Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường...

14
1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phn tộc người Vit Nam Bài đăng trong sách: Nguyễn Văn Sửu (Chbiên) (2019), Ảnh hưởng của trường phái Xô-viết trong nhân hc Vit Nam, Nxb. Đại hc quc gia Hà Ni, tr. 77-94. Vương Xuân Tình, Vương Ngọc Thi Vin Dân tc hc Vin Hàn lâm Khoa hc xã hi Vit Nam Mđầu Xác định thành phn tộc người 1 được thc hin mt squc gia trên thế gii vi nhng mục đích và cách thức khác nhau. Vit Nam, Liên bang Xô-viết, Trung Quc, và Cng hòa Dân chNhân dân Lào, v.v., việc xác định thành phn tộc người là mt nhim vquan trng trong chtrương của Đảng và chính sách Nhà nước cgóc độ lý lun và thc tin thc hành chính sách phát trin kinh tế - xã hi và qun lý quan hdân tộc. Đặt trong mi quan hvi Liên bang Xô-viết, Trung Quc và Lào, bài viết này phác ha tiến trình xác định thành phn tộc người ca Việt Nam, qua đó phân tích những ảnh hưởng tLiên bang Xô-viết, Trung Quốc, và đến lượt nó là nhng ảnh hưởng tVit Nam sang Lào. Việt Nam đã ghi nhận tm quan trng của công tác xác định thành phn tộc người và tiếp nhn mt cách có chn lọc các tiêu chí xác định thành phn tộc người ca Liên bang Xô-viết, và Trung Quốc, song điều thú vlà chính Trung Quc lại cũng tiếp nhn nhng ảnh hưởng tLiên bang Xô-viết, và Vit Nam li có ảnh đến nhim vxác định thành phn tộc người Lào. Nhng ảnh hưởng này va cho thy những tương tác đa chiều trong công tác xác định thành phn tộc người Vit Nam, va khẳng định mt thc tế là Vit Nam đã tiếp nhn mt cách sáng to và có chn lc nhng tiêu chí ca Liên bang Xô-viết, và Trung 1 Vit Nam còn gọi là “xác định thành phn dân tộc”; và “tộc người” cũng được gọi là “dân tộc”.

Transcript of Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường...

Page 1: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

1

Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người

ở Việt Nam

Bài đăng trong sách: Nguyễn Văn Sửu (Chủ biên) (2019), Ảnh hưởng của trường phái Xô-viết

trong nhân học ở Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 77-94.

Vương Xuân Tình, Vương Ngọc Thi

Viện Dân tộc học

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Mở đầu

Xác định thành phần tộc người1 được thực hiện ở một số quốc gia trên thế giới với

những mục đích và cách thức khác nhau. Ở Việt Nam, Liên bang Xô-viết, Trung Quốc, và

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, v.v., việc xác định thành phần tộc người là một nhiệm

vụ quan trọng trong chủ trương của Đảng và chính sách Nhà nước ở cả góc độ lý luận và

thực tiễn thực hành chính sách phát triển kinh tế - xã hội và quản lý quan hệ dân tộc. Đặt

trong mối quan hệ với Liên bang Xô-viết, Trung Quốc và Lào, bài viết này phác họa tiến

trình xác định thành phần tộc người của Việt Nam, qua đó phân tích những ảnh hưởng từ

Liên bang Xô-viết, Trung Quốc, và đến lượt nó là những ảnh hưởng từ Việt Nam sang Lào.

Việt Nam đã ghi nhận tầm quan trọng của công tác xác định thành phần tộc người và

tiếp nhận một cách có chọn lọc các tiêu chí xác định thành phần tộc người của Liên bang

Xô-viết, và Trung Quốc, song điều thú vị là chính Trung Quốc lại cũng tiếp nhận những

ảnh hưởng từ Liên bang Xô-viết, và Việt Nam lại có ảnh đến nhiệm vụ xác định thành phần

tộc người ở Lào. Những ảnh hưởng này vừa cho thấy những tương tác đa chiều trong công

tác xác định thành phần tộc người ở Việt Nam, vừa khẳng định một thực tế là Việt Nam đã

tiếp nhận một cách sáng tạo và có chọn lọc những tiêu chí của Liên bang Xô-viết, và Trung

1 Ở Việt Nam còn gọi là “xác định thành phần dân tộc”; và “tộc người” cũng được gọi là “dân tộc”.

Page 2: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

2

Quốc để xây dựng một bộ tiêu chí xác định thành phần tộc người phù hợp với thực tiễn vấn

đề tộc người ở Việt Nam.

Xác định thành phần tộc người ở Việt Nam: Một tiến trình chưa kết thúc

Xác định thành phần tộc người là vấn đề rất quan trọng trong chính sách dân tộc và

quản lý mối quan hệ dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngay sau khi hòa bình lập

lại ở miền Bắc (1954), vấn đề xác định thành phần tộc người đã sớm được đặt ra thành một

nhiệm vụ đối với những người làm chính sách và các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà

nghiên cứu dân tộc học.2 Vào cuối những năm 1950, một số nhà dân tộc học đã bước đầu

tiến hành nghiên cứu xác định thành phần tộc người ở Việt Nam. Chẳng hạn, năm 1957,

nhà dân tộc học Lã Văn Lô đã nghiên cứu và công bố tài liệu về tình hình và đặc điểm dân

tộc thiểu số ở Việt Nam trên Tập san Dân tộc của Ủy ban Dân tộc Trung ương (Lã Văn Lô,

1957: tr.11-21).3 Đây cũng là thời điểm nhiều thông tin về vấn đề dân tộc và nghiên cứu

tộc người ở Liên bang Xô-viết, Trung Quốc và một số quốc gia xã hội chủ nghĩa khác được

