On Tap Duong Loi Cm Dang

79
ĐƯỜNG LI CÁCH MNG CA ĐẢNG CNG SN VIT NAM Câu 1: Đại hi đại biu toàn quc ln thVI ca Đảng hp ti Hà Ni tngày 15 đến 18-12-1986. Đại hi đã hoch định đường li đổi mi toàn din, sâu sc và trit để. Đó là skết tinh trí tuca toàn Đảng, toàn dân và cũng thhin tinh thn trách nhim cao ca Đảng trước đất nước và dân t c.  Lúc này, đất nước đã thng nht, nhưng vn đứng trước muôn vàn khó khăn. Đó là hai cuc chiến tranh biên gii Tây Nam và biên gii phía bc, Mvà các nước tư bn bao vây, cm vn, cô lp Vit Nam. Chúng ta đã xây dng CNXH vi mt đim xut phát thp, hu qunng nca chiến tranh chưa được khc phc. Cùng lúc đó, ta li mc phi sai lm chquan duy ý chí, vi phm quy lut khách quan, nóng vi trong ci to xã hi chnghĩa, xóa bcác thành phn kinh tế phi xã hi chnghĩa, chchú trng công hu hóa tư liu sn xut. Hu qulà người lao động bkìm hãm, sc lao động không được phát trin, kinh tế phát trin chm, sn xut trì tr, khng hong trm trng. Tình hình các nước xã hi chnghĩa cũng có nhiu khó khăn đứng trước yêu cu khách quan phi ci t, ci cách. Thc tin đó đòi hi Đảng ta phi có nhng bước đi mi.  Đồng chí Võ Văn Kit - Uviên BChính trđọc Báo cáo vphương hướng, mc tiêu chyếu phát tri n kinh t ế - xã hi trong 5 năm (1986-1990).  Đánh giá tình hình thc hin Nghquyết Đại hi đại biu toàn quc ln thV, Báo cáo Chính trnêu rõ: “Thái độ ca Đảng ta trong vic đánh giá tình hình là nhìn thng vào stht, đánh giá đúng stht, nói rõ stht. Cùng vi vic đánh giá đúng nhng thành tích đã đạt được, Đại hi này, chúng ta chú trng kim đim nhng mt yếu kém, phân tích sâu sc nhng sai l m và khuyết đi m, vch rõ nhng nguyên nhân, nêu ra bin pháp khc phc, xác định nhim vvà mc tiêu phn đấu trong nhng năm còn li ca chng đường đầu tiên ca thi kquá độ”.  Đại hi khng định quyết tâm đổi mi công tác lãnh đạo ca Đảng theo tinh thn cách mng và khoa hc. Đại hi nhn định: Năm năm qua là mt đon đường đầy ththách đối vi Đảng và nhân dân ta. Cách mng nước ta din ra trong bi cnh quc tế và trong nước có

Transcript of On Tap Duong Loi Cm Dang

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 1/79

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMCâu 1: – Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp tạiHà Nội từ ngày 15 đến 18-12-1986. Đại hội đã hoạch định đườnglối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để. Đó là sự kết tinh trí tuệcủa toàn Đảng, toàn dân và cũng thể hiện tinh thần trách nhiệmcao của Đảng trước đất nước và dân tộc. 

Lúc này, đất nước đã thống nhất, nhưng vẫn đứng trước muôn vànkhó khăn. Đó là hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giớiphía bắc, Mỹ và các nước tư bản bao vây, cấm vận, cô lập Việt Nam.Chúng ta đã xây dựng CNXH với một điểm xuất phát thấp, hậu quảnặng nề của chiến tranh chưa được khắc phục. Cùng lúc đó, ta lạimắc phải sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan,nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ các thành phần kinh

tế phi xã hội chủ nghĩa, chỉ chú trọng công hữu hóa tư liệu sản xuất.Hậu quả là người lao động bị kìm hãm, sức lao động không đượcphát triển, kinh tế phát triển chậm, sản xuất trì trệ, khủng hoảng trầmtrọng. Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa cũng có nhiều khó khănvà đứng trước yêu cầu khách quan phải cải tổ, cải cách.

Thực tiễn đó đòi hỏi Đảng ta phải có những bước đi mới.

 Đồng chí Võ Văn Kiệt - Uỷ viên Bộ Chính trị đọc Báo cáo về phươnghướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm

(1986-1990).

 Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ V, Báo cáo Chính trị nêu rõ: “Thái độ của Đảng ta trong việcđánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật,nói rõ sự thật. Cùng với việc đánh giá đúng những thành tích đã đạtđược, ở Đại hội này, chúng ta chú trọng kiểm điểm những mặt yếukém, phân tích sâu sắc những sai lầm và khuyết điểm, vạch rõnhững nguyên nhân, nêu ra biện pháp khắc phục, xác định nhiệm vụvà mục tiêu phấn đấu trong những năm còn lại của chặng đường đầutiên của thời kỳ quá độ”.

 Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảngtheo tinh thần cách mạng và khoa học. Đại hội nhận định: Năm nămqua là một đoạn đường đầy thử thách đối với Đảng và nhân dân ta.Cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 2/79

những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có nhiều khó khăn phức tạp.Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội thứ V đề ra, nhândân ta đã anh dũng phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọngtrong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giành những thắng lợi tolớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

 Đại hội cũng nhận rõ: Tình hình kinh tế - xã hội đang có những khókhăn gay gắt; sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp;phân phối lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trongnền kinh tế chậm được thu hẹp; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩachậm được củng cố; đời sống nhân dân lao động còn nhiều khókhăn… Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu tổngquát do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế- xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

Về nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, Đại hội nhấn mạnh:trong những năm qua, việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụthể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiềuthiếu sót. Do vậy đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế”. Đại hội thẳng thắn cho rằng: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn,sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”, đặc 

biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận thức lý luận.

Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng. Một là, trongtoàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dânlàm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân laođộng. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng vàhành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hànhđộng theo quy luật khách quan là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo

đúng đắn của Đảng. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộcvới sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền lãnhđạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội đề ra đường lối đổi mới.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 3/79

- Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp;cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủcông nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tếhuyện). Đại hội xác định phải “Tập trung sức phát triển nông nghiệp,coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bướctiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”; công nghiệp nặng thì “phảinhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đườngđầu tiên, và theo khả năng thực tế, chuẩn bị tiền đề cho sự phát triểnkinh tế trong chặng đường tiếp theo”…

- Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng 

  xuất khẩu. Chương trình lương thực thực phẩm phát triển theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích cây lúa ở

những nơi có điều kiện, phấn đấu tăng diện tích ruộng đất sử dụngcủa cả nước. Ở những nơi có điều kiện phải thực hiện khai hoang,mở rộng thêm diện tích trồng trọt; phải coi trọng cả lúa và màu; đẩymạnh phát triển chăn nuôi, tăng đàn gia súc, gia cầm, áp dụng rộngrãi mô hình VAC để nâng cao hiệu quả sản xuất… Chương trìnhhàng tiêu dùng thì chú trọng tăng cường sản xuất hàng tiêu dùng vềsố lượng, chủng loại để đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội; tậptrung giải quyết vấn đề nguyên liệu, tận lực khai thác các nguồnnguyên liệu trong nước, đồng thời ưu tiên dành ngoại tệ để nhậpkhẩu những nguyên liệu cần thiết. Phải đổi mới cơ chế và chính sáchđể thu hút lực lượng tiểu, thủ công nghiệp và các lực lượng khác tham gia làm hàng tiêu dùng. Về chương trình hàng xuất khẩu “tạođược một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; đạt kim ngạch xuất khẩuđáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụtùng và những hàng hóa cần thiết”.

- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sửdụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Với các thànhphần kinh tế xã hội chủ nghĩa, Đại hội chỉ rõ, quan trọng nhất là củng

cố và phát triển kinh tế XHCN, trước hết là làm cho kinh tế quốcdoanh thật sự giữ vai trò chủ đạo, chi phối được các thành phần kinhtế khác. Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủnghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi 

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 4/79

nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.

 Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng và củng cốquan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo các thànhphần kinh tế xã hội chủ nghĩa; thành phần kinh tế phi xã hội chủnghĩa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Đổimới cơ chế quản lý kinh tế, chính sách xã hội, kế hoạch hoá dânsố và giải quyết việc làm cho người lao động. Chăm lo đáp ứng cácnhu cầu giáo dục, văn hoá, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhândân. Trên lĩnh vực đối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta làra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu

giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hoàbình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghịvà hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hộichủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tíchcực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độclập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân laođộng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta. Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhànước quản lý đã được Đại hội lần thứ VI xác định là “cơ chế chungtrong quản lý toàn bộ xã hội”. Phương thức vận động quần chúngphải được đổi mới theo khẩu hiệu: Dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra. Đó là nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độnhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình.

6 nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy Nhà nước là:

- Thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật,chính sách cụ thể.

- Xây dựng chiến lược kinh tế- xã hội và cụ thể hoá chiến lược đóthành những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Quản lý hành chính xã hội và hành chính kinh tế, điều hành cáchoạt động kinh tế, xã hội trong toàn xã hội theo kế hoạch, giữ vững

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 5/79

pháp luật, kỷ cương nhà nước và trật tự xã hội, giữ vững quốcphòng, an ninh.

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước, phát hiện nhữngmất cân đối và đề ra những biện pháp để khắc phục.

- Thực hiện quy chế làm việc khoa học có hiệu suất cao.

- Xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao, với đội ngũ cán bộcó phẩm chất chính trị, có năng lực quản lý Nhà nước, quản lý kinhtế, quản lý xã hội.

Về nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh: Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy,trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ;đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.

Nâng cao chất lượng đảng viên và sức mạnh chiến đấu của tổ chứccơ sở, tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng là nhiệm vụ quantrọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách của công tác xây dựng Đảng.

 Đại hội VI của Đảng đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện, sâusắc và triệt để. Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân vàcũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của Đảng trước đất nước và

trước dân tộc. Đường lối do Đại hội VI đề ra thể hiện sự phát triển tưduy lý luận, khả năng tổng kết và tổ chức thực tiễn của Đảng, mở rathời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường đi lênchủ nghĩa xã hội./.

CAU 2: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội được Ðại hội lần thứ VII của Ðảng thông quanăm 1991 đã nêu lên những phương hướng cho sự phát triểncủa đất nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Nhìn lại, chúng ta thấy được giá trị vô cùng to lớn của Cương lĩnhtrong định hướng xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hộitrong tình hình thế giới có những biến động phức tạp với nhiều thửthách hiểm nghèo. Cương lĩnh năm 1991 ra đời trong bối cảnh chủnghĩa xã hội hiện thực trên thế giới lâm vào thoái trào. Các thế lựcthù địch với chủ nghĩa xã hội hân hoan cho rằng "chủ nghĩa xã hội đãcáo chung", chủ nghĩa tư bản đã hoàn toàn chiến thắng. Lúc đó sự

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 6/79

thoái trào của chủ nghĩa xã hội đã tác động đến niềm tin của một bộphận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với chủ nghĩa xã hội. Trongbối cảnh ấy, Ðảng ta đã kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, đề ra chiếnlược kinh tế - xã hội và lãnh đạo nhân dân ta hoàn thành chiến lượckinh tế - xã hội 10 năm (1991 - 2000) thu được kết quả quan trọng.Năm 1996, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, bướcvào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, nước ta đã ra khỏi tìnhtrạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhậptrung bình. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộcđổi mới tạo ra thế và lực mới cho cách mạng nước ta chuyển sangthời kỳ phát triển mới; con đường và mô hình xây dựng chủ nghĩa xã

hội đã thấy rõ hơn. Chẳng hạn 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủnghĩa mà Cương lĩnh 1991 nêu: Do nhân dân lao động làm chủ; Cónền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại vàchế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hóatiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi ápbức bóc lột bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, cócuộc sống ấm no tự do hạnh phúc; có điều kiện phát triển toàn diệncá nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡnhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân cácnước trên thế giới đã được Dự thảo Cương lĩnh 2011 bổ sung vàphát triển thành tám đặc trưng cơ bản của mô hình xã hội xã hội chủnghĩa mà nhân dân ta tiếp tục xây dựng trong thế kỷ 21. Tám đặctrưng đó là:

1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Do nhân dân làm chủ.

3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đạivà chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; có điều kiệnphát triển toàn diện.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 7/79

6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôntrọng và giúp nhau cùng phát triển.

7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thếgiới. 

Tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa được nêu trên vừa thểhiện tính toàn diện và sự thống nhất của các đặc trưng đó trong mộtchỉnh thể, phản ánh được bản chất của chủ nghĩa xã hội mà chúng tađang xây dựng. Những đặc trưng ấy trả lời câu hỏi xã hội xã hội chủnghĩa ở Việt Nam là gì? Tính phổ biến và tính đặc thù của xã hội xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện như thế nào?Có thể nói, tính toàn diện và tính thống nhất của các đặc trưng thểhiện ở chỗ các đặc trưng này phản ánh toàn diện các lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quan hệ đối ngoại, và sự thống nhất biệnchứng giữa kinh tế và chính trị, kinh tế, chính trị và xã hội, đối nội vàđối ngoại.

Còn về bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Chúngta có thể tìm thấy trong các đặc trưng về chế độ chính trị và nhà

nước. 

Trước hết phải kể đến bản chất của chế độ chính trị mà cốt lõi củachế độ chính trị là Nhà nước. Ở nước ta, sau Cách mạng Tháng Támnăm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là cộng hòaxã hội chủ nghĩa) ra đời xác lập địa vị mới của nhân dân, từ nô lệ làmthuê thành người làm chủ; đồng thời xác lập địa vị mới của Ðảng ta,

 Ðảng cầm quyền. Vì thế, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ phận nòngcốt của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa do Ðảng lãnh đạo.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta khẳng định vai trò của ÐảngCộng sản cầm quyền. Với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do

 Ðảng Cộng sản lãnh đạo là điều kiện tiên quyết để nhân dân làmchủ, nhà nước đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân. Ðảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước xã hội chủ nghĩaquản lý, nhân dân làm chủ thể hiện bản chất chính trị của xã hội xãhội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 8/79

Hai là, bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế làchế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

Trong Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển 2011) đã kế thừa đặctrưng thứ hai của Cương lĩnh 1991 "Có nền kinh tế phát triển caodựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tưliệu sản xuất chủ yếu". Chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủyếu thể hiện bản chất của chế độ kinh tế xã hội của xã hội xã hội chủnghĩa. Vì chỉ có chế độ công hữu tư liệu sản xuất với lực lượng kinhtế thuộc về xã hội, về nhân dân mà Nhà nước xã hội chủ nghĩa làngười đại diện mới thực hiện được các mục tiêu chính trị, xã hội, vănhóa ngày càng sâu rộng của chủ nghĩa xã hội. Nó khác bản chất nềnkinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩavới mục đích là lợi nhuận tối đa và phương thức là bóc lột giá trị

thặng dư đối với giai cấp công nhân, cạnh tranh khốc liệt kiểu cá lớnnuốt cá bé, kể cả gây các cuộc chiến tranh xâm lược, chạy đua vũtrang vô cùng tốn kém.

Cũng cần nói thêm rằng: 1- Khi nói, chúng ta không được chủ quanduy ý chí mà phải tuân theo quy luật khách quan "quan hệ sản xuấtphù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất" không cónghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tự phát hình thành vàphát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất kể cả khi giaicấp công nhân có chính quyền. Cần khắc phục khuynh hướng sùng

bái tính tự phát trên vấn đề này. 2- Quan hệ sản xuất mới ra đời nhưnhững "mầm non" còn rất yếu lại đặt trong điều kiện chủ nghĩa tưbản vẫn còn sức mạnh trên nhiều lĩnh vực kinh tế, quân sự, kinhnghiệm quản lý thì chúng ta không thể đòi hỏi có đầy đủ hoàn toàntính ưu việt của quan hệ sản xuất mới. Ðặc biệt khi mà chủ nghĩa xãhội chưa thoát khỏi thời kỳ thoái trào, các thế lực thù địch ra sức tiếncông vào chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,tư tưởng, văn hóa... Trong đó, kinh tế là một đối tượng mà các thếlực thù địch tiến công nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng và vai

trò quản lý của Nhà nước với kinh tế, xóa bỏ chế độ công hữu tư liệusản xuất chủ yếu của chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ vai trò chủ đạo củakinh tế Nhà nước.

Bản chất, mục tiêu xã hội của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thể hiệntrong Dự thảo Cương lĩnh là đặc trưng phản ánh bản chất xã hội củachủ nghĩa xã hội đồng thời thể hiện mục tiêu mà chủ nghĩa xã hội

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 9/79

Việt Nam từng bước hướng tới và đạt chín muồi khi kết thúc thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội. Như Dự thảo Cương lĩnh ghi: "Mục tiêutổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong vềcơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượngtầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm chonước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh.Từ nay đến khoảng giữa thế kỷ XXI, toàn Ðảng, toàn dân ta phải rasức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệphiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa thể hiện tính toàn diện,tính thống nhất trong chỉnh thể, phản ánh bản chất của xã hội xã hộichủ nghĩa được coi như mô hình tổng thể về chủ nghĩa xã hội màchúng ta định hướng xây dựng. Tuy vậy, với những đặc trưng hay

cách sắp xếp thứ tự các đặc trưng như thế nào cho thật khoa học,phù hợp thực tiễn vẫn cần được thảo luận bổ sung. Thí dụ: 1- Ðặctrưng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh có cần bổsung thêm mục tiêu nào không?; 2- Cách sắp xếp theo trình tự đặctrưng thể hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh đến đặc trưng chính trị: nhân dân làm chủ và Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhândân... do Ðảng lãnh đạo theo trình tự nào cho hợp lô-gích hơn; 3-Vẫn những nội dung trên nhưng để sáu hay để tám đặc trưng, cáchnào chặt chẽ hơn.

Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) đang được toàn Ðảng, toàndân, toàn quân ta đóng góp ý kiến xây dựng, chắc chắn Ðảng ta sẽthu được nhiều ý kiến đóng góp có giá trị bổ sung phát triển, hoànthiện. Và khi Ðại hội XI của Ðảng thông qua, Cương lĩnh đó trở thànhngọn cờ chiến đấu, đoàn kết toàn Ðảng, toàn dân tiến lên xây dựngnước Việt Nam XHCN ngày càng vững mạnh, phồn vinh.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Ðảng (tháng 6-1991)đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội (gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991). Bảncương lĩnh đã phân tích nội dung, tính chất của thời đại, tổngkết quá trình cách mạng Việt Nam, kế thừa và phát triển nhữngquan điểm cơ bản trước đó của Ðảng để nêu ra quan niệm mớivề chủ nghĩa xã hội, chỉ ra mục tiêu và những định hướng lớn

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 10/79

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ðây là vănkiện quan trọng mang tầm định hướng chiến lược, là nền tảngtư tưởng lý luận và ngọn cờ chiến đấu của Ðảng ta, dân tộc tatrong giai đoạn mới.

Sau gần 20 năm thực hiện Cương lĩnh, với sự nỗ lực phấn đấu củatoàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nước ta đã đạt được những thànhtựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi hẳn bộ mặt và vị thế củađất nước. Những thành tựu đó khẳng định giá trị to lớn và sức sốngmãnh liệt của Cương lĩnh năm 1991, đồng thời cho chúng ta thêmnhiều bài học quý để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.

Tuy nhiên, ngay từ thời điểm ban hành Cương lĩnh năm 1991, Ðảngta đã chỉ rõ: "Lúc này chúng ta chưa có đủ cơ sở để vẽ ra toàn bộ

bức tranh của xã hội tương lai một cách hoàn chỉnh. Nhưng... chúngta có thể vạch ra những nguyên tắc, phương hướng lớn cho thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta... Sau này khi thực tiễn bộc lộnhững vấn đề mới, qua tổng kết, Cương lĩnh sẽ không ngừng đượcbổ sung và hoàn chỉnh từng bước"1.

Thực tế, kể từ Cương lĩnh năm 1991 ra đời đến nay, tình hình thếgiới và trong nước đã có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Nhiều vấnđề mới nảy sinh đã được Ðảng ta nắm bắt và giải quyết có hiệu quả;nhiều nội dung của Cương lĩnh năm 1991 đã được bổ sung, phát

triển hoặc nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn. Từ nội dung tính chất thờiđại đến quá trình cách mạng, bài học kinh nghiệm của cách mạngnước ta; từ đặc điểm của thời kỳ quá độ đến đặc trưng của chủnghĩa xã hội ở Việt Nam; từ mục tiêu, nhiệm vụ đến phương hướng,giải pháp để từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; từ kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng

 Ðảng và hệ thống chính trị,... ở những mức độ khác nhau đều có sựbổ sung, phát triển về nhận thức. Trong khuôn khổ của bài viết này,chỉ xin nêu tóm tắt một số luận điểm và nội dung cốt lõi nhất.

1. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùngkhó khăn và phức tạp 

Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Ðảng ta luôn khẳng định, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Ðảng và nhân dân ta; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan,

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 11/79

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 12/79

đến nay, mặc dù còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu,nhưng chúng ta có thể khái quát, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhândân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao,dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tưliệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sốngấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộngđồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùngtiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng cộng sản; cóquan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

 Ðể thực hiện được mục tiêu đó, nước ta phải: Phát triển nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựngnền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thầncủa xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủđộng và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủnghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xâydựng Ðảng trong sạch, vững mạnh.

Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Ðảng ta càng nhận thức được rằng,

quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khókhăn và phức tạp, vì nó phải tạo ra sự biến đổi sâu sắc về chất trêntất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nước ta đi lên chủ nghĩa xãhội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiếntranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìmcách phá hoại công cuộc xây dựng đất nước ta, cho nên lại càng khókhăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài vớinhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau,

có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủnghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa;bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trịkhông phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng,chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhânloại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Ðương

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 13/79

nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải trên quan điểm pháttriển, có chọn lọc.

2. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

 Ðưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Ðảng ta, làthành quả lý luận quan trọng qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm1991, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinhnghiệm của thế giới.

Như chúng ta đã biết, sau một thời gian tìm tòi, thử nghiệm, tổng kếtthực tiễn, từ Ðại hội VI, Ðảng ta đã dứt khoát từ bỏ mô hình kinh tếtập trung quan liêu, bao cấp, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng

hóa nhiều thành phần. Cương lĩnh năm 1991 khẳng định: "Phát triểnnền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủnghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước".

 Ðại hội VIII (tháng 6-1996) đưa ra quan niệm mới, rất quan trọng vềkinh tế hàng hóa và chủ nghĩa xã hội: "Sản xuất hàng hóa không đốilập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minhnhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng". Nhưngvào thời điểm đó, chúng ta mới chỉ nói: "Vận dụng các hình thức kinhtế và phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường là để sử dụng mặt

tích cực của nó phục vụ mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội chứkhông đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường cónhững mặt mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội... Ði vàokinh tế thị trường, phải kiên quyết đấu tranh khắc phục, hạn chế tốiđa những khuynh hướng tiêu cực đó"4. Phải đến Ðại hội IX (tháng 4-2001) khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" mớichính thức được nêu trong văn kiện của Ðảng", xem đó là mô hìnhkinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Nó là mộtkiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của cơ chế thịtrường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyêntắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sởhữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm mục tiêu dân giàu, nước

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 14/79

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ðây không phải là nềnkinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (vì mục đích của chúng ta là xâydựng chủ nghĩa xã hội) và cũng chưa phải là kinh tế thị trường xã hộichủ nghĩa (vì chúng ta còn đang trong thời kỳ quá độ).

