L C L NG CÔNG AN NHÂN DÂN: H NG T I I H I I BI U TOÀN ......Ni kh ca thành ph u tàu H ôm qua...

20
l Công an tận tình hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Bluezone để phòng, chống dịch bệnh. http://baophapluat.vn | http://phapluatplus.vn | http://tvphapluat.vn | http://doanhnhan.vn | http://sao.baophapluat.vn BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM PHÁT HÀNH TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC l ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 098.344.0666 - 091.357.7883 l GIÁ: 6.800Đ Số 266 (7.979) Thứ Ba ngày 22/9/2020 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRONG SỐ NÀY 14 CHÀO NGÀY MớI N ỗi bức bối của cả trăm ngàn người dân và doanh nghiệp tại TP HCM về vấn nạn chậm được cấp sổ hổng không chỉ bùng phát mới đây. Bức xúc này đã âm ỉ rất nhiều năm. Hơn một năm trước, ngày 10/4/2019, UBND TP từng tổ chức Hội nghị gặp gỡ với 100 doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn. (Trang 2) Nỗi khổ của thành phố “đầu tàu” Doanh nghiệp vận tải muốn lùi thời điểm lắp camera trên xe 2 7 Đ ó là một trong những yêu cầu mà Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nêu ra khi dự Lễ công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội hôm qua (21/9). (Trang 5) ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI: Xây dựng lộ trình phát triển trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ Trên 80% ca bệnh bạch hầu không tiêm chủng “ÁC MỘNG” SỔ HỒNG TẠI TP HCM: Nghịch lý “quýt làm, cam chịu” T ại TP HCM, suốt một thời gian dài, cho đến khi Hiệp hội bất động sản TP (HoREA) công bố thông tin chính thức, nhiều DN đã phải chịu tiếng oan “bội tín”, “chây ì nộp tiền”… Sự thật thì tại nhiều dự án, nguyên nhân chậm “sổ hồng” không đến từ chủ đầu tư, mà đến chính từ cơ quan chức năng địa phương, từ thực tế chờ chính sách rõ ràng, chờ kết quả các cuộc giám sát kiểm tra Trung ương chỉ đạo thực hiện. (Trang 6) Lý Sơn, Quảng Ngãi: Tranh cãi việc xây điểm dừng chân trên bãi nham thạch Ngôi trường chờ sập (Trang 10-11) LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN: Tuyệt đối không được thỏa mãn, chủ quan Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi chủ trì buổi làm việc của tập thể Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Đảng ủy công an Trung ương, cho ý kiến về dự thảo các văn kiện và công tác nhân sự trình Đại hội Đảng bộ Công an lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra hôm qua (21/9). (Trang 3) HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG T heo định hướng phát triển, đến năm 2030, Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước, là trung tâm vùng, đô thị hạt nhân của ĐBSCL. Theo đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nâng cao, tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, quốc phòng an ninh được bảo đảm vững chắc. Cần Thơ “đột phá” trở thành đô thị hạt nhân ĐBSCL (Trang 4) Đ ó là thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020 do Bộ Y tế tổ chức với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại hơn 700 điểm cầu hôm qua (21/9).

Transcript of L C L NG CÔNG AN NHÂN DÂN: H NG T I I H I I BI U TOÀN ......Ni kh ca thành ph u tàu H ôm qua...

  • lCông an tận tình hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng Bluezone để phòng, chống dịch bệnh.

    http://baophapluat.vn | http://phapluatplus.vn | http://tvphapluat.vn | http://doanhnhan.vn | http://sao.baophapluat.vn

    BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM PHÁT HÀNH TẤT CẢ CÁC NGÀY TRONG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC l ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 098.344.0666 - 091.357.7883 l GIÁ: 6.800Đ

    Số 266 (7.979) Thứ Ba ngày 22/9/2020XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985

    TRONG SỐ NÀY

    14

    CHÀO NGÀY MớI

    Nỗi bức bối của cả trăm ngàn người dân và doanhnghiệp tại TP HCM về vấn nạn chậm được cấp sổhổng không chỉ bùng phát mới đây. Bức xúc này đã âmỉ rất nhiều năm. Hơn một năm trước, ngày 10/4/2019,UBND TP từng tổ chức Hội nghị gặp gỡ với 100 doanhnghiệp bất động sản trên địa bàn. (Trang 2)

    Nỗi khổ của thành phố “đầu tàu”

    Doanh nghiệp vận tải muốn lùi thời điểm lắp camera trên xe 2

    7

    Đó là một trong những yêu cầu mà Thứ trưởng Bộ Tưpháp Đặng Hoàng Oanh nêu ra khi dự Lễ công bốNghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Đại họcLuật Hà Nội hôm qua (21/9). (Trang 5)

    ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI:Xây dựng lộ trình phát triển trongđiều kiện cạnh tranh mạnh mẽ

    Trên 80% ca bệnh bạch hầu không tiêm chủng“ÁC MỘNG” SỔ HỒNG TẠI TP HCM:

    Nghịch lý “quýt làm, cam chịu”Tại TP HCM, suốt một thời gian dài,cho đến khi Hiệp hội bất động sảnTP (HoREA) công bố thông tin chínhthức, nhiều DN đã phải chịu tiếng oan“bội tín”, “chây ì nộp tiền”… Sự thật thìtại nhiều dự án, nguyên nhân chậm “sổhồng” không đến từ chủ đầu tư, mà đếnchính từ cơ quan chức năng địa phương,từ thực tế chờ chính sách rõ ràng, chờkết quả các cuộc giám sát kiểm traTrung ương chỉ đạo thực hiện.

    (Trang 6)

    Lý Sơn, Quảng Ngãi:

    Tranh cãi việc xây điểm dừng chântrên bãi nham thạch

    Ngôi trường chờ sập

    (Trang 10-11)

    LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN:

    Tuyệt đối không được thỏa mãn, chủ quan

    Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi chủ trì buổi làmviệc của tập thể Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Đảng ủy công an Trung ương, cho ý kiếnvề dự thảo các văn kiện và công tác nhân sự trình Đại hội Đảng bộ Công an lần thứ VII,nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra hôm qua (21/9).

    (Trang 3)

    HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

    Theo định hướng phát triển, đến năm 2030, Cần Thơlà thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mangđậm bản sắc văn hóa sông nước, là trung tâm vùng, đôthị hạt nhân của ĐBSCL. Theo đó, đời sống vật chấtvà tinh thần của người dân nâng cao, tổ chức đảng vàhệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, quốc phòngan ninh được bảo đảm vững chắc.

    Cần Thơ “đột phá” trở thành đô thị hạt nhân ĐBSCL

    (Trang 4)

    Đó là thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Hộinghị trực tuyến tăng cường công tác phòng,chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàntiêm chủng năm 2020 do Bộ Y tế tổ chức với 63tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại hơn 700điểm cầu hôm qua (21/9).

  • 2 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 266 (7.979) Thứ Ba 22/9/2020 THờI Sự[email protected]

    Nỗi bức bối của cả trăm ngànngười dân và DN tại TPHCM về vấn nạn chậm được cấpsổ hổng không chỉ bùng phát mớiđây. Bức xúc này đã âm ỉ rấtnhiều năm. Hơn một năm trước,ngày 10/4/2019, UBND TP từngtổ chức Hội nghị gặp gỡ với 100doanh nghiệp bất động sản trênđịa bàn. Hội nghị cho thấy nhữngvướng mắc trên đã được TP nhậndiện, xác định nguyên nhân rất rõvà thậm chí Bí thư Nguyễn ThiệnNhân còn phải “cầm tay chỉviệc” từng Giám đốc Sở, từngchuyên viên.

    Tại Hội nghị, sau khi nghe đạidiện các DN và đại diện một số

    Sở ngành Xây dựng, Quy hoạchKiến trúc, TN&MT, Tài chính…trình bày, ông Nhân yêu cầungười đứng đầu các sở phảiquyết liệt hơn nữa giúp đỡ DN.

    Sau một số vụ sai phạm liênquan đến đất đai bị phát giáckhiến hàng loạt lãnh đạo, cán bộTP HCM vướng lao lý, đã hìnhthành một tâm lý lo sợ, e ngại khilàm việc của các cán bộ thuộclĩnh vực này. Nhưng không phảivì thế mà Giám đốc (GĐ) Sở phảilo ngại “muốn giúp DN nhưngkhông biết làm thế nào”. "Muốngiúp thì phải hiểu, vận dụng phápluật. Khó thì thảo luận trongngành. Khó nữa thì thảo luận liên

    ngành, mời Ủy ban. Khó nữa thìbáo Thành ủy. Không được thìbáo cáo Chính phủ, Quốc hội",ông Nhân hướng dẫn.

    Ông Nhân khẳng định, GĐ Sởlà người quản lý một ngành củaTP thì phải nắm rõ yếu tố kỹthuật, pháp luật và biết cách trảlời DN. Về câu chuyện chuyênviên cấp Sở khi nhận hồ sơ củaDN lại không trình lên cấp trênkhiến công việc bị trì hoãn, ôngNhân khẳng định người đứngđầu mỗi Sở phải có trách nhiệmyêu cầu chuyên viên giải quyết hồsơ trong thời hạn cho phép.Chuyên viên không biết phải hỏiphó phòng. Phó phòng khôngđược thì trình trưởng phòng.Không được thì trình phó GĐphụ trách rồi GĐ.

    “Tình trạng nhân viên chưabiết làm thế nào, rồi không trình

    lên cấp trên ngay không được xảyra. Chuyện này vi phạm thời hạngiải quyết. Còn trình độ anhkhông biết làm thế nào thì đừnglàm nữa. Không được nói khôngbiết rồi khoan chưa làm, để đấycái đã. Đừng nói tôi không nắmvững rồi ngâm ra đó", ông Nhâncương quyết.

    Thế nhưng còn một vướngmắc nữa, mà dường như bảnthân TP HCM cũng bế tắc vìngoài thẩm quyền, ngoài tầm với.Ông Nhân tâm sự, nói về khókhăn liên quan đến việc pháp luậtchưa đồng bộ, chồng chéo thì đâylà vấn đề chung chứ không củariêng TP HCM: "Nếu khó khăndo pháp luật chồng chéo thì đâucũng có. Khó khăn không phảichỉ vì TP mà còn những khó khăndo điều kiện kinh tế, pháp luậtchưa hoàn chỉnh”. TP HCM

    quyết tâm khắc phục những hạnchế, yếu kém của riêng mình,“còn những vấn đề thuộc về cấpcao hơn thì DN cần góp tiếng nóiquyết liệt hơn”.

    Không chỉ đưa ra quan điểmbản thân cầu thị, khích lệ DN nhưtrên, người đứng đầu Thành ủy TPHCM còn tâm sự những lời ganruột: “Nơi nào càng nhiều DN hoạtđộng thì càng bị tác động mạnh”.

    Từng đi đầu cả nước trongnhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội –pháp lý, không ai ngờ lại có lúcTP “đầu tàu” lâm vào tình trạngbế tắc như vậy. Dư luận tin rằngvới chủ trương, chính sách luônủng hộ giúp đỡ DN, tạo môitrường pháp lý – kinh doanhminh bạch, thông thoáng, nhữngvướng mắc trên của TP HCM sẽsớm được TW, Quốc hội, Chínhphủ tháo gỡ. MINH KHANG

    Nỗi khổ của thành phố “đầu tàu”

    Hôm qua (21/9), Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh HàNam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 được tổ chức trọng thể.Đây là Đảng bộ trực thuộc Trung ương đầu tiên trong cả nước tổ chứcĐại hội đại biểu nhiệm kỳ 2020-2025.

    Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, bà Trương Thị Mai biểu dương, ghinhận và chúc mừng những kết quả Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Namđạt được trong nhiệm kỳ qua. Trưởng ban Dân vận Trung ương nhấnmạnh, để thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Nam trở thành tỉnh pháttriển khá của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Đại hội cần thảo luận kỹnhững hạn chế, phân tích rõ những nguyên nhân đặc biệt là nguyênnhân chủ quan để có biện pháp khắc phục. Đảng bộ tỉnh Hà Nam cầnnhận thức đầy đủ, sâu sắc những yếu tố tác động, tận dụng được cơhội để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, vượt qua khó khăn,thách thức, đưa Hà Nam tiếp tục có bước phát triển mới.

    Đảng bộ tỉnh Hà Nam cần tăng cường công tác xây dựng Đảngvề tư tưởng, chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ, chú trọng nâng caonăng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, giữ vững bản chất cách mạng và

    khoa học, gắn bó mật thiết với nhân dân, trong đó, công tác cán bộphải là khâu then chốt, điểm đột phá; đảm bảo nguyên tắc tập trungdân chủ, tăng cường đoàn kết nội bộ Đảng làm cơ sở để xây dựngkhối đại đoàn kết toàn dân tộc…

    Trưởng ban Dân vận Trung ương đề nghị, cùng với việc thảo luận,quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển, thông quaChương trình hành động, Nghị quyết nhiệm kỳ 2020-2025; thảo luận,đóng góp ý kiến cho các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XIII của Đảng, Đại hội phát huy dân chủ, nêu cao tinh thầntrách nhiệm để lựa chọn những đồng chí đảm bảo tiêu chuẩn, tiêubiểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gương mẫu, dám nghĩ,dám làm, dám chịu trách nhiệm, được cán bộ, đảng viên và nhân dântín nhiệm để bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam khóaXX với cơ cấu hợp lý. Đồng thời, lựa chọn được các đại biểu tiêubiểu, thay mặt cho Đảng bộ tỉnh dự Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XIII của Đảng, đóng góp vào thành công của Đại hội.

    K.T

    Khai mạc Đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương đầu tiên

    Hà Nội kiểm tra thu chi đầu năm học

    Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hà Nội đã ban hành văn bản gửi các Phòng GD&ĐTquận, huyện, thị xã, các trường trực thuộc về việc triển khai công tác kiểm tra đầu năm học2020-2021.

    Theo đó, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các Phòng GD&ĐT tập trung kiểm tra việc tổ chức thuchi đầu năm học theo Công văn của Bộ GD&ĐT về việc chấn chỉnh thực hiện các khoản thu đầunăm học 2020-2021 và đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Sởnày yêu cầu các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác thu, chi, tuyệt đối khôngđể xảy ra sai phạm, đồng thời thực hiện các quy định đảm bảo an toàn trường học và các vấn đề bứcxúc mà xã hội quan tâm. Ngoài ra, các đơn vị cũng được yêu cầu quan tâm kiểm tra việc thực hiệncác quy định về chương trình, sách giáo khoa, hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, trong đó lưu ý đếnviệc tổ chức trang bị, quản lý và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo trong trường tiểu học.Các đơn vị, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo.

    Theo công văn của Sở GD&ĐT Hà Nội, các Phòng GD&ĐT phải công khai số máy điện thoạiđường dây nóng, cử cán bộ thường trực tiếp nhận thông tin phản ánh tiêu cực tại địa phương; tổchức kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm và xử lý nghiêm khắc (nếu có). Sở GD&ĐT HàNội sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với một số đơn vị. THANH TÂM

    Tuổi thọ trung bìnhcủa người Việt Nam

    liên tục tăng

    Ngày 21/9, Ủy ban Về các vấn đề xãhội của Quốc hội tổ chức Hội thảo“Đại biểu dân cử với các vấn đề dân sốmới nổi” nhằm cung cấp thông tin cho đạibiểu dân cử về thực trạng dân số Việt Namsau Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm2019; thực trạng mức sinh, tình trạng mấtcân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân sốvà vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam.

    Thông tin về các kết quả đạt được củacông tác dân số trong thời gian qua củaViệt Nam được đưa ra tại hội thảo chothấy, tuổi thọ trung bình của người dânViệt Nam liên tục tăng từ 65,2 tuổi năm1989 lên 73,6 tuổi năm 2019. Việt Namđã khống chế thành công tốc độ gia tăngdân số, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10năm so với mục tiêu Nghị quyết Trungương 4 (Khóa VII) đề ra và được tiếp tụcduy trì đến nay; cơ cấu dân số chuyển dịchtích cực, dân số trong độ tuổi lao độngtăng mạnh và chính thức bước vào thời kỳdân số vàng từ năm 2007…

    Các nhà quản lý, các chuyên gia cũngchỉ rõ một số vấn đề dân số mới nổi, cầncó những động thái về chính sách phù hợpđể điều chỉnh như chỉ số già hóa dân số cóxu hướng tăng nhanh từ 35,9% năm 2009lên 48,8% năm 2019; mất cân bằng giớitính khi sinh tăng nhanh; khoảng 70%người cao tuổi Việt Nam sống ở nông thônvà hoạt động nông nghiệp, hơn 70% sốngười cao tuổi không có tích lũy vật chất,chưa đến 30% số người cao tuổi sốngbằng lương hưu hay trợ cấp xã hội.

    HÀ DUNG

    lBộ GTVT vừa có văn bảngiao Viện Chiến lược và Pháttriển GTVT, Tổng cục Đườngbộ Việt Nam nghiên cứu nộidung đề xuất của Bộ Tài chínhvề việc thu phí đường cao tốcthông qua trạm thu phí trênđường cao tốc do Nhà nước đầutư, căn cứ quy định pháp luậthiện hành và nhu cầu thực tiễnđể phân tích, đánh giá và có ýkiến giải trình các nội dung đềxuất của Bộ Tài chính. Côngvăn yêu cầu các đơn trên phốihợp xây dựng đề án thu phí trêncác tuyến đường đầu tư bằngngân sách nhà nước, đặc biệt làmột số dự án có yêu cầu cấpbách như đường cao tốc TP. HồChí Minh - Trung Lương, tuyếnLa Sơn - Túy Loan và 6 dự ánthành phần đầu tư công trêntuyến cao tốc Bắc - Nam phíaĐông; đề xuất với Bộ GTVTphương án triển khai thực hiện.

    Q.TlNgày 21/9, thông tin từ Sở

    Tư pháp tỉnh Đồng Tháp chobiết, mô hình “Câu lạc bộ hoàgiải ở cơ sở” của Sở đượcUBND tỉnh công nhận là “Môhình, điển hình tiêu biểu giaiđoạn 2015-2020”. Bà Lê ThịHồng Phượng, Giám đốc Sở Tưpháp Đồng Tháp chia sẻ: “Câulạc bộ hoà giải ở cơ sở” đãmang lại hiệu quả tích cực tronghoạt động chuyên môn củangành. Nhờ mô hình này đã gópphần nâng cao chất lượng hòagiải cơ sở trên địa bàn tỉnh. Đếnnay, tỷ lệ hòa giải thành của cácđịa phương có câu lạc bộ hòagiải đều đạt trên 90%”. Đ.T

    Doanh nghiệp vận tải muốn lùi thời điểm lắp camera trên xe

    Ngày 21/9, đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết sẽ kiến nghị Bộ Giao thông Vậntải cho phép lùi thời điểm lắp đặt camera giám sát trên xe vận tải. Theo Nghị định 10 về điềukiện kinh doanh vận tải bằng ôtô có hiệu lực từ 1/4/2020, ôtô kinh doanh vận tải hành khách từ 9chỗ và xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera để lưu trữ hình ảnh trên xetrong suốt quá trình lưu thông, từ 1/7/2021.

    Dữ liệu hình ảnh camera cần lưu trữ tối thiểu 24 giờ đối với xe hoạt động trên hành trình đến500 km và 72 giờ đối với xe hoạt động trên 500 km. Dữ liệu này được truyền về đơn vị kinhdoanh vận tải và đơn vị quản lý nhà nước có thẩm quyền. Mục đích là kiểm soát hoạt động củalái xe, ngăn ngừa chở quá tải, nhồi nhét khách...

    Theo đại diện Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cho rằng chi phí cho việclắp đặt và truyền dữ liệu hình ảnh về máy chủ khá lớn. Mỗi xe khách phải lắp 3-4 camera để ghihình lái xe làm việc, tại các cửa lên xuống và khoang hành khách, mỗi camera giá 3 triệu đồng.Ngoài ra, chi phí truyền dữ liệu 240.000-320.000 đồng mỗi tháng cho mỗi máy. Do đó, mỗi xelắp camera khoảng 10 triệu đồng, mỗi doanh nghiệp vận tải phải chi khoảng 1-2 tỷ đồng. Đây làchi phí lớn đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải, khi đang khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19. Để việc thực hiện có tính khả thi, doanh nghiệp kiến nghị lùi thêm 2 năm nữa.

    Hiệp hội cũng kiến nghị các cơ quan chức năng ban hành tiêu chuẩn camera có chức năng lưutrữ và truyền hình ảnh để doanh nghiệp đầu tư thống nhất. Cơ quan nhà nước cần đầu tư máymóc, thiết bị để sẵn sàng lưu trữ lượng thông tin khổng lồ từ phương tiện truyền về. Q.TOÀN

    TIN VắN

    CHÀO NGÀY MớI

    lThủ tướng Chính phủ vừacó Quyết định 1433/QĐ-TTgđiều động, bổ nhiệm ông Lê MinhHoan, Ủy viên Trung ương Đảng,Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đạibiểu Quốc hội khóa XIV tỉnhĐồng Tháp giữ chức Thứ trưởngBộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn. T.K

    NHÂN Sự MớI

  • Số 266 (7.979) Thứ Ba 22/9/2020 3XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn THờI Sự[email protected]Đó là nhấn mạnh củaTổng Bí thư, Chủ tịchnước Nguyễn Phú Trọngkhi chủ trì buổi làm việccủa tập thể Bộ Chính trịvới Ban Thường vụ Đảngủy công an Trung ương,cho ý kiến về dự thảocác văn kiện và côngtác nhân sự trình Đại hộiĐảng bộ Công an lầnthứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra hôm qua(21/9).

    Cùng tham dự có: Ủy viên BộChính trị, Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc; Ủy viên BộChính trị, Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Thị Kim Ngân; các đồngchí Ủy viên Bộ Chính trị; lãnhđạo các ban, ngành, cơ quanTrung ương.

    Trung thành với Đảng, gắn bó với nhân dân

    Đánh giá cao công tác chuẩnbị Đại hội và các dự thảo vănkiện, phương án nhân sự Đại hộilần thứ VII Đảng bộ Công anđược thực hiện nghiêm túc, bàibản, Bộ Chính trị cho rằng, nhiệmkỳ qua, Đảng bộ Công an TƯ đãlãnh đạo, chỉ đạo toàn lực lượngquán triệt sâu sắc, triển khai toàndiện các mặt công tác, hoàn thànhtốt các mục tiêu, nhiệm vụ màNghị quyết Đại hội Đảng bộCông an lần thứ VI đã đề ra, gópphần thực hiện thắng lợi Nghịquyết Đại hội XII của Đảng,trong đó nhiều nhiệm vụ hoànthành tốt và hoàn thành xuất sắc.

