MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được...

102
MỞ ĐẦU Dầu khí vẫn sẽ là nguồn năng lượng chính của nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam trong các thập kỷ tới. Thị trường Dầu khí ngày càng biến động nhanh, khó dự báo và chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội khu vực và trên thế giới. Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)- tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu đất nước. Tổng công ty đang nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây lắp chuyên ngành, chủ lực của PetroVietnam, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn. Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp. PVC cũng tiếp tục khẳng định được thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC. Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, PVC đã luôn biết tận dụng cơ hội, lợi thế của mình để hội nhập, với chính sách “đi tắt, đón đầu” và quyết tâm chính trị của Đại hội đại biếu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015 là “Đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt, tăng tốc phát triển, phấn đấu trở thành Tập đoàn Công nghiệp- Xây dựng số 1 Việt Nam”. Với mục tiêu cụ thể là tập trung vào 3 lĩnh vực mũi nhọn: xây lắp, sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản. Phấn đấu đến năm 2015: vốn điều lệ đạt 10.000 tỷ đồng, tổng doanh thu năm đạt 35000 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ đạt trung bình 20%. Thu nhập bình quân toàn tổ hợp 15 triệu đồng /người/tháng. 1

Transcript of MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được...

Page 1: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

MỞ ĐẦU

Dầu khí vẫn sẽ là nguồn năng lượng chính của nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam trong các thập kỷ tới. Thị trường Dầu khí ngày càng biến động nhanh, khó dự báo và chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội khu vực và trên thế giới. Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)- tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu đất nước. Tổng công ty đang nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây lắp chuyên ngành, chủ lực của PetroVietnam, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn.

Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp. PVC cũng tiếp tục khẳng định được thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC.

Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, PVC đã luôn biết tận dụng cơ hội, lợi thế của mình để hội nhập, với chính sách “đi tắt, đón đầu” và quyết tâm chính trị của Đại hội đại biếu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015 là “Đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt, tăng tốc phát triển, phấn đấu trở thành Tập đoàn Công nghiệp- Xây dựng số 1 Việt Nam”.

Với mục tiêu cụ thể là tập trung vào 3 lĩnh vực mũi nhọn: xây lắp, sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản. Phấn đấu đến năm 2015: vốn điều lệ đạt 10.000 tỷ đồng, tổng doanh thu năm đạt 35000 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ đạt trung bình 20%. Thu nhập bình quân toàn tổ hợp 15 triệu đồng /người/tháng.

Để đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, đồng bộ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật hàng đầu Việt Nam và ngang tầm khu vực, đủ năng lực quản lý, điều hành hiệu quả các hoạt động SXKD trong và ngoài nước. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 giải pháp của Tổng công ty đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Đột phá về phát triển nhân lực là tổng thể các giải pháp nhằm đem lại sự thay đổi cơ bản về bản chất, cơ cấu và logic phát triển, quá trình phát triển của PVC được thực hiện bằng con người và vì con người, vì vậy quản trị nguồn nhân lực phải là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của PVC nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức cũng như mọi thành viên PVC.

Để thực hiện được mục tiêu và giải pháp nói trên, cần phải nghiên cứu, dự báo thị trường, đồng thời quản trị tốt các yếu tố sản xuất, áp dụng công nghệ mới để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và doanh lợi. Một trong những công cụ của nhà quản trị là phải tiến hành phân tích hoạt động sản xuất- kinh doanh tốt.

Do vậy, trong phạm vi nhiện vụ của mình, nhóm em xin thực hiện đồ án “Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC”

1

Page 2: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Nội dung đồ án gồm 2 chương:CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHỦ

YẾU CỦA PVC.CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ

YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM– PVC

Do thời gian cũng như kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy cô trong Bộ môn .

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

2

Page 3: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

CHƯƠNG 1:TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN

XUẤT CHỦ YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦNXÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVC)

1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC)1.1.1. Giới thiệu về Tổng công tyTên công ty:+ Tên thương mại : Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam+ Tên tiếng anh : PETROVIETNAM CONSTRUCTION JOINT

STOCK CORPORATION+ Tên viết tắt : PVC+ Tên giao dịch : PV CONSTRUCTION J.S.C

Hình thức pháp lý:+ Công ty cổ phần có cổ phần chi phối của nhà nước.+ Vốn điều lệ: 4.000.000.000.000 (bốn nghìn tỷ đồng ).+ Hình thức hoạt động: Mô hình Công ty mẹ - Công ty con.Địa chỉ giao dịch:+ Địa chỉ giao dịch :

:Tầng 25 , toà nhà CEO , Lô HH2-1 , Khu đô thị Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng , Từ Liêm , Hà Nội .

+ Điện thoại :” 04-3768 9291/3/4/5

+ Fax : 04-3768 9290/37689867+ Email : [email protected]+ Website : www.pvc.vn

1.1.2 Các giai đoạn phát triển của PVC Giai đoạn 1983 – 1995:

Tiền thân của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam là Xí nghiệp liên hợp dầu khí, ra đời từ 08 / 1983 với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành dầu khí. Ngày 14 tháng 09 năm 1983, Tổng cục dầu khí đã quyết định số 1069 / DK – TC thành lập Xí nghiệp liên hợp xây lắp dầu khí trên cơ sở Binh đoàn 318 chuyển sang, với gần 1200 cán bộ chiến sĩ và 50 cán bộ kỹ sư – công nhân kỹ thuật từ các viện, các trường đại học trong cả nước. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp liên hợp xây lắp dầu khí là: Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng phục vụ cho quá trình tìm kiếm và khai thác dầu khí, công trình chuyên dụng vận chuyển, tàng trữ xăng dầu, hoá chất…..Sau 12 năm hoạt động, Ngày 19 tháng 09 năm 1995 Tổng công ty dầu khí Việt Nam ra quyết định số 1254 / DK – TCNS đổi tên Xí nghiệp liên hợp xây lắp dầu khí

3

Page 4: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

thành Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí (PVECC). Ngành nghề kinh doanh chủ yếu cuả PVECC là: Gia công, chế tạo, lắp đặt chân đế giàn khoan và các kết cấu kim loại, thiết kế chế tạo lắp đặt các bồn bể chứa xăng dầu, khí hoá lỏng và các bình chịu áp lực, lắp đắt các đường ống dẫn xăng dầu, khí hoá lỏng và hệ thống ống công nghệ…..Giai đoạn 1995 – 2005:

Qua 10 năm hoạt động, ngày 17/03/2005 Bộ trưởng Bộ công nghiệp phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí thành Công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PV Cons). Trong quá trình hình thành và phát triển PV Cons đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm xây dựng có chất lượng cao, được đánh giá là một trong những công ty mạnh trong lĩnh vực xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp, nhất là các công trình chuyên ngành dầu khí. PV Cons đã chế tạo phần lớn các chân đế giàn khoan, khảo sát đánh giá các kết cấu công trình nước ngoài. Là đơn vị hàng đầu trong nước về lĩnh vực thi công, lắp đặt đường ống dẫn khí, thiết kế và thi công các hệ thống chứa xăng dầu – hoá chất, khí hoá lỏng và trạm phân phối khí. Với đội ngũ kỹ sư, thợ lành nghề và thiết bị tiên tiến hiện đại nhiều dự án đã được thực hiện trong các lĩnh vực như: Xây dựng căn cứ dịch vụ dầu khí trên bờ biển Vũng Tàu, đảm nhiệm 50% khối lượng chế tạo và 70% công tác sửa chữa chân giàn đế khoan cho Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro, tham gia lắp đặt tuyến ống dẫn khí Long Hải – Bà Rịa, Bà Rịa – Phú Mỹ và hệ thống tồn trữ khí khô – khí hoá lỏng, hệ thống thấp áp cho các nhà máy công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai, tham gia thi công xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất và đê chắn sóng tại Quảng Ngãi …..Giai đoạn 2005 – 2007:

Ngày 26 tháng 10 năm 2007, Tâp đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thông qua dề án chuyển đổi công ty CP Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Ngày 21 tháng 11 năm 2007, Đại hội đồng cổ đông bất thường của công ty cổ phần xây lắp dầu khí đã chính thức thông qua đề án chuyển đổi công ty thành Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Tổng công ty PVC là thành viên cuả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp thành viên theo quy định của Pháp luật và Điều lệ cuả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam trong tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, là một trong các hình thức của nhóm công ty, có chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh và đầu tư vào các doanh nghiệp khác, hoạt động theo Quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan, thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn góp / đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết.

Đây là mốc son quan trọng đánh dấu bước phát triển vượt bậc của PVC cả về lượng và chất. Mốc son mới với sức mạnh mới, PVC tin tưởng vào thành tích đã đạt được và dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ vươn lên

4

Page 5: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

hoàn thành tốt nhiệm vụ và xứng đáng là một trong những đơn vị mạnh của ngành dầu khí Việt Nam.Giai đoạn 2007 – nay:

Ngày 27/06/2008, Đại hôi cơ đông thường niên Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng.Ngày 16/05/2009, Đại hội đồng cổ đông thường niên Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Chiến lược phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2025. Tháng 08 / 2009, PVC đã niêm yết 150.000.000 cổ phiếu thành công với mã chứng khoán là PVX và cơ cấu lại khoản đầu tư góp vốn tại các công ty như: Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế dầu khí (PVE), Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An (PVA), Công ty cổ phần xây dựng sông Hồng (ICG).

Thực hiện thành công công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp, bao gồm chuyển đổi, thành lập mới nhiều doanh nghiệp, cơ cấu lại các khoản đầu tư, đưa 11 mã cổ phiếu của công ty thành viên niêm yết và giao dịch thành công trên sàn giao dịch chứng khoán.

20/02/2010 Đại hộ đồng cổ đông bất thường Tổng công ty Cở phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 2.500 tỷ đồng.2012 Đại hộ đồng cổ đông bất thường Tổng công ty Cở phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng.

Uy tín, thương hiệu của PVC được khẳng định thông qua việc thực hiện tốt các công trình, dự án trọng điểm quốc gia Nhà máy đạm Phú Mỹ, Nhà máy điện Nhơn Trạch, cụm khí điện đạm Cà Mau, dự án nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn và nhà máy lọc dầu Dung Quất, Văn phòng Viện Dầu khí, trụ sở Bộ Nội vụ, trung tâm tài chính dầu khí miền Trung, rạp Kim Đồng ….. Ngoài ra, Tổng công ty đã và đang thi công rất nhiều công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình công nghiệp và dân dụng thuộc nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác nhau và yêu cầu kỹ thuật đa dạng như: Chung cư cao cấp CT10-11 (The Times Tower), khu đô thị Văn Phú- Hà Đông, Chung cư Petroland Q.2, TP. Hồ Chí Minh, nhà máy sản xuất ống thép hàn thẳng …..PVC luôn chú trọng cho công tác đầu tư về con người và công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Trong thời gian tới, PVC xác định mục tiêu trở thành một Tổng công ty xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm Quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí, đặc biệt là các công trình dầu khí trên biển.

Đến nay, qua 30 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 2007 trở lại đây, PVC đã khẳng định uy tín, năng lực vượt trội trên các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí và đất nước. Từ Căn cứ Dịch vụ Tổng hợp trên bờ tại Vũng Tàu, đến các công trình Đường ống dẫn khí từ Long Hải về các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Đồng Nai; các công trình trọng điểm quốc gia như Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch I, Cụm khí điện đạm Cà Mau, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I và mới nhất là Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II… đều ghi dấu vai trò quan trọng của Tổng Công ty PVC.

5

Page 6: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp như: Tổng kho LPG Gò Dầu, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình II, Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch II, Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ, Nhà máy Xơ sợi Tổng hợp Polyeste Đình Vũ…

Bên cạnh đó, PVC cũng tiếp tục khẳng định thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành Dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC như Kho xăng dầu Cù Lao Tào, Kho chứa LPG và trạm xuất xe bồn Dung Quất…

Cùng với việc củng cố, phát triển các lĩnh vực thế mạnh truyền thống như xây dựng hệ thống tàng trữ, vận chuyển các sản phẩm Dầu khí, cơ khí lắp đặt và chế tạo các thiết bị Dầu khí… PVC còn khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng. PVC có bước tiến vượt bậc trong công nghệ xây dựng nhà cao tầng và siêu cao tầng quy mô lớn như: Tổ hợp khách sạn Dầu khí Việt Nam, Trung tâm Tài chính Dầu khí, Văn phòng Viện Dầu khí, Toà nhà Dầu khí Phú Mỹ Hưng, Khách sạn Dầu khí Vũng Tàu, Cao ốc văn phòng Dragon Tower…

Trên những chặng đường đã qua, Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đã không ngừng trưởng thành, góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và của đất nước. “Mục tiêu lớn, đòi hỏi những nỗ lực lớn” là mục tiêu toàn thể tập thể lãnh đạo và CBCNV của PVC đều thấu hiểu. Với nền tảng vững chắc đã tạo dựng trên chặng đường phát triển và sự quyết tâm của “người PVC”, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam quyết tâm tiếp tục khắc ghi những dấu ấn trên chặng đường mới, góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

Quá trình phát triển của Tổng Công ty đã ghi dấu những cống hiến không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Minh chứng cho những đóng góp lớn lao đó, PVC đã được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động hạng Nhất, Danh hiệu Anh hùng Lao động…

1.1.3. Lĩnh vực kinh doanha. Xây lắp chuyên ngành dầu khí

- Gia công chế tạo, lắp đặt các chân đế giàn khoan và các kết cấu kim loại khác;

- Thiết kế, chế tạo các bồn chứa xăng dầu, khí hoá lỏng, chứa nước, bồn chịu áp lực và hệ thống ống công nghệ;

- Sản xuất các sản phẩm cơ khí, chống ăn mòn kim loại, bảo dưỡng và sửa chữa các chân đế giàn khoan, tàu thuyền và các phương tiện nổi;

- Gia công ren ống, sản xuất khớp nối, đầu nối và các phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực khoan, khai thác dầu khí, công nghiệp;

- Khảo sát, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài biển và trên đất liền), các công trình dân dụng và công nghiệp;

6

Page 7: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

- Đầu tư xây dựng: Các nhà máy chế tạo cơ khí thiết bị phục vụ ngành dầu khí; các nhà máy đóng tàu vận tải dầu, khí, hoá chất, nhà máy đóng giàn khoan; các nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng;

- Lắp đặt, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài khơi và trên biển), các chân đế giàn khoan, các kết cấu kim loại, các bồn bể chứa (xăng dầu, khí hoá lỏng, nước), bình chịu áp lực và hệ thống công nghệ, các công trình dân dụng và công nghiệp;

- Đóng giàn khoan trên đất liền, ngoài biển.b. Xây dựng dân dụng

Tổng thầu EPC các dự án xây dựng văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp, đặc biệt nhà kết cấu thép, nhà cao tầng và siêu cao tầng.- Tổng thầu EPC các dự án xây dựng dân dụng;- Đầu tư, xây dựng các dự án cầu đường, công trình dân dụng;- Khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng- Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng;- Đầu tư công nghệ cao trong lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng;c. Xây dựng công nghiệp- Tổng thầu EPC các dự án xây dựng công nghiệp- Đầu tư, xây dựng các dự án hạ tầng và công nghiệp;- Khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng các công nghiệp vừa và nhỏ;- Lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị công nghệ, thiết bị điều khiển, tự động hoá trong các nhà máy công nghiệp;- Kinh doanh vật tư thiết bị xây dựng, dầu khí;- San lấp mặt bằng;- Xây dựng các công trình thuỷ lợi, đê kè, bến cảng; - Lắp đặt các hệ thống đường dây tải điện đến 35KV, các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp khác;- Khoan phá đá nổ mìn, khai thác mỏ, sản xuất, kinh doanh vật liệu và trang thiết bị xây dựng;- Đóng tàu vận tải dầu, khí, hoá chất;- Đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng.d. Đầu tư khu công nghiệp và đô thị- Đầu tư xây dựng khu công nghiệp;- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông;- Đầu tư xây dựng khu đô thị;- Đầu tư kinh doanh nha ở và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật.e. Đầu tư bất động sản- Đầu tư xây dựng văn phòng, nhà ở, khách sạn, siêu thị…- Đầu tư kinh doanh các các công trình thuỷ lợi, đê kè, cảng sông, cảng biển, cầu đường, công trình dân dụng và công nghiệp;- Kinh doanh đô thị và văn phòng, siêu thị và nhà ở;- Kinh doanh các cơ sở hạ tầng kỹ thuật.1.2. Điều kiện địa lí tự nhiên – kinh tế xã hội của Tổng công ty1.2.1. Điều kiện địa lý

7

Page 8: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam có trụ sở chính tại Tòa nhà CEO, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, TP Hà Nội là đơn vị trực thuộc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Hà Nội là trung tâm văn hoá- kinh tế- chính trị của cả nước, vì vậy tập trung rất nhiều các công trình dự án đầu tư lớn của cả nước, có nhiều loại hình dịch vụ tiên tiến, thuận tiện cho việc liên lạc, kinh doanh và hợp tác làm ăn với các đối tác cũng như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại tiên tiến, nguồn nhân lực dồi dào có trình độ cao.Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam nằm tại thủ đô Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt, căn cứ vào tài liệu khí tượng thủy văn tổng hợp ta thấy trong năm tháng 1 là tháng lạnh nhất, trung bình từ 15oC thấp nhất 8oC. Tháng nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ trng bình là 310C, cao nhất là 400C, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, lượng mưa trung bình vào khoảng 2690 mm, độ ẩm cao. Mùa đông thường xuất hiện gió mùa đông bắc kèm rét đậm rét hại, khô hanh.Với khí hậu như vậy cũng gây không ít khó khăn cho Tổng công ty trong quá trình thi công xây dựng.1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Hà Nội là thủ đô của cả nưóc, lại có điều kiện kinh tế- xã hội- chính trị rất ổn định, kỷ cuơng pháp luật luôn được coi trọng, nếp sống văn minh thanh lịch đuợc duy trì từ lâu đời. Hà nội được thế giới công nhận là: “Thành phố vì hoà bình”, và là: “Thủ đô anh hùng của cả nước”. Vì vậy có rất nhiều bạn bè khắp nơI trên thế giới đên thăm và mở rộng quan hệ làm ăn.