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiềuhình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tếhoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng củanền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợptác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai tròchủ đạo; kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và mở rộng; kinhtế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế; kinh tế hỗnhợp, đa sở hữu, nhất là các doanh nghiệp cổ phần ngày càng pháttriển; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành

nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Quan hệ phân phốibảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; thực hiện chế độphân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thờitheo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thôngqua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nềnkinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sáchvà lực lượng vật chất để định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội.

Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã

hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở nước ta là phải gắn kinh tếvới xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăngtrưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển.Phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng đòi hỏi phải cómột nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững, cókhả năng huy động các nguồn lực vật chất cho việc thực hiện tiến bộvà công bằng xã hội. Ngược lại, cũng không thể có một nền kinh tếtăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững nếu trong xã hội

không có sự công bằng nhất định, đa số dân chúng sống nghèo khổ,thấp kém về trí tuệ, ốm yếu về thể chất, và một bộ phận đáng kể laođộng lâm vào cảnh thất nghiệp, nghèo đói, bị đẩy ra ngoài lề xã hội.

Nói giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sáchvà trong suốt quá trình phát triển có nghĩa là: không chờ đến khi kinh

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 15/79

tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội đểchạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sáchkinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sáchxã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dùtrực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hay lâu dài; khuyến khích làm giàuhợp pháp phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo, chăm sóc những ngườicó công, những người không may gặp khó khăn, cơ nhỡ. Ðiều nàyvừa thể hiện đúng quy luật của sự phát triển lành mạnh, bền vữngtrong thời đại ngày nay, vừa nói lên mục đích, bản chất của xã hội ta.Nếu không giải quyết tốt vấn đề này thì không thể nói đến địnhhướng xã hội chủ nghĩa, tức là không hơn gì kinh tế thị trường tưbản chủ nghĩa, càng không thể nói đến tính ưu việt của chủ nghĩa xãhội.

3. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

Phát triển văn hóa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế vàtiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủnghĩa xã hội ở nước ta, thể hiện sự nhận thức mới, bước phát triểntư duy lý luận của Ðảng ta. Từ nhiệm kỳ Ðại hội VIII đến nay, trongnhiều nghị quyết của Ðảng đã xác định phát triển văn hóa, xây dựngcon người vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới;phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách

hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội; đầu tư cho giáo dục -đào tạo và khoa học - công nghệ là đầu tư cho phát triển. Bảo vệ môitrường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là một tiêuchí và nội dung của sự phát triển bền vững, là nhân tố bảo đảm sứckhỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đàbản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng; phải làmcho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào

từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, trong mọi lĩnhvực sinh hoạt và quan hệ con người. "Văn hóa soi đường cho quốcdân đi" như Bác Hồ đã dạy.

Một luận điểm rất quan trọng thể hiện nhận thức mới của Ðảng ta làđã xác định sự gắn kết nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xâydựng Ðảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 16/79

của xã hội, coi đó là "ba chân kiềng" bảo đảm cho sự phát triển bềnvững của đất nước. Ðể văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xãhội phải làm cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minhgiữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và pháthuy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trongnước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xãhội văn minh lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người,với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càngcao; phê phán những cái lỗi thời, thấp kém; đấu tranh chống nhữngtư tưởng và hành vi phi văn hóa, phản văn hóa, những khuynhhướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc, sùng bái đồng tiền, bất chấpđạo lý; bảo vệ nền văn hóa dân tộc trước sự xâm lăng văn hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế. Cùng vớiviệc tăng đầu tư của Nhà nước, cần thực hiện xã hội hóa các hoạt

động văn hóa.

Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội. Ðề cao quyền con người, gắn quyền con người vớiquyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhândân. Tất cả phải vì con người, chăm lo cho hạnh phúc của conngười; phát huy nhân tố con người và phát triển nguồn nhân lựctrong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng gia đình noấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tếbào lành mạnh của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng và tổ ấm của mỗingười.

4. Giữ vững môi trường hòa bình, độc lập tự chủ, tích cực vàchủ động hội nhập quốc tế

Qua những năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, chúng ta ngàycàng nhận thức rõ rằng, một trong những nhiệm vụ cơ bản của cáchmạng nước ta là phải ra sức củng cố và giữ vững hòa bình để tậptrung xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúngta đã đổi mới nhận thức về tình hình thế giới và khu vực; chuyển từcách nhìn thế giới chỉ dưới góc độ một vũ đài đấu tranh sang cáchnhìn toàn diện hơn; coi thế giới như môi trường tồn tại và phát triểncủa Việt Nam. Sự chuyển biến tư duy quan trọng trong lĩnh vực quốctế và đối ngoại là quan điểm "thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóaquan hệ quốc tế" , lấy việc bảo đảm lợi ích quốc gia là nguyên tắc tối

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 17/79

cao của hội nhập. Trên cơ sở đó đã từng bước hoàn thiện đường lốiđối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; thực hiệnchính sách đối ngoại rộng mở, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ củanhau; bình đẳng, cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấpbằng thương lượng hòa bình, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùngvũ lực.

Trước xu thế khách quan toàn cầu hóa kinh tế, chúng ta chủ trương"chủ động hội nhập kinh tế quốc tế", "chủ động và tích cực hội nhậpkinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác"theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tácquốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa,bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ vững bản sắc văn hóa

dân tộc, bảo vệ môi trường. Ðảng ta cũng nhận rõ khả năng vừa hợptác, vừa đấu tranh trong tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độchính trị - xã hội khác nhau; đổi mới nhận thức trên vấn đề "địch - ta","đối tượng - đối tác" theo tinh thần "thêm bạn bớt thù", khẳng định"những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mởrộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với ViệtNam đều là đối tác của chúng ta, bất kỳ thế lực nào có âm mưu vàhành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Chúng ta đãnhiều lần và từng bước tuyên bố: "Việt Nam muốn là bạn", "sẵn sànglà bạn", "là bạn, là đối tác tin cậy" của các nước trong cộng đồngquốc tế; "là thành viên tích cực và có trách nhiệm của các tổ chứcquốc tế", tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, phấn đấuvì hòa bình, độc lập và phát triển.

Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, Ðảng tavẫn luôn luôn xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốclà hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng tađã từng bước nhận thức sâu sắc hơn, cụ thể hơn về mối quan hệ

giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh - đối ngoại; nhận thức toàn diệnhơn về khái niệm an ninh quốc gia: an ninh quốc gia không chỉ là anninh chính trị mà còn là an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, an ninh tưtưởng, an ninh xã hội... Khái niệm bảo vệ Tổ quốc cũng được xácđịnh đầy đủ hơn: bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ lãnh thổ, biêngiới, hải đảo, vùng trời, vùng biển mà còn là bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Ðảng, Nhà nước,

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 18/79

nhân dân; bảo vệ kinh tế, văn hóa dân tộc, bảo vệ sự nghiệp đổimới... Ðã nhận thức rõ hơn các nguy cơ đối với an ninh quốc gia, cácnhân tố có khả năng gây mất ổn định chính trị - xã hội, phá hoại anninh quốc gia, nhất là những nhân tố "phi truyền thống". Chúng ta đãbước đầu xây dựng hệ quan điểm mới về chiến tranh nhân dân, vềhậu phương trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao; làm sáng tỏnội dung mới của chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốc phòngtoàn dân; khẳng định sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổnghợp của khối đại đoàn kết toàn dân với nền tảng là "thế trận lòngdân", kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnhcủa lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lựclượng và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ kinh tế vớiquốc phòng - an ninh; quốc phòng - an ninh với kinh tế trong cácchiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phối

hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đốingoại. Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cáchmạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; nâng cao chấtlượng tổng hợp, sức chiến đấu để lực lượng vũ trang thực sự là lựclượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổquốc, với Ðảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin cậy, yêumến. Kiên quyết làm thất bại âm mưu và thủ đoạn "diễn biến hòabình", bạo loạn lật đổ; coi trọng nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trịnội bộ, nâng cao khả năng tự bảo vệ của mỗi người, của từng tổchức, cơ quan, đơn vị.

5. Phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta. Xây dựng nềndân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhândân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam.Trong những năm đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ dân chủ vừalà mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã

hội, thể hiện mối quan hệ giữa Ðảng, Nhà nước và nhân dân. Khẳngđịnh phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sựcủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữacông nhân, nông dân và trí thức do Ðảng cộng sản Việt Nam lãnhđạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thờilà người tổ chức thực hiện đường lối của Ðảng. Mọi đường lối của

 Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 19/79

dân. Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cươngxã hội, chuyên chính với mọi hoạt động xâm phạm lợi ích của Tổquốc và nhân dân. Có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủtrên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội, khắcphục biểu hiện dân chủ hình thức. Nhà nước chăm lo cho con người,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thựchiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã kýkết.

 Ðưa ra chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩalà một nhận thức mới của Ðảng ta vào những năm 90 so với Cương lĩnh năm 1991. Chúng ta nhận thức rằng, nhà nước pháp quyềnkhông phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản. Trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội cũng phải thực hiện nhà nước pháp quyền. Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khác về bản chất với nhà nướcpháp quyền tư sản ở chỗ: Pháp quyền dưới chủ nghĩa tư bản, vềthực chất, là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tưsản, còn pháp quyền dưới chủ nghĩa xã hội là công cụ thể hiện vàthực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của đại đa sốnhân dân. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật vàcác công cụ khác theo quy định của pháp luật. Thông qua thực thipháp luật, Nhà nước thể hiện nhân dân là chủ thể của quyền lựcchính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợiích của Tổ quốc và nhân dân.

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lựcnhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hànhpháp và tư pháp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, thông suốt, thốngnhất. Ðổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, làm chonhà nước thực sự là thiết chế phục vụ nhân dân; hoạt động theonguyên tắc tập trung dân chủ, việc gì có lợi cho dân, phải hết sứclàm; việc gì có hại cho dân, phải hết sức tránh. Có cơ chế giám sát

quyền lực nhà nước."Ðoàn kết dân tộc", "đại đoàn kết dân tộc", "đại đoàn kết toàn dântộc" ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, vai trò, lànguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắnglợi bền vững của sự nghiệp cách mạng. Ðảng ta đã nhiều lần khẳngđịnh, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 20/79

tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiệnthắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảovệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực hiện nhất quán chínhsách đại đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thànhphần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi thành viên trong đại gia đìnhViệt Nam; lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tươngđồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chungcủa dân tộc, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quákhứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫnnhau hướng tới tương lai.

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo

một tôn giáo nào; đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhauhoặc không theo tôn giáo, tạo điều kiện làm tròn trách nhiệm côngdân, sống "tốt đời đẹp đạo", phát huy những giá trị tốt đẹp về vănhóa, đạo đức của tôn giáo.

 Ðồng bào định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là mộtnguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam; khuyến khích và tạo điềukiện thuận lợi để đồng bào nâng cao lòng yêu nước, ý thức cộngđồng, tinh thần tự trọng, tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa vàtruyền thống dân tộc, tôn trọng pháp luật nước sở tại, hướng về quê

hương đất nước và góp phần tăng cường đoàn kết hữu nghị vớinhân dân các nước.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội là các tổ chức đạidiện cho quyền làm chủ của nhân dân, tiêu biểu cho khối đại đoànkết toàn dân tộc, tham gia giám sát và phản biện xã hội đối vớiđường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước. Phát huy sức mạnhđại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân,giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng là

nhiệm vụ thường xuyên quan trọng, bảo đảm thắng lợi của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự trường tồn và phát triểncủa dân tộc.

6. Ðảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp côngnhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và củadân tộc

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 21/79

Một thời gian dài và cả trong Cương lĩnh năm 1991 Ðảng ta đã xácđịnh "Ðảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dânlao động và của dân tộc". Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khichúng ta nêu cao tư tưởng đại đoàn kết, phát huy sức mạnh tổnghợp của cả dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khi Ðảng ta đãtrở thành đảng cầm quyền lãnh đạo cả dân tộc, được toàn dân thừanhận là đội tiên phong lãnh đạo của mình; và trên thực tế, Ðảng ta rađời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích không chỉ của giai cấp công nhânmà còn vì lợi ích của nhân dân lao động, của toàn dân tộc, cho nêncần diễn đạt bản chất của Ðảng thế nào cho phù hợp hơn. Ðại hội Xcủa Ðảng đã quán triệt sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳngđịnh: "Ðảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân

tộc Việt Nam". Cùng với việc xác định Ðảng ta là đảng cầm quyền,luận điểm này là một bước phát triển mới rất quan trọng về nhậnthức của Ðảng trong 20 năm qua. Nó vừa nói lên được bản chất giaicấp công nhân của Ðảng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vừa thể hiệnđược nét đặc thù của Ðảng ta theo sự phát triển sáng tạo của tưtưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tế Việt Nam, và đáp ứng đượcnguyện vọng, tình cảm của nhân dân. Diễn đạt như vậy hoàn toànkhông phải là hạ thấp bản chất giai cấp của Ðảng, trượt sang quanđiểm "đảng toàn dân" mà chính là thể hiện sự nhận thức bản chấtgiai cấp của Ðảng một cách sâu sắc hơn, nhuần nhuyễn hơn. Nó đòihỏi Ðảng ta chẳng những phải trung thành với giai cấp công nhân,nâng cao lập trường, tư tưởng của giai cấp công nhân, mà còn phảihọc tập, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tăngcường đoàn kết, tập hợp nhân dân phấn đấu vì lợi ích của cả giaicấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc.

 Ðối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảngtư tưởng của Ðảng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, Ðảngta luôn luôn kiên định, kiên trì, đồng thời yêu cầu phải vận dụng sáng

tạo, có bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn, góp phần làmphong phú và ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng ta cũng đã nhậnthức đầy đủ và sâu sắc giá trị to lớn và nội dung toàn diện của tưtưởng Hồ Chí Minh. Tại Ðại hội IX, Ðảng ta đã tổng kết: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vậndụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 22/79

ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại... Tư tưởng Hồ Chí Minh soiđường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sảntinh thần to lớn của Ðảng và dân tộc ta" 5.

Về công tác xây dựng Ðảng , đã bổ sung, phát triển và từng bước làmsáng tỏ lý luận về vai trò lãnh đạo của Ðảng trong điều kiện phát triểnkinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền, mở cửa hội nhậpquốc tế; làm rõ hơn trách nhiệm của đảng cầm quyền trong việcnghiên cứu, tìm tòi mô hình và con đường, bước đi xây dựng chủnghĩa xã hội phù hợp với quy luật khách quan. Ðã nhận thức sâu sắchơn tầm quan trọng của công tác xây dựng Ðảng trong điều kiệnmới, coi xây dựng Ðảng là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ sống còntrong toàn bộ sự nghiệp cách mạng . Từ đó đặt ra yêu cầu Ðảng phải

tự đổi mới, tự chỉnh đốn; tăng cường xây dựng Ðảng trong sạch,vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Ðẩy mạnh công tácnghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, nâng cao trình độ nhận thức,vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng HồChí Minh; không ngừng hoàn thiện đường lối đổi mới của Ðảng; tăngcường công tác tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, đấu tranhchống sự suy thoái, biến chất, tham nhũng, hư hỏng. Ðổi mới, kiệntoàn hệ thống tổ chức của Ðảng và hệ thống chính trị, nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới đồng bộ công tác cán bộ;tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đổi mới phương thức lãnhđạo và lề lối công tác; gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào nhândân để xây dựng Ðảng. Ðặc biệt đề phòng nguy cơ sai lầm về đườnglối và thoái hóa, quan liêu, xa rời quần chúng.

Ðảng viên làm kinh tế tư nhân là một vấn đề cụ thể nhưng rất quantrọng, liên quan đến quan điểm, đường lối cơ bản của Ðảng, đượcđặt ra từ nhiều năm, cho nhiều Ðại hội. Qua một quá trình nghiêncứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đến Ðại hội X, Ðảng ta đã cho phépđảng viên làm kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư

bản tư nhân) với điều kiện phải gương mẫu chấp hành pháp luật,chính sách của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành Ðiều lệ Ðảng vàquy định của Ban Chấp hành Trung ương. Chúng ta nhận thức rằng,trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đất nước còn nghèo, phảitập trung phát triển sức sản xuất, làm ra nhiều của cải cho xã hội.

 Ðảng đã chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa do Ðảng cộng sản lãnh đạo thì cũng cần

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 23/79

khuyến khích đảng viên làm kinh tế bằng nhiều hình thức ở nhiều loạihình sản xuất, kinh doanh, vừa nâng cao đời sống cho bản thân vàgia đình vừa góp phần làm giàu cho xã hội.

Tóm lại, trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiệnCương lĩnh năm 1991, nhận thức của Ðảng ta ngày càng được bổsung, phát triển trên nhiều vấn đề cơ bản và quan trọng, góp phầntừng bước làm sáng tỏ và hoàn thiện đường lối đổi mới, xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ðâycũng là cơ sở rất quan trọng để Ðại hội XI sắp tới xem xét, quyếtđịnh việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991.

I – QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊTừ khi Cương lĩnh năm 1991 ra đời đến nay, tình hình thế giới vàtrong nước đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Nhiều vấn đề mới nảy sinhtừng bước được Ðảng ta nhận thức và giải quyết có hiệu quả; nhiềuvấn đề liên quan đến Cương lĩnh đã có nhận thức mới, sâu sắc hơn;quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hộiở nước ta ngày càng rõ hơn; đồng thời cũng có thêm những vấn đềmới đặt ra cần được giải đáp. Vì vậy, Ðại hội X của Ðảng đã quyếtđịnh: "Sau Ðại hội X, Ðảng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và

phát triển Cương lĩnh, làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạtđộng của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nướcta đi lên chủ nghĩa xã hội"1.

Thực hiện Nghị quyết Ðại hội X, ngày 4-2-2008, Ban Chấp hànhTrung ương Ðảng quyết định thành lập Tiểu ban Tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991 và chuẩn bị Báo cáo Chính trị trình

Ðại hội XI  (Tiểu ban Cương lĩnh), do đồng chí Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh làm Trưởng Tiểu ban. Ngày 22-2-2008, Tiểu ban đã họpphiên đầu tiên để xác định quan điểm, tư tưởng chỉ đạo việc tổng kết,bổ sung và phát triển Cương lĩnh.

Ngày 28-2-2008, Ban Bí thư ra quyết định thành lập Tổ Biên tập. Tiểuban đã chỉ đạo Tổ Biên tập khẩn trương triển khai các công việc (xây

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 24/79

dựng đề cương sơ bộ, thành lập các nhóm biên tập theo lĩnh vực; tổchức nghiên cứu, thảo luận, biên tập...); đồng thời Ban Bí thư giaomột số cơ quan khoa học, một số cấp ủy, tổ chức đảng ở Trungương và địa phương tổng kết lý luận và thực tiễn một số chuyên đềcó liên quan.

Tiếp sau đó, Thường trực Tiểu ban đã có 2 phiên và Tiểu ban đã có4 phiên họp thảo luận Dự thảo Ðề cương chi tiết Báo cáo tổng kết, bổsung và phát triển Cương lĩnh năm 1991 do Tổ Biên tập trình. Tiểuban đã gửi bản Dự thảo Ðề cương chi tiết đến các đồng chí nguyênlãnh đạo cấp cao của Ðảng, Nhà nước để xin ý kiến. Bộ Chính trị đãcó 2 phiên họp thảo luận Dự thảo Ðề cương chi tiết  và chỉ đạo tuchỉnh bản Dự thảo trình Hội nghị Trung ương 10 (tháng 6-2009). Tạihội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận nhất trí với

mục đích, yêu cầu, tư tưởng chỉ đạo, tên gọi, kết cấu và nhiều nộidung cơ bản của Dự thảo Ðề cương chi tiết ; đồng thời nhấn mạnh vàlưu ý thêm một số nội dung quan trọng. Ðối với những vấn đề còn cóý kiến khác nhau hoặc cần được tiếp tục làm rõ, Ban Chấp hànhTrung ương giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo nghiên cứu, cân nhắc trìnhBan Chấp hành Trung ương cho ý kiến tại các kỳ họp sau.

Về tư tưởng chỉ đạo định hướng việc tổng kết, bổ sung, phát triểnCương lĩnh năm 1991, Trung ương khẳng định:

- Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Ðảng, mang tầm định hướngchiến lược về con đường phát triển của đất nước trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội; là ngọn cờ chiến đấu của Ðảng và dân tộc tatrong sự nghiệp xây dựng đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩaxã hội; là nền tảng lý luận, nền tảng tư tưởng và chính trị, địnhhướng cho mọi hoạt động của chúng ta hiện nay cũng như trongnhững thập kỷ tới. Do đó, Cương lĩnh phải nêu được những quanđiểm cơ bản về đường lối chung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nướcta; phác họa những nét cơ bản về mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa

mà chúng ta cần xây dựng; chỉ ra mục tiêu tổng quát khi kết thúc thờikỳ quá độ và mục tiêu phấn đấu cho chặng đường từ nay đếnkhoảng giữa thế kỷ XXI; đưa ra những quan điểm, đường lối và địnhhướng lớn để thực hiện mục tiêu đó. Cương lĩnh phải có tầm kháiquát cao, không đi vào những nội dung quá chi tiết và những chínhsách cụ thể.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 25/79

- Việc tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh cần bám sát tưtưởng chỉ đạo của Ðại hội X, các nghị quyết của Ban Chấp hànhTrung ương, của Bộ Chính trị. Quán triệt tinh thần và phương phápkhoa học, biện chứng, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển. Pháthuy tự do tư tưởng, thẳng thắn và mạnh dạn nêu những suy nghĩ mới có căn cứ và lắng nghe các ý kiến khác nhau trong nghiên cứu,thảo luận. Tạo điều kiện để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu,đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia đóng góp ý kiến,bảo đảm vừa giữ vững nguyên tắc, vừa phát huy tốt dân chủ để tạosự nhất trí, đồng thuận cao trong toàn Ðảng, toàn dân.

- Bổ sung, phát triển theo tinh thần tiếp tục đổi mới trên cơ sở nhữngquan điểm, tư tưởng, định hướng cơ bản của Cương lĩnh năm 1991;bám sát thực tiễn của đất nước và thời đại; phản ánh được ý chí,

nguyện vọng của nhân dân, tạo động lực mạnh để đưa đất nước đilên. Kế thừa những nội dung trong Cương lĩnh năm 1991 vẫn cònnguyên giá trị; bổ sung những vấn đề đã được các Ðại hội, Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị (từ khóa VII đến nay) kết luận, nhữngnội dung đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng; sửachữa, bổ sung hoặc viết lại những điểm trong Cương lĩnh năm 1991đến nay không còn phù hợp; luận giải và làm rõ thêm một số mốiquan hệ cơ bản có ý nghĩa chỉ đạo công cuộc đổi mới, xây dựng chủnghĩa xã hội ở nước ta.

Trên cơ sở kết luận của Hội nghị Trung ương 10, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Tiểu ban và Tổ Biên tập hoàn chỉnh bản Ðề cương chi tiết , viếtDự thảo Báo cáo tổng kết, đồng thời khẩn trương chuẩn bị Dự thảoCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội (bổ sung, phát triển năm 2011), sau đây gọi tắt là Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011). Bộ Chính trị và Tiểu ban đã hailần thảo luận về bản Dự thảo này và đã gửi xin ý kiến các đồng chínguyên lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước. Sau đó nhiều lần cho tu chỉnhđể trình Hội nghị rung ương 11 (tháng 10-2009), Hội nghị Trung

ương 12 (tháng 3-2010) và đã được Hội nghị Trung ương 12 bướcđầu thông qua để gửi Ðại hội đảng bộ các cấp thảo luận và lấy ý kiếnđóng góp của nhân dân.

