PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục...

22
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, yếu tố con người luôn chiếm vị trí hàng đầu, bởi vì chỉ có con người lao động năng động và sáng tạo, mới có thể thực hiện được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu sáng tạo lý luận và thực tiễn về giáo dục con người mới. Người tuyên bố huỷ bỏ nền giáo dục nô lệ, xây dựng nền giáo dục mới, phát triển con người toàn diện để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. Từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, nền giáo dục Việt Nam đã vận dụng những nguyên lý về giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện của học thuyết Mác - Lênin trong đó có mặt quan trọng là giáo dục thể chất được đưa vào quá trình đào tạo. Giáo dục thể chất là một bộ phận cơ bản trong hệ thống giáo dục thể chất nhân dân, trong đó các bài tập thể dục thể thao là một biện pháp quan trọng nhằm đem lại sức khoẻ và nâng cao tố chất thể lực cho mọi người dân. Trong dự thảo Nghị quyết Đại

Transcript of PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục...

Page 1: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, yếu tố con người luôn chiếm vị trí

hàng đầu, bởi vì chỉ có con người lao động năng động và sáng tạo, mới có

thể thực hiện được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn

minh”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đến với Chủ nghĩa Mác -

Lênin, tiếp thu sáng tạo lý luận và thực tiễn về giáo dục con người mới.

Người tuyên bố huỷ bỏ nền giáo dục nô lệ, xây dựng nền giáo dục mới, phát

triển con người toàn diện để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân. Từ sau

Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, nền giáo dục Việt Nam đã vận

dụng những nguyên lý về giáo dục con người mới, con người phát triển toàn

diện của học thuyết Mác - Lênin trong đó có mặt quan trọng là giáo dục thể

chất được đưa vào quá trình đào tạo.

Giáo dục thể chất là một bộ phận cơ bản trong hệ thống giáo dục thể

chất nhân dân, trong đó các bài tập thể dục thể thao là một biện pháp quan

trọng nhằm đem lại sức khoẻ và nâng cao tố chất thể lực cho mọi người dân.

Trong dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII có đoạn viết

“Phát triển mạnh mẽ phong trào TDTT quần chúng cả bề rộng lẫn chiều

sâu, làm cho TDTT thực sự trở thành một phương tiện đại chúng, góp phần

bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, phục vụ các nhiệm vụ chính

trị, kinh tế, xã hội của đất nước”. [10] Muốn phát triển phong trào TDTT,

thì không thể thiếu được vai trò của giáo dục thể chất trong nhà trường, từ

bậc mẫu giáo, học sinh phổ thông, đến Đại học, Cao đẳng và Trung học

chuyên nghiệp.

Những năm cuối của thế kỷ XX, cách mạng khoa học và công nghệ

đạt đến đỉnh cao của sự phát triển, đòi hỏi con người phải có trí tuệ cao. Trí

Page 2: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

tuệ phát triển càng cao, thì càng đòi hỏi thể chất, nền tảng của trí tuệ, cũng

được phát triển một cách tương xứng. Việc nâng cao sức khoẻ con người, là

vấn đề trọng tâm, cốt lõi của mọi mô hình phát triển của các quốc gia, các

chế độ chính trị xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng

đến việc phát triển thế hệ trẻ theo hướng “Cao về trí tuệ, cường tráng về thể

chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. [5]

Đây là quan điểm phát triển con người toàn diện trong giai đoạn cách

mạng hiện nay. Những năm qua ở nước ta công tác giáo dục thể chất trong

các nhà trường đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Ở tất cả các cấp học, một

chương trình giáo dục thể dục đã được biên soạn thống nhất, với nhiều nội

dung cơ bản, đã được đưa vào giảng dạy. Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể

dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước ta có 3

trường Đại học TDTT, 2 trường Đại học sư phạm TDTT và hàng chục Khoa

Giáo dục thể chất của các trường đại học và cao đẳng sư phạm làm nhiệm vụ

đào tạo giáo viên thể dục có trình độ trung học đến đại học. Cơ sở vật chất

phục vụ cho tập luyện cũng dần được nâng cấp và đổi mới, bao gồm sân bãi

tập, nhà tập và dụng cụ tập luyện. Nhận thức về công tác giáo GDTC cho

học sinh ngay càng đúng đắn hơn, từ người tập đến giáo viên các cấp lãnh

đạo và các bậc phụ huynh. Hàng năm, có hàng trăm giải thi đấu các môn thể

thao được tổ chức, từ bậc phổ thông đến đại học, từ phạm vi trường, khu

vực, đến toàn quốc, điển hình là các Hội khoẻ Phù Đổng lôi cuốn được hàng

trăm ngàn học sinh tham gia tập luyện và thi đấu.

