€¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN...

304
UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐT ngày tháng năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ) Tên ngành, nghề: Công nghệ ô tô. Mã ngành, nghề: 6510216. Trình độ đào tạo: Cao đẳng. Hình thức đào tạo: Chính quy. Đối tượng tuyển sinh: - Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. - Tốt nghiệp trung cấp và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc học, thi đạt kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT. Thời gian đào tạo: 2,0 năm. 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Chương trình đào tạo Cao đẳng Công nghệ ô tô nhằm đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực lắp ráp, dịch vụ, bảo trì và sửa chữa ôtô. Đào tạo trình độ cao đẳng ngành công nghệ ô tô có phẩm chất đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp; có kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành về công nghệ ô tô; có khả năng tự đào tạo nâng cao trình độ cho mình. 1.2. Mục tiêu cụ thể - Kiến thức: + Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở về Vẽ kỹ thuật, Kỹ thuật điện - điện tử, Tin học, Tiếng Anh vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô. + Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô. + Đọc được bản vẽ kỹ thuật; tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô. 1

Transcript of €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN...

Page 1: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐT ngày tháng năm 2019

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ)

Tên ngành, nghề: Công nghệ ô tô.Mã ngành, nghề: 6510216.Trình độ đào tạo: Cao đẳng.Hình thức đào tạo: Chính quy.Đối tượng tuyển sinh:

- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.- Tốt nghiệp trung cấp và có bằng tốt nghiệp THPT hoặc học, thi đạt kiến thức văn

hóa THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT. Thời gian đào tạo: 2,0 năm.

1. Mục tiêu đào tạo1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo Cao đẳng Công nghệ ô tô nhằm đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực lắp ráp, dịch vụ, bảo trì và sửa chữa ôtô. Đào tạo trình độ cao đẳng ngành công nghệ ô tô có phẩm chất đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp; có kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành về công nghệ ô tô; có khả năng tự đào tạo nâng cao trình độ cho mình.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Kiến thức:+ Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở về Vẽ kỹ thuật, Kỹ thuật điện - điện tử,

Tin học, Tiếng Anh vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô.+ Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong

ô tô.+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật; tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô.+ Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu

chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.+ Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm

của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô.+ Giải thích được nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển bằng điện tử của ô tô

hiện đại.+ Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống

trong ô tô.+ Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo

dưỡng và sửa chữa ô tô.

1

Page 2: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

+ Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị sử dụng trong nghề Công nghệ ô tô.

+ Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.- Kỹ năng:

+ Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra sử dụng trong nghề công nghệ ô tô.

+ Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động.

+ Thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô.

+ Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn.

+ Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.

+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản.

+ Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô.+ Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn.+ Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đạt trình độ A2 hoặc tương đương.+ Có Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản hoặc tương đương.

- Chính trị, đạo đức:+ Có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức chấp hành đúng tổ chức kỷ luật và tác phong

làm việc công nghiệp.+ Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của

công việc.- Thể chất và quốc phòng:

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để đảm bảo đủ sức khỏe học tập và công tác lâu dài trong lĩnh vực nghề nghiệp.

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quân sự và tham gia quốc phòng toàn dân.1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Người lao động kỹ thuật có trình độ Cao đẳng sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy lắp ráp, các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp vận tải và được phân công làm việc ở các vị trí

- Thợ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.- Tổ chức và điều hành được xưởng sửa chữa, lắp ráp ô tô quy mô nhỏ.- Chuyên viên kỹ thuật tại các công ty vận tải ô tô.- Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô.- Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô;- Giáo viên giảng dạy thực hành trong các cơ sở đào tạo nghề.

2

Page 3: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học- Số lượng môn học, mô đun: 24- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 84 tín chỉ (1980 giờ)- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 435 giờ- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1545 giờ- Khối lượng lý thuyết: 575 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1330 giờ; kiểm tra:

72 giờ.3. Nội dung chương trình

Mã MH/MĐ Tên môn học/mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

TH/TT/TN/BT/

TL

Thi/Kiểm tra

I Các môn học chung 20 435 157 255 23MH01 Giáo dục Chính trị 4 75 41 29 5MH02 Pháp luật 2 30 18 10 2MH03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4MH04 Giáo dục QP và AN 4 75 36 35 4MH05 Tin học 3 75 15 58 2MH06 Tiếng Anh 5 120 42 72 6

II Các môn học, mô đun chuyên môn 63 1545 403 1130 55

II.1 Môn học, mô đun cơ sở 12 255 90 155 10

MH07 Điện - điện tử cơ bản trên ô tô 3 45 30 13 2

MH08 Vẽ kỹ thuật 3 60 30 28 2MH09 Truyền động cơ - thủy - khí 2 45 15 28 2MH10 Nguội - Hàn cơ bản 2 60   58 2MH11 Auto CAD 2 45 15 28 2

II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn 51 1290 313 975 45

MĐ12 Nhập môn công nghệ ô tô 2 30 28 28 2

MĐ13 Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ đốt trong 4 90 30 57 3

MĐ14Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ đốt trong

4 90 30 57 3

MĐ15 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động - đánh lửa 4 90 30 57 3

MĐ16 Bảo dưỡng và sửa chữa điện thân xe 4 90 30 57 3

MĐ17 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực và hộp số 5 120 30 85 5

3

Page 4: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

tự động

MĐ18Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển và hệ thống lái

4 90 30 57 3

MĐ19Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh và hệ thống phanh ABS

4 90 30 57 3

MĐ20Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun nhiên liệu điện tử

4 90 30 57 3

MĐ21Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống Điều hòa không khí trên ô tô

3 60 15 43 2

MĐ22 Bảo dưỡng ô tô 3 75 15 55 5

MĐ23 Kỹ thuật chẩn đoán và cố vấn dịch vụ ô tô 3 60 15 55 5

MĐ24 Thực tập tốt nghiệp 7 315 0 310 5  Tổng cộng 83 1980 560 1385 78

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình4.1. Các môn học chung bắt buộc thực hiện theo chương trình môn học do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Nhà trường dành thời gian ngoài thời gian đào tạo bao gồm:

- Quản lý, giáo dục học sinh ngoài giờ (thường xuyên)- Tổ chức cho học sinh tới thăm quan, tìm hiểu tại một số doanh nghiệp liên quan

phù hợp với nghề đào tạo...- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động Đoàn; các hoạt động văn hoá văn

nghệ, thể dục thể thao, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,.., các câu lạc bộ tin học, ngoại ngữ; các phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn: Ngày quốc khánh 02/09, Ngày giải phóng thủ đô 10/10, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày Quốc phòng toàn dân 22/12, Ngày thành lập Đảng 03/02, Ngày thành lập Đoàn 26/03, Ngày Chiến thắng 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Ngày sinh nhật Bác 19/05.

- Tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch tại các nơi danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử để giáo dục lòng yêu nước và truyền thống cách mạng.

- Mặt khác Nhà trường có thể tổ chức cho người học tham gia các hoạt động xã hội như: Hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai - lũ lụt, thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh hoặc tuyên truyền phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội, tổ chức giao lưu kết nghĩa giữa Nhà trường với địa phương...4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.

- Kiểm tra kết thúc thực hiện đối với tất cả các môn học/ môđun sau khi kết thúc môn học/ môđun.

4

Page 5: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Hình thức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun: + Viết / vấn đáp/ thực hành + Viết + thực hành + Vấn đáp + Thực hành ...

(Tuỳ theo môn học hoặc môđun).- Thời gian làm bài:

+ Lý thuyết: * Viết: Từ 60 phút 120 phút * Vấn đáp: 40 phút chuẩn bị + 20 phút trả lời+ Thực hành: Từ 4 giờ 8 giờ

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp: - Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.STT Môn thi Hình thức thi Thời gian Địa điểm

1 Chính trị- Viết- Trắc nghiệm

120 phút60 phút

Tại trường

2 Kiểm tra kiến thức, kỹ năng nghề

a Lý thuyết nghề- Viết/ Trắc nghiệm.- Vấn đáp(chuẩn bị 40’+ trả lời 20’)

≤ 180 phút60 phút

Tại trường

b Thực hành nghềBài thi thực hành: Kỹ năng tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ đạt trình độ CĐ

7giờ-24 giờ Tại trường

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ: + Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo

từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.4.5. Các chú ý khác:

5

Page 6: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, Khoa có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho việc quản lý.

- Có thể sử dụng một số môn học, mô đun đào tạo trong chương trình khung nêu trên để xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể học liên thông lên trình độ trung cấp và cao đẳng.

- Dựa theo chương trình này, khi đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên cao đẳng, cần giảng dạy bổ sung những môn học, mô đun trong chương trình trung cấp không đào tạo./. HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Lê Đình Hải

6

Page 7: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

7

MÔN HỌC CHUNG

Page 8: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌCMÔN HỌC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG

TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH, ngày 06 tháng 12 năm 2018

của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội)

Tên môn học: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊThời gian thực hiện môn học: 75 giờ (lý thuyết: 41 giờ; thảo luận: 29 giờ; kiểm tra: 05 giờ)I. Vị trí, tính chất của môn học1. Vị trí: Môn học Giáo dục chính trị là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.2. Tính chất: Chương trình môn học bao gồm khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam; góp phần đào tạo người lao động phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học, người học đạt được:1. Về kiến thức

Trình bày được một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và những nhiệm vụ chính trị của đất nước hiện nay; nội dung học tập, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.2. Về kỹ năng

Vận dụng được được các kiến thức chung được học về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào giải quyết các vấn đề của cá nhân, xã hội và các vấn đề khác trong quá trình học tập, lao động, hoạt động hàng ngày và tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có năng lực vận dụng các nội dung đã học để rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.III. Nội dung môn học1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian

STT Tên bàiThời gian (giờ)

Tổng số Lý thuyết

Thảo luận

Kiểm tra

1 Bài mở đầu 2 2    

2 Bài 1: Khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin 13 9 4  

3 Bài 2: Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh 13 9 4  8

Page 9: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

4 Kiểm tra 2     2

5 Bài 3: Những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng 5 3 2  

6 Bài 4: Đặc trưng và phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 5 3 2  

7 Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam 10 5 5  

8Bài 6: Tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay

6 3 3  

9 Kiểm tra 2     2

10 Bài 7: Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7 3 4  

11Bài 8: Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc

6 3 3  

12 Bài 9: Tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt 3 1 2  

13 Kiểm tra 1     1

  Tổng cộng 75 41 29 05

2. Nội dung chi tiếtBÀI MỞ ĐẦU

Thời gian: 02 giờ1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được: Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học và

đánh giá môn học.2. Nội dung

2.1. Vị trí, tính chất môn học2.2. Mục tiêu của môn học2.3. Nội dung chính2.4. Phương pháp dạy học và đánh giá môn học

Bài 1:KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Thời gian: 13 giờ1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

9

Page 10: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Trình bày được khái niệm, nội dung cơ bản, vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhận thức và thực tiễn đời sống xã hội;

- Bước đầu vận dụng được thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết các vấn đề của cá nhân và xã hội.2. Nội dung

2.1. Khái niệm chủ nghĩa Mác - Lênin2.2. Một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin2.2.1. Triết học Mác - Lênin2.2.2. Kinh tế chính trị Mác - Lênin2.2.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học2.3. Vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin

Bài 2:KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Thời gian: 13 giờ1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:- Trình bày được một số điểm cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành, nội dung

cơ bản, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh; sự cần thiết, nội dung học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

- Có nhận thức đúng đắn, vận dụng tốt các kiến thức đã học vào việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức và phong cách của cá nhân.2. Nội dung

2.1. Khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh2.1.1. Khái niệm2.1.2. Nguồn gốc2.1.3. Quá trình hình thành2.2. Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh2.2.1. Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh

dân tộc với sức mạnh thời đại2.2.2. Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của

dân, do dân, vì dân2.2.3. Tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân2.2.4. Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống

vật chất và tinh thần của nhân dân2.2.5. Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư2.2.6. Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau2.3. Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam2.4. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai

đoạn hiện nay2.4.1. Sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh

10

Page 11: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.4.2. Nội dung chủ yếu của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Bài 3:NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO

CỦA ĐẢNGThời gian: 05 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong bài này, người học đạt được:- Trình bày được quá trình ra đời và những thành tựu của cách mạng Việt Nam do

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;- Khẳng định, tin tưởng và tự hào về sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với sự

nghiệp cách mạng ở nước ta.2. Nội dung

2.1. Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam

2.1.1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam2.1.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong các giai đoạn cách mạng2.2. Những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng2.2.1. Thắng lợi của đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc2.2.2. Thắng lợi của công cuộc đổi mới

Bài 4:ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở

VIỆT NAMThời gian: 05 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong bài này, người học đạt được:- Trình bày được đặc trưng và phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam;- Có nhận thức đúng đắn và niềm tin vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

hiện nay.2. Nội dung

2.1. Đặc trưng của xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam2.1.1. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh2.1.2. Do nhân dân làm chủ2.1.3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ

sản xuất tiến bộ, phù hợp2.1.4. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc2.1.5. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn

diện

11

Page 12: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.1.6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển

2.1.7. Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo

2.1.8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới2.2. Phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam2.2.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế

tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường2.2.2. Phát triển nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa2.2.3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người,

nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội2.2.4. Đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội2.2.5. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và

phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế2.2.6. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân lộc, tăng

cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất2.2.7. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,

vì nhân dân2.2.8. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Bài 5:PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM

Thời gian: 10 giờ1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:- Trình bày được một số quan điểm và giải pháp xây dựng và phát triển kinh tế, xã

hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay;- Nhận thức được đường lối phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người của nước

ta trong giai đoạn hiện nay là phù hợp và chủ động thực hiện đường lối đó.2. Nội dung

2.1. Nội dung của chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay

2.2. Giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam hiện nay2.2.1. Nội dung phát triển kinh tế, xã hội2.2.2. Nội dung phát triển văn hóa, con người

Bài 6:TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG AN NINH, MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI

NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAYThời gian: 06 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong bài này, người học đạt được:

12

Page 13: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Trình bày được những quan điểm cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đảng ta hiện nay;

- Tin tưởng và tích cực thực hiện tốt đường lối quốc phòng, an ninh và đối ngoại hiện nay.2. Nội dung

2.1. Bối cảnh Việt Nam và quốc tế2.2. Quan điểm và những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối quốc phòng, an ninh2.2.1. Quan điểm của Đảng về đường lối quốc phòng, an ninh2.2.2. Những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối quốc phòng, an ninh2.3. Quan điểm và những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối đối ngoại2.3.1. Quan điểm của Đảng về đường lối đối ngoại2.3.2. Những nhiệm vụ chủ yếu của đường lối đối ngoại

Bài 7:XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA VIỆT NAMThời gian: 07 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong bài này, người học đạt được:- Trình bày được bản chất, đặc trưng, phương hướng và nhiệm vụ xây dựng và hoàn

thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;- Khẳng định được tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam so với các kiểu nhà nước khác và xác định được nhiệm vụ của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Nội dung2.1. Bản chất và đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam2.1.1. Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam2.1.2. Đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam2.2. Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam2.2.1. Phương hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa Việt Nam2.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam

Bài 8:PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG

XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐCThời gian: 06 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong bài này, người học đạt được:

13

Page 14: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Trình bày được tầm quan trọng và nội dung phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;

- Khẳng định được tầm quan trọng và thực hiện tốt vai trò của cá nhân trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.2. Nội dung

2.1. Tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.1.1. Cơ sở lý luận của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.2. Quan điểm và phương hướng của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.2.1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2.2.2. Phương hướng và giải pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Bài 9:TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜI

LAO ĐỘNG TỐTThời gian: 03 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong bài này, người học đạt được:- Trình bày được quan niệm, nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người

công dân tốt, người lao động tốt;- Tích cực học tập và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.

2. Nội dung2.1. Quan niệm về người công dân tốt, người lao động tốt2.1.1. Người công dân tốt2.1.2. Người lao động tốt2.2. Nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao

động tốt2.2.1. Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng cửa

nhân dân Việt Nam2.2.2. Phấn đấu học tập nâng cao năng lực và rèn luyện phẩm chất cá nhân

IV. Điều kiện thực hiện môn học- Phòng học, máy tính, máy chiếu và các thiết bị dạy học khác;- Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài

liệu liên quan;V. Phương pháp đánh giá

14

Page 15: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TTr-BLĐTBXH.

Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung của môn học đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.VII. Một số hướng dẫn khác

Khuyến khích các trường trong danh sách trường nghề được ưu tiên đầu tư tập trung, đồng bộ theo tiêu chí trường nghề chất lượng theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020" tổ chức thí điểm giảng dạy trực tuyến môn học. Đối với các trường khác, chỉ tổ chức giảng dạy trực tuyến môn học sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.

Tài liệu tham khảo1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2014), Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014

của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

2. Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), Hướng dẫn số 127-HD/BTGTW ngày 30/6/2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những điểm mới trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), sổ tay các văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

5. Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/2/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Chính trị dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành chương trình Các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 11/2012/TT-BGDĐT, ngày 7/3/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục chính trị dùng trong đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

15

Page 16: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

14. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

15. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

16. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận- Hành chính: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

17. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Nghiệp vụ công tác đảng ở cơ sở, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

18. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội;

19. Hội đồng Lý luận Trung ương (2017), Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

20. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.Các tài liệu liên quan khác./.

16

Page 17: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌCMÔN HỌC PHÁP LUẬT THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Tên môn học: PHÁP LUẬTThời gian thực hiện môn học: 30 giờ (Lý thuyết: 18 giờ; Thảo luận, bài tập: 10 giờ; kiểm tra: 2 giờ)I. Vị trí, tính chất của môn học1. Vị trí: Môn học Pháp luật là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.2. Tính chất: Chương trình môn học bao gồm một số nội dung về nhà nước và pháp luật; giúp người học có nhận thức đúng và thực hiện tốt các quy định của pháp luật.II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học này, người học đạt được:1. Về kiến thức

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hệ thống pháp luật của Việt Nam;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; pháp luật dân sự, lao động, hành chính, hình sự; phòng, chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.2. Về kỹ năng

- Nhận biết được cấu trúc, chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở Việt Nam; các thành tố của hệ thống pháp luật và các loại văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam;

- Phân biệt được khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh và vận dụng được các kiến thức được học về pháp luật dân sự, lao động, hành chính, hình sự; phòng, chống tham nhũng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào việc xử lý các vấn đề liên quan trong các hoạt động hàng ngày.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Tôn trọng, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; tự chủ được các hành vi của mình trong các mối quan hệ liên quan các nội dung đã được học, phù hợp với quy định của pháp luật và các quy tắc ứng xử chung của cộng đồng và của xã hội.III. Nội dung môn học1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT Tên chương/ bài

Thời gian (giờ)  

Tổng số

Lý thuyết

Thảo luận/ bài tập

Kiểm tra

 

 

1 Bài 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật 2 1 1    

17

Page 18: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2 Bài 2: Hiến pháp 2 1 1    

3 Bài 3: Pháp luật dân sự 5 3 2    

4 Bài 4: Pháp luật lao động 7 5 2    

5 Bài 5: Pháp luật hành chính 4 3 1    

6 Bài 6: Pháp luật hình sự 5 3 2    

7 Bài 7: Pháp luật phòng, chống tham nhũng 2 1 1    

8 Bài 8: Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1 1 0    

9 Kiểm tra 2     2  

Cộng 30 18 10 2  

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Thời gian: 02 giờ1. Mục tiêu

- Nhận biết được bản chất, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nhận biết được các thành tố của hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.2. Nội dung

2.1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam2.1.1. Bản chất, chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam2.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam.2.1.3. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam2.2.1. Các thành tố của hệ thống pháp luật2.2.1.1. Quy phạm pháp luật2.2.1.2. Chế định pháp luật2.2.1.3. Ngành luật2.2.2. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam2.2.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật2.2.3.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật2.2.3.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay

18

Page 19: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Bài 2:HIẾN PHÁP

Thời gian: 02 giờ1. Mục tiêu

- Trình bày được khái niệm, vị trí của hiến pháp và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nhận thức được trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thi hành và bảo vệ Hiến pháp.2. Nội dung

2.1. Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam2.1.1. Khái niệm hiến pháp2.1.2. Vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam2.2. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 20132.2.1. Chế độ chính trị2.2.2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân2.2.3. Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Bài 3:PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Thời gian: 05 giờ1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Luật dân sự.- Nhận biết được quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và các vấn đề cơ bản về

hợp đồng.2. Nội dung

2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự2.3. Một số nội dung của Bộ luật dân sự2.3.1. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản2.3.2. Hợp đồng

Bài 4:PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Thời gian: 07 giờ1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Luật lao động.- Nhận biết được quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động và

một số vấn đề cơ bản khác trong pháp luật lao động.2. Nội dung

19

Page 20: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật lao động2.2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động2.3. Một số nội dung của Bộ luật lao động2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động2.3.3. Hợp đồng lao động2.3.4. Tiền lương2.3.5. Bảo hiểm xã hội2.3.6. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi2.3.7. Kỷ luật lao động2.3.8. Tranh chấp lao động2.3.9. Công đoàn

Bài 5:PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

Thời gian: 04 giờ1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về Luật hành chính;- Nhận biết được các dấu hiệu vi phạm hành chính, nguyên tắc và các hình thức xử

lý vi phạm hành chính.2. Nội dung

2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính2.2. Vi phạm và xử lý vi phạm hành chính2.2.1. Vi phạm hành chính2.2.2. Xử lý vi phạm hành chính

Bài 6:PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Thời gian: 05 giờ1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung cơ bản của Luật hình sự.- Nhận biết được các loại tội phạm và các hình phạt.

2. Nội dung2.1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự2.2. Một số nội dung cơ bản của Bộ luật hình sự2.2.1.Tội phạm2.2.2. Hình phạt

20

Page 21: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Bài 7:PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHUNG

Thời gian: 02 giờ1. Mục tiêu

- Trình bày được một số nội dung về phòng, chống tham nhũng và các điểm chính của Luật Phòng, chống tham nhũng;

- Nhận thức đúng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong công tác phòng, chống tham nhũng.2. Nội dung

2.1. Khái niệm tham nhũng2.2. Nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng2.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng2.4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng2.5. Giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng

Bài 8:PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LƠI NGƯỜI TIÊU DUNG

Thời gian: 01 giờ1. Mục tiêu

- Trình bày được quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng;- Nhận thức được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng.2. Nội dung

2.1. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng2.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùngIV. Điều kiện thực hiện môn học:1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học.2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy chiếu Projector.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Phim, tranh ảnh minh họa các tình huống pháp luật, tài liệu phát tay cho học sinh, tài liệu tham khảo.4. Các điều kiện khác:

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.V. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

21

Page 22: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tậpViệc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số

09/2017/TT-BLĐTBXH.Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết

định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

 Tài liệu tham khảo1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.2. Bộ Luật lao động, 2012.3. Bộ Luật dân sự, 2015.4. Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.5. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 2010.6. Luật Phòng, chống tham nhũng, 2005.7. Luật Xử lý vi phạm hành chính, 2012.8. Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê

duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

9. Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 – 2020.

10. Chỉ thị số 10/CT- TTg ngày 12/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014.

11. Thông tư số 08/2014/TT-BLĐTBXH ngày 22/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình, giáo trình môn học Pháp luật dùng trong đào tạo trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Pháp luật đại cương, Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm, 2017.

13. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tài liệu giảng dạy về phòng, chống tham nhũng dùng cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về luật (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 3468/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2014).

14. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trường Đại học Kinh tế - Luật: Giáo trình Luật Lao động, năm 2016.

15. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2018.

16. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2017.

17. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2018.

18. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2015.

19. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2017.

22

Page 23: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

20. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nhà Xuất bản Công an nhân dân, năm 2015.

21. Trường Đại học Luật Hà Nội: Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2016.

22. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, năm 2017.

23. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, năm 2017.

24. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, năm 2018./.  

23

Page 24: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌCMÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG

TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Tên môn học: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Thời gian thực hiện: 60 giờ (lý thuyết: 05 giờ; thực hành: 51 giờ; kiểm tra: 04 giờ)I. Vị trí, tính chất1. Vị trí: Môn học Giáo dục thể chất là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.2. Tính chất: Chương trình môn học bao gồm một số nội dung cơ bản về thể dục, thể thao; giúp người học tập luyện để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học này, người học đạt được:1. Về kiến thức

Trình bày được tác dụng, các kỹ thuật cơ bản và một số quy định của luật môn thể dục thể thao được học để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực chung.2. Về kỹ năng

Tự tập luyện, rèn luyện đúng các yêu cầu về kỹ thuật, quy định của môn thể dục thể thao được học.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để góp phần bảo đảm sức khỏe trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác.III. Nội dung môn học1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

TT Chương/ bàiThời gian (giờ)

Tổng số Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I BÀI MỞ ĐẦU 1 1    

II Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNG        

1 Bài 1: Thể dục cơ bản 13 1 12  

2 Bài 2: Điền kinh 14 1 13  

3 Kiểm tra giáo dục thể chất chung 2     2

III Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN (chọn 1 trong các chuyên đề sau)

30 2 26 2

24

Page 25: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

1 Chuyên đề 1: Môn bơi lội 30 2 26 2

2 Chuyên đề 2: Môn cầu lông 30 2 26 2

3 Chuyên đề 3: Môn bóng chuyền 30 2 26 2

4 Chuyên đề 4: Môn bóng rổ 30 2 26 2

5 Chuyên đề 5: Môn bóng đá 30 2 26 2

6 Chuyên đề 6: Môn bóng bàn 30 2 26 2

7 Chuyên đề 7: Môn thể dục thể thao khác 30 2 26 2

Cộng 60 5 51 4

2. Nội dung chi tiết

BÀI MỞ ĐẦUThời gian: 01 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong bài này, người học đạt được:Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp dạy học và

đánh giá môn học.2. Nội dung

2.1. Vị trí, tính chất môn học2.2. Mục tiêu của môn học2.3. Nội dung chính2.4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập

Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUNGBài 1: THỂ DỤC CƠ BẢN

Thời gian: 13 giờ1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật cơ bản của một số bài thể dục cơ bản;- Thực hiện được đúng động tác kỹ thuật của các bài thể dục được học.

2. Nội dung2.1. Giới thiệu về thể dục cơ bản2.2. Thể dục tay không liên hoàn2.2.1. Tác dụng của thể dục tay không liên hoàn2.2.2. Các động tác kỹ thuật2.3. Thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản2.3.1. Tác dụng của thể dục cơ bản với dụng cụ đơn giản

25

Page 26: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.3.2. Các động tác kỹ thuật

Bài 2: ĐIỀN KINHThời gian: 14 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong bài này, người học đạt được:- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật cơ bản và một số nội dung trong Luật Điền kinh

như: Chạy cự ly ngắn, chạy cự ly trung bình, nhảy xa hoặc nhảy cao;- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật và bảo đảm các yêu cầu khác của môn điền kinh

được học.2. Nội dung

2.1. Chạy cự ly ngắn2.1.1. Tác dụng của chạy cự ly ngắn2.1.2. Các động tác kỹ thuật2.1.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về chạy cự ly ngắn2.2. Chạy cự ly trung bình2.2.1. Tác dụng của chạy cự ly trung bình2.2.2. Các động tác kỹ thuật2.2.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về chạy cự ly trung bình2.3. Nhảy cao hoặc nhảy xaTùy theo điều kiện cụ thể, Hiệu trưởng nhà trường quyết định chọn dạy một trong

hai nội dung điền kinh dưới đây: Nhảy cao hoặc nhảy xa.2.3.1. Nhảy cao2.3.1.1. Tác dụng của nhảy cao2.3.1.2. Các động tác kỹ thuật2.3.1.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về nhảy cao2.3.2. Nhảy xa2.3.2.1. Tác dụng của nhảy xa2.2.2.2. Các động tác kỹ thuật2.3.2.3. Một số quy định trong Luật Điền kinh về nhảy xa

Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN(Chọn 1 trong các chuyên đê sau)

Chuyên đề 1: MÔN BƠI LỘIThời gian: 30 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật bơi;- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật cơ bản của môn Bơi lội.

2. Nội dung2.1. Tác dụng của môn Bơi lội

26

Page 27: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.2. Các động tác kỹ thuật2.2.1. Làm quen với nước, phương pháp thở nước và thả nổi2.2.2. Động tác chân và tay2.2.3. Phối hợp tay - chân2.2.4. Phối hợp tay - chân - thở2.2.5. Kỹ thuật xuất phát2.2.6. Kỹ thuật quay vòng2.2.7. Kỹ thuật về đích2.3. Một số quy định của Luật bơi

Chuyên đề 2: MÔN CẦU LÔNGThời gian: 30 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Cầu lông;- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật cơ bản của môn Cầu lông.

2. Nội dung2.1. Tác dụng của môn Cầu lông2.2. Các động tác kỹ thuật2.2.1. Tư thế cơ bản và cách cầm vợt2.2.2. Các bước di chuyển (phải trái, trước, sau, chếch), bước đơn, kép, đệm2.2.3. Kỹ thuật đánh cầu phải, trái cao tay2.2.4. Kỹ thuật đánh cầu phải, trái thấp tay2.2.5. Kỹ thuật đánh cầu sát lưới và bỏ nhỏ2.2.6. Kỹ thuật phát cầu (thấp gần, cao sâu)2.2.7. Kỹ thuật đập cầu2.2.8. Chiến thuật thi đấu2.3. Một số quy định của Luật Cầu lông

Chuyên đề 3: MÔN BÓNG CHUYỀNThời gian: 30 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Bóng

chuyền;- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật cơ bản của môn Bóng chuyền.

2. Nội dung2.1. Tác dụng của môn Bóng chuyền2.2. Các động tác kỹ thuật2.2.1. Tư thế cơ bản, các bước di chuyển

27

Page 28: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.2.2. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản (chuyền bước 2)2.2.3. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản (chuyền bước 1)2.2.4. Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt2.2.5. Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt2.2.6. Kỹ thuật chắn bóng2.2.7. Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà2.3. Một số quy định của Luật Bóng chuyền

Chuyên đề 4: MÔN BÓNG RỔThời gian: 30 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Bóng rổ;- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật cơ bản của môn Bóng rổ

2. Nội dung2.1. Tác dụng của môn Bóng rổ2.2. Các động tác kỹ thuật2.2.1. Cách cầm bóng và tư thế chuẩn bị và di chuyển2.2.2. Kỹ thuật dẫn bóng2.2.3. Kỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng hai tay trước ngực2.2.4. Kỹ thuật bắt bóng bằng một tay2.2.5. Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay2.2.6. Kỹ thuật ném rổ bằng một tay trên vai2.2.7. Kỹ thuật ném rổ bằng hai tay trước ngực2.2.8. Kỹ thuật hai bước ném rổ2.3. Một số quy định của Luật Bóng rổ

Chuyên đề 5: MÔN BÓNG ĐÁThời gian: 30 giờ

1. Mục tiêu- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Bóng đá;- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật cơ bản của môn Bóng đá.

2. Nội dung2.1. Tác dụng của môn Bóng đá2.2. Các động tác kỹ thuật2.2.1. Kỹ thuật di chuyển2.2.2. Kỹ thuật dẫn bóng2.2.3. Kỹ thuật giữ/ khống chế bóng2.2.4. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân2.2.5 Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân

28

Page 29: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.2.6. Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân2.2.7. Kỹ thuật đá biên hoặc ném biên2.3. Một số quy định của Luật Bóng đá

Chuyên đề 6: MÔN BÓNG BÀNThời gian: 30 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong chuyên đề này, người học đạt được:- Trình bày được tác dụng, kỹ thuật chính và một số quy định trong Luật Bóng bàn;- Thực hiện đúng động tác kỹ thuật cơ bản của môn Bóng bàn.

2. Nội dung2.1. Tác dụng của môn Bóng bàn2.2. Các động tác kỹ thuật2.2.1. Cách cầm vợt và tư thế chuẩn bị và di chuyển2.2.2. Kỹ thuật giao bóng, đỡ giao bóng thuận tay và trái tay2.2.3. Kỹ thuật líp bóng thuận tay và trái tay2.2.4. Kỹ thuật bạt bóng thuận và trái tay2.2.5. Kỹ thuật gò bóng thuận và trái tay2.2.6. Kỹ thuật tấn công và phòng thủ (thuận và trái tay)2.3. Một số quy định của Luật Bóng bàn

Chuyên đề 7: MÔN THỂ DỤC THỂ THAO KHÁCThời gian: 30 giờ

Căn cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu của người học, Hiệu trưởng nhà trường có thể xem xét, quyết định xây dựng và thực hiện các chuyên đề thể dục thể thao tự chọn khác như: Vo thuật, đẩy tạ, tenis, đá cầu...bảo đảm yêu cầu về mục tiêu, nội dung và thời lượng của chuyên đề thể dục thể thao.IV. Điều kiện thực hiện môn học1. Điều kiện chung: Nhà tập luyện/ thi đấu đa năng; video/clip, tranh ảnh, máy chiếu, loa, đài, còi, cờ lệnh, đồng hồ bấm giờ; bàn, ghế; quần áo tập luyện, dụng cụ y tế.2. Trang thiết bị

2.1. Đối với giáo dục thể chất chung- Thể dục cơ bản: Sân tập, còi, tranh động tác, thảm tập; dụng cụ tập như gậy, bóng,

hoa; nhạc tập và các thiết bị khác.- Điền kinh:

+ Chạy cự ly ngắn và trung bình: Sân chạy, dụng cụ phát lệnh, bàn đạp xuất phát và các thiết bị khác;

+ Nhảy cao: Nệm nhảy cao, trụ, xà nhảy cao và các thiết bị khác;+ Nhảy xa: Hố nhảy xa, thước đo và các thiết bị khác.

2.2. Đối với chuyên đề thể dục thể thao tự chọn:- Môn bơi lội: Hồ bơi, phao bơi, nón bơi, kính bơi và các thiết bị khác;

29

Page 30: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Môn cầu lông: Sân cầu lông, bộ trụ; lưới, vợt, quả cầu lông, bảng lật tỷ số và các và các thiết bị khác;

- Môn bóng chuyền: Sân bóng chuyền; trụ, lưới, bóng chuyền; bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;

- Môn bóng rổ: Sân bóng rổ, trụ bóng rổ; bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;

- Môn bóng đá: Sân bóng đá, khung thành, bóng đá, thẻ phạt, bảng lật tỷ số, sa bàn chiến thuật và các thiết bị khác;

- Môn bóng bàn: Phòng tập; bàn, vợt, bóng, bảng lật tỷ số và các thiết bị khác.3. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đầu tư phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.V. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH.

Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

Tài liệu tham khảo1. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 32/01/2015 của Chính phủ Quy định về Giáo

dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường.2. Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê

duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;

3. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Cầu lông, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2000.

4. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bơi thể thao, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.

5. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Thể dục, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2009.

6. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bóng chuyền, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, năm 2006.

7. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Điền kinh (sách giáo khoa), năm 2006.

8. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bóng đá, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2007.

30

Page 31: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

9. Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh: Giáo trình Bơi thể thao, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.

10. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình điền kinh, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.

11. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng rổ, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.

12. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng đá, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2017.

13. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bơi lội (tập 1, tập 2), Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2016.

14. Trường Đại học Thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình bóng bàn, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2014.

15. Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao TP. Hồ Chí Minh: Giáo trình Điền kinh, năm 2016.

16. Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh: Giáo trình Bóng chuyền, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014.

17. Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Năng: Giáo trình thể dục (tập 1, tập 2) Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2014.

18. Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Năng: Giáo trình điền kinh, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2014.

19. Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Năng: Giáo trình bóng bàn, Nhà Xuất bản Thể dục thể thao, năm 2015.