đăng tải trên tập san này (Tập san Dân tộc, 1958: tr.38-40; Tập san Dân tộc, 1958: tr.39-

40). Không lâu sau khi được thành lập, tháng 8 năm 1960, Tổ Bộ môn Dân tộc học - Khảo

cổ học của Khoa Lịch sử (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) đã phối hợp với Tổ Dân tộc

học của Viện Sử học tổ chức hội thảo về tiêu chí xác định thành phần dân tộc. Một số thông

tin về xác định thành phần dân tộc của hội thảo này sau đó được công bố trên Tập san Dân

tộc và Đoàn kết dân tộc (Thiện Căn, 1961: tr. 37-38; Nguyễn Bình, 1961: tr. 32-40; Trường

Sơn, 1961: tr. 13-16; Lã Văn Lô, 1962; Mạc Đường, 1962; Hoàng Thị Châu và Nguyễn

Linh, 1963). Tuy nhiên, các nhà khoa học lúc đó chưa có sự thống nhất về bộ tiêu chí xác

định thành phần tộc người (Khổng Diễn 2002: tr.51-59). Đến năm 1968, Viện Dân tộc học

(sau đây viết là Viện) được thành lập,4 và được giao nhiệm vụ xác định thành phần dân tộc

ở Việt Nam. Để triển khai nhiệm vụ này, Viện đã phối hợp với một số cơ quan để xác định

bộ tiêu chí, tiến hành điều tra và xây dựng danh mục thành phần tộc người ở Việt Nam.

Một câu hỏi quan trọng lúc đó là sử dụng tiêu chí nào để xác định thành phần tộc

người ở Việt Nam. Dựa trên quan điểm và đường lối dân tộc của Đảng, lý luận của chủ

nghĩa Mác-Lênin, tham khảo và tiếp nhận kinh nghiệm có chọn lọc của Liên bang Xô-viết

và Trung Quốc, đồng thời kế thừa thành tựu xây dựng tiêu chí và bước đầu xác định thành

2 Trước đó, các triều đại phong kiến và chính quyền thực dân cũng đã có các nỗ lực nhất định nhằm xác

định thành phần tộc người ở Việt Nam .

3 Về tác giả Lã Văn Lô và nghiên cứu của ông, xem thêm bài của tác giả Chu Xuân Giao trong cuốn sách

này.

4 Trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).

Page 3: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

3

phần dân tộc từ cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, qua các cuộc thảo luận giữa

các nhà khoa học ở Viện với các nhà khoa học của những ngành liên quan, với các nhà

quản lý công tác dân tộc, ba tiêu chí để xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam đã được

xây dựng. Theo đó, một cộng đồng được coi là một dân tộc (ethnic group) cần phải: (i) Có

chung tiếng nói (ngôn ngữ); (ii) Có chung đặc điểm văn hóa; và (iii) Có chung ý thức tự

giác, tự nhận cùng một dân tộc. Ba tiêu chí này thường được diễn đạt ngắn gọn là một cộng

đồng cần có chung Ngôn ngữ, Đặc điểm văn hóa và Ý thức tự giác tộc người. Các tiêu chí

này đảm bảo cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn đặc thù về vấn đề dân tộc ở

Việt Nam.

Ba tiêu chí trên được sử dụng để tiến hành điều tra và xác định thành phần tộc người

ở Việt Nam. Nhiều đoàn cán bộ của Viện, với sự tham gia của các nhà dân tộc học ở các

cơ quan khác như Bộ môn Dân tộc (Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) và

các nhà ngôn ngữ học đã đi thực địa gặp gỡ, trao đổi với người dân, tiến hành các cuộc hội

thảo ở địa phương để lấy ý kiến của cán bộ và nhân dân. Trong quá trình này, một nguyên

tắc được quán triệt là việc xác định thành phần dân tộc vừa căn cứ vào lời tự khai của người

dân địa phương, vừa phải kết hợp với tri thức khoa học của các nhà dân tộc học và các

khoa học liên quan để so sánh, đối chiếu. Thực tiễn cho thấy có một số trường hợp không

dễ xác định, như nhóm người thuộc dân tộc này lại dùng ngôn ngữ của dân tộc khác, nhóm

người bị ảnh hưởng sâu đậm bởi văn hóa của dân tộc khác, nhóm người tự nhận là một dân

tộc song không vì ý thức tự giác, mà vì tâm lý hoặc lợi ích riêng. Đối với những trường

hợp như vậy được Viện trao đổi và thảo luận để thống nhất tộc danh là gì (Bế Viết Đẳng,

2006: tr.239-261).

Trên cơ sở kết quả của cuộc điều tra, xác định này, năm 1979 Tổng cục Thống kê đã

ban hành bản Danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam (sau đây viết gọn là Danh

mục) gồm 54 dân tộc. Trong số 54 dân tộc này, có một số dân tộc bao gồm nhiều nhóm địa

phương và tính tổng cộng thì có tới hơn 300 nhóm địa phương thuộc các dân tộc ở Việt

Nam. Đây là đóng góp lớn của Viện trong việc triển khai nhiệm vụ xác định thành phần

dân tộc ở Việt Nam (Tạp chí Dân tộc học 1979: tr.58-63). Sau 40 năm, Danh mục 54 dân

tộc này vẫn được công nhận và sử dụng trong các văn bản pháp luật, chính sách và công

tác dân tộc của Nhà nước ở Việt Nam.

