,

cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;

- Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 quy định về khu công nghệ

thông tin tập trung;

- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật Quảng cáo.

Về xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT có các Nghị định sau:

- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo;

- Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô

tuyến điện;

- Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 quy định về phòng, chống tội

phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buốn bán hàng giả, hàng cấm và bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Page 20: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

17

- Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015, sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buốn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng.

Về Thông tư hướng dẫn thi hành, có các văn bản sau:

- Thông tư số 78/2008/TT-BTC ngày 15/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn

thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong

hoạt động tài chính;

- Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30/12/2008 của Bộ Thông tin và

Truyền thông hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP

của Chính phủ về chống thư rác;

- Thông tư 03/2009/TT-BTC ngày 2/03/2009 của Bộ Tài chính quy định về mã

số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn, nhà

cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet, hướng dẫn thi hành Nghị định số

90/2008/NĐ-CP;

- Thông tư số 50/2009/TT-BTC ngày 16/03/2009 của Bộ Tài chính về việc

hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán;

- Thông tư 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/07/2009 của Bộ Thông tin và Truyền

thông quy định về cung cấp thông tin và bảo đảm khả năng truy cập thuận tiện đối với

trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

- Thông tư số 37/2009/TT-BTTTT ngày 22/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền

thông quy định về hồ sơ và thủ tục liên quan đến cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ

chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;

- Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22/07/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

quy định chi tiết thí điểm đấu thầu qua mạng;

- Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn

thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa

đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

- Thông tư số 23/2010/TT-NHNN ngày 9/11/2010 của Thống đốc Ngân hàng

nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử

liên ngân hàng;

- Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 9/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn

giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế;

- Thông tư số 25/2010/TT-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và

Truyền thông quy định việc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ

thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan

nhà nước;

- Thông tư số 209/2010/TT-BTC ngày 20/12/2010 của Bộ Tài chính quy định

giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước;

- Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011, của Bộ Tài chính hướng dẫn

về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

- Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-

TANDTC ngày 10/9/2012 của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tư pháp - Bộ

Thông tin và Truyền thông - Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao

hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực

công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công thương quy định

về quản lý website thương mại điện tử;

Page 21: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

18

- Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014, của Thống đốc Ngân hàng

nhà nước về dịch vụ trung gian thanh toán.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT hiện nay tương đối đầy đủ,

nhưng văn bản có liên quan chặt chẽ nhất chính là Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

3.2.Các nguyên tắc hoạt động trong thương mại điện tử

Theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP, TMĐT hoạt động theo bốn

nguyên tắc chính:

Một là, nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch TMĐT

Các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT có quyền tự do thỏa thuận không trái

với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch.

Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao

dịch.

Hai là,nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong TMĐT

Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng

dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website TMĐT không nêu cụ thể giới hạn địa lý

của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên

phạm vi cả nước.

Ba là, nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong

hoạt động TMĐT

Người sở hữu website TMĐT bán hàng và người bán trên website cung cấp

dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng; Khách hàng trên

website cung cấp dịch vụ TMĐT là người tiêu dùng dịch vụ TMĐT và là người tiêu

dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp; Trường hợp người

bán hàng trực tiếp đăng thông tin về hàng hóa, dịch vụ của mình trên website TMĐT

thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT và thương nhân, tổ chức cung cấp

hạ tầng không phải là bên thứ ba cung cấp thông tin theo quy định của Luật Bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng.

Bốn là, nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc

hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua TMĐT

Các chủ thể ứng dụng TMĐTđể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh

doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp

luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Page 22: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

19

PHẦN III. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI

VỚI THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Nhân loại đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, được xây dựng

trên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3, đó là cuộc cách mạng kỹ thuật số được

xuất hiện từ giữa thế kỷ trước, là sự hợp nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa

các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

1. Khái niệm về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Theo GS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng

Đức là Industrie 4.0) hay CMCN 4.0, là một thuật ngữ gồm một loạt các công nghệ tự

động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. CMCN 4.0 được định nghĩa là “một

cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị”đi cùng

với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, internet kết nối vạn vật (IoT) và internet

của các dịch vụ (IoS).

Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các

công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh

những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh

học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy...

Cuộc CMCN 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong

công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn

vật và điện toán đám mây. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các

“nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ

thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của

thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và

với con người theo thời gian thực, và thông qua IoS, người dùng sẽ được tham gia vào

chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này…

Việc áp dụng rộng rãi những tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông ICT,

như IoT, điện toán đám mây, công nghệ thực tế - ảo... vào hoạt động sản xuất công

nghiệp làm mờ đi ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo, được gọi là hệ thống sản

xuất thực - ảo/điều khiển - vật lý CPPS (cyber-physical production system). Đây là

nền tảng cho việc xây dựng các nhà máy thông minh, nhà máy số ngày nay. CPPS là

Page 23: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

20

mạng lưới giao tiếp trực tuyến giữa các máy móc với nhau, được tổ chức như mạng xã

hội.

Trong nhà máy số, các thiết bị máy móc thông minh giao tiếp với nhau bằng hệ

thống mạng và liên tục chia sẻ thông tin về lượng hàng hiện tại, về sự cố hoặc lỗi, về

những thay đổi trong đơn đặt hàng hoặc mức độ nhu cầu. Quá trình sản xuất và thời

hạn sản xuất được phối hợp với mục tiêu tăng hiệu suất và tối ưu hóa thời gian sản

xuất, công suất và chất lượng sản phẩm trong các khâu phát triển, sản xuất, tiếp thị và

thu mua. Các cảm biến, chấp hành và điều khiển cho phép các máy móc liên kết đến

nhà máy, các hệ thống mạng khác và giao tiếp với con người. Các mạng thông minh

này là nền tảng của các nhà máy thông minh, nhà máy số ngày nay.

Đối với nhà máy số, ngoài hạ tầng mạng máy móc thông minh còn có sự ghép nối

với hạ tầng các mạng thông minh khác như: mạng thiết bị di động thông minh, mạng

lưới điện thông minh, mạng logicstic thông minh, mạng ngôi nhà thông minh hay

mạng tòa nhà thông minh, và liên kết đến cả mạng thương mại điện tử, mạng xã hội.

Tất cả các mạng này là xu thế của Công nghiệp 4.0, dựa trên những phát triển vượt trội

của công nghệ thông tin – truyền thông và khoa học máy tính: IoT, IoS, Internet kết

nối dữ liệu, internet kết nối người dân.

2. Các động lực chính cho CMCN 4.0

Những động lực chính của cuộc cách mạng công nghiệp mới này là sự thay đổi

trong kỳ vọng của người dùng (sản phẩm theo yêu cầu và giao hàng theo thời gian

Internet), cùng với sự hội tụ của các công nghệ mới như IoT, robot cộng tác (cùng làm

với người), in ấn 3D và điện toán đám mây, cùng sự xuất hiện các mô hình kinh doanh

mới.

Thế giới đang chứng kiến hàng loạt những đột phá khoa học và tiến bộ công nghệ,

đây là những xu hướng và động lực dẫn dắt CMCN 4.0. Vô số tổ chức đã sử dụng các

công nghệ khác nhau sẽ thúc đẩy CMCN 4.0. Những đột phá khoa học và công nghệ

mới dường như là vô hạn, diễn ra trên rất nhiều mặt khác nhau và ở nhiều nơi khác

nhau. Các công nghệ quan trọng cần xem xét được dựa trên nghiên cứu do Diễn đàn

Kinh tế Thế giới thực hiện và các công việc của một số hội đồng chương trình nghị sự

toàn cầu.

Tất cả những phát triển mới và các công nghệ mới đều có đặc điểm chung: chúng

tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin (CNTT). Các xu thế lớn

của công nghệ có thể được chia thành 3 nhóm: vật lý/hữu hình, kỹ thuật số và sinh

học. Cả ba đều liên quan chặt chẽ với nhau và với các công nghệ khác để đem lại lợi

ích cho nhau dựa vào những khám phá và tiến bộ của từng nhóm.