20. Luật các môn thể thao và các tài liệu tham khảo khác./. 

31

Page 32: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌCMÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH THUỘC KHỐI CÁC MÔN

HỌC CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG(Ban hành kèm theo Thông tư số 10 /2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Tên môn học: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINHThời gian thực hiện: 75 giờ (lý thuyết: 36 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 35 giờ; kiểm tra: 04 giờ)I. Vị trí, tính chất của môn học1. Vị trí: Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học điều kiện, bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng.2. Tính chất: Chương trình môn học bao gồm những nội dung cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản về phòng thủ dân sự, rèn luyện kỹ năng quân sự; săn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học, người học đạt được:1. Về kiến thức

- Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;

- Trình bày được những vấn đề cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;

- Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội; tác dụng, tính năng, cấu tạo và cách thức sử dụng của một số loại vũ khí bộ binh thông thường; kỹ thuật cấp cứu chuyển thương.2. Về kỹ năng

- Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay;

- Nhận biết được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia;

- Xác định được một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo; phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam;

32

Page 33: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Nhận thức đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh;

- Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị; kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh; cấp cứu chuyển thương.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Luôn có tinh thần cảnh giác cao trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; chấp hành tốt mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh;

- Rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, hình thành lối sống có kỷ luật, có ý thức tự giác và tác phong nhanh nhẹn trong các hoạt động;

- Săn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và các hoạt động xã hội góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; chiến tranh nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh.III. Nội dung môn học1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

STT Tên bài

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành/ thảo luận

Kiểm tra

1 Bài 1: Nhập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 2 2    

2Bài 2: Phòng chống chiến lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam

4 3 1  

3 Bài 3: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên 4 3 1  

4 Bài 4: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia 4 3 1  

5 Bài 5: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc và tôn giáo 4 3 1  

6 Bài 6: Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội 4 3 1  

7 Kiểm tra 1     1

8

Bài 7: Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

5 3 2  

33

Page 34: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

9 Bài 8: Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa 5 3 2  

10 Bài 9: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam 5 3 2  

11 Bài 10: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh 5 3 2  

12 Kiểm tra 1     1

13 Bài 11: Đội ngũ đơn vị 4 1 3  

14 Bài 12: Giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh 19 5 14  

15 Bài 13: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương 6 1 5  

16 Kiểm tra 2     2

  CỘNG 75 36 35 4

2. Nội dung chi tiếtBài 1:

NHẬP MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINHThời gian: 02 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong bài học, người học đạt được:- Trình bày được vị trí, tính chất, mục tiêu, nội dung chính, điều kiện thực hiện, yêu

cầu về kiểm tra đánh giá môn học; các yêu cầu tối thiểu về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh;

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người học trong học tập môn học, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.2. Nội dung

2.1. Vị trí, tính chất, mục tiêu của môn học2.2. Các nội dung chính2.3. Một số yêu cầu cơ bản về lễ tiết tác phong quân nhân cho người học2.4. Điều kiện thực hiện môn học2.5. Tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập

Bài 2:PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯƠC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT

ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THU ĐỊCH ĐỐI VỚI VIỆT NAMThời gian: 04 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong bài học, người học đạt được:

34

Page 35: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Trình bày được những nội dung cơ bản về chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với các nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam;

- Nhận biết được một số biểu hiện, hoạt động về “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam hiện nay.2. Nội dung

2.1. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội

2.1.1. Khái niệm chiến lược "Diễn biến hòa bình"2.1.2. Khái niệm bạo loạn lật đổ2.2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối

với Việt Nam2.2.1. Âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "Diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam2.2.2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam2.3. Quan điểm và phương châm của Đảng, Nhà nước về phòng chống chiến lược

“Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ2.3.1. Quan điểm chỉ đạo2.3.2. Phương châm tiến hành2.4. Những giải pháp phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ

ở Việt Nam hiện nay2.4.1. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc

mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ2.4.2. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng

xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế2.4.3. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân2.4.4. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt2.4.5. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh2.4.6. Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống "Diễn biến hoà

bình", bạo loạn lật đổ của địch2.4.7. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chăm lo nâng

cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động2.5. Thảo luận

Bài 3:XÂY DỰNG LỰC LƯƠNG DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯƠNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Thời gian: 04 giờ1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:- Trình bày được những kiến thức cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự

bị động viên;- Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng

lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên.2. Nội dung

35

Page 36: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.1. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ2.1.1. Khái niệm, vị trí vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ2.1.2. Nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ2.1.3. Một số biện pháp xây dựng lực lượng dân quân tự vệ giai đoạn hiện nay2.2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên2.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò xây dựng lực lượng dự bị động viên2.2.2. Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên2.2.3. Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên2.2.4. Một số biện pháp xây dựng lực lượng dự bị động viên giai đoạn hiện nay2.3. Thảo luận

Bài 4:XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Thời gian: 04 giờ1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên

giới quốc gia, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia;

- Phân biệt được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia.2. Nội dung

2.1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia2.1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia2.1.2. Chủ quyền biên giới quốc gia2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,

biển đảo và biên giới quốc gia2.3. Một số giải pháp cơ bản của Đảng, Nhà nước về xây dựng và bảo vệ chủ quyền

lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia2.4. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển

đảo và biên giới quốc gia2.5. Thảo luận

Bài 5:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

Thời gian: 04 giờ1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:- Trình bày được những nội dung chính về dân tộc, tôn giáo; vấn đề dân tộc, tôn

giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay;

- Xác định ro quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

36

Page 37: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2. Nội dung2.1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc2.1.1. Một số vấn đề chung về dân tộc2.1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam2.2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo2.2.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo2.2.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam2.3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở

Việt Nam2.3.1. Quan điểm, chính sách về dân tộc của Đảng và Nhà nước2.3.2. Quan điểm, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước2.3.3. Một số giải pháp nâng cao nhận thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc2.4. Thảo luận

Bài 6:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI

Thời gian: 04 giờ1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:- Trình bày được những nội dung cơ bản về công tác phòng chống tội phạm và tệ

nạn xã hội;- Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong công tác phòng chống tội

phạm và tệ nạn xã hội hiện nay.2. Nội dung

2.1. Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm 2.1.1. Khái niệm tội phạm và phòng chống tội phạm

2.1.2. Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm2.1.3. Chủ thể và nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm2.1.4. Phòng chống tội phạm trong nhà trường2.2. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội2.2.1. Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối

tượng hoạt động tệ nạn xã hội2.2.2. Chủ trương, quan điểm và các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn

xã hội2.2.3. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong phòng chống tệ nạn xã hội2.3. Thảo luận

Bài 7:ĐƯỜNG LỐI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ

NƯỚC VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ AN NINH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, TƯ TƯỞNG

37

Page 38: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Thời gian: 05 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong bài học, người học đạt được:- Trình bày được những kiến thức cơ bản về đường lối quan điểm của Đảng, chính

sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng;- Nhận thức đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà

nước về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.2. Nội dung

2.1. Quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.1.1. Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam

2.1.2. Quan điểm cơ bản của Đảng về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng

2.2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng2.2.1. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến

thức về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng2.2.2. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với việc tăng cường bảo vệ an ninh chính

trị, văn hóa, tư tưởng trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước2.2.3. Tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng công tác hội nhập quốc tế về bảo

vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng2.3. Những giải pháp cơ bản về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng2.4. Thảo luận

Bài 8:CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Thời gian: 05 giờ1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:- Trình bày được các nội dung cơ bản về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam xã hội chủ nghĩa;- Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong chiến tranh nhân dân bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.2. Nội dung

2.1. Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc2.1.1. Mục đích, đối tượng của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc2.1.2. Tính chất đặc điểm của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc2.2. Quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc2.2.1. Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang

nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực

38

Page 39: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.2.2. Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh

2.2.3. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt

2.2.4. Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng, ra sức sản xuất thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh

2.2.5. Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại gây bạo loạn

2.2.6. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới

2.3. Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân2.3.1. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân2.3.2. Tổ chức lực lượng chiến tranh nhân dân2.4. Thảo luận

Bài 9:XÂY DỰNG LỰC LƯƠNG VU TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM

Thời gian: 05 giờ1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:- Trình bày được những vấn đề cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

Việt Nam;- Xác định được trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng

lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.2. Nội dung

2.1. Khái niệm, đặc điểm và những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

2.1.1. Khái niệm2.1.2. Đặc điểm liên quan đến xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân2.1.3. Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

trong thời kỳ mới2.2. Phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới2.2.1. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng2.2.2. Chính quy2.2.3. Tinh nhuệ2.2.4. Từng bước hiện đại2.3. Những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân2.4. Thảo luận

39

Page 40: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Bài 10:KẾT HƠP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG, CỦNG CỐ

QUỐC PHÒNG VÀ AN NINHThời gian: 05 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong bài học, người học đạt được:- Trình bày được những vấn đề cơ bản về việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với

tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh;- Nhận thức đúng trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc tham gia xây dựng

phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh.2. Nội dung

2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam

2.1.1. Cơ sở lý luận của sự kết hợp2.1.2. Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp2.2. Nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc

phòng và an ninh với đối ngoại ở nước ta hiện nay2.2.1. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội2.2.2. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an

ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ2.2.3. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an

ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu2.2.4. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an

ninh trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc2.2.5. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng và an

ninh trong hoạt động đối ngoại2.3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng

cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam hiện nay2.4. Thảo luận

Bài 11:ĐỘI NGU ĐƠN VỊ

Thời gian: 04 giờ1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài học, người học đạt được:- Trình bày được một số nội dung cơ bản về đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội;- Thực hiện đúng các động tác trong đội ngũ đơn vị cấp tiểu đội, trung đội.

2. Nội dung2.1. Đội hình tiểu đội2.1.1. Đội hình tiểu đội một hàng ngang2.1.2. Đội hình tiểu đội hai hàng ngang2.1.3. Đội hình tiểu đội một hàng dọc

40

Page 41: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.1.4. Đội hình tiểu đội hai hàng dọc2.2. Đội hình trung đội2.2.1. Đội hình trung đội một hàng ngang2.2.2. Đội hình trung đội hai hàng ngang2.2.3. Đội hình trung đội ba hàng ngang2.2.4. Đội hình trung đội một hàng dọc2.2.5. Đội hình trung đội hai hàng dọc2.2.6. Đội hình trung đội ba hàng dọc2.3. Đổi hướng đội hình2.3.1. Đổi hướng đội hình khi đứng tại chỗ2.3.2. Đổi hướng đội hình trong khi đi2.4. Thực hành

Bài 12:GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI VU KHÍ

BỘ BINHThời gian: 19 giờ

1. Mục tiêuSau khi học xong bài học, người học đạt được:- Trình bày được tác dụng, tính năng chiến đấu, cấu tạo, chuyển động của một số

loại vũ khí bộ binh;- Thực hiện đúng động tác tháo lắp súng bộ binh và kỹ thuật sử dụng một số loại vũ

khí bộ binh;- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và sử dụng vũ khí bộ binh trong tập luyện và chiến

đấu.2. Nội dung

2.1. Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh2.1.1. Súng trường CKC2.1.2. Súng tiểu liên AK2.1.3. Súng trung liên RPĐ cỡ 7,62 mm2.1.4. Súng diệt tăng B412.1.5. Lựu đạn cần 97 Việt Nam, lựu đạn F-12.2. Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vũ khí bộ binh2.2.1. Kỹ thuật tháo và lắp một số loại vũ khí bộ binh2.2.2. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC2.2.3. Kỹ thuật sử dụng lựu đạn cần 97 Việt Nam và Lựu đạn F-12.3. Thực hành

Bài 13:KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG

Thời gian: 06 giờ41

Page 42: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

1. Mục tiêuSau khi học xong bài học, người học đạt được:- Trình bày được một số nội dung cơ bản về kỹ thuật cấp cứu, chuyển thương;- Thực hiện đúng các bước cấp cứu, chuyển thương.

2. Nội dung2.1. Cầm máu tạm thời2.1.1. Mục đích2.1.2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời2.1.3. Phân biệt các loại chảy máu2.1.4. Các biện pháp cầm máu tạm thời2.2. Cố định tạm thời xương gãy2.2.1. Mục đích2.2.2. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy2.2.3. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy2.3. Hô hấp nhân tạo2.3.1. Nguyên nhân gây ngạt thở2.3.2. Kỹ thuật cấp cứu ban đầu2.3.3. Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở2.4. Kỹ thuật chuyển thương2.4.1. Mang vác bằng tay2.4.2. Chuyển nạn nhân bằng cáng2.5. Thực hành

IV. Điều kiện thực hiện môn học1. Địa điểm học tập

Phòng học, thao trường, bãi tập và các địa điểm khác đáp ứng điều kiện thực hiện môn học.2. Trang thiết bị

2.1. Tài liệu:Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh bậc trung cấp và các tài liệu tham khảo

khác do Hiệu trưởng nhà trường quyết định theo quy định của pháp luật.2.2. Tranh, phim ảnh:- Sơ đồ tổ chức Quân đội và Công an;- Cấu tạo, sử dụng một số loại lựu đạn;- Kỹ thuật băng bó cấp cứu, chuyển thương;- Súng tiểu liên AK, súng trường CKC, súng trung liên RPĐ, súng diệt tăng B41;- Các tư thế, động tác bắn súng AK, CKC;- Cấu tạo và động tác sử dụng lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97;- Phim ảnh về giáo dục quốc phòng và an ninh.2.3. Mô hình vũ khí:- Mô hình súng AK-47, CKC, RPĐ, B41 cắt bổ;

42

Page 43: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Mô hình súng tiểu liên AK-47, CKC luyện tập;- Mô hình lựu đạn lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97 cắt bổ;- Mô hình lựu đạn lựu đạn Ф1, lựu đạn cần 97 luyện tập.2.4. Máy bắn tập:- Máy bắn MBT-03;- Thiết bị tạo tiếng nổ và lực giật cho máy bắn tập MBT-03 TNAK-12;- Thiết bị theo doi đường ngắm RDS-07;- Lựu đạn tập nổ nhiều lần sử dụng CO2 lỏng (LĐT-15).2.5. Thiết bị khác:- Bao đạn, túi đựng lựu đạn;- Bộ bia (khung + mặt bia số 4);- Giá đặt bia đa năng;- Kính kiểm tra đường ngắm;- Đồng tiền di động;- Mô hình đường đạn trong không khí;- Hộp dụng cụ huấn luyện;- Thiết bị tạo tiếng súng và tiếng nổ giả;- Dụng cụ băng bó cứu thương;- Cáng cứu thương;- Giá súng và bàn thao tác;- Tủ đựng súng và thiết bị.2.6. Trang phục:- Trang phục giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh

+ Trang phục mùa hè;+ Trang phục dã chiến;+ Mũ Kêpi;+ Mũ cứng;+ Mũ mềm;+ Thắt lưng;+ Giầy da;+ Tất sợi;+ Sao mũ Kêpi giáo dục quốc phòng và an ninh;+ Sao mũ cứng giáo dục quốc phòng và an ninh;+ Sao mũ mềm giáo dục quốc phòng và an ninh;+ Nền cấp hiệu giáo dục quốc phòng và an ninh;+ Nền phù hiệu giáo dục quốc phòng và an ninh;+ Biển tên;+ Ca vát.

- Trang phục người học giáo dục quốc phòng và an ninh+ Trang phục hè;+ Mũ cứng;+ Mũ mềm;

43

Page 44: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

+ Giầy vải;+ Tất sợi;+ Sao mũ cứng giáo dục quốc phòng và an ninh;+ Thắt lưng;+ Sao mũ mềm giáo dục quốc phòng và an ninh.

3. Các điều kiện khácKhuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký

hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy nội dung lý thuyết theo hình thức trực tuyến.Tài liệu tham khảo: 1. Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới.

2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.

3. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.4. Luật Biên giới quốc gia, 2004.5. Luật nghĩa vụ quân sự, 2015.6. Luật an ninh quốc gia, 2004.7. Bộ luật hình sự, 2015.8. Luật phòng chống tham nhũng, 2005; sửa đổi bổ sung năm 2018.9. Luật tín ngưỡng, tôn giáo, 2016.10. Luật Quốc phòng, 2006; sửa đổi, bổ sung năm 2018.11. Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, 2013.12. Luật biển Việt Nam, 2012.13. Luật Dân quân tự vệ, 2009.14. Luật phòng, chống ma túy, năm 2000; sửa đổi, bổ sung năm 2009.15. Pháp lệnh số 10/2003/PL-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 của Uỷ ban thường vụ

Quốc hội về phòng, chống mại dâm.16. Nghị định số 116/2006/NĐ-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ về động viên

quốc phòng.17. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân

tộc.18. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 quy định về phòng, chống tội

phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.19. Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết

về biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.20. Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định chi tiết một số điều

của luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

21. Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có

44

Page 45: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

22. Thông tư số 02/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.

23. Thông tư số 08/2015/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành chương trình, giáo trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh dùng cho trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề.

24. Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.

25. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh tập 1, tập 2 dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Nhà xuất bản Giáo dục 2007.

26. Học viện chính trị: Phòng, chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009.

27. Giáo trình Giáo dục an ninh - trật tự, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012.28. Điều lệnh quản lý bộ đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2011.29. Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, Cục quân huấn, BTTM, năm 1997.30. Sách dạy bắn súng trung liên RPĐ, Cục quân huấn, BTTM, năm 2000.31. Sách dạy bắn súng diệt tăng B41, Cục quân huấn, BTTM, năm 2002./.

 

45

Page 46: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌCMÔN HỌC TIN HỌC THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG CHƯƠNG

TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG(Ban hành kèm theo Thông tư số 11 /2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

Tên môn học: TIN HỌCThời gian thực hiện: 75 giờ, (lý thuyết: 15 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 58 giờ; kiểm tra: 2 giờ).I. Vị trí, tính chất của môn học1. Vị trí: Môn học Tin học là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo cao đẳng.2. Tính chất: Chương trình môn học bao gồm nội dung cơ bản về máy tính và công nghệ thông tin, cũng như việc sử dụng máy tính trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này.II. Mục tiêu của môn học

Sau khi học xong môn học này, người học đạt được Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể:1. Về kiến thức

Trình bày và giải thích được được kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin; sử dụng máy tính, xử lý văn bản; sử dụng bảng tính, trình chiếu, Internet.2. Về kỹ năng

- Nhận biết được các thiết bị cơ bản của máy tính, mạng máy tính; phân loại phần mềm; lập trình; phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở;

- Sử dụng được hệ điều hành Windows để tổ chức, quản lý thư mục, tập tin trên máy tính và sử dụng máy in;

- Sử dụng được phần mềm soạn thảo để soạn thảo được văn bản hành chính theo đúng quy định về kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính;

- Sử dụng được phần mềm xử lý bảng tính để tạo trang tính và các hàm cơ bản để tính các bài toán thực tế;

- Sử dụng được phần mềm trình chiếu để xây dựng và trình chiếu được các nội dung cần thiết;

- Sử dụng được một số dịch vụ Internet cơ bản như: Trình duyệt Web, thư điện tử, tìm kiếm thông tin và một số dạng truyền thông số thông dụng;

- Nhận biết và áp dụng biện pháp phòng tránh các loại nguy cơ đối với an toàn dữ liệu, mối nguy hiểm tiềm năng khi sử dụng các trang mạng xã hội, an toàn và bảo mật, bảo vệ thông tin;

- Thực hiện đúng các quy định về an toàn bảo mật thông tin; an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong việc sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Nhận thức được tầm quan trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật, có trách nhiệm trong việc sử dụng máy tính và công nghệ thông tin trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;

- Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản vào học tập, lao động và các hoạt động khác.

46

Page 47: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

III. Nội dung môn học1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Số TT Tên chương Tổng

số

Thời gian (giờ)

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận,

bài tập

Kiểm tra

1 Chương I. Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản 5 3 2  

2 Chương II. Sử dụng máy tính cơ bản 6 2 4  

3 Chương III. Xử lý văn bản cơ bản 17 2 15  

4 Kiểm tra 1     1

5 Chương IV. Sử dụng bảng tính cơ bản 29 4 25  

6 Chương V. Sử dụng trình chiếu cơ bản 11 2 9  

7 Chương VI. Sử dụng Internet cơ bản 5 2 3  

8 Kiểm tra 1     1

  Tổng cộng 75 15 58 2

2. Nội dung chi tiết

Chương I. HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢNThời gian: 05 giờ

1. Mục tiêuHọc xong chương này, người học có khả năng:- Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, phần mềm, biểu diễn thông tin

trong máy tính, mạng cơ bản; các quy định liên quan đến việc sử dụng máy tính và công nghệ thông tin;

- Nhận biết được các thiết bị phần cứng chủ yếu, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng; tuân thủ đúng các quy định trong việc sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin.2. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về máy tính2.1.1. Thông tin và xử lý thông tin2.1.1.1. Thông tin2.1.1.2. Dữ liệu2.1.1.3. Xử lý thông tin2.1.2. Phần cứng2.1.2.1. Đơn vị xử lý trung tâm2.1.2.2. Thiết bị nhập2.1.2.3. Thiết bị xuất

47

Page 48: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.1.2.4. Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ2.2. Phần mềm2.2.1. Phần mềm hệ thống2.2.2. Phần mềm ứng dụng2.2.3. Một số phần mềm ứng dụng thông dụng2.2.4. Phần mềm nguồn mở2.3. Biểu diễn thông tin trong máy tính2.3.1. Biểu diễn thông tin trong máy tính2.3.2. Đơn vị thông tin và dung lượng bộ nhớ2.4. Mạng cơ bản2.4.1. Những khái niệm cơ bản2.4.2. Internet, Intranet, Extranet2.4.3. Truyền dữ liệu trên mạng2.4.3.1. Truyền dữ liệu trên mạng2.4.3.2. Tốc độ truyền2.4.3.3. Các số đo (bps, Kbps, Mbps, Gbps…)2.4.4. Phương tiện truyền thông2.4.4.1. Giới thiệu về phương tiện truyền thông2.4.4.2. Băng thông2.4.4.3. Phân biệt các phương tiện truyền dẫn có dây2.4.5. Download, Upload2.5. Các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông2.5.1. Một số ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng trong kinh doanh2.5.2. Một số ứng dụng phổ biến để liên lạc, truyền thông2.6. An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sử dụng công nghệ thông tin và

truyền thông2.6.1. An toàn lao động2.6.2. Bảo vệ môi trường2.7. Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính2.7.1. Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu2.7.2. Phần mềm độc hại (malware)2.8. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng công nghệ thông

tin2.8.1. Bản quyền/ Sở hữu trí tuệ2.8.2. Bảo vệ dữ liệu

Chương II. SỬ DỤNG MÁY TÍNH CƠ BẢNThời gian: 06 giờ

1. Mục tiêuHọc xong chương này, người học có khả năng:

48

Page 49: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về hệ điều hành Windows, quản lý thư mục, tập tin; phần mềm tiện ích và đa phương tiện, sử dụng tiếng Việt trong máy tính, sử dụng máy in;

- Khởi động, tắt được máy tính, máy in theo đúng quy trình. Thực hiện được việc quản lý thư mục, tập tin; cài đặt, gỡ bỏ và sử dụng được một số phần mềm tiện ích thông dụng.2. Nội dung

2.1. Làm việc với hệ điều hành2.1.1. Windows là gì?2.1.2. Khởi động và thoát khỏi Windows2.1.3. Desktop2.1.4. Thanh tác vụ (Taskbar)2.1.5. Menu Start2.1.6. Khởi động và thoát khỏi một ứng dụng2.1.7. Chuyển đổi giữa các cửa sổ ứng dụng2.1.8. Thu nhỏ một cửa sổ, đóng cửa sổ một ứng dụng2.1.9. Sử dụng chuột2.2. Quản lý thư mục và tập tin2.2.1. Khái niệm thư mục và tập tin2.2.2. Xem thông tin, di chuyển, tạo đường tắt đến nơi lưu trữ thư mục và tập tin2.2.3. Tạo, đổi tên tập tin và thư mục, thay đổi trạng thái và hiển thị thông tin về tập

tin2.2.4. Chọn, sao chép, di chuyển tập tin và thư mục2.2.5. Xóa, khôi phục tập tin và thư mục2.2.6. Tìm kiếm tập tin và thư mục2.3. Sử dụng Control Panel2.3.1. Khởi động Control Panel2.3.2. Region and Language2.3.3. Devices and Printers2.3.4. Programs and Features2.4. Một số phần mềm tiện ích2.4.1. Phần mềm nén, giải nén tập tin2.4.2. Phần mềm diệt virus2.5. Sử dụng tiếng Việt2.5.1. Các bộ mã tiếng Việt2.5.2. Cách thức nhập tiếng Việt2.5.3. Chọn phần mềm nhập tiếng Việt2.6. Chuyển đổi định dạng tập tin2.7. Đa phương tiện2.8. Sử dụng máy in2.8.1. Lựa chọn máy in

49

Page 50: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.8.2. In

Chương III. XỬ LÝ VĂN BẢN CƠ BẢNThời gian: 17 giờ

1. Mục tiêuHọc xong chương này, người học có khả năng:- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về văn bản, soạn thảo và xử lý văn bản,

sử dụng phần mềm Microsoft Word trong soạn thảo văn bản, kết xuất và phân phối văn bản;

- Soạn thảo được văn bản bảo đảm đúng các yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính; in ấn và phân phối văn bản bảo đảm đúng quy định.2. Nội dung

2.1. Khái niệm văn bản và xử lý văn bản2.1.1. Khái niệm văn bản.2.1.2. Khái niệm xử lý văn bản.2.2. Sử dụng Microsoft Word2.2.1. Giới thiệu Microsoft Word2.2.1.1. Mở, đóng Microsoft Word2.2.1.2. Giới thiệu giao diện Microsoft Word2.2.2. Thao tác với tập tin Microsoft Word2.2.2.1. Mở một tập tin có săn2.2.2.2. Tạo một tập tin mới2.2.2.3. Lưu tập tin2.2.2.4. Đóng tập tin2.2.3. Định dạng văn bản2.2.3.1. Định dạng văn bản (Text)2.2.3.2. Định dạng đoạn văn2.2.3.2.1. Định dạng đoạn (Paragraph)2.2.3.2.2. Định dạng Bullets, Numbering2.2.3.2.3. Thiết lập điểm dừng (Tab)2.2.3.2.4. Định dạng khung và nền (Borders and Shading)2.2.3.3. Kiểu dáng (Style)2.2.3.4. Chèn (Insert) các đối tượng vào văn bản2.2.3.4.1. Bảng (Table)2.2.3.4.2. Chèn hình ảnh (Picture)2.2.3.4.3. Chèn chữ nghệ thuật (WordArt)2.2.3.4.4. Chèn ký tự đặc biệt2.2.3.4.5. Chèn đối tượng Shapes2.2.3.5. Hộp văn bản (Textbox)2.2.3.6. Tham chiếu (Reference)

50

Page 51: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.2.3.7. Hoàn tất văn bản2.2.3.7.1. Căn lề toàn bộ văn bản2.2.3.7.2. Thêm, bỏ ngắt trang2.2.3.7.3. Tạo tiêu đề trang (Header & Footer)2.2.4. In văn bản2.2.5. Phân phối văn bản2.2.6. Soạn thông báo, thư mời2.2.7. Soạn và xử lý văn bản hành chính mẫu

Chương IV. SỬ DỤNG BẢNG TÍNH CƠ BẢNThời gian: 29 giờ

1. Mục tiêuHọc xong chương này, người học có khả năng:- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về bảng tính, trang tính; về sử dụng phần

mềm Microsoft Excel;- Sử dụng được phần mềm xử lý bảng tính Microsoft Excel để tạo bảng tính, trang

tính; nhập và định dạng dữ liệu; sử dụng các biểu thức toán học, các hàm cơ bản để tính toán các bài toán thực tế.2. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về bảng tính (Workbook)2.2.1. Khái niệm bảng tính2.2.2. Các bước xây dựng bảng tính thông thường2.2. Sử dụng Microsoft Excel2.2.1. Làm việc với phần mềm Microsoft Excel2.2.1.1. Mở, đóng phần mềm2.2.1.2. Giao diện Microsoft Excel2.2.2. Thao tác trên tập tin bảng tính2.2.2.1. Mở tập tin bảng tính2.2.2.2. Lưu bảng tính2.2.2.3. Đóng bảng tính2.3. Thao tác với ô2.3.1. Các kiểu dữ liệu2.3.2. Cách nhập dữ liệu2.3.3. Chỉnh sửa dữ liệu2.3.3.1. Xóa dữ liệu2.3.3.2. Khôi phục dữ liệu2.4. Làm việc với trang tính (Worksheet)2.4.1. Dòng và cột2.4.1.1. Thêm dòng và cột2.4.1.2. Xoá dòng và cột2.4.1.3. Hiệu chỉnh kích thước ô, dòng, cột

51

Page 52: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.2.1.4. Ẩn/hiện, cố định (freeze)/ thôi cố định (unfreeze) tiêu đề dòng, cột2.4.2. Trang tính2.4.2.1. Tạo, xóa, di chuyển, sao chép các trang tính2.4.2.2. Thay đổi tên trang tính2.4.2.3. Mở nhiều trang tính2.4.2.4. Tính toán trên nhiều trang tính2.5. Định dạng ô, dãy ô2.5.1. Định dạng kiểu số, ngày, tiền tệ2.5.2. Định dạng văn bản2.5.3. Căn chỉnh, hiệu ứng viền2.6. Biểu thức và hàm2.6.1. Biểu thức số học2.6.1.1. Khái niệm biểu thức số học2.6.1.2. Tạo biểu thức số học đơn giản2.6.1.3. Các lỗi thường gặp2.6.2. Hàm2.6.2.1. Khái niệm hàm, cú pháp hàm, cách nhập hàm2.6.2.2. Toán tử so sánh =, < , >2.6.2.3. Các hàm cơ bản (SUM, AVERAGE, MIN, MAX, COUNT, COUNTA,

ROUND, INT, MOD, RANK)2.6.2.4. Hàm điều kiện IF2.6.2.5. Các hàm logic (AND, OR)2.6.2.6. Các hàm ngày (DAY, MONTH, YEAR, NOW)2.6.2.7. Các hàm chuỗi (LEFT, RIGHT, MID, LEN, UPPER, PROPER, LOWER,

VALUE)2.6.2.8. Các hàm tìm kiếm (VLOOKUP, HLOOKUP)2.6.2.9. Các hàm có điều kiện (COUNTIF, SUMIF)2.7. Biểu đồ2.7.1. Tạo biểu đồ2.7.2. Chỉnh sửa, cắt dán, di chuyển, xóa biểu đồ2.8. Kết xuất và phân phối trang tính, bảng tính2.8.1. Trình bày trang tính để in2.8.2. Kiểm tra và in2.8.3. Phân phối trang tính

Chương V. SỬ DỤNG TRÌNH CHIẾU CƠ BẢNThời gian: 11 giờ

1. Mục tiêuHọc xong chương này, người học có khả năng:- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính và sử dụng phần

mềm Microsoft PowerPoint trong việc thiết kế và trình chiếu thông tin;52

Page 53: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Sử dụng được phần mềm trình chiếu Microsoft PowerPoint để soạn thảo nội dung, thiết kế và trình chiếu các nội dung cần thiết cho một bài thuyết trình thông thường.2. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về bài thuyết trình2.1.1. Khái niệm bài thuyết trình2.1.2. Các bước cơ bản để tạo một bài thuyết trình2.2. Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint2.2.1. Các thao tác tạo trình chiếu cơ bản2.2.1.1. Giới thiệu Microsoft PowerPoint2.2.1.2. Tạo một bài thuyết trình cơ bản2.2.1.3. Các thao tác trên slide2.2.1.4. Chèn Picture2.2.1.5. Chèn Shapes, WordArt và Textbox2.2.1.6. Chèn Table, Chart, SmartArt2.2.1.7. Chèn Audio, Video2.2.2. Hiệu ứng, trình chiếu và in bài thuyết trình2.2.2.1. Tạo các hiệu ứng hoạt hình cho đối tượng2.2.2.2. Tạo các hiệu ứng chuyển slide2.2.2.3. Cách thực hiện một trình diễn2.2.2.4. Lặp lại trình diễn2.2.2.5. In bài thuyết trình

Chương VI. SỬ DỤNG INTERNET CƠ BẢNThời gian: 05 giờ

1. Mục tiêuHọc xong chương này, người học có khả năng:- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về Internet, WWW (World Wide Web),

các thao tác với thư điện tử;- Sử dụng được các thao tác xử lý cơ bản trên Internet, thư điện tử và tìm kiếm

thông tin.- Nhận biết và thực hiện được các biện pháp an toàn bảo mật thông tin khi sử dụng

các thiết bị, trang thông tin liên quan đến Internet.2. Nội dung

2.1. Kiến thức cơ bản về Internet2.1.1. Tổng quan về Internet2.1.2. Dịch vụ WWW (World Wide Web)2.1.3. Bảo mật khi làm việc với Internet2.2. Khai thác và sử dụng Internet2.2.1. Sử dụng trình duyệt Web2.2.1.1. Thao tác duyệt web cơ bản2.2.1.2. Thiết đặt (setting)

53

Page 54: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.2.1.3. Chuyển hướng từ nguồn nội dung Internet này qua nguồn khác2.2.1.4. Đánh dấu2.2.2. Sử dụng Web2.2.2.1. Biểu mẫu và sử dụng một số dịch vụ công2.2.2.2. Tìm kiếm, bộ tìm kiếm (máy tìm kiếm)2.2.2.3. Lưu nội dung2.2.2.4. In2.2.3. Thư điện tử (Email)2.2.3.1. Khái niệm thư điện tử2.2.3.2. Viết và gửi thư điện tử2.2.3.3. Nhận và trả lời thư điện tử2.2.3.4. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thư điện tử2.3. Một số dạng truyền thông số thông dụng2.3.1. Dịch vụ nhắn tin tức thời2.3.2. Cộng đồng trực tuyến2.3.3. Thương mại điện tử và ngân hàng điện tử2.4. Kiến thức cơ bản về an toàn và bảo mật thông tin trên mạng2.4.1. Nguồn gốc các nguy cơ đối với việc đảm bảo an toàn dữ liệu và thông tin2.4.2. Tác dụng và hạn chế chung của phần mềm diệt virus, phần mềm an ninh

mạng2.4.3. An toàn thông tin khi sử dụng các loại thiết bị di động và máy tính trên

internet2.4.4. An toàn khi sử dụng mạng xã hội

IV. Điều kiện thực hiện môn học1 . Phòng học chuyên môn/nhà xưởng

- Phòng máy tính có cấu hình phù hợp (đảm bảo mỗi sinh viên 1 máy). Phòng được trang bị hệ thống đèn đủ ánh sáng và máy điều hòa.

- Bàn, ghế cho sinh viên (mỗi bàn đặt 1 bộ máy tính).- Bàn ghế giảng viên, bảng, máy chiếu, bút bảng.

2. Trang thiết bị máy móc- Máy tính cài hệ điều hành Windows, Microsoft Office (Microsoft Word,

Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint), phần mềm tiện ích và có kết nối Internet.- Các thiết bị phần cứng máy tính gồm: Mainboard, CPU, Ram, Ổ cứng, Card màn

hình, Card âm thanh, Card mạng, Vỏ máy tính, Nguồn máy tính, Màn hình, Bàn phím, Chuột, Loa; Các thiết bị mạng cơ bản: Bridge, Repeater, Hub, Switch, Router và Gateway.

- Có một máy server quản lý toàn bộ máy con có kết nối mạng LAN và một máy cho giảng viên.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

Giáo trình, bài giảng, hệ thống bài tập, tài liệu tham khảo.4. Các điều kiện khác

54

Page 55: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học và các điều kiện khác để có thể tổ chức giảng dạy môn học theo hình thức trực tuyến.V. Phương pháp đánh giá

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.VI. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập

Việc miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học được thực hiện theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH. Ngoài ra, Hiệu trưởng quy định cụ thể và quyết định miễn trừ học tập môn học như sau:

- Miễn trừ học tập môn học đối với người học có:+ Chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc Chứng chỉ

chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Chứng chỉ công nghệ thông tin của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc Chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Người học đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình đào tạo trình độ trung cấp.

Tài liệu tham khảo1. Quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

“Chương trình mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến 2020, tầm nhìn 2025”.

2. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020”.

3. Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

4. Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT ngày 21/06/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

5. Thông tư số 44/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về việc công nhận chứng chỉ công nghệ thông tin của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin

6. Nguyễn Đăng Tỵ, Hồ Thị Phương Nga, Giáo trình Tin học Đại cương, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2015.

7. Huyền Trang, Sử dụng Internet an toàn, NXB Phụ nữ, 2014.8. Phạm Phương Hoa, Phạm Quang Hiển, Giáo trình thực hành Microsoft Word,

NXB Thanh Niên, 2016.9. Phạm Phương Hoa, Phạm Quang Hiển, Giáo trình thực hành Excel, NXB Thanh

Niên, 2017.

55

Page 56: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

10. Joan Lambert and Curtis Frye, Microsoft Office 2016 Step by Step 1st Edition, Microsoft, 2015.

11. Peter Weverka, Office 2016 All-In-One For Dummies 1st Edition, John Wiley & Sons, 2016./.

56

Page 57: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌCMÔN HỌC TIẾNG ANH THUỘC KHỐI CÁC MÔN HỌC CHUNG TRONG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2019 của

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên môn học: TIẾNG ANHThời gian thực hiện: 120 giờ, (Lý thuyết: 42 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập: 72 giờ; Kiểm tra và ôn tập: 6 giờ).I. Vị trí, tính chất của môn học1. Vị trí: Môn học Tiếng Anh là một trong các môn học ngoại ngữ bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.2. Tính chất: Chương trình môn học Tiếng Anh bao gồm các kiến thức, kỹ năng sử dụng tiếng Anh cơ bản trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp phù hợp với trình độ được đào tạo.II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong chương trình ở trình độ cao đẳng, người học đạt được trình độ năng lực ngoại ngữ Bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể:1. Về kiến thức

Nhận biết và giải thích được các cấu trúc ngữ pháp cơ bản về thành phần của câu, cách sử dụng thì hiện tại đơn, tiếp diễn và hoàn thành, thì quá khứ đơn, tiếp diễn, thì tương lai, phân loại danh từ, đại từ và tính từ; phân biệt và giải thích được các từ vựng về những chủ đề quen thuộc như giới thiệu bản thân và người khác, các hoạt động hàng ngày, sở thích, địa điểm, thực phẩm và đồ uống, các sự kiện đặc biệt, kỳ nghỉ, các kế hoạch trong tương lai, ngoại hình và tính cách, sự phát triển của công nghệ và thói quen mua sắm.2. Về kỹ năng

a) Kỹ năng nghe: Nghe và hiểu được những cụm từ và cách diễn đạt liên quan tới nhu cầu thiết yếu hằng ngày khi được diễn đạt chậm và ro ràng về các chủ đề liên quan đến các thành viên gia đình, các hoạt động giải trí trong thời gian rảnh rỗi, vị trí đồ đạc trong nhà, các loại thức ăn và đồ uống phổ biến, các hoạt động trong các dịp lễ hoặc sự kiện đặc biệt, du lịch, các hoạt động hàng ngày, sở thích, kế hoạch trong tương lai, ngoại hình, tính cách và mua sắm; hiểu được ý chính trong các giao dịch quen thuộc hằng ngày khi được diễn đạt chậm và ro ràng.

b) Kỹ năng nói: Giao tiếp một cách đơn giản và trực tiếp về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan tới tự giới thiệu bản thân, gia đình, nghề nghiệp, sở thích; chỉ đường đến những địa điểm thông thường; đặt được câu hỏi về số lượng; giới thiệu được những ngày lễ, sự kiện đặc biệt, hoạt động du lịch, các kế hoạch cho các ngày lễ và sự kiện đặc biệt; mô tả tính cách và ngoại hình của bản thân và người khác; giới thiệu các sản phẩm công nghệ và công dụng; mô tả thói quen mua sắm; truyền đạt quan điểm, nhận định của mình trong các tình huống xã giao đơn giản, ngắn gọn.

c) Kỹ năng đọc: Đọc và phân tích được các đoạn văn bản ngắn và đơn giản về các vấn đề quen thuộc và cụ thể; đọc hiểu đại ý và thông tin chi tiết thông qua các bài đọc có

57

Page 58: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

liên quan đến giới thiệu bạn bè, các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, nơi chốn, các thức ăn và đồ uống phổ biến, các ngày lễ đặc biệt và kỳ nghỉ, các hoạt động hàng ngày và các sở thích, cách chào đón năm mới ở các quốc gia, sự phát triển của công nghệ và thói quen mua sắm.

d) Kỹ năng viết: Viết được các mệnh đề, câu đơn giản và kết nối với nhau bằng các liên từ cơ bản; viết đoạn văn ngắn về các chủ đề có liên quan đến bản thân, sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, mô tả nhà ở, thức ăn và đồ uống, các lễ hội và dịp đặc biệt, các kỳ nghỉ và các sở thích, kế hoạch và dự định cho việc chào đón năm mới, thiết bị công nghệ và thói quen mua sắm.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng, có trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Anh trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;

- Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng tiếng Anh vào học tập, lao động và các hoạt động khác.III. Nội dung môn học1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian

Số TT Tên đơn vị bài học Tổng số

Thời gian (giờ)

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận,

bài tập

Kiểm tra &

Ôn tập

1 Bài 1: Gia đình và bạn bè (Family and friends) 9 3 6  

2 Bài 2: Thời gian rảnh rỗi (Leisure time) 9 3 6  

3 Bài 3: Địa điểm (Places) 9 3 6  

4 Bài 4: Các loại thực phẩm và đồ uống (Food and drink) 9 3 6  

5 Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test) 4 2   2

6 Bài 5: Các sự kiện đặc biệt (Special occasions) 9 3 6  

7 Bài 6: Kỳ nghỉ (Vacation) 9 3 6  

8 Bài 7: Các hoạt động hàng ngày (Activities) 9 3 6  

9 Bài 8: Sở thích (Hobbies and interests) 9 3 6  

10 Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test) 4 2   2

11 Bài 9: Các kế hoạch trong tương lai (Future plans) 9 3 6  

12 Bài 10: Ngoại hình và tính cách (Appearance and personality) 9 3 6  

13 Bài 11: Công nghệ (Technology) 9 3 6  58

Page 59: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

14 Bài 12: Mua sắm (Shopping) 9 3 6  

15 Ôn tập và kiểm tra (Consolidation & test) 4 2   2

  Tổng cộng 120 42 72 6

2. Nội dung chi tiết:

Bài 1. GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ (FAMILY AND FRIENDS)Thời gian: 09 giờ

1. Mục tiêu- Nhận biết các động từ thông dụng và từ vựng về gia đình;- Nhận biết và sử dụng được thì hiện tại đơn, tính từ sở hữu, đại từ và đại từ chỉ

định;- Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài gia đình;- Nói về bản thân và gia đình;- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về gia đình;- Viết đoạn văn giới thiệu bản thân.

2. Nội dung2.1. Từ vựng (Vocabulary)2.1.1. Gia đình;2.1.2. Nghề nghiệp;2.1.3. Các động từ thông dụng và các hoạt động.2.2. Ngữ pháp (Grammar)2.2.1. Động từ “to be”;2.2.2. Tính từ sở hữu;2.2.3. Đại từ và đại từ chỉ định;2.2.4. Thì hiện tại đơn.2.3. Kỹ năng nghe (Listening)2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về thông tin cá nhân và gia đình;2.3.2. Bài tập True/False.2.4. Kỹ năng nói (Speaking)2.4.1. Giới thiệu bản thân và gia đình;2.4.2. Hỏi và trả lời.2.5. Kỹ năng đọc (Reading)2.5.1. Bài đọc: My friend Minh;2.5.2. Bài tập trắc nghiệm;2.5.3. Bài tập True/False.2.6. Kỹ năng viết (Writing)Viết đoạn văn giới thiệu bản thân (tối thiểu 50 từ).

59

Page 60: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Bài 2. THỜI GIAN RẢNH RỖI (LEISURE TIME)Thời gian: 09 giờ

1. Mục tiêu- Nhận biết và đặt ví dụ với các trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of frequency), động

từ khiếm khuyết can/can’t và câu hỏi với How often...?;- Sử dụng các từ vựng về sở thích, thể thao và hoạt động lúc rảnh rỗi;- Nghe các cá nhân giới thiệu sở thích và trả lời câu hỏi;- Trình bày về sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi;- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về sở thích trong thời gian rảnh rỗi;- Viết về các hoạt động yêu thích trong thời gian rảnh rỗi.