Trong quá trình nghiên cứu, tổng kết, chuẩn bị bản Dự thảo Báo cáotổng kết cũng như bản Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm2011), Tiểu ban và Tổ Biên tập đã nghiên cứu, kế thừa các kết quả

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 26/79

tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006) và các kết quả nghiên cứu về bổ sung, phát triển Cương lĩnhnăm 1991 đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa IX cho ý kiếnkhi chuẩn bị Ðại hội X. Thu thập và sử dụng các kết quả nghiên cứumới của các cơ quan lý luận, các nhà khoa học (như một số chươngtrình, đề tài khoa học của Hội đồng Lý luận Trung ương, Học việnChính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Xã hộiViệt Nam...). Tập hợp ý kiến của nhiều nhà khoa học và chuyên giathông qua các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học và mời cộng tác viênviết bài; phát huy trí tuệ, dân chủ thảo luận. Sử dụng kết quả nghiêncứu, tổng kết thực tiễn của 77 cơ quan trung ương và tỉnh ủy, thànhủy. Làm việc trực tiếp với 27 Ban Thường vụ của các tỉnh ủy, thànhủy; nghiên cứu, trao đổi ý kiến với nhiều quận, huyện, phường, xã vàdoanh nghiệp.

II - NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN

1. Về tên gọi và kết cấu: Thực hiện nhất quán tư tưởng chỉ đạo của Ðại hội X là bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 - tức là Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,không làm thay đổi những quan điểm, tư tưởng, định hướng cơ bảncủa Cương lĩnh. Vì vậy, vẫn giữ tên gọi "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" đồng thời bổ sungthêm cụm từ (bổ sung, phát triển năm 2011).

Kết cấu cơ bản giữ như Cương lĩnh năm 1991, gồm 4 phần và 12mục, chỉ có một thay đổi nhỏ là chuyển nội dung nói về giáo dục vàđào tạo, khoa học và công nghệ trình bày ở phần "phát triển kinh tếhàng hóa nhiều thành phần" sang phần nói về văn hóa, xã hội, nhưvậy hợp lý hơn, mang ý nghĩa bao quát hơn (không phải chỉ gắn vớiphát triển kinh tế).

2. Về quá trình cách mạng Việt Nam và những bài học lớn: Viếtlại một cách cô đọng, khái quát hơn, bổ sung những nhận định cơbản về giai đoạn từ năm 1991 đến nay, chỉnh lý một số nhận định vềcác giai đoạn từ 1930 đến 1991 cho chuẩn xác, chặt chẽ hơn, phùhợp với tình hình mới. Bổ sung thêm một số ý về bài học trong thờikỳ đổi mới, nhấn mạnh vấn đề giữ vững ý chí độc lập tự chủ và nêucao tinh thần tích cực, chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế. Cụ thể làDự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) viết như sau:

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 27/79

"Từ năm 1930 đến nay, Ðảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ ChíMinh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộcđấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn,thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cáchmạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân,phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộcta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc khángchiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng Ðiện Biên Phủnăm 1954, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giảiphóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩavụ quốc tế; thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệphóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, đưa đất nước tiếp tục từng bướcquá độ lên chủ nghĩa xã hội với những nhận thức và tư duy mới đúngđắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Với những thắng lợi đã giành được trong hơn 80 năm qua, nước tatừ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độclập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân tatừ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xãhội; đất nước ta đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đang đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thếngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, khó khăn thách thức còn nhiều. Trong lãnh đạo, Ðảng có

lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểmnghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luậtkhách quan. Ðảng đã nghiêm túc tự phê bình và sửa chữa khuyếtđiểm để tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên".

3. Về phân tích, dự báo tình hình thế giới: Cố gắng thể hiện mộtcách bao quát, chọn lọc, nêu rõ những đặc điểm cơ bản, những xuthế chủ yếu, các phong trào, các nhân tố chi phối sự vận động củathế giới; từ đó chỉ ra những thời cơ và thuận lợi, những thách thức và

khó khăn; không sa vào các vấn đề chi tiết hoặc không liên quan trựctiếp đến nước ta. Với tinh thần đó, Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) nhận định: "Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xãhội trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc . Cuộccách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàncầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển củanhiều nước. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 28/79

những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển. Hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn;nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ,xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạtđộng can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyêntiếp tục diễn ra phức tạp. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và

 Ðông - Nam Á phát triển năng động, nhưng cũng tiềm ẩn nhữngnhân tố mất ổn định. Tình hình đó tạo thời cơ phát triển, đồng thờiđặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước đang vàkém phát triển".

Sau khi phân tích những thuận lợi và khó khăn của phong trào cộngsản và công nhân quốc tế, phong trào cánh tả, phong trào đấu tranhđòi độc lập dân tộc của các nước đang phát triển, kém phát triển,

những vấn đề toàn cầu có liên quan đến vận mệnh loài người (nhưgiữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảovệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, phòng ngừadịch bệnh hiểm nghèo...), Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triểnnăm 2011) nhận định tổng quát: "Ðặc điểm nổi bật trong giai đoạnhiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ pháttriển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranhgay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân cácnước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xãhội dù gặp khó khăn, thử thách, nhưng sẽ có những bước tiến mới.Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội". 

4. Về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; mục tiêu tổngquát khi kết thúc thời kỳ quá độ và mục tiêu phấn đấu trongnhững thập kỷ tới

Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) có một số điềuchỉnh cụ thể như:

- Diễn đạt xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là mộtxã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhândân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sảnxuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; cónền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộcsống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 29/79

dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng vàgiúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản lãnhđạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thếgiới.

- Bổ sung, thể hiện mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ởnước ta là: "Xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủnghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóaphù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủnghĩa ngày càng phồn vinh". Và căn cứ vào yêu cầu và tình hìnhthực tiễn ở nước ta, xác định: "Từ nay đến khoảng giữa thế kỷ XXI ,toàn Ðảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trởthành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

5. Về những phương hướng cơ bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trên cơ sở bảy phương hướng lớn đã nêu trong Cương lĩnh năm1991, Dự thảo Cương lĩnh lần này bổ sung, phát triển một số nộidung mới theo tinh thần Ðại hội X. Khẳng định đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước "gắn với phát triển kinh tế trithức"; thay "Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần..."bằng "Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa";nói rõ thêm "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc"; bổ sung: "Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế"; nhấn mạnhvấn đề "Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoànkết toàn dân tộc"; nói rõ: "Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân".

Bổ sung thêm một đoạn quan trọng: "Trong quá trình thực hiện cácphương hướng cơ bản đó, phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giảiquyết tốt các mối quan hệ lớn như: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định vàphát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị; giữakinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lựclượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sảnxuất; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộvà công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa

 Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;... Không phiếndiện, cực đoan, duy ý chí".

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 30/79

6. Về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Khẳng định sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Ðó là nền kinh tế có nhiều hình thức sởhữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinhdoanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt độngtheo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế,bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnhtranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tậpthể không ngừng được củng cố và mở rộng. Kinh tế nhà nước cùngvới kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nềnkinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực củanền kinh tế. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình

thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tốthị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước đượcxây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường,vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Khẳng định quyềncủa người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất vàquyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm cho mọitư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ,tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Thực hiện chếđộ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồngthời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phốithông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo đảm côngbằng và tạo động lực cho phát triển; các nguồn lực được phân bổtheo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàtheo nguyên tắc thị trường. Nhà nước quản lý nền kinh tế, địnhhướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng luậtpháp, chiến lược, quy hoạch, chính sách và lực lượng vật chất.

- Xác định rõ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắnvới phát triển kinh tế tri thức. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện

đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nôngnghiệp, dịch vụ; trong đó phải thường xuyên coi trọng phát triển côngnghiệp nặng, công nghiệp chế tạo; phát triển nông, lâm, ngư nghiệpngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với côngnghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm phát triển hàihòa giữa các vùng; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọngđiểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 31/79

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đồng thời chủ động và tích cựchội nhập kinh tế quốc tế.

7. Về phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện chínhsách xã hội

Khẳng định xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấmnhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóagắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thànhsức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huynhững truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc ViệtNam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hộidân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với

trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Phêphán những cái lỗi thời, thấp kém; đấu tranh chống những biểu hiệnphi văn hóa, phản văn hóa. Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tựdo sáng tạo của công dân.

Con người là trung tâm của chiến lược phát triển. Tôn trọng và bảovệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích củadân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân.

Thực hiện chính sách xã hội đúng đắn, công bằng, bảo đảm bình

đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lýtăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển,không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Có chính sách điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Khuyến khíchlàm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững. Hoàn thiện hệthống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với những cá nhânvà gia đình có công với nước. Chú trọng cải thiện điều kiện sống, laođộng, làm việc và học tập của các tầng lớp nhân dân. Chăm lo đờisống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻmồ côi. Hạn chế, giảm tác hại và tiến tới đẩy lùi tệ nạn xã hội. Bảođảm quy mô hợp lý và chất lượng dân số. Thực hiện bình đẳng giới,chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Phấn đấu xây dựng một cộngđồng xã hội văn minh, lành mạnh. Xây dựng gia đình ấm no và hạnh

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 32/79

phúc, thực sự là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng và tổ ấmcủa mỗi người.

Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhaugiữa các dân tộc; tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo - nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Ðấu tranh vớimọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tínngưỡng, tôn giáo để làm hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhândân. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào định cư ở nướcngoài ổn định cuộc sống, giữ gìn bản sắc dân tộc, chấp hành tốtpháp luật của nước sở tại, hướng về quê hương, góp phần xây dựngđất nước.

8. Về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo

vệ môi trườngKhẳng định và nhấn mạnh phát triển giáo dục và đào tạo, khoa họcvà công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế -xã hội; đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ làđầu tư cho phát triển; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đềsống còn của nhân loại, là một tiêu chí và nội dung của sự phát triểnbền vững, là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sốngcủa nhân dân.

Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, phát triểnnguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựngnền văn hóa và con người Việt Nam. Ðổi mới toàn diện và mạnh mẽgiáo dục - đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chấtlượng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phục vụ đắclực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng xã hội học tập,tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.

Phát triển khoa học và công nghệ bao gồm cả khoa học xã hội, khoahọc tự nhiên và khoa học kỹ thuật gắn với phát triển văn hóa và nângcao dân trí nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến củathế giới. Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học vàcông nghệ của đất nước. Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sáchkhuyến khích sáng tạo và ứng dụng khoa học và công nghệ.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 33/79

Trong việc bảo vệ môi trường cần kết hợp chặt chẽ giữa ngăn ngừa,khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái;phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch. Coitrọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quátrình biến đổi khí hậu. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tàinguyên quốc gia.

9. Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại

Xác định đầy đủ hơn các mục tiêu và nhiệm vụ của quốc phòng - anninh là: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độxã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững hòa bình,ổn định chính trị và an ninh quốc gia; chủ động ngăn chặn, làm thất

bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địchđối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hộilà nền tảng của quốc phòng - an ninh. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôivới tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Kết hợp chặt chẽkinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tếtrong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triểnkinh tế - xã hội.

Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng,chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổquốc, với Ðảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin yêu.Chăm lo nâng cao phẩm chất cách mạng, trình độ chính trị, chuyênmôn, nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang; bảo đảmđời sống vật chất, tinh thần phù hợp với tính chất hoạt động củaQuân đội nhân dân và Công an nhân dân trong điều kiện mới. Xâydựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo đảm cho các lựclượng vũ trang được trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại.

Khẳng định thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quanhệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đấtnước, vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủnghĩa giàu mạnh; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 34/79

nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Chủ trương hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước,không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, trên cơ sở những nguyêntắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.Ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xãhội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại; mởrộng quan hệ với các đảng cánh tả, các đảng cầm quyền trên thế giớitrên cơ sở độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và pháttriển. Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dânViệt Nam và nhân dân các nước trên thế giới. Phấn đấu cùng cácnước ASEAN xây dựng Ðông - Nam Á thành khu vực hòa bình, ổnđịnh, hợp tác và phát triển.

10. Về phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Khẳng định dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừalà mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng vàtừng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cảquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thựchiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực thôngqua hoạt động của Nhà nước do nhân dân bầu ra và các hình thức

dân chủ trực tiếp. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phảiđược thể chế hóa bằng luật pháp, được pháp luật bảo đảm. Nhànước quy định và bảo vệ các quyền công dân, quyền con người điđôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tựdo của mỗi người.

- Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện và thực hiện ý chí,quyền lực của nhân dân, trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân vớigiai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Ðảng Cộng sản Việt Namlãnh đạo. Nhiệm vụ của Nhà nước là định ra luật pháp và tổ chức,quản lý xã hội bằng pháp luật; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêmtrị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.Nhà nước thường xuyên liên hệ và gắn bó chặt chẽ với nhân dân,thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ýkiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Có cơ chế và

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 35/79

biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, thamnhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dânchủ của công dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theonguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thờibảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của trung ương. Quyền lực nhà nướclà thống nhất; có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong việcthực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; có cơ chế kiểmtra, giám sát trong việc thực hiện ba quyền đó.

11. Về Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

Nhấn mạnh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân cóvai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của

nhân dân, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên; thực hiện dânchủ và xây dựng xã hội lành mạnh; giáo dục lý tưởng và đạo đứccách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa

 Ðảng, Nhà nước với nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tựnguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hộivà các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dântộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổquốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính

trị của chính quyền nhân dân. Ðảng Cộng sản Việt Nam vừa là thànhviên vừa là người lãnh đạo Mặt trận. Mặt trận hoạt động theo nguyêntắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hànhđộng giữa các thành viên.

Các đoàn thể nhân dân tùy theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã xácđịnh, vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp,chính sách; chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, hộiviên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ mọi mặt và xây dựngcuộc sống mới; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

 Ðảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tíchcực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trậnvà các đoàn thể. Ðảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điềukiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả,thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 36/79

12. Về Ðảng Cộng sản Việt Nam và công tác xây dựng Ðảng 

Trên cơ sở những luận điểm cơ bản của Cương lĩnh năm 1991 vànhững kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn hơn 20 năm tiếnhành công cuộc đổi mới, Dự thảo Cương lĩnh lần này có một số bổsung và phát triển quan trọng, nhất là về diễn đạt bản chất Ðảng vàvề nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể là Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: Ðảng Cộng sản ViệtNam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiênphong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểutrung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và củadân tộc. Ðảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minhlàm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; lấy tập trung dânchủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâusắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả củasự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điềukiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thốngtốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là di sản tưtưởng và lý luận vô cùng to lớn và quý giá của Ðảng và dân tộc ta,mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giànhthắng lợi.

Nói rõ Ðảng Cộng sản Việt Nam là Ðảng cầm quyền, lãnh đạo Nhànước và xã hội. Ðảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, cácđịnh hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyêntruyền, thuyết phục, vận động, t0ổ chức, kiểm tra và bằng hành độnggương mẫu của đảng viên. Ðảng thống nhất lãnh đạo công tác cánbộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủnăng lực và phẩm chất hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệthống chính trị. Ðảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viênhoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế

độ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Ðảng thườngxuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thờiphát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệmcủa các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

 Ðảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thốngấy. Ðảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 37/79

làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Ðảng, chịusự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp vàpháp luật.

 Ðể đảm đương được vai trò lãnh đạo, Ðảng phải vững mạnh vềchính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tựchỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo. Giữvững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Ðảng, bảo đảm đầy đủdân chủ và kỷ luật trong sinh hoạt Ðảng. Thường xuyên tự phê bìnhvà phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội vàmọi hành động chia rẽ, bè phái. Ðảng chăm lo xây dựng đội ngũ cánbộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấucao; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cáchmạng của Ðảng và của nhân dân.

CAU 3: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠIHÓA(ĐH 8,9,10)

- Xác định rõ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn vớiphát triển kinh tế tri thức. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệuquả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ;trong đó phải thường xuyên coi trọng phát triển công nghiệp nặng, côngnghiệp chế tạo; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độcông nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng

nông thôn mới. Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng; thúc đẩy pháttriển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triểncác vùng có nhiều khó khăn. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đồngthời chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

CÂU 4:NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỊNH HƯỚNG XHCN TRONG PHÁTTRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Khẳng định sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Ðó là nền kinh tế có nhiều hình thức sởhữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinhdoanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt độngtheo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế,bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnhtranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 38/79

thể không ngừng được củng cố và mở rộng. Kinh tế nhà nước cùngvới kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nềnkinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực củanền kinh tế. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hìnhthành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố

thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước đượcxây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường,vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Khẳng định quyềncủa người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất vàquyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm cho mọitư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ,tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Thực hiện chếđộ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồngthời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phốithông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo đảm công

bằng và tạo động lực cho phát triển; các nguồn lực được phân bổtheo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vàtheo nguyên tắc thị trường. Nhà nước quản lý nền kinh tế, địnhhướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng Tiếp tụchoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

 Ngày 18/3/2008. Cập nhật lúc 15h 31' 

(ĐCSVN) - Hội nghị lần thứ sáu BCH T.Ư Ðảng khóa X đã bàn và thông qua Nghị quyết "Vềtiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Chúng tôi xintrân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó trưởng BanTuyên giáo Trung ương về những nội dung cơ bản của Nghị quyết nói trên.

Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế hoạt động một cách khách quan, tácđộng vào những quan hệ kinh tế và qua đó đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến lợi ích củamỗi cá nhân, nhóm, tầng lớp, giai cấp xã hội. Do vậy, trên cơ sở đảm bảo lợi ích giai cấp và mụcđích phát triển của nền kinh tế, các giai cấp cầm quyền trong xã hội đều cần thiết phát huy nhữngmặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của các quy luật kinh tế (đến một mức nào đó do lợiích giai cấp, nhóm xã hội quy định) bằng hệ thống pháp luật, chính sách... Đó chính là thể chếkinh tế.

Như vậy, thể chế kinh tế hiểu theo nghĩa chung nhất là hệ thống pháp luật, chính sáchdo Nhà nước ban hành dựa trên các quy luật vận động khách quan của nền kinh tế để điều tiết,phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của chúng. Theo ý nghĩa đó, thể chế kinh tế lànhững tác động chủ quan, định hướng của con người vào sự vận động và phát triển của nềnkinh tế.

Ngày nay, kinh tế thị trường đã được áp dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, do mụcđích và điều kiện của nền sản xuất ở mỗi nước khác nhau, nên thể chế kinh tế thị trường ở cácnước không hoàn toàn giống nhau.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là nhằm phát triển mạnh mẽnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Đại hội IX của Đảng (2001), Đảng đã đưa ra mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội, đề ra nhiệm vụ xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 39/79

xã hội chủ nghĩa. Đại hội X đã nêu lên những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và đề ra nhiệm vụ “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa”.

Héi nghÞ lÇn thø 6 Ban ChÊp hµnh Trung ¬ng §¶ng, kho¸ X ra Ngh ị quyết số 21-NQ/TWvề “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là cụ thểhóa quan điểm và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội X. 

Sau khi đánh giá tình hình chuyển đổi cơ chế kinh tế và xây dựng, hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hơn 20 năm qua, Nghị quyết đã xácđịnh mục tiêu, quan điểm, chủ trương và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa như sau:

1. Mục tiêu

Nghị quyết xác định mục tiêu chung  của việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thịtrường nhằm:

- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tếthành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Thực hiện thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh", xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 là:

- Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật bảo đảm cho nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi.

- Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thànhphần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; hình thành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công tyđa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

- Đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệpcông.

- Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng

bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.- Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, bảo đảm

tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

- Nâng cao hơn hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Phát huy vai trò của Mặt trậnTổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.

Giai đoạn từ năm 2010 - 2020, tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao trình độ phát triểncủa nền kinh tế, thực hiện về cơ bản mục tiêu chung nêu trên.

2. Quan điểm

 Để thực hiện các mục tiêu trên, đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bềnvững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết nêu 5 quan điểm cần quán triệt trong việchoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong những năm

tới là:Quan điểm thứ nhất: Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật 

khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.

Thực hiện quan điểm này nhằm khắc phục tư tưởng chủ quan, duy ý chí, vi phạm sự vậnđộng của quy luật khách quan, cũng như khắc phục chủ nghĩa giáo điều, rập khuôn, máy móc,bắt chước nước ngoài, không tính tới đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta;

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 40/79

chạy theo các chỉ tiêu kinh tế thuần túy, coi nhẹ định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng pháttriển của nền kinh tế nước ta.

Quan điểm thứ hai: Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinhtế.

Theo quan điểm này cần bảo đảm đồng bộ giữa các yếu tố thị trường và các loại thị

trường; giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.Gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá vàbảo vệ môi trường.

Quan điểm thứ ba:Chủ động, tích cực với quyết tâm chính trị cao, tập trung giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừalàm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm.

Quan điểm này xuất phát từ thực tế của quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tếthị trường ở nước ta là công việc mới mẻ, chưa có tiền lệ, phải vừa làm, vừa tổng kết thực tiễn,rút ra những bài học kinh nghiệm. Nhưng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững tronggiai đoạn mới, không cho phép chúng ta lừng chừng, trù trừ khi đã có nhận thức đúng đắn quátrình phát triển của đất nước.

Quan điểm thứ tư:Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân

loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta; chủ động và tích cực hội nhập kinh tếquốc tế, đồng thời bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Quan điểm thứ năm: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quảnlý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quan điểm này xuất phát từ bài học kinh nghiệm qua 20 năm đổi mới, xác định đổi mớilà sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân thực hiện và vì lợi ích của nhân dân. Do vậy, hoàn thiệnthể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải huy động được sự tham gia của toàndân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết địnhthắng lợi của cách mạng nước ta.

3. Chủ trương và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa3.1. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở nước ta

3.2. Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hìnhdoanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh

* Hoàn thiện thể chế về sở hữu 

 Để hoàn thiện thể chế về sở hữu, Nghị quyết nêu rõ các công việc phải làm là:

+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa theo hướng khẳng định sự tồn tại khách quan, lâu dài và khuyến khích sự phát triểnđa dạng các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp, bảo đảm các quyền và lợi ích hợppháp của các chủ sở hữu trong nền kinh tế; xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối vớicác loại tài sản mới, như trí tuệ, cổ phiếu, tài nguyên nước, khoáng sản...

+ Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà đại diện là Nhà nước; các quyền củangười sử dụng đất theo các quy định hiện nay của pháp luật được tôn trọng và bảo đảm.

+ Hoàn thiện thể chế về sở hữu nhà nước theo các hướng sau:

Một là, tách bạch vai trò của Nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lý toànbộ nền kinh tế - xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 41/79

Hai là, tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản trị,kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.

Ba là, thu hẹp, tiến tới xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, ủyban nhân dân đối với tài sản, vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có tài sản, vốn nhà nước.

Bốn là, tiếp tục đổi mới, củng cố và phát huy vai trò của mô hình công ty đầu tư và kinh

doanh vốn nhà nước.+ Hoàn thiện thể chế, quy định rõ, cụ thể về quyền của chủ sở hữu và những người liên

quan đối với các loại tài sản (trí tuệ, tài sản vật chất, tài sản cổ phiếu, tài sản nợ); bảo hộ cácquyền hợp pháp. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu và những ngườiliên quan đối với xã hội.

+ Bổ sung luật pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sở hữu tập thể,các tổ hợp tác, hợp tác xã; bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích của các xã viên đối với tài sảnthuộc sở hữu của các hợp tác xã.

