CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA...

121
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA CÁC HỌC PHẦN TRONG CTĐT TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội, 8/2018

Transcript of CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA...

Page 1: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO

TẠO (CTĐT) VÀ CỦA CÁC HỌC PHẦN TRONG

CTĐT TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN

Hà Nội, 8/2018

Page 2: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

MÔ TẢ VÀ CHUẨN ĐẦU RA CÁC HỌC PHẦN

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO .......................................................................... 1

CÁC HỌC PHẦN CHUNG VÀ HỌC PHẦN TIẾNG ANH ....................................................................... 4

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 1 .......................................................... 4 NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 2 .......................................................... 5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ................................................................................................................ 6 ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ........................................................... 7 THỰC HÀNH TIẾNG 1A2 ................................................................................................................... 8 THỰC HÀNH TIẾNG 2A2 ................................................................................................................. 12 THỰC HÀNH TIẾNG 3A2 ................................................................................................................. 16 THỰC HÀNH TIẾNG 4A2 ................................................................................................................. 20 THỰC HÀNH TIẾNG 1B1 ................................................................................................................. 23 THỰC HÀNH TIẾNG 2B ................................................................................................................... 27 THỰC HÀNH TIẾNG 3B1 ................................................................................................................. 31 THỰC HÀNH TIẾNG 4B1 ................................................................................................................. 34 THỰC HÀNH TIẾNG 1B2 ................................................................................................................. 37 THỰC HÀNH TIẾNG 2B2 ................................................................................................................. 43 THỰC HÀNH TIẾNG 3B2 ................................................................................................................. 48 THỰC HÀNH TIẾNG 4B2 ................................................................................................................. 54 CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH .............................................................................................................. 59 CHẠY 100M ................................................................................................................................... 60 NHẢY XA ........................................................................................................................................ 61 THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU 1 .................................................................................................................... 61 THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU 2 .................................................................................................................... 62 BÓNG CHUYỀN 1 ............................................................................................................................ 63 BÓNG CHUYỀN 2 ............................................................................................................................ 64 BÓNG BÀN 1 .................................................................................................................................. 65 CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN ............................................................................................................. 65 BÓNG BÀN 2 .................................................................................................................................. 66 BÓNG RỔ 1 .................................................................................................................................... 66 BÓNG RỔ 2 .................................................................................................................................... 67 BÓNG ĐÁ CƠ BẢN 1 ....................................................................................................................... 67 BÓNG ĐÁ CƠ BẢN 2 ....................................................................................................................... 68

CÁC HỌC PHẦN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ....................................................................... 69

TOÁN CAO CẤP .............................................................................................................................. 69 TOÁN RỜI RẠC ............................................................................................................................... 70 XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ................................................................................................................ 71

Page 3: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ..................................................................................... 72 NGUYÊN LÝ MÁY TÍNH ................................................................................................................... 73 QUẢN LÝ DỰ ÁN ............................................................................................................................ 74 LẬP TRÌNH 1 ................................................................................................................................... 76 NGUYÊN LÝ HỆ ĐIỀU HÀNH ............................................................................................................ 77 CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT ............................................................................................... 78 LẬP TRÌNH 2 ................................................................................................................................... 79 MẠNG MÁY TÍNH ........................................................................................................................... 80 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................................................................................... 81 CƠ SỞ DỮ LIỆU .............................................................................................................................. 82 CHUYÊN ĐỀ 1 ................................................................................................................................. 83 CHUYÊN ĐỀ 2 ................................................................................................................................. 84 TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ........................................................................................................................ 85 HỆ THỐNG NHÚNG ........................................................................................................................ 86 ĐỒ HỌA MÁY TÍNH ........................................................................................................................ 87 NHẬP MÔN AN TOÀN THÔNG TIN ................................................................................................. 88 CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 1 ............................................................................................................ 89 ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM ............................................................................................ 90 CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 2 ............................................................................................................ 91 LẬP TRÌNH WEB ............................................................................................................................. 92 QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM ......................................................................................................... 93 THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN ................................................................................................... 94 HỆ THỐNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP ........................................................................................ 95 TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY ............................................................................................................ 96 ĐA PHƯƠNG TIỆN ......................................................................................................................... 97 KINH DOANH ĐIỆN TỬ ................................................................................................................... 98 QUẢN TRỊ MẠNG ........................................................................................................................... 99 AN NINH MẠNG ........................................................................................................................... 100 LẬP TRÌNH MẠNG ........................................................................................................................ 101 INTERNET VÀ DỊCH VỤ WEB ......................................................................................................... 102 MẠNG KHÔNG DÂY VÀ ỨNG DỤNG ............................................................................................. 103 LẬP TRÌNH CHO THIẾT BỊ DI ĐỘNG ............................................................................................... 104 KHAI PHÁ DỮ LIỆU LỚN ............................................................................................................... 105 PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM JAVA ..................................................................................................... 106 PHÂN TÍCH YÊU CẦU PHẦN MỀM ................................................................................................ 107 HỆ THỐNG PHÂN TÁN .................................................................................................................. 108 HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ....................................................................................................... 109 ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG ..................................................................................................... 110 XỬ LÝ ẢNH VÀ NHẬN DẠNG ......................................................................................................... 111 HỌC MÁY VÀ ỨNG DỤNG ............................................................................................................ 112 CÁC CHỦ ĐỀ MỚI TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ..................................................................... 113

Page 4: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................................ 114 THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ................................................................................................................ 115 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ............................................................................................................... 116

Page 5: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

1

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo sẽ đạt được các yêu cầu sau về kiến thức,

kỹ năng, thái độ, năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân:

1. Kiến thức

Kiến thức giáo dục đại cương

C01. Hiểu và áp dụng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghề nghiệp và cuộc sống.

C02. Hiểu kiến thức cơ bản về giáo dục quốc phòng – an ninh và giáo dục thể chất. Áp dụng kiến thức giáo dục thể chất để phát triển sức khoẻ và nâng cao năng lực vận động của bản thân.

C03. Hiểu và áp dụng kiến thức cơ bản về Toán, Tin học và Phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề trong ngành Công nghệ thông tin.

C04. Có năng lực tiếng Anh đạt bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Kiến thức cơ sở ngành

C05. Hiểu và áp dụng kiến thức về lập trình máy tính, hệ điều hành, cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, các hệ thống truyền thông để giải quyết các bài toán trong ngành Công nghệ thông tin.

C06. Hiểu được vai trò và ứng dụng của Công nghệ thông tin trong thực tiễn.

Kiến thức chuyên ngành

Định hướng chuyên ngành Công nghệ phần mềm

C07A. Hiểu và áp dụng kiến thức về phân tích, thiết kế, quy trình phát triển, triển khai và bảo đảm chất lượng phần mềm máy tính.

Định hướng chuyên ngành Hệ thống thông tin

C07B. Hiểu và áp dụng kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thiết bị phần cứng và phần mềm, dịch vụ của hệ thống thông tin.

Định hướng chuyên ngành Mạng máy tính và Truyền thông

C07C. Hiểu và áp dụng kiến thức về thiết kế, vận hành, quản trị và đánh giá hiệu năng của các mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.

2. Kỹ năng Kỹ năng chuyên môn

Định hướng chuyên ngành Công nghệ phần mềm

C08A. Thu thập, phân tích tìm hiểu và tổng hợp các yêu cầu từ đối tượng sử dụng

Page 6: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

2

sản phẩm phần mềm để phục vụ công tác thiết kế.

C09A. Thiết kế, triển khai thực hiện và quản lý các dự án phần mềm có qui mô vừa và nhỏ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế.

C10A. Đánh giá chi phí, kiểm thử, bảo trì và đảm bảo chất lượng của phần mềm.

Định hướng chuyên ngành Hệ thống thông tin

C08B. Trình bày vai trò của hệ thống thông tin trong một tổ chức. Giải thích và phân biệt chức năng, nhiệm vụ của các thành phần (con người, quy trình, phần cứng, phần mềm và dữ liệu) trong một hệ thống thông tin.

C09B. Thiết kế, xây dựng, cài đặt và bảo trì các thành phần (phần cứng và phần mềm) trong hệ thống thông tin.

C10B. Phân tích và mô hình hóa quá trình và dữ liệu trong các tổ chức; xác định và cụ thể hóa các giải pháp kỹ thuật; quản trị dự án và tích hợp hệ thống.

Định hướng chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông

C08C. Sử dụng công cụ phục vụ việc thiết kế, đánh giá hoạt động hệ thống mạng máy tính.

C09C. Phân tích, thiết kế, cài đặt, bảo trì, quản lý và khai thác các hệ thống mạng truyền thông máy tính.

C10C. Quản trị bảo mật mạng máy tính và cơ sở dữ liệu; kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống.

Kỹ năng bổ trợ

C11. Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm hiệu quả trong môi trường đa văn hóa, đa ngôn ngữ.

C12. Có kỹ năng quản lý, hợp tác, điều phối các nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

C13. Có kỹ năng lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức.

C14. Có kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin ở mức có thể học tập và làm việc trong môi trường sử dụng hoàn toàn tiếng Anh.

C15. Có kỹ năng khai thác hiệu quả ứng dụng Công nghệ thông tin và mạng Internet trong học tập, nghiên cứu và công việc.

3. Thái độ

C16. Có tinh thần tự hào dan tọc, ý thức trách nhiẹm cong dan; có lòng nhan ái, khoan dung, cảm thong, chia sẻ, cởi mở với mọi nguời.

C17. Có thái độ làm việc tích cực, trung thực và có tinh thần trách nhiệm nghề

Page 7: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

3

nghiệp cao, sẵn sàng theo đuổi đam me nghề nghiẹp; Nang đọng, nhiẹt tình, chủ đọng, say me sáng tạo trong cong viẹc và trong cuọc sống; có khả nang thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiẹn, moi truờng làm viẹc; tự tin, hiểu rõ nang lực bản than, kien trì, nhẫn nại, luon có ý thức học hỏi, khong ngừng trau dồi nang lực và có khát vọng vuợt khó, vuon len để thành đạt;

C18. Tôn trọng pháp luật, có lối sống tích cực hướng về cộng đồng.

4. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

C19. Có năng lực giải quyết vấn đề, phân tích tình hình, tổng hợp thông tin và đưa ra giải pháp cho các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực được đào tạo.

C20. Có năng lực làm việc độc lập, tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá kết quả công việc, quản lý thời gian để hoàn thành công việc đúng hạn. Có năng lực tự chủ và ý thức tự chịu trách nhiệm về chuyên môn.

C21. Có năng lực tự định hướng, thích nghi nhanh với các môi trường làm việc khác nhau.

Page 8: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

4

CÁC HỌC PHẦN CHUNG VÀ HỌC PHẦN TIẾNG ANH NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 1

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin như: Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác- Lênin nói chung, triết học Mác- Lênin nói riêng, hai nguyên lý, ba quy luật, các cặp phạm trù và Lý luận nhận thức duy vật biện chứng.

Phân tích và luận giải, chứng minh các quy luật phát sinh, vận động và phát triển của lịch sử nhân loại dựa trên lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chứng minh luận điểm duy vật lịch sử của Mác về vấn đề con người như một chủ thể lịch sử, về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân.

2. Mục tiêu của học phần

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản của triết học Mác-Lênin, từ đó giúp cho người học từng bước xác lập thế giới quan khoa học, tư duy logic, nhân sinh quan các mạng và phương pháp luận duy vật biện chứng. Làm cơ sở lý luận để người học có khả năng tiếp cận các khoa học chuyên ngành và có năng lực vận dụng lý giải một cách khoa học các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

3.1.1. Nắm vững những kiến thức về thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng duy vật, có tư duy logic để giải quyết những vấn đề chuyên học phầnvà thực tiễn.

3.1.2. Hiểu biết những quy luật phát sinh, vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người. Những vấn đề mâu thuẫn xã hội, đấu tranh giai cấp, vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển cả loài người.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Hình thành các kỹ năng tư duy logic, tư duy khoa học và phương pháp biện chứng để giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh trong môi trường làm việc cũng như trong cuộc sống thường nhật

3.2.2. Thông qua thuyết trình ở lớp người học sẽ có những kỹ năng viết và kỹ năng thuyết trình tốt trước công chúng.

3.2.3. Biết cách làm việc nhóm, biết phối hợp giải quyết vấn đề

3.3. Về thái độ

Page 9: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

5

3.3.1. Người học nhận rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của học phần đối với bản thân, từ đó tự giác trong học tập, tự tin năng động trong các hoạt động của bản thân.

3.3.2. Những kiến thức cập nhật được trong quá trình học tập là cơ sở để Người học có thái độ ứng xử hài hòa với cộng đồng, thân thiện với môi trường; có tác phong làm việc khoa học, hiệu quả, đóng góp nhiều cho sự tiến bộ xã hội.

3.3.3. Người học có thái độ tốt trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, có lập trường cách mạng trong phản biện xã hội và phê phán các quan điểm lệch lạc, phản tiến bộ.

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 2

1. Mô tả học phần

Học phần cung cấp cho người học kiến thức về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; trang bị cho người học phương pháp luận khoa học để nhận thức đúng đắn về quy luật vận động và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tư bản và cộng sản chủ nghĩa.

2. Mục tiêu của học phần

Giúp cho người học nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội. Cung cấp những hiểu biết khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nhĩa xã hội của nước ta, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

3.1. Kiến thức

3.1.1. Người học nắm được những quy luật kinh tế của sự vận động xã hội, của chủ nghĩa tư bản: quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư của C. Mác và Ph. Ăngghen, học thuyết kinh tế của V.I.Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

3.1.2. Nắm được những quy luật chi phối sự vận động và phát triển của xã hội. Hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò của Đảng cộng sản và những vấn đề có tính chất quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa như nhà nước, dân chủ, dân tộc, tôn giáo...

3.2. Kỹ năng

3.2.1. Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để giải thích và đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế.

Page 10: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

6

3.2.2. Hinh thành kỹ năng tư duy lôgic, khoa học; kỹ năng phản biện đối với các vấn đề kinh tế, chính trị xã hội. Hình thành và phát triển các kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm; kĩ năng lập luận, thuyết trình.

3.3. Về thái độ

3.3.1. Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Củng cố niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn, từ đó góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

3.3.2. Qua việc nhận thức đúng đắn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, người học sẽ có ý thức bảo vệ, phổ biến những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh chống những quan điểm sai trái. Tăng cường bản lĩnh chính trị, tính chủ động, tự tin.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; về đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh; từ đó, sinh viên nhận thức rõ vai trò soi đường cho những thắng lợi lớn của Dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Hiện nay, hệ thống tư tưởng này được khẳng định là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân.

2. Mục tiêu của học phần

Cung cấp những nội dung cơ bản trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, đó là: Tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về đại đoàn kết; về xây dựng nhà nước dân chủ, về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới. Giáo dục đạo đức, lối sống cho người học theo tư tưởng, tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

3.1. Về kiến thức

3.1.1. Nắm được cơ sở, quá trình hình thành và phát triển hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

3.1.2. Nắm vững những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam.

Page 11: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

7

3.1.3. Hiểu được giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của dân tộc Việt Nam và nhân loại.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho người học

3.2.2. Người học biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

3.3. Về thái độ

3.3.1. Tin tưởng sự nghiệp cách mạng của Đảng, chủ động phê phán, đấu tranh chống những quan điểm sai trái, xuyên tạc, bảo vệ Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

3.3.2. Ứng xử có văn hóa, lịch sự; góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học nội dung đường lối của Đảng đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Qua đó, người học có hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng; đường lối Đảng chỉ đạo trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; đường lối chỉ đạo của Đảng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, ngoại giao trong thời kỳ đổi mới.

2. Mục tiêu của học phần

- Cung cấp những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội phục vụ cho cuộc sống và công tác.

- Rèn luyện cho người học có phẩm chất đạo đức tốt, có niềm tin và trung thành với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có ý thức trách nhiệm công dân, ý thức kỷ luật và thái độ nghề nghiệp đúng đắn.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

3.1. Về kiến thức

3.1.1. Nắm được kiến thức quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam và một số chính sách của Đảng trong quá trình cách mạng.

3.1.2. Nắm được nội dung cơ bản của mỗi đường lối và chính sách của Đảng thời kỳ đổi mới về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, đối ngoại...trong đời sống.

Page 12: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

8

3.1.3. Nhìn nhận đúng đắn, khách quan khoa học của việc thực hiện đường lối Đảng trong thực tiễn.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Có được năng lực tư duy độc lập trong nghiên cứu đường lối cách mạng của Đảng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

3.2.2. Biết tìm kiếm và khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu để hình thành nên tri thức đúng, áp dụng vào thực tế đời sống.

3.2.3. Vận dụng kiến thức đã học để chủ động, tích cực nhận thức những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

3.2.4. Có kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm, và trình bày kết quả nghiên cứu.

3.3. Về thái độ

3.3.1. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.

3.3.2. Thực hiện tự giác đường lối cách mạng của Đảng.

3.3.3. Rèn luyện bản thân trở thành người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có trình độ chuyên học phầnnghiệp vụ.

THỰC HÀNH TIẾNG 1A2

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần thực hành tiếng 1A2 bao gồm các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và kỹ năng tự học ở trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Nội dung của các kỹ năng này như sau

1.1. Kỹ năng nghe

1.1.1. Kỹ năng nghe cơ bản: trang bị cho người học những kỹ năng nghe và ghi nhận những thông tin chi tiết về các vấn đề trong giao tiếp hàng ngày, thông qua các chủ điểm (gia đình, bạn bè, sở thích, công việc, sức khỏe…). Học phần cũng giúp người học cải thiện khả năng phát âm, giúp người học tự tin hơn trong các tình huống giao tiếp thường ngày.

1.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: trang bị cho người học kỹ năng nghe hiểu thông tin chi tiết và cách viết các con số và tên riêng.

1.2. Kỹ năng nói

1.2.1. Kỹ năng nói cơ bản: gồm hai phần chính là phát âm và thuyết trình. Học phần trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về các nguyên âm, phụ âm chính

Page 13: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

9

trong tiếng Anh để có thể phát âm chính xác, đồng thời người học được học cách thiết kế một bài thuyết trình trên giấy và trình bày bài thuyết trình.

1.2.2. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: trang bị cho người học những kỹ năng nói cơ bản theo những chủ đề quen thuộc, gần gũi với cuộc sống như gia đình, công việc, bạn bè…

1.3. Kỹ năng đọc

1.3.1. Kỹ năng đọc cơ bản: trang bị cho người học những kỹ năng đọc cơ bản (kỹ năng xử lý chi tiết-bottom up processing skills) cũng như các chiến lược học từ vựng giúp người học có thể tự xây dựng nguồn từ vựng của mình.

1.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: trang bị cho người học các kỹ năng đọc cơ bản như đọc nhanh để tìm thông tin chi tiết, đọc nhanh để xác định ý chính về các chủ đề quen thuộc.

1.4. Kỹ năng viết

1.4.1. Kỹ năng viết cơ bản: trang bị cho người học khả năng viết được câu văn, đoạn văn theo các chủ đề quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày.

1.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: trang bị cho người học cách viết báo cáo mô tả biểu đồ dạng line graph.

1.5. Kỹ năng tự học

Học phần này trang bị cho người học kỹ năng tự học tập, tự rèn luyện, trau dồi các kỹ năng và xây dựng kiến thức từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kỹ năng nghe

2.1.1. Kỹ năng nghe cơ bản: Người học có khả năng nắm được các kỹ năng nghe hiểu cơ bản như nghe và nhận biết ngữ điệu của người nói, xác định được chủ đề của các hội thoại diễn ra với tốc độ chậm và rõ ràng; nhận biết được các nguyên tắc nối âm, phân biệt được một số từ dễ bị nhầm lẫn khi nghe và chép chính tả.

2.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học có thể nắm được các kỹ năng nghe như kỹ năng đoán câu trả lời trước khi nghe, hay kỹ năng xử lý khi gặp từ mới và đoán nghĩa của từ mới.

2.2. Kỹ năng nói

2.2.1. Kỹ năng cơ bản: Người học có thể phát âm đúng được các nguyên âm và phụ âm đã được học đồng thời có thể tự tin thuyết trình trên giấy về các chủ đề đơn giản, quen thuộc trong cuộc sống.

Page 14: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

10

2.2.2. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học có thể duy trì bài nói có độ dài trong vòng hai phút, sử dụng đúng thì quá khứ đơn khi nói về một sự kiện trong quá khứ.

2.3. Kỹ năng đọc

2.3.1. Kỹ năng đọc cơ bản: Người học có thể áp dụng các kỹ năng đọc hiểu cơ bản (đọc lấy ý chính, ý chi tiết, đoán nghĩa của từ mới, đọc lấy thông tin chi tiết, tìm sự liên kết và đoán nội dung bài đọc, tìm các cụm từ mang nghĩa tương ứng) để có thể hiểu được các bài đọc được chọn lọc từ một tờ báo quốc gia xuất bản bằng tiếng Anh, xây dựng được nguồn từ vựng căn bản về chủ đề giáo dục và giao thông, hiểu và sử dụng nguồn từ vựng đó, nắm được các kỹ năng đọc.

2.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học có thể nắm bắt được các kỹ năng đọc cơ bản như đọc nhanh để tìm thông tin chi tiết, đọc nhanh để xác định ý chính về các chủ đề quen thuộc để có thể làm tốt các dạng bài thi quốc tế.

2.4. Kỹ năng viết

2.4.1. Kỹ năng viết cơ bản: Người học có thể viết đúng các loại mệnh đề, các loại câu và viết được những đoạn văn ngắn được liên kết chặt chẽ và mạch lạc.

2.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học có thể viết miêu tả biểu đồ dạng line graphs và sử dụng ngôn ngữ mô tả xu hướng.

2.5. Kỹ năng tự học

2.5.1. Mục tiêu là giúp người học lên kế hoạch và đặt ra mục tiêu học tập cho riêng mình, nắm được cách học từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh một cách hiệu quả hơn.

2.5.2. Ngoài ra, người học còn có thể khám phá phong cách học của bản thân để có phương pháp học tập phù hợp hơn. Người học có thể phát huy khả năng tự học, tự trau dồi kiến thức cho bản thân để đạt kết quả tốt ở bậc đại học.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 1A2 người học đạt trình độ bậc 2 cấp độ 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể

3.1. Về kiến thức

KT 1: Người học có kiến thức cơ bản về vai trò của kỹ năng nghe hiểu trong giao tiếp cũng như nắm được cách học nghe hiểu ở cấp độ cơ bản, làm quen với các dạng câu hỏi theo định hướng bài thi nghe quốc tế. Đồng thời, thông qua các chủ đề luyện nghe, người học có thêm hiểu biết và vốn từ vựng về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và văn hóa, tạo nền tảng ngôn ngữ vững vàng cho việc học nghe ở các kỳ học sau.

Page 15: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

11

KT 2: Người học nắm được kiến thức cơ bản về vai trò của kĩ năng nói và phát âm trong giao tiếp và thuyết trình. Ngoài ra, người học cũng sẽ được làm quen và tiếp cận với các dạng câu hỏi có trong dạng thức thi quốc tế. Đồng thời, người học cũng sẽ được nâng cao vốn từ vựng thông qua các chủ đề quen thuộc.

KT 3: Người học có kiến thức về các kỹ năng đọc hiểu cơ bản. Người học cũng có kiến thức về cách học từ vựng một cách hệ thống, hiệu quả. Thông qua các bài đọc được chọn lọc từ báo chí, người học có thêm kiến thức nền và tăng vốn từ vựng về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống như giáo dục và giao thông.

KT 4: Người học có thể hiểu các loại câu và mệnh đề căn bản trong tiếng Anh. Bên cạnh đó, người học hiểu cấu tạo của một đoạn văn tiếng Anh, cũng như các phương pháp để kết nối các ý trong một đoạn văn. Người học cũng sẽ hiểu về cách miêu tả biểu đồ dạng line graph đơn giản.

KT 5: Người học có hiểu biết về các kỹ năng thiết thực và gần gũi với cuộc sống như đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, lên danh sách các việc cụ thể cần hoàn thành, cách tra từ điển, cách ghi nhớ từ vựng tiếng Anh, cách học ngữ pháp tiếng Anh, khám phá phong cách học của mỗi cá nhân như học bằng cách nhìn, học bằng cách nghe, và học bằng cách thực hành.

3.2. Về kỹ năng

KN 1: Người học có thể nắm vững và vận dụng các kỹ năng nghe cơ bản để hiểu được ý chính bài hội thoại thông qua các ngữ điệu của người nói và các ngôn ngữ so sánh; có khả năng phân biệt được các ý chính và các ý chi tiết khi nghe chính tả; và biết sử dụng các chiến lược làm các dạng bài trắc nghiệm, câu trả lời ngắn trong bài thi nghe theo định hướng quốc tế.

KN 2: Người học biết cách mở rộng câu trả lời khi giao tiếp và biết cách xây dựng và sắp xếp dàn ý khi thuyết trình.

KN 3: Người học được tập trung phát triển kỹ năng xử lý chi tiết nghĩa là bắt đầu từ những chi tiết nhỏ như từ, câu hay cấu trúc câu để hiểu nội dung tổng thể của bài đọc và luyện dạng bài tập Đúng - Sai. Ngoài ra, người học còn được rèn luyện kỹ năng đọc lấy ý chính, ý chi tiết, biết cách làm dạng bài nối tiêu đề của từng đoạn, câu hỏi nhiều sự lựa chọn, điền vào đoạn tóm tắt, câu hỏi lựa chọn đúng/sai/không có thông tin.

KN 4: Người học có thể viết được các mệnh đề, câu đơn giản, viết được các đoạn văn ngắn được liên kết bằng các từ nối phù hợp, về các chủ đề quen thuộc. Thêm vào đó, sinh viết cũng có thể miêu tả biểu đồ dạng line graphs đơn giản.

KN 5: Áp dụng được các kỹ năng thiết thực và gần gũi với cuộc sống như đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, lên danh sách các việc cụ thể cần hoàn thành, cách tra từ điển, cách ghi nhớ từ vựng tiếng Anh, cách học ngữ pháp tiếng Anh, các kỹ năng liên

Page 16: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

12

quan tới việc khám phá phong cách học của mỗi cá nhân như học bằng cách nhìn, học bằng cách nghe, và học bằng cách thực hành.

3.3. Về thái độ

TĐ 1: Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc trang bị các kiến thức, kỹ năng của học phần.

TĐ 2: Có thái độ học tập tốt, có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ. Có ý thức tự học, tự thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học trên lớp.

TĐ 3: Chủ động tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở những giờ học trên lớp.

THỰC HÀNH TIẾNG 2A2

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần thực hành tiếng 2A2 là học phần nối tiếp học phần thực hành tiếng 1A2, bao gồm các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và kỹ năng tự học theo trình độ bậc 2 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Nội dung của các kỹ năng này như sau

1.1. Kỹ năng nghe

1.1.1. Kỹ năng nghe cơ bản: trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các vấn đề trong giao tiếp hàng ngày, cũng như các kỹ năng nghe hiểu thông qua các chủ điểm (thời thơ ấu, điện ảnh, truyền hình, miêu tả các đồ vật xung quanh.)

1.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: giúp người học xây dựng được vốn từ vựng và cấu trúc câu phong phú thông qua các bài nghe cũng như cải thiện khả năng phát âm của bản thân, nhằm giúp các em tự tin hơn trong các tình huống giao tiếp thường ngày.

1.2. Kỹ năng nói

1.2.1. Kỹ năng nói cơ bản: Gồm hai phần chính là phát âm và thuyết trình sử dụng Poster. Học phần giúp người học hiểu về các nguyên âm, phụ âm chính trong tiếng Anh để có thể phát âm chính xác, đồng thời người học được học cách thiết kế một bài thuyết trình trên giấy và tự tin trình bày.

1.2.2. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: trang bị cho người học những kỹ năng nói cơ bản theo những chủ đề quen thuộc, gần gũi với cuộc sống như gia đình, công việc, bạn bè…

1.3. Kỹ năng đọc

1.3.1. Kỹ năng đọc cơ bản: trang bị cho người học những Kỹ năng đọc cơ bản (kỹ năng xử lý chi tiết-bottom up processing skills và chiến lược đọc tổng quan–top down processing skills) cũng như các chiến lược học từ vựng giúp người học có thể tự xây

Page 17: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

13

dựng nguồn từ vựng của mình. Bên cạnh đó, học phần cũng sử dụng nguồn ngữ liệu đọc được chọn lọc từ một tờ báo quốc gia xuất bản bằng tiếng Anh, tờ Vietnam News, với các nội dung quen thuộc về Việt Nam như nghề nghiệp, thức ăn và đồ uống, du lịch-phần I sẽ giúp người học có hứng thú hơn với kỹ năng đọc và mở rộng kiến thức về đất nước, tạo sự tự tin nhất định cho người học.

1.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: có nội dung truyền thông, thể thao.

1.4. Kỹ năng viết

1.4.1. Kỹ năng viết cơ bản: trang bị cho người học những kỹ năng cơ bản để có thể viết được các câu mở đoạn, kết đoạn, cách kết nối các ý trong một đoạn theo các chủ đề quen thuộc.

1.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: trang bị cho người học các kiến thức về cách viết báo cáo miêu tả biểu đồ hình cột

1.5. Kỹ năng tự học

1.5.1. Học phần này sẽ giúp các người học trở nên tự tin hơn, chủ động hơn và có trách nhiệm hơn với việc học tập của mình.

1.5.2. Học phần giới thiệu về kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng ghi nhớ và tập trung.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kỹ năng nghe

2.1.1. Kỹ năng nghe cơ bản: Người học có khả năng nắm được các kỹ năng nghe hiểu cơ bản như nghe và nhận biết các từ tín hiệu, nghe hiểu các chỉ dẫn và ngôn ngữ miêu tả qua các bài hội thoại; chép lại chính xác các cụm từ hoặc câu ngắn về các chủ đề thường gặp trong cuộc sống và học tập

2.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học tự tin hơn với các chiến lược làm bài thi nghe theo định hướng bài thi quốc tế (như kỹ năng nghe hiểu chủ đề chính của các bài nói học thuật, kỹ năng nghĩ về các từ để hỏi trong bài nghe…).

2.2. Kỹ năng nói

2.2.1. Kỹ năng nói cơ bản: Người học sẽ biết cách kết nối ý khi nói–cả trong tình huống trang trọng hay không trang trọng. Người học đã bước đầu có thể tiến hành một bài thuyết trình hoàn chỉnh và biết kết hợp cả ngôn ngữ cơ thể khi nói và biết sử dụng dụng cụ hỗ trợ thuyết trình.

2.2.2. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học sẽ tự tin hơn khi sử dụng những kỹ năng nói cơ bản theo những chủ đề quen thuộc, gần gũi với cuộc sống như gia đình, công việc, bạn bè…

Page 18: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

14

2.3. Kỹ năng đọc

2.3.1. Kỹ năng đọc cơ bản: Người học có khả năng áp dụng các kỹ năng đọc hiểu cơ bản (kỹ năng xử lý chi tiết và chiến lược đọc hiểu tổng quan) để có thể hiểu được các bài đọc được chọn lọc từ một tờ báo quốc gia xuất bản bằng tiếng Anh một cách hiệu quả; xây dựng được nguồn từ vựng căn bản về chủ đề nghề nghiệp, đồ ăn-thức uống và du lịch hiểu và sử dụng nguồn từ vựng đó; hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được đọc.

