TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun...

103
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LÁI TÀU VÀ TRỰC CA MÃ SỐ: MĐ06 NGHỀ: THUYỀN VIÊN TÀU VỎ SẮT, TÀU VỎ VẬT LIỆU MỚI Trình độ: Sơ cấp nghề

Transcript of TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun...

Page 1: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

LÁI TÀU VÀ TRỰC CA

MÃ SỐ: MĐ06

NGHỀ: THUYỀN VIÊN TÀU VỎ SẮT, TÀU VỎ VẬT LIỆU MỚITrình độ: Sơ cấp nghề

Page 2: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀNTài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được

phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh

thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.MÃ TÀI LIỆU: MĐ06

1

Page 3: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

LỜI GIỚI THIỆUGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình

độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu vỏ sắt, tàu vỏ vật liệu mới. Nội dung giáo trình nhằm giới thiệu các kiến thức và kỹ năng cơ bản vềchuẩn bị lái tàu, lái tàu căn bản, lái tàu hành trình, lái tàu theo quy tắc tránh va, trực ca khi tàu hành trình và trực ca khi tàu không hành trình.Các bài học trong giáo trình gồm:Bài 1.Chuẩn bị lái tàuBài 2.Lái tàu căn bảnBài 3. Lái tàu hành trìnhBài 4.Lái tàu theo quy tắc tránh vaBài 5.Trực ca khi tàu hành trìnhBài 6. Trực ca khi tàu không hành trình

Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Lãnh đạo Trường Trung học Thủy sản, những kinh nghiệm thực tiễn và ý kiến góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian giới hạn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn:1. Nguyễn Duy Bân (chủ biên)2. Huỳnh Hữu Lịnh3.Trần Ngọc Sơn4. Nguyễn Văn Tâm

2

Page 4: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

MỤC LỤCTUYÊN BỐ BẢN QUYỀN.................................................................................1LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................................2MỤC LỤC............................................................................................................3MÔ ĐUN LÁI TÀU VÀ TRỰC CA...................................................................7Giới thiệu mô đun:.................................................................................................7Bài 1. CHUẨN BỊ LÁI TÀU..............................................................................81. Tìm hiểu hệ thống lái.........................................................................................81.1. Hệ thống lái....................................................................................................81.2. Các loại hệ thống lái.......................................................................................91.3. Bánh lái và chân vịt......................................................................................112. Xác định hướng gió.........................................................................................132.1. Ảnh hưởng của gió đến điều động tàu..........................................................132.2. Cách xác định hướng gió:.............................................................................142.3. Những lưu ý khi xác định hướng gió:..........................................................163. Xác định hướng nước......................................................................................163.1. Ảnh hưởng của nước đến điều động tàu.......................................................163.2. Xác định hướng nước:..................................................................................173.3. Lưu ý khi xác định hướng nước :.................................................................184. Nhận biết độ sâu vùng nước............................................................................184.1. Ảnh hưởng của độ sâu đến điều động tàu....................................................184.2. Phương pháp nhận biết độ sâu nước:...........................................................194.3. Một số lưu ý khi xác định độ sâu vùng nước:..............................................205. Xác định phương hướng lái tàu.......................................................................205.1. Phương hướng trong hàng hải......................................................................205.2. Xác định hướng đi........................................................................................216. Xác định khẩu lệnh lái tàu...............................................................................246.1. Các loại khẩu lệnh lái...................................................................................246.2. Thực hiện khẩu lệnh lái................................................................................25Bài 2: LÁI TÀU CĂN BẢN..............................................................................261. Sử dụng vô lăng...............................................................................................261.1. Mục đích và yêu cầu khi sử dụng vô lăng:...................................................261.2. Quy trình sử dụng vô lăng lái:......................................................................271.3. Những lưu ý khi sử dụng vô lăng:................................................................282. Sử dụng ga và số.............................................................................................282.1. Mục đích yêu cầu.........................................................................................282.2. Quy trình sử dụng.........................................................................................292.3. Những lưu ý khi sử dụng..............................................................................303. Sử dụng la bàn.................................................................................................303.1. Mục đích yêu cầu.........................................................................................30

3

Page 5: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

3.2. Quy trình sử dụng.........................................................................................313.3. Những lưu ý khi sử dụng la bàn từ:..............................................................334. Lái thẳng tàu chạy tới......................................................................................334.1. Mục đích yêu cầu.........................................................................................334.2. Quy trình thực hiện.......................................................................................334.3. Những lưu ý khi thực hiện............................................................................345. Chuyển hướng sang trái...................................................................................345.1. Mục đích yêu cầu.........................................................................................345.2. Quy trình thực hiện.......................................................................................345.3. Những lưu ý khi thực hiện:..........................................................................356. Chuyển hướng sang phải.................................................................................356.1. Mục đích yêu cầu.........................................................................................356.2. Quy trình thực hiện chuyển hướng sang phải:.............................................356.3. Những lưu ý khi thực hiệnlái chuyển hướng sang phải:..............................357. Chạy lùi...........................................................................................................367.1. Mục đích yêu cầu:........................................................................................367.2. Quy trình thực hiện lái tàu chạy lùi:.............................................................367.3. Những lưu ý khi lái tàu chạy lùi:..................................................................37Bài 3. LÁI TÀU HÀNH TRÌNH......................................................................381. Lái tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi......................................................391.1. Mục đích yêu cầu.........................................................................................391.2. Quy trình thực hiện.......................................................................................391.3. Những lưu ý khi thực hiện............................................................................402. Lái tàu theo hướng đi và tốc độ thay đổi.........................................................412.1. Mục đích yêu cầu.........................................................................................412.2. Quy trình thực hiện.......................................................................................412.3. Những lưu ý khi thực hiện:..........................................................................433. Lái thẳng tàu đi ngược gió...............................................................................443.1. Mục đích yêu cầu:........................................................................................443.2. Quy trình thực hiện:.....................................................................................443.3. Những lưu ý khi thực hiện............................................................................444. Lái tàu thẳng hướng khi tàu đi xuôi gió..........................................................444.1. Mục đích, ý nghĩa:........................................................................................444.2. Quy trình thực hiện:.....................................................................................444.3. Những lưu ý lái tàu đi xuôi gió:...................................................................44Bài 4: LÁI TÀU THEO QUY TẮC TRÁNH VA..........................................451. Lái tàu nhường đường.....................................................................................451.1. Trách nhiệm nhường đường:........................................................................451.2. Quy trình điều động tàu nhường đường:......................................................462. Lái tàu khi được nhường đường......................................................................462.1. Trách nhiệm của tàu được nhường đường:..................................................462.2. Quy trình điều động tàu nhường đường:......................................................46

4

Page 6: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

2.3. Những lưu ý khi thực hiện:..........................................................................463. Lái tàu đi Đối hướng.......................................................................................463.1. Trách nhiệm khi chạy tàu đối hướng:...........................................................463.2. Quy trình điều động tàu:...............................................................................473.3. Những lưu ý khi thực hiện:..........................................................................474. Lái tàu đi cắt hướng.........................................................................................474.1. Trách nhiệm khi chạy tàu cắt hướng:...........................................................474.1.1. Xác định tàu đi cắt hướng.........................................................................474.2. Quy trình điều động tàu đi cắt hướng:..........................................................494.3. Những lưu ý khi thực hiện:..........................................................................495. Vượt tàu thuyền khác......................................................................................495.1. Trách nhiệm tàu thuyền vượt:......................................................................495.2. Quy trình điều động tàu vượt tàu thuyền khác:............................................495.3. Những lưu ý khi thực hiện:..........................................................................506. Thực hiện quyền ưu tiên giữa các tàu thuyền trên biển..................................506.1. Nhận biết các tàu thuyền ưu tiên bằng đèn và dấu hiệu:..............................506.2. Hành động tránh va:.....................................................................................53Bài 5: TRỰC CA KHI TÀU HÀNH TRÌNH..................................................541. Nhận trực ca....................................................................................................541.1. Mục đích yêu cầu:........................................................................................541.2. Quy trình thực hiện:.....................................................................................542. Thực hiện trực ca.............................................................................................541.1. Mục đích yêu cầu:........................................................................................541.2. Quy trình thực hiện trực ca:..........................................................................543. Giao ca trực.....................................................................................................553.1. Mục đích yêu cầu:........................................................................................553.2. Quy trình thực hiện.......................................................................................554. Một số quy định về trực ca của thủy thủ khi tàu hành trình............................56Bài 6: TRỰC CA KHI TÀU NẰM BỜ............................................................571. Nhận trực ca....................................................................................................571.1. Mục đích yêu cầu:........................................................................................571.2. Quy trình thực hiện trực ca:..........................................................................572. Thực hiện trực ca.............................................................................................572.1. Mục đích yêu cầu:........................................................................................572.2. Quy trình thực hiện:.....................................................................................573. Bàn giao trực ca...............................................................................................583.1. Mục đích yêu cầu:........................................................................................583.2. Quy trình thực hiện:.....................................................................................584. Một số quy định về trực ca của thủy thủ khi tàu nằm bờ................................58HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC.....................................60I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học:.............................................................60II. Mục tiêu:.........................................................................................................60

5

Page 7: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

III. Nội dung chính của mô đun:.........................................................................61IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành:................................................614.1. Bài 1. Chuẩn bị lái tàu..................................................................................614.2. Bài 2. Lái tàu căn bản:..................................................................................624.3. Bài 3. Lái tàu hành trình:..............................................................................634.4. Bài 4. Lái tàu theo quy tắc tránh va:.............................................................644.5. Bài 5. Trực ca khi tàu hành trình..................................................................654.6. Bài 6. Trực ca khi tàu nằm bờ......................................................................65V. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập...................................................................665.1. Bài 1. Chuẩn bị lái tàu..................................................................................665.2. Bài 2. Lái tàu căn bản...................................................................................675.3.Bài 3. Lái tàu hành trình................................................................................685.4. Bài 4. Lái tàu theo quy tắc tránh va..............................................................695.5. Bài 5. Trực neo trên biển..............................................................................705.6. Bài 6. Trực ca khi tàu nằm bờ......................................................................70VI. Tài liệu tham khảo:........................................................................................71DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤPError! Bookmark not defined.DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU........Error! Bookmark not defined.CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤPError! Bookmark not defined.

6

Page 8: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

MÔ ĐUN LÁI TÀU VÀ TRỰC CAMã mô đun: MĐ06

Giới thiệu mô đun: Mô đun Lái tàu và trực ca là một mô đun chuyên môn nghề trong chương

trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thuyền viên tàu vỏ sắt và vật liệu mới. Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng biết vềchuẩn bị lái tàu, lái tàu căn bản, lái tàu hành trình, lái tàu theo quy tắc tránh va, trực ca khi tàu hành trình và trực ca khi tàu không hành trình. Thực hiện được các công việc lái tàu và trực ca trên các tàu đánh cá hoặc tàu dịch vụ nghề cá một cách an toàn, hiệu quả

Để tiếp thu tốt kiến thức và thực hành kỹ năng, người học cần phải tham gia đầy đủ thời gian quy định. Kết quả từng công việc được đánh giá bằng hình thức thi trắc nghiệm lý thuyết và sản phẩm thực hành,thực tế.

7

Page 9: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Bài 1. CHUẨN BỊ LÁI TÀU

Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng:- Trình bày về hệ thống lái, hiểu được hướng gió, nước, độ sâu các hướng căn bản và các khẩu lệnh lái tàu.- Sử dụng được các hệ thống lái,xác định được hướng gió, nước, độ sâu và các hướng căn bản, thực hiện lái theo khẩu lệnh. - Rèn luyện tính nhanh nhẹn, ý thức tuân thủ các mệnh lệnh của thuyền trưởng A. Nội dung: 1. Tìm hiểu hệ thống lái1.1. Hệ thống lái

Một trong những hệ thống cơ bản của tàu thuỷ đó là hệ thống lái. Hệ thống lái của tàu thuỷ giúp định hướng tàu theo hướng nhất dịnh hoặc thay đổi hướng đi theo ý muốn của người điều khiển.

Trên các tàu tự hành người ta thường trang bị các thiết bị lái để đảm bảo lái tàu ở bất kỳ trạng thái nào trong suốt quá trình hành hải.

Hệ thống lái đóng vai trò hết sức quan trọng trên tàu thuỷ, nó phải đảm bảo được các chức năng sau:- Ổn định hướng đi cho tàu.- Thay đổi hướng đi giúp tàu hành trình trên biển và điều động ra vào cảng được an toàn.

Nhằm đảm bảo an toàn cho tàu và toàn bộ thuyền viên, hệ thống lái phải được thiết kế sao cho thoả mãn các yêu cầu chung sau:- Phải có khả năng làm việc an toàn, không bị hư hỏng trong mọi điều kiện thời tiết.- Phải có mô men quay cần thiết để thắng mô men cản tối đa trên trụ lái.- Phải đảm bảo tốc độ bẻ lái theo quy định.- Phải có thiết bị theo dõi, kiểm tra sự hoạt động của hệ thống.- Việc điều khiển, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng, thuận tiện.- Kích thước trọng lượng nhỏ, giá thành đầu tư và chi phí khai thác thấp.

Hệ thống lái có cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:

8

Page 10: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

- Bộ phận điều khiển: Tạo ra tín hiệu điều khiển- Hệ dẫn động bánh lái: Là hệ thống truyền chuyển động từ bộ phận điều khiển đến bộ phận lái- Bộ phận lái: Tạo ra mô men dịch chuyển bánh lái- Trục bánh lái: Được dùng để quay bánh lái- Bánh lái: Là bộ phậntạo thành phản lực cần thiết để điều khiển tàu

Hình 6.1.1 Hệ thống lái tàu

1. Cánh bánh lái 2. Ổ đỡ bánh lái 3. ổ bi dưới 4. Trục bánh lái 5. Ổ bi trên 6. Thiết bị lái7. Hệ dẫn động lái 8. Hệ dẫn động điều khiển 9. Vô lăng

1.2. Các loại hệ thống lái

9

Page 11: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Các loại hệ thống lái được thể hiện theo sơ đồ sau:

Hình 6.1.2. Các loại hệ thống lái tàu

- Máy lái dây:Là hệ thống dùng dây cáp, xích để truyền chuyển động bằng tay thông qua vô lăng cỡ lớn đặt trên ca bin tàu. Loại này có kết cấu đơn giản thường dùng cho các tàu thuyền cỡ nhỏ.