Trong các nhà trường từ bậc mẫu giáo đến đại học chuyên nghiệp đã

hình thành một hệ thống giáo dục thể chất bắt buộc. Những năm qua chương

trình giáo dục thể chất đã đào tạo cho đất nước hàng triệu thanh niên có đủ

sức khoẻ để học tập, lao động sản xuất và chiến đấu. Nhiều thế hệ trẻ học

Page 3: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

sinh, sinh viên đã góp sức mình vào cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược,

xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước với hiệu quả cao.

Để giáo dục con người toàn diện mỗi học sinh sinh viên trước hết phải

có sức khoẻ. Sức khoẻ là cơ sở để tiếp thu khoa học kỹ thuật, sau khi ra

trường góp phần phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước, cơ sở của sức

khoẻ là việc phát triển các tố chất thể lực. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất

trong các nhà trường, một mặt trang bị cho học sinh, sinh viên những kỹ

năng kỹ xảo vận động, song mặt quan trọng hơn là phát triển ở họ những tố

chất thể lực cần thiết.

Theo quan điểm trước đây giáo dục các tố chất thể lực ở giai đoạn

đầu của các cấp học phổ thông là phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh,

sức bền, độ dẻo, sự khéo léo. Ở tuổi trưởng thành, vai trò chính mới là phát

triển các tố chất sức mạnh và sức bền.

Học viện Quản lý giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được

thành lập theo Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 03/04/2006 của Thủ tướng

Chính phủ, Học viện là cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và

Đào tạo có chức năng đào tạo nguồn nhân lực quản lý giáo dục; nghiên cứu

và phát triển khoa học quản lý giáo dục; ứng dụng khoa học quản lý giáo

dục, tham mưu và tư vấn cho các cơ quan quản lý giáo dục nhằm đáp ứng

những yêu cầu của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước.

Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục có uy tín trong nước và khu vực

về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục, quản lý giáo dục - nơi

cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn có khát vọng học tập, sáng tạo và cống

hiến vì một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, nhân văn. Mục tiêu chiến lược

đề ra đến năm 2020, Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học có uy tín

trong nước và khu vực về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, cung cấp dịch vụ

về giáo dục và quản lý giáo dục; đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực,

Page 4: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp; cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại; có

quan hệ hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học rộng rãi trong và ngoài nước. 

Để thực hiện mục tiêu chiến lược đó, Học viện Quản lý giáo dục đã đề

ra 5 giải pháp lớn, trong đó đặc biệt coi trọng giải pháp về đào tạo, giữ vững

vị thế hàng đầu về nghiên cứu giảng dạy ở mọi cấp độ, từng bước phát triển

đa ngành trên nền giáo dục, luôn phấn đấu là cơ sở đào tạo chất lượng cao,

tiên phong trong nghiên cứu và triển khai đổi mới quản lý giáo dục, đáp ứng

yêu cầu phát triển của Ngành Giáo dục - Đào tạo và của đất nước.

Một trong những khâu quan trọng trong quá trình hoàn thiện cả về

hình thức và nội dung trong các cơ quan đào tạo nói chung và các cơ quan

đào tạo cán bộ quản lý giáo dục nói riêng, là việc đổi mới về phương pháp

giảng dạy. Đây là một trong những khâu quan trọng được coi là then chốt.

Với mục đích đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao hiệu

quả của quá trình đào tạo, thì việc đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa nội

dung - phương pháp giảng dạy là điều hết sức cần thiết, công việc này phải

được tiến hành một cách thường xuyên và liên tục, mà cụ thể là ngay ở từng

môn học trong nhà trường.

Trong những năm qua, công tác GDTC của Học viện luôn được quan

tâm, trú trọng và phát triển. Các giờ học GDTC được thực hiện theo chương

trình quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các giờ học bắt

buộc và những hoạt động TDTT ngoài giờ của sinh viên. Qua đó cho thấy,

phong trào rèn luyện thể chất nói riêng và công tác giáo dục thể chất cho

sinh viên nói chung do nhiều yếu tố khách quan và điều kiện chi phối, đặc

biệt là phụ thuộc vào mức độ nhận thức của cán bộ quản lý các cấp, giáo

viên và sinh viên, ngoài ra còn phụ thuộc vào phương tiện, phương pháp

giảng dạy, điều kiện sân bãi dụng cụ và trình độ giáo viên hướng dẫn, kinh

phí phục vụ tập luyện, thi đấu… Các yếu tố trên là động lực thúc đẩy mạnh

Page 5: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

phong trào tập luyện thể dục thể thao, góp phần nâng cao chất lượng công

tác giáo dục thể chất trong nhà trường nói chung và tăng cường thể chất cho

sinh viên nói riêng một cách có hiệu quả.

