phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt...

240
MỤC LỤC MỤC LỤC...............................................1 PHẦN 1: CHUYÊN ĐỀ VỀ NGHỊ QUYẾT, PHONG TRÀO PHỤ NỮ....2 1. Một số quan điểm, chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ..........3 2. Truyền thống, lịch sử phong trào phụ nữ và ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10....................14 - Truyền thống phụ nữ Việt Nam....................14 - Phong trào phụ nữ Việt Nam và sự hình thành, phát triển của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam......16 3. Phẩm chất đạo đức truyền thống của PNVN thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”........................23 PHẦN 2: NHÓM CHUYÊN ĐỀ VỀ KỸ NĂNG....................35 4. Kỹ năng tổ chức điều hành sinh hoạt nhóm cùng tham gia (chi, tổ phụ nữ, câu lạc bộ)................36 5. Kỹ năng tuyên truyền miệng........................45 6. Kỹ năng công tác vận động quần chúng..............52 7. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử.........................59 8. Lễ tân công chức.................................. 79 9. Phong cách cán bộ Hội trong giai đoạn hiện nay. . .100 10. Hướng dẫn tổ chức hội nghị......................103 11. Kỹ năng thuyết trình............................ 114 12. Hướng dẫn soạn thảo văn bản.....................128 13. Giới, Bình đẳng giới, Bình đẳng giới trong gia đình................................................ 148 1

Transcript of phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt...

Page 1: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................1PHẦN 1: CHUYÊN ĐỀ VỀ NGHỊ QUYẾT, PHONG TRÀO PHỤ NỮ............21. Một số quan điểm, chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ.....................................................................................................32. Truyền thống, lịch sử phong trào phụ nữ và ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10................................................................................................................14

- Truyền thống phụ nữ Việt Nam.....................................................................14- Phong trào phụ nữ Việt Nam và sự hình thành, phát triển của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam......................................................................................16

3. Phẩm chất đạo đức truyền thống của PNVN thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”.............................23PHẦN 2: NHÓM CHUYÊN ĐỀ VỀ KỸ NĂNG.................................................354. Kỹ năng tổ chức điều hành sinh hoạt nhóm cùng tham gia (chi, tổ phụ nữ, câu lạc bộ)................................................................................................................365. Kỹ năng tuyên truyền miệng................................................................................456. Kỹ năng công tác vận động quần chúng..............................................................527. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử....................................................................................598. Lễ tân công chức..................................................................................................799. Phong cách cán bộ Hội trong giai đoạn hiện nay...............................................10010. Hướng dẫn tổ chức hội nghị.............................................................................10311. Kỹ năng thuyết trình........................................................................................11412. Hướng dẫn soạn thảo văn bản..........................................................................12813. Giới, Bình đẳng giới, Bình đẳng giới trong gia đình.......................................148

1

Page 2: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

PHẦN THỨ NHẤT

NHÓM CHUYÊN ĐỀVỀ NGHỊ QUYẾT, PHONG TRÀO

PHỤ NỮ

2

Page 3: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CHUYÊN ĐỀMột số quan điểm, chủ trương, luật pháp, chính sách

của Đảng và Nhà nước về công tác phụ nữ Biên soạn: Trịnh Thị Hương

Chuyên viên ban Chính sách – Luật pháp

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC PHỤ NỮ1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ trong cách

mạng Việt NamChủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ tối cao, người đã cống hiến cả cuộc đời

mình cho dân tộc và nhân loại. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Người đã tiếp thu quan điểm về phụ nữ của C.Mác, Ănghen và Lênin, đã gắn nhiệm vụ giải phóng phụ nữ với giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Với quan điểm cách mạng rất khoa học, đầy đủ tính nhân văn, Người đã dành cho phụ nữ Việt Nam những tình cảm ưu ái, cái nhìn đúng đắn.

Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh viết năm 1927, Người đã dẫn quan điểm của C.Mác cho rằng “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc chắn không làm nổi. Xem thường tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ ra sao”.

Trong thư gửi phụ nữ nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Hai Bà Trưng để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang là dũng cảm kháng chiến. Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế giúp phụ nữ Việt Nam bồi dưỡng truyền thống ấy, hăng hái đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng là con cháu Hai Bà Trưng và là một lực lượng trong Quốc tế phụ nữ”.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (19-10-1966), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đến truyền thống yêu nước đầy tự hào của người phụ nữ Việt Nam: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân cho đến ngày nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do đó ta có câu tục ngữ rất hùng hồn: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam, Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta”.

Từ thực tiễn hoạt động, nghiên cứu, khảo sát các cuộc cách mạng, Người cũng khái quát lên vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội: “Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia... Nay cách mệnh Nga thành công mau như thế, đứng vững như thế, cũng vì đàn bà con gái hết sức giúp vào. Vậy nên muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà, con gái công nông các nước”. Như vậy, theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phụ nữ chính là một lực lượng cách mạng to lớn, góp phần làm

3

Page 4: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

nên sức mạnh, thành công của mọi cuộc cách mạng xã hội. Từ nhận định đó, Người đã đi đến kết luận mang tính nguyên tắc “dân chúng công nông là gốc cách mệnh”, “đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được nhiều”.

Không phụ lòng tin của Người, trong thực tế cách mạng, phụ nữ Việt Nam đã không ngừng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng đối với lịch sử xã hội, không ngừng tô thắm thêm truyền thống vẻ vang bằng những chiến công lẫy lừng, hiển hách, những cống hiến, hy sinh thầm lặng cho Tổ quốc, quê hương trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước những thành tích to lớn của phụ nữ của miền Nam góp phần vào thành công chung của cách mạng, Người đã tặng cho phụ nữ miền Nam 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khất, trung hậu, đảm đang”.

Có thể nói, với cách nhìn khoa học và tinh tế, Hồ Chí Minh đã đánh giá rất chính xác vai trò, vị trí và khả năng của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử đấu tranh cách mạng, từ thời kỳ đầu dựng nước, giữ nước cho đến thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, Người rút ra kết luận: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”. Đây là một tổng kết mang tính lịch sử, đồng thời mang tính dự báo chính xác của Hồ Chí Minh.

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữCuộc cách mạng giải phóng dân tộc do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã đem lại

quyền tự do, bình đẳng cho mọi người dân Việt Nam trong đó có phụ nữ. Người chú trọng tới việc xác lập bà đảm bảo quyền bình đẳng của người phụ nữ, Người nói “Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau”.

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập được đánh dấu một bước chuyển cơ bản trong đời sống của người phụ nữ. Từ đó chị em thực sự trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh mình, cùng nam giới chung lo bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Như vậy họ đã bình đẳng với nam giới trên cả hai mặt: quyền lợi và nghĩa vụ.

Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, quyền bình đẳng giữa nam và nữ được công nhận “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình” (Điều 24). Hồ Chủ tịch đã nói “Bản Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do... phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân”.

Trong Sách lược vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh ghi rõ “Về phương diện xã hội: thực hiện nam nữ bình quyền”. Trong 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh do Hồ Chí Minh soạn thảo năm 1941 cũng ghi rõ: “Đàn bà cũng được tự do; bất phân nam nữ cũng cho bình quyền”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ là một cuộc cách mạng khá to và khó vì trai khinh gái là một thói quen

4

Page 5: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội, vì thế không thể dùng vũ lực mà tranh đấu. Người phân tích rằng công bằng cho phụ nữ không có nghĩa là chia đều công việc cho họ mà công bằng ở đây chính là sự phân công một cách hợp lý đến từng người, tùy theo khả năng, hoàn cảnh cá nhân và sức khỏe. Sự bình đẳng được thể hiện trên mọi mặt, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ

Nếu phụ nữ có vai trò và vị trí quan trọng trong xã hội, là một nửa thế giới thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ và công tác cán bộ nữ cũng không kém phần quan trọng. Vì chỉ những người cán bộ nữ mới có thể hiểu rõ nhất tâm tư, tình cảm cũng như những khả năng, những hạn chế của chị em, từ đó tập hợp, tổ chức các chị em tham gia đông đảo, nhiệt tình vào các phong trào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng luôn tin tưởng vào khả năng và nhiệt tình cách mạng của chị em. Do đó, Người nhắc nhở: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”.

Với quan điểm đó, mỗi lần đến thăm các lớp bồi dưỡng cán bộ, thăm các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp hoặc dự các hội nghị, Bác thường quan sát xem số lượng cán bộ nữ được tham gia dự hội nghị, tham dự các lớp học ít hay nhiều, số lượng nữ được tín nhiệm tham gia công tác quản lý, lãnh đạo là bao nhiêu. Nếu thấy số lượng quá ít, không đảm bảo sự cân bằng giữa hai giới, Người liền nhắc nhở hoặc nghiêm khắc phê bình khuyết điểm của các cấp lãnh đạo trong việc cất nhắc, bố trí, sử dụng cán bộ nữ.

Không chỉ quan tâm đến phụ nữ ở thành thị, Người còn lưu ý đến đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu vùng xa. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị tuyên giáo miền núi, Người nhắc nhở: “Cả Hội nghị hơn 200 đại biểu, thế mà chỉ có 5 phụ nữ, trong 5 phụ nữ lại không có một phụ nữ dân tộc thiểu số nào… Một cuộc họp như thế này, mà quên mất vai trò phụ nữ, thì chắc ở địa phương, các chú cũng quên mất vai trò phụ nữ”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn yêu cầu các cấp lãnh đạo phải có chủ trương, biện pháp bảo vệ sức khoẻ phụ nữ: “Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động của phụ nữ. Phụ nữ là đội quân lao động rất đông. Phải giữ gìn sức khoẻ cho phụ nữ để tham gia sản xuất được tốt”.

Bên cạnh đó, Người cũng đặc biệt lưu ý các cấp lãnh đạo trong việc phân phối hợp lý công tác cho phụ nữ. Trong Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 3, tháng 3/1961, Người nhắc nhở: “Cán bộ đã cố gắng còn phải cố gắng hơn nữa, đi sâu đi sát hơn nữa trong các ngành sản xuất, thông cảm sâu sắc hơn nữa với quần chúng và ra sức giúp đỡ chị em giải quyết những thắc mắc, những khó khăn… Anh em cán bộ, các cấp, các ngành cần hết lòng giúp đỡ chị em tiến bộ

5

Page 6: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

về mọi mặt. Các đồng chí làm được như vậy thì phong trào phụ nữ nhất định không ngừng được nâng cao”.

Quan tâm đến công tác cán bộ nữ nhưng Người cũng rất chú trọng đến việc bồi dưỡng cho phụ nữ với một cách nhìn mới, một nếp suy nghĩ mới để giúp chị em một mặt khắc phục được những hạn chế của giới nữ, mặt khác nhận thức được khả năng, trách nhiệm làm chủ của mình trong xã hội cả về mặt quyền lợi và nghĩa vụ. Trong bài phát biểu tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 3 năm 1961, Người nhấn mạnh: “Mỗi một người và tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệm làm chủ đất nước, tức là phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Người nhắc nhở: “Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, phụ nữ ta phải xoá bỏ cái tâm lý tự ti và ỷ lại, phải có ý chí tự cường, tự lập; phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hoá, kỹ thuật”; đồng thời, Người cũng cho rằng: Muốn làm cách mạng thì lòng mình, tư tưởng mình phải cách mạng. Do vậy, phụ nữ phải nhận thức được rằng: “Quyền lợi của phụ nữ cần thực sự đảm bảo, bản thân phụ nữ thì phải đấu tranh tự cường, tự lập để giữ lấy quyền lợi của mình”.

Người còn căn dặn các cấp uỷ Đảng, các ngành khi giao công tác cho phụ nữ phải căn cứ vào trình độ của từng người và hết sức tích cực giúp đỡ phụ nữ. Nhưng trong việc cất nhắc đề bạt phụ nữ, quan điểm của Người cũng thật rõ ràng, trong sáng: “Có cất nhắc phụ nữ nhưng chưa mạnh dạn, tức là còn phần nào chưa coi trọng trí tuệ, tài năng của phụ nữ. Vậy phụ nữ phải làm sao cho người ta thấy phụ nữ giỏi, lúc đó cán bộ không cất nhắc, anh chị em công nhân sẽ cử mình lên”. Đề cập đến việc ưu tiên cất nhắc cán bộ nữ, nhưng Người cũng khuyến khích chị em không vì những ưu tiên, đãi ngộ đó mà ỷ lại, mà phải tự mình chứng tỏ năng lực của mình sao cho xứng đáng với sự tin tưởng của tổ chức.

Tom lại:Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều tình yêu thương và sự quan tâm

tới phụ nữ. Trong tư tưởng của Người đã nêu rất rõ về vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình, xã hội cũng như trong cách mạng Việt Nam. Chính vì thế mà Người luôn mong muốn phụ nữ được giải phóng, được bình đẳng về mọi mặt. Có như vậy xã hội mới có thể giải phóng hoàn toàn, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mới trở nên thành công, tốt đẹp. Ngày nay, trước những đổi thay, biến động phức tạp của xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ vẫn sẽ là kim chỉ nam dẫn đường cho công tác phụ nữ ngày một phát triển, hướng tới xây dựng nước Việt Nam giàu, mạnh, dân chủ và văn minh.

II. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG, LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC PHỤ NỮ

Tiếp thu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ, nhận thức rõ vai trò và tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, kể từ khi thành lập đến nay, ĐCS Việt Nam đã ra nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và văn bản pháp luật chỉ đạo lãnh đạo phong trào phụ nữ và công tác phụ nữ:

6

Page 7: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

1. Nghị quyết 04-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 12/7/1993 về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới đã đề ra mục tiêu: “Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ; nâng cao địa vị xã hội; nâng cao nhận thức về quyền bình đẳng của phụ nữ”.

2. Chỉ thị 37-CT/TW của Ban bí thư ngày 16/5/1994 về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới đã nhấn mạnh: “Chống những biểu hiện lệch lạc coi thường phụ nữ, khắt khe, hẹp hòi trong đánh giá, đề bạt cán bộ nữ”; đề ra chỉ tiêu “có ít nhất 20% phụ nữ tham gia ở các vị trí cấp cao, hình thành các chính sách để phát triển kĩ năng của phụ nữ, xây dựng kế hoạch tập huấn cho cán bộ nữ, tăng số phụ nữ có việc làm...”.

3. Ngày 4/10/1997, Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010. Với mục tiêu tổng quát: “Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ, đảm bảo cho phụ nữ thực hiện chức năng của họ và sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội”

4. Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10 (tháng 11-2006) đã thông qua Luật Bình đẳng giới. Tiếp đó Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg ngày 3-5-2007 về việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới.

5. Quốc hội khóa XII, kì họp thứ 2 (21-11-2007) đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng chống bạo lực gia đình.

6. Để đáp ứng tình hình nhiệm vụ cách mạng và thực tiễn phong trào phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, ngày 27- 4- 2007, Bộ Chính trị Khóa X đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng đối với công tác phụ nữ nhằm phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong thời kì phát triển mới của đất nước. Nghị quyết đã kế thừa và phát triển những quan điểm, chủ trương, chính sách được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng X và các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng trước đó về công tác phụ nữ.

Nghị quyết số 11-NQ/TW thể hiện tập trung nhất, đầy đủ, sâu sắc những quan điểm cơ bản và các nhiệm vụ, giải pháp và công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Những nội dung cơ bản của Nghị quyết bao gồm:

* Quan điểm - Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.

Quan điểm này đã thể hiện tính ưu việt, nhân văn, tiến bộ của xã hội xã hội chủ nghĩa; phát huy vai trò, tiềm năng của con người, đồng thời mang lại cuộc sống

7

Page 8: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

ấm no, tự do, hạnh phúc cho mỗi thành viên và toàn xã hội - trong đó có lực lượng phụ nữ là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp cách mạng.

Phát huy vai trò tiềm năng to lớn của phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội có mối quan hệ biện chứng và là điều kiện để khơi dậy và phát huy nguồn lực quan trọng và to lớn của phụ nữ. Những biểu hiện coi nhẹ, thiếu quan tâm đến việc phát huy vai trò, tiềm năng của phụ nữ hoặc quan tâm theo kiểu chiếu cố, quan tâm trên lời nói, quan tâm một cách hình thức mà không có những chủ trương, chính sách và việc làm thiết thực, cụ thể và hiệu quả đều trái với quan điểm của Đảng.

- Công tác phụ nữ phải sát hợp với từng đối tượng, vùng, miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển đất nước, đồng thời phải chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.

Quan điểm này xác định rõ lực lượng phụ nữ nước ta rất đông đảo, hoạt động trong mọi lĩnh vực, vùng miền và đã phát huy tinh thần làm chủ, tiềm năng sáng tạo; nhưng trên thực tế cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất định. Do đó, công tác phụ nữ cần có nội dung, hình thức và phương pháp công tác phù hợp. Cần có sự chăm lo cho sự tiến bộ về mọi mặt, sự quan tâm đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ từ mỗi gia đình, từng cơ quan, cộng đồng để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Đối với phụ nữ làm việc ở khu công nghiệp tập trung, phụ nữ vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số cần đặc biệt quan tâm cải thiện điều kiện học tập, làm việc, sinh hoạt về vật chất, tinh thần. Đối với nữ thanh niên, trí thức, doanh nhân cần động viên và tạo điều kiện để phát huy tiềm năng, sáng tạo trên mọi lĩnh vực. Làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.

- Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng.

Cán bộ nữ là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng. Cần coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp, cán bộ trẻ để tạo nguồn kế cận.

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, đặc biệt là cán bộ cơ sở, vùng dân tộc thiểu số, vùng có nhiều phụ nữ tôn giáo để chị em có đủ tiêu chuẩn, trình độ chính trị, bản lĩnh và năng lực, giàu nhiệt tình với công tác Hội và sự nghiệp bình đẳng giới.

- Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình. Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng, trách

8

Page 9: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Công tác phụ nữ là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng, bộ phận quan trọng thường xuyên trong công tác của chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị.

Các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là nòng cốt trong tham mưu, đề xuất và trực tiếp tổ chức, tập hợp, động viên đông đảo các tầng lớp phụ nữ thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến phụ nữ.

* Mục tiêuNghị quyết xác định đến năm 2020, cần phấn đấu đạt được các mục tiêu sau: Một là, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên

môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, phụ nữ có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần

Ba là, phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn cho xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình.

Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực vào năm 2020.

* Nhiệm vụ và giải pháp công tác phụ nữ trong giai đoạn cách mạng hiện nayĐể thực hiện tốt công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết 11 của Bộ chính trị yêu cầu thực hiện đồng bộ 5 nhiệm vụ và giải pháp sau:

- Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giớiĐây là nhiệm vụ, giải pháp thường xuyên và cấp thiết. Vì muốn đẩy mạnh

công tác phụ nữ trước hết phải làm thay đổi căn bản và sâu sắc nhận thức của toàn Đảng và toàn xã hội đối với vấn đề phụ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

+ Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình hiện nay Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các

tổ chức chính trị- xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác phụ nữ ở từng ngành, địa phương, đơn vị.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng có liên quan đến phụ nữ, Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2020.

Các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, đoàn thể phải có chương trình hành động quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các mục tiêu công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

9

Page 10: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới thật sự sâu rộng và hiệu quả.

Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Đưa nội dung về giới, Luật bình đẳng giới vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các trường chính trị và các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Hội LHPN Việt Nam, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam phấn đấu làm tốt vai trò nòng cốt tham mưu và thực hiện các giải pháp cần thiết để nâng cao nhận thức cho phụ nữ về bình đẳng giới. Khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, níu kéo nhau, nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, vươn lên không ngừng tiến bộ. Hội LHPN Việt Nam chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, nghị quyết, luật pháp, chính sách về công tác phụ nữ và bình đảng giới trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

- Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ

+ Triển khai thực hiện tốt Luật Bình đẳng giớiLuật bình đẳng giới, cơ sở pháp lí cao nhất, công cụ có hiệu lực mạnh mẽ

thúc đẩy việc thực hiện bình đẳng giới. Trên cơ sở các quy định của Luật Bình đẳng giới, việc triển khai thực hiện Luật là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng và cấp thiết hiện nay và những năm tiếp theo. Đặc biệt các cấp hội LHPN Việt Nam cần quan tâm đến bình đẳng giới trong các lĩnh vực: lao động - việc làm, giáo dục - đào tạo, hôn nhân - gia đình, các quan hệ dân sự, đất đai, môi trường, bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bà mẹ, trẻ em.

Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước các cấp có cơ chế để Hội LHPN Việt Nam và các Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, dự án phát triển của quốc gia, bộ, ngành, địa phương.

Thực hiện tốt vai trò phản biện xã hội của Hội LHPN Việt Nam. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ.

+ Chính phủ và các ngành chức năng nghiên cứu, ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ.

Ban hành các chính sách: hỗ trợ phụ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; Khuyến khích dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ tại địa phương; hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; giải quyết việc làm cho lao động nữ, phụ nữ nông thôn không còn đất canh tác, phụ nữ nghèo, phụ nữ tàn tật...

+ Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật và kiểm tra giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách có liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới.

10

Page 11: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Phát huy vai trò của Hội LHPN Việt Nam và các đoàn thể, tổ chức xã hội trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách có liên quan đến phụ nữ và lao động nữ trong các thành phần kinh tế. Việc kiểm tra giám sát phải trở thành nề nếp, thường xuyên; huy động đông đảo người lao động, trước hết là phụ nữ tham gia.

- Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam co sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, co lối sống văn hoa, co lòng nhân hậu

Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội và xây dựng con người mới. Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xây dựng gia đình, cần tạo điều kiện để phụ nữ kết hợp hài hòa nghĩa vụ người công dân, người lao động với chức năng người mẹ trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

+ Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với gia đình, xã hội.

Tích cực đấu tranh xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, thực hành tiết kiệm, phòng chống tệ nạn xã hội, buôn bán phụ nữ trẻ em, bạo lực gia đình; ngăn ngừa tình trạng lấy chồng bất hợp pháp, vì vụ lợi.

Coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Xây dựng ý thức tôn trọng, lịch sự và quan tâm đến sự tiến bộ của phụ nữ trong toàn xã hội, trước hết trong các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể, nhà trường, lực lượng vũ trang, nơi sinh hoạt công cộng. Hội LHPN Việt Nam đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, gắn với thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 với Bộ Công an về “Quản lí, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”.

+ Coi trọng công tác tư vấn, hòa giải về hôn nhân và giáo dục. Các cấp Hội LHPN Việt Nam đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh,

xây dựng tình làng nghĩa xóm. Quan tâm, giúp đỡ các gia đình khó khăn, hoạn nạn, người cao tuổi cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi.

Xây dựng và nhân rộng mô hình truyền thông, dịch vụ gia đình phù hợp với đặc điểm đối tượng, vùng miền. Phát triển các hình thức tư vấn về hôn nhân - gia đình và Trung tâm hỗ trợ kết hôn. Xây dựng và duy trì các quỹ tình thương, quỹ hỗ trợ, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

+ Xây dựng hệ thống chính sách cơ bản nhằm phát triển gia đình Việt Nam “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cần chú trọng các lĩnh vực: dân số- kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và HIV/AIDS, bảo vệ môi trường; chính sách thai sản đối với phụ nữ nghèo không có chế độ bảo hiểm xã hội; phát triển nhà trẻ mẫu giáo và nâng cao kiến thức, kĩ năng nuôi dạy con cho các bà mẹ.

11

Page 12: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Nghiên cứu và thực hiện việc giáo dục, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc"; giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hội LHPN Việt Nam cần phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể vận động, hướng dẫn phụ nữ phấn đấu, rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khỏe, tri thức, kĩ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, lòng nhân hậu.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ co trình độ cao, cán bộ lãnh đạo quản lý nữ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoa, hiện đại hoa

+ Xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ.Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng quy hoạch cán bộ nữ

trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Đảng ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Đồng thời là việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng để chủ động về nhân sự, nguồn cán bộ kế cận. Đảm bảo tiêu chuẩn chức danh, phát huy thế mạnh của cán bộ nữ, thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và sử dụng.

+ Xây dựng chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thực hiện tốt các chính sách nhằm phát

triển đội ngũ cán bộ nữ trong nghiên cứu khoa học, trong lãnh đạo, quản lý. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển đối với cán bộ nữ; đặc biệt quan tâm cán bộ nữ là trí thức, công nhân, người dân tộc thiểu số, tôn giáo. Có chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ công tác ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, cán bộ nữ đi học có con nhỏ.

Bồi dưỡng phát triển đảng viên nữ cân đối giữa các khu vực. Chú trọng việc bố trí, phân công công tác để đảng viên nữ có điều kiện phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. Hội LHPN các cấp cần chủ động, tích cực giới thiệu quần chúng là phụ nữ ưu tú cho Đảng.

- Xây dựng, củng cố tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ

Hội LHPN Việt Nam có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tác phụ nữ và sự nghiệp bình đẳng giới. Hội giữ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ để xây dựng Hội vững mạnh, Nghị quyết 11-NQ/TW yêu cầu:

+ Các cấp ủy Đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Phân công cấp ủy viên có năng lực, phẩm chất tốt, có uy tín, trực tiếp phụ trách công tác Hội và ứng cử tham gia lãnh đạo tổ chức Hội LHPN đồng cấp.

+ Các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng “hành chính hóa”, chăm lo thiết thực quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho hội viên. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp để phát triển hội viên trên các lĩnh vực. Phát huy vai trò chủ động tham mưu, đề

12

Page 13: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

xuất với Đảng - Nhà nước về chủ trương, chính sách liên quan phụ nữ, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, tham gia đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãnh phí.

+ Tổ chức Hội mở rộng tính liên hiệp, tập hợp rộng rãi các đối tượng là phụ nữ trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, đa dạng hoá các hình thức tập hợp để phát triển hội viên.

+ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, phương pháp vận động quần chúng cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp.

7. Ngày 24/12/2010 Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020. Với mục tiêu tổng quát “Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước” và 7 mục tiêu, 22 chỉ tiêu cụ thể.

Tom lại:Những chủ trương của Đảng và luật pháp chính sách của Nhà nước về

công tác phụ nữ đã tạo điều kiện cho phụ nữ bình đẳng về quyền và cơ hội phát triển; phát huy vai trò, khả năng của lực lượng phụ nữ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.

13

Page 14: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CHUYÊN ĐỀTruyền thống, lịch sử phong trào phụ nữ

và Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10 Biên soạn: Lê Thị Mỹ Hạnh

UVBTV - Trưởng ban Tuyên giáo

A. TRUYỀN THỐNG PHỤ NỮ VIỆT NAM

I. TRUYỀN THỐNG LÀ GÌ?Là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền

lại từ thế hệ này sang thế hệ khác Truyền thống phụ nữ Việt Nam là những thói quen, phẩm chất tốt đẹp của

người phụ nữ Việt Nam, đã được hình thành, thể hiện và củng cố lâu đời qua nhiều thế hệ.

Là một cán bộ của tổ chức Hội LHPN Việt Nam, để làm tốt công tác vận động phong trào phụ nữ thì cần phải có hiểu biết sâu sắc về những truyền thống tốt đẹp này.

II. NHỮNG TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM. 1. Truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất chống ngoại xâm.Truyền thống này xuất phát từ tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc.1.1. Phụ nữ là người trực tiếp tham gia chiến đấu khi đất nước có giặc

ngoại xâm, dù là người lãnh đạo hay là người chiến sĩ thầm lặng - với phương châm “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

- Thời kỳ Bắc thuộc, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của dân tộc là do phụ nữ lãnh đạo: khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), khởi nghĩa Bà Triệu (248)- người có câu nói đầy khí phách “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn chứ tôi không muốn làm tỳ thiếp người”.

- Thời kỳ phong kiến: Bùi Thị Xuân, Thị Hoả (Nữ chúa Chăm pa)...- Thời kỳ chống Pháp (1945-1954): đội nữ tự vệ Trình Phố, đội nữ du

kích Hoàng Ngân, anh hùng liệt sỹ…- Thời kỳ chống Mỹ (1954-1975): đội nữ du kích Ngư Thuỷ-Quảng Bình,

chị Út Tịch, nữ anh hùng Tạ Thị Kiều… Khẳng định đóng góp của người phụ nữ Việt Nam qua truyền thống

này: “Phải đánh giặc thì đánh giặc cũng rất tài” (câu nói của Hồ Chủ Tịch)1.2. Phục vụ chiến đấu - Dù không có thế mạnh như nam giới (về điều kiện sức khoẻ và gia đình)

nhưng phụ nữ sẵn sàng làm mọi công việc để phục vụ chiến đấu.

14

Page 15: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Trong những cuộc chiến tranh cam go nhất, gian khổ nhất, khốc liệt nhất, không bao giờ thiếu vắng hình ảnh người phụ nữ.

- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, phần lớn dân công tiếp lương tải đạn, thanh niên xung phong... là phụ nữ, tấm gương điển hình của sự đóng góp này: mẹ Suốt, 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc, liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm…

1.3. Là hậu phương kiên cường- Là lao động chính, là trụ cột của gia đình, chăm sóc mẹ già, dạy dỗ con

thơ để chồng yên tâm chiến đấu.- Là người động viên chồng, con ra mặt trận (Bà mẹ Thứ hy sinh 9 người

con cho hai cuộc kháng chiến)2. Truyền thống lao động cần cù, đảm đang, sáng tạo2.1. Với nhiều phẩm chất tốt đẹp: đảm đang, sáng tạo, siêng năng, cần cù,

tần tảo, phụ nữ tham gia tích cực trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong thời chiến hay thời bình.

- Là lực lượng lao động quan trọng, có đóng góp to lớn trong các lĩnh vực.- Là lực lượng lao động chính trong sản xuất khi đất nước có chiến tranh,

đảm bảo nhu cầu đời sống hậu phương và nuôi quân đánh giặc.- Khi đất nước có chiến tranh, vừa làm tốt việc gia đình, vừa tham gia sản

xuất, đồng thời trực tiếp chiến đấu (phong trào “Ba đảm đang”…)2.2. Phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà:- Tham gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm, phục vụ cách mạng.- Tham gia xây dựng đất nước- Tham gia quản lý nhà nước.- Đảm đang quán xuyến mọi công việc gia đình, chăm sóc giáo dục con3. Truyền thống giữ gìn bảo vệ và phát huy văn hoá dân tộc 3.1. Phụ nữ tham gia sáng tạo những giá trị văn hóa, nghệ thuật- Nhiều loại hình nghệ thuật có sự đóng góp quan trọng của phụ nữ: ca

dao, dân ca Nam Bộ, quan họ Bắc Ninh, chèo, ca trù, hò ví dặm Nghệ Tĩnh, hò Huế, tuồng, cải lương, hát xoan, hát xẩm…

- Nhiều cá nhân tiêu biểu: Bà Nguyên phi Ỷ Lan, Bà Hồ Xuân Hương, Bà Đoàn Thị Điểm…

3.2. Phụ nữ là lực lượng quan trọng trong giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc

- Phụ nữ tích cực đấu tranh bảo vệ những giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc: Thời kỳ Bắc thuộc, phong kiến, phong trào “bảo vệ văn hóa dân tộc”, “bảo vệ nhân phẩm phụ nữ” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ…

15

Page 16: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Phụ nữ đấu tranh bài trừ những thói hư tật xấu, chống sự du nhập lối sống, văn hóa ngoại lai, đồi truỵ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

3.3. Là người lưu truyền và phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc.- Với vai trò người thầy đầu tiên của con người, phụ nữ đã đem những giá

trị văn hóa giáo dục cho con cái (hát ru, ca dao, dân ca, đạo đức, lối sống...)- Phụ nữ đã góp phần tích cực trong giữ gìn, phát huy, và tôn vinh văn hóa

Việt Nam, làm phong phú hơn các giá trị văn hoá.- Nhiều tên tuổi tiêu biểu trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật: Điềm Phùng

Thị, Đàm Liên, Trà Giang…III. TÓM LẠI1. Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã khẳng định những

truyền thống nói trên của phụ nữ Việt Nam là liên tục và luôn được củng cố qua nhiều thế hệ.

2. Lịch sử dân tộc cũng khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn của phụ nữ trong chiến đấu, lao động sản xuất và văn hóa –như đánh giá của Hồ chủ tịch “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ…”

3. Ngày nay, để đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phát huy những truyền thống quý báu đó để phụ nữ có những đóng góp xứng đáng, nhiều hơn, đưa Việt Nam vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng XHCN.

B. PHONG TRÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập (3/2/1930), phụ nữ Việt Nam

có điều kiện phát huy truyền thống và khả năng trên trên các lĩnh vực, phong trào phụ nữ ngày càng phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của phong trào phụ nữ, với sự hình thành, phát triển của tổ chức Hội phụ nữ đã góp phần quan trọng tạo nên những thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

II. NỘI DUNG1. Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)Tại Hội nghị TW Đảng (10/1930), Đảng đã ra Nghị quyết vận động phụ

nữ, khẳng định vai trò và khả năng cách mạng to lớn của phụ nữ Việt Nam: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là 1 lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì

16

Page 17: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

cách mạng không thắng lợi được... công tác trong quần chúng phụ nữ không phải là một nhiệm vụ phụ thuộc vào Đảng, công tác ấy chính là một nhiệm vụ lớn và trọng yếu... Đảng cần phải tổ chức các đoàn thể phụ nữ, phụ nữ hiệp hội mục đích là mưu quyền cho phụ nữ; làm cho phụ nữ triệt để giải phóng” (Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ-NXB phụ nữ, Hà Nội, năm 1970, tr.10)

Thời kỳ này, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những tên gọi khác nhau: Hội Phụ nữ Giải phóng (1930 – 1935), Hội Phụ nữ Dân chủ (1936 – 1938); Hội Phụ nữ Phản đế (1939 – 1941); Đoàn Phụ nữ Cứu quốc (1941 – 1945), Hội đã vận động phụ nữ tham gia bãi công, biểu tình, tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Phụ nữ là lực lượng đông đảo đã tích cực tham gia vào các phong trào do Chính phủ phát động như: Phong trào “Không bỏ một tấc đất hoang”, Phong trào “Tuần lễ vàng”, Phong trào “Bình dân học vụ”, Phong trào “Hũ gạo kháng chiến”, Phong trào “Bảo trợ thiếu nhi, Phong trào “Cứu đói.

2. Thời kỳ đấu tranh bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)

Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước “Diệt giặc đói”, “Diệt giặc dốt”, “Diệt giặc ngoại xâm” góp phần xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng non trẻ.

Ngày 6/1/1946, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tiến hành trong cả nước. Phụ nữ chiếm 48% tổng số cử tri đi bầu. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, 10 đại biểu phụ nữ đã trúng cử vào Quốc hội khóa I (chiếm 2,4%). Năm 1953, tỷ lệ phụ nữ tham gia Ủy ban Hành chính, Nông hội các cấp chiếm 25 - 33%.

Ngày 20/10/1946, Hội LHPN Việt Nam được thành lập nhằm mở rộng khối đoàn kết, tập hợp các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

Thực hiện chủ trương của Đảng, để giản đơn tổ chức và thống nhất lực lượng phụ nữ, Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Chiến khu Việt Bắc, Tỉnh Thái Nguyên (18-29/4/1950), bà Lê Thị Xuyến được bầu làm Chủ tịch, Đại hội quyết nghị hợp nhất Đoàn phụ nữ cứu quốc và Hội LHPN Việt Nam thành 1 tổ chức duy nhất “Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam” là mặt trận đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam.

Hội LHPN Việt Nam đã vận động phụ nữ tham gia các phong trào thi đua yêu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động:

- Trong phong trào “Diệt giặc đói”, hàng triệu phụ nữ đã vượt khó khăn, tăng gia sản xuất “không bỏ một tấc đất hoang”. Năm 1946 đã thu được 1.935.000 tấn thóc; 617 tấn màu, gấp 3 lần mùa thu hoạch bình quân các năm 1940 - 1944, nạn đói được kịp thời dập tắt. Năm 1953, chị em phụ nữ nông dân đã góp phần hoàn thành cải cách ruộng đất thực hiện “người cày có ruộng”.

17

Page 18: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Trong phong trào “Diệt giặc dốt”, chị em đã tích cực đi học và dạy học. Năm 1946, có 2 triệu phụ nữ đã thoát nạn mù chữ. Năm 1948, con số đó đã tăng lên 4 triệu phụ nữ. Năm 1949 có 70% phụ nữ đã biết đọc, biết viết. 

- Trong phong trào “Diệt giặc ngoại xâm”, nhiều phụ nữ tham gia: Dân quân du kích (Bắc Trung bộ có 840.000 chị; Nam bộ: 140.000 chị. Trong đó, nữ du kích Hoàng Ngân có 7.365 chị); Hội mẹ chiến sĩ có 500.000 bà mẹ; Tổng cộng 18 chiến dịch có 9.578.000 công phụ nữ tham gia dân công tiền tuyến, trong đó hơn 2 triệu ngày công phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Phụ nữ tích cực tham gia vào các phong trào do Hội LHPN Việt Nam phát động:+ Phong trào “Phụ nữ tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”+ Phong trào“Phụ nữ học cày, học bừa”+ Phong trào “Phụ nữ chức nghiệp”+ Phong trào “Chống bắt lính”+ Phong trào “Vận động binh sĩ trở lại quê hương”+ Phong trào “Tầm vông diệt giặc”+ Phong trào nữ du kích Hoàng Ngân “đòn gánh đánh càn”3. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ II được tổ chức tại thủ đô Hà Nội (26-

31/5/1956), bà Nguyễn Thị Thập được bầu làm Chủ tịch. Đại hội đã tổng kết những thành tích của phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống Pháp, đề ra nhiệm vụ hoạt động của Hội LHPN trong nhiệm kỳ là: đoàn kết phụ nữ cả nước để cùng toàn dân phấn đấu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, đan chủ và giàu mạnh; thực hiện nam nữ bình đẳng, giải phóng hoàn toàn phụ nữ; nâng cao trình độ chính trị, văn hóa cho phụ nữ; mở rộng các hoạt động xã hội để nâng cao đời sống của phụ nữ và nhi đồng; đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới.

Từ năm 1955 đến năm 1975, Hội LHPN Việt Nam vận động phụ nữ tham gia xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống Đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam.

* Miền Bắc- Thời kỳ 1955-1965: + Hội LHPN Việt Nam động viên phụ nữ tham gia cải tạo và xây dựng cơ

sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, chăm lo phúc lợi tập thể, bảo vệ quyền lợi phụ nữ và nhi đồng, động viên phụ nữ tham gia sản xuất, đấu tranh với địch ở miền Nam. Hội phát động phong trào thi đua "Phụ nữ 5 tốt" (Đoàn kết sản xuất, tiết kiệm tốt; Chấp hành chính sách tốt; Tham gia quản lý tốt; Học tập chính trị, văn hóa kỹ thuật tốt; Xây dựng gia đình, nuôi dạy con tốt) và phong trào thi đua “Kết nghĩa Bắc-Nam”.

18

Page 19: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

+ Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III tổ chức tại Hà Nội (8-11/3/1961), bà Nguyễn Thị Thập tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

- Thời kỳ 1965-1975:+ Hội LHPN Việt Nam phát động phong trào thi đua phụ nữ “Ba đảm

đang” (Đảm đang sản xuất và công tác; Đảm đang gia đình; Đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu). Phong trào đã động viên kịp thời mọi tầng lớp phụ nữ hăng hái lao động sản xuất; đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo, quản lý quan trọng trong công tác; chiến đấu và phục vụ chiến đấu; chăm lo chu đáo gia đình, góp phần quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

+ Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IV tổ chức tại Hà Nội (4-7/3/1974), bà Hà Thị Quế được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

* Miền Nam- Thời kỳ 1955-1960: Cán bộ phụ nữ các cấp tiến hành hoạt động bí mật

trong lòng địch; vận động, tập hợp quần chúng vào các tổ chức công khai, bán công khai, tranh thủ thế hợp pháp đấu tranh với địch; tham gia tích cực phong trào “Đồng khởi” với vai trò nòng cốt, xung kích “đội quân tóc dài”, giành thắng lợi ở nhiều địa phương.

- Thời kỳ 1961-1975: Ngày 8/3/1961, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Hội đã tập hợp được hơn nửa triệu hội viên, đóng vai trò nòng cốt xung kích của đội quân tóc dài trong phong trào đấu tranh chính trị, võ trang, binh vận; góp phần tích cực bẻ gãy các âm mưu chiến lược của đế quốc Mỹ và tay sai (chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh). Mùa Xuân năm 1975, phụ nữ đã cùng với quân dân làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh thắng 1 triệu 20 vạn quân Mỹ và ngụy, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Phụ nữ miền Nam xứng đáng với danh hiệu "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".

Từ ngày 10-12/6/1976, tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị thống nhất Hội LHPN Việt Nam và Hội liên hiệp phụ nữ giải phóng Miền Nam.

4. Thời kỳ cả nước xây dựng CNXH và công cuộc đổi mới đất nước (1975 đến 1985)

4.1 Thời kỳ 1975-1985+ Năm 1976, các tổ chức Phụ nữ ở hai miền (6/1976) được hợp nhất

thành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội đã phát động phong trào giáo dục động viên phụ nữ cả nước tham gia cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ V tổ chức tại Hà Nội (19-20/5/1982), bà Nguyễn Thị Định được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ này, Hội LHPN VN phát động hai cuộc vận động Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình và nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học.

19

Page 20: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

4.2. Thời kỳ đổi mới (1986 - nay)Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội (19-20/5/1987),

bà Nguyễn Thị Định tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam. Nhiệm vụ của nhiệm kỳ này là: Giáo dục xây dựng người phụ nữ mới XHCN; động viên phụ nữ tích cực thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát chính sách, chế độ, điều kiện lao động và sinh hoạt của phụ nữ, trẻ em; làm tốt công tác hậu phương quân đội; vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ phát huy vai trò người mẹ, góp phần xây dựng gia đình, nuôi dạy con tốt; xây dựng, củng cố cơ sở Hội; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đổi mới phương thức hoạt động; tăng cường đoàn kết với phụ nữ thế giới, đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Hai cuộc vận động Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình và Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học vẫn tiếp tục được duy trì gắn với các nhiệm vụ của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới.

- Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VII tổ chức tại Hà Nội (19-20/5/1992), bà Trương Mỹ Hoa được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam. Đại hội đã xác định 5 chương trình công tác trọng tâm:

+ Chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực cho phụ nữ;+ Chương trình hỗ trợ các hoạt động tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ;+ Chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em, thực hiện sinh đẻ có kế

hoạch, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, bền vững, tiến bộ;+ Chương trình đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ, tập hợp quần chúng và

xây dựng quỹ Hội;+ Chương trình tổ chức nghiên cứu và vận động quần chúng tham gia xây

dựng, giám sát, kiểm tra chính sách, luật pháp, cơ chế mới liên quan trực tiếp đến quyền lợi phụ nữ.

- Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII được tổ chức tại Hà Nội (19-20/5/1997), bà Trương Mỹ Hoa giữ chức Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam (1997), bà Hà Thị Khiết được bầu và giữ chức Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam (1998-2002). Đại hội quyết định điều chỉnh, phát triển 2 phong trào thi đua được phát động từ Đại hội V thành Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc và Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước; Phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà tiếp tục được thực hiện trong nữ công nhân viên chức; Phong trào “Ngày tiết kiệm vì Phụ nữ nghèo” được phát triển thành “Hỗ trợ Phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập”. Đại hội xác định 5 chương trình công tác trọng tâm:

+ Chương trình giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực cho phụ nữ;

+ Chương trình vận động phụ nữ nghiên cứu,, ứng dụng khoa học, công nghệ; hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập;

20

Page 21: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

+ Chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em, thực hiện sinh kế hoạch hóa gia đình, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc;

+ Chương trình xây dựng tổ chức Hội vững mạnh;+ Chương trình nghiên cứu và kiểm tra, giám sát.Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX tổ chức tại Hà Nội (22-23/2/2002),

bà Hà Thị Khiết được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam. Đại hội đã phát động phong trào thi đua Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc. Đại hội xác định 6 chương trình công tác trọng tâm:

+ Chương trình giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của phụ nữ;

+ Chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế;+ Chương trình xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc;+ Chương trình xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh;+ Chương trình tham gia xây dựng và giám sát việc thục hiện luật pháp,

chính sách về bình đẳng nam-nữ.+ Chương trình hoạt động đối ngoại nhân dân. Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ X diễn ra từ ngày 1-4/10/2007 tại Hà

Nội, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam. Đại hội đã tiếp tục duy trì phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo. Đại hội đã thống nhất thay đổi từ 6 chương trình thành 6 nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ 1: Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu.

+ Nhiệm vụ 2: Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.

+ Nhiệm vụ 3: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập.+ Nhiệm vụ 4: Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến

bộ, hạnh phúc+ Nhiệm vụ 5: Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh.+ Nhiệm vụ 6: Mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế vì bình đẳng, phát

triển và hoà bìnhĐại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI diễn ra từ ngày 12-14/3/2012 tại Hà

Nội, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam. Đại hội đã xác định 3 khâu đột phá: “Tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu

21

Page 22: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

quả vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững”; “Xây dựng được cơ chế quy định trách nhiệm của Hội trong công tác cán bộ nữ và chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ”; “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, đặc biệt cấp Trung ương và cơ sở”.

Đại hội đã xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm:+ Nhiệm vụ 1: Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện chủ

trương, luật pháp, chính sách; rèn luyện phẩm chất đạo đức; nâng cao trình độ nhận thức.

+ Nhiệm vụ 2: Vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững+ Nhiệm vụ 3: Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo

bền vững, bảo vệ môi trường.+ Nhiệm vụ 4: Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện và giám

sát luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.+ Nhiệm vụ 5: Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh.+ Nhiệm vụ 6:  Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế. III. KẾT LUẬNTrải qua 84 năm hoạt động, đến nay Hội LHPN Việt Nam đã thực sự trở

thành một tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Hội đã vận động phụ nữ cả nước thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; tham mưu, đề xuất, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với phụ nữ và trẻ em. Hoạt động của Hội đã được Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp đánh giá cao; đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

22

Page 23: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CHUYÊN ĐỀPhẩm chất đạo đức truyền thống của PNVN

thời kỳ Công nghiệp hoa – Hiện đại hoa đất nước“Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”

Biên soạn: Thái Thị Thanh LiêmChuyên viên ban Tuyên giáo

I. PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

1. Phẩm chất đạo đức: là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người.

2. Tại sao phải cần thiết tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH, HĐH ?

- Trước hết, vì phụ nữ có vai trò và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức trong mỗi gia đình và cộng đồng, xã hội. “Giáo dục một thanh nam là giáo dục một con người, nhưng giáo dục một thiếu nữ là giáo dục một gia đình” (Roosvelt). Người con gái sau này lớn lên sẽ trở thành người mẹ, người vợ. Người vợ tốt sẽ làm nên người chồng tốt, người mẹ tốt sẽ dạy nên những đứa con tốt. Ông bà ta từng nói “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” là nhằm để nhấn mạnh vai trò của người phụ nữ trong gia đình là vì vậy.

- Thứ hai, trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng tiêu cực của thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, “Phẩm chất đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một, lối sống thuc dụng có xu hướng phát triển trong một bộ phận phụ nữ”.

Một bộ phận phụ nữ sống thiếu lý tưởng, vô cảm, bàng quan trước các vấn đề bức xúc của xã hội; còn hạn chế về mặt nhận thức, quen sống thụ động, tự ty, an phận. Một bộ phận nữ thanh niên thích hưởng thụ, đua đòi, dễ bị lôi kéo vào con đường TNXH; có xu hướng sống thực dụng, có quan hệ lệch lạc trong hôn nhân, tình yêu; lấy chồng ngoại chỉ vì lợi ích vật chất trước mắt. Nhận thức của một bộ phận người dân, phụ nữ về vai trò, chức năng giáo dục của gia đình còn hạn chế; việc xây dựng gia đình hạnh phúc có xu hướng bị xem nhẹ.

Từ thực trạng và tình hình trên cho thấy, công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ là một trong những yêu cầu cần thiết trong chiến lược xây dựng, phát triển con người Việt Nam, cần phải dược đẩy mạnh, phải được xem là nhiệm vụ có tính ưu tiên của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự tham gia chủ động, tích cực của các Bộ, ngành, đoàn thể mà tổ chức Hội LHPN Việt Nam là lực lượng nòng cốt.

Nhận thức được sự cần thiết của việc tuyên truyền giáo dục phẩm chất phụ nữ và từ thực trạng trên thì qua nhiều cuộc họp lấy ý kiến, TW Hội LHPN

23

Page 24: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Việt Nam đã quyết định lựa chọn 4 phẩm chất đạo đức cho phụ nữ thời kỳ hiện nay là: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang (Ngày 12/3/2010 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt và ban hành Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước” (giai đoạn 2010 – 2015).

- Bố cục nội dung trình bày: + Khái niệm và biểu hiện của từng phẩm chất; + Vì sao phụ nữ phải trau dồi 4 phẩm chất; + PN cần phải làm gì để có được 4 phẩm chất “Tự tin - Tự trọng - Trung

hậu - Đảm đang”?II. BỐN PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ

CNH, HĐH “TỰ TIN, TỰ TRỌNG, TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG”A. TỰ TIN1. Khái niệmTự tin là tin vào bản thân mình, sẵn sàng vượt lên trên định kiến giới, dám

nghĩ, dám làm, dám tin vào khả năng thành công của mình.2. Biểu hiện- Người tự tin là người tin tưởng vào năng lực bản thân, quyết đoán, chủ

động, bình tĩnh xử lý mọi tình huống khó khăn; tự đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của mình, điểm nào là lợi thế, điểm nào là hạn chế, tức là có sự tự tin đúng mức dựa nên thực tế cũng như năng lực của bản thân; (Ví dụ…)

Người tự tin thường năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm dám chịu trách nhiệm; sẵn sàng nhận nhiệm vụ, và khi đã nhận thì cố gắng hoàn thành tốt; có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ; khiêm tốn khi thành công, bình tĩnh rút kinh nghiệm khi thất bại; (Ví dụ…)

Trong giao tiếp, ứng xử, người tự tin bình tĩnh, chủ động; nói năng rành mạch, phong thái chững chạc, đường hoàng; mạnh dạn bày tỏ quan điểm, chính kiến; có bản lĩnh và trí tuệ để đấu tranh bảo vệ lẽ phải (những người tự tin thường có sức thu hút khi xuất hiện ở 1 nơi nào đó…)

- Người thiếu tự tin là người không tin vào năng lực của mình; làm việc gì cũng sợ sệt, chần chừ, do dự. Người thiếu tự tin thường hay có cảm giác mặc cảm tự ti, làm việc gì cũng lóng ngóng, vụng về, chậm chạp, ì ạch, không có chí tiến thủ, dễ nản lòng, không có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Biểu hiện rõ nhất của người thiếu tự tin là hay dựa dẫm vào người khác, làm việc gì cũng hỏi ý kiến người khác, luôn nói và làm theo người khác mà không có lập trường vững vàng.