2.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học có thể nắm được các kỹ năng đọc đọc lấy ý chính, ý chi tiết, kỹ năng xác định vị trí câu trả lời trong bài, các chiến lược làm các dạng câu hỏi như hoàn thành câu, phân loại, câu trả lời ngắn.

2.4. Kỹ năng viết

2.4.1. Kỹ năng viết cơ bản: Người học có thể viết được một đoạn văn tiếng Anh với các ý được liên kết mạch lạc.

2.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học có thể nắm được các kỹ năng viết miêu tả biểu đồ cột với ngôn ngữ phù hợp.

2.5. Kỹ năng tự học

2.5.1. Người học có thể lập thời gian biểu cho thời gian học của mình để không gây lãng phí thời gian, biết ưu tiên làm những việc quan trọng trước.

2.5.2. Người học cũng có thể nắm được các phương pháp ghi nhớ ngắn hạn và dài hạn, các bí quyết để tập trung tốt hơn trong quá trình học tập.

2.5.3. Người học có thể chủ động thu xếp thời gian của bản thân đồng thời sử dụng thời gian hiệu quả hơn và nâng cao khả năng ghi nhớ và tập trung khi học tập trên lớp và ở nhà.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 2A2 người học đạt trình độ bậc 2 cấp độ 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể:

3.1. Về kiến thức

KT 1: Người học có kiến thức cơ bản về vai trò của kỹ năng nghe hiểu trong giao tiếp cũng như nắm được cách học nghe hiểu ở cấp độ cơ bản, làm quen với các dạng câu hỏi theo định hướng bài thi nghe quốc tế. Đồng thời, thông qua các chủ đề luyện nghe, người học có thêm hiểu biết và vốn từ vựng về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và văn hóa, tạo nền tảng ngôn ngữ vững vàng cho việc học nghe ở các kỳ học sau.

KT 2: Người học nắm được kiến thức cơ bản về vai trò của kĩ năng nói và phát âm trong giao tiếp và thuyết trình. Ngoài ra, người học cũng sẽ được làm quen và tiếp

Page 19: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

15

cận với các dạng câu hỏi có trong dạng thức thi quốc tế. Đồng thời, người học cũng sẽ được nâng cao vốn từ vựng thông qua các chủ đề cho sẵn.

KT 3: Người học có kiến thức về các kỹ năng đọc hiểu cơ bản kỹ năng xử lý chi tiết và chiến lược đọc hiểu tổng quan. Người học cũng được trang bị kiến thức về cách học từ vựng một cách hệ thống, hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua các bài đọc được chọn lọc từ tờ Vietnam News, người học có thêm kiến thức nền và tăng vốn từ vựng về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống như nghề nghiệp, đồ ăn-thức uống và du lịch.

KT 4: Sau khi hoàn thành học phần, người học hiểu cấu tạo của một đoạn văn tiếng Anh, cũng như các phương pháp để kết nối các ý trong một đoạn văn. Người học cũng sẽ hiểu về phương pháp và ngôn ngữ mô tả biểu đồ cột.

KT 5: Nắm bắt được các kỹ năng thiết thực và gần gũi với cuộc sống như có thể hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý thời gian của bản thân, lập kế hoạch cho ngày, cho tuần, tháng, ưu tiên việc quan trọng, và nắm được các kỹ thuật ghi nhớ nhanh, chính xác, đặc biệt đối với những người học tại trường chuyên ngữ. Người học cũng cần hiểu rõ tầm quan trọng của sự tập trung trong quá trình học tập, tránh những hoạt động gây mất tập trung làm ảnh hưởng tới chất lượng học tập. Người học cũng sẽ được tiếp cận với các tình huống, các câu chuyện liên quan tới kỹ năng trong mỗi bài học. Bên cạnh đó, người học sẽ có thời gian để suy ngẫm và thảo luận về chủ đề của buổi học để có thể ứng dụng các kỹ năng này vào thực tế.

3.2. Về kỹ năng

KN 1: Người học có thể nắm vững và vận dụng các kỹ năng nghe cơ bản như nghe hiểu các ngôn ngữ chỉ dẫn, ngôn ngữ miêu tả qua các hội thoại; có khả năng nhận biết chuẩn các từ/ngữ khi viết chính tả và biết sử dụng các chiến lược làm các dạng bài trắc nghiệm, hoàn thiện sơ đồ, hoàn thành bảng biểu trong bài thi nghe theo định hướng quốc tế.

KN 2: Người học biết vận dụng ngôn ngữ hình thể để biểu đạt chính xác ý cần trình bày và biết sử dụng các công cụ hỗ trợ hình ảnh trong khi thuyết trình đồng thời có ý thức về việc lên giọng, xuống giọng trong quá trình nói để tạo sự truyền cảm.

KN 3: Đọc hiểu tổng quan (top down strategies)-xem bài đọc như một bức tranh lớn và dùng vốn kiến thức sẵn có về chủ đề để hiểu những phần chi tiết hơn và (2) kỹ năng xử lý chi tiết (bottom up processing skills)-bắt đầu từ những chi tiết nhỏ như từ, câu hay cấu trúc câu để hiểu nội dung tổng thể của bài đọc) và luyện dạng bài tập câu hỏi lựa chọn. Ngoài ra, người học còn được rèn luyện kỹ năng đọc lấy ý chính, ý chi tiết, có thể xác định vị trí câu trả lời trong bài, các chiến lược làm các dạng câu hỏi như hoàn thành câu, phân loại, câu trả lời ngắn.

Page 20: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

16

KN 4: Người học có thể viết được các đoạn văn ngắn được liên kết bằng các từ nối phù hợp, về các chủ đề quen thuộc. Thêm vào đó, sinh viết cũng có thể mô tả một biểu đồ cột

KN 5: Áp dụng được các kỹ năng thiết thực và gần gũi với cuộc sống như có thể hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý thời gian của bản thân, lập kế hoạch cho ngày, cho tuần, tháng, v.v., ưu tiên việc quan trọng, và nắm được các kỹ thuật ghi nhớ nhanh, chính xác, đặc biệt đối với những người học tại trường chuyên ngữ. Các em cũng cần hiểu rõ tầm quan trọng của sự tập trung trong quá trình học tập, tránh những hoạt động gây mất tập trung làm ảnh hưởng tới chất lượng học tập.

3.3. Về thái độ

TĐ 1: Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc trang bị các kiến thức, kỹ năng của học phần.

TĐ 2: Có thái độ học tập tốt, có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ. Có ý thức tự học, tự thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học trên lớp.

TĐ 3: Chủ động tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở những giờ học trên lớp.

THỰC HÀNH TIẾNG 3A2

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần thực hành tiếng 3A2 là học phần nối tiếp học phần thực hành tiếng 2A2, bao gồm các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và kỹ năng tự học theo trình độ bậc 2 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Nội dung của các kỹ năng này như sau

1.1. Kỹ năng nghe

1.1.1. Kỹ năng nghe cơ bản: Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các vấn đề trong giao tiếp hàng ngày, cũng như các kỹ năng nghe hiểu thông qua các chủ điểm (học tập & thi cử, cân bằng cuộc sống, hạnh phúc & những giấc mơ, thể thao, môi trường và các tín ngưỡng).

1.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Học phần cũng giúp người học xây dựng được vốn từ vựng và cấu trúc câu phong phú thông qua các bài nghe cũng như cải thiện khả năng phát âm của bản thân, nhằm giúp các em tự tin hơn trong các tình huống giao tiếp thường ngày.

1.2. Kỹ năng nói

1.2.1. Kỹ năng nói cơ bản: Gồm hai phần chính là phát âm và thuyết trình. Học phần tập trung cung cấp cho người học từ vựng, cấu trúc cũng như các phương pháp

Page 21: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

17

cần thiết khi tiến hành kĩ năng nói, thuyết trình, hay nói theo dạng thức thi quốc tế. Người học được luyện tập giao tiếp thông qua các hoạt động và bài tập nâng cao kỹ năng trả lời câu hỏi. Sinh viên cũng sẽ được củng cố phát âm tiếng Anh dựa trên các lý thuyết phát âm cơ bản.

1.2.2. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: trang bị cho người học những kỹ năng nói cơ bản theo những chủ đề quen thuộc, gần gũi với cuộc sống

1.3. Kỹ năng đọc

1.3.1. Kỹ năng đọc cơ bản: Học phần trang bị cho người học những kỹ năng đọc cơ bản (chiến lược đọc hiểu tổng quan–top down processing skills) cũng như các chiến lược học từ vựng giúp người học có thể tự xây dựng nguồn từ vựng của mình. Bên cạnh đó, học phần cũng sử dụng nguồn ngữ liệu đọc được chọn lọc từ một tờ báo quốc gia xuất bản bằng tiếng Anh, tờ Vietnam News, với các nội dung quen thuộc về Việt Nam như du lịch phần II và giải trí sẽ giúp người học có hứng thú hơn với kỹ năng đọc và mở rộng kiến thức về đất nước, tạo sự tự tin nhất định cho người học.

1.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Học phần có nội dung về giao thông, công nghệ và tiền tệ.

1.4. Kỹ năng viết

1.4.1. Kỹ năng viết cơ bản: Trang bị cho người học các kỹ năng viết cơ bản như viết đoạn mở bài và viết đoạn kết luận trong một bài luận, viết một số bài luận theo dạng thức logic, nguyên nhân- kết quả.

1.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Trang bị cho người học các kiến thức về cách viết báo cáo miêu tả biểu đồ hình tròn và bảng.

1.5. Kỹ năng tự học

1.5.1. Học phần này sẽ giúp các em trở nên tự tin hơn, chủ động hơn và có trách nhiệm hơn với việc học tập của mình.

1.5.2. Học phần giới thiệu về kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng tư duy phản biện.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kỹ năng nghe

2.1.1. Kỹ năng nghe cơ bản: Người học có khả năng nắm được các kỹ năng nghe hiểu cơ bản như nghe và nhận biết ngữ điệu của người nói, xác định được chủ đề của các hội thoại diễn ra với tốc độ bình thường và rõ ràng; nhận biết được các nguyên tắc nối âm, phân biệt các từ dễ nhầm lẫn trong khi nghe chính tả.

2.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học nắm được các kỹ năng đoán câu trả lời trước khi nghe, hay kỹ năng xử lý khi gặp từ mới và đoán nghĩa của từ mới…).

Page 22: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

18

2.2. Kỹ năng nói

2.2.1. Kỹ năng nói cơ bản: Người học được học cách âm chính xác các nguyên âm.

2.2.2. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học có thể nói và trả lời một cách đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống.

2.3. Kỹ năng đọc

2.3.1. Kỹ năng đọc cơ bản: Người học có thể sử dụng các chiến lược đọc hiểu tổng quan để có thể hiểu được các bài đọc được chọn lọc từ một tờ báo quốc gia xuất bản bằng tiếng Anh, tờ Vietnam News, một cách hiệu quả; xây dựng được nguồn từ vựng căn bản về chủ đề du lịch-phần II và giải trí, cuộc sống gia đình, hiểu và sử dụng nguồn từ vựng đó.

2.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học có thể nắm được các kỹ năng đọc đọc lấy ý chính, ý chi tiết, hiểu ẩn ý của bài đọc và đoán nội dung của bài đọc dựa trên tiêu đề của bài.

2.4. Kỹ năng viết

2.4.1. Kỹ năng viết cơ bản: Người học có thể viết được một viết được đoạn mở bài, kết bài và tổ chức ý theo trình tự logic, theo nguyên nhân- kết quả.

2.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học có thể nắm được các kỹ năng viết miêu tả biểu đồ hình tròn với ngôn ngữ phù hợp.

2.5. Kỹ năng tự học

2.5.1. Người học có thể hiểu được tầm quan trọng của việc làm việc nhóm, các lợi ích của việc làm nhóm và các phương pháp làm việc nhóm hiệu quả.

2.5.2. Người học cũng có thể hiểu được kỹ năng tư duy phản biện, không vội vã đánh giá vấn đề ngay lập tức mà cần xem xét kỹ lưỡng nhiều khía cạnh của một vấn đề trước khi đưa ra quan điểm của mình.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 3A2 người học đạt trình độ bậc 2 cấp độ 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể

3.1. Về kiến thức

3.1.1. Người học có thêm hiểu biết và vốn từ vựng về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và văn hóa, tạo nền tảng ngôn ngữ vững vàng cho việc học nghe ở các kỳ học sau.

3.1.2. Người học hiểu được về ngữ điệu cũng như một số phương pháp đơn giản để biểu đạt ý muốn nói.

Page 23: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

19

3.1.3. Người học được trang bị kiến thức về các kỹ năng đọc hiểu cơ bản chiến lược đọc hiểu tổng quan. Người học cũng được trang bị kiến thức về cách học từ vựng một cách hệ thống, hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua các bài đọc được chọn lọc từ tờ Vietnam News, người học có thêm kiến thức nền và tăng vốn từ vựng về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống như du lịch, giải trí và cuộc sống gia đình.

3.1.4. Người học hiểu cấu tạo của một đoạn mở bài và một đoạn kết bài trong một bài luận. Hiểu được phương pháp sắp xếp các ý theo trình tự logic hoặc nguyên nhân-kết quả, đồng thời nắm được phương pháp mô tả biểu đồ hình tròn.

3.1.5. Người học hiểu được các kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần đồng đội, các kỹ năng làm việc chủ động và hiệu quả với người khác. Người học cũng hiểu được kỹ năng tư duy phản biện trong việc học tiếng Anh và kỹ năng đặt câu hỏi trong quá trình tự học.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng phân biệt được các ý chính và các ý chi tiết khi nghe chính tả; và sử dụng được các chiến lược làm các dạng bài trắc nghiệm, câu trả lời ngắn trong bài thi nghe theo định hướng quốc tế.

3.2.2. Người học vận dụng được ngôn ngữ hình thể để biểu đạt chính xác ý cần trình bày, sử dụng được các công cụ hỗ trợ hình ảnh trong khi thuyết trình, biết cách trả lời câu hỏi của người nghe phù hợp theo từng tình huống và có ý thức về việc lên giọng, xuống giọng trong quá trình nói để tạo sự truyền cảm.

3.2.3. Người học có thể áp dụng chiến lược đọc hiểu tổng quan (top down strategies)-nghĩa là xem bài đọc như một bức tranh lớn và dùng vốn kiến thức sẵn có về chủ đề để hiểu những phần chi tiết hơn và luyện dạng bài tập trả lời câu hỏi dưới dạng tóm tắt ý. Ngoài ra, người học có kỹ năng đọc hiểu ý chính và chi tiết của bài, hiểu ẩn ý của bài đọc và đoán nội dung của bài đọc dựa trên tiêu đề của bài.

3.2.4. Người học có thể viết được các đoạn mở bài và kết bài đúng phương pháp, viết được hai loại bài luận sắp xếp các ý theo trình tự logic và nguyên nhân- kết quả. Thêm vào đó, người học có thể mô tả một biểu đồ hình tròn với ngôn ngữ mô tả phù hợp.

3.2.5. Người học có các kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần đồng đội, các kỹ năng làm việc chủ động và hiệu quả với người khác. Người học cũng sử dụng được kỹ năng tư duy phản biện trong việc học tiếng Anh và kỹ năng đặt câu hỏi trong quá trình tự học.

3.3. Về thái độ

3.3.1. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc trang bị các kiến thức, kỹ năng của học phần.

Page 24: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

20

3.3.2. Có thái độ học tập tốt, có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ. Có ý thức tự học, tự thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học trên lớp.

THỰC HÀNH TIẾNG 4A2

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần thực hành tiếng 4A2 là học phần nối tiếp học phần thực hành tiếng 3A2, bao gồm các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và kỹ năng tự học trình độ bậc 2 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Nội dung của các kỹ năng này như sau

1.1. Kỹ năng nghe

1.1.1. Kỹ năng nghe cơ bản: chủ yếu tập trung hệ thống lại kiến thức và ôn tập những kỹ năng đã học để áp dụng vào các bài thi thử, giúp người học chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra nghe cuối kỳ.

1.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: cũng giúp người học củng cố lại các kỹ năng đã được học trong các học phần 1A2, 2A2, và 3A2.

1.2. Kỹ năng nói

1.2.1. Kỹ năng nói cơ bản Học phần củng cố lại các kiến thức về phát âm và thuyết trình đồng thời đánh giá năng lực người học qua bài thi cuối kỳ.

1.2.2. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế củng cố cho người học về những chủ đề đã học từ học phần 1A2-3A2.

1.3. Kỹ năng đọc

1.3.1. Kỹ năng đọc cơ bản: Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng áp dụng các kỹ năng đọc hiểu cơ bản để trả lời các câu hỏi đọc hiểu, nắm được các chiến lược đọc hiểu tổng quan để có thể hiểu được các bài đọc được chọn lọc từ một tờ báo quốc gia xuất bản bằng tiếng Anh, tờ Vietnam News, một cách hiệu quả, xây dựng được nguồn từ vựng căn bản về chủ đề du lịch-phần II và giải trí, cuộc sống gia đình, hiểu và sử dụng nguồn từ vựng đó, tăng sự tự tin khi đọc những chủ đề chưa quen thuộc.

1.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế nắm được các kỹ năng đọc đọc lấy ý chính, ý chi tiết, hiểu ẩn ý của bài đọc và đoán nội dung của bài đọc dựa trên tiêu đề của bài.

1.4. Kỹ năng viết

1.4.1. Kỹ năng viết cơ bản viết được đoạn mở bài, kết bài và tổ chức ý theo trình tự logic, theo nguyên nhân- kết quả.

1.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế trang bị cho người học các kiến thức về cách viết báo cáo miêu tả bảng.

Page 25: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

21

1.5. Kỹ năng tự học

Học phần hướng dẫn người học tự học, trang bị cho người học các kỹ năng tự học ở bậc đại học. Sau khi học các kỹ năng này, các người học sẽ không chỉ biết cách để đạt được kết quả học tập tốt hơn mà còn nâng cao khả năng học tập trong tương lai. Học phần này sẽ giúp các em trở nên tự tin hơn, chủ động hơn và có trách nhiệm hơn với việc học tập của mình. Học phần hướng dẫn người học làm bài tập lớn cuối kỳ học.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kỹ năng nghe

2.1.1. Kỹ năng nghe cơ bản Người học có khả năng nắm được các kỹ năng nghe hiểu cơ bản như nghe và nhận biết ngữ điệu của người nói, xác định được chủ đề của các hội thoại diễn ra với tốc độ chậm và rõ ràng; nhận biết được các nguyên tắc nối âm, phân biệt một số các từ dễ nhầm lẫn trong khi nghe.

2.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học nắm được các kỹ năng đoán câu trả lời trước khi nghe, hay kỹ năng xử lý khi gặp từ mới và đoán nghĩa của từ mới, đồng thời được ôn tập cho kỳ thi cuối kỳ.

2.2. Kỹ năng nói

2.2.1. Kỹ năng nói cơ bản Người học được củng cố về những kiến thức phát âm, kỹ năng thuyết trình trên giấy để chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ.

2.2.2. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học được củng cố lại kiến thức và chuẩn bị thi cuối kỳ.

2.3. Kỹ năng đọc

2.3.1. Kỹ năng đọc cơ bản Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng áp dụng các kỹ năng đọc hiểu cơ bản chiến lược đọc hiểu tổng quan để có thể hiểu được các bài đọc được chọn lọc từ một tờ báo quốc gia xuất bản bằng tiếng Anh, tờ Vietnam News, một cách hiệu quả; xây dựng được nguồn từ vựng căn bản về chủ đề chăm sóc sức khỏe, hiểu và sử dụng nguồn từ vựng, tăng sự tự tin khi đọc những chủ đề chưa quen thuộc, ôn tập các kiến thức đã học

2.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học được củng cố lại các kỹ năng căn bản để làm bài thi quốc tế, được ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi.

2.4. Kỹ năng viết

2.4.1. Kỹ năng viết cơ bản Người học có thể viết được một một bài luận theo dạng so sánh-đối chiếu, được ôn tập cho kỳ thi cuối kỳ.

2.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học có thể nắm được các Kỹ năng viết miêu tả biểu đồ hình tròn với ngôn ngữ phù hợp, người học ôn tập cho kỳ thi cuối kỳ.

Page 26: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

22

2.5. Kỹ năng tự học

Người học tự tổng hợp các kỹ năng cần thiết để việc học có kết quả và hiệu quả.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 4A2, người học đạt trình độ tiếng Anh bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể

3.1. Về kiến thức

3.1.1. Người học có thể tìm kiếm thông tin từ các nguồn học liệu khác nhau để phục vụ cho việc học nghe hiểu ở cấp độ cơ bản, làm quen với các dạng câu hỏi theo định hướng bài thi nghe quốc tế. Đồng thời, thông qua các chủ đề luyện nghe, người học có thêm hiểu biết và vốn từ vựng về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và văn hóa, tạo nền tảng ngôn ngữ vững vàng cho việc học nghe ở các kỳ học sau.

3.1.2. Người học nắm được cách triển khai ý chính khi trả lời câu hỏi, những cấu trúc câu và từ vựng đối với các chủ đề thường nhật. Người học biết cách trình bày một bài thuyết trình ngắn, mạch lạc và phát âm đúng các âm cơ bản trong tiếng Anh.

3.1.3. Người học có kiến thức về các kỹ năng đọc hiểu cơ bản chiến lược đọc hiểu tổng quan. Người học cũng được trang bị kiến thức về cách học từ vựng một cách hệ thống, hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua các bài đọc được chọn lọc từ tờ Vietnam News, người học có thêm kiến thức nền và tăng vốn từ vựng về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống.

3.1.4. Người học hiểu được cấu tạo của một bài luận theo dạng so sánh-đối chiếu và ngôn ngữ mô tả biểu đồ bảng bên cạnh việc được ôn lại các kiến thức đã học ở học phần 1A, 2A, 3A.

3.1.5. Người học nắm được các kỹ năng tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác và chủ động trong việc tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu học.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Người học nắm bắt được các kỹ năng nghe căn bản cũng như một số phương pháp nghe đơn giản để phục vụ cho việc nghe hội thoại và một số dạng bài thi nghe quốc tế.

3.2.2. Người học có thể trình bày một bài thuyết trình ngắn, mạch lạc và phát âm đúng các âm cơ bản. Có thể trả lời câu hỏi, hay diễn đạt ý bằng cách sử dụng linh hoạt các cách thức đã được học.

3.2.3. Người học có chiến lược đọc hiểu tổng quan (top down strategies) - xem bài đọc như một bức tranh lớn và dùng vốn kiến thức sẵn có về chủ đề để hiểu những phần chi tiết hơn) và luyện dạng bài tập trả lời câu hỏi dưới dạng tóm tắt ý.

3.2.4. Người học có thể viết được một số dạng bài luận cơ bản và mô tả được biểu đồ hình tròn.

Page 27: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

23

3.2.5. Người học áp dụng các kỹ năng tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau và chủ động trong việc tìm kiếm và nghiên cứu học liệu.

3.3. Về thái độ

3.3.1. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc trang bị các kiến thức, kỹ năng của học phần.

3.3.2. Có thái độ học tập tốt, có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ. Có ý thức tự học, tự thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học trên lớp.

3.3.3. Chủ động tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở những giờ học trên lớp.

THỰC HÀNH TIẾNG 1B1

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần thực hành tiếng 1B1 bao gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Nội dung của các kỹ năng này như sau

1.1. Kỹ năng nghe

1.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép: giới thiệu cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ năng nghe hiểu và ghi chép cũng như trang bị cho các em những kỹ năng nghe hiểu và ghi nhớ cơ bản và nâng cao.

1.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: giúp người học thực hành nghe về những nội dung như công việc tại trung tâm thể thao; lãng phí năng lượng, phỏng vấn người học, 10 cách giảm tốc cuộc sống, cuộc sống thuê chung căn hộ.

1.2. Kỹ năng nói

1.2.1. Kỹ năng Phát âm: cung cấp các kiến thức cơ bản về phát âm, nhận biết nguyên âm phụ âm, trọng âm của từ và trọng âm câu.

1.2.2. Kỹ năng Thuyết trình: hướng dẫn người học cách tạo bài thuyết trình bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint, kĩ năng thuyết trình trôi chảy, tự tin và chuyên nghiệp về những chủ đề mang tính học thuật và chuyên ngành hơn.

1.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ thông qua việc kết hợp có tính hệ thống giữa việc chuẩn bị bài thi và luyện tập. Nội dung của học phần bao gồm những chủ đề hay, thu hút được sự chú ý của người học như chủ đề về con người, truyền thông và địa điểm.

1.3. Kỹ năng đọc

Page 28: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

24

1.3.1. Kỹ năng đọc học thuật: giúp người học đã học và thực hành các kĩ năng đọc căn bản như đọc các từ chỉ có chức năng ngữ pháp trong câu, hiểu các thành phần ngôn ngữ chỉ mang nghĩa ngữ pháp, hiểu được các thành phần ngôn ngữ mang ý nghĩa từ vựng như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.

1.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: hướng dẫn người học thực hành đọc về nội dung tập luyện và ăn uống cho sức khỏe và tâm hồn, các thành phố, văn hóa thời gian.

1.4. Kỹ năng viết

1.4.1. Kỹ năng viết một bài nghiên cứu thứ cấp: cung cấp kiến thức tổng quan về bài nghiên cứu thứ cấp, khảo sát nhu cầu người học, cung cấp các khái niệm, các bước, các ví dụ cụ thể và các bài thực hành để người học phát triển mảng kiến thức Kỹ năng viết diễn giải, viết tóm tắt thông tin từ một văn bản nhằm từng bước biết viết một bài nghiên cứu thứ cấp.

1.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: trang bị cho người học các kiến thức về cách viết bài báo cáo miêu tả biểu đồ có xu hướng, không có xu hướng nói chung và miêu tả biểu đồ hình cột không có xu hướng nói riêng. Ngoài ra, người học còn được giới thiệu cách viết bài luận theo phương thức vấn đề- giải pháp.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kỹ năng nghe

2.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép: Người học có thể cùng một lúc nghe hiểu các bài nói dài dưới 5 phút và ghi chép lại những nội dung chính và các thông tin chi tiết quan

2.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học có thể nắm được các chiến lược làm dạng câu hỏi nghe và hoàn thành ghi chép; trả lời câu hỏi đa lựa chọn; nghe và hoàn thành biểu đồ, trả lời ngắn.

2.2. Kỹ năng nói

2.2.1. Kỹ năng Phát âm: Người học có thể nhận biết các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh dưới dạng kí hiệu trong từ điển, từ đó có thể phát âm đúng các từ bằng cách tra từ điển, có thể nhận biết trọng âm của từ có từ 2-3 âm tiết, có thể nhận diện đúng từ trong quá trình nghe, đặc biệt là các từ có cách đọc gần giống nhau. Người học có thể phát âm đúng các từ trong tiếng Anh và có thể tự chỉnh sửa các lỗi sai về mặt phát âm của bản thân khi giao tiếp.

2.2.2. Kỹ năng Thuyết trình: Người học có thể phân tích và chọn chủ đề phù hợp, tạo bài thuyết trình bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint, biết cách dẫn dắt vào bài thuyết trình một cách phù hợp.

Page 29: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

25

2.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học có thể nói đúng, trôi chảy, và thuần thục, biết cách cách sắp xếp ý cho bài nói hiệu quả.

2.3. Kỹ năng đọc

2.3.1. Kỹ năng đọc học thuật: Người học có thể đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề liên quan đến chuyên ngành và lĩnh vực yêu thích, quan tâm của mình và có thể xác định các kết luận chính trong các văn bản nghị luận có sử dụng các tín hiệu ngôn ngữ rõ ràng.

2.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học có thể nắm được các kỹ năng đọc đọc và ghép thông tin; đọc và hoàn thành biểu đồ; đọc và trả lời câu hỏi đa lựa chọn. Đồng thời học phần cũng giúp người học có thể hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được đọc.

2.4. Kỹ năng viết

2.4.1. Kỹ năng viết nghiên cứu thứ cấp: Người học có thể hiểu được yêu cầu của một bài viết nghiên cứu thứ cấp, thành thạo kỹ năng diễn giải và viết tóm tắt thông qua các bài luyện tập theo chủ đề tự chọn. Đồng thời học phần cũng giúp người học có thể hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được viết.

2.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học có thể nắm được các Kỹ năng viết miêu tả biểu đồ có xu hướng và không có xu hướng; biết viết bài luận vấn đề- giải pháp; viết được báo cáo miêu tả biểu đồ hình cột không có xu hướng, nắm chắc cấu trúc bài viết; nâng cao sự đa dạng về cấu trúc câu và từ vựng.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 1B1, người học đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 cấp độ 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể:

3.1. Về kiến thức

3.1.1. Người học có kiến thức về vai trò của Kỹ năng nghe hiểu và ghi chép trong môi trường học thuật cũng như nắm được cách học nghe hiểu và ghi chép, làm quen với bài nghe dưới dạng các thông báo, các bài nói dài dưới 5 phút ở các chuyên ngành khác nhau. Đồng thời, thông qua việc tiếp xúc với các chủ đề đa dạng, người học được mở rộng kiến thức nền cùng với khối lượng từ vựng chuyên ngành phong phú, tạo nền tảng vững vàng cho việc học nghe hiểu và ghi chép ở cấp độ cao hơn ở kỳ học sau.

3.1.2. Người học nắm được cách triển khai các ý chính, những cấu trúc câu và từ vựng hay sử dụng trong văn nói, nắm vững được các qui tắc phát âm, bao gồm phân biệt sự khác nhau giữa âm/âm tiết, hiểu về trọng âm, phân biệt âm/æ/và/ʌ/,/ð/và/θ/. Ngoài ra, người học có thể phân tích đối tượng nghe và các yếu tố liên quan để chọn chủ đề phù hợp, biết cách tạo slide trên máy tính, biết cách mở một bài thuyết trình.

Page 30: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

26

3.1.3. Người học đọc và hiểu các nội dung trong bài đọc về những chủ đề bảo vệ trái đất, toàn cầu hóa, các phương tiện giao tiếp; thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật số; cuộc sống ngoài không gian; các vụ mùa biến đổi gen, nông nghiệp, nghệ thuật–bảo tàng dưới biển, đặc tính cây tre, loài cá voi, nhận diện khuôn mặt người.

3.1.4. Người học có kiến thức cơ bản về các dạng viết báo cáo miêu tả biểu đồ (biểu đồ có xu hướng và biểu đồ không có xu hướng); mở rộng kiến thức về kiểu bài luận dạng vấn đề-giải pháp; viết lại ý và tóm tắt thông tin từ một nguồn thông tin bằng chính ngôn ngữ của người học.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Người học thành thạo các kỹ năng cơ bản liên quan đến nghe hiểu và ghi chép bao gồm kĩ năng nghe hiểu và ghi nhớ ở cấp độ cơ bản và nâng cao. Bên cạnh đó, người học được cải thiện thêm các kỹ năng mềm khác như Kỹ năng viết tóm tắt thông qua việc viết lại thông tin của bài nghe dưới dạng báo cáo, kỹ năng thuyết trình thông qua việc thuyết trình lại thông tin của bài nghe. Ngoài ra, người học còn có thể nghe và hoàn thành ghi chép; trả lời câu hỏi đa lựa chọn; nghe và hoàn thành biểu đồ, trả lời ngắn.