2. Nội dung2.1. Từ vựng (Vocabulary)2.1.1. Các môn thể thao;2.1.2. Các hoạt động trong thời gian rãnh rỗi.2.2. Ngữ pháp (Grammar)2.2.1. Trạng từ chỉ tần suất;2.2.2. Động từ khiếm khuyết Can/can’t;2.2.3. Cấu trúc How often...?.2.3. Kỹ năng nghe (Listening)2.3.1. Nghe các cá nhân giới thiệu sở thích và trả lời câu hỏi;2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án chính xác;2.3.3. Bài tập nghe và kết hợp đúng đối tượng và hoạt động.2.4. Kỹ năng nói (Speaking)2.4.1. Trình bày về sở thích và các hoạt động trong thời gian rảnh rỗi;2.4.2. Phỏng vấn một người bạn trong lớp.2.5. Kỹ năng đọc (Reading)2.5.1. Bài đọc: What does she usually do on Saturdays?;2.5.2. Đọc và trả lời câu hỏi;2.5.3. Bài tập trắc nghiệm;2.5.4. Bài tập True/False.2.6. Kỹ năng viết (Writing)Viết về các hoạt động yêu thích trong thời gian rảnh rỗi (tối thiểu 50 từ).

Bài 3. ĐỊA ĐIỂM (PLACES)Thời gian: 09 giờ

1. Mục tiêu- Nhận biết và đặt ví dụ với There is/there are, giới từ chỉ nơi chốn và các từ vựng

về vật dụng trong nhà, các địa điểm phổ biến và các tính từ phổ biến;- Nghe và trả lời câu hỏi về vị trí các vật dụng trong nhà;- Hỏi đường và chỉ đường;

60

Page 61: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Đọc hiểu bài đọc giới thiệu về thành phố và các địa điểm nổi bật;- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về quê hương của bạn.

2. Nội dung2.1. Từ vựng (Vocabulary)2.1.1. Các địa điểm trong thành phố;2.1.2. Các tính từ thông dụng;2.1.3. Các đồ vật trong nhà;2.2. Ngữ pháp (Grammar)2.2.1. Cấu trúc There is/ There are;2.2.2. Giới từ chỉ nơi chốn.2.3. Kỹ năng nghe (Listening)2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về vị trí các vật dụng trong nhà;2.3.2. Bài tập nghe và chọn đáp án chính xác.2.4. Kỹ năng nói (Speaking)2.4.1. Mô tả vị trí các đồ vật và nơi chốn trong hình ảnh;2.4.2. Bài tập điền hoàn chỉnh bảng câu hỏi.2.5. Kỹ năng đọc (Reading)2.5.1. Bài đọc: Da Nang City - a worth-living city in Viet Nam;2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi.2.6. Kỹ năng viết (Writing)Viết đoạn văn ngắn mô tả một căn phòng trong nhà bạn (tối thiểu 50 từ).

Bài 4. CÁC LOẠI THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG(FOOD AND DRINK)

Thời gian: 09 giờ1. Mục tiêu

- Nhận biết và đặt ví dụ với danh từ đếm được và không đếm được (Countable and uncountable nouns), cấu trúc How much/how many, động từ khiếm khuyết Should / shouldn’t, cấu trúc Would like và các từ vựng về các loại thức ăn và đồ uống;

- Nghe và trả lời câu hỏi về các loại thức ăn, đồ uống;- Hỏi về số lượng;- Đọc hiểu một số thức ăn và đồ uống trong thực đơn;- Viết đoạn văn ngắn nêu những việc nên làm và không nên làm để có sức khỏe tốt.

2. Nội dung2.1. Từ vựng (Vocabulary)Các loại thực phẩm và đồ uống.2.2. Ngữ pháp (Grammar)2.2.1. Danh từ đếm được và không đếm được;2.2.2. Cấu trúc How much/ How many;2.2.3. Cấu trúc Should/ Shouldn’t;

61

Page 62: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.2.4. Cấu trúc Would like.2.3. Kỹ năng nghe (Listening)2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về các loại thức ăn, đồ uống;2.3.2. Bài tập True/False;2.3.3. Bài tập trắc nghiệm.2.4. Kỹ năng nói (Speaking)2.4.1. Hỏi về số lượng trong mua sắm;2.4.2. Bài tập điền hoàn chỉnh câu với much hoặc many;2.4.3. Bài tập lựa chọn đáp án đúng;2.4.4. Bài tập sửa lỗi câu.2.5. Kỹ năng đọc (Reading)2.5.1. Bài đọc: A restaurant menu;2.5.2. Bài tập phân loại từ vựng;2.5.3. Bài tập True/False.2.6. Kỹ năng viết (Writing)Viết đoạn văn ngắn nêu những việc nên làm và không nên làm để có sức khỏe tốt

(tối thiểu 50 từ).

Bài 5. CÁC SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT (SPECIAL OCCASIONS)Thời gian: 09 giờ

1. Mục tiêu- Sử dụng thì Present simple và Present continuous, giới từ chỉ thời gian

(prepositions of time) và các từ vựng về quần áo, màu sắc, lễ hội và sự kiện đặc biệt và tính từ mô tả ngoại hình;

- Nghe và trả lời câu hỏi về lễ hội và các thông tin có liên quan;- Thực hành nói về các hoạt động của gia đình trong các lễ hội và sự kiện đặc biệt;- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về các hoạt động trong ngày Tết truyền thống Việt

Nam;- Viết đoạn văn ngắn mô tả một lễ hội hoặc sự kiện đặc biệt.

2. Nội dung2.1. Từ vựng (Vocabulary)2.1.1. Các ngày lễ quan trọng;2.1.2. Từ vựng mô tả ngoại hình;2.1.3. Quần áo và màu sắc.2.2. Ngữ pháp (Grammar)2.2.1. Thì hiện tại đơn;2.2.2. Thì hiện tại tiếp diễn;2.2.3. Giới từ chỉ thời gian.2.3. Kỹ năng nghe (Listening)2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về lễ hội và các thông tin có liên quan;2.3.2. Bài tập lựa chọn đáp án đúng;

62

Page 63: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.3.3. Thực hành theo cặp đôi;2.3.4. Bài tập nghe và điền từ vào chỗ trống.2.4. Kỹ năng nói (Speaking)2.4.1. Thực hành nói về các hoạt động của gia đình trong các lễ hội và sự kiện đặc

biệt;2.4.2. Bài tập sắp xếp câu theo trật tự phù hợp;2.4.3. Thực hành nói với bạn trong lớp.2.5. Kỹ năng đọc (Reading)2.5.1. Bài đọc: Tet holiday;2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi;2.5.3. Thảo luận.2.6. Kỹ năng viết (Writing)Viết đoạn văn ngắn mô tả một lễ hội hoặc sự kiện đặc biệt (tối thiểu 50 từ).

Bài 6. KỲ NGHỈ (VACATION)Thời gian: 09 giờ

1. Mục tiêu- Sử dụng thì quá khứ đơn (Past simple), các cụm từ chỉ thời gian, các vật dụng và

hoạt động liên quan đến kỳ nghỉ, tính từ mô tả nơi chốn và cảm xúc;- Nghe và trả lời câu hỏi về kỳ nghỉ;- Thực hành đặt câu hỏi có liên quan đến kỳ nghỉ;- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về một chuyến du lịch đã thực hiện;- Viết đoạn văn ngắn kể về kỳ nghỉ vừa qua của bạn.

2. Nội dung2.1. Từ vựng (Vocabulary)2.1.1. Các hoạt động liên quan đến kỳ nghỉ;2.1.2. Các vật dụng liên quan đến kỳ nghỉ;2.1.3. Các tính từ mô tả nơi chốn và cảm xúc.2.2. Ngữ pháp (Grammar)2.2.1. Thì quá khứ đơn;2.2.2. Dạng quá khứ của động từ To be;2.2.3. Dạng quá khứ của động từ Can;2.2.4. Động từ hợp quy tắc.2.3. Kỹ năng nghe (Listening)2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về kỳ nghỉ;2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;2.3.3. Bài tập nghe và kết hợp.2.4. Kỹ năng nói (Speaking)2.4.1. Thực hành đặt câu hỏi có liên quan đến kỳ nghỉ;2.4.2. Bài tập sắp xếp câu theo trật tự phù hợp;

63

Page 64: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.4.3. Thực hành với bạn trong lớp.2.5. Kỹ năng đọc (Reading)2.5.1. Bài đọc: My first trip to Hanoi;2.5.2. Bài tập đọc và trả lời câu hỏi;2.5.3. Bài tập True/False.2.6. Kỹ năng viết (Writing)Viết đoạn văn ngắn kể về kỳ nghỉ vừa qua của bạn (tối thiểu 50 từ).

Bài 7. CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY (ACTIVITIES)Thời gian: 09 giờ

1. Mục tiêu- Sử dụng kết hợp thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp; to infinitive và gerund và từ

vựng về các hoạt động hàng ngày; các tính từ chỉ tính cách;- Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài các hoạt động hàng ngày;- Nói về các hoạt động hàng ngày;- Đọc hiểu bức thư giới thiệu về một chuyến du lịch;- Viết đoạn văn mô tả hoạt động đang diễn ra trong một bức tranh.

2. Nội dung2.1. Từ vựng (Vocabulary)2.1.1. Các hoạt động hàng ngày;2.1.2. Tính từ chỉ tính cách.2.2. Ngữ pháp (Grammar)2.2.1. Kết hợp thì hiện tại đơn và thì hiện tại tiếp diễn;2.2.2. To infinivive and Gerund.2.3. Kỹ năng nghe (Listening)2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về đề tài các hoạt động hàng ngày;2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;2.3.3. Bài tập nghe và trả lời câu hỏi.2.4. Kỹ năng nói (Speaking)2.4.1. Nói về các hoạt động hàng ngày;2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.2.5. Kỹ năng đọc (Reading)2.5.1. Bài đọc: A letter;2.5.2. Bài tập đọc và lựa chọn đáp án đúng.2.6. Kỹ năng viết (Writing)Viết đoạn văn mô tả hoạt động đang diễn ra trong một bức tranh (tối thiểu 50 từ).

Bài 8. SỞ THÍCH (HOBBIES AND INTERESTS)Thời gian: 09 giờ

64

Page 65: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

1. Mục tiêu- Sử dụng kết hợp thì quá khứ đơn (Past simple) và thì quá khứ tiếp diễn (Past

continuous) các từ vựng về sở thích , các môn thể thao đi chung với động từ: play, go và do;

- Nghe các cá nhân nói về sở thích và trả lời câu hỏi;- Nói về sở thích trong quá khứ và hiện tại;- Đọc hiểu bài đọc và trả lời câu hỏi về sở thích;- Viết đoạn văn ngắn mô tả các sở thích của bản thân.

2. Nội dung2.1. Từ vựng (Vocabulary)2.1.1. Sở thích;2.1.2. Cấu trúc Play/go/do+ sport.2.2. Ngữ pháp (Grammar)2.2.1. Thì quá khứ đơn;2.2.2. Thì quá khứ tiếp diễn;2.2.3. Kết hợp thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn.2.3. Kỹ năng nghe (Listening)2.3.1. Nghe các cá nhân nói về sở thích và trả lời câu hỏi;2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.2.4. Kỹ năng nói (Speaking)2.4.1. Nói về sở thích trong quá khứ và hiện tại;2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại.2.5. Kỹ năng đọc (Reading)2.5.1. Bài đọc: What is a hobby?;2.5.2. Bài tập True/False/Not given.2.6. Kỹ năng viết (Writing)Viết đoạn văn ngắn mô tả các sở thích của bản thân (tối thiểu 80 từ).

Bài 9. CÁC KẾ HOẠCH TRONG TƯƠNG LAI (FUTURE PLANS)Thời gian: 09 giờ

1. Mục tiêu- Sử dụng cấu trúc Will và going to; các từ định lượng a little, a few, many, much

và a lot of và các từ vựng về các hoạt động trên lễ hội và sự kiện đặc biệt; các tính từ mô tả địa điểm;

- Nghe và trả lời câu hỏi về nơi sinh sống;- Nói về các dự định và kế hoạch cho một lễ hội và sự kiện đặc biệt;- Đọc hiểu bài đọc về các cách chào đón năm mới ở một số quốc gia và trả lời câu

hỏi;- Viết đoạn văn ngắn mô tả các dự định và kế hoạch chào đón năm mới.

2. Nội dung2.1. Từ vựng (Vocabulary)

65

Page 66: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.1.1. Lễ hội;2.1.2. Tính từ mô tả địa điểm.2.2. Ngữ pháp (Grammar)2.2.1. Cấu trúc Will và going to;2.2.2. Từ định lượng a little, a few, many, much và a lot of.2.3. Kỹ năng nghe (Listening)2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về nơi sinh sống;2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.2.4. Kỹ năng nói (Speaking)2.4.1. Nói về các dự định và kế hoạch cho một lễ hội và sự kiện đặc biệt;2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.2.5. Kỹ năng đọc (Reading)2.5.1. Bài đọc: New Year Celebrations;2.5.2. Bài tập True/False/Not given.2.6. Kỹ năng viết (Writing)Viết đoạn văn ngắn mô tả các dự định và kế hoạch chào đón năm mới (tối thiểu 80

từ).Bài 10. NGOẠI HÌNH VÀ TÍNH CÁCH(APPEARANCE AND PERSONALITY)

Thời gian: 09 giờ1. Mục tiêu

- Sử dụng cấu trúc so sánh hơn (comparative), so sánh nhất (superlative); và các tính từ mô tả ngoại hình và tính cách;

- Nghe và trả lời câu hỏi về tuổi, ghi các tính từ mô tả hình dáng và tính cách một người;

- Mô tả ngoại hình và tính cách các thành viên trong lớp học;- Đọc hiểu bài đọc về đề tài du lịch và trả lời câu hỏi;- Viết đoạn văn ngắn mô tả một người bạn thân.

2. Nội dung2.1. Từ vựng (Vocabulary)2.1.1. Tính từ mô tả ngoại hình;2.1.2. Tính từ mô tả tính cách.2.2. Ngữ pháp (Grammar)2.2.1. So sánh hơn (Comparative);2.2.2. So sánh nhất (Superlative).2.3. Kỹ năng nghe (Listening)2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về tuổi, ghi các tính từ mô tả hình dáng và tính cách

một người;2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng;2.3.3. Bài tập nghe và điền hoàn chỉnh.

66

Page 67: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.4. Kỹ năng nói (Speaking)2.4.1. Mô tả ngoại hình và tính cách các thành viên trong lớp học;2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.2.5. Kỹ năng đọc (Reading)2.5.1. Bài đọc: My travel page;2.5.2. Bài tập True/False/Not given.2.6. Kỹ năng viết (Writing)Viết đoạn văn ngắn mô tả về một người bạn thân (tối thiểu 80 từ).

Bài 11. CÔNG NGHỆ (TECHNOLOGY)Thời gian: 09 giờ

1. Mục tiêu- Sử dụng thì hiện tại hoàn thành (Present perfect); cấu trúc How long...?, for và

since và các từ vựng về các thiết bị công nghệ và ứng dụng;- Nghe và trả lời câu hỏi về đặc tính các loại thiết bị phổ biến trong gia đình;- Thực hành nói về các thiết bị công nghệ;- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi về sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số;- Viết đoạn văn ngắn mô tả thiết bị công nghệ mà bạn yêu thích.

2. Nội dung2.1. Từ vựng (Vocabulary)2.1.1. Các thiết bị công nghệ;2.1.2. Công nghệ.2.2. Ngữ pháp (Grammar)2.2.1. Thì hiện tại hoàn thành;2.2.2. Cấu trúc How long...?;2.2.3. Giới từ For và since.2.3. Kỹ năng nghe (Listening)2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về đặc tính các loại thiết bị phổ biến trong gia đình;2.3.2. Bài tập True/False.2.4. Kỹ năng nói (Speaking)2.4.1. Thực hành nói về các thiết bị công nghệ;2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.2.5. Kỹ năng đọc (Reading)2.5.1. Bài đọc: The Rise of Digital Media;2.5.2. Bài tập True/False/Not given.2.6. Kỹ năng viết (Writing)Viết đoạn văn ngắn mô tả thiết bị công nghệ mà bạn yêu thích (tối thiểu 80 từ).

Bài 12. MUA SẮM (SHOPPING)67

Page 68: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Thời gian: 09 giờ1. Mục tiêu

- Sử dụng thì hiện tại hoàn thành (Present perfect) và thì quá khứ đơn (Past simple) và từ vựng về các loại thực phẩm;

- Nghe và trả lời câu hỏi về mua sắm;- Thực hành nói về kế hoạch mua sắm;- Đọc hiểu và trả lời câu hỏi thói quen mua sắm;- Viết đoạn văn ngắn kể về việc mua sắm tại chợ/siêu thị tuần trước và hiện tại.

2. Nội dung2.1. Từ vựng (Vocabulary)Các từ vựng liên quan đến mua sắm.2.2. Ngữ pháp (Grammar)2.2.1. Thì hiện tại hoàn thành;2.2.2. Thì quá khứ đơn;2.2.3. Kết hợp thì hiện tại hoàn thành và thì quá khứ đơn.2.3. Kỹ năng nghe (Listening)2.3.1. Nghe và trả lời câu hỏi về mua sắm;2.3.2. Bài tập nghe và lựa chọn đáp án đúng.2.4. Kỹ năng nói (Speaking)2.4.1. Thực hành nói về kế hoạch mua sắm;2.4.2. Thực hành nghe và lặp lại;2.4.3. Thực hành theo cặp đôi.2.5. Kỹ năng đọc (Reading)2.5.1. Bài đọc: My Shopping Day;2.5.2. Bài tập True/False/Not given.2.6. Kỹ năng viết (Writing)Viết đoạn văn ngắn kể về việc mua sắm tại chợ/siêu thị tuần trước và hiện tại (tối

thiểu 80 từ).IV. Điều kiện thực hiện môn học1. Phòng học chuyên môn/nhà xưởng

- Phòng học được trang bị hệ thống đèn đủ ánh sáng;- Bàn, ghế rời cho từng sinh viên;- Bàn ghế giáo viên, bảng, máy chiếu, phấn (hoặc bút bảng).

2. Trang thiết bị máy mócMáy chiếu, hệ thống âm thanh.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệuGiáo viên sử dụng giáo trình dùng chung và tham khảo các tài liệu giảng dạy khác

hỗ trợ bài giảng.4. Các điều kiện khác

Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trang bị phòng học nghe nhìn và các điều kiện khác để

68

Page 69: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

có thể tổ chức giảng dạy môn học hoặc một số nội dung của môn học theo hình thức trực tuyến.V. Nội dung và phương pháp đánh giá1. Nội dung

1.1. Kiến thức: Các kiến thức về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp theo từng chủ đề liên quan trong chương trình.

1.2. Về kỹ năng:- Kỹ năng nghe: Nghe và xác định thông tin về gia đình, bạn bè, các hoạt động hàng

ngày và trong các sự kiện đặc biệt, vị trí và nơi chốn, và các sở thích, kế hoạch trong tương lai, ngoại hình, tính cách và mua sắm theo yêu cầu.

- Kỹ năng nói: Tự giới thiệu về bản thân, gia đình, công việc, sở thích và các hoạt động hàng ngày và trong các sự kiện đặc biệt; mô tả tính cách và ngoại hình của bản thân và người khác; giới thiệu các sản phẩm công nghệ và công dụng; mô tả thói quen mua sắm theo yêu cầu.

- Kỹ năng đọc: Đọc hiểu đại ý và thông tin chi tiết của các bài đọc ngắn theo yêu cầu.

- Kỹ năng viết: Viết câu và đoạn văn ngắn về các chủ đề khác nhau theo yêu cầu.1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.

2. Phương pháp đánh giáViệc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định tại

Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ.

Phương pháp đánh giá sẽ dựa theo đặc thù ngành, nghề đào tạo và điều kiện của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có thể kết hợp kiểm tra nghe, nói và tự luận.VI. Hướng dẫn thực hiện môn học1. Phạm vi áp dụng môn học

Môn học Tiếng Anh là một trong các môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng. Tùy theo đặc thù của các ngành, nghề đào tạo, các trường lựa chọn môn học Tiếng Anh hoặc môn học ngoại ngữ khác theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để giảng dạy.2. Miễn trừ, bảo lưu kết quả học tập môn học

a) Miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng AnhNgười học được miễn học, miễn thi kết thúc môn học Tiếng Anh trong các trường

hợp sau:- Có chứng chỉ Tiếng Anh Bậc 2 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng

cho Việt Nam;- Có chứng chỉ Tiếng Anh tương đương cấp độ A2 trở lên theo Khung tham chiếu

chung Châu Âu do các tổ chức nước ngoài cấp.b) Bảo lưu, công nhận kết quả học tậpThực hiện theo quy định tại Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội.

69

Page 70: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

c) Người học có nhu cầu được miễn trừ, bảo lưu kết quả môn học phải có đơn đề nghị hiệu trưởng xem xét, quyết định khi nhập học và trước mỗi kỳ thi.3. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học

- Đối với giáo viên: Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học; chú trọng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy; áp dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học; lấy người học làm trung tâm; tổ chức các hoạt động nghe, nói, đọc và viết sinh động nhằm tăng cường sự tham gia của người học; tổ chức các hoạt động đa dạng với sự hỗ trợ của các học liệu, giáo cụ trực quan sinh động phục vụ mục tiêu bài học.

- Đối với người học: Quan sát, hoạt động nhóm, thao tác theo hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập về nhà.

- Chương trình môn học tiếng Anh trình độ cao đẳng có thể chia thành 02 (hai) phần để giảng dạy, mỗi phần 60 giờ.

- Khuyến khích việc tổ chức dạy và học trực tuyến môn học, kết hợp với các phần mềm tự học trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

- Bên cạnh việc học 120 giờ trên lớp, giáo viên xây dựng nội dung và mục tiêu tự học thêm 180 giờ cho người học thông qua hệ thống bài tập bổ sung, phần mềm hoặc ứng dụng tiếng Anh hỗ trợ tự học, tài liệu tham khảo khác nhằm giúp người học đạt được năng lực ngoại ngữ theo quy định sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng.4. Tài liệu tham khảo

1. Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dung cho Việt Nam.

2. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

3. Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng.

4. Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.

5. Tim Falla and Paul A. Davies, Solutions Elementary (02nd edition), Oxford University Press, 2012.

6. Miles Craven, Breakthrough Plus 1, MacMillan Education, 2013.7. Herbert Puchta and Jeff Stranks, More! 1, Cambridge University Press, 2008.8. Jack C. Richards, Tactics for Listening (02nd edition), Oxford University Press,

2015.

70

Page 71: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

71

MÔN HỌC, MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN

Page 72: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: ĐIỆN - ĐIỆN TỬ CƠ BẢN TRÊN Ô TÔMã môn học: MH 07Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Bài tập: 13 giờ; kiểm tra: 02- giờ)I. Vị trí, tính chất môn học:

- Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy trong HK 1, - Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc.

II. Mục tiêu của môn học:- Kiến thức:

+ Hệ thống được kiến thức cơ bản về mạch điện, mạch điện tử.+ Trình bày được công dụng và phân loại các loại khí cụ điện, linh kiện điện tử ứng

dụng trong nghề Công nghệ ô tô.- Kỹ năng:

+ Vẽ được sơ đồ dấu dây, sơ đồ lắp đặt các mạch điện cơ bản.+ Lắp đặt, vận hành các thiết bị điện, các mạch điện tử, các thiết bị hỗ trợ trong phạm

vi nghề ô tô.- Năng lực tự chủ và trách nhiệm

+ Rèn luyện tác phong làm việc cẩn thận.+ Tuân thủ đúng quy định về an toàn khi sử dụng thiết bị điện.

III. Nội dung môn học:1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT Tên chương, mụcThời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

TH, TNTL, BT

Kiểm tra

I Mạch điện một chiều 10 9 1

Giải mạch điện một chiều dùng định luật Ohm , định luật Kirchoff 10 10 0

II Dòng điện xoay chiều hình sin 6 5 1

2.1 Mạch điện có R-L-C mắc nối tiếp 3 3 0

2.2 Công suất của mạng điện xoay chiều 3 pha đối xứng 3 2 0 1

III Máy điện 4 4

3.1 Máy biến áp 1 1

3.2 Động cơ không đồng bộ 3 pha 1 1

3.3 Động cơ không đồng bộ 1 pha 1 1

3.4 Máy phát điện 1 172

Page 73: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

IV Lắp đặt điện công nghiêp 5 2 3

4.1Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các khí cụ điện : Cầu chì , cầu dao , aptomát ( CB) ,contactor , rơle nhiệt

2 1 1

4.2 Các mạch điện công nghiệp cơ bản 3 1 2

V Các linh kiện điện tử cơ bản và Các mạch điện tử cơ bản 20 10 9 1

5.1 Các linh kiện thụ động 5 3 2

5.2 Cách sử dụng đồng hồ VOM 2 1 1

5.3 Các linh kiện tích cực 5 2 3

5.4 Các mạch nắn điện, mạch lọc, mạch ổn áp 5 3 2 1

5.5 Một số mạch mạch khuếch đại dùng transistor 3 1 1

  Tổng cộng 45 30 13 2

2. Nội dung chi tiết:

Chương I: Mạch điện một chiềuThời gian:10 giờ

Mục tiêu:- Trình bày được các khái niệm cơ bản của mạch điện một chiều.- Nắm vửng các công thức của định luật Ohm , định luật Kirchoff.- Gỉai được tất cả các loại bài tập trong phần này .

Nội dung :1.1. Những khái niệm cơ bản về mạch điện một chiều :1.1.1. Nguồn điện một chiều1.1.2. Phụ tải1.1.3. Mạch điện1.2. Các đại lương đặc trưng trong mạch điện1.2.1. Dòng điện1.2.2. Điện áp1.2.3. Công suất1.3. Các định luật của mạch điện1.3.1. Nhánh chỉ có R1.3.2. Định luật Kirchoff

Chương II: Dòng điện xoay chiều hình sin Thời gian: 6 giờ

73

Page 74: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Mục tiêu:- Trình bày được cách tạo ra dòng điện xoay chiều- Trình bày được các khái niệm cơ bản có trong mạch điện xoay chiều- Phân biệt được mạch điện chỉ có R hoặc L , hoặc C , mạch có cả 3 phần tử- Tính được công suất , điện năng tiêu thụ của mạng 1 pha , 3 pha - Gỉai được các loại mạch điện một cách thành thạo.

Nội dung :2.1 Cách tạo ra dòng điện xoay chiều :2.2 Các định nghĩa về dòng điện xoay chiều hình sin2.2.1 Chu kỳ T và tần số f của dòng điện xoay chiều2.2.2 Trị số tức thời của dòng điện2.2.3 Quan hệ giữa giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại2.2.4 Quan hệ giữa dòng điện và điện áp trong một nhánh2.3.1 Nhánh thuần trở2.3.2 Nhánh thuần cảm2.3.3 Nhánh thuần dung2.3.4 Nhánh gồm có R, L, C mắc nối tiếp2.4 Công suất của mạng điện xoay chiều một pha2.5 Mạng 3 pha đấu sao (Y) và đấu tam giác ( )

2.5.1. Mạng 3 pha đấu sao2.5.2. Mạng 3 pha đấu tam giác2.6 Công suất của mạng điện xoay chiều ba pha

Chương III: Máy điệnThời gian: 4 giờ

Mục tiêu:- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ điện 3 và 1 pha - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ một chiều- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các khí cụ điện - Gỉai thích được nguyên lý làm việc của các mạch điện công nghiệp cơ bản

Nội dung :3.1. Cấu tạo – nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha:3.1.1. Cấu tạo của máy biến áp một pha3.1.2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha3.2. Cấu tạo – nguyên lý làm việc của máy biến áp 3 pha :3.2.1. Cấu tạo của máy biến áp 3 pha3.2.2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp 3 pha3.3. Cấu tạo – nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha3.3.1. Cấu tạo của động cơ không đồng 3 pha

74

Page 75: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

3.3.2. Nguyên lý làm việc của động cơ không đồng 3 pha3.4. Cấu tạo – nguyên lý làm việc của động cơ không đồngbộ 1pha3.4.1.Cấu tạo của động cơ không đồng bộ 1pha3.4.2. Nguyên lý làm việc của động cơ không đồngbộ 1pha3.5.Cấu tạo – nguyên lý làm việc của động cơ một chiều3.5.1.Cấutạo củađộng cơ điện một chiều3.5.2. Nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều

Chương IV: Lắp mạch điện công nghiệp Thời gian: 5 giờ

Mục tiêu:- Trình bày được cấu tạo , nguyên lý làm việc của các khí cụ điện- Gỉai thích được nguyên lý làm việc của các mạch điện cơ bản

Nội dung :4.1. Các khí cụ điện dùng trong mạch điện công nghiệp4.1.1. Cầu dao4.1.2. CB (circuit breaker ) hay áptomát4.1.3. Nút nhấn ( button )4.1.4. Contactor4.1.5. Rơle nhiệt4.2. Các mạch điện công nghiệp cơ bản4.2.1. Mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3pha 4.2.2. Mạch đảo chiều động cơ không đồng bộ 3pha

Chương V: Các linh kiện điện tử - Các mạch điện tử cơ bản Thời gian: 20 giờ

Mục tiêu:- Trình bày được cấu tạo , nguyên lý làm việc của các linh kiện điện tử cơ bản- Cách đo kiểm , nhận biết các linh kiện điện tử cơ bản- Ứng dụng được các linh kiện này trong các mạch nắn điện ,mạch lọc , mạch ổn áp,

mạch khuếch đại …Nội dung:5.1. Điện trở 5.1.1. Khái niệm5.1.2. Cấu tạo5.1.3. Ký hiệu – Hình dạng5.1.4. Bảng quy ước vòng màu5.1.5. Phân loại điện trở5.2. Tụ điện 5.2.1. Cấu tạo-Ký hiệu – Hình dạng

75

Page 76: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

5.2.2. Công dụng- Cấu tạo –Phân loại5.2.3. Các ký hiệu ghi trên tụ5.2.4. Đo đọc giá trị tụ5.3. Cách sử dụng đồng hồ V.O.M 5.3.1. Hình dạng của đồng hồ 5.3.2. Cách đo và đọc giá trị đo5.4. Diod bán dẫn 5.4.1. Cấu tạo của diod bán dẫn5.4.2. Phân cực thuận – nghịch cho diod bán dẫn5.4.3. Một số diod khác 5.5. Transistor bán dẫn 5.5.1. Cấu tạo của transistor5.5.2. Ký hiệu – Hình dạng transistor5.5.3. Nguyên lý làm việc – Cách xác định chân E,B,C của transistor5.6. Transistor Trường ứng FET 5.6.1. Khái niệm5.6.2. Transistor JFET5.7. Mạch chỉnh lưu 5.7.1. Khái niệm5.7.2. Mạch chỉnh lưu 1 pha ½ T5.7.3. Mạch chỉnh lưu toàn kỳ 1 pha5.7.4. Mạch chỉnh lưu toàn kỳ dùng diod cầu5.7.5. Mạch chỉnh lưu cầu 3 pha5.8. Mạch lọc 5.8.1. Khái niệm5.8.2. Sơ đồ khối của mạch lọc 5.9. Mạch ổn áp 6.0. Mạch khuếch đại 6.1. Chức năng của mạch khuếch đại6.2. Các mạch khuếch đại cơ bản6.2.1. Mạch khuếch đại ở chế độ A6.2.2. Mạch khuếch đại ở chế độ B6.2.3. Mạch khuếch đại ở chế độ AB6.3. Các kiểu mắc của transistor6.3.1. Transistor mắc kiểu E chung6.3.2. Transistor mắc kiểu C chung6.3.3. Transistor mắc kiểu B chungIV. Điều kiện thực hiện mô đun: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: 012. Trang thiết bị máy móc:

76

Page 77: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- 01 bộ máy vi tính- 01 Máy chiếu (Projector)- 09 Bàn thực hành điện tử - 18 Bộ thực hành điện tử nâng cao, mỗi bộ bao gồm: Mô đun linh kiện SMD,

Mô đun nguồn ổn áp xung, Mô đun mạch bảo vệ, Mô đun mạch ứng dụng dùng IC OP-AMP

- 18 chiếc Bo cắm chân linh kiện- 18 Máy đo R-L-C- 09 Máy hiện sóng (Oscilloscope)- 18 Đồng hồ vạn năng- 09 Máy phát xung - 18 Bộ dụng cụ sửa chữa điện tử cầm tay, bao gồm mỗi loại 01 cái: Máy hàn

thiếc, Hút thiếc, Tuốc nơ vít 2 cạnh, Tuốc nơ vít 4 cạnh, Kìm cắt dây, Kìm tuốt dây, Kìm uốn, Kìm điện, Bút thử điện.

- 18 Máy hàn khò3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Chì hàn, nhựa thông, giấy nhám các loại....- Phim để làm mạch in- Tấm mạch in cắt săn theo qui định- Hoá chất dùng để ăn mòn mạch in- Hóa chất dùng để tẩm sấy - Linh kiện điện tử các loại.

4. Các điều kiện khác: Phòng học bộ môn đủ điều kiện thực hành V. Phuơng pháp và nội dung đánh giá:

Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành các nội dung:- Công dụng, cấu tạo, nguyên lý, của các loại linh kiện điện tử.- Vẽ/ phân tích sơ đồ các mạch khuếch đại, mạch ứng dụng BJT.- Nhận dạng, đo kiểm đọc trị số các linh kiện điện tử.- Lắp ráp, cân chỉnh, vận hành, đo đạc thông số các mạch điện tử cơ bản (mạch

khuếch đại, dao động, xén, chỉnh lưu...).- Xác định các hư hỏng, tìm nguyên nhân gây ra hư hỏng và sửa chữa khắc phục.

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng: Môn học sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Hình thức giảng dạy chính của môn học: Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm và thực hành

- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy.

- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để sinh viên ghi nhớ kỹ hơn.- Nên bố trí thời gian giải bài tập, nhận dạng các loại linh kiện, thao tác lắp ráp, cân

chỉnh, vận hành mạch, hướng dẫn và sửa sai tại chỗ cho sinh viên.

77

Page 78: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Cần lưu ý kỹ về các đặc tính kỹ thuật và công dụng của các loại linh kiện phổ thông như: diode, BJT, SCR...3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Cấu tạo, nguyên lý của từng loại linh kiện điện tử.- Đặc tính cơ bản và các thông số kỹ thuật chính.- Tính toán một số mạch chỉnh lưu, mạch khuếch đại, dao động, xén đơn giản.- Lắp, cân chỉnh, vận hành, đo đạc thông số các mạch điện tử cơ bản (mạch khuếch

đại, dao động, xén, chỉnh lưu...).- Xác định các hư hỏng, tìm nguyên nhân gây ra hư hỏng và sửa chữa khắc phục.

4. Tài liệu cần tham khảo: - Nguyễn Viết Nguyên, Giáo trình linh kiện, mạch điện tử, NXB Giáo dục, 2008.- Nguyễn Văn Tuân, Sổ tay tra cứu linh kiện điện tử, NXB Khoa học và KT, 2004.- Đỗ Xuân Thụ, Kĩ thuật điện tử, NXB Giáo dục, 2005.- Nguyễn Đình Bảo, Điện tử căn bản 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004.- Nguyễn Đình Bảo, Điện tử căn bản 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2008.

78

Page 79: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: VẼ KỸ THUẬTMã số của môn học: MH 08Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 02 giờ).I. Vị trí, tính chất của môn học

- Vị trí: môn học được bố trí giảng dạy ở học kỳ 1.- Tính chất: là môn học kỹ thuật cơ sở.

II. Mục tiêu môn học:- Kiến thức: Trình bày được các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật, phương pháp vẽ các

loại hình chiếu, mặt cắt, hình cắt, các quy ước của bản vẽ;- Kỹ năng: Đọc được những bản vẽ cấu tạo các thiết bị, bản vẽ lắp, sơ đồ lắp đặt, bố

trí các thiết bị. Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về vẽ kỹ thuật;- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tình nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận, chính

xác, logic khoa học.III. Nội dung môn học1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

TH, TNTL, BT

Kiểm tra

I Chương 1. Những kiến thức cơ bản về lập bản vẽ kỹ thuật. 4 3 1

1. Các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật. 2 2

2. Dựng hình cơ bản. 2 1 1

II Chương 2. Vẽ hình học. 8 4 4

1. Chia đều đoạn thẳng, đường tròn. 2 1 1

2. Vẽ nối tiếp. 4 2 2

3. Vẽ đường e-líp. 2 1 1

III Chương 3. Các phép chiếu và hình chiếu cơ bản. 10 7 3

1. Hình chiếu của điểm, đường thẳng, mặt phẳng. 3 2 1

2. Hình chiếu các khối hình học đơn giản. 3 1 2

3. Giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học. 2 2

4. Giao tuyến của khối đa diện với khối tròn. 2 2

IV Chương 4. Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật. 18 7 10 1

1. Hình chiếu trục đo. 5 2 3

79

Page 80: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2. Hình chiếu của vật thể. 5 3 2

3. Hình cắt và mặt cắt. 3 1 2

4. Bản vẽ chi tiết. 5 1 3 1

V Chương 5. Bản vẽ kỹ thuật. 20 8 12 1

1. Vẽ qui ước. 8 3 5

2. Bản vẽ lắp. 8 4 3 1

3. Sơ đồ của một số hệ thống truyền động. 4 1 3

Tổng cộng 60 30 28 2

* Ghi chú: thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính bằng giờ thực hành.2. Nội dung chi tiết:

Chương 1. Những kiến thức cơ bản về lập bản vẽ kỹ thuậtThời gian: 04 giờ

Mục tiêu:- Hoàn chỉnh bản vẽ một chi tiết máy đơn giản với đầy đủ nội dung theo yêu cầu của tiêu

chuẩn Việt Nam: Kẻ khung bản vẽ, kẻ khung tên, ghi nội dung khung tên, biểu diễn các đường nét, ghi kích thước... khi được cung cấp bản vẽ phác của chi tiết.

- Dựng các đường thẳng song song, vuông góc với nhau; chia đều một đoạn thẳng bằng thước và êke; bằng thước và compa

- Vẽ độ dốc và độ côn- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật.- Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác.

Nội dung:1. Các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật1.1 Tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật1.2 Khái niệm về tiêu chuẩn 1.3 Khổ giấy1.4 Khung vẽ, khung tên1.5 Tỷ lệ1.6 Các nét vẽ1.7 Chữ viết trên bản vẽ1.8 Các quy định ghi kích thước trên bản vẽ2. Dựng hình cơ bản2.1 Dựng đường thẳng song song2.2 Dựng đường thẳng vuông góc2.3 Chia đều một đoạn thẳng2.4 Vẽ độ dốc và độ côn.

80

Page 81: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Chương 2. Vẽ hình họcThời gian: 08 giờ

Mục tiêu:- Chia đường tròn thành 3 và 6; 4 và 8; 5 và 10; 7 và 9 phần bằng nhau.- Dựng đa giác đều nội tiếp bằng thước và êke.- Vẽ được cung tròn nối tiếp với đường thẳng, cung tròn nối tiếp với cung tròn bằng

thước và compa đảm bảo tiếp xúc và nét vẽ đồng đều.- Vẽ được đường e-lip theo 2 trục vuông góc.- Vẽ được đường ô-van theo trục vuông góc.- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật.- Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác.

Nội dung:1. Chia đều đường tròn1.1 Chia đường tròn ra 3 và 6 phần bằng nhau1.2 Chia đường tròn ra 4 và 8 phần bằng nhau1.3 Chia đường tròn ra 5 và 10 phần bằng nhau 1.4 Chia đường tròn ra 7 và 9 phần bằng nhau1.5 Dựng đa giác đều nội tiếp bằng thước và êke.2. Vẽ nối tiếp2.1 Vẽ cung tròn nối tiếp với hai đường thẳng2.2 Vẽ cung tròn nối tiếp, tiếp xúc ngoài với một đường thẳng và một cung tròn khác2.3 Vẽ cung tròn nối tiếp, tiếp xúc trong với một đường thẳng và một cung tròn khác2.4 Vẽ cung tròn nối tiếp, tiếp xúc ngoài với hai cung tròn khác 2.5 Vẽ cung tròn nối tiếp, tiếp xúc trong với hai cung tròn khác2.6 Vẽ cung tròn nối tiếp, vừa tiếp xúc ngoài vừa tiếp xúc trong 2.7 Bài tập áp dụng3. Vẽ đường elip3.1 Đường elip theo 2 trục AB và CD vuông góc với nhau3.2 Vẽ đường ôvan.

