UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web...

23
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-SNN Hải Phòng, ngày tháng 10 năm 2012 BÁO CÁO Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng Căn cứ Công văn số 3133/BNN-KH ngày 02/7/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 10/7/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; Trên cơ sở kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với những nội dung sau: Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2012 I. Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 1. Kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm 1.1. Sản xuất trồng trọt Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân năm 2012 là 56.466,9 ha, đạt 52% kế hoạch năm, bằng 99,3% so với vụ đông xuân 2011; trong đó: lúa xuân 38.510,4

Transcript of UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web...

Page 1: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-SNN Hải Phòng, ngày tháng 10 năm 2012

BÁO CÁOKế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng

Căn cứ Công văn số 3133/BNN-KH ngày 02/7/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;

Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 10/7/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;

Trên cơ sở kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với những nội dung sau:

Phần thứ nhấtĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2012

I. Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản1. Kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm

1.1. Sản xuất trồng trọt

Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ đông xuân năm 2012 là 56.466,9 ha, đạt 52% kế hoạch năm, bằng 99,3% so với vụ đông xuân 2011; trong đó: lúa xuân 38.510,4 ha, đạt 101,34% kế hoạch; năng suất bình quân ước 69,42 tạ/ha, tăng 2,29% so với vụ xuân năm 2011; sản lượng 267.336 tấn, tăng 2,3%.

Gieo cấy 40.679 ha lúa mùa, đạt 100,44% kế hoạch (trong đó gieo sạ 2.426 ha); xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” với diện tích 90 ha tại các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Thủy Nguyên. Đến nay, trà lúa mùa sớm đã chín, một số nơi đã thu hoạch để trồng cây vụ đông sớm; trà lúa mùa trung và trà mùa muộn cơ bản đã trỗ xong.

Trồng 4.223 ha cây rau màu vụ hè thu, đạt 93,85% kế hoạch diện tích, tăng 5,14% so với năm 2011; đã thu hoạch cơ bản xong.

Page 2: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

Các địa phương đã trồng 1.335 ha cây rau màu vụ đông, đạt 10,68% kế hoạch diện tích. 1.2. Sản xuất chăn nuôi

Đàn bò ước 15.888 con, bằng 97,2% so với cùng kỳ năm 2011; đàn trâu ước 8.071 con, bằng 94,55%; đàn lợn ước 498.482 con, bằng 97,08% (trong đó đàn lợn nái 79,5 nghìn con, bằng 97,86%); đàn gia cầm ước 6,613 triệu con, tăng 6,95% so cùng kỳ năm 2011.

Sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng 95.947,5 tấn, tăng 7,03% so với cùng kỳ năm 2011 (thịt gia súc 65.241,3 tấn, thịt gia cầm 30.706,2 tấn); trứng gia cầm 201,1 triệu quả, tăng 14,2%. 1.3. Sản xuất thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản 13.067 ha, tăng 44 ha so với cùng kỳ năm 2011 (nuôi nước ngọt 5.668,6 ha, nuôi nước lợ 7.053,4 ha, nuôi nước mặn 347,2 ha); 1.279 mảng tre nuôi nhuyễn thể và 588 bè nuôi thủy sản.

Toàn thành phố có 4.005 tàu thuyền hoạt động nghề khai thác thủy sản (5 tàu công suất từ 400 ÷ 450 CV, 456 tàu công suất từ 90 ÷ 399 CV, 266 tàu công suất từ 50 ÷ 89 CV, 631 tàu công suất từ 20 ÷ 49 CV, 2.652 tàu công suất dưới 20 CV), có 67 tàu tham gia khai thác thủy sản tại vùng nước Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Sản lượng thuỷ sản 9 tháng ước 75.871,4 tấn, tăng 2,86% so với cùng kỳ năm 2011 (khai thác 36.513,6 tấn, tăng 2,88%; nuôi trồng 39.357,8 tấn, tăng 2,85%).

Các cơ sở sản xuất, dịch vụ giống thủy sản đã sản xuất 1.025,5 triệu giống thủy sản, dịch vụ 270 triệu giống thủy sản, đảm bảo cung cấp giống cho nuôi trồng. 1.4. Sản xuất lâm nghiệp và muối

Chuẩn bị 1.355.900 cây giống các loại đủ tiêu chuẩn, phục vụ trồng cây phân tán năm 2012. Toàn thành phố đã trồng được 1.050 nghìn cây phân tán; trồng mới 20 ha rừng, chăm sóc 42 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng 800 ha; bảo vệ rừng 10.678 ha; khai thác 4.200 m3 gỗ và 69.000 Ste củi.