3.2.2. Người học có thể lập dàn ý trước khi phải nói về một chủ đề nào đó, triển khai các ý, nói trôi chảy, biết liên kết các ý với nhau và biết cách cách sắp xếp ý cho bài nói hiệu quả. Người học có thể nhận biết và phát âm chính xác một số âm cơ bản (/æ/và/ʌ/,/ð/và/θ/), trọng âm từ, và áp dụng thành công trong quá trình giao tiếp hay thuyết trình bằng tiếng Anh. Ngoài ra, người học có thể nhuần nhuyễn với kĩ năng tạo bài thuyết trình bằng trình chiếu Powerpoint (sử dụng hỗ trợ hình ảnh và thiết bị cần thiết).

3.2.3. Người học có thể đọc và vận dụng phân từ, danh động từ, dấu hiệu nhận biết mục đích và hàm ý của tác giả trong các văn bản khoa học. Người học có thể đọc và ghép thông tin; đọc và hoàn thành biểu đồ; đọc và trả lời câu hỏi đa lựa chọn; đọc và ghép thông tin; đọc và xác định thông tin đúng/sai/không được nhắc đến.

3.2.4. Người học áp dụng được các kỹ năng lập dàn ý, viết từng phần trong bài viết; dùng từ đồng nghĩa và các cấu trúc câu đa dạng tương đương để diễn đạt lại ý; chọn ý chính của văn bản gốc và ngôn ngữ cá nhân để viết tóm tắt văn bản.

3.3. Về thái độ

3.3.1. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc trang bị các kiến thức, kỹ năng của học phần.

3.3.2. Có thái độ học tập tốt, có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ. Có ý thức tự học, tự thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học trên lớp.

3.3.3. Chủ động tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở những giờ học trên lớp.

Page 31: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

27

THỰC HÀNH TIẾNG 2B

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần thực hành tiếng 2B1 nối tiếp học phần thực hành tiếng 1B1, bao gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, và Viết ở trình độ bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Nội dung của các kỹ năng này như sau

1.1. Kỹ năng nghe

1.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép giúp người học kéo dài sự tập trung thông qua việc luyện tập với các bài nghe có độ dài dưới 5 phút đồng thời tăng cường vốn từ vựng và kiến thức nền theo các các chuyên ngành khác nhau.

1.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế có nội dung về nghe lễ hội âm nhạc, bảo tàng nhân chủng học, khóa học âm nhạc, nghệ thuật ở Bali, hoạt động núi lửa, sóng thần, địa danh Rotorua–New Zealand, quy tắc vàng của kỹ năng lắng nghe, tận dụng trí nhớ bản thân, cuộc khảo sát về trang thiết bị máy tính.

1.2. Kỹ năng nói

1.2.1. Kỹ năng Phát âm giúp người học có thể phát âm các từ ở trình độ trung cấp, thể hiện đúng trọng âm, hay có khả năng thể hiện đúng mục đích đối thoại thông qua trọng âm trong câu.

1.2.2. Kỹ năng Thuyết trình hướng dẫn người học cách tạo bài thuyết trình bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint, kĩ năng thuyết trình trôi chảy, tự tin và chuyên nghiệp về những chủ đề mang tính học thuật và chuyên ngành hơn.

1.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế thúc đẩy phát triển ngôn ngữ thông qua sự kết hợp có tính hệ thống giữa việc chuẩn bị bài thi và luyện tập. Nội dung của học phần bao gồm những chủ đề hay, thu hút được sự chú ý của người học như con người, truyền thông và địa điểm.

1.3. Kỹ năng đọc

1.3.1. Kỹ năng đọc học thuật cung cấp cho người học các kĩ năng đọc nâng cao nhằm giúp người học có thể xác định được bố cục của văn bản khoa học có độ dài và khó, tóm tắt ý chính của văn bản và áp dụng những kĩ năng và kiến thức đã được học vào việc học chuyên ngành sau này.

1.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế có nội dung về tầm quan trọng của âm nhạc; cuộc chiến chống lại bụi, hệ sinh thái của Hollywood; quá trình ăn mòn xác tàu Titanic, hoạt động bộ não; xã hội tri thức.

1.4. Kỹ năng viết

1.4.1. . Kỹ năng viết nghiên cứu thứ cấp cung cấp cho người học kiến thức về các khái niệm, các bước và ngôn ngữ sử dụng trong các bài thực hành viết tổng hợp và

Page 32: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

28

viết phê bình. Phần duyệt đề tài nghiên cứu của người học cũng nằm trong nội dung học phần này.

1.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế trang bị cho người học các kiến thức về cách viết báo cáo miêu tả biểu đồ hình cột không có xu hướng-(Phần 2), miêu tả biểu đồ hình tròn không có xu hướng- Phần 1, Phần 2. Ngoài ra, người học còn được giới thiệu cách viết bài luận dạng thảo luận-Phần 1, Phần 2, và bài luận dạng tranh luận-Phần 1.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kỹ năng nghe

2.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép Người học có thể cùng một lúc nghe hiểu các bài giảng có độ dài tối đa 5 phút và ghi chép lại những nội dung chính và các thông tin chi tiết quan trọng của bài giảng đó thông qua việc sử dụng các kĩ năng như nghe và nhớ, nhận biết ý chính và các ý liên quan, xử lý các cụm từ khó và ghi chép nhanh.

2.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học có thể nắm được các Kỹ năng nghe như nghe và trả lời câu hỏi đa lựa chọn; nghe và hoàn thành bảng biểu; nghe và trả lời ngắn; nghe và hoàn thành câu; nghe và hoàn thành ghi chép; nghe và ghép thông tin.

2.2. Kỹ năng nói

2.2.1. . Kỹ năng Phát âm Người học có thể nhận biết các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh dưới dạng kí hiệu trong từ điển, từ đó có thể phát âm đúng các từ bằng cách tra từ điển, có thể nhận biết ngữ điệu, trọng âm chính trong câu và hình thức nối âm, có thể nhận diện đúng từ trong quá trình nghe, đặc biệt là các

2.2.2. Kỹ năng Thuyết trình Người học có thể sắp xếp ý cho bài thuyết trình, đồng thời kết thúc bài phù hợp sử dụng các cách nâng cao (so với thuyết trình bằng áp phích) và vận dụng nhuần nhuyễn các hỗ trợ bằng hình ảnh khi tạo bài thuyết trình trên máy tính.

2.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học có thể nói đúng, trôi chảy, và có thể duy trì bài nói có độ dài trong vòng hai phút, nhớ sử dụng quá khứ đơn khi tả về một chủ đề trong quá khứ, và trả lời các chủ đề giả định.

2.3. Kỹ năng đọc

2.3.1. Kỹ năng đọc học thuật Người học có thể nhận diện mạch lập luận của văn bản đang đọc, dù không nhất thiết phải thật chi tiết. Người học có thể tìm thấy và hiểu các thông tin liên quan trong các văn bản sử dụng hằng ngày như thư từ, tờ thông tin và các công văn ngắn.

2.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học có thể thành thạo kĩ năng đọc và xác định thông tin đúng/sai/không được nhắc đến; đọc và

Page 33: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

29

ghép thông tin; đọc và hoàn thành câu, đọc và hoàn thành câu-bảng biểu; đọc và phân loại thông tin; đọc và trả lời câu hỏi đa lựa chọn, đọc và và tìm kiếm thông tin chi tiết.

2.4. Kỹ năng viết

2.4.1. Viết nghiên cứu thứ cấp Người học có thể lập dàn ý, viết từng phần trong bài viết định hướng kỳ thi quốc tế, kỹ năng lập luận trong bài viết luận, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ viết học thuật, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn và kỹ năng nhận xét đưa ra ý kiến về nội dung của một văn bản, kỹ năng lựa chọn đề tài nghiên cứu phù hợp.

2.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học có thể nắm được các Kỹ năng viết miêu tả biểu đồ có xu hướng và không có xu hướng; biết viết bài luận vấn đề-giải pháp; viết được báo cáo miêu tả biểu đồ hình cột không có xu hướng, nắm chắc cấu trúc bài viết; nâng cao sự đa dạng về cấu trúc câu và từ vựng.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 2B1, người học đạt trình độ bậc 3 cấp độ 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể

3.1. Về kiến thức

3.1.1. Người học có kiến thức cơ bản về vai trò của kỹ năng nghe hiểu và ghi chép trong môi trường học thuật cũng như nắm được cách học nghe hiểu và ghi chép ở cấp độ cơ bản, làm quen với bài nghe dưới dạng các thông báo, các bài giảng dài dưới 5 phút ở các chuyên nghành khác nhau. Đồng thời, thông qua việc được tiếp xúc với nhiều bài giảng ở các chủ đề đa dạng, người học được mở rộng kiến thức nền cùng với khối lượng từ vựng phong phú, tạo nền tảng vững vàng cho việc học nghe hiểu và ghi chép ở cấp độ cao hơn ở kỳ học sau.

3.1.2. Người học nắm được cách triển khai các ý chính, những cấu trúc câu và từ vựng hay sử dụng trong văn nói, nắm vững được các qui tắc phát âm, bao gồm ngữ điệu (ngữ điệu trong câu tường thuật và nghi vấn), trọng âm chính trong câu, hiểu về hình thức nối âm, phân biệt âm/i/và/i/,/æ/và/a/,/b/và/p/,/ʊ/,/u/, cách đọc âm đuôi/-ed/. Về thuyết trình, có khả năng tìm kiếm thông tin và sắp xếp hợp lý cho phần thuyết trình, hiểu và vận dụng cách kết bài thuyết trình phù hợp.

3.1.3. Người học sẽ được trang bị những kiến thức mang tính khoa học về sức khỏe, các hiện tượng thiên nhiên ảnh hưởng đến trái đất và các vấn đề do toàn cầu hóa gây ra. Bên cạnh đó, những bài đọc được người học tự lựa chọn đọc để làm bài tập về nhà theo chủ đề chuyên ngành mà các em sẽ học trong tương lai cung cấp vốn từ vựng và kiến thức cơ bản, bổ ích cho việc học chuyên ngành.

3.1.4. Người học có thêm kiến thức về biểu đồ hình cột không có xu hướng–thực hành luyện phần 2; biểu đồ hình tròn không có xu hướng; bài luận theo phương thức

Page 34: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

30

thảo luận và bài luận tranh luận–Phần 1. Ngoài ra, người học biết viết bài tổng hợp thông tin, bài phê bình và biết chọn đề tài nghiên cứu.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Người học thành thạo các kỹ năng cơ bản liên quan đến nghe hiểu và ghi chép bao gồm kĩ năng nhận biết ý chính và thông tin chi tiết liên quan, kĩ năng xử lý các cụm từ khó, cụm từ chuyên ngành, kỹ năng ghi chép nhanh sử dụng ký hiệu và các cách viết tắt, kĩ năng nhận biết các từ nối, cụm từ chuyển ý. Bên cạnh đó, người học được cải thiện thêm các kỹ năng thiết yếu khác như Kỹ năng viết tóm tắt thông qua việc viết lại thông tin của bài nghe dưới dạng báo cáo, kỹ năng thuyết trình thông qua việc thuyết trình lại thông tin của bài nghe. Ngoài ra, người học còn có thể làm tốt dạng câu hỏi nghe và trả lời câu hỏi đa lựa chọn; nghe và hoàn thành bảng biểu; nghe và trả lời ngắn; nghe và hoàn thành câu; nghe và hoàn thành ghi chép; nghe và ghép thông tin.

3.2.2. Người học có khả năng lập dàn ý trước khi phải mô tả một chủ đề nào đó, triển khai các ý, nói trôi chảy, biết liên kết các ý với nhau và các cách kỹ năng như viết sườn bài hiệu quả, cách sắp xếp ý cho bài nói. Người học có thể nhận biết và phát âm chính xác một số âm cơ bản (/i/và/i/,/æ/và/a/,/b/và/p/,/ʊ/,/u/), trọng âm từ, và áp dụng thành công trong quá trình giao tiếp hay thuyết trình bằng tiếng Anh. Người học nhuần nhuyễn với kĩ năng tạo bài thuyết trình bằng trình chiếu Powerpoint bằng các hỗ trợ về hình ảnh (cụ thể là cách chỉnh phông, kiểu, cỡ chữ phù hợp, chọn hình nền, hiệu ứng thích hợp, chèn hình ảnh, biểu đồ…).

3.2.3. Người học được mong đợi sẽ có thể đọc, nhận biết bố cục và có thể tóm tắt thông tin chính của các loại văn bản khoa học có độ dài và khó nhất định. Ngoài ra người học cũng đồng thời phát triển kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn dựa trên quan điểm của cá nhân và chia sẽ thông tin một cách khoa học và ý nghĩa với các người học khác. Người học nhuần nhuyễn kỹ năng đọc và xác định thông tin đúng/sai/không được nhắc đến; đọc và ghép thông tin; đọc và hoàn thành câu, đọc và hoàn thành câu-bảng biểu; đọc và phân loại thông tin; đọc và trả lời câu hỏi đa lựa chọn, đọc và và tìm kiếm thông tin chi tiết.

3.2.4. Người học có thêm kỹ năng lập dàn ý, viết từng phần trong bài viết, lập luận cho bài luận, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, nhận xét, viết bài phê bình về một văn bản theo ngôn ngữ học thuật, chọn chủ đề phù hợp cho bài nghiên cứu.

3.3. Về thái độ

3.3.1. Nhận thức đúng đắn và tích cực về tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc trang bị các kiến thức, kỹ năng của học phần.

3.3.2. Có thái độ học tập tốt, có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ. Có ý thức tự học, tự thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học trên lớp.

Page 35: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

31

3.3.3. Tham dự lớp học một cách chủ động và tích cực, tham gia phát biểu ý kiến và thảo luận xây dựng bài trong những giờ học trên lớp.

THỰC HÀNH TIẾNG 3B1

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần thực hành tiếng 3B1 nối tiếp học phần thực hành tiếng 2B1, bao gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, và Viết ở trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Nội dung của các kỹ năng này như sau

1.1. Kỹ năng nghe

1.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép Kỹ năng này giúp người học kéo dài sự tập trung thông qua việc luyện tập với các bài nghe có độ dài dưới 5 phút đồng thời tăng cường vốn từ vựng và kiến thức nền theo các các chuyên nghành khác nhau.

1.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng này có nội dung nghe cuộc khảo sát phương tiện nghe nhìn, những người xem TV, sửa chữa TV, bản tin đài phát thanh, khoa học, ngôi nhà công nghệ, kỹ thuật sinh học, việc chuẩn bị chuyến đi, căn bệnh liên quan đến làm việc với máy tính, lịch sử các cây cầu.

1.2. Kỹ năng nói

1.2.1. Phát âm Kỹ năng này giúp người học có thể phát âm các từ ở trình độ trung cấp, thể hiện đúng trọng âm, hay có khả năng thể hiện đúng mục đích đối thoại thông qua trọng âm trong câu. Người học sẽ được luyện tập và chỉnh sửa phát âm thông qua các bài tập đọc từ hay các bài đọc hoặc hội thoại ở mức độ trung cấp.

1.2.2. Kỹ năng Thuyết trình Kỹ năng này hướng dẫn người học cách tạo bài thuyết trình bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint, kĩ năng thuyết trình trôi chảy, tự tin và chuyên nghiệp về những chủ đề mang tính học thuật và chuyên ngành hơn.

1.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng này thúc đẩy phát triển ngôn ngữ thông qua sự kết hợp có tính hệ thống giữa việc chuẩn bị bài thi và luyện tập. Nội dung của học phần bao gồm những chủ đề hay, thu hút được sự chú ý của người học như con người, truyền thông và địa điểm.

1.3. Kỹ năng đọc

1.3.1. Kỹ năng đọc học thuật: Kỹ năng này có nội dung về bảo vệ trái đất và toàn cầu hóa.

1.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng này có nội dung về các phương tiện giao tiếp, cầu nối khoảng cách về kỹ thuật số, cuộc sống ngoài không gian, các vụ mùa biến đổi gen, nông nghiệp, nghệ thuật–bảo tàng dưới biển, đặc tính cây tre, loài cá voi, nhận diện khuôn mặt người.

Page 36: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

32

1.4. Kỹ năng viết

1.4.1. Kỹ năng viết nghiên cứu Kỹ năng này cung cấp cho người học kiến thức về cách trích dẫn tài liệu tham khảo, cách viết phần giới thiệu bài nghiên cứu, cách viết phần kết quả và thảo luận.

1.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng này trang bị cho người học các kiến thức về cách viết báo cáo miêu tả bảng biểu-Phần 1, viết bài luận tranh luận-Phần 2.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kỹ năng nghe

2.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép Người học có thể cùng một lúc nghe hiểu các bài giảng có độ dài tối đa 5 phút và ghi chép lại những nội dung chính và các thông tin chi tiết quan trọng của bài giảng đó thông qua việc sử dụng các kĩ năng như nghe và nhớ, nhận biết ý chính và các ý liên quan, xử lý các cụm từ khó và ghi chép nhanh.

2.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học có thể nắm được các kỹ năng nghe như nghe và hoàn thành ghi chép, nghe và trả lời ngắn, nghe và trả lời câu hỏi đa lựa chọn và đa đáp án, nghe và phân loại, nghe và hoàn thành biểu đồ, bảng biểu, tóm tắt.

2.2. Kỹ năng nói

2.2.1. Phát âm Người học có thể nhận biết các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh dưới dạng kí hiệu trong từ điển, từ đó có thể phát âm đúng các từ bằng cách tra từ điển, có thể nhận biết ngữ điệu, trọng âm chính trong câu và hình thức nối âm, có thể nhận diện đúng từ trong quá trình nghe, đặc biệt là các từ có cách đọc gần giống nhau.

2.2.2. Kỹ năng Thuyết trình Người học có thể sắp xếp ý cho bài thuyết trình, đồng thời kết thúc bài phù hợp sử dụng các cách nâng cao và vận dụng nhuần nhuyễn các hỗ trợ bằng hình ảnh khi tạo bài thuyết trình trên máy tính.

2.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học có thể tập trung vào nâng cao khả năng nói đúng, trôi chảy, và các kỹ năng như cách duy trì bài nói có nội dung trong vòng hai phút, cách trả lời các câu hỏi phụ, cách xử lý khi không nhớ ra từ vựng cần dùng và ôn tập lại nội dung học phần1B và 2B.

2.3. Kỹ năng đọc

2.3.1. Kỹ năng đọc học thuật Người học có thể nhận diện mạch lập luận của văn bản đang đọc, dù không nhất thiết phải thật chi tiết. Người học có thể tìm thấy và hiểu các thông tin liên quan trong các văn bản sử dụng hằng ngày như thư từ, tờ thông tin và các công văn ngắn.

2.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học có thể thành thạo kĩ năng đọc, đọc và ghép thông tin, đọc và hoàn thành câu, đọc và hoàn

Page 37: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

33

thành câu-bảng biểu; đọc và phân loại thông tin, đọc và trả lời câu hỏi đa lựa chọn, đọc và và tìm kiếm thông tin chi tiết.

2.4. Kỹ năng viết

2.4.1. Kỹ năng viết nghiên cứu Người học có thể lập dàn ý, viết từng phần trong bài viết, phát triển kỹ năng lập luận trong bài viết luận, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ viết học thuật, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn và kỹ năng nhận xét đưa ra ý kiến về nội dung của một văn bản, kỹ năng lựa chọn đề tài nghiên cứu phù hợp.

2.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học có thể nắm được các Kỹ năng viết miêu tả biểu đồ có xu hướng và không có xu hướng, biết viết bài luận vấn đề- giải pháp, viết được báo cáo miêu tả biểu đồ hình cột không có xu hướng, nắm chắc cấu trúc bài viết, nâng cao sự đa dạng về cấu trúc câu và từ vựng.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 3B1, người học đạt trình độ bậc 3 cấp độ 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể

3.1. Về kiến thức

3.1.1. Người học có kiến thức cơ bản về vai trò của kỹ năng nghe hiểu và ghi chép trong môi trường học thuật cũng như nắm được cách học nghe hiểu và ghi chép ở cấp độ cơ bản, làm quen với bài nghe dưới dạng các thông báo, các bài giảng dài dưới 5 phút ở các chuyên ngành khác nhau. Đồng thời, thông qua việc tiếp xúc với nhiều bài giảng ở các chủ đề đa dạng, người học mở rộng kiến thức nền cùng với khối lượng từ vựng chuyên ngành phong phú, tạo nền tảng vững vàng cho việc học nghe hiểu và ghi chép ở cấp độ cao hơn ở kỳ học sau. Ngoài ra, người học được cung cấp kiến thức về chủ đề như

3.1.2. Người học nắm được cách triển khai các ý chính, những cấu trúc câu và từ vựng hay sử dụng trong văn nói, nắm vững được các qui tắc phát âm, bao gồm phân biệt sự khác nhau giữa âm/âm tiết, hiểu về trọng âm, phân biệt âm/e/và/ei/,/f/và/v/,/h/và/k/. Về thuyết trình, có thể phân biệt dạng câu hỏi và trả lời phù hợp sau khi thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ hình thể linh hoạt và nhuần nhuyễn.

3.1.3. Người học đọc và hiểu các nội dung trong bài đọc bảo vệ trái đất, toàn cầu hóa, các phương tiện giao tiếp, cầu nối khoảng cách về kỹ thuật số, cuộc sống ngoài không gian; các vụ mùa biến đổi gen, nông nghiệp, nghệ thuật–bảo tàng dưới biển, đặc tính cây tre, loài cá voi, nhận diện khuôn mặt người.

3.1.4. Người học có thêm kiến thức về viết miêu tả bảng biểu và viết bài luận tranh luận. Ngoài ra, người học biết cách viết trích dẫn tài liệu tham khảo, biết cách viết phần giới thiệu bài nghiên cứu, và biết cách viết phần kết quả và thảo luận.

3.2. Kỹ năng nói

Page 38: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

34

3.2.1. Người học thành thạo các kỹ năng cơ bản liên quan đến nghe hiểu và ghi chép bao gồm kĩ năng nhận biết ý chính và thông tin chi tiết liên quan, kĩ năng xử lý các cụm từ khó, cụm từ chuyên ngành, kỹ năng ghi chép nhanh sử dụng ký hiệu và các cách viết tắt, kĩ năng nhận biết các từ nối, cụm từ chuyển ý. Bên cạnh đó, người học được cải thiện thêm các kỹ năng mềm khác như kỹ năng viết tóm tắt thông qua việc viết lại thông tin của bài nghe dưới dạng báo cáo, kỹ năng thuyết trình thông qua việc thuyết trình lại thông tin của bài nghe. Ngoài ra, người học còn có thể làm tốt dạng câu hỏi nghe và trả lời câu hỏi đa lựa chọn, nghe và hoàn thành bảng biểu, nghe và trả lời ngắn, nghe và hoàn thành câu, nghe và hoàn thành ghi chép, nghe và ghép thông tin.

3.2.2. Người học có khả năng lập dàn ý trước khi phải mô tả một chủ đề nào đó, triển khai các ý, nói trôi chảy, biết liên kết các ý với nhau và các cách kỹ năng như viết sườn bài hiệu quả, cách sắp xếp ý cho bài nói. Người học có thể nhận biết và phát âm chính xác một số âm cơ bản (/e/và/ei/,/f/và/v/,/h/và/k/), trọng âm từ, chuyển trọng âm, âm câm và áp dụng thành công trong quá trình giao tiếp hay thuyết trình bằng tiếng Anh. Người học nhuần nhuyễn với kĩ năng tạo bài thuyết trình bằng trình chiếu Powerpoint bằng các hỗ trợ về hình ảnh (cụ thể là cách chỉnh phông, kiểu, cỡ chữ phù hợp, chọn hình nền, hiệu ứng thích hợp, chèn hình ảnh, biểu đồ…)

3.2.3. Người học đọc và vận dụng phân từ, danh động từ, dấu hiệu nhận biết mục đích và hàm ý của tác giả trong các văn bản khoa học. Người học nhuần nhuyễn kỹ năng đọc và ghép thông tin, đọc và hoàn thành biểu đồ, đọc và trả lời câu hỏi đa lựa chọn, đọc và ghép thông tin, đọc và xác định thông tin đúng/sai/không được nhắc đến.

3.2.4. Người học có thêm kỹ năng lập dàn ý, viết từng phần trong bài viết, lập luận cho bài luận, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, nhận xét, viết bài phê bình về một văn bản theo ngôn ngữ học thuật, chọn chủ đề phù hợp cho bài nghiên cứu.

3.3. Về thái độ

3.3.1. Nhận thức đúng đắn và tích cực về tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc trang bị các kiến thức, kỹ năng của học phần.

3.3.2. Có thái độ học tập tốt, có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ. Có ý thức tự học, tự thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học trên lớp.

3.3.3. Tham dự lớp học một cách chủ động và tích cực, tham gia phát biểu ý kiến và thảo luận xây dựng bài trong những giờ học trên lớp.

THỰC HÀNH TIẾNG 4B1

1. Mô tả nội dung học phần

Page 39: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

35

Học phần thực hành tiếng 4B1 nối tiếp học phần thực hành tiếng 3B1, bao gồm 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, và Viết ở trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Nội dung của các kỹ năng này như sau

1.1. Kỹ năng nghe

1.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép Kỹ năng này giúp người học ôn tập lại những kiến thức đã học.

1.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng này giúp người học ôn tập lại những kiến thức đã học

1.2. Kỹ năng nói

1.2.1. Phát âm: sẽ cung cấp các kiến thức về phát âm, cụ thể là cách phát âm âm cuối/-s/, phân biệt âm/ai/và/ei/, cách dùng ngữ điệu và cách ngắt giọng khi nói và ôn tập lại những kiến thức đã học ở học phần tiên quyết.

1.2.2. Kỹ năng Thuyết trình: giúp người học thi cuối kỳ trên lớp.

1.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: giúp người học thi cuối kỳ trên lớp.

1.3. Kỹ năng đọc

1.3.1. Kỹ năng đọc học thuật: giúp người học ôn tập lại những kiến thức đã học.

1.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: giúp người học ôn tập lại những kiến thức đã học.

1.4. Kỹ năng viết

1.4.1. Kỹ năng viết nghiên cứu: cung cấp cho người học kiến thức về cách trích dẫn tài liệu tham khảo, cách viết phần giới thiệu bài nghiên cứu, cách viết phần kết quả và thảo luận.

1.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: trang bị cho người học các kiến thức về cách viết báo cáo miêu tả bảng biểu và viết bài luận tranh luận.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kỹ năng nghe

2.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép: giúp người học ôn lại những kiến thức đã học ở học phần tiên quyết.

2.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: giúp người học ôn lại những kiến thức đã học ở học phần tiên quyết.

2.2. Kỹ năng nói

2.2.1. Phát âm Người học được ôn tập lại những kiến thức đã học ở học phần tiên quyết.

Page 40: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

36

2.2.2. Kỹ năng thuyết trình Người học thi cuối kỳ trên lớp.

2.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học thi cuối kỳ trên lớp.

2.3. Kỹ năng đọc

2.3.1. Kỹ năng đọc học thuật Người học được ôn tập lại những kiến thức đã học ở học phần tiên quyết.

2.3.2. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học được ôn tập lại những kiến thức đã học ở học phần tiên quyết.

2.4. Kỹ năng viết

2.4.1. Kỹ năng viết nghiên cứu Người học được ôn tập lại những kiến thức đã học ở học phần 1B, 2B, 3B và người học hoàn thiện sản phẩm bài viết của mình.

2.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học ôn tập lại những kiến thức đã học ở học phần tiên quyết.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần học thực hành tiếng 4B1, người học đạt trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể

3.1. Về kiến thức

3.1.1. Có kiến thức về cách trích dẫn tài liệu tham khảo, cách viết phần giới thiệu bài nghiên cứu, cách viết phần kết quả và thảo luận.

3.1.2. Biết cách sử dụng ngữ điệu và cách ngắt giọng khi nói

3.1.3. Nắm được cách thức viết báo cáo miêu tả bảng biểu và viết bài luận tranh luận.

3.2. Về kỹ năng

3.2.1. Có kỹ năng trích dẫn tài liệu tham khảo, viết phần giới thiệu bài nghiên cứu, viết phần kết quả và thảo luận.

3.2.2. Có thể sử dụng ngữ điệu và cách ngắt giọng khi nói để tăng sức biểu cảm cho diễn ngôn.

3.2.3. Có thể viết báo cáo miêu tả bảng biểu và viết bài luận tranh luận.

3.3. Về thái độ

3.3.1. Nhận thức đúng đắn và tích cực về tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc trang bị các kiến thức, kỹ năng của học phần.

3.3.2. Có thái độ học tập tốt, có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ. Có ý thức tự học, tự thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học trên lớp.

Page 41: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

37

3.3.3. Tham dự lớp học một cách chủ động và tích cực, tham gia phát biểu ý kiến và thảo luận xây dựng bài trong những giờ học trên lớp.

THỰC HÀNH TIẾNG 1B2

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần thực hành tiếng 1B2 bao gồm các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và tiếng Anh chuyên ngành ở trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Nội dung của các kỹ năng này như sau

1.1. Kỹ năng nghe

1.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép Kỹ năng này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quy trình và các ký hiệu sử dụng trong ghi chép cũng như trau dồi các kỹ năng nghe và ghi chép viết thông qua các chủ điểm kinh tế, toàn cầu hóa, giáo dục, và văn hóa.

1.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng này giúp người học nâng cao kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế với các dạng câu hỏi nghe và điền từ, ghép các phần và phân loại về các chủ điểm điền vào đơn xin nhập học, tắc nghẽn giao thông và các hoạt động thể thao tại trường đại học. Đồng thời kỹ năng này cũng giúp người học hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được nghe.

1.2. Kỹ năng nói

1.2.1. Phát âm Kỹ năng này dành cho người học đã có các kiến thức cơ bản về phát âm và có khả năng phát âm chính xác và đặt trọng âm đúng các từ cơ bản và áp dụng thành công các kiến thức này khi diễn đạt và trình bày bằng tiếng Anh. Người học sẽ biết tầm quan trọng của phát âm khi giao tiếp hay thuyết trình và sự hiểu biết sâu rộng hơn về phát âm cũng như có cơ hội vận dụng phát âm vào các từ ngữ và tình huống mang tính học thuật.

1.2.2. Kỹ năng tranh biện Kỹ năng này giúp người học rèn luyện khả năng tư duy và kỹ năng phản biện để bảo vệ được luận điểm của mình và phản biện được các quan điểm đối lập một cách khoa học.

1.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng này tập trung vào các chủ điểm gặp gỡ mọi người, nơi chốn và thực phẩm với các dạng nói độc thoại, nói tương tác và khả năng mở rộng câu trả lời trong nói tương tác.

1.3. Kỹ năng đọc

1.3.1. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng này có nội dung thực hành đọc về nội dung mưu cầu hạnh phúc, khủng hoảng dân số, sức khỏe

Page 42: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

38

với các dạng bài tập để chọn ý chính, trả lời ngắn, hoàn thành câu và đoạn tóm tắt, ghép tiêu đề các đoạn, và xác định ý trong bài là Đúng/Sai/Không nhắc đến.