Thành phố Hà Nội có hệ thống thông tin liên lạc tuơng đối phát triển. Là đầu mối giao thông đuợc chia làm nhiều hướng trải đi khắp đất nước: Sân bay quốc tế Nội Bài, đuờng ga tàu hoả, Quốc lộ 1A đi vào Nam, Quốc lộ 5 đi vùng Đông Bắc, quốc lộ 6 đi vùng Tây Bắc…. Đây là điều kiên thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của cán bộ nhân viên trong Tổng công ty.1.2.3. Điều kiện về lao động

Tổng công ty đặt tại Thủ đô Hà Nội, nơi có mật độ dân cư đông đúc, trong vùng có các ngành công nghiệp phát triển, trình độ dân trí cao, các trường Đại học và Trung tâm nghiên cứu tập trung nhiều. Đây là điều kiện tốt cho Công ty phát triển sâu về khoa học kỹ thuật và tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu. Công ty còn có chi nhánh, cơ sở sản xuất ở cả ba miền đất nước, thu hút và tận dụng được nhiều lao động tại các địa phương.1.3. Công nghệ sản xuất của Tổng công ty1.3.1. Sơ đồ công nghệ

Quy định thống nhất phương thức thi công tại Tổng công ty nhằm đảm bảo công tác xây lắp, chế tạo, lắp đặt,và sửa chữa hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ đơn vị thực hiện để tạo ra sản phẩm chất lượng, tiến độ, thoả mãn khách hàng với giá thành và thời gian phù hợp. Vậy sơ đồ tổng quát công nghệ hoạt động của Tổng công ty được thể hiện ở hình 1-1

Diễn giải chi tiếtBước 1: Giao nhiệm vụBước 2: Triển khai, kiểm soát thực hiện – Báo cáo, kiểm tra định kỳ

8

Page 9: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Bước 3: Tổng hợp hồ sơ nghiệm thu và hoàn công theo giao đoạnBước 5: Thanh toán giai đoạnBước 6: Tổng hợp hồ sơ nghiệm thu, hoàn công công trìnhBước 7: Xem xét hồ sơ nghiệm thu và hoàn côngBước 8: Tham gia giám sát nghiệm thu/bàn giaoBước 9: Thanh quyết toán công trình/bàn giaoBước 10: Giám sát bảo hành công trìnhBước 11: Kết thúc công trình

9

Page 10: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Giao nhiệm vụ

Tổng hợp hồ sơ NT & HC hoàn thành

công trình

Thanh quyết toán công trình

Triển khai, giám sát thi công – báo cáo, kiểm tra định kỳ

Giám sát bảo hành

Thanh toán giai đoạn

Tổng hợp hồ sơ NT & HC (giai đoạn )

Tham gia nhận thầu và bàn giao công

trình

Xem xét

Xét duyệt

Kết thúc công trình, lưu hồ sơ

Đạt

Đạt

Chưa đạt

Hình 1 -1: Sơ đồ công nghệ cuả PVC

10

Page 11: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

1.3.2. Trang thiết bị chủ yếu Do đặc thù của Tổng công ty là quản lí các dự án nên chủ yếu hoạt động liên

quan đến công tác hành chính – kinh tế, xử lí phân tích các dự án đầu tư. Do đó trang thiết bị chủ yếu của Tổng gồm phương tiện vận tải dụng cụ quản lí và các phần mềm quản lí.

Trang thiết bị chủ yếu của Tổng công ty năm 2012Bảng 1-1

STT Tên máy móc thiết bị Đơn vị Số lượngI Phương tiện vận tải1 Xe 5 chỗ chiếc 102 Xe 7 chỗ chiếc 203 Xe 16 chỗ chiếc 5II Thiết bị dụng cụ quản lí1 Máy tính sách tay chiếc 322 Máy photocopy chiếc 113 Máy fax chiếc 54 Máy in laser chiếc 105 Máy vi tính chiếc 506 Máy scan chiếc 27 Máy quét chiếc 28 Máy lạnh chiếc 159 Camera chiếc 310 Tivi chiếc 5III TSCĐ vô hình1 Phần mền Office 150 12 Phần mền Fast corporate 2006 13 Phần mền quản lý dự án CPM 1

Nguồn: Ban kế hoạch PVC1.4. Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng lao động của doanh nghiệp1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức trong Tổng công ty PVC

Hình 1-2 : SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY PVC

11

Page 12: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

1.4.2.

12

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BANTỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC BAN CHUYÊN MÔN

CÁC TRUNG TÂM/ BĐH

CÁC CTY THÀNH VIÊN

Văn phòng TCT

Ban Tổ chức Nhân sự

Ban Tài chính Kế toán

Ban Kinh tế Đấu thầu

Ban Kỹ thuật An toàn

Ban Đầu tư – Dự án

Ban Thương mại

Ban Kế hoạch

Ban Kiểm toán nội bộ

Trung tâm TVTK và ƯDKT PVC

Trung tâm Truyền thông PTTH và VHDN PVC

BĐH các dự án của PVC tại Hà Nội

BĐH dự án nhà máy sản xuất Ethanol

BĐH dự án nhà máy điện Vũng Áng

BĐH dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2

BĐH dự án nhà máy khí điện Nhơn Trạch 2

Công ty CP Xây lắp Dầu khí số 4

Công ty CP Xây lắp Dầu khí Hà Nội

Công ty CP Thi công Cơ giới và Lắp máy DK

Công ty CP Xây dựng CN&DD Dầu khí

Công ty CP Xây lắp Đường ống Bể chứa DK

Công ty CP Kết cấu kim loại và Lắp máy DK

Công ty CP Xây lắp Dầu khí Miền Trung

Công ty CP Xây lắp Dầu khí Thanh Hóa

Công ty CP Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam

Công ty CP Máy - Thiết bị Dầu khí

Công ty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Duyên Hải

Công ty CP Bất động sản Tài chính Dầu khí Việt NamCông ty CP Phát triển Đô thị Dầu khí

Công ty CP KD dịch vụ cao cấp DK Việt Nam

Công ty CP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí

Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn

Công ty CP Thiết bị nội ngoại thất Dầu khí

Công ty TNHH Vietubes

Công ty CP Thiết kế Quốc Tế Heerim PVC

Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế Dầu khí

Công ty CP ĐT KCN Dầu khí IDICO Long Sơn

Công ty CP Đầu tư & Xây lắp Khí

Công ty CP Xây dựng Sông Hồng

Công ty CP BĐS Dầu khí

Công ty CP Xi măng Hạ Long

Công ty CP đầu tư bê tông công nghệ cao

Công ty CP thiết kế WORLEYPARSONS DK VNamCông ty CP Đầu tư Dầu khí Nha Trang

BĐH dự án nhà máy Sơ sợi Polyester

Công ty CP Xây lắp Dầu khí Thái Bình Dương

Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc

Công ty CP Xây lắp Dầu khí PVC-Trường Sơn

Công ty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí IMICO

Công ty CP Cơ điện Dầu khí Việt Nam

Công ty CP DK ĐT Khai thác Cảng Phước An

Công ty CP Bất động sản Dầu khí Việt Nam - SSG

Công ty CP Bất động sản Điện lực Dầu khí VN

Công ty CP Bê tông dự ứng lực PVC-Fecon

Công ty CP Sản xuất Ống thép Dầu khí

Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dầu khí - 3C

Công ty CP Xây lắp Dầu khí 2

Công ty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Hòa Bình

Công ty CP Trang trí Nội thất Dầu khí

Công ty CP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị

CÁC CÔNG

TY CON

CÁC CÔNG

TY LIÊN

DOANH,

LIÊN KẾT

Công ty CP ĐT và TM Dầu khí Sông Đà

Công ty cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí

Công ty CP Đầu tư Dầu khí Sao Mai - Bến Đình

Công ty CP Đầu tư PV -Incones

Công ty CP ĐT và TM Dầu khí Thái Bình

Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ KCN Dầu khí

BĐH dự án xây dựng CT kho chứa LPG lạnh

BĐH dự án Đường ống dẫn khí Phía Nam

Công ty CP Hồng Hà Dầu khí

Công ty CP Đầu tư Xây lắp Dầu khí Việt Nam

Công ty CP Đầu tư XD VINACONEX-PVC

Công ty CP Xây lắp Dầu khí 1

Page 13: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

1.4.2. Cơ cấu quản lí bộ máy của Tổng công tyTổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo:

- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.- Căn cứ vào văn bản số 861 UBCK/QLPH của uỷ ban chứng khoán nhà nước 29/03/2010 về việc chào bán ra công chúng.- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam được đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012Bộ máy quản lí của Tổng công ty hiện nay bao gồm:

a. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của

Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. ĐHĐCĐ có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Tổng Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Tổng Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.

b. Hội đồng quản trị HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Tổng Công ty do ĐHĐCĐ bầu ra

gồm 01(một) Chủ tịch HĐQT, 01 (một) Phó Chủ tịch HĐQT và 03 (ba) thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. HĐQT nhân danh Tổng Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Tổng Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Tổng Công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Pháp luật và Điều lệ Tổng Công ty, các Quy chế nội bộ của Tổng Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.

c. Ban kiểm soátBan kiểm soát của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam bao

gồm 05 (năm) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là năm (05)năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập BCTC nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Tổng Giám đốc.

d. Ban Tổng giám đốcBan Tổng Giám đốc của Tổng Công ty bao gồm 07 người: 01 Tổng Giám

đốc và 06 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các Phó Tổng

13

Page 14: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Giám đốc giúp việc Tổng Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được Tổng Giám đốc uỷ quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Tổng Công ty.

e. Các ban chuyên môn trong Tổng công ty Văn phòng

Văn phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty trong công tác hành chính, tổng hợp, văn thư - lưu trữ, thi đua - khen thưởng, bảo vệ an ninh - quốc phòng và dân quân tự vệ: * Tham mưu tổng hợp* Công tác hành chính - quản trị* Công tác văn thư, lưu trữ* Công tác thi đua - khen thưởng* Công tác bảo vệ an ninh - quốc phòng và dân quân tự vệ * Công tác quản lý và tư vấn pháp luật* Công tác đàm phán, thẩm định pháp lý các hợp đồng, văn bản, dự án Tổng công ty* Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp pháp lý* Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật* Công tác cập nhật, xây dựng, phổ biến giáo dục pháp luật* Công tác đối ngoại

Ban Tổ chức Nhân sựTổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không

giới hạn những nhiệm vụ chính sau:* Công tác tổ chức, cán bộ* Công tác đổi mới phát triển doanh nghiệp* Công tác tiền lương và chính sách đối với người lao động* Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Ban Tài chính-Kế toánPhần 1. Đối với Công ty mẹ - Tổng công ty- Là Ban chức năng tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán - Tín dụng của Công ty mẹ.- Giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty mẹ theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Tổng công ty.- Là bộ phận chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty quản lý chi phí của Công ty mẹ.- Thực hiện công tác thanh tra tài chính các đơn vị phụ thuộc Công ty mẹ.Phần 2. Tại Tổ hợp công ty mẹ-công ty con- Tham mưu, giúp việcbb cho Lãnh đạo Tổng công ty hướng dẫn công tác Tài chính - Kế toán - Tín dụng trong toàn bộ tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con.- Theo dõi tình hình hoạt động, quản lý tài chính của Công ty con.- Thực hiện công tác thanh tra tài chính toàn Tổng công ty.

14

Page 15: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Ban Kinh tế - Đấu thầuBan Kinh tế Đấu thầu là Ban chuyên môn tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty về lĩnh vực công tác: tiếp thị, đấu thầu xây lắp, kinh tế và quản lý Hợp đồng; xây dựng hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá nội bộ. Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau:* Công tác Tiếp thị* Công tác đấu thầu xây lắp* Công tác quản lý hợp đồng kinh tế* Công tác kinh tế * Công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá:

Ban Kỹ thuật - An toànTổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau:* Công tác quản lý kỹ thuật chất lượng* Công tác quản lý tiến độ các công trình xây dựng* Công tác ứng dụng những công nghệ mới, tiến bộ vào sản xuất* Công tác bảo hộ lao động * Phối hợp với các Ban chuyên môn của Tổng Công ty trong công tác làm hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu * Công tác ISO Là đầu mối xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 tại cơ quan Tổng công ty. * Tổ chức thực hiện công tác quản lý máy móc, thiết bị thi công. * Kiểm tra, giám sát công tác lắp đặt máy móc, thiết bị thi công

Ban Kế hoạchBan Kế hoạch là Ban chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng

công ty về các lĩnh vực công tác: kế hoạch, chiến lược, báo cáo thống kê, kế hoạch đấu thầu nội bộ phục vụ quản lý điều hành của Tổng công ty.Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau:* Công tác kế hoạch, chiến lược* Công tác báo cáo thống kê* Công tác kế hoạch đấu thầu nội bộ

Ban Thương mạiBan Thương mại là Ban chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo

Tổng công ty về lĩnh vực thương mại, phát triển thị trường và đấu thầu mua sắm. Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau:* Công tác thông tin về vật tư, thiết bị và các nhà cung cấp* Công tác thương mại và phát triển thị trường * Công tác đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị * Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động đấu thầu, mua sắm trong toàn Tổng công ty

15

Page 16: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Ban Đầu tư và Dự ánBan Đầu tư và Dự án là Ban chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo

Tổng công ty về lĩnh vực đầu tư và dự án.Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không giới hạn những nhiệm vụ chính sau:* Công tác kế hoạch đầu tư* Công tác quản lý chung về hoạt động đầu tư* Công tác nghiên cứu phát triển dự án* Công tác quản lý thực hiện các dự án đầu tư mua sắm thiết bị* Công tác quản lý thực hiện các dự án XDCB do Tổng công ty trực tiếp làm Chủ đầu tư* Công tác quản lý thực hiện các dự án XDCB do các đơn vị thành viên của Tổng công ty làm Chủ đầu tư* Công tác kinh doanh tại các dự án* Công tác khác

Trung tâm truyền thông, phát triển thương hiệu và VHDNTham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng Công ty về các lĩnh vực truyền

thông và phát triển thương hiệu.Tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng không

giới hạn những nhiệm vụ chính sau:* Tham mưu, quản lý công tác truyền thông, phát triển thương hiệu* Quan hệ công chúng và quan hệ báo chí* Quảng cáo, tài trợ và tổ chức sự kiện * Thông tin, truyền thông nội bộ và VHDN

Trung tâm tư vấn thiết kế và ứng dụng kỹ thuật PVC Tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Tổng công ty trong việc các lĩnh vực: - Tư vấn, thiết kế cơ sở, chi tiết, FEED; - Cung cấp dịch vụ trọn gói EPC trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành; - Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình; - Tư vấn và quản lý dự án và dịch vụ EPC; - Khảo sát, kiểm định và dịch vụ kỹ thuật xây lắp chuyên ngành; - Báo cáo đầu tư xây dựng công trình/dự án; - Báo cáo kinh tế Kỹ thuật và lập dự án đầu tư xây dựng công trình/dự án, tập trung vào các dự án Downstream, upstream, onshore và onshore. Các dự án lọc hoá dầu, hoá dầu, Nhà máy điện,..

Các ban điều hànhCác ban trực thuộc Tổng Công ty, có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành công tác

thực hiện các dự án; kiểm soát tiền độ, chất lượng của các dự án và các nhiệm vụ khác theo sự phân cấp của Tổng Công ty, gồm:- Ban điều hành dự án nhà máy sản xuất Ethanol- Ban điều hành các dự án của PVC tại phía Nam- Ban điều hành dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2- Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch

16

Page 17: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

- Ban điều hành dự án nhà máy Sơ sợi Polyester- Ban quản lý dự án Khu công nghiệp dịch vụ dầu khí Soài RạpTổng công ty còn có 16 công ty con và 37 công ty liên doanh, liên kết 1.4.3. Tình hình sử dụng lao đông, tiền lương trong doanh nghiệp. a. Tình hình sử dụng lao động

Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam ( PVC ) đã thực hiện mọi biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng hợp lí trình độ và thời gian lao động trong Tổng công ty nhằm nâng cao năng suất lao động. Tông công ty đã không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động đến nơi làm việc. Bên cạnh đó Tổng công ty đã không ngừng nâng cao mức sống vật chất cho CBCNV trong toàn Tổng công ty.Tổng công ty còn chấp hành tốt các chính sách theo quy định của nhà nước về BHYT,BHXH, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBCNV đáp ứng nhu cầu của nghành công nghiệp Dầu khí Việt Nam.Tính đến thời điểm 31/12/2010 toàn Tổng công ty có 8845 CBCNV, hàng năm PVC vẫn lên kế hoạch cử người đi đào tạo và tái đào tạo ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lí, đầu tư, XDCB, đào tạo chuyên môn, về an toàn lao động, bảo hộ lao động.

ĐVT: Người           Bảng 1-2

Cơ cấu lao động (Người)

Năm 2011

Năm 2012 TH2012/2011 TH/KH2012KH TH +/- % +/- %

Lao động phổ thông 544 907 226 -318 41.54 -681 24.92Công nhân kỹ thuật 3494 3821 2612 -882 74.76 -1209 68.36Cao đẳng+ Trung cấp 1006 1822 617 -389 61.33 -1205 33.86Đại học 3159 3520 2451 -708 77.59 -1069 69.63Trên Đại học 129 230 122 -7 94.57 -108 53.04Số lao động nữ 962 1450 1299 337 135 -151 89.59Tổng số 8227 12000 6028 -2199 73.27 -5972 50.23

Nguồn: Ban tổ chức nhân sự PVC - 2013Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty có sự thay đổi rõ rệt. Số lao động có

trình độ học vấn cao có xu hướng tăng đảm bảo cho công tác quản lý, giám sát ngày càng được nâng cao và chuyên nghiệp hơn. Đồng thời số công nhân kỹ thuật vẫn là lực lượng lao động rực tiếp chiếm số lượng lớn nhất, đảm bảo vai trò là lực lượng chủ lực cho quá trình sản xuất trực tiếp chiếm số lượng lớn nhất.b. Thu nhập của người lao động

Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, ban hành quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng trả cho cán bộ, công nhân viên thuộc cơ quan phù hợp với các quy định của Nhà nước, Tập đoàn về quản lý tiền lương và thu nhập, phù hợp với chiến lược phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2010-2015.