(1) Vật lý/hữu hình: Bốn đại diện chính của xu hướng lớn về phát triển công nghệ

dễ nhận thấy nhất là:

- Xe tự lái: Những xe ô tô này xử lý một lượng lớn dữ liệu cảm biến từ các radar,

máy ảnh, máy đo khoảng cách bằng siêu âm, GPS và bản đồ được gắn trên xe để điều

hướng các tuyến đường đi qua các tình huống giao thông phức tạp và thay đổi nhanh

chóng hơn mà không cần bất kỳ sự tham gia nào của con người.

- Công nghệ in 3D: Hay được gọi là chế tạo cộng, in 3D bao gồm việc tạo ra một

đối tượng vật lý bằng cách in theo các lớp từ một bản vẽ hay một mô hình 3D có

trước. Công nghệ này khác hoàn toàn so với chế tạo trừ, lấy đi các vật liệu thừa từ phôi

ban đầu cho đến khi thu được hình dạng mong muốn. Ngược lại, công nghệ in 3D bắt

đầu với vật liệu rời và sau đó tạo ra một sản phẩm ở dạng ba chiều từ mẫu kỹ thuật số.

- Khoa học robot cao cấp: Siêu tự động hóa cộng với trí tuệ nhân tạo (AI) khiến

việc tự động hóa phát triển mạnh hơn, thậm chí với những kỹ năng trước đây chỉ có

Page 24: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

21

con người sở hữu. Siêu tự động hóa cực cao có thể cho phép sự tham gia của robot và

các cỗ máy có trí thông minh nhân tạo phân tích kết quả, đưa ra các quyết định phức

tạp và ứng dụng những kết luận vào hoạt động sản xuất.

- Vật liệu mới: Với thuộc tính mà mà chỉ cách đây vài năm vẫn còn được coi là

viễn tưởng, những vật liệu mới đang được đưa ra thị trường. về tổng thể, chúng nhẹ

hơn, bền hơn, có thể tái chế và dễ thích ứng.

(2) Kỹ thuật số:

Từ CMCN 4.0, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số là sự xuất

hiện IoT. Mô tả đơn giản nhất, có thể coi IoT là mối quan hệ giữa vạn vật (các sản

phẩm, dịch vụ, địa điểm,...) và con người thông qua các công nghệ kết nối và các nền

tảng khác nhau. Theo các chuyên gia, IoT có thể tạo ra một cuộc cách mạng công

nghiệp mới, khiến cả nền kinh tế thế giới và đời sống nhân loại phải chuyển mình theo.

Không giống như các cuộc cách mạng trước - thường diễn ra theo xu hướng phát

minh mới làm mờ đi phát minh cũ, IoT được tin là sẽ tạo cơ hội cho tất cả các ngành

nghề đều được hưởng lợi. IoT gia tăng cũng có nghĩa là việc truyền tải dữ liệu và giao

tiếp qua internet tăng lên. Chính vì thế mà tất cả các công ty, ngành nghề đều có thể sử

dụng các dữ liệu đó để phân tích và quyết định chiến lược cạnh tranh giành lấy thành

công cho mình trong tương lai.

Theo Công ty nghiên cứu Rand Europe (Anh), đến năm 2020, IoT sẽ đem lại doanh

thu tiềm năng khổng lồ cho các ngành trên thế giới vào khoảng từ 1,4 nghìn tỷ - 14,4

nghìn tỷ USD - tương đương với mức GDP của cả Liên minh châu Âu. Không những

thế, một báo cáo mới nhất của hãng phân tích kinh tế Business Insider Intelligence còn

dự báo, đến năm 2020 nhiều ngành kinh tế cơ bản sẽ tăng cường đầu tư cho hệ sinh

thái IoT với tổng số tiền đầu tư cho các giải pháp IoT ước chừng 6 nghìn tỷ USD.

Trong đó, các nhà sản xuất công nghiệp chế tạo sẽ tăng 35% đầu tư cho việc sử dụng

các cảm biến thông minh.