Diện tích sản xuất muối 180,2 ha, tương đương cùng kỳ năm 2011; sản lượng ước đạt 7.200 tấn. 1.5. Về giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản toàn thành phố 9 tháng (giá cố định năm 1994) ước thực hiện 3.051,8 tỷ đồng, đạt 70,21% kế hoạch năm, tăng 5,8% so với cùng kỳ 2011. Trong đó:

- Giá trị sản xuất nông nghiệp ước thực hiện 2.064,3 tỷ đồng, đạt 66,12% kế hoạch năm, tăng 4,34% so với cùng kỳ 2011 (trồng trọt 1.126,6 tỷ đồng, đạt 69,3% kế hoạch, tăng 1,2% so với cùng kỳ; chăn nuôi 856,2 tỷ đồng, đạt 62,77%

2

Page 3: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

kế hoạch, tăng 8,15% so với cùng kỳ; dịch vụ nông nghiệp 81,5 tỷ đồng, đạt 60,9% kế hoạch, tăng 10,88% so với cùng kỳ).

- Giá trị sản xuất thuỷ sản ước thực hiện 970,5 tỷ đồng, đạt 80,77% kế hoạch năm và tăng 7,14% so với cùng kỳ 2011 (khai thác thuỷ sản 376,8 tỷ đồng, đạt 84,46% kế hoạch và tăng 5,13% so với cùng kỳ; nuôi trồng thuỷ sản 586,2 tỷ đồng, đạt 80,85% kế hoạch và tăng 8,37% so với cùng kỳ; dịch vụ thuỷ sản 7,5 tỷ đồng, đạt 72,11% kế hoạch và tăng 15,38% so với cùng kỳ 2011).

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước thực hiện 17 tỷ đồng, đạt 70,8% kế hoạch và bằng 100,59% cùng kỳ năm 2011.

2. Ước kết quả thực hiện cả năm 20122.1. Sản xuất trồng trọt

Diện tích cây lương thực cả năm 81.023,5 ha, đạt 100,03% kế hoạch và bằng 98,6% so với thực hiện năm 2011; trong đó: diện tích lúa cả năm 79.189,8 ha (lúa Đông Xuân 38.510,4 ha, lúa mùa 40.679,4 ha), đạt 100,88% kế hoạch và bằng 99,53% năm 2011; diện tích ngô 1.833,7 ha, đạt 73,35% kế hoạch và bằng 70,2% so với thực hiện năm trước.

Năng suất lúa bình quân toàn thành phố 61,82 tạ/ha/vụ (trong đó năng suất vụ Đông Xuân đạt 69,04 tạ/ha, vụ mùa ước 55-56 tạ/ha), đạt 100,44% kế hoạch và tăng 1,54% so với thực hiện năm 2011. Sản lượng lương thực quy thóc cả năm đạt 499.149,9 tấn, bằng 100,21% kế hoạch và bằng 101,07% so năm trước. Năng suất các loại màu, cây công nghiệp hàng năm ước: ngô 52,22 tạ/ha, bằng 99,59%; khoai lang 103,08 tạ/ha, bằng 94,31%; rau các loại 224,06 tạ/ha, bằng 99,53%; Đậu tương 20,67 tạ/ha, bằng 102,82%; thuốc lào 15,92 tạ/ha, bằng 96,61% so năm trước. Năng suất cây lâu năm có chuối năng suất ước 303 tạ/ha bằng 100,18%, cam ước 138,8 tạ/ha bằng 100,22%; nhãn ước 65 tạ/ha bằng 75,53%, vải 70 tạ/ha bằng 86,64% so năm trước.

2.2. Sản xuất chăn nuôiĐàn trâu ước đạt 7.750 con, bằng 93,37% so với năm 2011. Đàn bò

15.800 con, bằng 95,55% so với năm 2011. Đàn lợn đạt 500.000 con, đạt 93,46% kế hoạch năm và bằng 94,98% so với thực hiện năm trước. Tổng đàn gia cầm đạt 6,600 triệu con, tăng 4,44% so với năm 2011.

Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng cả năm ước 679,7 tấn bằng 98% so cùng kỳ năm trước, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước 1.779 tấn bằng 98,5%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước 78.513,09 tấn bằng 101,5%, sản lượng gà 31.937,14 tấn bằng 119,2%, sản lượng vịt 3.154,13 tấn bằng 104,75%, sản lượng ngan ngỗng 2.100,93 tấn bằng 101,25%, sản lượng trứng gia cầm ước 257.179.180 quả bằng 112,55% so cùng kỳ năm 2011. 2.3. Sản xuất thuỷ sản

3

Page 4: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

Diện tích nuôi trồng thủy sản 13.200 ha, đạt 101,5% kế hoạch (nuôi nước ngọt 5.500 ha, nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha) và 606 bè nuôi thủy sản.

Sản lượng thuỷ sản 96.239,8 tấn (trong đó khai thác ước 47.712,8 tấn, nuôi trồng ước 48.527 tấn), đạt 98,26% kế hoạch năm và tăng 3,05% so với thực hiện năm trước. 2.4. Sản xuất lâm nghiệp và muối Diện tích khoán bảo vệ rừng thực hiện 10.678 ha, khoanh nuôi tái sinh 800 ha, trồng tập trung 20 ha, chăm sóc rừng trồng 42 ha, trồng phân tán 500 nghìn cây.

Diện tích sản xuất muối 180,2 ha, tương đương cùng kỳ năm 2011; sản lượng muối sản xuất cả năm ước đạt 10.500 tấn. 2.5. Về giá trị sản xuất Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 4.348,9 tỷ đồng, đạt 100,01% kế hoạch năm và tăng 5,94% so với thực hiện năm 2011. Trong đó: - Giá trị sản xuất nông nghiệp 3.123,4 tỷ đồng (trồng trọt 1642,8 tỷ đồng, chăn nuôi 1347,4 tỷ đồng, dịch vụ nông nghiệp 133,2 tỷ đồng), đạt 100,02% kế hoạch năm và tăng 5,05% so với thực hiện năm 2011; - Giá trị sản xuất lâm nghiệp 24,0 tỷ đồng, đạt kế hoạch và bằng 100% giá trị thực hiện năm 2011; - Giá trị sản xuất thuỷ sản 1201,5 tỷ đồng (nuôi trồng thuỷ sản 721,9 tỷ đồng, khai thác thuỷ sản 469,1 tỷ đồng, dịch vụ thuỷ sản 10,5 tỷ đồng), đạt 100% kế hoạch năm và tăng 8,5% so với thực hiện năm 2011. II. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản; quản lý, bảo vệ rừng, phát triển khu dự trữ sinh quyển và công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai 1. Phòng, chống dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản

1.1. Phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm:9 tháng năm 2012, không xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc; đã qua 14 năm

bệnh Dại trên đàn chó, mèo nuôi được khống chế trên địa bàn thành phố.Dịch cúm gia cầm đã xảy ra 2 đợt: Đợt I từ ngày 09/02 ÷ 28/02/2012 tại 08

xã, phường thuộc 5 huyện, quận; tổng số gia cầm ốm, chết và tiêu hủy 11.287 con. Đợt II từ ngày 18/7 ÷ 14/8/2012 tại 09 xã, phường, thuộc 05 huyện, quận; tổng số gia cầm ốm, chết và tiêu hủy là 75.140 con. Ban chỉ đạo Phòng chống dịch cúm gia cầm thành phố đã chỉ đạo địa phương tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm ốm, chết; khoanh vùng dập dịch và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Hoàn thành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đợt I năm 2012; đang tiếp nhận và cung ứng vắc xin tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt II năm 2012.

1.2. Phòng, chống dịch bệnh thủy sản nuôi

4

Page 5: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

Sau 9 tháng trên địa bàn thành phố có 36,2 ha nuôi tôm bị bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và tế bào biểu mô; bệnh đốm trắng (chiếm 1,17% tổng diện tích nuôi tôm toàn thành phố). Nguyên nhân do ảnh hưởng dịch bệnh vụ nuôi trước; không có hệ thống cấp nước nuôi và thoát nước tiêu riêng; chưa có ao lắng xử lý nước trước khi vào vụ nuôi mới; con giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương hướng dẫn các hộ nuôi biện pháp xử lý, tránh lây lan sang các hộ xung quanh; khử trùng ao nuôi theo quy định.