    Đảng bộ Công an đã tập trunglàm tốt công tác xây dựng Đảng,nghiêm túc thực hiện Nghị quyếtTƯ 4 khóa XI, XII và Chỉ thị 05của Bộ Chính trị, gắn với Cuộcvận động xây dựng phong cáchngười Công an nhân dân(CAND) bản lĩnh, nhân văn, vìnhân dân phục vụ, phong trào“Học tập, thực hiện 6 điều BácHồ dạy” và các phong trào thiđua “Vì an ninh Tổ quốc”; tăngcường sự lãnh đạo tuyệt đối, trựctiếp về mọi mặt của các cấp ủyđảng đối với công tác công an;triển khai thực hiện đồng bộ, hiệuquả các nhiệm vụ, khâu đột phátrong công tác xây dựng Đảng;nâng cao năng lực lãnh đạo và

    sức chiến đấu của tổ chức cơ sởđảng. Công tác kiểm tra, giám sátđược tăng cường, qua đó pháthiện, xử lý nghiêm minh cán bộvi phạm, chấn chỉnh, khắc phụcnhững hạn chế, khuyết điểm,củng cố đoàn kết nội bộ, giữvững kỷ luật, kỷ cương.

    Một trong những kết quả nổibật của Đảng bộ Công an trongnhiệm kỳ qua là đã lãnh đạo, chỉđạo việc sắp xếp tổ chức, bộ máyvà cán bộ theo hướng tinh gọn,giảm tầng nấc trung gian, tăngcường sự lãnh đạo trực tiếp củaĐảng ủy Công an TƯ, đồng thờibảo đảm sự ổn định, hoạt độnghiệu quả, triển khai thực hiện tốtNghị quyết TƯ 6 Khóa XII, tạochuyển biến rõ nét trên thực tế.

    Toàn lực lượng đã triển khaiquyết liệt các biện pháp phòngngừa, phát hiện, đấu tranh ngănchặn có hiệu quả với âm mưu,hoạt động của các đối tượngphản động, cơ hội chính trị,chống phá Đảng, Nhà nước; bảovệ tuyệt đối an toàn các mụctiêu, sự kiện chính trị quan trọngcủa đất nước; đấu tranh, ngănchặn hiệu quả các biểu hiện “tựdiễn biến”, “tự chuyển hóa”, bảovệ an ninh chính trị nội bộ; triểnkhai đồng bộ, có hiệu quả cácbiện pháp bảo đảm an ninh, antoàn mạng; thực hiện chủ trương“kết hợp quốc phòng, an ninhvới kinh tế, kinh tế với quốcphòng, an ninh”; chủ động giải

    quyết các vấn đề nổi lên về anninh xã hội, an ninh trong dântộc, tôn giáo; tham gia tích cựccông tác phòng, chống dịchCovid-19.

    Ngoài ra, lực lượng Công anđã làm tốt công tác phòng ngừa,ngăn chặn, trấn áp các loại tộiphạm, khám phá nhiều vụ án kinhtế, tham nhũng lớn; đấu tranh cóhiệu quả với tội phạm trong cáclĩnh vực môi trường, buôn lậu,công nghệ cao; phá nhiều đườngdây mua bán, vận chuyển ma túylớn, xuyên quốc gia, nhiều tụđiểm ma túy phức tạp; giải quyếthiệu quả nhiều vấn đề phức tạpnổi lên như “tín dụng đen”, tộiphạm có yếu tố nước ngoài… bảođảm trật tự an toàn xã hội, giữ gìncuộc sống bình yên cho nhân dân.

    Tiếp tục xây dựng lựclượng CAND trong sạch,vững mạnh

    Định hướng về phươnghướng, nhiệm vụ thời gian tới, BộChính trị yêu cầu Đảng bộ Côngan cần đặc biệt coi trọng công tácxây dựng Đảng, xây dựng lựclượng CAND trong sạch vữngmạnh, tuyệt đối trung thành vớiĐảng, gắn bó chặt chẽ, mật thiếtvới nhân dân, vì nước quên thân,vì dân phục vụ; xây dựng lựclượng theo hướng “Bộ tinh, tỉnhmạnh, huyện toàn diện, xã bámcơ sở”.

    Phát biểu kết luận cuộc làm

    việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nướcNguyễn Phú Trọng nhất trí vớicác ý kiến đánh giá sâu sắc, đónggóp tâm huyết của các Ủy viênBộ Chính trị; đồng thời lưu ý mộtsố vấn đề Đảng bộ Công an cầnchú trọng trong quá trình lãnhđạo, chỉ đạo nhiệm kỳ tới.

    Nhấn mạnh vị trí, vai trò, tầmquan trọng của CAND Việt Namvà Quân đội nhân dân Việt Nam,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chorằng: CAND và Quân đội nhândân Việt Nam như hai cánh chimhòa bình, hai lực lượng quantrọng, là thanh kiếm và lá chắn đểgiữ gìn an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội, tạo môi trường thuậnlợi để xây dựng và bảo vệ đấtnước. Phải nhận thức sâu sắc vaitrò, vị trí, tầm quan trọng, từ đóthấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụthiêng liêng, nhưng cũng là vinhdự của lực lượng CAND. Làmthế nào để đất nước được yênbình, nội bộ đoàn kết, nhân dânủng hộ… đòi hỏi lực lượng côngan phải thực sự xứng đáng, phảinỗ lực, quyết tâm thực hiệnnhiệm vụ cao cả của mình, bảovệ, giữ gìn an ninh trật tự, an toànxã hội, phòng chống tham nhũng,giữ yên trong - ngoài, làm sạchchính bản thân mình; sắp tổ chứcbộ máy, siết chặt kỷ luật, kỷcương. Phối hợp tốt với các BộNgoại giao, Quốc phòng làm tốtcông tác đối ngoại, giữ gìn hòabình, an ninh. Phối hợp chặt chẽ

    với lực lượng quân đội, các cơquan hữu quan, kiên quyết đấutranh phòng, chống tham nhũng,tiêu cực, làm trong sạch bộ máynhà nước.

    Người đứng đầu Đảng và Nhànước ta cũng yêu cầu lực lượngcông an cần tiếp tục đổi mớiphương thức hoạt động phù hợpvới thực tiễn công tác, chiến đấutrong thời kỳ hội nhập quốc tế;chủ động làm tốt công tác nắm,nghiên cứu, dự báo tình hình,tham mưu chính xác về chủtrương, giải pháp thực hiện thắnglợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh trậttự trong tình hình mới; không đểbị động, bất ngờ; kiên quyết, kiêntrì, nhất quán quan điểm, chủtrương đấu tranh phòng, chốngtham nhũng, lãng phí của Đảng,Nhà nước.

    Lực lượng công an tiếp tụcphát huy truyền thống vẻ vang,bảo vệ thành quả cách mạng đãđạt được, tuyệt đối không đượcthỏa mãn, tự mãn, sinh ra chủquan mất cảnh giác. Cần cóchuyển biến mạnh mẽ hơn nữa,giữ cho được an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội; tiếp tụcchấn chỉnh tổ chức, xây dựng conngười trong sạch, gương mẫu,liêm chính; đừng vì chức, vìquyền, vì tiền mà làm việc xấu;nội bộ phải đoàn kết, không đượcđể mất uy tín, danh dự CAND,bởi danh dự là điều thiêng liêng,cao quý nhất.

    Chúc Đại hội Đảng bộ Côngan lần thứ VII sẽ thành công tốtđẹp, dân chủ, thực chất, mở ragiai đoạn phát triển mới, TổngBí thư, Chủ tịch nước tin tưởng,lực lượng CAND Việt Nam sẽtiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao, luôn sẵn sàng vìnước quên thân, vì dân phục vụ,còn Đảng còn mình. Ngườichiến sỹ CAND phải luôn trongsáng, giữ gìn phẩm chất đạođức, lối sống, xứng đáng vớitruyền thống CAND Việt NamAnh hùng.KHÁNH CHI

    Thông tin trên được đại diệnViệt Nam đưa ra tại Diễnđàn chính phủ - phi chính phủASEAN về phúc lợi xã hội vàphát triển lần thứ 15 với chủ đề“Tăng cường khả năng phụchồi và đoàn kết của gia đình:Vượt qua nghịch cảnh và thíchnghi với trạng thái bình thườngmới” được tổ chức dưới hìnhthức trực tuyến ngày 21/9.

    Diễn đàn là sự kiện hàng nămđược tổ chức trong khuôn khổHội nghị quan chức cấp caoASEAN về Phúc lợi xã hội vàPhát triển (SOMSWD). Chủ đề

    của diễn đàn năm nay là mộttrong những nỗ lực của Cộngđồng Văn hóa - Xã hội ASEANnhằm ứng phó với dịch Covid-19. Phát biểu tại diễn đàn, PhóVụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế,Bộ LĐ-TB&XH Hà Thị MinhĐức cho biết, đại dịch Covid-19lan rộng trên toàn cầu từ đầu năm2020 đã và đang gây ra nhữngthách thức lớn về kinh tế - xã hội,y tế với tất cả các quốc gia. Cùngvới đó, đại dịch còn gây ra nhiềutác động tiêu cực lên đời sốngcủa mọi đối tượng trong xã hội,đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và các

    gia đình thông qua nhiều phươngdiện kinh tế - xã hội khác nhau.

    Tại Việt Nam, bà Đức chohay, đa số các gia đình là đại giađình, có nhiều thế hệ cùng chungsống nên cơ hội để chăm sóc lẫnnhau được nâng cao. Tuy nhiên,đại dịch vẫn ảnh hưởng lớn đếnthu nhập, sinh kế của các hộ giađình, đặc biệt các gia đình nôngthôn, lao động phi chính thức,các hộ nghèo… Theo đại diệnBộ LĐ-TB&XH, do ảnh hưởngcủa dịch Covid-19, Việt Nam cókhoảng hơn 30 triệu người bị ảnhhưởng; 57% thu nhập của ngườilao động giảm. Ở nông thôn, mộtnửa số hộ bị giảm thu nhập từhoạt động nông nghiệp tới hơn38%; may mặc là một trong sốngành bị ảnh hưởng nặng nề.

    Tại diễn đàn, bà Đức cũngđã chia sẻ về tình hình kiểm soátđại dịch của Việt Nam, khẳngđịnh Việt Nam đặt sức khỏe vàsự an toàn của người dân lêntrên hết. Đồng thời, Chính phủViệt Nam cũng đã đẩy mạnhnhiệm vụ kép, vừa kiểm soát tốtdịch bệnh, vừa phát triển kinhtế, đảm bảo ổn định đời sốngcho người dân.

    Trao đổi, thảo luận về cácvấn đề liên quan đến gia đình,đặc biệt là những vấn đề phátsinh trong bối cảnh dịch Covid-19, các đại biểu cho rằng dịchCovid-19 có ảnh hưởng lớn đếncác gia đình dễ bị tổn thươngnhư hộ đồng bào dân tộc thiểusố, gia đình có lao động phichính thức và người nhập cư.

    Thực tế đó đã dẫn tới gia tăngcao tình trạng nghèo tạm thời vềthu nhập. Dịch bệnh cũng đãlàm ảnh hưởng đến chất lượngvà cản trở khả năng tiếp cậntoàn diện các dịch vụ xã hộithiết yếu như dịch vụ chăm sócsức khỏe bà mẹ và trẻ em; dịchvụ giáo dục, trợ giúp xã hội...Ngoài ra, các đại biểu cũng đãchia sẻ, giới thiệu các câuchuyện điển hình của các nướcthành viên về mối quan hệ giađình và sự đoàn kết trong đạidịch Covid-19; thảo luận về việctăng cường vai trò gia đình nhưmột hệ thống hỗ trợ thiết yếu đểbảo vệ hạnh phúc và đề xuất cácbiện pháp, hành động, thúc đẩyvà bảo vệ gia đình trong toànkhu vực ASEAN. TUỆ MINH

    Hơn 30 triệu người Việt Nambị ảnh hưởng bởi Covid-19

    LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN:

    Tuyệt đối không được thỏa mãn, chủ quan

    lTổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

  • Thành phố hiện đại mang đậm văn hóa sông nước

    Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 45,kinh tế - xã hội thành phố đạt nhiều kết quảtích cực, đời sống vật chất, tinh thần củangười dân không ngừng tăng lên. TP CầnThơ đang dần khẳng định vai trò là cửangõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông,trung tâm kinh tế, giáo dục – đào tạo, y tế,văn hóa, khoa học – công nghệ của vùng,đầu mối quan trọng về giao thông vận tảinội vùng và liên vận quốc tế. Đặc biệt, CầnThơ còn là địa bàn trọng điểm giữ vị tríchiến lược về quốc phòng, an ninh vùngĐBSCL và cả nước.