Những người thiếu tự tin sẽ rất khó để thành công vì không ai muốn giao công việc cho một người lúc nào cũng lo lắng, lóng ngóng vụng về. Sự thiếu tự

24

Page 25: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

tin vào bản thân sẽ hủy hoại chính bản thân và thường có những biểu hiện tiêu cực (trầm cảm, tự vẫn)

- Tự tin thái quá: Một thái cực khác của tự tin khi mà nó vượt qua mức cho phép thì trở thành tự tin thái quá,  là tự cao, tự đại, tự mãn. Người tự tin luôn phấn đấu vươn lên, khao khát học hỏi, trau dồi bản thân để nâng cao giá trị của mình, xem đây là cơ sở cho sự tự tin của mình, còn người tự cao tự mãn thì luôn phóng đại về khả năng của bản thân để rồi thỏa mãn với những gì mình có và coi thường người khác…

Ví dụ: trên 1 trang mạng, 1 đoạn video clip có tên là “Thảm họa Viet Nam Idol 2012”, khi mà BTC hỏi: Em có tự tin mình sẽ trở thành quán quân Việt Nam Idol 2012 không? Thì cô gái quả quyết rằng: “với khả năng của mình, với tâm nguyện lớn lao của mình, với sự gia hộ của phật tiên thánh thần, em tin chắc chắn em phải được giải nhất. Nếu như không thì có nghĩa là phải xem lại BGK!”. Rõ ràng là cô gái ở trên tự tin 1 cách thái quá vào bản thân mình, rồi phát ngôn không suy nghĩ khiến mình trở thành 1 kẻ tự cao, tự đại.

Phẩm chất tự tin thuộc về bản lĩnh của mỗi người, đồng thời cũng không chỉ thể hiện trong ý nghĩ mà còn thể hiện qua thái độ, qua hành động thực tiễn của con người; gắn với khả năng thực, giá trị thực của con người.

3. Tại sao phụ nữ phải tự tin? - Tự tin là một trong những tiêu chuẩn, điều kiện giúp người phụ nữ có

thể đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH, phát triển và hội nhập.- Phụ nữ đang sống trong một xã hội mà vấn đề bình đẳng giới đang được

quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để người phụ nữ nuôi dưỡng, hình thành lòng tự tin.

Nhờ tự tin, người phụ nữ sẽ khắc phục được những hạn chế của bản thân như sự tự ti, rụt rè, tâm lý an phận, phụ thuộc… đồng thời tiếp cận ngày càng gần hơn với cơ hội bình đẳng và phát triển.

4. Phụ nữ cần làm gì để co được sự tự tinSự tự tin là việc dễ dàng đạt được nếu chúng ta tập trung và quyết tâm để

thực hiện. Những gì đem đến sự tự tin sẽ đem đến sự thành công. Sự tự tin một khi được tạo dựng sẽ rất vững chắc, không ai có thể lấy nó từ chính bản thân chúng ta. Muốn vậy mỗi phụ nữ cần:

- Sẵn sàng vượt ra khỏi định kiến giới, dám nghĩ, dám làm, tin vào khả năng thành công của mình.

Trong xã hội ngày nay, mặc dù công cuộc giải phóng phụ nữ đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng những định kiến giới vẫn còn khá phổ biến. Do vậy, người phụ nữ hiện đại phải biết vượt qua những định kiến của xã hội, chủ động khẳng định vai trò, vị thế, quyền lợi và trách nhiệm của mình trước yêu cầu mới của đất nước; Thực tế đã chứng minh nhiều phụ nữ với sự nỗ lực vượt bậc, với bản lĩnh kiên cường và ý chí quyết tâm cao đã vượt qua hoàn cảnh, vượt qua số phận để tự khẳng định, vươn lên thoát nghèo, làm giàu và thành đạt.

25

Page 26: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Ví dụ: 1 cô gái là nạn nhân chất độc da cam, ba mẹ li dị tự khi còn nhỏ, học xong 12 thi đậu ĐH Đà Lạt, nhưng vì bệnh nặng nên phải nghỉ, không chịu đầu hàng, 6 năm sau cô gái đó thi đậu vào trường SP Đà Nẵng và tháng 7/2012 đã tốt nghiệp đại học loại giỏi. 

- Tăng cường học tập, tích lũy tri thức: Muốn tự tin thì phải có kiến thức. Muốn có kiến thức thì phải học. Bản thân mỗi người phụ nữ muốn có được tự tin cần phải tích cực học tập, trau dồi tri thức, kinh nghiệm cho bản thân mình. Mỗi người đều có cách học của riêng mình, trong đó tự học là điều rất quan trọng, chúng ta có thể tự học hỏi qua cách nhìn cuộc sống, qua mọi người, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sự trải nghiệm của bản thân mình…

- Rèn luyện kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp hình thểKỹ năng sống: kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ

năng làm mẹ, kỹ năng làm vợ… Có được những kỹ năng này người phụ nữ sẽ không còn lúng túng khi chúng ta đảm nhiệm vai trò kép của mình trong gia đình và ngoài xã hội.

Chăm sóc sức khỏe: Sức khỏe là thứ vốn quý nhất trên đời này, khi người ta đau ốm thì người ta không còn thiết tha với những điều gì khác trong cuộc sống. Nhiều chị em phụ nữ cứ làm việc quần quật suốt ngày suốt đêm, không điều độ, không hợp lý. Cũng có nhiều chị em vì quá chăm lo cho chồng con mà quên đi bản thân mình. Đó là 1 sai lầm. Làm việc gì cũng cần phải cân bằng, điều độ, thì mới lâu bền được. Mỗi chị em phụ nữ cần phải tự biết cách chăm lo cho mình có 1 đời sống tinh thần khỏe mạnh, 1 tâm lý ổn định, suy nghĩ tích cực, cách nhìn cuộc sống lạc quan và sống 1 cách thoải mái, thanh thản. Người ta nói “tâm có khỏe thi thân mới khỏe” được là vì vậy. Bên cạnh đó cần có chế độ làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để có 1 sức khỏe về thể chất bền bỉ. Có đủ sức khỏe chúng ta mới có thể lao động, mới có thể chăm sóc gia đình.

Làm đẹp: “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”. Mỗi phụ nữ cần học kỹ năng làm đẹp để chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình của mình (vóc dáng, làn da, mái tóc, trang phục…). Khi người phụ nữ thấy yêu thích bản thân mình, thấy bản thân mình quyến rũ, sẽ thêm tự tin, từ đó tự nhiên sẽ tạo ra sự thu hút đối với người khác.

Một số bí quyết để tự tin: nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện; Phát hiện ra những ưu điểm của bản thân; tìm cho mình 1 thần tượng để học tập; khẳng định năng lực của bản thân để tinh thần thêm phấn chấn; nghĩ về những thành công của mình, những điều khiến cho mình hạnh phúc; có suy nghĩ tích cực và nhìn cuộc sống một cách lạc quan; rèn luyện 1 vài sở thích và biến nó thành sở trường riêng của mình (hát, nhảy, đánh đàn…); làm những điều mình cảm thấy sợ (giơ tay phát biểu trong tập thể, giao tiếp với 1 người mà mình ngại tiếp xúc…); làm cho mình ngày càng xinh đẹp hơn để tạo ấn tượng với người khác; hạn chế hỏi ý kiến của quá nhiều người; quyết định nhanh; mỉm cười với sai lầm, thất bại; thể hiện như mình là 1 người tự tin…

26

Page 27: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

B. TỰ TRỌNG1. Khái niệmTự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Hiểu một

cách đầy đủ, tự trọng chính là có ý thức về giá trị của bản thân mình, tự mình tôn trọng mình, coi trọng danh dự của mình.

Ví dụ: một người bán hàng rong nhưng kiên quyết không nhận tiền bố thí coi mình như 1 kẻ ăn xin, nhưng chỉ nhận tiền bằng sản phẩm mình bán ra, đó là tinh thần “đói cho sạch, rách cho thơm”, là tự trọng, không để người khác coi thường, rẻ rúng mình.

2. Biểu hiện- Người có lòng tự trọng trước hết phải là người yêu nước, tự tôn dân tộc,

không làm điều gì tổn hại đến đất nước, đến dân tộc mình. - Người có lòng tự trọng là người tôn trọng và tự giác tuân thủ pháp luật

của nhà nước, nghiêm túc thực hiện các quy tắc ứng xử, các nội quy, hương ước của tập thể, cộng đồng; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; dám đấu tranh chống các hành động sai trái, tiêu cực, vi phạm pháp luật (Ví dụ: tôn trọng các quy tắc giao thông, ý thức đổ rác đúng nơi quy định, biết bảo vệ và giữ gìn của công…)

- Người có lòng tự trọng còn là người luôn tôn trọng và tự giác tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện tác phong, lối sống theo các chuẩn mực đạo đức xã hội; biết phân biệt đúng/sai, phải/trái. Trong ứng xử, người tự trọng thường độ lượng với người khác nhưng nghiêm khắc với bản thân. 

- Người tự trọng là người coi trọng danh dự bản thân và tôn trọng người khác; sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người; nỗ lực phấn đấu vươn lên để tự hoàn thiện mình; nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều; việc gì làm được thì gắng làm, không phiền lụy đến người khác. Lòng tự trọng và tự tôn còn giúp con người biết việc nên làm/ việc không nên làm, không sống dễ dãi, buông thả, bất chấp dự luận; khi có lỗi thì tự giác nhận lỗi, sửa lỗi; biết kiềm chế, không xúc phạm người khác, không để người khác xúc phạm mình.

Ví dụ: vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, nhìn nhận về lối sống buông thả, dễ dãi của người bạn gái Nguyễn Phương Linh…

Tự trọng là đức tính quý giá, khi quá tự trọng sẽ dễ trở thành người ích kỷ, người tự cao, hay tự ái. Thiếu tự trọng dễ bị sai khiến, làm theo người khác, kể cả việc sai trái.  

3. Tại sao phụ nữ thời kì CNH, HĐH lại cần phải tự trọng? - Để tiếp nối truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, người phụ

nữ Việt Nam. Trong lịch sử dân tộc, đã có biết bao tấm gương liệt nữ sáng ngời về lòng

tự trọng: Đó là Hai Bà Trưng vì nợ nước, thù nhà, hận quân xâm lược bạo tàn mà phất cờ khởi nghĩa; Trong chiến tranh, biết bao nhiêu người mẹ tiễn chồng, tiễn con ra trận mà không trở về “nước mắt mẹ không còn, vì khóc những đứa

27

Page 28: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

con, lần lượt ra đi mãi mãi, thời gian trôi qua vết thương đã lành theo năm tháng nhưng vết thương lòng mẹ vẫn còn nặng mang”. Biết bao chàng trai, cô gái sẵn sàng từ bỏ ước mơ vào cổng trường Đại học để lên đường nhập ngũ, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Chính lòng tự trọng của mỗi người dân Việt Nam đã tạo thành sức mạnh cộng đồng, đoàn kết thành một khối, đánh bại kẻ thù xâm lược để giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

- Để góp phần bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam trước những thách thức của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập

Toàn cầu hóa đang làm cho nền văn hóa của các quốc gia xích lại gần nhau hơn, song cũng dễ bị “hòa tan” hơn. Bên cạnh những tác động tích cực đã xuất hiện không ít những biểu hiện văn hóa tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp tới đạo đức của con người Việt Nam, nhất là lớp trẻ.

Những hành động rất nhỏ nhưng thể hiện được nét văn hóa và lòng tự trọng của con người: vứt rác bừa bãi nơi công cộng, chửi thề đánh lộn nơi chợ búa, lấn chiếm lòng đường để buôn bán...

Những hành vi, biểu hiện thiếu lòng tự trọng một cách nghiêm trọng, như việc một số nữ ca sĩ, người mẫu, diễn viên ăn mặc lố lăng, hở hang, và có những phát ngôn gây sốc (“Yêu mà không có tiền thì cạp đất mà ăn à”).

Giá trị của các cuộc thi sắc đẹp, hoa hậu ít nhiều không còn nguyên vẹn vẻ đẹp và sự cao quý như ngày trước, bởi một số người đẹp đã dính vào những vụ mua bán dâm đình đám, một số người dựa vào sắc đẹp của mình để kiếm sống. Có nhiều Hoa hậu Việt Nam cũng từng đứng trước con sóng đòi tước vương miện của dư luận: Hoa hậu Việt Nam Hoàn cầu Ngọc Trinh, được mệnh danh là “nữ hoàng nội y” với những phát ngôn gây sốc như “yêu mà không có tiền thì cạp đất mà ăn ah”. Gần đây, Hoa hậu Việt Nam 2006 Mai Phương Thúy với bộ ảnh áo dài trong suốt bị chê là phản cảm, làm méo mó hình ảnh chiếc áo dài truyền thống cũng làm dậy sóng dư luận đòi tước vương miện. Mỹ Xuân – hoa hậu nam Mê Công 2009 đã bị bắt vì tội bán dâm và môi giới mại dâm với giá hàng nghìn USD.

Rồi trên các trang mạng xuất hiện rất nhiều hình ảnh kỳ quặc của các nữ học sinh, có trường hợp nữ sinh tự tung ảnh hở hang của mình lên mạng để thể hiện cái gọi là “chơi nổi”, rồi có những hành vi hút thuốc, hôn nhau ngay trong lớp học.

Đặc biệt, quan niệm trong tình yêu hôn nhân của 1 bộ phận phụ nữ đã trở nên quá dễ dãi, buông thả. Những trường hợp “sống thử” khi chưa kết hôn xảy ra rất nhiều.

Đau lòng nhất là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam đã trở thành món hàng mua bán trên 1 số tờ báo ở nước ngoài với lời giới thiệu như 1 món hàng rẻ rúng: “Mua 1 cô vợ Việt Nam giá 6000 USD. Bảo đảm còn trinh; bảo đảm giao hàng trong vòng 90 ngày; không phụ phí; nếu bị cô ta bỏ trong vòng 1 năm, sẽ được 1 cô khác miễn phí”.

28

Page 29: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Nhiều cô gái Việt Nam xinh đẹp trong trang phục eva đi qua đi lại cho đàn ông nước ngoài tuyển chọn. Đó là 1 sự sỉ nhục rất lớn phải không các chị, nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến lòng tự tôn của cả dân tộc.

- Cần có lòng tự trọng để đem lại giá trị đích thực cho con người, hướng con người sống thiện, sống đẹp.

Lòng tự trọng giúp cho mỗi con người ý thức được giá trị của bản thân, và biết cách để bảo vệ danh dự của bản thân. Lòng tự trọng sẽ làm nên nhân cách và thương hiệu của mỗi người, của mỗi công ty, hay của quốc gia.

4. Để co lòng tự trọng, phụ nữ cần làm gì?- Luôn đề cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, không làm những việc ảnh

hưởng tới giá trị, thanh danh của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam. Người phụ nữ yêu nước phải phấn đấu góp phần làm cho đất nước giàu

đẹp; biết quảng bá hình ảnh dân tộc với bạn bè quốc tế; biết tiếp thu có chọn lọc những giá trị mới tốt đẹp từ bên ngoài. Đồng thời cần xác định trách nhiệm của bản thân: Khi làm bất cứ việc gì, ở bất cứ đâu, dù trong nước hay ở nước ngoài, cũng tự nhắc nhở mình: không được phép đánh mất lòng tự trọng của bản thân và lòng tự tôn dân tộc.

- Người phụ nữ phải tạo cho mình một niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống.

Khi người ta tin vào mình, tin vào một cuộc sống tốt đẹp, tin tưởng vào cuộc đời đáng sống, người ta sẽ sống một cách vững vàng để hình thành một lòng tự trọng đích thực. Muốn có lòng tự trọng đích thực, mỗi người cần phải tập trung vào sự thành công và quên đi những điều tiêu cực hay những sai lầm chúng ta mắc phải trong cuộc sống, để nuôi dưỡng khát vọng sống mạnh mẽ với những ước mơ hoài bão, chí tiến thủ và nỗ lực để biến ước mơ thành hiện thực.

- Lòng tự trọng của người phụ nữ cần được thể hiện ở tinh thần vượt khó, ở ý chí vươn lên trong cuộc sống

- Người phụ nữ muốn giữ được lòng tự trọng cần phải thường xuyên tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và kĩ năng sống cho bản thân

Hai phẩm chất tự tin và tự trọng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người có lòng tự tin đích thực là người có lòng tự trọng. Và người có lòng tự trọng là cơ sở để phát triển lòng tự tin.

C. TRUNG HẬU 1. Khái niệmTrung hậu là trung thực và nhân hậu với mọi người, có những tình cảm tốt

đẹp và chân thành, trước sau như một trong quan hệ đối xử với mọi ngườiTheo nghĩa rộng chính là lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân.

Biết tôn trọng những thành quả cách mạng, hiểu rõ đạo lí “ăn quả nhớ người trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Do đó, người trung hậu không bao giờ

29

Page 30: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

phản bội Tổ quốc, không nhẹ dạ nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu, không tiếp tay cho kẻ xấu phá hoại thành quả cách mạng. Cũng không bao giờ thay lòng đổi dạ, không là người thất hứa, bội tín, không vô tình vô nghĩa.

2. Biểu hiệnTrong quan hệ cộng đồng, biểu hiện của phẩm chất trung hậu chính là sự

thủy chung son sắt trong các mối quan hệ gia đình, xã hội như tình bạn, tình yêu, tình đồng nghiệp. Người phụ nữ trung hậu luôn là người thật thà, ngay thẳng, sống nhân ái với mọi người, giàu lòng thương người, có tính vị tha, bao dung. Sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trên cơ sở đồng cảm; không thờ ơ, bàng quan, vô cảm trước bất hạnh của người khác; công tâm, khách quan trong đánh giá, đối xử với mọi người; trung thực, ngay thẳng, không tham lam, vụ lợi; Thẳng thắn, cương trực, có chính kiến để bảo vệ lẽ phải, đấu tranh chống cái xấu, cái ác.

Trong bất cứ thời đại nào, trung hậu cũng luôn là một phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào của phụ nữ Việt Nam.

Bệnh vô cảm: Tuy nhiên, có lẽ cuộc sống ngày càng xảy ra nhiều chuyện khiến con người trở nên bàng quan, vô cảm hơn. Ngày trước khi mà đọc trên báo có 1 bài về vụ án giết người là tự nhiên trong lòng thấy nôn nao, bức xúc. Nhưng khi mà nhiều việc xảy ra trở nên quen thuộc thì người ta lại có phản ứng bình thường với mọi chuyện. Khi mà cuộc sống ngày càng đô thị hóa, người ta sống theo kiểu “đèn nhà ai nhà ấy sáng” thì con người ít quan tâm đến nhau hơn. Gần đây xuất hiện nhiều vụ án mà trong đó thủ phạm lại chính là phụ nữ. Có những người phụ nữ hiền lành, nhân hậu nhưng lại yếu thế, thiếu tự tin và chọn cách hành xử tiêu cực nhất. Đó là những trường hợp người vợ bị bạo hành, và khi chịu đựng không nổi nữa người ta đã gây ra tội ác (ví dụ như vụ vợ giết chồng nát rượu...). Có trường hợp vợ sa vào tệ nạn cờ bạc, ngoại tình và âm mưu giết chồng (vụ bà Liễu giết nhà báo Hoàng Hùng). Rồi nhiều trường hợp người giữ trẻ bạo hành trẻ em một cách nhẫn tâm gây bức xúc trong dư luận (vụ 02 bảo mẫu ở TPHCM bạo hành trẻ em mầm non cuối năm 2013 bị dư luận lên án). Điều đặc biệt là những người chứng kiến tội ác, những hành vi vô văn hóa lại dửng dưng, bàng quan, còn hiếu kỳ lấy điện thoại ra quay và tung lên mạng chứ không có suy nghĩ là can ngăn những hành vi xấu (nữ sinh đánh nhau).

3. Tại sao phụ nữ thời kì CNH, HĐH cần co lòng trung hậu? Trong bất cứ thời đại nào, lòng trung hậu cũng luôn là một phẩm chất

đạo đức truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào của phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, dịu dàng, đằm thắm, bao dung, vị tha đã đi vào văn thơ nghệ thuật, không biết có bao nhiều ca tự ca ngợi lòng nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam, của những người mẹ “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào, tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”...

 Lòng trung hậu của phụ nữ Việt Nam là cơ sở để tạo nền tảng gia đình luôn vững chắc, bền chặt. “Phúc đức tại mẫu’’ là câu tục ngữ khẳng định vai trò to lớn của người phụ nữ trong gia đình. Trong gia đình Việt Nam có lẽ chưa bao

30

Page 31: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

giờ thiếu vắng người phụ nữ. Thiếu họ ở vai trò người mẹ, người vợ, người chị, gia đình trở nên chông chênh, trống vắng, buồn chán, hụt hẫng... Người ta nói về tình mẹ: “chỉ ở nơi người mẹ, ta mới tìm thấy được lòng chung thủy tuyệt đối”; người ta nói về vai trò của người vợ với chồng: “con nuôi cha không bằng bà nuôi ông”. Điều đó cho thấy người mẹ, người vợ chính là người giữ “phần hồn” của gia đình, là điểm tựa bình yên, thiêng liêng, cao quý nhất trong tận đáy sâu tâm hồn mỗi con người. Ra ngoài xã hội, phẩm chất này lại là chìa khóa để làm cho xã hội tốt đẹp hơn, người với người đối xử có tình với nhau hơn.

 4. Phụ nữ cần làm gì để thể hiện lòng trung hậu?- Người phụ nữ cần luôn ý thức sâu sắc về tinh thần “tương thân tương

ái”, đề cao nghĩa tình, coi trọng đạo lí, sống có nghĩa có tình, có trước có sau, thuỷ chung, son sắt.

- Luôn quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng; khắc phục tư tưởng ích kỉ, hẹp hòi, níu kéo, đố kị với người khác

- Luôn sống trung thực, thẳng thắn, không làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức

D. ĐẢM ĐANG1. Khái niệm- Quan niệm cũ: đảm đang (hay đảm đương) là khái niệm chỉ (người phụ

nữ) đảm đang việc nhà; người đàn bà gánh vác giỏi công việc trong gia đình. - Quan niệm mới: người phụ nữ đảm đang là người biết sắp xếp hài hòa

công việc gia đình và công việc xã hội.2. Biểu hiện- Đối với gia đình:+ Khả năng quán xuyến công việc gia đình tốt. Đảm đang không phải là

tự mình cáng đáng hết mọi việc, mà quan trọng là cần biết cách sắp xếp, phân công công việc cho các thành viên một cách hợp lí; thu hút được sự tham gia tích cực của các thành viên trong chia sẻ công việc gia đình với mình.

+ Là người cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, tạo thu nhập ổn định đóng góp vào nguồn thu của gia đình;

+ Biết cách chi tiêu hợp lý, có kế hoạch, phù hợp điều kiện kinh tế gia đình, thực hành tiết kiệm; bảo đảm điều kiện quan trọng về cơ sở vật chất để gia đình tồn tại và phát triển (quan niệm của dân gian về vai trò tay hòm chìa khoá “đàn ông như cái giỏ, đàn bà như cái hom”).

+ Biết cách tổ chức tốt cuộc sống tinh thần trong gia đình thông qua những bữa cơm, những cuộc sinh hoạt đại gia đình, sự thăm hỏi đối với họ hàng, làng xóm, ông bà , anh em… (nhấn mạnh về vai trò của bữa cơm gia đình) sao cho tạo sự gắn kết các thành viên trong gia đình; quan tâm chăm sóc, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, chia sẻ tâm tư tình cảm với con, hiểu những giai đoạn thay

31

Page 32: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

đổi tâm sinh lí của con để khéo léo định hướng cho con phát triển nhân cách; không bao giờ phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường, cho xã hội.

- Đối với xã hội, người phụ nữ đảm đang là người lao động sáng tạo, hoàn thành tốt công việc được phân công; tạo dựng được mối quan hệ tốt đối với đồng nghiệp, cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Đồng thời chú ý tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình có thời gian học tập, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng, xã hội.

- Với bản thân, người phụ nữ đảm đang là người biết cách sắp xếp hài hòa thời gian nghỉ ngơi, học tập, chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp cho bản thân phù hợp với điều kiện của gia đình và môi trường làm việc.

Đảm đang là phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, giúp người phụ nữ khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã hội; là yếu tố để người phụ nữbảo vệ hạnh phúc của chính mình và gia đình; đồng thời thể hiện được sự năng động để có thể thành công trong sự nghiệp.

3. Tại sao phụ nữ thời kì CNH, HĐH cần là người đảm đang? - Đảm đang luôn là phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, vừa thể hiện

đúng thiên chức làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ Việt Nam, vừa khẳng dịnh vị thế của họ trong cộng đồng. 

- Trước yêu cầu ngày càng cao của thời kì CNH, HĐH, phẩm chất đảm đang sẽ giúp cho người phụ nữ thực hiện hài hòa hai vai: việc nhà, việc nước để vừa có cơ hội phát triển cho bản thân, vừa bảo toàn hạnh phúc gia đình. 

4. Phụ nữ thời kì CNH, HĐH cần làm gì để thể hiện được phẩm chất đảm đang?

- Người phụ nữ cần biết cách tổ chức tốt cuộc sống gia đình để tự tạo điều kiện tham gia hoạt động xã hội cho bản thân và cho các thành viên khác.

- Người phụ nữ xử lý hài hòa trách nhiệm hai vai việc nước, việc nhà:+ Nhiều chị em phụ nữ vì quá đam mê công việc và hăng say với các hoạt

động xã hội mà lơ là công việc gia đình, chồng cảm thấy thiếu thốn tình cảm, con cái cảm thấy thiếu vắng bàn tay chăm sóc của mẹ, gia đình thiếu vắng những bữa cơm đoàn tụ....đến một ngày nào đó khi người phụ nữ nhìn lại thì có khi chồng đã đi theo người phụ nữ khác và con cái cũng trở nên rời xa mẹ, gia đình có thể bị tan vỡ. Vì lẽ đó, người đàn ông dù giỏi giang, thành đạt đến mấy nhưng trong gia đình nếu thiếu vắng người vợ đảm đang thì sẽ cảm thấy “Vắng em có một buổi chiều. Mà anh chếnh choáng như diều đứt dây...”.

+ Lại có những người phụ nữ vì quá chăm lo cho chồng con mà sẵn sàng nghỉ việc ở nhà để toàn tâm toàn ý cho công việc gia đình. Đến một ngày nhìn lại, khi chồng của mình đi ra ngoài ngày càng phát triển, gặp gỡ nhiều người, còn mình thì cứ quảnh quân ở nhà, dần dần trở nên tụt hậu so với chồng và không ít trường hợp đã gây ra sự nhàm chán trong mắt người chồng.

32

Page 33: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Thứ ba, người phụ nữ cần tự bồi dưỡng cho mình kiến thức văn hoá, kĩ năng sống bao gồm: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, kĩ năng nội trợ, kĩ năng nuôi dạy con cái và chăm sóc gia đình…;

Ví dụ: nhiều bạn gái ở thành phố không biết việc bếp núc, cái gì cũng nhờ vào mẹ, đến khi có gia đình riêng thì việc gì cũng không biết làm, trở nên hụt hẫng. Có 1 số bạn gái có suy nghĩ là thời đại nam nữ bình đẳng rồi, mình không biết nấu nướng thì đã có chồng mình làm, lo gì; không nấu ăn được thì đi ăn tiệm, có gì phải lo. Tuy nhiên, dù thời thế có thay đổi thế nào thì thiên chức của người phụ nữ vẫn giữ vai trò quan trọng trong vai trò là người "giữ lửa" trong gia đình.

III. TẠI SAO PHỤ NỮ CẦN CÓ 4 PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC “TỰ TIN, TỰ TRỌNG, TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG”

Bốn phẩm chất đạo đức nói trên sẽ giúp người phụ nữ: - Đối với bản thân: nắm bắt cơ hội, tận dụng những yếu tố tích cực của

CNH, HĐH, hội nhập quốc tế; tránh những tác động tiêu cực của thời kì CNH, HĐH và hội nhập; vượt qua những thách thức trong cuộc sống.

- Đối với gia đình: thực hiện tốt vai trò, thiên chức của người phụ nữ trong gia đình; tác động tích cực tới các thành viên; cơ sở để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (nuôi dạy con cái…).

- Đối với xã hội: giúp người phụ nữ thực hiện tốt trách nhiệm công dân; tác động tích cực tới cộng đồng, xã hôi; góp phần tích cực xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

IV. CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHỤ NỮ CÓ ĐƯỢC CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC “TỰ TIN, TỰ TRỌNG, TRUNG HẬU, ĐẢM ĐANG”

- Đối với bản thân phụ nữ: Cần nhận thức đúng, đầy đủ về 4 phẩm chất và sự cần thiết phải rèn luyện

để có được những phẩm chất đó; Nhìn nhận rõ những yếu tố cản trở để khắc phục (định kiến xã hội đối với

phụ nữ; Sai lầm, yếu kém, khiếm khuyết của bản thân; Hoàn cảnh không thuận lợi, kém may mắn);

Ý thức đúng về vai trò phụ nữ, giá trị bản thân, trách nhiệm xã hội (Tự hào về truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam, tự tin về vai trò của phụ nữ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập; Có niềm tin vào ý chí, năng lực, bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình, của giới mình, của mỗi người xung quanh mình; Xác định rõ trách nhiệm xã hội của mỗi người, của chính bản thân mình trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức);

Không ngừng học tập và rèn luyện bản thân (chủ động tích cực học tập, tự xác định nhu cầu, mục đích học tập, lựa chọn nội dung phù hợp; có ý thức học mọi lúc, mọi nơi, mọi hình thức, học suốt đời; tự giác, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất; chiến thắng được bản thân, vượt qua chính mình);

33

Page 34: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

+ Tác động tới những người xung quanh (Người thân trong gia đình, bà con, đồng chí, đồng nghiệp...)

- Đối với cán bộ cán bộ HộiXác định được tầm quan trọng, trách nhiệm của tổ chức và của bản thân

trong việc tuyên truyền, giáo dục 4 phẩm chất đạo đức cho CBHVPN, CB CCVC và nữ CNLĐ.

Nghiên cứu thực tiễn để tham mưu, tổ chức tuyên truyền 4 phẩm chất đạo đức cho CBHVPN, CB CCVC và nữ CNLĐ đạt hiệu quả cao nhất.

Nắm vững những nội dung phẩm chất đạo đức truyền thống và 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH để phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền .

Tiên phong, gương mẫu trong việc thực hiện 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước)

Tóm lại, bốn phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Bốn phẩm chất có mối quan hệ hữu cơ, phẩm chất này là tiền đề, điều kiện, cơ sở, kết quả của phẩm chất kia và ngược lại: Xuất phát từ lòng tự trọng mà cần phải rèn luyện để thể tự tin, cần phải sống sống trung thực, nhân ái. Tự tin mới có đủ bản lĩnh thể hiện lòng tự trọng, sự trung thực, thẳng thắn; tự tin mới có đủ năng lực để thể hiện sự đảm đang trong gia đình và đảm đang công việc xã hội. Xuất phát từ tình cảm yêu thương dành cho những người thân trong gia đình, xuất phát từ lòng chung thủy với chồng, sự hiếu thảo với bố mẹ..., người phụ nữ không quản vất vả, khó nhọc, có thể toàn tâm toàn ý lo toan, đảm đang công việc gia đình mà không hề tính toán thiệt hơn. Ngược lại, chính sự đảm đang ấy sẽ góp phần thể hiện một cách đầy đủ nhất, sinh động nhất vẻ đẹp của lòng nhân hậu ở người phụ nữ.

Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc đã có sự đóng góp to lớn của các thế hệ phụ nữ Việt Nam. Để tiếp tục góp phần xây dựng đất nước, PN VN hiện nay cần phải thấm nhuần và rèn luyện 4 phẩm chất: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, để mãi mãi xứng đáng với lời khen tặng của Bác Hồ: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp rực rỡ”./.

 

34

Page 35: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

PHẦN THỨ HAI

NHÓM CHUYÊN ĐỀVỀ KỸ NĂNG

35

Page 36: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CHUYÊN ĐỀ

Kỹ năng tổ chức điều hành sinh hoạt nhom cùng tham gia(chi, tổ phụ nữ, câu lạc bộ)

Biên soạn: Trần Thị Thu HạnhUVBTV - Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Sinh hoạt chi, tổ phụ nữ, câu lạc bộ là hình thức gắn bó nhất giữa tổ chức Hội với hội viên, thành viên CLB, cũng là nơi quan trọng nhất để chuyển tải toàn bộ nội dung hoạt động của tổ chức Hội, quyết định sức mạnh của tổ chức; Tuy nhiên, việc tham gia tổ chức Hội lại mang tính tự nguyện rất cao. Vì vậy, để thu hút được nhiều hội viên tham gia, cán bộ chi, tổ phụ nữ, chủ nhiệm CLB cần phải có kỹ năng tổ chức, điều hành buổi sinh hoạt. Sau đây là cách tổ chức, điều hành một số hình thức sinh hoạt phổ biến.

I. TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH1. Sinh hoạt Nhom co sự cùng tham gia- Sinh hoạt Nhom trong công tác của Hội LHPN các cấp có thể là: cuộc

họp, hội thảo, tập huấn, sinh hoạt, Câu lạc bộ…nhằm chia sẻ thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ, thúc đẩy sự gắn kết và hợp tác lẫn nhau từ đó nâng cao năng lực cho từng cá nhân, tổ chức và mạng lưới được xây dựng.

Sự cùng tham gia là làm sao để sử dụng tích cực kiến thức và kinh nghiệm từ người tham dự; là quá trình đối thoại liên tục, phân tích và điều chỉnh để đi đến thống nhất quan điểm và hành động. Hiệu quả của sự cùng tham gia là yếu tố then chốt cho sự thành công của hoạt động Nhóm.

Các nguyên tắc:- Dân chủ, bình đẳng trong tất cả than viên tham dự;- Mọi ý kiến đều có giá trị;- Tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau;- Lập luận lô-gíc trong phân tích các ý kiến của thành viên tham dự;- Chia sẻ kinh nghiệm;- Tập trung vào nhu cầu của thành viên tham dự;- Khuyến khích các suy nghĩ phê bình tích cực;- Các mâu thuẫn và ý kiến tranh luận nên được trực quan hoá và giải

quyết với thời gian thích hợp;- Các cảm giác không thoải mái phải được giải quyết nhanh chóng.2. Điều hành các hoạt động nhom2.1. Vai trò của điều hành

36

Page 37: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Giao tiếp có sự cùng tham gia được xây dựng dựa trên sự tin cậy và cảm giác trách nhiệm chung cho kết quả giữa những người tham dự.

Kỹ năng điều hành rất quan trọng, nhằm:- Huy động sự cùng tham gia;- Thúc đẩy năng lực người dự;- Giải quyết các ý kiến mâu thuẩn;- Tạo môi trường làm việc thuận lợi;- Có được thông tin đầy đủ và cần thiết.2.2. Các giai đoạn của một hoạt động NhómNgười điều hành cần sử dụng công cụ kỹ năng đúng lúc và phù hợp trong

từng giai đoạn của hoạt động nhóm thì mới mang lại hiệu quả có mục tiêu cho hoạt động đó.

Phần mở đầu:- Bố trí không gian làm việc;- Giới thiệu các thành viên của nhóm;- Giới thiệu mục tiêu, nội dung làm việc;- Giới thiệu cách làm việc, thời gian;- Tạo không khí thoải mái...Hoạt động chính: Có thể là một hoặc tập hợp trong số các hoạt động sau: - Cung cấp thông tin: qui định, hiện trạng, chỉ tiêu, khó khăn, giải pháp đề xuất...- Thảo luận: các vấn đề, nguyên nhân, khó khăn và thách thức, quan điểm

về giải pháp, cơ chế, hợp tác...- Lựa chọn ưu tiên: vấn đề quan tâm theo thứ tự ưu tiên...;- Bổ sung thông tin;- Định hướng vấn đề;- Làm “thư giãn”... Phần kết thúc: - Tổng hợp các ý kiến;- Tóm tắt và nhấn mạnh các ý chính;- Xác định công việc đã đạt được;- Xác định nhu cầu tiếp theo;- Duy trì không khí hợp tác....2.3. Lập kế hoạch cho một hoạt động: Cần đặt các câu hỏi theo 4 nội dung

để lập kế hoạch:

37

Page 38: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Bối cảnh: + Tại sao cần có buổi sinh hoạt?+ Nêu những vấn đề đã xãy ra, lý do của buổi sinh hoạt?- Đối tượng tham dự:+ Tại sao họ cần tham dự?+ Đối tượng tham dự? Vai trò của nhóm đối tượng?- Mục tiêu:+ Mọi người đến tham dự buổi sinh hoạt để làm gì?+ Dự kiến đạt được kết quả gì?- Phương pháp:+ Dùng bộ công cụ gì để điều hành?+ Bạn sẽ làm gì để đạt được kết quả?2.4. Thúc đẩy sự cùng tham gia- Đối thoại để chia sẻ khái niệm, quan điểm...;- Hỏi câu hỏi và cách thu thập ý kiến;- Sử dụng các hỗ trợ trực quan;- Đánh giá và phản hồi liên tục;- Tạo môi trường làm việc phù hợp; - Sử dụng các hình thức làm việc nhóm khác nhau.3. Một số gợi ý vận dụng vào sinh hoạt - Cần có chủ đề cụ thể cho mỗi buổi sinh hoạt (thông báo trước);- Các buổi sinh hoạt không phải là những cuộc trao đổi thông tin một

chiều mà phải tạo cơ hội để các thành viên được thảo luận và chia sẻ thông tin, kiến thức một cách thoải mái;

- Khuyến khích các thành viên trao đổi, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm đồng thời học tập lẫn nhau;

- Cần chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng kịch bản để các hoạt động đạt hiệu quả và vui vẻ hơn;

- Không lạm dụng nhiều hoạt động để tránh căng thẳng và tránh lặp lại thường xuyên một hoạt động làm nhàm chán;

- Hãy làm cho các thành viên dự họp được thư giản hơp lý. - Tạo không khí làm việc hứng thú: Hát, kể chuyện, chiếu phim,trò chơi,

đố vui, làm việc theo nhóm, thi ý tưởng, đi thực địa, hình ảnh trực quan, phần thưởng…

4. Câu hỏi gợi ý khi tổ chức một hoạt động

38

Page 39: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Trước khi tổ chức sinh hoạt:- Thành phần ban tổ chức và phân công nhiệm vụ cụ thể? - Đối tượng tham dự? Ai là người nên được ưu tiên? - Làm sao để hấp dẫn và thu hút đối tượng đến dự? - Đối tượng có thể cùng tham gia đóng góp ý kiến? - Nội dung sinh hoạt chính? - Nội dung hỗ trợ? - Cấu trúc chương trình? - Làm sao để có minh họa trực quan thực tế sống động? - Địa điểm? - Thời gian? - Phương tiện? - Tài liệu tham khảo?...Trong buổi sinh hoạt:- Kiểm tra và chuẩn bị kỹ vật dụng, chỗ ngồi…nơi sinh hoạt? - Các bước tiến hành? - Cách điều phối (sáng tạo, độc đáo)? - Sự cùng tham gia của đối tượng? - Xử lý tình huống? - Cách lưu trữ thành tư liệu? - Khen thưởng, khích lệ? - Đánh giá kết quả?...Sau buổi sinh hoạt:- Cách sử dụng kết quả? - Làm sao để biết có tác động? - Các hoạt động tiếp theo? - Tiếp thu ý kiến phản hồi? - Tổng kết, bài học kinh nghiệm? - Bảo quản, lưu trữ kết quả?... II. KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU HÀNH THÚC ĐẨY SỰ CÙNG

THAM GIANgười điều hành có nhiệm vụ tạo được cuộc giao tiếp có chất lượng với

các thành viên tham gia buổi sinh hoạt. Trên cơ sở đó các thành viên sẽ có điều kiện và tự tin để bộc lộ các cảm giác, suy nghĩ của bản thân họ một cách đầy đủ.

39

Page 40: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Từ đó, người điều hành mới giúp đỡ cho người tham gia tự phân tích các vấn đề của bản thân mình. Muốn làm được như vậy người điều hành nên thực hiện một cách thành thạo các kỹ năng sau:

- Kỹ năng trình bày;- Kỹ năng quan sát đánh giá;- Kỹ năng lắng nghe;- Kỹ năng tổng kết, tóm tắt;- Kỹ năng đặt câu hỏi;- Kỹ năng điều phối buổi sinh hoạt.1. Kỹ năng trình bày co hiệu quả- Thông tin sắp xếp trình bày hợp lý;- Nói rõ bối cảnh của bài nói: tại sao lại bàn về chủ đề này....?- Nên định hướng rõ mục tiêu của bài nói là gì: người nghe sẽ biết được

gì? Hiểu thêm điều gì? Làm được gì?...- Sử dụng các hình ảnh trực quan sinh động (nếu có)- Nói rõ ràng, dễ nghe, có “cảm xúc”; không nói quá nhanh hoặc quá nhỏ;

nên tạm ngừng giữa các ý chính;- Giảm bớt lời giải thích dài dòng;- Nên đưa ra thông tin có tính định lượng rõ ràng cho các hoạt động: số

lượng, kích thước, khối lượng, qui mô, thời lượng...;- Cách trình bày sinh động;- Tránh thông tin 1 chiều, nên tạo cơ hội để hỏi – đáp;- Nghe kịp thời và chính xác ý kiến của người dự;- Mắt luôn theo dõi người nghe;- Xác định được các vướng mắc xảy ra trong thành phần tham dự;- Nên có người phụ trợ cùng làm việc;- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, trang thiết bị (lưu ý cả dự phòng);- Đánh giá được không khí buổi làm việc để điều chỉnh kịp thời.2. Kỹ năng quan sát đánh giá- Là kỹ năng quan trọng cho việc thu thập thông tin từ thực tế thông qua

tri giác nhìn và nghe.- Người điều hành phải quan sát các thành viên qua tác phong, thái độ

thân mật hay khép kín, xem cách ngồi, sắc mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói.v.v. và cả khoảng cách ngồi có sự chọn lựa đối với người điều hành để qua đó có thể nắm bắt được phần nào tính cách, tâm lý của các thành viên. Điều đó

40

Page 41: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

tạo điều kiện thuận lợi cho người điều hành trong suốt quá trình thực hiện các mục tiêu, nội dung cần truyền đạt.

3. Kỹ năng đặt câu hỏi- Kích thích người nghe suy nghĩ;- Lôi cuốn sự tham gia; - Làm sáng tỏ các nội dung;- Thu thông tin (Phản hồi và giải quyết vấn đề);- Khuyến khích giao tiếp;- Xác định, giải quyết vấn đề nảy sinh.3.1. Các loại câu hỏi:- Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi đạt hiệu quả tốt nhất bảo đảm khách quan,

gợi ra được vấn đề của các thành viên để cho họ có thể diễn đạt vấn đề của họ một cách tự nhiên và đầy đủ nhất và điều đó cũng giúp cho họ tập trung sâu hơn về các vấn đề họ bế tắc, khó giải quyêt.

VD: Bạn muốn bắt đầu từ đâu? Điều đó có gì đặc biệt với bạn? Ban nghĩ sao về điều đó? Điều đó có ý nghĩa gì với bạn?

- Câu hỏi đóng: Là câu hỏi có phương án trả lời “Có” hoặc “Không”. Nên hạn chế các câu hỏi nay vì các thành viên dễ bị dẫn dắt bởi người điều hành và khó để họ bộc lộ và thể hiện tâm trạng cảm xúc, suy nghĩ của mình.

3.2. Chú ý trong kỹ năng đặt câu hỏi- Đúng nội dung của cuộc nói chuyện: Các câu hỏi đặt ra phải đúng chủ

đề đang thảo luận, không nên đi lan man, sai chủ đề;- Không hỏi liên tiếp nhiều câu hỏi cùng một lúc, nên xen lẫn câu hỏi và

phản hồi;- Chú ý từ ngữ khi hỏi nên rõ ràng, dễ hiểu.4. Kỹ năng lắng nghe: Đây là một kỹ năng rất cơ bản trong giao tiếp, nó

làm cho người nói cảm thấy người lắng nghe tôn trọng và hiểu mình. Từ đó họ sẽ dể dàng bộc lộ những điều thầm kín của bản thân.

4.1. Thái độ lúc lắng nghe- Tránh sự không tập trung; - Tiếp xúc mắt: 80% thời gian; - Các ngôn ngữ cơ thể; - Không làm gián đoạn/không nói nhiều; - Ghi chép nếu cần thiết.

41

Page 42: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

4.2. Phản hồi khi lắng nghe: Đây là một kỹ thuật rất quan trọng biểu hiện bằng cách: lắng nghe một cách cẩn thận điều các thành viên đang nói, rồi phản hồi lại dưới dạng thay đổi nhẹ nhàng hoặc cấu trúc lại phần họ vừa nói.

Lắng nghe phản hồi thể hiện- Phản hồi bằng cử chỉ;- Phản hồi bằng các âm hoặc các câu đơn giản;- Phản hồi một cụm từ: chọn các từ quan trọng của các thành viên để nói

lại, chú ý nên dùng chính từ các thành viên vừa mới nói;- Phản hồi nội dung kèm cảm xúc: kèm theo phản ảnh cụm từ như trên,

chúng ta còn thể hiện sự sự thông cảm về cảm xúc.Lắng nghe phản hồi mang lại lợi ích gì cho bạn?- Không tạo ra sự đề kháng từ các thành viên; - Động viên các thành viên tiếp tục nói và khám phá các vấn đề; - Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm lẫn nhau tạo nên mối liên minh trong

trong buổi sinh hoạt;- Làm sáng tỏ cho người điều hành biết chính xác các thành viên nói cái

gì và được dùng để củng cố các ý tưởng mà các thành viên diễn tả.4.3. Những điều nên làm khi lắng nghe- Chờ cho các thành viên nói hết câu rồi mới nói, trừ trường hợp người ta

nói quá nhiều và quá xa với nội dung cần bàn;- Khi nghe nên có các cử chỉ thể hiện phản ứng của mình đối với lời nói

của họ như cười, gật đầu, thể hiện sự quan tâm, hiểu được. Bày tỏ sự đồng cảm, khuyến khích, động viên thêm vào các từ hay các âm;

- Sau khi họ nói xong nên nói lại một số ý chính để thể hiện mình nắm đươc các ý của họ (Lặp lại, cấu trúc lại ý kiến nếu cần, tóm tắt lại các ý dài)

- Giữ im lặng khi cần.4.4. Những điều không nên làm khi lắng nghe- Không nên cắt ngang lời nói của họ;- Nói chuyện với người khác khi họ đang nói;- Thái độ lơ đãng khi nghe họ nói;- Đưa ra những câu hỏi dồn dập;- Đưa ra bình luận quá sớm; - Đi ngay đến kết luận;- Tranh cãi;- Để cảm xúc của người nói ảnh hưởng trực tiếp tới mình;

42

Page 43: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Khi họ nói xong, người điều hành nói những câu không liên quan gì đến nội dung họ vừa mới nói.

5. Kỹ năng tổng kết, tom tắtSau khi lắng nghe, người điều hành phải biết cách tổng kết lại các suy

nghĩ của từng người. Mục đính của tổng kết để thể hiện sự quan tâm của người điều hành và giúp tìm sự tương đồng, hệ thống hoá giúp đối tượng hiểu mình thêm và để người điều hành kiểm chứng lại thông tin mình vừa được thu nhận.

5.1. Kỹ năng này giúp người điều hành- Thể hiện sự quan tâm của người điều hành;- Hệ thống hoá giúp đối tượng hiểu mình thêm; - Để người điều hành kiểm chứng lại thông tin mình vừa được thu nhận;- Tạo sự tin tưởng để các thành viên thổ lộ nhiều hơn.5.2. Các phương pháp tóm tắt- Tóm tắt tập hợp: Tập hợp các thông tin các thành viên vừa mới trình

bày, để động viên nói nhiều hơn nữa: “có gì thêm nữa không?”, “có gì khác không?”…

- Tóm tắt liên kết: liên kết những điều các thành viên vừa mới nói với những điều được trình bày trong những lần trước.

- Tóm tắt chuyển tiếp: Nó đánh dấu và thông báo việc chuyển qua một nội dung khác.

5.3. Những điều nên làm khi tổng kết, tóm tắt- Tóm tắt phải ngắn gọn và nên dùng lại các từ mà họ vừa mới dùng.- Tóm tắt khẳng định khi đã nắm chắc thông tin.- Đối với các thông tin có tính quyết định nên hỏi lại để dảm bảo độ chính

xác của thông tin.- Đối với các thông tin chưa chắc chắn, nên tổng kết, tóm tắt dưới dạng

câu hỏi.5.4. Nếu bạn thực hiện được kỹ năng này sẽ giúp cho bạn- Thân thiết với các thành viên hơn;- Các thành viên cảm thấy có giá trị;- Các thành viên cảm thấy bạn thực sự hiểu họ;- Các thành viên rời khỏi phòng họp với cảm giác bạn đã lắng nghe và

hiểu họ.6. Kỹ năng điều phốiTrong nhóm mỗi người một tính cách; có người nói nhiều, có người thầm

lặng, ít nói, có người nói to, nhanh nhưng cũng có thành viên nói khó nghe và

43

Page 44: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

chậm chạp. Trong một tập thể như vậy, người điều hành phải biết làm sao để mọi người đều được phát biểu cũng như để mọi người không bị nhàm chán khi nghe những người phát biểu quá chậm chạp. Khi không khí của cuộc họp quá sôi động, người điều phối nên đề nghị những người ít nói phát biều, ngược lại khi bầu không khí quá tẻ nhạt chúng ta mời những người thường xuyên phát biểu. Còn khi giải quyết các vấn đề phức tạp nên mời những người có trình độ phát biểu, các câu hỏi đơn giản có thể đề nghị những người ít nói hoặc có trình độ thấp phát biểu. Có như vậy mọi thành viên mới được tham gia và làm tăng trách nhiệm của họ đối với chương trình.