+ Khuyến khích liên kết hỗn hợp giữa sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tưnhân, làm cho chế độ cổ phần, sở hữu hỗn hợp trở thành hình thức sở hữu chủ yếu của cácdoanh nghiệp trong nền kinh tế.

+ Sớm ban hành các quy định pháp lý về quyền sở hữu của doanh nghiệp, tổ chức, cánhân nước ngoài tại Việt Nam; quy định đối tượng, điều kiện để người nước ngoài có quyềnđược mua, được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất và các tài sản khác tại Vịêt Nam.

* Hoàn thiện thể chế về phân phối 

Nghị quyết nêu rõ, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn lực, phânphối và phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xãhội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển.

+ Các nguồn lực xã hội được phân bổ theo cơ chế thị trường và theo chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển của Nhà nước bảo đảm đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Tập trung vốn đầu tư nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụcông quan trọng, một số ngành sản xuất thiết yếu, then chốt, đóng vai trò chủ đạo và lĩnh vực tưnhân không thể hoặc chưa thể đảm đương được; quan tâm đến các vùng, đối tượng còn nhiều

khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, các địa phương.- Về chính sách phân phối và phân phối lại, Nghị quyết yêu cầu phải bảo đảm hài hòa lợi

ích của Nhà nước, người lao động và doanh nghiệp, tạo động lực cho người lao động, doanhnghiệp và bảo đảm lợi ích quốc gia.

+ Chú trọng phân phối lại quỹ phúc lợi xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế; bảođảm đời sống, ít nhất là ở mức độ trung bình của xã hội, cho các đối tượng chính sách. Đổi mớicơ chế phân bổ chi ngân sách cho phát triển xã hội, củng cố và mở rộng hơn nữa hệ thống ansinh xã hội.

+ Tiếp tục hoàn hiện pháp luật về thuế theo hướng vừa bảo đảm nguồn thu cho ngânsách nhà nước, vừa khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, nuôi dưỡngnguồn thu và thực hiện công bằng xã hội.

* Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong nềnkinh tế

a. Đối với các doanh nghiệp nhà nước 

Nghị quyết nêu rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp lại, phát triển và nâng cao hiệuquả doanh nghiệp nhà nước để góp phần giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhànước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

 b. Đối với các loại hình kinh tế tập thể

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 42/79

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 43/79

* Hoàn thiện thể chế thị trường hàng hoá, dịch vụ 

Nghị quyết yêu cầu “Đa dạng hoá các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ theo hướng vănminh, hiện đại, chú trọng phát triển thị trường dịch vụ”. Theo tinh thần trên, trong những năm tớicần:

- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho các thị trường hàng hóa, dịch vụ, xây dựng các

khu trung tâm thương mại lớn.- Thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư phù hợp với các cam kết quốc tế.

- Phát triển các phương thức giao dịch thị trường hiện đại, nhất là với hàng hóa nông sảnvà vật tư nông nghiệp để ổn định giá, giảm bớt rủi ro cho người sản xuất và người tiêu dùng.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá đối với một số ít hàng hoá, dịch vụ độcquyền, bảo đảm tuân thủ yêu cầu của cơ chế thị trường và các cam kết quốc tế.

- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường.Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá, dịch vụ, nhất là những hàng hóa, dịch vụ liên quantrực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Xử lý nghiêm những vi phạm.

+ Hoàn thiện thể chế thị trường tài chính

Nghị quyết nêu rõ, trong những năm tới, việc hoàn thiện thể chế thị trường tài chínhđược thực hiện theo các giải pháp sau:

- Phát huy tốt hơn vai trò điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước như mộtngân hàng trung ương hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát.

- Từng bước mở cửa thị trường tín dụng, các dịch vụ ngân hàng phù hợp với cam kếtquốc tế.

- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, thực hiện tốt việc cổ phần hoá các ngânhàng thương mại nhà nước, thu hút được các đối tác chiến lược, song Nhà nước giữ cổ phần chiphối, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh và vai trò chủđạo của các ngân hàng này.

- Đổi mới hoạt động thẩm tra, giám sát; phát triển các công cụ dự báo, phòng ngừa rủiro, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách cho hoạt động và phát triển lànhmạnh của thị trường chứng khoán, làm cho thị trường chứng khóan ngày càng đóng vai trò quantrọng trong huy động vốn cho đầu tư phát triển. Theo định hướng này cần:

+ Đưa các giao dịch chứng khoán phi tập trung vào phạm vi quản lý, kiểm soát của Nhànước.

+ Tăng tính minh bạch của thị trường. Chống các giao dịch phi pháp, các hành vi rửatiền, nhiễu loạn thị trường.

+ Năng cao năng lực dự báo, có biện pháp phòng ngừa tình trạng rút vốn hàng loạt, ảnhhưởng xấu đến kinh tế vĩ mô.

+ Mở rộng từng bước quyền mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài và tạo thuận lợicho các doanh nghiệp Việt Nam giao dịch trên thị trường chứng khoán quốc tế.

- Về thị trường bảo hiểm, Nghị quyết nêu rõ: “Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm bảo hiểm” . Theo hướng này cần:

+ Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế trongnước, khuyến khích hợp tác và liên kết giữa các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

+ Thực hiện lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Quan tâm hơn nữa đến các dịch vụ bảo hiểm đối với con người và hàng nông sản.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 44/79

+ Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm.

+ Hoàn thiện thể chế thị trường bất động sản

- Nghị quyết xác định:“Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để các quyền về đất đai và bất động sản được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồnvốn trong sản xuất kinh doanh”. 

+ Hoàn thiện thể chế thị trường lao động Về thể chế thị trường lao động, Nghị quyết xác định các giải pháp sau:

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về tiền lương, tiền công. Tiền lươngphải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung -cầu về sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức độ cạnh tranh việc làm.

- Thực hiện tốt, phấn đấu rút ngắn lộ trình điều chỉnh tiền lương và trợ cấp xã hội giaiđoạn 2008-2012 đi đối với kiểm soát lạm phát để bảo đảm thu nhập thực tế ngày càng tăng chongười hưởng lương.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động.Khuyến khích khu vực tư nhân, doanh nghiệp tham gia dạy nghề thông qua các ưu đãi về đấtđai, thuế, đào tạo giáo viên, đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng, v.v…

- Hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về hệ thống giao dịch thị trường lao động, đổimới và hiện đại hoá hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước; khuyến khíchtổ chức các hội chợ việc làm; phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, sàn giao dịch, giới thiệu việclàm tư nhân đi đôi với tăng cường quản lý, kiểm soát của Nhà nước, ngăn chặn các hành vi lừađảo và các hiện tượng tiêu cực khác.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu lao động, hướng tới xuất khẩu lao động cótrình độ cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thu hút và sử dụng laođộng nước ngoài có trình độ chuyên môn cao.

- Áp dụng phổ biến chế độ hợp đồng lao động, kể cả trong các đơn vị sự nghiệp công lậpvà khu vực kinh tế nhà nước. Đưa thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể trở thànhquy định bắt buộc; tăng cường sự tham gia của đại diện người lao động và người sử dụng laođộng vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển thị trường lao động.

- Tăng cường sự quản lý và giám sát của Nhà nước đối với các hoạt động trên thị trườnglao động. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các tòa lao động, xử lý tốt các trườnghợp tranh chấp, bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động.

+ Hoàn thiện thể chế thị trường công nghệ

- Xây dựng đồng bộ luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý và hỗ trợ phát triển các tổchức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ và nâng cao năng lực công nghệcủa doanh nghiệp.

- Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, nhập khẩu và ứng dụng công nghệ mới, côngnghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh.

- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ.

- Phát triển các dịch vụ thiết kế, đo lường, đánh giá, thẩm định, giám định chất lượng,thông tin, môi giới, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ theo hướng xã hộihóa.

- Đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý khoa học và công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường.Hoàn thiện tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý thị trường công nghệ.

+ Về thể chế thị trường một số loại dịch vụ công cơ bản (y tế, giáo dục, văn hoá, thểthao)

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 45/79

Nghị quyết nêu rõ, trong lĩnh vực dịch vụ công, cần“tuân thủ nguyên tắc bù đắp đủ chi  phí để tái tạo và mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao” . Trongthời gian tới, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao, đặc biệt làcho những vùng nghèo, người nghèo, bảo đảm những dịch vụ cơ bản cho nhân dân.

- Đồng thời, Nhà nước đẩy mạnh xã hội hóa, vận dụng hợp lý những mặt tích cực của cơchế thị trường để khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, cácnghuồn lực khác phát triển mạnh các dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng ngàycàng tăng của nhân dân qua các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng...

- Nhà nước xác định rõ các tiêu chuẩn, tiêu chí mà các đơn vị dịch vụ phải tuân theo;,các dịch vụ cơ bản Nhà nước phải đảm bảo cho nhân dân để bảo đảm quyền của nhân dânđược học tập, chăm sóc sức khỏe phù hợp với trình độ phát triển của đất nước.

- Thực hiện cơ chế Nhà nước đặt mua từ các nhà cung cấp dịch vụ theo chất lượng vàchi phí chuẩn, tạo cạnh tranh giữa các đơn vị cung ứng thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách và tăng cường quản lý của Nhànước, giám sát của tổ chức xã hội để hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, xử lýnghiêm các vi phạm.

- Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày một tốt hơnnhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chínhsách, đối tượng nghèo.

Căn cứ vào những định hướng này, Nhà nước cụ thể hoá và vận dụng thích hợp vàotừng lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá và thể thao.

3.4. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường 

Thực hiện và cụ thể hóa quan điểm của Đại hội X, Nghị quyết Trung ương 6 nêu 4 nhómgiải pháp sau:

+ Khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo

+ Xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt, phù hợp với yêu cầu củakinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt.

+ Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường.

3.5. Hoàn thiện thể chế phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng về kinh tế; nâng caohiệu quả, hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước, tăng cường sự tham gia của nhân dân vàcác tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp vào quá trình phát triểnkinh tế - xã hội 

+ Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng về kinh tế

 Để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng về kinh tế, Nghị quyết xác định nhiệm vụ sau:

Một là, Đảng tăng cường chỉ đạo nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để xác định rõvà đầy đủ mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là những nội dung củađịnh hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường.

Hai là, coi trọng đổi mới tư duy, công tác tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ cán bộ,đảng viên và các tầng lớp nhân dân thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Ba là, bổ sung, phát triển Cương lĩnh, đường lối, các chủ trương, chính sách lớn về pháttriển kinh tế - xã hội của Đảng; lãnh đạo quá trình tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 46/79

Bốn là, đổi mới công tác tổ chức và đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ trong lĩnh vực xâydựng và thực thi thể chế kinh tế.

Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp uỷ đảng các cấp phù hợp với yêu cầu pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước 

Nghị quyết nêu rõ, cần “Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhànước phù hợp với những yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay” . Cụ thể là:

- Nhà nước vận dụng và phát huy mặt tích cực, hạn chế ngăn ngừa mặt tiêu cực của cơchế thị trường; tiếp tục tạo ra những tiền đề, điều kiện để nền kinh tế phát triển theo định hướngxã hội chủ nghĩa.

- Đổi mới mạnh mẽ hơn phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước theo các hướng sau:

. Coi trọng và làm tốt công tác xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, định hướngkế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô, bảođảm những cân đối lớn của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát.

. Phát triển lành mạnh các thị trường tài chính, tiền tệ chứng khoán, bảo hiểm.

. Ngăn ngừa và xử lý kịp thời những biến động xấu đối với ổn định kinh tế vĩ mô.

. Phát triển lĩnh vực xã hội, gắn thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội với phát triển kinhtế, bảo vệ môi trường.

. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp.

. Giữ vững an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị – xã hội cho sự phát triển đất nước.

- Chuyển giao những công việc Nhà nước không nhất thiết phải làm cho các tổ chức xãhội; tinh giản bộ máy nhà nước, tập trung nguồn lực vào một số lĩnh vực quan trọng nhất trongphát triển kinh tế, xã hội.

+ Nâng cao vai trò của các tổ chức dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội,nghề nghiệp trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết nêu rõ, cần:

- Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổchức xã hội, nghề nghiệp và của người dân trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa.

- Nhà nước tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để các tổ chức dâncử, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân tham gia có hiệu quảvào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát thực hiện luật pháp, các chủ trương, chính sáchphát triển kinh tế - xã hội.

CÂU 7:ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

 Đường lối đối ngoại của Việt Nam trong 20 năm đổi mới là sự kiên trìthực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại: độc lập dân tộc gắn vớichủ nghĩa xã hội; độc lập tự chủ gắn với hợp tác quốc tế; sức mạnhdân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; vững chắc về nguyên tắc, linhhoạt về sách lược, dĩ bất biến ứng vạn biến; hoà hiếu với các dân

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 47/79

tộc. Với tư duy, nhận thức được đổi mới về thế giới và khu vực, kếthừa thành quả đối ngoại trong thời kỳ đổi mới, hoạt động đối ngoạicủa nước ta 5 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và quantrọng như Đại hội X của Đảng đã khẳng định:Hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phát triểnmạnh, góp phần giữ vững môi trường hoà bình, phát triển kinh tế- xãhội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Đãgiải quyết được một số vấn đề về biên giới, lãnh thổ, vùng chồng lấntrên biển với một số quốc gia; chủ động và tích cực tham gia các diễnđàn thế giới; tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế và khu vựctại Việt Nam. Những thành tựu đó, trong bối cảnh thế giới phức tạpvà biến động nhanh, chứng tỏ đường lối và chính sách đối ngoại của

 Đảng là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với tình hình thế giới, khu vực,với xu thế của thời đại và thực tiễn tại Việt Nam.

Biết mình, biết người, dự báo tương đối đúng tình hình quốc tế luônlà một trong những căn cứ quan trọng để hoạch định đường lối,chính sách đối ngoại nhưng cũng là một công việc hết sức khó khăn.Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã dự báo tình hình thế giới nhữngnăm sắp tới với những nét lớn khái quát, súc tích như sau:Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo,chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt độngkhủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hải đảo và các tàinguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới với tínhchất ngày càng phức tạp. Nhưng hoà bình, hợp tác và phát triển vẫnlà xu thế lớn của tình hình thế giới. Kinh tế thế giới và khu vực tiếptục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắckhó lường. Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũngchứa đựng những yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thứclớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranhkinh tế-thương mại, giành giật các tài nguyên, năng lượng, thịtrường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước ngày càng gay gắt.Khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn.

 Đánh giá quá cao thuận lợi hoặc đánh giá quá mức khó khăn của

tình hình quốc tế đều dẫn đến sai lầm, dễ sinh chủ quan, mất cảnhgiác hoặc dễ bi quan, do dự, bở lỡ cơ hội. Nghị quyết Đại hội X của

 Đảng đã chỉ rõ: “Những năm tới, đất nước ta có cơ hội lớn để tiếnlên, tuy khó khăn còn nhiều”. Cơ hội lớn đó xuất phát cả từ tình hìnhtrong nước và tình hình quốc tế.Tuy nhiên, tình hình thế giới biến động hết sức phức tạp. Cuộc sốngđòi hỏi chúng ta luôn luôn bám sát thực tế, vận dụng phương pháp

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 48/79

luận khoa học, đổi mới tư duy đối ngoại phù hợp thời đại để đánh giángày càng chính xác hơn, sâu sắc hơn cục diện thế giới, nhằm đề ranhững chính sách và hoạt động đối ngoại đúng đắn, có lợi cho đấtnước.Nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của đường lối đối ngoại ởnước ta là phát huy tinh thần độc lập tự chủ. Hoạt động đối ngoại đòihỏi có tinh thần dựa vào sức mình là chính, có tư duy độc lập, tựmình xác định đường lối, chính sách đối ngoại của mình, phù hợpthực tiễn và lợi ích của đất nước. Độc lập tự chủ về đối ngoại khôngcó nghĩa là dân tộc hẹp hòi, biệt lập với thế giới. Đường lối đối ngoạiđộc lập tự chủ đã đem lại những thành tựu to lớn cho đất nước nhiềunăm qua, mặc dù có sự đảo lộn về tập hợp lực lương trên thế giới.Nghị quyết Đại hội X của Đảng bổ sung đường lối đối ngoại độc lậptự chủ một nội dung mới là “hoà bình, hợp tác và phát triển”. Đấy là

sự khẳng định mạnh mẽ định hướng và thái độ của Việt Nam trongcác quan hệ quốc tế vào lúc hoà bình, hợp tác và phát triển là một xuthế chung của thời đại ngày nay. Hoà bình và bản chất đặc thù củangoại giao Việt Nam, là đạo lý của dân tộc Việt Nam, hoà bình chomình và hoà bình cho các dân tộc khác. Đứng trước những tìnhhuống hiểm nghèo, nhân dân ta luôn tỏ rõ thiện chí đàm phán hoàbình để tránh đối đầu, xung đột, chiến tranh, không để “bé xé ra to”,không bỏ lỡ cơ hội tranh thủ hoà bình, nhưng đấy phải là một nềnhoà bình trong độc lập tự do, tự hào dân tộc, độc lập chủ quyền, toànvẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.Các nước trên thế giới, dù lớn hay nhỏ nhìn chung đang dành ưutiên đặc biệt cho phát triển kinh tế, nhận thức đầy đủ ý nghĩa quantrọng, có tính sống còn của nhân tố kinh tế, sức mạnh kinh tế. Đại hộiX của Đảng khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của nhân dân ta là hợptác với nhân dân thế giới để phát triển, chủ động và tích cực hội nhậpkinh tế quốc tế, cùng cộng đồng quốc tế tạo ra những thuận lợi chophát triển. Hoà bình, hợp tác và phát triển là mẫu số chung để tậphợp lực lượng trong quan hệ quốc tế ngày nay.

 Đối với nền độc lập tự chủ quốc gia, chủ động và tích cực hội nhập

kinh tế quốc tế vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực,nhưng tích cực là chính. Vấn đề là phải phát huy đến mức cao nhấtmặt tích cực và ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất mặt tiêu cực.Nếu chúng ta sáng suốt, khôn khéo, thì cái giá phải trả cho việc hộinhập kinh tế quốc tế không quá đắt, chấp nhận được mà có lợi nhiềucho đất nước ta. Độc lập tự chủ trong thời đại ngày nay bao hàm sựmở cửa ra thế giới, đi với thế giới, phải tranh thủ sức mạnh thời đại.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 49/79

 Độc lập tự chủ là giữ vững chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hoá dântộc, an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh môitrường, khéo vận dụng các lối quan hệ quốc tế, tăng phần người phụthuộc mình, giảm phần mình phụ thuộc người, phục vụ tốt nhất lợiích tối cao của quốc gia, dân tộc.

 Để tận dụng tối đa lợi ích do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, nhândân ta phải làm việc gian khổ, hết mình, trau dồi trí tuệ, năng lực vàtay nghề cao, có đầy đủ kiến thức về pháp lý quốc tế và về thủ tụcthương mại quốc tế. Trước mắt, phải đẩy mạnh cải cách trên các lĩnhvực luật lệ, thuế, ngân hàng, doanh nghiệp, nền hành chính. Nhữngcải cách này, dù gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) haykhông, thì chúng ta cũng bắt buộc phải làm và đấy là yêu cầu bứcbách của cuộc sống.Nhiệm vụ của công tác đối ngoại, theo Nghị quyết Đại hội X của

 Đảng, là “giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tếthuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổquốc”. Đấy chính là lợi ích tối cao của dân tộc ta, là thước đo hiệuquả của mới hoạt động đối ngoại. Nhưng nhân dân ta còn phải gópphần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Nghị quyết Đại hội X của Đảng còn chỉ rõ: chính sách đối ngoại củata là “rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế”,theo các nguyên tắc “tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũlực hoặc đe doạ dùng vũ lực; giải quyết bất đồng và tranh chấp thôngqua thương lượng hoà bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùngcó lợi”.Chúng ta mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và mọi vùng lãnh thổtrên thế giới không phân biệt chế độ chính trị - xã hội và ý thức hệ.Thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại không cónghĩa là dàn đều mà phải có trọng tâm, trọng điểm. Chúng ta luôndành ưu tiên cao và sự quan tâm thoả đáng cho việc phát triển quan

hệ hợp tác, hoà bình, hữu nghị với các nước láng giềng Lào,Campuchia, ASEAN, với các nước lớn, trước hết là Trung Quốc, Mỹ,các nước châu Á - Thái Bình Dương nhằm tạo môi trường quốc tếliên quan trực tiếp nhất tới sự ổn định, an ninh và phát triển của nướcta. Nói như vậy, chúng ta không hề xem nhẹ mối quan hệ với cácnước khác, trong đó có các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân tộcchủ nghĩa, các nước đang phát triển, các lực lượng cách mạng và

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 50/79

tiến bộ trên thế giới vốn có quan hệ truyền thống với nước ta, đãtừng hết lòng ủng hộ, giúp đỡ nhân dân ta trong cuộc đấu tranh bảovệ độc lập, thống nhất đất nước.Thách thức đối với chúng ta trong quan hệ quốc tế là xử lý mối quanhệ đồng thời với các nước lớn. Khái niệm cân bằng trong quan hệvới các nước lớn của nước ta khác với khái niệm cân bằng trong“thuyết cân bằng quyền lực” vốn là lĩnh vực của riêng các nước lớn.Cân bằng quan hệ mà chúng ta thực hiện không có nghĩa là cânbằng số học, quan hệ với các nước lớn theo cùng một liều lượng,cùng tiến cùng thoái hoặc chia sẻ cùng một lượng lợi ích như nhau.

 Đối với chúng ta, cân bằng trong quan hệ với các nước lớn là khôngđi với một nước lớn này để chống lại một nước lớn kia; có thể chúngta ưu tiên quan hệ với một nước lớn này trong một thời gian cụ thểvề một vấn đề cụ thể nào đó, nhưng không làm tổn hại tới lợi ích

chiến lược của nước lớn kia.Chúng ta mở rộng quan hệ đối ngoại một cách chủ động và tích cựctrên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học và công nghệ, vănhoá, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh...; cả quan hệ song phươngvà quan hệ đa phương; cả quan hệ về Đảng, về Nhà nước và vềnhân dân; gia nhập, tích cực hoạt động tại Liên hợp quốc và tronghàng loạt tổ chức khu vực và quốc tế tích cực góp phần mình vàocác công việc quốc tế, giải quyết các vấn đề toàn cầu, bảo vệ hoàbình, chủ quyền của các dân tộc; thiết lập trật tự chính trị và kinh tếquốc tế dân chủ và bình đẳng, đẩy mạnh hợp tác và phát triển. Vì lẽđó, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã bổ sung, ngoài việc là bạn, đốitác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế như đã tuyên bố ởcác Đại hội Đảng trước đây, Việt Nam còn “tham gia tích cực vào tiếntrình hợp tác quốc tế và khu vực”.Trong quan hệ quốc tế, chúng ta không phân định “thù và bạn” mộtcách đơn giản, mà nhận định một cách biện chứng, linh hoạt hơn:những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam, thiếtlập và mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, cùng có lợivới Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm

mưu và hoạt động chống phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệTổ quốc Việt Nam đều là đối tượng đấu tranh của nhân dân ta. Trongmỗi đối tượng vẫn có mặt ta cần tranh thủ hợp tác; trong một số đốitác có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta thì ta vẫn phải đấutranh. Xác định đối tượng, đối tác phải tuỳ theo tình huống, hoàncảnh, thời điểm cụ thể, tránh mơ hồ, cứng nhắc; phải tính đến nhữngquan hệ lợi ích trùng hợp và những quan hệ lợi ích không trùng hợp,

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 51/79

mặt thuận lợi và mặt phức tạp, khả năng và giới hạn cũng như tácđộng qua lại của các mối quan hệ đó để đạt hiệu quả cao nhất; tránhsơ hở, nhất là tránh những tình huống bất lợi và phải có cách ứngphó với những rủi ro, bất trắc.Tuỳ từng đối tác trên từng vấn đề và ở từng thời điểm, hoặc mặt hợptác hoặc mặt đấu tranh nổi lên hơn. Ta cố gắng thúc đẩy mặt hợptác, nhưng khi cần thiết phải đấu tranh bằng hình thức và với mức độthích hợp. Chỉ hợp tác một chiều hoặc chỉ đấu tranh một chiều đềucó thể dẫn đến tình huống bất lợi cho ta. Đấu tranh là nhằm thúc đẩyhợp tác, tránh trực diện đối đầu, đối kháng, không để ta bị khiêukhích, rơi vào thế bị cô lập hoặc xung đột vũ trang. Cách ứng xử nóitrên trong quan hệ quốc tế xuất phát từ nhiệm vụ thiêng liêng là bảovệ lợi ích tối cao của dân tộc.Quan hệ đối ngoại của ta đã trải qua một thời kỳ phát triển bề rộng

rất ngoạn mục, với gần 170 nước và vùng lãnh thổ. Lần đầu tiêntrong lịch sử, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nướclớn ở trên mọi châu lục với các tổ chức toàn cầu và các trung tâm tàichính - tiền tệ lớn nhất của thế giới, với các tập đoàn xuyên quốc gia.Nhưng chúng ta cần tạo được những bước đột phá mới trong quanhệ đối ngoại, đặc biệt với các đối tác chủ yếu, xây dựng và khai tháctốt quan hệ lợi ích đan xen tuỳ thuộc lẫn nhau với họ. Các quan hệđối ngoại ở các tầng nấc khác nhau, song phương, đa phương, toàncầu cần đạt chất lượng và hiệu quả cao. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Xcủa Đảng đã khẳng định: «Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiếtlập vào chiều sâu, ổn định, bền vững». Đây là một định hướng mới,quan trọng cho nhiệm vụ đối ngoại, không dễ dàng nhưng phải quyếttâm thực hiện bằng được.

