ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM...

15
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHNGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN Độc l p Tdo Hạnh phúc Số: 1080 /UBND-TTTT Bình Thuận, ngày 25 tháng 3 năm 2020 V/v cung cấp thông tin khảo sát tình hình phát triển Chính phủ điện tử Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông. Thực hiện Công văn số 765/BTTTT-KHTC ngày 09/3/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về khảo sát tình hình phát triển Chính phủ điện tử; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cung cấp thông tin khảo sát tình hình phát triển Chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh theo biểu mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp (đính kèm các Biểu mẫu khảo sát). Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp./. Nơi nhận: - Như trên; - Sở Thông tin và Truyền thông; - Lưu: VT, TTTT, Cang; KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Đức Hòa

Transcript of ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM...

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH THUẬN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 1080 /UBND-TTTT Bình Thuận, ngày 25 tháng 3 năm 2020 V/v cung cấp thông tin khảo

sát tình hình phát triển

Chính phủ điện tử

Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thực hiện Công văn số 765/BTTTT-KHTC ngày 09/3/2020 của Bộ

Thông tin và Truyền thông về khảo sát tình hình phát triển Chính phủ điện tử;

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cung cấp thông tin khảo sát tình hình

phát triển Chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh theo biểu mẫu do Bộ Thông tin

và Truyền thông cung cấp (đính kèm các Biểu mẫu khảo sát).

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận báo cáo Bộ Thông tin và Truyền

thông tổng hợp./.

Nơi nhận: - Như trên;

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Lưu: VT, TTTT, Cang;

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Đức Hòa

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do -Hạnh phúc

BÁO CÁO

KHẢO SÁT PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

(Kèm theo Công văn số: 1080 /UBND-TTTT ngày 25 /3/2020

của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)

I. Thực trạng phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử

giai đoạn 2016-2020

1. Hiện trạng triển khai các hệ thống thông tin nền tảng, dùng

chung của quốc gia

a) Danh mục các hệ thống được triển khai:

- Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và

địa phương (NGSP).

- Trục liên thông văn bản quốc gia.

- Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

b) Kết quả đạt được của từng hệ thống:

- Trục liên thông văn bản quốc gia (VDXP): tỉnh Bình Thuận đã hoàn

hành kết nối liên thông Phần mềm Quản lý Văn bản và Điều hành theo mô

hình liên thông 4 cấp (xã - huyện - tỉnh - Trung ương) và thực hiện phát hành

văn bản điện tử trên Trục liên thông văn bản quốc gia.

- Cổng dịch vụ công quốc gia: đã thực hiện kết nối Cổng dịch vụ công

trực tuyến, Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh với Cổng dịch vụ

công quốc gia đáp ứng yêu cầu về nội dung và tiến độ triển khai của Văn

phòng Chính phủ. Theo đó, đã kết nối, tích hợp 02 dịch vụ công gồm: Thủ tục

thông báo hoạt động khuyến mại (Sở Công thương đã tiếp nhận và xử lý 89

hồ sơ gửi từ Cổng dịch vụ công quốc gia); Thủ tục đổi giấy phép lái xe do

Ngành Giao thông Vận tải cấp (Sở Giao thông Vận tải đã tiếp nhận và giải

quyết đúng quy định 398 hồ sơ).

- Kết nối, đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính:

Bình Thuận đã triển khai và đưa vào hoạt động hệ thống Cơ sở dữ liệu về thủ

tục hành chính tỉnh, đồng thời đã hoàn thành kết nối, tích hợp, chia sẻ và đồng

bộ với CSDL Quốc gia về TTHC tại địa chỉ http://tthc.binhthuan.gov.vn. Kết

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

3

quả kết nối, tích hợp CSDL thủ tục hành chính tỉnh trên Cổng dịch vụ công

quốc gia như sau:

* Cấp tỉnh: 1488 TTHC.

* Cấp huyện: 324 TTHC.