Trên đây là một số các kỹ năng mà người điều hành nên sử dụng khi thực hiện các buổi thảo luận nhóm. Các kỹ năng này đang xen với nhau và hổ trợ cho nhau, nếu thiếu một trong các kỹ năng đó thì người điều hành sẽ gặp khó khăn trong quá trình hướng dẩn các buổi sinh hoạt thảo luận nhóm.

III. MƯỜI BƯỚC ĐIỀU HÀNH TỐT: 1. Đưa ra câu hỏi: Sử dụng các câu hỏi đơn giản, rõ ràng “gợi mở” để

cho phép có được các câu trả lời khác nhau và gợi thảo luận.2. Chờ đợi sự trả lời: Hãy cho mọi nhười tham gia để nghĩ và trả lời;

đừng liên tiếp dội lên họ quá nhiều câu hỏi.3. Khuyến khích mọi người cùng tham gia: Giao tiếp bằng mắt, sử

dụng tay, tiến tới gần những nhười e ngại và gọi tên họ.4. Sử dụng cổ vũ và động viên tối thiểu: “Vâng..? thế...rồi sao nữa..?

Hãy nói thêm một chút!” Cách này sẽ giữ cho người nói tiếp tục ý của mình.5. Lắng nghe một cách tích cực: Sử dụng giao tiếp bằng mắt và ngôn

ngữ cơ thể. Khen ngợi và khuyến khích nhưng không nên khen quá đà.6. Nhắc lại: Bằng ngôn ngữ của mình nhắc lại một cách ngắn gọn điều

mọi người nói, để chắc chắn bạn nghe và hiểu đúng ý họ.7. Thử: Hỏi các câu hỏi theo dõi để làm sâu hơn vấn đề và làm cho vấn

đề rõ ràng hơn. “Tại sao? Hãy kể thêm một chút? Bạn có thể nói rõ hơn không?”8. Định hướng lại: Lôi kéo ngươi khác tham gia thảo luận “Chị ấy nói

là... Bạn có đồng ý với ý kiến đó không? Những người khác thì nghĩ sao?9. Quan sát: Nhìn xung quanh và xem ai tham gia và ai ngồi yên. Mọi

người có còn quan tâm tới cuộc thảo luận không?10. Tom tắt lại: Nhắc lại những điều mọi người nói dưới hình thức đơn

giản, ngắn gọn. Điều này dễ làm cho mọi người tham gia đóng góp hơn.

44

Page 45: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CHUYÊN ĐỀKỹ năng tuyên truyền miệng

Biên soạn: Lê Thị Thọ ChâuPhó trưởng ban Tổ chức

I. TUYÊN TRUYỀN MIỆNG 1. Khái niệmTuyên truyền miệng là dùng ngôn ngữ nói để trực tiếp thông tin, giải thích

những chủ trương, chính sách cụ thể của Đảng, Nhà nước, những sự kiện chính trị nổi bật đang diễn ra trong đời sống xã hội…nhằm làm cho quần chúng nhân dân có nhận thức đúng đắn, thay đổi thái độ, hành vi và hướng dẫn, cổ vũ, động viên họ hành động theo mục đích của công tác tuyên truyền giáo dục.

2. Ưu thế, hạn chế của tuyên truyền miệng2.1. Ưu thế Tuyên truyền miệng là phương tiện chủ yếu truyền tải thông tin bằng lời

nói và các yếu tố khác như cử chỉ, điệu bộ nên hoạt động này có những ưu thế cơ bản như sau:

- Ưu thế của loại hình giao tiếp trực tiếpSo với các phương tiện thông tin, ngôn ngữ nói có ưu thế là mang tính

phổ biến trong giao tiếp xã hội. Bằng công cụ là lời nói, tuyên truyền miệng có khả năng truyền đạt thông tin đến mọi đối tượng, kể cả đối tượng không biết chữ, không có khả năng tiếp thu thông tin bằng chữ viết.

Lời nói có ưu thế là sử dụng linh hoạt, hiệu quả thông tin cao, có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp như: trong phòng ở, nơi làm việc, trên giảng đường, câu lạc bộ, trong giờ giải lao hay trong cuộc họp, nơi công cộng, có thể trao đổi với một người hoặc nhiều người. Do đó, việc tổ chức một buổi tuyên truyền miệng đơn giản, ít tốn kém về kinh phí, không cần nhiều đến thiết bị, phương tiện kỹ thuật.

Tính truyền cảm là đặc trưng riêng có của ngôn ngữ nói. Sức mạnh của lời nói thể hiện trước hết ở sự lắng đọng tình cảm mà ngôn ngữ viết không có được. Tính truyền cảm của lời nói tác động đặc biệt mạnh mẽ tới xúc cảm của người nghe, khơi dậy ở họ những tình cảm cao thượng, kích thích sự khao khát vươn tới chiếm lĩnh những tri thức mới, tích cực sáng tạo trong hành động.

Loại hình giao tiếp trực tiếp tạo mối quan hệ gần gũi hơn giữa người nói và người nghe. Giao tiếp trực tiếp còn tạo ra không khí cởi mở, xây dựng mối quan hệ thân mật sinh động với đối tượng. Nhờ đó, người nói có thể mang đến cho người nghe không chỉ nội dung của bài nói mà còn mang lại cho họ tình cảm, niềm tin.

45

Page 46: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Một ưu thế không kém phần quan trọng của giao tiếp trực tiếp là nói đúng đối tượng. Nhờ nghiên cứu trước về đối tượng và nắm bắt thêm đặc điểm của đối tượng thông qua giao tiếp trực tiếp, người nói có khả năng hiểu rõ nhu cầu tâm trạng của người nghe, đặt mình vào vị trí người nghe, trên có sở đó xác định được nội dung và hình thức cần truyền đạt.

Giao tiếp trực tiếp tạo điều kiện cho phép chuyển nhanh từ hình thức độc thoại sang đối thoại. Người nghe có thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình. Chính vì vậy, tuyên truyền miệng là một kênh thông tin mang tính dân chủ cao.

- Ưu thế của các yếu tố phi ngôn ngữTrong tuyên truyền miệng, người ta không chỉ sử dụng ngữ điệu của lời

nói để tác động đến người nghe, thêm vào đó người ta còn sử dụng một phương tiện giao tiếp khác: tư thế, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười…Nếu như tất cả các yếu tố ngôn ngữ, cận ngôn ngữ, phi ngôn ngữ được sử dụng linh hoạt, bổ sung cho nhau sẽ làm cho bài tuyên truyền miệng trở nên dễ hiểu, lắng đọng và có tác động mạnh mẽ đến người nghe hơn.

2.1. Hạn chếLời nói mang tính tuyến tính nên tạo ra những hạn chế nhất định cho cả

người nói và người nghe. Đối với người nói, nếu không làm chủ được lời nói, không biết tự kiềm chế khi bị xúc động mạnh, nói sai thì không có khả năng sửa lại. Đối với người nghe chỉ có thể tiếp thu thông tin một cách tức thời, một lần và không có điều kiện quay lại với những điều chưa hiểu.

Trong hệ thống tuyên truyền miệng, chất lượng, hiệu quả của cuộc tuyên truyền hoàn toàn phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của người nói. Một chủ đề hay, được chuẩn bị tốt nhưng trình bày thiếu hấp dẫn, hoặc nội dung được chuẩn bị tốt, phương pháp trình bày hấp dẫn nhưng uy tín của người nói đối với người nghe không có thì trong mọi trường hợp trên hiệu quả của bài tuyên truyền đều thấp.

Phạm vi tác động đến đối tượng, tốc độ truyền thông tin của bài tuyên truyền thường chậm hơn và hẹp hơn so với các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là báo chí. Khối lượng thông tin được chuyển tải trong một buổi tuyên truyền miệng tỷ lệ thuận với thời gian diễn ra buổi tuyên truyền miệng đó.

II. CHUẨN BỊ TUYÊN TRUYỀN MIỆNG1. Nghiên cứu đặc điểm đối tượngNghiên cứu đặc điểm của đối tượng cần phải chú ý những vấn đề cơ bản

như sau:- Nghiên cứu đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu: thành phần xã hội –

giai cấp, nghề nghiệp, học vấn, giới tính, lứa tuổi…- Nghiên cứu các đặc điểm về tư tưởng và tâm lý xã hội: hệ thống các

quan điểm, chính kiến, trạng thái thể chất…- Nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu thông tin…

46

Page 47: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm của đối tượng và xác định mục đích, nội dung và phương pháp thực hiện tuyên truyền cho phù hợp.

2. Xác định mục đích và nội dung bài tuyên truyền2.1. Mục đích bài tuyên truyền2.2. Xác định nội dung bài tuyên truyền3. Lựu chọn, nghiên cứu và xử lý tài liệuTrong quá trình chuẩn bị đề cương, cán bộ tuyên truyền cần tìm và xử lý

hợp lý những tư liệu, tài liệu. Khi sử dụng tài liệu phục vụ cho buổi tuyên truyền người cán bộ làm công tác tuyên truyền cần chú ý:

Một là: Lựa chọn những tài liệu mới nhất, có giá trị nhất, dự kiến có khả năng thu hút người nghe nhất để đưa vào bài phát biểu.

Hai là: Chọn và sắp xếp tài liệu, tư liệu theo trình tự lôgic để hình thành đề cương chi tiết.

Ba là: chỉ sử dụng những tài liệu, tư liệu rỏ ràng, chính xác. Tuyệt đối không dùng những tư liệu, tài liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bốn là: trước khi sử dụng bất cứ tư liệu, tài liệu nào đều phải xem xét nó bằng lăng kính của người cán bộ tư tưởng. Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, cần phải định hướng thông tin theo quan điểm của Đảng.

Sử dụng tư liệu, tài liệu cũng là một nghệ thuật. Nghệ thuật đó phụ thuộc vào năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp của cán bộ tuyên truyền.

4. Xây dựng đề cương tuyên truyền miệngĐề cương bài phát biểu là văn bản của người cán bộ tuyên truyền dựa vào

đó để phát biểu. Đề cương của bài phát biểu cần đạt được một số yêu cầu như sau: - Phải thể hiện được mục đích tuyên truyền. Đề cương là sự cụ thể hoá

mục đích công tác tuyên truyền bằng các phần, các mục, các luận điểm, luận cứ và luận chứng.

- Phải chứa đựng và bao hàm nội dung của công tác tuyên truyền một cách lôgic.

- Quá trình xây dựng đề cương phải từ thấp đến cao, từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết.

Đề cương cho một bài tuyên truyền thường được kết cấu thành 3 phần: phần mở đầu; phần chính và phần kết luận.

III. THỰC HIỆN TUYÊN TRUYỀN MIỆNG1. Trước khi tuyên truyềnTrước khi phát biểu, người cán bộ tuyên truyền cần chuẩn bị:- Về nội dung: cần hình dung lại toàn bộ nội dụng của bài, nắm chắc đề

cương và cách trình bày.

47

Page 48: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Về thể chất và tinh thần, sức khoẻ và tâm lý- Chuẩn bị thời gian và địa điểm.2. Bắt đầu bài tuyên truyềnKhi đã bước lên bục, người cán bộ tuyên truyền cần phải làm nhiệm vụ

“tổ chức người nghe”, tập trung sự chú ý của họ, biến những cá thể độc lập thành một tập thể thống nhất. Kinh nghiệm cho thấy, khi lên bục không nên phát biểu ngay mà cần tạo ra sự chú ý ban đầu bằng cách giữ yên lặng trong khoảng từ 5 đến 10 giây mà người ta gọi một cách ước lệ là “phút yên lặng ban đầu”.

Trong phút yên lặng ban đầu này, người nói cần thiết lập sự giao tiếp bằng mắt với người nghe, gặp và chào họ qua ánh mắt thiện cảm của mình. Đồng thời cũng qua kênh giao tiếp này để cảm nhận về thái độ của họ, trên cơ sở ấy lựa chọn phương pháp vào đề, phương pháp trình bày vấn đề.

Trong giai đoạn này thường xảy ra một số trường hợp như sau:- Người nói bị hồi hộpSự hồi hộp là do trạng thái tâm lý biểu hiện một cảm xúc tiêu cực. Biểu

hiện này thường hay xảy ra đối với những người mới vào nghề. Cụ thể là, dễ xúc động, chân tay run, khô môi, tái nhợt hoặc đỏ mặt, thở nhanh…Sự hồi hộp này do nguyên nhân cơ bản là:

Người nói thiếu tự tin vào khả năng của mình.Thiếu kinh nghiệm, ít phát biểu trước đông người.Chưa chuẩn bị kỹ hoặc chưa nắm chắc nội dung bài phát biểuNếu gặp trường hợp này, chúng ta có thể khắc phục bằng cách sau:Thở sâu vài ba lần, làm dịu đi về thể chất, bằng cách di chuyển vị trí của

chiếc ghế, lọ hoa, mở cửa sổ…Đưa mắt tìm kiếm những nét mặt thân quen, có thiện cảm với mình và

dừng lại ở đó lâu hơn một chút.- Người nghe ồn ào không tập trung chú ýTrong trường hợp này cách khắc phục tốt nhất là nói to, rõ ràng khi bắt

đầu phát biểu. Cách khắc phục này dựa trên quy luật tâm lý: con người chỉ tiếp thu những tác nhân kích thích âm thanh nào trội hơn, có khả năng tương phản với các kích thích âm thanh khác.

3. Trong khi tuyên truyềnTrong quá trình phát biểu người cán bộ tuyên truyền, tác động đến người nghe

chủ yếu thông qua 2 kênh: một là Kênh ngôn ngữ và hai là Kênh phi ngôn ngữ:- Kênh ngôn ngữĐây là kênh thông tin có thể sử dụng các yếu tố như: ngữ điệu, cường độ,

âm lượng, nhịp độ lời nói và sự ngưng giọng để cuốn hút người nghe.

48

Page 49: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Ngữ điệu của lời nói phong phú, có sự vận động của âm thanh, tránh được lối nói đều đều, đơn điệu, buồn tẻ.

Cường độ của lời nói phụ thuộc vào số lượng và đặc điểm của người nghe, phụ thuộc vào diện tích của hội trường. Cho nên, người nói phải biết điều chỉnh cường độ của lời nói sao cho người ngồi xa nhất vẫn nghe được.

Nhịp độ của lời nói thường do không gian giao tiếp, do nội dung bài nói, do khả năng hoạt động của tư duy và sự chú ý của người nghe quy định. Việc tăng nhịp độ lời nói làm cho quá trình tiếp thu thông tin diễn ra nhanh, nhưng cũng nên tăng ở mức độ vừa phải để phù hợp với quá trình tiếp thu thông tin của người nghe.

Ngưng giọng cũng là yếu tố của kỹ năng sử dụng kênh ngôn ngữ. Trong tuyên truyền miệng, việc ngưng giọng là nhằm để nhấn mạnh tầm quan trọng, tạo ra sự chú ý tập trung của người nghe đối với một vấn đề nào đó. Vì thế người nói phải biết lựa chọn thời điểm ngưng giọng cho hợp lý và thời gian ngưng giọng dài hay ngắn phụ thuộc vào cảm xúc của người nói và ý muốn tạo ra sự chú ý cho người nghe.

- Kênh phi ngôn ngữĐây là kênh thông tin có thể sử dụng các yếu tố như: tư thế, vận động, nét

mặt, nụ cười, cử chỉ, điệu bộ… Để sử dụng các yếu tố này trong công tác tuyên truyền cần phải luyện tập công phu và nghiêm túc.

+ Tư thế: Đứng trước công chúng phải tự nhiên, linh hoạt. Cán bộ tuyên truyền không nên chỉ đứng một chỗ trong toàn bộ thời gian phát biểu, mà nên di chuyển cho hợp lý.

+ Cử chỉ, diện mạo phải phù hợp với ngữ điệu lời nói và cảm xúc, với sự vận động của tư duy và tình cảm. Nét mặt, nụ cười, ánh mắt có thể truyền đạt hàng loạt cảm xúc, nhờ đó mà người nghe tin tưởng, hào hứng và thích thú trong quá trình tiếp thu thông tin.

Một số cách noi thu hút sự chú ý và gây ấn tượng cho người ngheMặc dù bài nói thu hút sự chú ý của người nghe là bài có nội dung mới,

hấp dẫn mang tính thời sự, được trình bày theo một lôgic hợp lý, ngôn ngữ biểu đạt chính xác, phổ thông, dễ hiểu và có biểu cảm. Tuy nhiên, cán bộ tuyên truyền cũng có thể sử dụng thêm một số thủ thuật để tạo ra sự chú ý thu hút và gây ấn tượng cho người nghe như sau:

Một là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin

Hai là: tăng sức hấp dẫn của thông tin bằng cách sử dụng những yếu tố bất ngờ, trình bày độc đáo, nêu dồn dập các sự kiện.

Ba là: Trình bày cái trừu tượng xen lẫn cái cụ thể, trình bày các sự kiện xen lẫn các khái niệm, các phạm trù, quy luật

49

Page 50: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Bốn là: Nắm vững nghệ thuật sử dụng các con số và sử dụng các biện pháp ngôn ngữ như: dùng từ láy, ẩn dụ, câu có bổ ngữ đứng trước.

Năm là: có thể phát biểu theo kiểu ngẫu hứng, thoát ly khỏi đề cươngThủ thuật khôi phục và làm tăng cường sự chú ý của người ngheTrong quá trình phát biểu, do nguyên nhân nào đó, sự chú ý của người

nghe giảm sút. Trong trường hợp này, cán bộ tuyên truyền cần biết cách khôi phục lại sự chú ý của người nghe. Dựa trên cơ sở của quy luật tâm - sinh lý của con người, có thể sử dụng một số thủ thuật sau đây:

Một là: Kết hợp giữa cử chỉ với một số thủ thuật khác như: đi lại, tiến gần đến phía người nghe.

Hai là: Sử dụng thủ thuật âm thanh như nói to lên hoặc nói nhỏ điBa là: Sử dụng các hình thức trực quan và kết hợp nói với phương tiện

ngôn ngữBốn là: Thay đổi trạng thái giao tiếp giữa người nói với người nghe, bằng

cách chuyển từ độc thoại sang đối thoại.Năm là: Sử dụng những câu chuyện hài hước có nội dung gần phù hợp

với vấn đề đang trình bày để giảm bớt sự căng thẳng và khôi phục lại sự chú ý của người nghe

Kỹ năng trả lời các câu hỏi trong khi thực hiện đối thoạiQuá trình thực hiện bài phát biểu người cán bộ tuyên truyền không nên

chỉ sử dụng một phương pháp là độc thoại mà phải sử dụng nhiều phương pháp khác như: đối thoại, thảo luận, tranh luận, toạ đàm, hỏi – đáp…Vì thế, việc trả lời các câu hỏi trong quá trình thực hiện bài phát biểu là một hoạt động thường xuyên của người cán bộ tuyên truyền nhất là trong điều kiện dân chủ hoá trong lĩnh vực thông tin và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở hiện nay. Trong khi trả lời các câu hỏi của người nghe, cán bộ tuyên truyền cần lưu ý:

Một là, trả lời rõ ràng, thẳn thắn và đúng yêu cầu câu hỏi.Hai là, lập luận có cơ sở khoa học, có căn cứ xác đáng và chứng minh

tính đúng đắn của câu trả lời bằng các luận cứ, luận chứng.Ba là, có thể tiếp tục đặt những câu hỏi khác mang tính gợi ý để người

nghe tự trả lời những câu hỏi của mình.Bốn là, nếu người nghe đưa ra quá nhiều câu hỏi thì có thể tìm cách hạn

chế bớt phạm vi vấn đề của các câu hỏi.Năm là, có thể trả lời ngay hoặc có thể hẹn trả lời các câu hỏi đó vào thời

điểm khác, để có thời gian chuẩn bị thêm nội dung. Không nên trả lời những vấn đề mà mình chưa nắm vững.

Sáu là, đối với những câu hỏi liên quan tới lợi ích của đất nước, nếu không có trách nhiệm trả lời thì có thể từ chối.

50

Page 51: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Bảy là, đối với những câu hỏi của những người quá khích có thái độ châm chọc, khiêu khích hoặc vu cáo…thì tuỳ theo từng trường hợp mà trả lời cho thích hợp. Trong trường hợp này, nếu họ là người thiếu hiểu biết thì nên giải thích rõ vấn đề đó. Nếu họ hỏi với thái độ châm chọc, thiếu tế nhị, khiêu khích thì cần phải lập luận để bác bỏ. Đồng thời, cán bộ tuyên truyền cũng cần phải tranh thủ ý kiến đồng tình với cách trả lời của mình, của đa số người nghe.

4. Kết thúc bài tuyên truyềnPhần kết thúc có chức năng củng cố và gây ấn tượng về những điều đã nói

trong ý thức của người nghe, tăng thêm tính giáo dục, thuyết phục và cổ vũ họ hành động. Đây là thời điểm mà người nghe đã mệt mỏi và xao nhãng việc tiếp thu thông tin, vì thế cán bộ tuyên truyền không nên kéo dài thời gian dù chỉ là vài ba phút.

Trong một vài trường hợp cần thiết có thể trả lời câu hỏi (nếu có), đánh giá sơ bộ chất lượng buổi nói chuyện, giới thiệu tài liệu cần tham khảo…và không được quên cảm ơn người nghe.

Những người có kinh nghiệm thường kết thúc bài phát biểu sớm hơn thời gian dự định ít phút, nhất là trong khi người nghe còn đang luyến tiếc khi phải ra về.

Tóm lại, công tác tuyên truyền miệng giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong các phương thức tiến hành công tác tư tưởng. Để làm tốt công tác tuyên truyền miệng phải hết sức chú trọng tới việc nắm vững và vận dụng thật tốt những đặc điểm và ưu thế của tuyên truyền miệng trong việc xác định đúng nội dung, vận dụng các hình thức thích hợp và tổ chức thật tốt các lực lượng tuyên truyền miệng, phối hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền miệng với các hình thức tuyên truyền giáo dục khác.

5. Những điều cần tránh trong khi tuyên truyền- Tránh giải thích dài dòng, kéo dài thời gian được nói. - Tránh tranh luận căng thẳng với người nghe.- Tránh dùng các từ ngữ khó hiểu. - Tránh ăn mặc quá cầu kỳ, không phù hợp với số đông người nghe. - Tránh giọng nói đều đều, rất dễ làm người nghe buồn ngủ.Tuyên truyền miệng hay trình bày bài nói có hiệu quả mang tính thuyết

phục là việc làm không đơn giản song mỗi người nếu xác định rõ đối tượng mình định nói, mục đích nói để làm gì, nói như thế nào để có sự chuẩn bị kỹ càng thì chắc chắn sẽ thành công với sự cố gắng của bản thân./.

51

Page 52: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CHUYÊN ĐỀKỹ năng công tác vận động quần chúng

Biên soạn: Lê Thị Mỹ HạnhUVBTV - Trưởng ban Tuyên giáo

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LÀM TỐT CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG

QUẦN CHÚNGĐể đi vào kỹ năng công tác vận động quần chúng, trước hết chúng ta phải

hiểu cho được tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng hay còn gọi là công tác Dân vận của Đảng.

Xuất phát từ quan điểm của Đảng ta: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nếu quần chúng không tham gia thì cách mạng không thành công. Bác Hồ đã từng dạy “Nước phải lấy dân làm gốc, gốc có vững thì cây mới bền...Dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ việc gì làm cũng không nên”.

Dân vận, chính là công tác vận động nhân dân, tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rằng: Việc đó là lợi ích cho họ, họ phải tự giác tham gia để đem lại lợi ích cho họ.

Trong bài báo Dân vận Bác Hồ viết ngày 15/10/1949 Bác đã xác định rõ : “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân để thực hành những công việc nên làm, những công việc mà Chính phủ và đoàn thể giao cho”.

Bác còn chỉ ra: Ai làm công tác Dân vận? đó là tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải làm công tác Dân vận.

Thực tế trong kháng chiến, quán triệt quan điểm đường lối của Đảng, Đảng ta thực sự coi công tác Dân vận là gốc nên tất cả các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể nhân dân đến từng cán bộ đảng viên đều gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng sống trong nhân dân” nên đã vận động được lực lượng toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Sau ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng, thống nhất tổ quốc, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, cái được lớn nhất là kinh tế phát triển, nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu tiến lên là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, đời sống của nhiều người dân được cải thiện, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế...Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra những khoảng cách khá lớn, phân hóa giàu nghèo trong nhân dân, ngay trong một bộ phận cán bộ đảng viên, các tệ nạn xã hội gia tăng, hạnh phúc gia đình cũng có nhiều nguy cơ đổ vỡ, đặc biệt tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc mở rộng các cơ sở công nghiệp cũng đồng thời thu hẹp dần đất nông nghiệp, một bộ phận nông dân mất đất sản xuất,

52

Page 53: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

đời sống kinh tế gia đình gặp khó khăn v.v.Từ tình hình thực tế đó xuất hiện tâm trạng của người dân cũng hết sức đa chiều: Vui mừng có, lo âu có, oán trách có, thậm chí một bộ phận bị các thế lực phản động bên ngoài kích động mua chuộc, gây rối làm mất trật tự hoặc chống đối chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Điều đó cho thấy công tác vận động quần chúng trong tình hình mới gặp rất nhiều khó khăn:

- Diễn biến tâm trạng của người dân khó nắm bắt được.- Lực lượng làm công tác vận động quần chúng quá mỏng, gần như chỉ có

cán bộ Mặt trận, đoàn thể… (ngay đảng viên ở khu dân cư cũng chưa chắc đã trực tiếp làm công tác vận động quần chúng, ở khu vực nội thành thì “đèn nhà ai nấy rạng”, ít tiếp xúc giao tiếp với người chung quanh, thôn hoặc tổ dân phố, tổ chức mặt trận, đoàn thể thì lâu lâu mới họp, người dân đi dự thường rất ít, ngay Hội phụ nữ là tổ chức được đánh giá hoạt động khá nhất, giỏi thì cũng sinh hoạt 2 lần trong một năm vào dịp 8/3, 20/10 với tỉ lệ rất ít phụ nữ tham gia).

Từ đó các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước ít đến được với nhân dân, chỉ khi nào ở đâu có điểm nóng (chống di dời giải tỏa, đình công, khiếu nại đông người…) thì chúng ta mới tập trung phân công đảng viên, cán bộ mặt trận, đoàn thể đến giải quyết. Nhưng để xảy ra tình hình như vậy thì giải quyết tư tưởng cũng chỉ là phần ngọn.

Do vậy để làm tốt công tác vận động quần chúng trong tình hình mới chúng ta cần phải quán triệt và thực hiện đầy đủ các quan điểm của Đảng về công tác Dân vận: mọi cán bộ, đảng viên phải làm tốt công tác vận động quần chúng. Đặc biệt là cán bộ mặt trận, đoàn thể, trong đó có cán bộ phụ nữ phải thực sự gắn bó gần gũi với nhân dân, qua đó mới hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tuyên truyền vận động để nhân dân hiểu được các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước góp phần thực hiện.

II. NHỮNG KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNGCông tác vận động quần chúng là một công tác đòi hỏi phải có kỹ năng và

nghiệp vụ chuyên môn cao, không phải ai nói cũng có sức thuyết phục, mà phải không ngừng rèn luyện nâng cao kỹ năng để nói sao cho hấp dẫn, đi vào lòng người, cuốn hút người nghe để vận động người dân thực hiện những công việc ích nước lợi nhà, đem lại chuyển biến tích cực cho cộng đồng xã hội.

Công tác vận động quần chúng thực chất là một nghệ thuật vì tác động vào tâm lý con người, tạo ra sự chuyển biến về nhận thức. Tùy theo cách tiếp cận, phương pháp và kinh nghiệm khác nhau, mỗi người có thể vận dụng nội dung, hình thức phù họp để đem lại kết quả cao nhất.

Sau đây là một số kỹ năng cơ bản giúp cho cán bộ Hội phụ nữ của chúng ta tham khảo vận dụng vào trong công tác vận động phụ nữ của mình (hay còn gọi là 5 bước vận động quần chúng).

53

Page 54: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

1. Xác định đối tượng vận độngBác Hồ trong bài giảng cho cán bộ chính trị tại Quảng Châu Trung Quốc

đã nói: “Bất kỳ nơi nào có quần chúng thì nhất định có 3 hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém, người lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái làm trung kiên, nâng cao hạng vừa vừa và kéo hạng kém tiến lên”, như vậy trong một cộng đồng cần chú ý vận động những người trong hạng vừa vừa và hạng kém (chậm tiến).

Tùy theo yêu cầu của mỗi đợt tuyên truyền vận động mà xác định đối tượng tuyên truyền vận động cho phù hợp.

Ví dụ: Triển khai Nghị quyết đại hội phụ nữ thành phố, phụ nữ toàn quốc là tất cả cán bộ hội viên.

- Phòng chống BLGĐ là những gia đình đã xảy ra hoặc có nguy cơ dẫn đến BLGĐ.

- Vận động phụ nữ có con chưa ngoan, bỏ học v.v.....- Đối tượng cần tuyên truyền vận động có thể là:

+ Cá nhân + Tập thể

Trên cơ sở xác định được đối tượng thì bước chuẩn bị nội dung, phương pháp tiếp cận mới phù hợp.

2. Gặp gỡ tiếp cận đối tượng để nắm bắt nhu cầu2.1. Nếu là cá nhân: thì cần phải tiếp xúc làm quen tạo ra sự thân thiện,

gần gủi, qua đó đối tượng mới có thể thổ lộ những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của họ (giúp ta biết họ đang nghĩ gì ) để có cách tuyên truyền vận động phù hợp.

Nguyên tắc tiếp xúc là phải có thái độ chân thành cởi mở, đồng cảm, tránh để đối tượng có thái độ mặc cảm, e dè, không mở lòng với người vận động.

2.2. Nếu là tập thể, cộng đồng cần tiến hành điều tra dư luận quần chúng.Trước mỗi chủ trương, vấn đề của cuộc sống và vụ việc nảy sinh, nhân

dân (hội viên phụ nữ) đều có cách hiểu, nhận xét, phản ứng khác nhau. Việc làm khéo, được lòng người, đem lại lợi ích cho số đông sẽ được nhiều người đồng tình, hưởng ứng và ngược lại việc làm không khéo, chủ trương không sát sẽ bị mọi người kêu ca, phê phán, bất bình và không tham gia thực hiện.

Việc điều tra dư luận quần chúng có ý nghĩa lớn trong công tác Dân vận, giúp cho việc định ra các chủ trương công tác sát với thực tế và khi triển khai sẽ được người dân đồng tình, tích cực tham gia thực hiện để đem lại thành công.

Phương pháp tiến hành.- Điều tra dư luận qua phiếu khảo sát, đánh giá (những chủ trương lớn).

54

Page 55: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Tổ chức họp dân thông báo chủ trương lấy biểu quyết (nhận xét chức danh cán bộ chủ chốt xã phường; triển khai dự án nếu có đủ 80% số dân đồng tình thì thực hiện..).

Việc tiếp cận đối tượng là công việc rất cần thiết, qua đó để nắm bắt được nhu cầu, suy nghĩ của người dân (hội viên) để lựa chọn phương pháp nội dung tiến hành tuyên truyền vận động có hiệu quả.

3. Tiến hành tuyên truyền vận động:Đây là khâu rất quan trọng nhằm tác động vào suy nghĩ tạo sự chuyển

biến về nhận thức cho đối tượng.Trong công tác vận động quần chúng có thể bước 2 và 3 là một, bởi vì khi

tiếp cận, tiếp xúc đối tượng đã có sự trao đổi về thông tin định hướng cho đối tượng suy nghĩ theo hướng nào. Nhưng cũng có thể tách ra làm 2 giai đoạn là tiến hành tuyên truyền vận động sau khi đã điều tra dư luận xã hội.

Công tác tuyên tuyền vận động thường được tiến hành dưới các hình thức:3.1. Tuyên truyền miệngTrong xã hội hiện đại, mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng đã

phát triển đa dạng, phong phú chuyển tải các thông tin đến người nghe nhiều chiều, nhiều luồng, nhưng để thông tin chính thống đến người dân không thể thiếu việc tuyên truyền miệng.

Phương thức tuyên truyền miệng có ưu thế là trực tiếp tiếp cận được đối tượng để nắm bắt được diễn biến về tâm lý, trao đổi thông tin 2 chiều để có thể điều chỉnh nội dung tuyên truyền vận động cho phù hợp với từng đối tượng (điều nầy các phương tiện thông tin đại chúng không thể làm được).

Hình thức tuyên truyền miệng có thể là trao đổi, đối thoại với cá nhân hoặc một nhóm người, một cộng đồng xã hội.

Để tiến hành công tác tuyên truyền miệng có kết quả, cán bộ vận động quần chúng nên lưu ý một số điểm sau đây:

- Sau khi tìm hiểu về đối tượng cần xác định rõ mục tiêu, mục đích vận động đối tượng phải đạt được là gì.

- Chuẩn bị nội dung tuyên truyền vận động phù họp (nếu vận động riêng lẽ thì chỉ cần xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng để trao đổi).

- Nếu tuyên truyền vận động trước một tập thể, cộng đồng dân cư đông thì phải chuẩn bị đề cương cho chu đáo (khi vận động cũng hết sức linh hoạt theo sát diễn biến cuộc đối thoại để có sự trao đổi thông tin phù hợp, có tính định hướng rõ ràng) .

3.2. Tổ chức tọa đàm, trao đổi, hội thảo: Trong công tác vận động quần chúng cũng cần thiết tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi chuyên sâu về một chuyên đề hoặc chuyển tải một thông tin nào đó đến đối tượng.

Ví dụ: Hội nông dân, nông nghiệp tổ chức hội nghị đầu bờ tại ruộng.

55

Page 56: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Phụ nữ mời tham gia những điển hình tiên tiến tại địa phương, gia đình hội viên…

Để buổi tọa đàm, trao đổi có kết quả, cần có sự chuẩn bị chu đáo.- Đề ra mục tiêu rõ ràng.- Chuẩn bị nội dung (báo cáo thực tế)- Người chủ trì phải am hiểu sâu về lĩnh vực để gợi ý thảo luận và có kết

luận sắc sảo giúp người dự dễ nhớ.4. Theo dõi chuyển biến, đánh giá kết quả công tác vận độngSau khi tiến hành công tác vận động quần chúng, căn cứ vào mục tiêu,

mục đích ban đầu đề ra, tổ chức hoặc cán bộ làm công tác vận động quần chúng cần theo dõi chuyển biến của đối tượng từ tư tưởng đến hành động của họ.

- Tiếp tục gần gũi, giúp đỡ tạo điều kiện để khuyến khích đối tượng chuyển biến tích cực hơn.

- "Nhận thức là một quá trình" : Do đó công tác vận động quần chúng là phải liên tục tác động tích cực vào đối tượng để nuôi dưỡng nhiệt tình của họ hạn chế thấp nhất những tư tưởng tiêu cực nảy sinh.

- Đánh giá kết quả những việc làm vừa qua để đề ra mục tiêu, mục đích công tác vận động quần chúng tiếp tục theo.

5. Rút kinh nghiệmSau mỗi lần tiếp xúc, tuyên truyền vận động thì tổ chức hoặc cá nhân trực

tiếp tuyên truyền vận động cần rút kinh nghiệm để rút ra những mặt được và chưa được trong quá trình vận động (Vì sao đem lại kết quả? Vì sao chưa thành công đối với từng trường hợp?...). Vì công tác vận động quần chúng là một nghệ thuất nên rất cần việc tích lũy kinh nghiệm để vận dụng vào những lần vận động quần chúng tiếp theo sao cho có kết quả tốt hơn.

III. PHONG CÁCH, TÁC PHONG CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG

Trong bài báo Dân vận Bác Hồ nêu rõ: "Những người phụ trách Dân vận (làm công tác quần chúng) phải óc nghĩ, mắt trông , tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh, họ phải thật thà nhúng tay vào việc" .

Lời dạy đó của Bác luôn nhắc nhở chúng ta, những người làm công tác vận động quần chúng là phải thực sự gần gũi gắn bó mật thiết với nhân dân (cán bộ Hội phụ nữ phải gần gũi gắn bó với Hội viên quần chúng phụ nữ ). Qua đó mới nắm bắt được những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của phụ nữ biết những suy nghĩ nào là lệch lạc để giúp đỡ nâng cao nhận thức cho phụ nữ.

Người cán bộ vận động quần chúng phải không ngừng phấn đấu học tập nâng cao kiến thức về mọi mặt. Học ở trường ở lớp nâng cao trình độ và cũng cần phải học ở trường đời, đó là tích lũy cho được vốn sống trong thực tế. vì

56

Page 57: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

trình độ dân trí của nhân dân ngày một nâng cao, kiến thức họ cập nhật từ các phương tiện thông tin đại chúng cũng hết sức phong phú, đa chiều. Do đó nếu cán bộ vận động quần chúng không có đủ kiến thức, năng lực, đặc biệt là kinh nghiệm thực tế để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình vận động thì không dễ gì thuyết phục được quần chúng nghe theo.

- Đặc biệt chú ý trong công tác vận động quần chúng là tính nêu gương. Điều này có tác dụng rất lớn, nếu người trực tiếp vận động quần chúng có cuộc sống gương mẫu, có lối sống lành mạnh, giản dị; đạo đức trong sáng; có tấm lòng nhân hậu, vị tha; có mối quan hệ tốt đẹp với nhân dân (phụ nữ ); có uy tín trong cộng đồng thì lời nói của họ mới có trọng lượng, dân mới nghe và làm theo (còn ngược lại).

(Anh Bá Thanh cũng hay nói, cái được lớn nhất của cán bộ Dân vận, mặt trận, đoàn thể là được lòng dân...).

- Một vấn đề cần lưu ý trong công tác vận động quần chúng là phải hết sức linh hoạt, nhạy bén trong xử lý tình huống. Vì suy nghĩ của con người là rất đa dạng phong phú, sự việc xảy ra trong cuộc sống cũng muôn hình, muôn vẻ, người cán bộ vận động quần chúng ngoài việc phải có kiến thức, năng lực thực sự còn phải biết xử lý tình huống khôn khéo, linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh thực tế, trên nguyên tắc “biến đại sự thành tiểu sự, biến tiểu sự thành vô sự”, để góp phần giải quyết những mâu thuẩn phát sinh trong nội bộ nhân dân, nếu lớn cũng sẽ biến thành nhỏ, việc nhỏ sẽ được giải quyết êm thấm.

Khi xử lý tình huống (ví dụ vấn đề Hòa Xuân, tiểu thương ở siêu thị… ) thì phải hết sức coi trọng khâu tuyên truyền, vận động, giải thích; cố gắng tìm điểm tương đồng, cách nhìn và tiếng nói gần nhau. Có như vậy mới mong thu hẹp bớt sự khác biệt, mâu thuẩn, xung đột.. tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân.

Nguyên tắc xử lý tình huống là phải nắm vững các quan điểm, đường lối, củ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước để tuyên truyền giải thích kịp thời phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, không để sự việc lây lan.

Tóm lại: Công tác vận động quần chúng là công tác với con người: Gặp gỡ, chào hỏi, giao tiếp, nói cho người khác nghe và nghe người khác nói là việc làm thường xuyên trở thành nghiệp vụ của cán bộ làm công tác vận động quần chúng. Chúng ta đang ở trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển rất nhanh chóng, trình độ dân trí được nâng cao thì quần chúng nhân dân càng đòi hỏi người cán bộ vận động quần chúng (mặt trận, đoàn thể) ngoài việc phải có trình độ năng lực thực sự, đạo đức phẩm chất trong sáng, còn phải có khả năng giao tiếp, ứng xử tốt, có khả năng diễn đạt trôi chảy, thông tin phong phú, truyền đạt hấp dẫn để thu hút người nghe nhằm đọng lại trong lòng họ những thông tin cần thiết giúp làm chuyển biến về tư tưởng và hành động của họ.

Việc xử lý tốt các tình huống trong công tác Dân vận (hay còn gọi là kỹ năng vận động quần chúng) thực chất là thực hiện "Dân vận khéo" , đây chính là kỹ năng, nghệ thuật của người cán bộ làm công tác vận động quần chúng. Chúng ta là cán bộ Hội phụ nữ, là cán bộ vận động quần chúng ở các cấp càng cần phải

57

Page 58: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

nắm vững những kỹ năng nầy để vận dụng vào trong hoạt động của mình nhằm đem lại kết quả cao nhất vận động được đông đảo phụ nữ, một lực lượng trên nữa phần dân số tham gia tích cực vào việc thực hiện các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, góp phần xây dựng Đà Nẵng thành một thành phố văn minh, hiện đại, xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp, văn minh ./.

58

Page 59: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CHUYỀN ĐỀ Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Biên soạn: Trần Ngọc Như ÝPhó trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử chính là hành trang không thể thiếu của một người thành công. Một người giao tiếp, ứng xử tốt sẽ tạo được niềm tin của đối tác. Trong môi trường xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, chuyên môn giỏi, hết mình với công việc chưa đủ để mang lại sự hài lòng cho người khác. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử ngày càng là bí quyết không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện đại.

I. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP Người ta đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp. Có những

quan niệm như: “Giao tiếp là nói một điều gì đó với ai đó”; “Giao tiếp là việc chuyển tải các ý tưởng giữa loài người”; “Giao tiếp là sự trao đổi thông tin” v.v... Ngoài ra, giao tiếp còn là giao lưu tình cảm, tư tưởng để phát triển nhân cách con người cho hoàn chỉnh. Ở một phạm vi rộng hơn, chúng ta cũng có thể hiểu giao tiếp là: “Việc trao đổi thông tin giữa con người và thường dẫn tới hành động”.

Mô hình giao tiếp

Giao tiếp là một quá trình truyền đi một thông điệp. Nó bao gồm một người gửi và một hay nhiều người nhận. Thông điệp là ý tưởng đã được mã hoá để người phát và người nhận có thể giao tiếp với nhau. Thông điệp đảm bảo có 3 yếu tố cơ bản: nội dung phải đúng nghĩa thể hiện tình cảm người phát tin đối với người nhận tin và ngược lại. Theo quan niệm này, giao tiếp là một quá trình dựa trên sự trao đổi giữa hai hay nhiều người sử dụng một mã cử chỉ, từ ngữ để có thể hiểu được một thông tin chính thức hay phi chính thức được chuyển từ người phát tin đến người nhận tin.

“Giao tiếp” là một tập hợp các hoạt động trước hết nhằm thực hiện sự kết nối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Mọi sự giao tiếp vì vậy đều chứa thông tin và nó thường làm cho thông tin được chuyển theo 2 chiều:

59

Page 60: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Một thông điệp được chuyển tải hoặc chia sẻ giữa 2 hay nhiều người.- Số lượng người tham gia và chia sẻ thông tin tùy thuộc vào nội dung,

nhu cầu của người nhận tin. Có những loại thông tin trong giao tiếp chứa đựng thông tin của 1 cá nhân, có những loại thông tin nội dung của nó chứa đựng liên quan đến sự quan tâm của nhiều người.

- Giao tiếp là một cuộc đối thoại hai chiều làm thay đổi cả người gửi lẫn người nhận (tức là có sự chia sẻ thông tin, 2 bên điều chỉnh mục tiêu, điều chỉnh hành vi qua sự tác động lẫn nhau để cùng hiểu biết về tình huống, có cùng tiếng nói, đem lại lợi ích nhiều nhất có thể).

Tom lại: Giao tiếp được thực hiện theo nguyên tắc là sự giao tiếp phải được thực hiện trong sự thông cảm, thống nhất với nhau chứ không phải dưới hình thức tranh đua, đối địch… Sự thành công của giao tiếp không phải là ở sự chiến thắng đối tượng mà là sự đem lại lợi ích càng nhiều càng tốt cho cả 2 bên.

II. KỸ NĂNG GIAO TIẾP1. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu đối tác: Lắng nghe là một kỹ năng cơ

bản trong giao tiếp. Vận dụng tốt kỹ năng lắng nghe sẽ giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách đến thành công.

“Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe”.Lắng nghe chứ không phải chỉ có nghe; Nghe nhưng không hiểu, không

chia sẻ; Lắng nghe ó thấu hiểu và chia sẻ; Lắng nghe để hiểu rõ và thực hiện

đúng yêu cầu của gia chủ. ó Nghe mà không thấu…làm mà không nghĩ!

1.1. Chu trình lắng nghe“Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Vậy, đâu là bí

quyết “khai thác kim cương”? Chúng ta nên lắng nghe như thế nào để đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta ngày càng tốt hơn.

Trước tiên chúng ta phải nói đến thái độ lắng nghe:Nếu thái độ chỉ biểu hiện bằng sự im lặng bên ngoài thì chưa đủ mà sâu

lắng nhất là sự tĩnh lặng ở bên trong. Không đánh giá, không phán xét mà chỉ lắng nghe thôi, khi đó chúng ta sẽ thu nhận được rất nhiều kim cương. Theo chu trình lắng nghe (hình bên) ta thấy trung tâm của chu trình là thái độ. Thái độ đầu tiên là thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với người nói. Người nói như khách hàng, như thượng đế đem đến cho ta lợi nhuận, tri thức, tình cảm, cơ hội...Vì vậy, hãy đón nhận bằng cách lắng nghe chăm chú. Nhờ người nói bạn sẽ giàu đẹp hơn về vật chất và tinh thần.

60

Page 61: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Khi xác định rõ vai trò của người nói chúng ta sẽ thực sự mong muốn lắng nghe và hiểu đúng những điều người nói muốn chia sẻ. Cao hơn nữa là thấu hiểu và đồng cảm với nhu cầu, nguyện vọng của họ. Không thành tâm, không có thiện chí, không muốn lắng nghe thì tất cả các kỹ năng đều không mang lại kết quả. 80% hiệu quả lắng nghe phụ thuộc vào thái độ. Phải có thái độ tốt

rồi mới đến kỹ năng. Kỹ năng mà không có thái độ chỉ là những hành vi vô cảm như những cỗ máy.

Bước 1: Tập trung - Phải toàn tâm toàn ý để lắng nghe đối tác thay vì nhìn lơ đãng xung quanh. Nên chú ý vào người nói, thể hiện sự mong muốn lắng nghe, không được tranh thủ làm việc khác, hoặc nghĩ sang việc khác…

Bước 2: Tham dự - Hòa mình trong cuộc giao tiếp, bằng cử chỉ, thể hiện rõ mình đang lắng nghe: gật đầu, biểu hiện đồng cảm qua nét mặt, thay vì ngồi im ta hãy thể hiện cho người nói biết mình đang lắng nghe họ bằng những câu nói phụ họa hoặc các từ đệm (vâng, dạ, thế ạ…).

Bước 3: Hiểu - Để tin chắc và chứng tỏ mình đã hiểu đúng những gì đối tác nói bằng việc nhắc lại những từ chính, từ quan trọng mà đối tác trình bày (ví dụ: người nói: “tôi thấy cần phải tăng thêm 2 người…”, người nghe: “2 người”)

Bước 4: Ghi nhớ - Chính tên gọi của bước 4 đã nói lên cách để ta nhớ tốt nhất là ghi chép lại những ý chính, những điều cần ghi nhớ hoặc chưa rõ. “Mẩu bút chì hơn trí nhớ tốt, trí nhớ đậm không bằng nét mực mờ”. Trong công việc và cuộc sống, chúng ta cần những giải pháp đòi hỏi tính cụ thể và chi tiết không thể đại khái chung chung, mang máng. Vậy cách tốt nhất để ghi nhớ chính xác là ghi lại những thông tin cơ bản.

Bước 5: Hồi đáp - Đây là một kỹ năng mà người Việt ta đặc biệt yếu, thường thì ta chỉ nghe mà không có hồi đáp. Ta phải trả lời, giải đáp các băn khoăn thắc mắc của đối tác trong điều kiện có thể. Những hồi đáp sẽ là những tín hiệu dẫn đường giúp người nói điều chỉnh nội dung và phong cách nói chuyện cho phù hợp và cũng là những tín hiệu giúp người nói tự tin hơn khi thấy có người thực sự muốn nghe và hiểu mình.

Bước 6: Phát triển - bằng cách đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề, hoặc phát triển thêm các ý kiến khác mà đối tác chưa đề cập đến hoặc không có ý định đề cập đến. Bằng những câu hỏi gợi mở, chúng ta có thể mở rộng chủ đề hoặc khai thác thêm những thông tin cần thiết và giúp hai bên định hướng cuộc nói chuyện đi đúng hướng mong muốn của mình.

61

Tập trung T

ham dự

Hiểu

Ghi nhớ

Hồi đáp

Phát triển

Mong muốn

thấu hiểu người nói

Chu trình lắng nghe

Page 62: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Chu trình 6 bước này liên tục lặp đi lặp lại trong quá trình giao tiếp đảm bảo lắng nghe một cách hiệu quả nhất.