Chương 3. Các phép chiếu và hình chiếu cơ bảnThời gian: 10 giờ

Mục tiêu:- Vẽ hình chiếu của điểm, đường, mặt phẳng trên các mặt phẳng hình chiếu theo Tiêu

chuẩn Việt Nam. Tìm hình chiếu thứ 3 của điểm, đường thẳng, mặt phẳng khi biết 2 hình chiếu của chúng bằng các dụng cụ vẽ thông dụng: thước thẳng, thước cong, êkê, compa.

- Vẽ được hình chiếu của các khối hình học đơn giản trên các mặt phẳng hình chiếu theo Tiêu chuẩn Việt Nam, tìm hình chiếu thứ 3 của các khối hình học khi biết 2 hình chiếu của chúng bằng các dụng cụ vẽ thông dụng: thước thẳng, thước cong, êkê, compa ...

81

Page 82: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Đọc hiểu và vẽ được các dạng giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học thông thường.

- Đọc hiểu và vẽ được giao tuyến của khối đa diện với khối tròn thuộc các chi tiết máy trong phạm vi nghề sửa chữa ô tô.

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật.- Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác.

Nội dung:1. Hình chiếu của điểm đường thẳng, mặt phẳng1.1 Các phép chiếu1.2 Phương pháp các hình chiếu vuông góc1.3 Hình chiếu của điểm, đường thẳng và mặt phẳng2. Hình chiếu các khối hình học đơn giản2.1 Hình chiếu của các khối đa diện2.2 Hình chiếu của khối hộp2.3 Hình chiếu của khối lăng trụ2.4 Hình chiếu của khối chóp, chóp cụt đều2.5 Hình chiếu của khối có mặt cong* Kiểm tra lý thuyết 3. Giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học3.1 Giao tuyến của mặt phẳng với khối đa diện3.2 Giao tuyến của mặt phẳng với hình trụ 3.3 Giao tuyến của mặt phẳng với hình nón tròn xoay3.4 Giao tuyến của mặt phẳng với hình cầu4. Giao tuyến của khối đa diện với khối tròn4.1 Giao tuyến của hai khối đa diện4.2 Giao tuyến của hai khối tròn4.3 Giao tuyến của khối đa diện với khối tròn.

Chương 4. Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật.Thời gian: 18 giờ

Mục tiêu:- Trình bày được khái niệm và phương pháp dựng hình chiếu trục đo.- Dựng hình chiếu trục đo của vật thể có dạng hình hộp, mặt đối xứng.- Vẽ được bản vẽ phác hình chiếu trục đo theo tiêu chuẩn vẽ kỹ thuật Việt nam.- Lập hình chiếu vuông góc của vật thể, bố trí các hình chiếu, chọn tỷ lệ phù hợp.- Tìm hình chiếu thứ 3 khi biết 2 hình chiếu của vật thể.- Xác định vị trí mặt cắt hợp lý, biểu diễn các loại mặt cắt, hình cắt trên bản vẽ theo Tiêu

chuẩn Việt Nam.- Đọc và vẽ các bản vẽ chi tiết từ vật thật bằng các dụng cụ vẽ cầm tay thông dụng.- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật.- Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác.

82

Page 83: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Nội dung:1. Hình chiếu trục đo1.1 Khái niệm về hình chiếu trục đo1.2 Phân loại hình chiếu trục đo1.3 Cách dựng hình chiếu trục đo1.4 Vẽ phác hình chiếu trục đo1.5 Bài tập áp dụng2. Hình chiếu của vật thể2.1 Các loại hình chiếu2.2 Cách vẽ hình chiếu của vật thể2.3 Cách ghi kích thước của vật thể2.4 Cách đọc bản vẽ hình chiếu của vật thể2,5 Bài tập áp dụng3. Hình cắt và mặt cắt3.1 Khái niệm về hình cắt và mặt cắt3.2 Hình cắt3.2.1 Phân loại hình cắt3.2.2 Ký hiệu và quy ước về hình cắt3.3 Mặt cắt3.3.1 Phân loại mặt cắt3.3.2 Ký hiệu và những quy ước về mặt cắt3.4 Hình trích3.5 Bài tập áp dụng4. Bản vẽ chi tiết4.1 Các loại bản vẽ cơ khí4.2 Hình biểu diễn của chi tiết4.3 Kích thước của chi tiết4.4 Dung sai kích thước4.5 Ký hiệu nhám bề mặt4.6 Bản vẽ chi tiết* Kiểm tra lý thuyết.

Chương 5. Bản vẽ kỹ thuậtThời gian: 20 giờ

Mục tiêu:- Đọc hiểu, phân biệt được các loại ren tiêu chuẩn và vẽ quy ước ren theo Tiêu chuẩn

Việt nam.- Đọc hiểu và biểu diễn được các mối ghép có ren trong phạm vi nghề sửa chữa ô tô.- Đọc hiểu và biểu diễn được các chi tiết có các loại bánh răng, lò xo liên quan nghề sửa

chữa ô tô.

83

Page 84: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Trình bày được đặc điểm và cấu tạo các loại mối ghép thông dụng.- Đọc và vẽ được cấu tạo của các mối ghép quy ước.- Đọc các bản vẽ lắp của cơ cấu, bộ phận máy công cụ trong các tài liệu kỹ thuật.- Vẽ tách các chi tiết từ bản vẽ lắp bằng các dụng cụ vẽ thông dụng.- Đọc chính xác sơ đồ của các hệ thống truyền động, phân tích nguyên lý truyền động,

quá trình hoạt động của các hệ thống truyền động cơ khí, khí nén và thuỷ lực.- Vẽ được sơ đồ truyền động của các bộ phận truyền động đơn giản.- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật.- Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác.

Nội dung:1. Vẽ quy ước ren1.1 Cách vẽ quy ước 1.2 Cách ký hiệu các loại mối ghép quy ước1.3 Bài tập áp dụng2. Bản vẽ lắp2.1 Nội dung bản vẽ lắp2.2 Các quy ước biểu diễn trên bản vẽ lắp2.3 Cách đọc bản vẽ lắp2.4 Vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp2.5 Bài tập áp dụng6. Sơ đồ của một số hệ thống truyền động6.1 Sơ đồ hệ thông truyền động cơ khí6.2 Sơ đồ hệ thông truyền động khí nén, thuỷ lực* Kiểm tra lý thuyết.IV. Điều kiện thực hiện môn học:1. Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng: 01 Phòng học chuyên môn2. Trang thiết bị, máy móc:

- 01 Máy chiếu Projector.- 01 Máy vi tính- 01 Mô hình các khối hình học cơ bản: mỗi khối 01 chiếc, bao gồm: Khối trụ, Khối

hộp, Khối nón, Khối cầu, Khối lăng trụ tam giác

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:- Slide.- Dụng cụ vẽ- Giáo trình vẽ kỹ thuật cơ khí.- Tập bản vẽ cơ khí.- Tài liệu tham khảo.

4. Nguồn lực khác: V. Phương pháp và nội dung đánh giá:

84

Page 85: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Có thể áp dụng hình thức kiểm tra viết (Vẽ bản vẽ) hoặc kiểm tra trắc nghiệm (nhận dạng, đọc bản vẽ). Các nội dung cần kiểm tra là:

- Vẽ các đường nét, chữ viết đúng qui ước.- Vẽ hình chiếu, hình cắt một số chi tiết cơ khí đơn giản.- Đọc, phân tích nhận dạng một số chi tiết lắp ráp và phương pháp gia công cơ khí

đơn giản.VI. Hướng dẫn thực hiện môn học: 1. Phạm vi áp dụng: Môn học sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy

- Nên áp dụng phương pháp đàm thoại để học sinh ghi nhớ kỹ hơn.- Nên bố trí thời gian giải bài tập hợp lý, hướng dẫn và sửa sai tại chỗ cho học sinh

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Qui ước bản vẽ cơ khí, đường nét chữ viết.- Hình chiếu, hình cắt.- Qui ước một số mối ghép.

4. Tài liệu cần tham khảo: - Giáo trình môn học Vẽ Kỹ thuật do Tổng cục dạy nghề ban hành.- Trần Hữu Quế (2008, tái bản), Giáo trình vẽ kỹ thuật, NXB GD.- Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn (2007), Giáo trình vẽ kỹ thuật, NXB GD.- Bộ môn hình họa - vẽ kỹ thuật (2007), Vẽ kỹ thuật cơ khí, NXB GTVT.- Phạm Thị Hoa, Lê Nguyên Ninh (2006, tái bản), Giáo trình vẽ kỹ thuật.- Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn (2005, biên dịch), Bản vẽ kỹ thuật - Tiêu chuẩn quốc

tế, NXB GD.- Trung tâm thông tin Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (2004), Bản vẽ kỹ thuật - Tiêu

chuẩn Việt Nam.- Ninh Đức Tốn (2002), Dung sai và lắp ghép, NXB GD.- I.X.VU’SNEPÔNXKI, Hà Quân dịch theo bản tiếng Nga (1990), Vẽ kỹ thuật, NXB

Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp Hà Nội.

85

Page 86: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: TRUYÊN ĐỘNG CƠ THUY KHÍMã số của môn học: MH 09Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; thực hành, bài tập: 28, Kiểm tra: 02 giờ).I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy song song với các môn học/ mô đun sau- Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc.

II. Mục tiêu của môn học:+ Trình bày được các khái niệm cơ bản trong cơ học ứng dụng+ Trình bày được phương pháp tổng hợp và phân tích lực + Phân tích được chuyển động của vật rắn+ Phân tích được các hình thức chịu tải của vật: chịu kéo, nén, cắt, dập, xoắn, uốn.+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của các cơ cấu

truyền động cơ bản+ Trình bày được ưu nhược điểm của hệ thống truyền động khí nén và thủy lực+ Giải thích đầy đủ ký hiệu, công dụng của các phần tử trong hệ thống truyền động bằng

khí nén và thủy lực+ Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị truyền động bằng khí nén

và thủy lực.+ Tuân thủ đúng quy định về giờ học tập và làm đầy đủ bài tập về nhà+ Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận.

III. Nội dung môn học1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT Tên chương/mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

TH,TNTL,BT

Kiểm tra

I

Truyền động cơ khí 20 5 14 1

1. Các khái niệm cơ bản 4 1 3

2. Các chuyển động cơ bản vật rắn 4 1 3

3. Các hình thức chịu tải của vật rắn. 5 1 4

4. Các cơ cấu truyền động cơ bản. 6 2 4

5. Kiểm tra 1 1

II Truyền động khí nén. 13 5 7 1

1. Những đặc điểm cơ bản 1 1

86

Page 87: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.Cấu trúc của hệ thống khí nén 1 1

3. Một số cơ sở trong tính toán khí nén 2 2

4. Các phần tử của hệ thống khí nén 8 1 7

5.Kiểm tra 1 1

III

Truyền động thủy lực 12 5 7

1. Các nguyên lý vật lý cơ bản của thủy lực 2 1 1

2. Dầu thủy lực. 1 1

3. Sơ đồ hệ thống thủy lực 3 1 2

4. Các phần tử của hệ thủy lực 5 1 4

Tổng cộng 45 15 28 2

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:Chương 1: Truyền động cơ khí

Thời gian: 20 giờMục tiêu:

+ Trình bày được các khái niệm cơ bản trong cơ học ứng dụng+ Trình bày được phương pháp tổng hợp và phân tích lực + Phân tích được chuyển động của vật rắn+ Phân tích được các hình thức chịu tải của vật: chịu kéo, nén, cắt, dập, xoắn, uốn.+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của các cơ cấu

truyền động cơ bảnNội dung:1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Lực 1.1.1. Định nghĩa1.1.2. Các đặc trưng của lực1.1.3. Các khái niệm về lực1.1.4. Phân tích lực 1.1.5. Tổng hợp lực1.2. Mô men 1.2.1. Mô men của lực đối với một điểm1.2.2. Ngẫu lực1.3. Biến dạng 1.4. Ứng suất 2. Chuyển động cơ bản của vật rắn

87

Page 88: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.1. Các đặc trưng của chuyển động 2.1.1. Vận tốc 2.1.2. Gia tốc. 2.2. Chuyển động tịnh tiến2.3. Chuyển động quay.3. Các hình thức chịu tải của vật rắn. 3.1. Kéo, nén 3.1.1. Kéo3.1.2. Nén3.2. Cắt dập 3.2.1. Cắt3.2.2. Dập3.3.Xoắn, uốn 3.3.1. Xoắn3.3.2. Uốn4. Các cơ cấu truyền động cơ bản. 4.1. Cơ cấu truyền động ma sát 4.1.1 Cơ cấu truyền động đai4.1.2. Khớp ma sát4.2. Cơ cấu truyền động ăn khớp 4.2.1. Cơ cấu bánh răng4.2.2. Cơ cấu xích 4.2.3. Cơ cấu bánh vít trục vít4.3. Các cơ cấu truyền động khác 4.3.1. Cơ cấu truyền động cam4.3.2. Cơ cấu tay quay thanh truyền4.3.3. Cơ cấu cóc4.3.3. Cơ cấu các đăng5. Kiểm tra

Chương 2: Truyền động khí nénThời gian: 13 giờ

Mục tiêu:- Phát biểu đúng ưu nhược điểm của hệ thống truyền động bằng khí nén.- Trình bày được các dạng truyền động bằng khí nén - Trình bày được cấu trúc của hệ thống truyền động khí nén- Áp dụng công thức trong khí nén giải bài tập.- Phát biểu đúng nhiệm vụ, ký hiệu của các phần tử trong hệ thống truyền động bằng

khí nén

88

Page 89: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các phần tử trong hệ thống truyền động bằng khí nén.

- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về lĩnh vực thủy lực và khí nén.Nội dung:1. Những đặc điểm cơ bản 1.1. Các dạng truyền động sử dụng khí nén.1.2. Những ưu nhược điểm cơ bản.2.Cấu trúc của hệ thống khí nén 3. Một số cơ sở trong tính toán khí nén 3.1. Đơn vị đo Áp suất3.2. Các định luật trong tính toán về khí nén3.3. Lưu lượng: 3.4. Lực3.5. Tốc độ truyền động của xilanh Thời gian:8 giờ4.1. Khối nguồn khí nén.4.1.1. Máy nén khí.4.1.2. Xử lý khí nén4.1.3. Phân phối khí nén4.2. Các cơ cấu chấp hành4.2.1. Xilanh tác dụng đơn4.2.2. Xilanh tác dụng kép4.2.3. Xilanh quay4.2.4. Động cơ khí nén4.2.5. Giác hút: 4.3. Các phần tử điều chỉnh và điều khiển4.3.1. Các van đảo chiều 4.3.2. Các van điều khiển lưu lượng4.3.3. Các phần tử xử lý tín hiệu khí nén4.3.4. Mạch khí nén5.Kiểm tra hệ thống khí nén

Chương 3: Truyền động thủy lựcThời gian: 12 giờ

Mục tiêu:- Trình bày được các nguyên lý vật lý cơ bản của thủy lực. - Trình bày được công dụng, yêu cầu của dầu thủy lực - Trình bày được cấu trúc của hệ thống truyền động thủy lực- Áp dụng công thức trong thủy lực giải bài tập.- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống truyền động bằng thủy lực

89

Page 90: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động bằng thủy lực- Nhận dạng được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị truyền động bằng thủy lực- Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về lĩnh vực thủy lực và khí nén.Nội dung:1. Các nguyên lý vật lý cơ bản của thủy lực Thời gian: 2 giờ1.1. Định luật pascan (sự truyền áp suất)1.2. Sự truyền năng lượng1.3. Sự truyền dịch chuyển1.4. Dòng chảy1.5. Xâm thực.2. Dâu thủy lực. 3. Sơ đô hệ thống thủy lực 4: Các phân tử của hệ thủy lực 4.1. Nguồn năng lượng 4.1.1. Động cơ4.1.2.Bơm4.1.3. Các loại van áp suất :4.1.4. Bể dầu4.1.4. Bộ lọc dầu4.1.5. Bình tích áp4.1.6. Bộ làm mát4.2. Các cơ cấu chấp hành 4.2.2. Xilanh tác dụng kép4.2.3. Động cơ thủy lực4.3. Các phần tử điều chỉnh, điều khiển 4.3.1. các van đảo chiều.4.3.2. Van một chiều4.3.3. Van tiết lưu5. Kiểm tra hệ thống thủy lựcIV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết, máy chiếu, máy vi tính2. Trang thiết bị máy móc:

- Các mô hình hệ thống khí nén thủy lực.- Các phần tử của hệ thống khí nén thủy lực.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:- GS.TS. Đỗ Sanh, PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng, TS. Phan Hữu (2003), Giáo trình

Cơ kỹ thuật, Vụ Trung học Chuyên nghiệp- Dạy nghề- Nguyễn Khang (2005), Cơ học ứng dụng, NXB GD.- Vũ Đình Lai, Nguyễn Văn Nhậm (1988), Sức bên vật liệu, Đại Học Công Nghệ,

ĐHQGHN & Viện Cơ Học, 90

Page 91: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- TS. Nguyễn Chí Hưng (2011), Nguyên lý máy, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội- Nguyễn Trọng Hiệp (2006), Chi tiết máy, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội+ Nguyễn Thị Xuân Thu, Nhữ Phương Mai (Dịch từ tiếng Anh) (2001), Hệ thống thủy

lực và khí nén, NXB LĐXH+ Sơ đồ cấu tạo của các bộ phận điều khiển bằng khí nén và thủy lực trên ô tô+ Ảnh và CD ROM của các bộ phận điều khiển bằng khí và thủy lực+ Các tài liệu hướng dẫn và tham khảo khác về hệ thống khí nén và thủy lực+ Phiếu kiểm tra.

4. Nguồn lực khác: Cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ các trang thiết bị về truyền động khí nén và thủy lực

V. Nội dung và Phương pháp đánh giá: 1. Nội dung:

- Kiến thức:+ Trình bày được các khái niệm cơ bản về : Lực, hệ lực , áp lực, mômen, biến dạng,

ứng suất. + Trình bày được các cơ cấu truyền động cơ bản.+ Trình bày được ưu nhược điểm của hệ thống truyền động khí nén và thủy lực+ Giải thích đầy đủ ký hiệu, công dụng của các phần tử trong hệ thống truyền động

bằng khí nén và thủy lực+ Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị truyền động bằng khí nén

và thủy lực.- Kỹ năng:

+ Phân tích được các chuyển động cơ bản của vật rắn.+ Phân tích được các hình thức chịu tải của vật rắn.+ Áp dụng công thức trong khí nén và thủy lực tính toán bài tập.+ Phân tích được hoạt động của hệ thống truyền động khí nén và thủy lực đơn giản, cụ

thể.- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:+ Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về lĩnh vực thủy lực và khí nén+ Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ.

2. Phương pháp: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận trong quá trình

thực hiện các bài học có trong môn học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.VI. Hướng dẫn sử dụng môn học:

Môn học có tính logic nên khi giảng dạy người giáo viên cần nêu ro nhiệm vụ và yêu cầu của từng chương để từ đó giúp người học nghề hiểu được các nội dung cốt loi của từng chương và tính hệ thống của môn học.1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng Công nghệ ô tô.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy và học tập môn học:

- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết91

Page 92: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Môn học không đi sâu vào kỹ năng thực hành, tuy nhiên sau mỗi bài học học sinh cần có kỹ năng nhận dạng các chi tiết, bộ phận và trang thiết bị liên quan

- Chú ý rèn luyện kỹ năng nhận dạng cấu tạo của các thiết bị truyền động bằng khí nén và thủy lực

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học

- Phần thực hành của môn học được thực hiện ở dạng các bài tập về nhà.3. Những trọng tâm cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm: + Các hình thức chịu tải của vật rắn.+ Các cơ cấu truyền động cơ khí cơ bản .+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động khí nén+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động thủy lực+ Ứng dụng của hệ thống thủy lực và khí nén trên ô tô.

4. Tài liệu cần tham khảo:- GS.TS. Đỗ Sanh, PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng, TS. Phan Hữu (2003), Giáo trình

Cơ kỹ thuật, Vụ Trung học Chuyên nghiệp- Dạy nghề- Nguyễn Khang (2005), Cơ học ứng dụng, NXB GD.- Vũ Đình Lai, Nguyễn Văn Nhậm (1988), Sức bên vật liệu, Đại Học Công Nghệ,

ĐHQGHN & Viện Cơ Học, - TS. Nguyễn Chí Hưng (2011), Nguyên lý máy, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội- Nguyễn Trọng Hiệp (2006), Chi tiết máy, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội- Bùi Hải Triều (2006), Giáo trình Công nghệ khí nén thủy lực, NXB GD- Phạm Xuân Tùy ( 2002), Giáo trình điêu khiển thủy lực- khí nén, NXB KHKT- Lê Văn Tiến Dũng (2004), Điêu khiển khí nén- thủy lực, Trường đại học kỹ thuật TP

HCM.

92

Page 93: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: AUTO CADMã số mô đun: MH 11Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; kiểm tra: 2 giờ)I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: có thể được bố trí giảng dạy sau các môn học MĐ08- Tính chất: Là môn học cơ sở bắt buộc.

II. Mục tiêu môn học: + Sử dụng được các chức năng trên các thanh công cụ của màn hình đồ họa+ Sử dụng linh hoạt các lệnh vẽ cơ bản và phương pháp nhập tọa độ+ Sử dụng các phương pháp xác nhập điểm chính xác và các phương pháp lựa chọn

đối tượng+ Sử dụng và rèn luyện kỹ năng tạo lớp vẽ, gán các loại màu, loại đường nét cho

lớp vẽ, các lệnh hiệu chỉnh đối tượng, các lệnh vẽ nhanh, hiệu chỉnh các văn bản vào bản vẽ

+ Thao tác vẽ trên máy và hiệu chỉnh thành thạo+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong Thực hành AutoCAD+ Rèn luyện tính kỷ luật, tỉ mỉ của học viên

III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

SốTT

Tên chương, mụcThời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

TH,TNTL,BT

Kiểm tra

1 Sử dụng chương trình Autocad và màn hình đồ họa 5 2,5 2,5

2 Thiết lập bản vẽ mới nằm trong vùng vẽ 3 1 2

3 Các lệnh vẽ cơ bản và hệ tọa độ 5 1,5 3,5

4 Sử dụng các lệnh vẽ cơ bản và nhập điểm chính xác 5 1 3 1

5 Sử dụng các lệnh trợ giúp và lựa chọn đối tượng 5 2 3

6 Các lệnh vẽ nhanh 5 2,5 2,5

7Quản lý đối tượng trong bản vẽ(Lớp, màu, đường nét)

5 1 3 1

8 Ghi và hiệu chỉnh văn bản 3 0,5 2,5

9 Ghi và hiệu chỉnh kích thước 4 2 2

93

Page 94: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

10 Hình cắt và mặt cắt - vẽ kí hiệu vật liệu 5 1 3 1

Cộng 45 15 27 3

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành.

2. Nội dung chi tiết:

Chương 1: Sử dụng chương trình Autocad và màn hình đô họaThời gian:5 giờ

Mục tiêu: - Mô tả được cấu trúc màn hình đồ họa, các chức năng của các thanh công cụ, các

dòng trạng thái và vị trí nhập các câu lệnh vẽ.- Xác định được vùng vẽ, các chức năng chính của các biểu tượng trên các thanh

công cụ, các dòng trạng thái- Tuân thủ quy trình, quy phạm về thực hành trên máy tính.

Nội dung:1. Khởi động Autocad 2. Cấu trúc màn hình đồ hoạ 3. Thanh công cụ Toolbar 4. Dòng lệnh Command.

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 1.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyT.Số LT

TH,TNTL,BT

KT*

1. Khởi động Autocad 0,5 0,3 0,2 LT+TH

2. Cấu trúc màn hình đồ hoạ 2 1,0 1,0 LT+TH

3. Thanh công cụ Toolbar 2 1,0 1,0 LT+TH

4. Dòng lệnh Command. 0,5 0,2 0.3 LT+TH

Tổng 5 2,5 2,5

Chương 2: Thiết lập bản vẽ mới nằm trong vùng vẽThời gian:3 giờ

Mục tiêu:- Giới hạn, xác định được vùng vẽ, đơn vị vùng vẽ và chế độ vẽ ORTHO. - Giới hạn vùng vẽ theo khổ giấy A4, đơn vị vẽ milimét- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung: 1. Giới hạn vùng vẽ

94

Page 95: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2. Đơn vị vùng vẽ 3. Chế độ ORTHO.

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 2.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyTổng

số LT TH,TNTL,BT

KT*

1. Giới hạn vùng vẽ 1 0,4 0,6 LT+TH

2. Đơn vị vùng vẽ 1 0,3 0,7 LT+TH

3. Chế độ ORTHO. 1 0,3 0,7 LT+TH

Tổng 3 1 2

Chương 3: Các lệnh vẽ cơ bản và hệ tọa độThời gian:5 giờ

Mục tiêu: - Trình bày đầy đủ các khái niệm tọa độ tương đối, tọa độ tuyệt đối, tọa độ cực tuyệt

đối, tọa độ cực tương đối.- Sử dụng thành thạo các lệnh vẽ đường thẳng, đường tròn, đa giác, phương pháp

nhập tọa độ và các lệnh vẽ- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung: 1. Hệ toạ độ 2. Các lệnh vẽ cơ bản.

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 3.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyTổng

số LT TH,TNTL,BT

KT*

1. Hệ toạ độ 3 1 2 LT+TH

1.1 Hệ tọa độ cực 1 0,3 0,7 LT+TH

1.2 Hệ tọa độ tương đối 1 0,3 0,7 LT+TH

1.3 Hệ tọa độ tuyệt đối 1 0,4 0,6 LT+TH

2. Các lệnh vẽ cơ bản. 2 0,5 1,5 LT+TH

2.1 Lệnh vẽ đường thẳng 1 0,3 0,7 LT+TH

2.2 Lệnh vẽ đường tròn 1 0,2 0,8 LT+TH

Tổng 5 1,5 3,5

Chương 4: Sử dụng các lệnh vẽ cơ bản và nhập điểm chính xácThời gian:5 giờ

95

Page 96: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Mục tiêu: - Sử dụng các phương pháp truy bắt điểm thuần thục.- Nhập được tọa độ điểm bằng phương pháp truy bắt điểm- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc

Nội dung: 1. Truy bắt điểm tạm trú 2. Truy bắt điểm thường trú 3. Sử dụng phương pháp nhập tọa độ để vẽ 4. Vẽ đường và đa giác bằng các lệnh cơ bản 5. Kiểm tra thực hành.

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 4.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyTổng

số LTTH,TNTL,BT

KT*

1. Truy bắt điểm tạm trú 0,8 0,2 0,6 LT+TH

2. Truy bắt điểm thường trú 0,7 0,2 0,5 LT+TH

3. Sử dụng phương pháp nhập tọa độ để vẽ 1 0,3 0,7 LT+TH

4. Vẽ đường và đa giác bằng các lệnh cơ bản 1,5 0,3 1,2 LT+TH

5. Kiểm tra thực hành. 1 1 LT+TH

Tổng 5 1 3 1

Chương 5: Sử dụng các lệnh trợ giúp và lựa chọn đối tượngThời gian:5 giờ

Mục tiêu: - Lựa chọn và xóa được các đối tượng đơn hoặc1 nhóm đối tượng- Sử dụng được các lệnh hiệu chỉnh để vẽ nhanh- Thay đổi được kích thước bản vẽ theo một tỷ lệ cần thiết- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung: 1. Các lệnh trợ giúp và lựa chọn đối tượng 2. Lệnh xoá đối tượng bằng lệnh: ERASE 3. Phương pháp lựa chọn đối tượng 4. Di chuyển đối tượng bằng lệnh: MOVE 5. Xén một phần của đối tượng nằm giữa 2 đối tượng lệnh: TRIM 6. Xén một phần đối tượng nằm giữa 2 điểm chọn lệnh: BREAK7. Kéo dài đối tượng lệnh: EXTEND 8. Quay các đối tượng chung quanh 1 điểm lệnh: ROTATE

96

Page 97: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

9. Thay đổi kích thước các đối tượng một cách tỷ lệ lệnh: SCALE 10. Vẽ ứng dụng các lệnh trên.

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 5.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyTổng

số LTTH,TNTL,BT

KT*

1. Tạo đối tượng song song lệnh: OFFSET 0,5 0,2 0,3 LT+TH

2. Lệnh xoá đối tượng bằng lệnh: ERASE 0,5 0,2 0,3 LT+TH

3. Phương pháp lựa chọn đối tượng 0,5 0,2 0,3 LT+TH

4. Di chuyển đối tượng bằng lệnh: MOVE 0,5 0,2 0,3 LT+TH

5. Xén một phần của đối tượng nằm giữa 2 đối tượng lệnh: TRIM 0,5 0,2 0,3 LT+TH

6. Xén một phần đối tượng nằm giữa 2 điểm chọn lệnh: BREAK 0,5 0,2 0,3 LT+TH

7. Kéo dài đối tượng lệnh: EXTEND 0,5 0,2 0,3 LT+TH

8. Quay các đối tượng chung quanh 1 điểm lệnh: ROTATE 0,5 0,2 0,3 LT+TH

9. Thay đổi kích thước các đối tượng một cách tỷ lệ lệnh: SCALE 0,5 0,2 0,3 LT+TH

10. Vẽ ứng dụng các lệnh trên. 0,5 0,2 0,3 LT+TH

Tổng 5 2 3

Chương 6: Các lệnh vẽ nhanh Thời gian:5 giờ

Mục tiêu: - Liệt kê được các lệnh vẽ nhanh để tạo các đối tượng vẽ mới giống với đối tượng

đã có trên vùng đồ họa (vùng vẽ), tạo được các đối tượng mới theo dãy, theo hàng hoặc theo 1 cung tròn hoặc 1 vòng tròn

- Sử dụng thành thạo các lệnh vẽ nhanh thành thạo đạt yêu cầu của bài tập- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung:1. Tạo đối tượng song song lệnh: OFFSET 2. Vẽ nối tiếp 2 đối tượng bởi cung tròn lệnh: FILLET 3. Vát mép các đoạn thẳng lệnh: CHAMFER 4. Sao chép các đối tượng lệnh: COPY 5. Phép đối xứng trục: MIRROR

97

Page 98: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

6. Chộp đối tượng theo dãy: ARRAY 7. Thực theo yêu cầu bản vẽ sử dụng các lệnh vẽ nhanh. Thời gian:1 giờ

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 6.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đề

Thời gian (giờ) Hình thức giảng dạy

Tổng số LT

TH,TNTL,BT

KT*

1. Tạo đối tượng song song lệnh: OFFSET 0,5 0,3 0,2 LT+TH

2. Vẽ nối tiếp 2 đối tượng bởi cung tròn lệnh: FILLET 1 0,6 0,4 LT+TH

3. Vát mép các đoạn thẳng lệnh: CHAMFER 0,5 0,3 0,2 LT+TH

4. Sao chép các đối tượng lệnh: COPY 0,5 0,3 0,2 LT+TH

5. Phép đối xứng trục: MIRROR 0,5 0,2 0,3 LT+TH

6. Chộp đối tượng theo dãy: ARRAY 1 0,3 0,7 LT+TH

7. Thực theo yêu cầu bản vẽ sử dụng các lệnh vẽ nhanh. 1 0,5 0,5 LT+TH

Tổng 5 2,5 2,5

Chương 7: Quản lý đối tượng trong bản vẽThời gian:5 giờ

Mục tiêu:- Tạo được các lớp vẽ- Tạo được các lớp vẽ và gán được các màu, các loại đường nét cho các lớp tương

ứng- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung: 1. Tạo và hiệu chỉnh lớp 2. Lệnh gọi các loại đường 3. Thực hiện các lệnh vẽ 4. Tạo các lớp vẽ vô màu, đường nét cho từng lớp 5. Sử dụng các loại đường nét để vẽ đường tâm, đường khuất.

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 7.Tiêu đề/Tiểu tiêu đề Thời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyTổng LT TH,TN KT*

98

Page 99: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

số TL,BT

1. Tạo và hiệu chỉnh lớp 1 0,2 0,8 LT+TH

2. Lệnh gọi các loại đường 0,5 0,2 0,3 LT+TH

3. Thực hiện các lệnh vẽ 1 0,2 0,8 LT+TH

4. Tạo các lớp vẽ vô màu, đường nét cho từng lớp 1 0,2 0,8 LT+TH

5. Sử dụng các loại đường nét để vẽ đường tâm, đường khuất 1,5 0,2 0,3 1 LT+TH

Tổng 5 1 3 1

Chương 8: Ghi và hiệu chỉnh văn bảnThời gian:3 giờ

Mục tiêu: - Ghi và hiệu chỉnh được các văn bản ghi chú trên bản vẽ và các yêu cầu kỹ thuật

trên bản vẽ- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung: 1. Ghi văn bản 2. Hiệu chỉnh văn bản và các yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ 3. Kiểm tra thực hành.

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 8.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyTổng

số LTTH,TNTL,BT

KT*

1. Ghi văn bản 1 0,1 0,9 LT+TH

2. Hiệu chỉnh văn bản và các yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ 1 0,2 0,8 LT+TH

3. Kiểm tra thực hành. 1 0,2 0,8 LT+TH

Tổng 3 0,5 2,5

Chương 9: Ghi và hiệu chỉnh kích thướcThời gian:4 giờ

Mục tiêu: - Ghi và hiệu chỉnh được các loại kích thước

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.Nội dung:1. Ghi kich thước 2. Hiệu chỉnh kích thước và các yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ.

99

Page 100: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 9.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyTổng

số LTTH,TNTL,BT

KT*

1. Ghi kich thước 2 1,5 0,5 LT+TH

2. Hiệu chỉnh kích thước và các yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ 2 0,5 1,5 LT+TH

Tổng 4 2 2

Chương 10: Hình cắt và mặt cắt - vẽ kí hiệu vật liệuThời gian:5 giờ

Mục tiêu: - Chọn được loại mặt cắt phù hợp với từng vật liệu, xác định được vùng vẽ mặt cắt

và hiệu chỉnh được tỷ lệ mặt cắt phù hợp với bản vẽ- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác trong công việc.

Nội dung:1. Chọn mẫu mặt cắt 2. Xác định vùng vẽ mặt cắt 3. Hiệu chỉnh được tỷ lệ mặt cắt .

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 10.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyT.Số LT

TH,TNTL,BT

KT*

1. Chọn mẫu mặt cắt 1,5 0,4 1,1 LT+TH2. Xác định vùng vẽ mặt cắt 1 0,3 0,7 LT+TH3. Hiệu chỉnh được tỷ lệ mặt cắt 2,5 0,3 1,2 1 LT+TH

Tổng 5 1 3 1

IV. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học chuyên môn hóa/ nhà xưởng: Phòng máy vi tính2. Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu; Máy vi tính3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Vật liệu: + Đĩa mềm,- Dụng cụ và trang thiết bị: + Máy chiếu; Máy vi tính+ Vật thể mẫu+ Mô hình cắt bổ- Học liệu:

100

Page 101: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

+ Tài liệu phát tay cho người học+ Các bản vẽ mẫu (A4, A0); Tranh treo tường

V. Phương pháp và nội dung, đánh giá: 1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

- Kiến thức: + Trình bày được các quy ước trong bản vẽ kỹ thuật cơ khí, hình cắt, mặt cắt, hình

chiếu + Người học đạt yêu cầu khi trả lời đúng ít nhất 50% số câu hỏi.- Kỹ năng: + Lập bản vẽ phác và bản vẽ tiêu chuẩn chi tiết máy; đọc bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ

động, vẽ tách chi tiết được đánh giá bằng trắc nghiệm sự thực hiện. Đạt yêu cầu quy định+ Sử dụng các lệnh vẽ đã học để vẽ một số hình vẽ đơn giản trên máy vi tính và sử

dụng các lệnh hiệu chỉnh.- Thái độ: + Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun 1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng Công nghệ ô tô.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:

- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết

- Chú ý rèn luyện kỹ năng sử dụng các lệnh vẽ đã học để vẽ một số hình vẽ đơn giản trên máy vi tính và sử dụng các lệnh hiệu chỉnh

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học

- Phần thực hành của môn học được thực hiện ở phòng thực hành trên máy.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Nội dung trọng tâm: + Sử dụng thành thạo các chức năng trên các thanh công cụ của màn hình đồ họa+ Sử dụng thành thạo các lệnh vẽ cơ bản và phương pháp nhập tọa độ+ Sử dụng các phương pháp xác nhập điểm chính xác và các phương pháp lựa chọn

đối tượng+ Sử dụng và rèn luyện kỹ năng tạo lớp vẽ, gán các loại màu, loại đường nét cho

lớp vẽ, các lệnh hiệu chỉnh đối tượng, các lệnh vẽ nhanh, hiệu chỉnh các văn bản vào bản vẽ.4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình môn học Autocad do Tổng cục dạy nghề ban hành.

101

Page 102: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Trần Hữu Quế (2001), Vẽ kỹ thuật, Nhà xuất bản giáo dục.- Nguyễn Hữu Lộc (2004), Sử dụng AutoCAD 2000, NXB GD.

102

Page 103: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ Ô TÔMã mô đun: MĐ 12Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ (Lý thuyết: 43 giờ; Thực hành: 0 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)I. Vị trí, tính chất mô đun:

- Vị trí: mô đun được bố trí dạy HK1- Tính chất: là mô đun chuyên môn.

II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được phân loại, cấu tạo chung của ô tô.+ Phát biểu được khái niệm về quá trình sai hỏng và mài mòn chi tiết.+ Phát biểu được khái niệm về các phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hồi chi tiết

bị mài mòn.+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ xăng, động cơ diesel bốn

kỳ, hai kỳ một xy lanh và nhiều xy lanh.- Kỹ năng: + Nhận dạng được các loại ô tô, các bộ phận của ô tô.+ Nhận dạng được các loại động cơ, các cơ cấu và hệ thống của động cơ, xác định điểm

chết trên của pít tông.+ Qua các bài tập xác định ĐCT và nguyên lý làm việc thực tế của động cơ đốt trong.+ Qua quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công

nghiệp đầy đủ đúng kỹ thuật.- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và thực hiện đúng hướng dẫn của giáo

viên.+ Giữ gìn vệ sinh và tác phong công nghiệp.

III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1 Tổng quan chung về ô tô 5 5 0

2 Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong 10 10 0

3 Nguyên lý làm việc động cơ 4 kỳ và 2 kỳ 10 9 1

4 Động cơ nhiều xy lanh 5 5 0

5 Nhận dạng sai hỏng và mài mòn của chi tiết 5 4 1

6 Phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hồi chi tiết bị mài mòn 5 5 0

103

Page 104: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

7 Làm sạch và kiểm tra chi tiết 5 5 0

  Cộng: 45 43 2

2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Tổng quan chung về ô tô

Thời gian:5 giờMục tiêu:

- Phát biểu đúng khái niệm, phân loại và lịch sử phát triển ô tô.- Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu và cấu tạo của các bộ phận chính trong ô tô.- Nhận dạng đúng các bộ phận và các loại ô tô.- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.

Nội dung: 1 Khái niệm về ô tô. 2 Lịch sử và xu hướng phát triển của ô tô. 3 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các bộ phận chính trong ô tô. 3.1 Động cơ.3.1.1 Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.3.1.2 Cơ cấu phân phối khí.3.1.3 Hệ thống bôi trơn.3.1.4 Hệ thống làm mát.3.1.5 Hệ thống cung cấp nhiên liệu.3.2 Gầm ôtô.3.2.1 Li hợp.3.2.2 Hộp số.3.2.3 Các đăng.3.2.4 Cầu chủ động.3.2.5 Bán trục, bánh xe.3.2.6 Hệ thống di động, điều khiển.3.4 Hệ thống điện ôtô.4 Cấu tạo các bộ phận chính trong ô tô 4.1 Động cơ.4.1.1 Mặt máy.4.1.2 Thân máy.4.1.3 Đáy máy.4.1.4 Xy lanh.4.1.5 Nhóm pít tông.4.1.6 Trục khuỷu.4.1.7 Nhóm thanh truyền.4.1.8 Cơ cấu phân phối khí.4.2 Gầm ô tô.