* Cấp xã: 173 TTHC.

c) Vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân:

Việc kết nối liên thông dữ liệu giữa các hệ thống thông tin dùng chung

của tỉnh với hệ thống thông tin của các Bộ/ngành thông qua NGSP chưa thể

thực hiện được. Nguyên nhân, do các hệ thống thông tin của Bộ/ngành chưa

kết nối hoàn chỉnh vào NGSP (ví dụ: Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý

hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp,…)

d) Đề xuất giải pháp:

Đề nghị nhanh chóng hoàn chỉnh việc kết nối hệ thống thông tin của

Bộ/ngành vào NGSP; đồng thời, thực hiện kết nối hợp nhất Hệ thống kết nối,

liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NGSP) với

Trục liên thông văn bản quốc gia (VDXP).

2. Hiện trạng triển khai các hệ thống thông tin nền tảng, dùng

chung của tỉnh

a) Danh mục các hệ thống được triển khai:

- Nền tảng tích hợp, chia sẻ cấp tỉnh.

- Phần mềm Quản lý Văn bản và Điều hành.

- Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh.

- Cổng Thông tin điện tử tỉnh.

- Hệ thống Một cửa điện tử liên thông.

- Hệ thống Thư điện tử công vụ.

- Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức tỉnh.

- Phần mềm Quản lý công việc được giao của UBND tỉnh.

b) Kết quả đạt được của từng hệ thống:

- Trục kết nối liên thông, chia sẻ, trao đổi dữ liệu cấp tỉnh (LGSP): đã kết nối

với Trục liên thông văn bản Quốc gia; các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh

đã kết nối liên thông qua LGSP;

- Phần mềm Quản lý Văn bản và Điều hành (QLVB&ĐH): Hiện nay, đã

triển khai mở rộng phần mềm đến các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành cấp

tỉnh, các phòng ban cấp huyện, cấp xã (tổng cộng: 290 đơn vị, gồm: 100%

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

4

các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, các đơn vị trực thuộc sở, ban,

ngành cấp tỉnh, các phòng ban cấp huyện, cấp xã và 10 đơn vị hành chính

nhà nước khác); hoàn thành kết nối liên thông phần mềm theo mô hình liên

thông 4 cấp (xã - huyện - tỉnh - Trung ương) và thực hiện phát hành văn bản

điện tử trên Trục liên thông văn bản Quốc gia.

- Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh (DVCTT): 100% thủ tục hành chính

các cơ quan nhà nước tỉnh được cung cấp trực tuyến ở mức độ 2; cung cấp

DVC trực tuyến mức độ 3, 4 cho 17/19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND

tỉnh (trừ Thanh tra tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh) và 10/10 đơn vị cấp huyện

với tổng số 428 thủ tục/1963 thủ tục hành chính trên toàn tỉnh, đạt tỷ lệ

21,8%. Trong đó, có 220 DVC trực tuyến ở mức độ 3 và 208 DVC trực tuyến

ở mức độ 4 trên Cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến tập trung của tỉnh tại

địa chỉ http://dichvucong.binhthuan.gov.vn.

- Cổng Thông tin điện tử tỉnh: trong năm 2019, đã triển khai nâng cấp

Cổng lên phiên bản mới; tổ chức cung cấp đầy đủ các chuyên mục thông tin

theo quy định; các tin, bài và văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh được

đăng tải kịp thời. Tổng số lượt truy cập trong năm 2019 là 1.658.472 lượt.

- Hệ thống Thư điện tử công vụ: hiện nay, 100% cán bộ, công chức, viên

chức từ cấp tỉnh đến cấp xã đều được cấp hộp tư điện tử công vụ và thường

xuyên sử dụng, trao đổi trong công việc.