Tuy nhiên, từ những năm 1980, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã có nhiều biến động quan

trọng, như Liên bang Xô-viết và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bị sụp đổ, Trung

Quốc tiến hành cải cách, Việt Nam tiến hành Đổi mới. Quá trình Đổi mới ở Việt Nam từ

năm 1986 dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực cho các dân tộc, kể cả các

dân tộc thiểu số ít người ở miền núi, song cũng chứng kiến một số xung đột có nguồn gốc

Page 4: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

4

từ đòi lại đất của ông cha, đòi quyền tự quyết, đòi xây dựng nhà nước riêng, v.v., ở một số

địa bàn dân tộc thiểu số, ví dụ cuộc bạo loạn ở Tây Nguyên, những bất ổn ở Tây Bắc và

Tây Nam Bộ. Đồng thời, ngày càng có nhiều địa phương nêu nguyện vọng xem xét lại

thành phần tộc người, như đòi tách thành tộc người riêng, thay đổi tên gọi tộc người, v.v.

Thực tiễn này đặt ra yêu cầu nghiên cứu xác định lại thành phần dân tộc đối với một số

nhóm địa phương và tộc người.

Trong bối cảnh đó, từ năm 2001 đến năm 2008, Viện triển khai Dự án nghiên cứu

nhằm xác định lại một số dân tộc ở Việt Nam. Trong quá trình triển khai Dự án này, vấn

đề then chốt nhất vẫn là tiêu chí xác định thành phần tộc người là gì? Các cuộc hội thảo,

tọa đàm được tổ chức, trong đó có Hội thảo ở Hà Nội vào ngày 2 tháng 7 năm 2002 về tiêu

chí xác định lại thành phần các dân tộc ở Việt Nam đã chứng kiến nhiều ý kiến và quan

điểm mới.5 Tuy nhiên, Dự án cuối cùng vẫn sử dụng ba tiêu chí cũ6 vì các tiêu chí này còn

nguyên giá trị (Viện Dân tộc học - Viện Ngôn ngữ học, 2002). Với các tiêu chí này, Dự án

này đã tiến hành điều tra, xác định 42 nhóm địa phương thuộc 19 dân tộc, kể cả dân tộc

thiểu số và dân tộc Kinh (Việt) trên địa bàn của 23 tỉnh trong cả nước và tổ chức một số

hội thảo, tọa đàm ở Hà Nội và các địa phương lấy ý kiến đóng góp. Một trong những sản

phẩm của Dự án là các kiến nghị chính sách, bao gồm: (i) giữ nguyên một số nhóm địa

phương;7 (ii) điều chỉnh năm nhóm địa phương từ các dân tộc Tày, Sán Chay, Giáy và Kinh

(Việt) sang các dân tộc khác; (iii) xác định có một nhóm địa phương mới;8 và tách ba nhóm

địa phương thành dân tộc mới9 (Khổng Diễn, 2006: tr.185-188). Năm 2008, Dự án này kết

thúc với kết quả được đánh giá loại xuất sắc, nhưng Báo cáo kết quả nghiên cứu của Dự án

lại được xếp vào chế độ bảo mật thay vì công bố với công chúng.

5 Về các ý kiến này, xem Vương Xuân Tình, “Về vấn đề tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc ở Việt

Nam từ năm 1986 đến nay”, trong sách Vương Xuân Tình (Chủ biên) (2018), Các dân tộc ở Việt Nam, Tập

4, Quyển 2, Nhóm ngôn ngữ Hán và Mã Lai - Đa Đảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 629-884.

6 Đó là: (i) Có chung tiếng nói (ngôn ngữ); (ii) Có chung đặc điểm văn hóa; và (iii) Có chung ý thức tự

giác, tự nhận cùng một dân tộc.

7 Kiến nghị 33 nhóm địa phương thuộc 15 dân tộc vẫn giữ nguyên thành phần dân tộc, không tách thành

dân tộc riêng, đó là 33 nhóm địa phương của các dân tộc: Tày, Hmông, Phù Lá, Pà Thẻn, Bố Y, Thổ, Chứt,

Bru-Vân Kiều, Tà-ôi, Ba-na, Xơ-đăng, Giẻ-Triêng, Ê-đê, Cơ-ho và Chăm.

8 Đó là những người tự gọi mình là Tà Mun thuộc dân tộc Xtiêng ở tỉnh Bình Phước, nay trở thành một

nhóm địa phương của dân tộc này.

9 Đó là: nhóm Cao Lan (thuộc dân tộc Sán Chay) thành dân tộc Cao Lan; nhóm Sán Chí (thuộc dân tộc Sán

Chay) thành dân tộc Sán Chí; và nhóm Ca-dong (thuộc dân tộc Xơ-đăng) thành dân tộc Ca-dong.

Page 5: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

5

Trong quá trình thực hiện Dự án này, và cho đến nay, các nhà dân tộc học ở Việt Nam

vẫn có hai nhóm ý kiến khác nhau. Một nhóm ý kiến cho rằng cần xác định lại một số dân

tộc bao gồm cả một số nhóm địa phương của các dân tộc cụ thể. Trong khi đó, nhóm ý kiến

thứ hai nhận định không cần xác định lại thành phần tộc người, với lập luận rằng có yếu tố

lợi ích kinh tế chi phối các đề nghị xác định lại thành phần của một số dân tộc và nhóm địa

phương, và lo lắng rằng hệ quả có thể sẽ dẫn đến xu hướng phân ly tộc người trong khi đây

không phải là vấn đề phải làm ngay.10

Trong những năm sau đó, vấn đề xác định thành phần dân tộc tiếp tục được đặt ra và

nhiệm vụ này được giao cho Ủy ban Dân tộc. Năm 2013, “Chương trình hành động thực

hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020” của Chính phủ đã giao cho Ủy ban Dân

tộc phối hợp với các bộ, ngành, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tiến hành nhiệm

vụ “Xác định thành phần, tên gọi một số dân tộc và xây dựng Bảng danh mục thành phần

các dân tộc thiểu số Việt Nam”.11 Thực hiện nhiệm vụ này, Ủy ban Dân tộc vừa kế thừa

kết quả nghiên cứu dân tộc học đã có vừa tìm hiểu nguyện vọng xác định lại thành phần

dân tộc của các địa phương.12 Trong hai năm 2014 và 2015, một số hội thảo được Ủy ban