1.2. Kỹ năng lắng nghe hiệu quảSong song với chu trình lắng nghe, chúng ta cần thực hành và sử dụng

một số kỹ năng để lắng nghe hiệu quả hơn.- Nghe xong rồi hãy nói: Khi hai người tranh nhau nói hoặc chỉ chờ

người kia kết thúc để mình nói thì kết quả là cả hai đều không nghe được ý kiến của nhau. Những người còn lại rất khó chịu vì họ cũng chẳng nghe được gì. Không khí buổi nói chuyện trở nên rất căng thẳng. Người thực sự khôn ngoan họ không cãi lộn. Họ nói hoặc họ nghe, họ quả quyết hoặc họ tìm hiểu sâu hơn. Khi lắng nghe, bạn muốn hỏi hay phát biểu ý kiến thì hãy để người nói trình bày xong ý đó. Rồi đề nghị giải thích hoặc trình bày quan điểm của mình. Nếu bạn sợ mình quên mất ý đó thì hãy ghi ra giấy. Ví dụ: “Xin lỗi, anh vừa nói về chế độ tiền thưởng. Tôi chưa rõ lắm, anh làm ơn nói kỹ hơn”.

- Gác các việc khác lại: Hành động như vậy thể hiện mình sẵn sàng lắng nghe. Khi không phải chú ý đến các hoạt động khác nữa thì ta sẽ tập trung và chú ý hơn đến người nói và nội dung được trình bày, hiệu quả lắng nghe sẽ cao hơn.

- Hồi đáp để ủng hộ người nói: Hồi đáp tích cực sẽ truyền cảm hứng và gây hưng phấn cho người nói. Người nói sẽ đem hết tâm huyết để truyền đạt cho ta. Hồi đáp trong lắng nghe cần lưu ý: Hãy dừng lại một chút trước khi hồi đáp, làm như vậy sẽ giúp chúng ta không phản ứng trước ý kiến của người nói và giúp người nói có thời gian kết thúc ý kiến của mình.

- Nhìn vào người nói: Chúng ta chưa có thói quen nhìn vào người nói khi lắng nghe. Nhưng chúng ta hãy tập ngay bây giờ. Có những điều ngôn ngữ không thể diễn tả nhưng khi nhìn vào mắt, khuôn mặt, cử chỉ của người nói ta có thể cảm nhận được. Trong giao tiếp người nói như cái gương của người nghe và ngược lại. Hãy nhìn vào sự thể hiện bên ngoài của người nói, ta sẽ biết ta đang nghe như thế nào. “Nhìn mặt mà bắt hình dong”. Hãy nhìn vào người nói để lắng nghe cả những điều không nói. Điều này đặc biệt quan trọng khi các bạn lắng nghe phụ nữ. Phụ nữ thường nói bóng gió xa xôi, thậm chí nói ngược. Nếu chỉ ghi nhận đầy đủ thông tin họ cung cấp bạn sẽ không bao giờ hiểu hết ý họ muốn nói “cái nói ra và cái định nói ra”. Để hiểu được “ngầm ý” trong lời nói của họ bạn phải nhìn vào mắt. Như vậy, để lắng nghe thực sự, chúng ta không chỉ dùng tai mà còn dùng mắt.“Mắt là cửa sổ của tâm hồn” nhìn vào mắt của người nói để cảm nhận được cái “từ” sâu xa trong lời nói cũng là để thấu hiểu được tâm hồn họ.

- Không nên ngắt lời người nói khi chưa thực sự cần thiết: Đặc biệt, đừng vội vàng tranh cãi hay phán xét về những gì đang được trình bày. “Lời chưa nói ra ta là chủ nó, lời nói ra rồi nó là chủ ta”. Nếu bạn ý thức rõ về điều này thì bạn sẽ cẩn thận hơn khi đưa ra ý kiến hồi đáp. Có người trình bày theo cách quy nạp từ chi tiết đến tổng quan, có người trình bày theo cách diễn dịch từ tổng quan đến chi tiết. Chỉ lắng nghe hết ta mới hiểu đầy đủ ý người nói muốn nói.

62

Page 63: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Nhắc lại và diễn giải nội dung: Tốc độ nghe của ta gấp 4 lần tốc độ nói. Vì vậy nếu ta không tập trung thì sẽ rất hay nghĩ sang việc khác. Để tránh điều này chúng ta hãy diễn giải lại ý người nói theo cách hiểu của ta. Làm như vậy giúp tư duy của chúng ta luôn tập trung vào vấn đề đang lắng nghe. Đặc biệt, não của chúng ta làm việc bằng hình ảnh và khái niệm, vì vậy khi nghe chúng ta hãy hình dung, diễn giải theo khung cảnh trong đầu thì sẽ giúp ta nhớ lâu hơn.

- Tìm ra ý chính: Sau mỗi buổi nói chuyện thường có rất nhiều thông tin. Người thông minh không nhớ tất cả các chi tiết mà họ chắt lọc và tìm ra ý chính để ghi nhớ. Não chúng ta làm việc bằng những liên kết các thông tin. Khi ta nhớ được ý chính thì những thông tin bổ trợ xung quanh sẽ theo đó mà tái hiện lại.

- Hỏi để làm rõ vấn đề: Trong giao tiếp và lắng nghe, nếu chúng ta chưa hiểu thì thay vì ậm ừ cho qua chuyện, hãy đặt câu hỏi để làm rõ. Điều này không khiến người nói khó chịu mà ngược lại họ rất vui vì biết rằng ta thực sự muốn hiểu và ta đang cho họ một cơ hội để thể hiện rõ hơn ý tưởng họ đang trình bày.

- Nỗ lực và tập trung: Độ chú ý của chúng ta trong mỗi cuộc giao tiếp phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Thái độ, sức khỏe, môi trường, người nói, nội dung... Khi chúng ta mệt mỏi, buồn chán là những lúc chúng ta dễ mất tập trung nhất. Trong những trường hợp đó để tập trung hơn chúng ta có thể làm như sau: Ngồi 1/3 ghế phía trước; không tựa lưng vào ghế; người hơi nghiêng về phía trước; không chống tay hay tỳ ngực lên bàn. Với tư thế như vậy cùng với các kỹ năng khác sẽ giúp chúng ta tập trung hơn vào lắng nghe.

2. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn từCha ông ta đã dạy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Các chính trị gia,

diễn giả luôn tìm cho mình một cách thuyết phục hiệu quả nhất khi đứng nói trước công chúng bằng những lời lẽ câu từ sắc bén, chặt chẽ, mới lạ và rất logic. Tuy nhiên trong thực tế nhiều khi kết quả giao tiếp lại không được như mong đợi. Vậy thực sự đâu là yếu tố tạo nên giao tiếp hiệu quả. Có rất nhiều con đường, nhiều phương pháp nhưng khi giao tiếp phần lớn người ta thường tập trung vào chuẩn bị nội dung mà ít khi chuẩn bị cho việc thể hiện như thế nào, sử dụng giọng nói ra sao, ngừng câu ngắt ý ở điểm nào, mắt sẽ đi đâu khi đang trao đổi ở ý đó... Hay nói cách khác đó là sử dụng các kỹ năng phi ngôn từ trong giao tiếp.

2.1. Khái niệm, tầm quan trọng và đặc điểm phi ngôn từ- Khái niệm và tầm quan trọng của phi ngôn từ

  Hữu thanh Vô thanh

Phi ngôn từGiọng nói (chất giọng, âm lượng, độ cao…), tiếng thở

dài, kêu la

Điệu bộ, dáng vẻ, trang phục, nét mặt, ánh mắt, đi

lại, mùi…

Ngôn từ Từ nói Từ viết

63

Page 64: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Để làm rõ khái niệm phi ngôn từ, chúng ta hãy phân biệt với Ngôn từ. Ngôn từ là nội dung thông điệp được các diễn giả nói ra hoặc viết ra. Phi ngôn từ là giọng nói (bao gồm các yếu tố như: ngữ điệu, chất giọng, độ cao…) và hình ảnh (bao gồm những gì người nhận thông điệp/ thính giả nhìn thấy: nét mặt, dáng vẻ, trang phục, di chuyển…) khi ta giao tiếp.

Các nghiên cứu của các nhà xã hội học cho thấy, để giao tiếp thành công ngoài yếu tố nội dung, người chuyển thông điệp hay diễn giả cần quan tâm đến việc thuyết phục người nghe bằng giọng nói, dáng điệu, cử chỉ, trang phục, mắt quan sát hội trường...

Khi ta truyền tải một thông điệp thì hiệu quả của ngôn từ, giọng nói và hình ảnh được thể hiện như sau:

Tỷ lệ giữa ngôn từ và phi ngôn từ là 7/93 - tức là sức ảnh hưởng của phi ngôn từ tới người nghe gấp 13,285 lần nội dung.

- Đặc điểm phi ngôn từ+ Luôn tồn tại: Khi ta giao tiếp với một đám đông, dù ta nói hay không

nói thì phi ngôn từ vẫn luôn thể hiện và được người khác ghi nhận. Ví dụ: nét mặt, dáng đứng, trang phục, di chuyển...

+ Có giá trị thông tin cao: Hai người khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ gặp nhau họ vẫn có thể hiểu nhau qua hành vi, cử chỉ. Trẻ con chưa biết nói, chưa biết đọc, chưa biết viết vẫn có thể cảm nhận được những gì người khác nói thông qua phi ngôn từ. Phi ngôn từ giúp thay thế, bổ trợ hoặc nhấn mạnh thông điệp muốn truyền tải. Ví dụ: Khi muốn một người lại gần, ta chỉ cần vẫy tay, không nhất thiết phải nói “lại đây”.

+ Mang tính quan hệ: Qua hành vi cử chỉ khi giao tiếp/thuyết trình thể hiện sự gần gũi, thân thiện giữa người nói và người nghe.

+ Khó hiểu: Cùng một cử chỉ nhưng được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau. Điều này gây nên sự lầm lẫn trong giao tiếp hoặc thuyết trình.

+ Chịu ảnh hưởng của văn hoá: Phi ngôn từ chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa. Một số hành vi, cử chỉ phù hợp với địa phương này nhưng lại không phù hợp địa phương khác. Ví dụ: Hành động giơ ngón tay cái lên cao, với Châu Âu, với Bắc Mỹ được coi là nhất, là khen ngợi, đồng ý nhưng với Úc thì bị coi là chửi tục.

64

Ngôn từ7%

Giọng nói38%

Hình ảnh55%

Page 65: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Chức năng của phi ngôn từPhi ngôn từ có một chức năng đặc biệt quan trọng đó là chức năng điều

tiết. Cả cơ thể ta là một thể thống nhất, dáng chững chạc thì giọng nói cũng chững chạc, dáng lỏng lẻo thì giọng cũng lỏng lẽo.Tay vung mạnh mẽ thì giọng nói cũng mạnh mẽ và ngược lại.

Hãy thử làm một ví dụ: ta giơ cả hai tay lên trên cao quá đầu, từ từ nắm đấm thật chặt, gồng cứng tay và người. Rồi, thử nói thật nhẹ nhàng, tình cảm câu: “Mình yêu ấy lắm” xem có nói được không? Hoặc, hãy thả lỏng cơ thể, thả lỏng tay mà thử hô “Quyết tâm” xem ta có hô được không?

Từ xưa tới nay ta cứ tưởng chỉ có đầu óc ảnh hưởng tới cơ thể. Thực tế, cơ thể là một thể thống nhất, tay chân ta có linh hoạt, thoải mái thì đầu óc mới minh mẫn nhiều ý đẹp lời hay. Khi đầu ta cảm thấy căng thẳng, cơ bắp sẽ tự động cứng lại. Nếu ta biết cách thư giãn cơ bắp, điều hoà hơi thở, sự căng thẳng hoặc nỗi sợ hãi sẽ tự động biến mất.

- Kỹ năng giao tiếp phi ngôn từTất cả các hành vi cử chỉ được thể hiện trên cơ thể con người khi giao tiếp

đều được gọi là phi ngôn từ, tuy nhiên trong giao tiếp ta có thể tạm chia làm 10 loại chính:

(1) Giọng nóiGiọng nói thể hiện nhiều đặc điểm của người chuyển thông điệp. Qua

giọng nói ta có thể nhận biết được giới tính, tuổi tác, quê quán. Âm lượng: Giọng nói cần phải rõ ràng, đủ nghe. Giọng nói dù to hay nhỏ

đều phải có sinh lực, có khí lực mới có sức thuyết phục. Phát triển kinh tế toàn cầu, khi chơi thể thao thì cần tổng lực, và thuyết trình cũng vậy, phải dùng cả tổng lực nói chứ không chỉ cái miệng nói. Có như vậy giọng nói ta mới có sinh lực để thuyết phục được thính giả. Thêm vào đó là độ cao thấp, trầm bổng trong khi nói. Giọng nói của ta cũng giống như một nhạc cụ và bài thuyết trình là một bản nhạc. Ta chơi bản nhạc đó hay, thính giả sẽ chăm chú lắng nghe, vỗ tay tán thưởng. Nếu bản nhạc của ta đều đều, họ sẽ ngủ gật, bất luận là vấn đề ta nói quan trọng đến đâu.

Phát âm: Âm vực phải chuẩn, tròn vành rõ chữ, không méo tiếng hay nuốt chữ, không nhầm lẫn giữa các âm.

Độ cao: Giọng nói phải có lúc cao, lúc thấp, lúc đẩy, lúc kéo. Vậy muốn nói to, nói vang, nói cả ngày không biết mệt, ta phải phát âm như thế nào? Nếu phát âm trong cổ họng, ta dễ bị bệnh nghề nghiệp do luồng hơi đi qua cổ họng làm tổn thương họng và dây thanh quản. Nếu phát âm ở cửa miệng (mà các cụ vẫn gọi là nói ở đầu môi chót lưỡi) giống như hát chèo, thì không thể nói to, vang được. Vùng phát âm đúng nhất là ở trong “vòm cộng minh”- vùng giữa khoang miệng có cấu trúc giống như cái vòm hang động.

Chất lượng: Theo nguyên lý phát âm, luồng hơi từ trong phổi đi ra chạm vào dây thanh quản phát ra các nguyên âm. Các nguyên âm này kết hợp với các

65

Page 66: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

phụ âm do hình dạng của lưỡi, môi, răng...tạo ra thành âm nói. Âm này cộng hưởng trong khoang miệng rồi bắn ra ngoài. Như vậy, muốn phát âm to, rõ ràng thì âm phải nổ trong khoang miệng, trong vòm cộng minh. Cũng giống như khi chúng ta hét trong hang động, ta thấy tiếng vọng âm, vang, rền. Muốn nói to, rõ, âm mạnh mẽ, tiếng phải được phát ra từ giữa khoang miệng.

Tốc độ: Trong khi giao tiếp, tốc độ nói hoàn toàn phụ thuộc vào người nghe. Với đối tượng cao tuổi cần nói chậm, nhẹ nhàng nhưng khi thuyết trình hay giao tiếp với một đám đông trước hội trường toàn thanh niên cần nói hào hùng, hoành tráng mới thuyết phục. Vì vậy khi giao tiếp hay khi thuyết trình phải luôn quan sát và đo được phản ứng của người nghe với cách trình bày của ta để điều chỉnh cho phù hợp. Tóm lại, tốc độ nói bị điều chỉnh bởi tâm của người nói hay chính là sự trao đổi, chia sẻ và biểu hiện, phản ứng của người nghe. Cũng như khi rót nước, với cái cốc to, ta rót khác, với cốc nhỏ, ta rót khác. Quan trọng nhất của người nói khi giao tiếp hay khi thuyết trình là phải phù hợp với nội dung, hoàn cảnh và đối tượng.

Điểm dừng: Văn nói khác văn viết, với văn viết, chúng ta có thể đọc đoạn trên, đoạn dưới, xem dấu chấm câu để hiểu người viết định nói gì. Nhưng với văn nói, cùng một câu nhưng cách nói khác nhau dẫn đến cách hiểu khác nhau. Chẳng hạn, câu: “Ông già đi nhanh quá”, nếu ta có điểm dừng “Ông... già đi nhanh quá” thì có nghĩa là một người già đi nhanh chóng. Còn nếu ta có điểm dừng “Ông già... đi nhanh quá” với vẻ ngạc nhiên có nghĩa là một ông già đi bộ nhanh hơn mức bình thường. Vẫn điểm dừng đó nhưng kết hợp với sự xuống giọng luyến tiếc thì đó lại có nghĩa là một ông gìa chết rất đột ngột.

Điểm nhấn: Có hai loại nhấn mạnh. Loại thứ nhất là trường độ nghĩa là kéo dài âm lượng ra. Loại thứ hai là cường độ nghĩa là tập trung năng lượng vào một từ ngữ nào đó một cách mạnh mẽ dứt khoát. Ví dụ: Câu “Ai bảo anh mua cam cho tôi?” được hiểu theo nhiều cách. Và cách hiểu đó hoàn toàn phụ thuộc vào điểm nhấn vào vị trí nào trên câu đó.

Phân nhịp: Trong một bản nhạc có những khi phải dừng lại một nhịp, có những khi phải dồn dập, lại có lúc nhịp nhàng khoan thai. Quan trọng nhất là khi nói ta phải nhấn mạnh vào những từ chốt nhất trong một câu, hoặc những câu chốt nhất trong một đoạn. Điều đó sẽ giúp người nghe dễ dàng hình dung và bắt ý hơn.

(2) Dáng điệu và cử chỉ- “Nhất dáng, nhì da, thứ ba nét mặt”. Hai mươi

giây đầu tiên khi gặp mặt, ta gây ấn tượng với người nghe bằng hình ảnh ta xuất hiện. Đứng từ xa thì chỉ nhìn thấy dáng, do đó dáng điệu, cử chỉ là cái thu hút đầu tiên và là yếu tố đầu tiên để thính giả đánh giá về ta. Dáng điệu chững chạc đàng hoàng thì gây sự kính trọng tự nhiên, còn ngược lại sẽ gây ác cảm.

66

Page 67: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Thông thường bản năng con người khi sợ hãi sẽ tìm chỗ dựa. Ta cũng vậy, động tác thường xuyên hay gặp nhất của người thuyết trình là tựa vào bàn. Nhưng xương sống mới là cái đỡ cơ thể. Ta tựa vào bàn, tưởng thoải mái nhưng thực ra rất mỏi và còn làm gò ép các cơ quan phát âm khiến giọng nói không mạnh mẽ, vang xa.

- Dáng đứng là một loại ngôn ngữ của cơ thể, nó mang tính minh hoạ và điều tiết. Khi ta nói hào hùng, thuyết phục người khác thì dáng phải vững chãi, năng động. Điều quan trọng nhất của dáng đứng trong thuyết trình đó là qua đó thể hiện được sự năng động và nhiệt tình của người thuyết trình. Cơ thể con người là một thể thống nhất. Nếu ta coi cơ thể là một khối thống nhất thì trong ngôi nhà cơ thể đó, dáng là bộ khung, là cấu trúc của ngôi nhà. Muốn cả cơ thể dẻo dai thì đầu tiên là dáng phải dẻo. Nếu cái khung đã cứng thì tổng thể không thể mềm mại uyển chuyển được.

- Thông thường khi giao tiếp với một đám đông hay khi thuyết trình ta thường hay mất bình tĩnh, khi căng thẳng như vậy thì các cơ bắp đều cứng lại, lúc đó người thuyết trình đứng “như trời trồng”, đứng như chôn chân một chỗ. Tại sao như vậy? Vì ta đứng trụ trên cả hai chân. Đứng trụ hai chân thì dễ mỏi và khó di chuyển được. Bí quyết của dáng điệu uyển chuyển, năng động là đứng trụ trên chân trước và dồn 80% trọng lượng cơ thể vào chân trụ, và phải đổi chân liên tục. Dáng có uyển chuyển là do hông và chân ta linh hoạt. Nguyên tắc cơ bản nhất của thuyết trình hay khi giao tiếp là: nếu ta không quan tâm tới người nghe, họ sẽ không quan tâm tới ta. Nếu đứng yên một chỗ, ta không thể quan sát bao quát hội trường được. Khi ta đứng trụ trên một chân thì mắt nó mới có thể “dắt cả người”, ta nhìn theo hướng nào, chân mới xoay theo hướng đó thì ta sẽ dễ dàng quan sát hơn. Luôn nhớ rằng: “Nhất dáng, nhì da, thứ ba nét mặt”, “vạn sự khởi đầu nan”. Ấn tượng ban đầu của người thuyết trình đó là dáng.

(3) Trang phục- Khi ta đứng xa thính giả thì cái đầu tiên họ thấy là dáng đứng. Khi lại

gần, thính giả sẽ thấy trang phục ta mặc. “Gần nể bụng nể dạ, lạ nể áo nể quần”, thính giả sẽ có ngay ấn tượng ban đầu về ta thông qua dáng đứng và trang phục. Thông qua trang phục, chúng ta biết được địa vị xã hội, khả năng kinh tế, và chuẩn mực đạo đức cũng như thẩm mỹ cá nhân của từng người. Nếu trang phục không phù hợp thì sẽ tạo sự khó chịu và mất tự tin cho chính người nói.

- Tốt nhất khi thuyết trình ta nên chọn lễ phục. Với nam thì lễ phục là Comple; với nữ là Áo dài, Vest hoặc Váy ngắn. Ngày nay xu hướng chung của trang phục là đơn giản nhưng có một số lưu ý ta phải biết khi chọn trang phục. Nam giới khi mặc Comple phải có Caravat, nữ giới khi mặc Áo dài phải có đồ Trang sức. Nếu thiếu những thứ đó thì bộ trang phục của chúng ta dù đẹp hay đắt tiền đến đâu vẫn chưa được gọi là lễ phục.

- Điều quan trọng khi chọn trang phục là chúng ta phải mặc sang hơn thính giả một bậc. Tại sao lại như vậy? Thứ nhất, đó là bày tỏ sự tôn trọng thính giả và cũng là để tạo sự tôn trọng cho chính mình. Thứ hai, nếu ta đến một hội trường mà thính giả mặc thoải mái thì ta có thể bỏ bớt đồ ra nhưng nếu hội

67

Page 68: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

trường mặc toàn lễ phục thì ta lấy gì mà mặc thêm vào? Chỉ nên mặc sang hơn một bậc. Nếu sang quá so với thính giả thì sẽ tạo khoảng cách giữa người thuyết trình với thính giả, khó lôi kéo được sự đồng cảm của thính giả.

- Một nguyên tắc nữa vô cùng quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là: kiểm tra trang phục. Trước khi gặp gỡ giao tiếp với đối tác hay trước khi thuyết trình ta nên xem lại đầu tóc, chỉnh trang từ trên xuống dưới, đằng trước đằng sau. Cẩn thận không bao giờ thừa, không ai dám chắc là một bề ngoài hoàn hảo khi ta bước ra khỏi nhà lại được giữ nguyên cho tới giờ giao tiếp hay thuyết trình. Sơ xuất có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hãy luôn luôn nhớ rằng: Không có cơ hội thứ hai để gây lại ấn tượng ban đầu. Hãy chuẩn bị để ta ra mắt thính giả với một sự tự tin và gây ấn tượng tốt nhất.

(4) Nét mặtKhi giao tiếp với một đám đông, người thuyết trình cũng như người diễn

viên, đều là người xuất hiện trước công chúng. Tất nhiên khi giao tiếp hay trong thuyết trình không yêu cầu ta phải xinh đẹp hoặc ngoại hình hoàn hảo như diễn viên, nhưng bề ngoài nhìn vào phải gây được thiện cảm. Ta nên giữ cho mình khuôn mặt thoải mái, thân thiện và tươi cười. Nhưng quan trọng nhất của khuôn mặt là biểu cảm. Máy đo được trên khuôn mặt của chúng ta thể hiện 250.000 cảm xúc. Trong một cuộc giao tiếp hay trong cùng một bài nói khi thuyết trình, ta không chỉ thể hiện một chất giọng hay một nét mặt, với nội dung diễn đạt khác nhau sự biểu cảm của khuôn mặt cũng phải khác nhau. Khuôn mặt ta phải thay đổi được theo nội dung thông điệp cần chuyển tải. Thường trong các hội nghị, hội thảo hay các buổi họp, khuôn mặt sẽ khá nghiêm túc, tuy nhiên sẽ chẳng vấn đề gì nếu ta thêm một chút hài hước, thoải mái. Mặt căng thẳng, giọng nói sẽ căng thẳng, mặt thoải mái tự nhiên, giọng nói sẽ vui tươi thoải mái.

(5) Mắt- Mắt biểu hiện rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ khác nhau. Trong giao tiếp

hay thuyết trình thì mắt lại càng vô cùng quan trọng. Theo thống kê, mắt ta thu nhận đến 75% lượng thông tin hàng ngày.

68

Ngửi4%

Chạm6%

Nghe12%

Nhìn75%

Nếm 3%

Page 69: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Quan sát đối tác khi giao tiếp với một đám đông khi thuyết trình sẽ giúp diễn giả điều tiết bài nói. Vì người nghe giống như cái gương của người nói. Nếu ta nói căng thẳng, người nghe sẽ cảm thấy căng thẳng theo ta, và ngược lại. Ánh mắt của người chuyển thông điệp hay người thuyết trình có ảnh hưởng lớn tới tâm trạng, thái độ thính giả. Khích lệ người khác bằng ánh mắt, trấn áp người khác cũng bằng ánh mắt, tạo niềm tin cho người nghe cũng bằng ánh mắt.

- Người chuyển thông điệp hay người thuyết trình khi đứng trước thính giả gặp rất nhiều khó khăn trong việc quan sát thính giả như ánh đèn chiếu lên sân khấu, hội trường, mặc dù đôi lúc không quan sát thấy nhưng ta vẫn phải nhìn. Ta không nhìn rõ thính giả nhưng mọi hành vi, thái độ, biểu hiện của ta đều được thính giả để ý. Người chuyển thông điệp hay người thuyết trình luôn phải nhớ một nguyên tắc “Ta không quan tâm đến thính giả, thính giả sẽ không quan tâm đến việc ta đang nói cái gì”

- Liên tục quan sát giúp diễn giả điều chỉnh đựợc lời nói/bài nói của mình. Khi giao tiếp hay thuyết trình, nhìn biểu hiện của thính giả ta có thể biết được được sự chú tâm của thính giả cũng như đo lường được mức độ thành công của cuộc giao tiếp hay của bài nói để kịp thời điều chỉnh. Thấy mắt thính giả chăm chú lắng nghe, ta biết được nội dung giao tiếp/bài nói của ta đang cuốn hút người nghe. Trong trường hợp này, nếu thính giả thật sự chăm chú và tham gia đặt câu hỏi, ta có thể nói kỹ hơn, sâu hơn mặc dù đây chỉ là những ý phụ trong bài nói của mình. Ngược lại, mặc dù ta đang nói những nội dung cốt lõi của bài nói nhưng quan sát thấy thính giả không chú tâm, mắt nhìn đi chỗ khác hoặc bắt đầu nói chuyện riêng thì nếu cần ta điều chỉnh ngay nội dung bài nói vì có thể vấn đề ta đang đề cập thính giả không hứng thú hoặc đã biết. Bài thuyết trình thành công khi đảm bảo nguyên tắc “Nói cái thính giả cần chứ không phải nói cái mình có”.

- Khi giao tiếp trong hội trường, một cách quan sát hiệu quả đó là chia hội trường thành các nhóm nhỏ đó là phương pháp giúp người nói quan tâm được tới từng thính giả trong hội trường và thính giả cũng có cảm giác đang được quan tâm. Mỗi một ý ta dừng trên một nhóm người hoặc một cá nhân nào đó.

- Thông thường với những hội trường rất lớn, không thể nhìn hết mọi người được, ta phải chia hội trường thành những khu vực nhỏ hơn. Trong mỗi khu vực nhỏ, ta nhìn một người. Sau khi nói hết một ý ta chuyển sang nhóm tiếp theo. Khi quét lại mỗi nhóm, ta nhìn sang người bên cạnh, như vậy là sẽ nhìn hết được cả hội trường. Để nhìn hết các góc không bỏ sót, ta nhìn theo hình chữ M và chữ W như dưới đây:

69

Page 70: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Đặc biệt chú ý là, tuy phải quan tâm khắp mọi người trong hội trường nhưng mắt không được đảo nhanh. Cũng giống như giọng nói, dáng điệu, mắt cũng phải có điểm dừng. Với mỗi ý ta phải dừng mắt một lần giống như tâm sự vậy.

(6) Tay- Ở phần trên ta đã biết, lượng thông tin được thu nhận qua mắt là 75%,

và qua tai chỉ là 12%, lượng dây thần kinh từ mắt lên não nhiều gấp 25 lần lượng dây thần kinh từ tai lên não.Vì vậy, thính giả sẽ dễ thuyết phục và chăm chú hơn tới bài nói của ta khi có nhiều hình ảnh, dẫn chứng cụ thể.

- Con người thường bị thu hút bởi hình ảnh, sự chuyển động nhiều hơn là lời nói, đây cũng chính là tập tính động vật của con người là phản xạ với hành vi nhanh hơn với lời nói. Khi đi sang đường, nếu ta kêu lên “xe ơi, đừng đâm nhé” thì xe vẫn cứ lao vèo vèo qua mặt. Nhưng khi ta giơ tay lên thôi là lái xe sẽ biết mà nhường đường cho ta. Do đó, muốn thu hút được sự chú ý của thính giả, chuyển động cơ thể của ta phải càng linh hoạt, năng động. Mà trên cơ thể người, đôi tay là nơi linh hoạt nhất. Hai dân tộc khác biệt ngôn ngữ, những người khiếm thính không nói được vẫn có thể trao đổi thông tin bằng cử động tay. Thế mới biết bàn tay có thể diễn đạt nhiều động tác đến thế nào. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:

“Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người, sỏi đá cũng thành cơm”

- Tục ngữ xưa có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Bàn tay quan trọng là thế nhưng khi thuyết trình, ta thường hay thấy “tay chân thừa thãi”, nhiều người không biết giấu tay vào đâu. Đó là do ta chưa biết cách vung tay thế nào cho hợp lý. Thực tế nếu ta biết cách vung tay, bàn tay sẽ là “vũ khí” lợi hại trong thuyết trình vì nó giúp bổ trợ lời nói. Hơn nữa khi bàn tay vung, trọng tâm cơ thể sẽ hướng về phía trước, dáng của ta sẽ có xu thế hướng về phía thính giả bày tỏ sự thân thiện.

- Nguyên tắc trong cả khi thuyết trình và giao tiếp là phải luôn để tay trong khoảng từ trên thắt lưng tới dưới cằm. Nếu ta vung tay cao quá, tay sẽ che mất mặt, làm cho âm thanh ta phát ra không rõ. Nếu tay vung thấp quá, những người ngồi xa sẽ không nhìn thấy tay ta. Để tay trong khoảng từ thắt lưng tới dưới cằm ta sẽ vung thoải mái nhất, thuận lợi nhất trong giao tiếp và trông cũng tự nhiên nhất. Khi tay vung, luôn nhớ rằng vung “trong ra, dưới lên” - có nghĩa là đưa tay hướng từ trong ra ngoài, và hướng từ dưới lên. Tưởng tượng giống hệt như ta đang bưng một chiếc khay khi đi bán hàng vậy, luôn nâng niu tôn trọng khách hàng. Ta cũng nên chú ý luôn ngửa tay và các ngón tay khép lại. Lòng bàn tay ngửa bày tỏ sự mong đợi, thu thập ý kiến, ngược lại thì hàm ý đè nén, dồn ép thính giả. Các ngón tay khép bày tỏ sự nghiêm túc, ngón tay mở mang lại cảm giác thiếu sinh lực, thiếu nhiệt tình, cảm giác ta đang vơ vét, cào cấu cái gì đó từ bên ngoài vào. Trong quá trình thuyết trình, ta cũng nên chú ý liên tục đổi tay tạo sự khác biệt. Vung tay thì tốt, nhưng vung mãi một tay thì chẳng khác nào chèo thuyền một mái. Nói hai ý là phải vung hai tay khác nhau để người nghe dù

70

Page 71: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

không chú ý cũng có thể cảm nhận rõ ràng đây là hai nội dung hoàn toàn khác nhau.

Một số điều nên tránh:+ Khoanh tay: tạo sự xa cách, phòng thủ. Tâm lý học phân tích rằng con

người luôn có xu hướng tự bảo vệ mình với các tác động xấu bên ngoài. Trẻ con thường xuyên núp sau váy mẹ mỗi khi sợ hãi. Lớn lên, hành động “núp” đó của nó biến đổi thành động tác khoanh tay: tự tạo rào cản một cách vô hình cho mình. Một người khoanh tay nghĩa là họ chưa cởi mở, đang dò xét.

+ Cho tay vào túi quần: Mang lại cảm giác kênh kiệu, thiếu hoà nhập (đàn ông hay mắc phải).

+ Trỏ tay: Không ai thích bị trỏ tay vào mặt vì vậy khi thuyết trình chúng ta cũng không nên chỉ tay vào thính giả.

+ Cầm bút hay que chỉ: Tránh vì khi cầm bút trên tay, bàn tay của ta sẽ không thể vung linh hoạt tự nhiên được. Hơn nữa, cầm đồ vật trên tay ta cũng sẽ rất dễ vung nó theo đà tay vung.

- Tay là bộ phận linh hoạt nhất, thể hiện nhiều thông điệp vô hình nhất, do đó các động tác về tay phải được tập rất kỹ. Trong nền văn hoá Á đông chúng ta, khi nói ít vung tay. Nếu vung tay nhiều thường bị coi là không khiếm tốn, không lễ phép. Tuy nhiên, ngày nay khi hội nhập quốc tế, chúng ta cũng phải thay đổi cho phù hợp.

- Sử dụng phi ngôn từ, tay còn giúp diễn giả diễn tả cảm xúc nội tâm một cách dễ dàng, giúp điều tiết giọng nói được sắc nét rõ dàng, gãy ý. Với những đoạn văn cần nhấn câu, dừng ý ta vung tay dứt khoát. Tay chắc chắn giọng chắc chắn, tay lỏng lẻo giọng lỏng lẻo.

(7) Động chạm- Động chạm trong thuyết trình, giao tiếp trực tiếp giữa người nói và

người nghe chủ yếu thông qua cái bắt tay. Bắt tay bày tỏ sự thân thiện, nồng nhiệt, qua đó mối quan hệ giữa hai người sẽ gần gũi hơn. Thông thường khi bắt tay, hai lòng bàn tay nên áp vào nhau, hai ngón cái đan chéo, bóp vừa đủ mạnh và có thể lắc nhẹ. Bắt tay là phép lịch sự tối thiểu, nhưng trên thực tế người thuyết trình đôi khi vì quá chú ý tới chuẩn bị nội dung nói mà quên mất bước cơ bản này. Có ba thời điểm phải bắt tay làm quen với thính giả:

- Trước khi giao tiếp hay thuyết trình: Chào, đón tiếp thính giả, làm quen, tranh thủ sự ủng hộ từ họ - đặc biệt với trường hợp ta thuyết trình với các đối tượng lần đầu gặp.

- Trong khi giao tiếp hay thuyết trình: Tiếp tục giao tiếp, giao lưu thắt chặt mối quan hệ, hỏi cảm nhận của thính giả để có điều chỉnh thích hợp cho bài nói.

- Sau khi đối thoại trong giao tiếp hay sau khi thuyết trình: Cảm ơn thính giả đã lắng nghe, tạo ấn tượng tốt cho họ trước khi ra về.

(8) Di chuyển

71

Page 72: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Trong khi nghe thuyết trình, tại sao nghe nhiều khi không chú ý thậm chí còn cảm giác buồn ngủ? Có phải do ta mệt mỏi vì nghe quá nhiều kiến thức không? Xin thưa rằng không phải. Đa số trường hợp mệt mỏi là do mắt mỏi chứ không phải do cái đầu làm việc quá nhiều. Hãy thử tập trung nhìn vào một điểm trong vòng 5 phút, ta sẽ thấy mỏi mắt. Nhiều khi thính giả mệt mỏi thậm chí buồn ngủ không phải vì bài nói kém hấp dẫn mà một phần thính giả cả buổi chỉ nhìn có một điểm khiến mắt mỏi. Vậy thì người thuyết trình trước hội trường không nên đứng một chỗ. Trong thuyết trình, kị nhất là đơn điệu, nhàm chán. Hãy liên tục di chuyển tạo những góc nhìn, góc nghe mới cho thính giả. Nếu ta đứng im một chỗ (nhất là đằng sau cái bục), cơ thể tất sẽ cứng nhắc, giọng nói đều đều.

- Cách di chuyển: Đơn giản nhất là ta nên di chuyển theo hình tam giác: đảo sang hai cánh của hội trường, quan tâm tới góc phải, góc trái, lùi lại nói với cả hội trường, hút cả hội trường về phía mình, tiến lên tạo khoảng cách gần gũi với thính giả. Khi di chuyển, tốc độ bước của ta cũng giống như giọng nói, bước chân mạnh mẽ, giọng nói nhanh và mạnh mẽ và ngược lại bước chân nhẹ nhàng, giọng nói cũng nhẹ nhàng khoan thai.Vậy khi thuyết trình, tốc độ di chuyển không chỉ phụ thuộc vào nội dung câu từ hay tính chất của đoạn văn đó mà nhanh hay chậm phụ thuộc vào thính giả.Với hội trường dành cho thanh niên, diễn giả cần di chuyển nhanh, mạnh, dứt khoát tạo sự mạnh mẽ, năng động trong bài nói nhưng đối với hội trường có số thính giả cao tuổi sẽ khiến thính giả không bắt nhịp kịp với bài nói. Di chuyển trong hội trường không chỉ được tính từ khi ta bắt đầu nói trên hội trường mà bắt đầu từ khi ta được giới thiệu, khi đó hội trường đã bắt đầu chuyển sự chú ý tới diễn giả. Người thuyết trình có thể tính trong khoảng 7 bước trước khi ta lên đến hội trường. Đây là khoảng cách thính giả bắt đầu tập trung chú ý đến diễn giả, do đó đã phải chuẩn bị phong thái, bề ngoài để tạo ấn tượng rồi. Người thuyết trình cũng giống diễn viên trên sân khấu: ló cái mũi giày ra khỏi cánh gà là bắt đầu phải diễn, còn một cái gót giày sau cánh gà vẫn tiếp tục phải diễn. Thính giả còn chú ý nghĩa là ta còn phải chinh phục.

(9) Mùi- Mùi hương có thể tác động tới hiệu quả làm việc của não. Ở Nhật có một

công ty thử nghiệm vào những giờ nhất định cho nhân viên của họ ngửi những mùi nhất định, kết quả cho thấy hiệu quả công việc đã tăng đáng kể. Mùi hương yêu thích có thể làm cho não chúng ta hưng phấn, làm việc tốt hơn. Ngược lại, một mùi khó chịu nếu toả ra từ một người sẽ khiến những những đối tượng giao tiếp đánh giá không tốt, thậm chí là xa lánh ta. Mùi khó chịu trong hội trường có thể gây mất tập trung, tạo nên tâm lý không thoải mái cho thính giả và gây sự mất tự tin cho chính diễn giả khi xuất hiện trước công chúng.

- Với thời tiết nóng nực như mùa hè ở nước ta, mồ hôi dễ làm phát sinh những mùi khó chịu trên cơ thể. Thông thường ta không thể nhận biết mùi của chính mình; hãy ngăn ngừa trường hợp đó. Với nữ giới thường dùng nước hoa

72

Page 73: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

cũng phải lưu ý chọn mùi hương phù hợp. Khi giao tiếp hay thuyết trình, được ngửi một mùi hương yêu thích sẽ làm ta rất phấn khích.

(10) Khoảng cáchTrong giao tiếp nói chung và trong thuyết trình nói riêng, khoảng cách

giữa ta và thính giả thể hiện mối quan tâm, quan hệ. Với mỗi mối quan hệ khác nhau, người ta có xu hướng chọn khoảng cách khác nhau. Trên lý thuyết, khoảng cách được quy định như sau:

Thân thiện < 1mRiêng tư < 1,5mXã giao < 4m Công cộng > 4m

Nhưng trên thực tế, khoảng cách được định lượng chủ yếu dựa trên cái bắt tay. Trong quan hệ xã giao, hai người đứng cách xa nhau vừa đủ một tầm tay bắt. Khoảng cách đó mang lại một không gian vừa đủ cho mỗi người đứng thoải mái, khi vung tay không chạm phải nhau, và một người thứ ba có thể đi qua giữa hai người. Còn khi ta đứng nói ở nơi công cộng, tuỳ thuộc vào đám đông mà ta chọn cho mình khoảng cách phù hợp. Đám đông càng lớn, ta càng phải đứng cách xa để có thể bao quát hết cả hội trường. Một nguyên tắc chung nhất là ta phải đứng ở trung tâm của hội trường, nơi mà tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy bạn, đồng thời là nơi gần gũi nhất với thính giả mà ta có thể. Hãy luôn cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa ta và thính giả. Trong những trường hợp với những hội trường rất dài, nếu có thể, trong quá trình thuyết trình nên di chuyển sâu vào trong hội trường, quan tâm tới những người ở đằng sau. Càng đứng gần thính giả, ta càng có khả năng ảnh hưởng tới họ nhiều hơn. Tuy nhiên khoảng cách gần nhất mà ta có thể tạo nên trong trường hợp thính giả đang ngồi và ta đang đứng là khoảng từ 1,2 mét cho tới 1,5 mét. Khoảng cách này cho phép tầm mắt của ta và người đối diện ngang nhau; họ sẽ không phải ngước lên nhìn bạn. Nếu ta thấp, có thể di chuyển lại gần hơn và ngược lại.

Tom lại, cơ thể chúng ta giống như một nhạc cụ. Để chiếc nhạc cụ phát ra những âm thanh hay, từng bộ phận trên cây đàn đó phải rung lên, phải ngân nga hoà cùng một nhịp. Muốn nói hay thì phải nói bằng cả người, nói bằng tổng lực: nét mặt nói, dáng đi nói, trang phục nói, tay nói, từng đường gân thớ thịt đều nói. Trong triết tự tiếng Trung Hoa, chữ “Chí” được cấu thành từ chữ “Tâm” ở dưới, và chữ “Sỹ” ở trên. Có nghĩa là, khi thuyết trình, muốn thay đổi ý chí người nghe thì cái “Tâm” là nền tảng, trên cơ sở đó mới thay đổi đến cái “Trí” người nghe. Nói bằng cả người,

73

Chữ Chí

Page 74: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

lúc nào cũng nhiệt tình, lúc nào cũng tổng lực, đam mê, đó là bí quyết thành công của thuyết trình.

3. KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ1. Các yếu tố bảo đảm giao tiếp co hiệu quảMọi hoạt động giao tiếp có hiệu quả cần đảm bảo những yếu tố cơ bản:- Phải xây dựng được 1 bản thông điệp có hiệu quả. Nghĩa là nội dung

phải rõ ràng, trình bày hợp lý và chuyển đi hữu hiệu.- Bảo đảm dòng chảy thông tin. Điều này có nghĩa là: trong giao tiếp phải

bảo đảm thông tin liên tục, không bị gián đoạn, ngắt quãng để người phát và nhận thông tin dễ chia sẻ với nhau.

- Bảo đảm cho ý nghĩa của thông điệp phản ánh được hiểu theo 1 nghĩa nhất định, tránh được hiện tượng “ông nói gà, bà nói vịt”.

- Nắm được môi trường xã hội khi giao tiếp (giao tiếp với ai? như thế nào? lúc nào? trong bao lâu?…).

- Thực hiện sự đáp ứng (tức là sự hồi đáp) cần thiết.- Người phát tin và nhận tin (đặc biệt là người phát tin) phải có kỹ năng sử

dụng ngôn ngữ, các kiến thức cần thiết. 3. Các nguyên tắc giao tiếpMuốn hoạt động giao tiếp có hiệu quả thì cần phải đảm bảo các nguyên

tắc cơ bản sau đây: 3.1. Đảm bảo sự hài hòa về mặt lợi ích giữa các bên tham gia giao tiếpNguyên tắc này dựa trên một thực tế có tính quy luật về mặt tâm lý của

con người. Bất kỳ ai, khi thực hiện các quan hệ giao tiếp đều mong muốn, tin tưởng hoặc hy vọng rằng thông qua việc giao tiếp có thể đạt được một lợi ích nào đó cho mình hoặc cho chủ thể mà mình đại diện. Lợi ích mà con người hướng tới có thể là vật chất (tiền bạc, tài sản...) cũng có thể là lợi ích tinh thần (trình bày ức chế, mong được chia sẻ và cảm thông, hoặc một đề nghị ghi nhận một sự đóng góp của bản thân cho tập thể, cho xã hội…). Có thể nói, hầu như không một ai thực hiện giao tiếp lại không muốn hoặc không hy vọng rằng sẽ đạt được mục đích đã đặt ra, ngay cả khi chính bản thân chúng ta biết rằng để đạt được lợi ích đó là hết sức khó khăn.

Xuất phát từ tâm lý này, đối tác khi giao tiếp với chúng ta thường ít chuẩn bị tâm lý cho những yêu cầu, đề nghị của họ khi không được đáp ứng, những mong muốn của họ không được chia sẻ và cảm thông. Khi không đạt được những điều như đã dự định, đối tác thường có những phản ứng ở những mức độ khác nhau (có thể bực tức, buồn bã, chán nản, mất lòng tin, tỏ thái độ bất hợp tác thậm chí lăng nhục, chửi bới...). Những phản ứng này dù ở mức độ nào đi chăng nữa thì đều không có lợi cho 2 phía. Chính vì vậy, một nguyên tắc cơ bản trong

74

Page 75: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

giao tiếp là phải cố gắng đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của 2 bên tham gia giao tiếp. Nguyên tắc này đòi hỏi những người trực tiếp giao tiếp với đối tác phải chú ý những điểm cơ bản như sau: 

- Hiểu tâm lý của đối tác, dành thời gian để tìm hiểu mục đích của đối tượng giao tiếp, đồng thời trong hoạt động giao tiếp này, mình cần đạt được mục đích gì.

- Ngay cả trong trường hợp lợi ích của đối tượng giao tiếp không được thỏa mãn thì cũng cần phải tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ chứ không thể có thái độ hiếu thắng hoặc thờ ơ.

Tom lại: Hoạt động giao tiếp được thực hiện theo nguyên tắc là sự giao tiếp phải được thực hiện trong sự thông cảm, thống nhất với nhau chứ không phải dưới hình thức tranh đua, đối địch… Sự thành công của giao tiếp không phải là ở sự chiến thắng đối tượng mà là sự đem lại lợi ích càng nhiều càng tốt cho cả 2 bên.

3.2. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong giao tiếpTrong hoạt động giao tiếp, người làm dịch vụ sẽ gặp phải nhiều đối tượng

khác nhau (già - trẻ, nam - nữ, giám đốc, nhân viên,...). Vấn đề đặt ra ở đây là phải bảo đảm sự bình đẳng trong giao tiếp. Thực tế, người làm dịch vụ trong hoạt động giao tiếp có khi gặp phải những tình huống rất khó xử. Để giải quyết tốt vấn đề này thì cách thức tốt nhất là cần thực hiện nguyên tắc “mọi đối tác đều quan trọng”, nghĩa là mọi đối tượng giao tiếp đều phải được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Dĩ nhiên, nguyên tắc này giúp cho chúng ta tránh được những sai lầm trong giao tiếp khi có quan niệm “người này không quan trọng”, không có ảnh hưởng gì đến bản thân mình, công ty mình thì thờ ơ, thậm chí coi thường.

Một điều chúng ta cần khẳng định là: con người là tổng hòa mọi mối quan hệ. Một cá nhân, một công ty, một tổ chức muốn tồn tại và phát triển cần phải thiết lập và duy trì nhiều mối quan hệ khác nhau. Nhân viên dịch vụ thông qua hoạt động giao tiếp trực tiếp với đối tác phải giúp công ty mở rộng mối quan hệ và tăng cường mối quan hệ sẵn có, đồng thời phải thiết lập các mối quan hệ mới chứ không phải, không thể và không được làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa họ với đối tác, giữa công ty với khách hàng. 

3.3. Nguyên tắc hướng tới giải pháp tối ưuNgười nhân viên dịch vụ khi giao tiếp với khách hàng, với đối tác cần đưa

ra nhiều giải pháp để đối tượng giao tiếp có thể chọn lựa và quyết định.Nguyên tắc này dựa trên cơ sở nguyên tắc 1. Trong thực tế, để có thể tạo

ra một sự hài hòa về mặt lợi ích của các bên giao tiếp không phải là dễ dàng và đơn giản. Điều này, ta dễ hiểu bởi mong muốn của các bên giao tiếp thì nhiều nhưng đáp ứng và thỏa mãn những yêu cầu đó lại chỉ có hạn. Vì vậy, việc một trong các bên hoặc nhiều bên khi tiến hành giao tiếp có thể không đạt lợi ích của mình như mong muốn là chuyện thường tình. Vấn đề ở chỗ là nhân viên dịch vụ phải xử lý công việc như thế nào để không chỉ thỏa mãn một phần hoặc toàn bộ

75

Page 76: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

yêu cầu của mọi đối tượng giao tiếp mà còn phải làm cho đối tượng giao tiếp hiểu và chấp nhận thực tế ngay cả khi mục đích của họ không đạt.

Để làm được điều đó, trong quá trình giao tiếp, nhân viên dịch vụ có thể đưa ra một số giải pháp để đối tượng giao tiếp có thể chọn lựa và quyết định.

Để đưa ra các giải pháp thì một bên tham gia vào quá trình giao tiếp cần xác định mục đích (lợi ích) cần đạt được, nhưng đồng thời cũng xác định mục đích đó có thể đạt được ở những mức độ nào (cao, trung bình hay thấp). Việc xác định những mức độ có thể đạt được sẽ giúp cho các đối tượng tham gia giao tiếp chuẩn bị sẵn sàng tư tưởng nhượng bộ trong điều kiện và giới hạn cho phép để có thể thương lượng với bên kia khi các điều kiện, tiêu chuẩn lý tưởng không đạt được. Nói cách khác, những người nào khi giao tiếp có ý thức rõ về lợi ích của họ và lợi ích của đối tác trong một cuộc giao tiếp cũng sẽ rất giỏi trong việc dự kiến các cách thức khác nhau để có các lợi ích đó và họ sẽ suy nghĩ đến một sự lựa chọn các giải pháp có thể có.

Đảm bảo nguyên tắc này, khi giao tiếp các bên sẽ dễ dàng tìm thấy những mục tiêu chung, những lợi ích chung và trên cơ sở đó có thể cùng nhau tìm ra những giải pháp có thể làm hài lòng tất cả các bên.