Ngành giao thông sẽ có hơn 220 triệu xe hơi được kết nối. Ngành công nghiệp

quốc phòng sẽ chi 8,7 tỷ USD cho các phương tiện không người lái và sẽ có 126 nghìn

robot quân sự được xuất xưởng. Sản xuất nông nghiệp sẽ cài đặt 75 triệu thiết bị IoT,

chủ yếu là các thiết bị cảm biến được đặt ở trong đất để theo dõi nồng độ axít, nhiệt độ

và các chỉ số khác để giúp nông dân tăng năng suất mùa vụ. Ngoài ra, còn nhiều lĩnh

vực khác cũng tăng cường đầu tư hệ sinh thái IoT như lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ vận tải,

ngân hàng, y tế... Nói chung, trong vài năm nữa, IoT sẽ bao trùm hầu khắp các ngành

nghề trong ba khu vực chính: Chính phủ, DN và người tiêu dùng, với ước tính có 24 tỷ

thiết bị được kết nối Internet và tham gia vào hệ sinh thái IoT.

(3) Sinh học

Với sức mạnh của máy tính, các nhà khoa học không còn phải dùng phương pháp

thử, sai và thử lại, thay vào đó họ thử nghiệm cách thức mà các biến dị gen gây ra các

bệnh lý đặc thù.Bước tiếp theo sẽ là sinh học tổng hợp. Công nghệ này sẽ giúp chúng

ta có khả năng tùy biến cơ thể bằng cách sửa lại ADN. Đặt những vấn đề đạo đức qua

một bên, sinh học tổng hợp sẽ phát triển hơn nữa, những tiến bộ này sẽ không chỉ tác

động sâu và ngay tức thì về y học mà còn về nông nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh

học.

3. Cơ hội và thách thức đối với thƣơng mại điện tử

3.1. Sức lan toả của cuộc cách mạng I4.0 đến TMĐT

Page 25: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

22

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) được xây dựng dựa trên cuộc

cách mạng số, đặc trưng

bởi Internet ngày càng

phổ biến và di động, bởi

các cảm biến nhỏ và

mạnh mẽ hơn với giá

thành rẻ hơn, bởi trí tuệ

nhân tạo và học máy

(machine learning). Các

công nghệ số với phần

cứng máy tính, phần mềm

và hệ thống mạng đang

trở nên ngày càng phức

tạp hơn, được tích hợp

nhiều hơn và vì vậy đang

làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Cùng với xu hướng CMCN 4.0, kinh tế số

là yếu tố quan trọng tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền

kinh tế. Thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ cao và các mô hình kinh doanh

mới ngày càng phát triển. Thị trường TMĐT vì thế cũng được mở rộng, mô hình

TMĐT ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức

mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh,

đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như TMĐT nói riêng.

Kinh tế chia sẻ (còn được gọi là sharing economy hoặc tiêu dùng cộng tác) là mô hình

tiêu biểu của nền kinh tế số, được coi là hoạt động tái thiết kinh tế tận dụng lợi thế sử

dụng nguồn tài nguyên của cá nhân (bao gồm cả tài sản vô hình như kỹ năng, thời

gian...) được giới thiệu, hay chia sẻ cho các cá nhân khác có thể cùng sử dụng thông

qua nền tảng phù hợp trên Internet. Ví dụ điển hình của mô hình kinh tế chia sẻ có thể

kể đến như: dịch vụ “Homestay”, cung cấp dịch vụ lưu trú sử dụng nhà ở; dịch vụ ngồi

chung xe di chuyển tới điểm đích đến bằng xe cá nhân của Uber; dịch vụ sử dụng vật

thuộc sở hữu cá nhân; hay dịch vụ cung cấp kỹ năng chuyên nghiệp của cá nhân trong

thời gian rảnh, dịch vụ sử dụng không gian tại bãi đỗ xe trống...