 Đối với nước ta, thuận lợi và khó khăn luôn đan xen nhau, tác độnglẫn nhau, có cúc mặt này nổi trội hơn mặt kia, nhưng về cơ bảnthuận lợi là chủ yếu. Nhân tố chủ yếu có ý nghĩa quyết định là tiềmlực mọi mặt và vị thế quốc tế của nước ta được tăng cường đáng kểđã củng cố niềm tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới và tiền đồtươi sáng của đất nước, tăng cường sự nhất trí trong Đảng và sự

đồng thuận trong xã hội. Cục diện thế giới đang diễn ra hết sức phứctạp nhưng hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là đường hướng chủđạo trong quan hệ quốc tế. Chúng ta hoàn toàn có khả năng thựchiện thành công đường lối, chính sách đối ngoại do Nghị quyết Đạihội X của Đảng đề ra, góp phần đạt mục tiêu sớm đưa nước ta rakhỏi tình trạng kém phát triển, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 52/79

Một là, vận dụng bài học về tạo dựng sức mạnh tổng hợp, đại hội nêu ra những nhiệm vụ đối ngoại cả về mặt Đảng lẫn Nhà nước và ngoại giao nhân dân, nhấn mạnh yêu cầu phối hợp chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; đối ngoại, quốc phòng an ninh; thông tinđối ngoại và thông tin trong nước  Hai là, đặt cao yêu cầu tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo,tham mưu về đối ngoại với sự tham gia và phát huy trí tuệ của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học. Đây còn là điểm yếu củachúng ta vì trong một thế giới biến động không ngừng và cực kỳ 

 phức tạp, không nghiên cứu và dự báo kịp thời và chuẩn xác diễnbiến tình hình thì khó bề bảo đảm được tính chủ động, xử lý các tìnhhuống một cách thích hợp. ở trong nước có không ít các cơ quannghiên cứu, tham mưu về công tác đối ngoại song vẫn trong trạng thái “đông nhưng không mạnh” một phần không nhỏ do nhiều lực 

lượng chưa được huy động và thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan với nhau.Ba là, nhân tố có ý nghĩa quyết định là đào tạo nguồn nhân lực vững vàng về chính trị, có trình độ và năng lực nghiệp vụ cao, có đạo đức và phẩm chất tốt do quan hệ đối ngoại của nước ta đang mở rộng nhanh chóng cả về các lĩnh vực hoạt động lẫn các đối tác và địa bàntrong bối cảnh quốc tế không đơn giản. Một nét mới cần quan tâm làkhông riêng các cán bộ chuyên trách làm công tác đối ngoại mà mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phương, các doanh nghiệp, thậm chí một bộ

 phận không nhỏ nhân dân được lôi cuốn vào hoạt động này ở mức độ khác nhau nên yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực về đối ngoại theonghĩa rộng càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.Bốn là, khẳng định cơ chế vận hành Đảng lãnh đạo thống nhất, Nhànước quản lý tập trung đối với hoạt động đối ngoại - một trong những lĩnh vực thiết yếu và hết sức phức tạp của đất nước. Về mặt này,trong nhiệm kỳ qua, lần đầu tiên đã xây dựng được quy chế quản lý thống nhất về hoạt động đối ngoại, vấn đề đặt ra hiện nay là hoànthiện và tổ chức thực hiện thật tốt quy chế ấy.Chúng ta có cơ sở để hy vọng rằng, với những kinh nghiệm phong 

 phú của “trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh” hun đúc nên qua mấy chục năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; dựa trên những thành tựu tolớn đã giành được trong những năm đổi mới, đường lối đối ngoại vàchính sách ngoại giao được khẳng định và làm rõ thêm tại Đại hội X sẽ được thực hiện một cách kiên trì và khôn khéo, góp phần đắc lực vào việc thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 53/79

CÂU 6: NỀN VĂN HÓA ĐẠM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC:

Khẳng định xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấmnhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóagắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thànhsức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huynhững truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc ViệtNam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hộidân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, vớitrình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Phêphán những cái lỗi thời, thấp kém; đấu tranh chống những biểu hiệnphi văn hóa, phản văn hóa. Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tựdo sáng tạo của công dân.

Con người là trung tâm của chiến lược phát triển. Tôn trọng và bảovệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích củadân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân.

Thực hiện chính sách xã hội đúng đắn, công bằng, bảo đảm bìnhđẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lýtăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển,không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Có chính sách điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Khuyến khíchlàm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững. Hoàn thiện hệthống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với những cá nhânvà gia đình có công với nước. Chú trọng cải thiện điều kiện sống, laođộng, làm việc và học tập của các tầng lớp nhân dân. Chăm lo đờisống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻmồ côi. Hạn chế, giảm tác hại và tiến tới đẩy lùi tệ nạn xã hội. Bảođảm quy mô hợp lý và chất lượng dân số. Thực hiện bình đẳng giới,chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Phấn đấu xây dựng một cộngđồng xã hội văn minh, lành mạnh. Xây dựng gia đình ấm no và hạnhphúc, thực sự là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng và tổ ấmcủa mỗi người.

Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhaugiữa các dân tộc; tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 54/79

giáo - nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Ðấu tranh vớimọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tínngưỡng, tôn giáo để làm hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhândân. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào định cư ở nướcngoài ổn định cuộc sống, giữ gìn bản sắc dân tộc, chấp hành tốtpháp luật của nước sở tại, hướng về quê hương, góp phần xây dựngđất nước.

PHẦN 2:

CÂU 1:KHỦNG HOẢNG VỀ CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ỞVIỆT NAM CUỐI 19 ĐẦU 20

Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ

thống trị rất tàn bạo, hà khắc và phản động của chủ nghĩa thực dân trên đấtnước ta, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi lớn: Từ chế độ phong kiếnchuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến; hai mâu thuẫn cơ bản, chủyếu trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó là, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộcta với đế quốc Pháp xâm lược và giữa nhân dân ta chủ yếu là nông dân vớibọn địa chủ, phong kiến tay sai, chỗ dựa của thực dân Pháp.Nhiệm vụ chống đế quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống bọn phong kiếntay sai là không tách rời nhau. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Vớitruyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chốngthực dân Pháp xâm lược và bọn phong kiến tay sai ở khắp mọi nơi, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và các nhà yêu nước đương thời theo nhiều khuynhhướng khác nhau. Song các phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyênnhân chủ yếu là chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, chưa có mộtlực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽđủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế tắc vàkhủng hoảng về đường lối cứu nước.

Trước sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, trong 20 năm đầu thế kỷ XX của phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta đã diễn ra quá trình tìmkiếm con đường cứu nước mới. Có thể kể đến con đường cứu nước của PhanBội Châu và Phan Chu Trinh

1/ Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

a. Đến cuối thế kỷ XIX trong khi các nước tư bản phương Tây chuyển sanggiai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì ở các nước phương Đông chậm tiến tư tưởngdân chủ tư sản mới bắt đầu phát triển và tác động mạnh đến các nước thuộcđịa và nửa thuộc địa. Điều này được thể hiện rõ rệt ở cuộc duy tân Nhật Bản (1868), Trung Quốc (1898) với đỉnh cao là cuộc cách mạng Tân Hợi (1911).Trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản qua các tân thư, tân văn Trung Quốc dộivào Việt Nam. Các học thuyết về nhân đạo dân quyền của các nhà phát ngôncủa giai cấp tư sản pháp lúc chủ nghĩa tư bản Pháp đang lên thông qua sách

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 55/79

báo Pháp cũng được truyền bá vào Việt Nam. Gương tự cường của Nhật Bản,đặc biệt là chiến thắng của Nhật đối với Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904- 1905) đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng và tình hình tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX.b. Trong khi các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản tràn vào Việt Nam thì ởnước ta thực dân Pháp đang tiến hành đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất,tạo ra cơ sở vật chất cho sự tiếp thu tư tưởng mới đồng thời làm cho mâuthuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp vốn đã sâu sắc lại càng sâusắc thêm.c.Trước sự thất bại của phong trào Cần vương, cách mạng nước ta rơi vàotình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, các sĩ phu yêu nước mongmuốn tìm kiếm một con đường cứu nước mới và họ đã nhanh chóng tiếp thutư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá vào Việt Nam.d. Tất cả các yếu tố trên đây đã làm nảy sinh trào lưu dân tộc chủ nghĩa,mang nội dung tư tưởng mới. Quan niệm ái quốc trung quân theo ý thức hệphong kiến được thay thế bằng chủ nghĩa quốc gia dân tộc, gắn liền kháiniệm nước với dân. Cuộc đấu tranh chống đế quốc gắn liền với cuộc đấu

tranh đòi dân chủ, dân quyền, phát triển đất nước theo con đường tư bản chủnghĩa, xây dựng một nước Việt Nam mới theo hình ảnh các nước văn minhtrên thế giới.- Trong khi thống nhất với nhau về mục tiêu, những người chủ xướng lại cósự phân hoá về biện pháp cứu nước với hai xu hướng chính: cải cách ôn hoàvới đại diên tiêu biểu là Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu với xu hướng cáchmạng bạo động. Hai xu hướng này song song tồn tại và không đối lập vớinhau một cách tuyệt đối, chúng đan xen, hoà lẫn vào nhau, tạo điều kiện chonhau phát triển. Trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX, thì xuhướng bạo động là duy nhất đúng và xu hướng cải cách cũng có những tácdụng nhất định.

e. Phan bội Châu chủ trương muốn chống pháp thắng lợi không thể đi theocon đường cũ, phải xây dựng phong trào toàn quốc, phải tìm kiếm cách thứchoạt động mới. Ông chủ trương vận động đông đảo quần chúng trong cảnước, tranh thủ sự viện trợ của nước ngoài, tổ chức bạo động đánh đổ thựcdân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng nên một chế độ chế độ chính trịdựa vào dân (lúc đầu ông chủ trương nền quân chủ lập hiến, sau chuyểnsang tư tưởng cộng hoà) với việc thành lập Duy Tân hội, phát động phongtrào Đông du, tổ chức Việt Nam Quang phục hội.Trong chủ trương của mình, Phan Bội Châu cũng chưa đặt ra mục tiêu lật đổchế độ phong kiến nhưng ông đả kích bọn quan lại phong kiến thối nát. Ônghô hào cải cách dân chủ, góp phần truyền bá, mở trường dạy học, phát triểncông thương...

Mặt hạn chế của Phan Bội Châu là mơ hồ về chính trị, muốn dựa vào đế quốcnày, đánh đổ đế quốc kia để giải phóng dân tộc. Mặt khác Phan Bội Châucũng chưa thấy được động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam là công,nông. Có thể nói trước khi xuất hiện Nguyễn ái Quốc trên vũ đài chính trị ViệtNam, thì Phan Bội Châu là lãnh tụ tiêu biểu nhất của cách mạng Việt Nam.Mặc dù chủ trương có hạn chế nhưng ông có tư tưởng dân chủ sớm nhất ởViệt Nam đồng thời có công khơi dậy dân quyền của Việt Nam.f. Phan Chu Trinh gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách x• hội, chủ trương

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 56/79

cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào pháp đánhđổ vua quan phong kiến hủ bại, coi đó như là một điều kiện tiên quyết đểgiành độc lập. Ông lên án kịch liệt chế độ vua quan, phản đối đấu tr anh vũtranh và cầu viện nước ngoài. Chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ của PhanChâu Trinh nhiều phong trào cải cách xã hội lúc đó đã nổi lên ở Bắc kỳ, Trungkỳ như việc thành lập Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy tân với hệ quảtrực tiếp của nó là phong trào chống sưu thuế năm 1908 ở Trung kỳ.Tư tưởng của Phan Châu Trinh thể hiện một tinh thần dân tộc yêu nước sâusắc nhưng chủ trương cải cách, dựa vào thực dân Pháp cứu nước của ông cóphần không hợp thời thế.g. Như vậy, đến đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa yêu nước chuyển thành chủ nghĩadân tộc gắn liền với tư tưởng dân chủ. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinhđều là thủ lĩnh xuất sắc cùng đứng trong phong trào dân tộc dân chủ này.Điều khác nhau là trong khi Phan Bội Châu nhấn mạnh vấn đề giải phóng dântộc, cho đó là điều kiện tiến hành các cuộc cải cách dân chủ, thì phan ChuTrinh lại nhấn mạnh vấn đề cải cách dân chủ, cho đó là điều kiện để giảiphóng dân tộc. Tuy có sự khác nhau như vậy giữa Phan Bội Châu và Phan

Châu Trinh nhưng nhân dân Việt Nam với lòng yêu nước thiết tha không phânbiệt bạo động hay cải cách đều hưởng ứng chủ trương của hai ông, tạo nênmột phong trào dân tộc dân chủ mạnh mẽ đầu thế kỷ XX, đánh dấu mộtbước chuyển biến mới của phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta. Nhưngcuối cùng thất bại, phong trào giải phóng dân tộc rơi vào cuộc khủng hoảngvề đường lối cứu nước.

2. Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn ái Quốc.a.Tiếp nhận sau sắc truyền thống yêu nước của dân tộc, được sự giáo dục tốtđẹp của gia đình, Nguyễn Sinh Cung sớm có lòng yêu thương đồng bào

nghèo khổ và tinh thần yêu nước.b.Tuy tiếp thu truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước, song Nguyễn SinhCung sớm nhận thấy không thể đi theo con đường cứu nước theo ý thức hệphong kiến, tư sản được. Điều mà Nguyễn Sinh Cung sớm nhận thức được vànó dẫn người đi đúng hướng là nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộclà ở ngay tại chính quốc, ở nước đế quốc đang thống trị mình. Mùa hè năm1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm con đường cứunước. Đó là sự kiện mới chưa hề có trong lịch sử nước ta, vốn theo con đườngtruyền thống đi sang phương Đông. Việc xuất dương đã được nhiều thế hệcha anh lớp trước thực hiện song chỉ để cầu viện, chuẩn bị lực lượng kéo vềnước, hoặc đào tạo cán bộ để về chỉ đạo, phát động phong trào đấu tr anh trong nước. mục đích chủ yếu của các chuyến xuất dương trước đó nhằm tổ

chức tập hợp lực lượng nhưng chưa có ai đặt vấn đề và chủ trương sangphương Tây tìm đường cứu nước như Nguyễn Tất Thành.c. Quá trình tìm đường cứu nước của NAQ, trải qua cuộc hành trình đến nhiềunước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản đế quốc, hoà mình vào phong trào đấutranh của giai cấp công nhân và nhân dân các nước. Từ lòng yêu thươngđồng bào NAQ mở rộng đến sự đồng cảm với những người cùng cảnh ngộtrên khắp thế gian và có cùng một kẻ thù chung. ở Người, nảy sinh ý thức vềsự cần thiết phải đoàn kết những người bị áp bức để đấu tranh cho nguyện

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 57/79

vọng, quyền lợi chung. Chính cuộc hành trình này cũng rèn luyện Người trởthành một công dân có đầy đủ phẩm chất, tư tưởng, tâm lý xã hội của giaicấp vô sản và đây là một trong những cơ sở để NAQ trở thành người cộngsản, người chiến sĩ quốc tế.d. Do xuất phát từ mục đích đi ra nước ngoài “ xem nước Pháp và các nướckhác làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào” chứ không theo một conđường định sẵn, nên NAQ đã tiến hành nghiên cứu cách mạng Anh, Mỹ, Pháp và cho rằng những cuộc cách mạng này đều không đến nơi đến chốn vìkhông giải phóng được nhân dân lao động khỏi mọi áp bức bóc lột.e. Thực tiễn trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là khi đọc “Sơthảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa” của Lênin(1920) tìm thấy con đường giải phóng dân tộc, nâng cao nhận thức của NAQvề con đường giải phóng dân tộc của mình cũng như của các dân tộc bị ápbức khác vì nó phù hợp và đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, những hoàibảo ấp ủ từ lâu ở Người nay trở thành hiện thực.

3. Phân tích ý nghĩa lịch sử của NAQ tìm thấy con đường cứu nướcchân chính cho dân tộc.a. Đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của NAQ từ chủ nghĩa yêunước truyền thống dến với chủ nghĩa Mác- Lênin theo con đường cách mạngvô sản.Đây là công lao to lớn đầu tiên của Người đã gắn phong trào cách mạng ViệtNam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân ta đi theo con đườngmà chính người đã trải qua: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là con đường giải phóng duy nhất mà cách mạng tháng Mười đã mởra cho nhân dân lao động và tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.b. Mở đường giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước giải phóng dân

tộc Việt Nam, tạo ra một trong ba nhân tố cấu thành Đảng cộng sản ViệtNam (chủ nghĩa Mác- Lênin), nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cáchmạng Việt Nam.c. Theo con đường cứu nước mà NAQ đã chọn, từ khi Đảng cộng sản ViệtNam ra đời đến nay đã căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước ta và tình hìnhthế giới để đề ra đường lối đúng đắn, kịp thời và đ• đưa dân tộc ta giành hếtthắng lợi này đến thắng lợi khác: cách mạng tháng Tám, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đại thắng mùa xuân 1975. Ngày nay dân tộc việt Nam vẫntiếp tục đi theo con đường mà NAQ đã chọn để xây dựng đất nước Việt Namtrở thành một quốc gia: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Câu 2:

Chương trình tóm tắt

1. Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làmcho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng. 

2. Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủvà phong kiến. 

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 58/79

3. Đảng giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản. 

4. Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản; Đảng tập hợp hoặclôi kéo phú nông, tư sản và tư bản bậc trung, đánh đổ các đảng phản cách mạng như ĐảngLập hiến, v.v.. 

5. Không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho một giaicấp nào khác. 

 Đảng phổ biến khẩu hiệu "Việt Nam tự do" và đồng thời Đảng liên kết với những dân tộc bị ápbức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với quần chúng vô sản Pháp. 

Chính cương vắn tắt;

Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm chocông nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn về nông nghệ một ngày một tập trung đã phátsinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì takhông nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về

phe đế quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạngđể đi tới xã hội cộng sản. 

 A. Về phương diện xã hội thì: 

a) Dân chúng được tự do tổ chức. 

b) Nam nữ bình quyền, v.v..

c) Phổ thông giáo dục theo công nông hoá. 

B. Về phương diện chính trị: 

a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. 

b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. 

c) Dựng ra chính phủ công nông binh. 

d) Tổ chức ra quân đội công nông. 

C. Về phương diện kinh tế: 

a) Thủ tiêu hết các thứ quốc trái. 

b) Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủnghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý. 

c) Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo. 

d) Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo. 

e) Mở mang công nghiệp và nông nghiệp. 

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 59/79

f) Thi hành luật ngày làm 8 giờ. 

Sách lược vắn tắt:

1. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình,phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. 

2. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làmthổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến. 

3. Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã) khỏi ở dướiquyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia. 

4. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. đểkéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản AnNam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộphận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ. 

5. Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gìcủa công nông mà đi vào đường thoả hiệp, trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Namđộc  lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thếgiới, nhất là vô sản giai cấp Pháp.

Luận cương tháng 10 năm 1930

- Tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương. 

1. Từ sau lúc đế quốc chiến tranh (1914-18), tình hình thế giới có thể chia ra làm ba thời kỳ:  a) Trong thời kỳ thứ nhứt (1918-23), kinh tế tư bổn vì chiến tranh mà tiêu điều, khủng hoảng, vôsản Âu châu nhiều chỗ nổi lên tranh đấu cướp chánh quyền. Rút cuộc, một mặt thì vô sản Ngadẹp được bọn đế quốc vây đánh ở ngoài và bọn phản cách mạng phá phách ở trong mà đặtvững nền vô sản chuyên chánh; nhưng một mặt thì vô sản Tây Âu bị thất bại (như vô sản Đứcnǎm 1923).

b) Trong thời kỳ thứ hai (1923-28), các đế quốc chủ nghĩa nhơn vô sản Âu châu vừa thất bại, hếtsức tiến công mà bóc lột vô sản giai cấp và dân thuộc địa, làm cho kinh tế đế quốc được tạm thờiổn định. Vô sản giai cấp ở các nước đế quốc vì thất bại trong thời kỳ trước cho nên chỉ lo tranhđấu mà giữ thế thủ. Ở các thuộc địa thì cách mạng nổi lên. Ở Liên bang Xôviết thì kinh tế trở nênvững vàng, làm cho ảnh hưởng cộng sản lan khắp thế giới.

c) Thời kỳ thứ ba là thời kỳ hiện nay có những đặc điểm sau này: Sự tạm thời ổn định của tư bổnđã không thể giữ lại được nữa, mà lại đã trở vào khủng hoảng, thành thử đế quốc chủ nghĩa lạicàng phải giành nhau thị trường rất kịch liệt, làm cho trận đế quốc chiến tranh sắp tới không saotránh khỏi được.

Kinh tế Liên bang Xôviết đã phát triển lên quá trình độ trước thời kỳ đế quốc chiến tranh, đã gâydựng xã hội chủ nghĩa một cách rất thắng lợi, cho nên các đế quốc chủ nghĩa càng cǎm tức,muốn đánh đổ Liên bang Xôviết là thành trì cách mạng thế giới.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 60/79

Ở các nước đế quốc thì vô sản giai cấp tranh đấu kịch liệt (bãi công lớn ở Đức, ở Pháp, ở BaLan, v.v.); ở các thuộc địa thì phong trào cách mạng rất là bồng bột (nhứt là Tàu và Ấn Độ). Cóphong trào cách mạng như thế là vì tư bổn bị khủng hoảng và càng thẳng tay bóc lột quầnchúng, làm cho số công nhân thất nghiệp trong thế giới có hằng mấy mươi triệu và tình cảnhquần chúng công nông rất khổ cực.