17

Page 18: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Theo nguyên tắc trả lương là: Làm việc gì hưởng lương theo công việc đó, theo chức danh công việc đảm nhận; đảm bảo việc xếp lương gắn liền với công việc, năng suất, chất lượng và thành tích công tác của CBCNV, gắn liền thăng tiến tiền lương với kết quả hoàn thành công việc được giao, đãi ngộ và khuyến khích kịp thời những cán bộ, nhân viên xuất sắc. Vì vậy luôn khuyến khích được CBCNV hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tăng thu nhập và tạo động lực làm việc.1.5. Chiến lược phát triển của Tổng công ty PVC đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.1.5.1. Quan điểm phát triển Phát triển Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) trên cơ sở phát huy thế mạnh là một thành viên của Tập đoàn Kinh tế hàng đầu đất nước - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của PVC, tranh thủ sự hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong và ngoài nước để tạo bước đột phá phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.1.5.2. Nguyên tắc phát triển

Nguyên tắc phát triển của Tổng công ty phù hợp với Chiến lược phát triển của Tập đoàn  Dầu khí Việt Nam: Phát triển nhanh, mạnh bền vững, lấy hiệu quả và năng lực cạnh tranh làm cơ sở đánh giá mọi hoạt động. Tập trung trọng tâm vào xây lắp các công trình chuyên ngành dầu khí, đặc biệt hướng tới các công trình dầu khí trên biển.Tăng nhanh tỷ trọng các công việc có hàm lượng chất xám và công nghệ cao; phát huy năng lực sẵn có, mở rộng và phát triển lĩnh vực xây nhà cao tầng để khai thác tối đa nguồn lực nhằm mang lại hiệu quả cao cho Tổng Công ty.

Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu xây lắp các công trình dầu khí theo tiêu chuẩn quốc tế. Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực trên cơ sở đáp ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Xây dựng thương hiệu PVC thành một thương hiệu mạnh trong nước, trong khu vực và trên thế giới1.5.3. Mục tiêu phát triển

Xây dựng và phát triển Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam thành một Tổng công ty Xây lắp chuyên ngành Dầu khí, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp các công trình dầu khí, đặc biệt các công trình dầu khí trên biển; trở thành nhà thầu đứng đầu Việt Nam và cạnh tranh được với các nhà thầu khác trong khu vực về thực hiện tổng thầu EPC xây lắp các công trình dầu khí trong lĩnh vực hoạt động thăm dò, khai thác, khí điện, vận chuyển, chế biến và tàng trữ các sản phẩm dầu khí…Cụ thể như sau:

18

Page 19: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011-2015ĐVT: Tỷ đồng Bảng: 1-3

Stt Các chỉ tiêu chủ yếuKH giai đoạn 2011-2015

2011 2012 2013 2014 20151 Vốn điều lệ 4000 5000 6000 8000 100002 Sản lượng 20000 26000 32000 36000 400003 Doanh thu 18000 23000 28000 32000 350004 Lợi nhuận trước thuế 1000 1300 1600 2100 26005 Lợi nhuận sau thuế 750 975 1200 1575 19506 Nộp NSNN 868 1100 1300 1600 2000

7 Đầu tư XDCB, mua sắm TTB& góp vốn vào các CT liên kết 5959 3732 3953 3958 4255

8 Thu nhập bình quân(tr.đồng) 8,95 9,5 12,1 13,6 15

1.5.4. Các giải pháp thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 của PVC1.5.4.1. Giải pháp về khoa hoc và công nghệ

Áp dụng các công nghệ quản lý dự án, quản lý sản xuất tiên tiến có hiệu quả cao.- Xây dựng công cụ quản lý tiến độ chất lượng, cũng như các giải pháp tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả lao động từng bước sử dụng phần mềm quản lý mang thương hiệu PVC.- Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong toàn tổ hợp PVC.- Xây dựng và thực hiện theo các chính sách và quy trình HSEQ(sức khỏe, an toàn, môi trường và chất lượng) đối với toàn bộ các dự án, công trình của Tổng công ty.- Xây dựng chương trình quản lý thương hiệu PVC trong các lĩnh vực: Quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch, quản lý tài chính,…

Ngoài ra, PVC thực hiện bám sát chiến lược phát triển hợp tác quốc tế của Tập đoàn trong thời kỳ mới, xây dựng chiến lược phát triển hợp tác quốc tế của PVC tại các nước ngoài. Rà soát, đánh giá lại năng lực ủa các công ty liên kết, liên doanh hiện có, đưa ra các biện pháp đồng bộ nhằm bảo toàn và phát triển vốn.

1.5.4.2. Giải pháp về tổ chức và quản lýa. Công tác tổ chức và quản lý- Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nội bộlà cơ sở pháp lý để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm;- Xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp tiên tiến: xây dựng hệ thống bảng tiêu chuẩn chức danh cho từng vị trí cán bộ; bản mô tả công việc; bản đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên.- Tiếp tục kiện toàn bộ máy lãnh đạo cho các đơn vị, chuẩn bị nhân sự cho các đơn vị mới thành lập, triển khai công tác quy hoạch và đánh giá cán bộ, công tác luân chuyển

19

Page 20: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

và điều động, bố trí cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành tại các đơn vị thành viên- Không ngừng cải tiến phương thức quản lý tại cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo hướng: “gọn nhẹ và chuyên sâu” nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công tyb. Giải pháp về vốn

Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn bằng các biện pháp như: đầu tư từng giai đoạn theo nhu cầu thị trường, lấy nguồn thu từ khấu hao, lợi nhuận để đầu tư phát triển, tối đa hóa công suất các công trình đầu tư.c. Công tác tái cấu trúc doanh nghiệp

Thực hiện tái cấu trúc PVC về bản chất là thay đổi doanh nghiệp một cách toàn diện, tự làm mới mình cho phù hợp với tình hình hiện tại, nhằm nâng cao hiệu suất kinh doanh, tính cạnh tranh để tồn tại và phát triển bền vững. quá trình tái cấu trúc PVC sẽ thực hiện toàn diện theo ba hướng: tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động, tái cấu trúc chiến lược. trong đó tái cấu trúc về tài chính là quan trọng, tiên quyết khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán; thiết lập lại cấu trúc vốn vững mạnh, cung cấp đủ vốn cổ phần, dòng tiền để phục vụ sản xuất kinh doanh và tăng trưởng bền vững

Tiếp tục rà soát, phân nhóm các đơn vị theo lĩnh vực SXKD, năng lực và địa bàn hoạt động tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Xây lắp, Sản xuất côngnghieepj và Kinh doanh bất động sản, xây dựng lộ trình thoái vốn tại các đơn vị và cơ cấu lại phương án đầu tư vốn của Tổng công ty, đăng ký nâng hạng doanh nghiệp, thực hiện các kế hoạch đại chúng hóa và niêm yết cổ phiếu của các Công ty cổ phần do PVC nắm quyền chi phối trên sàn giao dịch chứng khoán- Tổng kết, phân tích và đánh giá mô hình hoạt động của Tổng công ty từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động của PVC phù hợp với từng giai đoạn phát triển , nhằm đưa PVC phát triển mạnh và bền vững- Tìm kiếm và thu hút các cổ đông chiến lược có năng lực tài chính, kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Nghiên cứu đề xuất trong công tác kết nạp thành viên mới của PVC- Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn trong công tác đổi mới doanh nghiệp, giai đoạn 2011-2015d. Chế độ chính sách và an sinh xã hội

- Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động, đảm bảo chính sách tiền lương, thu nhập bình quân 2012 là 5,98 triệu đồng/người/tháng và năm 2015 đạt 15 triệu đồng/người/tháng, không ngừng cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc của toàn thể CBCNV đặc biệt đối với các cán bộ công nhân viên làm việc trong công trường.

- Tăng cường công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống, việc làm và nhà ở đối với CBCNV và người lao động1.5.4.3. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Quy hoạch 2 lĩnh vực ưu tiên phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2025 gồm: Xây lắp và sản xuất công nghiệp cụ thể là: xây lắp các công trình tàng trữ và vận chuyển Dầu Khí; xây lắp các công trình lọc hóa dầu và các nhà

20

Page 21: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

máy công nghiệp chế biến khí; xây lắp các dự án điện, đạm, công trình công nghiệp; xây lắp dân dụng; sản xuất công nghiệp: vật liệu xây dựng, chế tạo cơ khí… (Trong đó doanh thu trong lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng khoảng 50%) theo hướng tập trung, chuyên môn hóa và và xây dựng chiến lược phát triển nhân sự phù hợp với từng lĩnh vực, từng ngành nghề. PVC xây dựng và tổ chức thực hiện “Chiến lược phát triển nhân sự giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2025” gồm: a. Mục tiêu

Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành đội ngũ chuyên viên kỹ thuật có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khoa học nghiệp vụ quản lý/điều hành trong lĩnh vực xây lắp và đầu tư chuyên nghiệp đáp ứng cho PVC đứng trong vị trí tốp 3 trong các đơn vị xây dựng ở Việt Nam.b. Kế hoạch từng năm

Hoàn thiện hệ thống đào tạo và phát triển nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ làm công tác đào tạo theo hướng chuyên nghiệp từ cơ quan Tổng công ty đến các đơn vị thành viên

Xây dựng phương án “Đào tạo và tái sử dụng nguồn nhân lực chuyên ngành xây lắp hậu xuất khẩu lao động”, nhằm tận dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm, tay nghề, tác phong công nghiệp và ngoại ngữ sau khi kết thúc hợp đồng lao động về từ các nước Trung Đông, Malaysia, Đài Loan….phục vụ các dự án trong và ngoài nước của PVC

Tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, đột phá trong tư duy bổ nhiệm cán bộ.Phân cấp tối đa cho các đơn vị trong công tác quản trị nhân sự và phát triển nhân lực.

21

Page 22: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

CHƯƠNG 2PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ

VIỆT NAM

2.1. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam( PVC )

Năm 2012, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, toàn thể CBCNV Tổng công ty đã khai thác tối đa yếu tố lợi nhuận, dám nghĩ, dám làm, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo. Đánh giá một số chỉ tiêu mà Tổng công ty đã đạt được trong năm qua thông qua bảng sau :

22

Page 23: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của PVC năm 2012ĐVT: Tỷ đồng Bảng: 2-1

Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 SSTH 2012/2011 SS TH/KH 2012 KH TH  +/- %   +/- %

1 Giá trị tổng sản lượng 14.168,15 15.500 5.200,00 -8.968,15 36,70 -10.300 33,55

2 Vốn điều lệ 2.500 4.000 4.000 1.500,00 160,00 0 100

3 Tổng doanh thu 11.184,96 12.500 4.610,17 -6.574,79 41,22-7.889,83 36,88

Doanh thu CT mẹ 4.269,42 6.500 1.525,90 -2.743,52 35,74 -4.974,1 23,484 Tổng tài sản 7392   10.404 3012,00 140,75 10.404  

TSNH 3814   7.435 3621,00 194,94 7.435  TSDH 3578   2.969 -609,00 82,98 2.969  

5 Số lao động 8.227 12.000 6.028 -2.199,00 73,27 -5.972 50,23

6 NSLĐ TB (trđ/ng/tháng) 91,67 96,45 53,88 -37,79 58,78 -42,57 55,86

7 Thu nhập bình quân 8,95 9,5 5,98 -2,97 66,82 -3,52 62,95

8 Nộp ngân sách NN 607,52 636 407,53 -199,99 67,08 -228,47 64,08

Nộp NSNN CT mẹ 57 242 31,05 -25,95 54,47 -210,95 12,83

9 Tỷ lệ chia cổ tức (%) 10 16 16 6,00 160,00 0,00 100

10 Tổng giá trị đầu tư XDCB, TTB, 1.478,07 3732   -1.478,07 0

-3.732,00 0,00

23

Page 24: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

góp vốn

11 Lợi nhuận trước thuế 910,63 1258 -1.823,86 -2.734,49

-200,29

-3.081,86

-144,98

Lợi nhuận TT CT mẹ 295 698 -1.368,6 -1.663,60

-463,93 -2.066,6

-196,07

12 Lợi nhuận sau thuế 720 1015 -1.847,34 -2.567,34

-256,58

-2.862,34

-182,00

Lợi nhuận ST CT mẹ 264 548 -1.368,94 -1.632,94

-518,54

-1.916,94

-249,81

13Tỷ suất LNST/vốn điều lệ CT mẹ(%) 10,56 10,96 18,139 7,58 171,77 7,18 165,5

Năm 2012, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế của Tổng công ty không đạt được các chỉ tiêu của kế hoạch đề ra. Tổng sản lượng của Tổng công ty là 5.200 tỷ đồng, đạt 33,55% so với kế hoạch và 36,7% so với năm 2011. Với mức tổng sản lượng giảm đã làm cho chỉ tiêu tổng doanh thu giảm đáng kể: doanh thu của Tổng công ty là 4.610,17 tỷ đồng đạt 36,88 % so với kế hoạch năm 2012, đạt 41,22% so với thực hiện năm 2011. Thậm chí năm 2012 tổng công ty còn hoạt động thua lỗ: lợi nhuận trước thuế là -1.823,86 tỷ đồng, giảm -300,29% so với năm 2011 và giảm -244,98% so với kế hoạch 2012; lợi nhuận sau thuế của tổng công ty là -1.847,34 tỷ đồng, giảm -356,58% so với thực hiện năm 2011 và giảm -282% so với kế hoạch 2012. Các chỉ tiêu kinh tế của công ty mẹ có mức độ hoàn thành rất thấp.

Tổng công ty đã hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 2.500 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu cần thiết cho vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

Tổng tài sản năm 2012 cũng tăng so với năm 2011 là 3.012 tỷ đồng và đang ở mức 10.404 tỷ đồng. Trong đó TSNH là 7.435 tỷ đồng, tăng 3.621 tỷ đồng so vói năm 2011; TSDH là 2.969 tỷ đồng, giảm 609 tỷ đồng so với năm 2011.

24

Page 25: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Do tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu sử dụng lao động của tổng công ty cũng giảm xuống đáng kể. Cụ thể như sau: số lao động của tổng công ty năm 2012 là 6.028 người, giảm 2.199 người so với năm 2011 và chiếm 50,23% so với kế hoạch. Mức giảm số lao động này là phù hợp với mức giảm NSLĐ bình quân của tổng công ty. Năng suất lao động bình quân tính theo tổng doanh thu giảm và chỉ còn ở mức 53,88 trđ/người, giảm 37,79 trđ/người, giảm 58,78% so với 2011 và chỉ đạt 55,86% so với kế hoạch. Thu nhập bình quân của lao động định biên toàn tổng công ty ở mức 5,98 trđ/người, giảm 2,97 trđ/người so với năm 2011. Đây là mức giảm tương đối lớn. Tuy nhiên, việc trả lương thực hiện trên nguyên tắc phân phối theo lợi nhuận, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc đảm bảo tuân thủ đúng quy định của nhà nước thì mức lương này là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty năm 2012 gặp rất nhiều khó khăn và đã bị thua lỗ. Nguyên nhân do:

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp đã ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu đầu vào, dẫn đến tăng giá thành các công trình xây lắp của PVC.

Thị trường bất động sản đóng băng và các chính sách thắt chặt tín dụng của nhà nước dẫn tới việc triển khai bán hàng tại các đơn vị kinh doanh bất động sản rất chậm, khả năng thu hồi vốn đầu tư thấp trong khi vẫn phải chi phí cho lãi vay đầu tư, chi phí duy trì hoạt động đã khiến cho các đơn vị thành viên của PVC hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản hầu như không có doanh thu.

Thị trường chứng khoán sụt giảm nặng nề, việc niêm yết và huy động vốn của các đơn vị thành viên gặp nhiều khó khan, thiếu vốn ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một số dự án trọng điểm khác bị dừng/ giãn tiến độ hoặc vướng mắc trong thủ tục nên chưa triển khai được: dự án đường ống dẫn khí Lô B Ô Môn, Nam Côn Sơn 2, nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1,…

Việc triển khai dự án nhiệt điện Thái Bình 2 chậm so với tiến độ do vướng mắc trong công tác thu xếp vốn, thời gian mở L/C kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Giá trị phát sinh tại một số dự án mà PVC tham gia thi công vẫn chưa được giải quyết: dự án nhà máy sản xuất ethanol Phú Thọ, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1…

Chưa dự báo hết được những khó khăn và biến động của nền kinh tế trong nước cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 đề ra.

25

Page 26: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2012 của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Toàn Tổng công ty đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và nỗ lực phấn đấu nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và tiến độ thi công các dự án, công trình. Một số dự án đẫ được hoàn thành và bàn giao, một số đang tiếp tục triển khai thi công đồng thời cũng có nhiều dự án gặp khó khăn nên phải dừng và dãn tiến độ.

Trong năm 2012, PVC đã hoàn thành và bàn giao các công trình do PVC là chủ thầu bao gồm:

Khối thượng tầng giàn đầu Giếng H4 Tê Giác Trắng, khởi công đầu tháng 7-2011, chính thức hạ thủy ngày 16-5-2012, dự án vượt tiến độ 20 ngày so với dự kiến. Đây là hợp đồng trọn gói đầu tiên PVC- MS thực hiện, có tổng vốn hơn 44,4 triệu USD, tổng trọng lượng kết cấu, hệ thống và thiết bị khoảng 2.000 tấn. 

Nhà máy hóa phẩm Dầu khí Cái Mép.Sau gần 9 tháng thi công và lắp đặt, ngày 18-04-2012 đã chính thức bàn giao. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 26.132m2, với tổng mức đầu tư 174 tỷ đồng, do nhà thầu Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí (PVC-PT). Chủ đầu tư là DMC- Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí.

Dự án Gấu Trắng, chủ đầu tư là Vietsopetro, nhà thầu Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp và dân dụng Dầu Khí PVC-IC tiến hành từ 15-3-2012 đến 25-6-2012, với tổng mức đầu tư là 428 tỷ đồng.

Nhà làm việc xí nghiệp khoan và sửa Giếng với tổng mức đầu tư là 236 tỷ đồng, hoàn thành vào 3-2012.

Các dự án chuyển tiếp từ năm 2011:+ Dự án Nhà máy Nhiệt Điện Thái Bình 2, với tổng mức đầu tư hơn 34.295

tỷ,kế hoạch năm 2012, tính đến cuối năm, tiến độ dự án đạt 20%.

+ Dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 với tổng mức đầu tư: 1,242 tỷ USD, cuối năm 2012 đã hoàn thành hơn 90%. Dự tính bàn giao trong năm 2013.

+ Kho lạnh LPG Thị Vải với tổng mức đầu tư 2.517 tỷ đồng, cuối năm 2012 đã hoàn thành 95%, và bàn giao 3/2013.