Page 26: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

23

Cho dù là người tiêu dùng hay doanh nghiệp, thì khách hàng đang ngày càng

trở thành trung tâm của nền kinh tế số, tất cả đều nhằm làm thế nào cải thiện cách thức

phục vụ khách hàng, trong đó chú trọng vào trải nghiệm của khách hàng. Hơn nữa, các

sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đều có thể được tăng cường với công nghệ số hoá để

làm tăng giá trị của chúng. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, các sản phẩm và dịch

vụ được tạo ra dựa trên phân tích và tổng hợp dữ liệu về nhu cầu người tiêu dùng đòi

hỏi phải có sự đồng bộ liên kết và trao đổi dữ liệu. Sự xuất hiện của các nền tảng toàn

cầu, trong một thế giới phẳng và các mô hình kinh doanh mới sẽ dẫn tới hình thức tổ

chức và văn hoá phát triển của các doanh nghiệp cũng sẽ phải được xem xét lại.

Theo nhận định của OECD năm 2015, tiềm năng thực chất của nền kinh tế số

hiện nay vẫn chưa được thể hiện rõ rệt. Theo thống kê của eMarketer – Công ty

Nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ (tháng 8/2016), doanh thu thương mại điện tử bán

lẻ (TMĐT B2C) toàn cầu năm 2016 ước tính đạt 1.915 tỷ USD với mức tăng trưởng là

23.7%. Năm 2016, Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố tổng doanh thu bán lẻ trực tuyến

của quốc gia này tính đến hết quý 3 đạt 291,7 tỷ USD. Theo số liệu của Tập đoàn tư

vấn nghiên cứu các vấn đề Internet của Trung Quốc iResearch công bố vào tháng

12/2016, đến hết quý 3/2016, doanh thu bán lẻ nước này đạt 3,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ

(khoảng 460,5 tỷ USD). Ước tính doanh thu này sẽ đạt 4.700 Nhân dân tệ (khoảng

676,3 tỷ USD) trong năm 2016. Về thị trường TMĐT bán lẻ tại Việt Nam, kết quả

khảo sát của Cục TMĐT và CNTT năm 2016 cho thấy, giá trị mua hàng trực tuyến của

một người đạt 170 USD, doanh số TMĐT B2C đạt khoảng 5 tỷ USD, tăng 23% so với

năm trước đó, chiếm khoảng 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu

dùng cả nước. Tỷ trọng của TMĐT trong tổng doanh số thị trường bán lẻ của Việt

Nam khoảng 2,8% đang là con số khá khiêm tốn so với mức trung bình của cả khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương với 12,1%.

Tại Việt Nam, theo khảo sát năm 2016 với hơn 3.000 doanh nghiệp, hai phần

mềm được doanh nghiệp sử dụng phổ biến là phần mềm kế toán, tài chính (91%) và

quản lý nhân sự (59%). Một số phần mềm khác được doanh nghiệp sử dụng là phần

mềm quan hệ khách hàng (32%), phần mềm quản lý hệ thống cung ứng (28%), phần

mềm quản lý doanh nghiệp (17%). Tỷ lệ doanh nghiệp có trang bị máy tính để

bàn/máy tính xách tay chiếm 99% trong tổng số hơn 3.000 doanh nghiệp tham gia

Page 27: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

24

khảo sát. 61% doanh nghiệp trang bị các loại thiết bị di động như điện thoại thông

minh, máy tính bảng để phục vụ công việc, số liệu này tăng 11% so với năm 2015. Tỷ

lệ doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý nhân sự chiếm 59%, tăng 10% so với năm

trước đó.Tỷ lệ doanh nghiệp có sử dụng chữ ký điện tử trong giao dịch với đối tác tăng

tương đối cao, chiếm 61% trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát (năm 2015 tỷ

lệ này là 48%). Một thống kê khác của Thời báo kinh tế Sài Gòn Online, trong 5 năm