- Hệ thống Một cửa điện tử liên thông: được triển khai đồng bộ, thống

nhất theo mô hình tập trung cho tất cả các cơ quan hành chính nhà nước thuộc

tỉnh ở cả 3 cấp (trừ Thanh tra tỉnh); và kết nối liên thông với Cổng dịch vụ

công trực tuyến tỉnh, các hệ thống phần mềm tại Trung tâm Hành chính công

tỉnh; hệ thống phần mềm sử dụng chung LDAP sẵn có trên hệ thống Thư điện

tử công vụ tỉnh để thực hiện xác thực người dùng, tránh sử dụng nhiều tài

khoản cho các hệ thống khác nhau. Hiện phần mềm được khai thác, sử dụng

tương đối hiệu quả, hầu hết các quy trình, thủ tục hành chính đã được cập

nhật vào phần mềm. Cụ thể: toàn tỉnh đã tiếp nhận 287.345 hồ sơ. Trong đó,

giải quyết đúng và sớm hạn là 176.806 hồ sơ và trễ hạn là 110.539 hồ sơ (đạt

tỷ lệ: 61,53 %); riêng tại cấp tỉnh đã tiếp nhận 81.492 hồ sơ, giải quyết đúng

và sớm hạn 81.084 hồ sơ, trễ 408 hồ sơ (đạt tỷ lệ 99,49 %).

- Ngoài ra, Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử tỉnh, Cổng cung cấp

dịch vụ công trực tuyến của tỉnh còn kết nối với Zalo nhằm công khai kết quả

giải quyết hồ sơ TTHC cho tổ chức, cá nhân được thuận tiện hơn (bao gồm:

tra cứu trên website, tin nhắn SMS, quét mã QR qua Zalo,…); và kết nối với

Hệ thống CNTT của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam nhằm triển khai tiếp

nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh qua dịch vụ Bưu

chính công ích.

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

5

- Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức tỉnh: được xây dựng và

đưa vào sử dụng đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trên phạm vi toàn tỉnh (tuyến

tỉnh: 174 đơn vị; khối các đơn vị tổng hợp: 24 đơn vị; tuyến huyện: 713 đơn

vị). Hiện cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh

tương đối hoàn thiện.

- Phần mềm Quản lý công việc được giao của UBND tỉnh: Văn phòng

UBND tỉnh, các Sở, ngành, địa phương đã triển khai và tổ chức cập nhật

tương đối đầy đủ và kịp thời tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được

UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trên phần mềm.

c) Vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân:

Hiện nay chưa thể kết nối các hệ thống thông tin của tỉnh theo mô hình:

Hệ thống thông tin của tỉnh – LGSP – NGSP – Hệ thống thông tin của

Bộ/ngành.

d) Đề xuất giải pháp: như đã nêu tại Mục I, Khoản 1, điểm d.

3. Hiện trạng triển khai hạ tầng mạng phục vụ Chính phủ điện tử,

Chính quyền điện tử của tỉnh

a) Hiện trạng hạ tầng kết nối mạng diện rộng (WAN) của tỉnh:

Chưa có

Đã có

- Áp dụng theo mô hình tham chiếu nào tại Công văn số

273/BTTTT-CBĐTW ngày 31/01/2020 hướng dẫn mô hình tham chiếu về kết

nối mạng cho bộ, ngành, địa phương: Mạng WAN của tỉnh đã kết nối các cơ

quan chuyên môn của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Phạm vi kết nối mạng diện rộng của bộ, ngành, địa phương đến đâu,

số điểm kết nối (bộ, ngành: kết nối từ bộ tới các cục, tổng cục...; địa phương:

Kết nối từ tỉnh tới quận/huyện, xã/phường ...; kết nối từ tỉnh đến cấp huyện

với 34 điểm kết nối.

b) Danh mục các ứng dụng, dịch vụ dự kiến triển khai được truyền tải

qua Mạng Truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước:

- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh.

- Các ứng dụng dùng chung của tỉnh như: Hệ thống thư điện tử công

vụ, Quản lý văn bản và điều hành, Dịch vụ công, Một cửa…

c) Hiện trạng triển khai Trung tâm dữ liệu

- Số lượng: 01.