Dân tộc tổ chức để bàn về tính cấp thiết và các tiêu chí xác định thành phần tộc người. Điều

thú vị là ba tiêu chí đã được các nhà dân tộc học và cộng sự sử dụng trước đó13 vẫn được

giữ nguyên, ngoài việc thay đổi thứ tự và một số từ ngữ, đó là: (i) Có chung ý thức tự giác

dân tộc; (ii) Có chung ngôn ngữ; và (iii) Có chung những đặc điểm mang tính bản sắc văn

hóa dân tộc. Kết quả nhiệm vụ “Xác định thành phần, tên gọi một số dân tộc và xây dựng

Bảng danh mục thành phần các dân tộc thiểu số Việt Nam” hiện vẫn chưa được công bố.

Nghĩa là, Danh mục gồm 54 tộc người được ban hành năm 1979 vẫn có tính pháp lý trong

hoạch định và thực thi chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam.14

Những ảnh hưởng đa chiều của trường phái Xô-viết

Rõ ràng là nhiệm vụ xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam còn chưa kết thúc.

Nhưng nhìn lại quá trình xác định và xác định lại thành phần dân tộc ở Việt Nam kéo dài

10 Nghĩa là không cần phải xác định lại ngay.

11 Cụ thể, xem Quyết định số 2356/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ “Ban hành Chương trình hành động

thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020”.

12 Xem thêm Lò Giàng Páo (2014: tr.57-64).

13 Trong những năm 1960, 1970, và 2000.

14 Theo Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính

phủ quyết định (số 2356/QĐ-Ttg), nhiệm vụ “Xác định thành phần, tên gọi một số dân tộc và xây dựng

Bảng danh mục thành phần các dân tộc thiểu số Việt Nam” được triển khai từ năm 2014-2016.

Page 6: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

6

hơn nửa thế kỷ qua cho thấy (i) nhiệm vụ xác định thành phần tộc người là quan trọng; và

(ii) các tiêu chí xác định thành phần dân tộc cũng là vấn đề quan trọng không kém. Cùng

với một số yếu tố khác trong tiến trình xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam, chúng ta

thấy rõ hai điểm này ((i) và (ii)) đều có những ảnh hưởng của trường phái Xô-viết thông

qua các con đường khác nhau.

Thứ nhất, về nhiệm vụ xác định thành phần tộc người ở Liên bang Xô-viết và Việt

Nam, cũng như Trung Quốc và Lào, thực tiễn triển khai nhiệm vụ xác định thành phần dân

tộc ở Liên bang Xô-viết cho thấy nhiệm vụ xác định thành phần tộc người được đặt ra rất

sớm và có liên hệ với nhau, trước tiên là ở Liên bang Xô-viết, sau đó là ở Trung Quốc, rồi

đến Việt Nam và Lào. Ở Liên bang Xô-viết, tiến trình xác định thành phần tộc người đã

diễn ra qua nhiều giai đoạn khác nhau.15 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, các nhà

dân tộc học và các cộng sự đã có những thảo luận rất sôi nổi, nhất là về các khái niệm, sự

phân loại và cách tiếp cận.16 Nhưng cuối cùng thì họ xây dựng bốn tiêu chí để xác định

thành phần tộc người ở Liên bang Xô-viết, đó là: (i) Cùng cư trú trên một phạm vi lãnh thổ

nhất định; (ii) Cùng nói một ngôn ngữ nhất định; (iii) Có chung các đặc điểm văn hóa; và

(iv) Có cùng ý thức dân tộc hay là tự giác dân tộc. Kết quả số liệu điều tra dân số toàn liên

bang năm 1926 (công bố năm 1927) cho thấy Liên bang Xô-viết có 169 tộc người (Bế Viết

Đẳng 2006: tr.122). Sau đó, số liệu điều tra dân số năm 1989 cho thấy số lượng tộc người

thuộc Liên bang Xô-viết giảm xuống còn 113 dân tộc có dân số từ 1.000 người trở lên,

trong đó 21 dân tộc có dân số từ 1 triệu người trở lên.17

Thứ hai, Việt Nam còn tiếp nhận và tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, song

điều thú vị là công tác xác định thành phần tộc người ở Trung Quốc cũng có phần bị ảnh

hưởng bởi Liên bang Xô-viết (Mullaney, 2011: tr.67-68).18 Sau khi giành được độc lập vào

năm 1949, Đảng và Nhà nước Trung Quốc nhấn mạnh phải xác định thành phần tộc người

ở Trung Quốc. Để triển khai nhiệm vụ này, một vấn đề then chốt nhất chính là các tiêu chí

15 Về vấn đề này, xem Vương Xuân Tình, Sđd, tr. 629-884.

16 Về vấn đề này, xem Vương Xuân Tình, Sđd, tr. 629-884.

17 “Soviet Union: Ethnic Groups” (http://www.voyagesphotosmanu.com/ethnic_groups_soviet

_union.html).

18 Ngoài ra, các nhà khoa học Trung Quốc còn bị ảnh hưởng từ học giả người Anh - H.R. Davies về phân

loại ngôn ngữ.

Page 7: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

7

xác định thành tộc người. Nhưng phải đến những năm 1980,19 các tiêu chí xác định thành

phần tộc người ở Trung Quốc mới được thống nhất, trong đó có các tiêu chí là: (i) Ngôn

ngữ; (ii) Lãnh thổ; và (iii) Nguồn gốc lịch sử. Kết quả là năm 1990, Trung Quốc công bố

danh mục 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán là đa số, còn 55 dân tộc thiểu số (Wang Linzhu,

2015; Mullaney, 2011: tr.1-17; Yun Zhou20).