(2011-2015), tại Việt Nam, có 11.738 công trình khoa học được công bố quốc tế, song

có chưa tới 20% tổng số doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp có trình độ

công nghệ tiên tiến, mà chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

3.2. Cần chuẩn bị gì cho TMĐT thời 4.0?

Khi nhìn thấy được xu hướng phát triển của TMĐT thì chúng ta sẽ có câu trả

lời. Như đã phân tích ở trên, CCMCN 4.0 sẽ giúp cho doanh nghiệp phục vụ tốt và

đúng nhu cầu của khách hàng của họ hơn. Tuy nhiên, nó lại sẽ là thách thức rất lớn

cho các nhân sự hiện tại, bởi vì tính tự động và hiệu quả rất cao. Chính vì vậy, xu

hướng tất yếu là doanh nghiệp sẽ cần những người nắm rõ quy trình công nghiệp, có

nghiệp vụ cao nhưng lại phải thành thạo trong việc quản lý hệ thống Thương Mại Điện

Tử.

Ngoài ra, nhân viên phát triển website TMĐT sẽ được săn đón. Bởi vì TMĐT

vận hành trên nền website nơi mà khách hàng có thể xem hàng, chọn hàng và đặt hàng.

Doanh nghiệp rất cần đội ngũ này để tạo ra được một hệ thống TMĐT như mình đã

phân tích. Điều chắc chắn, đội ngũ phát triển website hệ thống TMĐT này phải có

năng lực, nắm vững nền tảng để có thể can thiệp trực tiếp vào hệ thống.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang tìm đội ngũ Web Developer (nhà phát

triển website) có kiến thức nền tảng thật tốt để có thể tham gia các dự án lớn cũng như

có thể phân tích sâu sắc vấn đề, đưa ra giải pháp thật sự hiệu quả. Nếu bạn muốn theo

sự nghiệp Web Developer, thì bạn nên tìm cho mình một lộ trình nền tảng bài bản, có

hệ thống để bắt đầu theo đuổi sự nghiệp này [7].

Page 28: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỚI CU C CÁCH M NG CÔNG NGHI P L N … 100 tỷ USD, dự án triển khai trong 10 năm tới… Báo cáo hàng quý của Akamai cho biết Việt

25

KẾT LUẬN

TMĐT Việt Nam mặc dù đã bắt nhịp xu hướng TMĐT mới của thế giới, phục

vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo thói quen mua sắm hiện đại của

người tiêu dùng trên môi trường mạng. Tuy nhiên, các hạ tầng cho kinh tế số, như hạ

tầng thanh toán điện tử, hạ tầng phân phối điện tử, hạ tầng nhân lực TMĐT và CNTT,

hạ tầng an toàn an ninh thông tin còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một bộ phận lớn các doanh

nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp TMĐT còn chưa ý thức được hoặc chưa

quan tâm thích đáng đến sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ hiện đại. Do đó, để

tiếp cận với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số trong cuộc CMCN 4.0, cần sự

đầu tư lớn về nguồn vốn, công nghệ và nhân lực.

Những chính sách và đầu tư cụ thể trong lĩnh vực giáo dục công nghệ, kiến tạo

trong thời gian sớm nhất một xã hội với lực lượng lao động chất lượng cao, vừa tận

dụng được tối đa sự phát triển của công nghệ thông tin, vừa bảo đảm hoà nhập xã hội.

Đó là điều Việt Nam phải làm ngay, bởi thế giới không bao giờ dừng lại để chờ đợi.

Trung tâm Phân tích thông tin

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Đình Luận, Tổng quan về thương mại điện tử ở Việt Nam, Tạp chí tài

chính, số tháng 8/2015.

[2] Lợi ích của thương mại điện tử, Doanh nhân Sài Gòn, tháng 8/2017.

[3] Tổng quan thực trạng tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2017, tháng

9/2017, Webico

[4] Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức, Diễn đàn doanh nghiệp,

tháng 2/2017.

[5] Thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp,

[6] Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội và thách thức, trang tin điện tử, tháng 6/2017.

[7] Thương mại điện tử 4.0; https://www.cione.vn/chuyen-nghe/thuong-mai-dien-tu-

thoi-4-0.html, tháng 6/2017