Hình 6.1.3. Máy lái dây1. Trục lái 2. Cung lái 3. Lỉn 4. cáp 5. Tay lái 6. Giảm xóc 7. Tăng đơ

10

Page 12: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

8. Mấu hãm 9. Ròng rọc chuyển hướng

Máy lái dây có nhược điểm là có trọng lượng lớn, khi làm việc có tiếng ồn, dễ bị kẹt dây ở các vị trí chuyển hướng, các khớp nối. Máy lái này không có thiết bị hãm nên lực tác động từ bánh lái do nước, sóng gió luôn tác động ngược tới người lái nhiều khi gây nguy hiểm, dây cáp bị dãn do đó việc quay lái không chính xác.Máy lái trục: Là hệ thống truyền lực điều khiển từ vô lăng đến bánh lái thông qua các trục các đăng, khớp chữ thập... máy lái này hoạt động êm, độ tin cây cao hơn, thường dung cho các loại tàu thuyền cỡ nhỏ. Nhược điểm của loại này các đăng, khớp nối dễ bị gãy lực thủy động từ bánh lái cũng tác động ngược đến vô lăng gây nguy hiểm.Máy lái điện:Loại máy lái này có bộ phận chủ yếu là động cơ điện, thông qua hộp giảm tốc để phát động lực lái. Ưu điểm của loại máy lái này là làm việc êm, người điều khiển chỉ việc ấn nút cho động cơ điện chạy do vậy lực tác động lên tay điều khiển là rất nhỏ, không có lực tác động ngược thủy động từ bnáh lái lên tay người điều khiển, truền động lái đi xa được nhờ các đường dây. Nhược điểm là động cơ điện dễ bị hỏng, tiêu tốn nhiều năng lượng.Máy lái thủy lực:Là máy lái truyền lực bằng hệ thống ống và van thủy lực, có những ưu điểm sau:- Tạo được lực lái lớn- Khả năng điều chỉnh vận tóc dễ dàng- Làm việc tin cậy, êm và chính xác- Kích thước nhỏ gọn- Lực tác động lên cần lái nhỏ, không có sự tác động ngược từ bánh lái do có cư cấu hãmNhược điểm: Công nghệ cao đòi hỏi nghiêm ngắt về chế tạo cũng như sửa chữa.1.3. Bánh lái và chân vịt

11

Page 13: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Hình 6.1.4. Bánh lái và chân vịt

1.2.1. Bánh lái:Bánh lái là thiết bị đặt phía sau chân vịt, chịu tác dụng của dòng nước làm

cho tàu chuyển động theo ý muốn của người điều khiển.Theo vị trí đặt trục lái có thể chia bánh lái thành các loại sau:- Bánh lái Thường: Là loại bánh lái mà toàn bộ diện tích mặt lái nằm ở phía sau cuống lái. Bánh lái này ăn lái rất tốt và được dùng nhiều trên tất cả các tàu, nhưng điều khiển nặng.- Bánh lái bù trừ: Bánh lái bù trừ có một phần diện tích (25-30%) mặt lái nằm ở phía trước cuống lái, phần này gọi là phần bù trừ. Loại này tuy không ăn lái bằng bánh lái thường nhưng điều khiển nhẹ hơn.- Bánh lái nửa bù trừ: Là loại bánh lái có một phần diện tích mặt lái nằm ở phía trước cuống lái, nhưng chiều cao của phần bù trừ nhỏ hơn chiều cao của phần còn lại.

12

Page 14: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

a) b) c)

Hình 6.1.5. các loại bánh láia) Bánh lái thường b) Bánh lái bù trừ c) Bánh lái nủa bù trừ

1.2.2. Chân vịt: Chân vịt là thiết bị đẩy tàu đi tới bằng cách sử dụng năng lượng được tạo ra

và truyền từ máy chính. Sự chuyển động tới của tàu dựa trên nguyên tắc chênh lệch áp suất giữa mặt trước và mặt sau của cánh chân vịt khi nó quay tạo ra lực đẩy.Chân vịt có thể có 3, 4 thậm chí 5 cánh. Chân vịt nhiều cánh thì khi chạy ít rung lắc. Trên tàu cá phần lớn người ta sử dụng chân vịt 3 hoặc 4 cánhChân vịt 3 cánh cho hiệu năng tốt ở mặt tốc độ, tăng tốc nhanh hơn các loại khác nhưng hiệu quả khi điều động ở tốc độ thấp không tốt.Chân vịt 4 cánh Bền hơn và chịu lực tốt hơn, có hiệu năng tốt khi điều động ở tốc độ thấp, tiết kiệm nhiên liệu nhất trong tất cả các loại chân vịt.1.2.3. Ảnh hưởng của bánh lái và chân vịt đối với điều khiển tàu:Bánh lái và chân vịt có ảnh hưởng tới việc điều khiển tàu như bảng sau:Bảng 1 – 1. Ảnh hưởng của bánh lái và chân vịt tới việc điều khiển tàu

Vị trí bánh lái Chiều quạt chân vịt Ảnh hưởng đến tàu

Thẳng( nằm trong mặt phẳng

trục dọc tàu)

Tới Chạy thẳng tới

Lùi Chạy thẳng lùi

Mạn phải Tới Mũi tàu sang phải

Lùi Mũi tàu sang trái

Mạn trái Tới Mũi tàu sang trái

13

Page 15: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Lùi Mũi tàu sang phải

2. Xác định hướng gió2.1. Ảnh hưởng của gió đến điều động tàu

Trên đường hành trình tàu luôn chịu tác động của gió, ảnh hưởng của gió làm tăng, giảm tốc độ của tàu cũng có thể làm cho mũi tàu bị dạt. Anh hưởng của gió phụ thuộc vào: Hướng gió, sức gió, diện tích đón gió, hình dáng của tàu, tốc độ tàu, lượng rẽ nước, trạng thái hoạt động của con tàu.Gió càng mạnh, chiều cao mạn khô, thượng tầng kiến trúc càng lớn thì ảnh hưởng của gió càng lớn.Ảnh hưởng của gió khi tàu chạy tới:- Tàu chạy ngược gió tốc độ giảm, ăn lái tốt hơn.- Tàu chạy vát gió tốc độ giảm ít, ăn lái không đều, tàu bị dạt về phía cuối gió.- Tàu chạy ngang gió ăn lái không đều, tàu bị dạt mạnh về phía cuối gió ( Tàu bị dạt mạnh nhất khi góc gió thổi tới từ 80° - 120° ).- Tàu chạy chếch gió tốc độ tăng ít, ăn lái không đều, tàu bị dạt về phía cuối gió.- Tàu chạy xuôi gió tốc độ tăng, ăn lái chậm, ổn định trên hướng đi kém hơn.Ảnh hưởng của gió khi tàu không còn trớn: Phần lớn các con tàu đều bị quay ngang gió.Ảnh hường của gió khi tàu chạy lùi: Mũi tàu thường ngả theo gió, lái tàu gióng lên đầu gióKhi có gió thường kèm theo sóng, do vậy ngoài các ảnh hưởng trên tàu còn bị đảo, lắc.

14

Page 16: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Hình 6.1.6. Các loại gió gọi theo góc thổi vào tàu

2.2. Cách xác định hướng gió:Xác định chính xác hướng gió giúp người điều khiển tàu tính toán, điều chỉnh

hướng đi phù hợp theo tuyến hành trình đã định. Khi tiến hành quay trở tàu, việc xác đinh hướng gió cũng như cấp độ gió là hết sức qua trọng trong việc xác định bẻ lái quay trở ở mạn nào cho phù hợp với điều kiện gió thổi

- Việc xác định hướng gió có thể dựa vào kinh nghiệm của người đi biển. Khi tàu chạy, người đi biển có thể đi dọc hai bên mạn tàu đển nhận biết hướng gió thổi vào mạn tàu hoặc có thể cảm nhận hướng gió thổi vào hai bên cửa buồng lái để nhận biết hướng gió. Ngoài ra có thể xác định hướng gió bằng cách nhìn vào hướng lá cờ bay.

- Xác định hướng gió bằng máy đo gió:Máy sẽ hiển thị hướng gió tốc độ gió trên màn hình chỉ thị.Đơn vị tính tốc độ gió là m/s (mét/giây) hoặc km/h (km/giờ)Hướng gió thường tính theo các hướng như: Bắc, Nam, Đông, Tây,… như bên dưới.

15

Page 17: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Hình 6.1.7. Máy đo hướng và tốc độ gió

Khi tàu đang chạy quan sát hướng lá cờ hoặc dùng máy đo hướng gió ta thu được hướng gió biểu kiến (gió cảm tính). Véc tơ hướng gió biểu kiến là tổng hợp của véc tơ hướng gió do tàu chạy sinh ra và vec tơ hướng gió thật, vì vậy, khi đã xác định được hướng gió biểu kiến, ta phải thao tác bằng hình vẽ để xác định hướng gió thật.

Hình 6.1.8. Xác định hướng gió thật

Trong hình vẽ trên, hướng gió tàulà hướng gió tạo ra do vận tốc chạy tàu, hướng gió này luôn ngược chiều với hướng mũi tàu. Hướng gió thực là hướng gió thực tế trên vùng biển, hướng gió biểu kiến là tổng hợp của hai hướng gió trên; Sau khi đã xác định được hướng gió biểu kiến bằng máy đo gió, ta tiến hành vẽ hai vec tơ của hai hướng gió này lên giấy, dùng quy tắc hình bình hành xác định hướng gió thật theo nguyên tắc véc tơ hướng giỏ biểu kiến là tổng hợp của hai véc tơ gió tàu và gió thật.

16

Page 18: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

2.3. Những lưu ý khi xác định hướng gió:Hướng gió là hướng từ nơi gió thổi đến, chẳng hạn như ta nói gió hướng Đông

có nghĩa là gió từ hướng Đông thổi đến nơi ta đứng.Trong thời gian điều khiển tàu, cần liên tục nắm được hướng và cường độ của

gió. Có những thay đổi thường xảy ra mà không có hiên tượng báo trước. Người điều khiển tàu không nên ở suốt trong buồng lái, nếu như vây, có thể không biết được tình hình gió. Phải thường xuyên đi về mạn này hay mạn kia của buồng lái để nắm được thực tế. Nếu khi ra vào cầu, tốt nhất luôn có một lá cờ để quan sát hướng cờ bay mà biết nhanh chóng tình hình hướng gió tương đối. Ban đêm cũng nên giữ lá cờ này với mục đích trên.3. Xác định hướng nước3.1. Ảnh hưởng của nước đến điều động tàu

Khi hành trình trên biển, con tàu thường chịu tác động của cả gió lẫn dòng chảy làm cho tàu bị dạt so với hướng đi đã định, ảnh hưởng đến tốc độ của tàu.

Một con tàu nếu giảm tốc độ mà bị ảnh hưởng của dòng chảy tạo thành một góc nhọn đối với hướng tàu thì con tàu cũng có xu thế quay ngang sườn về dòng chảy như con tàu trong gió. Một khi con tàu đã không còn trớn so với nước, con tàu sẽ trôi dạt đến tụ điểm của dòng chảy và có thể đổi hướng nếu dòng chảy thay đổi.

Hình 6.1.9. Ảnh hưởng của dòng nước đến điều động tàu

Dòng nước có ảnh hưởng trực tiếp đến điều động tàu. Dòng chảy làm cho các tính năng quán tính bị thay đổi, vòng quay trở bị biến dạng. Ảnh hưởng của dòng chảy phụ thuộc vào: Hướng nước, sức nước, lượng rẽ nước, tốc độ tàu, mức độ ăn lái, độ trơn nhẵn của vỏ tàu.- Tàu chạy ngược nước: Tốc độ giảm, ăn lái tốt, ổn định trên hướng đi tốt. Khi quay trở, tàu quay nhanh, vòng quay hẹp.

17

Page 19: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

- Tàu chạy xuôi nước: Tốc độ tăng, ăn lái chậm, ổn định trên hướng đi kém hơn. Khi quay trở, vòng quay rộng, quay chậm hơn.- Tàu chạy ngang nước: Khi chạy ngang nước, dễ bị dạt, nơi có dòng nước xoáy điều khiển tàu rất khó khăn, tàu dễ bị nghiêng, lật hoặc có thể mũi tàu đổ xuôi theo nước.Khi tàu chạy ở đoạn sông cong gặp dòng nước chảy vặn: Tàuăn lái không đều, có xu hướng bị dạt về phía cuối nước. Ngoài ra có thể tàu còn bị nghiêng ( Do dòng chảy trên mặt có hướng về phía bờ vịnh, dòng chảy dưới đáy có hướng về phía bờ doi )Khi tàu chạy gặp dòng nước xoáy: Tính ổn định của tàu kém đi, khả năng ăn lái kém đi, tàu bị chao đảo và có xu hướng bị cuốn theo dòng xoáy. Nếu tàu nhỏ mà gặp dòng xoáy lớn có thể dẫn đến lật tàu. Vì vậy khi gặp dòng nước xoáy tốt nhất nên điều động tàu tránh xa dòng xoáy; Nếu không thể tránh được thì không nên điều động tàu chạy qua tâm hay ngược chiều dòng xoáy mà chỉ chạy xuôi chiều dòng xoáy với khoảng cách càng xa tâm xoáy càng tốt.3.2. Xác định hướng nước:

Có thể nhận biết được hướng nước bằng nhìn vào những tàu khác neo trong bến.So với những tàu nhỏ, những tàu lớn chậm bị ảnh hưởng hơn vì các tàu này phải mất nhiều thời gian để quay theo hướng thủy triều và đôi khi cũng có thể nằm xuôi theo hướng gió nếu dòng chảy không đủ mạnh.

Muốn đánh giá dòng chảy trên bề mặt, ta có thể quan sát nước chảy ngang qua các cầu hoặc phao, hoặc chuyển động của các vật trôi nổi trên mặt nước. Cần lưu ý rằng khi quan sát này được tiến hành gần con tàu thì ảnh hưởng của chân vịt hoặc chuyển động của tàu có thể làm thay đổi hướng nước.

Ngoài việc dựa vào kinh nghiệm , ta có sử dụng máy đo hướng và tốc độ dòng chảy, trên màn hình chỉ thị của máy sẽ cho ta biết hướng và tốc độ của dòng chảy. Đơn vị tính tốc độ dòng chảy thường là m/s (mét/giây), hướng nước tính theo các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây, ….

Hình 6.1.10. Máy đo hướng và tốc độ dòng chảy

18

Page 20: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

3.3. Lưu ý khi xác định hướng nước :Hướng dòng chảy thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố địa hình, dòng chảy trên biển

luôn có sự tác động giữa các dòng hải lưu theo mùa và dòng chảy từ các dòng sông đổ ra. Nơi hội tụ của các dòng chảy thường hình thành các dòng nước xoáy.

Người điều khiển tàu phải biết được tác động của dòng chảy trong thời gian dẫn tàu và biết được những biến động có thể diễn ra do một số tình huống. Dòng chảy trong cảng không thể hoàn toàn dự đoán một cách chính xác bằng cách căn cứ vào hải đồ và bảng thủy triều. Thủy triều xuống đôi khi có thể tạo ra dòng chảy mạnh, dòng chảy bất thường do mưa,...

a) b)

Hình 6.1.11. Các dòng chảy trên biển Đônga) Dòng chảy mùa đông b ) dòng chảy trong mùa hè

4. Nhận biết độ sâu vùng nước4.1. Ảnh hưởng của độ sâu đến điều động tàu

Việc xác định độ sâu nước nhằm xác định khu vực có độ sâu phù hợp để tàu hành trình, điều động tàu quay trở, khu vực thả neo phù hợp...Khi tàu chạy ở nơi nước sâu vào nơi nước nông, khi đó lượng nước ở dưới đáy tàu ít đi, làm cho tốc độ dòng nước ở giữa đáy tàu và đáy sông tăng nên, áp lực nước giảm xuống, tàu bị xảy ra hiện tượng hút nước giữa đáy tàu và đáy sông làm cho mũi tàu bị nâng lên, lái tàu bị dìm xuống, làm cho tốc độ giảm, ăn lái giảm, chân vịt đôi lúc bị áp lực nước tác động mạnh, máy rung, làm ảnh hưởng xấu đến tính

19

Page 21: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

năng điều động của tàu. Nếu nền đáy bị nghiêng mũi tàu có xu hướng ngả ra nơi nước sâu.4.2. Phương pháp nhận biết độ sâu nước:- Sử dụng dây dò độ sâu:Người đi biển có thể dựa vào kinh nghiệm, dùng dây buộc vật nặng thả xuống nước rồi đo độ dài phần dây chìm dưới nước để xác định độ sâu nước.- Sử dụng hải đồ vùng biển:Độ sâu của vùng biển được ghi trên các hải đồ vùng biển, độ sâu đó còn gọi là mức 0 hải đồ, là mực nước ròng thấp nhất được đo đạc qua nhiều năm liên tục.Dựa vào độ sâu trên hải đồ, người điều khiển có thể lập hành trình đi trên các vùng biển nhằm tránh được các khu vực nước cạn hay địa hình phức tạp.