Việc thực hiện đầu tư các dự án được Tổng công ty thực hiện tuân thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật và quy chế quản lý của Tổng công ty. Các dự án PVC trực tiếp đầu tư , bao gồm :

+Dự án nhà máy chế tạo cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng 10ha Nghi Sơn tại Thanh Hóa đã được Tập đoàn phê duyệt kế hoạch năm 2012 là 49 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 9,8 tỷ đồng,vốn vay là 39,2 tỷ đồng.Đến tháng 31-12-

26

Page 27: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

2012 Tổng công ty đã chuyển cho PVC-TH làm chủ đầu tư, nhưng chỉ thực hiện được 16,7 tỷ đồng, đạt 34% kế hoạch năm.

+ Dự án Khu đô đại học Dầu khí tại Vĩnh Phúc, đã được Tập đoàn phê duyệt kế hoạch năm 2012 là 105,6 tỷ đồng,trong đó vốn chủ sỡ hữu là 31,68 tỷ đồng,vốn vay là 73,92 tỷ đồng.Đến tháng 7/2012 Tổng công ty đã chuyển cho PVSH làm chủ đầu tư, cuối năm thực hiện được 8,145 tỷ đồng, đạt 7.71% kế hoạch năm.

+ Ngoài ra, Tổng công ty được Tập đoàn giao dự án Khu công nghiệp Soài Rạp Tiền Giang do cơ cấu lại Tập đoàn Vinashin với diện tích 285ha, tổng mức đầu tư 1,481 tỷ đồng, kế hoạch năm 2012 là 200 tỷ đồng, cuối năm đạt 101, 45 tỷ đồng .

Các dự án PVC trực tiếp đầu tưĐVT: Tỷ đồng Bảng 2-2

Stt Nội dung Tổng số Vốn CSH

Vốn vay + khác

Tiến độ

1

Nhà máy chế tạo cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng 10ha Nghi Sơn Thanh Hoá

49.000

9.800

39.200

Chuyển từ PVC sang PVC –TH

2Khu công nghiệp Dầu khí Soài Rạp - Tiền Giang

200 101,45 -

Trả tiền BTGPMB và san lấp mặt bằng, đường nội bộ, hệ thống điện chiếu sang

3 Khu đô thị Dầu khí Đại học Vĩnh Phúc

105.600

105.600

Đã chuyển nhượng cho PVSH

4 Đầu tư khác 4.000 4.000  

Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số dự án trọng điểm khác bị dừng, giãn tiến độ hoặc vướng mắc trong thủ tục nên chưa triển khai được như: NM Nhiệt điện Long Phú, NM Nhiệt điện Quảng Trạch, Khu liên hiệp lọc hóa Dầu Nghi sơn….

Một số dự án giải ngân vốn nhưng không bán được theo kế hoạch như : Dự án trụ sở PVFC Hải Phòng, dự án Khu đô thị sinh thái Lương Sơn ( PVC- Đông Đô), dự án Sân Golf Nha Trang, sàn thương mại Trung tâm TCDk Phú Mỹ Hưng (Petroland).

Công tác quản lý, điều hành thi công tại các dự án lớn của Tổng công ty cũng gặp những khó khăn nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau:có sự thay đổi,điều chỉnh lại hồ sơ thiết kế, vướng mắc trong khâu đền bù GPMB hoặc do các yếu tố khách quan như thời tiết,hồ sơ nghiệm thu của các B phụ…

27

Page 28: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Công tác kiểm soát chi phí quá trình thi công chưa tốt, dự án thi công chậm tiến độ và phát sinh chi phí trong quá trình thi công, dẫn tới thu hồi vốn chậm, không có vốn lưu động để triển khai.

Đặc biệt, việc không có thêm dự án mới, sản lượng phụ thuộc chủ yếu từ các dự án chuyển tiếp, đấu thầu khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận.

Về công tác bảo hộ an toàn lao động: Tổng công ty đã thực hiện theo hệ thống quản lý An toàn – Sức khỏe – Môi trường OSH 18001:2007. Các đơn vị trong Tổng công ty đều có Hội đồng bảo hộ lao động, bộ phận chuyên trách về bảo hộ lao động, mạng lưới an toàn vệ sinh sinh viên, đội phòng chống cháy nổ tại các đơn vị và công trường được triển khai thường xuyên. 100% các loại máy móc, tiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, các thiết bị có yêu cấu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp đã được các đơn vị đăng ký và kiểm định theo quy định hiên hành

2.2.1. Phân tích tiến độ thực hiện các dự án đầu tư theo nhóm quản lý của nhà nước.

Vì các dự án thường khối lượng công việc lớn, thời gian thi công thường kéo dài trong vài năm. Vì vậy phân tích tình hình sản xuất của Tổng công ty trong năm 2012 thì em chỉ xin phân tích phần công việc theo kế hoạch được thực hiện trong năm 2012

Tổng số vốn được đầu tư 2012 là 4047.83 tỷ đồng tăng hơn so với kế hoạch là 118.69 tỷ đồng, tức tăng 3,02%, chứng tỏ Tổng công ty đã không đạt kế hoạch đề ra, làm tăng thêm chi phí sản xuất kinh doanh, giảm lợi nhuận và chiếm dụng vốn của các giai đoạn sau. Trong đó vốn CSH tăng nhiều nhất là 88,663 tỷ đồng tương đương tăng 5.4%, vốn vay khác tăng 30.024 tỷ đồng tương đương tăng 1.31%. Điều đáng lưu ý đó là hầu hết việc tăng vốn này là ở các dự án chuyển tiếp. Các dự án khởi công mới và các dự án góp vốn đầu tư thì sử dụng đúng lượng vốn theo kế hoạch, như vậy Tổng công ty cần quan tâm hơn tới việc quản lý sử dụng nguồn vốn ở các dự án chuyển tiếp, đặc biệt là tại các đơn vị thành viên, các dự án ở xa điều kiện địa chất khó khăn phức tạp không thuận tiện cho việc giám sát, kiểm tra điều chỉnh tiến độ thi công.

Theo tính chất, của dự án, quy mô đầu tư và tầm quan trọng của các dự án mà phân chia ra các nhóm khác nhau. Các dự án nhóm A chiếm tỷ trọng là 18.4%, nhóm B là 56.8%, nhóm C là 24.8%. Như vậy chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là các dự án nhóm B, sau đó đến nhóm C. Tổng công ty đang không ngừng nâng cao năng lực thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia, nâng cao năng lực và

28

Page 29: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

kinh nghiệm để có thể đảm nhận toàn bộ công trình theo hình thức tổng thầu EPC.

29

Page 30: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

30

Page 31: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Bảng phân tích tiến độ thi công của các dự án của PVC năm 2012ĐVT: tỷ đồng Bảng: 2 -3

Chỉ tiêu

Kế hoạch vốn đầu tư 2012 Vốn đầu tư thực hiện năm 2012 Chênh lệch TH và KH So sánh TH và KH

Tổng số Vốn CSH

Vốn vay + khác

Tổng số Vốn CSH

Vốn vay + khác

Tổng số

Vốn CSH

Vốn vay + khác

Tổng số

Vốn CSH

Vốn vay + khác

TỔNG CỘNG 3929.14 1642.84 2286.3 4047.83 1731.5 2316.33 118.69 88.663 30.024 103.02 105.40 101.31Dự án nhóm A 722.82 333.159 389.661 782.82 351.159 431.661 60 18 42 108.3 105.40 110.78Dự án Khởi công mới 0.5 0.5 0.5 0.5 100 100  

Dự án chuyển tiếp 526.02 168.769 357.251 586.02 186.769 399.251 60 18 42 111.41 110.67 111.76Dự án góp vốn đầu tư 196.3 163.89 32.41 196.3 163.89 32.41 100 100 100

Dự án nhóm B 2233.71 904.251 1329.45 2324.63 972.86 1351.77 90.92 68.609 22.311 104.07 107.59 101.68Dự án Khởi công mới 45 24 21 45 24 21 100 100 100

Dự án chuyển tiếp 1981.49 781.755 1199.74 2072.41 845.364 1227.05 90.92 63.609 27.311 104.59 108.14 102.28Dự án góp vốn đầu tư 207.213 98.496 108.717 207.213 103.496 103.717 0 5 -5 100 105.08 95.4

Dự án nhóm C 972.614 405.426 567.188 940.381 407.48 532.901 -32.23 2.054 -34.29 96.69 100.51 93.95Kết thúc 595.826 228.876 366.95 571.406 234.896 336.51 -24.42 6.02 -30.44 95.90 102.63 91.7

31

Page 32: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

2.2.2. Phân tích sản lượng theo các đơn vị sản xuất.Với đặc điểm là hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, PVC đã luôn tổ

chức hoạt động và điều hành quản lý các đơn vị thành vên theo đúng luật định, mặt khác nâng cao và kiện toàn công tác sắp xếp và tổ chức bộ máy của doanh nghiệp để công ty mẹ trở thành doanh nghiệp trực tiếp SXKD, các công ty con hoạt đông độc lập với công ty mẹ và chủ động trong sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn, bình đẳng với công ty mẹ trước pháp luật

Nhìn vào bảng 2- 4 và 2 - 5 dưới đây ta rút ra một số nhận đặc điểm sau:- Tổng sản lượng xây dựng của Công ty mẹ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều

so với các dơn vị thành viên.- Với tổng vốn các dự án năm 2012 của công ty mẹ chiếm 11.2% theo KH

và 12.2% theo TH so với toàn Tổng công ty ta thấy năng suất lao động của công ty mẹ lớn hơn rất nhiều với các đơn vị thành viên.

- Trong cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty, nguồn vốn CSH chiếm 41.8%, nguồn vốn vay và vốn khác chiếm 58.2%.

Bảng phân tích sản lượng KH theo đơn vị sản xuất năm 2012ĐVT: Tỷ đồng Bảng 2-4

Nội dung công việc

Kế hoạch 2012 Tỷ trọng KH

Tổng số Vốn CSH Vốn vay + khác

Tổng số

Vốn CSH

Vốn vay + khác

Tổng công ty 440.156 162.956 277.200 11.2 4.1 7.1Các đơn vị thành viên 3,488.984 1,479.881 2,009.103 88.8 37.7 51.1

Bảng phân tích sản lượng TH theo đơn vị sản xuất năm 2012.ĐVT: Tỷ đồng Bảng: 2-5

Nội dung công việc

Thực hiện 2012 Tỷ trọng TH

Tổng số Vốn CSH Vốn vay + khác

Tổng số

Vốn CSH

Vốn vay + khác

Tổng công ty 492.343 173.143 319.200 12.2 4.3 7.9Các đơn vị thành viên 3,555.484 1,558.357 1,997.127 87.8 13.8 74

2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định năm 2012 của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

32

Page 33: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất của doanh nghiệp, là các tư liệu lao đông biểu hiện dưới hình thái vật chất của vốn cố định, là một bộ phận quan trọng của vốn sản xuất.

2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2012Việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là sự kết hợp của việc hoàn chỉnh kết

cấu TSCĐ, hoàn thiện khâu tổ chức lao động, sản xuất. Sử dụng hiệu quả TSCĐ biện pháp tiết kiệm vốn tốt nhất và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

Hiệu quả sử dụng TSCĐ được đánh giá bằng 2 chỉ tiêu tổng hợp sau:

a. Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐHệ số này cho biết một đơn vị giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã

tham gia làm ra bao nhiêu sản phẩm (tính bằng đơn vị hiện vật hay giá trị), được xác định bằng công thức:

Trong đó:

Nguyên giá TSCĐbq = 2

10 VV

V0: Nguyên giá TSCĐ đầu kỳV1: Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ

Áp dụng công thức ta có kết quả trong bảng tính toán

b. Hệ số huy động TSCĐHệ số huy động TSCĐ cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm thì cần

một lượng vốn cố định là bao nhiêu.Hệ số huy động TSCĐ được tính bằng công thức:

Hhđ =Nguyên giá TSCĐ bình quân

(đ/đ) Doanh thu thuần

Áp dụng công thức ta có bảng tính toán:

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2012Đvt: tr.đồng

Bảng 2- 6

Hhs =Doanh thu thuần

(đ/đ)Nguyên giá TSCĐ bình quân

33

Page 34: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012So sánh 2012 và 2011

+/- %Giá trị TSCĐ bình quân Tr.đồng 70.142 75.966 5.824 108,30Doanh thu thuần Tr.đồng 3.599.482 1.421.772 -2.177.710 39,50Hhs Đồng/đồng 51,32 18,72 -32,60 36,47Hhđ Đồng/đồng 0,019 0,053 0,034 274,19

Nhìn vào bảng 2- 6 ta thấy hệ số hiệu quả sử dụng TSCĐ của năm 2012 là 18,72 tức là một đồng TSCĐ bỏ ra trong năm 2012 thu về được 18,72 đồng doanh thu thuần. Con số này thấp hơn năm 2011rất nhiều là 32,6 đồng/đồng tương đương với mức giảm 63,53%. Như vậy có thể thấy rõ ràng là năm 2012 Tổng công ty đã hoạt động kém hiệu quả hơn năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thần năm 2012 giảm mạnh so với 2011(giá trị TSCĐ bình quân tăng 8,3% nhưng doanh thu thuần lại giảm 60,5%

Việc sử dụng TSCĐ trong các hoạt động sản xuất chủ yếu của Tổng công ty như: Xy lắp, kinh doanh nhà và hạ tầng, sản xuất công nghiệp, tư vấn xây dựng, cung cấp thiết bị vật tư… Hệ số huy động năm 2012 là 0,053. Tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần 0,053 đồng TSCĐ. Hệ số này là tương đối tốt nhưng nó đã tăng 174,19% so với năm 2011.

2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ năm 2012.2.3.2.1. Phân tích tình hình biến động tăng giảm TSCĐ.

Là một Tổng công ty lớn. hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó 3 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là: Xây lắp, sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản. Vì vậy kết cấu TSCĐ của PVC gồm nhiều loại, với giá trị lớn. Nhất là các TSCĐ hữu hình như máy móc thiết bị, nhà cửa, vật KT chiếm tỷ trọng lớn nhất, kết cấu TSCĐ của PVC như vậy là hợp lý phù hợp với nhu cầu sản xuất, ngoài ra Tổng công ty cũng đã đầu tư vào phầm mềm máy tính, có bản quyền sáng chế để phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, nâng cao khả năng quán lý, làm việc chuyên nghiệp và nâng cao năng suất lao động.

Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng của TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong đó nhà cửa, VKT chiếm tỉ trọng lớn nhất (đầu năm 45,29%, cuối năm 43%), máy móc thiết bị là yếu tố dùng trong sản xuất có vai trò tích cực và trực tiếp trong việc sản xuất nâng cao tổng giá trị sản xuất hàng năm có tỉ trọng thấp hơn và đến cuối năm tỉ trọng lại giảm xuống; tiếp đó là thiết bị dụng cụ quản lý. Chỉ có thiết bị dụng cụ quản lý tăng trong năm là 3,11% còn lại đều giảm tỷ trọng. Về

34

Page 35: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

phần TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê TC chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng TSCĐ của tổng công ty, điều này là hợp lý với đặc thù sản xuất kinh doanh của PVC.

Việc tăng giảm tải sản cố định do các nguyên nhân chủ yếu như: mua sắm thêm hoặc thanh lý nhượng bán, do việc hợp nhất các công ty con, do xây dựng cơ bản hoàn thành.

Bảng phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ trong kì ĐVT: tr đồng Bảng 2-7

  Số đầu năm Tăng trong năm

Giảm trong năm Số cuối năm

Khoản mục Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %A.TSCĐ hữu hình 61.735 100 9.244 100 1.054 100 69.925 1001. Nhà cửa, VKT 27.960 45,29 1.808 19,56     29.768 432. Máy móc thiết bị 19.370 31,38 316 3,42     19.686 283. Phương tiện VT truyền dẫn 13.186 21,36 1.988 21,51 1.054 100 14.120 20

4. Thiết bị dụng cụ QL 17.835 28,89 4.869 52,67     22.704 32

5. TSCĐ khác 817 1,32 262 2,83     1.079 1,5B.TSCĐ thuê TC 6.124 100 985 100     7.109 1001. Máy móc thiết bị             0  2. Phương tiện VT truyền dẫn 6.123 100 984 100     7.107 100

3. Thiết bị dụng cụ QL             0  

C. TSCĐ vô hình 4.623 100 1.330 100 25 100 5.928 1001. Quyền sd đất             0  2. Bản quyền, bằng sáng chế             0  

3. Phần mêm máy tính 4.624 100 1.330 100 25 100 5.929 100

4. TSCĐ vô hình khác             0  

Cộng 72.482   11.559   1.079   82.962  

2.3.2.2. Phân tích thực trạng của tài sản cố địnhNhân tố làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn của tài sản. Trong

quá trình sử dụng, TSCĐ hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Bởi vậy việc phân tích hiện trạng của TSCĐ là một vấn đề hết sức quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng còn

35

Page 36: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

mới hay cũ, cũ ở mức độ nào để có biện pháp đúng đắn tái đầu tư TSCĐ. Thông thường để phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ hao mòn TSCĐ (Thm) và tỷ lệ còn lại của TSCĐ (KCL).

a. Tỷ lệ hao mòn TSCĐ (Thm)

Thm =Tổng số mức khấu hao TSCĐ * 100%

Nguyên giá TSCĐÁp dụng công thức ta có bảng 2-8 sau:

Bảng tỷ lệ hao mòn TSCĐ năm 2012ĐVT: tr đồng

36

Page 37: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Khoản mụcNguyên giá Giá trị hao mòn

lũy kế T hao mòn

Đầu năm

Cuối năm

Đầu năm

Cuối năm

Đầu năm

Cuối năm

A.TSCĐ hữu hình 61.735 68.731 19.459 27.657 31,52% 40,24%

1. Nhà cửa, VKT 27.959 27.959 2.926 4.734 10,47% 16,93%

2. Máy móc thiết bị 1.937 2.365 1.221 1.537 63,04% 64,99%

3. Phương tiện VT truyền dẫn 13.186 19.330 4.744 5.678 35,98% 29,37%

4. Thiết bị dụng cụ QL 17.835 18.260 10.445 15.315 58,56% 83,87%

5. TSCĐ khác 817 817 123 394 15,06% 48,23%

B.TSCĐ thuê TC 6.124 6.124 2.038 3.023 33,28% 49,36%

1. Máy móc thiết bị            

2. Phương tiện VT truyền dẫn 6.124 6.124 2.038 3.023 33,28% 49,36%

3. Thiết bị dụng cụ QL            

C. TSCĐ vô hình 4.624 4.620 1.614 2.941 34,90% 63,66%

1. Quyền sd đất            

2. Bản quyền, bằng sáng chế            

3. Phần mềm máy tính 4.624 4.620 1.614 2.941 34,90% 63,66%

4. TSCĐ vô hình khác            

Cộng 72.483 79.475 23.111 33.621 31,88% 42,30%

Tỷ lê hao mòn chung về TSCĐ đầu năm 2012 là 31,88% thì đến cuối năm do thanh lý nhượng bán dẫn đến tỷ lệ hao mòn TSCĐ tăng so với đầu năm, lên 42,3%. Trong đó TSCĐ hữu hình tăng từ 31,52% lên 40,24%; TSCĐ thuê tài chính tăng từ 33,28% lên 49,36%; còn TSCĐ vô hình tăng từ 34,9% lên 63,66%.

