ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …€¦ · đến năm 2030. -...

7
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG Số: /KH-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mường Khương, ngày tháng 01 năm 2020 KẾ HOẠCH Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục trên địa bàn huyện Mường Khương, giai đoạn 2020 - 2025 Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục, giai đoạn 2019 -2025. Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 16/4/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Căn cứ Nghị quyết số 20/2017/QĐ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định về một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao; môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Căn cứ Kế hoạch số 370/KH-UBND ngày 05/12/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về Kế hoạch tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019-2025. Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025 như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Cụ thể hóa nội dung Kế hoạch số 370/KH-UBND ngày 05/12/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về Kế hoạch tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019-2025. - Xác định các chỉ tiêu xã hội hóa cần đạt được cho địa phương, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập. - Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể; phân công nhiệm vụ triển khai, tổ chức triển khai có hiệu quả nội dung Kế hoạch.

Transcript of ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …€¦ · đến năm 2030. -...

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …€¦ · đến năm 2030. - Đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập (Cơ sở

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG

Số: /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mường Khương, ngày tháng 01 năm 2020

KẾ HOẠCH

Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục

trên địa bàn huyện Mường Khương, giai đoạn 2020 - 2025

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ

tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường

huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục, giai đoạn 2019-2025.

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến

khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể

thao, môi trường và Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 16/4/2014 của Chính phủ sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến

khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể

thao, môi trường.

Căn cứ Nghị quyết số 20/2017/QĐ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh

Lào Cai ban hành Quy định về một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các

hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao; môi

trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Căn cứ Kế hoạch số 370/KH-UBND ngày 05/12/2019 của UBND tỉnh Lào Cai

về Kế hoạch tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển giáo dục

trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019-2025.

Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch tăng cường huy động các nguồn lực

của xã hội đầu tư phát triển giáo dục trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa nội dung Kế hoạch số 370/KH-UBND ngày 05/12/2019 của

UBND tỉnh Lào Cai về Kế hoạch tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu

tư phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019-2025.

- Xác định các chỉ tiêu xã hội hóa cần đạt được cho địa phương, bảo đảm sự

phát triển hài hòa giữa các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.

- Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể; phân công nhiệm vụ triển

khai, tổ chức triển khai có hiệu quả nội dung Kế hoạch.

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …€¦ · đến năm 2030. - Đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập (Cơ sở

2

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển

sự nghiệp giáo dục; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức

trong và ngoài nước đầu tư giáo dục ở các cấp học.

2. Yêu cầu

- Ngành giáo dục, các phòng, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn chủ động

tham mưu, triển khai, thực hiện kế hoạch, Nghị quyết theo chức năng nhiệm vụ được

phân công; theo kế hoạch cả giai đoạn và từng năm; đồng thời có sự phối hợp chặt

chẽ, thường xuyên trong quá trình thực hiện.

- Việc thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực cần có sự kế thừa, lồng ghép

các chương trình, dự án, đề án triển khai trên địa bàn; huy động nguồn lực trong nhân

dân, các tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả nguồn xã hội hóa.

- Các phòng, ban, ngành, đoàn thể có liên quan phối hợp chặt chẽ trong quá

trình triển khai thực hiện kế hoạch.

- Thực hiện các quy định về báo cáo, sơ kết, đánh giá đảm bảo các quy định.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt,

thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức

đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ

sở giáo, cụ thể:

- Đối với giáo dục mầm non: Duy trì 20/20 trường mầm non công lập; khuyến

khích thành lập các nhóm, lớp mầm non ngoài công lập (khu vực trung tâm, khu vực

vùng thấp). Phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 5% số cơ sở giáo dục mầm non ngoài

công lập và phát triển thêm nhóm trẻ tư thục, tương ứng với số trẻ em theo học đạt

khoảng 3% trở lên.

- Đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2025: Duy trì 36/36 trường

Tiểu học, THCS với trên 13.000 học sinh; duy trì, nâng cao chất lượng hệ thống

trường phổ thông dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú; rà soát các trường có đủ

điều kiện chuyển đổi thành trường phổ thông dân tộc bán trú.

- Huy động các nguồn lực xã hội để đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, các điều

kiện tối thiểu phục vụ hoạt động dạy và học của các nhà trường.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Thực hiện và rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục, đẩy mạnh

phát triển các cơ sở giáo dục công lập

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án số 1420/ĐA-UBND ngày 14/9/2015, Đề án

Quy hoạch mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục Mầm non, Phổ thông và Giáo dục

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …€¦ · đến năm 2030. - Đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập (Cơ sở

3

thường xuyên trên địa bàn huyện Mường Khương giai đoạn 2015-2020 và định hướng

đến năm 2030.

- Đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập (Cơ sở giáo dục mầm

non); không thành lập mới các cơ sở giáo dục công lập.