Thứ ba, chính nhiệm vụ xác định thành phần tộc người ở Việt Nam đến lượt nó lại có

ảnh hưởng đối với nhiệm vụ xác định thành phần tộc người ở Lào. Việc xác định thành

phần tộc người ở Lào đã diễn ra từ thời kỳ thực dân, và dưới chế độ Hoàng gia (1954-1974)

nhưng còn đơn giản. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là từ năm 1975,21 nhiệm vụ

xác định thành phần dân tộc ở Lào được đẩy mạnh theo hướng tham khảo kinh nghiệm và

các tiêu chí của Liên bang Xô-viết, Trung Quốc, và Việt Nam.

Từ năm 1975, các nhà dân tộc học và cán bộ của Ban Dân tộc thuộc Mặt trận Lào xây

dựng đất nước đã xây dựng tiêu chí và nghiên cứu xác định thành phần dân tộc để phục vụ

công tác điều tra dân số. Phương pháp triển khai bám sát quan điểm về bốn yếu tố tạo nên

tộc người của Tổng Bí thư Kaysone Phomvihane được nêu trong Đại hội Dân tộc năm

1981, đó là có sự thống nhất về ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế - xã hội và tâm lý. Quan điểm

này được xem ảnh hưởng từ Joseph Stalin. Tuy nhiên khi xây dựng tiêu chí xác định thành

phần tộc người, xuất phát từ thực tiễn xã hội Lào, các nhà khoa học và những người có

trách nhiệm đã vận dụng quan điểm của Kaysone Phomvihane và thêm yếu tố mới để xây

dựng thành ba tiêu chí: (i) Thống nhất về ngôn ngữ; (ii) Thống nhất về đời sống vật chất

và tinh thần; (iii) Nguồn gốc và di cư của tộc người.

Theo số liệu từ các cuộc điều tra dân số, cuộc điều tra dân số 1983-1985 cho thấy Lào

có 820 dân tộc do người dân tự khai. Cũng vào năm 1985, Ủy ban các phầu Lào đã xây

dựng một danh mục tộc người Lào gồm 47 đơn vị (Nguyễn Duy Thiệu, 1996: tr.29-31).22

19 Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng từ những năm cuối những năm 1950, các nhà khoa học đã xác định nước

này có 56 dân tộc và coi như vấn đề xác định thành phần dân tộc đã được khép lại (Khổng Diễn 2002: tr.51-

59).

20 Yun Zhou. “Question of Ethnic Group Formulation in the Chinese Census”. Department of Sociology

Peking University, Beijing, China (https://iussp.org/sites/default/files/event).

21 Theo Nguyễn Duy Thiệu (1996: tr.27) thì nhiệm vụ này đã được Ban xây dựng cương lĩnh của Đảng đã

tiến hành ở tám tỉnh thuộc Bắc Lào, và một số điểm trong vùng kiểm soát của chính quyền Viêng Chăn, đã

xây dựng danh mục tộc người gồm 68 đơn vị (gọi là “phầu”), nhưng bảng danh mục này chưa được công

bố chính thức.

22 Trong khi đó, Pholsena cho rằng cuộc điều tra dân số vào năm 1983-1985 công bố kết quả là Lào có tới

850 tộc người do người dân tự xác định (Pholsena, 2002: tr.175-197).

Page 8: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

8

Từ kết quả đã nêu, trên cơ sở dựa vào ba tiêu chí về tiếng nói, đặc điểm sinh hoạt văn hóa

và ý thức tự giác tộc người,23 năm 1990 Nguyễn Duy Thiệu cùng Khămbay Nhunđalạt

(Viện trưởng Viện Dân tộc học Lào) đã bước đầu xây dựng danh mục gồm 38 tộc người ở

Lào (Nguyễn Duy Thiệu, 1996: tr.29-31). Tuy nhiên, cuộc điều tra dân số năm 1995 ở Lào

công bố kết quả là Lào có 47 tộc người (Pholsena, 2002: tr.175-197). Vào năm 1999, Ban

Dân tộc của Mặt trận Lào xây dựng đất nước đã thực hiện cuộc điều tra lớn kéo dài bốn

tháng về xác định thành phần dân tộc và đã xác định thêm hai tộc người mới, nâng tổng số

ở Lào có 49 tộc người.

Nhìn lại tiến trình xác định thành phần dân tộc ở Liên bang Xô-viết, Trung Quốc và

Việt Nam, và Lào, chúng ta nhận thấy cả bốn quốc gia đều nhấn mạnh tầm quan trọng và

đã triển khai từ rất sớm nhiệm vụ xác định thành phần dân tộc ở mỗi nước, trong đó đầu

tiên là Liên bang Xô-viết, sau đó là Trung Quốc rồi đến Việt Nam, Lào, dù Việt Nam công

bố danh mục thành phần dân tộc sớm hơn Trung Quốc. Thứ hai, trong khi triển khai nhiệm

vụ xác định thành phần tộc người, thì vấn đề quan trọng số một là tiêu chí xác định thành

phần tộc người. Liên quan đến vấn đề tiêu chí thì ở cả bốn quốc gia này đều có những tranh

luận với nhiều ý kiến khác nhau song cuối cùng mỗi nước đều có bộ tiêu chí riêng. Điểm

quan trọng là đối chiếu các bộ tiêu chí này của Liên bang Xô-viết, Trung Quốc, Việt Nam,

Lào, chúng ta thấy vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác biệt.