37

Page 38: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Mặc dù mức tăng của tỷ lệ hao mồn TSCĐ của TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ vô hình tăng nhiều nhưng TSCĐ hữu hình có tỷ trọng lớn nhất và lớn hơn nhiều nên tỷ lệ hao mòn chung tăng lên không quá lớn. Để thực hiện được mục tiêu Xây dựng và phát triển Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam thành một Tổng công ty xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tổng công ty đã có kế hoạch và thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm 2012, chỉ đạo xát xao việc đầu tư trang thiết bị tiên tiến, nâng cao năng lực để thiết kế để có thể đảm nhận các hợp đồng tổng thầu ECP, tổng thầu chìa khóa trao tay.

b. Tỷ lệ còn lại của TSCĐ (KCL)

KCL =Giá trị còn lại của TSCĐ

Nguyên giá TSCĐÁp dụng công thức ta có bảng sau:

Bảng tỷ lệ giá trị còn lại TSCĐ năm 2012ĐVT: tr đồng Bảng 2-9

Khoản mụcNguyên giá Giá trị còn lại k còn lại Đầu năm

Cuối năm

Đầu năm

Cuối năm

Đầu năm

Cuối năm

A.TSCĐ hữu hình 61.735 68.731 42.267 41.074 68,46% 59,76%

1. Nhà cửa, VKT 27.960 27.960 25.034 23.226 89,54% 83,07%2. Máy móc thiết bị 1.937 2.365 716 828 36,96% 35,02%3. Phương tiện VT truyền dẫn 13.186 19.330 8.442 13.651 64,02% 70,62%

4. Thiết bị dụng cụ QL 17.835 18.260 7.390 2.945 41,43% 16,13%

5. TSCĐ khác 817 817 684 423 83,80% 51,75%

B.TSCĐ thuê TC 6.124 6.124 4.086 3.101 66,72% 50,64%

1. Máy móc thiết bị            2. Phương tiện VT truyền dẫn 6.124 6.124 4.086 3.101 66,72% 50,64%

3. Thiết bị dụng cụ QL            

C. TSCĐ vô hình 4.624 4.620 3.010 1.680 65,09% 36,36%

1. Quyền sd đất            

2. Bản quyền, bằng sáng chế            

38

Page 39: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

3. Phần mêm máy tính 4.623 4.620 3.010 1.680 65,09% 36,36%

4. TSCĐ vô hình khác            Cộng 72.483 79.475 49.363 45.855 68,1 57,7

Nhận xét chung: Tỷ lệ còn lại của TSCĐ năm 2012 ở múc trung bình. Đầu năm tỷ lệ còn lại là 68,1% thì cuối năm chỉ còn 57,7%. Mặc dù Tổng công ty đã chú trọng đầu tư trang thiết bị nâng cao năng lực sản xuất.Có một số trang thiết bị mới như việc đầu tư vào TSCĐ hữu hình: nhà cửa,VKT; phương tiện vận tải truyền dẫn… đã làm tăng giá trị còn lại của TSCĐ nhưng mức đầu tư chưa lớn.

2.3.3. Phân tích tình hình trang bị TSCĐ của PVCPhân tích tình hình trang thiết bị tài sản cố định là đánh giá mức độ đảm

bảo tài sản cố định cho mỗi người lao động, đặc biệt là máy móc. Việc trang bị kỹ thuật cho lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, đến khả năng tăng sản lượng. Ngoài ra còn cho thấy trình độ cơ giới hoá của doanh nghiệp. Để phân tích vấn đề này thường dùng các chỉ tiêu:

Hệ số trang bị chung TSCĐ phản ánh một lao động trong Tổng công ty bình quân được trang bị bao nhiêu đồng TSCĐ. Hệ số này càng lớn chứng tỏ trình độ trang bị chung càng cao và ngược lại.

Áp dụng công thức ta có:

Mức trang bị chungTSCĐ năm 2011 =

72482 =8,81(tr.đồngTSCĐ/người)8227

Mức trang bị chung TSCĐ năm 2012 = 79475 =13,18(tr.đồngTSCĐ/người)6028

Như vậy Mức độ trang bị TSCĐ của PVC năm 2012 tăng hơn so với năm 2011. Năm 2011 là 8,81tr.đồng/người thì năm 2012 tăng lên 13,18 tr.đồng/người. Đây là hệ quả tất yếu của việc Tổng công ty chủ trương mua sắm các trang thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc phục vụ sản xuất.

Mức trang bị chung TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ (đồngTSCĐ/người)Số CBCNV

39

Page 40: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương của Tổng công ty

CP Xây lắp Dầu khí VIệt Nam năm 2012

Lao động là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc sử

dụng tốt lao động sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động, qua đó hạ được giá

thành sản phẩm. Đối với tiền lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động

không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ kĩ thuật

mới, lao động phải hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất từng cá nhân. Việc

phân tích lao động tiền lương nhằm đánh giá mức độ đảm bảo về số lượng, chất

lượng và cơ cấu lao động, tìm ra nguyên nhân lãng phí thời gian làm giảm năng

suất lao động. Tình hình sử dụng quỹ lương và ảnh hưởng của nó đến việc thực

hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, trên cơ sở đó đề ra các biện

pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lao động, chi phí tiền

lương cụ thể là việc sử dụng một lượng lao động so với số lượng, chất lượng cơ

cấu và chi phí tiền lương sao có hiệu quả.

2.4.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động

PVC là một thành viên chủ chốt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – Tập đoàn kinh

tế hàng đầu của đất nước, PVC hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, đang dần tự

khẳng định mình để trở thành một doanh nghiệp Công nghiệp và xây lắp mang

tầm khu vực và quốc tế, để điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong và

ngoài nước với hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trước những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực của

PVC phải có những chuyển biến quyế liệt, thích ứng với môi trường kinh doanh

ngày càng biến động, rủi ro cao. Hơn bao giờ hết, nguồn nhân lực trở thành một

yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp và PVC cũng

không phải ngoại lệ.

Số lượng lao động là một tiêu chí thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp, nó quyết định tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân

tích sẽ cho ta thấy được việc sử dụng lao động là tốt hay không, có tiết kiệm hay

không. Qua đó tìm ra biện pháp tổ chức lao động hợp lý và có các chính sách

40

Page 41: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

tuyển dụng lao động. Theo dõi sự biến động về số lượng lao động của PVC trong

10 năm gần đây qua bảng sau:

Số lượng lao động giai đoạn 2003- 2012

ĐVT: người Bảng 2-10

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012Số lượng 2357 2232 1666 1733 2338 4195 6266 8845 8227 6028Chênh lệch so với năm liền kề(%)

115 94,7 74,6 104 135 179,4 149 141 93 73,27                   

Số lượng lao động của Tổng công ty trong giai đoạn 2006-2010 không ngừng

gia tăng. Năm 2006, số lượng lao động là 1733 người. Năm 2007 số lượng lao động

là 2338 người tăng 34.9% so với năm 2006. Năm 2008 là 4195 người tăng 79.4% so

với năm 2007, đến 2009 có 6266 người tăng 49.4% so với 2008. Theo số liệu thu

thập thì số lượng lao động thực tế năm 2009 tăng so với 2008 là 2071 người trong

đó tăng 3549 người giảm 1478 người và số lượng lao động 2010 là 8845 người tăng

41% so với 2009. Việc tăng số lượng lao động nhanh chóng trong giai đoạn này là

hệ quả tất yếu của sự thay đổi cơ chế, đổi mới phát triển doanh nghiệp, sự phát triển

và mở rộng kinh doanh. Hàng năm, kế hoạch về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận

đều tăng cao gần gấp đôi năm trước, đòi hỏi phải tăng cường về số lượng lao động,

tăng năng suất lao động, tăng tỷ trọng lao động định biên /lao động thời vụ, lao

động thuê ngoài nhằm xây dựng đội ngũ công nhân nòng cốt, chuyên nghiệp có tính

gắn bó lâu dài với tổng công ty, khắc phục tối đa sự hạn chế của nguồn nhân lực

phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên-xã hội của đặc thù ngành xây lắp.

Tuy nhiên trong 2 năm 2011 và 2012, do cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh

hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; thị trường

bất động sản đóng băng, các dự án không thu xếp được vốn nên dừng, giãn hoặc

chậm triển khai; không có nguồn công việc mới đây cũng là nguyên nhân chủ chốt

dẫn tới số lượng lao động của Tổng công ty cũng có sự thay đổi đáng kể nên số

lượng lao động của Tổng công ty cũng có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể là năm 2011

số lượng lao động là 8.227 giảm 7% so với năm 2010, đặc biệt năm 2012 tổng công

ty chỉ có 6.028 người, giảm 26.73% so với năm 2011.

41

Page 42: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

a. Phân tích tuổi đời và giới tính.

Nhận thấy hầu hết các cán bộ của PVC là các cán bộ trẻ độ tuổi trung bình là

39. Phần đông cán bộ ở độ tuổi 30-39 và độ tuổi dưới 30 với các tỷ lệ tương ứng là

45,84% và 41,94%. Như vậy có thể thấy rằng phần đông lược lượng lao động của

PVC đang ở độ tuổi trẻ sung sức và ít nhiều có kinh nghiệm. Đây là lực lượng qua

trọng và là đối tượng cần được đào tạo tập trung.Vì vậy Tổng công ty cần tận dụng

thời gian và kinh nghiệm để đào tạo và bố trí kèm cặp các CBCNV còn trẻ kinh

nghiệm còn ít, giảm thiếu chi phí và nâng cao hiệu quả đào tạo.

Bảng phân tích lao động theo độ tuổi của PVC 2012

Bảng 2-11

Độ tuổi

Năm 2011 Năm 2012So sánh 2012 với 2011

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%) +;- %

≤30 3908 47,5 2528 41,94 -1380 64,6931-39 2476 30,1 2763 45,84 287 111,640-49 1401 17,03 526 8,726 -875 37,5450-55 344 4,181 139 2,306 -205 40,41>55 98 1,191 72 1,194 -26 73,47

Tổng số 8227 100 6028 100 -2199 73,27

Theo báo cáo tổng hợp lao động thời điểm 31/12/2012 thì số lượng toàn

Tổng công ty là 6028 CBCNV, trong đó Công ty mẹ số CBCNV nam là 332, nữ là

111 chiếm 33,43% so với CBCNV của công ty mẹ. Xuất phát từ môi trường lao

động đặc thù nên số lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp đặc biệt là lao động kỹ thuật và

lao động trực tiếp. Cụ thể là số CBCNV nam của các đơn vị thành viên là 3416,

thì số nữ chỉ có 1188 chiếm 34.78%.

2.4.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động.

Bảng phân tích tình hình sử dụng lao động năm 2012 của PVCĐơn vị: người Bảng 2-12Stt Chỉ tiêu Năm Năm 2012 TH 2012/2011 TH/KH 2012

42

Page 43: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

2011 KH TH +/- % +/- %

I Khối cơ quan TCT 689 830 476 -213 69,09 -354 57,35

1 Cơ quan văn phòng TCT 480 621 265 -215 55,21 -356 42,67

2 Các ban điều hành dự án 509 725 222 -287 43,61 -503 30,62

II Khối các đơn vị chi phối 6549 9824 5065 -1484 77,34 -4759 51,56

  Tổng cộng 822712000 6028 -2199 73,27 -5972 50,23

Theo bảng trên ta thấy số lượng lao động của PVC năm 2012 đều giảm ở cả

khối cơ quan tổng công ty và khối các đơn vị chi phối. Khối các đơn vị chi phối có

số lao động lớn nhất. Tuy nhiên mức giảm lao động của cả 2 khối gần bằng nhau.

Khối cơ quan tổng công ty giảm 42,65% so với năm 2011 thì khối các đơn vị chi

phối cũng giảm 48,44%.. Và đặc biệt tỉ lệ hoàn thành theo kế hoạch là rất thấp.

Giảm mạnh hơn cả là ở khối các cơ quan Tổng công ty giảm 30,9% và tỷ lệ hoàn

thành kế hoạch là 57,35%. Ở khối các đơn vị chi phối tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là

51,56%. Nguyên nhân giảm ở đây không ngoài việc doanh nghiệp hoạt động khó

khăn, tình trạng việc làm không đủ đáp ứng. Đồng thời cũng là lúc là Tổng công ty

đã thực hiện các biện pháp thanh lọc, giảm thiểu bộ máy tổ chức cồng kềnh, kém

hiệu quả, thực hiện đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên

của Tổng công ty. Như vậy cũng thấy rõ là số lượng lao động của PVC có xu hướng

giảm dần đều trong những năm gần đây.

2.4.3. Phân tích chất lượng lao động.Chất lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nhiều lao động có trình độ , có tay nghề cao thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng.

Phân tích chất lượng lao động sẽ thấy được khả năng đáp ứng về năng lực chuyên môn của lao động so với yêu cầu, đồng thời thấy được kết quả của công tác

43

Page 44: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

đào tạo đội ngũ lao động của doanh nghiệp và sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề của người lao động.

Sự thay đổi rõ rệt qua từng năm, số lao động có trình độ học vấn cao có xu

hướng tăng đảm bảo cho công tác quản lý, giám sát ngày càng được nâng cao và

chuyên nghiệp hơn. Số công nhân kỹ thuật là lực lượng lao động trực tiếp chiếm số

lượng lớn nhất, giữ vai trò là lực lượng chủ lực cho quá trình thực hiện các hoạt

động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty/đơn vị.

Bảng cơ cấu lao động.

ĐVT: Người           Bảng 2-13

Cơ cấu lao động (Người)

Năm 2011

Năm 2012 TH2012/2011 TH/KH2012KH TH +/- % +/- %

Lao động phổ thông 544 907 226 -318 41,54 -681 24,92Công nhân kỹ thuật 3494 3821 2612 -882 74,76 -1209 68,36Cao đẳng+ Trung cấp 1006 1822 617 -389 61,33 -1205 33,86Đại học 3159 3520 2451 -708 77,59 -1069 69,63Trên Đại học 129 230 122 -7 94,57 -108 53,04Số lao động nữ 962 1450 1299 337 135 -151 89,59Tổng số 8227 12000 6028 -2199 73,27 -5972 50,23

Cơ cấu lao động chưa hợp lý, tỷ trọng của lao động trực tiếp còn rất thấp so

với yêu cầu. Đặc biệt, là nhóm các Đơn vị trong lĩnh vực xây lắp, tỷ trọng lao

động trực tiếp chỉ chiếm 49% trên tổng số CBCNV, đây là tỷ trọng thấp trong lĩnh

vực xây lắp. Hiện tại, đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động trực tiếp của các Đơn

vị còn rất thiếu, chiếm tỷ lệ chưa tương xứng với yêu cầu SXKD đặt ra, thiếu về

số lượng và yếu về chất lượng.

Tại một số Công trường/dự án Tổng công ty, lao động trực tiếp phần lớn là

lao động thuê ngoài, đội ngũ lao động nòng cốt chỉ chiếm 25-26% trên tổng số lao

động, thậm trí tại một số công trình chỉ có bộ máy quản lý, cán bộ kỹ thuật còn đội

ngũ công nhân kỹ thuật, lao động trực tiếp đều thuê ngoài.

Khắc phục dần tình trạng nêu trên, PVC không ngừng nâng cao các hoạt

động tuyển dụng, đào tạo và PTNL của mình. Năm 2010, số lượt lao động được

44

Page 45: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

đào tạo là 5.045 lượt người với kinh phí là 14,719 tỷ đồng và năm 2011 có 11.411

lượt người được đào tạo với chi phí là 21,8 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ là 1060

lượt người với hơn 4,11 tỷ đồng kinh phí. Năm 2012 là 5,69 tỷ đồng và 6070 lượt

người. Các khoá đào tạo cơ bản đáp ứng chất lượng theo yêu cầu về chuyên môn,

thời lượng và tiết kiệm tối đa chi phí có liên quan. Hình thức tuyển dụng của PVC

theo quy trình quy định và cũng đảm bảo sự linh hoạt cần thiết. Tuỳ theo tính chất

công việc, ngành nghề, vị trí cần tuyển, số lượng ứng viên, Hội đồng tuyển dụng

có thể quyết định hình thức tuyển dụng là: thi tuyển hoặc xét tuyển.

Nguồn nhân lực của PVC là một đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản và có

trình độ tương đương với các đơn vị xây dựng hàng đầu Việt Nam. Một trong

những nhân tố không thể thiếu trong Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam, đó

là nguồn nhân sự.Đây là yếu tố hàng đầu trong việc điều hành, quản lý, thực hiện

hoạt động sản xuất kinh doanh vô cùng quan trọng. Do đặc điểm của sản phẩm

xây lắp mang hàm lượng cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nên đội ngũ

lao động cần phải có trình độ kỹ thuật nhất định, đồng thời nguồn lao động trực

tiếp có nhu cầu không ổn định. Thời điểm trúng thầu nhiều công trình dự án nhu

cấu về nguồn lao động tăng cao. Ngược lại nhu cầu lao đông về giai đoạn cuối của

dự án/ công trình rất thấp, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm tạm thời và giảm thu

nhập cho người lao động. Công tác hạch toán kế toán tiền lương, tiền thưởng cho

người lao động cũng trở nên vô cùng phức tạp.

Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty có sự thay đổi rõ rệt. Số lao động có

trình độ học vấn cao có xu hướng tăng đảm bảo cho công tác quản lý, giám sát

ngày càng được nâng cao và chuyên nghiệp hơn. Đồng thời số công nhân kỹ thuật

vẫn là lực lượng lao động rực tiếp chiếm số lượng lớn nhất, đảm bảo vai trò là lực

lượng chủ lực cho quá trình sản xuất trực tiếp chiếm số lượng lớn nhất.

2.4.4. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương.

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động làm đa dạng hóa chủ sở hữu nền kinh tế quốc dân, kinh tế Nhà nước, cụ thể là các doanh nghiệp Nhà nước có những đóng góp tích cực

45

Page 46: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

như: Đảm bảo việc làm người lao động, đảm bảo mức lương phù hợp với người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển khoa hoc, công nghệ và văn hóa xã hội.

Bên cạnh đó, tiền lương là mối quan tâm hàng đầu trong bất cứ xã hội nào bởi y nghĩa kinh tế - xã hội to lớn của nó.Tiền lương thể hiện bản chất kinh tế, chính trị của một xã hội, thể hiện sự giàu mạnh của một quốc gia. Một chính sách tiền lương hợp lý sẽ góp phần ổn định đời sống, ổn định tình hình an ninh, chính trị và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Phân tích tình hình tiền lương để xem chính sách tiền lương của Tổng công ty có đáp ứng đủ hai yêu cầu kinh tế và xã hội đó là:

- Về mặt kinh tế: Trả lương phải xét đến hiệu quả kinh tế: là đòn bẩy kinh tế, tăng sản lương, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giá thành.

- Về mặt xã hội: Lương phải đảm bảo thu nhập cho người lao động để tái sản xuất và nâng dần mức sống.

Đối với doanh nghiệp, một trả lương hợp lý sẽ tạo được động lực cho người lao động tích cực làm việc nâng cao năng suất lao động, góp phần vào sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Qua bảng trên ta thấy tổng quỹ lương năm 2012 giảm 241.999 triệu đồng so với năm 2011, tương đương giảm 25% so với năm 2011. Đó là do tổng giá trị thực hiện năm 2012 giảm 8968,15 tỷ đồng, tương đương giảm 63,3% so với năm 2011. Do đó tiền lương bình quân của CBCNV đã giảm (giảm 3,15 triệu đồng tương đương giảm 37,95% so với năm 2011).

Bảng phân tích tình hình sử dụng quỹ lương của PVCBảng: 2-14

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011

Năm 2012 TH 2012/2011 TH/KH 2012KH TH +/- % +/- %

Tổng giá trị sản lượng Tỷ đồng 14168,15 15.500 5.200 -8968,15 36,7 -10.300 33,55Số CBCNV Người 8.227 12.000 6.028 -2.199 73,3 -5.972 50,23Tổng quỹ lương Tr.đồng 967.997 1.048.663 725.998 -241.999 7,5 -322.665 69,23Tổng thu nhập Tr.đồng 975.268 1.102.477 763.253 -212.015 78,3 -339.224 69,23

Tiền lương TBTr.đồng/ng-tháng 8,3 9,2 5,15 -3,15 62,05 -4,05 655,98

Thu nhập TBTr.đồng/ng-tháng 8,95 9,5 5,98 -2,97 66,8 -3,52 62,95

2.4.5. Phân tích năng suất lao động.

46

Page 47: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Năng suất lao động (NSLĐ) là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Năng suất lao

động biểu hiện là khối lượng (giá trị) sản phẩm do một công nhân làm ra trong

một đơn vị thời gian. Trong một ý nghĩa rộng hơn thỡ đó là chi phí tổng hợp lao

động xã hội tức là bao gồm cả lao động vật hóa và lao động sống trên một đơn vị

sản phẩm.

Bảng phân tích năng suất lao động của PVC năm 2012Bảng 2-15

Chỉ tiêu ĐVTNăm 2011

Năm 2012 TH 2012/2011 TH/KH 2012KH TH ± % ± %

1.Giá trị tổng sản lượng Tỷ.đồng 14.168,15 15500 5,200 -8.968,15 36,7 -10.300 33,55

2. Số CBNV cuối năm Người 8227 12000 6028 -2199 73,27 -5972 50,23

3. NSLĐ TB của1 CBCNV

Tr.đồng/ ng-tháng 91,67 96,45 53,88 -37,79 58,78 -42,57 55,86

Khi phân tích NSLĐ thì mục tiêu của các doanh nghiệp là phải làm sao nâng

cao được NSLĐ. Tăng NSLĐ làm cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao

hiệu quả kinh tế, tạo ra nguồn tích lũy, cải thiện đời sống người lao động và tăng

nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Qua việc phân tích năng suất lao động của PVC 2012 ta thấy: NSLĐ của 1 CBCNV trong 1 tháng năm 2012 giảm so với 2011 là 37,79 tr.đồng/người-tháng. Tức là giảm 41,22% so với 2011. NSLĐ giảm làm cho giá trị tổng sản lượng giảm đáng kể (giảm 66,45%). Nguyên nhân chủ yếu là do một số dự án trọng điểm bị dừng/ giãn tiến độ hoặc vướng mắc trong thủ tục nên chưa triển khai được: dự án đường ống dẫn khí Lô B Ô Môn, Nam Côn Sơn 2, nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1,…Việc triển khai dự án nhiệt điện Thái Bình 2 chậm so với tiến độ do vướng mắc trong công tác thu xếp vốn, thời gian mở L/C kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

47

Page 48: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

2.4.6.Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng tiền lương

Trong phân tích tiền lương, một nội dung quan trọng là so sánh chỉ số tăng tiền lương bình quân và chỉ số tăng NSLĐ. Việc phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng tiền lương sẽ cho thấy sự dao động của NSLĐ đã hợp lý với sự dao động của tiền lương hay chưa, qua đó đánh giá hiệu quả công tác của Tổng công ty và kịp thời có những biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Chỉ số tốc độ tăng tiền lương:

ILi =Li

x 100 (%) Li-1

Trong đó:ILi: Chỉ số tăng tốc độ tiền lương năm thứ iLi: Tiền lương bình quân năm thứ iLi-1: Tiền lương bình quân năm thứ i-1

Ta có:

IL2012 =L2012

=5,15(tr.đ)

x 100 = 62,05%L2011 8,3(tr.đ)

Chỉ số tăng năng suất lao động:

IWi =Wi

x 100 (%) Wi-1

Trong đó:IWi: Chỉ số tăng tốc độ NSLĐ năm thứ iWi: NSLĐ bình quân năm thứ iWi-1: NSLĐ bình quân năm thứ i-1

Ta có:

IW2012 =W2012

= 53,88 (tr.đ) x 100 = 58,78% W2011 91,67 (tr.đ)

Tỷ số giữa tốc độ tăng tiền lương và tăng NSLĐ:∆I2012 = IW2012 – IL2012 = 58,78% - 62,05% = -3,27%

Nhận thấy ∆I < 0 cho thấy tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động, điều này chứng tỏ việc sử dụng quỹ lương và tính lương bình quân năm 2012 của Tổng công ty là chưa hợp lý, không đem lại hiệu quả kinh tế cho Tổng công ty.2.5. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm năm 2012 của Tổng công

ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam

48

Page 49: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Phân tích giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất to lớn trong hoạt động sản xuất kinh

doanh. Nó cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp những thông tin cần thiết để

đề ra các quyết định kinh doanh, nhất là các quyết định liên quan đến việc lựa chọn

mặt hàng kinh doanh, xác định giá bán, số lượng sản xuất, thu mua, thị trường tiêu

thụ. Do đó giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ quá trình sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp. Giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm luôn

là mục tiêu quan trọng nhất đối với kinh doanh.

Vì Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí là một thành viên của Tập đoàn dầu khí

Quốc gia Việt Nam, là một Tổng công ty lớn, hoạt đông đa ngành, đa lĩnh vực. Vì

vậy việc phân tích chung giá thành sản phẩm của Tổng công ty là một việc rât khó,

và không có ý nghĩa nhiều trong thực tế. Vì vậy để phân tích sự biến động chi phí

sản xuất cuả doanh nghiệp thì chúng ta phân tích chi phí sản xuất của Tổng công ty

trong năm qua

2.5.1. Phân tích tỷ trọng của các yếu tố chi phí

Phân tích tỷ trọng của các yếu tố chi phí nhằm xác định khoản mục nào có tỷ

trọng chi phí lớn trong các chi phí của doanh nghiệp, từ đó biết được các khoản mục

nào có tác động mạnh nhất tới việc tăng và giảm chi phí và có kế hoach giảm giá

thành hợp lý.

Bảng phân tích tỉ trọng của các yếu tố chi phí

Đơn vị: tr.đồng Bảng 2-

16

Stt Yếu tố chi phíChi phí So sánh 2012/2011 Tỷ trọng so với

tổng chi phí(%)+/- %Năm 2012 Năm 2011 2012 2011

1 Giá vốn hàng bán 1.422.835 3.300.759 -1.877.924 43,11 41,46 57,22

2 Chi phí tài chính 678.885 326.998 351.887 207,61 19,78 5,67

3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 792.242 268.623 523.619 294,93 23,08 4,66

49

Page 50: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

4 Chi phí khác 537.769 1.872.200 -1.334.431 28,72 15,68 32,45

  Tổng 3.431.731 5.768.580 -2.336.849  59,49 100 100

Qua bảng 2-16 ta thấy chi phí kinh doanh năm 2012 giảm 40,51% so với năm

2011. Trong đó, giá vốn hàng bán và chi phí khác giảm, chi phí tài chính, chi phí

quản lý doanh nghiệp tăng. Cụ thể như sau:

- Giá vốn hàng bán giảm 56,89% so với năm 2011. Nguyên nhân do trong năm

vừa qua nhiều dự án, công trình bị dừng, giãn tiến độ, một số dự án bị vướng mắc

trong thủ tục làm cho khối lượng công tác giảm xuống dẫn tới các chi phí về

nguyên, nhiên vật liệu, nhân công…giảm xuống. Cụ thể: giá vốn hàng bán hoạt

động xây lắp giảm từ 3.276.899.872.125đ năm 2011 xuống còn 1.413.203.760.198đ

năm 2012, giá vốn của hàng hóa đã bán giảm 12.156.340.289đ, giá vốn của dịch vụ

đã cung cấp giảm từ 11.702.521.399đ xuống 9.631.434.033đ.

- Chi phí tài chính tăng 107,61% so với năm 2011. Tăng chủ yếu do các khoản

dự phòng tăng: dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tăng 285.796.957.256đ, dự

phòng thực hiện các khoản bảo lãnh tăng 35.784.533.222đ, ngoài ra: lỗ chênh lệch

tỷ giá đã thực hiện, chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện và chi phí tài chính khác.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 194,93%. Đây là mức tăng lớn. Trong khi

tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn thì chi phí tài chính

tăng quá lớn tạo gánh nặng, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Tông

công ty. Tổng công ty cần xem xét lại các biện pháp để giảm bớt chi phí này nhằm

giảm gánh nặng tài chính và nâng cao lợi nhuận.

- Chi phí khác giảm 71,28%, tương đương giảm 1.334.431tr.đ so với 2011.

Điều này là rất tốt, góp phần làm giảm gánh nặng tài chính của Tổng công ty.

Qua bảng 2-16 ta cũng thấy được tỷ trọng các khoản mục chi phí 2 năm thay

đổi rất lớn.Giá vốn hàng bán cả 2 năm đều chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí

nhưng năm 2012 đã giảm so với năm 2011. Trong khi năm 2011, tỉ trọng của khoản

mục chi phí khác chiếm tỉ trọng lớn là 32,45% thì năm 2012 đã giảm chỉ còn

15,68%; tỉ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính chiếm tỉ trọng

50

Page 51: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

không lớn trong tổng chi phí năm 2011 thì năm 2012 tỉ trọng của chúng tăng lớn

làm cho tỉ trọng giữa các khoản mục: chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh

nghiệp, chi phí khác ở mức tương đương nhau. Như vậy, qua việc tính toán tỉ trọng

các khoản mục yếu tố chi phí đã thấy rằng: chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh

nghiệp, chi phí khác chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Tổng công ty cần

có các biện pháp cụ thể và quyết liệt nhằm làm giảm các khoản mục chi phí sẽ làm

giảm đáng kể giá thành, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển của Tổng công ty

trong thời gian tới.

2.5.2. Phân tích yếu tố chi phí theo doanh thu

Để phân tích rõ hơn sự tác động của các yếu tố chi phí tới doanh thu của Tổng công ty chúng ta phân tích chi phí trên 1000 đồng doanh thu.

M =Tổng chi phí* 1000

(đ/1000 đ) Tổng doanh thu

Như vậy để tạo ra 1000 đồng doanh thu năm 2011 thì cần có 1.602,6 đồng chi phí, mức chi phí này là rất cao, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả. Thế nhưng tới năm 2012 thì để tạo ra 1000 đồng doanh thu cần tới 2.413,68 đồng chi phí, tăng 50,6% so với năm 2011. . Nguyên nhân là do trong năm 2012, chi phí kinh doanh của Tổng công ty tăng cao, đồng thời tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Việc này vẫn không nằm ngoài nguyên nhân trong đình trệ thi công các dự án, việc các đơn vị trong tổng công ty gặp khó khăn, mà trình độ quản lý của Tổng công ty cũng chưa thật sự tốt để có thể hạn chế được những rủi ro do yếu tố thị trường khủng hoảng gây nên. Trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động Tổng công ty cần có các biện pháp cụ thể để giảm chi phí.

2.5.3. Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.

M2011 =5.768.580(tr.đ)

x 1000 = 1.602,6 (đ/1000đ)3.599.512(tr.đ)

M2012 =3.431.731(tr.đ)

x 1000 = 2.413,68 (đ/1000đ)1.421.785(tr.đ)

51

Page 52: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Bảng phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.

ĐVT: tr đồng Bảng 2-17

Yếu tố Năm 2012 Năm 2011So sánh 2012/2011+/- %

Chi phí nguyên vật liệu 12.015 14.682 -2.667 81,83

Chi phí nhân công 121.296 141.201 -19.905 85,9

Chi phí khấu hao TSCĐ 11.558 10.961 597 105,45

Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.523.034 3.551.767 -2.028.733 42,88

Chi phí dự phòng 537.824 10.320 527.504 5.211,47

Chi phí khác 66.951 60.864 6.087 110

Tổng 2.272.678 3.789.795 -1.517.117  59,97

Chi phí sản xuất năm 2012 giảm 1.517.117 tr đồng (giảm 40,03%) so với năm 2011, chi phí sản xuất giảm là cơ sở làm cho giá thành giảm và đây là cơ sở quan trọng cho việc tăng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mức giảm này chủ yếu từ việc do dịch vụ mua ngoài giảm 2.028.733 tr đồng tương ứng với mức giảm 57,12%. Mức giảm về chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công là do sản lượng sản xuất giảm và số lao động giảm. Chi phí dự phòng tăng tương đối lớn với mức tăng 527.504 tr đồng (tăng 5111,47%). Vì vậy, mặc dù chi phí sản xuất năm 2012 giảm đáng kể so với năm 2011 nhưng không khẳng định được mức giảm đó có tốt hay không.

2.6. Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty năm 2012Tài chính luôn chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách phát triển của

doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính giúp các nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng của hoạt động tài chính, xác định được nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tổ chức của doanh nghiệp. Ở góc độ riêng, mỗi đối tượng quan tâm đến nhu cầu thông tin của mình. Chẳng hạn đối với lãnh đạo doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu khi phân tích tài chính là khả năng sinh lời và trả nợ của doanh nghiệp, sau đó là hàng loại chỉ tiêu khác như chi phí sản xuất, công ăn việc làm, số lượng chất lượng sản phẩm …Các nhà đầu tư thì quan tâm đến tiềm lực tài chính, khả năng sinh lời và mức độ rui ro tài chính khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Như vậy tác dụng chủ yếu của phân tích tài chính là

52

Page 53: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

giúp những người ra quyết định đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn phương án tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân tích tài chính là tổng hợp đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị trên cơ sở báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng có tính độc lập nhất định. Giữa chúng luôn có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại. Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là tiền đề cho một tình hình tài chính tốt và ngược lại, hoạt động tài chính cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.2.6.1. Phân tích chung tình hình tài chính của doanh nghiệp.2.6.1.1. Đánh giá chung tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp, tại một thời điểm nhất định, dưới hình thức tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản. Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng để nghiên cứu đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu bảng phân tích bảng cân đối kế toán 2012 của PVC ở dưới đây có một số nhận xét sau:

Về phần tài sản: Tổng tài sản của Tổng công ty năm 2012 là 10.404.082.421.950 đồng, tăng 40,74% so với năm 2011. Cụ thể như sau:

TSNH có mức tăng lớn nhất (tăng 94,92% so với 2011). Trong đó, ĐTTC ngắn hạn tăng 910.52%; Dự phòng phải thu NH khó đòi tăng 1435,69%; tài sản ngắn hạn khác tăng 15455,46% làm cho tỉ trọng của TSNH tăng lên từ 51,6% lên 71,47% trong cơ cấu TS (NV).

TSDH: TSDH của Tổng công ty giảm 609.137.577.663đồng tương ứng giảm 17,03% so với 2011 , chiếm tỷ trọng là 28,53% so với Tổng TS. Trong năm 2012 các chỉ tiêu TSCĐ giảm so với năm 2011

Về phần nguồn vốn: Gồm có thứ nhất: nợ phải trả là 7.660.329.457.763 đồng tăng

2.982.225.876.049 đồngso với năm 2011 chiếm tỷ trọng 73,63% so với tổng nguồn vốn.Trong đó, nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng với mức tăng tương đối lớn. Nợ ngắn hạn tăng 63,15%; nợ dài hạn tăng 104,68%làm cho tỉ trọng của nợ phải trả trong cơ cấu TS (NV) tăng 10,35% (từ 63,28% lên 73,63%)

Thứ hai là vốn CSH Vốn chủ sở hữu tăng 29.395.253.774 đồng tương ứng tăng 1,08% so với năm 2011. Mức tăng vốn CSH là tương đối thấp mặc dù trong năm 2012 PVC đã thực hiện thành công việc tăng vốn điều lệ của Tổng công ty lên 40000 tỷ đồng (tăng 1.500 tỉ đồng). Nguyên nhân do hoạt động sản xuất kinh doanh không có hiệu quả khiến lợi nhuận công ty giảm mạnh (giảm 728,6% so với 2011). Tuy nhiên việc tăng vốn điều lệ đã đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, chiếm 38,45% so với tổng nguồn vốn. Quỹ đầu tư phát triển và

53

Page 54: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu không thay đổi so với năm trước . Quỹ dự phòng tài chính tăng 8,99% so với năm 2011.