104

Page 105: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

4.2.1 Li hợp.4.2.2 Hộp số.4.2.3 Các đăng.4.2.4 Cầu chủ động.4.2.5 Bán trục, bánh xe.4.2.6 Hệ thống di động, điều khiển.4.3 Điện ô tô.4.3.1 Hệ thống nguồn điện.4.3.2 Hệ thống đánh lửa.4.3.3 Hệ thống khởi động.4.3.4 Hệ thống chiếu sáng tín hiệu.4.3.5 Hệ thống đo lường.5 Nhận dạng các bộ phận và các loại ô tô.

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian bài 1

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyTổng

số LTTH,TNTL,BT

KT*

Tổng quan chung về ô tô 5 5

1 Khái niệm về ô tô 1 1 LT

2 Lịch sử và xu hướng phát triển của ô tô 1 1 LT

3 Các bộ phận chính trong ô tô 1 1 LT

4 Cấu tạo các bộ phận chính trong ô tô 1 1 LT

5 Nhận dạng các bộ phận và các loại ô tô. 1 1 LT

Bài 2: Khái niệm và phân loại loại động cơ đốt trongThời gian: 10 giờ

Mục tiêu:- Phát biểu đúng khái niệm, phân loại và cấu tạo chung của động cơ đốt trong.- Giải thích được các các thuật ngữ và thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ.- Nhận dạng được chủng loại, các cơ cấu và hệ thống của động cơ và xác định được

ĐCT của pít tông.- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô.

Nội dung: 1 Khái niệm về động cơ đốt trong. 2 Phân loại động cơ đốt trong. 3 Cấu tạo chung của động cơ đốt trong. 4 Các thuật ngữ cơ bản của động cơ. 5 Các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ.

105

Page 106: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

6 Nhận dạng các loại động cơ và nhận dạng các cơ cấu, hệ thống trên động cơ.

7 Xác định ĐCT của pít tông. * Kiểm tra

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian bài 2:

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyTổng

số LTTH,TNTL,BT

KT*

Khái niệm và phân loại loại động cơ đốt trong 10 5 0 0

1 Khái niệm về động cơ đốt trong 0,5 0,5 LT

2 Phân loại động cơ đốt trong 0,5 0,5 LT

3 Cấu tạo chung của động cơ đốt trong 2 2 LT

4 Các thuật ngữ cơ bản của động cơ 0,5 0,5 LT

5 Các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ 0,5 0,5 LT

6 Nhận dạng các loại động cơ và nhận dạng các cơ cấu, hệ thống trên động cơ 2 2 LT

7 Xác định ĐCT của pít tông 4 4 LT

Bài 3: Nguyên lý làm việc động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳThời gian: 10 giờ

Mục tiêu: - Trình bày được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ.- So sánh được ưu nhược điểm giữa động cơ diesel và xăng; động cơ 4 kỳ và 2 kỳ. - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô.

Nội dung: 1 Khái niệm về động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ. 1.1 Khái niệm động cơ 4 kỳ.1.2 Khái niệm động cơ 2 kỳ.2 Động cơ xăng và diesel 4 kỳ . 2.1 Động cơ xăng 4 kỳ 1 xy lanh.2.1.1 Sơ đồ cấu tạo.2.1.2 Nguyên lý hoạt động.2.2 Động cơ Diesel 4 ký 1 xy lanh.2.2.1 Sơ đồ cấu tạo.2.2.2 Nguyên lý hoạt động.3 So sánh ưu nhược điểm giữa động cơ diesel và động cơ xăng. 4 Động cơ xăng và diesel 2 kỳ. 4.1 Động cơ xăng 2kỳ 1 xy lanh.

106

Page 107: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

4.1.1 Sơ đồ cấu tạo.4.1.2 Nguyên lý hoạt động.4.2 Động cơ Diesel 2 kỳ 1 xy lanh.4.2.1 Sơ đồ cấu tạo.4.2.2 Nguyên lý hoạt động.5 So sánh ưu nhược điểm giữa động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ. * Kiểm tra.

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian bài 3:

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyTổng

số LTTH,TNTL,BT

KT*

Nguyên lý làm việc động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ 10 5 1

1 Khái niệm về động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ 1 1 LT

2 Động cơ xăng và diesel 4 kỳ 3 2 1 LT

3 So sánh ưu nhược điểm giữa động cơ diesel và động cơ xăng 2 2 LT

4 Động cơ xăng và diesel 2 kỳ 2 2 LT

5 So sánh ưu nhược điểm giữa động cơ 4 kỳ và động cơ 2 kỳ 2 2 LT

Bài 4: Động cơ nhiều xy lanhThời gian: 5 giờ

Mục tiêu: - Trình bày đúng khái niệm về động cơ nhiều xy lanh, mô tả được kết cấu của trục khuỷu

động cơ và lập được bảng thứ tự nổ của động cơ nhiều xy lanh.- Xác định đúng nguyên lý hoạt động của các xy lanh trên động cơ.- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô.

Nội dung: 1 Khái niệm về động cơ nhiều xy lanh. 2 Nguyên lý hoạt động của động cơ nhiều xy lanh. 2.1 Động cơ 4 xy lanh.2.2 Động cơ 6 xy lanh.2.2.1 Động cơ 6 xy lanh thẳng hàng.2.2.2 Động cơ 6 xy lanh xếp hình chữ V.2.3 Động cơ 8 xy lanh.3 So sánh động cơ một xy lanh và động cơ nhiều xy lanh. 4 Thực hành lập bảng thứ tự làm việc động cơ nhiều xy lanh.

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian bài 4:107

Page 108: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyTổng số LT

TH,TNTL,BT

KT*

Động cơ nhiều xy lanh 5 5 0 0

1 Khái niệm về động cơ nhiều xy lanh 1 1 LT

2 Nguyên lý hoạt động của động cơ nhiều xy lanh 1 1 LT

3 So sánh động cơ một xy lanh và động cơ nhiều xy lanh 1 1 LT

4 Thực hành lập bảng thứ tự làm việc động cơ nhiều xy lanh 2 2 LT

Bài 5: Nhận dạng sai hong và mài mòn của chi tiếtThời gian: 5 giờ

Mục tiêu:- Nhận dạng được các hiện tượng, hình thức, giai đoạn mài mòn của chi tiết.- Nhận dạng được các sai hỏng của các loại chi tiết điển hình trong ô tô.- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô.

Nội dung: 1 Khái niệm về quá trình suy giảm chất lượng của ô tô và hình thành sai hỏng trong quá trình sử dụng. 1.1 Khái niệm về quá trình suy giảm chất lượng của ôtô.1.2 Sự hình thành sai hỏng trong quá trình sử dụng.2 Hiện tượng hao mòn và quy luật mài mòn. 2.1 Hiện tượng hao mòn.2.2 Quy luật mài mòn.3 Nhận dạng các sai hỏng của các loại chi tiết điển hình. 3.1 Chi tiết dạng trục - lỗ.3.2 Chi tiết dạng thân hộp.3.3 Chi tiết dạng càng.3.4 Chi tiết dạng đĩa.3.5 Các chi tiết tiêu chuẩn.

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian bài 5:

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyTổng số LT

TH,TNTL,BT

KT*

Nhận dạng sai hong và mài mòn của chi tiết 5 4 0 1

1 Khái niệm về quá trình suy giảm chất lượng của ô tô và hình thành sai hỏng trong quá trình

1 1 LT

108

Page 109: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

sử dụng

2 Hiện tượng hao mòn và quy luật mài mòn 1 1 LT

3 Nhận dạng các sai hỏng của các loại chi tiết điển hình 2 2 LT

* Kiểm tra 1 1 LT

Bài 6: Phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hôi chi tiết bị mài mònThời gian: 5 giờ

Mục tiêu:- Phát biểu được khái niệm về bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.- Phát biểu được yêu cầu của ô tô sau sửa chữa.- Giải thích được các phương pháp sửa chữa ô tô.- Đánh giá việc vận dụng các phương pháp sửa chữa ô tô trong các cơ sở sửa chữa hiện

nay.- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô.

Nội dung: 1 Khái niệm về bảo dưỡng và sửa chữa ô tô. 2 Các phương pháp sửa chữa và phục hồi sai hỏng của chi tiết. 2.1 Phương pháp điều chỉnh và thay đổi vị trí.2.2 Phương pháp sủa chữa phục hồi lại kích thước ban đầu.2.3 Phương pháp sủa chữa thay nơi hỏng.2.4 Phương pháp thêm chi tiết phụ.2.5 Phương pháp thay mới.3 Phương pháp sửa chữa kích thước (Cốt sửa chữa).

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian bài 6:

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyTổng số LT

TH,TNTL,BT

KT

Phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hôi chi tiết bị mài mòn 5 5 0 0

1 Khái niệm về bảo dưỡng và sửa chữa ô tô 1 1 LT

2 Các phương pháp sửa chữa và phục hồi sai hỏng của chi tiết 1 1 LT

3 Phương pháp sửa chữa kích thước 3 3 LT

Bài 7: Làm sạch và kiểm tra chi tiếtThời gian: 5 giờ

Mục tiêu:

109

Page 110: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Trình bày mục đích, yêu cầu và các bước khi tiến hành làm sạch và kiểm tra chi tiết.- Thực hiện quy trình kiểm tra chi tiết điển hình.- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô.

Nội dung: 1 Khái niệm về các phương pháp làm sạch chi tiết. 1.1 Phương pháp làm sạch cặn nước.1.2 Phương pháp làm sạch cặn dầu.1.3 Phương pháp làm sạch muội than.2 Khái niệm về các phương pháp kiểm tra chi tiết. 2.1 Kiểm tra bằng trực giác.2.2 Kiểm tra bằng phương pháp đo.2.2.1 Kiểm tra bằng thước cặp.2.2.2 Kiểm tra bằng pan me.2.2.3 Kiểm tra bằng đồng hồ so.2.3 Kiểm tra bằng phương pháp vật lý.2.4 Kiểm tra bằng phương pháp khác.

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian bài 7:

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyTổng

số LTTH,TNTL,BT

KT

Làm sạch và kiểm tra chi tiết 5 5 2 0

1 Khái niệm về các phương pháp làm sạch chi tiết 2,5 2,5 1 LT

2. Khái niệm về các phương pháp kiểm tra chi tiết 2,5 2,5 1 LT

IV. Điều kiện thực hiện mô đun: 1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết, phòng thực hành động cơ, 2. Trang thiết bị máy móc:

+ Máy chiếu, máy vi tính+ Động cơ xăng, diesel tháo lắp loại 4 máy, 6 máy thẳng hàng, 6 máy hình chữ V đủ các

bộ phận.+ Mô hình động cơ nổ 4 kỳ, 2 kỳ.+ Mô hình cắt bổ động cơ loại 4 máy.+ Thước cặp, pan me, đồng hồ so.+ Các bộ phận chính của ôtô đã tháo dời, loại mới và loại đã qua sử dụng.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:- Học liệu: + Tài liệu hướng dẫn mô đun.

110

Page 111: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

+ CD ROM về nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong.- Dụng cụ: + Ba bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô.- Vật liệu: + Giẻ sạch, phấn vạch dấu, chất tẩy rửa, nhiên liệu.

4. Các điều kiện khác: V. Nội dung và phương pháp đánh giá: 1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

- Về kiến thức: + Trình bày được phân loại, cấu tạo chung của ô tô.+ Phát biểu được khái niệm về quá trình sai hỏng và mài mòn chi tiết.+ Phát biểu được khái niệm về các phương pháp sửa chữa và công nghệ phục hồi chi tiết

bị mài mòn.+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ xăng, động cơ diesel bốn kỳ,

hai kỳ một xy lanh và nhiều xy lanh.+ Qua các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu 80%.- Về kỹ năng: + Nhận dạng được các loại ô tô, các bộ phận của ô tô.+ Nhận dạng được các loại động cơ, các cơ cấu và hệ thống của động cơ, xác định điểm

chết trên của pít tông.+ Qua các bài tập xác định ĐCT và nguyên lý làm việc thực tế của động cơ đốt trong.+ Qua quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

đầy đủ đúng kỹ thuật.+ Kết quả bài thực hành đạt yêu cầu 80% và đúng thời gian quy định. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và thực hiện đúng hướng dẫn của giáo

viên.+ Giữ gìn vệ sinh và tác phong công nghiệp.

2. Phương pháp: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong

quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.VI. Hướng dẫn sử dụng chương trình: 1. Phạm vi áp dụng mô đun:

Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng Công nghệ ô tô.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy và học tập mô đun:

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành.

111

Page 112: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: + Vai trò và lịch sử phát triển của ô tô.+ Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các bộ phận cơ bản trên ô tô.+ Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ một xy lanh và nhiều xy lanh dùng nhiên

liệu xăng, diesel loại bốn kỳ, hai kỳ.+ Lập bảng thứ tự nổ của động cơ nhiều xy lanh.+ Nhận dạng các cơ cấu, hệ thống, tổng thành cơ bản trên ô tô.

4. Tài liệu cần tham khảo: .Tổng cục dạy nghề (2012) Kỹ thuật chung vê ôtô, Tổng cục dạy nghề ban hành.. Nguyễn Quốc Việt (2005), Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp tập1,2,3,NXB HN.. Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính (2009), Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy

nổ, NXB Giáo dục.. Phạm Minh Tuấn (2006), Động cơ đốt trong, NXB KH&KT.. Trịnh Văn Đạt, Ninh Văn Hoàn, Lê Minh Miện (2007), Cấu tạo và sửa chữa động

cơ ô tô - xe máy, NXB Lao động - Xã hội.

112

Page 113: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG.Mã số mô đun: MĐ 13Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: có thể được bố trí dạy ở học kỳ 2- Tính chất: là mô đun chuyên mônII. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

- Kiến thức:+ Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo của bộ phận cố định,cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát.+ Phân tích được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và trình bày đúng các phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa của bộ phận cố định,cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát.

- Kỹ năng:+ Thực hiện được các công việc: Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa của bộ phận cố định, cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát đúng quy trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn.+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ và thiết bị tháo, lắp, đo kiểm tra trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:+ Bố trí vị trí làm việc hợp lý và đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghành công nghệ ô tô.+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra*

1 Tháo lắp, nhận dạng các bộ phận, các cơ cấu, các hệ thống của động cơ đốt trong. 10 5 5 0

2 Sửa chữa bộ phận cố định của động cơ. 10 5 5 0

3 Sửa chữa nhóm pít tông, thanh truyền, trục khuỷu. 15 5 9 1

4 Sửa chữa cơ cấu phân phối khí. 25 5 19 1

5 Sửa chữa hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát. 15 5 9 1

113

Page 114: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

6 Bảo dưỡng động cơ đốt trong 15 5 10 0

  Cộng 90 30 57 3

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Tháo lắp, nhận dạng bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Thời gian: 10 giờI. Mục tiêu

- Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo chung, lực tác dụng lên thân máy, nắp máy và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

- Tháo lắp bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền đúng quy trình, quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật

- Nhận dạng đúng các chi tiết của bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

II. Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại Thời gian:1 giờ2. Đặc điểm cấu tạo của động cơ Thời gian: 2 giờ- Bộ phận cố định của động cơ- Nhóm pít tông- Nhóm thanh truyền- Nhóm trục khuỷu- Cơ cấu phân phối khí3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo, lắp động cơ đốt trong.

Thời gian: 3 giờ4. Thực hành tháo, lắp động cơ đốt trong.

Thời gian: 4 giờBài 2: Sửa chữa bộ phận cố định của động cơ Thời gian: 10 giờMục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương

pháp kiểm tra, sửa chữa thân máy, nắp máy, xi lanh, gu jông, bu lông và các te- Tháo lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa các sai hỏng của bộ phận cố định đúng quy trình,

quy phạm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện công việc

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1.Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của bộ phận cố định động cơ.

Thời gian:2 giờ- Thân máy

114

Page 115: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Nắp máy- Các te2. Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng Thời gian: 2 giờ3. Quy trình sửa chữa sai hỏng Thời gian: 1giờ4. Thực hành sửa chữa Thời gian: 5giờ

Bài 3: Sửa chữa nhóm pít tông, thanh truyền, trục khuỷu. Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu:- Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra,

sửa chữa pít tông, chốt pít tông, xéc măng, thanh truyền, trục khuỷu, bạc lót.- Kiểm tra, sửa chữa pít tông, chốt pít tông, xéc măng, thanh truyền, trục khuỷu, bạc lót đúng

phương pháp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định, đạt chất lượng và đảm bảo an toàn

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung: 1. Sửa chữa nhóm pít tông, thanh truyền, trục khuỷu. Thời gian: 4 giờ- Pít tông- Chốt pít tông- Xéc măng dầu- Xéc măng khí- Thanh truyền- Bạc lót thanh truyền- Trục khuỷu- Bạc lót trục khuỷu.2. Phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng Thời gian: 4 giờ3. Quy trình sửa chữa sai hỏng Thời gian:2 giờ4. Thực hành sửa chữa Thời gian:5 giờ* Kiểm tra thực hành.Bài 4: Sửa Chữa Cơ Cấu Phân Phối Khí.

Thời gian: 25 giờMục tiêu:- Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của xu páp, đế xu páp, lò xo và ống dẫn hướng xu páp.- Tháo lắp, điều chỉnh cơ cấu phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật.- Kiểm tra, sửa chữa được sai hỏng của các chi tiết đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

115

Page 116: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

I. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:1. Sửa chữa cơ cấu phân phối khí. Thời gian: 4 giờ- Nhiệm vụ cơ cấu phân phối khí- Cấu tạo và phân loại cơ cấu phân phối khí.- Phương pháp dẫn động cơ cấu phân phối khí. 2. phương pháp kiểm tra xác định sai hỏng. Thời gian: 4 giờ- Sửa chữa xu páp- Sửa chữa cơ cấu dẫn động xu páp.- Sửa chữa trục cam con đội.3. Quy trình sửa chữa và sai hỏng. Thời gian: 4 giờ- Sửa chữa xu páp- Sửa chữa cơ cấu dẫn động xu páp.- Sửa chữa trục cam con đội.4. Phương pháp đặt cam. Thời gian: 6 giờ- Đặt cam có dấu.- Đặt cam cam không dấu.5. Phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt. Thời gian:7 giờ- Phương pháp điều chỉnh theo thứ tự nổ.- Phương pháp điều chỉnh hàng loạt.

Bài 5: Sửa Chữa hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát.Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu: + Trình bày đầy đủ nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát+ Giải thích đúng hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa những sai hỏng của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát- Về kỹ năng: + Nhận dạng được các chi tiết của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn.- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.Nội dung và phân phối thời gian:

1. Sửa chữa hệ thống bôi trơn. Thời gian: 7 giờ- Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn.- Cấu tạo hệ thống bôi trơn.- Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bơm dầu.

116

Page 117: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Kiểm tra sửa chữa các chi tiết hệ thống bôi trơn.2. Sửa chữa hệ thống làm mát. Thời gian: 8 giờ- Nhiệm vụ của hệ thống làm mát.- Cấu tạo, phân loại hệ thống làm mát.- Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bơm nước.- Kiểm tra sửa chữa các chi tiết hệ thống làm mát.

Bài 6: Bảo dưỡng động cơ đốt trong. Thời gian: 15 giờMục tiêu: - Trình bày được mục đích, nội dung của công tác bảo dưỡng động cơ đốt trong.- Bảo dưỡng các bộ phận, hệ thống của động cơ đúng quy trình, quy phạm, đúng yêu cầu kỹ thuật.- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung:1. Bảo dưỡng thường xuyên Thời gian: 5 giờ.- Mục đích, tính chất của bảo dưỡng kỹ thuật động cơ.-Nội dung bảo dưỡng thường xuyên.- Bảo dưỡng làm sạch động cơ.- Bảo dưỡng hệ thống làm mát động cơ.- Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn động cơ.- Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ.- Bảo dưỡng điều chỉnh dây đai.1. Bảo dưỡng định kỳ. Thời gian: 10 giờ.- Mục đích, tính chất của bảo dưỡng kỹ thuật động cơ.-Nội dung bảo dưỡng thường xuyên.- Bảo dưỡng làm sạch động cơ.- Bảo dưỡng hệ thống làm mát động cơ.- Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn động cơ.- Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ.- Bảo dưỡng điều chỉnh dây đai.

IV. ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết, phòng thực hành động cơ, 2. Trang thiết bị máy móc:

+ Máy chiếu, máy vi tính+ Động cơ xăng, diesel tháo lắp + Mô hình động cơ nổ 4 kỳ, 2 kỳ.+ Mô hình cắt bổ động cơ loại 4 máy.+ Thước cặp, pan me, đồng hồ so.+ Các bộ phận chính của ôtô đã tháo dời, loại mới và loại đã qua sử dụng.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

117

Page 118: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Học liệu: + Tài liệu hướng dẫn mô đun.+ CD ROM về nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong.- Dụng cụ: + Ba bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô.+ Video về kiểm tra sai hỏng chi tiết+ Tranh treo tường về cấu tạo và quy trình tháo lắp sửa chữa+ Phiếu kiểm tra- Vật liệu: + Giẻ sạch, phấn vạch dấu, chất tẩy rửa, nhiên liệu.

4. Các điều kiện khác:

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp, trắc nghiệm hoặc tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày đầy đủ nhiệm vụ, cấu tạo của nắp máy, thân máy, xy lanh, các te, cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, nhóm pít tông, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát.+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được những sai hỏng các bộ phận nắp máy, thân máy, xy lanh, các te, cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, nhóm pít tông, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mátđúng tiêu chuẩn kỹ thuật.+ Qua các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%.- Về kỹ năng: + Nhận dạng được các chi tiếtcủa các cơ cấu, hệ thống của động cơ.+ Tháo, lắp, kiểm tra được các sai hỏng của động cơ đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70% - Về thái độ: + Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gianVI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.2. Hướng dẫn một số điểm chính vê phương pháp giảng dạy mô đun:

118

Page 119: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành- Học viên cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Nội dung trọng tâm: + Nhiệm vụ, cấu tạo các chi các bộ phận nắp máy, thân máy, xy lanh, các te, cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, nhóm pít tông, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mátcủa động cơ.+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa: các bộ phận nắp máy, thân máy, xy lanh, các te, cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, nhóm pít tông, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mátcủa động cơ.+ Lập quy trình tháo, lắp, kiểm tra. 4. Tài liệu cần tham khảo: - Nguyễn Quốc Việt (2005)- Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp- Tập 1,2,3, NXB HN.- Trịnh Văn Đạt, Ninh Văn Hoàn, Lê Minh Miện (2007), Cấu tạo và sửa chữa động cơ ô tô- xe máy, NXB Lao động- Xã hội.- Nguyễn Oanh (2008), Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại, NXB GTVT.- Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính (2009), Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ, NXB Giáo dục.

119

Page 120: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Mã mô đun: MĐ 14Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 57 giờ;

Kiểm tra: 3 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: được bố trí dạy 073 học kỳ 2- Tính chất: là mô đun chuyên môn.II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

- Kiến thức:+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống nhiên liệu động cơ đốt trong+ Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ đốt trong+ Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống nhiên liệu động cơ đốt trong+ Trình bày được phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ đốt trong

- Kỹ năng:+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ đốt trong+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghành công nghệ ô tô+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

120

Page 121: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thí nghiệm,

thảo luận, bài tập

Kiểm tra*

1 Tháo lắp, nhận dạng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng bộ chế hòa khí) 8 2 6 0

2 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí) 20 3 16 1

3 Tháo lắp, nhận dạng hệ thống nhiên liệu động cơ diesel 4 2 2 0

4 Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu diesel 8 3 4 1

5 Sửa chữa bơm thấp áp 8 3 5 0

6 Sửa chữa bơm cao áp 30 14 15 1

7 Sửa chữa vòi phun nhiên liệu 8 3 5 0

  Cộng 90 30 57 3

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Tháo lắp, nhận dạng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng bộ chế hòa khí)

Thời gian: 8 giờMục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên

liệu động cơ (dùng bộ chế hòa khí)- Tháo lắp được hệ thống nhiên liệu động cơ xăng đúng quy trình, quy phạm, đúng yêu cầu kỹ

thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống nhiên liệu xăng động cơ ô tô1.1 Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu xăng động cơ ô tô1.2 Yêu cầu của hệ thống nhiên liệu xăng động cơ ô tô2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí)4. Tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí)5. Nhận dạng các bộ phận và chi tiếtBài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng bộ chế hòa khí)

121

Page 122: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Thời gian: 20 giờMục tiêu: - Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống

nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí) - Bảo dưỡng được hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí) đúng quy trình, quy phạm, và đúng yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng- Sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí) đúng quy trình, quy phạm, và đúng yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡn- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Mục đích, yêu cầu1.1 Mục đích1.2 Yêu cầu2. Quy trình bảo dưỡng3.Thực hành bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí)3.1 Bảo dưỡng thường xuyên3.2 Bảo dưỡng định kỳ4. Sửa chữa các chi tết hệ thống nhiên liệu động cơ xăng ( dùng chế hòa khí)4.1 Sửa chữa bơm xăng cơ khí4.2 Sửa chữa bộ chế hòa khí

Bài 3: Tháo lắp, nhận dạng các bộ phận của hệ thống nhiên liệu dieselThời gian:4 giờ

Mục tiêu của bài:- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên

liệu diesel- Tháo, lắp, nhận dạng được hệ thống nhiên liệu động cơ diesel đúng quy trình, quy phạm, đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của hệ thống nhiên liệu diesel động cơ ô tô2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel 3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ diesel4. Tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ diesel5. Nhận dạng các bộ phận và chi tiết.

Bài 4:Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu dieselThời gian: 8 giờ

Mục tiêu của bài:

122

Page 123: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

- Bảo dưỡng được hệ thống nhiên liệu động cơ diesel đúng quy trình, quy phạm, và đúng yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Mục đích, yêu cầu2. Quy trình bảo dưỡng3. Thực hành bảo dưỡng

Bài 5: Sửa chữa bơm thấp áp (bơm chuyển nhiên liệu)Thời gian: 8giờ

Mục tiêu của bài:- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bơm chuyển nhiên liệu- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm chuyển nhiên liệu- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, sửa chữa được bơm chuyển nhiên liệu đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bơm chuyển nhiên liệu2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm chuyển nhiên liệu3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm chuyển nhiên liệu4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp bơm chuyển nhiên liệu5. Sửa chữa bơm chuyển nhiên liệu

Bài 6: Sửa chữa bơm cao ápThời gian: 30 giờ

Mục tiêu của bài:- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại bơm cao áp- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, sửa chữa được bơm cao áp đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm cao áp2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm cao áp 4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp bơm cao áp

123

Page 124: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

5. Sửa chữa bơm cao áp

Bài 6:Sửa chữa vòi phun cao ápThời gian: 8 giờ

Mục tiêu của bài:- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của vòi phun cao áp- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun cao áp- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, sửa chữa được vòi phun cao áp đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của vòi phun cao áp2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của vòi phun cao áp3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa vòi phun cao áp4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp vòi phun cao áp 5. Sửa chữa vòi phun cao áp.

IV. ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết, phòng thực hành động cơ, 2. Trang thiết bị máy móc:+ Máy chiếu, máy vi tính+ Động cơ xăng, diesel tháo lắp Mô hình cắt bổ của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng Mô hình các loại bơm động cơ dầu Các bộ phận của hệ thống dùng để thực hành tháo, lắp Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô Thiết bị kiểm tra bộ chế hòa khí và bơm xăng3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu: + Tài liệu hướng dẫn mô đun.+ CD ROM về nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu.+ Sơ đồ cấu tạo của các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng+ Các hình ảnh các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng, diesel+ Các trang tài liệu hướng dẫn và phiếu kiểm tra.- Dụng cụ: + Ba bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô.+ Video về kiểm tra sai hỏng chi tiết+ Tranh treo tường về cấu tạo và quy trình tháo lắp sửa chữa+ Phiếu kiểm tra

124

Page 125: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Vật liệu: + Giẻ sạch, phấn vạch dấu, chất tẩy rửa, nhiên liệu.

4. Các điều kiện khác:

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được đầy đủ các nhiệm vụ, yêu cầu, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ xăng.- Kỹ năng: + Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được sai hỏng của các chi tiết, bộ phận trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng đúng quy trình, đảm bảo kỹ thuật và an toàn+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn- Thái độ: + Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về giờ học và làm đầy đủ các bài tập về nhà.VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô.2. Hướng dẫn một số điểm chính vê phương pháp giảng dạy mô đun: - Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Nội dung trọng tâm: + Nhiệm vụ, yêu cầu, cấu tạo và nguyên lý làm việc các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống nhiên liệu động cơ xăng + Bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng + Nhiệm vụ, yêu cầu, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

125

Page 126: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

+ Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ diesel4. Tài liệu cần tham khảo: - Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng do Tổng cục dạy nghề ban hành- Nguyễn Quốc Việt (2005), Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp- Tập1,2,3, NXB HN.- Trịnh Văn Đạt, Ninh Văn Hoàn, Lê Minh Miện (2007), Cấu tạo và sửa chữa động cơ ô

tô - xe máy, NXB Lao động- Xã hội.- Nguyễn Oanh (2008), Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại, NXB GTVT.- Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính (2009),Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ,

NXB Giáo dục.- Bộ Xây Dựng (2010),Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ

xăng, NXB Xây dựng.

126

Page 127: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG – ĐÁNH LỬA

Mã số mô đun: MĐ 15Thời gian thực hiện môđun: 90 giờ

(Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:- Vị trí: có thể bố trí dạy ở học kỳ 2 - Tính chất: là mô đun chuyên môn.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:1. Kiến thức:

Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa trên ô tô.

Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các bộ phận của hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa ô tô.

Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa ô tô.

2. Kỹ năng: Tháo lắp các bộ phận, các chi tiết đúng quy trình, quy phạm và đúng các

tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. Kiểm tra, sữa chữa và bảo dưỡng những hư hỏng của các bộ phận thuộc

hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo

chính xác và an toàn.III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số Lý thuyết Thực hành

Kiểm tra*

1 Bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy 8 4 4

2 Bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi động 13 4 8 1

3 Bảo dưỡng và sửa chữa rơle khởi động 8 2 6

4 Hệ thống đánh lửa bằng ắc quy 16 4 12

5 Hệ thống đánh lửa bằng điện tử không tiếp điểm có rotor (bán dẫn) 17 4 12 1

6 Sửa chữa và bảo dưỡng bộ chia điện 5 2 3

127

Page 128: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

(đen cô)

7 Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu đánh lửa sớm bằng ly tâm

6 3 3

8 Sửa chữa và bảo dưỡng bộ đánh lửa sớm bằng chân không

6 3 3

9 Bảo dưỡng bô bin cao áp 6 2 3 1

10 Bảo dưỡng bugi và khóa điện 5 2 3

Cộng: 90 30 57 3*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Bảo dưỡng và sửa chữa ắc quyMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của ắc quy .- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của ắc quy . - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được ắc quy đúng yêu cầu kỹ thuật.Nội dung của bài: Thời gian: 8 h (LT: 8h; TH: 8 h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của ắc quy .2. Cấu tạo và hoạt động của ắc quy .- Cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa ắc quy - Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy - Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy - Bảo dưỡng: + Kiểm tra: Vỏ, nắp, đầu cực và dung dịch a xít + Bảo dưỡng: Làm sạch đầu cưc, vỏ, nắp, thay dung dịch và nạp điện cho ắc quy- Sửa chữa: + Tháo và kiểm tra ắc quy: Vỏ, nắp, chùm cực, đầu cực và cầu nối + Sửa chữa: Vỏ, nắp, đầu cực, cầu nối và các chùm cực + Lắp ắc quy: Thay dung dịch và nạp điện cho ắc quy

Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi độngMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại máy khởi động.

128

Page 129: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy khởi động.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được máy khởi động ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật.Nội dung của bài: Thời gian: 13h (LT: 4h; TH: 8 h; KT: 1h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại máy khởi động trên ô tô.2. Cấu tạo và hoạt động của máy khởi động.- Cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa máy

khởi động ô tô.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi động- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa máy khởi động- Bảo dưỡng: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Cơ cấu điều khiển, rô to, stato và cơ cấu khởi động + Lắp và điều chỉnh: Khe hở đầu trục với bánh răng khởi động.- Sửa chữa: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Cơ cấu điều khiển, rô to, stato và cơ cấu khởi động + Sửa chữa: Lỗ lắp bạc, trục rôto, cổ góp, đĩa đồng, các đầu cực và các cần dẫn động. + Lắp và điều chỉnh: Khe hở đầu trục với bánh răng khởi động.

Bài 3: Bảo dưỡng và sửa chữa rơle khởi độngMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của rơ le khởi động.- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của rơ le khởi động.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được rơ le khởi động ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật.Nội dung của bài: Thời gian: 8h (LT: 2h; TH: 6 h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của rơ le khởi động.2. Cấu tạo và hoạt động của rơ le khởi động.- Cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa rơ le khởi động - Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa rơ le khởi động.- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa rơ le khởi động

129

Page 130: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Bảo dưỡng: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Các cuộn dây, điện trở, khung từ và tiếp điểm + Lắp và điều chỉnh: Khe hở các tiếp điểmG- Sửa chữa: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Các cuộn dây, điện trở, khung từ và tiếp điểm + Sửa chữa: Khung từ và tiếp điểm + Lắp và điều chỉnh: Khe hở các tiếp điểm

Bài 4: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa bằng ắc quyMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và hệ thống đánh lửa bằng ắc quy.- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng ắc quy.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngòai các bộ phận của hệ thống đánh lửa bằng ắc quy đúng yêu cầu kỹ thuật..Nội dung của bài: Thời gian: 16 h (LT: 4h; TH: 12 h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống đánh lửa bằng ắc quy.- Nhiệm vụ.- Yêu cầu.2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng ắc quy.- Sơ đồ cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống đánh lửa bằng ắc quy- Quy trình tháo lắp các bộ phận ra khỏi động cơ.- Tháo, làm sạch, kiểm tra và nhận dạng bên ngoài: Bộ chia điện, bô bin cao áp, dây cao áp và bugi.- Lắp các bộ phận lên động cơ: làm sạch, vô mỡ trục bộ chia điện.

Bài 5: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống đánh lửa bằng điện tử không tiếp điểm có rô toMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loạị hệ thống đánh lửa bằng điện tử không tiếp điểm.- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng điện tử không tiếp điểm có rôto.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngòai các bộ phận của hệ thống đánh lửa bằng điện tử không tiếp điểm có rôto đúng yêu cầu kỹ thuật..

Nội dung của bài: Thời gian: 17 h (LT: 4h; TH: 12 h; KT: 1h)

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống đánh lửa bằng điện tử không tiếp điểm.- Nhiệm vụ, yêu cầu.

130

Page 131: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Phân loại: .2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống đánh lửa bằng điện tử không tiếp điểm có rôto - Sơ đồ cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống đánh lửa bằng điện tử không tiếp điểm có rôto.- Quy trình tháo lắp các bộ phận ra khỏi động cơ.- Tháo, làm sạch, kiểm tra và nhận dạng bên ngoài: Bộ chia điện, bô bin cao áp, dây cao áp và bugi.- Lắp các bộ phận lên động cơ: làm sạch, vô mỡ trục bộ chia điện.

Bài 6: Sửa chữa và bảo dưỡng bộ chia điện (đen cô )Mục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại bộ chia điện.- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ chia điện.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bộ chia điện đúng yêu cầu kỹ thuật.Nội dung của bài: Thời gian: 5 h (LT: 2h; TH: 3 h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bộ chia điện.2 Cấu tạo và hoạt động của bộ chia điện..- Cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bộ chia điện..- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa bộ chia điện.- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa bộ chia điện.- Bảo dưỡng: + Tháo và kiểm tra chi tiết: làm sạch các chi tiết, vô mỡ trục, bạc + Lắp và điều chỉnh cân lửa .- Sửa chữa: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Thân, vỏ, trục, cam cắt điện, mâm lửa, tiếp điểm + Sửa chữa: Vỏ, trục, tiếp điểm + Lắp và điều chỉnh cân lửa.

Bài 7: Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu đánh lửa sớm bằng ly tâmMục tiêu của bài:Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ cấu đánh lửa sớm.

131

Page 132: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu đánh lửa sớm bằng ly tâm .- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cơ cấu đánh lửa sớm bằng ly tâm đúng yêu cầu kỹ thuật.. Nội dung của bài: Thời gian: 6 h (LT: 3h; TH: 3h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cơ cấu đánh lửa sớm.2. Cấu tạo và hoạt động của cơ cấu đánh lửa sớm bằng ly tâm .- Cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3:.Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu đánh lửa sớm bằng ly tâm .- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu đánh lửa sớm bằng ly tâm - Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa.- Bảo dưỡng: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Quả văng, lò xo + Lắp: Quả văng, lò xo - Sửa chữa: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Quả văng, lò xo + Sửa chữa lỗ quả văng mòn + Lắp: Quả văng, lò xo

Bài 8: Sửa chữa và bảo dưỡng bộ đánh lửa sớm bằng chân khôngMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bộ đánh lửa sớm bằng chân không.- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ đánh lửa sớm bằng chân không.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bộ đánh lửa sớm bằng chân không đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung của bài: Thời gian: 6 h (LT: 3h; TH: 3 h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu và bộ đánh lửa sớm bằng chân không..2. Cấu tạo và hoạt động của bộ đánh lửa sớm bằng chân không.- Cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bộ đánh lửa sớm bằng chân không.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu đánh lửa sớm bằng chân không..- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa.bằng chân không..- Bảo dưỡng: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Thanh kéo, lò xo, màng cao su, bầu chân không và ống nối. + Lắp các chi tiết.

132

Page 133: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Sửa chữa: + Tháo và kiểm tra chi tiết: bầu chân không và ống nối. + Sửa chữa: ống nối, thanh kéo + Lắp bầu chân không và ống nối.

Bài 9: Bảo dưỡng bô bin cao ápMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bô bin cao áp.- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bô bin cao áp..- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được bô bin cao áp đúng yêu cầu kỹ thuật.Nội dung của bài: Thời gian: 6 h (LT: 2h; TH: 3 h; KT: 1h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bô bin cao áp..2. Cấu tạo và hoạt động của bộ bô bin cao áp..- Cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng bô bin cao áp..- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng bô bin cao áp..- Kiểm tra: + Vỏ và các đầu cực + Cuộn dây sơ cấp và thứ cấp- Làm sạch các đầu cực

Bài 10: Bảo dưỡng bugi và khóa điệnMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bugi và khóa điện.- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bugi và khóa điện..- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được bugi và khóa điện đúng yêu cầu kỹ thuật.Nội dung của bài: Thời gian: 5 h (LT: 2h; TH: 3h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bugi và khóa điện.2. Cấu tạo bugi và khóa điện.- Cấu tạo bugi- Cấu tạo khóa điện..3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng bugi và khóa điện.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng bugi và khóa điện.

133

Page 134: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Kiểm tra: + Bugi + Khóa điện.- Làm sạch và điều chỉnh khe hở bugi

IV. ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết, phòng thực hành động cơ, 2. Trang thiết bị máy móc:+ Máy chiếu, máy vi tính+ Động cơ xăng, diesel tháo lắp Mô hình cắt bổ của máy khởi động, Mô hình hệ thống đánh lửa, ắc quy, máy khởi động, rơ le khởi động và các linh kiện trong hệ thống Máy nạp điện ắc quy, đồng hồ VOM và ampe kìm Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu: + Tài liệu hướng dẫn mô đun.+ CD ROM về nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi động+ Các hình ảnh của các bộ phận các bộ phận của hệ thống khởi động động cơ + Các trang tài liệu hướng dẫn và phiếu kiểm tra.- Dụng cụ: + Ba bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô.+ Video về kiểm tra sai hỏng chi tiết+ Tranh treo tường về cấu tạo và quy trình tháo lắp sửa chữa+ Phiếu kiểm tra- Vật liệu: + Giẻ sạch, phấn vạch dấu, chất tẩy rửa, nhiên liệu.

4. Các điều kiện khác:

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: Được đánh giá qua bài viết,

kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: - Kiến thức: Qua sự đánh giá của giáo viên và tập thể giáo viên bằng các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết.

Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các bộ phận hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa ô tô.

Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của các bộ phận hệ thống khởi động và hệ thống đánh lửa ô tô

134

Page 135: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Kỹ năng: Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh, qua quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đầy đủ đúng kỹ thuật và qua sự nhận xét, tự đánh giá của học viên và của giáo viên đạt các yêu cầu:

Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các hư hỏng chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.

Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn.

Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý.- Thái độ: Qua sự đánh giá trực tiếp trong quá trình học tập của học viên, đạt các yêu cầu:

Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa.

Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian .

Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH: 1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: - Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết tại phòng chuyên đề và tiếp

theo rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành.- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có

đánh giá kết quả của sản phẩm đó.- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình khung và điều kiện

thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Nội dung trọng tâm: kỹ năng tháo lắp và kiểm tra hư hỏng các chi tiết của hệ thống

khởi động và đánh lửa.4. Tài liệu cần tham khảo:

- Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa do Tổng cục dạy nghề ban hành.- Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô và máy nổ - NXB Giáo dục năm 2002.- Tài liệu Động cơ đốt trong - NXB Khoa học Kỹ thuât năm 2001.- Giáo trình Động cơ ô tô - NXB ĐH Quốc gia TP HCM năm 2001.- Giáo trình Hệ thống điện động cơ ô tô - NXB ĐH Quốc gia TP HCM năm 2004

5. Ghi chú và giải thích (nếu cần)

135

Page 136: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐIỆN THÂN XE

Mã số mô đun: MĐ 16Thời gian mô đun: 90 giờ

(Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 57 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:- Vị trí: có thể bố trí dạy ở học kỳ 3- Tính chất: là mô đun chuyên môn.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:1. Kiến thức: Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ chung của trang bị điện trên ô tô. Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung của trang bị

điện trên ô tô. Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các bộ phận của thiết

bị điện trên ô tô. Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng trong trang bị

điện trên ô tô.2. Kỹ năng: Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy

trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. Kiểm tra, sữa chữa và bảo dưỡng những hư hỏng của các bộ phận thuộc

trang bị điện trên ô tô. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1 Sửa chữa và bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều 13 4 8 1

2 Sửa chữa và bảo dưỡng bộ điều chỉnh điện (tiết chế ) 12 4 8

3 Hệ thống thông tin 3 1 2

4 Bảo dưỡng mạch báo áp suất dầu 3 1 2

5 Bảo dưỡng mạch báo áp suất hơi 3 1 2

136

Page 137: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

6 Bảo dưỡng mạch báo nhiên liệu 3 1 2

7 Bảo dưỡng mạch báo nhiệt độ nước 3 1 2

8 Bảo dưỡng mạch báo tốc độ và km 3 1 2

9 Bảo dưỡng mạch báo nạp điện ắc quy 5 1 4

10 Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng 13 4 8 1

11 Bảo dưỡng hệ thông tín hiệu 12 4 8

12 Sửa chữa và bảo dưỡng bộ gạt nước mưa 9 2 6 1

13 Sửa chữa và bảo dưỡng bộ phun nước rửa kính 8 2 6

Cộng: 90 30 57 3*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Sửa chữa và bảo dưỡng máy phát điện xoay chiềuMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của máy phát điện xoay chiều.- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được máy phát điện xoay chiều trên ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật..Nội dung của bài: Thời gian: 13 h (LT: 4h; TH: 8 h;KT: 1h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của máy phát điện xoay chiều..2. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều..- Cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều ô tô.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng 4. Bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều.- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng máy khởi động- Bảo dưỡng: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Vỏ, ổ bi, rô to, stato, các điốt và pu ly. + Lắp và điều chỉnh: Làm sạch, thay chổi than, lò xo và lắp, điều chỉnh độ căng dây đai.

Bài 2: Sửa chữa và bảo dưỡng bộ điều chỉnh điện (tiết chế )Mục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại bộ điều chỉnh điện.- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ điều chỉnh điện.

137

Page 138: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bộ điều chỉnh điện đúng yêu cầu kỹ thuật.Nội dung của bài: Thời gian: 12 h (LT: 4h; TH: 8 h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bộ điều chỉnh điện.2. Cấu tạo và hoạt động của bộ điều chỉnh điện.- Cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bộ điều chỉnh điện.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều chỉnh điện..- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa .- Bảo dưỡng: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Khung từ, tiếp điểm, các điện trở và các cuộn dây + Lắp và điều chỉnh: Khe hở tiêp điểm, điện áp .- Sửa chữa: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Khung từ, tiếp điểm, các điện trở và các cuộn dây + Sửa chữa: Khung từ, tiếp điểm và thay điện trở. + Lắp và điều chỉnh: Khe hở tiêp điểm, điện áp .

Bài 3: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống thông tinMục tiêu thực hiện: Học xong bài này học viên sẽ có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống thông tin.- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống thông tin..- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được bên ngoài hệ thống thông tin ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật..Nội dung của bài: Thời gian: 3 h (LT: 1h; TH: 2 h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống thông tin..2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống thông tin..3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống thông tin.- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng bên ngoài hệ thống thông tin.- Tháo và nhận dạng: các bộ phận hệ thống thông tin.- Bảo dưỡng: Làm sạch và lắp các bộ phận hệ thống thông tin

Bài 4: Sửa chữa và bảo dưỡng mạch báo áp suất dâuMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của mạch báo áp suất dầu bôi trơn.- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của mạch báo áp suất dầu bôi trơn.

138

Page 139: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được mạch báo áp suất dầu bôi trơn đúng yêu cầu kỹ thuật..Nội dung của bài: Thời gian: 3 h (LT: 1h; TH: 2h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của mạch áp suất dầu bôi trơn.2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của mạch báo áp suất dầu bôi trơn.- Sơ đồ cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng mạch báo áp suất dầu bôi trơn.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng . 4. Bảo dưỡng mạch báo áp suất dầu bôi trơn.- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng mạch báo áp suất dầu bôi trơn.- Tháo và nhận dạng: Bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến- Bảo dưỡng: Làm sạch, và lắp bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến

Bài 5: Sửa chữa và bảo dưỡng mạch báo áp suất hơiMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của mạch báo áp suất hơi.- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của mạch báo áp suất hơi.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được mạch báo áp suất hơi đúng yêu cầu kỹ thuật..Nội dung của bài: Thời gian: 3 h (LT: 1h; TH: 2h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của mạch báo áp suất hơi.2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của mạch báo áp suất hơi.- Sơ đồ cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng mạch báo áp suất hơi.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng .4. Bảo dưỡng mạch báo áp suất hơi.- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng mạch báo áp suất hơi.- Tháo và nhận dạng: Bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến- Bảo dưỡng: Làm sạch, và lắp bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến

Bài 6: Sửa chữa và bảo dưỡng mạch báo nhiên liệuMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của mạch báo nhiên liệu.

139

Page 140: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của mạch báo báo nhiên liệu.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được mạch báo báo nhiên liệu đúng yêu cầu kỹ thuật..Nội dung của bài: Thời gian: 3h (LT: 1h; TH: 2 h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của mạch báo nhiên liệu.2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của mạch báo nhiên liệu.- Sơ đồ cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng mạch báobáo nhiên liệu.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng.4. Bảo dưỡng mạch báo nhiên liệu.- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng mạch báo nhiên liệu..- Tháo và nhận dạng: Bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến- Bảo dưỡng: Làm sạch, và lắp bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến Bài 7: Sửa chữa và bảo dưỡng mạch báo nhiệt độ nướcMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của mạch báo nhiệt độ nước.- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của mạch báo nhiệt độ nước.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được mạch báo nhiệt độ nước đúng yêu cầu kỹ thuật..Nội dung của bài: Thời gian: 3h (LT: 1h; TH: 2h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của mạch báo nhiệt độ nước.2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của mạch báo nhiệt độ nước.- Sơ đồ cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng mạch báo nhiệt độ nước.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng.4. Bảo dưỡng mạch báo nhiệt độ nước.- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng mạch báo nhiệt độ nước.- Tháo và nhận dạng: Bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến- Bảo dưỡng: Làm sạch, lắp bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến

Bài 8: Sửa chữa và bảo dưỡng mạch báo tốc độ và KMMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của mạch báo tốc độ ô tô và km.

140

Page 141: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của mạch báo tốc độ ô tô và km.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được mạch báo tốc độ ô tô và km đúng yêu cầu kỹ thuật..Nội dung của bài: Thời gian: 3h (LT: 1h; TH: 2h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của mạch báo tốc độ ô tô và km.2. Cấu tạo và hoạt động của mạch báo tốc độ ô tô và km.- Cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng mạch báotốc độ ô tô và km.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng.4. Bảo dưỡng mạch báo tốc độ ô tô và km.- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng mạch báo tốc độ ô tô và km..- Tháo và nhận dạng: Bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến- Bảo dưỡng: Làm sạch, vô dầu, mỡ và lắp bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến

Bài 9: Sửa chữa và bảo dưỡng mạch báo nạp điện ắc quyMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của mạch báo nạp điện ắc quy.- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của mạch báo nạp điện ắc quy.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được mạch báo nạp điện ắc quy đúng yêu cầu kỹ thuật..Nội dung của bài: Thời gian: 5h (LT: 1h; TH: 4h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của mạch báo nạp điện ắc quy.2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của mạch báo nạp điện ắc quy.- Sơ đồ cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng mạch báonạp điện ắc quy.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng mạch báo nạp điện ắc quy- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng mạch báo nạp điện ắc quy.- Tháo và nhận dạng: Bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến- Bảo dưỡng: Làm sạch, và lắp bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến

Bài 10: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống chiếu sángMục tiêu của bài:

141

Page 142: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống chiếu sáng.- Giải thích được so đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chiếu sáng.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được hệ thống chiếu sáng ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật..Nội dung của bài: Thời gian: 13 h (LT: 4h; TH: 8h; KT:1h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống chiếu sáng.2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống chiếu sáng.- Sơ đồ cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng ô tô.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng.4. Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng.- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng.- Tháo và nhận dạng: Đường dây diện, các công tắc, các hộp đèn và bóng đèn- Bảo dưỡng: + Làm sạch, và lắp đường dây diện, các công tắc, các hộp đèn và bóng đèn + Điều chỉnh đèn pha, cốt.Bài 11: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thông tín hiệuMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống tín hiệu (còi, đèn báo rẽ)- Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống tín hiệu (còi, đèn báo rẽ)- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được hệ thống tín hiệu còi, đèn báo rẽ)ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật..Nội dung của bài: Thời gian: 12 h (LT: 4h; TH: 8 h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống tín hiệu (còi, đèn báo rẽ)2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống tín hiệu (còi, đèn báo rẽ)- Sơ đồ cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống tín hiệu (còi, đèn báo rẽ) ô tô.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng.4. Bảo dưỡng hệ thống hệ thống tín hiệu.- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng hệ thống hệ thống tín hiệu (còi, đèn báo rẽ)- Tháo và nhận dạng: còi điện, còi hơi, đèn báo rẽ, rơ le và công tắc- Bảo dưỡng: + Làm sạch và lắp còi điện, còi hơi, đèn báo rẽ, rơ le và công tắc

142

Page 143: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

+ Điều chỉnh còi điện và còi hơi

Bài 12: Sửa chữa và bảo dưỡng bộ gạt nước mưaMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bộ gạt nước mưa.- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ gạt nước mưa.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bộ gạt nước mưa đúng yêu cầu kỹ thuật..Nội dung của bài: Thời gian: 9 h (LT: 2h; TH: 6 h; KT: 1h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu củabộ gạt nước mưa.2. Cấu tạo và hoạt động của bộ gạt nước mưa.- Cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bộ gạt nước mưa. - Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa - Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa.- Bảo dưỡng: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Stato, rô to, chổi than và các cần dẫn động, gạt nước + Lắp: Vô mỡ và lắp bộ gạt nước mưa.- Sửa chữa: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Stato, rô to, chổi than và các cần dẫn động, cần gạt nước + Sửa chữa: Stato, rô to, các cần dẫn động và thay chổi than, cần gạt + Lắp: Vô mỡ và lắp bộ gạt nước mưa.

Bài 13: Sửa chữa và bảo dưỡng bộ phun nước rửa kínhMục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bộ phun nước rửa kính.- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ phun nước rửa kính.- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bộ phun nước rửa kính đúng yêu cầu kỹ thuật..Nội dung của bài: Thời gian: 8 h (LT: 2h; TH: 6 h)1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bộ phun nước rửa kính.2. Cấu tạo và hoạt động của bộ phun nước rửa kính.- Cấu tạo.- Nguyên tắc hoạt động.

143

Page 144: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bộ phun nước rửa kính.- Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa - Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa.- Bảo dưỡng: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Stato, rô to, chổi than và bộ phận phun nước + Lắp: Vô mỡ và lắp bộ phận phun nước- Sửa chữa: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Stato, rô to, chổi than và bộ phận phun nước + Sửa chữa: Stato, rô to và bộ phận phun nước + Lắp: Vô mỡ và lắp bộ phun nước rửa

IV. ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết, phòng thực hành điện ô tô, 2. Trang thiết bị máy móc:+ Máy chiếu, máy vi tính Mô hình tổng thành xe ô tô Mô hình hệ thống điện, đèn ô tô ắc quy, rơ le khởi động và các linh kiện trong hệ thống Máy nạp điện ắc quy, đồng hồ VOM và ampe kìm Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô, điện ô tô3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu: + Tài liệu hướng dẫn mô đun.+ CD ROM về nguyên lý hoạt động của hệ thống trang bị điện ô tô+ Các hình ảnh của các bộ phận các bộ phận của hệ thống khởi động động cơ + Các trang tài liệu hướng dẫn và phiếu kiểm tra.- Dụng cụ: + Ba bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô.+ Video về kiểm tra sai hỏng chi tiết+ Tranh treo tường về cấu tạo và quy trình tháo lắp sửa chữa+ Phiếu kiểm tra- Vật liệu: + Giẻ sạch, phấn vạch dấu, chất tẩy rửa, nhiên liệu, dây điện các màu.

4. Các điều kiện khác: Tham quan tại các cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ sửa

chữa và đo kiểm hiện đại.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:

144

Page 145: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: - Kiến thức: Qua sự đánh giá của giáo viên và tập thể giáo viên bằng các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết:

Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các bộ phận các hệ thống trang bị điện ô tô.

Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của các bộ phận các hệ thống trang bị điện ô tô

- Kỹ năng: Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh, qua quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đầy đủ đúng kỹ thuật và qua sự nhận xét, tự đánh giá của học viên và của giáo viên đạt các yêu cầu:

Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các hư hỏng chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.

Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn.

Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý.- Thái độ: Qua sự đánh giá trực tiếp trong quá trình học tập của học viên, đạt các yêu cầu:

Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa.

Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian .

Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH: 1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: - Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết tại phòng chuyên đề và tiếp

theo rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành.- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có

đánh giá kết quả của sản phẩm đó.- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình khung và điều kiện

thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Nội dung trọng tâm: kỹ năng tháo lắp và kiểm tra hư hỏng các chi tiết của hệ thống

điện ô tô.145

Page 146: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

4. Tài liệu cần tham khảo: - Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô do Tổng cục dạy nghề ban hành.- Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô và máy nổ - NXB Giáo dục năm 2002.- Tài liệu Động cơ đốt trong - NXB Khoa học Kỹ thuât năm 2001.- Giáo trình Động cơ ô tô - NXB ĐH Quốc gia TP HCM năm 2001.- Giáo trình Hệ thống điện động cơ ô tô - NXB ĐH Quốc gia TP HCM năm 2004

5. Ghi chú và giải thích (nếu cần)

146

Page 147: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYÊN LỰC VÀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNGMã mô đun: MĐ 17Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 85 giờ; Kiểm tra: 5giờ)I. Vị trí, tính chất mô đun: - Vị trí: có thể bố trí dạy ở học kỳ 3- Tính chất: là mô đun chuyên môn.II. Mục tiêu mô đun: + Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu , phân loại của các bộ phận trong hệ thống truyền lực + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe+ Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng các bộ phận: Ly hợp, hộp số, các đăng, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe ô tô+ Trình bày đúng phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa những sai hỏng của các bộ phận: Ly hợp, hộp số các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộ phận: ly hợp, hộp số, các đăng, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

SốTT

Tên các bài trong mô đunThời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1 Tổng quan về hệ thống truyền lực 10 3 7

2 Bảo dưỡng hệ thống truyền lực 10 2 8

3 Sửa chữa ly hợp 10 2 7 1

4 Sửa chữa hộp số thường 20 5 14 2

5 Sửa chữa bộ biến mô thủy lực 10 2 8

6 Sửa chữa hộp số tự động 15 4 11

7 Kỹ thuật tháo - lắp hộp số tự động 15 3 11 1

8 Kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hộp số tự 10 3 7

147

Page 148: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

động

9 Sửa chữa các đăng 10 3 7

10 Sửa chữa cầu chủ động 10 3 6 1

Cộng 120 30 85 5

2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Tổng quan về hệ thống truyền lực Thời gian: 10 giờMục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực- Vẽ được sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc của ly hợp, hộp số, các đăng và cầu chủ động- Tháo lắp các cụm chi tiết đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn- Nhận dạng các chi tiết- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ly hợp3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc hộp số4. Cấu tạo và nguyên lý làm việc các đăng5. Cấu tạo và nguyên lý làm việc cầu chủ động6. Quy trình tháo lắp các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực- Quy trình tháo, lắp ly hợp- Quy trình tháo, lắp hộp số- Quy trình tháo, lắp các đăng- Quy trình tháo, lắp cầu chủ động7. Nhận dạng các chi tiết Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 1.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT

1. Nhiệm vụ, yêu câu và phân loại các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực 1,5 0,5 1

1.1 Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực LT

1.2 Yêu cầu của hệ thống truyền lực LT

1.3 Phân loại hệ thống truyền lực LT

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ly hợp 1,5 0,5 1

2.1 Nhiệm vụ của ly hợp LT

2.2 Phân loại LT148

Page 149: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.3 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc

2.3.1 Ly hợp ma sát khô một đĩa bị động lò xo ép hình trụ bố trí xung quanh LT

2.3.2. Ly hợp ma sát khô hai đĩa bị động lò xo ép hình trụ bố trí xung quanh LT

2.3.3. Ly hợp ma sát khô một đĩa bị động lò xo ép hình đĩa LT

2.3.4. Ly hợp thuỷ lực LT

2.3.5 Ly hợp điện từ LT

2.4. Dẫn động ly hợp

2.4.1 Dẫn động cơ khí LT

2.4.2 Dẫn động thuỷ lực LT+TH

2.4.3 Dẫn động cơ khí cường hoá khí nén LT

2.4.4 Dẫn động thuỷ lực cường hoá khí nén LT+TH

2.4.5 Dẫn động thuỷ lực cường hoá chân không LT

2.5 Nhận dạng các chi tiết của ly hợp TH

3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số 1,5 0,5 1

3.1 Phân loại LT

3.2 Cấu tạo chung của hộp số.

3.2.1 Hộp số hai trục LT

3.2.2 Hộp số ba trục LT

3.3 Cơ cấu điều khiển hộp số LT+TH

3.4 Cơ cấu chuyển số

3.4.1 Cơ cấu chuyển số trực tiếp LT

3.4.2 Cơ cấu chuyển số gián tiếp LT

3.4.3 Cơ cấu định vị và khoá hãm tránh gài hai số đồng thời LT

3.4.4 Cơ cấu bảo hiểm khi gài số lùi LT

3.5 Hộp phân phối

3.5.1 Khái quát về hộp phân phối LT

3.5.2 Phân loại hộp phân phối LT

3.5.3 Cấu tạo của một số hộp phân phối trên ôtô LT

149

Page 150: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

3.6 Nhận dạng các chi tiết của hộp số TH

4. Cấu tạo và nguyên lý làm việc các đăng 1,5 0,5 1

4.1 Yêu cầu của các đăng LT

4.2 Phân loại LT

4.3 Các đăng khác tốc LT+TH

4.4 Các đăng đồng tốc LT+TH

4.5 Khớp nối đàn hồi LT+TH

5. Cấu tạo và nguyên lý làm việc câu chủ động 2 1 1

5.1 Truyền lực chính

5.1.1 Nhiệm vụ LT

5.1.2 Phân loại LT+TH

5.1.3 Yêu cầu LT

5.2 Vi sai

5.2.1 Nhiệm vụ LT

5.2.2 Phân loại LT+TH

5.2.3 Yêu cầu LT

5.2.4 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của vi sai LT

5.3 Nhận dạng các chi tiết của cầu chủ động TH

6. Quy trình tháo lắp các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực 2 2

6.1 Quy trình tháo, lắp ly hợp TH

6.2 Quy trình tháo, lắp hộp số TH

6.3 Quy trình tháo, lắp các đăng TH

6.4 Quy trình tháo, lắp cầu chủ động TH

Tổng 10 3 7

Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống truyền lực Thời gian: 10 giờMục tiêu của bài: - Trình bày được đặc điểm sai hỏng của hệ thống truyền lực- Nêu được mục đích, yêu cầu của bảo dưỡng hệ thống truyền lực- Quy trình bảo dưỡng- Thực hành bảo dưỡng hệ thống truyền lực - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

150

Page 151: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Nội dung: 1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của hệ thống truyền lực2. Mục đích, yêu cầu và quy trình bảo dưỡng hệ thống truyền lực- Mục đích, yêu cầu- Quy trình bảo dưỡng3. Thực hành bảo dưỡng - Bảo dưỡng thường xuyên- Bảo dưỡng định kỳNội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 2.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hong của hệ thống truyền lực 1 1 LT

1.1 Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của ly hợp LT

1.2 Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của hộp số LT

1.3 Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các đăng LT

1.4 Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của cầu chủ động LT

2. Mục đích, yêu câu và quy trình bảo dưỡng hệ thống truyền lực 9 1 8

2.1 Mục đích LT

2.2 Yêu cầu LT

2.3 Quy trình bảo dưỡng LT+TH

2.3.1 Bảo dưỡng thường xuyên LT

2.3.1.1 Bảo dưỡng hộp số TH

2.3.1.2 Bảo dưỡng ly hợp TH

2.3.1.3 Bảo dưỡng các đăng TH

2.3.1.4 Bảo dưỡng cầu chủ động TH

2.3.2 Bảo dưỡng định kỳ LT

2.3.2.1 Bảo dưỡng hộp số TH

2.3.2.2 Bảo dưỡng ly hợp TH

2.3.2.3 Bảo dưỡng các đăng TH

2.3.2.4 Bảo dưỡng cầu chủ động TH

* Kiểm tra151

Page 152: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Tổng 10 2 8

Bài 3: Sửa chữa ly hợp Thời gian: 10 giờMục tiêu của bài:- Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của ly hợp- Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa ly hợp- Tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa được ly hợp đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung:1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của ly hợp2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa ly hợp ở dưới thiếu?- Phương pháp kiểm tra- Phương pháp sửa chữa3. Sửa chữa ly hợp3.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa ly hợp3.2 Thực hành sửa chữa ly hợp- Sửa chữa vỏ ly hợp- Sửa chữa trục và các ổ đỡ- Sửa chữa đĩa bị động- Sửa chữa đĩa ép- Sửa chữa cơ cấu dẫn động ly hợpNội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 3.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hong của ly hợp 3 1 2

1.1 Sơ đồ cấu tạo của ly hợp LT

1.2 Nguyên lý hoạt động LT

1.3 Hiện tượng nguyên nhân sai hỏng LT+TH

2. Sửa chữa ly hợp 7 1 6

2.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa ly hợp TH

2.1.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa đĩa ma sát TH

2.1.2 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa bàn ép TH

2.1.3 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, TH

152

Page 153: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

sửa chữa lò xo ép

2.2 Thực hành sửa chữa ly hợp

2.2.1 Sửa chữa đĩa ma sát TH

2.2.2 Sửa chữa bàn ép TH

2.2.3 Sửa chữa cơ cấu dẫn động ly hợp

2.2.3.1 Sửa chữa Xy lanh chính bộ ly hợp TH

2.2.3.2 Sửa chữa Xy lanh phụ bộ ly hợp TH

2.3 Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp TH

Tổng 10 2 8

Bài 4: Sửa chữa hộp số thường Thời gian: 20 giờMục tiêu: - Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của hộp số- Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hộp số- Tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa được hộp số đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của hộp số2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa hộp số - Phương pháp kiểm tra- Phương pháp sửa chữa3. Sửa chữa hộp số3.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hộp số3.2 Thực hành sửa chữa hộp số- Sửa chữa vỏ hộp số- Sửa chữa trục và các ổ đỡ- Sửa chữa các bánh răng- Sửa chữa cơ cấu dẫn động và gài sốNội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 4.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hong của hộp số 3 2 1

153

Page 154: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

1.1 Sơ đồ cấu tạo của hộp số LT

1.2 Nguyên lý hoạt động LT

1.3 Hiện tượng nguyên nhân sai hỏng LT+TH

2. Sửa chữa hộp số 15 3 12

2.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa hộp số 1 LT+ TH

2.1.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa trục chính TH

2.1.2 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa Trục trung gian TH

2.1.3 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa cơ cấu sang số TH

2.2 Thực hành sửa chữa hộp số 2 LT

2.2.1 Sửa chữa bánh răng và đồng tốc sô 1&2 TH

2.2.2 Sửa chữa bánh răng và đồng tốc sô 3&4 TH

2.2.3 Sửa chữa bánh răng và đồng tốc sô 5&6 TH

2.2.3.1 Kiểm tra trục chính TH

2.2.3.2 Kiểm tra khoảng hở lắp ráp trục chính TH

2.3 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa một số loại hộp số dùng trên xe tải

TH

* Kiểm tra 2 2

Tổng 20 5 13 2

Bài 5: Sửa chữa bộ biến mô thủy lực Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bộ biến mô thủy lực- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ biến mô thủy lực- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bộ biến mô thủy lực2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ biến mô thủy lực- Cấu tạo

154

Page 155: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Nguyên lý hoạt động3. Cấu tạo các bộ phận cơ bản của bộ biến mô thủy lực - Vỏ biến mô- Cánh bơm- Cánh tuốc bin-Cánh dẫn hướng- Cơ cấu khóa biến môNội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 1.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ)

Hình thức giảng dạyT.S

ố LT TH KT

1. Nhiệm vụ, yêu câu của bộ biến mô thủy lực 1,5 0,5 1 LT + TH

2. Sơ đô cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ biến mô thủy lực

3,5 0,5 3 LT + TH

2.1 Cấu tạo của bộ biến mô thủy lực LT + TH

2.2 Hoạt động của bộ biến mô thủy lực LT + TH

3. Kiểm tra-bảo dưỡng bộ biến mô thủy lực 5 1 4 LT + TH

3.1 Kiểm tra cánh bơm LT + TH

3.1.1Kiểm tra cánh tuốc bin LT + TH

3.1.2 Kiểm tra cánh dẫn hướng LT + TH

3.13.Kiểm tra cơ cấu khóa biến mô LT + TH

Tổng 10 2 8

Bài 6 : Sửa chữa hộp số tự động Thời gian: 15 giờ Mục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hộp số tự động- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số tự động- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hộp số2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số- Cấu tạo- Nguyên lý hoạt động3. Cấu tạo các bộ phận cơ bản trong hộp số tự động- Biến mô

155

Page 156: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Bộ truyền bánh răng hành tinh- Ly hợp chuyển số- Phanh chuyển số- Khớp một chiều- Mạch điều khiển thủy lựcNội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 1.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT

1. Nhiệm vụ, yêu câu và phân loại hộp số 1,5 0,5 1 LT + TH

2. Sơ đô cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số 1,5 0,5 1 LT + TH

2.1 Cấu tạo hộp số tự động LT + TH

2.2 Hoạt động hộp số tự động LT + TH

3. Cấu tạo các bộ phận cơ bản trong hộp số tự động 12 3 9 LT + TH

3.1 Biến mô LT + TH

3.1.1 Cấu tạo của biến mô LT + TH

3.1.2 Nguyên lý biến đổi mô men LT + TH

3.1.3 Sơ đồ nguyên lý làm việc của cơ cấu khóa biến mô LT + TH

3.2 Cấu tạo bộ truyền bánh răng hành tinh LT + TH

3.2.1 Sơ đồ cấu tạo của bộ bánh răng hành tinh LT + TH

3.2.2 Nguyên lý làm việc của bộ truyền bánh răng hành tinh LT + TH

3.3 Cấu tạo ly hợp chuyển số LT + TH

3.4 Cấu tạo phanh chuyển số LT + TH

3.5 Cấu tạo khớp một chiều LT + TH

3.6 Cấu tạo mạch điều khiển thủy lực LT + TH

3.6.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển thủy lực LT + TH

1.3.6.2. Cấu tạo của các bộ phận chính hệ thống điều khiển thủy lực LT + TH

3.6.3 Nguyên lý làm việc của các bộ phận chính hệ thống điều khiển thủy lực LT + TH

Tổng 15 4 11

156

Page 157: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Bài 7: Kỹ thuật tháo - lắp hộp số tự động Thời gian: 15 giờ Mục tiêu: - Phát biểu được trình tự và yêu cầu kỹ thuật khi tháo lắp hộp số tự động- Lựa chọn đúng thiết bị và dụng cụ tháo lắp- Tháo, lắp được hộp số tự động đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Quy trình tháo lắp hộp số tự động2. Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị tháo lắp3. Thực hiện tháo, lắp hộp số tự động Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 2

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT

1. Quy trình tháo lắp hộp số tự động 14 3 11 LT + TH

1.1 Quy trình tháo biến mô khỏi hộp số 0,25 1 LT + TH

1.2 Quy trình tháo lắp công tắc trung gian 0,25 1 LT + TH

1.3 Quy trình tháo lắp cụm thân van điều khiển hộp số 0,25 1 LT + TH

1.4 Quy trình tháo, lắp bộ vi sai 0,25 1 LT + TH

1.5 Quy trình tháo, lắp cụm trục sơ cấp 0,25 1 LT + TH

1.6 Quy trình tháo, lắp cụm piston ly hợp số tiến 0,25 1 LT + TH

1.7 Quy trình tháo, lắp cụm trục trung gian 0,25 1 LT + TH

1.8 Quy trình tháo, lắp phanh 0,25 1 LT + TH

1.9 Quy trình tháo, lắp và kiểm tra khớp một chiều 0,5 2 LT + TH

1.10 Quy trình tháo, lắp vòng bi và phớt dầu 0,5 1 LT + TH

2. Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị tháo lắp 1 1 TH

Kiểm tra 1

Tổng 15 3 11 1

Bài 8 : Kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hộp số tự động Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Nêu và giải thích đúng các hiện tượng sai hỏng của hộp số tự động- Trình bày các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán sai hỏng của hộp số tự động

157

Page 158: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Sử dụng các thiết bị đo kiểm và chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật của hộp số - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Đặc điểm sai hỏng của hộp số tự động2. Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán3. Thực hiện kiểm tra và chẩn đoán hộp số tự độngNội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 3.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT

1 Đặc điểm sai hong của hộp số tự động 1 1 1 LT + TH

1.1 Quy trình phát hiện hư hỏng và cách khắc phục LT

1.2 Phân tích các khiếu lại LT

1.2 Xác nhận các triệu trứng LT + TH

1.3 Kiểm tra và điều chỉnh sơ bộ LT + TH

2. Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán 3 1 2 LT + TH

2.1 Kiểm tra mức dầu LT + TH

2.2 Kiểm tra dây ga, dây số, công tắc trung gian LT + TH

3. Thực hiện kiểm tra và chẩn đoán hộp số tự động 5 1 4 LT + TH

3.1 Kiểm tra chẩn đoán công tắc sang số LT + TH

3.2 Kiểm tra chẩn đoán cảm biến LT + TH

3.3 Kiểm tra chẩn đoán van điện LT + TH

3.4 Kiểm tra chẩn đoán ly hợp khóa hãm LT + TH

4.Chẩn đoán hộp số tự động bằng máy chẩn đoán

Tổng 10 3 7

Bài 9 : Sửa chữa các đăng Thời gian: 10 giờMục tiêu của bài: - Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các đăng- Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa các đăng- Tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa được các đăng đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

158

Page 159: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Nội dung: 1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các đăng2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa các đăng - Phương pháp kiểm tra- Phương pháp sửa chữa3. Sửa chữa các đăng3.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các đăng3.2 Thực hành sửa chữa các đăng

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 5.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hong của các đăng 2 1 1

1.1 Sơ đồ cấu tạo của các đăng LT

1.2 Nguyên lý hoạt động LT

1.3 Hiện tượng nguyên nhân sai hỏng LT+TH

2. Sửa chữa các đăng 8 2 6

2.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa các đăng, bi chữ thập LT+TH

2.1.1 Quy trình tháo các đăng, bi chữ thập TH

2.1.2 Quy trình kiểm tra các đăng, bi chữ thập TH

2.1.3 Quy trình lắp các đăng, bi chữ thập TH

2.2 Thực hành sửa chữa các đăng, bi chữ thập TH

Tổng 10 3 7

Bài 10: Sửa chữa câu chủ động Thời gian :10 giờMục tiêu: - Phát biểu đúng các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của cầu chủ động- Giải thích được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cầu chủ động- Tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa được cầu chủ động đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

159

Page 160: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Nội dung: 1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của cầu chủ động- Truyền lực chính- Bộ vi sai- Bán trục- Moay ơ và bánh xe2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động - Phương pháp kiểm tra- Phương pháp sửa chữa3. Sửa chữa cầu chủ động3.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động3.2 Thực hành sửa chữa cầu chủ động- Sửa chữa vỏ cầu- Sửa chữa bộ truyền lực chính- Sửa chữa bộ vi sai- Sửa chữa bán trục- Sửa chữa moay ơ và bánh xeNội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 6.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT

1. Hiện tượng, nguyên nhân sai hong của câu chủ động 2 1 1

1.1 Sơ đồ cấu tạo của cầu chủ động LT

1.2 Nguyên lý hoạt động LT

1.3 Hiện tượng nguyên nhân sai hỏng LT+TH

2. Sửa chữa câu chủ động 8 2 6

2.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động LT+TH

2.1.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động loại FF

2.1.1.1 Tháo bánh xe TH

2.1.1.2 Tháo bán trục TH

2.1.1.3 Tháo cụm hộp số TH

2.1.1.4 Tháo rời các chi tiết cầu TH

2.1.2 Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa cầu chủ động loại FR

2.1.2.1 Tháo các đăng TH

160

Page 161: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.1.2.2 Tháo bán trục TH

2.1.2.3 Tháo cụm cầu chủ động TH

2.1.2.4 Tháo rời cụm vi sai TH

2.2 Thực hành sửa chữa cầu chủ động LT

2.2.1 Sửa chữa bộ truyền lực chính TH

2.2.2 Sửa chữa bộ vi sai TH

2.2.3 Tháo, kiểm tra, sửa chữa, lắp moay ơ bánh xe TH

* Kiểm tra

Tổng 10 3 6 1

IV. Điều kiện thực hiện mô đun: 1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: phòng thực hành, phòng lý thuyết+ Phòng học, máy chiếu, máy vi tính2. Trang thiết bị máy móc:+ Mô hình cắt bổ hệ thống truyền lực ô tô+ Bộ ly hợp, hộp số, các đăng, cầu, bộ vi sai và bánh xe3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:- Học liệu: - Nguyễn Khắc Trai (2008), Cấu tạo ô tô, NXB KH&KT- Hoàng Đình Long (2006), Kỹ thuật sửa chữa ô tô, NXB GD+ Tranh vẽ sơ đồ cấu tạo các bộ phận của hệ thống truyền lực+ Ảnh, CD ROM nguyên lý hoạt động các bộ phận của hệ thống truyền lực+ Các tài liệu hướng dẫn và tham khảo + Phiếu kiểm tra- Dụng cụ:+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô+ Dụng cụ đo và các thiết bị kiểm tra hệ thống truyền lực- Vật liệu: + Mỡ bôi trơn, dầu bôi trơn và dung dịch rửa+ Giẻ sạch, phấn+ Vật tư, phụ tùng thay thế4.Nguồn lực khác: + Thực hành hoặc tham quan tại cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ sửa chữa, đo kiểm hiện đại.V. Nội dung và Phương pháp đánh giá: 1. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: - Về kiến thức:

161

Page 162: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

+ Trình bày được đầy đủ nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cụm chi tiết trong hệ thống truyền lực+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của hệ thống truyền lực+ Qua các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%.- Về kỹ năng: + Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận của hệ thống truyền lực+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh an toàn và hợp lý+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70% và đúng thời gian quy định- Về thái độ: + Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa+ Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai Sót2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun đào tạo được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp và Cao đẳng Công nghệ ô tô.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy và học tập mô đun: - Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.3. Những trọng tâm cần chú ý: - Nội dung trọng tâm: + Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của các bộ phận hệ thống truyền động (ly hợp, hộp số, các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe) trên ô tô+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận: Ly hợp, hộp số-hộp số tự động và các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng các bộ phận: Ly hợp, hộp số và hộp số tự động , các đăng, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe ô tô + Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sữa chữa những sai hỏng của các bộ phận: Ly hợp, hộp số các đăng, truyền lực chính, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe

162

Page 163: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộ phận: Ly hợp, hộp số, các đăng, bộ vi sai, bán trục, moay ơ, bánh xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.4. Tài liệu cần tham khảo: - Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực do Tổng cục ban hành- Nguyễn Khắc Trai (2008), Cấu tạo ô tô, NXB KH&KT- Hoàng Đình Long (2006), Kỹ thuật sửa chữa ô tô, NXB GD- Cẩm nang sửa chữa Huyndai, Honda, Toyota, BMW, Kia- Cẩm nang đào tạo và sữa chữa hộp số tự động hãng TOYOTA, HONDA, VIDAMCO, NISSAN, KIA...

163

Page 164: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG DI CHUYỂN VÀ HỆ THỐNG LÁIMã số mô đun: MĐ 18Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành 57 giờ, kiểm tra: 03 giờ)I. Vị trí, tính chất mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy ở học kỳ 3- Tính chất: Mô đun chuyên môn bắt buộc.II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức:+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống lái ô tô+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe+ Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận phận hệ thống treo và khung, vỏ xe+ Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các bộ phận của hệ thống lái - Kỹ năng:+ Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống lái ô tô+ Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống lái ô tô+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết của các bộ phận hệ thống lái đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa+ Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe+ Phát hiện và trình bày phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa được những sai hỏng của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe+ Tháo lắp, kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa được các chi tiết của các bộ phận của hệ thống treo và khung, vỏ xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT

Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thí nghiệm, thảo

Kiểm tra

164

Page 165: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

luận, bài tập

1 Hệ thống lái trên ô tô 10 6 4

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống lái 2 2

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái 4 2 2

3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống lái 4 2 2

2 Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu lái 10 3 7

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cơ cấu lái 2 1 1

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái 2 1 1

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu lái

3 1 2

4. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu lái 3 3

3 Bảo dưỡng và sửa chữa dẫn động lái 10 3 7

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của dẫn động lái 2 1 1

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dẫn động lái 2 1 1

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa dẫn động lái

3 1 2

4. Bảo dưỡng và sửa chữa dẫn động lái 3 3

4 Bảo dưỡng và sửa chữa câu dẫn hướng 10 3 7

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cầu dẫn hướng 2 1 1

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dẫn động lái 2 1 1

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cầu dẫn hướng

3 1 2

4. Bảo dưỡng và sửa chữa cầu dẫn hướng 3 3

5 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái có trợ lực. 15 3 10 2

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại trợ lực lái 2 1 1

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của trợ lực lái 2 1 1

165

Page 166: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái có trợ lực.