1.4. Kỹ năng viết

1.4.1. Kỹ năng viết nghiên cứu Kỹ năng này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về viết nghiên cứu sử dụng dữ liệu mượn từ các nguồn khác nhau. Người học cũng được luyện kỹ năng viết báo cáo đánh giá và báo cáo phân tích kết quả nghiên cứu. Những kỹ năng này cung cấp các kỹ năng quan trọng để người học viết bài nghiên cứu.

1.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng này giúp người học thực hành ôn tập viết dạng câu hỏi miêu tả biểu đồ có xu hướng và không có xu hướng; ôn tập viết bài luận; viết bài luận về chủ đề môi trường; viết miêu tả nhiều biểu đồ khác nhau.

1.5. Tiếng Anh chuyên ngành

1.5.1. Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh ở học phần 1B2 trang bị cho người học kiến thức cơ bản, các thuật ngữ sử dụng trong chuyên ngành về các chủ điểm thương hiệu, di chuyển, các tổ chức, công ty, giúp người học làm quen với các thuật ngữ, cũng như những cấu trúc thường sử dụng trong môi trường chuyên ngành.

1.5.2. Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng

Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng ở học phần 1B2 giới thiệu về cơ cấu tổ chức của ngành tài chính, việc hình thành cũng như bãi bỏ các qui định ngành tài chính, các loại sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, và các nguyên tắc cơ bản về tạo tín dụng và hoạt động cho vay.

1.5.3. Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán

Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán ở học phần 1B2 giới thiệu về nghề kế toán, các công việc liên quan trong nghề, và các nguyên lí kế toán cơ bản. Ngoài ra, học phần này giới thiệu sơ lược về các loại báo cáo tài chính bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp.

1.5.4. Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành

Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành ở học phần 1B2 có thể là khóa học đầu tiên trong đó người học sẽ được tiếp cận với các thuật ngữ, khái niệm và kiến thức cơ bản về ngành du lịch nhằm xây dựng cho người học kiến thức nền tảng về lĩnh vực này.

1.5.5. Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin

Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin ở học phần 1B2 giới thiệu về tổng quan máy tính, ứng dụng máy tính và thiết bị ngoại vi, hệ điều hành và giao diện người sử dụng.

Page 43: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

39

1.5.6. Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học

Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học ở học phần 1B2 giới thiệu một số kiến thức nền cơ bản, vốn từ vựng, và các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành như thuyết trình, viết báo cáo, đọc tài liệu, nghe và phân tích báo cáo, phim tài liệu, phỏng vấn liên quan đến các vấn đề quan hệ quốc tế. Học phần giới thiệu tới người học các kiến thức về toàn cầu hoá, phi toàn cầu hoá, công ty đa quốc gia, các tổ chức đa phương.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kỹ năng nghe

2.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép Người học có khả năng nắm bắt các kỹ thuật nghe như học những từ có tính chất học thuật cơ bản, nhận biết ngôn ngữ thuyết giảng để nhận diện chủ đề và ý chính của bài giảng, nhận diện từ khoá và thông tin quan trọng, nghe và nắm bắt các đoạn chuyển ý, nghe và nắm bắt các định nghĩa. Người học cũng sử dụng kỹ thuật ghi chép như viết từ quan trọng, nhận biết và sắp xếp ý chính, sử dụng dàn bài để ghi chép, dùng ký hiệu và chữ viết tắt để chuyển tải ngôn ngữ và nội dung trong bản ghi chép.

2.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học nắm được các kỹ năng nghe Nghe hoàn thành từ đơn, câu và ghi chép, nghe và ghép các phần, nghe và phân loại. Đồng thời học phần học cũng giúp người học hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được nghe.

2.2. Kỹ năng nói

2.2.1. Phát âm Người học có thể đọc và chỉnh sửa thành công các âm khó đọc trong tiếng Anh cũng như biết cách đoán và đọc đúng trọng âm của các từ có từ 3 âm tiết trở lên thông qua một số qui tắc phát âm.

2.2.2. Kỹ năng tranh biện Người học làm quen với khái niệm cơ bản của tranh biện, phát triển kỹ năng hình thành và giải thích được quan điểm riêng của mình về một vấn đề nào đó, và phản biện được các quan điểm khác nhau.

2.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học nắm được các kỹ năng nói nói tương tác về các chủ đề quen thuộc, phát triển câu trả lời trong nói độc thoại, phát triển lý do ở phần nói tương tác. Đồng thời kỹ năng cũng giúp người học hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được nói.

2.3. Kỹ năng đọc

2.3.1. Người học nắm được các kỹ năng đọc đọc hiểu ý chính, đọc để đưa ra câu trả lời ngắn, đọc để hoàn thành câu và đoạn tóm tắt, đọc và tóm tắt từng đoạn, đọc và ghép tiêu đề các đoạn, đọc và xác định ý trong bài Đúng/Sai/Không nhắc đến.

2.4. Kỹ năng viết

Page 44: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

40

2.4.1. Kỹ năng viết nghiên cứu Người học biết cách viết bài báo cáo đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay nhân vật. Người học cũng học được kỹ năng phân tích kết quả của một nghiên cứu khoa học. Những kỹ năng này giúp trang bị cho người học kỹ năng cần cho việc hoàn thành bài nghiên cứu khoa học.

2.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học nắm được các kỹ năng viết miêu tả biểu đồ có xu hướng và không có xu hướng, cách viết bài luận, viết bài luận về chủ đề môi trường

2.5. Tiếng Anh chuyên ngành

2.5.1. Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh ở học phần 1B2 có mục tiêu giúp người học làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành về các chủ đề thương hiệu, di chuyển, các tổ chức, công ty. Người học cũng học cách sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành tự tin và trôi chảy, chuẩn bị nền tảng cần thiết để học các học phần chuyên ngành ở khoa Quản trị Kinh doanh cũng như những kỹ năng cần thiết để làm quen với môi trường kinh doanh chuyên nghiệp sau này.

2.5.2. Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng

Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng ở học phần 1B2 có mục tiêu giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành trong các chủ đề về cơ cấu tổ chức của ngành tài chính, việc hình thành cũng như bãi bỏ các qui định ngành tài chính, các loại sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, và các nguyên tắc cơ bản về tạo tín dụng và hoạt động cho vay ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời học phần học nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng.

2.5.3. Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán

Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán ở học phần 1B2 có mục tiêu giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành kế toán về các chủ điểm nghề kế toán, các công việc liên quan trong nghề, và các nguyên lí kế toán cơ bản, các loại báo cáo tài chính bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời học phần học nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành kế toán- tài chính.

2.5.4. Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành

Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành ở học phần 1B2 có mục tiêu giúp người học nâng cao kỹ năng ngôn ngữ trong bối cảnh du lịch, trang bị cho người học các khái niệm cơ bản và kiến thức trong ngành du lịch, đặc biệt là về lịch sử phát triển, nghiệp vụ điều hành tour của đại lý Du lịch và Du lịch-hàng không. Học phần học cũng

Page 45: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

41

giúp người học nâng cao sự tự tin trong những tình huống và vấn đề chính mà họ sẽ gặp trong suốt quá trình làm việc sau này.

2.5.5. Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin

Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin ở học phần 1B2 giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành Công nghệ Thông Tin ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời, học phần học nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành công nghệ thông tin.

2.5.6. Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học

Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học ở học phần 1B2 giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành quốc tế học về các chủ điểm toàn cầu hoá, phi toàn cầu hoá, công ty đa quốc gia, các tổ chức đa phương ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời học phần nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành quốc tế học.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 1B2, người học đạt trình độ bậc 4 cấp độ 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể

3.1. Về kiến thức

KT 1: Người học có kiến thức cơ bản về vai trò của kỹ năng nghe hiểu và ghi chép bài giảng cũng như các bước trong một quy trình ghi chép hiệu quả.

KT 2: Thông qua các chủ đề luyện tập ghi chép, người học có thêm hiểu biết và vốn từ vựng về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và văn hóa, tạo nền tảng kiến thức cho việc học chuyên ngành sau này.

KT 3: Người học nắm được khái niệm cơ bản về tranh biện, các bước để hình thành, giải thích và phản biện một quan điểm nào đó, nắm được kiến thức cơ bản về các chủ đề kiểm tra đánh giá, trường chuyên lớp chọn và hôn nhân đồng giới.

KT 4: Người học nắm bắt được các kỹ năng đọc hiểu ý chính, đọc để trả lời ngắn, đọc để hoàn thành câu và đoạn tóm tắt, đọc và tóm tắt từng đoạn, đọc và ghép tiêu đề các đoạn.

KT 5: Người học nắm được cách viết bài báo cáo đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay nhân vật cũng như phân tích kết quả của một nghiên cứu khoa học.

KT 6: Người học có kiến thức về phương pháp viết miêu tả biểu đồ có xu hướng và không có xu hướng, viết bài luận, viết bài luận về chủ đề môi trường, viết miêu tả nhiều biểu đồ khác nhau.

KT 7: Người học bước đầu nắm được các thuật ngữ chuyên ngành.

5.2. Về kỹ năng

Page 46: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

42

KN 1: Người học có thể nghe hiểu các bài nói trực tiếp hoặc ghi lại về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc trong cuộc sống cá nhân, xã hội, học tập hay nghề nghiệp khi được diễn đạt rõ ràng và bằng giọng chuẩn. Người học có thể hiểu ý chính của các bài nói phức tạp cả về nội dung và ngôn ngữ, được truyền đạt bằng ngôn ngữ chuẩn mực về các vấn đề cụ thể hay trừu tượng (bao gồm cả những cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật) trong lĩnh vực chuyên học phần của mình.

KN 2: Người học có thể vận dụng các kỹ năng nghe và ghi chép bài giảng. Ngoài ra, người học phát triển kỹ năng thảo luận theo nhóm về các chủ đề của bài giảng và tóm tắt được ý chính nội dung của bài giảng. Người học có thể hoàn thành các dạng câu hỏi hoàn thành câu và ghi chép, ghép các phần, nghe và phân loại.

KN 3: Người học có thể nghe và chỉnh sửa phát âm của bản thân hoặc của người khác trong quá trình học, nhận biết được đúng từ nghe được dựa vào trọng âm của từ.

KN 4: Người học có thể trả lời câu hỏi về những chủ điểm liên quan đến bản thân, biết đưa ra ý tưởng, mở rộng và phát triển chủ đề trong khi phỏng vấn nếu có sự giúp đỡ hoặc khishc lệ từ người phỏng vấn.

KN 5: Người học có thể đọc một cách tương đối độc lập, có khả năng điều chỉnh cách đọc và tốc độ đọc theo từng dạng văn bản và mục đích đọc cũng như sử dụng các nguồn tham khảo phù hợp một cách có chọn lọc.

KN 6: Người học có thể đọc hiểu ý chính, đọc để trả lời ngắn, đọc để hoàn thành câu và đoạn tóm tắt, đọc và tóm tắt từng đoạn, đọc và ghép tiêu đề các đoạn, đọc và xác định ý trong bài Đúng/Sai/Không nhắc đến.

KN 7: Người học có thể viết báo cáo đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay nhân vật. KN 8: Người học có thể viết một bài luận hoặc một báo cáo, phát triển các lập luận

một cách hệ thống, nêu bật được những ý chính và có những minh họa phù hợp. KN 9: Người học có thể đánh giá các ý kiến khác nhau và các giải pháp cho một vấn

đề. KN 10. Người học có thể viết một bài luận hoặc một báo cáo phát triển một lập luận

nào đó, nêu lý do tán thành hay phản đối một quan điểm nào đó và giải thích những ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp khác nhau.

KN 11: Người học có thể viết miêu tả biểu đồ có xu hướng và không có xu hướng; cách viết bài luận; viết bài luận về chủ đề môi trường.

KN 12: Người học có thể bước đầu vận dụng các kiến thức, khái niệm cơ bản trong các chuyên ngành liên quan.

5.3. Về thái độ

TĐ 1: Có thái độ học tập tốt, chủ động tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ởnhững giờ học trên lớp.

TĐ 2: Có ý thức tự học, tự thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học trên lớp. TĐ 3: Có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ.

Page 47: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

43

THỰC HÀNH TIẾNG 2B2

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần thực hành tiếng 2B2 nối tiếp học phần thực hành tiếng 1B2, bao gồm 5 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và tiếng Anh chuyên ngành theo bậc 4 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Nội dung của các kỹ năng này như sau

1.1. Kỹ năng nghe

1.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép

Kỹ năng nghe và ghi chép ở học phần 2B2 trang bị cho người học những kiến thức mang tính học thuật về khoa học tự nhiên và xã hội cũng như kỹ năng nghe hiểu và ghi chép thông qua các chủ điểm kinh tế, dân số, địa lý, y tế và văn hóa. Kỹ năng này giúp người học xây dựng được vốn từ vựng phong phú và ứng dụng vào việc học chuyên ngành và công việc trong tương lai.

1.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế

Kỹ năng này tập trung giúp người học thực hành kỹ năng nghe và trả lời ngắn, hoàn thành câu, trả lời câu hỏi trắc nghiệm và điền vào bản đồ, sơ đồ. Kỹ năng nghe ở học phần 6B này tập trung vào chủ đề về nhạc cụ, lấy thông tin về công việc và các hiệp hội/câu lạc bộ tại trường đại học. Kỹ năng này cũng giúp người học hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được nghe.

1.2. Kỹ năng nói

1.2.1. Phát âm Trong kỹ năng này, người học được cung cấp kiến thức và tập trung luyện tập phát âm chính xác trọng âm của các từ nhiều âm tiết hay hiểu và áp dụng được phương thức nhấn trọng âm từ trong câu. Từ đó, người học sẽ được thực hành thông qua các chủ đề mang tính học thuật hay chuyên ngành.

1.2.2. Kỹ năng tranh biện Kỹ năng tranh biện này giúp người học rèn luyện tư duy và kỹ năng phản biện để bảo vệ được luận điểm của mình và phản biện được các quan điểm đối lập một cách khoa học. Người học được hướng dẫn luyện khả năng tranh luận một cách rõ ràng, củng cố quan điểm của mình bằng những lập luận và các ví dụ minh họa thích hợp.

1.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng này tập trung giúp người học thực hành nói về các sự kiện nghệ thuật, công việc, phong cách học với các kỹ năng nói bắt đầu và phát triển câu trả lời ở phần nói độc thoại, luyện tập phản xạ khi nói trong phần nói độc thoại

1.3. Kỹ năng đọc

1.3.1. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng này tập trung giúp người học thực hành đọc về nghệ thuật, công việc và kinh doanh, giáo dục

Page 48: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

44

cùng các kỹ năng đọc để trả lời câu hỏi trắc nghiệm, trả lời ngắn, hoàn thành câu và bài tóm tắt và ghép nội dung.

1.4. Kỹ năng viết

1.4.1. Viết nghiên cứu Kỹ năng này giúp người học thực hành viết bài báo cáo để đưa ra các kiến nghị hoặc giải pháp cho một thực trạng. Người học cũng được cung cấp kiến thức cần thiết cho việc viết bài nghiên cứu, xác định phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích cơ sở khoa học và thực hiện của đề tài.

1.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng này tập trung hướng dẫn người học viết báo cáo miêu tả nhiều biểu đồ khác nhau và miêu tả quá trình. Người học cũng luyện viết bài luận về chủ đề giáo dục và công việc.

1.5. Tiếng Anh chuyên ngành

1.5.1. Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh ở học phần 2B2 trang bị cho người học kiến thức cơ bản, các thuật ngữ sử dụng trong các chủ điểm về thay đổi, tiền tệ, quảng cáo, giúp người học làm quen với các thuật ngữ, cũng như những cấu trúc thường sử dụng trong môi trường chuyên ngành.

1.5.2. Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng

Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng ở học phần 2B2 giới thiệu về các loại hình kế toán, những thông tin cơ bản và cách đọc báo cáo tài chính, chức năng của ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ, 4 phương thức thanh toán quốc tế trong tài trợ thương mại.

1.5.3. Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán

Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán ở học phần 2B2 giới thiệu về các chỉ số tài chính, tài sản và nợ. Ngoài ra, học phần sẽ sơ lược về kế toán thuế hệ thống thuế, tính toán chi phí nộp thuế, lập kế hoạch thuế và khấu hao.

1.5.4. Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành

Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành ở học phần 2B2 giúp người học tiếp cận với các thuật ngữ, khái niệm và kiến thức cơ bản về du lịch đường biển, đường sắt và đường bộ. Bên cạnh đó, người học sẽ được tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ đặt vé/phòng và trau dồi thêm về bảo hiểm du lịch.

1.5.5. Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin

Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin ở học phần 2B2 giới thiệu cho người học về phần mềm ứng dụng, truyền thông đa phương tiện, mạng internet.

1.5.6. Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học

Page 49: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

45

Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học ở học phần 2B2 giới thiệu một số kiến thức nền cơ bản, vốn từ vựng, và các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành như thuyết trình, viết báo cáo, đọc tài liệu, nghe và phân tích báo cáo, phim tài liệu, phỏng vấn liên quan đến các vấn đề quan hệ quốc tế. Học phần học giới thiệu tới người học các kiến thức về Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Liên hiệp quốc, Ngân hàng thế giới.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kỹ năng nghe

2.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép Người học có khả năng nắm bắt các kỹ thuật nghe như học những từ có tính chất học thuật cơ bản, nhận diện chủ đề và ý chính của bài giảng, nghe và nắm bắt các ví dụ; nghe và nắm bắt lời giải thích, sử dụng kỹ thuật ghi chép như nhận biết từ quan trọng và ý chính của bài giảng, sử dụng dàn bài, hình ảnh và biểu đồ để ghi chép.

2.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học nắm được các kỹ năng nghe nghe và trả lời ngắn, nghe và hoàn thành câu, nghe và trả lời câu hỏi nhiều lựa chọn, nghe và điền vào bản đồ, nghe và hoàn thành sơ đồ, ghi chép. Đồng thời người học cũng hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được nghe.

2.2. Kỹ năng nói

2.2.1. Phát âm Người học có thể đọc và chỉnh sửa thành công các âm khó đọc trong tiếng Anh cũng như biết cách đoán và đọc đúng trọng âm của các từ có từ 3 âm tiết trở lên thông qua một số qui tắc phát âm. Đồng thời, người học có thể vận dụng được cách thức nhấn trọng âm từ trong câu khi giao tiếp hay thuyết trình để truyền tải được nội dung chính xác cần nói. Từ đó, người học cũng sẽ vận dụng thành công kiến thức này để làm nghe hay làm bài nghe theo định hướng thi quốc tế.

2.2.2. Kỹ năng tranh biện Người học nắm được các kỹ thuật phản biện cơ bản, phân tích được điểm yếu trong lập luận của đối phương, tổ chức ý trong bài phản biện và thực hiện được toàn bộ các bước của một buổi tranh biện.

2.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học nắm được các kỹ năng nói bắt đầu và phát triển câu trả lời ở phần nói độc thoại, miêu tả ngành nghề ở phần nói tương tác, luyện tập phản xạ khi nói ở phần nói độc thoại. Đồng thời người học cũng hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được nói.

2.3. Kỹ năng đọc

Người học nắm được các kỹ năng đọc đọc và trả lời câu hỏi nhiều phương án lựa chọn, đọc và trả lời ngắn, đọc và hoàn thành câu, đọc và hoàn thành bài tóm tắt, đọc và ghép nội dung. Đồng thời người học cũng hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được đọc.

2.4. Kỹ năng viết

Page 50: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

46

2.4.1. Viết nghiên cứu Người học nắm được cách viết bài báo cáo, đưa ra kiến nghị hay giải pháp về một thực trạng. Người học cũng được trang bị những kiến thức cần thiết để tiến hành viết bài nghiên cứu khoa học. Người học cũng được hướng dẫn viết phần mở đầu, các phương pháp tiến hành thu thập dữ liệu và phân tích cơ sở khoa học của đề tài.

2.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Người học nắm được các kỹ năng viết miêu tả biểu đồ, quá trình và viết luận theo chủ đề giáo dục và công việc. Đồng thời người học cũng hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được viết.

2.5. Tiếng Anh chuyên ngành

2.5.1. Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh ở học phần 2B2 có mục tiêu giúp người học làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành về các chủ điểm thay đổi, tiền tệ, quảng cáo, sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành tự tin và trôi chảy, chuẩn bị nền tảng cần thiết để học các học phần chuyên ngành ở khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để làm quen với môi trường kinh doanh chuyên nghiệp.

2.5.2. Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng

Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng ở học phần 2B2 có mục tiêu giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành trong các chủ điểm về các loại hình kế toán, những thông tin cơ bản và cách đọc báo cáo tài chính, chức năng của ngân hang trung ương và chính sách tiền tệ, 4 phương thức thanh toán quốc tế trong tài trợ thương mại ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời, học phần này nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng.

2.5.3. Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán

Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán ở học phần 2B2 có mục tiêu giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành kế toán về các chủ điểm về chỉ số tài chính, tài sản và nợ, kế toán thuế hệ thống thuế, tính toán chi phí nộp thuế, lập kế hoạch thuế và khấu hao ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời, học phần này nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành kế toán- tài chính.

2.5.4. Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành

Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành ở học phần 2B2 có mục tiêu giúp nâng cao kỹ năng ngôn ngữ về các chủ điểm du lịch đường biển, đường sắt và đường bộ, nghiệp vụ đặt vé/phòng và trau dồi thêm về bảo hiểm du lịch cùng với việc trang bị cho người học các khái niệm cơ bản và kiến thức trong ngành du lịch cũng như nâng cao sự tự tin của người học trong những tình huống và vấn đề chính mà họ sẽ gặp trong suốt quá trình làm việc sau này.

Page 51: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

47

2.5.5. Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin

Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin ở học phần 2B2 có mục tiêu giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành Công nghệ Thông Tin trong chủ điểm về phần mềm ứng dụng, truyền thông đa phương tiện, mạng internet ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời, học phần này nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành công nghệ thông tin.

2.5.6. Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học

Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học ở học phần 2B2 có mục tiêu giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành quốc tế học về chủ điểm Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Liên hiệp quốc, Ngân hàng thế giới ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời, học phần này nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành quốc tế học.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 2B2, người học đạt trình độ tiếng Anh bậc 4 cấp độ 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể

3.1. Về kiến thức

KT 1: Người học có kiến thức cơ bản về vai trò của kỹ năng nghe hiểu và ghi chép bài giảng cũng như các bước trong một quy trình ghi chép hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua các chủ đề luyện tập ghi chép, người học có thêm hiểu biết và vốn từ vựng về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và văn hóa, tạo nền tảng kiến thức cho việc học chuyên ngành sau này.

KT 2: Người học nắm được cách thức phản biện, phân tích điểm yếu trong lập luận và các bước tiến hành một phiên tranh biện, nắm được kiến thức cơ bản về các chủ đề thi sắc đẹp, mẹ nghỉ việc chăm con, quảng cáo hướng đến trẻ em.

KT 3: Người học nắm được qui tắc đánh dấu trọng âm của các từ có nhiều âm tiết, hoặc biết cách dựa vào tiền tố để dự đoán trọng âm của từ.

KT 4: Người học phân biệt được sự khác nhau giữa từ nội dung và từ có chức năng ngữ pháp trong câu để nhấn trọng âm câu khi nói.

KT 5: Người học nắm được cách viết đoạn miêu tả biểu đồ, quá trình và viết luận với từ ngữ phù hợp, ngữ pháp chính xác và kết cấu bài phù hợp.

KT 6: Người học nắm được kiến thức cơ bản và các thuật ngữ thuộc các chuyên ngành liên quan.

5.2. Về kỹ năng

KN 1: Người học có thể nghe hiểu các bài nói trực tiếp hoặc ghi lại về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc trong cuộc sống cá nhân, xã hội, học tập hay nghề nghiệp khi được diễn đạt rõ ràng và bằng giọng chuẩn.

Page 52: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

48

KN 2: Người học có thể hiểu ý chính của các bài nói phức tạp cả về nội dung và ngôn ngữ, được truyền đạt bằng ngôn ngữ chuẩn mực về các vấn đề cụ thể hay trừu tượng (bao gồm cả những cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật) trong lĩnh vực chuyên học phần của mình.

KN 3: Người học có thể theo dõi được bài nói dài cũng như các lập luận phức tạp về các chủ đề quen thuộc khi bài nói có cấu trúc rõ ràng.

KN 4: Người học có thể vận dụng các kỹ năng nghe và ghi chép bài giảng. Ngoài ra, người học phát triển kỹ năng thảo luận theo nhóm về các chủ đề của bài giảng và tóm tắt được ý chính nội dung của bài giảng.

KN 5: Người học nắm được các kỹ thuật phản biện cơ bản, phân tích được điểm yếu trong lập luận của đối phương, tổ chức ý trong bài phản biện và thực hiện được toàn bộ các bước của một buổi tranh biện.

KN 6: Người học có thể trình bày một cách rõ ràng những bài thuyết trình đã được chuẩn bị, trả lời các câu hỏi sau khi trình bày một cách lưu loát, tự nhiên, phản xạ nhanh và tạo lập, giải thích được quan điểm riêng và phản biện các quan điểm khác

KN 7: Người học có thể tranh luận một cách rõ ràng, củng cố quan điểm của mình bằng những lập luận và các ví dụ minh họa thích hợp.

KN 8: Người học có thể nâng cao kĩ năng nghe bằng cách tập trung nghe các từ được nhấn trọng âm và bỏ qua các từ có chức năng ngữ pháp.

KN 9: Người học có thể nói độc thoại và tương tác và phản xạ tốt khi nói. KN 10: Người học có thể đọc lướt nhanh các văn bản dài và phức tạp để định vị được

các thông tin hữu ích, định nội dung và mức độ hữu ích của các bài báo và các bản báo cáo liên quan đến nhiều loại chủ đề chuyên học phần để quyết định xem có nên đọc kỹ hơn hay không.

KN 11: Người học có thể viết một bài luận hoặc một báo cáo phát triển một lập luận nào đó, nêu lý do tán thành hay phản đối một quan điểm nào đó và giải thích những ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp khác nhau.

KN 10: Có thể phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để sử dụng các tài liệu chuyên ngành liên quan.

5.3. Về thái độ

TĐ 1: Có thái độ học tập tốt, chủ động tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở những giờ học trên lớp.

TĐ 2: Có ý thức tự học, tự thực hành các kỹ năng tiếng ngoài giờ học trên lớp. TĐ 3: Có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ.

THỰC HÀNH TIẾNG 3B2

1. Mô tả nội dung học phần

Page 53: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

49

Học phần thực hành tiếng 3B2 nối tiếp học phần thực hành tiếng 2B2, bao gồm các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và tiếng Anh chuyên ngành trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Nội dung của các kỹ năng này như sau

1.1. Kỹ năng nghe

1.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép Kỹ năng nghe và ghi chép ở học phần 3B2 trang bị cho người học những kiến thức mang tính học thuật về khoa học tự nhiên và xã hội cũng như kỹ năng nghe hiểu và ghi chép thông qua các chủ điểm (khoa học, môi trường và văn hóa), học phần học giúp người học xây dựng được vốn từ vựng phong phú và ứng dụng vào việc học chuyên ngành và công việc trong tương lai.

1.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế ở học phần 3B2 có nội dung thực hành nghe về đạo đức trong khoa học, nghe về Wikipedia, và nghe về hoạt động tình

1.2. Kỹ năng nói

1.2.1. Phát âm: cung cấp cho người học kiến thức và tập trung luyện tập về ngữ điệu câu trong giao tiếp hay trình bày nhằm hướng tới việc truyền tải thông tin một cách chính xác. Từ đó, người học sẽ được thực hành thông qua các chủ đề mang tính học thuật hay chuyên ngành.

1.2.2. Kỹ năng tranh biện: Kỹ năng này ở học phần 3B2 giúp người học rèn luyện tư duy và kỹ năng phản biện để bảo vệ được luận điểm của mình và phản biện được các quan điểm đối lập một cách khoa học.

1.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế ở học phần 3B2 giúp người học thực hành nói về các tình huống khó xử và công nghệ tương lai.

1.3. Kỹ năng đọc

1.3.1. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế ở học phần 3B2 tập trung giúp người học thực hành đọc về khoa học, công nghệ thông tin và giao tiếp.

1.4. Kỹ năng viết

1.4.1. Viết nghiên cứu: Kỹ năng này giúp người học thực hành các phương pháp thu thập dữ liệu dùng bảng khảo sát, dùng câu hỏi phỏng vấn. người học cũng được hướng dẫn viết phần phương pháp cho bài nghiên cứu.

1.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Kỹ năng này tập trung hướng dẫn người học thực hành viết miêu tả bản đồ, viết bài luận về chủ đề công việc–Phần 2, viết bài luận về chủ đề công nghệ-Phần 1.

1.5. Tiếng Anh chuyên ngành

1.5.1. Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

Page 54: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

50

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh ở học phần 3B2 trang bị cho người học kiến thức cơ bản và các thuật ngữ sử dụng trong các chủ đề về văn hóa kinh doanh và tuyển dụng, giúp người học làm quen với các thuật ngữ, cũng như những cấu trúc thường sử dụng trong môi trường chuyên ngành.

1.5.2. Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng

Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng ở học phần 3B2 giới thiệu cho người học về tỷ giá hối đoái, kinh doanh ngoại hối, cổ phiếu và thị trường chứng khoán.

1.5.3. Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán

Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán ở học phần 3B2 giới thiệu về kiểm toán, mối quan hệ giữa khách hàng và kiểm toán viên, báo cáo kiểm toán, kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài.

1.5.4. Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành

Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành ở học phần 3B2 giới thiệu cho người học các thuật ngữ, khái niệm và kiến thức cơ bản về điểm đến du lịch nổi tiếng, nghiệp vụ dẫn tour và các vấn đề thường gặp trong bối cảnh hoạt động du lịch và cách giải quyết.

1.5.5. Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin

Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin ở học phần 3B2 giới thiệu về hệ thống truyền thông, bảo mật dữ liệu.

1.5.6. Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học

Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học ở học phần 3B2 giới thiệu một số kiến thức nền cơ bản, vốn từ vựng, và các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành như thuyết trình, viết báo cáo, đọc tài liệu, nghe và phân tích báo cáo, phim tài liệu, phỏng vấn liên quan đến các vấn đề quan hệ quốc tế. Học phần học giới thiệu tới người học các kiến thức về mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, mục tiêu phát triển bền vững, các vấn đề phát triển quốc tế, giải quyết nạn đói nghèo, bình đẳng giới.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kỹ năng nghe

2.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép: Người học có khả năng hoàn thiện các kỹ thuật nghe như nghe và nắm bắt các đoạn chuyển ý; nghe và nắm bắt các định nghĩa; nghe và nắm bắt các vị dụ trong bài giảng; nghe và nắm bắt lời giải thích. Người học cũng có khả năng hoàn thiện kỹ thuật ghi chép như sử dụng hình ảnh và biểu đồ để ghi chép; dùng ký hiệu và chữ viết tắt để chuyển tải ngôn ngữ và nội dung trong bản ghi chép.