Hình 6.1.12. Đô sâu ghi trên hải đồ vùng biển

- Dùng máy đo sâu để xác định độ sâu nước:Sử dụng máy đo sâu dò cá để quan sát độ sâu của vùng biển, độ sâu thể hiện trên máy là độ sâu được tính từ vị trí đặt an ten ( đầu dò) đến đáy biển.

20

Page 22: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Hình 6.1.13. Máy đo sâu – dò cá4.3. Một số lưu ý khi xác định độ sâu vùng nước:- Khi xác định độ sâu bằng hải đồ cần chú ý độ sâu ở các vùng của sông nơi có các cồn cát hay bãi bồi có sự biến đổi hàng năm để phòng ngừa bãi cạn.- Độ sâu được xác định bằng máy đo sâu còn thể hiện địa hình của đáy biển do vậy rất cần thiết cho việc chạy tàu cũng như công tác lựa chọn vị trí neo đậu tàu.5. Xác định phương hướng lái tàu5.1. Phương hướng trong hàng hải

Việc nhận biết phương hướng trong hàng hải giúp cho người điều khiển lái tàu đi đúng hướng và tuyến hành trình đã định, đảm bảo an toàn cho tuyến hành trình và đạt hiệu quả kinh tế nhất.Phương hướng trong hàng hải được xác định dựa vào các hướng cơ bản đó là Đông – Tây – Nam - Bắc, ngoài ra phương hướng vòng từ 00 đến 3600 được sử dụng rộng rãi trong các máy móc, thiết bị háng hải.-Các hướng cơ bản:

Mặt phẳng kinh tuyến người quan sátlà mặt phẳng chứa trục trái đất đi qua vị trí của người quan sát (A). Mặt phẳng kinh tuyến người quan sát cắt bề mặt trái đất bằng một vòng tròn lớn gọi là vòng tròn kinh tuyến. Nửa vòng tròn kinh tuyến tính từ cực Bắc (N) đến cực Nam (S) đi qua vị trí người quan sát gọi là kinh tuyến người quan sát.

Hình 6.1.14. Xác định bốn hướng cơ bản

21

Page 23: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Mặt phẳng kinh tuyến người quan sát cắt mặt phẳng chân trời thật bởi một đường thẳng gọi là đường Bắc-Nam (NS).

Mặt phẳng chứa điểm O và A vuông góc với mặt phẳng kinh tuyến người quan sát gọi là mặt phẳng thẳng đứng gốc. Mặt phẳng này cắt mặt cầu bằng một vòng tròn gọi là vòng thẳng đứng gốc hay vòng Đông-Tây (EW). Mặt phẳng thẳng đứng gốc cắt mặt phẳng chân trời thật bởi đường thẳng EW.

Đường NS và EW chia mặt phẳng chân trời thật thành bốn phần: Đông Bắc (NE), Đông Nam (SE), Tây Nam (SW), Tây Bắc (NW), trong đó đường NS là đường cơ bản để xác định phương hướng trên biển,là hướng của đường Bắc-Nam.- Phương hướng vòng:Phương hướng vòng được tính từ 00 đến 3600 theo chiều kim đồng hồ.

Hình 6.1.15. Phương hướng vòng

Tương ứng với các vị trí Bắc – Đông – Nam – Tây là: 00 - 900 - 1800 - 2700 .Phương hướng vòng được sử dụng rông rãi trong các trang thiết bị hàng hải và còn dùng để tính toán khi giải các bài toán trong hàng hải.5.2. Xác định hướng điHướng đi: Là góc hợp bởi hướng Bắc kinh tuyến với hướng trục dọc tàu tính theo chiều kim đồng hồ, hướng đi có trị số từ 00 - 3600

Các loại hướng đi:

22

Page 24: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Do có ảnh hưởng bởi độ lệch địa từ và độ lệch riêng la bàn nên hướng đi được chia thành các loại sau:- Hướng đi thật (HT):Hướng đi thậtcủa tàu là góc hợp bởi phần bắc của kinh tuyến thật và phần mũi của trục dọc tàu trên mặt phẳng chân trời thật, hướng thật được tính từ hướng bắc thật (NT) theo chiều kim đồng hồ đến hướng mũi tàu, có độ lớn theo giá trị nguyên vòng từ 0º đến 360º.

Hình 6.1.16. Hướng đi thật

- Hướng đi địa từ (Hd):Hướng đi địa từcủa tàu là góc hợp bởi phần bắc của kinh tuyến địa từ và phần mũi của trục dọc tàu trên mặt phẳng chân trời thật, hướng địa từ được tính từ hướng bắc địa từ (Nd) theo chiều kim đồng hồ đến hướng mũi tàu, có độ lớn theo giá trị nguyên vòng từ 0º đến 360º.

Ht = Hd ± d

Trong đó d là độ lệch địa từ của vùng biển;

độ lệch Đông (dE ) d lấy dấu cộng; độ lệch Tây(dW ) d lấy dấu trừ

Hình 6.1.17. Hướng đi từ

23

Page 25: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

- Hướng đi la bàn (HL):Hướng đi la bàncủa tàu là góc hợp bởi phần bắc của kinh tuyến la bàn và phần mũi của trục dọc tàu trên mặt phẳng chân trời thật, hướng la bàn được tính từ hướng bắc la bàn (NL) theo chiều kim đồng hồ đến hướng mũi tàu, có độ lớn theo giá trị nguyên vòng từ 0º đến 360º.

Ht = Hd ± d ± δ

Trong đó d là độ lệch địa từ của vùng biển;

Δ là độ lệch riêng la bàn;

độ lệch Đông (dE; δE) lấy dấu cộng; độ lệch Tây(dW; δW ) lấy dấu trừ

Hình 6.1.18. Hướng đi la bàn

Xác định hướng đi bằng la bàn:Hướng đi la bàn được đọc trên mặt số la bàn tại vị trí vạch chỉ dấu mũi tàu

Hình 6.1.19. Xác định hướng đi bằng la bàn

24

Page 26: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Xác định hướng đi bằng máy định vị: - Mở máy- Chuyển màn hình máy định vị về chế độ hải hành- Đọc giá trị hướng trên màn hình máy định vị. VD: CRS(course) 359.9

Hình 6.1.20. Xác định hướng đi của tàu bằng máy định vịNgoài ra, khi hành trình ở những khu vực có mục tiêu cố định,các chập tiêu

hàng hải hay khu vực gần bờ, người đi biển có thể dựa vào các mục tiêu cố định này để xác định hướng đi của tàu mình.Những lưu ý khi xác định hướng đi:

Đối với máy định vị, người đi biển phải mở đúng chế độ màn hình có chức năng xem hướng đi của tàu.

Đối với la bàn từ, người đi biển phải cẩn thật, xác định thật chính xác hướng mũi tàu trên la bàn từ.

Không nên chỉ sử dụng một phương pháp để xác định hướng đi trong suốt tuyến hành trình mà nên kết hợp giữa các phương pháp khác nhau để có được thông số hướng đi chính xác nhất.6. Xác định khẩu lệnh lái tàu6.1. Các loại khẩu lệnh lái

25

Page 27: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Khẩu lệnh lái được phát đi bởi thuyền trưởng tàu hoặc hoa tiêu, khẩu lệnh thường ngắn gọn và được phát một chách rõ ràng.Nhận biết các khẩu lệnh lái giúp người thủy thủ lái biết được mình phải lái tàu theo hướng đi như thế nào.Các khẩu lệnh lái gồm có:

- Phải ”x” độ;- Trái ”x” độ;- Đi ”xxx” độ;- Chạy thẳng;- Zero lái;- Trở về hướng cũ;- Hết lái trái;- Hết lái phải;...

6.2. Thực hiện khẩu lệnh láiThủy thủ khi lái tàu phải tuân thủ và thực hiện kịp thời các khẩu lệnh láiQuy trình thực hiện như sau:

Người thủy thủy lái khi nghe khẩu lệnh lái phải bình tĩnh để nghe một cách chính xác và lặp lại khẩu lệnh một cách mạch lạc, rõ ràng.

Cách lập lại khẩu lệnh lái gồm có: - Phải ”x” độ;- Trái ”x” độ;- Đi ”xxx” độ;- Chạy thẳng;- Zero lái;- Trở về hướng cũ;- Hết lái trái;- Hết lái phải;...

Sau khi đáp lại khẩu lệnh một cách rõ ràng, thủy thủ thực hiện bẻ lái theo khẩu lệnh.

Sau khi đã bẻ lái theo đúng lệnh của thuyền trưởng, thủy thủ lái trả lời lại cho thuyền trưởng biết mình đã bẻ lái theo lệnh để thuyền trưởng lái xác nhận.

Ví dụ: thuyền trưởng ra lệnh ”phải 5 độ”, thủy thủ lái nhắc lại ”phải 5 độ”, sau đó thực hiện bẻ lái sang phải 5 độ rồi trả lời lại là ”5 độ phải”.B. Câu hỏi và bài tập thực hànhCâu hỏi:

26

Page 28: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

1. Trình bày tính năng tác dụng của hệ thống lái tàu?2. Trình bày các phương phápxác định hướng gió?3. Trình bày các phương phápxác địnhhướng nước?Bài tập thực hành:1.Thao tác xác định hướng đi bằng máy định vị2. Thực hiện lái theo khẩu lệnh.C. Ghi nhớ:

Người đi biển cần nắm được các phương pháp xác định hướng gió, hướng nước, độ sâu của nước, đồng thời phải biết cách xác định hướng đi trên biển và thực hiện tốt thao tác lái tàu theo lệnh.

27

Page 29: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Bài 2: LÁI TÀU CĂN BẢN

Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năngsử dụng vô lăng, phối hợp ga và số, sử dụng la bàn để thực hiện lái tàu chạy thẳng, chuyển hướng và chạy lùi.A. Nội dung1. Sử dụng vô lăng1.1. Mục đích và yêu cầu khi sử dụng vô lăng:

Vô lăng là bộ phận điều khiển của hệ thống lái. Thông qua việc tác động vào vô lăng lái, người lái tàu sẽ điều khiển hướng đi của con tàu theo ý muốn. Khi ta quay vô lăng sang phải, thông qua hệ thống truyền động sẽ làm cho bánh lái quay sang mạn phải và đồng hồ chỉ giá trị của góc lái phải tương ứng. Tương tự khi ta quay vô lăng sang trái, bánh lái sẽ quay sang mạn trái và đồng hồ chỉ giá trị của góc lái trái tương ứng.

Hình 6.2.1. Máy chỉ thị góc lái

Đồng hồ chỉ thị góc lái thường được đặt phía trước mặt người lái, để biết được góc lái đang là bao nhiêu. Điều này rất cần thiết khi lái tàu chạy thẳng cũng như lúc quay trở.Giá trị của đồng hồ chỉ 400 về mạn phải và mạn trái. Khi đồng hồ chỉ 00 là bánh lái ở vị trí giữa và tàu chạy thẳng.Khi sử dụng vô lăng lái, người điều khiển cần biết kết hợp việc xoay vô lăng lái với việc quan sát hướng chuyển động của tàu, đồng hồ chỉ báo góc lái để xác định được góc bẻ lái mong muốn.1.2. Quy trình sử dụng vô lăng lái:- Kiểm tra số vòng quay tối đa của vô lăng: để biết tàu ăn lái nhanh hay chậm, ta thực hiện thao tác kiểm tra số vòng quay tối đa của vô lăng. Khi góc lái chỉ giá trị

28

Page 30: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

00 cho đến hết lái sang phải hoặc sang trái, số vòng quay vô lăng càng nhiều, tàu càng ăn lái chậm và ngược lại.- Kiểm tra tính ổn định hướng đi của con tàu: đây là thao tác quan trọng để nhận biết khả năng giữ nguyên hướng chuyển động thẳng đã cho của con tàu khi không có sự tham gia của người lái hoặc khi chỉ thông qua một góc lái rất nhỏ. Tính ổn định hướng của tàu rất quan trọng trọng khi ta hành trình trong luồng hoặc khi ta cố gắng lái tàu với mức độ thay đổi nhỏ nhất của bánh lái ở trên biển. để kiểm tra tính định hướng của con tàu, ta thực hiện thao tác sau:- Để góc bẻ lái ở giá trị 0o, nếu tàu vẫn duy trì thẳng thế khi đang hành trình thì con tàu có tính định hướng tốt.- Nếu bánh lái để ở số không mà con tàu quay trở với tốc độ quay trở tăng lên thì con tàu có tính định hướng kém.

Hình 6.2.2. Vô lăng

- Tàu có tính định hướng trung tính khi nó tiếp tục quay với tốc độ quay hiên tại hoặc tiếp tục nằm trên hướng hiện tại cho đến khi có các ngoại lực tác động vào, nó không khuynh hướng hoặc là tăng hoặc là giảm tốc độ quay khi bánh lái ở vị trí số không.

Quayvô lăng sang phải, để chuyển hướng tàu sang phải, nhìn vào đồng hồ chỉ báo góc lái để xác định góc bẻ lái.Quay vô lăng sang trái để chuyển hướng tàu sang trái, nhìn vào đồng hồ chỉ báo để xác định góc bẻ lái.1.3. Những lưu ý khi sử dụng vô lăng:

Quay vô lăng sang phải, mũi tàu sang phải khi máy tới và ngược lại khi máy lùi;

29

Page 31: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Quay vô lăng sang trái, mũi tàu sang trái khi máy tới và ngược lại khi máy lùi.

Hình 6.2.3. Hướng mũi tàu khi bẻ lái

2. Sử dụng ga và số2.1. Mục đích yêu cầuViệc tăng hoặc giảm ga nhằm điều chỉnh vòng tua của máy và qua đó điều khiển tốc độ tàu theo ý muốn của người lái tàu, Tay gạt số được sử dụng để điều khiển tàu ở 3 chế độ chạy tới, dừng máy và chạy lùi. Việc sử dụng ga và số có ý nghĩa quan trọng trong việc điều động tàu, sự phối hợp nhịp nhàng giữa ga và số sẽ làm cho con tàu chuyển động theo mong muốn của người điều khiển, mặt khác còn hạn chế các hư hỏng...