    Với định hướng, chiến lược phát triểnđúng đắn, bài bản, giai đoạn 2006-2019,tăng trưởng kinh tế của TP đạt mức bìnhquân 7,27%/năm, cao hơn mức trung bìnhcả nước và cao nhất trong vùng kinh tếtrọng điểm ĐBSCL. Năm 2019, tổng sảnphẩm nội địa đạt hơn 100.000 tỷ đồng, gấp5 lần so với năm 2005. Tổng sản phẩmbình quân đầu người đạt 88,3 triệu đồng,gấp 7,1 lần so với năm 2005. Bên cạnh đó,cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch đúnghướng, tăng tỷ trọng khu vực phi nôngnghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, chấtlượng và hiệu quả. Tỷ trọng công nghiệp– xây dựng và dịch vụ đạt mức 92,3%.

    Điểm ấn tượng nhất của Cần Thơ làvề vốn đầu tư toàn xã hội, theo đó thànhphố đã bổ sung nguồn lực đáng kể, đápứng nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội. Đến năm 2019,tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên52.000 tỷ đồng, gấp 7,1 lần so với năm2005, đứng đầu vùng ĐBSCL.

    Ngoài ra, cơ sở hạ tầng đô thị thànhphố cũng được đầu tư đúng mức. Nhiềucông trình “cấp vùng” như: bệnh viện;cơ sở giáo dục, dạy nghề; hệ thống giao

    thông liên vùng được quan tâm, đầu tưphát triển. Cầu Cần Thơ, Quốc lộ 1,Quốc lộ 91, Quốc lộ 80, cầu Vàm Cống,Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ…được xây dựng, nâng cấp, cải tạo gópphần nâng cao vai trò đầu mối quantrọng về giao thông vận tải.

    Để tạo động lực cho cả vùng ĐBSCL“cất cánh”, Cần Thơ đã đẩy mạnh hợp tácvới các tổ chức hành nghề, viện, trườngcủa một số quốc gia và vùng lãnh thổ đểthu hút nguồn lực phát triển phát triển đôthị, cải thiện môi trường và ứng phó với

    biến đổi khí hậu:Dự án nâng cấp đôthị TP Cần Thơ; dựán Nâng cấp đô thịvùng ĐBSCL –Tiểu dự án TP CầnThơ; dự án cảithiện môi trườngTP Cần Thơ; dự ánNâng cao khả năngTP Cần Thơ ứngphó với biến đổikhí hậu…

    Chính sách ansinh xã hội, giảiquyết việc làm,giảm nghèo đượcquan tâm. Đời sốngcủa người dân

    không ngừng được cải thiện. Gia đìnhngười có công với cách mạng, các đốitượng xã hội được hỗ trợ, chăm lo chu đáo,kịp thời. Trung bình mỗi năm giải quyếtviệc làm cho trên 50.000 lao động; tỷ lệlao động qua đào tạo nghề được nânglên 58% (năm 2006 chỉ có 27,95%). Tỷlệ hộ nghèo năm 2019 đạt mức 0,66%,thấp nhất so với các tỉnh trong vùng.Đến năm 2019 GRDP bình quân đầungười đạt mức 88,3 triệu đồng, gấp 7 lầnso với năm 2005, cao hơn mức trungbình toàn quốc và cao nhất vùng kinh tếtrọng điểm vùng ĐBSCL.

    Hướng đến thành phố phát triểnkhá ở Châu Á

    Ông Trần Quốc Trung, Bí thư Thànhủy Cần Thơ cho biết, trong nhiệm kỳ vừaqua, Đảng bộ và nhân dân TP Cần Thơkhông ngừng nỗ lực, phấn đấu thực hiệnnhiệm vụ phát triển toàn diện thành phố.Mọi công tác lãnh, chỉ đạo đều đượcthành phố thực hiện sát sao, nghiêm túc,đảm bảo tính minh bạch, công khai vàhiệu quả. Những kết quả đạt được là sựđóng góp tích cực và chung tay của cáctập thể và cá nhân. Đặc biệt là ý thức

    trách nhiệm và tinh thần tự giác của mỗingười dân thành phố.

    Bên cạnh những thành tựu đạt được, Bíthư Thành ủy Cần Thơ cũng thẳng thắnnhìn nhận những hạn chế còn tồn tại trongcác mặt công tác. Phát triển kinh tế TP CầnThơ đã thực sự nổi bật, tuy nhiên vẫn chưaxứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứngvai trò trung tâm động lực của vùngĐBSCL. Công tác quy hoạch và quản lýquy hoạch nhất là quy hoạch đô thị cònchưa đồng bộ, bền vững, hiện đại và chưathực sự trở thành đô thị hạt nhân của vùng.Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạtầng giao thông chưa đồng bộ… “Cầnthẳng thắn nhìn nhận hạn chế để đề ra giảipháp tốt nhất khắc phục yếu kém, phát huythế mạnh. Qua đó thực hiện tốt nhất nhiệmvụ chính trị quan trọng trong nhiệm kỳtới”, Bí thư Thành ủy Cần Thơ nhấn mạnh.

    Theo ông Trung, “để tạo bước đột phátrong phát triển kinh tế - xã hội địaphương, yêu cầu giải quyết tốt mối quanhệ giữa phát triển kinh tế và ứng phó vớibiến đổi khí hậu; giữa phát triển kinh tế đôthị với quản lý xã hội, bảo vệ môi trườngsinh thái; giữa hỗ trợ của trung ương và nỗlực của địa phương. Đây là yếu tố quyếtđịnh để phát triển nhanh, bền vững CầnThơ”. Đồng thời, tậptrung nghiên cứu và ứngdụng mạnh mẽ các côngnghệ mới, thúc đẩy đổimới sáng tạo, nâng caochất lượng nguồn nhânlực, xây dựng hệ cơ chếchính sách đặc thù, phùhợp. Đặc biệt, kết hợpchặt chẽ phát triển kinhtế với đảm bảo an sinhxã hội, đảm bảo quốcphòng và an ninh, bảovệ môi trường sinh

    thái; đô thị hóa với xây dựng nông thônmới. Nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân.

    Theo định hướng của Nghị quyết 59,mục tiêu đến năm 2030, Cần Thơ sẽ làthành phố xanh, văn minh, hiện đại mangđậm bản sắc văn hóa vùng ĐBSCL; làtrung tâm của vùng, đô thị hạt nhân vùngĐBSCL. Cụ thể, phấn đấu đến giai đoạn2026-2030 tăng trưởng GRDP tăng 7-7,5%/ năm. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 9-11,5%/năm. Thu ngân sách nhà nước tăng11,5-12%/năm. GRDP/người đạt 9.400-11.000 USD. Theo đó, tầm nhìn đến năm2045, Cần Thơ là thành phố sinh thái, vănminh, hiện đại mang đậm bản sắc sôngnước vùng ĐBSCL; thuộc nhóm các thànhphố phát triển khá ở châu Á.

    Theo đó, TP Cần Thơ sẽ xây dựng quyhoạch tổng thể phát triển TP Cần Thơ phùhợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quyhoạch vùng ĐBSCL. Quy hoạch đô thịtheo hướng đô thị sông nước sinh thái, vănminh và hiện đại; đô thị hạt nhân của vùngĐBSCL, có khả năng chống chịu với biếnđổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.Mở rộng không gian và chức năng đô thị.Thí điểm xây dựng đô thị thông minh vàmô hình quản trị đô thị ở một số quậntrong giai đoạn 2020 -2025 và nhân rộngra toàn thành phố sau năm 2025.

    ĐÌNH THƯƠNG

    XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 266 (7.979) Thứ Ba 22/9/2020 [email protected]

    THờI Sự4

    Cần Thơ “đột phá” trở thành đô thị hạt nhân ĐBSCL

    Ngày 21/9, Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ tổ chức họp báo thông tin, tuyêntruyền về Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 – 2025.Theo đó, đại hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 23-25/9 với sự tham dự của 418 đạibiểu, trong đó có 347 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 52.828 đảng viên trongtoàn Đảng bộ.

    Theo Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ, qua hơn 1 năm tập trung triển khaiđồng bộ các nhiệm vụ: lãnh đạo hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội năm 2020 và Nghị quyết nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII… Hoànthành công tác xây dựng và thực hiện Đề án, phương án nhân sự đảm bảo về tiêuchuẩn, yêu cầu cơ cấu theo tinh thần Chỉ thị 35 - CT/TW và các hướng dẫn củaTrung ương. Đến nay, công tác chuẩn bị đại hội đã hoàn tất các nội dung theo chươngtrình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo đại hội đề ra. Hoạt động tuyên truyền về đại hộiĐảng bộ được các cấp, các ngành triển khai rộng khắp, nổi bật là tuyên truyền cácphong trào thi đua yêu nước, công trình thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ cáccấp, đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống dân sinh.

    Theo định hướng phát triển,đến năm 2030, Cần Thơ làthành phố sinh thái, văn minh,hiện đại mang đậm bản sắcvăn hóa sông nước, là trungtâm vùng, đô thị hạt nhân củaĐBSCL. Theo đó, đời sống vậtchất và tinh thần của ngườidân nâng cao, tổ chức đảng vàhệ thống chính trị trong sạch,vững mạnh, quốc phòng anninh được bảo đảm vững chắc.

    lCần Thơ hướng đến là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước.

    l Ông Trần Quốc Trung (ngoài cùng bên phải) - Bí thư Thành ủy Cần Thơthăm, tặng quà gia đình chính sách.

    l Một góc TP Cần Thơ.

    TP Cần Thơ trực thuộc Trungương được thành lập ngày

    01/01/2004. Để phát huy hiệu quả tiềmnăng của TP Cần Thơ, ngày 17/2/2005,Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghịquyết 45-NQ/TW về xây dựng và pháttriển TP Cần Thơ trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau 15năm thực hiện Nghị quyết, Cần Thơ dần“thay da đổi thịt” với một diện mạo mới,khang trang, sôi động, trở thành “đầu tàu”kinh tế, văn hóa, xã hội của cả vùngĐBSCL. Mới đây, Bộ Chính trị ban hànhNghị quyết số 59-NQ/TW “Về xây dựngvà phát triển thành phố Cần Thơ đếnnăm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tiếpnối và khắc phục những hạn chế của Nghịquyết 45 -NQ/TW trong định hướngxây dựng và phát triển TP Cần Thơ.

    HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

  • Số 266 (7.979) Thứ Ba 22/9/2020 5XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn Tư PHÁ[email protected]

    Tham dự buổi lễ có Quyền Chủtịch Hội đồng Trường Chu MạnhHùng, Hiệu trưởng Đoàn Trung Kiên,đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộcBộ Tư pháp cùng các thành viên Hộiđồng Trường, các cán bộ chủ chốt vàđại diện các tổ chức đoàn thể củaTrường Đại học Luật Hà Nội.