2.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học nắm được các kỹ năng nghe nghe và trả lời ngắn, nghe và hoàn thành câu, nghe và trả lời

Page 55: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

51

câu hỏi nhiều lựa chọn, nghe và điền vào bản đồ, nghe và hoàn thành sơ đồ, ghi chép. Đồng thời người học cũng hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được nghe.

2.2. Kỹ năng nói

2.2.1. Phát âm: Người học có thể phân biệt sự khác nhau giữa các loại từ trong câu, đồng thời biết cách nhấn trọng âm vào các từ cần thiết diễn đạt một ý trong câu, hay cụm câu. Đồng thời người học cũng sẽ biết và áp dụng thành công việc lên giọng, xuống giọng trong câu hỏi hay câu tường thuật.

2.2.2. Kỹ năng tranh biện: Người học ôn tập và củng cố các kỹ năng tranh biện đã học của học phần 5B và 6B. Người học cũng được hướng dẫn đề hình thành và giải thích quan điểm của riêng mình bằng lập luận chặt chẽ, phản biện lại các quan điểm đối lập và tiến hành một buổi tranh biện trọn vẹn

2.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học nắm được các kỹ năng nói Nói về ưu điểm và nhược điểm–thảo luận Phần 3, dự đoán những việc sẽ xảy ra trong tương lai–thảo luận phần 3. Đồng thời người học cũng hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được nói.

2.3. Kỹ năng đọc

2.3.1. Người học nắm được các kỹ năng đọc đọc và điền biểu đồ, đọc và trả lời câu hỏi nhiều đáp án, đọc và xác định ý trong bài Đúng/Sai/Không nhắc đến, đọc và hoàn thành bảng biểu, đọc và trả lời câu hỏi đa lựa chọn. Đồng thời người học cũng hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được đọc.

2.4. Kỹ năng viết

2.4.1. Viết nghiên cứu: Người học có thể tiến hành các phương pháp thu thập dữ liệu dùng bảng khảo sát, dùng câu hỏi phỏng vấn và viết phần phương pháp cho bài nghiên cứu. Người học cũng có thể phân tích các dữ liệu đã thu thập được và thiết kế các bảng biểu để miêu tả những thông số quan trọng phục vụ cho việc bàn bạc về chủ điểm

2.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học nắm được các kỹ năng viết miêu tả bản đồ sự thay đổi, so sánh, viết bài luận về chủ đề cho sẵn. Đồng thời người học cũng hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được viết.

2.5. Tiếng Anh chuyên ngành

2.5.1. Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh ở học phần 3B2 trang bị cho người học kiến thức cơ bản, các thuật ngữ sử dụng trong các chủ đề về văn hóa kinh doanh và tuyển dụng. Kỹ năng này giúp người học làm quen với các thuật ngữ, cũng như những cấu trúc thường sử dụng trong môi trường chuyên ngành.

2.5.2. Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng

Page 56: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

52

Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng ở học phần 3B2 có mục tiêu giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành về tỷ giá hối đoái, kinh doanh ngoại hối, cổ phiếu và thị trường chứng khoán ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời, học phần học nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng.

2.5.3. Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán

Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán ở học phần 3B2 có mục tiêu giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành kế toán kiểm toán, mối quan hệ giữa khách hàng và kiểm toán viên, báo cáo kiểm toán, kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời, học phần học nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành kế toán- tài chính.

2.5.4. Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành

Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành ở học phần 3B2 có mục đích giúp người học nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, khái niệm cơ bản và kiến thức cho các chủ điểm điểm đến du lịch nổi tiếng, nghiệp vụ dẫn tour và các vấn đề thường gặp trong bối cảnh hoạt động du lịch và cách giải quyết. Kỹ năng này cũng trang bị cho người học nâng cao sự tự tin trong những tình huống và vấn đề mà chính họ sẽ gặp trong suốt quá trình làm việc sau này.

2.5.5. Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin

Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin ở học phần 3B2 giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành Công nghệ Thông Tin cho các chủ điểm hệ thống truyền thông và bảo mật dữ liệu ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời, học phần học nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành công nghệ thông tin.

2.5.6. Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học

Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học ở học phần 3B2 giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành quốc tế học về các chủ điểm mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, mục tiêu phát triển bền vững, các vấn đề phát triển quốc tế giải quyết nạn đói nghèo, bình đẳng giới ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời, học phần học nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành quốc tế học.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần 3B2, người học đạt trình độ bậc 4 cấp độ 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể

3.1. Về kiến thức

Page 57: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

53

KT 1: Nắm được kiến thức cơ bản về vai trò của kỹ năng nghe hiểu và ghi chép bài giảng cũng như các bước trong một quy trình ghi chép hiệu quả.

KT 2: Thông qua các chủ đề luyện tập ghi chép, người học có thêm hiểu biết và vốn từ vựng về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và văn hóa, tạo nền tảng kiến thức cho việc học chuyên ngành sau này.

KT 3: Nắm được qui tắc nhấn trọng âm trong câu, phân biệt được sự khác nhau giữa từ nội dung và từ có chức năng ngữ pháp trong câu để nhấn trọng âm câu khi nói, biết cách lên giọng/xuống giọng khi trình bày một ý cần nói.

KT 4: Nắm được cách thức phản biện, phân tích điểm yếu trong lập luận và các bước tiến hành một phiên tranh biện; nắm được kiến thức cơ bản về các chủ đề phân biệt tuổi tác nơi công sở, chảy máu chất xám, du hành vũ trụ, trẻ em biểu diễn chuyên nghiệp.

KT 5: Có kiến thức về các phương pháp thu thập dữ liệu, nắm được cách thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và câu hỏi phỏng vấn.

KT 6: Nắm được kiến thức cơ bản và các thuật ngữ thuộc các chuyên ngành liên quan.

5.2. Về kỹ năng

KN 1: Có thể vận dụng các kỹ năng nghe và ghi chép bài giảng. Ngoài ra, người học phát triển kỹ năng thảo luận theo nhóm về các chủ đề của bài giảng và tóm tắt được ý chính nội dung của bài giảng.

KN 2: Có thể nghe hiểu các bài nói trực tiếp hoặc ghi lại về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc trong cuộc sống cá nhân, xã hội, học tập hay nghề nghiệp khi được diễn đạt rõ ràng và bằng giọng chuẩn.

KN 3: Có thể hiểu ý chính của các bài nói phức tạp cả về nội dung và ngôn ngữ, được truyền đạt bằng ngôn ngữ chuẩn mực về các vấn đề cụ thể hay trừu tượng (bao gồm cả những cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật) trong lĩnh vực chuyên học phần của mình.

KN 4: Có thể theo dõi được bài nói dài cũng như các lập luận phức tạp về các chủ đề quen thuộc khi bài nói có cấu trúc rõ ràng.

KN 5: Có thể vận dụng các kỹ năng nghe và ghi chép bài giảng. Ngoài ra, người học phát triển kỹ năng thảo luận theo nhóm về các chủ đề của bài giảng và tóm tắt được ý chính nội dung của bài giảng.

KN 7: Có thể phản biện, phân tích được điểm yếu trong lập luận của đối phương, tổ chức ý trong bài phản biện và thực hiện được các bước của một buổi tranh biện, cải thiện được kỹ năng nói trôi chảy, phát âm đúng và có tính hùng biện.

KN 8: Có thể tranh luận một cách rõ ràng, củng cố quan điểm của mình bằng những lập luận và các ví dụ minh họa thích hợp.

Page 58: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

54

KN 9: Có thể thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và câu hỏi phỏng vấn; viết báo cáo, phát triển các lập luận một cách hệ thống, nêu bật được những ý chính và có những minh họa phù hợp.

KN 10: Có thể phát triển đều các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sử dụng ngữ liệu trong các tài liệu chuyên ngành liên quan.

5.3. Về thái độ

TĐ 1: Có thái độ học tập tốt, chủ động tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở những giờ học trên lớp.

TĐ 2: Có ý thức tự học, tự thực hành các kỹ năng ngoài giờ học trên lớp. TĐ 3: Có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ.

THỰC HÀNH TIẾNG 4B2

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần thực hành tiếng 482 nối tiếp học phần thực hành tiếng 3B2, bao gồm các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết và tiếng Anh chuyên ngành theo bậc 4 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Nội dung của các kỹ năng này như sau

1.1. Kỹ năng nghe

1.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép: Kỹ năng này củng cố lại cho người học những kiến thức và kỹ năng nghe và ghi chép đã học ở các học phần tiên quyết.

1.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Kỹ năng này có nội dung thực hành nghe về các khu bảo tồn quốc gia. Người học cũng được ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng nghe đã học ở các học phần tiên quyết.

1.2. Kỹ năng nói

1.2.1. Phát âm: cung cấp cho người học kiến thức và tập trung luyện tập về ngữ điệu câu trong giao tiếp hay trình bày nhằm hướng tới việc truyền tải thông tin một cách chính xác. Từ đó, người học sẽ được thực hành thông qua các chủ đề mang tính học thuật hay chuyên ngành. Người học cũng được ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng phát âm đã học ở các học phần tiên quyết.

1.2.2. Kỹ năng tranh biện Kỹ năng tranh biện ở học phần 8B là thời gian người học ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng phát âm đã học ở các học phần tiên quyết.

1.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế Kỹ năng nói ở học phần 8B giúp người học thực hành nói về thế giới tự nhiên. Người học cũng được ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế đã học ở các học phần tiên quyết.

1.3. Kỹ năng đọc

Page 59: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

55

1.3.1. Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Kỹ năng này giúp người học thực hành đọc về thế giới tự nhiên. Người học cũng được ôn tập củng cố lại kiến thức và Kỹ năng đọc theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế đã học ở các học phần tiên quyết.

1.4. Kỹ năng viết

1.4.1. Kỹ năng viết nghiên cứu: Kỹ năng này giúp người học thực hành viết bàn bạc về kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận cũng như giải pháp phù hợp. Người học hoàn thành bào viết nghiên cứu.

1.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Kỹ năng này giúp người học ôn tập và thực hành viết miêu tả các loại biểu đồ hỗn hợp và viết luận các dạng khác nhau, có chủ đề phong phú.

1.5. Tiếng Anh chuyên ngành

1.5.1. Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh ở học phần 4B2 giới thiệu về chất lượng kinh doanh, giúp người học làm quen với các thuật ngữ, cũng như những cấu trúc thường sử dụng trong môi trường chuyên ngành. Người học cũng được ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng đã học ở các học phần tiên quyết.

1.5.2. Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng

Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng ở học phần 4B2 giới thiệu về các công cụ phái sinh tài chính. Người học cũng được ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng đã học ở các học phần tiên quyết.

1.5.3. Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán

Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán ở học phần 4B2 giới thiệu về kế toán chi phí. Người học cũng được ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng đã học ở các học phần tiên quyết.

1.5.4. Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành

Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành giới thiệu cho người học các thuật ngữ, khái niệm và kiến thức cơ bản về điểm đến du lịch và du lịch bền vững tại các quốc gia trên thế giới. Người học cũng được ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng đã học ở các học phần tiên quyết.

1.5.5. Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin

Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin ở học phần 4B2 giới thiệu về phát triển mới trong ngành công nghệ thông tin. Người học cũng được ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng đã học ở các học phần tiên quyết.

1.5.6. Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học

Page 60: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

56

Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học ở học phần 4B2 giới thiệu các kiến thức về môi trường và phát triển–biến đổi khí hậu. Người học cũng được ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng đã học ở các học phần tiên quyết.

2. Mục tiêu của học phần

2.1. Kỹ năng nghe

2.1.1. Kỹ năng nghe và ghi chép: Người học có khả năng hoàn thiện các kỹ thuật nghe và nhận biết từ quan trọng thông qua phát âm, nhận diện chủ đề và ý chính của bài giảng; nghe và nắm bắt các đoạn chuyển ý; nghe và nắm bắt các định nghĩa; nghe và nắm bắt các ví dụ; nghe và nắm bắt lời giải thích. Người học cũng có khả năng hoàn thiện kỹ thuật ghi chép như sử dụng dàn bài để ghi chép; sử dụng hình ảnh và biểu đồ để ghi chép; dùng ký hiệu và chữ viết tắt để chuyển tải ngôn ngữ và nội dung trong bản ghi chép.

2.1.2. Kỹ năng nghe theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học nắm được các kỹ năng nghe hoàn thành câu đơn và ghi chép, nghe và ghép các phần, nghe và phân loại. Người học cũng hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được nghe.

2.2. Kỹ năng nói

2.2.1. Phát âm: Người học có thể phân biệt sự khác nhau giữa các loại từ trong câu, đồng thời biết cách nhấn trọng âm vào các từ cần thiết diễn đạt một ý trong câu, hay cụm câu. Người học cũng sẽ biết và áp dụng thành công việc lên giọng, xuống giọng trong các loại câu khác nhau trong giao tiếp hoặc thuyết trình.

2.2.2. Kỹ năng tranh biện: Làm bài kiểm tra hết học phần học phần tiếng 3.

2.2.3. Kỹ năng nói theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học nắm được các kỹ năng nói độc thoại thể hiện quan điểm và thảo luận. Người học cũng hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được nói.

2.3. Kỹ năng đọc

Người học nắm được các kỹ năng đọc và định vị thông tin, đọc và xác định thông tin Có/Không/Không được nhắc đến, đọc và ghép tiêu đề các đoạn, đọc và hoàn thành câu, đọc và trả lời ngắn. Đồng thời kỹ năng này cũng giúp người học hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được đọc.

2.4. Kỹ năng viết

2.4.1. Viết nghiên cứu: Người học có thể phân tích và bàn bạc về kết quả thu được từ khảo sát, đưa ra kết luận và giải pháp phù hợp cho vấn đề được nghiên cứu.

2.4.2. Kỹ năng viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế: Người học phát triển kỹ năng viết miêu tả biểu đồ và viết luận trong giới hạn từ. Đồng thời giúp người học cũng hiểu biết sâu sắc hơn về các chủ đề được viết.

2.5. Tiếng Anh chuyên ngành

Page 61: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

57

2.5.1. Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh

Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh ở học phần 4B2 học có mục tiêu giúp người học, làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành tự tin và trôi chảy, chuẩn bị nền tảng cần thiết để học các học phần chuyên ngành ở khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để làm quen với môi trường kinh doanh chuyên nghiệp. Ngoài ra, học phần học giúp người học củng cố lại kiến thức đã học ở các học phần tiên quyết.

2.5.2. Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng

Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng ở học phần 4B2 có mục tiêu giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời, học phần nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành Tài chính–Ngân hàng. Ngoài ra, học phần học giúp người học củng cố lại kiến thức đã học ở các học phần tiên quyết.

2.5.3. Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán

Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán ở học phần 4B2 có mục tiêu giúp người học nắm được các thuật ngữ chuyên ngành kế toán ở trình độ trung cấp, hiểu và sử dụng được các thuật ngữ này trong các hình thức giao tiếp khác nhau. Đồng thời, học phần học nhằm giúp cho người học cải thiện được kiến thức chuyên ngành kế toán- tài chính. Ngoài ra, học phần học giúp người học củng cố lại kiến thức đã học ở các học phần tiên quyết.

2.5.4. Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành

Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và lữ hành ở học phần 4B2 có mục tiêu giúp người học nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của người học trong bối cảnh du lịch, trang bị cho người học các khái niệm cơ bản và kiến thức trong ngành du lịch và nâng cao sự tự tin của người học trong những tình huống và vấn đề chính mà họ sẽ gặp trong suốt quá trình làm việc. Ngoài ra, học phần giúp người học củng cố lại kiến thức đã học ở các học phần tiên quyết.

2.5.5. Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin

Tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ Thông tin ở học phần 4B2 có mục tiêu ung cấp vốn từ vựng, nội dung đọc, nghe, nói, viết về những tiến bộ mới trong ngành công nghệ thông tin. Ngoài ra, học phần học giúp người học củng cố lại kiến thức đã học ở các học phần tiên quyết.

2.5.6. Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học

Tiếng Anh chuyên ngành Quốc tế học ở học phần 4B2 có mục tiêu giúp người học thực hành việc thuyết trình, tranh luận và tìm hiểu các thông tin về các vấn đề môi trường và phát triển, và biến đổi khí hậu. Ngoài ra, học phần giúp người học củng cố lại kiến thức đã học ở các học phần tiên quyết.

Page 62: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

58

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần thực hành tiếng 4B2, người học đạt trình độ bậc 4 cấp độ 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể

3.1. Về kiến thức

KT 1: Người học có kiến thức cơ bản về vai trò của kỹ năng nghe hiểu và ghi chép bài giảng cũng như các bước trong một quy trình ghi chép hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua các chủ đề luyện tập ghi chép, người học có thêm hiểu biết và vốn từ vựng về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và văn hóa, tạo nền tảng kiến thức cho việc học chuyên ngành sau này.

KT 2: Người học nắm được qui tắc nhấn trọng âm trong câu và phân biệt được sự khác nhau giữa từ nội dung và từ có chức năng ngữ pháp trong câu để nhấn trọng âm câu khi nói. Người học cũng biết cách lên giọng/xuống giọng khi trình bày một ý cần nói.

KT 3: Người học có thể nắm được kỹ năng đọc hiểu các nội dung trong bài đọc mưu cầu hạnh phúc, khủng hoảng dân số, sức khỏe.

KT 4: Người học nắm được cách bàn bạc về vấn đề nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phù hợp. Người học cũng nắm được cách miêu tả sơ đồ và viết các bài luận về chủ điểm đã học.

KT 5: Người học nắm được các thuật ngữ cơ bản và khái niệm được sử dụng trong các chuyên ngành liên quan.

3.2. Về kỹ năng

KN 1: Người học có thể nắm vững và vận dụng các kỹ năng nghe và ghi chép bài giảng. Ngoài ra, người học phát triển kỹ năng thảo luận theo nhóm về các chủ đề của bài giảng và tóm tắt được ý chính nội dung của bài giảng.

KN 2: Người học có thể nghe và chỉnh sửa phát âm của bản thân hoặc của người khác trong quá trình học. Người học cũng nhận biết được đúng từ nghe được dựa vào trọng âm của từ, có thể nâng cao kĩ năng nghe bằng cách tập trung nghe các từ được nhấn trọng âm và bỏ qua các từ có chức năng ngữ pháp và hiểu đúng ý cần truyền tải bằng việc sử dụng hoặc lắng nghe biểu đạt lời nói bằng cách lên giọng hay xuống giọng.

KN 3: Người học có thể đọc hiểu ý chính, đọc để trả lời ngắn, đọc để hoàn thành câu và đoạn tóm tắt, đọc và tóm tắt từng đoạn, đọc và ghép tiêu đề các đoạn, đọc và xác định ý trong bài Đúng/Sai/Không nhắc đến

KN 4: Người học có thể hoàn thành một bài nghiên cứu có dữ liệu thu thập từ bảng khảo sát và phỏng vấn. Người học cũng hoàn thành theo tiêu chí đưa ra 2 bài viết trong bài thi viết theo định hướng bài thi tiếng Anh quốc tế.

KN 5: Người học có thể vận dụng được vốn kiến thức và thuật ngữ chuyên ngành trong thảo luận và trao đổi học thuật, tham gia làm việc nhóm để viết hoặc trình bày về các vấn đề trong lĩnh vực chuyên ngành liên quan.

Page 63: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

59

3.3. Về thái độ TĐ 1: Có thái độ học tập tốt, chủ động tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài ở

những giờ học trên lớp. TĐ 2: Có ý thức tự học, tự thực hành các kỹ năng ngoài giờ học trên lớp. TĐ 3: Có mong muốn trau dồi, nâng cao trình độ.

CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH

Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành học phần này người học có thể:

Về kiến thức:

- Hiểu được nguồn gốc và quá trình phát triển Điền kinh trên thế giới và Việt Nam.

- Vận dụng cách tiến hành một buổi tập thể dục thể thao.

- Hiểu được mục đích ý nghĩa và ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe con người.

- Vận dụng được những nguyên tắc, nguyên lý và phương pháp trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao. Nguyên nhân và cách xử lý chấn thương trong quá trình học tập và thi đấu thể dục thể thao.

- Hiểu, vận dụng được một số Luật điền kinh: sân chạy, đường chạy, những lỗi trong xuất phát, trong quá trình chạy, về đích và phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài về học phần.

Về kỹ năng:

- Thực hiện được kỹ thuật chạy cự ly trung bình, các bài tập bổ trợ, bài tập thể lực… Quan sát xử lý tình huống, phòng tránh, xử lý chấn thương trong tập luyện, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

- Biết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, khả năng điều hành tập thể.

Về thái độ:

- Ý thức được tầm quan trọng của học phần.

- Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử.

- Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu.

- Tham gia tích cực các hoạt động thể thao trong và ngoài trường.

- Tích cực chia sẻ thông tin với bạn bè và giảng viên.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể.

- Cầu tiến trong học tập.

Page 64: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

60

- Có tinh thần làm việc nhóm tích cực.

- Tôn trọng bạn học, giảng viên và cán bộ của Trường.

CHẠY 100M

Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành học phần này người học có thể:

Về kiến thức:

- Hiểu được nguồn gốc và quá trình phát triển Điền kinh trên thế giới và Việt Nam.

- Vận dụng cách tiến hành một buổi tập thể dục thể thao.

- Hiểu được mục đích ý nghĩa và ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe con người.

- Vận dụng được những nguyên tắc, nguyên lý và phương pháp; hiểu được nguyên nhân và cách xử lý chấn thương trong quá trình học tập và thi đấu thể dục thể thao.

- Hiểu, vận dụng được một số luật điền kinh về: sân chạy, đường chạy, những lỗi trong xuất phát, trong quá trình chạy, về đích và phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài về điền kinh.

Kỹ năng:

- Thực hiện được những kỹ thuật cơ bản: Xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng, về đích.

- Biết vận dụng các bài tập thể lực phát triển sức nhanh, sức mạnh vào luyện tập hàng ngày.

Về thái độ:

- Ý thức được tầm quan trọng của học phần.

- Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử.

- Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu.

- Tham gia tích cực các hoạt động thể thao trong và ngoài trường.

- Tích cực chia sẻ thông tin với bạn bè và giảng viên.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể.

- Cầu tiến trong học tập.

- Có tinh thần làm việc nhóm tích cực.

Page 65: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

61

- Tôn trọng bạn học, giảng viên.

NHẢY XA

Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành môn học, người học có thể:

Kiến thức: Hiểu được mục đích, ý nghĩa và những ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe con người. Hiểu những nguyên tắc, nguyên lý và phương pháp, nguyên nhân cách đề phòng và cách xử lý các tình huống trong quá trình tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.

Kỹ năng: Thực hiện thành thục kỹ năng nhảy xa, phát triển các tố chất vận động: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo... hoàn thành môn học và tham gia thi đấu trong và ngoài nhà trường.

Về thái độ:

- Nhận thức vị trí, vai trò của học phần.

- Hứng thú, tự giác trong học tập, tập luyện và thi đấu.

- Tham gia tích cực các hoạt động thể thao trong và ngoài trường.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, trung thực trong thi cử.

- Cầu tiến trong học tập, có tinh thần làm việc nhóm tích cực, chia sẻ thông tin, tôn trọng với bạn học, giảng viên và cán bộ của Trường.

THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU 1

Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành học phần, người học có thể:

Về kiến thức:

- Hiểu được quá trình hình thành và phát triển Thể dục nhịp điệu.

- Vận dụng cách thức tiến hành một buổi tập.

- Hiểu được mục đích, ý nghĩa của tập luyện đối với sức khỏe con người, cách xử lý chấn thương và các vấn đề xảy ra trong quá trình tập luyện.

Về kỹ năng:

- Thực hiện được những kỹ thuật cơ bản, 19 động tác thể dục.

- Thực hiện các bài tập thể lực đúng cách; có thể tự tập hoặc tổ chức nhóm để tập luyện ở mức độ đơn giản.

Page 66: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

62

- Biết cách xử lý chấn thương và các vấn đề xảy ra trong quá trình tập luyện.

- Biết cách tra cứu, đọc các tài liệu liên quan đến học phần, sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để học tập kỹ, chiến thuật.

- Biết giúp đỡ bạn học tập luyện, khả năng điều hành tập thể.

Về thái độ:

- Ý thức được tầm quan trọng của học phần. - Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử. - Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự tập luyện thêm ngoài giờ. - Tham gia tích cực vào các hoạt động trên lớp. - Tích cực chia sẻ thông tin với bạn bè và giảng viên. - Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể. - Có tinh thần làm việc nhóm tích cực. - Cầu tiến trong học tập. - Tôn trọng giảng viên, cán bộ, bạn học của Trường. - Có thái độ đúng mực khi giao tiếp với người nước ngoài ở trong và ngoài trường.

THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU 2

Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành học phần này người học có thể:

Về kiến thức: - Biết cách tiến hành một buổi tập thể dục thể thao. - Hiểu được mục đích ý nghĩa và ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với

sức khỏe con người. - Nắm được những nguyên tắc, nguyên lý và phương pháp; hiểu được nguyên nhân

và cách xử lý chấn thương trong quá trình học tập và thi đấu thể dục thể thao.

Kỹ năng - Thực hiện được bài Thể dục nhịp điệu trên nền nhạc nhạc. - Vận dụng được các bài tập thể lực phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo

léo... vào luyện tập hàng ngày.

Về thái độ: - Ý thức được tầm quan trọng của học phần.

- Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử. - Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu.

- Tham gia tích cực các hoạt động thể thao trong và ngoài trường. - Tích cực chia sẻ thông tin với bạn bè và giảng viên.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể.

Page 67: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

63

- Cầu tiến trong học tập.

- Có tinh thần làm việc nhóm tích cực. - Tôn trọng bạn học, giảng viên và cán bộ của Trường.

BÓNG CHUYỀN 1

Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành học phần, người học có thể:

Về kiến thức:

- Hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển Bóng chuyền, một số điều luật về Bóng chuyền như: sân bãi, dụng cụ, lưới, số lượng vận động viên tham gia thi đấu, số lượng vận động viên trên sân; lỗi chuyền bóng, đệm bóng, phát bóng.

- Vận dụng được những kiến thức cần thiết về cách thức tiến hành một buổi tập.

- Hiểu được mục đích, ý nghĩa và lợi ích của tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe con người.

Về kỹ năng:

- Thực hiện được những kỹ thuật cơ bản: kỹ thuật chuyền bóng, đệm bóng, phát bóng thấp tay và cao tay.

- Tập các bài tập thể lực đúng cách; có thể tự tập hoặc tổ chức nhóm để tập luyện ở mức độ đơn giản.

- Biết cách xử lý chấn thương và các vấn đề xảy ra trong quá trình tập luyện.

- Biết cách tra cứu, đọc các tài liệu liên quan đến học phần, sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để học tập kỹ, chiến thuật..

- Biết giúp đỡ bạn học tập luyện, khả năng điều hành tập thể

Về thái độ:

- Ý thức được tầm quan trọng của học phần.

- Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử.

- Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự tập luyện thêm ngoài giờ.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động trên lớp.

- Tích cực chia sẻ thông tin với bạn bè và giảng viên.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể.

- Có tinh thần làm việc nhóm tích cực.

Page 68: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

64

- Cầu tiến trong học tập.

- Tôn trọng giảng viên, cán bộ, bạn học của Trường.

- Có thái độ đúng mực khi giao tiếp với người nước ngoài ở trong và ngoài trường.

BÓNG CHUYỀN 2

Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành học phần, người học có thể:

Về kiến thức:

- Hiểu được được những kiến thức cần thiết về cách thức tiến hành một buổi tập.

- Hiểu được được ý nghĩa của tập luyện đối với sức khỏe con người.

- Nắm được một số điều luật về bóng chuyền, cách thức tổ chức thi đấu:sân bãi, dụng cụ, lưới, số lượng vận động viên tham gia thi đấu, số lượng vận động viên trên sân; lỗi chuyền bóng, đệm bóng, phát bóng, đập bóng

Về kỹ năng:

- Thực hiện tốt những kỹ thuật cơ bản: chuyền bóng, đệm bóng, phát bóng thấp tay và cao tay; nắm được kỹ thuật đập bóng số 4, các bài tập phối hợp.

- Tập các bài tập thể lực đúng cách; có thể tự tập hoặc tổ chức nhóm tập luyện ở mức độ đơn giản.

- Biết cách xử lý chấn thương và các vấn đề xảy ra trong quá trình tập luyện.

- Biết cách tra cứu, đọc các tài liệu liên quan đến học phần, sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để học tập kỹ, chiến thuật..

- Biết giúp đỡ bạn học tập luyện, khả năng điều hành tập thể

Về thái độ:

- Ý thức được tầm quan trọng của học phần.

- Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử.

- Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự tập luyện thêm ngoài giờ.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động trên lớp.

- Tích cực chia sẻ thông tin với bạn bè và giảng viên.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể.

- Có tinh thần làm việc nhóm tích cực.

Page 69: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

65

- Cầu tiến trong học tập.

- Tôn trọng giảng viên, cán bộ, bạn học của Trường.

- Có thái độ đúng mực khi giao tiếp với người nước ngoài ở trong và ngoài trường.

BÓNG BÀN 1

Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành học phần, người học có thể:

Về kiến thức:

- Biết được lịch sử và sự phát triển của bóng bàn thế giới và Việt Nam.

- Vận dụng được những kiến thức cần thiết về cách thức tiến hành một buổi tập.

- Hiểu được ý nghĩa của tập luyện đối với sức khỏe con người.

Về kỹ năng:

- Thực hiện được những kỹ thuật cơ bản; các bài tập phối hợp.

- Tập các bài tập thể lực đúng cách, có thể tự tập hoặc tổ chức nhóm để tập luyện ở mức độ đơn giản.

- Biết cách xử lý chấn thương và các vấn đề xảy ra trong quá trình tập luyện.

- Biết cách tra cứu, đọc các tài liệu liên quan đến học phần, sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để học tập kỹ, chiến thuật..

- Biết giúp đỡ bạn học tập luyện, khả năng điều hành tập thể

Về thái độ:

- Ý thức được tầm quan trọng của học phần.

- Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử.

- Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự tập luyện thêm ngoài giờ.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động trên lớp.

- Tích cực chia sẻ thông tin với bạn bè và giảng viên.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể.

- Có tinh thần làm việc nhóm tích cực.

- Cầu tiến trong học tập.

- Tôn trọng giảng viên, cán bộ, bạn học của Trường.

- Có thái độ đúng mực khi giao tiếp với người nước ngoài ở trong và ngoài trường.

Page 70: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

66

BÓNG BÀN 2

Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành học phần, người học có thể:

Về kiến thức: - Nắm được những kiến thức cần thiết về cách thức tiến hành một buổi tập.

- Hiểu được ý nghĩa của tập luyện đối với sức khỏe con người. Về kỹ năng:

- Thực hiện tốt, chính xác, tốc độ hơn những kỹ thuật cơ bản đã học; các bài tập phối hợp.

- Tập các bài tập thể lực đúng cách, có thể tự tập hoặc tổ chức nhóm để tập luyện ở mức độ đơn giản.

- Biết cách xử lý chấn thương và các vấn đề xảy ra trong quá trình tập luyện. - Biết cách tra cứu, đọc các tài liệu liên quan đến học phần, sử dụng các phương

tiện truyền thông khác nhau để học tập kỹ, chiến thuật.. - Biết giúp đỡ bạn học tập luyện, khả năng điều hành tập thể

Về thái độ: - Ý thức được tầm quan trọng của học phần.

- Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử.

- Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự tập luyện thêm ngoài giờ.

BÓNG RỔ 1

Chuân đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành môn học, người học có thể:

Về kiến thức:

Hiểu được mục đích, ý nghĩa và những ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe con người. Hiểu những nguyên tắc, nguyên lý và phương pháp, nguyên nhân cách đề phòng và cách xử lý các tình huống trong quá trình tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.

Thực hiện thành thục kỹ năng cơ bản: kỹ thuật di động, dẫn bóng, chuyền và bắt bóng, di chuyển ném rổ một tay trên cao, ném rổ hai tay trước ngực. phát triển các tố chất vận động: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo... hoàn thành môn học. Biết cách tra cứu, đọc các tài liệu liên quan đến môn học, sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để học tập kỹ, chiến thuật.

Về thái độ:

- Nhận thức vị trí, vai trò của học phần.

Page 71: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

67

- Hứng thú, tự giác trong học tập, tập luyện và thi đấu.

- Tham gia tích cực các hoạt động thể thao trong và ngoài trường.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, trung thực trong thi cử.

- Cầu tiến trong học tập, có tinh thần làm việc nhóm tích cực, chia sẻ thông tin, tôn trọng với bạn học, giảng viên và cán bộ của Trường.

BÓNG RỔ 2

Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành môn học, người học có thể:

Về kiến thức: Hiểu sâu về mục đích, ý nghĩa và những ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe con người.

Về kỹ năng: Thực hiện thành thục chiến thuật thi đấu bóng rổ. Nâng cao các tố chất vận động: sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo... hoàn thành môn học. Biết cách tra cứu, đọc các tài liệu liên quan đến môn học, sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để học tập kỹ, chiến thuật.

Hoàn thành môn học và thi đấu, tổ chức thi đấu và trọng tài cấp trường và ngành, thành phố.

Về thái độ:

- Nhận thức vị trí, vai trò của học phần.

- Hứng thú, tự giác trong học tập, tập luyện và thi đấu.

- Tham gia tích cực các hoạt động thể thao trong và ngoài trường.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, trung thực trong thi cử.

- Cầu tiến trong học tập, có tinh thần làm việc nhóm tích cực, chia sẻ thông tin, tôn trọng với bạn học, giảng viên và cán bộ của Trường.

BÓNG ĐÁ CƠ BẢN 1

Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành học phần này người học có thể:

Về kiến thức:

- Hiểu rõ nguồn gốc và quá trình phát triển môn bóng đá trên thế giới và Việt Nam

- Nắm được mục đích, ý nghĩa và lợi ích của tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe con người.

- Hiểu rõ cách tiến hành một buổi tập thể dục thể thao.

Page 72: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

68

- Hiểu rõ tự tập luyện hàng ngày ở trong và ngoài trường.

Về kỹ năng:

- Vận dụng được những kỹ thuật cơ bản: đá bóng bằng lòng bàn chân, dừng bóng bằng lòng bàn chân, dẫn bóng bằng má ngoài bàn chân.

- Vận dụng các bài tập bổ trợ thể lực phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khả năng phối hợp vận động, có thể tự tập luyện ở mức độ đơn giản.

- Biết cách cách đề phòng, xử lý chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.

- Biết giúp đỡ bạn học tập luyện.

- Biết cách tra cứu, đọc các tài liệu liên quan đến học phần, sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để học tập kỹ, chiến thuật.

Về thái độ:

- Ý thức được tầm quan trọng của học phần.

- Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử.

- Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu.

- Tham gia tích cực các hoạt động thể thao trong và ngoài trường.

- Tích cực chia sẻ thông tin với bạn bè và giảng viên.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể.

- Cầu tiến trong học tập.

- Có tinh thần làm việc nhóm tích cực.

- Tôn trọng bạn học, giảng viên.

BÓNG ĐÁ CƠ BẢN 2

Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành học phần này người học có thể:

Về kiến thức:

- Hiểu rõ nguồn gốc và quá trình phát triển môn bóng đá trên thế giới và Việt Nam

- Nắm được mục đích, ý nghĩa và lợi ích của tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe con người.

- Hiểu rõ cách tiến hành một buổi tập thể dục thể thao.

- Hiểu rõ tự tập luyện hàng ngày ở trong và ngoài trường.

Về kỹ năng:

Page 73: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

69

- Vận dụng được những kỹ thuật cơ bản: đá bóng bằng lòng bàn chân, dừng bóng bằng lòng bàn chân, dẫn bóng bằng má ngoài bàn chân.

- Vận dụng các bài tập bổ trợ thể lực phát triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khả năng phối hợp vận động, có thể tự tập luyện ở mức độ đơn giản.

- Biết cách cách đề phòng, xử lý chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.

- Biết giúp đỡ bạn học tập luyện.

- Biết cách tra cứu, đọc các tài liệu liên quan đến học phần, sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để học tập kỹ, chiến thuật.

Về thái độ:

- Ý thức được tầm quan trọng của học phần.

- Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử.

- Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu.

- Tham gia tích cực các hoạt động thể thao trong và ngoài trường.

- Tích cực chia sẻ thông tin với bạn bè và giảng viên.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể.

- Cầu tiến trong học tập.

- Có tinh thần làm việc nhóm tích cực.

- Tôn trọng bạn học, giảng viên.

CÁC HỌC PHẦN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TOÁN CAO CẤP

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần gồm hai nội dung chính là đại số tuyến tính và giải tích. Phần đại số giới thiệu những kiến thức cơ bản về hệ phương trình tuyến tính, ma trận và các phép toán trên ma trận, định thức, không gian vector. Phần giải tích nhằm củng cố và mở rộng thêm kiến thức về giới hạn, đạo hàm, vi phân của hàm số từ đó giải quyết các bài toán về phương trình vi phân, tích phân và ứng dụng.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về đại số, giải tích và ứng dụng của chúng trong các bài toán thực tế. Từ đó giúp người học hiểu và vận dụng các phương pháp giải toán đúng cách; biết cách thiết lập các mô hình toán học để giải quyết các bài toán gắn với thực tiễn một cách nhanh gọn, chính xác.

Page 74: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

70

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Giải thích được các khái niệm cơ bản về đại số tuyến tính và ứng dụng của chúng.

KT2: Giải thích được các khái niệm cơ bản giải tích và ứng dụng của chúng.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Giải các bài toán đại số tuyến tính về ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vector.

KN2: Tính toán đạo hàm, giới hạn, vi phân, tích phân của hàm số, đồng thời giải các bài toán ứng dụng thực tế.

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của toán học trong ngành Công nghệ thông tin

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

TOÁN RỜI RẠC

1. Mô tả nội dung học phần

Toán rời rạc là một nhánh của toán học, chủ yếu tập trung vào các bài toán trên các đối tượng rời rạc đếm được như các tập số tự nhiên, đồ thị, hay logic… Những đối tượng rời rạc này có thể xuất hiện trong nhiều nhánh toán học hoặc lĩnh vực khác như: lý thuyết tổ hợp, lý thuyết đồ thị, xác suất, hình học hay đại số. Đối với ngành công nghệ thông tin, học phần có vai trò nền tảng đào tạo người học tư duy về toán phân tích, xử lý tự động, giải thuật trong lập trình, mật mã học và phần mềm.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm giúp người học hiểu được cơ sở toán rời rạc liên quan đến chỉnh hợp, tổ hợp, lý thuyết số, mệnh đề và lý thuyết đồ thị. Từ đó hiểu được các ứng dụng của toán rời rạc trong việc giải quyết những bài toán thực tế như: mã sửa lỗi trong truyền thông, ứng dụng lý thuyết số trong mật mã học, mô hình mạng, tìm đường ngắn nhất trong đồ thị, ...

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

Page 75: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

71

KT1: Giải thích và áp dụng được cách đếm trong toán tổ hợp.

KT2: Giải thích và áp dụng được mệnh đề logic, mệnh đề quan hệ; Áp dụng các phương trực tiếp, phản chứng, quy nạp để chứng minh một vấn đề.

KT3: Giải thích được các khái niệm cơ bản về lý thuyết số: nhóm, vành, trường, cách tính đồng dư.

KT4: Giải thích về lý thuyết đồ thị và các mô hình, ứng dụng trong những bài toán liên quan đến đồ thị.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Giải các bài toán rời rạc về tổ hợp, mệnh đề logic, lý thuyết số, đồ thị.

KN2: Áp dụng các kiến thức toán rời rạc để giải một số bài toán ứng dụng thực tế trong mật mã học, mã sửa sai, lập trình …

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của toán rời rạc và ứng dụng của toán rời rạc trong ngành Công nghệ thông tin

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ

1. Mô tả nội dung học phần

Nội dung học phần trình bày về các hiện tượng ngẫu nhiên và xử lý số liệu trong điều kiện bất định ứng dụng trong khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Học phần có hai phần tương đối độc lập về cấu trúc nhưng gắn bó chặt về nội dung. Phần Lý thuyết xác suất nhằm phát hiện và nghiên cứu tính quy luật của các hiện tượng ngẫu nhiên. Các kiến thức về Lý thuyết xác suất là cơ sở trực tiếp cho quá trình phân tích và suy luận thống kê trong phần Thống kê, đồng thời trang bị cho người học những kiến thức phục vụ cho các học phần khác như Học máy, Khai phá dữ liệu, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên … Phần Thống kê bao gồm: Cơ sở lý thuyết về mẫu ngẫu nhiên, các phương pháp trong thống kê mô tả nhằm đưa ra các đặc trưng chính của số liệu, phần thống kê suy diễn giúp đưa ra các suy diễn về tổng thể sử dụng các thông tin từ mẫu, trong đó có bài toán ước lượng tham số tổng thể và kiểm định giả thuyết thống kê.

2. Mục tiêu của học phần

Học phần có mục tiêu trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Lý thuyết xác suất và thống kê. Sau khi học xong học phần, người học có kiến thức nền tảng về lý thuyết xác suất, biết vận dụng để giải quyết một vấn đề thực tế. Người học cũng hiểu các

Page 76: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

72

kiến thức cơ bản về thống kê, biết cách phát hiện và tóm tắt những đặc trưng cơ bản của số liệu mẫu, có thể thực hiện các suy diễn thống kê tổng quát dựa trên số liệu mẫu, và vận dụng thống kê vào các bài toán thực tế.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày được các kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất như biến cố ngẫu nhiên, xác suất và quy luật phân phối xác suất, quy luật số lớn.

KT2: Trình bày được cơ sở lý thuyết lấy mẫu và các khái niệm liên quan

KT3: Giải thích được phương pháp suy diễn thống kê dựa trên số liệu mẫu và kiểm định giả thiết thống kê.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Áp dụng kiến thức về lý thuyết xác suất để giải quyết một số vấn đề thực tế.

KN2: Thực hành xác định và tóm tắt các đặc trưng cơ bản của số liệu mẫu

KN3: Thực hành suy diễn thống kê về trung bình mẫu, tần suất mẫu và phương sai mẫu

KN4: Thực hành kỹ thuật ước lượng tham số và vận dụng trong suy diễn thống kê

KN5: Thực hành kiểm định giả thiết thống kê bằng phương pháp kiểm định tham số và kiểm định phi tham số

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của lý thuyết xác suất, lý thuyết thống kê và ứng dụng trong ngành Công nghệ thông tin

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần có nội dung hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu khoa học (NCKH) như: các quan điểm trong NCKH, các phương pháp NCKH và cách thức vận dụng chúng trong quá trình NCKH. Các bước tiến hành một công trình NCKH như: xây dựng đề cương nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu, công bố kết quả nghiên cứu … cũng được đề cập cụ thể trong học phần.

2. Mục tiêu của học phần

Page 77: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

73

Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho người học những kiến thức liên quan đến phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Từ đó giúp người học bước đầu hình thành những kỹ năng nghiên cứu khoa học như: lựa chọn đề tài, xác định khách thể nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, vận dụng phương pháp nghiên cứu phú hợp, viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu …

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Giải thích được những lý luận cơ bản về nghiên cứu khoa học và các phương pháp nghiên cứu khoa học.

KT2: Trình bày được về các giai đoạn tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học.

KT3: Mô tả phương pháp công bố kết quả và đánh giá một đề tài nghiên cứu khoa học.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành xây dựng một đề cương nghiên cứu khoa học hợp lý.

KN2: Thực hành tổ chức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học

KN3: Thực hành kỹ năng mềm: trình bày ý tưởng, thảo luận, phản biện học thuật, làm việc nhóm

KN4: Thực hành viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu

3.3. Về thái độ

TĐ1: Hình thành tư duy logic, khách quan khi xem xét, đánh giá các vấn đề thực tiễn

TĐ2: Xây dựng thái độ nghiêm túc, khách quan trong hoạt động nghiên cứu khoa học

TĐ3: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ4: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

NGUYÊN LÝ MÁY TÍNH

1. Mô tả nội dung học phần

Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, máy tính được sử dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức về máy tính, cách thức hoạt động, cấu tạo máy tính, và quan trọng hơn là sử dụng máy tính một cách hiệu quả và chính xác để phục vụ nghiên cứu, học tập, công tác. Học phần này có nội dung giới thiệu về máy tính, sự phát triển và ứng dụng của các hệ thống máy tính và các dạng công nghệ số khác. Nội dung học phần còn đề cập đến tác động của máy tính nói riêng và công nghệ thông tin

Page 78: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

74

nói chung tới xã hội hiện đại.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về máy tính, các hệ thống máy tính và ứng dụng của chúng trong ngành công nghệ thông tin. Từ đó giúp người học có kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động, triển khai và ứng dụng của các dịch vụ công nghệ thông tin trong đời sống.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Mô tả về hoạt động, triển khai và ứng dụng của một số dịch vụ công nghệ thông tin tiêu biểu

KT2: Giải thích được vai trò ứng dụng của công nghệ thông tin trong quá khứ, hiện tại và tương lai và những ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến xã hội và đời sống cá nhân

KT3: Trình bày được tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp khi liên quan đến vấn đề triển khai, phát triển, sản xuất, mở rộng và sử dụng công nghệ thông tin

3.2. Về kỹ năng

KN1: Phân biệt được các loại máy tính; các hệ thống máy tính và các dịch vụ công nghệ thông tin

KN2: Sử dụng thành thạo máy tính và các dịch vụ công nghệ thông tin cơ bản

KN3: Thực hành triển khai các dịch vụ công nghệ thông tin cơ bản

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng vai trò của Công nghệ thông tin trong xã hội và đời sống

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

QUẢN LÝ DỰ ÁN

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức về nguồn lực, mục tiêu, chi phí và môi trường để xây dựng một dự án nói chung và dự án công nghệ thông tin nói riêng; cùng với đó là các kỹ năng thực tế như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát dự án. Từ đó giúp người học có tri thức và hiểu biết về quản lý dự án và phân tích mối liên hệ giữ quản lý dự án và năng suất lao động. Các ví dụ thực tế về quản lý dự án công nghệ thông tin cũng được trình bày trong nội dung thực hành của học phần.

Page 79: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

75

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động quản lý dự án và áp dụng thực tế trong quản lý dự án công nghệ thông tin. Về kiên thức, học phần cung cấp cho người học những nội dung: khái niệm, quy trình và yêu cầu của quản lý dự án; cách tiếp cận quản lý dự án tích hợp; căn cứ xác định phạm vị dự án; các vấn đề về quản lý thời gian, chi phí, chất lượng, rủi ro … Về kỹ năng, người học được trang bị những kỹ năng cơ bản liên quan đến quản lý dự án như: xác định phạm vi, dự trù nguồn lực, quản lý nguồn lực và quản lý thay đổi, quản lý rủi ro của dự án. Phần nội dung thực hành của học phần hướng tới trang bị cho người học kỹ năng sử dụng những công cụ quản lý dự án cơ bản để quản lý một dự án công nghệ thông tin cụ thể.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày được về hoạt động quản lý dự án tích hợp trong quản lý dự án công nghệ thông tin.

KT2: Giải thích các kiến thức liên quan đến quản lý dự án:

- Vấn đề cốt lõi: Phạm vi, thời gian và chi phí.

- Yêu cầu hỗ trợ: Chất lượng, nhân sự, giao tiếp, rủi ro, tích hợp và mua sắm.

KT3: Thảo luận kiến thức quản lý dự án thực tế thông qua các trường hợp nghiên cứu điển hình (case study).

KT4: Liệt kê được các bộ công cụ chính hỗ trợ Quản lý dự án và tác dụng của chúng.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành cách tiếp cận quản lý dự án tích hợp

KN2: Áp dụng lý thuyết đã học để quản lý dự án cụ thể với các chủ đề khác nhau.

KN3: Thực hành sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý dự án

KN4: Thực hành kĩ năng mềm: thuyết trình, thuyết phục, lãnh đạo, làm việc nhóm, quản lý thời gian cá nhân…

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của Quản lý dự án trong ngành Công nghệ thông tin

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

Page 80: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

76

LẬP TRÌNH 1

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần giới thiệu lập trình như một cách tiếp cận để giải quyết vấn đề trong đó các giải pháp được diễn tả dưới dạng giải thuật và được triển khai dưới dạng chương trình phần mềm, sử dụng một ngôn ngữ lập trình đã cho. Trong phạm vi cách tiếp cận này, học phần tập trung vào bước viết chương trình để triển khai một giải pháp. Người học được trang bị các khái niệm và kĩ thuật cần thiết cho việc viết một phần mềm máy tính như: câu lệnh, kiểu dữ liệu nguyên thủy, và các cấu trúc dữ liệu cơ bản; hàm chức năng và hàm đệ quy; thiết kế dạng phân hàm và một số giải thuật phần mềm cơ bản. Các ví dụ minh họa phù hợp được sử dụng học phần để giúp người học hiểu và áp dụng các kiến thức nói trên.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản liên quan đến lập trình và phát triển phần mềm như: khái niệm chương trình và các thành phần cơ bản của chương trình; khái niệm ngôn ngữ lập trình và các thành phần của ngôn ngữ lập trình; nghiên cứu quá trình lập trình như là một chu trình để giải quyết vấn đề. Từ đó giúp người học hình thành những kỹ năng như xây dựng các câu lệnh và cấu trúc lập trình cơ bản của chương trình, ứng dụng kĩ thuật thiết kế dạng hàm để phát triển chương trình.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày được các khái niệm liên quan đến chương trình và lập trình.

KT2: Giải thích được quy tắc sử dụng biến, các kiểu dữ liệu đơn giản, các câu lệnh điều khiển, các thủ tục, thư viên của một chương trình.

KT3: Giải thích được nguyên tắc biểu diễn chức năng dưới dạng thủ tục và thiết kế chương trình hướng thủ tục.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành sử dụng biến, các kiểu dữ liệu đơn giản, tổ chức các câu lệnh điều khiển trong chương trình.

KN2: Thực hành thiết kế chương trình hướng thủ tục.

KN3: Thực hành sử dụng các công cụ để soạn thảo mã nguồn, biên dịch và thực thi chương trình.

KN4: Áp dụng các kiến thức đã học để xây dựng một chương trình Java đơn giản.

KN5: Thực hành kỹ năng mềm: thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian

Page 81: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

77

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức được vai trò của Lập trình và các ngôn ngữ lập trình trong ngành Công nghệ thông tin

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

NGUYÊN LÝ HỆ ĐIỀU HÀNH

1. Mô tả nội dung học phần

Nội dung học phần giới thiệu về các kiến thức nền tảng của hệ điều hành (HĐH) bao gồm các khái niệm cơ bản, thuật toán, nguyên lý & kiến trúc của các hệ điều hành hiện đại – thành phần quan trọng của các hệ thống máy tính ngày nay. Các ví dụ cụ thể về hệ điều hành UNIX/LINUX và WINDOWS được cung cấp để giúp người học dễ dàng nắm bắt và hiểu được các kiến thức của học phần.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ điều hành và ứng dụng như khái niệm, kiến trúc và nguyên lý hoạt động của các hệ điều hành, các vấn đề của hệ điều hành như quản lý tiến trình, quản lý bộ nhớ, quản lý dữ liệu và thực thi chương trình. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu và biết cách sử dụng hệ điều hành; biết cách đánh giá, lựa chọn hệ điều hành phù hợp

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Giải thích được các khái niệm cơ bản về hệ điều hành

KT2: Trình bày và phân biệt được các kiến trúc của hệ điều hành

KT3: Giải thích được nguyên lý hoạt động của hệ điều hành

KT4: Trình bày và giải thích được các vấn đề của hệ điều hành như quản lý tiến trình, quản lý bộ nhớ, quản lý dữ liệu …

3.2. Về kỹ năng

KN1: Phân biệt được các hệ điều hành khác nhau và kiến trúc của chúng

KN2: Phân biệt được các vấn đề cơ bản liên quan đến hệ điều hành và phương pháp xử lý

KN3: Thực hành đánh giá và lựa chọn hệ điều hành phù hợp

3.3. Về thái độ

Page 82: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

78

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần gồm hai nội dung chính là các giải thuật và các cấu trúc dữ liệu cơ bản. Về giải thuật học phần đề cập đến những khái niệm cơ bản, đặc điểm và nguyên tắc đánh giá hiệu năng của giải thuật. Một số giải thuật cơ bản được giới thiệu trong học phần như giải thuật sắp xếp, tìm kiếm, các giải thuật liên quan đến đồ thị … Học phần cũng giới thiệu các cấu trúc dữ liệu cơ bản và ứng dụng của chúng như danh sách, ngăn xếp, hàng đợi, cây và đồ thị. Bên cạnh những nội dung lý thuyết, học phần cũng chú trọng đến nội dung thực hành như lập trình, triển khai các giải thuật và ứng dụng bằng ngôn ngữ lập trình Java.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về giải thuật, các cấu trúc dữ liệu cơ bản và ứng dụng của chúng trong thực tế. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu và vận dụng các giải thuật và cấu trúc dữ liệu đúng cách; biết cách đánh giá, lựa chọn giải thuật hoặc cấu trúc dữ liệu phù hợp; biết cách thiết kế và triển khai các giải thuật hoặc cấu trúc dữ liệu bằng ngôn ngữ lập trình Java để phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu, làm việc.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày các khái niệm cơ bản về thuật toán và ứng dụng của chúng

KT2: Trình bày các khái niệm cơ bản về cấu trúc dữ liệu và ứng dụng của chúng

KT3: Giải thích các khái niệm cơ bản và phương pháp phân tích, đánh giá hiệu năng của thuật toán và cấu trúc dữ liệu

KT4: Giải thích nguyên lý hoạt động của một số thuật toán và cấu trúc dữ liệu cơ bản như: thuật toán tìm kiếm, sắp xếp, bảng băm, duyệt đồ thị, cấu trúc dữ liệu danh sách, ngăn xếp, hàng đợi, cây và đồ thị …

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành triển khai các giải thuật và cấu trúc dữ liệu được giới thiệu trong học phần bằng ngôn ngữ lập trình Java

KN2: Thực hành đánh giá hiệu năng, lựa chọn giải thuật hoặc cấu trúc dữ liệu phù hợp

Page 83: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

79

để giải quyết một bài toán cụ thể

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của giải thuật và cấu trúc dữ liệu trong ngành Công nghệ thông tin

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

LẬP TRÌNH 2

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần bao gồm những nội dung chính sau: thứ nhất, chương trình phần mềm khả kiểm chứng và cách thiết kế và triển khai một chương trình phần mềm khả kiểm chứng; thứ hai, nguyên lý lập trình hướng đối tượng, những kiến thức và kĩ năng cần thiết thiết kế và triển khai một chương trình hướng đối tượng; thứ ba, các nguyên lý kiểm chứng chương trình cơ bản; thứ tư, vai trò và các bước thiết kế một chương trình hướng đối tượng sử dụng một ngôn ngữ lập trình cụ thể; thứ năm, các phương pháp hiện đại giúp tự động hóa thiết kế của một chương trình hướng đối tượng.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản liên quan đến ngôn ngữ lập trình và phát triển phần mềm như: khái niệm ngôn ngữ lập trình và cấu trúc một ngôn ngữ lập trình hiện đại; nguyên lý hoạt động của trình biên dịch và máy ảo; khái niệm chương trình khả kiểm chứng và mối liên hệ giữa đặc tả và mã chương trình; khái niệm và nguyên lý lập trình hướng đối tượng. Từ đó giúp người học hình thành những kỹ năng như thiết kế, viết đặc tả và triển khai viết mã nguồn của một chương trình hướng đối tượng đơn giản.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày các khái niệm liên quan đến ngôn ngữ lập trình.

KT2: Giải thích nguyên lý hoạt động của trình biên dịch và máy ảo.

KT3: Giải thích các khái niệm liên quan đến chương trình khả kiểm chứng, nguyên lý kiểm chứng chương trình và đặc tả chương trình.

KT4: Giải thích các khái niệm và nguyên lý lập trình hướng đối tượng

3.2. Về kỹ năng

Page 84: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

80

KN1: Thực hành thiết kế đặc tả và triển khai viết mã cho một chương trình khả kiểm chứng hướng thủ tục.

KN2: Thực hành thiết kế đặc tả và triển khai viết mã cho một chương trình hướng đối tượng đơn giản.

KN3: Thực hành sử dụng một phương pháp cụ thể để tự động hóa thiết kế chương trình hướng đối tượng.

KN4: Thực hành áp dụng các kiến thức đã học để xây dựng một chương trình Java đơn giản sử dụng kỹ thuật lập trình hướng đối tượng.

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

MẠNG MÁY TÍNH

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học kiến thức chung về mạng máy tính để phục vụ mục đích lựa chọn, thiết kế, triển khai, tích hợp và quản lý mạng máy tính và các hệ thống thông tin trong một tổ chức. Các nội dung chính của học phần bao gồm: kiến trúc mạng máy tính, các mô hình mạng, giao tiếp dữ liệu, đường truyền viễn thông, giao thức TCP/IP, thiết kế địa chỉ IP cho lớp mạng, IPv6, định tuyến, Bên cạnh những nội dung lý thuyết, học phần còn chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành thiết kế mạng, thiết lập bộ định tuyến Cisco và quản trị mạng.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về mạng máy tính như: các định nghĩa, khái niệm, kiến trúc mạng, các thành phần tạo nên mạng máy tính, các thiết bị mạng và cách cài đặt, thiết lập các thiết bị mạng cơ bản. Từ đó giúp người học hình thành những kỹ năng cơ bản để thiết kế, cấu hình và quản trị mạng máy tính trong một đơn vị cụ thể.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày và giải thích được những nội dung kiến thức cơ bản về mạng như: kiến trúc mạng, các thiết bị mạng, các loại và chuẩn bấm dây mạng, định tuyến, cài đặt và thiết đặt định tuyến và bộ chia, quản lý phân chia địa chỉ IP

KT2: Phân biệt được các thành phần trong kiến trúc mạng và vai trò của chúng

Page 85: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

81

KT3: Giải thích được nguyên lý hoạt động của các mô hình và giao thức mạng cơ bản

KT4: Trình bày và phân biệt được các ứng dụng và dịch vụ triển khai trên nền hạ tầng mạng như dịch vụ DNS, Web, Email, FTP …

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành thiết kế một mạng máy tính nội bộ cho một tổ chức

KN2: Thực hành cài đặt máy chủ cung cấp dịch vụ mạng như DNS, Web, Mail, FTP …

KN3: Thực hành đánh giá đánh giá và xử lý các vấn đề liên quan đến quản trị mạng

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng vai trò của Mạng máy tính và các dịch vụ mạng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

1. Mô tả nội dung học phần

Phân tích thiết kế hệ thống là một phần quan trọng của quy trình dự án phần mềm, theo nhiều thống kê khác nhau, thời gian và tài nguyên dành cho quá trình này là nhiều nhất so với các công đoạn khác, điều đó nói lên tầm ảnh hưởng của chất lượng phân tích thiết kế tới dự án là rất lớn.

Trong nhiều phương án tiếp cận về phân tích thiết kế, học phần tập trung vào phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng, là một mô hình được sử dụng rộng rãi, có tính mở và phù hợp với sự phát triển của công nghệ trong thời gian tới. Với mô hình học nghiên cứu lý thuyết, kết hợp với thực hành tại từng nội dung lý thuyết để nắm rõ hơn về kỹ thuât, và cuối cùng áp dụng tổng thể các kiến thức được học vào một dự án cuối kỳ là hướng tiếp cận đào tạo cho sinh viên có thể nhanh chóng và chính xác nắm được nội dung học phần.

2. Mục tiêu của học phần

Giúp sinh viên nắm chắc và thực hành được các nội dung kiến thức học phần như: hướng tiếp cận hướng đối tượng, quy trình phát triển phần mềm, kỹ thuật phân tích, kỹ thuật thiết kế, các mẫu tài liệu để mô tả phù hợp.

Bên cạnh đó, học phần có các hoạt động thảo luận nhóm, trao đổi, thuyết trình nhằm tăng kỹ năng mềm của sinh viên. Với dự án cuối kỳ, học phần sẽ cung cấp môi trường hoạt động dự án theo mô hình như nhóm dự án phần mềm ở các công ty đang hoạt

Page 86: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

82

động, giúp sinh viên tiếp cận gần hơn với các xu hướng và kỹ năng nghề nghiệp. Yêu cầu các hoạt động học phần từ các hoạt động dự án cho tới yêu cầu của khách hàng đưa ra phải xuất phát từ thực tế.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Phân biệt và giải thích được các loại quy trình phát triển phần mềm

KT2: Trình bày phương pháp mô hình hóa mô hình hoạt động của khách hàng

KT3: Trình bày các vấn đề nảy sinh khi làm việc với khách hàng và phương hướng giải quyết

KT4: Trình bày phương pháp phân tích, thiết kế dùng các biểu đồ UML theo định hướng quy trình RUP

KT5: Giải thích nguyên tắc lựa chọn mẫu tài liệu trình bầy các nội dung kỹ thuật của dự án

3.2. Về kỹ năng

KN1: Nhận dạng được một số khó khăn của dự án và thực hành giải quyết vấn đề liên quan tới khó khăn đó

KN2: Thực hành tìm hiểu nghiệp vụ khách hàng trong nhiều loại ngành nghề khác nhau thông qua nhiều dạng bài tập liên quan tới nhiều nghiệp vụ

KN3: Thực hành lập trình và phân tích ngược các thiết kế

KN4: Thực hành kỹ năng mềm như: quản lý nhóm, quản lý thời gian, quản lý công việc

KN5: Thực hành kỹ năng thuyết trình với khách hàng; kỹ năng giải quyết vấn đề

3.3. Về thái độ

TĐ1: Người học cần đạt được thái độ chuyên nghiệp trong công việc về thời gian, chất lượng công việc, quy cách trình bầy sản phẩm

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

CƠ SỞ DỮ LIỆU

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần gồm hai nội dung chính là cấu trúc - cách thiết kế cơ sở dữ liệu và ứng dụng lý

Page 87: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

83

thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu vào bài toán thực tế sử dụng SQL. Về cấu trúc cơ sở dữ liệu sẽ đề cập đến những khái niệm cơ bản, đặc điểm của cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, học phần cũng đề cập đến cách thiết kế các mô hình khái niệm cũng như cách chuyển đổi cách thiết kế từ mô hình khái niệm sang mô hình logic và sang mô hình vật lý. Bên cạnh những nội dung lý thuyết về cách thiết kế cơ sở dữ liệu, học phần còn có những nội dung thực hành, áp dụng kiến thức lý thuyết để thiết kế cơ sở dữ liệu thực tế sử dụng cơ sở dữ liệu MYSQL, phù hợp với yêu cầu đề ra.