5 1 4

4. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái có trợ lực. 6 4 2

6Hệ thống treo trên ô tô

10 3 7

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống treo 1 1

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống: 3 1 2

3. Phân loại hệ thống treo 3 1 2

4. Nhận dạng, Tháo, lắp các bộ phận và chi tiết trong hệ thống treo. 3 3

7 Bảo dưỡng hệ thống treo 5 3 2

1. Các sai hỏng thường gặp trong hệ thống treo 1 1

2. Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống treo 2 1 1

3. Quy trình bảo dưỡng 2 1 1

8 Sửa chữa hệ thống treo 5 3 2

1. Phương pháp sửa chữa hệ thống treo 2 1 1

2. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo 3 2 1

9 Bảo dưỡng và sửa chữa khung xe, thân vo xe 15 3 11 1

1.Đặc điểm sai hỏng của khung xe, thân vỏ xe 5 1 4

2. Quy trình bảo dưỡng khung xe, thân vỏ xe 5 1 4

3. Quy trình sửa chữa khung xe, thân vỏ xe 5 1 3 1

  Cộng: 90 30 57 3

2. Nội dung chi tiết:Bài 1: Hệ thống lái ô tô Thời gian: 10 giờMục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống lái

166

Page 167: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống lái- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống lái đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống lái2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái 2.1 Cấu tạo2.1 Nguyên lý hoạt động.3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống lái3.1 Quy trình tháo lắp, kiểm tra bên ngoài các bộ phận3.2 Bảo dưỡng

Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu lái Thời gian: 10 giờMục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại cơ cấu lái- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cơ cấu lái đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu câu và phân loại cơ cấu lái2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái2.1 Cấu tạo2.2 Nguyên lý hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hong và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu lái3.1 Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng.3.2 Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu lái4.1 Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu lái4.2 Bảo dưỡng4.3 Sửa chữa

Bài 3: Bảo dưỡng và sửa chữa dẫn động lái Thời gian: 10 giờMục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của dẫn động lái- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dẫn động lái

167

Page 168: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được dẫn động lái đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu câu của dẫn động lái 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dẫn động lái 2.1 Cấu tạo2.2 Nguyên lý hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hong và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa dẫn động lái3.1 Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng3.2 Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa dẫn động lái4.1 Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa dẫn động lái4.2 Bảo dưỡng4.3 Sửa chữa

Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa câu dẫn hướng Thời gian: 10 giờMục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại cầu dẫn hướng- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu dẫn hướng - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cầu dẫn hướng đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu câu và phân loại câu dẫn hướng 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của dẫn động lái 2.1 Cấu tạo2.2 Nguyên lý hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hong và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa câu dẫn hướng3.1 Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng3.2 Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.4. Bảo dưỡng và sửa chữa câu dẫn hướng4.1 Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa cầu dẫn hướng4.2 Bảo dưỡng4.3 Sửa chữa

Bài 5: Bảo dưỡng và sửa chữa trợ lực lái Thời gian: 15 giờ168

Page 169: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Mục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại bộ trợ lực lái- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ trợ lực lái- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bộ trợ lực lái đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu câu và phân loại hệ thống lái có trợ lực. 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ trợ lực lái2.1 Bộ trợ lực lái kiểu van xoay: 2.1.1 Cấu tạo2.1.2 Nguyên lý hoạt động.2.2 Bộ trợ lực lái kiểu van trượt: 2.2.1 Cấu tạo2.2.2 Nguyên lý hoạt động.3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hong và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái có trợ lực. 3.1 Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng hệ thống lái có trợ lực.3.2 Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa bộ trợ lực lái4.1 Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa bộ trợ lực lái4.2 Bảo dưỡng4.3 Sửa chữa Kiểm tra

Bài 6: Hệ thống treo trên ô tô Thời gian: 10 giờMục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống treo- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống treo- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được các chi tiết, cụm trong hệ thống đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu câu và phân loại hệ thống treo. 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính trong hệ thống: 2.1 Bộ phận đàn hồi2.2 Bộ phận giảm chấn

169

Page 170: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.3 Bộ phận hướng3. Phân loại hệ thống treo 3.1 Hệ thống treo độc lập3.2 Hệ thống treo phụ thuộc4. Tháo, lắp, nhận dạng các bộ phận và chi tiết trong hệ thống treo.

Bài 7: Bảo dưỡng hệ thống treo Thời gian: 05 giờMục tiêu: - Phát biểu được các sai hỏng thường gặp trong hệ thống treo và giải thích nguyên nhân - Trình bày nội dung, trình tự công tác bảo dưỡng hệ thống treo - Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống treo đúng yêu cầu kỹ thuật - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Các sai hong thường gặp trong hệ thống treo 1.1 Các sai hỏng1.2 Nguyên nhân 2. Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống treo 3. Quy trình bảo dưỡng 4. Thực hành bảo dưỡng 4.1 Bảo dưỡng thường xuyên4.2 Bảo dưỡng định kỳ

Bài 8: Sửa chữa hệ thống treo Thời gian: 05giờMục tiêu: - Trình bày được nội dung, trình tự công tác sửa chữa hệ thống treo- Thực hiện được kiểm tra, sửa chữa hệ thống treo đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Phương pháp sửa chữa hệ thống treo 2. Quy trình sửa chữa hệ thống treo 3. Thực hành sửa chữa hệ thống treo 3.1 Sửa chữa nhíp và bộ phận đàn hồi3.2 Sửa chữa bộ phận giản chấn3.3 Sửa chữa bộ phận dẫn hướngBài 9: Bảo dưỡng và sửa chữa khung xe, thân vo xe Thời gian: 15 giờMục tiêu: - Trình bày được đặc điểm sai hỏng của khung xe, thân vỏ xe

170

Page 171: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Trình bày được quy trình bảo dưỡng khung xe, thân vỏ xe- Thực hành bảo dưỡng khung xe, thân vỏ xe- Trình bày được quy trình sửa chữa khung xe, thân vỏ xe- Thực hành sửa chữa khung xe, thân vỏ xe- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Đặc điểm sai hong của khung xe, thân vo xe Thời gian: 5 giờ1.1 Đặc điểm sai hỏng của khung xe1.3 Đặc điểm sai hỏng của thân vỏ xe2. Quy trình bảo dưỡng khung xe, thân vo xe Thời gian: 5 giờ2.1 Quy trình bảo dưỡng thường xuyên2.2 Quy trình bảo dưỡng định kỳ4. Quy trình sửa chữa khung xe, thân vo xe Thời gian: 4 giờ2.1 Quy trình bảo dưỡng thường xuyên2.2 Quy trình bảo dưỡng định kỳ Kiểm tra Thời gian: 1 giờ

IV. Điều kiện thực hiện mô đun: 1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng:+ Phòng học, máy chiếu, máy vi tính+ Phòng thực hành 2. Trang thiết bị máy móc:+ Mô hình cắt của hệ thống lái ô tô+ Các hộp tay lái, cơ cấu lái, trợ lực lái và xe ô tô dùng tháo lắp học tập3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:- Học liệu: + Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái+ Các bản vẽ, tranh vẽ các bộ phận của hệ thống lái ô tô+ Ảnh và CD ROM về cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống lái ô tô+ Các tài liệu tham khảo khác về ô tô+ Phiếu kiểm tra.- Dụng cụ:+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô+ Dụng cụ đo và các thiết bị kiểm tra hệ thông lái-Nguyên vật liệu: + Mỡ bôi trơn, dầu bôi trơn và dung dịch rửa+ Giẻ sạch+ Vật tư, phụ tùng thay thế4. Các điều kiện khác:

171

Page 172: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

+ Tham quan hoặc thực hành tại các cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ sửa chữa, đo kiểm hiện đại.V. Nội dung và Phương pháp đánh giá: 1. Nội dung: - Kiến thức: + Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận hệ thống lái + Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa các bộ phận của hệ thống hệ thống lái+ Qua các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 50%.- Kỹ năng: + Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70% và đúng thời gian quy định- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian2. Phương pháp:

Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.VI. Hướng dẫn sử dụng mô đun: 1. Phạm vi áp dụng mô đun: - Chương trình mô đun đào tạo được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp và Cao đẳng Công nghệ ô tô.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy và học tập mô đun: - Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.3. Những trọng tâm cần chú ý: - Nội dung trọng tâm: + Nhiệm vụ, yêu cầu cầu và phân loại hệ thống lái ô tô+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái + Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung của các bộ phận trong hệ thống lái ô tô+ Phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống lái ô tô

172

Page 173: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

4. Tài liệu cần tham khảo: - Hoàng Đình Long (2006), Kỹ thuật sửa chữa ô tô, NXB GD- Nguyễn Khắc Trai (2008), Cấu tạo ô tô, NXB KH&KT

173

Page 174: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH VÀ PHANH ABSMã số mô đun: MĐ 19Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 57giờ,

kiểm tra: 3 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy ở học kỳ 3II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Kiến thức+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống phanh trên ô tô+ Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động thủy lực và phanh dẫn động khí nén trên ô tô+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận (dẫn động phanh và cơ cấu phanh bánh xe) của hệ thống phanh dẫn động thủy lực và phanh hơi- Kỹ năng+ Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống phanh dẫn động thủy lực và phanh dẫn động khí nén trên ô tô+ Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa được những sai hỏng của các bộ phận hệ thống phanh+ Nhận dạng được các bộ phận của hệ thống phanh ABS+ Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các bộ phận hệ thống phanh ABS trong ô tô.+ Bảo dưỡng, sữa chữa được những sai hỏng của các bộ phận hệ thống phanh ABS.+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn- Năng lực tự chủ và trách nhiệm+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

SốTT

Tên các bài trong mô đunThời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1 Hệ thống phanh ô tô 6 5 1

1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh 2 2

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh 4 3 1

2 Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực 10 3 7

1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống 3 1 2

174

Page 175: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

phanh dẫn động thuỷ lực

2. Quy trình tháo lắp 3 1 2

3. Thực hành tháo, lắp nhận dạng các bộ phận và chi tiết 4 1 3

3 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động phanh thuỷ lực 10 3 7

1. Mục đích và yêu cầu của bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực 2 1 1

2. Quy trình bảo dưỡng 2 1 1

3. Quy trình sửa chữa 2 1 1

4. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực 4 4

4 Hệ thống phanh dẫn động khí nén 14 3 9 2

1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động khí nén 4 1 3

2. Quy trình tháo lắp 4 1 3

3. Thực hành tháo, lắp nhận dạng các bộ phận và chi tiết 4 1 3

Kiểm tra 2 2

5 Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống dẫn động phanh khí nén 10 3 7

1. Mục đích và yêu cầu của bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén 1 1

2. Quy trình bảo dưỡng 2 1 1

3. Quy trình sửa chữa 3 1 2

4. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén 4 4

6 Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phanh tay 10 3 7

1. Mục đích và yêu cầu của bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực 1 1

2. Quy trình bảo dưỡng 2 1 1

3. Quy trình sửa chữa 2 1 1

4. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực 5 5

7 Hệ thống phanh ABS 10 3 7

175

Page 176: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS. 2 1 1

2. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống phanh ABS. 4 1 3

3. Giới thiệu một số hệ thống hỗ trợ phanh mới: EBD; BAS 4 1 3

8 Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh ABS 10 3 7

1. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh ABS 2 1 1

2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống phanh ABS 4 1 3

3. Thực hành sửa chữa hệ thống phanh ABS 4 1 3

9 Kiểm tra, chẩn đoán sai hong hệ thống phanh ABS 10 4 5 1

1. Đặc điểm sai hỏng của hệ thống phanh ABS 2 2

2. Các phương pháp kiểm tra chẩn đoán hệ thống phanh ABS 2 2

3. Thực hành kiểm tra chẩn đoán hệ thống phanh ABS 4 5

Kiểm tra 2 1

Cộng 90 30 57 3

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành2. Nội dung chi tiết:

Bài 1: Hệ thống phanh ô tô Thời gian:6 giờMục tiêu của bài: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống phanh- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống phanh- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh 1.1 Nhiệm vụ1.2 Yêu cầu1.3 Phân loại2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh 2.1 Hệ thống phanh dẫn động cơ khí (phanh tay)2.2 Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực2.3 Hệ thống phanh dẫn động khí nén

176

Page 177: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.4 Hệ thống phanh dẫn động thuỷ khí

Bài 2: Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực Thời gian: 10 giờMục tiêu của bài: - Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống phanh dẫn động thủy lực- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra các bộ phận của hệ thống phanh dẫn động thủy lực - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực - Cấu tạo- Nguyên lý hoạt động2. Quy trình tháo lắp 3. Thực hành tháo, lắp nhận dạng các bộ phận và chi tiết

Bài 3: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu của bài: - Giải thích được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa

chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực- Thực hành kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Mục đích và yêu cầu của bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực 2. Quy trình bảo dưỡng 3. Quy trình sửa chữa 4. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực - Bảo dưỡng+ Bảo dưỡng thường xuyên+ Bảo dưỡng định kỳ- Sửa chữa+ Cơ cấu phanh+ Hệ thống dẫn động phanh

Bài 4: Hệ thống phanh dẫn động khí nén Thời gian: 10 giờMục tiêu của bài: - Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương pháp bảo dưỡng hệ thống phanh dẫn động khí nén

177

Page 178: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra các bộ phận của hệ thống phanh dẫn động khí nén- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động khí nén - Cấu tạo- Nguyên lý hoạt động2. Quy trình tháo lắp 3. Thực hành tháo, lắp nhận dạng các bộ phận và chi tiết

Bài 5: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén Thời gian: 14 giờ

Mục tiêu của bài:- Giải thích được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén- Thực hành kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Mục đích và yêu cầu của bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén Thời

gian: 2 giờ 2. Quy trình bảo dưỡng Thời gian: 2 giờ 3. Quy trình sửa chữa Thời gian: 4 giờ 4. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén Thời gian: 4 giờ - Bảo dưỡng+ Bảo dưỡng thường xuyên+ Bảo dưỡng định kỳ- Sửa chữa+ Máy nén khí+ Cơ cấu phanh+ Hệ thống dẫn động phanh* Kiểm tra thực hành Thời gian: 2 giờ

Bài 6: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phanh tay Thời gian: 10 giờMục tiêu của bài: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của cơ cấu phanh tay- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh tay- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cơ cấu phanh tay đúng yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

178

Page 179: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của cơ cấu phanh tay 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh tay - Cấu tạo- Nguyên lý hoạt động3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu phanh tay - Hiện tượng và nguyên nhân sai hỏng- Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa4. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phanh tay - Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa- Bảo dưỡng- Sửa chữa

Bài 7: Hệ thống phanh ABS Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống phanh.- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống phanh ABS.- Nhận dạng được các bộ phận trên hệ thống phanh ABS.- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS. 1.1 Sơ đồ cấu tạo1.2 Nguyên lý hoạt động.2. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống phanh ABS.2.1. Các loại cảm biến.2.2 Bộ chấp hành ABS2.3. ECU ABS.3. Giới thiệu một số hệ thống hỗ trợ phanh mới: EBD; BAS

Bài 8: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh ABS Thời gian: 10 giờMục tiêu: - Giải thích đúng hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng,

sửa chữa dẫn động phanh ABS- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được hệ thống ABS đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung: 179

Page 180: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

1. Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh ABS 2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống phanh ABS 3. Thực hành sửa chữa hệ thống phanh ABS

Bài 9: Kiểm tra, chẩn đoán sai hong hệ thống phanh ABS Thời gian: 10 giờMục tiêu: - Giải thích được các hiện tượng sai hỏng của hệ thống phanh ABS- Đọc và tra cứu được các tài liệu chuyên ngành- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị kiểm tra chẩn đoán hệ thống phanh- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Đặc điểm sai hỏng của hệ thống phanh ABS 1.1 Đặc điểm sai hỏng1.2 Nguyên nhân2. Phương pháp kiểm tra chẩn đoán hệ thống phanh ABS 4. Thực hành kiểm tra chẩn đoán hệ thống phanh ABS 4.1 Chuẩn bị dụng cụ, bố trí vị trí làm việc4.2 Kiểm tra chẩn đoán thông qua dấu hiệu bên ngoài4.3 Dùng máy và thiết bị kiểm tra4.4 Tổng hợp và đưa ra kết quả kiểm tra chẩn đoán Kiểm tra thực hành

IV. ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết, phòng thực hành động cơ, 2. Trang thiết bị máy móc:+ Máy chiếu, máy vi tính Mô hình hệ thống phanh, phanh ABS, Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu: + Tài liệu hướng dẫn mô đun.+ CD ROM về nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh xe ô tô+ Các hình ảnh của các bộ phận các bộ phận của hệ thống phanh+ Các trang tài liệu hướng dẫn và phiếu kiểm tra.- Dụng cụ: + Ba bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô.+ Video về kiểm tra sai hỏng chi tiết+ Phiếu kiểm tra- Vật liệu:

180

Page 181: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

+ Giẻ sạch, phấn vạch dấu, chất tẩy rửa, nhiên liệu.4. Các điều kiện khác: + Tham quan hoặc thực hành tại cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ sửa chữa, đo kiểm hiện đại. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ô tô+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận hệ thống phanh ô tô+ Qua các bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm đạt yêu cầu 50%.- Về kỹ năng: + Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận của hệ thống phanh ô tô+ Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh an toàn và hợp lý+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70% và đúng thời gian quy định- Về thái độ: + Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa+ Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun đào tạo được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp và Cao đẳng Công nghệ ô tô.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: - Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Nội dung trọng tâm: + Yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống phanh trên ô tô+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động thủy lực và hệ thống phanh dẫn động khí nén trên ô tô

181

Page 182: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

+ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính: cơ cấu phanh, dẫn động phanh+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng chung và của các bộ phận hệ thống phanh dẫn động thủy lực và hệ thống phanh dẫn động khí nén trên ô tô+ Bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa được những sai hỏng của các bộ phận hệ thống phanh.4. Tài liệu cần tham khảo: - Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh do Tổng cục dạy nghề ban hành- Hoàng Đình Long (2006), Kỹ thuật sửa chữa ô tô, NXB GD- Nguyễn Khắc Trai (2008), Cấu tạo ô tô, NXB KH&KT

182

Page 183: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: SCBD HỆ THỐNG PHUN NHIÊN LIỆU ĐIỆN TỬ

Mã số mô đun: MĐ 20Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ

(Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 57 giờ; Kiểm tra: 03 giờ)

I. Vị trí, tính chất mô đun: - Vị trí: có thể bố trí dạy ở học kỳ 4- Tính chất: là mô đun chuyên môn.II. Mục tiêu mô đun: + Trình bày đúng nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, ưu nhược điểm của hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử+ Trình bày đúng thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận chính của hệ thống+ Phân tích đúng hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận hệ thống phun nhiên liệu điện tử.+ Nhận dạng cấu tạo, kiểm tra, Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phun nhiên liệu điện tử đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định.+ Sử dụng đúng dụng cụ, thiết bị dùng tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phun nhiên liệu điện tử.+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1 Đại cương về hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử 10 5 5 0

2 Bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết hệ thống phun xăng điện tử 15 5 9 0

3Bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết hệ thống phun nhiên liệu điện tử dùng bơm VE

15 5 9 1

4Bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết hệ thống phun nhiên liệu điện tử dùng ống phân phối

15 5 9 0

5Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều khiển trung tâm (ECU) và các bộ cảm biến

20 5 14 1

6 Chẩn đoán hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử 15 5 9 1

183

Page 184: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

  Cộng 90 30 57 3

Bài 1: Đại cương về hệ thống phun nhiên liệu điện tử Thời gian: 10 giờMục tiêu:- Phát biểu được khái niệm, phân loại, hệ thống phun nhiên liệu điện tử- Trình bày được thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun nhiên liệu điện tử- Nhận dạng đúng thành phần và vị trí lắp đặt trên động cơ- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Khái niệm hệ thống phun nhiên liệu điện tử2. Phân loại hệ thống phun nhiên liệu điện tử2.1 Hệ thống phun xăng điện tử2.2 Hệ thống phun dầu điện tử3. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun nhiên liệu điện tử3.1 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng điện tử3.2 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc hệ thống phun dầu điện tử4. Quy trình và yêu cầu tháo lắp hệ thống phun nhiên liệu điện tử4.1 Quy trình tháo4.2 Những yêu cầu khi tháo lắp hệ thống phun nhiên liệu điện tử5. Tháo, lắp hệ thống5.1 Xác định vị trí lắp các bộ phận của hệ thống trên động cơ 5.2 Tháo các bộ phận ra khỏi động cơ 5.3 Làm sạch bên ngoài5.4 Lắp các bộ phận vào động cơ

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 1.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT*

1. Khái niệm hệ thống phun nhiên liệu điện tử 1 1 LT

2. Phân loại hệ thống phun nhiên liệu điện tử 1 1 LT

2.1 Hệ thống phun xăng điện tử

2.2 Hệ thống phun dầu điện tử

3. Sơ đô cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun nhiên liệu điện tử 4 2 2 LT+TH

3.1 Sơ đồcấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun xăng 1 1 LT

184

Page 185: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

3.2 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phun dầu điện tử 1 1 LT

4. Quy trình và yêu câu tháo lắp hệ thống phun nhiên liệu điện tử 2 1 1 LT +TH

4.1 Quy trình tháo 0,5 0,5

4.2 Những yêu cầu khi tháo lắp hệ thống phun nhiên liệu điện tử 0,5 0,5

5.Tháo, lắp hệ thống 3 3 TH

5.1 Xác định vị trí lắp các bộ phận của hệ thống trên động cơ 0,5

5.2 Tháo các bộ phận ra khỏi động cơ 1

5.3 Làm sạch bên ngoài 0,5 TH

5.4 Lắp các bộ phận vào động cơ 1 TH

Tổng 10 5 7

Bài 2: Bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết hệ thống phun xăng điện tửThời gian: 15 giờMục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các chi tiết hệ thống phun xăng điện tử- Trình bày được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng các chi tiết hệ thống phun xăng điện tử- Kiểm tra và bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung: 1. Bảo dưỡng và sửa chữa bơm xăng điều khiển điện tử1.1 Nhiệm vụ, cấu tạo và phân loại bơm xăng điều khiển điện tử1.2 Nguyên lý làm việc của bơm xăng điều khiển điện tự1.3 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng1.4 Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng2. Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun xăng 2.1 Nhiệm vụ, cấu tạo và phân loại vòi phun xăng điều khiển điện tử2.2 Nguyên lý làm việc của vòi phun xăng điều khiển điện tự2.3 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng2.4 Quy trình kiểm tra và bảo dưỡng

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 2

185

Page 186: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT*

1. Bảo dưỡng và sửa chữa bơm xăng điều khiển điện tử

5 3 2

1.1. Nhiệm vụ, cấu tạo và phân loại bơm xăng điều khiển điện tử 1 1

1.2. Nguyên lý làm việc của bơm xăng điều khiển điện tử 1 1

1.3. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của bơm xăng điện. 1 1

1.4. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa bơm xăng điện 2 1 1

2. Bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun xăng 10 2 8

1.1. Nhiệm vụ, cấu tạo và phân loại vòi phun xăng điều khiển điện tử 2,5 0,5 2

1.2. Nguyên lý làm việc của vòi phun xăng điều khiển điện tử 2,5 0,5 2

1.3. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của vòi phun xăng 2,5 0,5 2

1.4. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa vòi phun xăng 2,5 0,5 1 1

Tổng 15 5 9 1

Bài 3: Bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết hệ thống phun nhiên liệu điện tử dùng bơm VEThời gian : 15 giờ

Mục tiêu của bài:- Vẽ sơ đồ và trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng bơm cao áp VE- Trình bày được cấu tạo và hoạt động của các bộ phận trong hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng bơm cao áp VE- Tháo lắp, nhận dạng được các bộ phận và chi tiết trong hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng bơm cao áp VE- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung:

186

Page 187: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng bơm cao áp VE2. Cấu tạo và hoạt động của các bộ phận trong hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng bơm cao áp VE3. Quy trình tháo lắp 4. Thực hành tháo lắp, nhận dạng các bộ phận và chi tiết 5. Sửa chữa, bảo dưỡng

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 2.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT*

Hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng bơm cao áp VE

1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng bơm cao áp VE

2 1 1

1.1. Sơ đồ 0,5 0,5 LT + TH

1.2. Hoạt động 0,5 0,5 LT + TH

2. Cấu tạo, nhận dạng và hoạt động của các bộ phận trong hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng bơm cao áp VE

3 2,5 0.5

2.1. Bơm cao áp.

2.1.1. Cấu tạo, nhận dạng 0.2 0,5 LT + TH

2.1.2. Hoạt động 0.4 LT

2.2. Van SPV (van điều khiển lượng phun)

2.2.1. Cấu tạo, nhận dạng 0,3 LT

2.2.2. Hoạt động 0,4 LT

2.3. Van TCV (van điều khiển thời điểm phun)

2.3.1. Cấu tạo, nhận dạng 0,2 LT

2.3.2. Hoạt động 0,2 LT

2.4. Vòi phun

2.4.1. Cấu tạo, nhận dạng 0,2 LT

2.4.2. Hoạt động 0,2 LT

2.5. Cấu tạo, nhận dạng thùng nhiên liệu, ống dẫn 0,2 LT

2.6. Cấu tạo, nhận dạng và hoạt động bầu lọc. 0,2 LT

3. Quy trình và thực hành tháo lắp 8 1 7

187

Page 188: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

3.1. Tháo, lắp thùng nhiên liệu, ống dẫn, bầu lọc. 0,1 2 LT + TH

3.2. Tháo, lắp bơm cao áp 0,3 2 LT + TH

3.3. Tháo, lắp van TCV (van điều khiển thời điểm phun) 0,2 1 LT + TH

3.4. Tháo, lắp van SPV (van điều khiển lượng phun) 0,2 1 LT + TH

3.5. Tháo, lắp vòi phun 0,2 1 LT + TH

4. Sửa chữa, bảo dưỡng 2 0.5 1,5

4.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng 0,2 0,5 LT + TH

4.2. Kiểm tra 0,1 0,5 LT + TH

4.3. Sửa chữa 0,1 0,5 LT + TH

4.4. Yêu cầu kỹ thuật 0,1 LT

Tổng 15 5 10

Bài 4: Bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng ống phân phối Thời gian: 15 giờMục tiêu của bài:- Vẽ sơ đồ và trình bày được nguyên lý hoạt động của hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng ống phân phối - Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo và hoạt động của các bộ phận trong hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng ống phân phối - Tháo lắp, nhận dạng được các bộ phận và chi tiết trọng hệ thống- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng ống phân phối2. Nhiệm vụ, cấu tạo và hoạt động của các bộ phận trong hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng ống phân phối3. Quy trình tháo lắp4. Thực hành tháo lắp và nhận dạng các bộ phận và chi tiết 5. Sửa chữa, bảo dưỡng

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 3.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT*

Hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng ống phân phối 15 5 10 0

188

Page 189: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng ống phân phối

2 1 1

1.1. Khái quát 0,2 LT

1.2. Sơ đồ 0,4 0,5 LT + TH

1.3. Hoạt động 0,4 0,5 LT + TH

2. Nhiệm vụ, cấu tạo, nhận dạng và hoạt động của các bộ phận trong hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử dùng ống phân phối

4 2,6 1,2

2.1. Bơm tiếp vận 0,3 0,2 LT + TH

2.2. Bơm cao áp 1,0 0,2 LT + TH

2.3. Ống phân phối 0,3 0,2 LT + TH

2.4. Cảm biến áp suất nhiên liệu 0,3 0,2 LT + TH

2.5. Bộ hạn chế áp suất 0,3 0,2 LT + TH

2.6. Vòi phun 0,4 0,2 LT + TH

3. Quy trình và thực hành tháo, lắp các bộ phận và chi tiết 10,7 1 5

3.1. Bơm tiếp vận 0,2 1 LT + TH

3.2. Bơm cao áp 0,2 1 LT + TH

3.3. Ống phân phối 0,2 1 LT + TH

3.4. Cảm biến áp suất nhiên liệu 0,2 1 LT + TH

3.5. Bộ hạn chế áp suất 0,2 1 LT + TH

4. Sửa chữa, bảo dưỡng 5,3 0,4 2.8

4.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng 0,1 0.8 LT + TH

4.2. Kiểm tra 0,1 1 LT + TH

4.3. Sửa chữa 0,1 1 LT + TH

4.3. Yêu cầu kỹ thuật 0,1 LT

Bài 5: Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều khiển trung tâm (ECU) và các bộ cảm biếnThời gian: 20 giờ

Mục tiêu: - Phát biểu được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của mô đun điều khiển điện tử và các bộ cảm biến- Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng mô đun điều khiển điện tử và các bộ cảm biến

189

Page 190: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Bảo dưỡng mô đun điều khiển điện tử và các cảm biến đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Mô đun điều khiển điện tử.1.1 Nhiệm vụ.1.2 Cấu tạo.1.3 Nguyên lý làm việc.1.4 Mạch nguồn điều khiển ECU2. Các cảm biến.2.1 Cảm biến lưu lượng khí nạp2.1.1 Nhiệm vụ, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc.2.1.2 Cấu tạo.a. Cảm biến lưu lượng gió kiểu cánhb. Cảm biến lưu lượng gió kiểu dòng xoáy Karman quang học.c. Cảm biến lưu lượng gió kiểu dây sấy2.1.3 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng.2.1.4 Quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa.2.2 Cảm biến nhiệt độ khí nạp.2.2.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc.2.2.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng.2.2.3 Quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa.2.3 Cảm biến vị trí trục cơ (Ne).2.3.1 Nhiệm vụ, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc.2.3.2 Cấu tạoa. Cảm biến kiểu điện từb. Cảm biến HALL IC2.3.3 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng.2.3.4 Quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa.2.4 Cảm biến vị trí trục cam.2.4.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc.2.4.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng.2.4.3 Quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa.2.5 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát2.5.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc.2.5.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng.2.5.3 Quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa.2.6 Cảm biến ô xy2.6.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc.

190

Page 191: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

a. Nhiệm vụ của cảm biến ô xy Ib. Nhiệm vụ của cảm biến ô xy II2.6.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng.2.6.3 Quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa.2.7 Cảm biến vị trí bướm ga.2.7.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc.2.7.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng.2.7.3 Quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa.2.8 Cảm biến tiếng go động cơ.2.8.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc.2.8.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng.2.8.3 Quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa.2.9 Van điều khiển không tải.2.9.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc.a. Loại mô tơ bướcb. Loại van điều khiển2.9.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng.2.9.3 Quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa.2.10 Cảm biến áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp (MAP)2.10.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc.2.10.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng.2.10.3 Quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa.3. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa mô đun điều khiển điện tử.3.1 Kiểm tra điện áp nguồn.3.2 Kiểm tra các tín hiệu điều khiển.

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 6.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT*

1. Mô đun điều khiển điện tử. 2,5 0,5 2

1.1 Nhiệm vụ. 0,1 0,1 LT

1.2 Cấu tạo. 0,1 0,1 LT

1.3 Nguyên lý làm việc. 0,1 0,1 LT

1.4 Mạch nguồn điều khiển ECU 2,2 0,2 2 LT+TH

2. Các cảm biến. 14,5 4,5 10 LT+TH

2.1 Cảm biến lưu lượng khí nạp

2.1.1 Nhiệm vụ, vị trí lắp đặt 0,30,1 0,2 LT+TH

2.1.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc.

191

Page 192: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

a. Cảm biến lưu lượng gió kiểu cánh 1,1 0,1 0.5 LT+TH

b. Cảm biến lưu lượng gió kiểu dòng xoáy Karman quang học. 1,2 0,2 0.5 LT+TH

c. Cảm biến lưu lượng gió kiểu dây sấy 1,2 0,2 0.5 LT+TH

2.1.3 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, quy trình kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa.. 1,2 0,2 0.5 LT+TH

2.2 Cảm biến nhiệt độ khí nạp.

2.2.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc. 0,7 0,2 0,5 LT+TH

2.2.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. 0,7 0,2 0,5 LT+TH

2.3 Cảm biến vị trí trục cơ (Ne).

2.3.1 Nhiệm vụ, vị trí lắp đặt. 0,5 0,2 0,3 LT+TH

2.3.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc

a. Cảm biến kiểu điện từ 0,1 0,1 LT

b. Cảm biến HALL IC 0,1 0,1 LT

2.3.3 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. 1,2 0,2 0.5 LT+TH

2.4 Cảm biến vị trí trục cam.

2.4.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc. 1,2 0,2 0.5 LT+TH

2.4.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. 1,2 0,2 0.5 LT+TH

2.5 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

2.5.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc. 0,7 0,2 0,5 LT+TH

2.5.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. 1,2 0,2 0.5 LT+TH

2.6 Cảm biến ô xy

2.6.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc. 0,7 0,2 0,5 LT+TH

a. Nhiệm vụ của cảm biến ô xy I 0,5 0,5 TH

b. Nhiệm vụ của cảm biến ô xy II 0,5 0,5 TH

2.6.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. 0,7 0,2 0,5 LT+TH

2.7 Cảm biến vị trí bướm ga.

2.7.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và 1,2 0,2 0.5 LT+TH

192

Page 193: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

nguyên lý làm việc.

2.7.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. 1,2 0,2 0.5 LT+TH

2.8 Cảm biến tiếng go động cơ.

2.8.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc. 0,6 0,1 0,5 LT+TH

2.8.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. 0,7 0,2 0,5 LT+TH

2.9 Van điều khiển không tải.

2.9.1 Nhiệm vụ, vị trí lắp đặt. 1,1 0,1 LT

2.9.2 Cấu tạo, nguyên lý làm việc.

a. Loại mô tơ bước1,2 0,2 LT

b. Loại van điều khiển

2.9.3 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. 1,2 0,2 LT

2.10 Cảm biến áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp (MAP)

2.10.1 Nhiệm vụ, cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên lý làm việc. 1,1 0,1 LT

2.10.2 Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, quy trinh kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa. 1,2 0,2 LT

3. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa mô đun điều khiển điện tử. 3 2 1 TH+KT

3.1 Kiểm tra điện áp nguồn. 1 TH

3.2 Kiểm tra các tín hiệu điều khiển. 1 1 TH

Tổng 20 5 14 1

Bài 6: Chẩn đoán hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu của bài:- Phát biểu được trình tự chẩn đoán các bộ phận trong hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử- Kiểm tra chẩn đoán được các bộ phận trong hệ thống đúng trình tự đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viênNội dung:

1. Khái niệm, phân loại và phương pháp chẩn đoán hệ thống điều khiển điện tử

193

Page 194: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

1.1 Khái niệm1.2 Phân loại1.3 Phương pháp chẩn đoán

2. Chẩn đoán hư hỏng hệ thống điện tử dựa vào trạng thái hoạt động2.1 Chẩn đoán hư hỏng hệ thống phun xăng điện tử2.2 Chẩn đoán hư hỏng hệ thống phun dầu điện tử

3. Chẩn đoán hư hỏng bằng thiết bị chẩn đoán3.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị chẩn đoán chuyên dùng3.2 Chẩn đoán hư hỏng hệ thống phun xăng điện tử3.3 Chẩn đoán hư hỏng hệ thống phun dầu điện tử

Nội dung chi tiết, phân bổ thời gian và hình thức giảng dạy của bài 5.

Tiêu đề/Tiểu tiêu đềThời gian (giờ) Hình thức

giảng dạyT.Số LT TH KT*

Chẩn đoán hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử LT + TH

1. Khái niệm, phân loại và phương pháp chẩn đoán hệ thống điều khiển điện tử 3 1 3 LT + TH

1.1. Khái niệm 0,75 0.25 0,5 LT + TH

1.2. Phân loại 0,25 0.25 0 LT

1.3. Phương pháp chẩn đoán 2 0,5 2,5 LT + TH

2. Chẩn đoán hư hong hệ thống điện tử dựa vào trạng thái hoạt động 4 2 2 LT + TH

2.1.Chẩn đoán hư hỏng hệ thống phun xăng điện tử 2 1 1 LT + TH

2.2. Chẩn đoán hư hỏng hệ thống phun dầu điện tử 2 1 1 LT + TH

3. Chẩn đoán hư hong bằng thiết bị chẩn đoán 7 2 4 1 LT + TH

3.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị chẩn đoán chuyên dùng 1,5 0,5 1 LT + TH

3.2 Chẩn đoán hư hỏng hệ thống phun xăng điện tử 3,5 1 2 0,5 LT + TH

3.3 Chẩn đoán hư hỏng hệ thống phun dầu điện tử 2 0,5 1 0,5 LT + TH

Tổng 15 5 9 1

IV. Điều kiện thực hiện mô đun: 1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng

+ Phòng học, máy chiếu, máy vi tính2. Trang thiết bị máy móc

194

Page 195: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

+ Động cơ phun xăng dùng tháo lắp+ Động cơ phun xăng dùng kiểm tra+ Thiết bị kiểm tra, chẩn đoán chuyên dùng+ Mô hình cắt bổ của các bộ phận bơm cao áp điều khiển điện tử+ Mô hình động cơ có bơm cao áp điều khiển điện tử+ Các loại bơm cao áp điều khiển điện tử VE+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô+ Phòng học, xưởng thực hành có đủ bàn tháo lắp

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu+ Sơ đồ cấu tạo của các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel+ CD ROM của hệ thống các bộ phận của bơm cao áp điều khiển điện tử và bộ máy

chiếu+ Các hình ảnh của các bộ phận các bộ phận của bơm cao áp điều khiển điện tử + Các tài liệu hướng dẫn về bơm cao áp điều khiển điện tử+ Phiếu kiểm tra.

V. Nội dung và phương pháp đánh giá:1. Nội dung - Kiến thức: + Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các bộ phận của bơm cao áp điều khiển điện tử+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những sai hỏng của bơm cao áp điều khiển điện tử- Kỹ năng: + Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý.- Năng lực, tự chủ và trách nhiệm+ Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa2. Phương pháp Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp, trắc nghiệm hoặc tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.VI. Hướng dẫn sử dụng mô đun:1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng Công nghệ ô tô.2. Hướng dẫn phương pháp giảng dạy và học tập mô đun: - Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

195

Page 196: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.3. Những trọng tâm cần chú ý: - Nội dung trọng tâm: + Nhiệm vụ, yêu cầu, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận trong hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử+ Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các bộ phận trong hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử+ Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những sai hỏng của các bộ phận của hệ thống+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa + Kiểm tra, chẩn đoán hệ thống phun dầu diều khiển điện tử

4. Tài liệu cần tham khảo: - Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa của bơm cao áp điều khiển điện tử. Nguyễn Quốc Việt (2005), Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp, Tập1,2, 3, NXB HN. Trịnh Văn Đạt, Ninh Văn Hoàn, Lê Minh Miện (2007), Cấu tạo và sửa chữa động cơ ô tô - xe máy, NXB Lao động - Xã hội. Nguyễn Oanh (2008), Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại, NXB GTVT. Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính (2009), Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ, NXB Giáo dục

196

Page 197: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIÊU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN Ô TÔMã mô đun: MĐ 21Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 43 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí có thể bố trí dạy ở học kỳ 3- Tính chất: là mô đun chuyên môn.