Bảng 1: Bộ tiêu chí xác định thành phần dân tộc ở Liên bang Xô-viết, Trung

Quốc, Việt Nam, và Lào

Tiêu chí Liên bang Xô-

viết

Trung Quốc Việt Nam Lào

(i) Cùng cư trú trên

một phạm vi lãnh

thổ nhất định

Ngôn ngữ Có chung tiếng

nói (ngôn ngữ)

Thống nhất về

ngôn ngữ

(ii) Cùng nói một

ngôn ngữ nhất

định

Lãnh thổ Có chung đặc

điểm văn hóa

Thống nhất về

đời sống vật

chất và tinh

thần

23 Ba tiêu chí này hoàn toàn giống với ba tiêu chí trong xác định thành phần tộc người ở Việt Nam.

Page 9: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

9

(iii) Có chung các đặc

điểm văn hóa

Nguồn gốc lịch

sử

Có chung ý

thức tự giác, tự

nhận cùng một

dân tộc

Nguồn gốc và

di cư của tộc

người

(iv) Có cùng ý thức

dân tộc hay là tự

giác dân tộc

Bên cạnh hai yếu tố quan trọng nêu trên còn có nhiều minh chứng cho thấy những nét

tương đồng trong công tác xác định thành phần dân tộc ở Liên bang Xô-viết với Trung

Quốc, Việt Nam và Lào, như vai trò quan trọng của Nhà nước và các nhà dân tộc học, ngôn

ngữ học; việc xác định thành phần dân tộc diễn ra trong thời gian dài và có xu hướng gộp

nhóm địa phương để giảm số lượng tộc người; và nhấn mạnh đến các đặc điểm văn hóa và

ý thức tự giác tộc người trong khi chối bỏ yếu tố chủng tộc (race) trong tiến trình xác định

thành phần dân tộc.

Có thể nói, những phác họa và phân tích về công tác xác định thành phần dân tộc ở

Liên bang Xô-viết, Trung Quốc, Việt Nam và Lào cho thấy những ảnh hưởng rõ nét của

trường phái Xô-viết đối với các quốc gia còn lại. Nhìn vấn đề này từ Việt Nam, chúng ta

thấy rõ những ảnh của trường phái Xô-viết đối với Việt Nam vừa trực tiếp vừa gián tiếp

thông qua Trung Quốc. Tuy nhiên, với Việt Nam, và có lẽ giống như hai quốc gia còn lại,

đã tiếp nhận ảnh hưởng và tham khảo kinh nghiệm từ Liên bang Xô-viết, và Trung Quốc,

song đó là một sự tiếp nhận và tham khảo có chọn lọc để tự xây dựng bộ tiêu chí xác định

thành phần tộc người của Việt Nam, ở Việt Nam, đó là: (i) Có chung tiếng nói (ngôn ngữ);

(ii) Có chung đặc điểm văn hóa; và (iii) Có chung ý thức tự giác, tự nhận cùng một dân

tộc. Ở Việt Nam, các nhà dân tộc học và cộng sự có thể nhận thấy tính phức tạp của vấn

đề nguồn gốc dân tộc, và lãnh thổ, nên đã không sử dụng tiêu chí lãnh thổ trong bộ tiêu chí

xác định thành phần dân tộc của Liên bang Xô-viết, và không sử dụng hai tiêu chí lãnh thổ

và nguồn gốc tộc người trong bộ tiêu chí xác định thành phần tộc người của Trung Quốc.

Kết luận

Xác định thành phần tộc người là một vấn đề quan trọng trong chính sách dân tộc ở

Việt Nam. Nhiệm vụ này được khởi động từ giữa những năm 1950 và đến nay vẫn còn là

vấn đề còn tiếp tục đặt ra ở cả góc độ lý luận, chính sách, và đòi hỏi của thực tiễn. Nhìn lại

tiến trình xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, tôi muốn nhấn

Page 10: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

10

mạnh đến tầm quan trọng của nhiệm vụ xác định thành phần dân tộc và các tiêu chí để xác

định thế nào là một tộc người.

Từ giữa những năm 1950, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã coi trọng và quyết tâm

thực hiện nhiệm vụ xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam. Bằng việc tiếp nhận và tham

khảo một cách sáng tạo và có chọn lọc những kinh nghiệm của Liên bang Xô-viết và Trung

Quốc để xây dựng bộ tiêu chí xác định thành phần dân tộc phù hợp với thực tiễn xã hội

Việt Nam, một danh mục gồm 54 dân tộc ở Việt Nam đã chính thức được công bố vào năm

1979. Trong những thập niên sau đó, sức ép từ nhiều phía đã đặt ra yêu cầu xác định lại

thành phần một số tộc người, các nhà dân tộc học và một số cơ quan quản lý của Nhà nước

đã triển khai các hoạt động xác định lại thành phần dân tộc. Điều thú vị là, qua hai lần xác

định lại thành phần một số dân tộc trong những năm gần đây, ba tiêu chí xác định thành

phần tộc người được xây dựng từ cuối những năm 1960 và trong những năm 1970 vẫn tiếp

tục được sử dụng mà không có thay đổi gì lớn. Toàn bộ tiến trình xác định thành phần dân

tộc ở Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua cho thấy những ảnh hưởng trực tiếp từ Liên bang

Xô-viết, và thông qua Trung Quốc, rồi đến lượt nó là những ảnh hưởng từ Việt Nam sang

Lào. Giống với các quốc gia khác, Việt Nam đã tiếp nhận một cách có chọn lọc các tiêu

chí xác định thành phần tộc người của Liên bang Xô-viết và Trung Quốc, để xây dựng một

bộ tiêu chí xác định thành phần tộc người phù hợp với thực tiễn vấn đề tộc người ở Việt

Nam.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Bình 1961. “Dân tộc Thái trên đường hình thành dân tộc xã hội chủ nghĩa.”