2. Mục tiêu của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học tích lũy được những kiến thức chung về mô hình cơ sở dữ liệu cũng như nguyên tắc thiết kế cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, người học còn được thực hành thiết kế cơ sở dữ liệu ở mức độ vật lý từ mô hình logic. Thực hành sử dụng ngôn ngữ truy vấn SQL trên hệ cơ sở quản trị dữ liệu MYSQL. Ngoài ra người học còn được cập nhật những kiến thức liên quan đến các loại cơ sở dữ liệu khác nhau để hỗ trợ cho công việc và nghiên cứu sau này.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Giải thích được quy trình thiết kế và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu 1NF, 2NF, 3NF và Boyce-Codd.

KT2: Trình bày được cách truy vấn cơ sở dữ liệu theo yêu cầu, tối ưu hóa câu lệnh truy vấn.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành phân tích, thiết kế, chuẩn hóa một cơ sở dữ liệu đơn giản

KN2: Xây dựng cơ sở dữ liệu dựa trên thiết kế có sẵn

KN3: Tương tác thành thạo với cơ sở dữ liệu để phục vụ mục đích cụ thể, giải quyết các bài toán thực tế.

KN4: Thực hành kĩ năng mềm hỗ trợ công việc: làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin, tự nghiên cứu và tìm hiểu công nghệ.

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của cơ sở dữ liệu trong ngành Công nghệ thông tin

TĐ2: Thái độ nhiệt huyết và đam mê trong công việc học tập sau này.

TĐ3: Thái độ tích cực, ham học hỏi với công nghệ mới

CHUYÊN ĐỀ 1

Page 88: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

84

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần sử dụng phương pháp giảng dạy theo vấn đề, giới thiệu một số chủ đề chọn lọc trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Nội dung học phần liên quan đến việc nghiên cứu tổng quan, phân tích và đánh giá các giải pháp công nghệ, kỹ thuật, nghiên cứu kỹ thuật lập trình hoặc nghiên cứu lý thuyết cơ bản về một lĩnh vực cụ thể trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Các vấn đề thực tế liên quan cũng được đưa ra dưới dạng đề tài và được trình bày, thảo luận trong quá trình học. Nội dung cụ thể của học phần thay đổi tùy thuộc vào chủ đề được lựa chọn.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về chủ đề được chọn. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu và vận dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp để giải các bài toán cụ thể trong thực tế.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày và giải thích những nội dung kiến thức cơ bản về chủ đề được chọn

KT2: Phân biệt được những vấn đề và các giải pháp công nghệ, kỹ thuật liên quan đến chủ đề được chọn

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành lựa chọn, vận dụng giải pháp phù hợp để giải quyết bài toán thực tế.

KN2: Thực hành kỹ năng mềm như: trình bày, phản biện học thuật, viết báo cáo, lãnh đạo và làm việc nhóm.

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

CHUYÊN ĐỀ 2

1. Mô tả nội dung học phần

Là học phần tiếp theo của học phần Chuyên đề 1, sử dụng phương pháp giảng dạy theo vấn đề. Học phần giới thiệu một số chủ đề chọn lọc và nâng cao trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Chủ đề được giới thiệu trong học phần có thể là phần mở rộng, nâng cao của chủ đề đã được dạy trong học phần Chuyên đề 1. Nội dung của chủ đề liên quan đến việc nghiên cứu tổng quan, phân tích và đánh giá các giải pháp công nghệ, kỹ thuật cũng như lý thuyết chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể trong ngành

Page 89: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

85

công nghệ thông tin và truyền thông. Các vấn đề thực tế liên quan cũng được đưa ra dưới dạng đề tài và được trình bày, thảo luận trong quá trình học. Nội dung cụ thể của học phần thay đổi tùy thuộc vào chủ đề được lựa chọn. Các chủ đề có thể thuộc các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn, mạng internet vạn vật, an toàn thông tin, các hệ thống thông tin, sử dụng phần mềm khung, hoặc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông để giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong thực tế.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức nâng cao về chủ đề được chọn. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu và vận dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp để giải các bài toán cụ thể trong thực tế.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày được những nội dung kiến thức cơ bản và nâng cao về chủ đề được chọn

KT2: Phân tích/đánh giá được những vấn đề và các giải pháp công nghệ, kỹ thuật liên quan đến chủ đề được chọn

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành lựa chọn, triển khai giải pháp phù hợp để giải quyết bài toán thực tế

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần giới thiệu về những kiến thức cơ bản về trí tuệ nhân tạo và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo; cung cấp phương pháp luận và ngôn ngữ lập trình nền tảng để máy tính có thể giải quyết các bài toán mà con người giải được. Nội dung chính của học phần bao gồm: lịch sử, các vấn đề và lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo, tìm kiếm theo kinh nghiệm, biểu diễn và suy luận tri thức cơ bản, trò chơi, lập kế hoạch, mạng Bayes, tập hợp mờ và logic mờ, học máy.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về trí tuệ nhân tạo và ứng dụng của chúng trong thực tế. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu và

Page 90: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

86

vận dụng các giải thuật trí tuệ nhân tạo cơ bản; biết cách thiết kế và triển khai một hệ thống thông minh đơn giản để phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu, làm việc.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Giải thích các khái niệm cơ bản về trí tuệ nhân tạo và các hệ thống thông minh

KT2: Trình bày các số khái niệm và giải thuật cơ bản giúp máy tính thực hiện hoạt động chơi trò chơi và lập kế hoạch

KT3: Trình bày và sử dụng được logic, mạng Bayes, và tập hợp mờ để biểu diễn và suy luận tri thức.

KT4: Giải thích được một số khái niệm, nguyên lý, và giải thuật cơ bản về việc làm cho máy tính tự học.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biểu diễn được bài toán cần giải quyết trong một không gian trạng thái và thiết kế được một giải thuật tìm kiếm heuristic thích hợp để giải nó.

KN2: Thực hành thiết kế và triển khai một hệ thống thông minh đơn giản

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của trí tuệ nhân tạo trong thực tiễn

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

HỆ THỐNG NHÚNG

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức liên quan tới hệ thống nhúng, bao gồm: những khái niệm tổng quan về mô hình hệ thống nhúng, tính chất, các ứng dụng nhúng. Nội dung học phần cũng đề cập đến một số hệ thống nhúng tiêu biểu như vi điều khiển ARM và các tập lệnh của vi điều khiển ARM. Ngoài ra các phương pháp thiết kế hệ thống nhúng và nguyên tắc lập trình nhúng, các công cụ lập trình phần mềm nhúng cũng được trình bày trong học phần.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ thống nhúng và ứng dụng của chúng trong thực tế. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu và biết cách thiết kế, xây dựng các hệ thống nhúng để phục vụ mục đích học tập, nghiên

Page 91: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

87

cứu, làm việc.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày các khái niệm cơ bản về hệ thống nhúng và ứng dụng của chúng

KT2: Giải thích các thành phần và vai trò của mỗi thành phần trong một hệ thống nhúng

KT3: Giải thích các bước thiết kế, xây dựng và phát triển một hệ thống nhúng

KT4: Trình bày về vi xử lý ARM và các tập lệnh của ARM

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành xây dựng sơ đồ nguyên lý của một hệ thống nhúng cơ bản

KN2: Thực hành lập trình và triển khai ứng dụng nhúng để phục vụ yêu cầu thực tế

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò và ứng dụng của hệ thống nhúng

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

ĐỒ HỌA MÁY TÍNH

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần trình bày một cách có hệ thống các kiến thức về đồ họa trong lĩnh vực Công nghệ thông tin như: khái niệm cơ bản về đồ họa, ứng dụng của đồ họa máy tính, các phần cứng, phần mềm đồ họa, các hệ màu, thuật toán vẽ đường thẳng, đường tròn, các phép biến đổi cơ bản, phép quan sát trong không gian hai và ba chiều.

2. Mục tiêu của học phần

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về đồ họa cơ bản: khái niệm, ứng dụng của đồ họa máy tính, phần cứng, phần mềm đồ họa, các hệ màu, thuật toán vẽ đường thẳng, đường tròn, các phép biến đổi cơ bản, các phép quan sát trong không gian hai và ba chiều. Nội dung thực hành hướng tới kiến thức phân tích và xây dựng thuật toán vẽ hình, tô màu, biến hình trong không gian hai và ba chiều.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

Page 92: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

88

KT1: Trình bày các khái niệm cơ bản về đồ họa và ứng dụng của đồ họa trong thực tiễn

KT2: Trình bày khái niệm cơ bản về phần cứng, phần mềm đồ họa và các hệ màu

KT3: Giải thích các thuật toán vẽ, tô cơ bản: vẽ đường thẳng, đường tròn, đường elipse, đa giác

KT4: Phân biệt được các phép biến đổi cơ bản, phép quan sát trong không gian hai chiều và ba chiều

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành sáng tạo sản phẩm đồ họa, tạo hình ảnh, chữ viết để truyền đạt thông tin hiệu quả

KN2: Thực hành sáng tạo các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

NHẬP MÔN AN TOÀN THÔNG TIN

1. Mô tả nội dung học phần

Nội dung học phần gồm những kiến thức tổng quan về lĩnh vực an toàn thông tin và an toàn mạng máy tính như: vấn đề bảo mật, lỗ hổng, tấn công, chính sách an ninh, mô hình, mật mã, đánh giá và ứng dụng của ngành an toàn thông tin trong đời sống. Khi tham gia học phần, người học có cơ hội làm nghiên cứu về lĩnh vực liên quan và thực hành tại các phòng thực hành.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về an toàn thông tin, các khái niệm cơ bản về tấn công, bảo mật và ứng dụng của chúng trong thực tế. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu và vận dụng các an toàn thông tin đúng cách; biết cách đánh giá, lựa chọn phương pháp bảo mật phù hợp

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày các khái niệm cơ bản về an toàn thông tin và ứng dụng của chúng

KT2: Giải thích và phân biệt các khái niệm cơ bản về cấu trúc và thiết kế bảo mật thông tin

Page 93: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

89

KT3: Giải thích và phân biệt các phương pháp phân tích, đánh giá các phương pháp bảo mật

KT4: Trình bày các kiến thức về quản lý rủi ro, cách khắc phục, kiểm soát an ninh cơ bản.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành nhận dạng các kiểu tấn công thông thường.

KN2: Thực hành đánh giá nhu cầu xác thực và mã hóa của một hệ thống thông tin

KN3: Đánh giá chính sách an toàn thông tin của công ty

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của an toàn thông tin trong ngành Công nghệ thông tin

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 1

1. Mô tả nội dung học phần

Đây là học phần nhập môn về kỹ nghệ phần mềm, sử dụng kỹ thuật lập trình hướng đối tượng. Trọng tâm của học phần là kiến thức về chu trình phát triển phần mềm chuyên nghiệp và các kĩ thuật cũng như công cụ để thực hiện các giai đoạn của chu trình này. So với chu trình lập trình phần mềm được trình bày trong các học phần trước, chu trình này tổng quát hơn (theo hướng mở rộng và nâng cao), áp dụng ở quy mô lớn cho nhiều người tham gia tạo sản phẩm phần mềm có nhiều mô-đun và có chất lượng. Để giúp người học áp dụng hiệu quả chu trình này, môn học cung cấp thêm cho sinh viên các kiến thức nâng cao về lập trình hướng đối tượng. Sinh viên sẽ thực hiện một bài tập dự án, phát triển một phần mềm có nhiều mô-đun để giải quyết một vấn đề thực tế. Phạm vi thực hành sẽ bao gồm ba giai đoạn cốt lõi của chu trình có liên quan tới các bước lập trình đã học; đó là phân tích yêu cầu, thiết kế và triển khai.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho người học những kiến thức liên quan đến thiết kế, phát triển phần mềm sử dụng kỹ thuật lập trình hướng đối tượng. Từ đó giúp người học hình thành những kỹ năng như áp dụng kiến thức lập trình hướng đối tượng nâng cao, bao gồm thiết kế các ràng buộc, cây phân cấp kiểu, ngoại lệ, trừu tượng tuần tự, và kiểm thử chương trình; Sử dụng các kĩ thuật phân tích yêu cầu, thiết kế, và triển khai vào một dự án phần mềm thực tế.

Page 94: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

90

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu về chu trình phát triển phần mềm và một số quy chuẩn được áp dụng

KT2: Hiểu về kiến trúc phần mềm và một số mô hình kiến trúc thường gặp

KT3: Hiểu về các nguyên tắc thiết kế phần mềm hướng đối tượng

KT4: Hiểu về việc sử dụng ngôn ngữ mô hình hướng đối tượng UML trong lập mô hình phân tích và thiết kế; áp dụng lược đồ lớp.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách thiết kế các ràng buộc trên mô hình lớp sử dụng ghi chú.

KN2: Biết cách sử dụng hiệu quả cây phân cấp kiểu; thiết kế chương trình sử dụng ngoại lệ; thiết kế trừu tượng tuần tự

KN3: Biết cách thiết kế một phần mềm hướng đối tượng sử dụng UML

KN4: Biết cách triển khai viết mã nguồn chương trình đúng theo đặc tả thiết kế.

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học các khái niệm và tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng phần mềm. Người học sẽ hiểu được ý nghĩa, sự cần thiết của việc đảm bảo tiêu chuẩn chung về chất lượng phần mềm, cũng như những kiến thức để tránh tạo ra lỗi, lỗ hổng và những vấn đề về chất lượng khác khi gia công phần mềm. Học phần cũng đề cập đến những chủ đề chuyên sâu hơn như đảm bảo chất lượng phần mềm bằng các phương pháp thống kê, đảm bảo chất lượng quy trình xây dựng phần mềm, phân tích và báo cáo lỗi.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho người học những kiến thức liên quan đến đánh giá và đảm bảo chất lượng phần mềm. Từ đó giúp người học hình thành những kỹ năng như lập kế hoạch kiểm thử phần mềm; kiểm thử phần mềm; tự đánh giá phạm vi và hiệu quả của quá trình kiểm thử; sử dụng phương pháp thống kê để tính mật độ lỗi và khả năng xảy ra lỗi.

Page 95: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

91

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu các khái niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm.

KT2: Hiểu và phân loại những vấn đề về chất lượng phần mềm

KT3: Nhận biết lỗi thường gặp và phương pháp tránh lỗi.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách đánh giá một phần mềm, kiểm thử, xác minh cũng như xác nhận tính đúng đắn của dữ liệu đầu vào, kết quả đầu ra của phần mềm.

KN2: Biết cách phân tích lỗi hoặc các vấn đề chất lượng của phần mềm. Có khả năng tính mật độ và khả năng xảy ra lỗi.

KN3: Có kỹ năng tránh lỗi khi gia công phần mềm.

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 2

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học các các phương pháp và kĩ thuật mô hình hóa cũng như thiết kế phần mềm ở mức độ kiến trúc. Người học sẽ hiểu được kiến thức lý thuyết và có kỹ năng phát triển các kiến trúc và thiết kế cấp cao cho các phần mềm đơn giản từ các yêu cầu của phần mềm. Học phần cũng hướng dẫn người học cách sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý cấu hình phần mềm và áp dụng các quy trình quản lý thay đổi.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho người học những kiến thức liên quan đến thiết kế, phát triển phần mềm ở mức độ kiến trúc. Từ đó giúp người học hình thành những kỹ năng như ap dụng các kiến trúc và các phần mềm khung khác nhau để thiết kế nhiều loại phần mềm; thiết kế một phần mềm sử dụng các thành phần phần mềm thương mại sẵn có; sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý cấu hình phần mềm.

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

Page 96: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

92

KT1: Hiểu các khái niệm về kiến trúc phần mềm hướng mô hình; các kiểu và mẫu kiến trúc phần mềm.

KT2: Hiểu và phân loại các kiến trúc phần mềm khung và trung gian; các cấu hình phần mềm

KT3: Nhận biết các dòng sản phẩm phần mềm và các thông tin liên quan

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách phát triển các kiến trúc và thiết kế cấp cao cho các phần mềm đơn giản từ các yêu cầu của phần mềm.

KN2: Biết cách sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý cấu hình phần mềm và áp dụng các quy trình quản lý thay đổi

KN3: Biết cách thiết kế một phần mềm phân tán đơn giản

KN4: Biết cách thiết kế một phần mềm sử dụng các thành phần phần mềm thương mại sẵn có.

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

LẬP TRÌNH WEB

1. Mô tả nội dung học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về thiết kế, triển khai và duy trì một website. Người học được học về mô hình máy chủ – máy con, mô hình phần mềm sử dụng cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ lập trình web PHP. Người học sẽ thiết kế và xây dựng giao diện đồ họa của một web site với HTML, CSS và JavaScript; Phát triển một website động có kết nối và sử dụng dữ liệu từ một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho người học những kiến thức liên quan đến thiết kế, triển khai và duy trì một website. Từ đó giúp người học hình thành những kỹ năng như cài đặt và vận hành một website động; thiết kế giao diện bằng HTML, CSS, JavaScript; phát triển website động có sử dụng cơ sở dữ liệu; nhận biết và xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn của website.

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

Page 97: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

93

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu và vận dụng quy trình phát triển một website.

KT2: Hiểu mô hình kiếm trúc và nguyên lý hoạt động của giao thức HTTP

KT3: Hiểu các khái niệm và cách thức hoạt động, kết nối giữa website và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách triển khai và duy trì một website.

KN2: Biết cách thiết kế giao diện website sử dụng HTML, CSS và Javascript

KN3: Có khả năng xây dựng một website động có kết nối với cơ sở dữ liệu

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

QUẢN LÝ DỰ ÁN PHẦN MỀM

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học các khái niệm và tiêu chí cơ bản để quản lý một dự án phần mềm. Người học sẽ hiểu được ý nghĩa, sự cần thiết của việc quản lý dự án phần mềm, cũng như có được kỹ năng cần thiết để quản lý hiệu quả một dự án phần mềm cụ thể.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho người học những kiến thức liên quan đến quản lý dự án phần mềm. Từ đó giúp người học hình thành những kỹ năng như lập kế hoạch thực hiện dự án; quản lý dự án phát triển phần mềm theo các quy trình, quy mô khác nhau; tính toán chi phí; ước lượng tiến độ dự án, năng suất và các yếu tố khác của tiến trình phần mềm.

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu các khái niệm và tiêu chí liên quan đến quản lý dự án phần mềm

KT2: Hiểu và phân loại các mô hình quản lý dự án phần mềm

KT3: Biết các quy chuẩn, kỹ thuật và giai đoạn trong quá trình quản lý dự án phần mềm

Page 98: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

94

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách lập kế hoạch thực hiện một dự án phần mềm

KN2: Biết cách áp dụng những kỹ thuật quản lý dự án cho các dự án phát triển phần mềm có quy trình, quy mô khác nhau

KN3: Có kỹ năng tính toán chi phí, ước lượng tiến độ dự án, soạn thảo các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện quản lý dự án

KN4: Biết sử dụng các công cụ cơ bản hỗ trợ quá trình quản lý dự án phần mềm

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

1. Mô tả nội dung học phần

Nội dung chính của học phần học phần gồm có: khái niệm về hệ thống, hệ thống thông tin, các giai đoạn của quá trình thiết kế, triển khai hệ thống thông tin, các mô hình dữ liệu của một hệ thống thông tin (mô hình dữ liệu mức quan niệm, mô hình dữ liệu mức luận lý và mô hình dữ liệu mức vật lý); mô hình xử lý của hệ thống thông tin (lưu đồ dòng dữ liệu và mô hình chức năng). Trong quá trình học, người học được phân thành các nhóm và được yêu cầu tìm tới các dự án từ thực tế, tự xây dựng mô hình nhóm và quản lý nhóm cũng như dự án theo các phương pháp luận trước đây để triển khai xây dựng dự án, nhằm thu được các kinh nghiệm thực tế trước khi ra trường.

2. Mục tiêu của học phần

Giúp người học hiểu và thực hành được các nội dung liên quan đến lĩnh vực phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Hình thành môi trường thực hành mô phỏng mô hình hoạt động của các nhóm dự án trong thực tế, để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người học.

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày được các khái niệm cơ bản về hệ thống, hệ thống thông tin và vai trò của hệ thống thông tin

KT2: Giải thích được quy trình thiết kế, triển khai một hệ thống thông tin và vai trò của các thành phần trong quy trình này

KT3: Giải thích được các mô hình dữ liệu của hệ thống thông tin gồm mô hình dữ

Page 99: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

95

liệu mức quan niệm, mô hình dữ liệu mức luận lý và mô hình dữ liệu mức vật lý

KT4: Trình bày về lưu đồ dòng dữ liệu, phương pháp thiết kế lưu đồ dòng dữ liệu. Phân tích và giải thích hoạt động của lưu đồ dòng dữ liệu

KT5: Giải thích được mô hình chức năng và quá trình phân rã các chức năng của một phần mềm hệ thống thông tin

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành phân tích thiết kế hướng đối tượng trong một dự án phần mềm hệ thống thông tin theo quy trình RUP

KN2: Thực hành đọc hiểu bản thiết kế và áp dụng vào cấu trúc mã nguồn phần mềm hệ thống thông tin

KN3: Thực hành lập trình theo phương pháp hướng đối tượng theo cấu trúc thiết kế

KN4: Thực hành tạo lập các văn bản, tài liệu theo mẫu chuẩn RUP

KN5: Thực hành thiết kế giao diện theo yêu cầu và tuân thủ các nguyên lý tương tác người – máy tính

KN6: Thực hành kĩ năng mềm cần thiết: Thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy logic, giải quyết vấn đề…

3.3. Về thái độ

TĐ1: Đạt được thái độ chuyên nghiệp trong công việc về thời gian, chất lượng công việc, quy cách trình bầy sản phẩm

TĐ2: Tích cực chuẩn bị và tham gia các buổi học dự án

TĐ3: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần.

TĐ4: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

HỆ THỐNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần trình bày những nội dung sau: Khái niệm cơ bản về tổ chức và doanh nghiệp; Các loại hình doanh nghiệp; Các hoạt động nghiệp vụ chủ chốt của tổ chức và doanh nghiệp. Khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin doanh nghiệp, các bên liên quan và quy trình triển khai hệ thống thông tin doanh nghiệp. Phân tích và thiết kế các phân hệ cơ bản của một hệ thống thông tin doanh nghiệp.

2. Mục tiêu của học phần

Học phần trang bị cho người học kiến thức về quy trình nghiệp vụ cơ bản trong một tổ chức/doanh nghiệp và hệ thống thông tin sử dụng để quản trị các quy trình này. Người

Page 100: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

96

học được thực hành mô tả các quy trình nghiệp vụ, phân tích nhu cầu thông tin ở các góc nhìn khác nhau và triển khai các phân hệ cơ bản của phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp – ERP.

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày các khái niệm cơ bản về tổ chức và doanh nghiệp. Phân biệt các loại hình doanh nghiệp

KT2: Trình bày và giải thích vai trò của các phân hệ của hệ thống thông tin doanh nghiệp

KT3: Mô tả các quy trình nghiệp vụ chính trong các phân hệ: Bán hàng, mua hàng, quản lý vật tư, kế toán tài chính …

KT4: Trình bày và giải thích hoạt động của các phân hệ cơ bản của phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành khảo sát và phân tích nhu cầu thông tin từ các quy trình nghiệp vụ ở cấp tác nghiệp

KN2: Thực hành khảo sát và phân tích nhu cầu thông tin từ các quy trình nghiệp vụ ở cấp lãnh đạo

KN3: Thực hành phân tích, thiết kế và triển khai một phân hệ cơ bản của phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

TƯƠNG TÁC NGƯỜI - MÁY

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần trình bày về yêu cầu của thiết kế giao diện tương tác giữa người dùng và phần mềm; các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế giao diện và ứng dụng; phân tích xu hướng phát triển của lĩnh vực thiết kế giao diện tương tác giữa người dùng và phần mềm. Nội dung lý thuyết được minh họa, thực hành trên những sản phẩm cụ thể.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học kiến thức cơ bản trong lĩnh vực thiết

Page 101: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

97

kế giao diện tương tác giữa người dùng và phần mềm. Giúp người học ứng dụng và thực hành kiến thức thu được thông qua các bài tập, dự án, sản phẩm cụ thể.

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày các khái niệm cơ bản về thiết kế giao diện. Phân biệt và giải thích các nguyên tắc thiết kế giao diện phổ biến

KT2: Trình bày các vấn đề trong hoạt động thiết kế giao diện và yêu cầu tương tác giữa người sử dụng và phần mềm

KT3: Giải thích quy trình đánh giá giao diện người dùng

KT4: Trình bày xu hướng thiết kế giao diện người dùng trong tương lai.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành thiết kế giao diện người dùng cho các hệ thống thông tin đơn giản và cho nhiều đối tường người dùng khác nhau dựa trên những nguyên tắc tiêu chuẩn

KN2: Thực hành đánh giá giao diện và khắc phục lỗi giao diện.

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

ĐA PHƯƠNG TIỆN

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần gồm hai nội dung chính là các (1) khái niệm và các thành phần dữ liệu đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, video và (2) cách thức thực hiện các sản phẩm ứng dụng đa phương tiện. Học phần cũng giới thiệu các cấu trúc dữ liệu cơ bản và ứng dụng của chúng. Bên cạnh những nội dung lý thuyết, học phần cũng chú trọng đến nội dung thực hành như lập trình, triển khai các sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực đa phương tiện như banner, biểu ngữ, hình ảnh đồ hoạ...

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về đa phương tiện, cấu tạo và bản chất các kiểu dữ liệu cơ bản và ứng dụng của chúng trong thực tế. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu và vận dụng các kiểu dữ liệu một cách chính xác, hiệu quả; biết cách đánh giá, lựa chọn và thay thế phù hợp; biết cách thiết kế và triển khai các dự án, triển khai sản phẩm ứng dụng, phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu, làm việc.

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Page 102: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

98

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày các khái niệm cơ bản về đa phương tiện và hệ thống đa phương tiện

KT2: Giải thích bản chất của các kiểu dữ liệu và ứng dụng của chúng

KT3: Trình bày các khái niệm cơ bản và phương pháp phân tích, đánh giá hiệu năng của mỗi dữ liệu trong các ứng dụng cụ thể

KT4: Giải thích nguyên lý nén dữ liệu, giải nén dữ liệu và dịch (convert) ra các hình thức (format) khác nhau…

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành triển khai các dự án đồ hoạ, đa phương tiện

KN2: Thực hành đánh giá hiệu năng, lựa chọn kiểu dữ liệu hình ảnh/âm thanh/video phù hợp trong từng hoàn cảnh ứng dụng cụ thể

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của hệ thống đa phương tiện trong lĩnh vực khoa học và truyền thông

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

KINH DOANH ĐIỆN TỬ

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần giới thiệu với sinh viên về tiếp thị kỹ thuật số (e-marketing) và các vấn đề về quản lý thương mại điện tử (e-business management) mà các nhà quản trị đang phải đối mặt. Học phần được giảng dạy dựa trên các bài giảng học thuật kết hợp với những buổi hội thảo do các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp. Sinh viên được yêu cầu tham gia các giờ lý thuyết, thực hành và hội thảo, hoàn thành phần tự học (bao gồm đọc tài liệu trước khi đến lớp và các bài tập giờ thực hành). Đánh giá học phần dựa trên các yêu cầu đối với sinh viên về lượng kiến thức tiếp thu được, đánh giá kỹ năng thực hành cá nhân và hoạt động dự án theo nhóm.

2. Mục tiêu của học phần

Mục đích của học phần là cung cấp cho sinh viên kiến thức về khái niệm, công cụ và kỹ năng phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh điện tử, đồng thời trao đổi những kinh nghiệm hữu ích giúp sinh viên phát triển khả năng quản lý nhóm trong quá trình thực hiện dự án kinh doanh điện tử hoặc tiếp thị kỹ thuật số.).

Page 103: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

99

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày và giải thích được tầm quan trọng của các phương tiện mạng và kỹ thuật số trong kinh doanh điện tử.

KT2: Giải thích quy trình vận hành cơ bản của các hoạt động kinh doanh điện tử.

KT3: Trình bày kiến thức cơ bản về tiếp thị kỹ thuật số và khả năng đánh giá các chiến dịch tiếp thị. Phân biệt được các hoạt động quảng cáo – tiếp thị và quan hệ công chúng (PR) trên môi trường mạng.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Triển khai các hệ thống thương mại điện tử (website, hệ thống/phần mềm quản trị).

KN2: Lập kế hoạch và triển khai dự án thực tế theo nhóm về tiếp thị kỹ thuật số trong giai đoạn ngắn.

3.3. Về thái độ

TĐ1: Xây dựng ý thức chủ động tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan thương mại điện tử và biết cách quản trị hệ thống thương mại điện tử phù hợp với thể chế và quy định.

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

QUẢN TRỊ MẠNG

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần giới thiệu vấn đề quản trị mạng đi từ các khái niệm cơ bản cho đến các nội dung cụ thể và chuyên sâu như lập kế hoạch quản trị mạng thực tế, lập các chính sách bảo vệ an toàn mạng. Bên cạnh đó nội dung học phần còn cung cấp kiến thức về các mô hình quản trị mạng và phân tích các giai đoạn trong hoạt động quản trị mạng. Từ đó giúp người học có kiến thức và kỹ năng cở sở cho việc thiết kế và quản trị mạng trong thực tế. Bên cạnh những nội dung lý thuyết, học phần cũng chú trọng thực hành các kỹ năng quản trị hệ điều hành mạng Linux và Windows.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quản trị mạng bao gồm: khái niệm, chức năng, mô hình, quy trình và cách thức thực hiện. Kiến thức về thiết bị, hệ thống và các hệ điều hành mạng. Từ đó giúp người

Page 104: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

100

học hình thành các kỹ năng liên quan đến quản trị mạng như: phân tích, thiết kế, lập kế hoạch, thực hành quản trị mạng.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu được khái niệm và chức năng của hoạt động quản trị mạng

KT2: Hiểu được các mô hình và quy trình quản trị mạng trong thực tế

KT3: Hiểu và vận dụng các bước trong quy trình quản trị mạng

KT4: Có kiến thức về thiết bị, hệ thống và các hệ điều hành mạng

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách phân tích, lập kế hoạch các hoạt động liên quan đến quản trị mạng

KN2: Biết cách vận hành và quản trị mạng theo yêu cầu; chuẩn đoán và khắc phục các sự cố của mạng

KN3: Biết cách cài đặt các hệ điều hành mạng phổ biến

KN4: Biết cách đánh giá, lựa chọn sử dụng các công cụ hỗ trợ quản trị mạng

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

AN NINH MẠNG

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về an ninh mạng như mã hóa, xác thực, phát hiện lỗ hổng, tấn công, các hệ thống kiểm soát truy cập, hệ thống phát hiện xâm nhập, chống thư rác, bảo mật website, tội phạm mạng, bảo mật máy chủ, an ninh thương mại điện tử, bảo mật các hệ thống mạng di động, không dây và quản lý rủi ro. Bên cạnh nội dung lý thuyết, nội dung học phần còn các bài thực hành để tăng cường khả năng phân tích và hiện thực hóa các giải pháp an ninh mạng của người học.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là cung cấp cho người học những kiến thức về an ninh mạng máy tính. Từ đó giúp người học hình thành kỹ năng phân tích và hiện thực hóa các giải pháp an ninh máy tính đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức học được để giải quyết vấn đề trong thực tế.