- Thực hiện việc bố trí mở rộng quỹ đất cho một số cơ sở giáo dục; hoàn thiện

việc đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số trường, điểm trường.

2. Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục tại địa

phương

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của

HĐND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định về một số chính sách khuyến khích xã hội

hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa,

thể thao; môi trường trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Ưu tiên lồng ghép các vấn đề xã hội hóa, phát triển các cơ sở giáo dục ngoài

công lập trong các chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp điều kiện, mức độ phát

triển kinh tế - xã hội và khả năng chi trả của người dân tại địa phương; tập trung kêu

gọi các nhà đầu tư cho các cơ sở giáo dục thuộc khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội

khó khăn và cơ sở giáo dục trọng điểm của huyện.

- Rà soát hệ thống các văn bản, chính sách về xã hội hóa đã ban hành, hệ thống

hóa các quy định về huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục theo từng lĩnh vực

và nhóm vấn đề cụ thể, phát hiện những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và còn

thiếu, đề xuất hướng chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp; kịp thời

cập nhật những chủ trương, định hướng mới về xã hội hóa và có liên quan.

- Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước theo

hướng Nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu

(giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông).

- Tiếp tục bồi dưỡng quản lý, chuyên môn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo

dục cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập từ nguồn ngân sách địa phương, phù hợp với

khả năng huy động của ngân sách và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3. Đẩy mạnh cải cách hành chính

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục hành chính không

cần thiết, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho nhà đầu tư; tăng cường ứng dụng công

nghệ thông tin nhằm bảo đảm thông tin thông suốt, minh bạch; giải quyết kịp thời

những thắc mắc của nhà đầu tư trong quá trình thành lập, hoạt động của các cơ sở

giáo dục ngoài công lập.

- Bảo đảm đối xử bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh

bạch; không phân biệt cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập,

người học đều được tiếp cận cơ hội giáo dục và hưởng lợi từ các chính sách phát triển

giáo dục của Đảng và Nhà nước.

4. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …€¦ · đến năm 2030. - Đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập (Cơ sở

4

- Đẩy mạnh tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục công lập với lộ trình phù

hợp cho từng cấp học; chủ động phân luồng và định hướng cho phụ huynh và người

học lựa chọn các mô hình trường không phân biệt công lập hay ngoài công lập.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công

lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công theo tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới

hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn

vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ

về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản pháp luật liên quan

nhằm thu hút sự đóng góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và

ngoài nước dưới các hình thức khác nhau, giúp chia sẻ trách nhiệm cung cấp dịch vụ

công của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, tạo nguồn lực bổ sung để đầu tư, đổi mới

cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục tiếp

cận trình độ những nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và quốc tế.

- Tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục để

từng bước tăng nguồn thu đảm bảo chi thường xuyên. Khuyến khích các cơ sở giáo

dục công lập tự chủ tài chính.

5. Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng

giáo dục

- Triển khai thực hiện công tác kiểm định chất lượng và công nhân trường

chuẩn quốc theo các cấp học theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học và

trình độ đào tạo, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả kiểm định

chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề

xã hội hóa đối với các cơ sở giáo dục công lập cũng như ngoài công lập nhằm sớm

phát hiện các bất cập, khó khăn, vướng mắc để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, hướng

dẫn hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ, xử lý; có chế tài với các cơ sở giáo

dục không tuân thủ theo quy định.

6. Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông

- Tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về

công tác xã hội hóa giáo dục để các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức có nhận thức

đúng đắn, đầy đủ và thực hiện hiệu quả chủ trương huy động các nguồn lực của xã hội

cho giáo dục.

- Phổ biến, tuyên truyền và tập huấn cho các nhà đầu tư, người quản lý các cơ

sở giáo dục ngoài công lập về các chính sách của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của

người tham gia tài trợ, đầu tư cho các cơ sở giáo dục.

- Chú trọng thực hiện các hình thức ghi nhận, tôn vinh những cá nhân, tổ chức

có đóng góp, tài trợ cho giáo dục, tuyên dương và phát động nhân rộng những gương

điển hình đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …€¦ · đến năm 2030. - Đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập (Cơ sở

5

- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp lý và chuyên môn, nâng cao năng lực

cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trong việc thu

hút và quản lý các nguồn lực huy động.

7. Tăng cường kiểm tra, giám sát

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên

địa bàn, chú trọng hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở công khai các khoản thu đối với

người học đảm bảo đúng quy định; công khai chương trình, chất lượng giáo dục.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện

- Là cơ quan thường trực tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị

quyết, kế hoạch. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ

chức xã hội về công tác xã hội hóa, huy động đóng góp nguồn lực triển khai thực

hiện.

- Rà soát các thủ tục hành chính công tác xã hội hóa, huy động đóng góp nguồn

lực đầu tư cho giáo dục để qua đó tham mưu các cấp, các ngành cắt giảm thủ tục hành

chính không cần thiết.