Trong thời kỳ thứ ba này, cách mạng vô sản và cách mạng thuộc địa đã lên đến trình độ rất cao,có nơi đã sắp sửa cướp chánh quyền.

Hiện nay Đông Dương đã đem lực lượng cách mạng tham gia vào phong trào tranh đấu rầm rộtrong thế giới, mở rộng hàng trận công nông chống với đế quốc chủ nghĩa.Vả lại phong trào cáchmạng bồng bột trong thế giới (nhứt là ở Tàu và Ấn Độ) lại ảnh hưởng mạnh đến phong trào tranhđấu ở Đông Dương, làm cho cách mạng Đông Dương càng mau bành trướng. Vậy nên cáchmạng thế giới và cách mạng Đông Dương rất có quan hệ với nhau.

II- Những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương. 

2. Xứ Đông Dương (Việt Nam, Cao Miên và Lào) là một xứ thuộc địa để khai khẩn của đế quốcchủ nghĩa Pháp. Bởi vậy kinh tế của Đông Dương bị phụ thuộc vào kinh tế của đế quốc chủ

nghĩa Pháp. Hai đều đặc điểm hơn hết ở trong sự phát triển Đông Dương là:

a) Xứ Đông Dương cần phải phát triển một cách độc lập, nhưng vì là thuộc địa cho nên khôngphát triển độc lập được.

b) Sự mâu thuẫn giai cấp càng ngày càng kịch liệt: một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phầntử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa.

3. Mâu thuẫn về kinh tế 

a) Nông nghiệp thì phần nhiều là phải làm ra cho đế quốc chủ nghĩa đem bán ở nước ngoài, tuyvậy mà cách kinh doanh vẫn không thoát khỏi lốt phong kiến. Các thứ đồn điền (cao su, bông, cà

phê, v.v.) thì phần nhiều là của bọn tư bổn Pháp. Ruộng đất phần rất nhiều là của bọn địa chủbổn xứ. Kinh doanh theo lối phong kiến, nghĩa là cho dân cày nghèo thuê từng miếng mà lấy địatô rất cao. Hoa lợi về nghề làm ruộng ở Đông Dương lại kém hơn ở các xứ khác (một hécta ởMã Lai thì được 2.150 kilô lúa, ở Xiêm 1.870 kilô, ở Âu châu 4.570 kilô, ở Đông Dương chỉ 1.210kilô). Lúa gạo xuất cảng hàng nǎm càng nhiều, nhưng không phải vì nghề nông phát triển màchánh là vì bọn tư bổn cướp gạo của dân mà bán.

b) Chế độ áp bức của đế quốc chủ nghĩa Pháp làm ngǎn trở không cho sức sanh sản ĐôngDương phát triển. Đế quốc chủ nghĩa không khoách trương các công nghệ nặng (như nấu sắt,đúc máy, v.v.), vì những công nghệ ấy phát triển thì hại cho độc quyền của công nghệ Pháp. Nóchỉ phát triển những công nghệ gì rất cần dùng cho sự thống trị và buôn bán của nó mà thôi, như(đường xe lửa, xưởng đóng tàu nhỏ, v.v.). Mục đích của đế quốc Pháp là cốt làm cho ĐôngDương thành ra một xứ phụ thuộc về nền kinh tế của nó, vì vậy nên nó chỉ cho phát triển công

nghệ gì làm ở Đông Dương có lợi cho nó hơn làm ở Pháp mà thôi. Sự khai khẩn nguyên liệukhông phải cốt làm cho xứ Đông Dương phát triển kinh tế một cách độc lập, mà cốt làm cho côngnghệ Pháp khỏi phải phụ thuộc vào các đế quốc khác.

c) Việc buôn bán xuất cảng thì nằm trong một bọn tư bổn Pháp. Bởi vậy cho nên việc buôn bánvà việc sanh sản trong xứ đều tuỳ theo sự cần dùng xuất cảng của đế quốc Pháp.Thành thử xuấtcảng càng tǎng tiến bao nhiêu thì các sản vật tự nhiên trong xứ lại bị đế quốc chủ nghĩa rút hếtbấy nhiêu.Lại có một đều đặc biệt nữa là các nhà ngân hàng Pháp (như Đông Pháp ngân hàng,

 Địa ốc ngân hàng, v.v.) góp tiền vốn của dân bổn xứ để dùm cho bọn buôn bán xuất cảng Pháp.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 61/79

Nói tóm lại: Kinh tế Đông Dương cũng vẫn là kinh tế nông nghiệp, mà trong kinh tế ấy thì nhữnglối phong kiến lại chiếm địa vị trọng yếu. Tất cả những đều kiện ấy làm cho kinh tế Đông Dươngkhông có thể phát triển độc lập được.

4. Mâu thuẫn giai cấp 

 Đế quốc chủ nghĩa Pháp liên hiệp với bọn địa chủ, bọn lái buôn và bọn cho vay bổn xứ mà bóclột dân cày một cách rất độc ác. Đế quốc chủ nghĩa rút các sản vật nông nghiệp đem bán chocác nước ngoài, đem hàng hoá của nó vào bán trong xứ, bắt dân đóng sưu cao, thuế nặng, làmcho dân cày đói khổ và thủ công thất nghiệp rất nhiều.

Ruộng đất thì lần lần rút vào tay đế quốc và địa chủ cả, lại có một bọn bao đất về cho thuê lại(quá điền), ruộng đất thuê đi mướn lại mấy lần mới đến dân cày nghèo, bởi vậy mà địa tô rất cao.

Dân cày thiếu thốn phải đi vay, thì phải bị bọn cho vay bóc lột, đến nỗi nhiều khi phải đem ruộngđất hoặc con cái mà gán nợ.

 Đê giữ nước lụt thì đế quốc không chú ý sửa sang. Dẫn thuỷ nhập điền thì về tay một bọn tư bổn

nó cho thuê rất cao, dân cày nghèo không có tiền thì không có nước. Thành thử nạn mất mùa vìnước lụt và đại hạn càng ngày càng nhiều. Vì vậy dân cấy chẳng những là không có thể pháttriển kinh tế của họ, mà lại càng ngày càng phải phụ thuộc vào bọn tư bổn và càng phải suy đồisố người thất nghiệp và chết đói càng ngày càng đông.

Nền kinh tế cũ thì phá hoại rất mau mà công nghệ mới thì phát triển rất chậm; những người đóikhó và thất nghiệp không thể hoá ra công nhơn hết mà phải đọng lại trong nhà quê. Tình cảnh ởnhà quê rất là thê thảm.

Ở các sản nghiệp và các đồn điền, mỏ, hầm, bọn tư bổn bóc lột đè nén thợ thuyền một cách rấtdã man. Tiền lương thì không đủ ǎn lại bị cúp ngược, cúp xuôi. Ngày làm thì trung bình cũng 11,12 giờ. Thường thường lại bị chưởi bị đánh. Lúc ốm đau đã không được thuốc thang mà lại cònbị đuổi. Công nhơn không có chút xã hội bảo hiểm nào cả. ở trong các đồn điền và hầm mỏ, bọn

chủ nhốt thợ thuyền trong trại và không cho đi ra khỏi chỗ làm. Chúng nó dùng giấy giao kèo màmộ người chở đi chỗ khác rồi tự do cai quản lấy thợ thuyền, thậm chí có quyền xử phạt thợthuyền. Vì tình cảnh làm ǎn cực khổ như thế, cho nên số công nhơn Đông Dương bị bịnh nguyhiểm (như ho lao, đau mắt, sốt rét, v.v.) rất đông; số người chết non rất đông và càng ngày càngthêm.

Vô sản giai cấp Đông Dương tuy chưa đông đúc, nhưng số thợ thuyền càng ngày càng thêm,nhứt là thợ đồn điền. Sự tranh đấu của thợ thuyền càng ngày càng hǎng hái. Dân cày cũng đãtỉnh dậy chống đế quốc và địa chủ rất kịch liệt.Những cuộc bãi công trong nǎm 1928-29, nhữngcuộc tranh đấu rất dữ dội của thợ thuyền và dân cày trong nǎm nay (1930) đã chứng tỏ ra rằngsự tranh đấu giai cấp ở Đông Dương ngày càng bành trướng. Đều đặc biệt và quan trọng nhứttrong phong trào cách mạng ở Đông Dương là sự tranh đấu của quần chúng công nông có tánhchất độc lập rất rõ rệt, chớ không phải là chịu ảnh hưởng quốc gia chủ nghĩa như lúc trước nữa.

III- Tính chất và nhiệm vụ cách mạng Đông Dương. 

5. Hết thảy những đều mâu thuẫn đã kể trên làm cho phong trào cách mạng ở Đông Dương càngngày càng phát triển. Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tưsản dân quyền, bởi vì cách mạng chưa có thể trực tiếp giải quyết được những vấn đề tổ chức xãhội chủ nghĩa; sức kinh tế trong xứ còn rất yếu, các di tích phong kiến còn nhiều, sức mạnh giaicấp tương đương chưa mạnh về phía vô sản, và lại còn bị đế quốc chủ nghĩa áp bức. Vì nhữngđiều kiện ấy cho nên thời kỳ bây giờ cách mạng chỉ có tánh chất thổ địa và phản đế.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 62/79

Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng. Tư sản dân quyền cáchmạng được thắng lợi, chánh phủ công nông đã dựng lên rồi, thì công nghiệp trong nước đượcphát triển, các tổ chức vô sản được thêm mạnh, quyền lãnh đạo của vô sản sẽ thêm kiên cố, sứcmạnh giai cấp tương đương sẽ nặng về phía vô sản. Lúc đó sự tranh đấu sẽ thêm sâu, thêmrộng, làm cho cách mạng tư sản dân quyền tiến lên con đường cách mạng vô sản. Thời kỳ này làthời kỳ cách mạng vô sản toàn thế giới và thời kỳ kiến trúc xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xôviết;xứ Đông Dương sẽ nhờ vô sản giai cấp chuyên chánh các nước giúp sức cho mà phát triển, bỏqua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh,nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được.

6. Sự cốt yếu của tư sản dân quyền cách mạng thì một mặt là phải tranh đấu để đánh đổ các ditích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạngcho triệt để, một mặt nữa là tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho ĐôngDương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu có liên lạc mật thiết với nhau, vì có đánh đổ đếquốc chú nghĩa mới phá được cái giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; màcó phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa.

Muốn thực hành được những đều cốt yếu ấy thì phải dựng lên chánh quyền Xôviết công nông.Chỉ có chánh quyền Xôviết công nông mới là cái khí cụ rất mạnh mà đánh đổ đế quốc chủ nghĩa,phong kiến, địa chủ, làm cho dân cày có đất mà cày, làm cho vô sản có pháp luật bảo hộ quyềnlợi cho mình.

Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là:

a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến và địa chủ,

b) Lập chánh phủ công nông,

c) Tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội; giao ruộng đấtấy cho trung và bần nông, quyền sở hữu ruộng đất về chánh phủ công nông,

d) Sung công hết thảy các sản nghiệp lớn của bọn tư bổn ngoại quốc,

đ) Bỏ các sưu thuế hiện thời, lập ra thuế luỹ tiến,

e) Ngày làm công tám giờ, sửa đổi sự sanh hoạt cho thợ thuyền và quần chúng lao khổ,

g) Xứ Đông Dương hoàn toàn độc lập, thừa nhận dân tộc tự quyết,

h) Lập quân đội công nông,

i) Nam nữ bình quyền,

k) ủng hộ Liên bang Xôviết; liên kết với vô sản giai cấp toàn thế giới và phong trào cách mạngthuộc địa và bán thuộc địa.

7. Trong cuộc cách mạng ở Đông Dương, địa vị các giai cấp không đều nhau: 

a) Bọn tư bổn đối với đế quốc chủ nghĩa có vị trí không đều nhau: bọn tư bổn thương mại vì cólợi quyền dính dáng với đế quốc cho nên đứng về một phe với đế quốc chủ nghĩa và địa chủ màchống cách mạng. Bọn tư bổn công nghệ vẫn có lợi quyền trái với đế quốc chủ nghĩa; nhưng vì:

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 63/79

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 64/79

hành thổ địa cách mạng cho triệt để. thì mới có thể giành quyền lãnh đạo cho dân cày được. Đồng minh của giai cấp vô sản là bọn trung và bần nông.

9. Đối với các giai cấp 

a) Tư bổn bổn xứ chia làm hai bộ phận; một bộ phận thì đã hiệp tác với đế quốc chủ nghĩa (dự

vào các cơ quan chánh trị và kinh tế ), một bộ phận nữa (bọn Huỳnh Thúc Kháng, bọn PhạmQuỳnh, bọn Ngọ báo, v.v.) hiện còn tìm cách thoả hiệp với đế quốc, chúng nó lợi dụng phongtrào cách mạng để yêu cầu đế quốc những quyền lợi riêng của chúng nó, đồng thời để lừa gạtquần chúng (ngoài mặt thì chúng nó làm bộ đòi những sự cải cách, nhưng kỳ thiệt chúng nó kiếmcách phá hoại phong trào cách mạng của công nông. Chiến lược của Đảng là phải chỉ rõ cái tánhchất quốc gia cải lương của bọn này ra. Mục đích của bọn này là cốt làm cho quần chúng sanhmộng tưởng mà quên con đường cách mạng. Nếu từ đây mà Đảng không tranh đấu kịch liệt đểkéo quần chúng ra khỏi ảnh hưởng quốc gia cải lương, thì ảnh hưởng ấy sẽ thành một sự nguyhiểm cho sự phát triển của cách mạng.

 Đảng phải làm cho quần chúng hiểu rõ ràng các bọn quốc gia cải lương chỉ muốn điều đình vớiđế quốc chủ nghĩa, đã nhiều lần phản cách mạng, hết sức chống những đều yêu cầu của quầnchúng.

b) Đảng phải nhận rõ cái tánh chất và địa vị các đảng phái tiểu tư sản trong cuộc cách mạng(như bọn Quốc dân Đảng, Ng. An Ninh, v.v.). Bây giờ các đảng phái ấy tuy còn ở trong địa vịquốc gia cách mạng nhưng rồi đây cũng hoá ra quốc gia cải lương. Các đảng phái ấy đều dínhdáng với giai cấp địa chủ và tư bổn bổn xứ. Đối với đế quốc chủ nghĩa thì bọn trí thức tiểu tư sảnlãnh tụ các đảng phái ấy và chủ trương quốc gia cách mạng. Nhưng mục đích của họ chỉ chủtrương sự phát triển tư bổn cho xứ Đông Dương mà thôi. Khi phong trào cách mạng phản đếmới nổi lên thì họ chống đế quốc chủ nghĩa và binh vực quyền lợi cho giai cấp tư bổn bổn xứ.

Nhưng đến lúc cách mạng phát triển đã cao; lức phải giải quyết các vấn đề cǎn bổn nhứt là vấnđề thổ địa cách mạng và vấn đề công nông chuyên chánh, thì các đảng phái ấy sẽ bỏ cách mạngmà chạy về cải lương và hiệp tác với đế quốc chủ nghĩa.

Bởi vậy cho nên về mặt chánh trị và tổ chức ngay từ lúc đầu, chúng ta phải phân tách giới hạncủa Đảng Cộng sản và các đảng phái tiểu tư sản cho thiệt rõ, nhứt là phải đánh đổ những xuhướng tiểu tư sản (ám sát, không tín nhiệm quần chúng, v.v.) ở trong Đảng mình.

Muốn lợi dụng cho hết mọi cơ hội để mở rộng phong trào cách mạng, Đảng có thể tạm thời hợptác với các đảng phái ấy, nhưng nếu các đảng phái ấy có thiệt ra tranh đấu chống đế quốc chủnghĩa và không ngǎn trở sự cổ động tuyên truyền cộng sản trong quần chúng công nông thì mớicó thể tạm thời hợp tác được. Nếu không có những điều kiện ấy thì không nên hợp tác. Khi hợptác, thì lúc nào đảng cũng phải giữ cho phong trào công nông có tánh chất giai cấp, nghĩa là phảigiữ lấy quyền tự do cổ động, tuyên truyền, tổ chức và đem quần chúng tranh đấu theo khẩu hiệuphản đế và thổ địa cách mạng của Đảng. Đồng thời lại phải chỉ trích những sự hành động khôngtriệt để và không quả quyết của các đảng phái ấy, và chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi của họ. Phải dètrước những sự do dự của họ để dự bị cách đối phó. Phải hết sức đánh đổ ảnh hưởng của bọn

ấy trong quần chúng và phải kéo quần chúng thoát khỏi ảnh hưởng ấy, để giành lấy quyền lãnhđạo cho vô sản.

10. Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quầnchúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấychủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giaicấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt đượcmục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 65/79

Muốn làm cho trọn nhiệm vụ của Đảng trong cuộc cách mạng, trước hết Đảng cần phải: tổ chứcra những đoàn thể độc lập (công hội, nông hội, v.v.).

a) Đảng phải thâu phục đại đa số của giai cấp mình, cho nên trách nhiệm trung tâm của Đảng làtổ chức và khoách trương Công hội đỏ trong những sản nghiệp trọng yếu và trong các thành phốlớn. Công hội phải thống nhứt và tập trung theo sản nghiệp và theo địa phương. Phải tổ chức

công xưởng uỷ viên hội, và chú ý tổ chức công nhân các đồn điền và mỏ. Đảng không những chỉ công tác trong các công hội đó mà thôi, mà lại cần phải chú ý công tác trong đoàn thể thợ thuyềncòn chịu ảnh hưởng bọn phản động hoặc cải lương, để thâu phục quần chúng. Đảng phải hếtsức liên lạc những sự hoạt động công khai và bí mật để khoách trương cuộc công nhân vậnđộng.

b) Muốn lập công nông chuyên chánh thì vô sản giai cấp phải lãnh đạo cho đại đa số quần chúnglao khổ, nhứt là dân cày. Vậy nên Đảng phải chú ý về việc tập trung ruộng đất phát triển ra thếnào, và sự mâu thuẫn giai cấp ở thôn quê. Ngay từ lúc đầu, Đảng phải lãnh đạo dân cày chốngđế quốc và địa chủ. Bần và trung nông là phần tử hǎng hái làm cách mạng thổ địa, cho nên phảihết sức tổ chức họ khắp trong xứ. Đều cần nhứt của Đảng là phải tổ chức công hội công nhânnông nghiệp cho kiên cố và làm cho họ thành người lãnh đạo quần chúng nông dân trong cuộccách mạng.

Còn bọn phú nông thì ngay từ lúc bây giờ phải chú ý đừng cho bọn ấy xen vào nông hội, và ảnhhưởng đến trung và bần nông.

11. Cách tranh đấu  

Trong lúc định chiến lược, Đảng phải xét kỹ tình hình trong nước và ngoài thế giới, sức mạnhcủa địch nhân, sức tranh đấu của quần chúng, thái độ các hạng người đối với cách mạng, v.v..

 Đảng cǎn cứ ở những điều kiện ấy mà định ra chiến lược để lãnh đạo cho quần chúng tranh đấu.Lúc thường thì phải tuỳ theo tình hình mà đặt khẩu hiệu "phần ít' để binh vực lợi quyền cho quầnchúng như: tǎng tiền lương, bớt giờ làm, giảm thuế, chống thuế, chống sự sanh hoạt mắc mớ,v.v. để khoách trương sự tranh đấu cách mạng ra. Phải đem khẩu hiệu "phần ít" ấy phụ thuộcvào khẩu hiệu chánh của Đảng như: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, địa chủ và phong kiến, xứ Đông

Dương hoàn toàn độc lập, lập chánh phủ công nông, v.v..

Không chú ý đến những sự nhu yếu và sự tranh đấu hằng ngày của quần chúng là rất sai lầm.Mà nếu chỉ chú ý đến những sự nhu yếu hằng ngày mà không chú ý đến những mục đích lớncủa Đảng cũng là rất sai lầm.

Nhiệm vụ của Đảng là phải lấy những sự nhu yếu hằng ngày làm bước đầu mà dắt vô sản giaicấp và dân cày ra chiến trường cách mạng. Đến lúc sức cách mạng lên rất mạnh, giai cấp thốngtrị đã rung động, các giai cấp đứng giữa đã muốn bỏ về phe cách mạng, quần chúng công nôngthì sôi nổi cách mạng, quyết hy sanh phấn đấu, thì Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng đểđánh đổ chánh phủ của địch nhân và giành lấy chánh quyền cho công nông.

Lúc đó Đảng phải ra khẩu hiệu "giao tiếp" và nâng cao những khẩu hiệu ấy lên như: lập Xôviết,

lập hội đồng tịch ký ruộng đất, sản nghiệp do công nhân kiểm soát, võ trang cho công nông, v.v.. Đồng thời Đảng phải tổ chức và khuếch trương hết cả các cách tranh đấu của quần chúng nhưbãi công, bãi công vừa thị oai, bãi công vừa võ trang thị oai, tổng bãi công bạo động.

Võ trang bạo động không phải là một việc thường, chẳng những là theo hình thế trực tiếp cáchmạng, mà lại phải theo khuôn phép nhà binh, cho nên cần phải chú ý. Trong khi không có tìnhthế trực tiếp cách mạng cũng cứ kịch liệt tranh đấu; nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là đểtổ chức những cuộc manh động, hoặc là võ trang bạo động quá sớm, mà cốt là để suy động đạiquần chúng ra thị oai, biểu tình bãi công, v.v., để dự bị họ về cuộc võ trang bạo động sau này.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 66/79

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 67/79

Hai cuộc vận động này liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau,cuộc vận động trước thành công tạo điều kiện cho cuộc vận động sau giành thắng lợi, Vìvậy, giữa hai giai đoạn cách mạng này: giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hộikhông có bức tường ngǎn cách, không phải tiến hành một cuộc cách mạng chính trị lânthứ hai để giải quyết vấn đê chính quyền như cách mạng Nga và cách mạng Trung Quốc.

Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã nǎm vững nguyên lý cơ bản củachủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm cách mạng thế giới, thấu suốt conđường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, nhận rõ mối quan hệ biện chứng giữacách mạng dân tộc dân chủ với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cương lĩnh đâu tiên củaĐảng là cương lĩnh giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

 Nhiệm vụ cách mạng mà Cương lĩnh vạch ra là "đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập tổ chức ra quân đội công nông"thâu hết sản nghiệp lớn... của tư bản đế quốc,..thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩalàm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sưu thuế cho dân nghèo mở mang công nghiệp

và nông nghiệp thi hành luật ngày làm 8 giờ"Các nhiệm vụ đó bao hàm cả nội dung dân tộc dân chủ và nội dung xã hội chủ nghĩa.Song, nổi bật là nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai của chúng (đại địa chủ, đại tư sản phản cách mạng và vua quan phong kiến) giành lại độc lập, tự do, dân chủ cho toàn dântộc.

Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh của Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấpcách mạng, các lực lượng tiến bộ và cá nhân yêu nước, tập trung lực lượng đánh đổ kẻthù chủ yếu của dân tộc là chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai, mở đường cho cách mạng phát triển đến thắng lợi hoàn toàn.

Để bảo đảm vai trò lãnh đạo của đảng tiên phong của giai cấp công nhân, Đảng chủtrương giải quyết hài hoà từng bước quyền lợi của các giai cấp cách mạng dù còn cónhững mâu thuẫn nhất định về quyền lợi. Vê vấn đê ruộng đất, "xương sống của cáchmạng thuộc địa", Đảng chủ trương tiến hành từng bước với những nội dung thích hợp vớitừng thời kỳ cách mạng. ở giai đoạn giải phóng dân tộc thì quốc hữu hoá toàn bộ đồnđiền và đất đai của đế quốc và địa chủ phản cách mạng Việt Nam để chia cho nông dânnghèo, "phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địachủ và phong kiến" Đối với chủ nghĩa tư bản thì "thâu hết sản nghiệp lớn (như côngnghiệp, vận tải, ngân hàng v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủcông nông binh". Còn đối với các tầng lớp "phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ trung lập".Sau khi cách mạng giải phóng dân tộc giành được thắng lợi, chính quyền đã về tay côngnông, Đảng sẽ lãnh đạo tiến hành những cải cách nhằm sửa đổi lại những bất công và phân phối lợi nhuận giữa những nhà tư sản và những người vô sản một cách công bằnghơn.