Page 105: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

101

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu được các nguyên nhân tạo ra lỗ hổng mạng; đặc điểm và phân loại các nhóm lỗ hổng của mạng máy tính

KT2: Trình bày được các nhóm giải pháp sử dụng để phát hiện và phòng chống xâm nhập mạng

KT3: Hiểu được vai trò của mã hóa dữ liệu trong an toàn thông tin và truyền tin trên mạng; trình bày được đặc điểm và nguyên lý hoạt động của một số thuật toán mã hóa dữ liệu phổ biến

KT3: Hiểu và vận dụng các công cụ giám sát và phân tích lỗ hổng của hệ thống mạng

KT4: Trình bày được đặc điểm và cơ chế hoạt động của Firewall, VPN, NAT, IDS/IPS

3.2. Về kỹ năng

KN1: Cài đặt và cấu hình các ACL, Firewall, IDS/IPS

KN2: Cài đặt và cấu hình được các công cụ phân tích lổ hổng mạng

KN3: Đánh giá và lựa chọn giải pháp an ninh mạng phù hợp cho các mạng thực tế

KN4: Xây dựng giải pháp an ninh và xử lý các lỗi trong quá trình cài đặt và cấu hình

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

LẬP TRÌNH MẠNG

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các khái niệm, nguyên lý của lập trình mạng và cách xây dựng ứng dụng mạng bằng ngôn ngữ Java. Nội dung chính của học phần bao gồm giới thiệu tổng quan về lập trình mạng; thư viện Socket API và lập trình Socket TCP, Socket UDP bằng ngôn ngữ Java; lập trình đa luồng và xây dựng ứng dụng mạng bằng ngôn ngữ Java. Bên cạnh nội dung lý thuyết, học phần còn chú trọng tăng cường kỹ năng lập trình của người học thông qua các phần nội dung thực hành phù hợp.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về lập trình mạng như mô hình Client-Server, thư viện Socket API và các lớp đối tượng trong thư

Page 106: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

102

viện java.net. Từ đó giúp người học hình thành kỹ năng xây dựng các loại ứng dụng mạng như: ứng dụng truyền dữ liệu ở tầng Network với giao thức UDP, TCP, ICMP; ứng dụng phân tán bằng RMI. Kiến thức của học phần có thể ứng dụng trong lập trình quản lý mạng, giám sát mạng, điều khiển qua mạng.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu được khái niệm liên quan đến lập trình mạng và ứng dụng mạng

KT2: Hiểu được phương pháp phát triển ứng dụng mạng theo mô hình Client – Server

KT3: Hiểu và vận dụng thư viện Socket API

KT3: Hiểu và vận dụng các lớp, đối tượng trong thư viện java.net để thực hiện: phân giải tên/địa chỉ; quản lý socket; truyền, nhận dữ liệu sử dụng các giao thức TCP và UDP

KT4: Biết và vận dụng các kỹ thuật lập trình mạng và phát triển ứng dụng mạng như: kỹ thuật chống mất gói tin; lập trình đa luồng; thư viện RMI

3.2. Về kỹ năng

KN1: Viết được các ứng dụng truyền dữ liệu bằng UDP

KN2: Viết được các ứng dụng truyền dữ liệu bằng TCP

KN3: Viết được ứng dụng kiểm soát, quản lý mạng bằng ICMP

KN4: Viết được ứng dụng phân tán sử dụng Java RMI

KN5: Sử dụng thành thạo các Serializable Object để truyền dữ liệu qua mạng

KN6: Sử dụng thành thạo các IOStream để gửi nhận dữ liệu qua Socket.

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

INTERNET VÀ DỊCH VỤ WEB

1. Mô tả nội dung học phần

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet ngày nay thì việc các ứng dụng thông thường được xuất bản thành dịch vụ Web để người dùng Internet có thể sử dụng các ứng dụng trên nền tảng Web đang có xu hướng phát triển. Học phần Internet và dịch vụ Web cung cấp các kiến thức cần thiết để người học hiểu về dịch vụ Web cũng như cách để xuất bản một dịch vụ Web và các API liên quan.

Page 107: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

103

2. Mục tiêu của học phần

Học phần giới thiệu những kiến thức cơ bản về mô hình dịch vụ Web và hướng dẫn người học cách xuất bản các chức năng của một ứng dụng ở dạng dịch vụ Web. Bên cạnh đó học phần hướng tới trang bị cho người học những kỹ năng liên quan đến sử dụng các API có sẵn hoặc thiết kế, xây dựng các API cơ bản của một ứng dụng sử dụng dịch vụ Web.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu được khái niệm và ứng dụng của các dịch vụ Web

KT2: Hiểu và vận dụng các API có sẵn để xuất bản các chức năng của ứng dụng ở dạng dịch vụ Web

KT3: Hiểu quá trình xuất bản chức năng của ứng dụng ở dạng dịch vụ Web

KT4: Hiểu các vấn đề bảo mật, an toàn của dịch vụ Web

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách lựa chọn các chức năng sẵn có của ứng dụng để xuất bản ở dạng dịch vụ Web

KN2: Biết cách lựa chọn và sử dụng các API sẵn có để phục vụ xuất bản chức năng của ứng dụng ở dạng dịch vụ Web

KN3: Có khả năng thiết kế và xây dựng một số RESTful API đơn giản

3.3. Về thái độ

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

MẠNG KHÔNG DÂY VÀ ỨNG DỤNG

1. Mô tả nội dung học phần

Các chủ đề được trình bày trong học phần này gồm: các nguyên tắc cơ bản về mạng không dây, kiểm soát truy cập không dây, LAN không dây và 802.11, Bluetooth và WPAN, định tuyến không dây và điện thoại di động các giao thức cho mạng ad hoc, định tuyến không dây và di động trong Internet, Mobile IP, DHCP, NAT, cảm biến không dây và mạng lưới, cải tiến hiệu năng cho TCP trong mạng không dây và bảo mật mạng. Người học sẽ được thực hành các bài tập thực tế bằng cách sử dụng các thiết bị và công cụ phần mềm được cung cấp bởi giảng viên. Ngoài ra, người học sẽ thành lập

Page 108: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

104

nhóm 3-4 thành viên để hoàn thành một dự án dài hạn, điều này giúp phát triển ứng dụng và thiết kế mạng không dây

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về mạng không dây và ứng dụng, hiểu các khái niệm cơ bản và nguyên tắc về mạng không dây, hiểu mạng di động 1G, 2G, 3G, 4G, hiểu định tuyến không dây, mạng LAN không dây, bảo mật mạng và ứng dụng của chúng trong thực tế. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu và vận dụng mạng không dây đúng cách; biết cách đánh giá, lựa chọn mạng không dây phù hợp

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu được khái niệm và ứng dụng của mạng không dây: mạng di động, mạng WLAN, mạng ad-hoc

KT2: Hiểu về các mạng di động 1G, 2G, 3G, 4G

KT3: Hiểu về các mạng không dây LANs, PANs, ATM và định tuyến Ad-hoc

KT4: Hiểu các vấn đề bảo mật trong hệ thống không dây

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách phân biệt các mạng di động

KN2: Biết các kỹ thuật và cách tiếp cận các giao thức lớp mạng

KN3: Biết cách đánh giá và bảo mật hệ thống mạng không dây

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của mạng không dây trong ngành Công nghệ thông tin

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

LẬP TRÌNH CHO THIẾT BỊ DI ĐỘNG

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức lập trình cơ bản và cập nhật về lập trình mobile thông qua nền tảng Android. Người học sẽ được trang bị các kiến thức lập trình ứng dụng di động hoàn chỉnh bao gồm các thành phần giao diện (layout, views), quản lý dữ liệu (data), tổ chức kiến trúc chương trình (architecture), tương tác dịch vụ

Page 109: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

105

web RESTful API (web interaction) và xử lý các tác vụ đồ họa (graphics). Người học sẽ thực hành kiến thức thông qua một hệ thống các bài tập phát triển ứng dụng.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho người học những kiến thức liên quan đến thiết kế và triển khai một ứng dụng mobile trên nền tảng Android. Từ đó giúp người học hình thành những kỹ năng như xây dựng các thành phần cơ bản của ứng dụng như thành phần giao diện (layout, views), quản lý dữ liệu (data) và tổ chức cấu trúc chương trình (architecture); xử lý các tương tác dịch vụ web RESTful API (web interaction) và các tác vụ đồ họa (graphics).

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu các nền tảng phát triển ứng dụng mobile phổ biến.

KT2: Hiểu mô hình và quy trình lập trình trên thiết bị mobile.

KT3: Hiểu mô hình lập trình xử lý sự kiện sử dụng trong phát triển ứng dụng mobile.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách áp dụng mô hình và quy trình lập trình đã học để phát triển một ứng dụng thực tế.

KN2: Biết cách lập trình xử lý tương tác dịch vụ web và tác vụ đồ họa.

KN3: Biết cách xây dựng các thành phần cơ bản của ứng dụng mobile như: giao diện, quản lý dữ liệu và tổ chức cấu trúc chương trình.

KN4: Có khả năng xây dựng một ứng dụng mobile đơn giản

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

KHAI PHÁ DỮ LIỆU LỚN

1. Mô tả nội dung học phần

Nội dung học phần giới thiệu về khai phá dữ liệu, các khái niệm, công nghệ, và ứng dụng của khai phá dữ liệu. Ngoài ra, học phần này cũng trình bày các vấn đề tiền xử lý dữ liệu, các tác vụ khai phá dữ liệu, các giải thuật và công cụ khai phá dữ liệu mà có thể được dùng hỗ trợ nhà phân tích dữ liệu và nhà phát triển ứng dụng khai phá dữ liệu. Các chủ đề cụ thể của học phần bao gồm: tổng quan về khai phá dữ liệu, các vấn đề về dữ liệu

Page 110: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

106

được khai phá, các vấn đề tiền xử lý dữ liệu, hồi qui dữ liệu, phân loại dữ liệu, gom cụm dữ liệu, khai phá luật kết hợp, phát triển ứng dụng khai phá dữ liệu, và các đề tài nghiên cứu nâng cao trong khai phá dữ liệu.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khai phá dữ liệu bao gồm các khái niệm và các kỹ thuật nền tảng sử dụng trong khai phá dữ liệu. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu, vận dụng và biết cách thiết kế, xây dựng các hệ thống khai phá dữ liệu để phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu, làm việc.

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu các khái niệm cơ bản, công nghệ và ứng dụng của khai phá dữ liệu

KT2: Hiểu các bước trong quá trình khám phá tri thức

KT3: Hiểu các tác vụ khai phá dữ liệu cơ bản như hồi qui, phân loại, gom cụm, khai phá luật kết hợp …

KT4: Hiểu được các vấn đề về dữ liệu trong giai đoạn tiền xử lý của quá trình khai phá dữ liệu

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách giải quyết giải quyết các vấn đề thường gặp liên quan đến khai phá dữ liệu như xác định đặc tính của dữ liệu, tính toán độ đo khi phân lớp và gom cụm dữ liệu …

KN2: Biết cách vận dụng các giải thuật và công cụ khai phá dữ liệu để giải quyết các vấn đề thực tế

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò, các thách thức và ứng dụng của khai phá dữ liệu

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM JAVA

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức lập trình nâng cao và mở rộng trên nền tảng công nghệ của ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Java. Người học sẽ được

Page 111: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

107

trang bị các kiến thức để lập trình các ứng dụng hoàn chỉnh với giao diện đồ họa; lập trình các ứng dụng theo mô hình mạng chủ - khách và các ứng dụng sử dụng cơ sở dữ liệu quan hệ. Người học thực hành kiến thức thông qua một hệ thống các bài tập phát triển ứng dụng.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm cung cấp cho người học những kiến thức liên quan đến thiết kế và triển khai một ứng dụng bằng ngôn ngữ Java. Từ đó giúp người học hình thành những kỹ năng như xây dựng các thành phần cơ bản của ứng dụng như giao diện, quản lý dữ liệu và tổ chức cấu trúc chương trình; phát triển các ứng dụng mạng và các ứng dụng có sử dụng cơ sở dữ liệu.

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu các nền tảng phát triển ứng dụng Java phổ biến.

KT2: Hiểu mô hình và các thành phần cốt lõi của một ứng dụng Java.

KT3: Hiểu mô hình lập trình xử lý sự kiện và áp dụng trong phát triển ứng dụng Java.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách áp dụng các mô hình và quy trình lập trình đã học để phát triển một ứng dụng Java thực tế.

KN2: Biết cách lập trình xử lý sự kiện.

KN3: Biết cách xây dựng các thành phần cơ bản của ứng dụng Java như: giao diện, quản lý dữ liệu và tổ chức cấu trúc chương trình.

KN4: Có khả năng xây dựng một ứng dụng Java đơn giản

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

PHÂN TÍCH YÊU CẦU PHẦN MỀM

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức về phân tích và đặc tả các yêu cầu của phần mềm. Các nội dung chính được giới thiệu trong học phần gồm có: các phương pháp tìm hiểu yêu cầu phần mềm, phân loại và đánh giá yêu cầu, mô hình hóa và đặc tả yêu cầu phần mềm. Bên cạnh những kiến thức lý thuyết, học phần cũng cung cấp

Page 112: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

108

cho người học những ví dụ thực hành cụ thể.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về phân tích yêu cầu phần mềm và ứng dụng của chúng trong thực tế. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu và vận dụng các kỹ thuật phân tích yêu cầu phần mềm; biết cách đánh giá, tổ chức, sắp xếp các yêu cầu dựa trên mức độ ưu tiên; biết các mô hình hóa và biểu diễn các yêu cầu chức năng và phi chức năng của phần mềm.

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu các khái niệm cơ bản về phân tích yêu cầu phần mềm như: tìm hiều yêu cầu phần mềm; tổ chức và sắp xếp các yêu cầu; mô hình hóa và biểu diễn yêu cầu; tìm kiếm, khám phá và suy luận yêu cầu phần mềm

KT2: Hiểu các giai đoạn trong quá trình phân tích yêu cầu phần mềm

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách áp dụng các kỹ thuật phân tích như phân tích yêu cầu, phân tích mục đích và phân tích use case

KN2: Biết cách đánh giá tổ chức và sắp xếp các yêu cầu phần mềm

KN3: Biết cách biểu diễn các yêu cầu phần mềm

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của quá trình phân tích yêu cầu phần mềm

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

HỆ THỐNG PHÂN TÁN

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần giới thiệu cho sinh viên về những nguyên lý cơ bản mà những hệ thống phân tán hiện đại căn cứ vào đó để dựng lên; liên quan đến cấu trúc, thuật toán và thiết kế. Trong phần mở đầu, sinh viên tìm hiểu về mục đích và tính chất của các hệ thống phân tán; cùng với đó là những khó khăn gặp phải khi thiết kế và triển khai hệ thống phân tán. Tiếp sau đó, học phần cung cấp chi tiết về những cơ chế giao tiếp được sử dụng cũng như những hệ trung gian, hệ điều hành hỗ trợ và định danh. Cuối cùng là những chủ đề liên quan đến đồng bộ hóa, sao lặp dữ liệu, khả năng chịu lỗi và tính bảo mật của các hệ

Page 113: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

109

phân tán.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, cốt lõi về các hệ thống phân tán hiện đại. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu và vận dụng lý thuyết để: (1) Phân tích, đánh giá một hệ phân tán hiện đại sẵn có; (2) Thiết kế và triển khai một hệ thống phân tán đơn giản.

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu các khái niệm cơ bản về các hệ thống phân tán

KT2: Hiểu được mô hình của hệ thống phân tán

KT3: Hiểu được các nguyên lý hoạt động cốt lõi của hệ thống phân tán

KT4: Hiểu được các nguyên lý thiết kế một số hệ thống phân tán nhất định

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách trình bày, mô tả về một hệ thống phân tán cụ thể

KN2: Phân tích và đánh giá tính huống thực tế để đề xuất hệ thống phân tán phù hợp

KN3: Thiết kế và triển khai một hệ thống phân tán để giải quyết vấn đề thực tế đã được phân tích và đánh giá

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức khai thác các thế mạnh của hệ thống phân tán trong thiết kế các giải pháp cho các bài toán thực tế một cách hợp lý và hiệu quả

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp kiến thức về các khái niệm và các vấn đề hiện thực liên quan đến các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Nội dung môn học bao gồm sự hiện thực hóa vật lý của mô hình dữ liệu quan hệ như: cấu trúc tập tin, quản lý lưu trữ và truy xuất bộ nhớ thứ cấp, các kỹ thuật chỉ mục, xử lý và tối ưu hóa truy vấn. Đồng thời học phần cũng đề cập những vấn đề và kỹ thuật để đối phó với môi trường ứng dụng nhiều người dùng: vấn đề xử lý giao tác, điểu khiển tương tranh và vấn đề khôi phục dữ liệu.

Page 114: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

110

2. Mục tiêu của học phần

Học phần trang bị cho người học về nguyên lý của hệ quản trị dữ liệu (DBMS). Cách sử dụng ngôn ngữ lập trình SQL, các định nghĩa và ứng dụng của thủ tục nội tại, bẫy lỗi, cách d ùng con trỏ trong xử lý dữ liệu. Trình bày được các nguyên lý lưu trữ và quản lý dữ liệu: Đĩa và files, Cây cấu trúc và chỉ mục, Chỉ mục trên cơ sở bảng băm. Trình bày được các quản lý truy cập trong DBMS. các nguyên lý quản lý giao tác, quản lý truy xuất cạnh tranh, phục hồi sau sự cố.

3. Chuẩn đầu ra của môn học

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Biết các kiến thức cơ bản về hệ quản trị dữ liệu.

KT2: Hiểu được các nguyên lý lưu trữ dự liệu và đánh chỉ mục dữ liệu

KT3: Hiểu được các nguyên lý xử lý và tối ưu truy vấn

KT4: Hiểu và vận dụng các nguyên tắc quản lý giao tác, quản lý truy cập trong hệ quản trị dữ liệu

KT5: Biết một số hệ quản trị dữ liệu phổ biến.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Mô tả các khái niệm cơ bản của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

KN2: Nắm được các kỹ thuật quản lý lưu trữ và truy xuất hiệu quả được hiện thực trên các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.

KN3: Giải thích các vấn đề và kỹ thuật giải quyết trong môi trường đa người dùng: xử lý giao tác, điều khiển tương tranh và khôi phục dữ liệu.

KN4: Sử dụng một số hệ quản trị dữ liệu phổ biến

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của quản trị dữ liệu trong ngành Công nghệ thông tin.

TĐ2: Thái độ nhiệt huyết và đam mê trong công việc học tập sau này.

TĐ3: Thái độ tích cực, ham học hỏi với công nghệ mới

ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần trang bị cho người học những kiến thức về độ đo hiệu năng mạng, các phương pháp đánh giá hiệu năng mạng: phương pháp giải tích, phương pháp đo lường,

Page 115: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

111

phương pháp mô phỏng. Bên cạnh nội dung lý thuyết, người học còn được thực hành đánh giá hiệu năng trên hệ thống mạng theo công nghệ của Cisco.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về đo lường và đánh giá hiệu năng mạng như: khái niệm, chức năng, mô hình, quy trình và cách thức thực hiện. Kiến thức về độ đo và các phương pháp đánh giá hiệu năng mạng. Từ đó giúp người học hình thành kỹ năng để đánh giá hiệu năng các hệ thống mạng và đưa ra các hướng giải quyết nhằm nâng cao sự hiệu quả của hệ thống.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hiểu được khái niệm liên quan đánh giá hiệu năng mạng và các mô hình đánh giá hiệu năng mạng

KT2: Hiểu được các đặc trưng của kiến trúc mạng và các phương pháp đánh giá hiệu năng mạng tương ứng

KT3: Biết và vận dụng các bước của một phương pháp đánh giá hiệu năng mạng cụ thể

KT4: Biết và vận dụng các công cụ trợ giúp đánh giá hiệu năng mạng phù hợp

3.2. Về kỹ năng

KN1: Biết cách phân tích, lập kế hoạch các hoạt động liên quan đến đánh giá hiệu năng mạng

KN2: Biết cách sử dụng mô hình và công cụ phù hợp để đánh giá hiệu năng mạng

KN3: Nắm được một số nguyên lý và kỹ thuật cơ bản nâng cao hiệu năng mạng

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

XỬ LÝ ẢNH VÀ NHẬN DẠNG

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần cung cấp kiến thức tổng quan, các khái niệm cơ bản và các mô hình chủ yếu trong xử lý ảnh, phương pháp thu nhận ảnh cơ bản. Ngoài ra, các phương pháp xử lý ảnh nhằm nâng cao chất lượng, xử lý nhiễu, cùng các kỹ thuật phân vùng và nhận dạng ảnh cũng được trình bày chi tiết cho người học.

Page 116: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

112

2. Mục tiêu của học phần

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để thực hiện một số bài toán phổ biến trong xử lý ảnh số. Từ đó người học có thể thiết kế, xây dựng những ứng dụng thực tế liên quan đến lĩnh vực xử lý ảnh và nhận dạng sử dụng các ngôn ngữ lập trình chuyên nghiệp.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày các khái niệm cơ bản về ảnh số và quá trình tạo ra ảnh số.

KT2: Phân biệt các kỹ thuật và ứng dụng phổ biến trong xử lý ảnh và nhận dạng.

KT3: Phân biệt và giải thích được những bài toán chính trong xử lý ảnh

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành triển khai các bài toán xử lý ảnh bằng một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

KN2: Thực hành sử dụng những thư viện xử lý ảnh chuyên nghiệp trên nền tảng ngôn ngữ Python hoặc Java.

KN3: Thực hành thiết kế, phát triển các ứng dụng thực tế trong lĩnh vực xử lý ảnh và nhận dạng.

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của xử lý ảnh và nhận dạng trong ngành Công nghệ thông tin

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

HỌC MÁY VÀ ỨNG DỤNG

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần giới thiệu nhưng nguyên lý và thuật toán trong lĩnh vực học máy và cách áp dụng chúng trong thực tiễn. Nội dung chính của học phần gồm các khái niệm về học máy, mô hình học máy có giám sát và không giám sát, các bài toán cơ bản trong lĩnh vực học máy như phân loại, phân cụm, hồi quy, xử lý dữ liệu thiếu. Bên cạnh những nội dung lý thuyết, học phần cũng chú trọng đến nội dung thực hành bằng ngôn ngữ lập trình Python hoặc Java.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về học máy,

Page 117: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

113

các mô hình học máy, các bài toán cơ bản trong lĩnh vực học máy. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu và vận dụng các kỹ thuật học máy để giải các bài toán cụ thể trong thực tế.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày các mô hình cơ bản về học máy gồm mô hình học máy có giám sát và không giám sát

KT2: Phân biệt các bài toán cơ bản trong lĩnh vực học máy như các bài toán hồi quy tuyến tính và phi tuyến; các bài toán phân loại, phân cụm, giảm chiều dữ liệu

KT3: Trình bày và giải thích các ứng dụng cơ bản của học máy trong thực tế

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành lựa chọn mô hình học máy và các tham số phù hợp để giải quyết một số bài toán như nhận dạng hình ảnh, nhận diện ngôn ngữ, phân loại và xử lý dữ liệu

KN2: Thực hành thiết kế và triển khai một hệ thống học máy theo yêu cầu thực tế

3.3. Về thái độ

TĐ1: Nhận thức đúng về vai trò của học máy trong ngành Công nghệ thông tin

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ3: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

CÁC CHỦ ĐỀ MỚI TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần giới thiệu một số chủ đề chọn lọc và nâng cao trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại. Nội dung học phần liên quan đến việc nghiên cứu tổng quan, phân tích và đánh giá các giải pháp công nghệ, kỹ thuật cũng như lý thuyết chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Các vấn đề thực tế liên quan cũng được đưa ra dưới dạng đề tài và được trình bày, thảo luận trong quá trình học. Nội dung cụ thể của học phần thay đổi tùy thuộc vào chuyên đề được lựa chọn. Các chuyên đề có thể về trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn, mạng internet vạn vật, an toàn thông tin, hoặc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông để giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong thực tế.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần là trang bị cho người học những kiến thức nâng cao về chủ đề

Page 118: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

114

được chọn. Từ đó giúp người học có khả năng hiểu và vận dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp để giải các bài toán cụ thể trong thực tế.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày những nội dung kiến thức cơ bản và nâng cao về chủ đề được chọn

KT2: Phân biệt và giải thích những vấn đề và các giải pháp công nghệ, kỹ thuật liên quan đến chủ đề được chọn

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành lựa chọn, vận dụng giải pháp phù hợp để giải quyết bài toán thực tế

KN2: Thực hành kỹ năng mềm: làm việc nhóm, thuyết trình, thảo luận và phản biện học thuật

3.3. Về thái độ

TĐ1: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ2: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Mô tả nội dung học phần

Học phần đề cập đến vấn đề đặc điểm ngành nghề, đạo đức nghề nghiệp và ảnh hưởng của ngành nghề trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin (MT & CNTT). Các nội dung chính được giới thiệu trong học phần bao gồm: các khái niệm và nguyên tắc cơ bản liên quan đến đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực MT & CNTT, các tổ chức hướng dẫn về đạo đức nghề nghiệp, các chứng chỉ nghề nghiệp, nhận thức về an toàn thông tin và tính riêng tư, các vấn đề về bản quyền …

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm giới thiệu cho người học các kiến thức về đạo đức nghề nghiệp MT & CNTT cũng như ảnh hưởng của ngành nghề trong xã hội.

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Trình bày được những kiến thức cơ bản về đặc điểm ngành nghề, đạo đức nghề nghiệp, chứng chỉ nghề nghiệp trong lĩnh vực MT & CNTT.

Page 119: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

115

KT2: Trình bày và giải thích được các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn thông tin.

KT3: Trình bày và giải thích được các vấn đề liên quan đến bản quyền và bảo vệ bản quyền.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành phân tích một vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp MT & CNTT và xác định được trách nhiệm của các bên liên quan.

KN2: Thực hành đánh giá các nguy cơ liên quan đến an ninh, an toàn thông tin

KN3: Vận dụng các quy tắc ứng xử để đảm bảo quyền riêng tư, công bố bản quyền, bảo vệ bản quyền …

KN4: Thực hành kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thảo luận phản biện học thuật, thuyết trình …

3.3. Về thái độ

TĐ1: Ý thức được vai trò và trách nhiệm của người làm việc trong lĩnh vực MT & CNTT

TĐ2: Xây dựng thái độ nghiêm túc, chuẩn mực, thực thi các bộ quy tắc ứng xử phù hợp trong quá trình học tập và công tác

TĐ3: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến học phần

TĐ4: Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1. Mô tả nội dung học phần

Người học thâm nhập môi trường làm việc thực tế để học hỏi về quy trình làm việc và kinh nghiệm chuyên môn tại doanh nghiệp; Người học áp dụng các kiến thức đã được học vào công việc thực tế tại nơi thực tập, rèn luyện phong cách làm việc theo nhóm và ứng xử trong quan hệ công tác.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm trang bị cho người học kiến thức về quy trình làm việc; các vị trí việc làm và kiến thức chuyên môn của ngành CNTT trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp. Người học được rèn luyện kỹ năng phân tích, giải thích, lập luận và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế tại nơi thực tập; Tăng cường các kỹ năng giao tiếp, cộng tác, làm việc nhóm đồng thời giúp người học tiếp cận văn hóa doanh nghiệp và phương pháp làm việc có hiệu quả trong tổ chức.

Page 120: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

116

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Phân tích, đánh giá được quy trình làm việc, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các vị trí việc làm tại nơi thực tập.

KT2: Trình bày và giải thích được các vấn đề chuyên môn của ngành CNTT có liên quan đến nhiệm vụ được giao tại nơi thực tập.

KT3: Trình bày và giải thích được điểm đặc trưng trong văn hoá doanh nghiệp và phương pháp làm việc hiệu quả tại nơi thực tập.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Triển khai thực hiện công việc được giao tại đơn vị thực tập.

KN2: Thực hành lập kế hoạch quản lý và hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn và đạt hiệu quả.

KN3: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tiễn tại nơi thực tập.

KN4: Thực hành kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thảo luận, thuyết trình …

3.3. Về thái độ

TĐ1: Ý thức được vai trò và trách nhiệm của nhân viên làm việc trong một tổ chức

TĐ2: Xây dựng thái độ nghiêm túc, chuẩn mực, thực thi các bộ quy tắc ứng xử phù hợp trong quá trình thực tập tại cơ sở

TĐ3: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công việc

TĐ4: Trung thực, tự giác, tích cực, chủ động hoàn thành công việc được giao

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1. Mô tả nội dung học phần

Người học thực hiện một nghiên cứu khoa học hoặc một dự án cụ thể trong chuyên ngành Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông, Hệ thống thông tin dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn.

2. Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của học phần nhằm hình thành cho người học các kỹ năng viết đề cương nghiên cứu, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, thu thập và phân tích số liệu để kiểm nghiệm giải pháp, viết và trình bày báo cáo khoa học theo hình thức luận văn.

Page 121: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (CTĐT) VÀ CỦA …fit.hanu.vn/pluginfile.php/8455/mod_book/chapter/25/KhoaCNTT_Ch… · Hiểu và áp dụng kiến thức

117

3. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi kết thúc học phần, người học có thể:

3.1. Về kiến thức

KT1: Hệ thống hóa những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học để thực hiện luận văn tốt nghiệp - đề tài nghiên cứu khoa học, nhất là những kiến thức chuyên ngành.

KT2: Hiểu rõ về cách tiếp cận trong nghiên cứu khoa học và quá trình thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.

KT3: Trình bày và giải thích được các vấn đề chuyên môn thuộc đề tài nghiên cứu của luận văn.

3.2. Về kỹ năng

KN1: Thực hành vận dụng kiến thức và kỹ năng để thực hiện luận văn từ phân tích tài liệu, viết đề cương, thu thập thông tin, phân tích số liệu, viết và trình bày báo cáo khoa học.

KN2: Phát triển năng lực tư duy và lý luận khoa học trong giải quyết vấn đề đặt ra trong luận văn

KN3: Thực hành lập kế hoạch quản lý và hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn và đạt hiệu quả.

KN4: Thực hành kỹ năng mềm như phân tích, thảo luận, phản biện học thuật, thuyết trình …

3.3. Về thái độ

TĐ1: Xây dựng thái độ nghiêm túc, chuẩn mực, khách quan trong quá trình nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn.

TĐ2: Có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến đề tài.

TĐ3: Tự giác, trung thực và có cách nhìn biện chứng khi phân tích, đánh giá, phản biện các ý kiến, nội dung liên quan đến đề tài.