30

Page 32: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Hình 6.2.4. Tay gạt điều khiển ga và số1. Cần ga 2. Cần số

2.2. Quy trình sử dụng- Thao tác sử dụng cần ga:Cần ga thường có màu đen nằm ở phía trong cần số (hình 2-3)Khi đẩy cần ga về phía trước, tức là ta tăng ga, tương ứng vòng quay chân vịt tăng và làm tốc độ tàu tăng (khi còn số).Khi đẩy cần ga về phía sau, tức là ta giảm ga, tương ứng vòng quay chân vịt giảm và làm tốc độ tàu giảm (khi còn số).

a) b) c)

Hình 6.2.5. Điều khiển sốa) Số tới b) Stop c) Số lùi

31

Page 33: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

- Thao tác sử dụng cần số:Cần số thường có màu đỏ, nằm ở phí ngoài (hình 2-3)Cần số có 3 vị trí:+ Phía trước: số tới, máy chạy tới;+ Ở giữa: số 0 (tốp), máy dừng (chân vịt không quay);+ Phía sau: số lùi, máy chạy lùi

- Trường hợp cho tàu chạy tới: Chuyển cần ga về vị trí ga nhỏ nhất, chuyển cần số từ vị trí dừng máy sang vị trí

máy tới, từ từ chuyển cần ga để tăng tốc độ cho tàu. - Trường hợp cho tàu chạy lùi:

Giả sử lúc này tàu đang chạy tới, ta chuyển cần ga về vị trí nhỏ nhất, tiếp đến ta chuyển cần số về vị stop và chuyển tiếp sang vị trí máy lùi, sau đó tăng ga từ từ theo ý muốn.- Trường hợp dừng máy: Giả sử lúc này tàu đang chạy tới hoặc đang chạy lùi, ta chuyển cần ga về vị trí nhỏ nhất, tiếp đến ta chuyển cần số về vị stop. 2.3. Những lưu ý khi sử dụngNgười điều khiển phải nắm được các đặc điểm cơ bản sau của bộ ga-số khi thao tác.Khi sử dụng ga số cần giữ nguyên tắc: trước khi chuyển từ số tới sang số lùi và ngược lại, ta phải chuyển cần ga về vị trí ga nhỏ nhất. Sau khi cài số tới hoặc lùi xong, ta tăng ga từ từ. Nếu không giữ nguyên tắc này thì có thể làm cho hộp số của máy tàu bị hỏng.Khi điều chỉnh tốc độ, ta phải chuyển cần ga từ từ nhưng khi cài số tới – stop - lùi phải hành động dứt khoát.3. Sử dụng la bàn3.1. Mục đích yêu cầuLa bàn sử dụng trên các tàu cá là la bàn từ, La bàn giúp cho người lái tàu xác định được hướng đi trên biển.Một la bàn từ có cấu tạo gồm chậu la bàn, mặt la bàn, dung dịch bên trong và kimnam châm chỉ hướng Bắc - Nam.Mặt la bàn là một đĩa hình tròn được chia thành 3600và các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Kim chỉ Bắc trên la bàn luôn chỉ hướng Bắc la bàn từ. Hướng Bắc trên la bàn là hướng gốc 00.

32

Page 34: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Hình 6.2.6. La bàn từ

3.2. Quy trình sử dụng- Đặt la bàn: Vị trí dặt sao cho vạch chuẩn của la bàn nằm đúng theo mặt phẳng

trục dọc tàu.- Xác định hướng đi: Hướng đi la bàn là hướng trục dọc mũi tàu đọc đượcgiá trị

góc trên la bàn.- Xác định phương vị đến một mục tiêu: Dùng thước ngắm trên la bànđể ngắm

hướng từ la bàn đến mục tiêu, đọc giá trị góc trên la bàn cho ta được phương vị la bàn của mục tiêu.

- Hiệu chình hướng la bàn: Hướng mũi tàu đọc theo giá trị trên la bàn không phải là hướng thật. Để xác định hướng thật, ta phải dựa vào hải đồ để xác định độ lệch địa từ tại vùng biển đang hành trình sau đó tiến hành hiệu chỉnh độ lệch địa từ cùng với độ lệch riêng la bàn từ để có được sai số la bàn từ. Lấy hướng tàu theo la bàn từ, hiệu chỉnh với sai số la bàn từ cho ta hướng đi thật của tàu. Thực tế, sai số của là bàn từ là không lớn, vì vậy người đi biển có thể dựa vào kinh nghiệm, kết hợp sử dụng là bàn từ và quan trắc trên biển để xác định hướng đi một cách chính xác nhất.Các giá trị độ lệch la bàn từ:

- Độ lệch riêng la bàn từ:

Sắt thép trên tàu chịu ảnh hưởng của từ trường trái đất, bị từ hóa sinh ra từ trường thứ cấp. Từ trường thứ cấp tác động lên la bàn từ gây nên độ lệch riêng la bàn từ (δ). Độ lệch riêng la bàn từ (δ) là góc nhỏ hơn bởi phần bắc kinh tuyến địa từ và phần bắc kinh tuyến la bàn.

33

Page 35: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Nếu kim la bàn lệch về phía: NE kinh tuyến địa lý thì > 0 và qui ước mang tên đông (δE ); NW kinh tuyến địa lý thì< 0 , qui ước mang tên tây (δW ).

Hình 6.2.7. Độ lệch riêng la bàn từ

Giá trị (δ) không phụ thuộc vào vị trí của tầu mà phụ thuộc vào hướng chạy tầu và loại tầu. Trên tàu người ta lập sẵn bảng độ lệch riêng la bàn từ theo từng hướng đi ở hai dạng: bảng và đường cong. Hiện nay chủ yếu sử dụng dạng đường cong thuận tiện và chính xác hơn.

Đối số tra độ lệch riêng la bàn từ là hướng địa từ Hd, tuy nhiên thực tế có thể thay gần đúng bằng hướng la bàn HL.

- Độ lệch la bàn từ (∆L):

Số hiệu chỉnh la bàn từ là độ lệch tổng hợp của độ lệch địa từ và độ lệch riêng la bàn, đó là góc nhỏ hơn hợp bởi phần bắc kinh tuyến địa từ và phần bắc kinh tuyến la bàn.

Hình 6.2.8. Độ lệch la bàn từ

34

Page 36: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

∆L = d +δ. ∆L: số hiệu chỉnh la bàn từ d: độ lệch địa từ δ: độ lệch la bàn từ

3.3. Những lưu ý khi sử dụng la bàn từ:Khi sử dụng la bàn ở một vùng biển nhất định, cần chú ý xác định sai số la bàn

để có được hướng đi thật.La bàn từ bị lệch bởi các vật có từ tính, vì vậy không đặt các vật kim loại gần la

bàn từ. Quá trình sử dụng la bàn phải bảo quản một cách hợp lý, giữ la bàn luôn sạch

sẽ, khô ráo.4. Lái thẳng tàu chạy tới4.1. Mục đích yêu cầuKhi thực hiện lái tàu chạy tới thẳng hướng đòi hỏi người lá tàu phải biết cách sử dụng vô lăng lái, la bàn, bộ ga-số, tính năng của con tàu.Người điều khiển cũng cần phải biết được các tính năng hàng hải của con tàu như quán tính, tính định hướng, các yếu tố ảnh hưởng đến điều động…

4.2. Quy trình thực hiệnĐể điều động tàu tới thẳng, ta làm như sau:- Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00);- Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất;- Cài số tới;- Tăng ga từ từ;- Giữ nguyên góc lái.

Trong thực tế,khi tàu đã có trớn, do ảnh hưởng của chiều quay chân vịt, nên mũi tàu có xu hướng ngả sang phải nếu chân vịt chiều phải; sang trái nếu chân vịt chiều trái ngoài ra tàu còn bị ảnh hưởng bởi gió, nước… Trường hợp tàu chưa có trớn tới (khi mới khởi động máy tới) thì mũi tàu có xu hướng ngả sang trái nếu chân vịt chiều phải và ngược lại. Do vậy để tàu chạy thẳng người lái tàu phải biết được ảnh hưởng của các yếu tố trên để điều chỉnh cho thích hợp.

35

Page 37: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Hình 6.2.9. Điều động tàu tới thẳng1. Mặt phẳng trục dọc tàu 2. Bánh lái

3. Chiều quạt chân vịt 4. Hướng mũi tàu

4.3. Những lưu ý khi thực hiệnKhi thực hiện lái thẳng tới, người lái tàu phải chú ý đến các yếu tố làm cho mũi

tàu bị dạt như ảnh hưởng của chân vịt, tác động của gió, dòng chảy để thực hiện hành động giữ lái nhằm giữ mũi tàu chạy thẳng.5. Chuyển hướng sang trái5.1. Mục đích yêu cầuViệc lái chuyển hướng sang trái nhằm thay đổi hướng tiến của con tàu sang bên trái so với hướng đang hành trình.Yêu cầu tàu chuyển hướng nhanh, dứt khoát5.2. Quy trình thực hiện

Các bước công việc thực hiện như sau:- Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00);- Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất;- Cài số tới;- Tăng ga từ từ ;- Quay vô lăng sang trái.

Hình 6.2.10. Điều động tàu sang trái (máy tới)

36

Page 38: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

1. Mặt phẳng trục dọc tàu 2. Bánh lái3. Chiều quạt chân vịt 4. Hướng mũi tàu . Góc lái;

Quay vô lăng sang trái với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu, tiếp tục quay vô lăng cho đến khi đạt được hướng quay cần thiết.5.3. Những lưu ý khi thực hiện:

Khi thực hiện lái tới sang trái, người lái tàu cần phải biết kết hợp giữa việc quay vô lăng lái và sự chuyển hướng của la bàn cũng như sự thay đổi của đồng hồ chỉ báo góc lái để xác định được góc bẻ lái của tàu.6. Chuyển hướng sang phải6.1. Mục đích yêu cầuLái chuyển hướngsang phải nhằm thay đổi hướng tiến của con tàu sang phải.Yêu cầu tàu chuyển hướng nhanh, dứt khoát6.2. Quy trình thực hiện chuyển hướng sang phải:Ta thực hiện các bước như sau;- Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00);- Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất;- Cài số tới;- Tăng ga từ từ;- Quay vô lăng sang phải.- Ta quay vô lăng sang phải với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu,tiếp tục quay cho đến khi đạt được hướng quay cần thiết.

Hình 6.2.11. Điều động tàu sang phải (máy tới)

37

Page 39: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

1. Mặt phẳng trục dọc tàu 2. Bánh lái3. Chiều quạt chân vịt 4. Hướng mũi tàu . Góc lái.

6.3. Những lưu ý khi thực hiệnlái chuyển hướng sang phải:Khi thực hiện lái tiến sang phải, người lái tàu cần phải biết kết hợp giữa việc

quay vô lăng lái và sự chuyển hướng của la bàn cũng như sự thay đổi của đồng hồ chỉ báo góc lái để xác định được góc bẻ lái của tàu.7. Chạy lùi7.1. Mục đích yêu cầu:

Khi điều động tàu, có những tình huống ta phải điều động cho tàu chạy lùi chẳng hạn như để giảm quán tính tàu, làm cho tàu dừng lại một cách nhanh chóng,

chạy lùi máy để thả neo ...Đảm bảo cho tàu chạy lùi chính xác, an toàn

7.2. Quy trình thực hiện lái tàu chạy lùi:Trường hợp 1: máy chạy lùi, mũi tàu thẳng hướng:- Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00);- Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất;- Cài số lùi;- Tăng ga từ từ;- Giữ nguyên góc lái.-

Hình 6.2.12. Điều động tàu chạy lùi1. Mặt phẳng trục dọc tàu 2. Bánh lái

3. Chiều quạt chân vịt 4. Hướng mũi tàu . Góc lái

Trường hợp 2: máy chạy lùi, chuyển hưởng mũi tàu sang phải:- Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00);

38

Page 40: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

- Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất;- Cài số lùi;- Tăng ga từ từ;- Quay vô lăng sang trái.

Ta quay vô lăng sang trái với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu.

Hình 6.2.13. Điều động tàu sang phải (máy lùi)1. Mặt phẳng trục dọc tàu 2. Bánh lái

3. Chiều quạt chân vịt 4. Hướng mũi tàu . Góc lái

Trường hợp 3: máy chạy lùi, chuyển hưởng mũi tàu sang trái:- Giữ thẳng lái (đồng hồ góc lái chỉ 00);- Đưa cần ga về vị trí nhỏ nhất;- Cài số lùi;- Tăng ga từ từ;- Quay vô lăng sang phải.

Ta quay vô lăng sang phải với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu.

39

Page 41: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Hình 6.2.14. Điều động tàu sang trái (máy lùi)1. Mặt phẳng trục dọc tàu 2. Bánh lái

3. Chiều quạt chân vịt 4. Hướng mũi tàu. Góc lái

7.3. Những lưu ý khi lái tàu chạy lùi:Khi thực hiện công việc này, đòi hỏi người lái tàu phải biết cách sử dụng vô

lăng lái, la bàn, bộ ga-số và nắm vững các đặc tính chuyển động của tàu.Trong thực tế, do ảnh hưởng của chiều quay chân vịt, nên mũi tàu có xu hướng

sang trái nếu chân vịt chiều phải; sang phải nếu chân vịt chiều trái (chưa kể đến ảnh hưởng của gió, nước).B. Câu hỏi và bài tập thực hànhCâu hỏi1. Trình bày quy trình sử dụng vô lăng lái?2. Trình bày quy trình sử dụng ga và số?3. Trình bày cấu tạo, công dụng của la bàn từ?4. Trình bày quy trình lái tàu thẳng tới?5. Trình bày quy trình lái tàu chuyển hướng qua phải và qua trái?6. Trình bày quy trình lái tàu chạy lùi?Bài tập thực hành.1. Thực hành cho tàu chạy tới, chuyển hướng sang phải và trái.2. Thực hành cho tàu chạy lùi, tiến hành bẻ lái sang phải và trái.C. Ghi nhớ

Khi sử dụng ga số cần giữ nguyên tắc: trước khi chuyển từ số tới sang số lùi và ngược lại, ta phải chuyển cần ga về vị trí ga nhỏ nhất. Sau khi cài số tới hoặc lùi xong, ta tăng ga từ từ.

Khi thực hiện lái tàu, người lái tàu phải chú ý đến các yếu tố làm cho mũi tàu bị dạt như ảnh hưởng của chân vịt, tác động của gió, dòng chảy để thực hiện hành động giữ lái cho phù hợp.

40

Page 42: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

41

Page 43: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Bài 3. LÁI TÀU HÀNH TRÌNH

Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng thực hiện được công việc lái tàu theo hướng đi, tốc độ không đổi, thay đổi, lái tàu đi ngược gió, xuôi gióA. Nội dung1. Lái tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi1.1. Mục đích yêu cầu

Duy trì vị trí tàu chuyển động trên một hướng đi như đã định bằng thao tác trên hải đồ hoặc trên máy định vị với tốc độ không thay đổi trong suốt quá trình hành trình trên biển.1.2. Quy trình thực hiện1.2.1. Lái tàu đi thảng hướng trên biển:

- Giữ nguyên tốc độ tàu;- Giữ nguyên hướng đi thẳng;- Điều chỉnh hướng đi để loại trừ độ lệch do các yếu tố ngoại cảnh tác động:Thực tế trên biển, để giữ được tàu đi thẳng theo hướng đã định là điều rất khó vì sóng, gió, nước luôn tác dụng làm tàu bị dạt.