Trong khi khẳng định "công nông là gốc cách mạng", Sách lược vắn tắt của Đảng vạchrõ, "phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông Thanh niên, Tân Việt, v.v. để

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 68/79

kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp"

Về nguyên tắc liên minh, Sách lược vắn tắt đã viết: "Trong khi liên lạc với các giai cấp phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vàođường thoả hiệp"

Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng bạo lực cách mạng củaquần chúng, để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, rồi dựng ra chính phủ công nông binh chứ không phải bằng con đường cải lương.

Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng trong mặt trậncách mạng của các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới mà đội quân tiên phong của mặt trận này là Liên Xô. Sách lược vắn tắt ghi rõ: "Trong khi tuyên truyền cáikhẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp"

Cương lĩnh đầu tiên khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng "thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng... phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địacách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến", đồng thời phải liên minh với các giai cấp cách mạng và tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết họ, tổ chức họ đấu tranh cho giai phóng dân tộc và để đi tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.  

Đảng cộng sản Việt Nam kết nạp đảng viên không những trong công nhân tiên tiến, màcòn kết nạp những người tiên tiến trong nông dân lao động, trí thức cách mạng và trongcác tầng lớp khác. Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủnghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng. Đảng là một khối thống nhất ý chí và hànhđộng. Đảng viên phải "tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế cộngsản, hǎng hái tranh đấu và dám hy sinh, phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí,chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng".

Trong tôn chỉ của mình, Đảng chỉ rõ phải "lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấptranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản".

Do sớm nhận thức được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp,giải phóng xã hội trong cách mạng vô sản ở nước thuộc địa, coi trọng độc lập tự chủ, tựlực tự cường của từng quốc gia, Hội nghị hợp nhất chủ trương thành lập Đảng cộng sảnViệt Nam; đồng thời có kế hoạch giúp những người cách mạng ở Lào và ở Campuchiasáng lập ra đảng tiên phong của dân tộc mình. Sau ngày Đảng cộng sản Việt Nam thànhlập, tháng 4 nǎm 1930, một số chi bộ cộng sản đầu tiên của giai cấp vô sản và nhân dânlao động Lào đã ra đời ở Viên Chǎn, Thà Khẹt, Bò Neng. Đầu nǎm 1930, một số nhómcộng sản ở Campuchia được thành lập ở Phnômpênh và ở Côngpôngchàm. Chi bộ cộngsản đâu tiên ở Campuchia được thành lập ở trường trung học Xixôvát (Phnômpênh).

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ở một nước thuộc địa, giai cấp công nhân chỉ chiếm

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 69/79

1,2% dân số, đã có Cương lĩnh cách mạng đúng đắn nguy từ đâu. Điều đó chứng minhrằng, Đảng đã nắm vững bản chất khoa học và cách mang của chủ nghĩa Mác - Llênin, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp, sớm kết hợp yếutố giai cấp với yếu tố dân tộc một cách sáng tạo, gắn chủ nghĩa yêu nước chân chính vớichủ nghĩa quốc tế vô sản, phát huy được truyền thống yêu nước, đánh giá đúng vị trí của

từng giai cấp cách mạng, đoàn kết được các lực lương yêu nước, nhờ đó mà Đảng đã nắm được quyền lãnh đạo cách mang.

Cương lĩnh đâu tiên là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác -Lênin, đường lối của Quốc tế cộng sản và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào hoàn cảnhcụ thể nước ta, là sự thể hiện tập trung tư tưởng cơ bản của đồng chí Nguyễn ái Quốc vềcách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước thuộc địa nửa phongkiến.

 Nhưng không phải những giá trị tư tưởng, đường lối đúng đắn trên đã được mọi ngườinhận thức, quán triệt. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 10 nǎm 1930 đã

 phê phán những "sai lầm" của Hội nghị hợp nhất và quyết định "thủ tiêu Chính cươngvắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ" của Đảng, thông qua Luận cương chính trị theo tinhthần chỉ thị củaQuốc tế cộng sản, đổi tên đảng là "Đảng cộng sản Đông Dương ".

Sở dĩ có vấn đề chưa thống nhất giữa Cương lĩnh đầu tiên do Hội nghị thành lập Đảngvạch ra với Luận cương chính trị và các vǎn kiện của Hội nghị trung ương Đảng tháng l0-1930 là vì không chỉ do kết hợp hay tách rời yếu tố giai cấp với yếu tố dân tộc, mà còn doxác định đúng hay chưa đúng vị trí của mỗi yếu tố đó trong điều kiện cụ thể của nước ta.Đồng chí Nguyễn ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, đánh giá đúnghơn và đầy đủ hơn yếu tố dân tộc trong cách mạng Việt Nam.

Tuy bị phê phán, nhưng thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh cho sự đúng đắn,sáng tạo của Cương lĩnh đầu tiên.

Sau 30 nǎm đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh; (tứcđồng chí Nguyễn ái Quốc) đã viết: "Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết thacủa đại đa số nhân dân ta... Vì vậy, Đảng ta đã đoàn kết được những lực lượng cách mạngto lớn chung quanh giai cấp mình.

Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyềnlãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tǎngcường".

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời phản ánh sự phát triển tất yếu khách quan của xã hội Việt Nam. Điều kiện quốc tế cho sự ra đời của Đảng là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, sự thành lập Quốc tế cộng sản và nhiều đảng cộng sản ở khắp các lục địa.

ở nước ta, giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, phong tràoyêu nước đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đường lối cứu nước theo chủnghĩa Mác - Lênin, đã chiến thắng đường lối cải lương và quốc gia cách mạng. Phong

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 70/79

trào giải phóng dân tộc phát triển dưới sự chỉ đạo của tư tưởng, đường lối, phương phápcách mạng của đồng chí Nguyễn ái Quốc.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và xác lập vai trò lãnh đạo cách mạng; đồng thời, với sựthất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (9-2-1930), đánh dấu sự chấm dứt ảnh hưởng của

hệ tư tưởng tư sản, xác lập ảnh hưởng của hệ tư tưởng vô sản trong cách mạng Việt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời mở đâu thời đại mới trong lịch sử nước ta, thời đại giaicấp công nhân và đảng tiên phong của nó đứng vị trí trung tâm, kết hợp mọi phong tràoyêu nước và cách mạng, quyết định nội dung, phương hướng phát triển của xã hội Việt Nam. Đây là thời đại nhân dân Việt Nam không chỉ làm nên lịch sử vẻ vang của mình,mà còn góp phần vào sự nghiệp chung của các dân tộc bị áp bức là xoá bỏ hệ thống thuộcđịa của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập, dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội.

 Nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Nguyễn ái Quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng,

cách mạng Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với phong trào cách mạng các nước, kết hợpnhân tố dân tộc với nhân tố giai cấp, dân tộc với quốc tế, dân tộc với thời đại, độc lập dântộc với chủ nghĩa xã hội, tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng chủ nghĩa đế quốcxâm lược và xây dựng đất nước giàu mạnh. Quá trình chuẩn bị và thành lập Đảng eộngsản cho ta những kết luận:

Thứ nhất, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phầm của sự kết hợp chủ nghĩaMác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. 

Học thuyết Mác - Lênin khẳng định rằng, Đảng công sản là sản phẩm của sự kết hợp chủnghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. Quy luật chung này được đồng chí Nguyễnái Quốc vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam, nơi giai cấp công nhân còn ít về sốlượng, nhưng người vô sản bị áp bức, bóc lột thì đồng. Sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lêninvới phong trào công nông và phong trào yêu nước dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sảnViệt Nam.

Muốn xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải coi trọng đầy đủcả ba yếu tố trên.

Thứ hai, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự phát triền cao và thốngnhất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Đảng ta là con đẻ của phong trào cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp laođộng và trưởng thành thông qua đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến.

Muốn củng cố và phát triển Đảng, đòi hỏi phải củng cố và phát triển phong trào cáchmạng của quần chúng. Đảng mật thiết liên hệ với quần chúng, hướng dẫn, lãnh đạo phong trào quần chúng, thông qua thực tiễn phong trào cách mạng mà củng cố và pháttriển Đảng.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 71/79

Thứ ba, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả thống nhất của phong trào cáchmạng trong cả nước, là sự đồng tâm nhất trí của những chiến sĩ tiên phong. 

 Những người cộng sản Việt Nam dù ở trong Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộngsản đảng hay Đông Dương cộng sản liên đoàn, lúc bấy giờ tuy có những vấn đề bất đồng,

nhưng đã biết đề cao trách nhiệm của đội tiên phong, đặt lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấplên trên hết nên đã sớm thống nhất vào một đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Thứ tư, đường lối chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng được thể hiện trongChính cương vắn tắt, Sách lược vắn tãt là phù hợp với yêu cầu của toàn Đảng vàtoàn dân.

Cương lĩnh đâu tiên trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết các lực lượng và lãnh đạo phongtrào cách mạng từ khi Đảng được thành lập.

Thực tiễn cách mạng nước ta ngày càng khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo của nhữngtư tưởng chiến lược và sách lược trên đây của đồng chí Nguyễn ái Quốc. Đại hội đại biểutoàn quốc lân thứ VII của Đảng đã khẳng định: "lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởngHồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động" của toàn Đảng, toànquân, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay.CÂU 14: ĐƯƠNG LỐI LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG LA NHÂN TỐ QUYẾTĐỊNH THẮNG LỢI VĨ ĐẠI CỦA CM

Sự lãnh đạo của Đảng, nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

 Ngày 10/6/2003. Cập nhật lúc 17 h 54' 

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam do nhiều nhân tố tạo nên, song nhân tố chủ yếu nhất là sự lãnh đạo của Đảng.

Ngay từ khi vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc- người sáng lập Đảng ta - đã thấy phải có đảngcách mạng và đảng có vững thì cách mạng mới thành công.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (nǎm 1930) ghi rõ: "Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng là cần phảicó một Đảng cộng sản có một đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quầnchúng và từng trải trong đấu tranh mà trưởng thành".

Trải qua hơn nửa thế kỷ hoạt động, Đảng ta ngày càng nhận thức sâu sắc tính đúng đắn của luận điểm nóitrên. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tổng kết quá trình đấu tranhcách mạng của Đảng, đã nêu lên một bài học cơ bản: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầubảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Nghiên cứu kinh nghiệm về sự lãnh đạo và xây dựng đảng của Đảng ta là việc làm thiết thực, trọng yếu,bảo đảm cho cách mạng phát triển vững chắc, nhằm thực hiện mục tiêu: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội.

I- VAI TRÒ CỦA ĐẢNG TRONG LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI

1. Đảng Cộng sản Việt Nam - người duy nhất giữ vai trò lãnh đạo cách mạng từ nǎm 1930

Ngày 3-2-1930, lịch sử Việt Nam diễn ra một sự kiện trọng đại: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 72/79

 Đảng ta ra đời là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của đồng chí Nguyễn áiQuốc và các đồng chí tiền bối của Đảng. Đồng chí Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu chủnghĩa Mác - Lênin và truyền bá vào Việt Nam. Người đã kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào côngnhân và phong trào yêu nước để tổ chức ra Đảng ta. Người đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin,đề ra đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, vạch ra cương lĩnh cách mạng của

 Đảng một cách đúng đắn ngay từ đầu. Nhờ đó mà Đảng sớm trở thành một lực lượng chính trị vững mạnhvà lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Hơn 60 nǎm qua, lịch sử Việt Nam ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Vai trò đó không ngừng được mởrộng và nâng cao, vượt qua mọi sự chống phá của kẻ thù và sự tranh chấp của những thế lực đối lập.

Việc Đảng ra đời và xác lập vai trò lãnh đạo cách mạng là điều tất yếu, khách quan, phù hợp với quy luậtcủa thời đại và điều kiện hiện thực của Việt Nam. Sự phù hợp với quy luật của thời đại được chứng minhbởi vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Mác- Lênin. Cònđiều kiện hiện thực của Việt Nam được nhận thức qua phân tích tính chất, đặc điểm xã hội Việt Nam; tìnhhình và thái độ các giai cấp, tầng lớp xã hội; từ đó thấy những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội và đòi hỏikhách quan của lịch sử đối với giai cấp công nhân Việt Nam và Đảng - đội tiên phong của giai cấp.

2. Sự lãnh đạo của Đảng - nguồn gốc thành công của công cuộc giải phóng dân tộc

Lịch sử Việt Nam ghi nhận: từ khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta đã liên tiếp diễn ra nhiềucuộc đấu tranh yêu nước, song tất cả đều thất bại.

Khi Đảng ta ra đời, dân tộc ta vẫn đứng trước một nhiệm vụ lịch sử to lớn: tiến hành cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc, giành lại nền độc lập của đất nước.

Cách mạng tháng Tám nǎm 1945 là thành quả đầu tiên của cuộc đấu tranh đó, đã lật đổ ách thống trị đếquốc, phátxít cấu kết với giai cấp địa chủ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hoà dân chủ. Tiếp đó là thắng lợicủa hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Bắc sau đó giảiphóng miền Nam, thống nhất đất nước trên cơ sở độc lập dân tộc và dân chủ. Công cuộc giải phóng dântộc được hoàn thành triệt để từ sau thắng lợi mùa Xuân nǎm 1975 được bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúngđắn của Đảng ta.

Trước thực tế lịch sử hiển nhiên đó, mà vẫn có người cố tình phủ nhận hoặc hạ thấp ý nghĩa, vai trò của Đảng đối với những thắng lợi của dân tộc Việt Nam thì là điều phi lý. Và thực tế lịch sử đó cũng đã bác bỏsự xuyên tạc của các thế lực thù địch.

- Cách mạng Tháng Tám thắng lợi do có những điều kiện khách quan thuận lợi, song nếu thiếu những điềukiện chủ quan, nhất là thiếu sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, thì cách mạng không thể thành công. Đảng đãlãnh đạo việc chuẩn bị khởi nghĩa một cách chu đáo, đồng thời nắm vững thời cơ lịch sử để phát độngTổng khởi nghĩa trong những ngày tháng tám. Đó là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi của Cách mạngTháng Tám nǎm 1945.

- Kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, trước hết do Đảng đề ra và nắm vững đường lối chiếntranh toàn dân, toàn diện, lâu dài. Đảng lại giải quyết đúng hàng loạt vấn đề trọng yếu: xây dựng lực lượngvũ trang nhân dân, thực hiện từng bước vấn đề ruộng đất cho nông dân, chǎm lo phát triển sản xuất trongkháng chiến, xây dựng hậu phương, phục vụ kháng chiến, công tác vùng địch tạm chiếm, v.v..

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là cuộc đụng đầu lịch sử, một thử thách lớn đối với Đảng và dântộc Việt Nam. Đảng đã khéo kết hợp sức mạnh của hai miền Nam - Bắc, sức mạnh của dân tộc ta với sứcmạnh của thời đại. Đường lối chính trị, quân sự đúng đắn và phương pháp cách mạng sáng tạo do Đảng đềra, không những đã tránh cho dân tộc bị mất nước, làm nô lệ, mà còn giành thắng lợi vẻ vang, thống nhấtTổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

3. Vai trò của Đảng trong điều kiện lãnh đạo chính quyền, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa 

Tiếp tục sự nghiệp và truyền thống của Đảng đã giữ vai trò lãnh đạo cách mạng ngay khi ra đời, sau khigiành được chính quyền, từng bước thực hiện chuyển biến giai đoạn cách mạng tiến lên xây dựng chủnghĩa xã hội, Đảng ta vẫn là lực lượng duy nhất lãnh đạo tiến trình cách mạng của dân tộc. Đây là thực tếlịch sử đã diễn ra ở miền Bắc từ tháng 7 nǎm 1954 và trên cả nước từ sau thắng lợi mùa Xuân nǎm 1975-giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 73/79

Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng đã và sẽ tiếp tục là nhân tố chủ yếu quyết địnhthắng lợi, vì:

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng tự giác. Chỉ có Đảng, người nắm vững lý luận Mác -Lênin, mới nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật phát triển của xã hội, đề ra đường lối vàphương pháp tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với thực tiễn nước ta.

- Trong thời kỳ quá độ, tất yếu còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, có những lợi ích và nhận thứckhác nhau, nhưng sự lãnh đạo của Đảng đã bảo đảm thực hiện đúng đắn các mối quan hệ kinh tế - xã hội,phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động - mục tiêu và động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Về tổ chức thực tiễn, do trong xã hội có nhiều tổ chức khác nhau, cần quy tụ sự hoạt động của mọi tổchức xã hội nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xãhội. Đảng đóng vai trò người tổ chức, phối hợp sự hoạt động của mọi cơ quan nhà nước, đoàn thể và tổchức xã hội.

Trước đây, ở miền Bắc đã từng có những lực lượng thù địch và đối lập đòi Đảng chia quyền lãnh đạo. Ngàynay, lại có một số người chịu ảnh hưởng của thuyết đa nguyên chính trị, đòi lập chế độ đa đảng, đòi xét lạivai trò lãnh đạo của Đảng, đòi Đảng trả lại quyền cho "nhân dân"... thực chất là tìm cách thủ tiêu, hoặc hạthấp vai trò của Đảng. Song sự thật lịch sử dân tộc ta từ khi có Đảng đã chứng tỏ rằng:

- Đảng ta nắm vai trò duy nhất lãnh đạo cách mạng là một tất yếu lịch sử.

- Có sự lãnh đạo của Đảng ta mới có những thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

- Tình trạng có nhiều lực lượng đối lập trong xã hội không phải là biểu hiện của dân chủ chân chính; ngượclại, làm trở ngại, khó khǎn cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng ta là bài học lớn của lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc.

II- MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG 

Vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng là tất yếu khách quan song không phải được hình thành một cáchngẫu nhiên mà Đảng ta đã phải đấu tranh và phấn đấu gian khổ để tạo ra những điều kiện nhằm củng cố,nâng cao vai trò lãnh đạo, đồng thời thường xuyên phấn đấu nâng cao nǎng lực và hiệu quả lãnh đạo bảođảm thắng lợi ngày càng nhiều, hạn chế được sai lầm, khuyết điểm.

Thực tế trên chứng tỏ Đảng ta tuân thủ nghiêm ngặt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Đảng không thể đòihỏi mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt độngnhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhậnchính sách đúng đắn và nǎng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo.

Sự lãnh đạo của Đảng chỉ được củng cố khi có tổ chức đảng vững mạnh. Vì thế, việc nâng cao nǎng lựclãnh đạo phải gắn liền với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nhằm làm cho Đảng luôn luônxứng đáng là đội tiên phong cách mạng của giai cấp và dân tộc.

A- KINH NGHIỆM VỀ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ 

Là người lãnh đạo chính trị của giai cấp và dân tộc, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng là đề rađường lối chính trị đúng đắn. Đường lối chính trị đúng là nhân tố trọng yếu nhất để xác lập, nâng cao vai tròlãnh đạo của Đảng, là điều tiên quyết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. Đường lối chính trị đúng đắnthể hiện nǎng lực và hiệu quả của sự lãnh đạo, còn là nhân tố quyết định tính chất giai cấp và tính tiênphong của Đảng.

Những thắng lợi to lớn của cách mạng nước ta hơn 60 nǎm qua đã chứng minh đường lối chính trị của Đảng ta cǎn bản là đúng đắn. Tuy nhiên, Đảng ta đã mắc một số sai lầm, khuyết điểm, lớn nhất là sai lầmtrong lãnh đạo cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1956) và sai lầm về chỉ đạo chiến lược, về một số chủtrương, chính sách lớn trong lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước (1975-1985). Từthực tế lịch sử các mặt trên, có thể rút ra những kinh nghiệm:

1. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp đúng đắn những nguyên lý phổ biến với đặcđiểm dân tộc

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 74/79

 Đồng chí Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu và khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là chânchính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi rõ, Đảng lấy chủ nghĩaCác Mác và Lênin làm gốc.

Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng từ khi ra đời đến nay, thấy rõ: khi quyết định đường lối trong cách mạngdân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong lãnh đạo khởi nghĩa cũng như chiến

tranh cách mạng, Đảng ta đều quán triệt, vận dụng sáng tạo những nguyên lý, quan điểm... của chủ nghĩaMác - Lênin, coi đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình. Đảng luôn coi trọng giáo dục phương pháptư duy lý luận khoa học, tránh mắc giáo điều hay xét lại, phủ nhận những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam thật sự là kết quả của sự thấm nhuần và vận dụng sángtạo chủ nghĩa Mác - Lênin sát hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn ái Quốc vạch ra khi thành lập Đảng là một tiêubiểu cho sự vận dụng sáng tạo trên. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố dân tộc và giai cấp, chủnghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản; cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xãhội chủ nghĩa, tự lực, tự cường và đoàn kết hợp tác quốc tế... Trong đó, yếu tố dân tộc, tinh thần yêu nước,nhiệm vụ giải phóng dân tộc được coi là chủ yếu nhất, phù hợp với đặc điểm và truyền thống dân tộc ta,một dân tộc có tinh thần yêu nước nồng nàn, kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm.

Vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với đặc điểm dân tộc, đòi hỏi phải tránh khuynh hướngthổi phồng đǎc điểm dân tộc, coi nhẹ quy luật phổ biến, hoặc ngược lại. Cả hai đều dẫn đến sai lầm xét lại

hoặc giáo điều, hữu hoặc "tả" khuynh.

2. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo 

Muốn vận dụng đúng đắn học thuyết Mác - Lênin phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm dân tộc, đòi hỏi phảicó tinh thần độc lập, tự chủ, với phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo.

Nét nổi bật và cũng là cơ sở của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin là Đảng ta và đồng chíNguyễn ái Quốc đánh giá đúng sức mạnh của yếu tố dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, nhằm pháthuy sức mạnh của toàn dân tộc; nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, lập mặt trận đoàn kết dân tộc trên cơsở liên minh công nông, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại...

Sử dụng sức mạnh bạo lực cách mạng là quy luật phổ biến của mọi cuộc đấu tranh giải phóng. Vận dụngsáng tạo quy luật ấy, Đảng ta cho rằng: "Bạo lực cách mạng nhằm lật đổ giai cấp thống trị nhất thiết phải làbạo lực của quần chúng". Mặc dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song khái quát chung lại,

"bạo lực cách mạng phải dựa vào hai lực lượng: lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, và bao gồm haihình thức đấu tranh: đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và sự kết hợp giữa hai hình thức ấy".

 Đảng cộng sản ra đời là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân, đó là quy luật phổbiến. ở Việt Nam trong cuộc vận động thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩaMác - Lênin trong các tổ chức yêu nước, và dựa vào đó, thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồngchí hội - tổ chức tiền thân của Đảng. Đảng ta ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin vớiphong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

 Để vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo, cần chống bệnh giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm.Nguồn gốc của chủ nghĩa kinh nghiệm là trình độ lý luận thấp và hiểu biết thực tiễn không sâu. Còn nguồngốc của chủ nghĩa giáo điều là nắm lý luận một cách sách vở và rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài, khôngchú ý đầy đủ đến đặc điểm dân tộc.

3. Bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán giữa đường lối chiến lược và chủ trương, chính sách cụ thể,giữa chỉ đạo chiến lược và hình thức, bước đi cụ thể

Trong lãnh đạo cách mạng, điều quan trọng hàng đầu là vạch ra đường lối chiến lược đúng đắn. Kinhnghiệm lịch sử của Đảng ta chỉ rõ: đường lối chiến lược đúng bảo đảm cho cách mạng phát triển thuận lợi,vững vàng trong mọi tình huống, đoàn kết được nội bộ, do đó mà cách mạng chắc chắn thành công. Songnghệ thuật lãnh đạo đòi hỏi phải cụ thể hoá đường lối thành chủ trương, chính sách, biện pháp thực hiện,phải đề ra mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt, bước đi, hình thức tổ chức, phương pháp tiến hành cụ thể. Kinhnghiệm cho thấy: lãnh đạo chính trị mà dừng lại ở đường lối chung, không cụ thể hoá đường lối sát đúngtừng thời kỳ với những điều kiện lịch sử cụ thể thì đường lối chung không thể trở thành hiện thực được.Trong thực tế, ban đầu thường chỉ có thể vạch ra những nét lớn, nét cơ bản nhất, sau đó phải từng bước

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 75/79

cụ thể hoá đi tới hoàn chỉnh đường lối thành một hệ thống nhất quán từ đường lối chiến lược đến các chủtrương, chính sách lớn.

 Đảng ta đã có nhiều thành công trong việc cụ thể hoá đường lối. Thí dụ: sau khi xác định mục tiêu, nhiệmvụ cơ bản lâu dài của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là đánh đổ đế quốc và địa chủ phong kiến,giành "độc lập dân tộc" và "người cày có ruộng", Đảng đã xác định đúng mục tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từngthời kỳ 1930-1931, 1932-1935, 1936-1939, 1939-1945... Đảng ta đã kết hợp một cách đúng đắn mục tiêu

lâu dài của giai đoạn cách mạng với mục tiêu trước mắt của từng thời kỳ. Kinh nghiệm cho thấy: mục tiêucụ thể phải thích hợp với từng thời kỳ, nhưng vẫn phải quán triệt tư tưởng của đường lối chiến lược.

Những sai lầm, khuyết điểm trong thời kỳ 1975-1985 như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIcủa Đảng đã chỉ ra, trong đó có sai lầm về chỉ đạo chiến lược không thật sát đúng với điều kiện lịch sử cụthể của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang ở chặng đường đầu của thời kỳ quá độ, nên đề ra mộtsố chủ trương, chính sách lớn không phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ cụ thể của chặng đường đầu.

Nhiệm vụ lãnh đạo chính trị của Đảng hiện nay đòi hỏi tiếp tục hoàn chỉnh và cụ thể hoá đường lối một cáchđồng bộ và nhất quán.

4. Hướng vào thực tiễn mà kiểm nghiệm, hoàn chỉnh cụ thể hoá đường lối

 Để có đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo, Đảng phải tuân theo các quy luật khách quan. Chủ quan, duyý chí đã là nguồn gốc của nhiều sai lầm, dẫn tới nhiều tác hại trong cách mạng dân tộc dân chủ và cách

mạng xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề đặt ra làm thế nào để nhận thức được đúng quy luật khách quan - nhất là tìm ra được nội dung vàcơ chế tác động của quy luật trong điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta. ở đây, không thể chỉ cǎn cứvào nguyên lý có sẵn của học thuyết Mác - Lênin, đề ra đường lối, chính sách, quá trình biến lý luận vàđường lối thành hành động của hàng triệu quần chúng, và nhờ tổng kết thực tiễn, Đảng mới dần dần nhậnthức và vận dụng được quy luật một cách đúng đắn.

Lịch sử chứng tỏ rằng Đảng ta, tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối cách mạng dân tộcđúng đắn ngay từ đầu. Song, đó mới chỉ là những nét cơ bản. Thực tiễn đấu tranh cách mạng đã giúp Đảngta hoàn chỉnh, cụ thể hoá đường lối, từng bước nhận thức đúng đắn những quy luật vận động cách mạng.

Thái độ hoài nghi tính đúng đắn của đường lối, chính sách là một sai lầm. Song, không bám sát những diễnbiến của thực tiễn trong quá trình thực hiện để kiểm nghiệm, phát triển, cụ thể hoá đường lối, chính sách sẽkhông nâng cao được hiệu quả lãnh đạo. Thực tiễn còn cho thấy, nếu Đảng mắc sai lầm trong việc định chủ

trương, chính sách, lại quan liêu, xa rời thực tiễn, thì sai lầm có thể kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng.

Coi trọng khảo sát thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, trân trọng sáng kiến của các địa phương và cơ sở, đó lànhững kinh nghiệm quý, rất cần thiết cho việc hoàn chỉnh, cụ thể hoá đường lối, chính sách ngày càng đúngđắn.

B. KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ TƯ TƯỞNG 

Nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, một nhiệm vụ trọng yếu là thường xuyên tiếnhành công tác tư tưởng trong Đảng đồng thời lãnh đạo công tác tư tưởng trong mọi tổ chức và toàn xã hội.Công tác tư tưởng có nhiệm vụ góp phần làm phong phú và quán triệt học thuyết Mác-Lênin, tạo cơ sở choviệc đề ra đường lối chính trị đúng đắn, truyền bá thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng cùng đườnglối của Đảng trong các cấp bộ đảng và toàn dân; nâng cao nhận thức và cổ vũ nhân dân hành động theocon đường cách mạng mà Đảng đã vạch ra; đấu tranh chống những quan điểm tư tưởng sai trái, phảnđộng.

Những nét chính của quá trình Đảng ta lãnh đạo công tác tư tưởng như sau:

- Trong cao trào cách mạng 1930-1931, Đảng tập trung tuyên truyền sâu rộng nội dung cơ bản của Cươnglĩnh đầu tiên, dựa vào đó mà giáo dục ý thức cách mạng, động viên quần chúng đấu tranh. Gắn với việctruyền bá Cương lĩnh, Đảng phê phán chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa quốc gia dân tộc hẹp hòi, chốngkhuynh hướng khủng bố cá nhân, không thấy vai trò quyết định của quần chúng.

- Trong cao trào cách mạng 1936-1939, Đảng hướng công tác tư tưởng vào việc quán triệt chủ trương lậpMặt trận dân chủ, đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, dân sinh, uốn nắn các khuynh hướng cô độc, hẹp

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 76/79

hòi, không thấy cần phải tranh thủ, lôi kéo các tầng lớp trung gian và tầng lớp trên; có khuynh hướng lại quáđề cao các tầng lớp này, coi nhẹ vai trò công nông. Khuynh hướng sai lầm khác là coi thường hoặc quá saysưa với hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp.

- Trong cao trào cách mạng 1939-1945, trên cơ sở chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược sát đúnglà tập trung thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, công tác tư tưởng của Đảng đã khơi dậy tinh thần yêunước của các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng mặt trận dân tộc cứu nước rộng rãi, đẩy mạnh xây

dựng lực lượng và đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang. Đảng cũng phê phán tư tưởng hữu khuynh, rụt rèkhông dám đẩy mạnh đấu tranh phù hợp với điều kiện và thời cơ lịch sử, đồng thời chống khuynh hướngnóng vội, muốn khởi nghĩa sớm khi điều kiện chưa thật chín muồi.

- Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng tiếp tục bồi dưỡng tinhthần yêu nước, động viên toàn dân cống hiến sức lực, của cải, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp hoàn thànhđộc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Phê phán, sửa chữa sai lầm trong thực hiện chủ trương chỉnh đốn

 Đảng và cải cách ruộng đất về mặt công tác tư tưởng là giản đơn, giáo điều, gò ép ... gây nên những khókhǎn, tổn thất cho Đảng và cách mạng.

- Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng coi trọng công tác nghiên cứu và giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời tuyên truyền, phổ biến đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng, làm cho nhândân hiểu biết và tin theo chủ nghĩa xã hội. Song trên lĩnh vực lý luận đã phạm một số sai lầm, nhận thứcgiản đơn về chủ nghĩa xã hội, mắc bệnh giáo điều, rập khuôn, làm cho việc xác định đường lối, chủ trương,chính sách không được sát đúng với thực tiễn nước ta. Bệnh chủ quan, một chiều cũng chi phối công tác

giáo dục tư tưởng. Dân chủ hoá trong sinh hoạt tư tưởng và hoạt động xã hội chưa được coi trọng, chưauốn nắn kịp thời và phê phán sắc bén những khuynh hướng cực đoan về các mặt trên.

Từ quá trình lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng, có thể nêu lên những kinh nghiệm sau:

- Cần nắm vững công tác lý luận, làm cho lý luận luôn bám sát thực tiễn, thực sự có tác dụng chỉ đạo hoạtđộng thực tiễn, làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách.

Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng đã có nhiều thành tựu về nghiên cứu lý luận, nhất là lý luận về conđường giải phóng dân tộc của Việt Nam. Sự lạc hậu về lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từbệnh giáo điều, sùng bái kinh nghiệm nước ngoài; mặt khác, lại chủ quan, duy ý chí, không coi trọng tổngkết kinh nghiệm thực tiễn.

Công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đang đòi hỏi đảng phải đổi mới tư duy lý luận , nhất là tư duy vềchủ nghĩa xã hội. Để làm việc đó, cần khắc phục nếp nghĩ giáo điều, chủ quan, duy ý chí, đề cao tinh thần

sáng tạo, đi sâu tổng kết quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, tham khảo kinhnghiệm của các nước, từ đó rút ra những kết luận, từng bước đổi mới và nâng cao trình độ lý luận của

 Đảng ta.

- Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, cần gắn việc giáo dục tư tưởng với đường lối, chính sáchcủa Đảng. Tư tưởng, nhất là tư tưởng chính trị, là cái cốt lõi của đường lối, chính sách. Hiểu đường lối,chính sách, trước hết là quán triệt tư tưởng chính trị chỉ đạo đường lối, chính sách đó. Trong lịch sử côngtác tư tưởng của Đảng, nhìn chung, Đảng ta đã xuất phát từ những mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng của từnggiai đoạn, từng thời kỳ để đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp công tác tư tưởng, vừa bảo đảmthực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, vừa nâng cao trình độ chính trị, giác ngộ cách mạng của cán bộ,đảng viên và nhân dân.

- Lãnh đạo tư tưởng phải bảo đảm tính đảng, tính khoa học. Đó là những nguyên tắc cơ bản của công táctư tưởng. Hết sức tránh những sai lầm đã diễn ra trong lịch sử như gò ép, chủ quan, giản đơn một chiều...,đề cao dân chủ, tôn trọng sự thật là điều kiện để làm tốt công tác tư tưởng. Song, phải tránh những khuynhhướng cực đoan lợi dụng dân chủ để xuyên tạc sự thật, làm lạc hướng tư tưởng. Đối với lịch sử, truyềnthống, quá khứ... cần khắc phục cách nhìn theo kiểu "tô hồng", chỉ thấy thắng lợi, thành công, ưu điểm,song phải chống khuynh hướng "bôi đen", nhìn lịch sử chỉ thấy sai lầm và thất bại...

C. KINH NGHIỆM VỀ LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 

Vai trò lãnh đạo chính trị đòi hỏi Đảng nắm vững và làm tốt mặt lãnh đạo tổ chức và tổ chức công tác thựctiễn. Theo học thuyết Mác - Lênin, Đảng không phải là một câu lạc bộ, mà là đội tiên phong trong cuộc đấutranh nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, Đảng hành động cách mạng bằng tổ chức, do đó phảigắn việc xác định đường lối, lãnh đạo tư tưởng với lãnh đạo tổ chức.

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 77/79

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã nhận rõ ý nghĩa trọng yếu của công tác tổ chức. "Nếu công việc đó làmkhông đúng thì nguy hại cho Đảng rất lớn".

Thử thách lớn đầu tiên đối với nǎng lực lãnh đạo tổ chức của Đảng ta là ở giai đoạn cách mạng dân tộc dânchủ. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, nhất là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc khángchiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, chứng tỏ Đảng ta không chỉ thành công trong việc vạch đường lối chính

trị, mà còn trong lãnh đạo tổ chức. Có thể khẳng định khi hoạt động bí mật, khi công khai, trong lãnh đạokhởi nghĩa cũng như tiến hành chiến tranh cách mạng, Đảng ta đều coi trọng công tác tổ chức, từng bướcđạt tới trình độ khoa học, bảo đảm động viên, tập hợp mọi lực lượng và nǎng lực đó một cách có hiệu quả.

Chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, công tác tổ chức có quy mô rộng lớn, với những nộidung mới mẻ, với những khó khǎn, phức tạp hơn nhiều. Đảng trở thành người lãnh đạo thực tế toàn bộ xãhội trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, vǎn hoá, tư tưởng... Đảng không chỉ lãnh đạo tổ chức thực hiệnnhững nhiệm vụ chính trị, mà còn lãnh đạo việc tổ chức quản lý toàn bộ đời sống xã hội.

Mặc dù còn nhiều yếu kém, và khuyết điểm trong tổ chức thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, song Đảngta cũng đã có những thành công nhất định và từng bước nâng cao tri thức, kinh nghiệm về mặt này.

Dưới đây là một số kinh nghiệm về lãnh đạo tổ chức, nhất là tổ chức thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta.

1. Bảo đảm tính đúng đắn của các quyết định cụ thể

Ra quyết định cụ thể, đó là khâu đầu tiên để bảo đảm hiệu quả của tổ chức hoạt động thực tiễn.

Những nǎm qua, Đảng và Nhà nước ta, từ trung ương tới cơ sở đã phạm một số sai lầm trong việc ra quyếtđịnh. Đó là tình trạng quyết định chung chung, không hiệu quả đối với thực tiễn. Đó là tình trạng chồngchéo, phủ định lẫn nhau, gây trở ngại cho quá trình thực tiễn, còn mang tính chủ quan, gắn ép, thiếu sátthực.

Kinh nghiệm thực tiễn đòi hỏi phải:

- Xuất phát từ thực tế khách quan trong quá trình chuẩn bị và ra quyết định.

 Để làm việc đó, cần tiến hành điều tra nghiên cứu, hiểu biết sâu sắc về đặc điểm của ngành, của địaphương, cơ sở..., cần coi trọng những sáng kiến của địa phương, của cơ sở đã được thực tiễn kiểm

nghiệm. Đối với những quyết định quan trọng, nên tiến hành thử nghiệm ở một số địa phương, đơn vị, sauhoàn chỉnh thành quyết định chung.

- Hết sức hạn chế tình trạng chồng chéo, trái ngược nhau giữa các quyết định.

ở đây, cần tránh tư tưởng cục bộ, bản vị, địa phương, đồng thời phải có sự điều hành đúng đắn và tậptrung của cấp trên, của người lãnh đạo và quản lý các đơn vị giống như điều khiển của nhạc trưởng đối vớicả dàn nhạc. Đặc biệt lưu ý bảo đảm tính nhất quán giữa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vớiquyết định cụ thể của ngành, địa phương; quyết định cụ thể của ngành, địa phương phải bảo đảm thực hiệnđường lối, chính sách, chứ không được trái ngược, gây trở ngại cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụchung.

2. Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng, công tác tổ chức với hoạt động kinh tế - xã hội 

- Nhằm vào mục tiêu tổ chức, hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội cần gắn chặt công tác tư tưởng và công táctổ chức.

Trong hoạt động thực tiễn thường không kết hợp chặt chẽ hai mặt công tác tư tưởng và công tác tổ chức.Thực tiễn cho thấy, tư tưởng tách rời tổ chức sẽ sa vào lý thuyết suông, phong trào cách mạng sẽ khôngthể sâu rộng và bền bỉ; ngược lại, công tác tổ chức không gắn liền với công tác tư tưởng sẽ rơi vào mệnhlệnh, gò ép, làm mất tính tự giác của phong trào cách mạng. Kết hợp tư tưởng với tổ chức bảo đảm tinhthần tự nguyện, tự giác của quần chúng, và dựa trên cơ sở đó, đưa quần chúng đi vào hành động cáchmạng có tổ chức, mọi người chấp hành nhiệm vụ theo những thể chế và nguyên tắc thống nhất.

- Trong thời kỳ cách mạng mà các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trở thành trọng tâm cần gắn chặt công tác tư

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 78/79

tưởng, công tác tổ chức với hoạt động kinh tế - xã hội.

Hoạt động lãnh đạo kinh tế là vạch ra đường lối chiến lược, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế... Đảng chỉ quyết định đúng những vấn đề đó khi đứng vững trên quan điểm, lập trường chính trị đúng đắn,giữ vai trò định hướng cho những hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế mà tách rời tư tưởng chính trị, khônglấy mục tiêu xã hội chủ nghĩa làm điểm xuất phát cho những chủ trương, chính sách kinh tế thì sẽ mấtphương hướng. Ngược lại, công tác tư tưởng và tổ chức mà tách rời với những hoạt động kinh tế thì sẽ

không còn nội dung sát thực và do đó sẽ hạn chế tác dụng đối với đời sống kinh tế - xã hội.3. Nâng cao hiệu lực của bộ máy, tǎng cường công tác cán bộ

Nhằm tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cách mạng, nhất thiết phải xây dựng bộ máy có hiệu lực.

Trong lãnh đạo khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, Đảng ta đã giải quyết thành công vấn đề bộ máy.Kinh nghiệm là phải đặt bộ máy trong mối quan hệ với nhiệm vụ cách mạng, trong sự vận động của thựctiễn cách mạng. Đảng xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, ra sức làm cho bộ máy đáp ứng đòi hỏicủa nhiệm vụ, đồng thời phấn đấu làm cho tổ chức và cơ chế hoạt động của nó phù hợp với thực tiễn nướcta ở từng thời kỳ lịch sử.

Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, bộ máy bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cách mạng là toàn bộ hệthống Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, xã hội. Vấn đề bao trùm là xác địnhđúng vai trò, chức nǎng, nhiệm vụ của từng tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức nói trên. Vai trò và

mối quan hệ đó phải được cụ thể hoá phù hợp với mọi ngành, mọi cấp, bảo đảm phát huy sức mạnh tổnghợp của cả hệ thống bộ máy trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 Đối với mỗi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, quần chúng..., công tác tổ chức thực tiễn lại đòi hỏi Đảnglãnh đạo, xây dựng tổ chức như thế nào cho đúng. ở đây, cần vận dụng kinh nghiệm thời kỳ cách mạng dântộc dân chủ là phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng để tổ chức bộ máy. Hơn thế, để tác động tíchcực đến đối tượng tổ chức phải phản ánh đúng những yêu cầu khách quan của nó. Mọi vấn đề về tổ chứcmà xuất phát từ ý chí chủ quan, như vì con người mà lập ra tổ chức, phát triển tổ chức vì động cơ cánhân ... đều dẫn đến sai lầm, làm giảm hiệu quả của tổ chức.

- Bộ máy có vai trò rất quan trọng, nhưng suy đến cùng thì "cán bộ quyết định tất cả". Vì thế, việc đào tạo,phân công, đề bạt... cán bộ, phải là một trong những mối quan tâm lớn của Đảng.

Sau khi chính quyền cách mạng được thiết lập, đương nhiên các cơ quan nhà nước có trách nhiệm vàquyền hạn giải quyết vấn đề cán bộ của mình. Song, Đảng không thể không nắm vấn đề cán bộ, Đảng

không thể buông lỏng lãnh đạo ở khâu có ý nghĩa quyết định đó.

Kinh nghiệm giải quyết vấn đề cán bộ là phải xuất phát từ yêu cầu bảo đảm nhiệm vụ cách mạng mà bố trí,sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Mặt khác, phải nhận thức rõ mối quan hệ giữa tổ chức với cán bộ: cánbộ phải thích ứng với đòi hỏi của tổ chức, bảo đảm cho tổ chức hoàn thành nhiệm vụ. Ngược lại, tổ chứcphải tạo điều kiện cho phát triển tài nǎng, phẩm chất của cán bộ và của mọi bộ phận hợp thành tổ chức. Tổchức cũng như con người chỉ có sức mạnh khi có sự phát triển hoà hợp trong thể hữu cơ.

4. Dựa vào sức mạnh làm chủ của nhân dân, thông qua các phong trào cách mạng của quần chúngđể thực hiện mọi nhiệm vụ 

Tổ chức thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng nhất thiết phải dựa vào các phong trào cáchmạng của quần chúng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là kết quả của những caotrào cách mạng nối tiếp nhau. Sở dĩ Đảng có thể phát động được những cao trào cách mạng đó vì dựa trêncơ sở cương lĩnh, đường lối chiến lược đúng đắn, Đảng đã đề ra được mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể sát hợpxác định đúng động lực và lực lượng cách mạng vạch ra được phương pháp, hình thức đấu tranh phù hợp;đề ra được khẩu hiệu hành động kịp thời, chính xác, kết hợp chặt chẽ khẩu hiệu hành động với khẩu hiệutuyên truyền; kết hợp công tác tư tưởng với công tác tổ chức, v.v.. Vì thế mà động viên được mọi tầng lớpnhân dân hǎng hái tham gia phong trào cách mạng.

Trong lãnh đạo tổ chức thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta sớm nhận rõ động lực mới là sứcmạnh làm chủ của nhân dân lao động. Song thực tế những nǎm đầu cả nước chuyển vào thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội, đã mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm, không những hạn chế mà còn triệt tiêu một phần tính

8/8/2019 On Tap Duong Loi Cm Dang

http://slidepdf.com/reader/full/on-tap-duong-loi-cm-dang 79/79

tích cực cách mạng của nhân dân lao động.

Thực tiễn đã chỉ rõ: xây dựng tinh thần làm chủ, phát động các phong trào quần chúng tiến hành nhữngnhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa là việc khó khǎn. ở đây, không thể chỉ bằng những kinh nghiệm củacách mạng dân tộc dân chủ, mà phải tìm tòi sáng tạo mới. Những kinh nghiệm bước đầu của thời kỳ cáchmạng xã hội chủ nghĩa như sau:

- Xác định mục tiêu cụ thể, sát đúng cho mỗi phong trào. Mục tiêu đó phải phản ánh đúng lợi ích của quầnchúng; mặt khác phải bảo đảm tính hiện thực với những điều kiện, biện pháp sát thực.

- Nắm vững động lực thúc đẩy phong trào, trước hết phải kết hợp đúng đắn ba loại lợi ích: cá nhân, tập thể,xã hội, trong đó lợi ích cá nhân có ý nghĩa trực tiếp, kết hợp động lực vật chất với động lực tinh thần.

- Phải có những chủ trương, chính sách, biện pháp đúng. Chủ trương, chính sách, biện pháp hướng vàoviệc động viên mọi nǎng lực lao động sáng tạo, khai thác mọi tiềm nǎng, thực hiện mục tiêu đã định.

- Chú trọng vai trò của tổ chức cơ sở, nhất là các đơn vị cơ sở trực tiếp sản xuất kinh doanh. Đề cao tínhtích cực, chủ động, tháo gỡ mọi sự ràng buộc, tạo điều kiện cho các đơn vị cơ sở vươn lên hoàn thànhnhiệm vụ vì lợi ích của mình, và lợi ích chung của xã hội.

Tóm lại, phải thực hiện đồng bộ hàng loạt giải pháp mới có những phong trào cách mạng của quần chúngtrong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Vai trò lãnh đạo của Đảng là vấn đề quyết định sự thành công của cách mạng.

Trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên là nắm vững học thuyết Mác - Lênin, xuất phát từ thực tiễn cáchmạng nước ta, tổng kết kinh nghiệm và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm đó trong thực tiễn, nhằm giữvững, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Đó là nhân tố cơ bản bảo đảm cho đất nước, dân tộc ta tiếntừng bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.