    Tại buổi lễ, Trưởng phòng PhòngTổ chức cán bộ, Thư ký Hội đồngtrường Trần Ngọc Định đã báo cáotóm tắt quá trình kiện toàn chức vụPhó Hiệu trưởng và công bố Nghịquyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng đốivới ông Lê Đình Nghị - Trưởngphòng Đào tạo đại học của Đại họcLuật Hà Nội.

    Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởngĐặng Hoàng Oanh chúc mừng đồng

    chí Lê Đình Nghị đã nhận được sự tínnhiệm cao, bổ nhiệm vào chức vụ PhóHiệu trưởng Trường Đại học Luật HàNội. Khẳng định với kinh nghiệm,chuyên môn và tâm huyết của tân PhóHiệu trưởng, Thứ trưởng bày tỏ tintưởng tân Phó Hiệu trưởng sẽ tiếp tụckhẳng định năng lực ở cương vị mới,khẳng định thương hiệu Đại học LuậtHà Nội là cơ sở đào tạo, nghiên cứucơ bản về pháp luật hàng đầu ở ViệtNam và là trường trọng điểm đào tạocán bộ về pháp luật.

    Việc kiện toàn chức danh PhóHiệu trưởng Trường Đại học LuậtHà Nội có ý nghĩa hết sức quantrọng, giúp ổn định bộ máy quản lý,lãnh đạo, chỉ đạo Nhà trường. Quađó, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh

    đề nghị trong thời gian tới, Nhàtrường tập trung thực hiện đầy đủ ýkiến chỉ đạo của Bộ trưởng, đặc biệtlà bảo đảm phối hợp chặt chẽ, nhịpnhàng hoạt động của ba thiết chếlãnh đạo, quản trị, quản lý của Nhàtrường là Đảng uỷ, Hội đồng Trườngvà Hiệu trưởng.

    Trong giai đoạn từ nay đến năm2025, Nhà trường cần triển khai ràsoát và xây dựng lộ trình phát triểntrong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ,hội nhập quốc tế, thực hiện tự chủđại học, tự chủ tài chính; dự kiến tiếptục giao thực hiện nhiệm vụ vớimảng công tác đào tạo Đại học chođồng chí Lê Đình Nghị để đổi mớiphương pháp đào tạo. Trong năm2020, Nhà trường cần tập trung cácnhiệm vụ tổng kết thực hiện Quyếtđịnh 549/QĐ-TTg và đề xuất chogiai đoạn tiếp theo.

    Bên cạnh đó, Ban Cán sự Đảng,Lãnh đạo Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục quantâm, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ phốihợp chặt chẽ, tạo điều kiện tốt nhất đểTrường Đại học Luật Hà Nội triểnkhai thực hiện các nhiệm vụ.

    Cảm ơn sự quan tâm và tin tưởngcủa Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Nhàtrường, tân Phó Hiệu trưởng Đại họcLuật Hà Nội Lê Đình Nghị nhậnthức rõ đây là vị trí quan trọng, phảitiếp tục nỗ lực rất nhiều. Đồng thờihứa sẽ tiếp tục cố gắng hết mìnhtrong các hoạt động, cống hiến hiệuquả cho sự nghiệp đào tạo, nghiêncứu khoa học và truyền bá tư tưởngpháp lý để xây dựng Trường Đại họcLuật Hà Nội ngày càng vững mạnhvà phát triển, trở thành trường đạihọc trọng điểm đào tạo cán bộ vềpháp luật ở Việt Nam.

    PHƯƠNG MAI

    Tăng cường năng lực, kỹ năng

    cho hòa giải viên cơ sởNgày 21/9, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minhchâu Âu và Chương trình phát triển Liên Hợpquốc (UNDP) tổ chức Hội nghị tập huấn Hòa giải ởcơ sở có nhạy cảm giới cho tập huấn viên cấp tỉnh.Đây là Hội nghị đầu tiên trong chuỗi các hội nghị màBộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu, UNDPsẽ tổ chức trong thời gian tới.

    Chủ trì vàđiều hành Hộinghị là ông LêVệ Quốc – Vụtrưởng Vụ Phổbiến, giáo dụcpháp luật, BộTư pháp.Tham dự Hộinghị còn cóông NilsChristensen,Quyền Trưởngphòng Quảntrị và Tham gia UNDP Việt Nam – nhà tài trợ cùng cácchuyên gia, các đại biểu là tập huấn viên cấp tỉnh về hòagiải ở cơ sở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Phát biểu khai mạc, ông Lê Vệ Quốc cho biết Hòagiải ở cơ sở tại Việt Nam trong những năm qua đã trởthành một thiết chế hết sức thân thiện, nhân văn củangười dân Việt Nam trong việc giải quyết mâu thuẫn phátsinh trong cộng đồng, đời sống xã hội hàng ngày củangười dân. Thiết chế Hòa giải ở cơ sở ngày càng đượcngười dân đánh giá cao, tổ chức quốc tế, trong đó cóUNDP ghi nhận.

    Hiện nay Việt Nam có khoảng 100.000 các tổ hòagiải, hơn 600.000 hòa giải viên cơ sở. Số lượng đôngnhưng vấn đề quan tâm nhất là chất lượng, đặc biệt trongbối cảnh xã hội hiện nay ngày càng hướng tới sự bìnhđẳng. Do đó, đặt ra thách thức lớn về chất lượng của độingũ hòa giải viên.

    Vừa qua Bộ Tư pháp cũng đã tham mưu cho Thủtướng Chính phủ ban hành Đề án 428 ngày 18/4/2019 vềTăng cường năng lực cho đội ngũ hòa giải viên giai đoạn2019 - 2020. Theo đó, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp vớicác bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình và tàiliệu để tăng cường năng lực và kỹ năng cho các hòa giảiviên ở cơ sở.

    Trong khuôn khổ Chương trình tăng cường pháp luậtvà tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), Vụ Phổ biến, giáodục pháp luật, Bộ Tư pháp và UNDP đã tổ chức biên soạnTài liệu tập huấn “Hòa giải ở cơ sở có nhạy cảm giới”.Mục đích nhằm cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợtập huấn viên sử dụng tài liệu và tiến hành tập huấn mộtcách khoa học, hiệu quả. Bởi một trong những kiến thức,kỹ năng cần thiết cho hòa giải viên hiện nay là sự hiểubiết về giới, bình đẳng giới, định kiến giới, nhạy cảm giớitrong hòa giải cơ sở.

    “Hi vọng sau khi kết thúc đợt tập huấn, các tập huấnviên được trang bị kiến thức liên quan tới vấn đề giới, bìnhđẳng giới, nhạy cảm giới, đặc biệt được trang bị kỹ năngcó thể trở thành tập huấn viên thực thụ. Khi trở về địaphương, tập huấn viên có thể lên lớp, hướng dẫn, đào tạocho các hòa giải viên để ai cũng biết vấn đề giới là gì, nhưthế nào là bình đẳng giới… Với kiến thức, kỹ năng đượctrang bị nêu trên, chắc chắn các hòa giải viên sẽ biết vậndụng linh hoạt vào từng vụ việc hòa giải cụ thể. Việc nàylàm tăng hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở, bảo đảmlợi ích công bằng cho các bên, bảo đảm tính bền vững củakết quả hòa giải thành”, Vụ trưởng Lê Vệ Quốc nói.

    Tại Hội nghị, đại diện UNDP cho biết hòa giải vẫnđược coi là một cơ chế giải quyết tranh chấp phổ biến ởcơ sở trong khi các hòa giải viên ở cơ sở chưa đủ kiếnthức, kỹ năng để làm việc với các nhóm đối tượng dễ bịtổn thương. Do vậy, trong khuôn khổ Chương trình tăngcường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), đãtổ chức biên soạn Tài liệu tập huấn, mục đích giúp cáchòa giải viên cơ sở thực hiện nhiệm vụ của mình có hiệuquả hơn. “Đây là nguồn tài liệu hữu ích, hỗ trợ cho cáchòa giải viên nhờ đó các hòa giải viên cơ sở có thể làmviệc dễ hơn”, đại diện UNDP phát biểu. H.MÂY

    Những năm qua, Sở Tư pháp TPĐà Nẵng đã có sự trưởngthành, lớn mạnh về mọi mặt, đượckiện toàn về tổ chức bộ máy và độingũ công chức, viên chức ngày càngnâng cao vai trò, tinh thần tráchnhiệm và chất lượng công tácchuyên môn nghiệp vụ.

    Một trong những lĩnh vực côngtác quan trọng hàng đầu của Ngành làcông tác xây dựng pháp luật, Sở Tưpháp TP Đà Nẵng đã phối hợp chặtchẽ với các cơ quan có liên quan thammưu, xây dựng và hoàn thiện hệthống pháp luật, đặc biệt là hệ thốngvăn bản quy phạm pháp luật củachính quyền thành phố, nâng cao hiệuquả thi hành pháp luật. Tham mưuUBND TP Đà Nẵng giải quyết nhữngvướng mắc, đề xuất, kiến nghị củanhiều doanh nghiệp đảm bảo đúngquy định pháp luật. Chủ động thammưu tốt nhiều nhiệm vụ mà Sở đượcUBND thành phố giao thêm ngoàinhiệm vụ chuyên môn theo quy định.

    Công tác phổ biến, giáo dục phápluật; trợ giúp pháp lý đã chủ động

    bám sát nhiệm vụ chính trị của địaphương. Trong công tác bổ trợ tưpháp, Sở Tư pháp TP Đà Nẵng đã tíchcực tham mưu UBND thành phố thựchiện hiệu quả công tác quản lý nhànước đối với các hoạt động côngchứng, luật sư, đấu giá tài sản, giámđịnh tư pháp… Đồng thời tăng cườngtheo dõi, thanh tra, kiểm tra định kỳ,đột xuất hoạt động của các tổ chứchành nghề công chứng, luật sư, đấugiá tài sản để kịp thời xử lý, chấnchỉnh các hành vi vi phạm.

    Đặc biệt, trong lĩnh vực hànhchính tư pháp, Sở Tư pháp TP ĐàNẵng đã tham mưu UBND thành phốban hành Đề án triển khai thí điểmthực hiện trao giấy khai sinh, thẻ bảohiểm y tế, hộ khẩu tại gia đình trẻ emvà Đề án triển khai thí điểm việcchính quyền thăm, viếng, chia buồnvà thực hiện đăng ký khai tử tại giađình công dân trên địa bàn thành phố.Đây là việc làm mang tính nhân văn,khẳng định rõ hơn sự quan tâm, tráchnhiệm của chính quyền đối với côngdân trên địa bàn TP Đà Nẵng.

    Trong quá trình triển khai nhiệmvụ, Sở Tư pháp TP Đà Nẵng luônđược sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Tưpháp, Thành ủy, HĐND, UBND TPĐà Nẵng, sự phối hợp của các ngành,các cấp và trên hết là sự quyết tâm,đoàn kết, trách nhiệm của tập thể lãnhđạo cũng như toàn thể công chức,viên chức, người lao động toàn ngànhđã nỗ lực không ngừng vì sự nghiệpxây dựng và phát triển của ngành vàcủa TP Đà Nẵng.