1.3. Phòng, chống dịch hại trên cây trồngSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương

chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phun trừ, hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với lúa: Vụ xuân có 48.504 ha lúa bị nhiễm sâu bệnh, bằng 126% diện tích gieo cấy, cao hơn 1,67 lần so với vụ đông xuân năm 2011. Vụ mùa, đến nay đã có 53.435,5 ha lúa nhiễm sâu bệnh, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2011 (đáng chú ý sâu cuốn lá nhỏ lứa 6, diện tích nhiễm 31.700 ha, cao hơn 2,1 lần; ngoài ra, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn, chuột gây hại rải rác). 2. Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Kiểm tra an toàn kỹ thuật cho 386 tàu cá; có văn bản chấp thuận cho đóng mới, cải hoán 23 tàu cá; giám sát kỹ thuật 16 tàu đóng mới; duyệt thiết kế 20 hồ sơ tàu cá; xóa đăng ký 09 tàu; chứng nhận 270,26 tấn thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Hướng dẫn ngư dân tham gia đánh bắt thuỷ sản tại vùng biển xa bờ; cấp và gia hạn 284 phương tiện đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản. 3. Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản

Kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm cho 140 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, thủy sản và muối; cấp mới 09 giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho 09 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, thủy sản; đã lấy 36 mẫu (10 mẫu thức ăn chăn nuôi từ cơ sở kinh doanh; 9 mẫu thịt lợn, 12 mẫu gan lợn từ cơ sở giết mổ; 5 mẫu nước tiểu) ở các trang trại chăn nuôi gửi Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng I kiểm nghiệm; kết quả kiểm nghiệm không phát hiện có chất cấm trong các mẫu; tiến hành lấy 65 mẫu thủy sản kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh. 4. Quản lý công trình đê điều, thủy lợi và phòng, chống lụt bão

Xây dựng 13 phương án trọng điểm chống bão, lũ (2 phương án cấp thành phố, 11 phương án cấp địa phương); kế hoạch di dân khi bão đổ bộ trực tiếp; phương án phòng, chống úng cho lúa mùa; hoàn thành đánh giá chất lượng công trình đê điều trước mùa mưa bão, lũ; phối hợp với Viễn thông Hải Phòng lắp đặt máy bộ đàm VHF, duy trì hoạt động hệ thống 41 máy thu phát thông tin liên lạc vô tuyến điện sóng ngắn (ICOM MF/HF-IC-M710), 200 máy thu trực canh, phục vụ công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đối với tàu khai thác

5

Page 6: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

thủy sản. Phối hợp với các ngành, các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống cơn bão số 4, số 5; hỗ trợ, khắc phục thiệt hại do giông và mưa đá gây ra đối với sản xuất nông nghiệp tại 2 huyện: Thủy Nguyên và Vĩnh Bảo; ứng cứu, chăm sóc trên 3.000 ha lúa mùa của huyện Vĩnh Bảo bị ngập nước do mưa lớn từ ngày 05/8 đến ngày 07/8/2012.

Phát hiện và kiến nghị chính quyền địa phương xử lý 37 vụ vi phạm Luật Đê điều và Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão (các địa phương đã xử lý xong 11 vụ, đang xử lý 26 vụ); kiểm tra, phát hiện 15 sự cố công trình đê điều, đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.

Chỉ đạo các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi phối hợp với các địa phương hoàn thành kế hoạch nạo vét kênh mương, làm thuỷ lợi nội đồng, với khối lượng 3,6 triệu m3 đất. Duy tu, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa kịp thời các công trình thủy lợi; duy trì mực nước trong các hệ thống kênh, mương; cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2011 - 2012, vụ mùa 2012, nuôi thuỷ sản và trên 45 triệu m3 nước thô phục vụ cho dân sinh, kinh tế của thành phố.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; thẩm định cấp phép xả thải cho 02 tổ chức; hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi theo quy định cho 05 tổ chức. 5. Quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn khu dự trữ sinh quyển

Chi cục Kiểm lâm, Vườn Quốc gia Cát Bà phối hợp với các địa phương tăng cường công tác phòng chống cháy rừng trong mùa khô hanh, tổ chức trực phòng chống cháy rừng 24/24 giờ, kể cả trong những ngày nghỉ; không xảy ra vụ phá rừng trái phép; 9 tháng đầu năm xảy ra 03 vụ cháy rừng; diện tích bị thiệt hại 0,32 ha, chủ yếu là cỏ và cây leo.