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

6

- Địa điểm (trụ sở Bộ, tỉnh/ thuê doanh nghiệp): Trung tâm Công nghệ

thông tin và Truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, địa chỉ:

Đường Phạm Hùng, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình

Thuận.

- Các ứng dụng, dịch vụ triển khai tại các Trung tâm dữ liệu:

+ Tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh: các ứng dụng dùng chung của tỉnh,

gồm: phần mềm Quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống thư điện tử công vụ,

Một cửa điện tử, dịch vụ công, …

+ Tại Trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp: Cổng thông tin điện tử,

phần mềm quản lý cán bộ công chức tỉnh.

d) Vướng mắc, khó khăn khi triển khai hạ tầng mạng phục vụ Chính

phủ điện tử, Chính quyền điện tử và nguyên nhân:

- Máy chủ, thiết bị mạng…tại Trung tâm dữ liệu tỉnh được đầu tư đã lâu,

cấu hình thấp, chưa có cơ chế H/A; Giá cước thuê dịch vụ mạng Truyền số

liệu chuyên dùng theo Thông tư 43/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ

Thông tin và Truyền thông còn cao; Các thiết bị đầu cuối mạng Truyền số

liệu chuyên dùng đang sử dụng MRV OS 304 đã cũ.

đ) Đề xuất giải pháp:

- Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm hỗ trợ kinh phí cho

Tỉnh để đầu tư, nâng cấp Trung tâm dữ liệu tỉnh đạt theo tiêu chuẩn quy định;

xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng.

- Xem xét giảm giá cước thuê mạng Truyền số liệu chuyên dùng hoặc

nâng tốc độ cao hơn để phù hợp với mức cước.

- Thay thế mới các thiết bị đầu cuối mạng Truyền số liệu chuyên dùng

và có tích hợp tính năng đảm bảo an toàn an ninh thông tin.

4. Hiện trạng về bố trí nguồn lực

a) Tổng kinh phí đã bố trí cho phát triển Chính phủ điện tử, Chính

quyền điện tử giai đoạn 2016-2020:

- Ngân sách trung ương:

+ Nguồn vốn đầu tư: Không có.

+ Nguồn vốn sự nghiệp: 4.400.000.000 đồng.

- Ngân sách địa phương:

+ Nguồn vốn đầu tư: 4.443.000.000 đồng.

+ Nguồn vốn sự nghiệp: 37 tỷ đồng.

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

7

+ Nguồn khác (ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương):

24.574.550.000 đồng.

- Nguồn kính phí trích để lại cho các cơ quan, đơn vị theo quy định của

pháp luật:

+ Nguồn phí được để lại ngoài cân đối NSNN: Không có.

+ Nguồn kinh phí được trích theo các cơ chế tài chính đặc thù:

Không có.

- Nguồn vốn ODA (nếu có): Không có.

- Các nguồn vốn khác: Không có.

b) Đánh giá việc bố trí nguồn lực (mức độ đầy đủ và kịp thời về kinh

phí so với nhu cầu):

Việc bố trí nguồn lực còn hạn chế so với nhu cầu thực tế tại địa

phương, nhiều dự án đã phê duyệt nhưng chậm triển khai vì chưa bố trí được

kinh phí.

c) Vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân:

Chưa có hạng mục chi cho đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong

hệ thống mục lục ngân sách.

d) Đề xuất giải pháp:

- Trung ương hỗ trợ, bố trí kinh phí.

- Ghi loại chi công nghệ thông tin trong hệ thống mục lục ngân sách.

5. Hiện trạng về công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện

a) Hiện trạng:

Tỉnh đã xây dựng và ban hành các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch

để triển khai Chính quyền điện tử, như: Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh

Bình Thuận, phiên bản 1.0 (sẽ cập nhật lên phiên bản 2.0 trong năm 2020);

Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ

về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai

đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Đề án thí điểm xây dựng Chính

quyền điện tử, gắn với xây dựng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại

trên địa bàn thị xã La Gi; Đề án nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kết

quả cấp huyện, cấp xã theo hướng hiện đại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận...;

Triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia tại tỉnh, như: cơ sở dữ liệu hộ tịch, dân

cư, thủ tục hành chính,...

b) Vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân:

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

8

Nguồn kinh phí chi cho đầu tư phát chính quyền điện tử hàng năm còn

hạn chế.

c) Đề xuất giải pháp:

Bộ Thông tin và Truyền thông, Chính phủ quan tâm hỗ trợ kinh phí để

triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Thuận.