    Trên chặng đường phấn đấu, nỗlực không ngừng nghỉ của mình, SởTư pháp TP Đà Nẵng đã được Bộ Tưpháp xếp hạng A (xuất sắc) trong 9năm liền từ năm 2011 đến năm 2019;năm 2017, Sở Tư pháp vinh dự đượcBộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Cờ thiđua ngành Tư pháp năm 2017; năm2018, được UBND thành phố tặng Cờthi đua cho đơn vị dẫn đầu phong tràothi đua năm 2018 của TP Đà Nẵng;tặng Bằng khen của Thủ tướng Chínhphủ, của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vàChủ tịch UBND thành phố cho cáctập thể, cá nhân của Sở Tư pháp. P.V

    Xây dựng ngành Tư pháp Đà Nẵng ngày càng vững mạnh

    ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI:

    Xây dựng lộ trình phát triển trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ

    Đó là một trong những yêu cầu mà Thứ trưởng Bộ Tưpháp Đặng Hoàng Oanh nêu ra khi dự Lễ công bố Nghịquyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật HàNội hôm qua (21/9).

    lThứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, Hội đồng Trường, Ban Giám hiệu Trường và lãnh đạomột số đơn vị thuộc Bộ chúc mừng tân Phó Hiệu trưởng Lê Đình Nghị.

    lVụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc và đạidiện UNDP chủ trì hội nghị.

  • Xin nộp tiền mà… không được nộpGần một năm trước, ngày 9/12/2019,

    kỳ họp thứ 17 HĐND TP khóa IX diễn ravới phiên chất vấn GĐ Sở TN&MTNguyễn Toàn Thắng.

    Trả lời chất vấn vì sao tình trạng chậmcấp sổ hồng dai dẳng, ông Thắng cho rằng:“Có nhiều chủ đầu tư chưa hoàn thành thủtục để cơ quan chức năng cấp giấy chongười dân do đã thế chấp dự án vào ngânhàng. Chủ đầu tư có quyền làm vậy để lấytiền xây chung cư. Nhưng khi dự án hoànthành, chủ đầu tư phải nộp tiền cho ngânhàng để lấy giấy tờ làm chứng nhận sở hữucho cư dân thì họ lại không thực hiện".

    Thực tế, theo tìm hiểu của PLVN,trong số 60 dự án của 16 DN với hơn 30ngàn căn nhà và căn hộ officetel đang bịchậm cấp sổ mà HoREA công bố giữatháng 9 vừa qua, chưa phát hiện dự ánnào rơi vào tình trạng ông Thắng “lýgiải” như trên.

    Tới lúc này, ông Trần Văn Thạch, PGĐSở TN&MT mới thừa nhận các nguyênnhân “vướng” tính tiền sử dụng đất, tínhtiền nghĩa vụ bổ sung (do dự án có sự điềuchỉnh khác với ban đầu) và đặc biệt vướngđất công xen cài, vướng tài sản có nguồngốc công sản...

    Cuối năm 2019, trước tình trạng chậmcấp sổ hồng “nóng bỏng” dư luận, tại HàNội, Tổng cục Quản lý Đất đai (BộTN&MT) và Cục Quản lý nhà & Thịtrường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũngđã có cuộc gặp trực tuyến trả lời thắc mắcngười dân.

    Trả lời các câu hỏi vì sao có tình trạngnày, ông Mai Văn Phấn (Tổng cục phóTổng cục Quản lý Đất đai), ông Hà QuangHưng (Cục phó Cục Quản lý nhà & Thịtrường bất động sản), bà Phạm Thị Thịnh(Cục phó Cục Đăng ký Đất đai, Tổng cụcQuản lý đất Đai) đều liệt kê các nguyênnhân như: Chủ đầu tư chưa hoàn thiện thủtục pháp lý, giao đất, chuyển mục đích,chuyển nhượng đất… nhưng đã triển khaidự án và bán nhà; tự ý chuyển nhượng dựán; xây dựng sai phép, sai quy hoạch; thếchấp dự án tại ngân hàng; dự án chưa đượcnghiệm thu; chưa thực hiện xong nghĩa vụtài chính về đất đai; trì hoãn nộp hồ sơ xincấp sổ hồng… Nói tóm lại, hầu hết cácnguyên nhân đều bị quy về chủ đầu tư.

    Nhưng với những dự án bị chậm sổ màHoREA công bố, nếu khoác cho họ những“tội” nêu trên thì quả là họ phải mang nỗioan khủng khiếp.

    Đại diện một tập đoàn bất động sản cóhàng ngàn căn hộ đang bị chậm cấp sổ tạiTP HCM cho biết: “Tại địa phương nào có

    những nguyên nhân như trên chúng tôikhông biết, nhưng ở TP HCM thì rất ít dựán như vậy và tập đoàn chúng tôi thì đặcbiệt không có những nguyên nhân đó.Chúng tôi thậm chí còn xin nộp tiền màkhông được nộp, có những dự án đã chấpnhận tạm nộp theo đơn giá cao nhất,nhưng vẫn bị chậm sổ”.

    Vị này phân tích: “Ngoại trừ một số rấtnhỏ DN lừa đảo hay làm ăn chộp giật,chẳng DN nào muốn sai phạm chây ì. Bảnthân các chủ đầu tư cũng khao khát các dựán ra sổ càng nhanh để thu nốt số tiền 5%khách hàng chưa trả hết. Với riêng tậpđoàn chúng tôi, 5% này là hàng trăm tỷđồng bị “chôn” tại đó”.

    Một vấn đề khác cũng vị này bức xúc:“Lâu nay, khi nói đến chuyện “chậm cấpsổ”, nhiều cán bộ, khách hàng và phươngtiện truyền thông đều lập tức đổ lỗi “chủđầu tư chậm cấp”. Quy kết như vậy khiếnchúng tôi bị tiếng oan, rất khổ tâm. Thựctế DN làm gì có quyền cấp sổ. Chúng tôichỉ có thể nộp hồ sơ và làm nghĩa vụ tàichính đầy đủ, còn việc cấp sổ là quyền củaSở TN&MT và UBND TP”.

    Nỗi khổ “vạ lây” Nỗi khổ “quýt làm, cam chịu” các chủ

    đầu tư phải gánh chịu, còn có nguyên nhânnhiều dự án đang bị “rà soát nguồn gốc”mà chưa biết đến bao giờ mới xong.

    PV đã gặp đại diện một DN có ít nhất5 dự án bị “ngâm” sổ vì có đất từ thời xaxưa liên quan doanh nghiệp Nhà nước(DNNN).

    Qua tìm hiểu được biết, tại các Khuthương mại, văn phòng, dịch vụ & căn hộsố 08 Hoàng Minh Giám (Phường 9), Khuphức hợp thương mại, dịch vụ văn phòng& căn hộ số 146 đường Nguyễn Văn Trỗi- số 223 & 223B đường Hoàng Văn Thụ(Phường 8, cùng quận Phú Nhuận); Trungtâm thương mại, officetel & căn hộ số 39-39B Bến Vân Đồn (Phường 12, Quận 4);các khu nhà này đều đã được nghiệm thuđưa vào sử dụng, hoàn tấtcác thủ tục pháp lý chính,hoàn thành nghĩa vụ tàichính về đất; nhưng “sổhồng” cấp cho cư dân vẫnbị “ngâm”.

    Tại Trung tâm thươngmại, văn phòng, officetel &căn hộ số 151-155 Bến VânĐồn (Phường 6, Quận 4), đãcó quyết định duyệt phươngán giá đất ngày 9/11/2018của UBND TP, nhưng saugần 2 năm vẫn chưa nhậnđược thông báo thực hiệnnghĩa vụ tài chính, là cơ sởđể xin cấp “sổ hồng”. Đặcbiệt, tại Trung tâm thương

    mại, officetel & căn hộ số 34-35 Bến VânĐồn (Phường 12, Quận 4), DN này đã nộphồ sơ xin giao đất/chuyển mục đích sửdụng đất từ tháng 12/2016 nhưng đến nayvẫn “dậm chân tại chỗ”.

    Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bấtđộng sản nhận định, với các dự án này,DN này đang phải đối mặt với tình trạng“khó như tìm đường lên trời”. Vì dù hiệnkhông có tên trong cuộc thanh kiểm tranào, nhưng TP HCM khó dám “tựquyết” cấp sổ.

    Nguyên nhân đến từ việc năm 2018,Quốc hội ra Nghị quyết 60/2018/QH14 vàmột năm sau Chính phủ ra Nghị quyết73/NQ-CP yêu cầu rà soát thanh tra việcchuyển đổi mục đích sử dụng từ đất sảnxuất của DNNN, DN cổ phần hoá sangkinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn2011- 2017.

    Nhiều năm trước, áp dụng Quyết định09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sởhữu Nhà nước, trong quá trình cổ phầnhóa, không ít DNNN đã liên doanh liên kếtvới DN bất động sản để trở thành “Cty nhànước có chức năng kinh doanh bất độngsản”, nhằm chuyển mục đích sử dụng đấtcông, xây dựng văn phòng, chung cư đểbán hoặc cho thuê; hoặc ký hợp đồng pháttriển dự án.

    Rồi những dự án xây dựng văn phòngchung cư này có thể được chuyển nhượngsang tên nhiều đời chủ. Nay những chủđầu tư hiện tại dù đã là F4, F5, dù nhậnchuyển nhượng dự án ngay tình, dù đã đổbao nhiêu tiền của vào dự án hợp pháp,cũng bị lo ngại thuộc trường hợp rà soátthanh tra như nêu trên.

    Theo phụ lục ban hành kèm theo Nghịquyết 73/NQ-CP, công việc “thanh tra việcchuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đấtsản xuất của DNNN, DN cổ phần hóasang kinh doanh, xây dựng nhà ở giai đoạn2011 – 2011” do Thanh tra Chính phủ chủtrì, phối hợp là Bộ TN&MT cùng UBNDcấp tỉnh, thời gian hoàn thành dự kiếntháng 10/2020.

    Một LS thuộc Đoàn LS TP HCM cho biết: “Như vậy, tôi e rằng với những chủ đầu tư dù có ngay tình hợp pháp trong những dự án này, cũng phải đợi đến khi Thanh tra Chính phủ có báo cáo trình Chính phủ và Quốc hội và Trung ương đồng ý thì TP HCM mới “dám” cấp sổ. Tôi tin rằng Nhà nước sẽ xử lý sự việc hợp tình hợp lý, bảo đảm quyền lợi người đã mua nhà và các chủ đầu tư, nhưng vấn đề bức bối nhất hiện nay là người dân và DN phải chờ đến bao giờ?”.

    Tại TP HCM, sau hàng loạt vụ án saiphạm đất đai, hàng loạt lãnh đạo TP vàcán bộ TN&MT vướng lao lý, còn xuấthiện tâm lý “sợ sai nên tốt nhất khônglàm gì”. Thế nên có nhiều dự án dùkhông vướng mắc gì cũng bị “ngâm” sổhồng. PLVN sẽ tiếp tục phản ánh trongcác số báo sau. N.P.V

    XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn

    CHUYểN độNGSố 266 (7.979) Thứ Ba 22/9/2020 [email protected]

    “ÁC MỘNG” SỔ HỒNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH:Bài 2:

    Nghịch lý “quýt làm, cam chịu”Tại TP HCM, suốt một thờigian dài, cho đến khi Hiệp hộibất động sản TP (HoREA)công bố thông tin chính thức,nhiều DN đã phải chịu tiếngoan “bội tín”, “chây ì nộptiền”… Sự thật thì tại nhiều dựán, nguyên nhân chậm “sổhồng” không đến từ chủ đầutư, mà đến chính từ cơ quanchức năng địa phương, từ thựctế chờ chính sách rõ ràng, chờkết quả các cuộc giám sátkiểm tra Trung ương chỉ đạothực hiện.

    Làm việc tốt mà… gặp họaChung cư Lexington Residence (quận 2) bị chậm sổ nhiều năm nay, cũng vì liên

    quan đến “đất công”, nhưng thuộc một dạng “oái oăm” khác. Khi thực hiện dự án, chủ đầu tư đã nhận chuyển nhượng của Nhà nước 3.800m2 đất giáp

    đường Mai Chí Thọ làm công viên cây xanh (cũng là diện tích được tính vào mật độ xâydựng toàn dự án).