Theo xu hướng chung của Ngành Giáo dục và Đào tạo, trong những

năm qua Học viện đã tiến hành đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, phương

pháp dạy và học các môn học nói chung và môn học GDTC nói riêng, qua

đó đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, căn cứ vào điều

kiện thực tiễn của nhà trường về yếu tố cơ sở vật chất, nguồn nhân lực... và

một số điều kiện khách quan khác, hiệu quả của các giờ học chính khoá,

ngoại khoá đối với các môn học chuyên ngành GDTC vẫn còn nhiều hạn

chế, chỉ đáp ứng được việc tiếp thu kỹ thuật cơ bản, muốn nâng cao được

hiệu quả công tác rèn luyện thể chất nói chung và hiệu quả học tập môn học

GDTC nói riêng, đáp ứng mục tiêu đào tạo hiện nay của nhà trường, đòi hỏi

sinh viên phải hiểu biết tương đối toàn diện các môn thể thao. Muốn giải

quyết được vấn đề trên thì vấn đề nâng cao tố chất thể lực cho sinh viên

ngay từ năm học thứ nhất là yếu tố quan trọng và hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, thực trạng thể lực của sinh viên Học viện Quản lý giáo dục

còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đối với các sinh viên nữ. Qua quan sát các giờ

học chính khoá các môn học giáo dục thể chất, đồng thời qua kết quả kiểm

tra nội dung thể lực trong các giờ học ngay ở năm thứ nhất cho thấy, hầu hết

các sinh viên nữ đều không đạt được yêu cầu đề ra ở các giáo án giảng dạy

cũng như yêu cầu khi kết thúc các môn học giáo dục thể chất. Điều đó đã

ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục thể chất ở Học viện nói

chung và các môn học giáo dục thể chất nói riêng ở những năm tiếp theo.

Trước thực trạng đó, Bộ môn Giáo dục thể chất đã đề ra một số giải

pháp nhằm khắc phục và nâng cao tố chất thể lực cho sinh viên, trong đó đặc

biệt quan tâm đến biện pháp tổ chức những hình thức tập luyện ngoại khoá

Page 6: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

TDTT khác nhau, song hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn. Vấn

đề đặt ra cần phải có những biện pháp mang tính chuyên môn ngay trong các

giờ học chính khoá để nâng cao tố chất thể lực cho sinh viên, nhưng cho đến

nay vấn đề này vẫn chưa thực sự được quan tâm một cách triệt để.

Xuất phát từ thực tiễn đó, với mục đích nâng cao tố chất thể lực cho

nữ sinh viên năm thứ nhất, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục

thể chất tại Học viện Quản lý giáo dục, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài:“LỰA CHỌN BIỆN PHÁP CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHO

NỮ SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC”

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, cho phép đi đến những

kết luận sau:

1. Thực trạng phát triển thể lực của nữ sinh viên năm thứ nhất Học

viện Quản lý giáo dục còn thấp (ở mức trung bình với tỷ lệ tỷ lệ 58.87%

đạt yêu cầu) so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định hiện hành

của Bộ Giáo dục và đào tạo. Về công tác giáo dục thể chất của Học viện

Quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế và tồn tại, thể hiện ở kết quả học tập

các môn học trong chương trình GDTC (từ 42.63% đến 57.31% đối với

nội dung lý thuyết và từ 19.60% đến 25.51% đối với nội dung thực hành),

và công tác tổ chức tập luyện ngoại khoá. Nhà trường chưa thực sự coi

trọng công tác ngoại khoá của sinh viên, đặc biệt là vấn đề thành lập các

câu lạc bộ thể thao ngoài giờ cho sinh viên.

Thiếu một cơ cấu tổ chức quản lý công tác giáo dục thể chất và thể

dục thể thao của Học viện một cách hợp lý. Cơ cấu tổ chức quản lý của

Page 7: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

Bộ môn Giáo dục thể chất, cũng như mô hình cơ cấu tổ chức của các câu

lạc bộ thể thao hiện nay chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển

phong trào thể dục thể thao, đây là một hạt nhân của phong trào thể dục

thể thao trong nhà trường.