- Hướng dẫn các xã, thị trấn quan tâm quy hoạch mạng lưới phát triển các cơ sở

giáo dục ngoài công lập trên địa bàn.

- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục ngoài công lập chủ động thực hiện chương

trình giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiểm tra, đánh giá và kiểm

định dựa trên kết quả đầu ra; bố trí giáo viên và cán bộ quản lý tham gia các khóa đào

tạo, bồi dưỡng chuyên môn; hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các cơ sở giáo

dục ngoài công lập như các cơ sở giáo dục công lập.

- Khuyến khích các trường tăng cường vận động thu hút giáo viên tham gia hợp

tác, cộng tác, làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập.

- Khuyến khích các trường tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ về

vật chất, kinh phí cho cơ sở giáo dục.

2. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

- Chủ trì, hướng dẫn thực hiện các quy định về thuế nhằm khuyến khích các cơ

sở giáo dục và đào tạo tự chủ tài chính và có tích lũy cho đầu tư.

- Hướng dẫn sử dụng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước, đặc biệt là

về nguồn vốn tài trợ, viện trợ, đóng góp thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước.

- Hướng dẫn thực hiện chính sách xã hội hóa đối với các cơ sở giáo dục mầm

non và phổ thông ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa cao sau khi có hướng dẫn của

UBND tỉnh; cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi tạo điều kiện đẩy mạnh cung ứng

dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường và thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung

cấp các dịch vụ sự nghiệp công.

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …€¦ · đến năm 2030. - Đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập (Cơ sở

6

3. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

- Hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi về đất đai

tạo điều kiện đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường và

thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công;

- Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, tổ chức ưu tiên bố trí

quỹ đất dành cho giáo dục trong quy hoạch đất đai; quy trình, thủ tục giao đất, cho

thuê đất phục vụ cho phát triển giáo dục ngoài công lập.

4. Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Ban Quản lí dự án đầu tư xây dựng huyện

- Phòng Kinh tế - Hạ tầng: Phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch huyện rà

soát, hoàn chỉnh quy hoạch cơ sở hạ tầng các xã, thị trấn; phối hợp giám sát việc xây

dựng các công trình xây dựng cơ bản đảm bảo quy hoạch cơ sở hạ tầng của xã, thị

trấn, cụm dân cư phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp.

- Ban Quản lí dự án đầu tư xây dựng huyện: Đôn đốc các đơn vị thi công các

công trình đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo quy hoạch và chất lượng từng hạng

mục của công trình trong các trường học.

5. Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông huyện

- Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo trong công tác tuyên truyền, nâng

cao nhận thức cho mọi tầng lớp xã hội về các chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước về huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục, về quyền lợi và trách

nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư cho giáo dục; chú trọng phát

hiện, tôn vinh và nhân rộng những gương điển hình về tài trợ, đóng góp cho giáo dục;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho mọi tầng lớp trong

xã hội về quyền bình đẳng và công bằng trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục và hưởng

lợi từ các chính sách phát triển giáo dục giữa các cơ sở giáo dục công lập và các cơ sở

giáo dục ngoài công lập.

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về mục đích, ý

nghĩa của việc triển khai thực hiện kế hoạch của Đề án, tạo sự quan tâm, ủng hộ rộng

rãi của xã hội đối với phát triển Giáo dục và Đào tạo.

- Tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức xã hội về công tác xã hội hóa để

huy động đóng góp nguồn lực thực hiện kế hoạch Đề án.

6. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn

- Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục, về

quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư cho giáo

dục trên địa bàn.

- Tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức xã hội về công tác xã hội hóa để

huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục. Tổ chức quản lý, sử dụng nguồn xã hội

hóa đảm bảo quy định, tiết kiệm và hiệu quả.

- Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước tại

địa phương đối với công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục.

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …€¦ · đến năm 2030. - Đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập (Cơ sở

7

- Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn,

trong đó đặc biệt chú trọng các yêu cầu về công khai các khoản thu đối với người học,

công khai minh bạch nguồn xã hội hóa giáo dục; công khai chương trình, chất lượng

giáo dục.

- Chỉ đạo việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, chương trình mục tiêu, xã

hội hóa vào đầu tư đồng bộ, có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi phục vụ

dạy và học trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Trên đây là kế hoạch tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư phát

triển giáo dục trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025; căn cứ chức năng, nhiệm vụ

được giao, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn triển khai

thực hiện./.

Nơi nhận: - Sở GD&ĐT Lào Cai;

- TT Huyện ủy, HĐND, UBND huyện;

- Các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lãnh đạo VP HĐND-UBND huyện;

- Các đơn vị trường học;

- Lưu: VT, PGD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Phùng Khánh Toàn