Công tác bảo tồn, bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà được đẩy mạnh; nhận được sự hưởng ứng, hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế và cộng đồng dân cư địa phương; hạn chế được số vụ xâm hại khu vực bảo tồn. Triển khai Đề án Xây dựng Chương trình phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà và các nhiệm vụ: xây dựng mô hình trồng cây dược liệu bản địa (cây Xạ đen); mô hình du lịch sinh thái cộng đồng bền vững. III. Kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và nghị quyết của Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố về phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thực hiện Nghị quyết số 14/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân thành phố về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2015; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi vùng sản xuất tập trung, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng

6

Page 7: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

vùng sản xuất muối, xây dựng công trình xử lý chất thải của trang trại chăn nuôi (bioga) giai đoạn 2011 - 2015 và năm 2012. Thành phố hỗ trợ: 7.650 triệu đồng cho sản xuất giống lúa lai năm 2012 (trong đó vụ xuân 5.920 triệu đồng); 3.058 triệu đồng cho nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông và sản xuất giống thủy sản nước ngọt; cấp 20 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp và Xây dựng Hải Phòng mua phân bón bán cho nông dân theo phương thức chậm trả với lãi suất thấp, đã cung ứng cho nông dân 3.205 tấn phân bón các loại (1.035 tấn đạm, 1.697 tấn lân, 83 tấn KaliClorua và 404 tấn NPK).

Thực hiện Nghị quyết 12/NQ-HĐND ngày 23/7/2009 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIII về cải tạo, nâng cấp trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp; năm 2012 thành phố phê duyệt: cải tạo nâng cấp 37 trạm bơm điện (24 trạm bơm nâng cấp, 13 trạm bơm cải tạo), kinh phí đầu tư 20 tỷ đồng (trong đó 5,2 tỷ đồng chi trả khối lượng thực hiện năm 2011). Đến nay, các địa phương, đơn vị hoàn thiện thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch đấu thầu tổ chức thực hiện.

Thực hiện Nghị quyết số 09/2010/NĐ-HĐND ngày 15/7/2010 về nhiệm vụ, giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn ở nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành, các địa phương xây dựng Đề án thu phí vệ sinh nông thôn. Phân khai kinh phí năm 2012 là 35.000 triệu đồng cho các huyện (Thủy Nguyên 7.744 triệu đồng, Vĩnh Bảo 6.610 triệu đồng, Tiên Lãng 4.856 triệu đồng, Kiến Thụy 4.046 triệu đồng, An Lão 3.884 triệu đồng, An Dương 3.722 triệu đồng, Cát Hải 3.074 triệu đồng, Bạch Long Vỹ 272 triệu đồng), Ban chỉ đạo các cấp và dự phòng chi 792 triệu đồng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới:

Ngày 16/7/2012, hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khoá XIV ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về xây dựng nông thôn mới Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; ngày 19/7/201, Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV thông qua Nghị quyết số 09/2012/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nông thôn mới thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020.

Đến nay có 138 xã trong tổng số 143 xã đã hoàn thành điều tra, đánh giá hiện trạng nông thôn theo Bộ Tiêu chí quốc gia; 138 xã triển khai lập quy hoạch và xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã; phê duyệt Quy hoạch nông thôn mới cho 133 xã, 3 xã hoàn thành Đề án, 99 xã hoàn thành dự thảo Đề án. Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt 8 xã ưu tiên thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2012 là: An Hồng (huyện An Dương), Đông Sơn (huyện Thủy Nguyên), Tân Trào (huyện Kiến Thụy), Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng), Chiến Thắng (huyện An Lão), Nhân Hòa và Hòa Bình (huyện Vĩnh Bảo), Xuân Đám (huyện Cát Hải).

7

Page 8: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

Tập trung chỉ đạo hoàn thành xây dựng quy hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới ở các xã; thực hiện các nội dung: lựa chọn tiêu chí ưu tiên đầu tư 08 xã điểm, các xã chọn; năm 2012 phấn đấu: 8 xã điểm hoàn thành 14 ÷ 15 tiêu chí; 8 xã chọn hoàn thành 12 ÷ 14 tiêu chí; 22 xã hoàn thành 5 ÷ 9 tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; rà soát, đánh giá, lựa chọn 41 xã (30% tổng số xã) có điều kiện thuận lợi về huy động nguồn lực tại chỗ, năng lực đội ngũ cán bộ, đăng ký với Trung ương hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2015.