Các điều kiện cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo về cán bộ và

kinh phí cho công tác giáo dục thể chất còn nhiều khó khăn. Chưa có

chính sách đãi ngộ thích hợp động viên cán bộ giáo viên và vận động viên

tham gia sinh hoạt tại câu lạc bộ, cũng như hoạt động phong trào thể dục

thể thao trong toàn Học viện.

2. Quá trình nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được 03 nhóm biện

pháp chuyên môn với những chỉ dẫn cụ thể nhằm nâng cao thể lực chung

cho nữ sinh viên năm thứ nhất Học viện Quản lý giáo dục, góp phần nâng

cao chất lượng giáo dục thể chất. Các nhóm biện pháp bao gồm:

- Nhóm biện pháp 1: Nhóm biện pháp về tổ chức, quản lý quá

trình giáo dục thể chất với 4 biện pháp cụ thể.

- Nhóm biện pháp 2: Nhóm biện pháp về cải tiến phương pháp

giảng dạy các môn học trong chương trình GDTC, gồm 7 phương pháp

chuyên môn trong giảng dạy các giờ học chính khoá cho sinh viên

- Nhóm biện pháp 3: Nhóm biện pháp về phương tiện giảng dạy

các môn học trong chương trình GDTC, gồm 24 bài tập phát triển thể lực

chung.

Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài đã bước đầu xây dựng

được mô hình câu lạc bộ thể thao ngoài giờ chính khoá với sự tham gia

của nhiều thành phần trong ban quản lý câu lạc bộ như Ban giám đốc, Hội

thể thao Đại học và Chuyên nghiệp, các tổ chức xã hội, các giáo viên Bộ

môn Giáo dục thể chất của Học viện tham gia. Qua quá trình thực nghiệm

của đề tài đã xác định được hiệu quả rõ rệt của mô hình tổ chức, quản lý

Page 8: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

câu lạc bộ, thể hiện qua những mặt chất lượng môn học thể dục, trình độ

thể lực của học sinh và phong trào tập luyện thể dục thể thao đã được tăng

lên đáng kể.

Với 03 nhóm biện pháp chuyên môn, bước đầu đã được sự thừa

nhận của các giáo viên, chuyên gia làm công tác lãnh đạo, quản lý và

công tác giảng dạy tại Học viện Quản lý giáo dục và các trường Đại học,

Cao đẳng TDTT. Đồng thời qua kiểm nghiệm trong thực tiễn công tác

giảng dạy, công tác tổ chức, quản lý phong trào thể dục thể thao cho đối

tượng nghiên cứu đã khẳng định được tính hiệu quả trong việc nâng cao

tố chất thể lực chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất tại Học viện Quản lý

giáo dục, thể hiện ở sự khác biệt về các test kiểm tra (t tính > tbảng ở ngưỡng

xác xuất P < 0.05) và kết quả xếp loại tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho

đối tượng nghiên cứu (2tính = 8.944 > 2

bảng = 5.991 với P < 0.05).

Page 9: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

2. Kiến nghị.

Từ những kết luận nêu trên của đề tài, cho phép đi đến một số kiến

nghị sau:

1. Hệ thống các nhóm biện pháp chuyên môn nâng cao tố chất thể lực

chung cho nữ sinh viên năm thứ nhất mà kết quả nghiên cứu của đề tài đã

xây dựng cần thiết phải được triển khai áp dụng nhằm nâng cao năng lực thể

chất cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả các môn học giáo dục thể

chất trong chương trình đào tạo cho sinh viên Học viện Quản lý giáo dục.

2. Để nâng cao tố chất thể lực chung cho sinh viên nói chung và nữ

sinh viên viên năm thứ nhất Học viện Quản lý giáo dục nói riêng một cách

có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, phát triển

phong trào tập luyện ngoại khoá các môn thể thao một cách mạnh mẽ trong

toàn Học viện, cần thiết phải được triển khai áp dụng một cách đồng bộ hệ

thống các nhóm biện pháp chuyên môn mà kết quả nghiên cứu của đề tài đã

xây dựng.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban giám đốc Học viện, và các đơn vị có

liên quan cần thiết phải phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ,

giáo viên và sinh viên phù hợp về mặt thời gian, hỗ trợ kinh phí cho các cán

bộ, các đơn vị để tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, cũng như triển khai thực

hiện các nhóm biện pháp chuyên môn phát triển thể lực chung cho nữ sinh

viên một cách có hiệu quả.