II. Đề xuất mục tiêu, định hướng và danh mục dự án, nhiệm vụ nền

tảng phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2025

1. Dự kiến mục tiêu, định hướng và danh mục dự án, nhiệm vụ nền

tảng phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2025

a) Dự kiến Mục tiêu chính:

- 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, cả trên thiết bị di động;

- 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp

huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng

(trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI);

b) Dự kiến Định hướng chính:

- Chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển

Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số trong đó tập trung phát triển hạ

tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; tạo lập

dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch,

phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh

tế; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cả thiết bị di động thông

minh để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh

chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí; cải thiện chỉ số xếp hạng quốc

gia về Chính phủ điện tử.

- Phát triển Hạ tầng chính phủ số phục vụ cơ quan nhà nước trên cơ sở

kết hợp thế mạnh của Mạng Truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet, trung

tâm dữ liệu của cơ quan nhà nước để phục vụ kết nối liên thông, xuyên suốt 4

cấp hành chính, sử dụng cơ chế mã hóa và công nghệ bảo đảm an toàn, an

ninh mạng mà Việt Nam làm chủ một cách an toàn, bảo mật.

- Tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của các bộ, ngành, địa

phương, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số, trên hệ

thống nền tảng điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ

liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả.

- Đẩy mạnh triển khai chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển

Chính phủ điện tử. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia,

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

9

đặc biệt là các cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, y tế và cơ sở dữ liệu quốc gia

khác ở các bộ, ngành.

- Xây dựng Cổng dữ liệu quốc gia (data.gov.vn), tích hợp với thành

phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa, cung cấp dữ liệu mở, cung cấp

hiện trạng và lộ trình xây dựng dữ liệu trong các cơ quan nhà nước, mức độ

chia sẻ và sử dụng dữ liệu và các thông tin cần thiết kể kết nối; đánh giá, xếp

hạng công khai mức độ phát triển dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.

- Phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, kết nối các cơ

sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương nhằm kết

nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu để cùng khai thác, sử dụng.

- Áp dụng công nghệ mới nhất về truyền thông xã hội (Social), cung

cấp thông tin và dịch vụ hành chính công một cách đơn giản, thuận tiện trên

di động (Mobile), phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), trí tuệ nhân tạo

(AI), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) để cung cấp trải nghiệm tốt nhất,

thân thiện nhất cho người dùng.

- Thí điểm triển khai hiệu quả một số dịch vụ trên nền tảng đô thị thông

minh, thí điểm Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh; Lựa chọn đô

thị điển hình của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thí điểm,

gắn liền phát triển dịch vụ đô thị thông minh với hệ thống chính quyền điện

tử, phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Xác định mô hình

triển khai thành công để phổ biến, nhân rộng.

- Nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển

Chính phủ số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ

quan nhà nước.

c) Dự kiến các nền tảng dùng chung phục vụ Chính phủ điện tử

Việt Nam

- Hạ tầng mạng và điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử;

- Nền tảng định danh và xác thực điện tử quốc gia;

- Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia;

- Cổng dữ liệu quốc gia;

- Kho tích hợp dữ liệu tổng hợp;

- Hệ thống giám sát và kiểm soát Chính phủ điện tử;

- Cổng Dịch vụ công quốc gia;

- Các cơ sở dữ liệu quốc gia (Dân cư; Đăng ký doanh nghiệp; Đất đai;

Tài chính; Bảo hiểm; Hộ tịch điện tử;...)