3.4. Tôn trọng các giá trị văn hóaGiá trị văn hóa là một phạm trù rộng lớn; ở góc độ nguyên tắc giao tiếp

phải tôn trọng giá trị văn hóa. Vì vậy: ứng xử giao tiếp phải mang tính dân tộc và phản ánh truyền thống tốt đẹp, với người Việt Nam, nét văn hóa trong giao tiếp thể hiện:

- Tác phong, thái độ cởi mở, tế nhị và chu đáo.- Một sự hiếu khách (tôn trọng).- Một sự lịch sự và nghiêm túc đối với mọi đối tượng giao tiếp. Bởi vì, giao tiếp là sự tương tác xã hội luôn luôn chứa đựng yếu tố con

người, luôn có các yếu tố tình cảm. Cần thấy rằng một thái độ niềm nở, vui vẻ, hòa nhã, tinh thần hiếu khách, phong cách lịch sự và nghiêm túc là những chuẩn mực giao tiếp quan trọng và cần thiết.

Tóm lại: Trên đây là những nguyên tắc trong giao tiếp quan trọng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp. Vấn đề cơ bản nhất là chúng ta phải biết vận dụng các nguyên tắc đó vào trong những trường hợp cụ thể một cách linh hoạt và chính xác thì mới hy vọng đưa lại sự thành công. Điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, kiến thức và kỹ năng của chúng ta khi giao tiếp

IV. BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG TRONG GIAO TIẾPĐây là 20 lời khuyên rút ra từ cuộc khảo sát trên Wall Street Journal của

hơn 2000 nhà tuyển dụng.1. Đừng phàn nàn: 80% những người phải nghe bạn phàn nàn sẽ không

quan tâm bạn nói gì. Như vậy, phàn nàn chẳng đem lại lợi lộc gì. Đừng phản ứng tiêu cực trước mỗi khó khăn, tốt nhất hãy tìm cách giải quyết vấn đề.

76

Page 77: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

2. Cười thật nhiều: Luôn tươi cười trong giao tiếp sẽ tạo được niềm tin với đối tác và bạn cũng sẽ nhận được thái độ tươi cười đáp lại của đối tác.

3. Hãy lắng nghe thật sự và chân tình: Trong giao tiếp, nếu đối tác phát hiện bạn đang giả vờ lắng nghe họ, mọi nỗ lực của bạn trong trao đổi với người đó sẽ thất bại.

4. Hãy khiến họ nghĩ họ quan trọng: Nếu bạn tỏ ra quý họ, cho họ thấy họ đáng quý biết chừng nào thì họ sẽ rất thích hợp tác với bạn.

5. Thể hiện lòng biết ơn của bạn: Có một cách rất dễ để làm cho đối tác, sếp và đồng nghiệp vui vẻ, đó là thể hiện lòng biết ơn của bạn đối với họ. Hãy cho họ thấy rằng, nếu không có họ, bạn khó có được thành công này. Hãy biết cảm ơn cả những người làm công tác phục vụ văn phòng, cảm ơn cả những người làm dọn dẹp vệ sinh trong công sở của bạn.

6. Hãy noi về sở thích của họ: Cái TÔI khiến mọi người thích nói về bản thân mình. Vì vậy, để tạo sự thân thiện với đối tác trong giao tiếp, hãy hiểu và nói đến sở thích của họ. Tuy nhiên, ngay cả khi nói về sở thích của họ, phải quan sát thái độ của đối tác để có cách ứng xử cho phù hợp. Nếu thấy họ hưởng ứng nghĩa là bạn đã tạo được sự thân thiện. Nếu họ không phản ứng thì có thể họ đang dè chừng hoặc họ khó tính, chỉ muốn nói đến công việc, đó là lúc bạn nên dừng việc nói về sở thích của họ.

7. Hãy ghi nhớ từng cái tên: Cái tên của đối tác là từ ngữ ngọt ngào nhất mà người ta muốn nghe khi bạn nói chuyện với họ. Nếu bạn trót quên nó, hãy thay bằng những từ ngọt ngào khác: “Chào anh, may mà có anh đã giúp tôi hoàn thành công việc đó,…”.

8. Hy sinh vì người khác: Hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích của người khác là cách để họ nhớ đến bạn và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Hãy tốt bụng và nhiệt tình với người khác trước, đừng chờ đợi người khác làm điều tốt với mình trước.

9. Dùng những câu bông đùa làm giảm giá trị bản thân: Đừng ngại tự chọc quê mình. Trong một thế giới moi người luôn nghĩ mình quan trọng thì những câu bông đùa tự làm giảm giá trị của bạn ngay tức khắc có thể khiến bạn trở nên thu hút. Chế nhạo những khuyết điểm của mình là cách thừa nhận nó nhẹ nhàng nhất nhưng lại không làm người khác bị sốc. Sếp cũng chẳng mấy quan tâm tới những lời tự trào đó của nhân viên.

10. Tạo sự tương đồng: Nếu bạn và đối tác có những điểm tương đồng như cùng quê, cùng có con nhỏ, cùng sở thích, cùng quan tâm tới chính trị,… Trong giao tiếp nếu bạn biết sử dụng sự tương đồng đó, tự khắc mối quan hệ giữa hai người trở nên khăng khít hơn, cuộc giao tiếp cũng nhờ thế sẽ trở lên tốt đẹp hơn.

11. Tạo “sự thư giãn thân mật”: Khi cuộc nói chuyện có vẻ căng thẳng, có thể mời họ một ly trà nóng, hoặc khéo léo gợi những câu chuyện vui vẻ, đó là cách để “hạ hỏa” đối tác, giúp họ nhìn nhận bạn gần gũi hơn.

77

Page 78: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

12. Hãy noi về lỗi của chính mình trước khi đề cập đến lỗi của người khác: Nhận lỗi về mình trước là hành vi văn minh, dễ làm cho người khác tha thứ nhất.

13. Đừng bảo thủ: Hầu hết mọi người hay mọi đối tác trong giao tiếp đều ghét làm việc/ trao đổi với người luôn cho rằng ý kiến của mình là “tối cao”.

14. Xin lỗi: “Tôi sai rồi; Tôi xin lỗi” hoặc “Hãy bỏ qua cho tôi nhé” là những câu không quá khó nói. Đừng dại nợ ai một lời xin lỗi, người ta sẽ đánh giá bạn là không biết cách cư xử và không muốn hợp tác với bạn.

15. Không noi chuyện phiếm khi bàn công việc: Đó là cách để bạn ngầm khẳng định: Tôi là một người chuyên nghiệp, làm ra làm, chơi ra chơi.

16. Đừng ngắt lời người khác và cũng không bao giờ cắt đứt suy nghĩ của họ: Ngắt lời hoặc cắt đứt suy nghĩ của người khác trong giao tiếp sẽ làm họ tức giận. Nếu bạn đã từng có hành vi đó, hãy đọc lại lời khuyên thứ 3 ở trên nhé.

17. Không bao giờ noi “Bạn sai rồi”: Có nhiều cách để nói về lỗi của một người, nhưng một câu phủ nhận thẳng thừng như vậy có thể sẽ làm hỏng cả cuộc giao tiếp.

18. Đừng trò chuyện/trao đổi khi đang giận: Lúc giận, hầu hết chúng ta khó làm chủ được lời nói và khó trình bày được quan điểm của mình. Tương tự như vậy, đừng đến gặp gỡ và làm phiền người khác khi họ đang không vui.

19. Hãy tự kiểm tra thoi quen: Cũng như bất cứ quá trình tự trau dồi nào khác, bạn cần thường xuyên tự kiểm tra về cách bạn đối xử với người khác và tìm cách cải thiện những điểm yếu của bạn. Đó là một cách để bạn ngày càng nâng cao hiệu quả giao tiếp của mình.

20. Tập luyện làm tốt những lời khuyên trên đây: Sẽ không có con đường tắt, không có cách nào để những mẹo trên có thể tự nhiên đến với bạn. Chỉ có tập luyện để làm tốt những lời khuyên trên thì bạn mới trở nên hoàn hảo trong giao tiếp./.

78

Page 79: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CHUYÊN ĐỀLễ tân công chức

Biên soạn:Bùi Thị Hạ HuyênTrung tâm Dịch vụ việc làm phụ nữ

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢNGiao tiếp là vần đề hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là

đối với người làm công tác lãnh đạo, quản lý, công chức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, cán bộ trong các cơ quan tổ chức đoàn thể vì hằng ngày chúng ta tiếp xúc với khá nhiều đối tượng, khá nhiều vấn đề.

Để đạt được sự thành công, ngoài yếu tố về phẩm chất, năng lực chuyên môn và sự nhiệt thành, cần phải chú ý đến nghi thức lễ tân trong giao tiếp.

Công tác lễ tân là hoạt động tiếp xúc, giao thiệp ngoại giao theo những nghi thức nhất định. Đó là những quy định của Nhà nước, Đảng, đoàn thể, cơ quan, những quy ước xã hội hoặc những thói quen cần phải làm đúng để đảm bảo tính nghiêm túc trong giao tiếp.

Lễ tân – Giao tiếp vừa là một khoa học, vừa là một nghiệp vụ cụ thể và vừa là một nghệ thuật mà mỗi người phải thường xuyên trao dồi để đạt tới sự hoàn thiện.

II. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC LỄ TÂN CÔNG CHỨCThông qua hình thức lễ tân, qua mức độ tiếp đón có thể đánh giá được

quan hệ giữa các bên (thân hay không thân, hợp tác lâu dài hay xã giao)III. NGUYÊN TẮC Tôn trọng, bình đẳng, tạo điều kiện1. Nguyên tắc: Khách - ChủNếu chủ tiếp khách có vị trí > hoặc = khách: Tôn trọng kháchKhi đến: Chủ giơ tay ra trước - Khi về: Khách giơ tay ra trướcKhi mời: Mời khách chính trướcĐón khách: Chủ nhà có mặt trước2. Nguyên tắc: Trên - Dưới: Ai cấp bậc cao hơn, bổ nhiệm lâu năm hơn

thì được ưu tiên hơn; ai lớn tuổi hơn thì được ưu tiên hơn.3. Nguyên tắc: Phải – Trái: Vị trí bên phải được tôn trọng hơnIV. PHƯƠNG CHÂMTrọng thị, an toàn, tiết kiệm, chu đáo và tranh thủ.V. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý- Chân thành, tự nhiên, không khách khí, nhưng cũng nên tránh tùy tiện.

79

Page 80: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Khiêm tốn, nhưng tránh tự ti.- Không bao giờ phê phán, chỉ trích chế độ chính trị xã hội, luật lệ, phong

tục, tập quán, tôn giáo của khách, nhất là những điều thiêng liêng của khách.- Trong tiếp xúc không nên đưa ra những vấn đề chính trị, thời sự gay cấn

và nên tránh tranh luận gay gắt.- Trong lúc vui chuyện không nên làm lộ những điều bí mật. Song cũng

cần tránh thái độ quá dè dặt.- Cần giứ lời hứa, do vậy cần cân nhắc kỹ những đề xuất của khách. - Cần giữ đúng cương vị, xã hội.- Cần biết tên và chức vụ của khách để tiện xưng hô.- Nếu mời cơm cần nghiên cứu kỹ thực đơn sao cho phù hợp với khẩu vị

của khách.- Cần tôn trọng tập quán sinh họat của khách.- Nên làm việc, họp hành, chiêu đãi đúng giờ.- Trước khi vào nhà cần phải gõ cửa, khi vào hay ra khỏi phòng nhớ đóng

cửa lại.- Xin lỗi, cảm ơn là những từ luôn luôn ở cửa miệng.- Ở những nơi công cộng đông người không nên nói to.- Trong lúc ăn không nên xỉa răng, nếu có nên dùng một tay che miệng.

Sau bữa ăn không nên ngậm tăm, súc miệng gây thành tiếng.- Đối với Phụ nữ, không nên hỏi tuổi, chuyện riêng về gia đình, chồng

con, không nên khen béo; cần thể hiện sự quan tâm lúc lên xe, xuống xe; xách đỡ những đồ vật nặng khi lên xuống xe

VI. MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ TRONG LỄ TÂN CÔNG CHỨC1. Bắt tay1.1. Mục đích, ý nghĩaBắt tay là nghi lễ thông dụng trong giao tiếp, nó biểu đạt nội dung hoan

nghênh, hữu hảo, thông cảm, cảm ơn, khoan dung, kính trọng, xin lỗi, từ biệt. Bắt tay là một hình thức lễ tân, xã giao, dùng tay nắm lấy tay người khác

để chào hay để tỏ tình thân thiện.Việc tỏ tình thân thiện đo cần được thể hiện phù hợp với những thói quen xã giao nơi công cộng nên dù có thân thiết đến đâu, sự gặp lại sau bao khó khăn trắc trở bao nhiêu chăng nữa thì cũng không nên bộc lộ thái quá xúc cảm của mình (như là la hét, gầm rú, nhảy cẫng lên…) nơi công cộng, ngoài phố phường. Bắt tay là một công tác xã giao thông thường khi người ta gặp hoặc từ giã nhau. Song trong cuộc sống muôn mặt, bắt tay nhau thế nào cho đúng phép xã giao, phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc lại là điều không giản đơn chút nào. “Bắt tay mang ý nghĩa chào hỏi nhau nhưng đồng thời còn truyền đạt cho nhau tín hiệu nhất định. Qua cái bắt tay

80

Page 81: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

ngắn ngủi có thể biểu thị với nhau thái độ hữu nghị, kính trọng, thân tình, lưu luyến, đồng tình ủng hộ, thông cảm hay xã giao lạnh nhạt, chiếu lệ:”

1.2. Nguyên tắc- Khi bắt tay cần biểu thị tình cảm đúng mức: Nam giới với nhau nên

nắm cả bàn tay, siết chặt giữ ít lâu, giữa nam và nữ thì người nữ chỉ nên nắm hờ, nam không nên siết chặt tay quá. Cần bắt tay với tư thế bình đẳng, đứng thẳng người (phụ nữ có thể ngồi), chỉ chìa tay phải, hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau.

- Bắt bằng tay phải: (Trừ trường hợp không thể được). Không nên bắt bằng tay trái vì như thế là vô lễ, nhất là đối với phụ nữ - cử chỉ đó có ý nghĩa xấu, thể hiện tâm địa bất chính.

- Chủ nhà chủ động giơ tay trước để bắt tay từng người khách: Riêng các khách với nhau không nên chủ động bắt tay người chưa quen biết (cần làm thủ tục giới thiệu xong mới bắt tay). Nam giới khi gặp một đôi vợ chồng thì bắt tay người vợ trước, người chồng sau. Khi các bà gặp khách nam giới mà họ tỏ lời chào trước, nếu là đối tượng quen đã lâu hoặc thân thì nên bắt tay đáp lễ, còn không thì chỉ cần nghiêng mình chào là được.

- Bắt tay lần lượt: Đến trước bắt trước, đến sau bắt sau. Đầu tiên phải bắt tay người đến trước mình; người cao tuổi, người có

chức vụ. Cần lưu ý: Phải chờ người đáng kính đưa tay ra mình mới nhận bắt chứ không được chìa tay ra trước, bởi mình ở vị trí công tác hoặc xã hội thấp hơn - Trừ trường hợp người trẻ tuổi là một chủ nhân và một người trọng tuổi là khách thân tình – thì có thể cùng một lúc đưa tay ra cho nhau bắt. Cần đứng dậy bắt tay người có cương vị cao hơn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp không nên tỏ thái độ khúm núm, cong gập người quá độ, dù rằng những người đó có đáng kính trọng đến mức nào đi nữa.

- Không dùng hai tay chụp bổ vào nhau cùng một lúc mà chỉ cần siết chặt nhưng nhẹ, nồng ấm, thân thiết

Không nên bắt tay quá lâu, lắc mạnh, lắc nhiều lần, lia lịa, nhất là còn kèm theo việc cười nói oang oang, hênh hoang, toe toét, giơ cả hai tay (nhất là với khách nữ), bắt tay người nọ chéo tay người kia; vừa bắt tay vừa vỗ vai khách, vừa bắt tay vừa ngoảnh mặt đi, đưa hai tay bắt 2 người cùng một lúc. Khi bắt tay siết mạnh bàn tay phụ nữ mềm yếu khiến họ bị đau, nhất là khi người phụ nữ mang nhiều nữ trang ở các ngón tay.

- Vừa bắt tay, vừa đút tay khác vào túi quần là điều tối kỵ: Phụ nữ có thể mang găng khi bắt tay, còn người đàn ông thì không thể chấp nhận được.

- Còn những cách bắt tay thân tình co thể như sau: bàn tay nắm lấy cổ tay, bàn tay nắm lấy cùi tay, bàn tay nắm lấy cánh tay, bàn tay đặt lên vai.

2. Danh thiếp- Giấy in danh thiếp có thể có mùi thơm, vân bóng. Tuy nhiên, trong giao

tiếp đối ngoại không nên dùng danh thiếp có mùi thơm, vân bóng.

81

Page 82: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Không nên in nội dung 2 mặt danh thiếp, không nên ghi nhiều chức vụ trên 1 tấm danh thiếp.

- Cần chuẩn bị sẵn danh thiếp để khi mới gặp khách lần đầu ta có thể trao được danh thiếp ngay.

- Khi trao danh thiếp, không đưa ngược danh thiếp.- Lần đầu tiên đến liên hệ công tác với một cơ quan nào đó, bạn đưa danh

thiếp vào trước cho thư ký để xem người ta có đồng ý tiếp mình hay không.- Khi đến thăm người quen mà không gặp được, bạn có thể để lại danh

thiếp và ghi mấy chữ báo cho họ biết là bạn có đến thăm. - Nếu gặp gỡ lần đầu tiên thì việc trao danh thiếp thuộc về người chủ.

Người vị trí thấp hơn trao danh thiếp trước cho người có vị trí cao hơn. Nói chung là chúng ta nên dựa vào phép xã giao mang bản sắc dân tộc “Kính trên nhường dưới”.

- Khi nhận danh thiếp bạn nên đọc qua ít phút để tôn trọng họ rồi nhẹ nhàng đút vào túi áo ngực, kẹp vào quyển sổ hay túi cho vào xắc tay của bạn. Tuyệt đối không nhận ngay rồi cho luôn vào túi quần, dù rằng đó là túi trước hay túi sau. Làm như vậy người đối diện sẽ cho bạn là một người mất lịch sự và không tôn trọng họ.

- Danh thiếp có thể gửi kèm theo quà tặng, đồ lưu niệm - Cần có thái độ trang trọng khi trao đổi danh thiếp cho nhau, trao nhận

bằng hai tay.- Khi được trao danh thiếp cần trao đáp lại, nếu không có, nên xin lỗi và

giải thích lý do.- Cần tìm hiểu tập quán, thói quen sử dụng danh thiếp của đối tác giao

dịch để có cách ứng xử cho phù hợp.3. Văn hoa giao tiếp bằng điện thoại nơi công sở3.1. Mục đích, ý nghĩaNgày nay, kỹ năng giao tiếp được đánh giá rất cao, dù là trong các hoạt

động hàng ngày hay trong công việc kinh doanh. Một khía cạnh nhỏ trong lĩnh vực giao tiếp mà chúng ta ít khi để ý đến, chính là việc giao tiếp qua điện thoại.

Lợi ích lớn nhất và dễ thấy nhất của việc sử dụng điện thoại trong giao tiếp hỗ trợ cho việc gặp mặt trực tiếp và chuyển thông điệp một cách nhanh chóng. Tiết kiệm thời gian và chi phí bằng cách liên hệ trước, nắm bắt thông tin bằng cách gọi điện thoại là những gì mà điện thoại mang lại cho bạn. Ngoài ra, nếu biết cách sử dụng phương tiện này, chúng ta có thể gây được ấn tượng tốt đẹp với người khác, tạo ra sự hài lòng và tình cảm gắn bó nơi đối tác.

Quá dễ dàng để chúng ta nhấc máy lên và gọi cho người khác. Thế nhưng có rất nhiều người quên mất việc giao tiếp qua điện thoại cũng có những quy tắc, văn hóa chung.Và người khác hoàn toàn có thể đánh giá sai về bạn hoặc nội

82

Page 83: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

dung cuộc gọi trong 1 phút, mà thậm chí chưa hề gặp mặt hay lắng nghe bạn nói gì. Vì thế, kỹ năng sử dụng điện thoại là điều mà bạn không nên bỏ qua.

Nói chuyện qua điện thoại thực chất là một cuộc giao tiếp hoặc tiếp khách gián tiếp. Người gọi là khách, người nghe là người tiếp khách. Vì vậy, về mặt thái độ, lời nói, giọng nói cũng phải thật hoà nhã, lịch thiệp như là nói chuyện trực tiếp. Thời gian nói chuyện điện thoại không cho phép kéo dài như trong tiếp khách trực tiếp..Việc diễn đạt, trình bày một nội dung hay vấn đề nào đó phải hết sức ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Tính lịch sự, lễ phép trong nói chuyện qua điện thoại thường được thể hiện qua việc sử dụng các từ ngữ lặp đi lặp lại thường xuyên mà không thể nào quên được là:

Chào hỏi;Vâng, dạ, dạ thưa…Xin lỗi; Cảm ơn.3.2. Nguyên tắc- Rút ngắn thời gian giao tiếpNhiều người vẫn cho rằng mình là người nhận điện nên không phải mất

tiền, nói bao nhiêu cũng được. Đó là một quan điểm sai lầm. Nếu bạn gọi đi, bạn nên chuẩn bị thông tin mình định nói, nếu là vấn đề quan trọng thì nên hẹn gặp trực tiếp để trao đổi hoặc nếu là vấn đề phức tạp thì nên chọn hình thức thông tin bằng văn bản. Không nên mở rộng vấn đề sang một lĩnh vực khác.

- Không noi những thông tin thừa và bí mậtDù là người gọi hay người nhận điện thoại thì bạn cũng không nên nói

thêm những thông tin thừa thãi. Bạn nên nói “Anh/chị A không có ở nơi làm việc, xin vui lòng gọi lại vào lúc khác”. Không nên nói: Anh/chị A đang ở ngồi phòng C, đợi máy để tôi sang gọi... Càng không nên hỏi những thông tin thừa, đại loại như “Anh là ai”, “Anh ở đâu?”, “Cần hỏi việc gì?” rồi sau đó mới hạ giọng: “Anh/chị ấy không có ở đây”…

Khi tìm người khác nghe máy, bạn nên để úp máy điện thoại xuống mặt bàn, tránh những âm thanh, cuộc nói chuyện của cơ quan lọt vào trong máy.

- Khi người được hỏi không co mặt ở cơ quan Nếu đồng nghiệp có điện thoại, nhưng họ đang đi vắng, bạn nên hỏi người

gọi điện thoại đến: “Anh/chị có cần nhắn gì không?”. Điều này thể hiện thái độ trách nhiệm của mình trước đồng nghiệp. Nếu người gọi đến quên xưng danh, bạn có thể hỏi lại, nhưng không nên “Tên anh/chị là gì?” mà nên hỏi “Anh/chị có thể cho biết quý danh”.

- Tôn trọng người đối thoạiCâu nói “Tôi có thể nói chuyện với anh/chị trong vài phút được không?”

luôn cần thiết trong các cuộc điện thoại. Điều này rất quan trọng, vì không phải

83

Page 84: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

lúc nào người nghe điện cũng có thời gian nói chuyện với bạn. Ngược lại, nếu bạn là người nghe, rơi vào trường hợp này, bạn nên nói “Xin lỗi, mình đang bận chút việc, lát nữa mình sẽ gọi lại”. Nên nhớ là “Mình gọi lại” chứ không phải là “Bạn gọi lại cho mình”. Đó là một nét văn hóa trong ứng xử.

Không nên cùng lúc trả lời nhiều cuộc điện thoại.- Hãy thân thiện Tuy không giao tiếp “mặt đối mặt” nhưng qua điện thoại, người ta có thể

cảm nhận được thái độ ứng xử của bạn. Hãy chú ý đến âm điệu và tốc độ giọng nói của mình.

Có trường hợp gọi điện nhầm số, bạn không nên có thái độ lạnh lùng hay gắt gỏng. Một thái độ xã giao, lịch sự của người nhận phản ánh yếu tố văn hóa công sở.

- Cúp (gác) máy nhẹ nhàng. Đừng bao giờ quên “Cảm ơn” và một lời chào tốt đẹp trước khi cuộc nói

chuyện kết thúc. Nếu vì một nguyên nhân khách quan không thể tiếp tục cuộc nói chuyện được thì người nhận điện nên xin lỗi. Dù lý do gì đi chăng nữa thì người nhận điện cũng không nên dập máy trước người gọi.

Cuối cùng, hãy cúp (gác) máy nhẹ nhàng, không nên để “cạch” một tiếng chát chúa vào tai người đang nói chuyện với bạn.

4. Văn hoá điện thoại di động Ngày nay, điện thoại di động (ĐTDĐ) đã trở thành thứ phương tiện liên

lạc rất phổ biến trong các công sở, cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, có một số người đã lạm dụng chức năng của ĐTDĐ để hợm hĩnh, khoe của. Các nguyên tắc sau sẽ giúp bạn trở thành người lịch sự, có văn hoá khi sử dụng thiết bị liên lạc thông tin này:

- Không nên đặt những bản nhạc chuông chói tai, kinh dị.- Không được chụp ảnh người khác khi chưa được sự đồng ý của họ.- Nếu bạn phải nghe, gọi ĐTDĐ ở những nơi công cộng như: trên xe bus,

trong cơ quan, trong thang máy… bạn nên nói vừa phải, đủ nghe, tránh nói oang oang lên.

- Khi đến làm việc với các cơ quan, nhất là chính quyền, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức nước ngoài… bạn phải để ĐTDĐ sang chế độ rung kẻo bạn sẽ bị mắng té tát vì để điện thoại đổ chuông trong phòng làm việc của họ.

- Trong các hội nghị, cuộc họp, lớp học… hầu hết họ đều nhắc mọi người tắt chuông ĐTDĐ. Tuy nhiên, một số người vẫn “cố tình quên”, để rồi lại ngồi thụp xuống hoặc cúi gục đầu xuống bàn nghe ĐTDĐ. Việc này sẽ gây sự mất tập trung cho cả người nói lẫn người nghe xung quanh. Bạn hãy chuyển ĐTDĐ sang chế độ rung và khi có cuộc gọi đến hãy đứng dậy đi ra ngoài hành lang, ban công để nghe. Bạn phải tập sao cho động tác đó trở thành thói quen in sâu trong tiềm thức của bạn.

84

Page 85: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

4.1. Nhận điện thoại: Khi có chuông điện thoại rung thì bạn nênĐể điện thoại reo không quá 3 lần; + Nói: xin chào và tự giới thiệu mình;+ Hỏi: tôi có thể giúp được gì ? + Tập trung vào cuộc gọi+ Đề nghị gọi lại nếu cần; + Chuẩn bị sẵn bút bên tay phải để ghi chép vào sổ, phiếu chuyên dụng; + Ghi lại điện thoại người gọi, thông tin cần thiết; + Không ngắt lời người gọi nếu… 4.2. Nghe điện thoạiCó một số nguyên tắc về kỹ năng nghe điện thoại một cách lịch sự để giúp

bạn tránh thất bại trong giao tiếp như sau: - Không nên dí sát ống nói vào miệng bạn mà giữ cách xa khoảng 10 cm

để tránh cho người gọi nghe thấy rõ hơi thở của bạn vọng vào; - Không biểu lộ sự bực bội mà thay vào đó hãy nín thở rồi nhẩm đếm từ

1-10; - Gác mọi công việc khác mà bạn đang làm dở hoặc quay lưng lại với

những gì gây mất tập trung rồi nhìn vào khoảng giữa hay vật gì đó để tập trung trả lời;

- Lắng nghe cách ngắt câu và hơi thở của người gọi. Nguyên tắc chọn giọng nói+ Không ngả người ra ghế tựa, ghế xoay; + Nói rõ ràng và nhấn mạnh vào ý chính; + Nếu cần quả quyết thì hãy đứng dậy; + Nếu không nghe rõ hãy nói thẳng; + Hỏi lại ngay khi có nghi ngờ, nhắc lại những gì quan trọng; + Giảm nhịp độ nói để tăng thông tin: để hiểu dễ và rõ hơn, để nhớ ý

chính và ghi chép lại vấn đề cần quan tâm; + Chọn lời nói thích hợp, hoà nhã (thí dụ: Xin anh giữ máy để tôi đi gọi

giúp anh; Xin lỗi đã làm anh phải đợi lâu; Không có gì; Cảm ơn…) + Không nên đặt các câu hỏi dẫn dắt hoặc chêm vào như: Tôi cho rằng…, Ý ông là…

Nguyên tắc điều chỉnh theo người gọi+ Người gọi đang vội nên cần ngắn gọn; + Người thích tán gẫu muốn bạn dành thời gian; + Người tuyệt vọng cần được sự cảm thông;

85

Page 86: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

+ Người phàn nàn muốn được lắng nghe và thấu hiểu; + Người cần dịch vụ muốn được hướng dẫn và lời khuyên. Nếu bạn làm được như vậy thì người gọi sẽ hài lòng vì+ Được đối xử như một cá nhân; + Được lắng nghe và chia sẻ; + Được hiểu và thông cảm; + Được coi là quan trọng; + Được giải quyết nhanh chóng;+ Được trao đổi có trách nhiệm; + Được trả lời kết quả mong muốn;+ Được gọi lại để khẳng định; + Được nhiều hơn cả mong đợi. Nguyên tắc nghe khiếu nại+ Không nói những câu đại loại như: Tôi không biết; tôi không thể; bạn

cần phải…; đợi tí xíu nhé !; A lô! Tôi đang bận; tôi không thấy có vấn đề gì cả; mai ông gọi lại nhé; không ai biết đâu; tôi mới chỉ làm ở đây; ngày mai tôi nghỉ phép; đấy không phải là việc của tôi…

+ Không biện hộ, cãi cùn đến cùng; + Không hứa hẹn suông; + Không đổ lỗi cho họ không biết cách sử dụng; + Hãy thực hiện 4 nền tảng sau: Thái độ cầu thị; ghi nhận và thông cảm;

thảo thuận cùng giải quyết; quan tâm, thực tế. Nguyên tắc nghe người phản đối+ Đừng cãi vã tranh luận hơn thua với họ; + Cứ để cho họ trút hết cơn giận; + Đừng ngắt lời họ đang nói; + Thực hiện 4 nền tảng. Nguyên tắc nghe người thô lỗ+ Hãy coi như là chuyện nhỏ; + Đừng trả đũa họ; + Đừng giải quyết cá nhân; + Thực hiện 4 nền tảng. Dưới đây là 10 điều bạn nên lưu ý khi sử dụng điện thoại- Nói năng lịch sự và phát âm chuẩn

86

Page 87: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Những từ ngữ như: "Xin vui lòng", "Cảm ơn"… không những làm cuộc nói chuyện trở nên lịch sự hơn mà còn giúp bạn dễ chiếm được thiện cảm của người bên kia đầu dây hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không nói lớn hoặc quát to trong điện thoại trong mọi tình huống.

- Giọng nói chân thànhNếu sử dụng từ ngữ lịch sự nhưng giọng nói cáu bẳn hoặc “chanh chua”,

chắc chắn bạn không thể tạo được thiện cảm với người nghe. Hãy thể hiện cho người nghe cảm thấy bạn thật sự rất quan tâm cuộc nói chuyện này và đang cố lắng nghe để hiểu vấn đề và giúp họ tìm cách giải quyết

- Không ra lệnhThay vì nói “Tôi cần nói chuyện với ông A ngay bây giờ”, bạn nên nói

“Xin cho hỏi ông A hiện có ở đó không? Tôi có thể nói chuyện với ông ấy bây giờ không?”

- Cư xử chuyên nghiệp và khéo léoBạn tuyệt đối không sử dụng những từ ngữ mang nghĩa tiêu cực và có ý

phán xét với người nghe. Tùy thuộc vào đối tượng gọi đến và mối quan hệ của họ với cơ quan, bạn cần có những cách ứng xử ngoại giao khác nhau và phù hợp.

- Kiềm chế cảm xúcĐể tránh gặp những trường hợp khiến bạn dễ mất kiểm soát, hãy đọc một

số loại sách về cách giải quyết các mâu thuẫn và phàn nàn thường gặp.- Luôn nhớ bạn là bộ mặt của cơ quanNên nhớ mỗi khi nhấc điện thoại lên thì bạn sẽ nói chuyện với tư cách là

người đại diện cơ quan chứ không phải với tư cách cá nhân. Do đó hãy tập trung vào cuộc nói chuyện, lắng nghe những nhu cầu hoặc phàn nàn của người nói để họ có cảm giác được quan tâm và cảm thấy hài lòng về cơ quan bạn.

- Tìm chỗ ngồi khi nói chuyệnTìm chỗ ngồi thoải mái để đề phòng những cuộc điện thoại có thể kéo dài.

Ngoài ra bạn nên chuẩn bị sẵn giấy và bút bên cạnh để có thể ghi chép lại những điều cần thiết.

- Không nên làm việc khác khi đang nghe điện thoạiBạn không nên làm nhiều việc cùng một lúc như vừa nghe điện thoại vừa

trả lời thư điện tử. Không ai thích khi đang nói chuyện và nghe thấy tiếng gõ bàn phím ở bên kia đầu dây, họ sẽ cảm thấy họ không được coi trọng và chắc chắn sẽ không muốn tiếp tục câu chuyện nữa.

- Ngắt lời đúng lúc

87

Page 88: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Có nhiều trường hợp khách hàng gọi điện đến và phàn nàn, kể lể liên tục mà không cho bạn một giây nào để giải thích. Khi đó hãy yêu cầu họ một cách lịch sự để họ có thể tập trung vào vấn đề cốt lõi để cả hai bên đều không mất thời gian.

- Nói rõ ràng và ngắn gọnKhi trả lời, giải thích về những chính sách, thủ tục của cơ quan cũng như

khi gọi điện tới công ty khác để yêu cầu giải thích vấn đề gì, hãy nói một cách ngắn gọn và rõ ràng. Bạn nên tránh nói dài dòng dễ dẫn đến lạc đề và có thể gây hiểu lầm cho người nghe

5. Văn hoa e- mailTrong thời đại ngày nay, e-mail được coi là một trong những phương tiện

giao tiếp nhanh chóng và hữu hiệu. email dùng để trao đổi thông tin, liên lạc làm ăn, đặt lệnh thanh toán, xác nhận hợp đồng; thể hiện sự quan tâm lẫn nhau... Chính sự thông dụng của nó nên cần thiết xây dựng văn hóa viết e-mail.

Dưới đây là những lời khuyên nhằm giúp bạn tránh được những lỗi mà nhiều người hay mắc phải: 

- Đo co phải là câu trả lời cuối cùng? Khi bạn viết thư trả lời, hãy đảm bảo rằng bạn đã trả lời vấn đề đó với hết khả năng của mình. Đừng buộc người gửi thư phải hỏi lại vấn đề, trao đi đổi lại hàng loạt e-mail dài dòng. Cho nên khi gửi thư cần rõ ràng, đầy đủ thông tin.

- Tránh để hiểu lầm về nội dung thư: Vì vậy, không nên viết tắt và dùng ngoại ngữ khi không cần thiết vì sẽ có những người không hiểu những từ viết tắt hoặc không thông thạo ngoại ngữ. Hãy đọc thật kỹ trước khi gửi những bức thư đó tới cho tất cả những người có tên trong danh sách của bạn.

- Kiểm tra e-mail đều đặn và không nên trả lời chậm trễNếu bạn đã sử dụng e-mail để giao tiếp thì nên tập thói quen mở mạng

thường xuyên, chứ không nên lúc mình cần thì mới sử dụng (trừ trường hợp không thể được).

Trên nguyên tắc, tất cả các thư điện tử, ngoài những e-mail dưới dạng bom thư hoặc những bức thư có nội dung không lành mạnh, đều cần được trả lời. Những bức thư từ những người như: Sếp, khách hàng, những người mà bạn quan tâm, và những người mà bạn chưa bao giờ nói chuyện đều luôn được ưu tiên hơn.

Hãy đề nghị một cách dứt khoát với người nhận nếu như bạn cần họ trả lời trong một khoảng thời gian nhất định. 

- Thận trọng với các file đính kèm Cần phải chú ý đặc biệt tới những file đính kèm khi gửi thư. Đừng bao giờ

gửi thư có file đính kèm cho những người mà bạn không quen biết vì nhiều khả năng thư sẽ bị xóa, không được đọc vì người nhận sợ đó là những file có chứa virus. Thêm vào đó, những file gửi kèm với dung lượng lớn cần rất nhiều thời

88

Page 89: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

gian để tải về từ máy chủ. Người bạn đang ở sân bay hẳn sẽ không “hâm” để phải chờ tới 10 phút mới tải về được những bức ảnh của buổi sinh nhật mà bạn gửi tới. Ngoài ra, hãy cố nén những file có dung lượng lớn, đặc biệt là những file ảnh.

- Ngắn gọn là hayMột số người nghĩ những bức thư điện tử thì nên dài và tỉ mỉ, song tốt

nhất là nên ngắn gọn và rõ ràng. Hãy biên tập lại thư sau khi bạn đã viết xong nó. Đừng quên những thông tin quan trọng. Nếu bạn gửi một bức thư điện tử để bày tỏ một quan điểm riêng, hãy nêu ngay quan điểm đó ra và thể hiện ngay trong dòng chữ đầu. Bạn có thể thêm vào thư những tin hài hước không liên quan đến nội dung và viết nó ở cuối thư. 

- Tránh viết hoa Những từ viết hoa trong những bức thư làm cho người nhận có cảm giác

người viết là một người kiêu căng hoặc đang giận dữ. Những từ viết hoa cũng gây sự mệt mỏi đối với người nhận, thậm chí khi đó là một tin vui.

- Không gửi cùng một thư tới quá nhiều người (CC) 6. Giới thiệu và tự giới thiệuTạo điều kiện để mọi người làm quen với nhau là một công việc quan

trọng, một chức năng trực tiếp và chủ yếu để một hoạt động diễn ra tốt đẹp, dù hoạt động đó là chính thức hay riêng tư.

Thông thường đánh giá của khách về hoạt động mà họ được mời căn cứ trên những cuộc gặp gỡ mà họ có thể tiến hành ở đó. Họ có được giới thiệu với những người chưa quen biết trước không? Họ có được tiếp cận những người nổi tiếng không? Họ sẽ cảm thấy thoả mãn hơn nữa khi ra về, họ có thêm bạn mới, có những quan hệ hữu hiệu hơn với giới tri thức cũng như giới kinh doanh chính nhờ một người trung gian đóng vai trò móc nối và tạo ra cái gì đó và chính cái đó đôi khi lại trở thành công cụ quyết định số phận cũng nên. Trong những hoạt động công cộng cũng như riêng tư, việc giới thiệu khách với nhau tạo nên nhân tố chủ yếu cho thành công. Nó thậm chí là trung tâm của sự giao tiếp và nếu không có nó, sự giao tiếp đó, nếu không nói là bị bỉ quên thì cũng bị bỏ mặc cho may rủi. Chủ động làm quen trước hết là trách nhiệm của chủ nhân nhưng cũng là trách nhiệm của cán bộ lễ tân, anh ta phải thực thi trách nhiệm đó và đôi khi phải trực tiếp can thiệp. Như vậy, người cán bộ lễ tân sẽ thể hiện sự lịch thiệp của chủ nhân và làm tăng thêm uy tín của ông ta.

6.1. Giới thiệu• Giới thiệu ngắn gọnTạo điều kiện để mọi người làm quen với nhau là một công việc quan

trọng, một chức năng trực tiếp và chủ yếu để một hoạt động diễn ra tốt đẹp, dù hoạt động đó là chính thức hay riêng tư. Cử chỉ gần gũi ấy diễn ra như một thời điểm bản lề, đánh dấu bước đầu của một hoạt động. Nhưng thời gian giới thiệu

89

Page 90: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

bao giờ cũng hạn chế. Bởi vậy, nên sử dụng thời gian đó sao cho tốt nhất để luôn luôn phục vụ cho mục tiêu giao tiếp.

• Giới thiệu người có địa vị thấp cho người có địa vị cao• Giới thiệu tên đi kèm theo chức vụ• Giới thiệu người trong cơ quan trước với đối tác/người mới đến (ưu tiên

giới thiệu theo chức vụ, tuổi tác)Quy tắc này đôi khi cũng được dùng sử dụng để giới thiệu chính thức hai

nhân vật cùng cấp chẳng hạn hai chủ tịch hoặc hai giám đốc, với lý do là trong thời điểm ta đang sống mọi thứ, mọi hoạt động xã hội đều được tính bằng giây, bằng phút. Điều quan trọng là từ nay về sau phải làm được đến mức tối đa trong một thời gian tối thiểu mà vẫn tốt. Vậy không cần phải nhắc thêm chức danh và tên khi đảo người được giới thiệu với người cần được giới thiệu.

Để làm cho việc giới thiệu nhanh hơn khi nhiều người cần giới thiệu đang xếp hàng đợi, hoặc quên không nhớ tên người đó thì chỉ cần nêu chức danh thôi cũng được.

Việc nêu thêm họ tên là cách làm tốt nhất, vì mọi người đều rất nhạy cảm với cách xưng hô này. Trong những cuộc họp có số lượng ít người, nhất là ta tiếp tại nhà, bằng bất cứ giá nào cũng làm như thế. Điều đó, làm khách thoải mái mà chủ nhà cũng hoàn thành việc giới thiệu của mình.

Tuy nhiên, nếu phải lựa chọn giữa nêu chức danh và tên, thì nêu chức danh tốt hơn, đặc biệt đấy là một hoạt động chính thức hoặc hoạt động làm ăn. Nhưng khách được mời do chức vụ họ giữ trong xã hội hoặc do nghề nghiệp của họ, thì nêu chức danh khi giới thiệu là đủ.

- Giới thiệu người có chức danh gây chú ý đối với người có chức vụ tương tự, nhất là có khách nước ngoài.

- Giới thiệu chức danh làm cho thuận tiện việc chọn người nói chuyện có lợi nhất cho mình

- Giới thiệu chức danh sẽ giúp khơi mào câu chuyện - Với chức danh của đương sự, ta có thể dễ dàng hỏi họ tên ông ta hơn và

tạo ra cảm nghĩ rằng ta quan tâm đến người đó với tư cách cá nhân chứ không chỉ chức vụ.

- Thật không lịch thiệp nếu phải nêu chức danh khi mà bản thân người đó đã được biết đến, và như vậy chứng tỏ rằng sự nổi danh của người này chỉ là tương đối mà thôi.

- Thứ bậc trong giới thiệu Theo thói quen thông dụng nhất thì người ít quan trọng phải được giới

thiệu với người quan trọng hơn: cấp dưới với câp trên, người trẻ với người già hơn, người sở tại với khách tới thăm, bạn bè thân thiết với những người thân hơn và người mới tới với người tới trước.

90

Page 91: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Những nguyên tắc đó đan chéo nhau, phải được áp dụng tuỳ theo mỗi hoàn cảnh.

Theo phép lịch sự nên giới thiệu nam giới với phụ nữ, ngoại trừ chính sách, quốc trưởng hay thủ tướng , chức sắc giáo hội, bộ trưởng, đại sứ, thậm chí cả khách danh dự trong hoạt động mà ta tham gia

Theo phép lịch sự người tiếp đón và người được giới thiệu có nghĩa vụ giơ tay ra bắt. Nhưng thông thường phụ nữ chủ động giơ tay cho người đàn ông bắt.

6.2. Tự giới thiệu• Với đối tác, giới thiệu ngắn gọn về tên, bộ phận làm việc• Tránh rườm rà• Thái độ khi giới thiệu lịch sự, khiêm nhườngCũng như việc chủ nhân lịch sự phải lo sao cho các khách mời được giới

thiệu với nhau, thì khách cũng phải chủ động đừng ngại ngần tự giới thiệu nếu bản thân khách thấy cần, chẳng phải là theo quy định thì người đến sau vào phòng tự giới thiệu với những người đến trước rồi sao. Vả lại, nếu cứ đứng ở một góc ra chiều nghĩ ngợi và im lặng tạo ra cảm giác như mình buồn chán với cuộc tiếp chỉ chứng tỏ mình thiếu lịch thiệp. Chúng ta phải hoà nhập với mọi người, chào hỏi những người ta đã biết và bắt quen với người mới lạ. Điều đó chả có lỗi gì hết. Việc tiếp xúc lẫn nhau chẳng phải là mục đích đầu tiên của mọi hoạt động xã hội đó sao? Nếu như hoàn cảnh không cho phép ta được giới thiệu với những khách mời khác thì ta phải tự làm lấy. Việc quan trọng nhất đối với ta là “ sự thành công” trong hoạt động mà ta tham gia.

Bằng cách nào? Ta tiến lại gần và nói: “Xin chào (buổi sáng hay buổi tối), tôi tin rằng chúng ta đã không được giới thiệu phải không?” và chìa tay ra, nói thêm: “ Tôi tên là…” Ta nói đủ họ tên chứ đừng nói tên không thôi và ta cũng đừng thêm “ông” hay “bà” gì cả. Theo thói quen thì người được chào trả lời ngay bằng cách tự giới thiệu lại. Nếu thấy có lợi, ta tiếp tục nêu chức danh và thế là cuộc nói chuyện được tiến hành. Cho nhanh gọn hơn, ta chỉ cần chìa tay và xưng danh, như ta làm để chào khách cùng bàn ta ngồi. Công thức “ hân hạnh được gặp một người như ....”, kèm theo tên người mà ta muốn giới thiệu với một người khác quá ư trịch thượng, nên thực ra không phải là công thức lịch thiệp, hơn nữa đó là cách sao chép từ tiếng Anh.

Ta cũng không nên do dự tự giới thiệu với một người dường như đã quên ta bằng cách nhanh chóng và dứt khoát nêu họ tên người đó, nhắc lại (nếu thấy cần thiết) hoàn cảnh của cuộc gặp mặt mới đây nhất hoặc mối quan hệ giữa ta và họ. Bằng cách ấy, ta tránh được cảm giác khó chịu vì bị người ta không nhận ta dù chỉ sau có vài phút vừa nói chuyện, nhất là trước mặt những người khác.

91

Page 92: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

7. Bố trí chỗ ngồiBố trí chỗ ngồi cho khách là công việc không kém phần quan trọng trong

công tác lễ tân công sở, nếu không nói là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và hiệu quả của hoạt động được tổ chức.

Bố trí chỗ ngồi thích hợp cho mỗi người theo thứ bậc là một trong những công việc không đơn giản và tế nhị nhất trong công tác lễ tân. Tuỳ theo tính chất, nội dung của từng loại hoạt động mà có cách bố trí sao cho thích hợp. Nếu đó là một buổi chiêu đãi tiệc cần đảm bảo sao cho những người dự tiệc có đủ điều kiện thưởng thức bữa tiệc về tinh thần cũng như vật chất một cách “ngon lành” nhất. Còn đó là cuộc hội đàm thì cần làm sao cho bầu không khí trở nên thân thiện và hợp tác nhằm đạt những mục tiêu xây dựng. Sự bố trí chỗ ngồi là yếu tố vô cùng quan trọng để kiến tạo những mục tiêu đó.

7.1. Những nguyên tắc cần lưu ýa. Nguyên tắc ngôi thứ- Sự bình đẳng: Nguyên tắc này con bao hàm việc xác định chuẩn bị để

dành cho khách sự thịnh tình tương xứng với họ.- Nguyên tắc tôn ti trật tự: Người trên trước, người dưới sau.- Nhường chỗ: Khách nước ngoài đến thăm được xếp trước khách thuộc

nước chủ nhà, hoặc được dành một vị trí ưu đãi.Thông thường chủ một buổi lễ ngồi ở vị trí số một, ngồi bên phải hay

trước mặt là một vị khách có cấp cao nhất. Nguyên tắc này được điều chỉnh khi chủ tiếp một nhân vật có cấp bậc cao hơn sẽ lịch sự nhường chỗ cho khách.

- Ngôi thứ không uỷ quyền: Có nghĩa là một người khi đại diện một người khác thì không thể được đối xử như người mình đại diện trừ trương hợp người thay thế cùng cấp với người được thay thế. Tuy nhiên đối với nguyên thủ quốc gia vì không có người ngang cấp tương đương nên được dành cho người đại diện (Phó Thủ tướng hay Bộ trưởng) sự đối xử trọng thị như được dành cho Nguyên thủ quốc gia).

- Ngôi thứ pháp lý và ngôi thứ xã giao:+ Ngôi thứ pháp lý được quyết định bởi các văn bản quy phạm pháp luật. + Ngôi thứ xã giao: dựa trên những nguyên tắc của phép lịch sự xã giao. Theo nguyên tắc này, người tiền nhiệm xếp sau người đương nhiệm;

người giữ cương vị danh dự xếp sau người giữ chức vụ thực tế.Ví dụ: Trong một hoạt động có thể có cả Chủ tịch Phụ nữ thành phố đã

nghỉ hưu được mời dự một hoạt động của phụ nữ thành phố thì nên xếp đồng chí đó thấp hơn Chủ tịch Phụ nữ đương nhiệm; trên hoặc ngang với đồng chí Phó Chủ tịch đương nhiệm.

- Thứ tự chữ cái: là cách thường dùng để xác định ai trước ai sau. Nguyên tắc này nhằm thực hiện triệt để sự bình đẳng giữa các đại biểu, phái đoàn hay

92

Page 93: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

quốc gia. Ngôn ngữ lựa chọn sẽ là ngôn ngữ nơi diễn ra sự kiện hoặc ngôn ngữ chính thức của tổ chức hay một ngôn ngữ khác do các bên thoả thuận.

Nguyên tắc tuổi tác thâm niên: Người nhiều tuổi được xếp trên người ít tuổi. Người có thâm niên lâu hơn trong công tác sẽ được ưu tiên.  Nếu 2 người có thâm niên như nhau, người nhiều tuổi hơn sẽ được xếp trên.

Nguyên tắc ưu tiên phụ nữ: Nam giới nhường chỗ cho nữ giới. Trong ngoại giao, nam giới chỉ nhường chỗ cho phụ nữ khi người phụ nữ đó có cùng cấp bậc.