Tập san Dân tộc 19, tr. 32-40.

Bromlei, I.V. 1974. “Thử phân loại các loại hình tộc người.” Tạp chí Dân tộc học, số

1, tr. 98-122.

Broucek, Stanislav và cộng sự 1989. “Góp phần phân loại các loại hình quá trình tộc

người.” Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr. 82-86.

Thiện Căn 1961. “Nguyên tắc phân loại các dân tộc trên thế giới.” Tập san Dân tộc,

số 29, tr. 37-38.

Hoàng Thị Châu và cộng sự 1963. “Vài ý kiến về công tác xác minh các dân tộc thiểu

số ở miền Bắc nước ta.” Tập san Dân tộc, số 38, tr. 33-40.

Phan Ngọc Chiến 2003. “Quan điểm của một số nhà nhân học phương Tây về tiêu

chí đặc điểm văn hóa trong việc xác định thành phần dân tộc.” Tạp chí Dân tộc học, số 2,

tr. 56-59.

Page 11: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

11

Nguyễn Văn Chính 2016. “Lý thuyết về tộc người và những thách thức mới trong

nghiên cứu tộc người ở Việt Nam.” Tạp chí Dân tộc học, số 1&2, tr. 131-146.

Phan Hữu Dật 2002. “Bàn thêm về tiêu chí xác định thành phần các dân tộc ở Việt

Nam.” Trong Viện Dân tộc học - Viện Ngôn ngữ học 2002. Kỷ yếu Hội thảo bàn về tiêu

chí xác định lại thành phần dân tộc ở Việt Nam, tr. 41-44. Lưu tại Thư viện Viện Dân tộc

học.

Phan Hữu Dật 2004. Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam. Hà Nội: Nxb Chính

trị quốc gia.

Khổng Diễn. 2002. “Về việc xác định lại thành phần một số dân tộc ở Việt Nam.”

Tạp chí Dân tộc học 4: 51-59.

Khổng Diễn 2004. “Trở lại thành phần dân tộc của người Nguồn.” Tạp chí Dân tộc

học, số 6, tr. 3-16.

Khổng Diễn 2006. “Điều tra xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam (2002-2005)”.

Báo cáo tổng hợp kết quả Dự án. Lưu tại Phòng Lưu trữ, Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa

học Xã hội Việt Nam.

Bùi Minh Đạo 2017. “Một số quan điểm và vấn đề đặt ra về xác định thành phần dân

tộc ở Việt Nam hiện nay.” Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr. 13-21.

Bế Viết Đẳng 2006. Dân tộc học Việt Nam - Định hướng và thành tựu nghiên cứu.

Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.

Mạc Đường 1962. “Những vấn đề cơ bản trong công tác xác minh dân tộc.” Tập san

Đoàn kết dân tộc, số 35.

Mạc Đường 2003. “Trao đổi về tiêu chuẩn xác định thành phần dân tộc.” Tạp chí Dân

tộc học, số 1, tr. 65-67.

Keys, Charles F 1992. Who are Lue Revisited ? Ethnic Identity in Lao, Thailand and

China. Working Paper. Massachusetts Institute of Technology, Center for International

Studies.

Kozlov, Victor I 1980. “The Classification of Ethnic Communities: The Present

Position in the Soviet Debate.” Ethnic and Racial Studies, Vol. 3, No. 2, pp. 123-139.

Lao People’s Democratic Republic 2015. Ethnic Group Development Plan. Report.

Lã Văn Lô 1957. “Số liệu về tình hình và đặc điểm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.”

Tập san Dân tộc, số 6, tr. 11-21.

Page 12: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

12

Lã Văn Lô 1962. “Bàn thêm về tiêu chuẩn để xác minh thành phần các dân tộc thiểu

số.” Tập san Dân tộc, số 36.

Nguyễn Văn Lợi 2002. “Vấn đề ngôn ngữ trong xác định thành phần dân tộc ở Việt

Nam.” Tạp chí Dân tộc học, số 5, tr. 50-57.

Hoàng Lương 2002. “Những tiêu chí tạo nên một tộc người.” Trong Viện Dân tộc học

- Viện Ngôn ngữ học, tr. 62-73. Hội thảo bàn về tiêu chí xác định lại thành phần dân tộc ở

Việt Nam. Thư viện Viện Dân tộc học: Kỷ yếu Hội thảo.

Nguyễn Văn Mạnh. 2002. “Một vài suy nghĩ về xác định thành phần các dân tộc ở

Việt Nam.” Trong Viện Dân tộc học - Viện Ngôn ngữ học 2002. Kỷ yếu Hội thảo bàn về

tiêu chí xác định lại thành phần dân tộc ở Việt Nam, tr. 74-77. Lưu tại Thư viện Viện Dân

tộc học.

Nguyễn Văn Mạnh 2003. “Vấn đề tên gọi và thành phần tộc người của các dân tộc

thiểu số ở vùng núi khu vực Bình Trị Thiên.” Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr. 45-48.

Morning, Ann. “Ethnic Classification in International Perspective: A Cross-National

Servey of the 2000 Census Round, Department of Sociology”. New York University

(https:// unstats.un.org/unsd/ demographic/sconcerns/ popchar/Morning.pdf). (Truy cập

ngày 20 tháng 7 năm 2017).

Mullaney, Thomas S. 2011. Coming to Terms with the Nation: Ethnic Classification

in Modern China. University of California Press.

Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc (thay thế Nghị định

số 84/2012/NĐ-CP). Cổng thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc (http://www.

cema.gov.vn/gioi-thieu.htm). (Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2017).

Lò Giàng Páo 2014. “Cơ cấu dân số và thành phần dân tộc thiểu số ở nước ta.” Tạp

chí Dân tộc học, số 1&2, tr. 57-64.