    Số đất này từng thuộc hành lang đất 22m dọc đường Mai Chí Thọ. Chủ trương ban đầucủa TP là bán đấu giá đất trong hành lang này để lấy tiền làm trục đường Mai Chí Thọ. Sauđó TP chủ trương dùng đất này xây nhà tái định cư. Năm 2008, TP ngưng thực hiện dự ántái định cư và có chủ trương chuyển nhượng theo giá thị trường cho chủ đầu tư của Lexing-ton là chung cư liền kề phía trong để xây công viên cây xanh, không xây dựng công trình. Nóicách khác, chủ đầu tư dự án chấp nhận bỏ tiền nhận chuyển nhượng số đất này làm côngtrình công cộng, chứ không có bất kỳ lợi ích riêng gì, không thu được lợi nhuận gì.

    Một LS đánh giá: “Chủ trương của TP thì hết sức đúng đắn. Nhưng thiếu một bước thủtục, đáng lẽ thời điểm đó TP phải báo cáo ra TW xin được chấp thuận. Bỏ qua bước này, từchủ trương đúng của TP lại hóa hành động sai. Hậu quả là chủ đầu tư “làm việc tốt mà gặphọa”, cư dân thì không được cấp sổ”.

    Đại diện chủ đầu tư Lexington cho hay: “DN đã làm văn bản gửi TP xin cấp sổ cho ngườidân, phần thương mại của chủ đầu tư, DN chấp nhận TP giữ lại “làm tin”. Và trong sổ cấpriêng cho cư dân, phần diện tích sử dụng chung chấp nhận không bao gồm 3.800 m2, nếu saunày được Nhà nước giao thì hộ nào có nhu cầu DN sẽ xin cập nhật thông tin trên sổ, DNchấp nhận mọi chi phí. Sở TN&MT trả lời đồng ý quan điểm đó, báo lại UBND.Nhưng UBND lại trả lời không giải quyết từng trường hợp cụ thể. Chúng tôi lâm vàobế tắc”.

    l Dự án Richmond City trên đường Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh) là một trong hàng chục dự ánchủ đầu tư Hưng Thịnh “xin nộp tiền sử dụng đất mà chưa được”.

    l Chủ đầu tư dự án Lexington chấp nhận bỏ tiền nhận chuyểnnhượng 3800m2 đất làm công viên công cộng và “làm việc tốt màgặp họa” vì bị “ngâm” sổ hồng.

  • Số 266 (7.979) Thứ Ba 22/9/2020 7XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vn CHUYểN độ[email protected]

    Điểm dừng chân đang đượcxây dựng tại Mom Tàu và phíaĐông bãi Hang (đảo Bé, huyệnđảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) -vùng đá địa chất triệu nămnằm trong di sản thiên nhiênthuộc Công viên địa chất LýSơn - Sa Huỳnh đang vấp phảiphản ứng của dư luận.Vì sao dư luận phản đối?

    Theo báo cáo của Sở Văn hóa - Thểthao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh QuảngNgãi, nhằm phát huy hiệu quả giá trị cảnhquan, địa chất và trên cơ sở nguyện vọngcủa người dân thôn Bắc An Bình (đảo Bé)về việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ pháttriển du lịch, UBND huyện Lý Sơn đãquyết định đầu tư điểm dừng chân du lịchở Mom Tàu và phía Đông bãi Hang thuộcđảo An Bình.

    Theo phương án ban đầu, huyện đảoLý Sơn sẽ xây 4 điểm dừng chân trên đảoBé. Tuy nhiên, các ngành chức năng chỉđồng ý chọn và xây dựng 2 điểm dừngchân gồm vị trí Mom Tàu, nhằm thamquan toàn cảnh bãi Mom Tàu, nhìn sangđảo Lớn và điểm dừng chân tại cánh đồngDung Nham tại phía Đông bãi Hang.

    Điểm dừng chân 1 (tại Mom Tàu), códiện tích khoảng 30m2, được thiết kế hìnhtròn, có đường kính 6,2m, chiều cao khoảng5,6m. Riêng tính từ mặt nền lên sàn tầng trệtcao khoảng 2,3m; từ sàn tầng trệt lên sànphía trên 3,45m. Điểm dừng chân số 2 (tạiphía Đông bãi Hang), có diện tích khoảng26m2, được thiết kế theo hình thất giác, cómặt cạnh rộng gần 2,7m, tổng chiều caocông trình khoảng 5,2m. Trong đó phầnthân công trình cao 3m, còn lại phần mái.

    Tất cả đều thuộc phạm vi của Công

    viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh. Hai côngtrình do Trung tâm Truyền thông Văn hoáthể thao huyện Lý Sơn làm chủ đầu tư,Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thànhviên thiết kế kiến trúc xây dựng KhôngGian Xinh làm đơn vị khảo sát, thiết kế,lập dự toán xây dựng, tổng mức đầu tư dựán là 1,2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyệnvà hoàn thành trong năm 2020.

    Tuy nhiên, một trong hai vị trí được lạinằm ngay trên bãi đá nham thạch có niênđại hàng ngàn năm tuổi. Vì vậy, việc xâydựng khiến nhiều người bức xúc và lập tứccó nhiều phản đối. Cụ thể, trên cánh đồngDung Nham phía Đông bãi Hang tại đảoBé, một điểm dừng chân mới, kiên cố vừađược thi công hoàn thiện. Một nhà vòm vớibốn trụ bê tông trắng cao 1,5m và mái vòmxây, lợp bằng ngói. Nhiều khối đá nhamthạch hình thành từ hoạt động núi lửa triệunăm trên đảo Bé bị đào bới để xây dựngđiểm dừng chân mới này. Bên cạnh vòmnhà mới xây, nguyên vật liệu và vật dụngthi công nằm ngổn ngang, bừa bãi.

    Theo một số người dân địa phương,việc xây dựng các điểm dừng chân du lịchrất cần thiết, nhưng nếu đầu tư không đúng

    cách sẽ phản tác dụng. Đặc biệt, xây dựngbằng bê tông cốt thép tại vị trí trên đá nhamthạch sẽ làm biến dạng quần thể trầm tíchnúi lửa, mất đi vẻ tự nhiên, hoang sơ, kỳ bívốn có. Trong khi đó, đảo An Bình lại đangnằm trong khu vực được tỉnh Quảng Ngãiđệ trình UNESCO công nhận Công viênđịa chất toàn cầu. Không chỉ vậy, ôngNguyễn Ty (người dân địa phương) nêuthêm, điểm dừng chân xây dựng ngay sátvách đá có độ cao tương đối lớn nên rấtnguy hiểm. Nếu khách tham quan vô tìnhbất cẩn khi qua lại tại khu vực này, khôngbiết điều gì sẽ xảy ra.

    Lựa chọn bất khả kháng? Liên quan sự việc, ông Lê Văn Ninh,

    Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn xácnhận, vị trí xây dựng điểm dừng chân dulịch tại phía Đông bãi Hang chưa phù hợp.“Do huyện quá tin tưởng chủ đầu tư (Trungtâm Truyền thông - Văn hóa - Thể thaohuyện Lý Sơn) nên chưa sâu sát trong việcgiám sát quá trình thi công, để xảy ra sựviệc đáng tiếc. Vị trí tốt nhất để xây dựnglà bên trong vườn cam Đàng, cách khu vựchiện tại khoảng 300m. Huyện sẽ cho triển

    khai phương án thi công này trong thờigian tới khi có nguồn vốn. Hiện tại, do lỡđầu tư rồi nên tạm thời sử dụng”, ông Ninhlý giải.

    Cũng lời ông Ninh, việc lựa chọn vị tríđể xây dựa trên cơ sở văn bản góp ý củaSở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Nếu chỉxây để du khách dừng chân nghỉ mệt, chemát, sẽ không chọn 2 vị trí này, nhưnghuyện muốn điểm dừng chân còn là nơi đểdu khách có thể nhìn, ngắm được cả phongcảnh xung quanh.

    Để những công trình này thực sự pháthuy hết hiệu quả về mặt giá trị cảnh quan,địa chất cũng như phù hợp với đề án xâydựng Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh,trong văn bản của Sở VH-TT&DL tỉnhQuảng Ngãi trả lời UBND huyện Lý Sơn vềviệc xin ý kiến xây dựng 2 điểm dừng châncho du khách ở tại đảo An Bình, có ý kiếnvề sử dụng loại nguyên vật liệu để xây dựng.

    Theo đó, Sở VH-TT&DL tỉnh QuảngNgãi đề nghị UBND huyện Lý Sơn (chủđầu tư) phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kếphù hợp với cảnh quan du lịch và tính đặcthù của Lý Sơn… đồng thời nên cân nhắc,lựa chọn những nguyên vật liệu có sẵn ởđịa phương, thân thiện môi trường, hạnchế bê tông cốt thép. Tuy nhiên, trên thựctế đã đi ngược lại ý kiến tham mưu của Sở.

    Lý giải điều này, ông Lê Văn Ninh, PhóChủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn chobiết, do thời tiết ở đảo Bé quá khắc nghiệtvà vị trí xây 2 điểm dừng chân phục vụkhách tham quan ở thôn bắc đảo An Bìnhcao và trống, nếu xây dựng bằng cácnguyên vật liệu khác, tuổi thọ của côngtrình không cao, kinh phí duy tu, sửa chữarất tốn kém. Vì vậy, sau khi cân nhắc, tínhtoán, bất khả kháng, huyện mới quyết địnhchọn vật liệu bê tông cốt thép.

    “Để công trình hài hòa, thân thiện cảnhquan thiên nhiên, giảm bớt sự thô kệch củabê tông, huyện đã chọn cho ốp, giả gỗtường và cột bên ngoài các điểm dừng,kèm với đó sẽ đính thêm vỏ sò, ốc để trangtrí. Đồng thời sử dụng màu sơn dịu và phùhợp, trồng hoa xung quanh điểm dừngchân, lối vào”, ông Ninh nói.

    Hiện tại, UBND huyện Lý Sơn vẫn đềnghị tiếp tục hoàn thiện 2 điểm dừng chânnói trên. VŨ VÂN ANH

    Thừa Thiên — Huế là địa phươngthiệt hại nặng nề nhất do bão số5 gây ra; với 4 người chết, 92người bị thương cùng hàng ngànngôi nhà bị hư hỏng. Ước tínhthiệt hại tài sản ở địa phươngnày khoảng 505 tỉ đồng.Ưu tiên khôi phục hạ tầng dân sinhthiết yếu

    Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Trungương về phòng chống thiên tai, bão số 5 đãlàm 6 người chết và 112 người bị thương.Bên cạnh đó, cơn bão này cũng làm sập đổhoàn toàn 13 căn nhà; 22.716 căn bị tốcmái, hư hỏng.

    Trong đó Thừa Thiên - Huế là địaphương thiệt hại nặng nhất. Theo báo cáocủa UBND tỉnh này; mưa bão khiến 4người chết, 92 người bị thương phải đếncác Trạm y tế, các Trung tâm y tế cấphuyện và Bệnh viện Trung ương Huế.Ngoài ra, toàn tỉnh có 10 nhà bị sập; có21.283 nhà tốc mái; 20 trường học bị tốcmái phòng học, khu hiệu bộ, sập hàng rào,tốc mái nhà xe, hư hỏng thiết bị dạy

    học. Về nông, lâm nghiệp, diện tích raumàu bị thiệt hại 439ha; diện tích rừng bịgãy đổ 1.130 ha; cao su 863,5ha. Có 38,8ha nuôi thủy sản bị ảnh hưởng. Cây ăn quảbị thiệt hại 300ha. Theo thống kê ban đầutại TP. Huế có khoảng 15.000 cây xanh bịgãy đổ…

    Tổng giá trị thiệt hại do cơn bão số 5 vừaqua ước tính khoảng 505 tỷ đồng. Trong đó,nhà ở 213 tỷ đồng, giáo dục 2 tỷ đồng, nông- lâm nghiệp 177,6 tỷ đồng, thủy lợi 63 tỷđồng, giao thông 11,8 tỷ đồng, thông tin liênlạc 19 tỷ đồng, điện lực 17,7 tỷ đồng.