Hình 6.3.1. Lái tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi

42

Page 44: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Kinh nghiệm để giữ tàu chạy thẳng là nên tìm mục tiêu phía trước mũi tàu (ngọn núi, hòn đảo, sao…) và nhìn vào mục tiêu đó để chạy tàu, thỉnh thoảng mới nhìn vào la bàn để kiểm tra hướng đi.Trường hợp không có các mục tiêu trước mũi tàu, người lái tàu phải nhìn vào la bàn xem hướng trên la bàn có bị thay đổi hay không, nếu trường hợp hướng trên là bàn luôn không đổi, ta có thể xem vệt tàu chạy sau đuôi tàu để xác định xem tàu có bị dạt khỏi hướng đã định do ảnh hưởng của gió và dòng chảy hay không.Khi tàu bị dạt xa đường đi đã định, ta phải đổi hướng tàu để đưa tàu về đường đi cũ.Trường hợp chạy theo máy định vị thì mở màn hình kiểm soát độ lệc đường chạy tàu, cài đặt chế độ báo động để điều chỉnh kịp thời.1.2.2. Lái tàu đi thẳng hướng trong luồng hẹp

Luồng hẹp ở đây có nghĩa là một khu vực, một tuyến hàng hải có thể chạy tàu được nhưng không thể điều động một cách tự do vì sự hạn chế của độ rộng, diện tích và độ sâu của nó. Điều kiện hàng hải trong luồng hẹp là rất phức tạp, khi điều động tàu chịu nhiều giới hạn của địa hình, độ sâu, dòng chảy, mật độ tàu thuyền, đặc biệt về ban đêm hoặc khi tầm nhìn xa bị hạn chế việc điều động càng trở nên khó khăn. Khi chạy tàu trong luồng hẹp đòi hỏi phải tìm hiểu tỉ mỉ điều kiện hàng hải của khu vực, các yếu tố điều động của bản thân con tàu, điều động thận trọng và linh hoạt. Do đó trước khi vào luồng hẹp cần chuẩn bị:

- Trước khi đi vào luồng hay khi đi trong luồng phải lưu ý đến tình hình thời tiết thủy văn như going, gió mạnh, mưa, mù, chú ý thu bản tin thời tiết.- Trong trường hợp nước chảy quá mạnh, căn cứ vào tốc độ tàu, phải xem xét, có thể tàu bị nước đạp làm mất khả năng tự khống chế dẫn tới hậu quả tàu bị xô vào bãi ngầm, ở những nơi luồng hẹp cần lưu ý đến ảnh hưởng của các yếu tố vòng quay trở của tàu và ảnh hưởng của dạt gió và nước.- Hệ thống máy lái cần được duy trì ở trạng thái tốt nhất, nắm chắc và làm chủ tốc độ của tàu, luôn luôn sẵn sàng neo để xử lý lúc khẩn cấp, cần tăng cường cảnh giới. Quan sát mặt nước, chú ý màu sắc và các gợn sóng trên măt nước, phát hiện kịp thời những chỗ cạn, bãi ngầm. Cần chọn thủy thủ lành nghề, nắm chắc đặc điểm máy lái khi đi qua luồng.1.3. Những lưu ý khi thực hiện

Thực tế trên biển do tác động của sóng, gió, dòng chảy, thủy triểu… nên hướng đi của tàu khó có thể đi thẳng mà luôn bị dao động “lúc sang phải, lúc sang trái” so với đường đi đã định. Người lái tàu phải biết được nguyên nhân để điều chỉnh kịp thời.Trong luồng hẹp tàu phải chạy với tốc độ chậm vì những lý do sau đây

43

Page 45: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

- Đề phòng những tổn thất do sóng gây nên: Vì chiều ngang của luồng rất hẹp, khi chạy thân tàu và chân vịt tạo thành sóng đập vào bờ, đê, cầu tàu và tàu bè đang neo đậu rồi phản xạ trở lại, trong khi đó một lượng nước rất lớn phải chảy mạnh dồn lại để lấp vào khoảng không mà tàu vừa mới rẽ nước đi qua. Tàu chạy càng nhanh thì sóng và lực hút càng mạnh làm đứt dây buộc tàu của tàu đang đậu ở cảng, làm biến dạng thân tàu ở lân cận hoặc phá hoại đê, đập, công trình, thiết bị cảng.

- Phòng tránh đâm vaCác luồng đi vào cảng mật độ thuyền bè thường rất đông đúc phức tạp, đặc biệt về ban đêm và những lúc tầm nhìn xa bị hạn chế tình hình càng phúc tạp hơn. Chạy trong những vùng như vậy cần hạn chế tốc độ để có thể khống chế thân tàu trong một thời gian ngắn hoặc ở một khoảng cách nhất định có thể phá ngay lập tức quán tính, dùng tàu lại khi có tình huống bất thường, đồng thời có đủ thời gian để áp dụng hành động thích hợp tránh va chạm.- Đề phòng hiện tượng tàu hút nhau và hiện tượng bờ hút bờ đẩy2. Lái tàu theo hướng đi và tốc độ thay đổi2.1. Mục đích yêu cầuTrong quá trình chạy tàu có sự thay đổi hướng đi và tốc độ. Thay đổi hướng đi và tốc độ theo yêu cầu của hành trình tàu trên biển.

2.2. Quy trình thực hiện2.2.1. Lái tàu thay đổi hướng và tốc độ trên biểnChuyển hướng sang trái khi đang hành trình:- Giữ nguyên tốc độ đang chạy (có thể giảm nếu tốc độ để đảm bảo an toàn)- Quay vô lăng sang trái.- Ta quay vô lăng sang trái với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu. Khi mũi tàu quay gần tới hướng mong muốn, cần chú ý điều chỉnh vô lăng để khi mũi tàu tới hướng ta mong muốn thì vừa hết trớn, nếu mũi tàu vượt quá hướng mong muốn ta có thể xoay nhẹ vô lăng sang phải để mũi tàu quay đúng hướng.- Khi tàu đã ổn định trên hướng mới có thể tăng tốc độ hành trìnhChuyển hướng sang phải khi đang hành trình:- Giữ nguyên hướng và tốc độ (có thể giảm tốc độ để đảm bảo an toàn khi tàu chuyển hướng)- Quay vô lăng sang phải.

44

Page 46: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Ta quay vô lăng sang phải với một góc nhỏ và quan sát sự chuyển hướng của la bàn từ, để biết sự tương quan giữa góc lái và sự chuyển hướng đi của con tàu. Khi mũi tàu quay gần tới hướng mong muốn, cần chú ý điều chỉnh vô lăng để khi mũi tàu tới hướng ta mong muốn thì vừa hết trớn, nếu mũi tàu vượt quá hướng mong muốn ta có thể xoay nhẹ vô lăng sang trái để mũi tàu quay đúng hướng.- Khi tàu đã ổn định trên hướng mới có thể tăng tốc độ hành trình

Hình 6.3.2. Lái tàu theo hướng đi và tốc độ thay đổi

2.2.2. Lái tàu thay đổi hướng và tốc độ trong luồng lạch hẹp

- Tàu chạy ngược nước: Khi tàu chạy trên đường tâm luồng, theo hình dáng tự nhiên của luồng, từ từ

bẻ lái để quay mũi như vị trí 1, 2, 3 trên hình 3-3.Nếu bẻ lái quá muộn hoặc vì tránh đâm va mà đưa tàu vào vị trí 1 thì lúc này

mạn trái mũi tàu sẽ chịu áp lực của dòng chảy bờ trong làm cho việc bẻ lái rất khó khăn, mặt khác mũi tàu còn bị xung áp của dòng chảy rất mạnh phía bờ ngoài làm cho mũi tàu càng dạt nhanh về bờ ngoài

45

Page 47: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Hình 6.3.3. Lái tàu chuyển hướng trong luồng lạch hẹpa) Tàu đi ngược nước b) Tàu đi xuôi nước

- Tàu chạy xuôi nước:

Nếu vị trí tàu nằm quá gần phía bờ ngoài thì mũi tàu chịu tác dụng của hiện tượng bờ hút đẩy, sẽ nhanh chóng lệch về phía bên phải, khi tàu đến vị trí của đường cong thì mạn phải phía sau lái chịu xung áp lực của dòng chảy mạnh của bờ ngoài sẽ đưa tàu vào tình thế nguy hiểm ở vị trí thứ 3. Nếu bẻ lái quá muộn dòng chảy sẽ ép mạnh vào mạn phải sau lái làm cho mũi ngả mạnh sang phải, toàn bộ thân tàu sẽ bị dòng nước ép vào bờ.

Khi tàu chạy gần về phía bờ trong (bên bồi), nếu bẻ lái quá sớm ( như ở vị trí số 3 bên bờ bồi) thì mũi tàu sẽ bị đưa vào dòng xoáy làm cho nó bị lệch về bên phải, đồng thời mạn phải phía sau lái chịu áp lực ngang của dòng chảy, góc độ và diện tích chịu sức ép mỗi lúc một lớn làm cho con tàu không thể nào chủ động quay trở lại được2.3. Những lưu ý khi thực hiện:- Người lái tàu phải biết trước kế hoạch hành trình bao gồm điểm xuất phát, điểm đến, quãng đường hành trình, các điểm chuyển hướng.- Để hành trình đúng kế hoạch người lái tàu phải tìm hiểu đặc điểm các vị trí chuyển hướng gồm: tọa độ, mục tiêu quan sát được, các yếu tố ngoại cảnh tác động như độ sâu, chất đáy, dòng chảy, gió… để chuyển hướng an toàn và thuận lợi.- Khi chuyển hướng trong luồng lạch hẹp cần chú ý như sau:

Trước khi đến điểm bẻ lái lượn vòng phải phát tín hiệu âm thanh, đồng thời lắng nghe tín hiệu âm thanh của tàu khác và chú ý quan sát tình hình đi lại trên

46

Page 48: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

luồng, sớm khống chế tốc độ đề phòng phải tránh thuyền nhỏ và tàu khác ở ngay chỗ lượn vòng, không nên vượt tàu ở chỗ này.

Khi chuyển hướng ở đoạn khúc đầu tiên nên dùng tốc độ tới chậm, bẻ lái từ từ chuyển hướng theo hình dáng tự nhiên của luồng, cho mũi tàu chuyển liên tục không dừng, đặc biệt đối với tàu trọng tải nặng cần phải chú ý. Khi thấy tốc độ quay của mũi quá nhanh hoặc quá chậm có thể dùng góc lái hoặc tăng tốc để điều chỉnh, cố gắng dùng lái, ít dùng máy

Chạy ngược nước, ở chỗ uốn khúc bẻ lái từ từ lượn vòng đều đặn để giảm góc giao nhau giữa mũi tàu và hướng dòng chảy, góc giao nhau càng bé càng tốt. Nếu lượn vòng về bên trái trước, trước khi bẻ lái lượn vòng, không nên đưa tàu vào đường tâm luồng quá sớm để tránh sức đẩy của dòng chảy và mạn trái của mũi tàu, có thể làm cho mũi tàu chuyển hướng rất khó khăn, thậm chí có thể bị đẩy về hướng ngược lại. nếu gặp trường hợp lượn vòng về phía phải thì khi đi qua đoạn đường lượn vòng có thể dùng máy để hỗ trợ cho lái, dùng máy lùi vào thời điểm thích hợp sẽ hỗ trợ cho mũi tàu lệch về bên phải có thể khống chế được xung lực của dòng chảy

Chạy xuôi dòng hiệu quả của lái rất chậm, khi tàu quay tàu có thể làm tăng bán kính quay trở của tàu. Thông thường trước khi lượn vòng đưa tàu vào đúng tâm luồng, đối với tàu đầy mớn nên bẻ lái sớm, trả lái sớm. Khi chạy xuôi nước tốc độ tàu khó khống chế, cho nên neo phải luôn sẵn sàng, phải lường trước khả năng tàu có thể bị quay mũi do dòng chảy.3. Lái thẳng tàu đi ngược gió3.1. Mục đích yêu cầu:Lái thẳng tàu đi ngược gió nhằm giúp cho con tàu đi đúng hướng theo kế hoạch khi tàu bị ảnh hưởng từ việc đi ngược gió.3.2. Quy trình thực hiện:- Giữ nguyên hướng đi và tốc độ (có thể tăng tốc hoặc giảm tốc độ khi cần thiết)- Khi đi ngược gió, ảnh hưởng của gió làm giảm tốc độ tàu. đồng thời làm mũi tàu bị đảo hướng. Trong trường hợp này, ta vẫn giữ nguyên hướng như ban đầu nhưng cần phải điều chỉnh hướng đi một cách thích hợp.Nếu tàu bị dạt ra xa hướng đi đã định, có thể bẻ lái qua phải hoặc trái để đưa tàu về đúng với đường đi như đã lập kế hoạch nếu cần thiết.3.3. Những lưu ý khi thực hiện- Khi tàu chạy ngược gió, ảnh hướng của gió làm giảm tốc độ của tàu và mũi tàu bị đảo hướng là rất đáng kể.4. Lái tàu thẳng hướng khi tàu đi xuôi gió4.1. Mục đích, ý nghĩa:

47

Page 49: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Giữ cho tàu luôn thẳng hướng khi tàu đi xuôi gió.4.2. Quy trình thực hiện:

Giữ nguyên hướng đi và tốc độ (nếu cần thiết có thể giảm tốc độ để duy trì tốc độ an toàn cho tàu.

Khi lái tàu xuôi gió, tốc độ tàu sẽ tăng nhưng đồng thời mũi tàu cũng bị dạt do ảnh hưởng của gió, vì vậy trong trường hợp này ta cũng bẻ lái hợp lý để giảm tác động của gió đến hướng mũi tàu.4.3. Những lưu ý lái tàu đi xuôi gió:

Khi đi xuôi gió,cần lưu ý đến ảnh hưởng của gió có thể làm tốc độ tàu tăng lên đáng kể, vì vậy trong những trường hợp nhất định, để đảm bảo tốc độ an toàn ta có thể giảm tốc độ tàu.B. Câu hỏi và bài tập thực hànhCâu hỏi1. Trình bày quy trình lái tàu hành trình theo hướng đi và tốc độ không đổi?2. Trình bày quy trình lái tàu hành trình theo hướng đi và tốc độ thay đổi?4. Trình bày những điều cần chú ý khi lái tàu đi ngược gió và xuôi gió?2. Bài tập thực hành:1. Thực hành lái tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi.2. Thực hành lái tàu chuyển hướng sang phải, sang trái và thay đổ tốc độ lúc tàu đang hành trình. C. Ghi nhớ:

Do tác động của sóng, gió, dòng chảy, thủy triểu… nên vhướng đi của tàu luôn bị dao động “lúc sang phải, lúc sang trái” so với đường đi đã định.

Kinh nghiệm để giữ tàu chạy thẳng, ta nên tìm mục tiêu phía trước mũi tàu (ngọn núi, hòn đảo, áng mây…) và nhìn vào mục tiêu đó để chạy tàu, thỉnh thoảng mới nhìn vào la bàn để kiểm tra hướng đi.

Trường hợp chạy theo máy định vị thì mở màn hình kiểm soát độ lệc đường chạy tàu, cài đặt chế độ báo động để điều chỉnh kịp thời.

48

Page 50: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Bài 4: LÁI TÀU THEO QUY TẮC TRÁNH VA

Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng thực hiện được các quy định của quy tắc tránh va trong điều động tàuA. Nội dung1. Lái tàu nhường đường1.1. Trách nhiệm nhường đường:

Tàu thuyền nhường đường được quy định trong quy tắc tránh va có trách nhiệm tuân thủ các quy định về điều khiển nhằm phòng ngừa va chạm tàu thuyền.Tàu thuyền phải nhường đường trong những trường hợp sau:- Tàu thuyền đi cắt hướng nhau mà nhìn thấy tàu thuyền khác ở bên mạn phải- Tàu thuyền vượt một tàu thuyền khác- Thực hiện thứ tự ưu tiên cho các tàu thuyền trên biển1.2. Quy trình điều động tàu nhường đường:Quy trình điều động nhường đường được thực hiện như sau:- Thay đổi hướng đi; - Thay đổi tốc độ - Kết hợp cả thay đổi hướng đi và tốc độ kể cả sử dụng máy lùi.1.3. Những lưu ý khi thực hiện Bất cứ tàu thuyền nào có trách nhiệm phải nhường đường cho tàu khác, thì với mức độ có thể được phải điều động kịp thời và dứt khoát để tránh xa hẳn tầu thuyền kia. 2. Lái tàu khi được nhường đường2.1. Trách nhiệm của tàu được nhường đường:Tàu thuyền khi được nhường đường phải tuân thủ các quy định của quy tắc tránh va nhằm phòng ngừa nguy cơ va chạm.2.2. Quy trình điều động tàu nhường đường:- Tàu được nhường đường phải giữ nguyên hướng đi và tốc độ.2.3. Những lưu ý khi thực hiện:- Tuy nhiên khi xét thấy tàu thuyền phải nhường đường đã không hành động phù hợp với yêu cầu của quy tắc này, thì tàu thuyền được nhường đường có thể tự mình

49

Page 51: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

điều động để tránh đâm va. Điều khoản này không miễn trừ trách nhiệm cho tàu thuyền có nhiệm vụ nhường đường cho tầu thuyền khác.3. Lái tàu đi Đối hướng3.1. Trách nhiệm khi chạy tàu đối hướng:- Khi hai tàu thuyền máy đi đối hướng hoặc gần như đối hướng nhau - Nếu một tàu thuyền chưa có thể khẳng định được mình có đi đối hướng với một tàu thuyền khác hay không thì phải coi như đang đi đối hướng và phải tiến hành điều động thích hợp.