Theo 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, đến nay, toàn thành phố có: 3 xã đạt 14÷18 tiêu chí (chiếm 2,17%), 32 xã đạt 9÷13 tiêu chí (chiếm 23,19%), 78 xã đạt 5÷8 tiêu chí (chiếm 56,52%), 25 xã đạt dưới 5 tiêu chí (chiếm 18,22%).

Kinh phí thực hiện chương trình năm 2012 là 401,242 tỷ đồng; trong đó: kinh phí đầu tư trực tiếp cho Chương trình là 90,422 tỷ đồng (thành phố đầu tư 84,5 tỷ đồng, Trung ương hỗ trợ 5,922 tỷ đồng), các chương trình lồng ghép 310,82 tỷ đồng.

Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Năm 2012 phấn đấu tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 94%; tỷ lệ hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 73%. Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn phối hợp với các địa phương triển khai xây dựng 15 hệ thống cấp nước tập trung (14 hệ quy mô trung bình, 01 hệ quy mô lớn) bằng nguồn vốn thành phố cấp.

IV. Kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2012 - Kế hoạch vốn xây dựng cơ bản năm 2012: tổng vốn đầu tư 745.495 triệu đồng (bằng 13,35% so với tổng nhu cầu vốn là 5.686.507 triệu đồng); trong đó:

+ Vốn ngân sách Trung ương : 293.904 triệu đồng;

+ Vốn Ngân sách thành phố : 379.291 triệu đồng;

+ Vốn khác : 92.300 triệu đồng.

(Chi tiết theo biểu số 2)

- Kết quả thực hiện:

+ Các dự án đã được chủ đầu tư triển khai bảo đảm đúng các quy định về: trình tự lập, phê duyệt dự án, tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng thi công, giám sát thi công, tạm ứng vốn.

+ Các dự án được triển khai trên cơ sở đã được bố trí kế hoạch vốn.

+ Việc xây dựng kế hoạch bố trí vốn đầu tư đã tập trung ưu tiên cho cho các công trình dự án trọng điểm: thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố; thanh toán nợ khối lượng đã thực hiện. + Các dự án được bố trí vốn đều hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch, dự kiến đến 31/12/2012 sẽ giải ngân 100% kinh phí bố trí.

8

Page 9: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

V. Đánh giá chung về kết quả thực hiện kế hoạch năm 2012 1. Kết quả đạt được

Công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất được tổ chức chặt chẽ, bám sát cơ sở, phối hợp với các địa phương triển khai nhiều biện pháp khắc phục khó khăn trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản, sâu bệnh trên cây trồng; đảm bảo tổ chức sản xuất trên toàn bộ diện tích đất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; tham mưu kịp thời với Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các chính sách hỗ trợ trực tiếp đến người nông dân. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nỗ lực phấn đấu cơ bản hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất:

- Năng suất lúa xuân đạt 69,42 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay, tăng 2,29% so với vụ xuân năm 2011; diện tích sản xuất lúa thuần chất lượng gạo ngon tăng (vụ xuân tăng 2,87%, vụ mùa tăng 1,32%), lúa lai tăng (vụ xuân tăng 3,07%, vụ mùa tăng 0,37%); chỉ đạo gieo cấy các trà lúa cơ bản trong khung thời vụ tốt nhất.

- Chăn nuôi tiếp tục có bước chuyển biến mới theo hướng chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; sản xuất sản phẩm có chất lượng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; gia cầm tăng, đàn gia súc phát triển ổn định.

- Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng so với năm 2011; mô hình bán thâm canh, kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng trọt được áp dụng rộng rãi; mô hình nuôi trồng thủy sản đạt giá trị kinh tế cao được nhân rộng, nguồn giống cho nuôi trồng thuỷ sản dần được chủ động.

- Tiếp tục hình thành các tổ, đội, tập đoàn khai thác thủy sản trên biển, hỗ trợ nhau trong khai thác, cung ứng dịch vụ hậu cần, tiêu thụ sản phẩm, tăng thời gian bám biển, nâng cao hiệu quả sản xuất và giúp đỡ nhau trong cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra.

Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện đạt kết quả; quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: thú y, bảo vệ thực vật, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, quản lý đê điều, quản lý hệ thống thuỷ nông, quản lý bảo vệ rừng… được tăng cường; góp phần bảo vệ nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và phát triển nông thôn.

Công tác đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bám sát kế hoạch được duyệt; triển khai thi công đảm bảo yêu cầu tiến độ và chất lượng công trình; vốn đầu tư giải ngân kịp thời.

Xây dựng các đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt: Chương trình giống cây trồng nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản giai đoạn 2011 - 2020; Phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán giai đoạn 2012 - 2020; xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”. Đã trình ủy ban nhân dân thành phố các đề án: Phát triển chăn nuôi giai đoạn

9

Page 10: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

2011 - 2020; Nâng cao chất lượng đàn lợn nái giai đoạn 2012 - 2020; Cơ giới hóa trong nông nghiệp giai 2011 - 2015; Tăng cường công tác tiêm phòng, khử trùng tiêu độc, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2020.

Đẩy mạnh cải cách hành chính để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước; phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí lãnh đạo Sở, các phòng, các chi cục và cá nhân cán bộ, công chức tổ chức thực hiện; các tổ chức, công dân cơ bản hài lòng về phương pháp và thái độ giải quyết công việc của Ngành. 2. Hạn chế và nguyên nhân 2.1. Một số khó khăn, hạn chế

- Việc tổ chức thực hiện một số nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp, thủy sản, chương trình mục tiêu quốc gia triển khai còn chậm.

- Diện tích trồng cây rau màu vụ đông tăng so với năm 2011 nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất còn chậm, đặc biệt là khâu thu hoạch và bảo quản.

- Triển khai trồng rừng phòng hộ ven biển, rừng đặc dụng còn chậm do thiếu kinh phí đầu tư.

- Trên địa bàn thành phố tái xuất hiện dịch cúm gia cầm; ảnh hưởng của thông tin thức ăn tạo nạc đối với lợn làm sức tiêu thụ sản phẩm thịt lợn giảm, người chăn nuôi hạn chế bổ sung đàn, mở rộng sản xuất (đàn lợn chỉ bằng 96,73% so với cùng kỳ).

- Vụ khai thác cá Nam nằm trong thời gian cấm biển của Trung Quốc (16/5/2012 - 01/8/2012) ảnh hưởng đến tâm lý của ngư dân khi tham gia khai thác thủy sản tại một số ngư trường phía Đông Vịnh Bắc bộ, làm giảm số lượng tàu cá tham gia vùng nước Hiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

- Trong lĩnh vực bảo vệ đê điều, bảo vệ các công trình thuỷ nông còn xảy ra nhiều vụ vi phạm chưa được xử lý triệt để.

- Công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế.

- Các mô hình sản xuất hiệu quả chưa đảm bảo nhân rộng theo yêu cầu thực tiễn sản xuất; hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thủy sản còn thấp.

- Công tác cải cách hành chính nhìn chung còn chậm so với yêu cầu; các lĩnh vực công tác được chọn để giải quyết theo cơ chế “một cửa” còn ít; công tác kiểm soát, cập nhật thủ tục hành chính còn hạn chế.

- Công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố về một số nhiệm vụ phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chưa quyết liệt. 2.2. Nguyên nhân hạn chế

10

Page 11: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

- Thời tiết trong nhiều thời điểm diễn ra bất thuận; dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi diễn biến phức tạp; giá cả vật tư nông nghiệp và các mặt hàng thiết yếu tăng, giá sản phẩm nông nghiệp tăng không tương ứng… đã gây khó khăn cho đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

- Đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản manh mún. Hệ thống cung ứng giống thuỷ sản và hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi thuỷ sản chưa đáp ứng được yêu cầu; khai thác thuỷ sản, nhất là khai thác xa bờ gặp khó khăn về ngư trường, đầu tư trang bị các đội tàu đánh bắt thuỷ sản vùng biển xa hạn chế.