Bảng phân tích bảng cân đối kế toán ĐVT: tr đồng Bảng 2-18

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011So sánh 2012/2011  

% theo TS (NV)  

    +/- % 2012 2011

A.Tài sản Ngắn Hạn 7.435.338 3.814.581 3.620.757 194,92 71,47 51,60I. Tiền & khoản tương đương tiền 236.623 214.242 22.381 110,45 2,27 2,90

1.Tiền 176.623 149.242 27.381 118,35 1,70 2,022.Các khoản tương đương tiền 60.000 65.000 -5.000 92,31 0,58 0,88II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn 70.100 6.937 63.163 1.010,52 0,67 0,09

1.Đầu tư ngắn hạn 70.100 6.937 63.163 1.010,52 0,67 0,09III.Các khoản phải thu ngắn hạn 5.007.246 3.232.594 1.774.652 154,90 48,13 43,73

1.Phải thu khách hàng502.884 398.362 104.522 126,24 4,83 5,39

2.Trả trước cho người bán 3.671.797 1.298.100 2.373.697 282,86 35,29 17,563. các khoản phải thu ngắn hạn khác 1.407.850 1.573.593 -165.743 89,47 13,53 21,294.Dự phòng phải thu NH khó đòi -575.285 -37.461 -537.824 1.535,69 -5,53 -0,51

IV.Hàng tồn kho356.577 298.975 57.602 119,27 3,43 4,04

1.Hàng tồn kho 356.577 298.975 57.602 119,27 3,43 4,04

V.Tài sản ngắn hạn khác 1.764.792 61.833 1.702.959 2.854,13 16,96 0,841.Chi phí trả trước ngắn hạn 410 11.098 -10.688 3,69 0,00 0,152.Thuế GTGT được khấu trừ 53.335 38.714 14.621 137,77 0,51 0,52

54

Page 55: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

3.Thuế và các khoản phải thu nhà nước 21.257 1.158 20.099 1.835,66 0,20 0,02

4.Tài sản ngắn hạn khác1.689.790 10.863 1.678.927 15.555,46 16,24 0,15

B.Tài sản dài hạn 2.968.744 3.577.880 -609.136 82,97 28,53 48,40I. tài sản cố định 203.899 205.405 -1.506 99,27 1,96 2,78

1.Tài sản CĐ hữu hình 41.074 42.267 -1.193 97,18 0,39 0,57

-Nguyên giá 68.731 61.735 6.996 111,33 0,66 0,84-Giá trị hao mòn lũy kế -27.657 -19.468 -8.189 142,06 -0,27 -0,26

2.TSCĐ thuê tài chính 3.101 4.086 -985 75,89 0,03 0,06-Nguyên giá 6.124 6.124 0 100,00 0,06 0,08

-Giá trị hao mòn lũy kế 3.023 -2.038 5.061 -148,33 0,03 -0,03

3.TSCĐ vô hình1.680 2.984 -1.304 56,30 0,02 0,04

-Nguyên giá 4.620 4.598 22 100,48 0,04 0,06

-Giá trị hao mòn lũy kế -2.941 -1.614 -1.327 182,22 -0,03 -0,024.Chi phí xây dựng CB dở dang 158.044 156.068 1.976 101,27 1,52 2,11

II.Các khoản ĐT tài chính dài hạn 2.650.758 3.234.356 -583.598 81,96 25,48 43,75

1. đầu tư vào công ty con 2.490.966 2.250.450 240.516 110,69 23,94 30,442. đầu tư vào công ty liên kết 332.688 671.188 -338.500 49,57 3,20 9,08

3. đầu tư dài hạn khác 526.876 532.376 -5.500 98,97 5,06 7,204. dự phòng đầu tư tài chính dài hạn -699.772 -219.658 -480.114 318,57 -6,73 -2,97

III. Tài sản dài hạn khác 114.087 138.119 -24.032 82,60 1,10 1,87

1. chi phí trả trước dài hạn 114.087 134.072 -19.985 85,09 1,10 1,81

55

Page 56: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

2. tài sản thuế thu nhập hoãn lại   4.047 -4.047 0,00 0,00 0,05

Tài sản10.404.082 7.392.461 3.011.621 140,74 100,00 100,00

A. Nợ phải trả 7.660.330 4.678.105 2.982.225 163,75 73,63 63,28

I.Nợ ngắn hạn 7.522.898 4.610.960 2.911.938 163,15 72,31 62,37

1.Vay và nợ ngắn hạn 1.109.388 1.635.485 -526.097 67,83 10,66 22,12

2.Phải trả người bán 185.154 378.577 -193.423 48,91 1,78 5,12

3.Người mua trả tiền trước 5.512.614 1.903.769 3.608.845 289,56 52,99 25,754.Thuế và các khoản phải nộp NN 8.544 28.178 -19.634 30,32 0,08 0,385.Phải trả người LĐ 8.557 8.553 4 100,05 0,08 0,12

6.Chi phí phải trả 304.147 341.241 -37.094 89,13 2,92 4,627.Phải trả phải nộp ngắn hạn khác 401.998 310.245 91.753 129,57 3,86 4,208.Quỹ khen thưởng phúc lợi -7.504 4.912 -12.416 -152,77 -0,07 0,07II.Nợ dài hạn 137.432 67.145 70.287 204,68 1,32 0,911.Vay và nợ dài hạn 38.078 1.072 37.006 3.552,05 0,37 0,012.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 10.198 13.907 -3.709 73,33 0,10 0,193.Dự phòng trợ cấp mất việc   304 -304 0,00 0,00 0,00

4.Doanh thu chưa thực hiện89.156 51.862 37.294 171,91 0,86 0,70

B.Vốn chủ sở hữu 2.743.755 2.714.358 29.397 101,08 26,37 36,72

I.Vốn chủ sở hữu 2.743.755 2.714.358 29.397 101,08 26,37 36,72

1.Vốn điều lệ 4.000.000 2.500.000 1.500.000 160,00 38,45 33,82

2.Cổ phiếu quỹ -28 0 -28 0,00 0,00 0,003. Chênh lệch tỷ giá hối đoái   -18.764 18.764 0,00 0,00 -0,25

4. Quỹ đầu tư phát triển 35.732 35.732 0 100,00 0,34 0,48

56

Page 57: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

5. Quỹ dự phòng tài chính 41.255 37.851 3.404 108,99 0,40 0,51

6. Quỹ khác thuộc VCSH 500 500 0 100,00 0,00 0,01

7. LN chưa phân phối -1.333.704 159.039 -1.492.743 -838,60 -12,82 2,15

Nguồn vốn 10.404.085 7.392.463 3.011.622 140,74 100,00 100,00

2.6.1.2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp, chi tiết cho hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác.Qua phân tích báo cáo nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, chủ nợ và những người khác có liên quan từ đó thấy được tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp.Qua phân tích sẽ vạch rõ những mặt tích cực, tiêu cực, xác định các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng từ đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhìn vào bảng dưới đây ta có thể thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp các dịch vụ năm 2012 đạt 1.421.772.225.891 đồng giảm 2.177.709.912.645 đồng tương ứng giảm 60,5% so với năm 2011. Năm 2011 giá vốn hàng bán chiếm 91,7% theo quy mô chung (chiếm 91,7% trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) thì năm 2012 giá vốn hàng bán chiếm 100,07% trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Như vậy riêng chi phí bỏ ra để sản xuất đã lớn hơn doanh thu từ sản phẩm đó. Nguyên nhân do thị trường bất động sản trong năm qua gặp nhiều khó khăn nên giá bán giảm, thị trường cung > cầu. Có thể cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của PVC đang xuống dốc trong năm vừa qua. Lợi nhuận thuần thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 là -1.370.096.798.376 đồng mức độ lỗ khá cao. Do doanh nghiệp bị lỗ nên không phải nộp thuế.Và ở kết quả cuối cùng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty là -1.368.935.456.260

Tóm lại, nhìn chung trong năm 2012 vừa qua các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty không tốt, công ty bị lỗ nhiều. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 30/6/2012 bị âm hơn 334 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm gần 468 tỷ đồng tại báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét năm 2012. do đó công ty cần có các giải pháp khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng để công ty phát triển hơn trong tương lai.

Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhBảng 2-19

Stt Chi tiêu 2012 2011 so sánh   % theo quy mô chung

 

57

Page 58: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

    +/- % 2012 2011

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.421.785

3.599.512 -2.177.727 39,50 100,00 100,00

2 Các khoản giảm trừ 13 29 -16 44,83 0,00 0,00

3Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

1.421.772 3.599.483-2.177.711 39,50 100,00 100,00

4 Giá vốn hàng bán 1.422.835 3.300.759 -1.877.924 43,11 100,07 91,70

5Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

-1.063 298.724-299.787 -0,36 -0,07 8,30

6 Doanh thu hoạt động tài chính 102.093

325.549 -223.456 31,36 7,18 9,04

7 Chi phí hoạt động tài chính 678.885

326.998 351.887 207,61 47,75 9,08

  Trong đó: Chi phí lãi vay 113.171 125.768 -12.597 89,98 7,96 3,49

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 792.242

268.623 523.619 294,93 55,72 7,46

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -1.370.097 28.652

-1.398.749 -4.781,85 -96,36 0,8010 Thu nhập khác 2.037 3.671 -1.634 55,49 0,14 0,1011 Chi phí khác 537 1.872 -1.335 28,69 0,04 0,0512 Lợi nhuận khác 1.500 1.799 -299 83,38 0,11 0,05

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -1.368.597 30.451

-1.399.048 -4.494,42 -96,26 0,85

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 0

0 0 0,00 0,00 0,00

15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 338

-330 668 -102,42 0,02 -0,01

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -1.368.935 30.781

-1.399.716 -4.447,34 -96,28 0,86ĐVT: tr đồng

2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn.Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trôi chảy thì Tổng công ty

phải đảm bảo đầy đủ nhu cầu về nguồn vốn. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn

58

Page 59: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

cho hoạt động của Tổng công ty sẽ cho thấy khả năng tài chính lành mạnh của Tổng công ty hay nguy cơ thất bại của nó trong quá trình hoạt động.

Bảng phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốnĐVT: đồng Bảng 2-20

Stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011Chênh lệch

+,-

I Tổng tài sản 10.404.082.421.950 7.392.461.292.127 3.011.621.129.823

1 Tài sản dài hạn 2.968.744.012.476 3.577.881.590.139 -609.137.577.663  Tài sản cố định 203.898.491.029 205.404.543.070 -1.506.052.041

 Các khoản ĐT tài chính dài hạn 2.650.758.514.009 3.234.357.591.410 -583.599.077.401

  Tài sản dài hạn khác 114.087.007.438 138.119.455.659 -24.032.448.2212 Tài sản ngắn hạn 7.435.338.409.474 3.814.579.701.988 3.620.758.707.486

 Tiền & khoản tương đương tiền 236.623.367.567 214.241.949.240 22.381.418.327

 Các khoản ĐT tài chính ngăn hạn 70.100.000.000 6.936.563.433 63.163.436.567

 Các khoản phải thu ngắn hạn 5.007.246.388.058 3.232.594.018.289 1.774.652.369.769

  Hàng tồn kho 356.576.818.140 298.975.161.931 57.601.656.209  Tài sản ngắn hạn khác 1.764.791.835.709 61.832.009.095 1.702.959.826.614

II Tổng nguồn tài trợ 10.304.728.547.0527.326.388.082.725 2.978.340.464.327

1Nguồn tài trợ thường xuyên 2.781.830.710.827

2.715.429.215.719 66.401.495.108

  Vốn chủ sở hữu 2.743.752.964.187 2.714.357.710.413 29.395.253.774  Vay và nợ dài hạn 38.077.746.640 1.071.505.306 37.006.241.334

2 Nguồn tài trợ tạm thời 7.522.897.836.225 4.610.958.867.006 2.911.938.969.219  Nợ ngắn hạn 7.522.897.836.225 4.610.958.867.006 2.911.938.969.219

Qua bảng trên ta thấy nguồn tài trợ thường xuyên của Tổng Công ty tại thời điểm năm 2012 là 2.781.830.710.827 đồng tăng 66.401.495.108 đồng. Mức tăng này là hợp lý vì nó đảm bảo cho việc mua sắm tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn tài trợ tạm thời của Tổng Công ty trong năm qua cũng tăng lên 2.911.938.969.219 đồng tại thời điểm năm 2012. Về phần TS dài hạn giảm nhiều, mức giảm là 609.137.577.663 đồng so với số năm 2011.

59

Page 60: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Trong cả 2 năm tổng nguồn tài trợ không đủ tài trợ cho tổng tài sản. Nguồn tài trợ thường xuyên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nguồn tài trợ tạm thời trong tổng nguồn tài trợ: năm 2011 nguồn tài trợ thường xuyên chiếm 37% thì năm 2012 chỉ chiếm 27% tổng nguồn tài trợ.

Năm 2011, nguồn tài trợ thường xuyên chỉ bằng 76% tài sản dài hạn. Như vậy, tài sản dài hạn của tổng công ty được tài trợ bởi nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời, nguồn tài trợ tạm thời chiếm tới gần 1/3 tài sản dài hạn, chứng tỏ khả năng tài chính năm 2011 của tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2012, nguồn tài trợ thường xuyên chiếm 93,7% tài sản dài hạn, có nghĩa là 93,7% giá trị tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn tài trợ tạm thời. Như vậy, năm 2012 tình hình đảm bảo nguồn vốn của tổng công ty tốt hơn năm 2011, nhưng tình hình đảm bảo nguồn vốn vẫn chưa tốt. Tổng công ty cần có ngay những biện pháp để nâng cao nguồn tài trợ thường xuyên sao cho nguồn tài trợ này không những đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần tài sản ngắn hạn của Tồng công ty.

Ngoài chỉ tiêu trên ra, để đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính của doanh nghiệp người ta còn dùng các chỉ tiêu sau:

Một số chỉ tiêu khác như:

Hệ số nợ: Phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ.

Hệ số nợ =Nợ phải trả

Tổng nguồn vốn

Hệ số tự tài trợ: Phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.

Hệ số tự tài trợ =Vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn

Tỷ suất tự tài trợ phản ánh mức độ độc lập về tài chính của Tổng công ty, còn tỷ suất nợ phản ánh sự phụ thuộc của Tổng công ty vào nguồn vốn bên ngoài. Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc phản ánh mối quan hệ giữa khả năng độc lập về mặt tài chính và tình trạng nợ của Tổng công ty, tổng 2 chỉ tiêu này luôn bằng 100%. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn doanh nghiệp

60

Page 61: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

càng có khả năng độc lập về tài chính, ít bị sức ép của các khoản nợ,vay. Ngược lại, nếu tỷ suất nợ cao, doanh nghiệp bị phụ thuộc tài chính nhiều.

Hệ số đảm bảo nợ: phản ánh cứ một đồng vốn vay thỉ có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu đàm bảo.

Hệ đảm bảo nợ = Vốn chủ sở hữuNợ phải trả

Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu khácBảng: 2-21

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011 So sánh 2012/2011

+/- %Nợ phải trả tr.đ 7.660.329 4.678.103 2.982.226 163,75Vốn chủ sở hữu tr.đ 2.743.753 2.714.358 29.395 101,08Tổng nguồn vốn tr.đ 10.404.082 7.392.461 3.011.621 140,74Hệ số nợ đ/đ 0,736 0,633 0,103 116,35Hệ số tự tài trợ đ/đ 0,264 0,367 -0,103 71,93Hệ số đảm bảo nợ đ/đ 0,358 0,580 -0,222 61,731

Nhìn vào bảng trên ta thấy hệ số nợ khá lớn, năm 2012 là 0,633 và năm 2012 tăng 16,35% lên 0,736 so với năm 2011. ở đây cho thấy việc doanh nghiệp đang sử dụng quá nhiều vốn vay và rủi ro rất lớn nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt hệ số đảm bảo nợ rất nhỏ 0,367 năm 2011 và 0,264 năm 2012, tuy công ty đã cố gắng tăng nguồn vốn điều lệ nhưng việc kinh doanh thua lỗ quá lớn cũng không thể làm cho hệ số này được cải thiện.

2.6.3. Phân tích tình hình thanh toána. Các khoản phải thuTrong năm 2012, tổng nợ phải thu của Tổng công ty tăng 2.312.476 tr. đồng

tương ứng tăng 70,72% so với năm 2011, trong đó: phải thu của khách hàng tăng 104.522 tr. đồng ứng với mức tăng là 26,24%, trả trước cho người bán tăng 2.373.687 tr.đồng tương ứng tăng 182,86%. Nguyên nhân do suy thoái kinh tế nên các doanh nghiệp có xu hướng chiếm dụng vốn chậm trả nên các khoản phải thu tăng, công tác thu hồi các khoản nợ của Công ty vẫn chưa tốt. Bên cạnh đó khoản phải thu khácgiảm 165.743 tr. đồng so với năm 2011.

Bảng phân tích các khoản phải thu

61

Page 62: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

ĐVT: tr.đồng Bảng 2-22

Các khoản phải thu Đầu năm Cuối nămSo sánh cuối năm/đầu

năm+/- %

Phải thu khách hàng 398.362 502.884 104.522 126,24

Trả trước cho người bán 1.298.100 3.671.797 2.373.697 282,86

Phải thu khác 1.573.593 1.407.850 -165.743 89,467

Tổng 3.270.055 5.582.531 2.312.476 170,72

Để xem xét các khoản phải thu ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Tổng công ty như thế nào ta tiến hành so sánh tổng các khoản phải thu với tổng tài sản ngắn hạn.