Hình 6.4.1. Tàu thuyền đối hướng

3.2. Quy trình điều động tàu:Khi hai tàu thuyền máy đi đối hướng hoặc gần như đối hướng nhau dẫn đến

nguy cơ đâm va thì mỗi tàu thuyền phải chuyển hướng đi về phía bên phải của mình để cả hai tàu thuyền đi qua nhau về phía bên trái.Quy trình thực hiện:- Phát tín hiệu tôi chuyển hướng sang phải, bằng cách phát một tiếng còi ngắn ()Tàu đối diện cũng phát tín hiệu tôi chuyển hướng sang phải và tiến hành chuyển hướng sang phải. - Nếu tàu đối diện không chuyển hướng sang phải, ta phát tín hiệu nhắc nhở bằng cách phát 5 tiếng còi ngắn ()- Nếu tàu đối diệnvẫn tiếp tục giữ nguyên hướng đi và tốc độ, nguy cơ đâm va có thể xảy ra, ta phải áp dụng hành động tránh va có hiệu quả, bằng cách quay vô lăng để tăng góc lái về mạn phải, nhằm tránh nguy cơ đâm va không xảy ra.3.3. Những lưu ý khi thực hiện:- Hành động tránh va phải kịp thời và dứt khoát- Trường hợp hai tàu ờ quá gần nhau nếu chuyển hướng qua bên phải ắt sẽ va chạm thì tùy theo tình hình cụ thể có thể không thực hiện theo quy tắc tránh va.- Khi chạy trong luồng hẹp hai tàu đối hướng đi qua nhau cần chú ý:

50

Page 52: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

+ Giữ cho khoảng cách chính ngang của hai tàu lớn hơn chiều dài của chiếc tàu lớn nhất.+ Trong trường hợp khoảng cách của hai tàu chịu sự giới hạn của độ sâu và địa hình không thể đi qua nhau xa được thì cả hai tàu đều phải giảm tốc độ đến mức tới thật chậm hoặc tới chậm giữ cho tàu ăn lái, ổn định mũi tàu để cho hai tàu đi qua khỏi nhau cho đến khi không còn lực hút lẫn nhau. Nếu khi hai tàu ở chính ngang mà phát hiện thấy hiện tượng hút nhau thì phải lập tức tăng tốc độ lên mức tới hết máy, bẻ lái để đề phòng va chạm…+ Cố gắng tránh đi đối hướng ở những đoạn luồng cong, gãy khúc4. Lái tàu đi cắt hướng4.1. Trách nhiệm khi chạy tàu cắt hướng:4.1.1. Xác định tàu đi cắt hướng

Ban ngày nhìn thấy mạn của tàu kia

Ban đêm nhìn thấy đèn mạn của tàu kia

Các tàu nằm trong phạm vi 2250 Trước mũi tàu A (hình 4-2)

Đều có mối quan hệ cắt hướng với tàu A

Hình 6.4.2. Tàu thuyền cắt hướngTàu A có trách nhiệm nhường đường cho tàu B1 vàB2

Các tàu C1 vàC2cótrách nhiệm nhường đường cho tàu A

4.1.2. Trách nhiệm nhường đường:Khi hai tàu thuyền máy đi cắt hướng nhau đến mức có nguy cơ đâm va thì tàu thuyền nào nhìn thấy tàu thuyền kia ở bên mạn phải của mình thì phải nhường đường cho tàu thuyền đó.

51

Page 53: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Hình 6.4.3. Tàu thuyền cắt hướng

4.2. Quy trình điều động tàu đi cắt hướng:- Chuyển hướng đi (sang phải hoặc sang trái) bằng cách thông báo chuyển hướng: Tôi đang chuyển hướng sang phải (); tôi đang chuyển hướng sang trái () và quay vô lăng sang phải hoặc sang trái với góc lái thích hợp- Thay đổi tốc độ: chạy chậm lại hoặc chạy lúi. Khi chạy lùi phát 3 tiếng còi ngắn () để thông báo tàu đáng chạy lùi.- Kết hợp chuyển hướng với thay đổi tốc độ khi cần thiết có thể chạy lùi.

4.3. Những lưu ý khi thực hiện:- Hành động tránh va phải kịp thời, dứt khoát- Tàu có trách nhiệm nhường đường tuyệt đối không được cắt hướng mũi của tàu được nhường đường.

5. Vượt tàu thuyền khác5.1. Trách nhiệm tàu thuyền vượt:

52

Page 54: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Hình 6.4.4. Tàu thuyền vượt

Tàu thuyền được coi là tàu thuyền vượt khi nó đến gần tàu thuyền khác từ một hướng lớn hơn 22,50 sau trục ngang của tàu thuyền đó, nghĩa là ban đêm tàu thuyền vượt ở vị trí vượt chỉ có thể nhìn thấy đèn lái của tàu thuyền bị vượt mà không thể nhìn thấy một đèn mạn nào của nó.5.2. Quy trình điều động tàu vượt tàu thuyền khác:- Thông báo cho tàu bị vượt, tàu ta sẽ vượt bên mạn nào:+Vượt mạn phải: phát 2 tiếng còi dài và 1 tiếng còi ngắn (- - ). +Vượt mạn trái: phát 2 tiếng còi dài và 2 tiếng còi ngắn (- - )Đợi tàu đi trước thông báo đồng ý cho vượt thì mới được vượt. + Thông báo đồng ý cho vượt, phát 1 tiếng còi dài và 1 tiếng còi ngắn ( - - )- Khi nhận được thông báo cho vượt, tiến hành quay vô lăng sang tráihoặc sang phải (như tín hiệu xin vượt), tăng tốc độ tàu để vượt. - Trong suốt quá trình vượt tàu vượt phải nhường đường cho tàu bị vượt. Trách nhiệm nhường đường của tàu bị vượt chỉ chấm dứt khi tàu vượt bỏ tàu bị vượt ở khoảng cách an toàn.5.3. Những lưu ý khi thực hiện:-Ở khu vực nước sâu, với tốc độ tới hết máy, khi vượt nhau, khoảng cách chính ngang của hai tàu không được nhỏ hơn tổng chiều dài của hai tàu, tối thiểu không được nhỏ hơn chiều dài của chiếc tàu lớn nhất.-Nếu khoảng cách của hai tàu bị giới hạn của độ sâu và địa hình không thể tránh xa được thì cả hai bên đều giảm tốc độ. Sau khi được tàu bị vượt đồng ý, tàu vượt có thể tăng tốc để vượt qua trong khi tàu bị vượt có thể giảm tốc độ đến mức đủ cho

53

Page 55: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

tàu ăn lái, mục đích là để tăng mức chênh lệch của hai tốc độ làm cho hai tàu nhanh chóng vượt qua nhau, giảm thời gian hai tàu hút nhau.- Tránh vượt nhau ở những chỗ ngoặt trong luồng hoặc là những chỗ gần bãi cạn, nếu nhận thấy có hiện tượng bị hút nhau thì phải cho chạy lùi hết máy, đồng thời báo cho tàu kia biết, yêu cầu họ cho tàu chạy tới hết máy (tàu nào chạy tới hết, tàu nào chạy lùi hết máy là tùy vị trí tương đối giữa hai tàu). Trong luồng hẹp nếu không bức thiết, nên tránh vượt nhau.6. Thực hiện quyền ưu tiên giữa các tàu thuyền trên biển6.1. Nhận biết các tàu thuyền ưu tiên bằng đèn và dấu hiệu:Đèn và dấu hiệu được quy định trong quy tắc tránh va nhằm thể hiện tính tráng hoạt động của tàu thuyền. Đèn được sử dụng vào ban đêm từ lúc mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc, đèn hiệu cũng được sử dụng khi tầm nhìn bị hạn chế như mưa giông, sương mù…Quy cách, màu sắc, tầm nhìn xa, vị trí đặt của đèn hiệu được quy định trong quy tắc tránh va. Dấu hiệu được sử dụng vào ban ngày, dấu hiệu có màu đen, đường kính tối thiểu là 0.6m- Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền mất khả năng cơ động: + Hai đèn đỏ chiếu sáng khắp bốn phía, đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất;+ Hai hình cầu hoặc hai dấu hiệu tương tự đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất;+ Khi tàu thuyền còn trớn, ngoài các đèn quy định tại khoản này còn phải trưng các đèn mạn và đèn lái.

a) b) c)

Hình 6.4.5. Tàu thuyền mất khả năng cơ độnga) Đèn hiệu nhìn từ mạn trái a) Đèn hiệu nhìn từ mạn phải c) dấu hiệu

54

Page 56: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

- Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền bị hạn chế khả năng cơ động: + Ba đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất, đèn trên và đèn dưới màu đỏ, đèn giữa màu trắng;+ Ba dấu hiệu đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất, ở trên và ở dưới là dấu hiệu hình cầu, ở giữa là dấu hiệu hình thoi;+ Khi tàu thuyền còn trớn, ngoài những đèn quy định còn phải trưng đèn cột hoặc các đèn cột, các đèn mạn và đèn lái;

a) b) c)

Hình 6.4.6. Tàu thuyền bị hạn chế khả năng cơ độnga) Đèn hiệu nhìn từ mạn trái a) Đèn hiệu nhìn từ mạn phải c) dấu hiệu

- Tàu thuyền đang đánh cá:- Tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới vét hoặc một dụng cụ đánh cá khác kéo lê chìm dưới nước phải trưng:+ Hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt trên một đường thẳng đứng, đèn trên màu xanh lục, đèn dưới màu trắng, hoặc một dấu hiệu gồm hai hình nón châu đỉnh chóp vào nhau, cái nọ đặt cách cái kia trên một đường thẳng đứng;+ Một đèn cột đặt cao hơn ở phía sau đèn có màu xanh lục chiếu sáng khắp bốn phía. Tàu thuyền có chiều dài dưới 50m không nhất thiết phải trưng đèn này, nhưng nếu trưng cũng được;+ Khi tàu thuyền còn trớn thì ngoài những đèn quy định tại khoản này còn phải trưng các đèn mạn và đèn lái.

55

Page 57: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

a) b)

c)

Hình 6.4.7. Tàu thuyền đang đánh cáa) Đèn hiệu tàu đánh cá tầng đáy b) Đèn hiệu tàu đánh cá khác tầng đáy

c) dấu hiệu

- Tàu thuyền đang đánh cá mà dụng cụ đánh cá không phải là lưới vét hoặc một dụng cụ đánh cá kéo lê chìm dưới nước phải trưng:+ Hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt trên một đường thẳng đứng, đèn trên màu đỏ, đèn dưới màu trắng hoặc một dấu hiệu gồm hai hình nón châu đỉnh chóp vào nhau, cái nọ đặt cách cái kia trên một đường thẳng đứng;+ Khi tàu thuyền còn trớn thì ngoài những đèn quy định tại khoản này còn phải trưng các đèn mạn và đèn lái.- Tàu thuyền đánh cá, khi không làm nhiệm vụ đánh cá thì không được trưng các đèn hay dấu hiệu quy định tại Điều này mà chỉ trưng những đèn hoặc dấu hiệu quy định cho tàu thuyền có cùng chiều dài.- Tàu thuyền buồm:Ban đêm: nhìn thấy hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía trên một đường thẳng đứng:Đèn đỏ trên, đèn xanh lục ở dưới. Tàu thuyền buồm có chiều dài dưới 7m ta có thể nhìn thấy 1 đèn trắng.Ban ngày: nhìn thấy dấu hiệu hình nón có đỉnh chúc xuống dưới.

a) b) c)

Hình 6.4.8. Tàu thuyền buồm

56

Page 58: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

a) Đèn hiệu nhìn từ mạn trái a) Đèn hiệu nhìn từ mạn phải c) dấu hiệu

6.2. Hành động tránh va:- Tàu thuyền máy đang hành trình phải nhường đường cho tàu thuyền khác theo thứ tự sau:+ Tàu thuyền mất khả năng điều động;+Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động;+Tàu thuyền đang đánh cá;+Tàu thuyền buồm;.+ Bất kỳ tàu thuyền nào, trừ tàu thuyền mất khả năng điều động hoặc tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, nếu hoàn cảnh cho phép không được làm cản trở đường đi an toàn của tàu thuyền bị mớn nước khống chế.B. Câu hỏi và bài tập thực hànhCâu hỏi1. Trình bày hành động của tàu thuyền khi hai tàu đi cắt hướng nhau?2. Trình bày hành động của tàu thuyền khi hai tàu điđối hướng nhau?3. Trình bày hành động của tàu thuyềnnhường đường và được nhường đường?4. Trình bày thứ tựi ưu tiên tàu thuyền trên biển?Bài tập thực hành:1. Thực hiệnđiều động khi hai tàu cắt hướng nhau.2. Thực hiệnđiều động tàu thuyền vượt tàu khác.C. Ghi nhớ:- Bất cứ tàu thuyền nào có trách nhiệm phải nhường đường cho tàu khác, thì với mức độ có thể được phải điều động kịp thời và dứt khoát để tránh xa hẳn tầu thuyền kia. Hành động nhường đường được thực hiện như sau:- Thay đổi hướng đi; - Thay đổi tốc độ - Kết hợp cả thay đổi hướng đi và tốc độ kể cả sử dụng máy lùi.- Trong suốt quá trình vượt tàu vượt phải nhường đường cho tàu bị vượt. Trách nhiệm nhường đường của tàu bị vượt chỉ chấm dứt khi tàu vượt bỏ tàu bị vượt ở khoảng cách an toàn.