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

10

d) Cho ý kiến về các dự kiến mục tiêu, định hướng, nền tảng Chính

phủ điện tử Việt Nam

Thống nhất các nội dung dự kiến nêu tại các Mục a,b,c ở trên.

2. Các mục tiêu chính của Tỉnh giai đoạn 2021-2025

Trên cơ sở các định hướng nói trên, các bộ/ngành/địa phương căn cứ

vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, địa

phương để đề xuất các mục tiêu chính phát triển Chính phủ điện tử, Chính

quyền điện tử trong giai đoạn 2021 - 2025 của ngành, lĩnh vực, địa phương

mình:

- Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được

kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ công

trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp

được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% giao dịch trên Cổng

Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh được xác thực

điện tử.

- 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính

quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất

cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên

tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu

được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp 50% các dịch

vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tối

thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành

chính.

- 60% các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân,

doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền

tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được

số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia không phải cung cấp lại.

- 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và

60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao

gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan

hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo

của tỉnh, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.

- Triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công

việc của tỉnh đến các cấp chính quyền; đến cuối năm 2025, phấn đấu 100%

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

11

cấp tỉnh, 80% cấp huyện thực hiện họp thông qua hệ thống tại các cuộc họp

của Ủy ban nhân dân.

3. Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện

cho việc phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử

Các bộ/ngành/địa phương đề xuất các thể chế từ cấp Thủ tướng Chính

phủ trở lên (Luật, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,…) để

phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn mới:

- Đề xuất: Ban hành Nghị định về Chính phủ điện tử, Nghị định về kết

nối, chia sẻ dữ liệu số.

4. Đề xuất danh mục các hệ thống nền tảng, dùng chung của Quốc

gia, bộ, tỉnh và các hệ thống bảo đảm an toàn thông tin cần thực hiện

trong giai đoạn 2021-2025 để thực hiện các mục tiêu nêu trên và dự kiến

mức kinh phí, nguồn kinh phí

Biểu mẫu kèm theo.

5. Tổ chức thực hiện:

Bộ/ngành/địa phương đề xuất các nội dung về công tác chỉ đạo, điều

hành và cơ chế phối hợp, tổ chức thực hiện:

- Trung ương: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tham mưu, ban

hành kịp thời các văn bản chỉ đạo điều hành, hướng dẫn để phát triển Chính

phủ điện tử;

- Tỉnh:

+ Kiện toàn Ban chỉ đạo điều hành Chính quyền điện tử tỉnh; Nghiên

cứu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về chủ trương,

chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý ứng dụng CNTT để

thúc đẩy xây dựng, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ để phát triển Chính

quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo

thuận lợi cho việc triển khai Đề án phát triển đô thị thông minh và cuộc Cách

mạng công nghiệp lần thứ 4 tại tỉnh; Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng,

phát triển Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh. Điều chỉnh, bổ sung sửa đổi

Bộ tiêu chí đánh giá mức độ sẵn sàng Chính quyền điện tử tỉnh để đánh giá

hiệu quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ triển khai xây dựng Chính quyền điện

tử của tỉnh phù hợp với nhiệm vụ mới. Sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết

quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng, phát triển Chính

quyền điện tử.

+ Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên

quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức xây dựng Chính

quyền điện tử cấp tỉnh; Chỉ đạo các doanh nghiệp Viễn thông - CNTT có đủ

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

12

năng lực để hỗ trợ các sở, ngành, địa phương về các giải pháp công nghệ, cho

thuê dịch vụ CNTT…; Tổ chức, hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ ứng dụng

CNTT theo kết luận của Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Chính quyền

điện tử tỉnh tại các hội nghị thường xuyên và đột xuất của Ban Chỉ đạo; Tham

mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chương trình, chính sách thúc

đẩy ứng dụng và phát triển CNTT và truyền thông; phát triển giao dịch điện

tử, chương trình phát triển hạ tầng viễn thông và Internet nhằm xây dựng

thành công Chính quyền điện tử và triển khai Đề án phát triển Đô thị thông

minh tỉnh Bình Thuận.