II. Mục tiêu mô đun: + Trình bày đúng yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.+ Trình bày được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.+ Nêu được các hiện tượng và giải thích được nguyên nhân các sai hỏng thông thường.+ Trình bày được phương pháp kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa sai hỏng của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.+ Lựa chọn được các thiết bị, dụng cụ và thực hiện được công việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành Kiểm tra*

ISơ đô cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

10 3 7  

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 1 1

2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô

4 2 2

3. Cấu tạo của các bộ phận trong hệ thống điều hòa 5 5

197

Page 198: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

II Kỹ thuật tháo – lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 20 3 16 1

1. Quy trình tháo và lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 3 1 2

2. Thực hành tháo hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 8 1 7

3. Thực hành lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 8 1 7

Kiểm tra 1 1

IIIKỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

15 4 11

1. Đặc điểm sai hỏng và nguyên nhân: 1 1

2. Dụng cụ và thiết bị kiểm tra 4 1 3

3. Thực hành kiểm tra, chẩn đoán 10 2 8

IVKỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

15 5 9 1

1. Bảo dưỡng 7 2 5

2. Sửa chữa 8 3 5

1

Cộng 60 15 43 2

2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Sơ đô cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Thời gian:10 giờ

Mục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 1.1 Nhiệm vụ1.2 Yêu cầu2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô2.1 Sơ đồ cấu tạo

198

Page 199: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2.2 Nguyên lý hoạt động3. Cấu tạo của các bộ phận trong hệ thống điều hòa3.1 Máy nén3.2 Thiết bị trao đổi nhiệt3.3 Van tiết lưu3.4 Các bộ phận khác

Bài 2: Kỹ thuật tháo – lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tôThời gian:20 giờ

Mục tiêu: - Phát biểu được quy trình tháo lắp và yêu cầu kỹ thuật khi tháo – lắp- Lựa chọn và sử dụng đúng dụng cụ và thiết bị tháo – lắp- Thực hiện tháo lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tô đúng quy trình- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Quy trình tháo và lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tô1.1 Quy trình tháo1.2 Quy trình lắp2. Thực hành tháo hệ thống điều hòa không khí trên ô tô3. Thực hành lắp hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Bài 3: Kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí trên ô tô Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu: - Phát biểu được hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra và chẩn đoán sai hỏng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.- Sử dụng thiết bị kiểm tra và chẩn đoán sai hỏng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Đặc điểm sai hỏng và nguyên nhân: 1.1 Đặc điểm sai hỏng1.2 Nguyên nhân2. Dụng cụ và thiết bị kiểm tra2.1 Dụng cụ kiểm tra2.2 Thiết bị kiểm tra3. Thực hành kiểm tra, chẩn đoán

199

Page 200: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

3.1 Kiểm tra3.2 Chẩn đoán.

Bài 4: Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô Thời gian: 15 giờ

Mục tiêu: - Phát biểu được trình tự và yêu cầu kỹ thuật quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô- Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật.- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Bảo dưỡng 1.1 Quy trình bảo dưỡng1.2 Bảo dưỡng thường xuyên1.3 Bảo dưỡng định kỳ 2. Sửa chữa: 2.1 Quy trình sửa chữa2.2 Chọn lắp và thay thế các bộ phận và chi tiết

IV. Điều kiện thực hiện mô đun: 1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: Phòng học lý thuyết, phòng thực hành, 2. Trang thiết bị máy móc:+ Máy chiếu, máy vi tính Mô hình hệ thống điều hòa không khí đồng hồ VOM và ampe kìm, đồng hồ đo áp suất, môi chất lạnh Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Học liệu: + Tài liệu hướng dẫn mô đun.+ CD ROM về nguyên lý hoạt động của hệ thống ĐHKK+ Các trang tài liệu hướng dẫn và phiếu kiểm tra.- Dụng cụ: + Ba bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô.+ Video về kiểm tra sai hỏng chi tiết+ Tranh treo tường về cấu tạo và quy trình tháo lắp sửa chữa+ Phiếu kiểm tra

200

Page 201: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Vật liệu: + Giẻ sạch, phấn vạch dấu, chất tẩy rửa, nhiên liệu.

4. Các điều kiện khác: + Tham quan Garage sửa chữa ô tô có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị hiện đại để học viên nâng cao tay nghề kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

V. Nội dung và phương pháp đánh giá: 1. Phương pháp: - Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.2. Nội dung: - Kiến thức:

Qua sự đánh giá của giáo viên và tập thể giáo viên bằng các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết: + Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô. - Kỹ năng:

Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh, qua quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đầy đủ đúng kỹ thuật và qua sự nhận xét, tự đánh giá của học viên và của giáo viên đạt các yêu cầu: + Nhận dạng được các bộ phận, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý.- Thái độ:

Qua sự đánh giá trực tiếp trong quá trình học tập của học viên, đạt các yêu cầu: + Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa.+ Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun: 1. Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình mô đun đào tạo “Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô” được sử dụng để giảng dạy cho cho trình độ Cao đẳng Công nghệ ô tô.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết tại phòng chuyên đề và tiếp theo rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó

201

Page 202: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Nội dung trọng tâm: Kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các sai hỏng bộ phận, chi tiết của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.4. Tài liệu cần tham khảo: - Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng bơm hệ thống điều hòa không khí trên ô tô do Tổng cục dạy nghề ban hành- Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô và máy nổ (2002), NXB GD - Cẩm nang sửa chữa Toyota.

202

Page 203: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: BẢO DƯỠNG Ô TÔ

Mã mô đun: MĐ 22

Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 2 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC :- Vị trí của môđun: mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học, mô đun sau: Chính trị; Pháp luật; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng; Tin học; Ngoại ngữ; Vẽ thiết kế chi tiết oto; Thực hành nguội cơ bản; Thực hành hàn cơ bản; - Tính chất của môđun: mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng:

Về kiến thức:+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ của công việc bảo dưỡng trên ô tô.+ Phân biệt được các loại chất lỏng sử dụng trong các hệ thống truyền động trên ô

tô.Về kỹ năng:+ Thực hiện được các công đoạn bảo dưỡng đối với các hệ thống trên ô tô.+ Thực hiện được các công đoạn bảo dưỡng nhanh.+ Thực hiện đầy đủ quy trình an toàn trong việc sử dụng các thiết bị trong xưởng ô

tô.+ Thực hiện được các công đoạn khai báo bão dưỡng trên các dòng xe khác nhau

bằng cách sử dụng máy chẩn đoán hoặc bằng tay.Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động khi thực hiện công việc. Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa

đảm bảo chính xác và an toàn.III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT Tên các bài trong mô đunThời gian

Tổng số Lý thuyết

Thực hành Ktra

1 Hướng dẫn về an toàn lao động 2 2    2 Hướng dẫn về dụng cụ đo 3 1 2  

203

Page 204: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

3 Quy trình sử dụng các thiết bị trong quá trình bảo dưỡng 2 1   1

4 Phân biệt các loại chất lỏng được sử dụng trên ô tô 3 3    

5 Hướng dẫn về tài liệu sửa chữa 2 1   16 Kiểm tra bảo dưỡng động cơ 10 2 8  

7 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh 5 1 4  

8 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống treo, lái 3 1 2  

9 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống truyền động 5 1 4  

10 Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điện 10 2 8    Cộng: 45 15 28 2

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành2. Nội dung chi tiết: Bài 1:Hướng dẫn về an toàn lao độngMục tiêu thực hiện: Học xong Bài này học viên sẽ:

Luôn làm việc an toàn để tránh bị thương. Nắm được các nguyên tắc làm việc đảm bảo an toàn tránh để xảy ra tai nạn.

Nội dung của bài: Thời gian: 2h (LT: 2h; TH: 0h, Ktra: 0h)1: Các yếu tố gây tai nạn lao động2: Trang bị bảo hộ lao động:2. An toàn cháy nổ3. An toàn điệnThiết bị dụng cụ vật tư:

STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Xe oto, mô hình xe 12 Các thiết bị nâng hạ cái 33 Các thiết bị điện cái 3

Bài 2: Hướng dẫn về dụng cụ đo Mục tiêu thực hiện:

204

Page 205: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Học xong bài này người học có khả năng: - Sử dụng các dụng cụ đo đúng kỹ thuật. - Đọc được các giá trị các dụng cụ sau khi đo.

Nội dung của bài: Thời gian: 3h (LT: 1h; TH: 2h, Ktra: 0h)1: Chức năng các dụng cụ đo cơ bản2: phương pháp đo:3: Cách đọc giá trị trên các dụng cụ đo:

Thiết bị dụng cụ vật tư:STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Các dụng cụ đo, thước

thẳng, thước cặp, panme, đồng hồ so,

Bộ 3

2 Các chi tiết trục cam, trục khuỷu, xylanh, piston

cái 03

3 Khối V thùng 034 Vải lau, dầu nhớt cái 5

Bài 3: Quy trình sử dụng các thiết bị trong quá trình bảo dưỡng Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này người học có khả năng:

- Sử dụng các thiết bị đúng kỹ thuật trong quá trình bảo dưỡng.- Tuân thủ đúng quy trình sử dụng, đảm bảo an toàn lao động.

Nội dung của bài: Thời gian: 2h (LT: 1h; TH: 0h, Ktra: 1h)1: Nhiệm vụ, yêu cầu của các loại thiết bị trong quá trình bảo dưỡng: - Nhiệm vụ - Yêu cầu2: Quy trình sử dụng thiết bị:

- Các dụng cụ cầm tay - Cầu nâng, con đội - Máy sạc bình có dòng khởi động - Máy sạc gas lạnh - Máy hút, châm nhớt

- Thiết bị kiểm tra két nước làm mát- Thiết bị ra vào lốp, cân bằng động bánh xe

205

Page 206: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Thiết bị dụng cụ vật tư:STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Cầu nâng 2 trụ, 4 trụ, cắt

kéo, con độiBộ 1

2 Dụng cụ cầm tay Thùng 33 Máy sạc gas, máy hút châm

nhớt, thiết bị kiểm tra két nước làm mát

Bộ 1

4 Thiết bị ra vào lốp, cân bằng động bánh xe

Bộ 1

5 Máy sạc bình cái 16 Vải lau Cái 10

Bài 4: Phân biệt các loại chất long được sử dụng trên ô tô.Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này người học có khả năng:

- Phân biệt các loại nhớt, dầu bôi trơn ở các cấp khác nhau tương ứng với loại động cơ, hộp số, phanh, treo, lái… trên các dòng xe khác nhau.

- Phân biệt được các loại nước làm mát động cơ, dung dịch nước rửa kính…- Đọc, tìm kiếm được các tài liệu tiếng Anh về các chủng loại, dung tích cần thiết

cho từng loại xe.

Nội dung của bài: Thời gian: 3h (LT: 3h; TH: 0h, Ktra: 0h)1: Nhiệm vụ, yêu cầu của các loại chất lỏng được sử dụng trên ô tô: - Nhiệm vụ: - Yêu cầu:2: Phân biệt các loại dầu nhớt trên các hệ thống: - Nhớt động cơ - Nhớt hộp số - Dầu phanh - Dầu trợ lực lái - Nhớt cầu3: Phân biệt các loại dung dịch nước xúc tác trên các hệ thống: - Dung dịch nước làm mát động cơ - Dung dịch nước rửa kính, đèn4: Tài liệu bảo dưỡng:

206

Page 207: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Cách tìm kiếm các tài liệu bảo dưỡng - Cách đọc các thông số bảo dưỡng liên quan đến chủng loại chất lỏng và dung

tíchThiết bị dụng cụ vật tư:

STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Nhớt Castrol 5w30 bình 52 Nhớt Mobil1 0w20 bình 53 Dung dịch nước làm mát bình 54 Dầu phanh, dầu trợ lực lái,

dầu hộp sốBộ 1

5 Tủ dụng cụ đồ nghề tháo lắp thùng 56 Vải lau cái 5

Bài 5: hướng dẫn tài liệu sửa chữa Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này người học có khả năng:

- Biết cách đọc tài liệu kỹ thuật.- Biết cách tra cứu tài liệu dạng file.

Nội dung của bài: Thời gian: 2h (LT: 1h; TH: 0h, Ktra: 1h)1: Nhiệm vụ, yêu cầu của việc đọc tài liệu kỹ thuật: - Nhiệm vụ - Yêu cầu2: cách đọc tài liệu: - Bản in

- Dạng file 3: Các lưu ý khi đọc tài liệu:

Thiết bị dụng cụ vật tư:STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Sách kỹ thuật Cái 52 File mềm các hãng xe Cái 55 Máy tính cá nhân Cái 5

Bài 6: kiểm tra bảo dưỡng động cơ: Mục tiêu thực hiện:

207

Page 208: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Học xong bài này người học có khả năng: - Nắm được yêu cầu về bảo dưỡng động cơ.- Thực hiện được các thao tác về kiểm tra, bảo dưỡng động cơ trên các loại xe sau

quãng đường và thời gian sử dụng

Nội dung của bài: Thời gian: 10h (LT: 2h; TH: 8h, Ktra: 0h)1: Khái quát về động cơ ô tô2: Kiểm tra bảo dưỡng động cơ Bảo dưỡng hệ thống làm mát Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn Bảo dưỡng lọc gió.3: Các lưu ý về an toàn thiết bị

Thiết bị dụng cụ vật tư:STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Cầu nâng 2 trụ Cái 12 Cầu bàn Cái 13 Xe Toyota Innova Xe 14 Xe Honda Civic Xe 15 Tủ dụng cụ đồ nghề tháo lắp Bộ 26 Thiết bị thay dầu, Cái 17 Dầu nhớt động cơ Bình 28 Nước làm mát Bình 29 Lọc nhớt Cái 210 Vải lau Cái 5

Bài 7: Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh: Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này người học có khả năng:

- Nắm được yêu cầu về bảo dưỡng hệ thống phanh- Thực hiện được các thao tác về kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phanh trên các loại

xe sau quãng đường và thời gian sử dụng

Nội dung của bài: Thời gian: 5h (LT: 1h; TH: 4h, Ktra:0h)1: Yêu cầu, nhiệm vụ việc bảo dưỡng hệ thống phanh: - Yêu cầu - Nhiệm vụ

208

Page 209: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2: kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh Mức dầu phanh Hành trình bàn đạp phanh Kiểm tra, Thay thế guốc phanh đĩa phanh3: Các lưu ý về an toàn thiết bị

Thiết bị dụng cụ vật tư:STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Cầu nâng 2 trụ Cái 12 Cầu bàn Cái 13 Xe Toyota Innova Xe 14 Xe kia morning Xe 15 Tủ dụng cụ đồ nghề tháo lắp Bộ 26 Dầu phanh, guốc phanh, đĩa

phanh.Bộ 2

7 Panme, thước cặp, đồng hồ so

Bộ 2

8 Vải lau Cái 5

Bài 8: Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống treo , lái Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này người học có khả năng:

- Nắm được yêu cầu về bảo dưỡng hệ thống lái- Thực hiện được các thao tác về kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái trên các loại xe

sau quãng đường và thời gian sử dụngNội dung của bài: Thời gian: 3h (LT: 1h; TH: 2h, Ktra: 0h)

1: Yêu cầu, nhiệm vụ việc bảo dưỡng hệ thống lái: - Yêu cầu - Nhiệm vụ2: kiểm tra bảo dưỡng hệ thống lái

Dầu trợ lực lái Kiểm tra các khớp lái

3: Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống treo4: Các lưu ý về an toàn thiết bị

Thiết bị dụng cụ vật tư:STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Cầu nâng 2 trụ Cái 1

209

Page 210: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

2 Cầu bàn Cái 13 Xe kia morning Xe 14 Xe Nissan Xe 15 Tủ dụng cụ đồ nghề tháo lắp Bộ 56 Dầu trợ lực lái Bình 27 Vải lau Cái 5

Bài 9: Bảo dưỡng hệ thống truyền động: Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này người học có khả năng:

- Nắm được yêu cầu về bảo dưỡng hệ thống truyền động- Thực hiện được các thao tác về kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống truyền động trên

các loại xe sau quãng đường và thời gian sử dụng

Nội dung của bài: Thời gian: 5h (LT: 1h; TH: 4h, Ktra: h)1: Yêu cầu, nhiệm vụ việc bảo dưỡng hệ thống truyền động: - Yêu cầu - Nhiệm vụ2: kiểm tra bảo dưỡng hệ thống truyền động Hành trình bàn đạp ly hợp Bảo dưỡng khớp các đăng Bảo dưỡng cầu

3: Các lưu ý về an toàn thiết bị

Thiết bị dụng cụ vật tư:STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Cầu nâng 2 trụ Cái 12 Cầu bàn Cái 13 Xe Toyota Innova Xe 14 Xe kia morning Xe 15 Tủ dụng cụ đồ nghề tháo lắp Bộ 56 Dầu, mở Bộ 27 Vải lau Cái 5

Bài 10: Bảo dưỡng hệ thống điện

210

Page 211: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Mục tiêu thực hiện: Học xong bài này người học có khả năng:

- Nắm được yêu cầu về bảo dưỡng hệ thống điện- Thực hiện được các thao tác về kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện trên các loại

xe sau quãng đường và thời gian sử dụng

Nội dung của bài: Thời gian: 10h (LT: 2h; TH: 8h, Ktra: 0h)1: Yêu cầu, nhiệm vụ việc bảo dưỡng hệ thống điện: - Yêu cầu - Nhiệm vụ2: Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điện

Bảo dưỡng điện động cơ Ắc quy, máy phát, cầu chì.. Bảo dưỡng điện thân xe Bóng đèn, cầu chì .. Bảo dưỡng điện lạnh ô tôKiểm tra vệ sinh và nạp bổ sung gas lạnh

3: Các lưu ý về an toàn thiết bịThiết bị dụng cụ vật tư:

STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Cầu nâng 2 trụ Cái 12 Cầu bàn Cái 13 Xe Toyota Innova Xe 14 Xe Honda kia Caren Xe 15 Tủ dụng cụ đồ nghề tháo lắp Bộ 56 Dụng cụ nạp gas, gas lạnh Bộ 27 Vải lau Cái 5

IV. ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: xưởng động cơ phun

xăng2. Trang thiết bị máy móc:

Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô. Đồng hồ điện vạn năng. Thiết bị đèn chớp dùng kiểm tra tín hiệu các cảm biến. Thiết bị kiểm tra tín hiện của ECU.

211

Page 212: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Khay đựng Máy vi tính. Projector. Phòng học, xưởng thực hành đầy đủ thiết bị kiểm tra và sửa chữa.

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:- Vật liệu:

Giẻ sạch. Giấy nhám, dây điện. Dầu bôi trơn, nhiên liệu. Các linh kiện hay hư hỏng cần thay thế.

- Học liệu: + Tài liệu hướng dẩn môđun kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử.+ Tài liệu tham khảo: Nguyễn Oanh- Phun xăng điện tử EFI- Nhà xuất bản Đồng nai.+ sách kham khảo các hãng xe+ file mềm tài liệu bảo dưỡng oto+ Phiếu kiểm tra.V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Nội dung:- Kiến thức: Qua sự đánh giá của giáo viên và tập thể giáo viên bằng các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết:

Biết được các chức năng cơ bản của các hệ thống trên xe. + nhận dạng và phân tích được các các hư hỏng cơ bản. Qua các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu 70%. - Kỹ năng: Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh,

qua quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đầy đủ đúng kỹ thuật và qua sự nhận xét, tự đánh giá của học viên và của giáo viên đạt các yêu cầu:

Nhận dạng được các bộ phận, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống trên oto. Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các hư hỏng chi tiết, bộ

phận cơ bản đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm

bảo chính xác và an toàn. Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý. Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu

kỹ thuật 80% và đúng thời gian quy định.

212

Page 213: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Các quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đầy đủ đúng kỹ thuật.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Qua sự đánh giá trực tiếp trong quá trình học tập của học viên, đạt các yêu cầu:

Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo dưỡng, sửa chữa.

Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.

Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót.

Qua sự quan sát trực tiếp trong quá trình học tập và sinh hoạt của học viên.

2. Phương phápPhương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện MÔ ĐUN: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun đào tạo sửa chữa và bảo dưỡng điện động cơ được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy MÔ ĐUN: - Đối với giáo viên, giảng viên:- Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết tại phòng chuyên đề và tiếp theo rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành.- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình khung và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.- Đối với người học:- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Nội dung trọng tâm: kỹ năng đọc sơ đồ và đo kiểm các thông số kỹ thuật của mạch điện.4. Tài liệu cần tham khảo: - Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử do Tổng cục dạy nghề ban hành.

213

Page 214: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô và máy nổ - NXB Giáo dục năm 2002.- Tài liệu Động cơ đốt trong - NXB Khoa học Kỹ thuât năm 2001.- Giáo trình Động cơ ô tô - NXB ĐH Quốc gia TP HCM năm 2001.- Giáo trình Hệ thống điện động cơ ô tô - NXB ĐH Quốc gia TP HCM năm 2004

214

Page 215: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: KỸ THUẬT KIỂM ĐỊNH - CHẨN ĐOÁN Ô TÔ

Mã mô đun: MĐ 23

Thời gian thực hiện mô đun: (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 55 giờ; Kiểm tra: 5 giờ)I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔĐUN:

- Vị trí của mô đun: mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học, mô đun sau: Chính trị; Pháp luật; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng; Tin học; Ngoại ngữ; Vẽ kỹ thuật; An toàn lao động; Vẽ thiết kế oto; Tổ chức quản lý sản xuất; Thực hành nguội cơ bản; Thực hành hàn cơ bản. Mô đun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ VI của khóa học và có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô đun sau: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử;...; một số môn học, mô đun tự chọn.

- Tính chất của MÔ ĐUN: mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: Về kiến thức:

Nêu được ý nghĩa và tầm quan trọng của các tiêu chuẩn ATKT và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường bộ

Nêu được các tiêu chuẩn của một xe khi lưu hành Nêu được các tác hại của khí thải và tiếng ồn phát ra từ xe Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ của công việc chẩn đoán kỹ thuật truyền

động ô tô và động cơ. Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng chung của

các hệ thống và của các bộ phận của động cơ, các bộ phận thuộc hệ thống truyền động ô tô.

Về kỹ năng: Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của các hệ thống và

bộ phận của động cơ và bộ phận truyền lực. Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, chẩn đoán đảm bảo chính xác và an

toàn. Trình bày được các quy trình và cách tìm pan trên ô tô. Sử dụng các máy chẩn đoán để tìm pan trên ô tô. Lập kế hoạch và tổ chức công việc bảo trì cho công việc trong xưởng

215

Page 216: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động khi thực hiện công việc.Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính

xác và an toàn.III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT Tên các bài trong mô đun  Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành KT

1Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ

5 5    

2 Kiểm định và chẩn đoán động cơ 15 3 12  

3 Kiểm định và chẩn đoán hệ thống điện ô tô 15 2 12 1

4 Kiểm định và chẩn đoán hệ thống phanh 15 3 12  

5 Kiểm tra và chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống khung gầm 15 2 12 1

6 Tổ chức công nghệ bảo trì sửa chữa ô tô 10 2 7 1

TỔNG CỘNG 75 17 55 3

*Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Tiêu chuẩn ANKT và BVMT của phương tiện cơ giới đường bộMục tiêu thực hiện: Học xong Bài này học viên sẽ có khả năng: - Học sinh phát biểu được tiêu chuẩn ANKT và BVMT của phương tiện cơ giới đường bộ.- Nhận biết được các thông số kỹ thuật sửa chữa xe- Tra cứu tài liệu kỹ thuật để bảo đảm yêu cẩu kỹ thuật sửa chữa- Nêu được các nguyên nhân gây ra TNGT và ô nhiễm môi trường do xe gây raNôi dung của bài: Thời gian: 5 h (LT: 5h; TH: 0h; KT: 0h)

216

Page 217: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

1: Tiêu chuẩn ANKT và BVMT của xe .2: Thông số kỹ thuật của xe3: Nguyên nhân gây TNGT và ô nhiễm môi trường do xe gây raThiết bị dụng cụ vật tư:

STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Ô tô sử dụng động cơ xăng chiếc 12 Ô tô sử dụng động cơ diesel chiếc 13 Tài liệu sửa chữa thông số

kỹ thuật xecái 1 theo xe sử dụng

Bài 2: Kiểm định và chẩn đoán động cơ Mục tiêu thực hiện: Học xong Bài này học viên sẽ có khả năng: - Học sinh phát biểu được tiêu chuẩn khi thải đối với động cơ xăng và diesel theo tiêu chuẩn Việt nam.- Hiểu được nguyên lý làm việc của máy phân tích khí thải.- Sử dụng thành thạo máy phân tích khí thải đối với động cơ xăng và diesel.- Kiểm tra và chẩn đoán hư hỏng động cơ- Nắm được các chi tiết cơ khí quan trọng của động cơ như cơ cấu phân phối khí, trục khuỷu – thanh truyền và các bộ phận cố định khác.- Nắm được cấu tạo các hệ thống quan trọng của động cơ như HT phân phối khí, Ht bôi trơn làm mát, HT nhiên liệu, HT khởi động, Ht đánh lữa và các HT khác.- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng động cơ.- Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp chẩn

đoán hư hỏng động cơ.- Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của động cơNôi dung của bài: Thời gian: 15 h (LT: 3h; TH: 12h; KT: 0h)1: Nhiệm vụ, yêu cầu kiểm tra được khí thải của động cơ xăng và diesel.2: Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, so sánh thông số khí thải của động cơ xăng và diesel.3: Kiểm tra khí thải động cơ xăng và diesel.4. Chẩn đoán hư hỏng động cơThiết bị dụng cụ vật tư:

STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Ô tô sử dụng động cơ xăng chiếc 12 Ô tô sử dụng động cơ diesel chiếc 1

217

Page 218: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

3 Máy kiểm tra khí thải động cơ xăng

cái 1

4 Máy kiểm tra khí thải động cơ diesel

cái 1

5 Máy chẩn đoán động cơ cái 1

Bài 3: Kiểm định và chẩn đoán hệ thống điện ô tôMục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Học sinh phát biểu được tiêu chuẩn đối với hệ thống điện cho các loại xe theo tiêu chuẩn Việt nam.- Kiểm tra chẩn đoán hư hỏng hệ thống điện ô tô- Sử dụng máy kiểm tra hệ thống điện để chẩn đoán hư hỏngNôi dung của bài: Thời gian: 15 h (LT: 2h; TH: 12h; KT: 1h)1: Nhiệm vụ, yêu cầu kiểm tra hệ thống điện ô tô2: Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, so sánh thông số với tiêu chuẩn.3: Kiểm định hệ thống điện ô tô.Thiết bị dụng cụ vật tư:

STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Ô tô chiếc 12 Máy kiểm tra cường độ sáng cái 13 Thiết bị kiểm tra hệ thống

điện ô tôcái 1

4 Các máy chẩn đoán hệ thống điện

cái 1

Bài 4: Kiểm tra và chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống phanhMục tiêu của bài:Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng hệ thống phanh.- Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp

chẩn đoán hư hỏng hệ thống phanh.- Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của các bộ phận, hệ thống phanh.Nôi dung của bài: Thời gian: 15h (LT: 3h; TH: 12h; KT: 0h)

218

Page 219: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

1: Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán hư hỏng hệ thống phanh.2: Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng

hệ thống phanh.3: Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống phanh.Thiết bị dụng cụ vật tư:

STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Ôtô Chiếc 12 Thiết bị nâng ô tô cái 13 Tủ dụng cụ đồ nghề tháo lắp thùng 1

Bài 5: Kiểm định khung gâm ô tôMục tiêu của bài:Học xong bài này người học có khả năng:- Phát biểu được tiêu chuẩn các hệ thống thuộc về phần khung gầm của ô tô đối với từng loại xe theo tiêu chuẩn Việt nam.- Hiểu được nguyên lý làm việc của máy kiểm tra truyền lực, hệ thống treo, hệ thống lái.- Sử dụng thành thạo máy kiểm tra phanh, treo, lái.Nôi dung của bài: Thời gian: 15h (LT: 2h; TH: 12h; KT: 1h)1: Nhiệm vụ, yêu cầu kiểm tra được phần khung gầm của ôtô.2: Những hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, so sánh thông số hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái của máy và tiêu chuẩn.3: Kiểm tra hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái.Thiết bị dụng cụ vật tư:

STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Ô tô chiếc 12 Máy kiểm tra hệ thống

phanhcái 1

3 Máy kiểm tra hệ thống treo cái 14 Máy kiểm tra hệ thống lái cái 1

Bài 6: Tổ chức công nghệ bảo trì sửa chữa ô tôMục tiêu của bài:Học xong bài này người học có khả năng:- Nhận biết được công việc bảo trì trong xưởng sửa chữa.- Nêu các công việc tổ chức quản lý xưởng bảo trì sửa chữa- Thực hiện các phiếu công nghệ bảo trì

219

Page 220: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Nôi dung của bài: Thời gian: 10h (LT: 2h; TH: 7h; KT: 1h)1: Nhiệm vụ, yêu cầu của xưởng sửa chữa ô tô.2: Tổ chức công nghệ bảo trì3: Quy trình công nghệ bảo trì trong xưởngThiết bị dụng cụ vật tư:

STT Tên Đơn Vị Số Lượng Ghi Chú1 Ô tô chiếc 12 Quy trình bảo trì các hãng cái 1

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: - Vật liệu:

+ Mỡ bôi trơn, dầu bôi trơn, nhiên liệu và nước làm mát.+ Giẻ sạch, bột phấn màu, dầu phanh, dầu trợ lực lái.

- Dụng cụ và trang thiết bị: + Ô tô+ Các động cơ dùng kiểm tra, chẩn đoán.+ Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô.+ Các thiết bị chuyên dùng để kiểm tra và chẩn đoán hư hỏng động cơ.+ Phòng học, xưởng thực hành có đủ các thiết bị kiểm tra, chẩn đoán. + Máy chiếu projector.

- Học liệu: + Nguyễn Oanh. Trang bị điện và điện tử Ôtô+ Tom Denton, Automobile Electrical and Electronic systems, 2nd Edition,

Printed and bound in great Britain, 2000. + Điện – Điện tử dùng trong xe hơi, tập 1,2. Nhóm Hồng Đức, NXB Thanh niên,

2012.+ Thông tư 10/2009 Về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương

tiện giao thông cơ giới đường bộ+ Đỗ Văn Dũng, Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiên đại, NXB Đại học quốc gia

thành phố Hồ Chí Minh, 2004+ Luật Giao Thông Đường Bộ Việt Nam - Biển Báo Cấm Giao Thông Đường Bộ -

Tác giả: Quốc Cường - Nhà xuất bản: NXB Chính trị Quốc gia.+ Luật giao thông đường bộ - Tác giả: NXB Tư Pháp - Nhà xuất bản: Tư pháp.+ Sơ đồ cấu tạo của các bộ phận trang thiết bị điện ô tô.+ Máy chiếu projector.+ Phiếu học tập

- Nguồn lực khác: 220

Page 221: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

+ Thực tập tại các cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ sửa chữa và đo kiểm hiện đại.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện MÔ ĐUN: Được đánh giá qua bài

viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện MÔ ĐUN: - Kiến thức:

Trình bày được tiêu chuẩn của ô tô khi lưu hành tại Việt Nam. Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại chẩn

đoán hư hỏng động cơ, và hệ thống thuộc khung gầm ô tô. Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp

kiểm tra, chẩn đoán các hư hỏng bộ phận, hệ thống của động cơ và hệ thống truyền lực của ô tô.

Nắm được chức năng của các máy sử dụng để tìm pan trên ôtô. Nắm được luật lệ giao thông khi điều khiển ôtô, các lưu ý khi điều

khiển ôtô một cách an toàn. Qua sự đánh giá của giáo viên và của tập thể giáo viên. - Kỹ năng: Sử dụng được các thiết bị dùng để kiểm định ô tô. Kiểm tra và chẩn đoán được các hư hỏng bộ phận và hệ thống của

động cơ và ôtô đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, chẩn đoán đảm bảo

chính xác và an toàn. Sử dụng được các thiết bị chẩn đoán để tìm pan trên ôtô Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý. Điều khiển ôtô theo các loại địa hình đúng yêu cầu kỹ thuật. Qua các câu hỏi trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%. Qua sự quan sát của giáo viên trong quá trình kiểm tra, chẩn đoán

đạt yêu cầu kỹ thuật 90%. Kết quả bài thực hành kiểm tra, chẩn đoán đạt yêu cầu 90%.

- Thái độ: Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết

kiệm. Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng

và đúng thời gian.

221

Page 222: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót.

Phương pháp đánh giá: qua quá trình thực tập và học tập của học viên.

Cơ sở đánh giá: qua nhận xét của giáo viên, tập thể giáo viên và của khách hàng.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH: 1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun đào tạo Kỹ thuật kiểm định - chẩn đoán ô tô được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy MÔ ĐUN: - Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết tại phòng chuyên đề và tiếp

theo rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành.- Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có

đánh giá kết quả của sản phẩm đó.- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình khung và điều kiện

thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Nội dung trọng tâm: kỹ năng sử dụng dụng cụ kiểm tra, chẩn đoán đảm bảo chính

xác và an toàn. Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của các hệ thống và bộ phận của động cơ và bộ phận truyền lực.

4. Tài liệu cần tham khảo: - Giáo trình mô đun kỹ thuật kiêm định, chẩn đoán ô tô, kỹ thuật lái ô tô do Tổng cục dạy nghề ban hành.- Nguyễn Oanh-Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại: Khung gầm bệ ô tô -

NXB GDCN.TP.Hồ Chí Minh-1990.+ Đỗ Văn Dũng, Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiên đại, NXB Đại học quốc gia

thành phố Hồ Chí Minh, 2004

222

Page 223: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMã số mô đun: MĐ 22Thời gian thực hiện mô đun: 315 giờ (Lý thuyết: 0 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo

luận, bài tập: 310 giờ; Kiểm tra: 05 giờ)I. Vị trí, tính chất mô đun:- Vị trí: được bố trí thực tập ở học kỳ cuối.- Tính chất: là mô đun chuyên môn.II. Mục tiêu mô đun:+ Thực hiện được các công việc bảo dưỡng và sửa chữa ô tô+ Thực hiện được việc tổng hợp kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành ở các môn học và mô đun đã học+ Làm việc an toàn và năng suất+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, chuyên cần của học viên.III. Nội dung mô đun:1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1 Nội qui đơn vị thực tập 10 10

2 Thực tập an toàn và vệ sinh lao động 10 10

3 Thực tập bảo dưỡng gầm ô tô 20 20

4 Thực tập bảo dưỡng động cơ 20 20

5 Thực tập bảo dưỡng điện ô tô 20 20

6 Thực tập sửa chữa gầm ô tô 50 50

7 Thực tập sửa chữa động cơ 50 50

8 Thực tập sửa chữa điện ô tô 50 50

9 Thực tập kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô 50 50

10 Thực tập tổ chức quản lý tại cơ sở sản xuất 20 20

11 Báo cáo thực tập 15 10 5

Cộng 315 310 5

2. Nội dung chi tiết:

223

Page 224: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Bài 1: Nội quy đơn vị thực tập Thời gian: 10 giờMục tiêu: - Trình bày được lịch sử hình thành, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị thực tập- Phát biểu được các nội quy, quy định của đơn vị thực tập- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Nội quy, quy định của cơ sở thực tập2. Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị thực tập3. Cơ cấu tổ chức của đơn vị thực tập4. Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của các tổ sản xuất5. Vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng các phân xưởngBài 2: Thực tập an toàn và vệ sinh lao động Thời gian: 10 giờMục tiêu: - Trình bày được các yếu tố độc hại và các nguy cơ gây mất an toàn - Thực hiện đúng các quy định về bảo hộ lao động- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động- Thực hiện đúng các quy định riêng của từng phân xưởng- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Các yếu tố độc hại và các nguy cơ gây mất an toàn2. Bảo hộ lao động3. Quy định về an toàn trong phân xưởng4. Thực tập vệ sinh công nghiệp5. Thực hành 5S trong sản xuất Bài 3: Thực tập bảo dưỡng gâm ô tô Thời gian: 20 giờMục tiêu: - Nêu được quy trình bảo dưỡng gầm ô tô tại cơ sở sản xuất- Thực tập ở vị trí người thợ bảo dưỡng gầm ô tô - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Quy trình bảo dưỡng gầm ô tô2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị bảo dưỡng3. Thực tập bảo dưỡng gầm ô tô

Bài 4: Thực tập bảo dưỡng động cơ Thời gian: 20 giờMục tiêu: - Nêu được quy trình bảo dưỡng động cơ tại cơ sở sản xuất

224

Page 225: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Thực tập ở vị trí người thợ bảo dưỡng động cơ - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Quy trình bảo dưỡng động cơ2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị bảo dưỡng3. Thực tập bảo dưỡng động cơBài 5: Thực tập bảo dưỡng điện ô tô Thời gian: 20 giờMục tiêu: - Nêu được quy trình bảo dưỡng điện ô tô tại cơ sở sản xuất- Thực tập ở vị trí người thợ bảo dưỡng điện ô tô - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Quy trình bảo dưỡng điện ô tô2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị bảo dưỡng3. Thực tập bảo dưỡng điện ô tôBài 6: Thực tập sửa chữa gâm ô tô Thời gian: 50 giờMục tiêu: - Nêu được quy trình sửa chữa gầm ô tô tại cơ sở sản xuất- Thực tập ở vị trí người thợ sửa chữa gầm ô tô - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Quy trình sửa chữa gầm ô tô2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị tháo lắp, kiểm tra3. Thực tập sửa chữa gầm ô tôBài 7: Thực tập sửa chữa động cơ Thời gian: 50 giờMục tiêu: - Nêu được quy trình sửa chữa động cơ tại cơ sở sản xuất- Thực tập ở vị trí người thợ sửa chữa động cơ - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Quy trình sửa chữa động cơ2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị tháo lắp, kiểm tra3. Thực tập sửa chữa động cơ

Bài 8: Thực tập sửa chữa điện ô tô Thời gian: 50 giờMục tiêu:

225

Page 226: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

- Nêu được quy trình sửa chữa điện ô tô tại cơ sở sản xuất- Thực tập ở vị trí người thợ sửa chữa gầm ô tô - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Quy trình sửa chữa điện ô tô2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị tháo lắp, kiểm tra3. Thực tập sửa chữa điện ô tôBài 9: Thực tập kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ô tô Thời gian: 50 giờMục tiêu: - Nêu được quy trình nhận và giao xe tại cơ sở sản xuất- Trình bày được quy tắc vận hành các thiết bị kiểm tra chẩn đoán- Thực tập giao tiếp khách hàng- Thực tập ở vị trí người kỹ thuật viên cố vấn dịch vụ - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Quy trình giao nhận xe tại cơ sở thực tập2. Giao tiếp khách hàng3. Lựa chọn và sử dụng thiết bị kiểm tra, chẩn đoán4. Thực tập ở vị trí người kỹ thuật viên cố vấn dịch vụBài 10: Thực tập tổ chức quản lý tại cơ sở sản xuất Thời gian: 20 giờMục tiêu: - Nêu được quy trình sản xuất tại các phân xưởng- Trình bày được cơ cấu tổ chức tại phân xưởng- Tính được chi phí, giá thành và lợi nhuận của phân xưởng- Thực tập ở vị trí người quản lý vật tư, kho - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.Nội dung: 1. Quy trình sản xuất của phân xưởng2. Cơ cấu tổ chức phân xưởng3. Tính chi phí, giá thành4. Thực tập ở vị trí người quản lý vật tư, kho

Bài 11: Báo cáo thực tập Thời gian: 15giờMục tiêu: - Trình bày được kết quả quá trình thực tập- Bài học, kinh nghiệm rút ra sau quá trình thực tập- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

226

Page 227: €¦ · Web viewUBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ . CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc . l. ập -

Nội dung: 1. Bảng chấm công có xác nhận của cơ sở sản xuất2. Tổng quan về cơ sở thực tập3. Các quy trình bảo dưỡng và sửa chữa4. Tính toán chi phí, giá thành5. Bài học, kinh nghiệmIV. Điều kiện thực hiện mô đun: - Các cơ sở bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa và lắp ráp ô tô.V. Phương pháp và nội dung đánh giá: 1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:

Được đánh giá qua báo cáo thực tập, nhận xét của giáo viên hướng dẫn và nhận xét của cơ sở thực tập2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: - Nhận xét của cơ sở thực tập: + Ý thức chấp hành nội quy, quy định tại cơ sở thực tập+ Mức độ chuyên cần trong công việc+ Kết quả làm việc thực tế theo nhận xét của cơ sở thực tập- Quyển thuyết minh báo cáo thực tập- Nhận xét của giáo viên hướng dẫnVI. Hướng dẫn thực hiện mô đun:1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun được sử dụng để đào tạo cho trình độ Cao đẳng Công nghệ Ô tô.- Các bài thực tập được đưa ra ở trong chương trình nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng nghề đáp ứng mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ sở vật chất của cơ sở thực tập thực tế của từng trường có thể chọn các bài thực tập đã đưa ra trong chương trình hoặc chọn bài thực tập khác nhưng phải đảm bảo thời lượng, nội dung và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của nghề đã quy định.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: - Mô đun thực tập sản xuất là mô đun tổng hợp kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo trong chương trình, vì vậy phải vận dụng linh hoạt mới đáp ứng được yêu cầu thực tế.- Cơ sở thực tập là các cơ sở sản xuất kinh doanh nên khi học viên thực tập cần tuân thủ nghiêm ngặt nội quy của đơn vị thực tập và yêu cầu của người hướng dẫn3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Nội dung trọng tâm: Nội quy của đơn vị thực tập, quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa của đơn vị thực tập, quản lý phân xưởng sản xuất4. Tài liệu cần tham khảo: - Nội quy, quy định của đơn vị thực tập- Hoàng Đình Long (2006), Kỹ thuật sửa chữa ô tô, NXB GD

227