57

Page 59: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

58

Page 60: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Bài 5: TRỰC CA KHI TÀU HÀNH TRÌNH

Mục tiêu:Học xong bài này học viên có khả năng thực hiện nhiệm vụ trực ca khi tàu hành trìnhA. Nội dung1. Nhận trực ca1.1. Mục đích yêu cầu:Trực ca khi tàu hành trình trên biển là nhiệm vụ thường xuyên của thủy thủ nhằm đảm bảo an toàn cho tàu trong suốt quá trình hành trình và khi neo đậu.Trực ca trên biển được chia thành 6 ca, mỗi ca cách nhau 4 giờ.1.2. Quy trình thực hiện:- Nhận ca trực 15 phút trước khi bắt đầu mỗi ca;- Tiếp nhận vị trí tàu khi neo, hướng neo, số đường lỉn neo dưới nước, độ bám của neo;- Tiếp nhận tình hình giao thông tại khu vực neo;- Tiếp nhận tình trạng thời tiết tại khu vực neo, tình hình dòng chảy, thủy triều;- Kiểm tra nhật kí trực ca;- Ký nhận ca trực vào sổ trực ca.2. Thực hiện trực ca1.1. Mục đích yêu cầu:Thực hiện trực ca là công việc nhằm đảm bảo an toàn cho con tàu neo đậu do vậy đòi hỏi người thủy thủ phải có trách nhiệm cao, quan sát, xử lý các tình huống, báo cáo với thuyền trưởng những tình huống bất thường để kịp thời xử lý.1.2. Quy trình thực hiện trực ca:- Treo bóng neo ban ngày, đèn neo ban đêm;- Thường xuyên quan sát hướng neo; mức độ căng, chùng của lỉn neo, nếu neo căng quá phải báo cáo cho thuyền trưởng để tiến hành khởi động máy tời để xông thêm lỉn neo;- Quan sát độ bám của neo, nếu bị bừa neo phải báo cáo cho thuyền trưởng để tiến hành khởi động máy kéo neo và điều động tàu thả neo lại;- Quan sát xung quanh khu vực neo để đảm bảo anh toàn, nếu có tàu thuyền nào chạy gần khu vực neo thì phát tín hiệu cảnh báo bằng còi;- Quan sát tính hình dòng chảy, gió, thủy triều tại khu vực neo để có thể kịp thời báo cáo cho thuyền trưởng những tình hướng bất thường;- Quan sát sự thay đổi khoảng cách giữa tàu mình và những tàu khác đang neo;

59

Page 61: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

- Không được rời khỏi vị trí trực ca khi chưa có người thay thế.3. Giao ca trực3.1. Mục đích yêu cầu:Giao ca trực là chuyển tiếp nhiệm vụ giữa các thủy thủ trên tàu theo sự phân công của thuyền trưởng. Công tác bàn giao phải được thực hiện nghiêm túc giữ người nhận và người giao để các thông tin nhằm đảm bảo an toàn cho tàu được duy trì liên tục.3.2. Quy trình thực hiện- Giao ca trực 15 phút trước khi kết thúc ca trực;- Không bàn giao ca trực cho những người không đủ khả năng trực ca (say rươu,

đau ốm…) và phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng, thuyền trưởng để cử người thay thế.

Hình 6.5.1. Tàu neo trên biển- Bàn giao các thông tin liên quan đến neo: hướng neo, số đường lỉn neo dưới

nước, độ bám của neo, tình hình thời tiết, dòng chảy, thủy triều,…- Ký bàn giao ca trực vào sổ trực ca.

4. Một số quy định về trực ca của thủy thủ khi tàu hành trìnhThủy thủ đi ca phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của người phụ trách ca, có trách nhiệm sau đây:a. Thực hiện các công việc cần thiết cho phương tiện rời bến, cập bến, kiểm tra cầu cho người lên xuống phương tiện được an toàn;b. Thường xuyên có mặt ở vị trí đã được phân công để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra;

60

Page 62: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

c. Đo độ sâu luồng, cảnh giới khi tầm nhìn xa hạn chế hoặc các vị trí khó khăn, phức tạp theo lệnh của người phụ trách ca làm việc.d. Bảo quản và bảo vệ hàng hoá theo công việc được phân công trong quá trình vận chuyển;e. Bảo quản, sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu hoả, cứu sinh;f. Trực tiếp điều khiển phương tiện và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được thuyền trưởng hoặc người phụ trách trực tiếp giao.B. Câu hỏi và bài tập thực hànhCâu hỏi1. Trình bày các công việc khi nhận ca trực?2. Trình bày quy trình trực neo trên biển?3. Trình bày Một số quy định về trực ca của thủy thủ khi tàu hành trình?Bài tập thực hành: Thực hành trực ca neo trên biển.C. Ghi nhớ:- Giao, nhận ca trực 15 phút trước khi bắt đầu hay kết thúc ca trực.- Không được rời khỏi vị trí trực ca khi chưa có người thay thế.- Không bàn giao ca trực cho những người không đủ khả năng trực ca (say rượu, đau ốm…) và phải báo cáo ngay cho thuyền trưởng, thuyền trưởng để cử người thay thế.

61

Page 63: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Bài 6: TRỰC CA KHI TÀU NẰM BỜ

Mục tiêu:Học xong bài này học viên có khả năng thực hiện nhiệm vụ trực ca khi tàu nằm bờA. Nội dung1. Nhận trực ca1.1. Mục đích yêu cầu:Khi tàu nằm đậu ở bến hay cầu cảng, công tác trực ca vẫn được duy trì liên tục nhằm bảo đảm an toàn cho tàu ngoài ra thủy thủ còn làm các nhiệm vụ như bốc dỡ hàng hóa và vệ sinh, bảo dưỡng tàu.1.2. Quy trình thực hiện trực ca:- Nhận ca trước 15 phút khi bắt đầu ca trực;- Tiếp nhận các thông tin chung liên quan an toàn của tàu như tình hình thủy triều,

dòng chảy, tình hình thời tiết;- Tiếp nhận và theo dõi thông tin khách lên tàu, rời tàu;- Tiếp nhận các thông tin tài sản trên tàu.- Ký nhận ca trực.2. Thực hiện trực ca2.1. Mục đích yêu cầu:Trực ca khi tàu nằm bờ đòi hỏi người thủy thủ phải thường xuyên quan sát nhằm bảo đảm an toàn cho tàu đồng thời bảo vệ tài sản của tàu, kịp thời báo cáo với thuyền trưởng xử lý các tình huống bất thường.2.2. Quy trình thực hiện:- Trực cầu thang lên xuống tàu;- Quản lý số lượng khách lên, rời tàu, ghi chép vào sổ theo dõi;- Theo dõi tình hình thời tiết, mớn nước của tàu, các dây buộc tàu, cầu thang lên

xuống tàu…;- Thực hiện nội quy phòng cháy, chữa cháy và an toàn lao động trên tàu nếu tàu

đang tiếp nhận nhiên liệu, lương thực thực phẩm, đưa thủy hải sản từ tàu lên,…;- Thường xuyên nhắc nhở những người làm làm việc trên tàu về vấn đề an toàn;- Kiểm tra tài sản trên tàu trước, trong khách lên tàu và sau khi khách rời tàu;- Không cho những nhười không có trách nhiệm lên quan lên tàu để đảm bảo vấn

đề an ninh cho tàu.- Không được rời khỏi vị trí trực ca khi chưa có người thay thế.

62

Page 64: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Hình 6.5.2. Tàu đậu tại cảng

3. Bàn giao trực ca3.1. Mục đích yêu cầu:Giao ca trực là chuyển tiếp nhiệm vụ giữa các thủy thủ trên tàu theo sự phân công của thuyền trưởng. Công tác bàn giao phải được thực hiện nghiêm túc giữ người nhận và người giao để các thông tin nhằm đảm bảo an toàn cho tàu được duy trì liên tục. Nội dung bàn giao phải được ghi chép đầu đủ trong sổ trực ca và ký nhận giữa hai bên3.2. Quy trình thực hiện:- Bàn giao 15 phút trước khi hết ca trực;- Ban giao các thông tin liên qua đến khách trên tàu;- Tình trạng tài sản tàu;- Tình hình thời tiết, mớn nước của tàu, các dây buộc tàu, cầu thang lên xuống

tàu…;- Không - Ký giao ca vào sổ trực ca.4. Một số quy định về trực ca của thủy thủ khi tàu nằm bờ- Thủy thủ trực ca phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của người phụ trách ca.- Bảo quản và bảo vệ hàng hoá, tài sản tàu, theo công việc được phân công - Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên phần vỏ tàu từ mớn nước trở lên, bao gồm:

63

Page 65: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

+Làm vệ sinh sạch sẽ khu vực đã được phân công;+Kiểm tra sắp xếp thiết bị, dụng cụ gọn gàng, ngăn nắp, tra dầu mỡ vào các bộ phận cần thiết;

+ Thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên: gõ gỉ, quét sơn khu vực được phân công- Thường xuyên quan sát tình hình như độ sâu, dòng chảy, diễn biến thời tiết… kịp thời xử lý tình huống bảo đảm an toàn cho tàu.

B. Câu hỏi và bài tập thực hànhCâu hỏi1. Trình bày công việc nhận ca trực khi tàu nằm bờ?2. Trình bày quy trình thực hiện trực ca bờ?Bài tập thực hành: Thực hành trực ca bờ.C. Ghi nhớ:- Khi tàu nằm đậu ở bến hay cầu cảng, công tác trực ca vẫn được duy trì liên tục nhằm bảo đảm an toàn cho tàu ngoài ra thủy thủ còn làm các nhiệm vụ như bốc dỡ hàng hóa và vệ sinh, bảo dưỡng tàu.

- Không được rời khỏi vị trí trực ca khi chưa có người thay thế.- Thường xuyên quan sát tình hình như độ sâu, dòng chảy, các dây buộc tàu, cầu thang lên xuống, diễn biến thời tiết… kịp thời xử lý tình huống bảo đảm an toàn cho tàu.

64

Page 66: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌCI. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học:- Vị trí: Mô đun Lái tàu và trực ca là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thuyền viên tàu vỏ sắt, tàu vỏ vật liệu mới được giảng dạy sau các mô đun: Sử dụng dây nút, Sử dụng trang bị boong; Sử dụng trang bị hàng hải; Sử dụng trang bị thông tin liên lạc; Sử dụng trang bị an toàn và trước mô đun Bảo quản vỏ tàu, Mô đun Lái tàu và trực cacũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của Học viên.- Tính chất: Mô đun Lái tàu và trực cađóng vai trò hỗ trợ trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thuyền viên tàu vỏ sắt và vật liệu mới; Phần lý thuyết được giảng dạy trên lớp, Phần thực hành Học viên được thực hành tại phòng thực hành và trên tàu đánh cá công suất 400cv trở lên. Thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy là khoảng nghỉ giữa các chuyến biển.II. Mục tiêu:Sau khi học xong mô đun này Học viên có khả năng: - Kiến thức:+ Biết các hệ thống lái tàu+ Trình bày được các công việc lái tàu căn bản+ Trình bày được các công việc lái tàu hành trình+Trình bày được các công việc lái tàu theo luật tránh va+Trình bày được các nhiệm vụ trực ca khi tàu hành trình và khi tàu nằm bờ- Kỹ năng+ Thực hiện được công tác chuẩn bị lái tàu+ Thực hiện được công tác lái tàu căn bản+ Thực hiện được công tác lái tàu hành trình+ Thực hiện được công tác lái tàu theo luật tránh va+Thực hiện được các nhiệm vụ trực ca khi tàu hành trình và khi tàu nằm bờ- Thái độ: Học viên được rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và tuân thủ các quy định an toàn lao động

65

Page 67: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bàiLoại bài dạy

Địa điểmThời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ1-01Chuẩn bị lái tàu

Tích hợp

Lớp học /tàu/xưởng

ngư cụ8 2 6

MĐ1-02Lái tàu căn bản

Tích hợp

Lớp học /tàu/xưởng

ngư cụ12 2 9 1

MĐ1-03Lái tàu hành trình

Tích hợp

Lớp học /tàu/xưởng

ngư cụ12 2 9 1

MĐ1-04Lái tàu theo quy tắc tránh va

Tích hợp

Lớp học /tàu/xưởng

ngư cụ10 2 7  1

MĐ1-05Trực ca khi tàu hành trình dây

Tích hợp

Lớp học /tàu/xưởng

ngư cụ10 2 8

MĐ1-06Trực ca khi tàu nằm bờ

Tích hợp

Lớp học /tàu/xưởng

ngư cụ8 2 5 1

Kiểm tra hết mô đun 4 4Cộng 64 12 44 8

Ghi chú: *Tổng số giờ kiểm tra (8 giờ) bao gồm kiểm tra hết mô đun (4 giờ) và kiểm tra định kì tích hợp giữa lý thuyết với thực hành, được tính vào giờ thực hành (4 giờ).IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành:4.1. Bài 6.1. Chuẩn bị lái tàuBài thực hành 6.1.1:Thao tác xác định hướng đi bằng máy định vị.- Nguồn lực:

66

Page 68: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

+ Phòng học 30 học viên/tàu; Giáo trình Lái tàu và trực ca, máy định vị có chế độ mô phỏng.+ Vật tư cho mỗi học viên bao gồm như sau: 5 học viên/1 máy định vị.+ Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm 5 học viên / nhómGiáo viên hướng dẫn ban đầu và thao tác mẫu, sau đó các nhóm học viên sử dụng máy và làm theo. Mỗi học viênluân phiên thao tác ba lần và đọc chỉ số hướng đi hiển thị trên màn hình máy định vị. Các học viên khác quan sát, góp ý.- Thời gian thực hiện: 2 giờ/nhóm cho lần đầu; 1,5 giờ/nhóm cho lần hai và 1/2 giờ/nhóm cho lần 3.- Sảm phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Mỗi học viên đọc chính xác hướng đi của tàu hiển thị trên màn hình máy định vị.Bài thực hành 6.1.2: Thực hiện khẩu lệnh lái tàu- Nguồn lực:+ Phòng học 30 học viên; 02 tàu cá 400cv ; sử dụng giáo trình Lái tàu và trực ca- Cách tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 02 nhóm; 15 học viên/tàuGiáo viên hướng dẫn ban đầu và thao tác mẫu sau đó lần lượt hai học viên( một người hô- một người nhận).- Thời gian thực hiện: + Thực hiện tại lớp: 1 giờ+ Thực hiện trên tàu: 2 giờ+ Nhận xét đánh giá trên lớp : 1 giờ- Sảm phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: mỗi học viên nhận khẩu lệnh lái và đáp lại và thao tác lái.4.2. Bài 6.2. Lái tàu căn bản:Bài thực hành 6.2.1: Thực hành cho tàu chạy tới, chuyển hướng sang phải và trái. - Nguồn lực:+ Phòng học 30 học viên; 02 tàu cá 400cv; sử dụng giáo trình Lái tàu và trực ca- Cách tổ chức thực hiện: Chia lớp làm 2 nhóm; 15 học viên/tàuGiáo viên hướng dẫn ban đầu và thao tác mẫu sau đó lần lượt từng học viên làm theo.- Thời gian thực hiện: + Sử dụng ga - số: 1 giờ+ Chạy thẳng tới: 1 giờ

67

Page 69: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

+ Chuyển hướng sang phải: 1 Giờ+ Chuyển hướng sang trái: 1 Giờ- Sảm phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Mỗi học viên sử dụng được ga, số để thực hiện cho tàu chạy tới, chuyển hướng sang phải, trái.Bài thực hành 6.2.2: Thực hành cho tàu chạy lùi, tiến hành bẻ lái sang phải và trái.- Nguồn lực:+ Phòng học 30 học viên; 02 tàu cá 400cv; sử dụng giáo trình Lái tàu và trực ca- Cách tổ chức thực hiện: Chia lớp làm 2 nhóm; 15 học viên/tàuGiáo viên hướng dẫn ban đầu và thao tác mẫu sau đó lần lượt từng học viên làm theo.- Thời gian thực hiện: + Sử dụng ga - số: 1 giờ+ Chạy lùi: 1 giờ+ Lùi và bẻ lái sang phải: 1 Giờ+ Lùi và bẻ lái sang trái: 1 Giờ- Sảm phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Mỗi học viên sử dụng được ga, số để thực hiện cho tàu chạy lùi, bẻ lái sang phải và trái.4.3. Bài 6.3. Lái tàu hành trình:Bài thực hành 6.3.1:Lái tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi.- Nguồn lực:+ Phòng học 30 học viên; 02 tàu cá 400cv; sử dụng giáo trình Lái tàu và trực ca- Cách tổ chức thực hiện: Chia lớp làm 2 nhóm; 15 học viên/tàuGiáo viên hướng dẫn ban đầu và thao tác mẫu sau đó lần lượt từng học viên làm theo.- Thời gian thực hiện: + Chạy tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi: 3 giờ+ Nhận xét và đánh giá rút kinh nghiệm: 1 giờ- Sảm phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Mỗi học viên sử dụng được vô lăng để thực hiện lái tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi.Bài thực hành 6.3.2: Lái tàu chuyển hướng sang phải, sang trái và thay đổi tốc độ lúc tàu đang hành trình. - Nguồn lực:

68

Page 70: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

+ Phòng học 30 học viên; 02 tàu cá 400cv; sử dụng giáo trình Lái tàu và trực ca- Cách tổ chức thực hiện: Chia lớp làm 2 nhóm; 15 học viên/tàuGiáo viên hướng dẫn ban đầu và thao tác mẫu sau đó lần lượt từng học viên làm theo.- Thời gian thực hiện: + Chạy tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi: 1 giờ+ Chuyển hướng sang phải và tăng tốc độ: 1 giờ+ Chuyển hướng sang trái và tăng tốc độ: 1 giờ+ Nhận xét và đánh giá rút kinh nghiệm: 1 giờ- Sảm phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Mỗi học viên sử dụng được ga, số và vô lăng để lái tàu chuyển hướng sang phải, sang trái và thay đổ tốc độ lúc tàu đang hành trình.