Nguyên tắc dân sự trước tôn giáo: Trong các buổi lễ thường các chức sắc tôn giáo xếp sau các quan chức dân sự nhưng nguyên tắc này cần được điều chỉnh tuỳ theo chức tước, tuổi, địa điểm và hoàn cảnh.

Nguyên tắc người có công: Khi xếp chỗ cũng cần chú ý tới những người có huân huy chương cũng như những nhân vật có uy tín trong các lĩnh vực.

Nguyên tắc bên phải trước, bên trái sau: trong cuộc gặp gỡ của các nhân vật ngoại giao, bên phải luôn được công nhận là vị trí ưu tiên (Vị trí danh dự).

b. Một số vấn đề lưu ý khi bố trí chỗ ngồi- Sắp xếp chỗ ngồi trên Đoàn Chủ tịch, tọa đàm, mít tinh hay bàn danh dự

một cuộc chiêu đãi: sau khi đã xác định nhân vật cao nhất có quyền ngồi ở vị trí thứ nhất thì thứ tự các chỗ ngồi khác luôn tính từ ưu tiên bên phải của nhân vật ngồi vị trí thứ nhất: số 2 bên phải, số 3 bên trái, số 4 bên phải số 2, số 5 bên trái số 3...Vì vậy người ta có thể đánh số các chỗ ngồi với số chẵn ở bên phải và số lẻ ở bên trái theo thứ tự tăng lên của các con số.

- Một số kiểu bố trí chỗ ngồi cho khách trong tọa đàm/hội họp:+ Thông thường, dùng bàn chữ nhật, bàn hội nghị quay đầu ra cửa chính,

thì lấy hướng vào cửa làm chuẩn, bên phải là khách, bên trái là chủ.

K9 K7 K5 K3 K1 KHÁCH CHÍNH K2 K4 K6 K 8 K10

Lối vào từ cửa chính

C10 C8 C6 C4 C2 CHỦ NHÂN C1 C3 C5 C7 C9

+ Khách chính ngồi bên tay phải chủ nhà (từ bên trong nhìn ra):

C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10

CHỦ NHÂN Lối vào từ cửa chính

KHÁCH CHÍNH

K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 K 9 K10

93

Page 94: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

7.2. Bố trí trong phòng tiệca. Một số qui tắc: - Theo tập quán chung, chỗ ngồi danh dự thường đối diện với cửa ra vào.

Nếu cửa ra vào ở một bên thì vị trí danh dự là ở vị trí đối diện với các cửa sổ. Ngay cả khi cửa ra vào ở chính giữa.

- Bên phải chủ nhà là vị trí danh dự nhường cho khách. - Thứ tự quan trọng tính từ chủ tiệc và khách chính trở đi. - Nếu cùng cấp thì xếp người nhiều tuổi trước người ít tuổi, nữ xếp trước nam. - Ghế chính thường được lùi ra hoặc vào sau một ít để khách có thể dễ

nhận ra. - Có thể xếp xen kẽ giữa chủ và khách hoặc ngồi hai bên đối diện nhau

như tại buổi làm việc/hội đàm.- Vợ chồng không ngồi cạnh nhau: Khi vợ chủ nhà cùng dự tiệc thì hai vợ

chồng ngồi đối diện và chỗ ngồi danh dự là ở bên phải bà chủ. - Xếp xen kẽ nam nữ nếu có thể. Tránh xếp phụ nữ ngồi ngoài cuối bàn tiệc. - Nếu có khách nước ngoài người ta xếp xen kẽ khách trong nước và

khách nước ngoài. Và khách nước ngoài được ưu tiên hơn.Chú ý đến khả năng ngoại ngữ, nghề nghiệp của những người ngồi gần nhau để dễ nói chuyện.

- Tùy theo cấp bậc, số lượng người dự tiệc và diện tích, cấu trúc của phòng tiệc mà quyết định có bố trí bàn danh dự hay không, chọn bàn tiệc hình gì, số lượng bàn tiệc và cách bố trí bàn tiệc (có nhiều kiểu bố trí bàn tiệc: tiệc đứng và tiệc ngồi; bàn tiệc có thể bố trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật… tùy theo số lượng và tính chất).

Chủ tọa bữa tiệcĐến ngay bàn của chủ tọa để đón tiếp các khách mời khác; giúp mọi người

ổn định chỗ ngồi; phải bắt đầu ăn ngay sau khi các vị khách đã được phục vụ.Phải là người kết thúc bữa ăn bằng cách đứng lên đầu tiên ngay sau khi

khách mời ở bàn chính đã đứng dậy.b. Cách sắp xếp chỗ ngồi xung quanh bàn tiệc Hình chữ nhật - Khách không có phu nhân Xếp khách ngồi trước mặt chủ tiệc Xếp những người khác theo số thứ tự xen kẽ giữa chủ và khách   

94

Page 95: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Khách có phu nhân Xếp bà chủ ngồi trước mặt ông chủ, hoặc xếp ông khách ngồi trước mặt

ông chủ Xếp bà khách chính ngồi bên phải ông chủ, ông khách chính ngồi bên

phải bà chủ. 

 

- Chiêu đãi có khách danh dự: Xếp khách danh dự ngồi bên phải bàn tiệc;Người khách chính ngồi bên phải chủ tiệc.

Cách thức phục vụNếu khách tự gắp thức ăn trong các đĩa mang đến thì phục vụ bên trái.

Nếu đĩa đã có thức ăn thì phục vụ bên phải khách.Mang nước chấm, hoặc gia vị cũng ở bên trái.Đối với rượu, chỉ rót nửa ly. Chỉ phục vụ những loại rượu đã được định

sẵn trong thực đơn. Nước suối được phục vụ lạnh nhưng không có đá ở trong cốc và không thêm lát chanh. Nếu muốn phục vụ nước có vắt chanh thì nên tiếp ở phía phải, đặt cạnh các ly, cốc hoặc phía trái gần đĩa đựng bánh mì.

95

Page 96: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Ngôi thứ phục vụPhục vụ chủ và khách danh dự cùng lúc, tiếp đến là khách mời ngồi bên

phải, rồi đến bên trái và cứ thế cho đến người cuối cùng, và từ bàn này đến bàn kia cho đến bàn cuối.

Trong các bữa tiệc thân tình có ít người, phục vụ các bà khách trước rồi cuối cùng đến bà chủ, và tiếp đến phục vụ các ông cũng theo nguyên tắc đó.

Một vài lời khuyên về phong cách bàn tiệcTư thế ngồi: Ngồi thẳng lưng. Cổ tay dựa vào mép bàn, không dùng cánh

tay ôm lấy đĩa ăn, không gập người để ăn.Khăn ăn: Khăn ăn được trải lên đầu gối. Trước khi rời bàn đặt khăn ăn ở

gần đĩa nhưng không gấp lại.Dụng cụ ăn nào và thứ tự nào: Sử dụng dụng cụ ăn ở xa đĩa trước và kết

thúc bằng cái gần đĩa nhất. Không dùng dụng cụ ăn để khua múa hoặc chỉ trỏ.Dùng dĩa tay trái hay tay phải: Theo kiểu Anh, cầm dĩa tay trái, dao tay

phải khi ăn thịt và thức ăn cần phải cắt. Theo kiểu Pháp, cầm dĩa tay phải, dao tay trái. Kiểu này dùng khi ăn những thức ăn không cần phải cắt như rau, cá, trứng, đồ tráng miệng. Khi ăn xong xếp dao và đĩa song song trong lòng đĩa.

Giá gác dao: Không có giá gác dao trong những bữa tiệc có tính chất nghi lễ.Muối và tiêu: Thường được đặt trong lọ nhỏ có thìa kèm theoBánh mì, sa lát, phomát: Bánh mì được đặt trên một chiếc đĩa ở bên trái,

salát phải được phục vụ riêng hoặc được đặt trong các đĩa riêng biệt; dùng dao và dĩa để phết phomát lên bánh mì, trừ phomát cứng.

Yêu cầu tiếp thêm món ăn: Có thể yêu cầu tiếp thêm một món ăn chính trừ món súp. Không nên yêu cầu thêm phomát, món tráng miệng, cũng như hoa quả.

Chú ý: Nếu có người khách nước ngoài ngồi cùng bàn tiệc mà không theo các phong tục địa phương ăn uống thì, nếu có thể, hãy hành động như ông ta để tránh làm cho khách mắc cỡ. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.

Nâng cốc chúc mừngKhi nâng cốc chúc mừng nên nói ngắn gọn. Chủ lễ sẽ là người nâng cốc

đàu tiên sau đó vị khách mời danh dự đáp lễ. Không nên để tự do ai cũng chúc rượu. Tránh tiếng va chạm khi cụng ly, chỉ lên chạm khẽ với nhau.

Nếu cốc rượu hết hay nếu bạn kiêng rượu thì lúc mọi người đề nghị cụng ly hãy cứ đứng lên nâng cốc cùng với mọi người để hòa vào không khí chung.

8. Trang phục8.1. Thông điệp của trang phục Đối với những người ta mới gặp lần đầu hay những người khác nước

ngoài mà ta ít có dịp giao tiếp, trước tiên họ đánh giá chúng ta qua dáng vẻ bề ngoài, do đó chúng ta cần phải tạo cho họ một ấn tượng tốt về bản thân.

96

Page 97: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Ăn mặc thích hợp là biết cách cư xử nên phải tính đến tập quán của từng môi trường xã hội hoặc nghề nghiệp, phải tính đến cương vị và tuổi tác của từng cá nhân cũng như hoàn cảnh cụ thể.

8.2. Chỉ dẫn về trang phụcĐối với một hoạt động chính thức cần thống nhất trước trang phục thích

hợp và ghi rõ trên giấy mời.Đối với nam giới trang phục phổ biến vẫn là comple, áo sơ mi, cravat. Đối với nữ giới hiện nay trang phục truyền thống, bộ comple nữ là trang

phục phù hợp nhất. Ngoài ra cũng có thể mặc váy dài hay váy lửng.Nếu đến một nơi lạ, nên tham khảo cơ quan phục trách lế tân ở nơi đó để

có trang phục phù hợp.8.3. Thường phụcVới nam giới, đó là bộ comple hay áo vet sẫm màu, màu xanh, ghi sẫm

hoặc đen đi kèm với áo sơ mi trắng và cà vạt, đôi khi có thể có áo gilê. Đối với các hoạt động trước 18 giờ có thể chọn các màu khác miễn là màu sẫm. Không mặc màu trắng trong các nghi lễ chính thức.

Đối với nữ giới, có thể chọn giữa váy buổi chiều hoặc bộ vet nữ cho các hoạt động trước 18 giờ. Với các hoạt động sau 18 giờ hoặc trong tiệc buổi chiều, có thể mặc một bộ váy với áo sơ mi, áo dài cộc tay hay vet nữ. Trong bữa ăn tối có thể mặc một bộ áo váy cầu kỳ.

Bộ trang phục vét đen ngắn dùng cho trong những nghi lễ trang trọng như lễ tượng niệm các liệt sỹ.

Đối với nữ giới trang phục luôn là váy ngắn trừ khi giấy mời có ghi khác.8.4. Một bài lời khuyên về sự cẩn trọngNếu ta không muốn mặc theo như trang phục được chỉ dẫn thì nên mang

trang phục có cấp độ thấp hơn.Đối với phụ nữ không nên mặc váy dài nếu giấy mời ghi chỉ dẫn mặc váy

ngắn9. Quà tặng và đồ lưu niệmQuà tặng đóng góp phần ảnh hưởng đến sự thành công của một hoạt động,

ta không nên lựa chọn quà tặng một cách qua loa, đại khái hoặc để nước đến chân mới nhảy. Cần xác định cẩn thận cách thức trao quà cũng như là thời điểm thuận lợi để trao.

9.1. Quà tặng và đồ lưu niệm là hai loại quà khác nhauĐồ lưu niệm làm gợi nhớ người hay cơ quan tặng và những sự kiện có liên

quan. Thường đó là những sản phẩm được sản xuất hàng loạt và với giá vừa phảiQuà tặng mang tính độc nhất. Quà tặng thường có giá trị lớn hơn đồ lưu

niệm. Việc tặng quà cũng cần có lý do rõ ràng.

97

Page 98: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

9.2. Chọn quà như thế nào?Để lựa chọn quà thích hợp cần tìm hiểu những người cộng tác với đối

tượng cần tặng quà.Có thể tham khảo trước lý lịch của đối tượng để biết thêm được nhiều chi

tiết đáng chú ý về sở thích, chuyên môn. Nếu càng biết rõ về tính cách của họ bao nhiêu thì việc tặng quà càng hiệu quả bấy nhiêu.

9.3. Tặng quà khi nào và thế nào?Cách thức tặng quà kín đáo nhất là gửi quà đến phòng khách sạn hoặc nơi

ỏ của khách, trước khi khách tới.Nên tặng quà vào đầu chuyến thăm.Có thể trao quà tận tay để tăng thêm phần ý nghĩa.Trong trường hợp tặng quà ở nơi công cộng nên báo trước cho những

người có liên quan.9.4. Việc đóng gói quà tặngNếu tặng quà ở nơi công cộng không nên gói quà tặng. Có thể đặt những

quà tặng trên một chiếc bàn nhỏ ở nơi thuận tiện hay trên một chiếc giá nhỏ.Đối với quà tặng được đóng gói cần đảm bảo cho quà tặng cũng như lớp

vỏ còn được nguyên vẹn. Nên dùng dây buộc thay vì dây khóa.Nếu nhận được món quà có đóng gói thì không nên mở ra xem trừ khi

người tặng quà tha thiết mong muốn như vậy. Nếu muốn mở quà thì nên hết sức thận trọng, và có thể nhờ người khác giúp đỡ.

10. Bố trí chỗ ngồi xe ô tô- Theo thông lệ, chỗ ngồi tốt nhất, tức là chỗ thuận tiện nhất cho việc lên

xuống và được coi là an toàn nhất, phải dành cho khách. Việt Nam áp dụng luật giao thông lái bên phải, thì chỗ đó là chỗ ngồi khách chính: phía sau bên phải, còn đối với các nước áp dụng luật giao thông lái bên trái thì chỗ đó là phía sau bên trái. Trong trường hợp có phu nhân của khách cùng đi thì xếp phu nhân ngồi phía sau bên phải, khách chính ngồi bên trái (Trừ trường hợp xe có cắm cờ thì khách chính nhất thiết phải ngồi bên phải có cắm cờ). Chủ nhà đi cùng khách: bên trái; cán bộ lễ tân, phiên dịch, bảo vệ: ngồi phía trước, bên phải lái xe.

Nếu phía sau có 3 người thì người thứ 3 (có vị trí xã hội thấp nhất trong 3 người) sẽ ngồi giữa.

Với loại xe nhiều chỗ ngồi, thì chỗ ngồi danh dự là hàng ghế đầu tiên sau lưng lái xe.

- Nếu người ta mời một người lên xe riêng do bản thân người mời đó lái thì vị trí thứ nhất sẽ là bên cạnh người lái, ví trí thứ 2 là ghế sau chếch người lái, ví trí thứ 3 sau người lái, vị trí thứ 4 là giữa vị trí thứ 2 và 3.

98

Page 99: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Khi lên xe: Chủ nhường cho khách lên xe trước. Lái xe phải đỗ sao cho khách đối diện với cửa nhà. Trong trường hợp “Bất khả kháng” phải đỗ xe phía khách không đối diện cửa vào nhà thì chủ nhà phải đi vòng quan bên kia để đón và bắt tay khách chính.

Người lái xe hoặc trợ lý, phiên dịch hoặc chủ nhà phải mở của mời khách lên xe, sau đó đóng cửa lại. Chủ nhà đi vòng sang bên trái xe (nhớ là đi từ phía sau), mở cửa lên xe và ngồi bên trái khách.

- Khi xuống xe:Người lái xe bao giờ cũng phải đỗ xe phía người khách chính ngồi, trước

cửa nhà khách, cửa ga...để khách xuống xe là trực diện với chủ nhà đón khách và là người bắt tay chủ nhà trước tiên.

Người tháp tùng không bao giờ xuống xe trước khách, trừ người phiên dịch hoặc lái xe, bảo vệ phải nhanh chóng xuống xe để mở cửa cho khách.

- Đối với khách quý, thường bố trí người đứng tại chỗ để mở cửa xe và đóng cửa xe cho khách.

- Khách chính có phu nhân đi cùng, có thể xếp phu nhân ngồi bên phải và khi xe đỗ, phu nhân xuống trước chồng và bắt tay chủ nhà trước tiên./.

99

Page 100: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CHUYÊN ĐỀPhong cách cán bộ Hội trong giai đoạn hiện nay

Biên soạn: Nguyễn Thị Hà ThuPhó Chánh văn phòng

Xây dựng tiêu chí chung về phong cách cán bộ Hội, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ các cấp là một trong những nội dung quan trọng góp phần tạo dựng “hình ảnh” cán bộ Hội trong thời kỳ mới. Có thể khẳng định, thái độ và tác phong của người cán bộ Hội là hình ảnh của tổ chức Hội. Do đó, người cán bộ Hội phải biết tự hoàn thiện phong cách, tác phong của chính mình. 

Bên cạnh thái độ, tác phong riêng có, người cán bộ Hội cần biết tự rèn luyện thêm thái độ, tác phong thích hợp với vị trí, nhiệm vụ của mình. Sự rèn luyện này cũng sẽ mang lại sự hữu ích cho tương lai, nghề nghiệp của người cán bộ Hội sau này.

I. PHONG CÁCH LÀ GÌ?Khái niệm “tác phong”, “phong cách” có ý nghĩa gần gũi nhau theo định

nghĩa của các Từ điển tiếng Việt: Đó là vẻ riêng trong lối sống, làm việc, xử sự của một người hay của một cộng đồng người. Nhưng phong cách có nội hàm rộng hơn, được dùng thường hơn, thay cho tác phong.

“Phong” là vẻ bề ngoài. “Cách” là cách thức để biểu hiện, trưng bày ra. “Phong cách” là sự biểu hiện bản chất, những tính cách của bên trong của con người. Như vậy phong cách (cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự...) thể hiện cái riêng của một người hay một lớp người nào đó. Nói cách khác Phong cách là “hình thức” để thể hiện “nội dung”.

II. MỘT SỐ PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI CÁN BỘ HỘI CẦN ĐƯỢC CHÚ Ý

1.  Gương mẫuGương mẫu trong lời nói, trong giao tiếp, ứng xử, trong lao động, học tập

và công việc; gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương chính sách, pháp luật nhà nước, kỷ luật của cơ quan, đơn vị, của tổ chức Hội; gương mẫu trong việc thực hiện giờ giấc hội họp (đúng giờ, vắng hoặc trễ phải thông tin trước lý do); gương mẫu trong hình thức bề ngoài (đầu tóc, trang phục giản dị, phù hợp).

Việc tu dưỡng, rèn luyện của người cán bộ Hội phải thực sự là tấm gương để hội viên noi theo, tự giác chấp hành tốt các qui định chung do tập thể đề ra.

2. Trách nhiệmCó tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tận tâm, nhiệt tình; đảm bảo

tiến độ các công việc được phân công, triển khai thực hiện có hiệu quả công việc được giao. Thẳng thắn, dám chịu trách nhiệm với công việc của mình.

100

Page 101: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

3. Vận động, thuyết phụcCán bộ Hội chính là người làm công tác phụ vận (vận động phụ nữ). Vì

vậy, phương pháp chủ yếu mà người cán bộ Hội cần áp dụng trong thực hiện nhiệm vụ là vận động, thuyết phục thông qua các hoạt động tuyên truyền, thảo luận dân chủ hay qua kết quả công việc thực tế. Sự vận động, thuyết phục nhằm đạt tới sự thống nhất trong nhận thức và hành động của từng cá nhân, tập thể đối với những công việc của Hội.

4. Biết lắng nghe mọi ngườiViệc lắng nghe ý kiến người khác là một yêu cầu quan trọng. Qua lắng

nghe, người cán bộ Hội có thể hiểu tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; để biết những yêu cầu mà mình đưa ra có được các thành viên tiếp nhận một cách tự giác hay không. Tuy nhiên, sự lắng nghe không có nghĩa là thụ động mà phải biết giải thích, đối đáp, phản biện, hướng dẫn, hiểu được những băn khoăn lo lắng của cán bộ, hội viên phụ nữ để tháo gỡ, giải quyết.

5. Trung thực, thẳng thắnNgười cán bộ Hội cần biết nhận thiếu sót, khuyết điểm và tiếp thu ý kiến

đóng góp xây dựng; luôn cởi mở, chân thành và hoà mình với tập thể. Đặc biệt, mạnh dạn đấu tranh phê phán cái sai, kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng của tập thể, của hội viên.

6. Nhạy bén, làm việc khoa họcCán bộ Hội là người thủ lĩnh của hội viên, phụ nữ trí thức có trình độ cao

vì vậy trong quá trình công tác phải luôn thể hiện được sự nhạy bén, tìm phương cách làm việc hiệu quả cao nhất. Người cán bộ Hội phải biết thu xếp công việc thật khoa học, có kế hoạch công tác tốt thông qua việc biết phân công, kiểm tra công việc.

7. Năng động Tác phong làm việc nhanh nhẹn, thể hiện sự tích cực, nhiệt tình trong các

hoạt động của phụ nữ, của Hội và các sinh hoạt cộng đồng.8.  Sáng tạoTrong công tác và hoạt động phong trào Hội phụ nữ luôn đòi hỏi tính sáng

tạo để mang đến cho phong trào hội một diện mạo mới. Không bằng lòng với những thành quả đã đạt được, mỗi cán bộ Hội các cấp phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu những cách làm hay, giải pháp hiệu quả để nâng cao hiệu quả công tác và phong trào phụ nữ tại từng địa phương và nhiệm vụ chính trị do lãnh đạo địa phương, đơn vị phân công. 

9. Gần gũi, gắn bo mật thiết với hội viên phụ nữ Người cán bộ làm công tác Hội nhất thiết phải có  phong cách quần chúng.  

101

Page 102: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Thường xuyên gặp gỡ, nắm chắc tình hình, tâm lý phụ nữ thuộc phạm vi quản lý, tác động; tăng cường đi cơ sở, quan tâm đến các kênh thông tin trao đổi, phản biện về hoạt động của tổ chức Hội, phong trào phụ nữ để từ đó tổ chức các hoạt động thiết thực, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của hội viên phụ nữ.

Đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện nắm bắt tư tưởng và tình hình dư luận xã hội trong cán bộ hội và các tầng lớp hội viên phụ nữ.

10. Ham học hỏiTích cực, chủ động, cầu tiến trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ, lý luận chính trị; học tập bổ sung các kỹ năng thực hành xã hội, kiến thức cần thiết cho bản thân, công việc. 

Xây dựng tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, hoàn thành tốt các chương trình học đang theo và đạt kết quả tốt (kể cả tự học hay được cử đi học), không vi phạm quy chế học tập, quy chế thi cử; xây dựng thói quen đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực công tác để nâng cao trình độ, nhận thức về mọi mặt.

Tích cực học tập ngoại ngữ, tin học.11. Co kỹ năng phù hợpTích cực chủ động trang bị những kỹ năng hiện đại, phù hợp với công tác

phụ nữ và nhiệm vụ chính trị của từng cá nhân./.

102

Page 103: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CHUYÊN ĐỀHướng dẫn tổ chức hội nghị

Biên soạn: Phan Thị Tú OanhChuyên viên Văn phòng

I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI HỘI NGHỊ1. Khái niệmHội nghị (hội thảo, hội họp) là những cuộc gặp mặt, tiếp xúc có tổ chức

của một nhóm người có chung một mục đích nhằm thông báo, trao đổi, bàn luận, lấy ý kiến, v.v. để tạo ra sự phối hợp hành động trong việc giải quyết một hoặc một số vấn đề mà những thành viên quan tâm.

Hội nghị là một trong những hình thức cơ bản để phát huy, thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, chế độ tham gia cùng một cách tập thể và tự giác của người lao động vào quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, các lĩnh vực xã hội khác.

2. Ý nghĩa của hội nghịViệc tổ chức hội họp có ý nghĩa thiết thực trên các phương diện sau:- Tạo ra sự phối hợp hành động trong công việc, nâng cao tinh thần tập

thể và tạo ra năng suất lao động cao;- Phát huy dân chủ rộng rãi trong cơ quan; - Khai thác trí tuệ của tập thể, tạo cơ hội cho mọi người đóng góp những ý

kiến sáng tạo của bản thân để xây dựng tổ chức vững mạnh;- Phổ biến những nội dung, chỉ đạo mới nhằm khắc phục những hạn chế

trong việc thực hiện nhiệm vụ. 3. Các loại hội nghị3.1. Căn cứ vào quy trình lãnh đạo, quản lý có: - Hội nghị bàn bạc, ra quyết định: Tuỳ theo tính chất, phạm vi và mức

độ quan trọng có thể tổ chức hội họp (hội nghị, hội thảo) chuyên đề với sự tham gia của các ngành, các cấp, các đối tượng có liên quan để thu thập ý kiến nhằm phản ánh đúng đắn tình hình, tâm tư, nguyện vọng chung và đảm bảo cho các quyết định có tính khả thi cao.

- Hội nghị phổ biến, triển khai: Mục đích phổ biến, quán triệt những tư tưởng, quan điểm, chủ trương, giải pháp đã đề ra, hoặc bàn bạc, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để triển khai những quyết định đã thông qua.

- Hội nghị đôn đốc, kiểm tra: Nhằm đánh giá kip thời kết quả việc triển khai chương trình, kế hoạch công tác và chỉ đạo; khắc phục những hạn chế nếu có để kịp thời sửa chữa, triển khai có hiệu quả.

103

Page 104: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Hội nghị sơ kết, tổng kết: Nhằm đánh giá rút kinh nghiệm đối với những hoạt động vừa qua và đưa ra phương hướng cho những hoạt động tiếp theo để đạt kết quả tốt hơn cho nhiệm vụ chính của cơ quan.

3.2. Căn cứ vào tính chất và mục đích của hội nghị- Hội nghị trao đổi thông tin: Nhằm phổ biến, trao đổi tình hình, nắm

bắt xử lý những thông tin liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị để kịp thời học tập, vận dụng hoặc rút kinh nghiệm trong công tác nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

- Hội nghị triển khai công việc: Để phổ biến, giải thích các quyết định, chủ trương mới nhằm thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động.

- Hội nghị mở rộng dân chủ: Nhằm tạo cơ hội cho mọi người phát biểu ý kiến, thể hiện ý nguyện của mình về những chủ trương, biện pháp mới, tạo sự thống nhất cao trong thực hiện.

- Hội nghị giải quyết vấn đề: Để thảo luận, bàn bạc giải quyết những tình huống cụ thể phát sinh trong quá trình thực hiện quyết định nhằm tạo sự nhất trí cao về mặt nhận thức và quyết tâm trong hành động với mục tiêu tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.

3.2. Căn cứ vào hình thức hội nghị- Hội nghị toạ đàm, trao đổi, tiếp xúc: Là những cuộc gặp mặt, trao đổi

về công việc, bàn bạc về chủ trương công tác hoặc hoạt động theo chuyên đề của một số người với quy mô không rộng lắm, chủ yếu trong phạm vi cơ quan, đơn vị nhằm chuẩn bị cho các báo cáo, nhận định hoặc trù bị cho hội nghị có phạm vi rộng lớn.

- Hội nghị giao ban: Là các cuộc họp định kỳ (tuần, tháng, quí năm…) nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả các hoạt động của các đơn vị trong một thời gian nhất định, phản ánh những thông tin cập nhật, phổ biến và đôn đốc, nhắc nhở công việc trong tháng tới, đồng thời bàn phương hướng giải quyết các vấn đề chưa thực hiện.

- Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết công tác, phong trào thi đua: Là hội nghị của cơ quan, đơn vị nhằm phổ biến chương trình công tác; đánh giá hoạt động của cơ quan, đơn vị thuộc nội dung trong kế hoạch chỉ đạo của cấp trên sau một thời gian nhất định.

- Lễ mít tinh các ngày lễ lớn: Là hội nghị của các tổ chức, đơn vị nhằm giáo dục truyền thống về các ngày lễ lớn, các mốc lịnh sử, từ đó khơi dậy niềm tự hào và phát huy các phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

- Hội thảo chuyên đề: Là những cuộc trao đổi, thảo luận sâu về một vấn đề trong công tác nghiên cứu; phân tích, bàn luận, dự báo xu hướng phát triển của vấn đề đặt ra trong công tác và đời sống xã hội.

II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC MỘT HỘI NGHỊ

104

Page 105: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

1. Chuẩn bị tổ chức hội nghịViệc tổ chức hội nghị phải đưa vào lịch và chương trình làm việc để có sự

chuẩn bị chu đáo. Đơn vị hoặc cá nhân được phân công tổ chức hội nghị phải lập kế hoạch thực hiện (toạ đàm, hội thảo, sơ kết, tổng kết…). Kế hoạch hội nghị có thể lập cho từng tháng, quý hoặc cả năm. Trong bản kế hoạch hội nghị cần thể hiện rõ những vấn đề sau:

- Tên hội nghị, cuộc họp- Mục đích, tính chất và nội dung cuộc họp- Dự kiến thời gian cần thiết để thực hiện đầy đủ chương trình (có tính tới

các yếu tố tạo thuận lợi nhất cho đa số đại biểu tham dự). Trong đó, thời gian cụ thể theo ngày, buổi họp (giờ bắt đầu, giờ giải lao, giờ kết thúc…) phù hợp với công việc của địa phương, cơ sở. Đối với đại biểu ở xa cần quy định việc đi lại, bố trí ăn ở…

- Lựa chọn và trang trí phòng họp: Cần đặt phòng họp bằng văn bản, đảm bảo đủ bàn ghế, ánh sáng, âm thanh, bục báo cáo viên, bảng phấn, khẩu hiệu, cờ…

- Thành phần dự hội nghị, cần xác định rõ:+ Số lượng, đối tượng mời dự hội nghị + Tài liệu phát cho đại biểu đến dự hội nghị + Gợi ý thảo luận, tham luận phát biểu tại hội nghị- Chương trình nghị sự và những vấn đề quan trọng trong hội nghị.- Xác định cụ thể từng người chuẩn bị nội dung chính của hội nghị: về âm

thanh, đại trà, chế độ đại biểu, tài liệu phát tại hội nghị, đón tiếp đại biểu…- Các chương trình khác: tham quan, biểu diễn văn nghệ, tiệc chiêu đãi…- Chuẩn bị việc ghi biên bản và làm các văn kiện cho hội nghị.Lưu ý:- Bộ phận chuẩn bị phải trao đổi kỹ các văn bản dự thảo và những vấn đề

nêu ra thảo luận tại hội nghị.- Cần lập danh sách cụ thể để căn cứ vào đó gửi giấy triệu tập hoặc giấy

mời. Giấy mời phải có đủ các thông tin: người được mời, nội dung hội nghị, thời gian tiến hành, địa điểm tổ chức hội nghị, thành phần tham gia, các giấy tờ cần thiết mang theo, các yêu cầu nghỉ lại, các khả năng dịch vụ, dự kiến kinh phí…

- Khi cần thiết phải gửi trước đề cương nội dung hội nghị và yêu cầu người được mời tham dự trả lời trong thời hạn nhất định, có đến họp được hay không. Đối với những đại biểu có cương vị quan trọng, có báo cáo tại hội nghị, nơi chỉ đạo điểm v.v… Ngoài giấy mời, ban tổ chức hội nghị cần trao đổi trực tiếp qua điện thoại để nắm chắc khả năng có mặt của các đại biểu.

105

Page 106: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

2. Tiến hành hội nghịGồm 3 nội dung chính sau: 2.1. Phần mở đầu- Phần thủ tục+ Đón tiếp đại biểu và phát tài liệu (nếu có)+ Nêu rõ lý do mời họp+ Giới thiệu chủ tịch đoàn hoặc người chủ trì cuộc họp, thư ký, các đại

biểu tham dự hội nghị + Giới thiệu nội dung chương trình hội nghị, thời gian tiến hành, cách làm

việc, các loại tài liệu.- Khai mạc hội nghị+ Chủ toạ đọc diễn văn khai mạc hội nghị. Diễn văn cần ngắn gọn, xúc

tích, nêu được mục đích chính, những tư tưởng mà hội nghị hướng tới, tuy nhiên không bình luận hoặc khẳng định những vấn đề có tính kết luận. Cuối bài diễn văn là lời chào mừng và chúc mừng thành công.

+ Đối với những cuộc họp, hội nghị lớn, trước lúc khai mạc, hội nghị cần tiến hành những nghi thức nhà nước nhất định như làm lễ chào cờ, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trong các trường hợp có liên quan.v.v…

+ Ở hội nghị yêu cầu sự trang trọng (như sơ kết, tổng kết) thủ tục thường được tách ra hai phần: giới thiệu đại biểu và khai mạc hội nghị, do hai người phân công thực hiện.

2.2. Nội dungĐây là phần chính, rất quan trọng của hội nghị, được sắp sếp theo trình tự:- Trình bày báo cáo và tham luận+ Các báo cáo và tham luận cần được phân loại và sắp xếp cho hợp lí, có

tính liên hoàn và tạo tính thống nhất của chủ đề cuộc họp. Đầu tiên là trình bày những báo cáo chính, sau đó đến các báo cáo, tham luận bổ sung. Các báo cáo, tham luận bổ sung thông thường có nội dung nhằm làm rõ một vấn đề về nhận thức, lí luận đã được thực tiễn khẳng định hoặc đang còn bàn bạc, tranh luận để tìm ra những giải pháp tối ưu, đó cũng có thể là sự phổ biến những cách làm hay, kinh nghiệm tốt, sáng kiến mới, liên quan đến những vấn đề cần bàn bạc, hoặc cũng có thể là những vấn đề còn vướng mắc, khó khăn…cần bàn bạc để tháo gỡ.

+ Trong trường hợp cần thiết, cần duyệt trước các nội dung của báo cáo, tham luận bổ sung nhằm đảm bảo cho chương trình hội nghị không bị phá vỡ hoặc mất phương hướng, gây mất đoàn kết giữa các thành viên tham gia.

- Tiến hành thảo luận về những vấn đề đặt ra

106

Page 107: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

+ Một cuộc họp không có thảo luận sẽ không còn là cuộc họp với tinh thần và những mục tiêu dân chủ của nó. Có thể thảo luận toàn thể tại hội trường hoặc theo từng nhóm, khối. Cần xếp đặt cho hợp lí các phát biểu (với người có chuẩn bị và người xin đăng kí phát biểu tại hội nghị). Trong quá trình thảo luận, người điều hành cần biết cách điều chỉnh và gợi ý cho các thành viên tham dự đi vào trọng tâm của vấn đề bằng cách nêu câu hỏi, hoặc gợi ý thêm qua các ý kiến thảo luận.

+ Việc tiến hành phát biểu và thảo luận cần được tiến hành ngắn gọn, có sự chuẩn bị trước; mỗi người phát biểu nên trong thời gian tối đa từ 10 - 15 phút. Giữa các báo cáo, tham luận có thể có giờ giải lao và ăn nhẹ.

- Phát biểu của các đại biểu, cấp trên và khách mời- Tóm tắt, kết luận: Lưu ý:Tuỳ theo yêu cầu của hội nghị (toạ đàm, trao đổi,hội thảo, sơ kết…), phần

cuối hội nghị, người chủ trì phải tóm tắt lại một số ý kiến để kết luận hội nghị. Nội dung cần kết luận gồm+ Những điều đã đi tới thống nhất (chương trình, công việc, ý kiến khác

nhau đã làm rõ, chỉ tiêu quan trọng được chấp nhận…)+ Những ý kiến bổ sung có ý nghĩa mới, sáng tạo, phù hợp, được Ban

Chấp hành, Ban Thường vụ tiếp thu.+ Một số băn khoăn vướng mắc cần trình bày, giải đáp thêm.- Quyết nghị+ Trong hội nghị của các cấp uỷ, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, có

những nội dung được chuẩn bị để đưa vào nghị quyết thì bộ phận chuẩn bị phải dự thảo, xin ý kiến hội nghị, người chủ trì hội nghị đưa ra hội nghị, thông qua nghị quyết (biểu quyết hoặc lấy phiếu hỏi để biểu quyết).

2.3. Bế mạc hội nghị- Đọc biên bản: Biên bản có thể phải trình ngay khi kết thúc cuộc họp

hoặc một thời gian nhất định sau đó. Trong điều kiện cho phép có thể tiến hành hoàn thiện ngay các văn kiện có liên quan.

- Lời chào, cảm ơn- Tuyên bố kết thúc của người chủ trì.3. Hoàn chỉnh văn bản hội nghị Sau hội nghị, phải tiếp thu ý kiến của đại biểu phát biểu và tiến hành:- Hoàn thiện các văn kiện:+ Hoàn chỉnh báo cáo (nếu là văn bản dự thảo đưa ra hội nghị)+ Tóm tắt biên bản hoặc thông báo kết quả hội nghị

107

Page 108: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

+ Hoàn chỉnh tập tài liệu hoặc kỷ yếu hội nghị - Thông báo cho các cơ quan hữu quan kết quả cuộc họp.- Lập hồ sơ cuộc họp: đối với các cuộc họp thông thường, chỉ cần lưu giữ

biên bản, còn đối với các hội nghị lớn, quan trọng cần lập hồ sơ hội nghị. Hồ sơ này thông thường bao gồm:

+ Giấy mời, giấy triệu tập+ Danh sách đại biểu+ Danh sách những người tham dự+ Lời khai mạc+ Các báo cáo, tham luận, bài phát biểu+ Nghị quyết cuộc họp+ Biên bản + Lời bế mạc

- Thanh, quyết toán những chi phí trong cuộc họp - Triển khai các nội dung đã được thông qua.Với hội nghị có quy mô lớn và tầm quan trọng, sau khi kết thúc nên tổ

chức họp để rút kinh nghiệm, cảm ơn các cơ quan và cá nhân đã tích cực phát biểu ý kiến đóng góp để hội nghị đạt kết quả tốt.

III. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC MỘT SỐ LOẠI HỘI NGHỊ CỦA HỘI LHPN VIỆT NAM

1. Hội nghị Ban Chấp hànhHội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN được tổ chức theo định kỳ nhằm thực

hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động và kết quả đã đạt được trong tháng, đồng thời triển khai các hoạt động của đơn vị trong thời gian tới. Cũng có khi, Hội nghị Ban Chấp hành được tổ chức đột xuất nhằm giải quyết những công việc vừa mới xảy ra theo yêu cầu công tác.

Hội nghị Ban chấp hành được tổ chức theo qui trình sau1.1 Chuẩn bị Hội nghịTheo định kỳ, Ban Thường trực lập kế hoạch tổ chức hội nghị. Trong bản

kế hoạch cần thể hiện rõ: - Mục đích, yêu cầu của hội nghị - Thời gian tiến hành hội nghị - Địa điểm tổ chức hội nghị - Nội dung, chương trình hội nghị - Dự kiến khách mời

108

Page 109: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Sau khi chuẩn bị chu đáo các nội dung trên, Ban thường trực gửi thông báo cho các Uỷ viên BCH và giấy mời các đại biểu trước thời gian họp ít nhất 5 ngày để các thành viên và khách mời sắp xếp công việc về dự họp đông đủ.

1.2. Tiến hành hội nghị- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, khách mời- Giới thiệu sơ bộ nội dung chương trình hội nghị - Đồng chí Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) đánh giá chung các hoạt động,

sau đó phổ biến các hoạt động tiếp theo của Hội.- Các Uỷ viên BCH thảo luận, đề xuất giải pháp thực hiện các nhiệm vụ;

báo cáo các tham luận (nếu có)- Khách mời phát biểu ý kiến đóng góp- Tổ chức trao thưởng cho các tập thể, cá nhân (nếu có)- Đồng chí Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) điều hành hội nghị tiếp thu và

cảm ơn các ý kiến đóng góp của các vị đại biểu khách mời.1.3. Kết thúc hội nghịNgười chủ trì hội nghị tổng kết lại những nội dung cơ bản của hội nghị,

thống nhất một số ý kiến quan trọng. Nhắc nhở các đơn vị triển khai kịp thời các công việc và báo cáo kết quả ngay sau khi hoàn thành.

2. Hội nghị sơ kết, tổng kết2.1. Chuẩn bị hội nghịKế hoạch tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết cần phải thực hiện trong kế

hoạch hoạt động của năm và lịch làm việc của tháng để có sự chuẩn bị chu đáo.Ban Thường vụ phân công cá nhân lập kế hoạch tổ chức hội nghị. Trong

bản kế hoạch thể hiện rõ :- Mục đích, ý nghĩa của hội nghị: Nhằm đánh giá, rút bài học kinh

nghiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động của Hội.- Thời gian dự kiến tổ chức hội nghị: Khi dự kiến thời gian tổ chức Hội

nghị sơ kết, tổng kết phải tính tới yếu tố tạo thuận lợi nhất cho các đại biểu và thành viên tham dự. Cần nêu cụ thể thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của hội nghị.

- Lựa chọn địa điểm và trang trí hội trường: Hội trường cần đảm bảo đủ bàn ghế, ánh sáng, âm thanh, bục báo cáo viên, bảng phấn, khẩu hiệu, cờ …

- Nội dung chính của hội nghị: Ban Thường vụ cần chuẩn bị kỹ nội dung báo cáo trình bày trước hội nghị và những vấn đề cần trao đổi, thảo luận trong hội nghị. Trong trường hợp cần thiết, có thể chỉ định trước người tham gia phát biểu ý kiến, người gợi ý thảo luận… Dự kiến khả năng các ý kiến sẽ phản đối và cách xử lý. Nếu chuẩn bị kỹ nội dung và có gợi ý rõ ràng thì hội nghị dễ thảo luận, ý kiến tập trung.

109

Page 110: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Xác định thành phần dự hội nghị+ Cần xác định rõ: Số lượng, đối tượng mời hội nghị. lập bản danh sách

cụ thể để căn cứ vào đó mà gửi giấy triệu tập hoặc giấy mời. + Giấy mời cần có đủ các thông tin: Người được mời, nội dung họp, thời

gian họp, địa điểm họp, thành phần họp, các giấy tờ cần thiết mang theo, các yêu cầu nghỉ lại, các khả năng dịch vụ, dự kiến kinh phí…

+ Khi cần thiết phải gửi trước đề cương nội dung họp và yêu cầu người được mời tham dự trả lời trong thời hạn nhất định, có đến hội nghị được hay không. Đối với những đại biểu có cương vị quan trọng, có ý kiến đóng góp tại hội nghị, ngoài giấy mời, ban tổ chức hội nghị cần trao đổi trực tiếp để nắm chắc khả năng có mặt của các đại biểu.

- Điều kiện phục vụ sinh hoạt của đại biểu dự (nếu cần): như các phương tiện đưa đón. Nơi ăn, nghỉ của đại biểu…

- Chương trình nghị sự và những vấn đề quan trọng trong hội nghị:Bộ phận chuẩn bị phải thống nhất những vấn đề nêu ra tại hội nghị; phân

công cụ thể từng nội dung công việc cho từng đối tượng; thời gian tiến hành từng việc.

- Chuẩn bị các phương tiện làm việc:Chuẩn bị trang thiết bị làm việc như máy ghi âm, loa đài, tăng âm và các

phương tiện khác.- Các chương trình khác: tham quan, biểu diễn văn nghệ, tiệc chiêu

đãi…- Chuẩn bị việc ghi biên bản và làm các văn kiện cho hội nghị- Dự kiến kinh phí cho hội nghị và nguồn lực2.2 Tiến hành hội nghị- Phần mở đầu: Thường là phó chủ tịch Hội LHPN cơ sở thực hiện+ Đón tiếp đại biểu và phát tài liệu (nếu có)+ Nêu rõ lý do mời họp+ Giới thiệu người chủ trì, thư ký hội nghị + Giới thiệu nội dung chương trình hội nghị, thời gian, cách làm việc.- Phát biểu khai mạc hội nghị: Thường là đồng chí Chủ tịch thực hiện.2.3 Phần nội dung Đây là phần chính, quan trọng của hội nghị, được sắp xếp theo trình tự:- Trình bày báo cáo sơ kết (tổng kết): Trình bày rõ ràng, mạch lạc báo cáo đã chuẩn bị sẵn. Trong khi trình bày

có thể dừng lời để quan sát đại biểu xem có phản ứng gì không; cũng có thể để

110

Page 111: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

làm rõ thêm một phần nội dung báo cáo bằng ví dụ minh hoạ hoặc những dẫn chứng cụ thể nhằm thuyết phục người nghe.

- Thảo luận:Trong hội nghị sơ kết, nếu chỉ đọc báo cáo viết sẵn, không thảo luận thì

hội nghị sẽ buồn tẻ, kém hiệu quả. Vì vậy cần nhanh nhạy gợi ý, hướng dẫn đại biểu suy nghĩ và thảo luận về những ý kiến còn khác nhau. Hội nghị nghèo thông tin, kém chất lượng là sự lãng phí công sức của nhiều người.

Có thể chia tổ hoặc phát biểu chung tại hội trường, xếp đặt cho hợp lý các phát biểu (với người chuẩn bị và người xin đăng ký phát biểu tại hội nghị). Người chủ trì có thể nêu câu hỏi, gợi ý thêm qua các ý kiến thảo luận.

- Phát biểu của các đại biểu, cấp trên và khách mời- Tom tắt, kết luận: tuỳ theo yêu cầu của hội nghị, phần cuối phải tóm tắt

lại một số ý kiến để kết luận. Nội dung phần kết luận gồm:+ Những vấn đề đã đi đến thống nhất trong hội nghị (kết quả, tồn tại,

nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, ý kiến khác nhau đã làm rõ, đánh giá…).+ Những ý kiến đóng góp có ý nghĩa mới, sáng tạo, phù hợp, được Ban

chấp hành, Ban Thường vụ tiếp thu.+ Một số băn khoăn vướng mắc cần trình bày, giải đáp thêm.Kết luận cần ngắn gọn, rõ ràng để cho mọi người dễ nhớ, dễ làm.2.4. Bế mạc hội nghị- Đọc biên bản (nếu cần thiết)- Lời chào, cảm ơn- Tuyên bố kết thúc hội nghị của người chủ trì.Sau hội nghị, BCH phải tiếp thu ý kiến của đại biểu và tiến hành hoàn

chỉnh báo cáo để gửi cấp trên; tóm tắt biên bản hoặc thông báo kết quả hội nghị; lưu trữ các tài liệu hội nghị; Nếu cần thì phải họp để rút kinh nghiệm và cảm ơn các cơ quan, cá nhân đã tích cực góp phần để hội nghị đạt kết quả tốt.

3. Mít tinh kỷ niệm ngày lễ lớnNhững ngày lễ Hội LHPN thường tổ chức mít tinh kỷ niệm là ngày 08/3

và ngày 20/10. Việc tổ chức lễ mít tinh thường được tiến hành như sau:3.1. Chuẩn bị- Xác định rõ thời gian, địa điểm tổ chức lễ mít tinh:Cần lựa chọn địa điểm thuận lợi cho việc đi lại. Có thể mượn hội trường

của Uỷ ban nhân dân xã hoặc nhà văn hoá xã.Chọn thời gian phù hợp với công việc của đa số đại biểu và những người

tham dự. Nếu tổ chức vào thời điểm mùa màng bận rộn, có thể tổ chức vào buổi tối. Nếu không vào thời điểm bận rộn có thể tổ chức vào ban ngày.

111

Page 112: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Xác định thành phần tham dự buổi lễ:Khách mời: Thường là cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn

thể ở địa phương.Thành viên tham dự: Toàn thể cán bộ, hội viên (nếu tổ chức tại chi hội);

hoặc Ban chấp hành và các đại biểu do các chi hội cử (nếu tổ chức tại xã).Sau khi xác định thành phần tham dự buổi mít tinh, cần gửi giấy mời cho

các đại biểu là khách mời. Với các đại biểu là cán bộ, hội viên của đơn vị, chỉ cần thông báo (bằng văn bản hoặc bằng miệng trong cuộc họp gần nhất).

- Trang trí hội trường:Khánh tiết cần có đủ: cờ tổ quốc và cờ của Hội; khẩu hiệu, biểu ngữ; hoa

tươi với màu sắc rực rỡ tạo không khí vui tươi, nồng ấm.Nếu hội trường rộng, có thể kê bàn ghế theo hình chữ U. Nếu hội trường

nhỏ, chỉ cần kê bàn cho đại biểu, khách mời, còn lại là ghế. Tránh tình trạng hội trường không đủ chổ ngồi cho người tới dự.

- Chuẩn bị nội dung chương trình:Buổi mít tinh bao gồm những hoạt động nào? Ngoài mít tinh kỷ niệm, có

thể kết hợp với công tác thi đua khen thưởng hoặc nói chuyện chuyên đề, toạ đàm, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, gặp gỡ, giao lưu các cựu cán bộ Hội của các thời kỳ trước; thăm hỏi; tặng quà các bà mẹ Việt Nam anh hùng…

Các tiết mục văn nghệ biểu diễn đầu buổi, cuối buổi hay xen kẽ các nội dung? Có tiệc liên hoan không? Tiệc ngọt hay tiệc mặn. Nếu là tiệc mặn thì ăn ở đâu? Đi nhà hàng hay tự phục vụ? Ai là người phục vụ?

- Phân công công việc: Ai là người tổ chức? ai sẽ đọc diễn văn khai mạc, ai phụ trách các hoạt động khác trong buổi mít tinh? Thông thường, một cấp phó hoặc Uỷ viên Ban Thường vụ làm công tác tổ chức. Cấp trưởng (Chủ tịch) đọc diễn văn khai mạc, các Uỷ viên Thường vụ hoặc Uỷ viên BCH sẽ đảm nhiệm các hoạt động khác như: Tặng quà cho các cựu cán bộ của Hội, các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

3.2. Tiến hành hội nghị- Chào cờ- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu:Nếu có các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng về dự thì khi phát biểu, nên kính

thưa các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng trước để tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhưng khi giới thiệu các đại biểu về dự hội nghị thì giới thiệu theo chức vụ từ cao xuống thấp; từ cấp uỷ Đảng đến chính quyền các đoàn thể.