Page 10: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư trung ương Đảng (1958), Chỉ thị 106/CT-TW của Ban bí thư

TW Đảng về công tác TDTT ngày 02/10/1958.

2. Ban Bí thư trung ương Đảng (1970), Chỉ thị 180/ CT-TW của ban bí thư

TW Đảng về tăng cường công tác TDTT trong những năm tới, ngày 26/

08/1970.

3. Ban Bí thư trung ương Đảng (1960), Chỉ thị 181/CT-TW của Ban bí thư

TW Đảng về công tác TDTT, ngày 13/11/1960.

4. Ban Bí thư trung ương Đảng (1994), Chỉ thị 36/ CT-TW của Ban bí thư

TW Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới, ngày 24/03/1994.

5. Ban Bí thư trung ương Đảng (1995), Chỉ thị 133/TTg của Thủ tướng chính

phủ về xây dựng quy hoạch và phát triển ngành TDTT, ngày 07/03/1995.

6. Ban chấp hành trung ương Đảng (1992), Văn kiện đại hội đại biểu toàn

quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, tháng 06/1991, Nxb Sự thật,

Hà Nội.

7. Ban chấp hành trung ương Đảng (1993), Nghị quyết hội nghị lần thứ IV

Ban chấp hành TW Đảng khoá VII - Đổi mới công tác giáo dục và đào tạo

8. Ban chấp hành trung ương Đảng (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ V Ban

chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII, tháng 07/1998 - Giữ

gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia.

9. Ban chấp hành trung ương Đảng (1996), Văn kiên Đại hội đại biểu toàn

quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia.

10. Ban chấp hành trung ương Đảng (1999), Nghị quyết Hội nghị lần thứ II,

Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII về công tác giáo dục.

11. Phạm Đình Bẩm (1999), Giáo trình quản lý TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

Page 11: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

12. Phạm Đình Bẩm (2003) - Quản lý Thể dục Thể thao - Tài liệu chuyên

khảo dành cho hệ cao học và đại học TDTT - Nxb TDTT, Hà Nội.

13. Phạm Đình Bẩm (2005) - Một số vấn đề cơ bản về quản lý Thể dục Thể

thao - Tài liệu chuyên khảo dành cho sinh viên Cao học TDTT - Nxb

TDTT, Hà Nội.

14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Chương trình mục tiêu cải tiến nâng cao

chất lượng giáo dục thể chất - sức khoẻ, phát triển và bồi dưỡng nhân tài

thể thao học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp giai đoạn 1995 -

2000 và đến 2005.

15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Thông tư 2869/GDTC về hướng dẫn chỉ

thị 133/TTg ngày 04/05/1995.

16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Thông tư 11/TT, GDTC về hướng dẫn

thực hiện chỉ thị 36/CT-TW ngày 01/ 06/1994.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Quy hoạch phát triển TDTT ngành giáo

dục đào tạo 1996 - 2000 và định hướng đến năm 2025 (tháng 12/1996).

18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Phân phối chương trình giáo dục thể chất

trong các trường Đại học (quyết định 203/QĐ-GDTC ngày 23/01/1998).

19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Văn bản chỉ đạo công tác giáo dục thể

chất trong trường học các cấp - Hà Nội.

20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày

18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về

việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.

21. Lê Bửu (1995), Bác Hồ với TDTT Việt Nam, Nxb TDTT, Hà Nội.

Page 12: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

22. Trần Kim Cương (2010), Nghiên cứu những giải pháp phát triển các loại

hình câu lạc bộ TDTT cơ sở trong điều kiện phát triển kinh tế- xã hội ở

tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà

Nội

23. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.

24. Chính phủ nước cộng hoà XHCN Việt Nam (1989), Chỉ thị 112/CT của

Hội đồng Bộ trưởng về công tác TDTT trong những năm trước mắt, ngày

09/05/1989.

25. Lương Kim Chung (1987), Thể dục chống mệt mỏi, Nxb TDTT, Hà Nội.

26. Cugiơnhetxôp (1973), TDTT trong trường học, Nxb Giáo dục.

27. Daxiorơxki V.M (1978), Các tố chất thể lực của VĐV, Nxb TDTT, Hà Nội.

28. Diatrocop V. (1963), Rèn luyện thể lực của vận động viên, Dịch: Nguyễn

Trình, Nxb TDTT, Hà Nội.