+ Đầu nămCác khoản phải thu

=3.270.055

= 0,86Tổng TSNH 3.814.580

+ Cuối nămCác khoản phải thu

= 5.582.531

= 0,75Tổng TSNH 7.435.338

Cuối năm tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng TSNH giảm so với đầu năm cho thấy Tổng công ty đã chú ý đến việc thu hồi các khoản nợ nhưng vẫn cần chú ý hơn vì các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Xét cả về đầu năm và cuối năm hệ số này tương đối cao, điều đó ảnh hưởng tương đối lớn đến tình hình tài chính của Tổng công ty.

b. Các khoản phải trả

Bảng phân tích các khoản phải trả

ĐVT: tr.đồng Bảng 2-23

Các khoản phải trả Đầu năm Cuối nămSo sánh cuối năm/đầu năm

+/- %

I. Nợ ngắn hạn 4.610.960 7.522.898 2.911.938 163,15Vay và nợ ngắn hạn 1.635.485 1.109.388 -526.097 67,83

Phải trả người bán 378.577 185.154 -193.423 48,91

Người mua trả tiền trước 1.903.769 5.512.614 3.608.845 289,56

62

Page 63: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 28.178 8.544 -19.634 30,32

Phải trả người lao động 8.553 8.557 4 100,05

Chi phí phải trả 341.241 304.147 -37.094 89,13Các khoản phải trả phải nộp khác 310.245 401.998 91.753 129,57Quỹ khen thưởng phúc lợi 4.912 -7.504 -12.416 -152,77

II. Nợ dài hạn 67.145 137.432 70.287 204,68Vay và nợ dài hạn 1.072 38.078 37.006 3552,05Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 13.907 10.198 -3.709 73,33Dự phòng trợ cấp mất việc làm 304   -304 0,00

Doanh thu chưa thực hiện 51.862 89.156 37.294 171,91

Tổng 4.678.105 7.660.330 2.982.225 163,75

Qua bảng phân tích ta thấy trong năm 2012 các khoản phải trả tăng 2.982.225 tr.đồng tương ứng tăng 63,75% so với đầu năm. Trong đó mức tăng nợ dài hạn lớn hơn mức tăng nợ ngắn hạn. Mức tăng tuyệt đối của nợ ngắn hạn là 2.911.938 tr.đồng tương ứng với mức tăng 63,15%; mức tăng tuyệt đối nợ dài hạn là 70.287 tr.đồng tương ứng với mức tăng 104,68%. Để nhận biết khả năng thanh toán của Công ty ta tiến hành so sánh các khoản phải trả với tài sản ngắn hạn.

+ Đầu năm

Các khoản phải trả = 4.678.105 = 1,23TSNH 3.814.580

+ Cuối năm

Các khoản phải trả = 7.660.330 = 1,03TSNH 7.435.338

Ta thấy các khoản phải trả của Công ty vào cuối năm đã giảm đi so với đầu năm. Tuy nhiên Công ty vẫn còn gặp khó khăn về mặt tài chính vì tài sản ngắn hạn vẫn nhỏ hơn các khoản phải trả.

2.6.4. Phân tích khả năng thanh toán

63

Page 64: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, sản xuất sẽ ít công nợ,khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn cũng như ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau,các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây da kéo dài. Việc phân tích khả năng thanh toán sử dụng các chỉ tiêu sau :

a. Vốn luân chuyển (VLC) Là lượng vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của PVC đồng thời

sẵn sàng thang toán các khoản nợ ngăn hạn.Vốn luân chuyển (VLC) = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (đồng).

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động của doanh nghiệp được tài trợ từ các nguồn dài hạn, không đòi hỏi phải thanh toán ngay trong thời gian ngắn.

b. Khả năng thanh toán ngắn hạnLà tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn.Nó thể hiện mức độ

đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với các khoản nợ ngắn hạn.

Kttnh =Tài sản ngắn hạn

(đ/đ) Nợ ngắn hạn

c. Hê số thanh toán thanh toán nhanhLà chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh và các khoản

nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ, nó thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn.

Ktt nhanh =Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu ngắn hạn

(đ/đ) Nợ ngắn hạn

Kn = 0,5 ÷ 1 : bình thường Kn =< 0,5 : căng thẳng Với số liệu từ bảng cân đối kế toán và công thức trên ta có bảng 2-22

Vốn luân chuyển và hệ số thanh toán của PVC năm 2012ĐVT:tr đồng Bảng 2-24

Chỉ tiêu ĐVT Cuối năm Đầu năm so sánh      +/- %

TS ngắn hạn  Tr.đồng 7.435.338 3.814.580 3.620.758 194,92

64

Page 65: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Nợ ngắn hạn  Tr.đồng 7.522.898 4.610.959 2.911.939 163,15Vốn luân chuyển  Tr.đồng -87.560 -796.379 708.819 10,99Hệ số TT ngắn hạn  đ/đ 0,9884 0,8273 0 119,47Tiền  Tr.đồng 236.623 214.241 22.382 110,45Đầu tư TC ngắn hạn  Tr.đồng 70.100 6.937 63.163 1.010,52Các khoản phải thu NH  Tr.đồng 5.007.246 3.232.594 1.774.652 154,90Hệ số TT nhanh  đ/đ 0,7064 0,7490 0 94,30

Qua bảng cho thấy vốn luân chuyển cuối kỳ tăng 708.819 trđồng tăng so với năm 2011. Do tài sản ngắn hạn tăng 3.620.758.707.486 đồng tương ứng tăng 94,9% so với đầu năm, nợ ngắn hạn cũng tăng 4.610.958.867.006đồng tương ứng tăng 63,1% so với đầu năm. Vậy ta có thể thấy tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn cao hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Nhưng mặc dù tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhưng tài sản ngắn hạn vẫn nhỏ hơn nợ ngắn hạnnên dẫn đến vốn luân chuyển âm. Điều này cho thấy lượng vốn không đảm bảo được cho quá trình sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc sẵn sang thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn cuối năm tăng so với đầu năm phản ánh mức độ đảm bảo của vốn lao động đối với các khoản nợ ngắn hạn tăng lên. Nhưng hệ số thanh toán ngắn hạn vẫn ở mức thấp (0,988) trong khi hệ số này >=2 mới coi là tốt.

Hệ số thanh toán nhanh của công ty ở 2 năm đều trong tình trạng căng thẳng, báo động trong trả nợ đúng hạn. Mặc dù năm 2012 giảm 5,7% so với 2011 nhưng mức giảm này là vô cùng thấp. Như vậy, khả năng về tiền mặt và các tài sản có khả năng thanh khoản cao không thể đáp ứng cho thanh toán nợ ngắn hạn.

d. Phân tích hệ số vòng quay các khoản phải thuPhản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

Kphải thu =Doanh thu thuần

(vòng/năm) Số dư bình quân các khoản phải thu

Trong đó: số dư bình quân các khoản phải thu được tính bằng cách lấy số bình quân đầu kỳ và cuối kỳ trong bảng cân đối tài sản.

Số dư bình quân các khoản phải thu

=Khoản PT ĐK + Khoản PT CK

(đồng) 2

e. Phân tích số ngày của doanh thu chưa thuChỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu trong

một vòng luân chuyển.

65

Page 66: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Nphải thu =Các khoản phải thu bình quân

x 365 (ngày) Tổng doanh thu

Bảng phân tích quay vòng khoản phải thuBảng 2-25

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2011 so sánh      +/- %

Doanh thu thuần Tr đồng 1.421.772 3.599.482 -2.177.710 39,50

Tổng doanh thu Tr đồng 1.525.902 3.928.702 -2.402.800 38,84Các khoản phải thu đầu năm Tr đồng 3.232.594

3.843.648 -611.054 84,10Các khoản phải thu cuối năm Tr đồng 5.007.246

3.232.594 1.774.652 154,90Khoản phải thu bình quân Tr đồng 4.119.920 3.538.121

581.799 116,44Hệ số quay vòng khoản phải thu lần 0,3451 1,0173

-0,6722 33,92Số ngày của doanh thu chưa thu ngày 1.198 300

897 398,81

Nhìn vào bảng trên ta có thế thấy hệ số quay vòng các khoản phải thu của PVC năm 2012 là 0.345 lần giảm 66,08% so với năm 2011. Tỷ lệ đầu tư vào các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng lên tương đối lớn. Mặc dù doanh thu thuần giảm 60,5% so với 2011 nhưng hệ số vòng quay khoản phải thu giảm tương đối lớn. Điều này cho thấy tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt là thấp.Số ngày của danh thu chưa thu tăng lên 298,81%. Năm 2011 số ngày của doanh thu chưa thu rất cao (300 ngày), năm 2012 tăng lên tới 1198 ngày. Như vậy, số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong 1 vòng luân chuyển là rất lớn, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu do các khoản phải thu tăng lên. Điều đó có nghĩa công ty bị chiếm dụng vốn tương đối lớn.

2.6.5.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của PVC năm 2012

66

Page 67: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh và đưa ra các biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm vốn.

a. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu độngPhân tich sưc sản xuât cua vốn lưu động

Hệ số này đo lường việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, nó cho biết một đồng vốn lưu động trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Ssx =Doanh thu thuần

(đ/đ) Vốn lưu động bình quân

Sưc sinh lơi cua vốn lưu động

Phản ánh cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra trong năm tham gia sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Ssl =Lợi nhuận thuần (sau thuế)

(đ/đ) Vốn lưu động bình quân

Phân tich tinh hinh luân chuyển vốn lưu động

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động thường xuyên không ngừng qua các giai đoạn của quá trình sản xuất, nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giả quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thấp. Khi phân tích tình hình luân chuyển ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Số vòng luân chuyển cua vốn lưu động trong kỳ

Hệ số này cho biết trong kỳ kinh doanh vốn lưu động quay được mấy vòng.

Klc =Doanh thu thuần

(vòng/năm) Vốn lưu động bình quân

Thời gian một vòng luân chuyển

Cho biết số ngày mà vốn lưu động luân chuyển trong một vòng.

TLC = Thời gian kỳ phân tích (Ngày)

67

Page 68: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

Số vòng quay trong kỳ của VLĐ

Hesố đảm nhiêm vốn lưu độngCho biết một đồng doanh thu trong kỳ doanh nghiệp dã cần phải sử dụng bao

nhiêu vón lưu động:

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ, doanh nghiệp phải huy động bao nhiêu đồng vốn lưu động. Kđảm nhiệm càng nhỏ thì càng tốt và thể hiện khả năng sử dụng vốn lưu động hiệu quả. Kết quả tính toán các chỉ tiêu

Bảng tính toán hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2012Bảng 2-26

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2011 so sánh      +/- %

Doanh thu thuần Tr đồng 1.421.772 3.599.482 -2.177.710 39,50Lợi nhuận thuần Tr đồng -1.370.096 28.651 -1.398.747 -4.782,02Vốn lưu động          a.Đầu năm Tr đồng 3.814.580 7.784.691 -3.970.111 49,00b.Cuối năm Tr đồng 7.435.338 3.814.580 3.620.758 194,92c.Bình quân Tr đồng 5.624.959 5.799.636 -174.677 96,99Sức sản xuất của VLĐ đ/đ 0,2528 0,6206 -0,3679 40,73Sức sinh lời của VLĐ đ/đ -0,2436 0,0049 -0,2485 -4.930,52Số vòng luân chuyển của VLĐ vòng 0,2528 0,6206

-0,3679 40,73Thời gian1vòng luân chuyển ngày 1.444 588

856 245,54Hệ số đảm nhiệm đ/đ 3,9563 1,6112 2,3451 245,54

Qua bảng trên ta thấy : sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động trong năm 2012 là không tốt.Sứcsản xuất của vốn lưu động năm 2012 là 0,25đ/đ giảm 0,37đ/đ tương ứng giảm 59,27% so với năm 2011.Sức sinh lời của vốn lưu động năm 2011 là rất thấp nhưng tới năm 2012 lại âm. Nguyên nhân do lợi nhuận giảm mạnh vào

Kđn =Vốn lưu động bình quân

(đ/đ) Doanh thu thuần

68

Page 69: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

năm 2011 và lợi nhuận âm năm 2012.Qua đây cho thấy trong năm 2012 Tổng công ty đã sử dụng vốn lưuđộng không hiệu quả.

Số vòng luân chuyển của vốn lưu động năm 2012 là 0,2528 vòng giảm 0,37 vòng tương ứng giảm 59,27% so với năm 2011. Thời gian của một vòng luân chuyển năm 2012 là 1444ngày, còn trong năm 2011 thì là 588 ngày, tức là đã tăng thêm 856 ngày tương ứng tăng 145,54% so với năm 2011. Hệ số đảm nhiệm năm 2012 là 3,95 đ/đ tăng 2,34đ/đ tương ứng tăng lên 145,54% so với năm 2011 cho thấy trong năm 2012 vừa qua khi bỏ ra 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp chỉ cần sự dụng số vốn lao động nhiều hơn 145,54% so với năm trước, điều này thực sự không tốt cho thấy năng suất và hiệu quả lao động của công ty kém. Tất cả những chỉ tiêu này cũng cho ta thấy khả năng sử dụng hiệu quả vốn lưu động của Tổng công ty năm 2012 kém hơn rất nhiều so với năm 2011.Công ty cần có biện pháp khắc phục.

b. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanhHê số doanh lơi cua vốn kinh doanh

DVKD =Lợi nhuận

(đ/đ) Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Hê số doanh lơi cua doanh thu:

DDTT =Lợi nhuận

(đ/đ) Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Bảng phân tích khả năng sinh lời vốn kinh doanhBảng 2-27

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2011 so sánh      +/- %

1. Doanh thu thuần Tr đồng 1.421.772 3.599.482 -2.177.710 39,502. Lợi nhuận trước thuế Tr đồng -1.368.598

30.450 -1.399.048 -4.494,573. Vốn kinh doanh Tr đồng 10.404.082 7.392.461 3.011.621 140,74

69

Page 70: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

bình quân

4. DVKD đ/đ -0,1315 0,0041 -0,1357 -3.193,55

5. DDTT đ/đ -0,9626 0,0085 -0,9711-

11.378,86

Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh năm 2012 là - 0,1315 đ/đ giảm 0,1357đ/đ, giảm nhiều so với năm 2011. Nghĩa là một đồng vốn kinh doanh năm 2012 bị lỗ 0,01315 đồng lợi nhuận trong năm. Cho thấy công ty làm ăn ngày một kém hiệu quả hơn.

Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần trong năm 2012 là -0,9626 đ/đ giảm 0,9711 đ/đ so với năm 2011 cho thấy cứ 1 đồng doanh thu thuần công ty bị lỗ 0,09626 đồng lợi nhuận. Đây là hai chỉ tiêu đánh giá mức sinh lời của vốn kinh doanh của PVC, và ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty bị lỗ nặng nề.

KẾT LUẬN

Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)- tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu đất nước. Tổng công ty đang nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây lắp chuyển ngành, chủ lực của PetroVietnam, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn.

 Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam là Xí nghiệp liên hợp Xây lắp Dầu khí, ra đời từ năm 1983 với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành dầu khí. Qua hơn hơn 25 năm hình

70

Page 71: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

thành và phát triển, cho đến nay, PVC đã khẳng định uy tín, năng lực trên các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí và đất nước, từ căn cứ dịch vụ tổng hợp trên bờ tại Vũng Tàu, đến các công trình đường ống dẫn khí từ Long Hải đến các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Đồng Nai, các công trình trọng điểm quốc gia như nhà máy Đạm Phú Mỹ, nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch I, cụm khí điện đạm Cà Mau, nhà máy lọc dầu Dung Quất...

Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp như: Tổng kho LPG Gò Dầu, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình II, nhiệt điện Nhơn Trạch II, Nhà máy nhiên liện sinh học Ethanol Phú Thọ, Nhà máy xơ sợi tổng hợp Polyeste Đình Vũ…

PVC cũng tiếp tục khẳng định được thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC như Kho xăng dầu Cù Lao Tào, Kho chứa LPG và trạm xuất xe bồn Dung Quất… Bên cạnh đó, PVC có bước tiến vượt bậc trong công nghệ xây dựng nhà cao tầng quy mô lớn như: Tổ hợp khách sạn Dầu khí Việt Nam, Trung tâm Tài chính Dầu khí, Văn phòng Viện Dầu khí, Toà nhà dầu khí Phú Mỹ Hưng, Khách sạn Dầu khí Vũng Tàu, Cao ốc văn phòng Dragon Tower.

Trong năm vừa qua tổng công ty đã thực hiện thành công việc tăng vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho đầu tư và sản xuất kinh doanh.    Trong định hướng phát triển của mình, PVC luôn xác định các yếu tố Con người, khoa học công nghệ, khoa học quản lý là nền tảng quan trọng nhất. Chính vì vậy, trong những năm qua, công tác quy hoạch cán bộ, thu hút nhân tài luôn được PVC đặc biệt chú trọng. Để hiện thực hóa khát vọng trở thành doanh nghiệp xây lắp hàng đầu Việt Nam, PVC đang tiếp tục tiến hành tuyển chọn các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm để bố trí vào những vị trí chủ chốt; xây dựng chính sách thu hút cán bộ quản lý, kỹ sư giỏi, tạo môi trường làm việc thuận lợi, bình đẳng, cơ chế linh hoạt làm động lực phấn đấu vươn lên cho mọi CBCNV. PVC cũng tiếp tục triển khai chương trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật thuộc các lĩnh vực xây lắp dầu khí; đội ngũ công nhân tay nghề cao, chuyên sâu được cấp chứng chỉ quốc tế và đội ngũ cán bộ quản lý dự án theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2011- 2012, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cho thấy công tác quản trị doanh nghiệp đặc biệt là quản lý tài chính kế toán, cân đối dòng tiền và dự báo rủi ro trong quá trình sản xuất

71

Page 72: MỞ ĐẦUi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang02/05/...dong... · Web viewĐể đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân

kinh doanh của PVC và các đơn vị còn thiếu. Tiến độ thi công các công trình trọng điểm chậm so với kế hoạch đề ra, thậm chí có dự án đã phải tạm dừng triển khai do vướng mắc trong giải quyết phát sinh. Năng lực kiểm soát thiết kế, năng lực triển khai công tác mua sắm thiết bị của tổng công ty tại các công trình, dự án lớn, đặc biệt là các dự án được thực hiện theo hình thức tổng thầu vẫn còn yếu. Công tác hợp đồng kinh tế chưa đạt yêu cầu về đảm bảo yêu cầu kinh tế và tránh đến mức tối đa các rủi ro trong thực hiện hợp đồng cho tổng công ty. Trong quan hệ hợp đồng với các nhà thầu phụ và các đối tác chưa thực sự chặt chẽ.

72