    Ngay sau khi cơn bão số 5 đổ bộ; lãnh

    đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên -Huế, các sở, ban ngành đã trực tiếp về cơsở chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả saubão. Trước mắt, tỉnh Thừa Thiên - Huế đềxuất Thủ tướng Chính phủ quan tâm hỗtrợ 150 tỷ khôi phục hạ tầng dân sinh thiếtyếu, nhà ở cho nhân dân; hỗ trợ xử lý kèchống sạt lở bờ biển 6,7km, trong đó ưutiên 2,7km vùng xung yếu.

    Không để xảy ra trục lợi chính sáchTại cuộc họp giao ban trực tuyến toàn

    tỉnh về khắc phục thiệt hại do bão số 5 gâyra vào ngày hôm qua (21/9); ông PhanNgọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh ThừaThiên – Huế cho rằng, nhiều năm qua tỉnhta không hứng chịu những cơn bão lớn; từcông tác chuẩn bị và ứng phó với bão số 5lần này để chính quyền phải nhìn nhận,đánh giá một cách toàn diện về công tác dựbáo, cảnh báo, công tác ứng phó với bão,từ đó khắc phục những tồn tại, hạn chếthấp nhất thiệt hại về người và tài sản khimưa bão xảy ra.

    Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế yêucầu các cấp, các ngành tăng cường phươngtiện, lực lượng nỗ lực khắc phục thiệt hạido bão gây ra. Làm tốt công tác phối hợp,tiếp tục rà soát thiệt hại, xây dựng phươngán hỗ trợ chi tiết trên từng lĩnh vực cụ thể,trong đó ưu tiên hỗ trợ những hộ nghèo, hộyếu thế bị ảnh hưởng do bão, lĩnh vực nàocấp bách thì cần phải hỗ trợ ngay để ngườidân sớm ổn định cuộc sống. Huy động

    toàn lực lượng, hệ thống xã hội, sức dân đểkhắc phục hậu quả. Tổng vệ sinh môitrường toàn tỉnh, khôi phục lại hệ thốngcây xanh.

    Ông Thọ cũng giao nhiệm vụ cụ thểcho chính quyền địa phương tập trung khắcphục trong đó ưu tiên phục hồi đời sốngngười dân, học sinh đến trường, điện chiếusáng và sản xuất kinh doanh. Trước mắt,sử dụng nguồn kinh phí địa phương hỗ trợcho người dân, khôi phục hạ tầng dân sinh,nhà dân. Các ngành liên quan tiến hànhtổng hợp, lên phương án sửa chữa, xây mớicác công trình xây dựng cơ bản bị hư hỏng.

    “Các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sởtrong quá trình triển khai hỗ trợ phải tiếnhành công khai, minh bạch, không để xảyra trục lợi chính sách trong quá trình hỗtrợ người dân”- Chủ tịch UBND tỉnhnhấn mạnh.

    Bên cạnh đó, ông Thọ cũng đề nghị tậptrung khắc phục thiệt hại của bão, các địaphương vẫn phải tiếp tục duy trì các hoạtđộng phòng chống dịch bệnh Covid-19,không được chủ quan lơ là. Cùng với đó,các sở, ngành, địa phương, chủ đầu tư đônđốc, rà soát, đẩy nhanh giải ngân vốn đầutư công theo mốc kế hoạch đã đăng ký vớiChính phủ. Kiên quyết điều chuyển vốnđối với các đơn vị không giải ngân đượcvà sẽ đánh giá không hoàn thành nhiệm vụnăm 2020 đối với các đơn vị này.

    LÊ TÁM BẢY

    LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI:

    Tranh cãi việc xây điểm dừng chân trên bãi nham thạch

    THỪA THIÊN - HUẾ:

    Tổng lực khắc phục thiệt hạimưa bão

    lCông trình điểm dừng chân bằng bê tông trên khối đá nham thạch gây tranh cãi.

    lThừa Thiên - Huế nỗ lực khắc phục hậu quảsau bão.

  • 8 GIA ĐÌNH XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985http://baophapluat.vnSố 266 (7.979) Thứ Ba 22/9/2020 [email protected]

    “VỤ GIA ĐÌNH BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THỰC HIỆN”

    Ngày ấy, cô là một học sinh cấp haihọc lực khá, có năng khiếu hộihọa nổi trội. Thầy chủ nhiệm và bạn bèđều nói, cô rất có khả năng đậu vàotrường kiến trúc để theo đuổi ngànhthiết kế. Cô cũng tưởng rồi mình sẽ cónhững tháng ngày tung tăng, vui vẻtrên giảng đường, rồi ra trường, đilàm, đeo đuổi đam mê, trở thành mộtnhà thiết kế thời trang có tiếng.

    Những ngày vào thành phố luyện thiđại học, trong những lần ham vui cùngbạn bè đi chơi, giao lưu kết bạn, cô đãgặp anh. Đó là một thiếu gia hào hoa,phong lưu, đi xe xịn mặc đồ hiệu, vungtiền như rác để làm đẹp lòng các thiếunữ. Như nhiều cô gái trẻ từ quê vàothành phố, cô bị choáng ngợp và khichàng thiếu gia ấy ngỏ lời yêu, cô nhanhchóng gật đầu đồng ý.

    Đến khi chàng thiếu gia ngỏ lời muốncưới cô, vì cha mẹ giục cưới nhanh đểcha mẹ anh trước khi sang nước ngoàiđịnh cư yên tâm thấy con trai đã lập giađình, cô đứng trước lựa chọn của cuộc

    đời. Đã có kết quả thi đại học. Nếu lựachọn đi học, tiếp tục đeo đuổi ước mơ,thì mọi thứ còn khá xa vời, tương laichưa biết thế nào. Nhưng lấy chàng traigiàu có này, cuộc đời cô về sau sẽ đượcđảm bảo đầy đủ, sung sướng mà đi làmcả đời chưa chắc có được. Chưa kể, dùmới quen có vài tháng, chưa hiểu vềnhau, nhưng lấy về từ từ tìm hiểu có saođâu, đây quả là chàng trai mà bất cứ côgái nào cũng mơ lấy làm chồng.

    Khi cô con gái mới 18 tuổi báo vớicha mẹ mình quyết định từ bỏ con đườngđại học để lấy chồng, người cha đã rấtgiận, người mẹ khóc hết nước mắt. Haivợ chồng là giáo viên, vẫn luôn dạy conlấy sự học làm đầu, dạy con đứng bằngđôi chân của mình. Thế mà cô con gáilại quyết định làm một cây chùm gửi gửithân vào nhà giàu. Ông bà đã hết sứcthuyết phục cô đừng vội vàng cưới hỏi.Cứ vừa học, vừa yêu nhau, tìm hiểu nhaucho kĩ lưỡng. Rồi đến khi ra trường, tựlập tài chính, đủ chín chắn, hiểu biết, trảinghiệm để làm người vợ, người mẹ hãy

    tính đến chuyện kết hôn. Nhưng cô congái cứng đầu nhất quyết không nghe. Đểcha mẹ buộc đồng ý, cô để mình có thai.Đám cưới diễn ra.

    Và từ đó, bao mộng mơ, bao niềm vuison trẻ cũng đột ngột kết thúc. Một cô gáitrẻ đang ngưỡng cửa vào đời, còn trẻcon, ham vui, chưa biết nên làm vợ thếnào, cũng chưa học cách làm mẹ. Mộtchàng thiếu gia vẫn quen ăn chơi, vungtiền như rác, thích đàn đúm với bạn bèhơn ở nhà. Những cuộc cãi vã, tráchmóc. Và cả bạo hành. Cuộc sống nhưmột nhà ngục tối tăm mà cô đã tự nguyệnnhốt mình vào, giờ đây không thoát rađược. Con khóc, quấy suốt ngày đêm,chồng không chia sẻ, bạn bè ngoài kiađang tung tăng ăn học, dệt ước mơ.

    Và đỉnh điểm là sáng nay, chồng côbảo tưởng lấy vợ về cho vui cửa vui nhà,biết chăm sóc gia đình, chứ ngờ đâu lấyphải đứa trẻ con vừa vụng về vừa haycằn nhằn, thôi rã đám cho xong.

    Cô ngồi chết lặng, biết mình đi saimột bước, tính toán quá để phải đổi cảước mơ, đổi cả thanh xuân. Làm vợ khichưa đủ chín chắn, làm mẹ khi chưa đủkhả năng. Một gia đình được ra đời từsự toan tính và xốc nổi thì có bao giờhạnh phúc được đây? TRÂN TRÂN

    Khi học sinh tiêu tiền nhưđại gia

    Mới đây, cư dân mạng xônxao chuyện một cậu bé ở AnGiang làm nghề bốc vác và làmthêm công việc vệ sinh giày,dành tiền tiết kiệm 2 năm để muacho mình bộ sưu tập giày hànghiệu, trong đó có đôi giày lên đến28 triệu đồng. Câu chuyện này đãgây ra nhiều tranh cãi trong cộngđồng. Trong khi một bộ phận chorằng nên tôn trọng quyết định vàđam mê của cậu bé, thì nhiềungười lại cho rằng, việc dànhdụm tiền công lao động cực nhọcchỉ để mua giày hiệu là một thóiquen lãng phí. Với số tiền ấy, cậubé có thể tích lũy để lên kế hoạchcho tương lai của mình hoặcnhiều việc khác hữu ích hơn.

    Câu chuyện trên, đúng saikhông bàn đến, nhưng rõ ràng nóthể hiện một cách nghĩ khá phổbiến của một bộ phận giới trẻngày nay: tiêu tiền không tiếc taycho những "đam mê" của mình,không cần nghĩ đến ngày mai.

    Vũ Thành Nam là học sinhlớp 11 một trường trung học tạiquận 10, TP.HCM. Nam đượcbạn bè trong lớp mệnh danh là"dân chơi hàng hiệu" khi đồ đạcxài toàn đồ đắt tiền, từ điện thoạidi động, xe máy, túi đi học đếnquần áo. Ngay cả tóc cắt cũng ởsalon tóc danh tiếng nhất thànhphố, mà mỗi lần tạo kiểu trêndưới 5 triệu đồng.

    Điều đáng ngạc nhiên là Namkhông hề là một "thiếu gia" giàunứt đố. Gia đình chỉ ở hàng khágiả, cha làm phó phòng một côngty xuất nhập khẩu, mẹ làm giáoviên mẫu giáo. Số tiền chi tiêumạnh tay cho bản thân đượcNam tiết kiệm từ tiền tiêu vặt chamẹ cho, tiền "học phí" mà Namkê tăng cao lên mỗi khi báo chamẹ và cả vòi vĩnh tiền hưu củaông bà nội, vốn có mỗi đứa cháutrai đích tôn.

    Trường hợp của Nam giờ đây

    không còn là hiếm hoi nữa. Cáchđây ít lâu, một nhóm youtubertiến hành quay video khảo sátmức độ tiêu dùng trong giới trẻhọc đường bằng cách tiến hànhphỏng vấn giá tiền những thứ cácem đang mặc trên người. Kếtquả, những đoạn video tung ralàm dư luận thảng thốt