4.4. Bài 6.4. Lái tàu theo quy tắc tránh va:Bài thực hành 6.4.1: Thực hiện điều động khi hai tàu cắt hướng nhau.- Nguồn lực:+ Phòng học 30 học viên; 02 tàu cá 400cv; sử dụng giáo trình Lái tàu và trực ca- Cách tổ chức thực hiện: Chia lớp làm 2 nhóm; 15 học viên/tàuGiáo viên hướng dẫn ban đầu và thao tác mẫu sau đó lần lượt từng học viên làm theo.- Thời gian thực hiện: + Tàu 1 chạy cắt hướng tàu 02 ở mạn phải: 1.5 giờ+ Tàu 1 chạy cắt hướng tàu 02 ở mạn trái: 1.5 giờ+ Nhận xét và đánh giá rút kinh nghiệm: 1 giờ- Sảm phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Mỗi học viên sử dụng được ga, số và vô lăng để xử lý tình huốngđiều động khi hai tàu cắt hướng nhau phí mạn phải và mạn trái.

Bài thực hành 6.4.2: Thực hiện điều động tàu thuyền vượt tàu khác.- Nguồn lực:+ Phòng học 30 học viên; 02 tàu cá 400cv; sử dụng giáo trình Lái tàu và trực ca- Cách tổ chức thực hiện: Chia lớp làm 2 nhóm; 15 học viên/tàuGiáo viên hướng dẫn ban đầu và thao tác mẫu sau đó lần lượt từng học viên làm theo.

69

Page 71: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

- Thời gian thực hiện: + Tàu 1 chạy vượt tàu 02 ở mạn phải: 1 giờ+ Tàu 1 chạy vượt tàu 02 ở mạn trái: 1 giờ+ Tàu 2 chạy vượt tàu 01 ở mạn phải: 1 giờ+ Tàu 2 chạy vượt tàu 01 ở mạn trái: 1 giờ+ Nhận xét và đánh giá rút kinh nghiệm: 1 giờ- Sảm phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Mỗi học viên sử dụng được ga, số, vô lăng và các tín hiệu để xử lý tình huốngđiều độngđiều động tàu thuyền vượt tàu khác.4.5. Bài 6.5. Trực ca khi tàu hành trìnhBài thực hành 1:Trực ca neo trên biển.Bài tập 6.5.1. Giao nhân và trực ca- Nguồn lực:+ Phòng học 30 học viên; 02 tàu cá 400cv; sử dụng giáo trình Lái tàu và trực ca- Cách tổ chức thực hiện: Chia lớp làm 2 nhóm; 15 học viên/tàu; Tàu đang đậu trên neo.Giáo viên hướng dẫn ban đầu và thao tác mẫu trên lớp sau đó các nhóm xuống tàu và lần lượt từng cặp học viên làm theo hướng dẫn.- Thời gian thực hiện: + Nhận ca trực: 1giờ+ Thực hiện trực ca: 1giờ+ Giao ca trực: 1 giờBài tập 6.5.2: Xử lý tình huống giả địnhHọc viên bắt thăm một tình huống giả định sau đó thực hiện biện pháp xử lý: 1 giờ- Sảm phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Mỗi học viên hoàn thành việc giao, nhận và trực ca đúng quy định;Xử lý tình huống giả định hợp lý4.6. Bài 6.6. Trực ca khi tàu nằm bờBài tập 6.6.1. Giao nhân và trực ca- Nguồn lực:+ Phòng học 30 học viên; 02 tàu cá 400cv; sử dụng giáo trình Lái tàu và trực ca- Cách tổ chức thực hiện: Chia lớp làm 2 nhóm; 15 học viên/tàu; Tàu đang đậu trên cảng.

70

Page 72: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Giáo viên hướng dẫn ban đầu và thao tác mẫu trên lớp sau đó các nhóm xuống tàu và lần lượt từng cặp học viên làm theo hướng dẫn.- Thời gian thực hiện: + Nhận ca trực: 1giờ+ Thực hiện trực ca: 1giờ+ Giao ca trực: 1 giờBài tập 6.6.2: Xử lý tình huống giả địnhHọc viên bắt thăm một tình huống giả định sau đó thực hiện biện pháp xử lý: 1 giờ- Sảm phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm: Mỗi học viên hoàn thành việc giao, nhận và trực ca đúng quy định; Xử lý tình huống giả định hợp lýV. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập5.1. Bài 6.1. Chuẩn bị lái tàuBài thực hành 6.1.1.Thao tác xác định hướng đi bằng máy định vị.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Biết mở máy định vị ở chế đố màn hình hải hành( mô phỏng)

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi thao tác mở máy không bị lỗi- Không đạt khi không biết mở máy hoặc bị lỗi

Tiêu chí 2: Đọc chính xác hướng đi của tàu hiển thị trên màn hình

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi đọc chính xác hướng đi- Không đạt khi đọc sai

Tiêu chí đánh giá chung: Thao tác mở đúng màn hình, đọc đúng hướng đi

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi mở máy đúng màn hình hải hành( mô phỏng)và đọc đúng chỉ số hướng đi- Không đạt khi mở máy không đúng chế độ màn hình hải hành và đọc sai chỉ số hướng đi

Bài thực hành 6.1.2: Nhận và thực hiện khẩu lệnh lái tàu

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

71

Page 73: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Tiêu chí 1: Nhận và đáp lại khẩu lệnh Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi nhận đúng và đủ khẩu lệnh- Không đạt khi nhận sai hoặcthiếukhẩu lệnh

Tiêu chí 2: Thực hiện lái tàu theo khẩu lệnh và báo cáo sau khi thực hiện

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi lái đúng khẩu lệnh, có báo cáo- Không đạt khi lái sai khẩu lệnh, không báo cáo

Tiêu chí đánh giá chung: Nhận đúng, đủ khẩu lệnh và đáp lại chính xác, rõ ràng

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi nhận đúng, đủ khẩu lệnh và đáp lại chính xác, rõ ràng- Không đạt khi lái sai khẩu lệnh, không báo cáo

5.2. Bài 6. 2. Lái tàu căn bảnBài thực hành 6.2.1. Thực hành cho tàu chạy tới, chuyển hướng sang phải và trái.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Cho tàu chạy tới đúng quy trình, không có sự cố

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi chạy tới đúng quy trình, không có sự cố- Không đạt khi chạy tới sai quy trình hoặc có sự cố

Tiêu chí 2: Chuyển hướng sang phải và trái đúng quy trình, không có sự cố

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi chuyển hướng sang phải và trái đúng quy trình, không có sự cố- Không đạt khi chuyển hướng sang phải và trái sai quy trình hoặc có sự cố

Tiêu chí đánh giá chung: Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi cho tàu chạy tới,chuyển hướng sang phải và trái đúng quy trình, không có sự cố

72

Page 74: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

- Không đạt khi cho tàu chạy tới, chuyển hướng sang phải và trái sai quy trình, hoặc có sự cố

Bài thực hành 6.2.2. Thực hành cho tàu chạy lùi, tiến hành bẻ lái sang phải và trái.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Cho tàu chạy lùi đúng quy trình, không có sự cố

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi chạy lùi đúng quy trình, không có sự cố- Không đạt khi chạy lùisai quy trình hoặc có sự cố

Tiêu chí 2: Bẻ lái sang phải và trái đúng quy trình, không có sự cố

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi bẻ lái sang phải và trái đúng quy trình, không có sự cố- Không đạt khi bẻ lái sang phải và trái sai quy trình hoặc có sự cố

Tiêu chí đánh giá chung: Điều chỉnh ga và số hợp lý và chuyển số theo đúng thứ tự, tăng ga từ từ

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi cho tàu chạy lùi,bẻ lái sang phải và trái đúng quy trình, không có sự cố- Không đạt khi cho tàu chạy lùi,bẻ lái sang phải và trái sai quy trình, hoặc có sự cố

5.3.Bài 6.3. Lái tàu hành trìnhBài thực hành 6.3.1.Lái tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Lái tàu theo hướng đi và tốc độ không đổi.

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi điều lái tàu trên một hướng đi đã định, tốc độ không đổi- Không đạt khi lái tàu bị chệch hướng nhiều >50 , tốc độ thay đổi

Bài thực hành 6.3.2. Lái tàu chuyển hướng sang phải, sang trái và thay đổi tốc độ lúc tàu đang hành trình.

73

Page 75: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Lái tàu chuyển hướng sang phải, sang trái và thay đổi tốc độ lúc tàu đang hành trình.

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi lái tàu chuyển hướng, tăng hoặc giảm tốc độ theo lệnh.- Không đạt khi lái tàu chuyển hướng, tăng hoặc giảm tốc độ sai lệnh.

5.4. Bài 6.4. Lái tàu theo quy tắc tránh vaBài thực hành 6.4.1. Thực hiệnđiều động khi hai tàu cắt hướng nhau.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Xử lý đúng quy tắc trong trường hợp tàu 2 nằm bên mạn phải

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi Xử lý đúng quy tắc trong trường hợp tàu 2 nằm bên mạn phải- Không đạt khi xử lý không đúng hoặc chậm

Tiêu chí 2: Xử lý đúng quy tắc trong trường hợp tàu 2 nằm bên mạn trái

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi Xử lý đúng quy tắc trong trường hợp tàu 2 nằm bên mạn trái- Không đạt khi xử lý không đúng hoặc chậm

Tiêu chí đánh giá chung: Tránh va theo đúng quy tắc trong cả 2 trường hợp, hành động tránh va phải kịp thời và dứt khoác

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi tránh va theo đúng quy tắc trong cả 2 trường hợp, hành động tránh va phải kịp thời và dứt khoát - Không đạt khi tránh va không đúng quy tắc ở 1 trong 2 trường hợp hoặc hành động tránh va không kịp thời, không dứt khoát

Bài thực hành 6.4.2.Thực hiệnđiều động tàu thuyền vượt tàu khác.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

74

Page 76: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

Tiêu chí 1: Xử lý đúng quy tắc trong trường hợp tàu 2 là tàu bị vượt

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi Xử lý đúng quy tắc trong trường hợp tàu 2 là tàu bị vượt- Không đạt khi xử lý không đúng hoặc chậm

Tiêu chí 2: Xử lý đúng quy tắc trong trường hợp tàu 2 là tàu vượt

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi Xử lý đúng quy tắc trong trường hợp tàu 2 là tàu vượt- Không đạt khi xử lýsai hoặc chậm

Tiêu chí đánh giá chung: Tránh va theo đúng quy tắc trong cả 2 trường hợp, hành động tránh va phải kịp thời và dứt khoác

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi vượt tàu khác theo đúng quy tắc trong cả 2 trường hợp, hành động tránh va phải kịp thời và dứt khoát - Không đạt khi vượttàu khác không đúng quy tắc ở 1 trong 2 trường hợp hoặc hành động không kịp thời, không dứt khoát

5.5. Bài 6.5. Trực neo trên biểnBài thực hành 6.5.1. Thực hành giao-nhận và trực ca

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Giao, nhận và trực ca đúng theo quy trình

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi thực hiện giao, nhận và trực ca đúng theo quy trình- Không đạt khi giaonhận và trực ca đúng theo quy trình

Bài thực hành 6.5.2. Thực hành trực ca theo tinh huống giả định

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xử lý tốt tình huống trong ca trực Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi xử lý tốt tình huống trong ca trực

75

Page 77: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

- Không đạt khi xử lý sai tình huống trong ca trực

5.6. Bài 6.6. Trực ca khi tàu nằm bờBài thực hành 6.6.1. Thực hành giao-nhận và trực ca

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Giao, nhận và trực ca đúng theo quy trình

Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi thực hiện giao, nhận và trực ca đúng theo quy trình- Không đạt khi giao nhận và trực ca sai quy trình

Bài thực hành 6.6.2. Thực hành trực ca theo tinh huống giả định

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xử lý tốt tình huống trong ca trực Đánh giá theo 2 mức độ:- Đạt khi xử lý tốt tình huống trong ca trực - Không đạt khi xử lý sai tình huống trong ca trực

VI. Tài liệu tham khảo:1. Quy tắc tránh va COLREG 1972 2. Giáo trình Điều động tàu, Đại học Hàng Hải 20043. Giáo trình Nghiệp vụ thuyền viên, Trung học Thủy sản 19984. Hàng hải địa văn, Trường Đại học nha trang 2004

76

Page 78: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNGCHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: THUYỀN VIÊN TÀU VỎ SẮT, TÀU VỎ VẬT LIỆU MỚI ( Theo Quyết định số 2786/QĐ-BNN-KTHT ngày 15 tháng 7 năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)

1. Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản

Chủ nhiệm

2. Bà Trần Thị Loan, Phó trưởng phòng Giảm nghèo và An sinh xã hội nông thôn- Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

Phó chủ nhiệm

3. Ông Trần Ngọc Sơn, giáo viên Trường Trung học Thủy sản Thư ký4. Ông Nguyễn Duy Bân, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản Ủy viên5. Ông Nguyễn Văn Tâm, giáo viên Trường Trung học Thủy sản. Ủy viên6. Ông Huỳnh Hữu Lịnh, Kỹ sư Khai thác thủy sản, Trường Trung học Thủy sản.

Ủy viên

77

Page 79: TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN€¦ · Web viewGiáo trình Lái tàu và trực calà một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền viên tàu

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THUCHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: THUYỀN VIÊN TÀU VỎ SẮT, TÀU VỎ VẬT LIỆU MỚI

( Theo Quyết định số 2786/QĐ-BNN-KTHT ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)

1. Ông Hồ Đình Hải, Hiệu trưởng Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản.

Chủ tịch

2. Ông Tạ Hữu nghĩa, Trưởng phòng, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

Thư ký

3. Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng, Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN và PTNT

Ủy viên

4. Ông Nguyễn Viết Lý, Phó Giám đốc, Công ty TNHH MTV Khai thác và Dịch vụ Biển Đông

Ủy viên

5. Ông Trần Năng Cường, Trưởng phòng, Trường Trung học Thủy sản.

Ủy viên

78