- Diễn văn khai mạc hội nghị: Chủ toạ đọc diễn văn khai mạc hội nghị. Diễn văn cần ngắn gọn, súc tích, nêu được mục đích chính, những tư tưởng mà hội nghị hướng tới, tuy nhiên không bình luận hoặc khẳng định những vấn đề có tính kết luận. Cuối bài diễn văn là lời chào mừng và chúc thành công.

112

Page 113: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Các hoạt động khác: Trao giải thưởng, gặp gỡ, giao lưu, nói chuyện chuyên đề; toạ đàm; liên hoan văn nghệ…Tuy nhiên trong một buổi lễ, không nên quá nhiều các hoạt động, vì như vậy sẽ không thu hút được đông đảo người dự tập trung sự chú ý; không khí buổi lễ nhạt nhẽo, buồn tẻ, thiếu ấn tượng.

- Sau mỗi hoạt động, người chủ trì nên đưa ra những ý kiến nhận xét hoặc lời cảm ơn và dẫn dắt vào các hoạt động sau. Có thể xen kẽ các tiết mục văn nghệ với các hoạt động để tạo không khí vui tươi, tình cảm.

- Phát biểu của khách mời và đại biểu cấp trên- Liên hoan (ngọt) xen kẽ các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày lễ.3.3. Kết thúc hội nghị- Lời cảm ơn của Ban tổ chức - Lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt tới các vị đại biểu, khách mời

và toàn thể cán bộ, hội viên- Lời chia tay./.

113

Page 114: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CHUYÊN ĐỀKỹ năng thuyết trình

Biên soạn: Trà Thị Quốc HươngChuyên viên ban Gia đình – Xã hội

I. KHÁI NIỆMThuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu

cụ thể: Hiểu được nội dung thuyết trình, tạo dựng quan hệ,…Trong từ điển cụm từ “thuyết trình” có rất nhiều nghĩa nhưng chúng ta

hiểu từ “thuyết trình” theo nghĩa xuất phát từ “trình bày” có nghĩa là “đưa cho ai đó một cái gì đó - nói điều gì đó với ai đó” hoặc giao tiếp với ai đó. “Thuyết trình” là một hình thức của giao tiếp và có thể được nhận thấy ở dưới nhiều hình thức khác nhau.

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, một bài thuyết trình hoàn hảo có thể mang lại thành công vượt xa những gì chúng ta mong đợi. Dù bạn là ai, làm gì, thì bạn cũng sẽ phải thuyết trình (trình bày) một vấn đề nào đó trước người khác (có thể là một người, một nhóm người, hoặc rất nhiều người). Để có kết quả tốt thì bạn cần phải trải qua giai đoạn chuẩn bị, xây dựng cấu trúc bài thuyết trình, cảm giác lo lắng hồi hộp trước khi thuyết trình. Nhiều người nghĩ rằng, thuyết trình luôn là thử thách, khó khăn, trên thực tế, thuyết trình không khó, nếu bạn biết cách.

II. CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNHĐể thuyết trình thành công, chúng ta luôn phải giải quyết rất nhiều tình

huống phát sinh một cách linh hoạt. Do đó, công tác chuẩn bị càng trở nên quan trọng. Chuẩn bị càng kỹ, tỉ lệ rủi ro càng nhỏ và cơ hội thành công của ta càng lớn. Để chuẩn bị cho buổi thuyết trình, ta có nhiều việc phải làm, tập trung vào 5 mục chính như sau:

1. Xác định tình huống1.1. Giới hạn các vấn đềKhi chọn chủ đề thuyết trình, ta nên chọn chủ đề thính giả muốn nghe;

chủ đề mới mang tính thời sự; hoặc chủ đề ta biết sâu. Chủ đề thuyết trình không những phụ thuộc vào mong đợi của người nghe mà còn phụ thuộc vào chiến lược và mối quan tâm của tổ chức nơi người nghe công tác.

Khi chuẩn bị một chủ đề, thông thường ta có rất nhiều điều muốn nói. Tuy nhiên, nếu cố gắng nói hết những điều đó, bài thuyết trình sẽ trở nên lan man và không trọng tâm. Để tránh tình trạng này, ngay từ khi chuẩn bị nội dung, ta phải phân tích xem: đâu là ý chính, đâu là ý phụ, ý nào “bắt buộc” phải nói, ý nào “cần nói”, ý nào nên nói. Thông thường ta sẽ ưu tiên nói những ý “bắt buộc” trước, còn thừa thời gian thì sẽ cho thêm các ý “cần”, các ý “nên nói” để thuyết trình sau cùng.

114

Page 115: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

1.2. Đánh giá môi trường bên ngoàiTrong thời đại thông tin như hiện nay, mọi thứ thay đổi rất nhanh. Do đó,

ta cần cập nhật thông tin và đánh giá môi trường bên ngoài. Thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến chủ đề ta sẽ thuyết trình.

Điều này sẽ giúp ta tự tin hơn và trả lời linh hoạt các câu hỏi của thính giả khi thuyết trình. Đặc biệt với những lĩnh vực nhạy cảm, thay đổi từng ngày, từng giờ, thì trước khi thuyết trình ta phải kiểm tra xem đến thời điểm nói, thông tin, dẫn chứng ta đưa ra đã phải là mới nhất và đúng nhất hay chưa.

2. Phân tích thính giả và diễn giảBiết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng. Thành công của một bài

thuyết trình không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của diễn giả mà cả của thính giả. Phân tích diễn giả và thính giả giúp chúng ta có những giải pháp hữu hiệu cho bài thuyết trình của mình.

2.1. Phân tích thính giảCàng hiểu về thính giả thì chúng ta càng tự tin thuyết trình và đáp ứng

đúng nhu cầu thính giả. Những thông tin cần thu thập để phân tích: Thông tin cá nhân (tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn và chuyên môn, vị trí công việc), quan điểm, mối quan tâm, giá trị riêng của từng người hoặc nhóm người…Tốt nhất là chuẩn bị trước những bảng danh sách phân loại thính giả để dễ dàng tiếp cận hơn.

Chúng ta cũng cần xác định rõ ai là người trực tiếp nghe chúng ta, ai là người không trực tiếp nghe, nhưng sẽ gián tiếp được nghe và ai là người ra quyết định cuối cùng. Nếu biết một số người nghe có quan điểm cứng rắn, hãy thận trọng và chỉ nêu lên những vấn đề còn tranh cãi, trong khi trong tay đã có những chứng cứ, lập luận tốt. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng sự hài hước là cần thiết, nhưng đôi khi không đúng lúc lại trở thành phản cảm. Do vây, chỉ sử dụng những câu chuyện vui, lời nói đùa đúng lúc để mang lại hiệu quả cao nhất.

Qui mô người nghe cũng ảnh hưởng đến kết cấu bài thuyết trình. Nếu chỉ có ít người nghe, bạn có thể trả lời những câu hỏi của người nghe một cách cụ thể, hoặc đề nghị họ cho biết ý kiến về vấn đề đang trình bày. Nếu có đông người nghe, buổi thuyết trình phần lớn mang tính một chiều, trong trường hợp này, sự rõ ràng, chính xác và dễ hiểu là những yếu tố quan trọng để duy trì sự chú ý của người nghe trong suốt buổi thuyết trình.

2.2. Phân tích diễn giảHãy đặt những câu hỏi cho chính mình để tìm hiểu: Ta muốn gì? Mong

đạt được gì? Quan hệ của ta với thính giả ra sao? Có thể ảnh hưởng tới thính giả như thế nào?…Từ đó, ta có thể xác định phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất cho bài thuyết trình.

2.3. Xác định mục đích, mục tiêu

115

Page 116: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Thông thường khi thuyết trình, điều hiển nhiên là ta phải biết mục đích của bài thuyết trình là gì, mục tiêu cụ thể sau khi thuyết trình cần đạt được những gì. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta coi nhẹ những điều quá hiển nhiên đó, thành ra sau khi kết thúc thuyết trình thính giả vẫn không hiểu rõ ràng chúng ta muốn gì, họ được yêu cầu làm gì, tại sao lại như thế v.v. Những điều càng cơ bản, ta lại càng phải xác định rõ ràng, kỹ càng và không được phép chủ quan. Một bài thuyết trình được coi là tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

- Không làm mất thời gian của người nghe.- Cấu trúc bài thuyết trình tốt. - Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn.- Nhấn mạnh được những điểm quan trọng. - Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe. a. Mục đích tổng quátKhi đã có chủ đề rồi, ta cần phải xác định rất rõ ràng ta muốn gì:- Mục đích cung cấp thông tin cho thính giả?- Mục đích thuyết phục thính giả thực hiện điều gì?- Hay chỉ đơn thuần là giải trí?Thông thường khi xác định rõ mục đích, ta sẽ biết mình phải làm gì, tập

trung nói vào đâu, phương pháp nào là phù hợp.b. Mục tiêu cụ thểDựa trên mục đích, các thông tin phân tích và nhu cầu của mình, diễn giả

thiết lập mục tiêu cụ thể cho bài thuyết trình. Mục tiêu cụ thể của bài thuyết trình phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Cụ thể, rõ ràng.- Có thể lượng hoá hoặc kiểm tra được.- Có thể đạt được.- Hướng đến kết quả.- Thời gian thực hiện.4. Tập luyệnBước cuối cùng quan trọng nhất và thường bị bỏ qua nhất, đó là tập luyện

trước khi thuyết trình. Để tập các động tác cơ bản, chúng ta có thể tập trước gương. Tuy nhiên để tự tin và hiệu quả hơn, ta nên tập luyện trước một vài người, một nhóm nhỏ, rồi đến tập luyện với những điều kiện y hệt khi ta thuyết trình thật. Quá trình đó sẽ khiến ta thu thập thêm rất nhiều ý kiến, ý tưởng mới được người khác đóng góp, những ý tưởng do quá trình tập luyện ta nảy sinh thêm. Thao trường có đổ mồ hôi thì chiến trường mới bớt đổ máu. Luyện tập dần dần từng bước nhỏ là bí quyết thành công lớn nhất của người thuyết trình.

116

Page 117: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Tập làm sao để nói to, rõ ràng, thong thả, không quá nhánh, quá chậm, có điểm nhấn, điểm dừng... nói thu hút được người nghe luôn tập trung về phía mình.

Tối ưu nhất là đặt Camera ghi hình lại để phân tích và điều chỉnh hành vi của chính mình. Quá trình tập luyện sẽ giúp ta biến những động tác, cử chỉ, phong thái thành thói quen. Khi tất cả các động tác thành phản xạ tự nhiên thì ta chỉ cần tập trung vào nội dung chúng ta cũng có một bài thuyết trình sinh động.

III. CẤU TRÚC THUYẾT TRÌNHMột công trình tồn tại vững chắc với thời gian là nhờ kết cấu. Cũng làm

từ Cácbon nhưng Than bùn thì siêu rẻ còn Kim cương thì siêu đắt. Điều đó cũng bởi vì chúng có cấu trúc khác nhau. Tương tự như vậy, một bài thuyết trình có hay, có chặt chẽ thuyết phục người nghe hay không phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của bài thuyết trình đó.

1. Dàn bài cơ bảnDù một bài văn hay một bài phát biểu đều có 3 phần: Mở đầu, Thân bài và

Kết luận. Tuy nhiên, việc tổ chức và thể hiện các phần như thế nào thì lại là vấn đề khác. Hẳn là khi chuẩn bị bài thuyết trình, chúng ta đều có những câu hỏi trong đầu như: Làm thế nào để có một mở bài sắc nhọn lôi cuốn? Làm thế nào để có một thân bài chặt chẽ phù hợp? Làm thế nào để có một kết luận chắc chắn, dễ nhớ và đi vào lòng người? Cả ba câu hỏi trên có thể trả lời bằng một câu: Hãy thiết kế bài thuyết trình của ta giống như “Cái đinh”.

Chức năng của từng phần:a. Phần mở bàiPhần mở bài giống như cái Mũi đinh. Mũi đinh phải sắc nhọn thì mới

xuyên được qua lớp gỗ đầu tiên. Vì vậy phần mở bài phải sắc sảo để có thể:- Thu hút người nghe ngay từ khi bắt đầu thuyết trình.- Tạo bầu không khí ban đầu.- Giúp người nghe chuyển từ trạng thái thiếu tập trung sang trạng thái lắng nghe. b. Phần thân bàiPhần thân bài giống như cái Thân đinh. Thân đinh cần chắc chắn, độ dài

vừa đủ, mức độ to nhỏ phù hợp với vật cần đóng đinh. Như vậy phần thân của bài thuyết trình cần được thiết kế phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của người nghe, thời gian và bối cảnh của hội trường. Một bài thuyết trình quá ngắn với một khoảng thời gian quá dài không khác gì lấy đinh đóng guốc để đóng thuyền. Ngược lại một bài thuyết trình quá dài, nội dung phức tạp trong một khoảng thời gian ngắn thì không khác gì lấy đinh đóng thuyền để đóng guốc. Vậy yêu cầu cần có là một độ dài phù hợp, nội dung phù hợp với người nghe.

c. Phần kết luậnPhần kết luận giống như Mũ đinh. Hai mảnh gỗ không thể kết dính chặt

chẽ vào nhau nếu như chiếc đinh không có mũ. Vậy khi kết thúc thuyết trình,

117

Page 118: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

người nghe cũng không thể nhớ được nội dung chính bài thuyết trình nếu như không có kết luận. Phần kết luận giúp cho thính giả nắm được những điểm chính của bài thuyết trình và lưu lại những ấn tượng về diễn giả và bài thuyết trình.

Khi ta đã xây dựng được dàn bài cơ bản, điều ta cần làm tiếp theo là làm thế nào để thể hiện các phần đó một cách sắc xảo, thú vị, đầy sức thuyết phục.

2. Cách thể hiện các phần chính a. Phần mở bài Tạo sự chú ýTheo nghiên cứu của các nhà xã hội học thì chúng ta chỉ có 20 giây đề

gây ấn tượng ban đầu cho thính giả bằng các hành vi phi ngôn từ và chúng ta chỉ có 4 phút đầu tiên để gây ấn tượng với thính giả bằng những nội dung chúng ta nói. Thính giả có tiếp tục nghe hay không phụ thuộc rất nhiều vào những giây phút đầu tiên và cách ta thu hút sự chú ý của họ ngay từ ban đầu. Đây là phần khó khăn nhất trong thuyết trình vì:

“Không có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng ban đầu”“Vạn sự khởi đầu nan”, “Đầu xuôi đuôi lọt”Ta có thể tạo sự chú ý bằng nhiều cách khác nhau. Một số cách phổ biến:- Dùng ví dụ, minh họa: Ví dụ: Sử dụng chiếc đinh để minh hoạ bài giảng

“Cấu trúc thuyết trình”.- Kể một mẩu chuyện có liên quan đến chủ đề: Ví dụ kể một câu chuyện

về tiết kiệm để bắt đầu một bài thuyết trình về Huy động tiết kiệm.- Số liệu thống kê, câu hỏi hoặc trích dẫn. Hãy thổi hồn vào những con số

khô khan ta có thể thu hút được sự chú ý của thính giả.- Ta cũng có thể nói lên cảm tưởng của bản thân khi bắt đầu thuyết trình

để có được sự đồng cảm của thính giả.- Hài hước hoặc những câu chuyện liên tưởng liên quan đến chủ đề mình

sẽ nói cũng là một cách mà những người có khiếu hài hước hay làm để thu hút sự chú ý của thính giả.

- Còn rất nhiều cách khác mà chúng ta có thể sáng tạo ra, hoặc đơn giản chỉ bằng việc kết hợp nhiều cách lại với nhau.

Giới thiệu khái quát mục tiêu và nội dung chính Sau khi có được sự chú ý của thính giả, điều chúng ta cần làm tiếp theo đó

là cho họ biết mục đích của bài thuyết trình là gì, họ sẽ nhận được gì từ đó. Mục tiêu thuyết trình không rõ ràng thì rất khó có thể thành công.

Diễn giả cũng cần phải giới thiệu khái quát những nội dung chính và lịch trình làm việc. Điều này giúp cho người nghe có định hướng để nắm bắt được từng nội dung của bài thuyết trình.

Sau đây là ví dụ về những câu khái quát vấn đề:

118

Page 119: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Mục đích của bài thuyết trình là giúp các bạn trẻ xác định mục tiêu cho mình để thành công trong cuộc sống. Bài thuyết trình của tôi gồm 3 phần: Phần 1: Tại sao phải đặt mục tiêu; Phần 2: Kỹ năng đặt mục tiêu; Phần 3: Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về đặt mục tiêu.

b. Phần thân bàiLựa chọn nội dung quan trọngMột lỗi thường gặp của các nhà thuyết trình là đưa quá nhiều nội dung

vào bài thuyết trình của mình. Điều này xảy ra do hai nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất: Không xác định được đâu là thông tin bắt buộc thính giả phải

biết, đâu là cần biết và nên biết. Thứ hai: Sợ thính giả không hiểu những gì mình nói. Nếu ta đưa quá

nhiều nội dung vào bài thuyết trình có thể gây phản ứng ngược lại là làm thính giả rối trí không nhớ được gì.

Vì vậy, trong phần thân bài cần thiết xác định được đâu là thông tin quan trọng bắt buộc ta phải truyền đạt, đâu là thông tin cần truyền đạt và cuối cùng đâu là thông tin nên truyền đạt. Theo thứ tự này, căn cứ vào thời gian cho phép ta sắp xếp theo thứ tự từ thông tin bắt buộc, đến thông tin cần và cuối cùng là thông tin nên biết. Thách thức lớn nhất đối với người thuyết trình đó là “giới hạn các điểm chính” hay còn gọi là lựa chọn nội dung quan trọng.

Chia thành các phần dễ tiếp thuMột bài thuyết trình thông thường được chia làm 2 - 6 phần. Các phần này

được sắp xếp với nhau theo một trật tự lôgíc nhất định. Lôgíc có thể theo trình tự thời gian, có thể theo quan hệ nguyên nhân - kết quả...

Phân bổ thời gian cho từng nội dungSau khi phân chia thành các phần cơ bản thì điều cần thiết là phải phân bổ

thời gian phù hợp cho từng nội dung. Thông thường phần đầu nên ngắn gọn để gây cho thính giả cảm giác bài thuyết trình ngắn gọn và tăng mức độ tập trung.

c. Phần kết luận“Lời nói gió bay” - đây chính là sự khác biệt giữa văn nói và văn viết. Vì

vậy trong thuyết trình luôn phải có kết luận. Trong khoảng thời gian tập trung vào phần thân bài, người nghe có thể mất tập trung nên có thể không tiếp thu được toàn bộ thông tin mà ta thuyết trình. Kết luận giúp người nghe tóm tắt lại những ý chính ta đã trình bày và hơn nữa kết luận chính là thông điệp cuối cùng ta gửi đến thính giả. Với thông điệp cốt lõi này, thính giả có thể liên tưởng đến toàn bộ phần nội dung của bài thuyết trình.

Thông báo trước khi kết thúc Việc thông báo này có thể thể hiện bằng những cụm từ như: Tóm lại...;

Để kết thúc, tôi tóm tắt lại...; Trước khi chia tay, tôi xin tóm tắt lại những gì đã trình bày... Việc thông báo này còn giúp thính giả chuẩn bị tinh thần để tiếp thu những thông tin cốt lõi nhất.

119

Page 120: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Tom tắt điểm chínhTheo các nghiên cứu về thính giả thì khoảng thời gian bắt đầu thuyết trình

và khoảng thời gian sắp kết thúc là hai khoảng thời gian mà độ tập trung chú ý của người nghe cao nhất. Vì vậy ta tóm tắt lại những điểm chính sẽ giúp thính giả nhớ khái quát và lâu hơn về nội dung ta đã thuyết trình. Việc tóm tắt có thể là nêu lại những đề mục chính của bài thuyết trình kèm những ý cần nhấn mạnh.

Thách thức và kêu gọi Mục đích cuối cùng của thuyết trình là thuyết phục người khác làm theo

mình. Vì vậy phần kết luận của bài thuyết trình còn cần phải có phần kêu gọi, thúc đẩy người nghe đến hành động. Trong phần này ta có thể dùng một số động từ mạnh để hô khẩu hiệu: Quyết tâm, sẵn sàng... hoặc có thể kêu gọi sự cam kết bằng hành động cụ thể như vỗ tay, giơ tay biểu quyết hoặc thực hiện ngay ví dụ như đóng góp từ thiện. Hoặc có thể đơn giản là sử dụng những cách hướng người nghe đến hành động cụ thể như việc áp dụng ngay những gì họ thu được từ bài thuyết trình vào công việc cụ thể của họ.

IV. YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA BÀI THUYẾT TRÌNHThuyết trình trước đám đông, để thành công, bạn phải là người làm chủ

mọi tình huống, bạn cần đặt các câu hỏi:- Thuyết trình cái gì?- Thuyết trình như thế nào?- Người nghe sẽ cảm nhận như thế nào?- Người nghe sẽ thay đổi như thế nào?Để trả lời một cách hiệu quả các câu hỏi trên, bạn cần giải quyết tốt các

vấn đề sau đây:1. Chuẩn bị thật kỹ bài thuyết trình và địa điểm sẽ thuyết trìnhNhận biết đòi hỏi của thính giả và đáp ứng chính xác những nhu cầu ấy

trong nội dung buổi thuyết trình. Nắm vững thông tin bạn sẽ trình bày. Khi đã nắm vững những thông tin sẽ trình bày, chứng tỏ bạn đã có sự chuẩn bị rất tốt cho bài thuyết trình mà bạn sắp trình bày.

Đến sớm kiểm tra địa điểm để chắc chắn chỗ ngồi của khán giả cùng với những thiết bị hỗ trợ như bảng trắng, bảng đen, ánh sáng, vị trí màn hình máy chiếu, hệ thống âm thanh… đều thuận tiện cho bạn. Đến sớm đồng thời giúp có thể làm quen với khán giả. Chào một vài người khi họ đến. Nói chuyện với một nhóm bạn chắc chắn sẽ dễ hơn với những người xa lạ.

2. Sắp xếp nội dung theo trình tự lôgic Sắp xếp những gì bạn phải nói theo một trình tự hợp lý. Sự lô gic của bài

thuyết trình sẽ lôi kéo người nghe cần phải cố gắng hơn để có được những thông tin mà họ cần nghe. Hãy làm cho bài thuyết trình lôi cuốn để đáng với thời

120

Page 121: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

gian và sự chú ý của thính giả. Có như vậy sẽ kích thích tính tò mò mà người nghe luôn chờ đợi bạn sẽ trình bày.

3. Tập bài thuyết trình trướcTập bài thuyết trình ở nhà hoặc bất cứ nơi đâu bạn cảm thấy dễ chịu và

thoải mái: tập trước gương, gia đình mình, bạn bè hay đồng nghiệp. Sử dụng một máy ghi âm và lắng nghe chính mình. Ngoài ra có thể quay phim phần trình bày và phân tích kỹ lưỡng để thấy được điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Bạn có thể đứng trước gương để tập thuyết trình, tập trước một nhóm bạn bè hay người thân để cố gắng phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong suốt thời gian trình bày.

4. Trang phục phù hợp với nhịp điệuKhi thuyết trình hay nói chuyện trước đám đông, bạn như một diễn viên

đang diễn trên sân khấu vậy. Bạn được nhìn nhận như thế nào là rất quan trọng. Hãy ăn mặc phù hợp với dịp đó. Trông phải thoải mái, nhiệt tình, hãnh diện, tự tin nhưng không tự kiêu. Nếu trang phục làm cho bạn gò bó và khi bạn cố tỏ vẻ thoải mái sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng bài thuyết trình của bạn mặc dù bạn có thể nắm rất chắc về nội dung.

5. Âm điệu giọng noi thuyết phụcNói chậm, phát âm rõ, biểu lộ cảm xúc hợp lí với những điều bạn trình

bày. Thiết lập mối liên hệ với thính giả. Cố gắng nói đủ lớn để người ngồi xa nhất cũng có thể nghe thấy. Thường xuyên thay đổi âm điệu của bạn và kịch tính hoá nếu cần thiết. Nếu dùng mic, hãy điều chỉnh mic và giọng nói cho phù hợp.

6. Ngôn từ thích hợpSử dụng ngôn từ thích hợp rất quan trọng đối với thuyết trình. Ngoài ngôn

từ bằng lời còn sử dụng ngôn ngữ bằng cơ thể (phi ngôn từ). Thính giả thích bạn đứng, đi lại hay di chuyển với cử chỉ và nét mặt biểu cảm hơn là ngồi ì một chỗ, cúi đầu dán mắt cặm cụi đọc một bài diễn văn đã được chuẩn bị từ trước.

Nói một cách thuyết phục như thể chính bạn thực sự tin vào những gì bạn đang nói. Nội dung bạn đưa ra cũng nên có những phần giống như trong một tài liệu nghiên cứu, cụ thể là trình tự lô gic từ Mở bài (đưa ra luận điểm), đến Thân bài (luận điểm chặt chẽ, thông tin chính xác và mới nhất), tới Kết luận (nêu lại luận điểm, tóm tắt và kết luận hợp lý).

Không nên nhìn giấy quá lâu, nhưng thỉnh thoảng liếc qua thì chấp nhận được. Nói dõng dạc, rõ ràng và tự tin, không được lí nhí. Nếu bạn mắc lỗi, sửa, và tiếp tục. Không cần phải viện cớ này nọ hay xin lỗi rườm rà.

Dùng mắt tiếp xúc với khán thính giả một cách thân mật. Sử dụng phương pháp 3 giây, ví dụ: Nếu có nhìn thẳng vào một vị thính giả nào đó thì cũng chỉ trong vòng 3 giây. Trao đổi bằng mắt trực tiếp với một số người trong đám đông và thỉnh thoảng liếc qua toàn bộ khán giả khi đang nói. Việc nhìn vào ai đó khiến họ cảm thấy họ đang thực sự tham gia vào vấn đề. Cách nhìn tốt nhất là với khán giả đông tại hội trường lớn thì nhìn theo hình chữ W và M. Tuy nhiên,

121

Page 122: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

không nên nhìn thẳng vào mắt thính giả vì như vậy sẽ làm họ bối rối và đôi khi chính bản thân diễn giả cũng trở nên bối rối.

Nói chuyện với khán giả, lắng nghe câu hỏi, đáp lại phản ứng của họ, điều chỉnh và thích nghi. Nếu những gì bạn chuẩn bị hoàn toàn không thể làm cho người nghe hiểu, hãy tùy cơ ứng biến thay đổi kế hoạch nếu bạn đã lường trước được điều này. Nhớ rằng giao tiếp là chìa khoá của một buổi thuyết trình thành công. Nếu bạn thiếu thời gian, nên biết phần nào có thể bỏ qua. Nếu bạn thừa thời gian, nên biết thông tin nào cần bổ sung để bài thuyết trình hiệu quả hơn. Hãy luôn chuẩn bị cho những tình huống đột xuất.

Tạm dừng để chính bạn và thính giả có một chút thời gian để suy nghĩ và nghiền ngẫm. Đừng trình bày vội vã và để rồi người nghe cũng như chính bạn có cảm giác hết hơi mệt lử.

Thêm chất hài hước để có một buổi thuyết trình tốt, nên có thêm yếu tố hài hước. Hài hước là chất xúc tác tuyệt vời. Tuy nhiên, hài hước phải đúng lúc, đúng chỗ, phải biết sử dụng nó vào những thời điểm phù hợp, một cách có chừng mực. Giữ sự quan tâm của khán giả trong suốt bài thuyết trình. Hãy nhớ rằng, cho dù được thực hiện trong cùng một khoảng thời gian, một bài diễn văn thú vị làm thời gian trôi vùn vụt, nhưng nếu nó tẻ nhạt thì quả là một cực hình đối với người nghe.

Nên biết thời điểm ngừng diễn thuyết. Sử dụng đồng hồ bấm giờ để tính thời gian khi bạn tập dượt ở nhà. Khi kết thúc bài thuyết trình, tóm tắt những ý chính giống như khi viết phần kết của một bài thuyết trình. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, có một sự khác biệt giữa những từ trong văn nói và những từ trang trọng trong văn viết. Dừng bài thuyết trình với một nhận định thú vị hay một nút thắt phù hợp với vấn đề. Hãy lưu lại trong lòng người nghe một ấn tượng tốt và cảm giác hoàn hảo. Không giảng giải dông dài những nhận định cuối ấy. Cảm ơn họ và ngồi xuống.

Một thuyết trình tốt trong 10 hay 15 phút có giá trị hơn những thuyết trình dài dòng, tẻ nhạt trong hàng giờ đồng hồ. Một điểm khác cũng hết sức quan trọng đó là sự hiểu biết cần thiết về vấn đề đó. Biết kết hợp hiệu quả giữa các yếu tố: Ngôn ngữ; Cử chỉ; Thông minh, sáng tạo, và Vốn kiến thức.

Thường thì thuyết trình không chỉ có nói không mà còn có các thiết bị và công cụ đi kèm (thiết bị và công cụ hỗ trợ), vì thế người ta mới phân biệt giữa diễn thuyết và thuyết trình. Các thiết bị và công cụ hỗ trợ chủ yếu được sử dụng khi thuyết trình hiện nay là Projector (máy chiếu) dùng để chiếu các slide (chuẩn bị bằng phần mềm Power Point), Video hoặc các file sử dụng phần mềm khác. Điểm mấu chốt của thuyết trình không chỉ là nói giỏi mà còn biết phối hợp tốt giữa nói và các thiết bị hỗ trợ. Nhiều khóa thuyết trình, nhiều buổi thuyết trình trước đây thường có đặc điểm chung là nói nhiều mà không sử dụng slide (các trang chiếu) hoặc chuẩn bị các slide quá cẩu thả, thiếu tính thu hút, thiếu kiến thức, thông tin... Nhiều khi thính giả ở dưới không thể hiểu được diễn giả ở trên đang nói cái gì và nói tới đâu rồi…”

122

Page 123: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

V. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THUYẾT TRÌNH1. Tính toán thời gian hợp lýLên kế hoạch, chuẩn bị và luyện tập trước sao cho bài thuyết trình chỉ

chiếm 75% lượng thời gian ước lượng. Nếu bạn kết thúc sớm thì không sao nhưng nếu kết thúc muộn thì sẽ rất tệ. Nếu bạn muốn mọi người lắng nghe mình thuyết trình, chỉ nên dành 50% để trình bày và dành 25% còn lại để người nghe cùng tham gia.

2. Nội dung phù hợp Khi chuẩn bị bài thuyết trình, hãy xác định những gì “phải”, “nên” và “có

thể” đưa đến người nghe. Hãy hạn chế nội dung tùy theo thời gian thuyết trình và sự quan tâm của người nghe.

3. Làm bài thuyết trình thêm hấp dẫn Đưa vào bài thuyết trình các câu chuyện, giai thoại, phép ẩn dụ để chúng

thêm thuyết phục thay vì chỉ đưa ra những dữ liệu đơn thuần. 4. Lập dàn ý cho riêng mình: Hãy gạch ý đầu dòng thay vì dùng cả câu.

Bôi đậm những chỗ quan trọng.5. Luyện noi thật to: Bạn sẽ nói thật tự nhiên khi bạn luyện tập nhiều.

Hãy tập nói thật to trước khi thuyết trình. 6. Dẹp bỏ sự lo lắng Run sợ không phải là là điều tốt khi thuyết trình. Không có đội trưởng đội

bóng nào bảo đội của mình hãy bình tĩnh ngay trước khi vào trận. Thay vào đó, bạn hãy tự kiểm soát sự run sợ này bằng cách thở thật sâu từ cơ hoành và tưởng tượng mình sẽ kết thúc bài thuyết trình thành công. Được chuẩn bị tốt, bạn sẽ càng tự tin.

7. Sôi nổi và nồng nhiệtThái độ nhiệt tình, sôi nổi khi thuyết trình sẽ đem lại kết quả đáng ngạc

nhiên cho bạn. Nếu giọng của bạn biểu cảm và cử chỉ sinh động, trông bạn sẽ tự tin và nồng nhiệt hơn.

8. Nghĩ trước tất cả những câu hỏi bạn co thể bị hỏi Phần đặt và trả lời câu hỏi sau bài thuyết trình có khi còn quan trọng hơn

chính bài thuyết trình.VI. BÍ QUYẾT THUYẾT TRÌNH THÀNH CÔNG TRƯỚC ĐÁM

ĐÔNG1. Phải biết mình noi gìĐây là quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông.

Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông thường các “diễn giả” không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì họ truyền đạt đến người nghe. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành 3

123

Page 124: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

hay 4 điểm chính và soạn bài thuyết trình của mình tập trung vào những điểm này. Bạn không phải là một cuốn từ điển sống, việc đưa ra quá nhiều thông tin hay không đủ thông tin cũng đều dở như nhau.

2. Thực hành, nhưng không cần quá nhiều Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như

bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố. Bạn sẽ không còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về một đề tài cả ngàn lần rồi, bạn sẽ cảm thấy chán và chẳng thèm để ý tới thính giả nữa. Bạn cũng nên lập kế hoạch sẽ mặc những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải mái khi mặc vào. Và điều quan trọng nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi bật. Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong ngày diễn thuyết sẽ làm bạn bớt lo lắng hơn.

3. Hãy là chính mình Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách của ai đó khi

nói trước đám đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý của thính giả. Một số cảm thấy bị “căng” và nghiêm túc quá mức và quên rằng tính hài hước cũng là một công cụ quan trọng của diễn giả. Đừng nên chỉ tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai thoại cá nhân hay những mẩu chuyện nhỏ cũng là một cách rất tốt để hoà nhập với thính giả.

4. Thính giả là bạn bè Thính giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn

nghe bạn nói về vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ thính giả như là một khối người đối đầu, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với thính giả, tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài thuyết trình của mình.

5. Bạn sẽ vượt qua thôi mà Chưa bao giờ có ai từng nghe thấy có một ai đó chết trên bục diễn thuyết

cả. Bạn cũng không bị thở dốc, hụt hơi, quên mất tên mình hay bị nổi nóng. Đấy là những chuyện gây ám ảnh cho bất cứ ai phải đứng trước đám đông. Người ta gọi đó là cơn ác mộng của diễn viên. Việc đó hoàn toàn bình thường. Sử dụng một số kỹ thuật thư giãn trước khi bắt đầu. Bạn có thể tìm một nơi để nhảy lên nhảy xuống hoặc dậm chân thật mạnh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vững vàng và giảm bớt căng thẳng. Lắc bàn tay và co duỗi nắm tay. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run. Nếu run tay thực sự là một vấn đề thì hãy nắm lấy một tấm danh thiếp hay nắm vào bục diễn thuyết khi nói chyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít mặt lại. Việc này sẽ làm thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để làm ấm giọng của bạn. Tưởng tượng như bạn đang ở trên một đám mây, không gì có thể làm hại đến bạn khi bạn đang ở trong đó. Hãy cố gắng giữ hình ảnh ấy trong đầu khi bạn đang đứng trên diễn đàn. Sẽ trở nên dễ dàng hơn! Nói chuyện trước công chúng càng nhiều, việc đó càng trở nên dễ dàng hơn. Có khi bạn còn cảm thấy thích nữa ấy chứ.

124

Page 125: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

VII. CÁC YẾU TỐ LÀM CẢN TRỞ BÀI THUYẾT TRÌNH1. Sai số liệuSố liệu cập nhật không kịp thời, không xác với thực tế.Slide dày đặc chữ, lỗi này rất nhiều người mắc phải. Có một nguyên tắc

chung dành cho các nhà diễn thuyết có sử dụng Powerpoint: không quá 6 gạch đầu dòng trên một slide, không quá 6 từ cho mỗi gạch đầu dòng.

2. Quay lưng về phía người ngheĐừng bao giờ quay lưng về phía người nghe quá 2 giây trong lúc thuyết

trình. Quay mặt về phía thính giả, nhìn vào mắt họ trong khi nói là những bí quyết để thành công.

Kết thúc không tốt: Kết thúc bài thuyết trình sao cho thật hiệu quả cũng không phải là một việc dễ làm. Kết thúc không chỉ đơn giản là tóm tắt lại bài thuyết trình của bạn và nói lời cảm ơn. Đừng quên đặt những câu hỏi cho người nghe về cảm nhận của họ cũng như dành thời gian để họ đặt câu hỏi về những vấn đề họ chưa hiểu hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn.

3. Người nghe không phù hợpNếu không tìm hiểu trước về đối tượng người nghe, bạn sẽ không có một

bài thuyết trình phù hợp do vậy không thuyết phục.4. Bỏ qua các rủi roMọi vấn đề đều có thể chứa nhiều rủi ro. Bạn cho rằng chỉ trình bày về lợi

ích và cơ hội của vấn đề trình bày mà không cần nhắc đến những rủi ro sẽ làm “yên lòng” thính giả? Trên thực tế thì không phải vậy. Hoàn toàn bỏ qua các nguy cơ rủi ro sẽ khiến thính giả cho rằng đây là một diễn giả không có cái nhìn thực tế và có thể bạn sẽ không thuyết phục được họ.

VIII. KỸ THUẬT KÉO DÀI VÀ RÚT NGẮN BÀI THUYẾT TRÌNH1. Kỹ thuật kéo dài bài thuyết trình- Đặt câu hỏi để thính giả cùng chia sẻ kinh nghiệm.- Kể chuyện để minh họa thêm điểm đã trình bày.- Tạo ra tình huống nhập vai.- Cùng thính giả tổng kết lại những điểm chính đã trình bày.2. Kỹ thuật rút ngắn bài thuyết trình- Loại bỏ bớt các hoạt động ít quan trọng.- Tập trung vào những điểm chính của bài trình bày.- Nêu vấn đề và khẳng định sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.IX. CÁCH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ1. Nguyên tắc sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong thuyết trình

125

Page 126: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Đảm bảo tất cả thính giả đều nhìn thấy được.- Thông tin viết không mâu thuẫn với thông tin nói.- Thu hút thính giả bằng cách sử dụng màu sắc: cần chú ý rằng việc trang

trí này nhằm hỗ trợ chứ không được làm sao lãng các thông tin.- Thông tin trình bày trên các phương tiện hỗ trợ phải rõ nghĩa, chính xác,

cô đọng và trình bày đẹp. - Cần phải nhấn mạnh được các điểm chính.- Phải có tiêu đề cho từng phần.2. Một số phương tiện hỗ trợ và cách sử dụng- Bảng trắng:+ Kiểm tra đúng loại bút viết bảng và bút phải có mực.+ Đậy nắp sau khi sử dụng.+ Có khăn lau bảng tránh dùng giấy để lau.+ Chữ viết rõ ràng và đủ lớn để mọi người có thể nhìn thấy…- Bảng giấy+ Sử dụng bút nhiều màu và bút phải có mực.+ Đậy nắp sau khi sử dụng.+ Đủ số lượng giấy và bút.+ Tiêu đề nên viết chữ in hoa.+ Chữ viết rõ ràng và đủ lớn để mọi người có thể nhìn được.- Thẻ màu+ Chọn màu bút thích hợp với màu giấy.+ Không viết quá sát lên mép trên.+ Viết theo chiều ngang của thẻ.+ Chọn màu phù hợp với từng mục tiêu.+ Viết ý chính của nội dung cần trình bày.- Trang chiếu (slides) và máy chiếu (LCD Projector)- Thiết kế trang chiếu- Trang chiếu được thiết kế trong phần mềm Powerpoint. Khi thiết kế

trang chiếu cần tuân theo các nguyên tắc sau:- Nội dung giới hạn không quá 6.- Một nội dung không quá 2 dòng (không quá nhiều chữ).- Điều chỉnh cỡ chữ phù hợp với không gian và số lượng người nghe.- Ngôn từ nhất quán.

126

Page 127: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Gam màu và hình ảnh thích hợp (không sử dụng gam màu nóng).- Trang chiếu cân đối.Một số lưu ý khi sử dụng máy chiếu (LCD projector)- Tìm hiểu cách sử dụng, kiểm tra máy và các công cụ phụ trợ (nếu có)

trước khi thuyết trình.- Kiểm tra kết nối điện và đầu dây nối với máy tính.- Điều chỉnh độ nét của trang chiếu và kích thước của trang chiếu cho phù

hợp với màn hình (focus và zoom).- Sử dụng chuột từ để điều khiển trang chiếu từ xa.- Không đi qua trước ống kính máy chiếu.- Lưu ý tắt và bật máy khi gián đoạn giữa 2 lần thuyết trình dài./.

127

Page 128: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CHUYÊN ĐỀHướng dẫn soạn thảo văn bản

Biên soạn: Nguyễn Thị HuyềnUVBTV - Chánh Văn phòng

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN1. Khái niệm1.1. Văn bảnXã hội loài người hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở giao tiếp giữa

con người với con người thông qua phương tiện ngôn ngữ. Qua đó, con người trao đổi thông tin, nhận thức, tư tưởng, tình cảm và bày tỏ các quan hệ ứng xử. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thông qua nhiều hình thức trong đó có văn bản. Văn bản là phương tiện để ghi và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hay ký hiệu nhất định.

Văn bản được hình thành trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Tuỳ theo từng lĩnh vực, từng điều kiện cụ thể mà văn bản có những hình thức và nội dung thể hiện khác nhau. Các hệ thống văn bản đều có giới hạn, môi trường tồn tại riêng. Muốn xác định giới hạn của văn bản cần dựa vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức ban hành.

1.2. Văn bản quản lý nhà nướcTrong hoạt động quản lý nhà nước, văn bản là sợi dây liên lạc chính giữa

nhà nước với các thành viên trong xã hội. Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan với các tổ chức kinh tế, xã hội và công dân.

Văn bản quản lý nhà nước được cấu thành bởi ba thành tố:- Chủ thể ban hành văn bản: Là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.- Nội dung truyền đạt: các quyết định và thông tin phục vụ cho công tác

quản lý nhà nước. Các quyết định mang tính chất quyền lực đơn phương và làm phát sinh hệ quả quản lý cụ thể. Các thông tin mang tính hai chiều: theo chiều dọc từ trên xuống (các văn bản cấp trên chuyển xuống cấp dưới) và từ dưới lên (các văn bản cấp dưới chuyển lên cấp trên); theo chiều ngang gồm các văn bản trao đổi giữa các cơ quan ngang cấp, ngang quyền.

- Đối tượng áp dụng: cơ quan nhà nước, tổ chức, công dân Các văn bản quản lý nhà nước luôn có tính pháp lý chung. Tuy nhiên,

biểu hiện tính pháp lý của các văn bản không giống nhau, có những văn bản chỉ mang tính thông tin quản lý thông thường, có những văn bản lại mang tính

128

Page 129: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

cưỡng chế thực hiện. Từ đó, xuất hiện trong thực tế nhiều loại hình cụ thể khác nhau của văn bản quản lý nhà nước.

2. Các chức năng cơ bản của văn bản 2.1. Chức năng thông tinThông tin là chức năng cơ bản nhất của văn bản quản lý nhà nước, bao gồm

việc ghi và truyền đạt thông tin qua hệ thống các cơ quan nhà nước đến tổ chức và nhân dân. Thực tế cho thấy, trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, mặc dù ngày càng có nhiều công cụ, phương tiện ghi, lưu giữ và chuyển tải thông tin nhưng trong lĩnh vực quản lý nhà nước, văn bản vẫn được xem là hình thức thuận lợi và đáng tin cậy nhất.

Với chức năng này, văn bản là một trong những cơ sở đảm bảo cung cấp cho hoạt động quản lý những thông tin cần thiết, giúp cho các nhà lãnh đạo nghiên cứu và ban hành các quyết định chính xác và khoa học. Bên cạnh đó, văn bản còn là phương tiện thiết yếu để cơ quan có thể truyền đạt chính xác các quyết định đến hệ thống bị quản lý, đồng thời cũng là đầu mối theo dõi, kiểm tra hoạt động của các cơ quan cấp dưới giúp cho công tác tổ chức, quản lý thuận lợi, có hiệu quả.

2.2. Chức năng quản lýQuản lý là chức năng gắn liền với công cụ điều hành hoạt động của các cơ

quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước.Văn bản quản lý nhà nước nhằm mục đích tổ chức công việc, hướng dẫn

hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp dưới. Do đó, muốn chức năng quản lý phát huy được tác dụng trong hoạt động thực tiễn thì văn bản phải đảm bảo được khả năng thực thi của cơ quan, tổ chức nhận được. Nếu các văn bản khi ban hành mang tính quan liêu, không chỉ ra được khả năng thực hiện, thiếu tính khả thi, không dựa trên mục tiêu cụ thể thì văn bản sẽ mất đi khả năng quản lý.

2.3. Chức năng pháp lýVăn bản được sử dụng để ghi và truyền đạt các qui phạm pháp luật và các

quyết định hành chính, đó là những căn cứ pháp lý để giải quyết các các nhiệm vụ cụ thể trong quản lý nhà nước.

Chức năng pháp lý của văn bản quản lý nhà nước thể hiện ở những phương diện cơ bản sau:

- Ghi lại các quy phạm pháp luật và các quan hệ về mặt luật pháp tồn tại trong xã hội.

- Là cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp…

- Là sản phẩm của sự vận dụng các qui phạm pháp luật vào đời sống thực tế, quản lý nhà nước và quản lý xã hội, phản ánh quá trình giải quyết các nhiệm vụ trên phương diện pháp lý theo qui định của pháp luật hiện hành.

129

Page 130: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

2.4. Chức năng văn hoá - xã hộiVăn bản quản lý nhà nước là sản phẩm sáng tạo của con người được hình

thành trong quá trình nhận thức, lao động để tổ chức xã hội và cải tạo tự nhiên.Văn bản góp phần quan trọng ghi lại và truyền bá cho mọi tầng lớp, cho

các thế hệ mai sau những truyền thống văn hoá quý báu của đất nước. Đặc biệt, trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, văn bản chỉ cho chúng ta thấy những định chế cơ bản của nếp sống, của văn hoá trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau của sự phát triển xã hội, phát triển đất nước. Đó là lề lối quản lý của từng thời kỳ, là một biểu hiện của văn hoá quản lý.

Những văn bản được soạn thảo đúng yêu cầu về nội dung và thể thức có thể xem là một biểu mẫu văn hoá có ý nghĩa đối với đời sống con người, giúp chúng ta thấy rõ nhiều mô thức văn hoá truyền thống có giá trị của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Việc soạn thảo văn bản đúng, chuẩn xác góp phần nâng cao văn hoá của quản lý, tạo nên một di sản văn hoá có giá trị cho đất nước không chỉ cho hôm nay mà cho cả mai sau.

II. THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY CỦA VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Thể thức văn bản là tập hợp các yếu tố cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định theo qui định của Nhà nước.

Các thành phần thể thức bắt buộc gồm:1. Quốc hiệu 1.1. Thể thức Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ:

“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”“Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.

1.2. Kỹ thuật trình bày Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1 (Sơ đồ); chiếm khoảng 1/2 trang giấy

theo chiều ngang, ở phía trên, bên phải.Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”

được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; Dòng thứ hai: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ

in thường, cỡ chữ lớn hơn cỡ chữ dòng thứ nhất 01 cỡ chữ, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline).

Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn. Cụ thể:

130

Page 131: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

2. Tên cơ quan ban hành văn bản 2.1. Thể thức Tên cơ quan ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan chủ quản trực

tiếp và tên của đơn vị ban hành văn bản.Văn bản của Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở:- Cơ quan chủ quản được ghi là HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ XA (hoặc

PHƯỜNG) … (có thể viết tắt là HỘI LHPN; TT);- Tên cơ quan ban hành văn bản:Văn bản do Ban Chấp hành ban hành

được ghi là BAN CHẤP HÀNH, văn bản do Ban Thường vụ ban hành được ghi là BAN THƯỜNG VỤ. Cụ thể như sau:

HỘI LHPN XA.....................BAN CHẤP HÀNH

HỘI LHPN XA.....................BAN THƯỜNG VỤ

2.2. Kỹ thuật trình bày- Tên đơn vị ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2 (Sơ đồ); chiếm

khoảng 1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên trái.- Tên đơn vị chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ

chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng. Nếu tên đơn vị chủ quản dài, có thể trình bày thành nhiều dòng.

- Tên đơn vị ban hành văn bản trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên đơn vị chủ quản; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. Trường hợp tên đơn vị ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng, hoặc viết tắt, ví dụ:

Các dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn.3. Số, ký hiệu của văn bản 3.1. Thể thứcSố của văn bản- Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư cho mỗi loại văn

bản hoặc cho tất cả các văn bản được ban hành. Số của văn bản được ghi liên tục bằng chữ số Ả-rập.

- Số của Nghị quyết do Ban Chấp hành Hội LHPN các cấp ban hành được ghi liên tục trong một nhiệm kỳ. Một nhiệm kỳ được tính từ ngày liền kề sau ngày bế mạc Đại hội Đại biểu Phụ nữ lần này đến hết ngày bế mạc Đại hội Đại biểu Phụ nữ lần kế tiếp.