29. Hoàng Anh Dũng (2000) - Nghiên cứu một số giải pháp để nâng cao chất

lượng dạy và học môn chuyên sâu Điền kinh trường Cao đẳng sư phạm thể

dục TW I - Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

30. Vũ Cao Đàm (1995), Phương pháp luận NCKH, Tài liệu dùng cho các lớp

cao học, cán bộ quản lý và giáo viên các trường Đại học, Cao đẳng.

31. “Định hướng cải tiến công tác GDTC và sức khoẻ y tế trong trường học

đến năm 2000”, Tạp chí Giáo dục sức khoẻ và thể chất, (05/1994).

32. Nguyễn Gắng (2000) - Nghiên cứu xây dựng mô hình câu lạc bộ TDTT hoàn

thiện trong các trường Đại học và chuyên nghiệp thành phố Huế - Luận văn

Thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

33. Goikhơman. P.N (1978), Các tố chất thể lực của VĐV, Dịch: Nguyễn

Quang Hưng, Nxb TDTT, Hà Nội.

Page 13: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

34. Grinencô. M.Ph (1978), Lao động sức khoẻ thể dục, Dịch: Hồ Tuyến, Nxb

TDTT, Hà Nội.

35. Nguyễn Trọng Hải (1996), “Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xác định nội

dung giáo dục thể chất cho học sinh các trường dạy nghề Việt Nam”, Luận

văn thạc sĩ GDH, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

36. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, Nxb TDTT,

Hà Nội.

37. Lưu Quang Hiệp, Vũ Đức Thu (1989), Nghiên cứu về sự phát triển thể

chất sinh viên các trường Đại học, Hà Nội.

38. Học viện Hành chính Quốc gia - Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành

chính Nhà nước (chương trình chuyên viên) - Phần III - Quản lý nhà nước

đối với ngành, lĩnh vực.

39. Nguyễn Khánh (08/1996), “Bài phát biểu tại Hội nghị GDTC các trường

phổ thông toàn quốc tại Hải Phòng”, Tạp chí GDTC, (01).

40. Vũ Thanh Mai (1998), “Nghiên cứu hiệu quả nội dung tuyển sinh của

trường Đại học TDTT I”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại

học TDTT Bắc Ninh.

41. Hồ Chí Minh (1984), Sức khỏe và thể dục, Nxb TDTT, Hà Nội.

42. Nagoocnưi.V.E (1976), Thể dục cho não, Dịch: Hồ Thiệu, Nxb TDTT, Hà

Nội.

43. Phạm Khánh Ninh (2001) - Nghiên cứu cải tiến tổ chức và quản lý các

hoạt động TDTT ngoại khoá để nâng cao thể lực cho sinh viên Trường

Đại học Mỏ - Địa chất - Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học

TDTT Bắc Ninh.

44. Novicop A.D - Matveep L.P (1990), Lý luận và phương pháp GDTC,

Dịch: Phạm Trọng Thanh, Lê Văn Lẫm, Nxb TDTT, Hà Nội

Page 14: PHẦN MỞ ĐẦU · Web view2016/11/19  · Đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục đông về số lượng, chất lượng cũng dần được nâng cao. Cả nước

45. Bùi Hoàng Phúc (1998), “Nghiên cứu hiệu quả môn tập tự chọn trong giai

đoạn II của chương trình GDTC cho nữ sinh viên các trường Đại học sư

phạm”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

46. Picsecki.E (1978), Nghiên cứu về người giáo viên dạy TDTT, Nxb TDTT,

Hà Nội.

47. Trần Hồng Quân (2000), Một số vấn đề đổi mới trong việc giáo dục đào

tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

48. Nguyễn Xuân Sinh (1999), Giáo trình phương pháp NCKH TDTT, Nxb

TDTT, Hà Nội.

49. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT,

Nxb TDTT, Hà Nội.

50. Phạm Danh Tốn (1991), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

51. Văn kiện đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ VI, tháng 09/1960. Nxb

Sự thật 1960.

52. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao,

Nxb TDTT, Hà Nội.

53. Viện khoa học Thể dục thể thao (2003), Thực trạng thể chất người Việt

Nam từ 6 đến 20 tuổi (thời điểm năm 2001), Nxb TDTT, Hà Nội.

54. Nguyễn Khắc Anh Vũ (1997), “Nghiên cứu sự biến đổi khả năng hoạt động

thể lực và tình trạng sức khoẻ của sinh viên Đại học không chuyên TDTT”,

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.