6. Kiến nghị:

- Đề nghị có nguồn kinh phí để hỗ trợ các địa phương trong triển khai

các dự án về Chính phủ điện tử;

- Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành tài liệu chuẩn kết nối, tài

liệu hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ kết nối giữa các phần mềm, hệ thống thông

tin/CSDL để các tỉnh triển khai đồng bộ, thống nhất, tránh tình trạng các tỉnh

tự làm, hiểu theo nhiều cách khác nhau.

- Các Bộ, ngành tích cực trong việc phối hợp với địa phương kết nối,

chia sẻ dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô,

phạm vi từ Trung ương đến địa phương.

----------------

Ghi chú: Thông tin liên hệ với đơn vị lập báo cáo khảo sát để phối hợp

công tác:

1. Thông tin cơ quan, đơn vị:

- Tên cơ quan, đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông Bình Thuận.

- Địa chỉ: đường Phạm Hùng, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết,

tỉnh Bình Thuận.

- Email: [email protected].

- Số điện thoại: 0252. 3833500.

2. Người cung cấp thông tin:

- Họ và tên: Lê Xuân Hải.

- Email: [email protected]. Số điện thoại: 0252.3833505.

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

13

CƠ QUAN: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

BIỂU MẨU:

ĐỀ XUẤT DANH MỤC CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG, DÙNG CHUNG CỦA QUỐC GIA, BỘ, TỈNH

VÀ CÁC HỆ THỐNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN

(Kèm theo Công văn số: 1080 /UBND-TTTT ngày 25/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)

ĐVT: Triệu đồng

STT Tên dự án/nhiệm vụ

Tổng

mức đầu

Kinh phí

đã thực

hiện giai

đoạn

2016-

2020

Nguồn vốn (trđ)

Ghi chú Ngân sách nhà

nước

Các nguồn vốn

khác (chi tiết từng

nguồn vốn)

Vốn đầu

Vốn sự

nghiệp … …

1 2 7 8 9 10 11 12 13

A

XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CÁC HỆ

THỐNG NỀN TẢNG, DÙNG CHUNG CỦA

QUỐC GIA

I Dự án đầu tư

1 Dự án……

II Nhiệm vụ thuê dịch vụ CNTT

1

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

14

B

XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CÁC HỆ

THỐNG NỀN TẢNG, DÙNG CHUNG CỦA

BỘ/TỈNH

I Dự án đầu tư

1 Triển khai các thành phần trong LGSP 10.000

10.000

2

Nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp

huyện, xã theo hướng hiện đại trên địa bàn tỉnh

Bình Thuận 28.018 12.644

15.374

3 Dự án Nâng cấp Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh 13.000

13.000

II Nhiệm vụ thuê dịch vụ

1 Trục Kết nối liên thông, chia sẻ, tích hợp dữ liệu

cấp tỉnh (ESB) 5.125 2.400

2.725

1 Nâng cấp Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bình

Thuận 1.650 1.650

2 Xây dựng hệ thống GIS phục vụ công tác quy

hoạch tỉnh Bình Thuận 8.955

8.995

C BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG

I Dự án đầu tư

1 Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin mạng

trong hoạt động cơ quan nhà nước 2.900 1.500

1.400

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …vanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/... · 5 - Phần mềm Quản lý cán bộ công chức viên chức

15

2

Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát, quản lý

tập trung cấp tỉnh phục vụ giám sát an toàn thông

tin phục vụ chính quyền điện tử tỉnh Bình Thuận 2.000

2.000

II Nhiệm vụ thuê dịch vụ

1 Nhiệm vụ….

D DỰ ÁN, NHIỆM VỤ KHÁC

I Dự án đầu tư

1 Dự án….

II Nhiệm vụ thuê dịch vụ

1 Nhiệm vụ….

TỔNG CỘNG 71.648 18.194 13.000 40.494