Pholsena, Vatthana 2002. “Nation/Representation: Ethnic Classification and

Mapping Nationhood in Contemporary Laos.” Asian Ethnicity, Vol. 3, No. 2, pp. 175-197.

Pholsena, Vatthana 2006. Post-war Laos: The Politics of Culture, History, and

Identity. Ithaca: Cornell University Press.

Quyết định số 2356/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ “Ban hành Chương trình hành

động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020”. Cổng thông tin điện tử chính

phủ (http://www2.chinhphu.vn/portal/ page/portal/chinhphu/noidungchuongtrinh

Page 13: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

13

quocgiakhac?docid=2415&substract=&strutsAction=ViewDetailAction.do). (Truy cập

ngày 25 tháng 7 năm 2017).

“Soviet Union: Ethnic Groups” (http://www.voyagesphotosmanu. com/ethnic_

groups_soviet_uni on. html). (Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2017).

Trường Sơn 1961. “Bàn thêm về vấn đề nhận thức và nghiên cứu đặc điểm dân tộc

thiểu số.” Tập san Dân tộc, số 30, tr. 13-16.

Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1979. “Danh mục các thành

phần dân tộc Việt Nam”. Tạp chí Dân tộc học, số 1, tr. 58-63.

Lê Ngọc Thắng 2002. “Trở lại vấn đề tiêu chí xác minh thành phần tộc người ở nước

ta.” Trong Viện Dân tộc học - Viện Ngôn ngữ học 2002. Kỷ yếu Hội thảo bàn về tiêu chí

xác định lại thành phần dân tộc ở Việt Nam, tr.83-89. Lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học.

Tập san Dân tộc. 1958. Số 4.

Tập san Dân tộc. 1958. Số 5.

Nguyễn Văn Thắng 2002. “Thành phần tộc người của nhóm Miểu và vấn đề áp dụng

các tiêu chuẩn phân loại tộc người.” Trong Viện Dân tộc học - Viện Ngôn ngữ học 2002.

Kỷ yếu Hội thảo bàn về tiêu chí xác định lại thành phần dân tộc ở Việt Nam, tr.90-102.

Lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học.

Nguyễn Duy Thiệu 1996. Cấu trúc tộc người ở Lào. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.

Vương Xuân Tình 2016. “Vấn đề dân tộc sau 30 năm Đổi mới ở Việt Nam: Góc nhìn

lý luận và thực tiễn.” Trong Đặng Nguyên Anh (chủ biên) 2016. Biến đổi xã hội ở Việt

Nam - Truyền thống & hiện đại. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội, tr. 209-222.

Nguyễn Khánh Toàn 1975. “Một vài quan điểm cơ bản cần được quán triệt trong quá

trình xây dựng danh mục các dân tộc thiểu số ở miền Bắc nước ta.” Trong Viện Dân tộc

học 1975. Vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam. Hà Nội:

Nxb Khoa học xã hội, tr.38-39.

Nguyễn Khắc Tụng 2002. “Bàn về tiêu chí xác định thành phần các dân tộc Việt

Nam.” Trong Viện Dân tộc học - Viện Ngôn ngữ học 2002. Kỷ yếu Hội thảo bàn về tiêu

chí xác định lại thành phần dân tộc ở Việt Nam, tr. 111-115. Lưu tại Thư viện Viện Dân

tộc học.

Đặng Nghiêm Vạn. 2002a. “Lại bàn về công tác xác minh thành phần các dân tộc

Việt Nam.” Trong Viện Dân tộc học - Viện Ngôn ngữ học 2002. Kỷ yếu Hội thảo bàn về

Page 14: Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người...1 Trường phái Xô-viết và công tác xác định thành phần tộc người ở Việt

14

tiêu chí xác định lại thành phần dân tộc ở Việt Nam, tr.116-136. Lưu tại Thư viện Viện

Dân tộc học.

Đặng Nghiêm Vạn 2002b. “Lại bàn về công tác xác minh thành phần các dân tộc ở

Việt Nam.” Tạp chí Dân tộc học, số 6, tr. 49-61.

Viện Dân tộc học 1975. Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền

Bắc Việt Nam. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.

Viện Dân tộc học - Viện Ngôn ngữ học 2002. Kỷ yếu Hội thảo bàn về tiêu chí xác

định lại thành phần dân tộc ở Việt Nam. Thư viện Viện Dân tộc học.

Wang Linzhu 2015. “The Identification of Minorities in China.” Asian-Pacific Law

& Policy Journal, Vol 16, No. 2, pp. 1-21.

Yun Zhou. “Question of Ethnic Group Formulation in the Chinese Census”.

Department of Sociology Peking University, Beijing, China (https://iussp.org/

sites/default/files/event). (Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2017).

Vương Xuân Tình: Tiến sĩ Dân tộc học (Viện Dân tộc học - Viện Hàn lâm Khoa học

xã hội Việt Nam, 1999), Nghiên cứu sau Tiến sĩ (Đại học Wisconsin - Madison, Hoa Kỳ,

2002), Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc học, nguyên Tổng biên

tập Tạp chí Dân tộc học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Các hướng nghiên

cứu chính: Ẩm thực, hưởng dụng đất ở vùng cao, văn hóa và phát triển, quan hệ dân tộc

xuyên quốc gia, quan hệ tộc người với quốc gia - dân tộc ở Việt Nam.

Vương Ngọc Thi: Thạc sĩ Xã hội học (Đại học Cambridge, Vương quốc Anh),

Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Max Planck Institute for the Study of Religious and Ethnic

Diversity (CHLB Đức), Nghiên cứu viên Viện Dân tộc học. Các hướng nghiên cứu chính:

Quan hệ tộc người và tác động của Trung Quốc đến các tộc người ở Đông Nam Á.