131

Page 132: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Số của các văn bản hành chính khác do cơ quan chuyên trách Hội LHPN các cấp ban hành được ghi liên tục trong một năm cho mỗi loại văn bản, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.- Số của các văn bản lưu hành nội bộ trong cơ quan chuyên trách Hội Hội LHPN các cấp do bộ phận văn thư đơn vị ban hành văn bản ghi liên tục cho tất cả các văn bản của đơn vị, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Ký hiệu của văn bản- Ký hiệu của văn bản có tên loại bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản

theo bảng chữ viết tắt tên loại văn bản và bản sao kèm theo hướng dẫn này (Phụ lục I) và chữ viết tắt tên ban, đơn vị hoặc chức danh ban hành văn bản, ví dụ:

+ Nghị quyết của Ban Chấp hành được ghi: Số: /NQ -BCH.+ Quyết định của Ban Thường vụ được ghi: Số: /QĐ-BTV.+ Báo cáo của Ban Thường vụ được ghi: Số: /BC-BTV.- Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt tên đơn vị hoặc chức danh

nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị (vụ, phòng, ban, bộ phận) soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo công văn đó (nếu có), ví dụ:

Công văn của Ban chấp hành Hội LHPN cơ sở soạn thảo ghi:Số:…../BCH hoặc Số:……/BTV

3.2. Kỹ thuật trình bàySố, ký hiệu của văn bản được trình bày tại ô số 3 (Sơ đồ), được đặt cạnh

giữa dưới tên đơn vị ban hành văn bản.Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, ký hiệu bằng chữ in hoa, cỡ

chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm; với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước; giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ viết tắt ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-) không cách chữ, ví dụ: Báo cáo số 3 của Ban Thường vụ được ghi là Số: 03/BC-BTV hoặc Thông báo số 15 của Ban Chấp hành được ghi là Số: 15/TB-BCH

4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản 4.1. Thể thức- Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính

(tên riêng của ban, đơn vị trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) nơi Hội LHPN tỉnh đóng trụ sở; đối với những đơn vị hành chính được đặt tên theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó. Ví dụ:

- Văn bản của Hội LHPN TP Đà Nẵng (có trụ sở tại thành phố Đà Nẵng): Đà Nẵng

- Văn bản của Hội LHPN phường Thanh Bình (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng): Thanh Bình

132

Page 133: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

4.2. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ban

hành; phải được viết đầy đủ; các số chỉ ngày, tháng, năm dùng chữ số Ả-rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước, cụ thể:

Phường Thanh Bình, ngày 05 tháng 6 năm 20134.3. Kỹ thuật trình bàyĐịa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng

một dòng với số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4 (Phụ lục II), bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy; địa danh và ngày, tháng, năm được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu.

5. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản 5.1. Thể thức- Tên loại văn bản là tên của từng thể loại văn bản do đơn vị ban hành.

Khi ban hành văn bản đều phải ghi tên loại, trừ công văn.- Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ

phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.5.2. Kỹ thuật trình bàyTên loại và trích yếu nội dung của các loại văn bản có ghi tên loại được

trình bày tại ô số 5a (Sơ đồ); tên loại văn bản (nghị quyết, quyết định, kế hoạch, báo cáo, tờ trình và các loại văn bản khác) được đặt canh giữa bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; trích yếu nội dung văn bản được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ, ví dụ:

QUYẾT ĐỊNHThành lập đoàn kiểm tra giám sát vốn ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội

Trích yếu nội dung công văn được trình bày tại ô số 5b (Sơ đồ), sau chữ “V/v” bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; được đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản, ví dụ:

Số: 12/BCHV/v kiểm tra giám sát năm 2012

6. Nội dung văn bản 6.1. Thể thứcNội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản.Nội dung văn

bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau- Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;

133

Page 134: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với quy định của pháp luật;

- Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;- Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông (không dùng từ ngữ địa phương

và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết). Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản;

- Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc ngôn ngữ tiếng Việt dễ hiểu. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó;

- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên đơn vị ban hành văn bản, trích yếu nội dung văn bản (đối với luật và pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của luật, pháp lệnh), ví dụ: “… được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư”; trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó;

- Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo Phụ lục VI - Quy định viết hoa trong văn bản hành chính.

Bố cục của văn bảnTùy theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban

hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định, cụ thể:

- Nghị quyết (cá biệt): theo điều, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm;- Quyết định (cá biệt): theo điều, khoản, điểm; các quy chế (quy định) ban

hành kèm theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm;- Các hình thức văn bản hành chính khác: theo phần, mục, khoản, điểm

hoặc theo khoản, điểm.- Đối với các hình thức văn bản được bố cục theo phần, chương, mục,

điều thì phần, chương, mục, điều phải có tiêu đề.6.2. Kỹ thuật trình bàyNội dung văn bản được trình bày tại ô số 6 (Sơ đồ).

134

Page 135: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Phần nội dung (bản văn) được trình bày bằng chữ in thường (được dàn đều hai lề), kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14 (phần lời văn trong một văn bản phải dùng cùng một cỡ chữ); khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải phải lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên; khoảng cách tối đa giữa các dòng là 1,5 dòng (1,5 lines).

Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu “chấm phẩy”, riêng căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu “phẩy”.

Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm thì trình bày như sau:

- Phần, chương: Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã. Tiêu đề (tên) của phần, chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

- Mục: Từ “Mục” và số thứ tự của mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của mục dùng chữ số Ả - rập. Tiêu đề của mục được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm.

- Điều: Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày bằng chữ in thường, cách lề trái 1 default tab, số thứ tự của điều dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu chấm; cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng, đậm.

- Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng; nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng.

- Điểm: Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự abc, sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng.

Trường hợp nội dung văn bản được phân chia thành các phần, mục, khoản, điểm thì trình bày như sau:

- Phần (nếu có): Từ “Phần” và số thứ tự của phần được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm; số thứ tự của phần dùng chữ số La Mã. Tiêu đề của phần được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

135

Page 136: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Mục: Số thứ tự các mục dùng chữ số La Mã, sau có dấu chấm và được trình bày cách lề trái 1 default tab; tiêu đề của mục được trình bày cùng một hàng với số thứ tự, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

- Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng; nếu khoản có tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng, đậm.

- Điểm trình bày như trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.

7. Chữ ký, thể thức đề ký7.1. Thể thứcViệc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau- Cơ quan lãnh đạo của Hội LHPN cơ sở làm việc theo chế độ tập thể nên

thể thức ký của Hội là ký thay mặt BCH hoặc thay mặt BTV, vì vậy phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên đơn vị

TM. BAN THƯỜNG VỤ TM. BAN CHẤP HÀNH

136

Page 137: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Chức vụ của người kýChức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký

văn bản trong cơ quan, ban, đơn vị; chỉ ghi chức vụ như Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc, Q. Giám đốc (Quyền Giám đốc) v.v…

Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn (không thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan được quy định tại quyết định thành lập; quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan) ban hành là chức danh lãnh đạo của người ký văn bản trong ban hoặc hội đồng. Đối với những ban, hội đồng không được phép sử dụng con dấu của đơn vị thì chỉ ghi chức danh của người ký văn bản trong ban hoặc hội đồng, không được ghi chức vụ trong đơn vị.

Chức vụ (Chức danh) của người ký văn bản do hội đồng hoặc ban chỉ đạo của Nhà nước ban hành mà lãnh đạo Hội LHPN TPĐN làm Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ghi như sau, ví dụ:

TM. HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH

(Chữ ký, dấu của BCH)CHỦ TỊCH HỘI LHPN TPĐN

Họ và tên

KT. TRƯỞNG BANPHÓ TRƯỞNG BAN(Chữ ký, dấu của BCH)

PHÓ CHỦ TỊCH HỘI LHPN TPĐNHọ và tên

137

Page 138: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Họ tên: bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản Đối với văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi học

hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác. 7.2. Kỹ thuật trình bàyQuyền hạn, chức vụ của người ký được trình bày tại ô số 7a; chức vụ khác

của người ký được trình bày tại ô số 7b; các chữ viết tắt quyền hạn như: “TM.”, “KT.”, “TL.”, “TUQ.” hoặc quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.

Họ tên của người ký văn bản được trình bày tại ô số 7b; bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa so với quyền hạn, chức vụ của người ký.

Chữ ký của người có thẩm quyền được trình bày tại ô số 7c.8. Dấu của cơ quan ban hành văn bản Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy

định, trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành

được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành và Hội LHPN Việt Nam.

Dấu của cơ quan ban hành văn bản được trình bày tại ô số 8 (Phụ lục II); dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản; dấu đóng lên các phụ lục kèm theo văn bản được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.

9. Nơi nhận9.1. Thể thứcNơi nhận xác định những đơn vị và cá nhân nhận văn bản và có trách

nhiệm như để xem xét, giải quyết; để thi hành; để kiểm tra, giám sát; để báo cáo; để trao đổi công việc; để biết và để lưu.

Nơi nhận phải được xác định cụ thể trong văn bản. Căn cứ quy định của pháp luật; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị và quan hệ công tác; căn cứ yêu cầu giải quyết công việc, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đề xuất những đơn vị và cá nhân nhận văn bản trình người ký văn bản quyết định.

Đối với văn bản chỉ gửi cho một số đối tượng cụ thể thì phải ghi tên từng đơn vị, cá nhân nhận văn bản; đối với văn bản được gửi cho một hoặc một số nhóm đối tượng nhất định thì nơi nhận được ghi chung, ví dụ:

- Các ban Hội LHPN TP Đà Nẵng

138

Page 139: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Các đơn vị trực thuộc- Các cấp Hội Phụ nữ.Đối với những văn bản có ghi tên loại, nơi nhận bao gồm từ “Nơi nhận”

và phần liệt kê các đơn vị, đơn vị và cá nhân nhận văn bản.Đối với công văn hành chính, nơi nhận bao gồm hai phần:- Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các đơn vị hoặc đơn

vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;- Phần thứ hai bao gồm từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp

theo là tên các đơn vị, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản.9.2. Kỹ thuật trình bàyNơi nhận được trình bày tại ô số 9a và 9b của Sơ đồ.Phần nơi nhận tại ô số 9a được trình bày như sau:- Từ “Kính gửi” và tên các đơn vị hoặc cá nhân nhận văn bản được trình

bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng;- Sau từ “Kính gửi” có dấu hai chấm; nếu công văn gửi cho một đơn vị hoặc

một cá nhân thì từ “Kính gửi” và tên đơn vị hoặc cá nhân được trình bày trên cùng một dòng; trường hợp công văn gửi cho hai đơn vị hoặc cá nhân trở lên thì xuống dòng; tên mỗi đơn vị, cá nhân hoặc mỗi nhóm đơn vị, cá nhân được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy, cuối dòng cuối cùng có dấu chấm; các gạch đầu dòng được trình bày thẳng hàng với nhau dưới dấu hai chấm.

Phần nơi nhận tại ô số 9b (áp dụng chung đối với công văn hành chính và các loại văn bản khác) được trình bày như sau:

- Từ “Nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng (ngang hàng với dòng chữ “quyền hạn, chức vụ của người ký” và sát lề trái), sau có dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm;

- Phần liệt kê các đơn vị, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi đơn vị, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm đơn vị, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩy; riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ “Lưu” sau có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (Văn thư đơn vị), dấu phẩy, chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu (chỉ trong trường hợp cần thiết), cuối cùng là dấu chấm.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

1. Soạn thảo nghị quyết1.1. Khái niệm

139

Page 140: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Nghị quyết là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật, dùng để ghi lại một cách chính xác những kết luận và quyết định của hội nghị tập thể các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị- xã hội… được thông qua theo trình tự thủ tục nhất định do pháp luật quy định.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định có những loại nghị quyết cơ bản sau: Nghị quyết của Quốc hội; Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Nghị quyết của Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp; Nghị quyết của các tổ chức chính trị- xã hội…

Hội liên hiệp phụ nữ các cấp thường soạn thảo các Nghị quyết: Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành, Nghị quyết các cuộc họp, hội nghị quan trọng khác…

1.2. Cách viết nghị quyếtQui trình soạn thảo và ban hành Nghị quyết gồm: chuẩn bị, soạn thảo,

thông qua, trình lãnh đạo kí, ban hành, thực hiện.- Chuẩn bị tài liệu: tập hợp dự thảo báo cáo, biên bản ghi chép quá trình

hội nghị, những ý kiến phát biểu trong hội nghị, đặc biệt là những ý kiến đã được kết luận, được quyết định và thống nhất thông qua.

- Đảm bảo đúng những quy định của thể thức văn bản quản lý nhà nước.- Cách trình bày Nghị quyết (bố cục gồm 2 phần)+ Phần mở đầu: nêu những căn cứ ban hành Nghị quyếtCần làm cho người đọc, người thực hiện nhận thức được vì sao phải ban

hành Nghị quyết: nhằm thực hiện chủ trương, văn bản, chính sách nào đó của cấp trên… cần tiếp tục thực hiện tốt hơn chủ trương, chính sách, văn bản đã được chỉ đạo thực hiện.

Đối với Nghị quyết về việc thực hiện một chủ trương, một chính sách, một văn bản mới cần nói rõ mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc thực hiện.

Đối với Nghị quyết cần tiếp tục thực hiện tốt hơn chủ trương, chính sách, văn bản đã được chỉ đạo thực hiện, cần đánh giá khái quát tình hình, nêu tồn tại, xác định những vấn đề tiếp tục thực hiện (viết khái quát, ngắn gọn).

+ Phần nội dung: Cần làm cho người đọc, người thực hiện hiểu được những vấn đề cần giải quyết, nhiệm vụ cụ thể, biện pháp thực hiện, trách nhiệm của từng cấp, cơ quan, đơn vị, bộ phận… trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Có hai cách trình bày:- Cách 1: nếu vấn đề cần giải quyết lớn, phức tạp, chứa đựng nhiều nội

dung, liên quan đến nhiều đối tượng thực hiện thì có thể viết thành phần, mục, nêu rõ nguyên tắc chung, sau đó nêu chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện về từng mặt cụ thể. Mỗi mục có tiêu đề riêng.

140

Page 141: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Cách 2: nếu vấn đề đơn giản, nội dung rõ ràng, đối tượng thực hiện hẹp hơn thì phần nội dung Nghị quyết nên trình bày theo từng điều, thứ tự các điều 1, 2, 3… thể hiện những vấn đề đã được kết luận tại hội nghị.

Sau khi soạn thảo xong, Nghị quyết phải được thông qua trước hội nghị, lãnh đạo ký xong mới được ban hành.

2. Soạn thảo quyết định2.1. Khái niệmQuyết định là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật, được nhiều cơ

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành để quyết định các chủ trương, biện pháp, chế độ thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định có những loại quyết định cơ bản sau: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định của UBND và chủ tịch UBND các cấp; các quyết định cá biệt của các cơ quan, tổ chức để giải quyết các vấn đề cụ thể với những đối tượng cụ thể: Quyết định lên lương; khen thưởng, kỷ luật; bổ nhiệm cán bộ; điều động công tác…

2.2. Cách viết quyết định - Đảm bảo đúng những quy định của thể thức văn bản.- Bố cục gồm hai phầnPhần thứ nhất: Những căn cứ để ban hành quyết định.+ Căn cứ pháp lý: viện dẫn các văn bản pháp luật quy định những vấn đề

liên quan trực tiếp đến nội dung quyết định.Khi viện dẫn văn bản cần nêu đầy đủ các yếu tố theo thứ tự sau: tên loại

văn bản; thẩm quyền ban hành; số và ký hiệu; ngày tháng năm ban hành văn bản và trích yếu nội dung. Khi viện dẫn luật, pháp lệnh lấy ngày tháng năm là ngày Quốc hội hay Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua.

+ Căn cứ thực tiễn: để ban hành một quyết định phải dựa trên cơ sở thực tiễn, do cơ quan, thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền đề nghị, trình ban hành quyết định. Phần này cần nêu cụ thể đề nghị của ai, tại văn bản nào hay dựa trên cơ sở thực tiễn nào.

Thông thường phần căn cứ thực tiễn được bắt đầu bằng cụm từ mang tính khuôn mẫu như: “Xét đề nghị của…” “Xét yêu cầu công tác và năng lực cán bộ…” “ Xét tờ trình của…” “Căn cứ biên bản cuộc họp…”

Sau mỗi căn cứ có dấu chấm phẩy (;) và xuống dòng. Căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu phẩy (,).

Phần thứ hai: Nội dung quyết định.Viết theo văn điều khoản. Các điều được trình bày cô đọng, không dùng

các câu, từ chuyển tiếp, được sắp xếp theo trình tự logic nhất định.

141

Page 142: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Điều 1: Quy định nội dung điều chỉnh chính của quyết định (quyết định điều gì, với ai; quyết định vấn đề gì?...)

Điều 2: Quy định cụ thể các các vấn đề trực tiếp liên quan đến nội dung điều chỉnh của quyết định (quyền lợi, nghĩa vụ của cá nhân hoặc bộ máy tổ chức như thế nào...)

Điều 3: Trách nhiệm thực hiện (những người có trách nhiệm thi hành).Điều 4: Thời gian hiệu lực của quyết định Quy định về hiệu lực văn bản: quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký hay

muộn hơn.Quy định về xử lý văn bản: bãi bỏ văn bản trước đó có nội dung mâu

thuẫn với quyết định này (nếu có).Quy định về đối tượng thi hành: nêu đầy đủ cơ quan, tổ chức, cá nhân có

liên quan chịu trách nhiệm thi hành. 3. Soạn thảo công văn 3.1. Khái niệmCông văn là loại văn bản hành chính không có tên loại, được dùng phổ

biến và thường xuyên trong các cơ quan, tổ chức để trao đổi thông tin, giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức với nhau và với công dân nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.

Công văn có thể là văn bản nội bộ; văn bản đến hoặc đi, với các nội dung chủ yếu sau:

Thông báo một hoặc một vài vấn đề trong hoạt động công vụ được tạo nên do một văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành; hướng dẫn thực hiện văn bản của cấp trên; thông báo một số hoạt động dự kiến xảy ra; xin ý kiến về vấn đề nào đó trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; trình bày kế hoạch mới, đề nghị mới lên cấp trên; xác định vấn đề có liên quan đến hoạt động của cơ quan; thăm hỏi, cảm ơn, phúc đáp…

Căn cứ vào nội dung và mục đích công văn được chia thành các loại: công văn hướng dẫn, giải thích, đôn đốc, nhắc nhở, phúc đáp, đề nghị, yêu cầu, chất vấn, kiến nghị, công văn giao dịch, trao đổi ý kiến, công văn cảm ơn, trao đổi, chối từ….

Với nội dung đa dạng như vậy, cần lưu ý không nhầm lẫn công văn mang tính thông báo với thông báo, công văn đề nghị với đề án hoặc tờ trình…

3.2. Cách viết công văn- Mỗi công văn chỉ chứa đựng một chủ đề, rõ ràng, nhất quán, tạo điều

kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu giải quyết.- Viết ngắn gọn, khúc chiết, ngôn ngữ chính xác, lịch sự, nghiêm túc, có

sức thuyết phục cao, phù hợp với từng thể loại công văn.

142

Page 143: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Đúng thể thức văn bản. - Nội dung: gồm ba phần+ Đặt vấn đề: nêu lý do, cơ sở, thực trạng tình hình dẫn đến yêu cầu ban hành

công văn. Ví dụ: Công văn trả lời có thể mở đầu “UBND xã/phường A đã nhận

được công văn số… ngày… của… Về vấn đề cơ quan yêu cầu, UBND xã/phường A xin có ý kiến như sau…”; công văn đề nghị, yêu cầu có thể mở đầu “Nhằm tạo điều kiện ... hiện nay… do tình hình... để giải quyết vấn đề nêu trên… dự kiến và đề nghị…”…

+ Giải quyết vấn đề: trình bày yêu cầu giải quyết. Nội dung cụ thể, rõ ràng, đúng với nội dung trọng tâm vấn đề đặt ra. Khi viết cần lựa chọn phong cách, hành văn phù hợp.

Ví dụ: Công văn trả lời cần viết dứt khoát, dễ hiểu; công văn giải thích cần khách quan, cụ thể; công văn từ chối cần lịch sự; công văn đề nghị cần chặt chẽ, lập luận xác đáng; công văn tiếp thu phê bình cần mềm mỏng, cầu thị…

+ Kết luận vấn đề; viết ngắn gọn, khẳng định thêm những nội dung đã nêu, hoặc làm sáng tỏ thêm, yêu cầu thực hiện, nhấn mạnh trách nhiệm giải quyết văn bản khi cần thiết.

Ví dụ: Công văn đề nghị có thể kết thúc bằng cách “Đề nghị… sớm có ý kiến chỉ đạo để kịp thời giải quyết những khó khăn nói trên” hoặc “chúng tôi rất mong sớm nhận được văn bản của Quý cơ quan đóng góp ý kiến cho…”. Công văn hướng dẫn có thể kết thúc bằng cách “UBND xã/phường yêu cầu… nghiên cứu kỹ để thực hiện các nội dung đã nêu trên đây”...

4. Soạn thảo tờ trình 4.1. Khái niệmTờ trình là văn bản đề xuất với cấp trên một vấn đề, xin cấp trên phê

duyệt. Đó có thể là một chủ trương, một phương án công tác, một chính sách, một chế độ, một tiêu chuẩn, một định mức hoặc một đề nghị bổ sung, bãi bỏ một văn bản, quy định không còn phù hợp, hoặc những vấn đề thông thường trong quản lý ở các cơ quan.

Trong quản lý, không phải chỉ có thể loại văn bản tờ trình mới được dùng để đề nghị.Công văn đề nghị cũng được sử dụng vào mục đích này, nhưng đây là hai loại văn bản có sự khác nhau nhất định. Chính vì vậy mà người soạn thảo văn bản cần nhận thức rõ sự khác biệt này để lựa chọn loại văn bản chính xác và xây dựng kết cấu nội dung phù hợp.

4.2. Yêu cầu khi viết tờ trìnhYêu cầu quan trọng nhất của tờ trình là phải đảm bảo tính thuyết phục. Để

đạt tính thuyết phục cao, tờ trình cần thể hiện được một số yêu cầu cơ bản sau:- Phân tích đầy đủ và khách quan tất cả các vấn đề thực tế đang diễn ra, là

cơ sở cho việc đề nghị.143

Page 144: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Nêu được thuận lợi trong việc thực hiện đề nghị mới, nếu được thực hiện.- Phân tích rõ những khó khăn có thể gặp phải, những phản ứng có thể

xảy ra cũng như biện pháp khắc phục chúng, khi đề nghị thực hiện.Những yêu cầu cơ bản đó cần được thể hiện ở mọi phương diện của văn

bản: ngôn ngữ diễn đạt, luận chứng, luận cứ, bố cục.4.3. Cách viết tờ trìnhMở đầu: nêu rõ lý do đưa ra trình duyệt, phân tích những căn cứ thực tế

làm nổi bật các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần đề nghị.Nội dung đề xuất: Nêu tóm tắt nội dung đề nghị mới, các phương án khả thi

một cách cụ thể, rõ ràng, với các luận cứ kèm theo tài liệu có thông tin trung thực, độ tin cậy cao.

Phân tích những phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới nếu được áp dụng; những khó khăn, thuận lợi khi triển khai thực hiện; những biện pháp cần khắc phục phải được trình bày khách quan, tránh những nhận xét chủ quan, thiên vị.

Nêu ý nghĩa, tác dụng của đề nghị mới đối với sản xuất, đời sống xã hội, công tác quản lý, lãnh đạo.

Kết thúc: Nêu những kiến nghị, đề nghị cấp trên xem xét, chấp thuận đề xuất mới đã nêu để sớm được triển khai thực hiện. Có thể nêu một vài phương án để cấp trên phê duyệt, nhằm khi cần thiết có thể chuyển đổi phương án. Kiến nghị phải xác đáng.

5. Soạn thảo thông báo5.1. Khái niệmThông báo là loại văn bản hành chính thông thường dùng để thông tin về

hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội; thông tin nhanh về những quyết định của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội cho các đối tượng của mình biết để thi hành và những thông tin khác mà người có liên quan cần biết.

5.2. Cách soạn thảo thông báoPhần mở đầu: không trình bày lý do, mà giới thiệu trực tiếp nội dung

những vấn đề cần thông báo.Nội dung thông báo: trình bày những thông tin chính cần truyền đạt.Nếu thông báo dài, có nhiều vấn đề, cần được chia thành các mục, các

phần có tiêu đề để người đọc dễ nắm bắt vấn đề và thực hiện đầy đủ.Phần kết thúc: nhắc lại nội dung chính, ý chính, trọng tâm cần nhấn

mạnh, lưu ý người đọc.Trong cơ quan, tổ chức có rất nhiều vấn đề cần thông báo. Đối với mỗi

loại vấn đề có kết cấu nội dung tương ứng.

144

Page 145: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Kết cấu nội dung cơ bản của một số loại Thông báo thường gặp.- Thông báo truyền đạt chủ trương, chính sách, một quyết định, một chỉ thị+ Nhắc lại tên văn bản cần truyền đạt. + Tóm tắt nội dung cơ bản của văn bản, chủ trương, chính sách.+ Yêu cầu quán triệt, triển khai thực hiện.- Thông báo về kết quả của các hội nghị, các cuộc họp+ Nêu ngày, giờ họp; thành phần tham dự, người chủ trì.+ Tóm tắt nội dung của cuộc họp, hội nghị.+ Tóm tắt các quyết định của hội nghị, cuộc họp.+ Nêu các quyết nghị của hội nghị, cuộc họp (nếu có). - Thông báo về nhiệm vụ được giao+ Ghi rõ, ngắn gọn, đầy đủ về các nhiệm vụ được giao.+ Nêu những yêu cầu khi thực hiện nhiệm vụ.+ Nêu các biện pháp cần được áp dụng để triển khai thực hiện.- Thông báo về một hoạt động quản lý+ Ghi rõ nội dung hoạt động.+ Lý do phải tiến hành các hoạt động.+ Thời gian tiến hành (bắt đầu, kết thúc).+ Các thông tin cần thiết khác để đảm bảo cho hoạt động đó có thể triển

khai thực hiện được. 6. Soạn thảo báo cáo6.1. Khái niệmBáo cáo là văn bản trình bày những kết quả đã đạt được trong hoạt động

của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giúp cho việc đánh giá tình hình thực tế quản lý, lãnh đạo, là căn cứ để cấp trên ra quyết định quản lý phù hợp.

Thực chất, báo cáo là văn bản thuật lại một việc, một vấn đề hoặc về một nguời nào đó cho một đối tượng biết. Chính vì vậy, báo cáo phải có nội dung trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời.

Có nhiều loại báo cáo khác nhau: báo cáo thường kỳ; báo cáo đột xuất; báo cáo sơ kết; báo cáo tổng kết; báo cáo chuyên đề…

6.2. Cách viết báo cáo- Việc viết báo cáo phải đảm bảo những yêu cầu của thể thức văn bản.- Nội dung báo cáo gồm 3 phần:

145

Page 146: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Phần mở đầu: nêu những điểm chính về chủ trương công tác, về nhiệm vụ được giao, nêu hoàn cảnh thực hiện (những khó khăn, thuận lợi có ảnh hưởng, chi phối kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao).

Phần nội dung: kiểm điểm những việc đã làm, những việc đã hoàn thành, những việc chưa hoàn thành, những ưu khuyết điểm của quá trình thực hiện; đánh giá kết quả, chỉ ra những nguyên nhân thành công, thất bại.

Phần kết luận: nêu mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp thực hiện, kiến nghị, đề nghị sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp trên.

6.3. Một số lưu ý khi viết báo cáo- Khi kiểm điểm lại những việc đã làm, nhất thiết phải đánh giá kết quả,

chỉ ra nguyên nhân thành công hay thất bại. Đây chính là cơ sở để rút ra bài học cho việc thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.

- Các thông tin trong báo cáo phải trung thực, chính xác. Khi đánh giá phải khách quan và cần có thông tin cụ thể, trọng điểm. Có thể dùng sơ đồ, biểu mẫu để chứng minh, nhằm làm tăng tính thuyết phục của thông tin.

- Hành văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không cầu kỳ, khoa trương hoặc quá chi tiết rườm rà.

- Tránh đưa ra những luận giải mang tính sáng tạo, mà chỉ được trình bày những đánh giá, nhận định dựa trên kết quả đã khảo sát, mô tả.

- Trong trường hợp người soạn thảo báo cáo phải căn cứ vào mẫu theo quy định của cấp trên (cấp nhận báo cáo) theo yêu cầu cột, mục, thống kê thì người soạn thảo không được tuỳ tiện cắt bỏ các yêu cầu, thay đổi cột mục đã được quy định dù bất cứ lý do gì.

- Trong trường hợp không có mẫu quy định, căn cứ vào các yêu cầu, mục đích và đối chiếu kết quả công tác, người làm báo cáo phải tự xác định các yêu cầu, nội dung và mục đích báo cáo.

7. Ghi biên bản7.1. Khái niệmBiên bản là văn bản hành chính dùng để ghi chép lại những sự việc đã xảy

ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức do những người chứng kiến ghi lại.Biên bản có nhiều thể loại khác nhau: biên bản hội nghị, cuộc họp; biên

bản sự việc xảy ra; biên bản xử lý; biên bản bàn giao, nghiệm thu…7.2. Cách viết/ghi biên bản- Đặt vấn đề: ghi rõ thời gian lập biên bản, địa điểm, thành phần tham gia.- Nội dung biên bản: ghi diễn biến sự việc. Nội dung biên bản phải dược

ghi chép chính xác, cụ thể, trung thực các số liệu, sự kiện, không suy đoán chủ quan mà đi vào trọng tâm, trọng điểm, không diễn giải lan man. Biên bản cần ghi chi tiết và đầy đủ, đặc biệt là đối với các cuộc bàn giao, kiểm tra, các cuộc họp quan trọng. Cũng có thể viết theo cách tổng hợp, hoặc có thể ghi theo cách

146

Page 147: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

điền vào các cột mục theo quy định mẫu có sẵn (biên bản xử lý vi phạm, biên bản hoà giải…). Việc ghi biên bản phải đảm bảo các yêu cầu về tính trung thực; khách quan; chính xác; đầy đủ.

- Kết thúc biên bản: ghi thời gian kết thúc.7.3. Kết cấu một số loại biên bản cụ thểTuỳ theo mỗi loại biên bản mà có cách thức triển khai nội dung khác

nhau.Biên bản về một vụ việc xảy ra- Ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản.- Thành phần tham dự.- Diễn biến vụ việc xảy ra.- Kết luận bước đầu về nguyên nhân xảy ra vụ việc.+ Sự việc xảy ra đúng, sai như thế nào.+ Ai là người chịu trách nhiệm chính.Tùy theo tình hình hoàn cảnh, biên bản có thể thêm, bớt phần này hoặc

phần khác.Biên bản bàn giao công việc+ Viện dẫn tên văn bản của thủ trưởng cơ quan hay cấp trên với tư cách là

căn cứ cho việc bàn giao công việc.+ Ngày, tháng, năm tiến hành bàn giao, ai giao cho ai, nội dung bàn giao

chính (bao gồm: về mặt tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất về công việc đang triển khai, về hồ sơ, tài liệu lưu trữ…).

+ Những công việc khác có liên quan cũng được đề cập trong việc bàn giao.

+ Biên bản lập thành mấy bản gửi cho các bên có liên quan. Bên ký nhận và trình lên cấp trên xác nhận việc bàn giao.

Biên bản hội nghị, cuộc họp: Biên bản hội nghị, cuộc họp là văn bản hành chính ghi chép lại, phản ánh lại những ý kiến thảo luận của hội nghị, những kết luận, quyết định của hội nghị.

Kết cấu biên bản hội nghị:Phần mở đầu:+ Thời gian, địa điểm.+ Lý do, mục đích tiến hành hội nghị.+ Thành phần tham dự, chương trình nghị sự, chủ toạ, thư ký…Phần nội dung: + Khai mạc: ghi rõ hội nghị do ai khai mạc.

147

Page 148: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

+ Phần báo cáo: ghi tên, chức vụ người trình bày báo cáo; ghi tóm tắt nội dung báo cáo (nếu không có báo cáo viết thành văn). Nếu có báo cáo viết thành văn chỉ cần ghi “Xem báo cáo kèm theo”

+ Phần thảo luận: ghi những vấn đề mà người chủ trì hội nghị nêu ra thảo luận; đề tài tham luận; ghi các ý kiến phát biểu tại hội nghị.

Có thể có rất nhiều cách ghi nhưng tuỳ theo tính chất và mục đích của hội nghị mà chọn hình thức ghi thích hợp: ghi chi tiết; tổng hợp hay vừa chi tiết vừa tổng hợp. Việc ghi theo hình thức nào người thư ký phải xin ý kiến của chủ toạ điều khiển hội nghị.

+ Phần quyết nghị: đây là phần quan trọng cần ghi thật đầy đủ và chính xác tất cả ý kiến của đại biểu xoay quanh vấn đề đưa ra quyết nghị, ghi số phiếu tán thành, không tán thành, phiếu trắng.

Phần kết luận:+ Ghi tóm tắt báo cáo tổng kết hội nghị (nếu có).+ Ý kiến phát biểu của đại biểu cấp trên, của khách tới dự; tóm tắt ý kiến

phê bình, đóng góp của đại biểu về tổ chức hội nghị.+ Ghi ngày, giờ kết thúc hội nghị + Đọc lại biên bản cho chủ toạ nghe. Trong những trường hợp cần thiết, theo đề nghị của các đại biểu, của

người dự hội nghị (hoặc có những vấn đề phức tạp) thư ký phải đọc lại từng phần hoặc toàn bộ biên bản để hội nghị thông qua.

+ Chủ toạ, thư ký ký vào biên bản./.

148

Page 149: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

CHUYÊN ĐỀGiới, Bình đẳng giới, Bình đẳng giới trong gia đình

Biên soạn: Trần Thị Thu HuyềnUVBTV - Trưởng ban Chính sách - Luật pháp

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỚI1. Giới và giới tínhGiới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữGiới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan

hệ xã hội. Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là không thể thay đổi

được. Những đặc điểm có thể hoán đổi cho nhau giữa nam và nữ được coi là thuộc về khía cạnh Giới. Ví dụ: Phụ nữ cũng có thể mạnh mẽ và quyết đoán. Phụ nữ có thể trở thành lãnh đạo, phi công, thợ máy/kỹ sư… Ngược lại nam giới có thể dịu dàng và kiên nhẫn, có thể làm đầu bếp, nhân viên đánh máy, thư ký… Những đặc điểm có thể hoán đổi đó là những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang tính chất xã hội. Đó là sự khác biệt về Giới và nó thay đổi theo thời gian, không gian…

Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều có chức năng/cơ quan sinh sản giống nhau), không thể thay đổi được (giữa nam và nữ), do các yếu tố sinh học quyết định. Chúng ta sinh ra là đàn ông hay đàn bà: chúng ta không thể lựa chọn và không thể thay đổi được điều đó.

Giới phản ảnh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội. Những sự khác biệt này là do quá trình học mà thành, đa dạng, và có thể thay đổi. Chúng thay đổi theo thời gian, từ nước này sang nước khác, từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội, do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định. (Địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa vị xã hội của người phụ nữ Việt Nam khác với địa vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo, địa vị của phụ nữ nông thôn khác với địa vị của phụ nữ vùng thành thị).

Quá trình thay đổi các đặc điểm Giới thường cần nhiều thời gian bởi vì nó đòi hỏi một sự thay đổi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thói quen và cách cư xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội. Sự thay đổi về mặt xã hội này thường diễn ra chậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đổi của con người.

2. Các vai trò giớiTrong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của đời

sống xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc

149

Page 150: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

là khác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã hội quy định. Những công việc mà họ đảm nhận được gọi là vai trò giới.

Vai trò giới: là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể nào đó.

Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội. Phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò giới như sau:- Vai trò sản xuất- Vai trò tái sản xuất- Vai trò cộng đồng+ Vai trò sản xuất là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch

vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được trả công. Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau. Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này.

+ Vai trò tái sản xuất là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ...giúp tái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các công việc chăm sóc gia đình,nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khoẻ gia đình… Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “công việc thực sự”, được làm miễn phí, không được các nhà kinh tế đưa vào các con tính. Xã hội không coi trọng và đánh giá cao vai trò này. Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các công việc tái sản xuất.

+ Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ: ví dụ như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu cơm hoặc bố trí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở; huy động cộng đồng đòng góp lương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn… Công việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hoá tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó đòi hỏi sự tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay được. Có lúc nó lại được trả công và có thể nhìn thấy được (ví dụ: là thành viên phân phối hàng cứu trợ sau bão).

Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, phụ nữ hầu như đều phải đảm nhiệm vai trò tái sản xuất đồng thời cũng phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động sản xuất. Gánh nặng công việc gia đình của phụ nữ cản trở họ tham gia một cách tích cực và thường xuyên vào các hoạt động cộng đồng. Kết quả là, đàn ông có nhiều thời gian và cơ hội hơn để đảm nhận vai trò cộng đồng và rất ít khi tham gia vào các hoạt động tái sản xuất.

150

Page 151: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Sự hiểu biết sâu sắc về vai trò giới giúp chúng ta thiết kế các hoạt động phù hợp cho cả nam và nữ, từ đó thu hút được sự tham gia một cách hiệu quả của họ và đồng thời góp phần làm giảm sự bất bình đẳng trên cơ sở giới trong việc phân chia lao động xã hội

Thực tế cho thấy sự phân công lao động trong một xã hội nhất định thường có xu hướng dựa vào đặc điểm giới tính. Theo đó, công việc đảm nhiệm có tác động tới vị thế của mỗi người, cơ hội và chất lượng sống của họ. Khi xem xét vai trò giới chính là xem xét phụ nữ và nam giới trong 3 vai trò: vai trò sản xuất, tái sản xuất, cộng đồng.

3. Định kiến giớiĐịnh kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc

điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam

giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới.

Các định kiến giới thường theo xu hướng nhìn nhận ít tích cực, không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng cá nhân dẫn đến việclàm sai lệch và hạn chế những điều mà một cá nhân nam, nữ có thể làm, cần làm hoặc nên làm. Ví dụ: Quan niệm cho rằng người phụ nữ không thể tham gia vào các hoạt động quản lý giảm nhẹ thiên tai, chỉ nên coi họ là một trong những đối tượng cần quan tâm đặc biệt trong thiên tai.

4.Bình đẳng giớiBình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều

kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Các yếu tố cấu thành bình đẳng giới- Quan tâm đến sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ cũng như những

bất hợp lý về giới có thể tồn tại trên thực tế. Chú trọng đến tác động của phong tục, tập quán như là những nguyên

nhân sâu xa và cơ bản của tình trạng phân biệt đối xử.- Các chính sách, pháp luật không chỉ quan tâm đến những quy định

chung mà còn quan tâm đặc biệt đến các quy định thể hiện được hai khía cạnh: phân biệt hợp lý yếu tố ưu tiên, bình đẳng hoặc vừa ưu tiên, vừa bình đẳng cho một nhóm cụ thể hoặc là nam hoặc là nữ để đạt được bình đẳng giới trên thực tế.

5.Bất bình đẳng giới Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện

và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước.

151

Page 152: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các dạng tồn tại bất bình đẳng giới: Gánh nặng công việc, sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến rập khuôn và bạo lực trên cơ sở giới tính.

II. BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNHGia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi

trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Chính vì vậy, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, trong đó có tất cả chúng ta.

Gia đình Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với một loạt thử thách lớn khi chuyển từ mô hình gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại. Để tồn tại và phát triển, mỗi gia đình phải tìm cách thích ứng với những điều kiện mới, từng thành viên trong gia đình phải tự điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình. Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với những trào lưu tiến bộ về khoa học công nghệ có phần không tương xứng với sự phát triển văn hóa, xã hội đã làm đổ vỡ, mờ nhạt một số hệ thống giá trị tinh thần, đạo đức ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam; không ít những gia đình Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, bế tắc, thậm chí tan vỡ đã kéo theo sự suy thoái về các định hướng giá trị, ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển của thế hệ trẻ, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình còn gặp không ít những khó khăn, khúc mắc và những vấn đề nan giải.

1. Định nghĩa về Gia đình Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ

huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (2000).

Hoặc nói cách khác, “Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ”.

Từ khái niệm này, chúng ta tìm hiểu đặc trưng cơ bản của gia đình để xem xét các mối quan hệ của gia đình ở góc độ là một nhóm XH, nhóm tâm lý - tình cảm đặc thù, với các mối quan hệ bên trong, với sự tác động qua lại trong nội bộ của các thành viên để thỏa mãn những nhu cầu của mỗi người, đặc biệt là mối quan hệ giữa vợ và chồng.

2. Đặc trưng của Gia đình Theo nhà tâm lý học Ngô Công Hoàn, gia đình có 6 đặc trưng cơ bảnLà một nhóm xã hội phải có từ 2 người trở lên

152

Page 153: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

- Trong gia đình phải có giới tính (nam, nữ)- Quan hệ trong gia đình phải là quan hệ ruột thịt huyết thống nghĩa là có

quan hệ tái sản xuất con người.- Các thành viên trong gia đình phải gắn bó với nhau về đặc điểm tâm

sinh lý.- Gia đình phải có ngân sách chung.- Gia đình phải sống chung một nhàTóm lại, gia đình có quy luật phát triển mang tính chất và đặc thù riêng

với tư cách là một thể thống nhất, một tế bào hoàn chỉnh và là một đơn vị cơ sở của một xã hội cụ thể. Gia đình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định vào thắng lợi của công cuộc đổi mới về kinh tế, xã hội của đất nước.

3. Các giai đoạn phát triển của gia đìnhMột số tác giả nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam đã chia ra thành 5 giai

đoạn phát triển của gia đình Việt Nam như sau:- Gia đình truyền thống (trước thời kỳ Pháp sang xâm lược)- Gia đình thời Pháp thuộc- Gia đình Việt Nam trong CMDTDC chống Pháp và chống Mỹ- Gia đình Việt Nam thời kỳ tiến hành cải tạo XHCN- Gia đình Việt Nam hiện nay, trong thời kỳ đổi mớiTheo cách phân chia này, các tác giả đã căn cứ vào đặc điểm xã hội, ảnh

hưởng đến đặc điểm gia đình trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.4. Các mô hình gia đình Việt Nam hiện nay- Gia đình 2 thế hệ: Còn gọi là gia đình kiểu hạt nhân. Loại gia đình còn

gọi là gia đình 2 thế hệ gồm có cha mẹ, con cái.- Gia đình nhiều thế hệ: Có 3 thế hệ trở lên cùng chung sống.- Căn cứ vào số con trong gia đình: có thể phân chia gia đình có quy mô

nhỏ có từ 1 đến 2 con; gia đình có quy mô lớn có từ ba, bốn con trở lên.- Căn cứ vào sự thiếu đủ cha hoặc mẹ :+ Gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ+ Gia đình không đầy đủ chỉ còn cha hoặc mẹ (do góa bụa hoặc ly hôn).Có thể thấy gia đình Việt Nam hiện nay đã và đang biến đổi dưới tác động

của những chuyển biến xã hội. Tuy nhiên, sự biến đổi này không hẳn sẽ tách rời những đặc trưng truyền thống của gia đình Việt Nam mà vẫn tiếp tục kế thừa trên cơ sở thích nghi với những điều kiện hoàn cảnh mới.

5. Vai trò của gia đình và trách nhiệm của chúng ta đối với gia đình

153

Page 154: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Các thành viên gia đình mà quan trọng nhất là các bạn trẻ chúng ta phải thực sự chung sức chung lòng đóng góp sức lực dù chỉ là bé nhỏ đối với sự phát triển của gia đình, muốn cho gia đình "ấm no" trước hết, chúng ta phải góp phần cùng gia đình làm tốt chức năng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Muốn gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững thì các thành viên được học tập, được giáo dục tất cả về học vấn về chuyên môn, văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, của quê hương đất nước. Như vậy, xây dựng gia đình theo chuẩn mực "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" không chỉ tạo sự tiến bộ toàn diện cho mọi gia đình, mọi người mà cái cốt lõi đó chính là việc tạo nên điểm tựa vững chắc cho mỗi tế bào xã hội. Khi chúng ta lớn lên trong môi trường lành mạnh và phát triển của gia đình, chúng sẽ trở thành những chủ nhân tương lai đáp ứng với yêu cầu của thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Gia đình vẫn được coi là một trong những giá trị tinh thần vô cùng quý giá của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy. Đặc biệt ở Việt Nam vấn đề gia đình đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm, đã chọn ngày 28/6 là ngày gia đình Việt Nam và hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình Việt Nam "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững".

6. Bình đẳng giới trong gia đình Bình đẳng giới trong gia đình là các thành viên trong gia đình có sự bình

đẳng với nhau. Cụ thể là mọi công việc trong gia đình đều được các thanh viên, trước hết là vợ và chồng cùng nhau chia xẻ và cùng nhau hưởng thụ thành quả từ những công việc đó mang lại. Vợ và chồng cần phải bình đẳng bàn bạc, quyết định và thực hiện mọi công việc. Đặc biệt việc nội trợ là hết sức vất vả, tiêu hao nhiều thời gian và sức lực, đo đó không chỉ người phụ nữ làm mà đòi hỏi phải có sự tham gia, chia sẻ của chồng và của các thành viên khác. 

Trong lĩnh vực dân số - sức khỏe sinh sản, vợ chồng phải cùng chia sẻ mọi vấn đề ; không nên hướng đối tượng vận động kế hoạch hóa gia đình chỉ vào phụ nữ, hoặc chủ yếu vào phụ nữ mà làm sao nhãng trách nhiệm của nam giới. Vợ và chồng phải có bổn phận như nhau trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai, quyết đinh sinh con, số con và khoảng cách sinh, trong đó cần hết sức quan tâm chăm sóc phụ nữ khi mang thai và nuôi con nhỏ. Trong gia đình, tuyệt đối không phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Con trai và con gái đều có quyền và trách nhiệm như nhau đối với gia đình và xã hội. Con gái cũng phải bình đẳng như con trai trong việc học tập, lao động và hưởng thụ. Ngay từ nhỏ, cha mẹ phải chú trọng giáo dục cho con cái mình hiểu rõ điều này. 

Vấn đề cần kiên quyết đấu tranh loại bỏ là hành vi bạo lực trong gia đình. Bạo lực trong gia đình bao gồm mặt: Bạo lực về thân thể, bạo lực về tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực về tình dục. Bạo lực về thân thể như đánh, trói, đấm đá, hành hạ. Bạo lực về tình thần như chửi mắng, xỉ vả, cấm đoán quan hệ bình thường, không cho tham gia các hoạt động xã hội. Bạo lực về tình dục như cưỡng ép giao hợp, đòi hỏi quan hệ khi vợ không muốn, buộc vợ đẻ thêm con, ngăn cản vợ thực hiện các biện pháp tránh thai...

154

Page 155: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Tom lại, bình đẳng giới là mọi thành viên trong gia đình, trước mắt là vợ và chồng đều có vai trò, trách nhiệm và quyền lợi ngang bằng nhau trong lao động, học tập, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe sinh sản, hưởng thụ văn hóa và tham gia các hoạt động xã hội.

7. Một số nguyên nhân dẫn đến bạo lực và bất bình đẳng giới trong gia đình

Bạo lực gia đình chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng. Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình…được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng nguy cơ của bạo lực gia đình. Điều đáng tiếc là một bộ phận không nhỏ phụ nữ và nam giới không cảm nhận được sự bất bình đẳng này cũng như sự cần thiết phải thay đổi nó. Vì vậy, để giải quyết được triệt để vấn đề bạo lực gia đình, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam giới, phụ nữ và của cả cộng đồng.

Xóa bỏ “khoảng cách giới” là một vấn đề cấp bách như nhu cầu về cơm ăn, áo mặc. Thực tế đã chứng minh rằng: “thực hiện sự bình đẳng về giới không chỉ đem lại lợi ích riêng cho nữ giới mà vì lợi ích chung của cả hai giới, vì sự phát triển tiến bộ chung của cả giới nam và giới nữ và vì sự tiến bộ của thế hệ mai sau”.

Các hành vi bạo lực gia đình có nhiều nguyên nhân, nhưng có 2 nguyên nhân chính: từ phía cá nhân và từ phía xã hội. Phần lớn các hành vi bạo lực thường diễn ra trong những gia đình có chồng (vợ) nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm,…

Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu (60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.

Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích thích như rươu, ma túy… nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc. Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực đấy chỉ thực hiện với vợ, con mà không phải với những người khác.

Bạo lực gia đình thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn: Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho nghèo đói vì nhiều gia đình khá giả vẫn có bạo lực và nhiều gia đình kinh tế khó khăn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp.

155

Page 156: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

Do đó, yếu tố được coi là nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình và là yếu tố cơ bản nhất gây ra nạn bạo lực gia đình là: nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế, bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình:

- Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình - “một điều nhịn là chín điều lành”… Những quan niệm này đã khiến cho người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình, có quyền định đoạt mọi việc, họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên có thể mắng chửi vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát vợ một vài cái cũng không sao; hay do hiểu sai mục đích của biện pháp nghiêm khắc trong giáo dục con cái theo quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” dẫn đến nhiều bậc cha mẹ tự cho mình quyền được đánh đập, hành hạ con cái mình.

- Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…

- Cộng đồng, xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thông thường, chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự can thiệp, lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất thời, mờ nhạt. Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức. Tuy nhiên, hiện cũng nảy sinh khuynh hướng mới, đó là “mặt trái của nền kinh tế thị trường”, là “hệ quả tất yếu của xã hội hiện đại”. Bạo lực tinh thần, thường diễn ra trong những nhóm có kinh tế gia đình khá giả và giàu có, trình độ học vấn tương đối cao, nghề nghiệp ổn định…

8. Pháp luật về Bình đẳng giới trong gia đìnhĐiều 18, Luật Bình đẳng giới quy định bình đẳng giới trong gia đình là:1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ

khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. 2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung,

bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

156

Page 157: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

 Điều 13, Nghị định 55 quy định các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong gia đình (Nghị định số: 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 06 năm 2009 của Chính Phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Bình đẳng giới)

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;

b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy hiếp tinh thần nhằm không cho phép thành viên trong gia đình tham gia sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới;

c) Không chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau giữa nam và nữ trong gia đình về học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không cho thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

b) Không cho nam hoặc nữ trong gia đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới;

c) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;

d) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản

1, điểm c khoản 2 Điều này;b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi

quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều này;

157

Page 158: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 30, Luật BĐG quy định về trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới

1. Thực hiện các quy định tại Điều 29 của Luật này.2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình

đẳng giới. 3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ

nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị.

4. Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

Điều 33, Luật BĐG quy định về trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới

1. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.

2. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.

3. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.

4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

Điều 34, Luật BĐG quy định về trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới

Công dân nam, nữ có trách nhiệm sau đây:1. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;2. Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về

bình đẳng giới;3. Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới;4. Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của

cơ quan, tổ chức và công dân./.

158

Page 159: phunudanang.org.vn · Web viewMột là: tăng hàm lượng thông tin bằng cách xử lý tốt lượng thông tin dư thừa của ngôn ngữ chuyển tải thông tin. Hai

159