- Việc triển khai triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủy sản của thành phố còn chậm; kinh phí bố trí để thực hiện còn thấp so với nhu cầu, nhất là kinh phí hỗ trợ thực hiện chuyển đổi, xây dựng vùng sản xuất tập trung; vốn bố trí thực hiện dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn thấp so với nhu cầu; chưa bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch trồng rừng phòng hộ ven biển, rừng đặc dụng năm 2012.

- Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành và việc phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa thực hiện tốt.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, đội ngũ doanh nhân trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, nông thôn còn yếu về chất lượng, chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Phần thứ haiKẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2013

I. Các chỉ tiêu chủ yếuTrên cơ sở ước giá trị thực hiện kế hoạch năm 2012 và khả năng cân đối

nguồn lực của ngành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch năm 2013 với những nội dung chủ yếu:

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản (giá cố định năm 1994) đạt 4.577,8 tỷ đồng tăng 5,25% so với năm 2012, trong đó:

1. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 3.255,8 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 là 4,24% (trồng trọt 1.653,7 tỷ đồng, tăng 0,67% so với năm 2012; chăn nuôi 1.448,5 tỷ đồng, tăng 7,5%; dịch vụ 153,6 tỷ đồng, tăng 15,32%). Cơ cấu giá trị sản xuất các lĩnh vực trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ tương ứng là: 51,52% - 45,52% - 2,97%.

- Tổng diện tích gieo trồng : 108.157 ha - Sản lượng lương thực quy thóc : 505.085 tấn - Tổng đàn lợn : 505.500 con - Đàn gia cầm : 6,8 triệu con

11

Page 12: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

- Sản lượng thịt hơi các loại : 130.720 tấn2. Giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 1.298 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 là

8,03% (trong đó nuôi trồng thuỷ sản đạt 785 tỷ đồng, tăng 8,74%; khai thác thuỷ sản đạt 501 tỷ đồng, tăng 6,8%; dịch vụ đạt 12 tỷ đồng, tăng 14,28%). Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 13.000 ha, bằng 98,48% diện tích nuôi của năm 2012. Tổng sản lượng thuỷ sản sản xuất 100.300 tấn, trong đó nuôi trồng 51.300 tấn, khai thác 49.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 4,0 triệu USD. 3. Các chỉ tiêu khác a) Tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh: 97-98%. b) Độ che phủ của rừng và cây xanh: 21,5%.

(Chi tiết kế hoạch sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản năm 2013 xem trong Biểu số 1 kèm theo) c) Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2013 Tổng số: 1.751.143 triệu đồng; trong đó:

- Vốn Trung ương: 939.233 triệu đồng;- Vốn thành phố : 787.066 triệu đồng;- Vốn khác: 28.844 triệu đồng.

(Chi tiết kế hoạch vốn đầu tư cho các chương trình, dự án tại Biểu số 2, 3) II. Giải pháp tổ chức thực hiện 1. Tổ chức phát triển sản xuất đảm bảo quy hoạch nông nghiệp, nông thôn, thuỷ sản theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái, bảo vệ môi trường, sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ. 2. Phát triển sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản theo quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Đẩy mạnh thực hiện mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất trồng trọt; tiếp tục hình thành các vùng chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo phương thức nuôi công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Tăng cường đầu tư cho các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, đặc biệt cho những sản phẩm có hợp đồng tiêu thụ, sản xuất sản phẩm lợi thế, có sức cạnh tranh cao. 3. Đẩy mạnh thực hiện tốt các chương trình mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất cho vùng sản xuất giống tại các huyện; tiếp tục thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tập trung. 4. Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản theo hướng đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất (cơ cấu diện tích, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống trong trồng trọt; phương thức chăn nuôi và cơ cấu giống trong chăn nuôi; cơ cấu giống và mùa vụ thả nuôi từng đối tượng thuỷ sản). Mở rộng diện tích cây vụ đông và diện tích nuôi trồng thuỷ sản qua đông. 5. Chú trọng làm tốt khâu giống cây trồng, vật nuôi và giống thuỷ sản. Ưu tiên sản xuất các giống lúa lai mới và các giống lúa thuần có năng suất cao,

12

Page 13: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

chất lượng tốt; khảo nghiệm, lựa chọn các giống rau màu phù hợp. Bổ sung thay thế đàn gia súc sinh sản, nâng cao chất lượng giống vật nuôi. Tiếp tục nhập và ứng dụng công nghệ nuôi sinh sản nhân tạo các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cá song, cá tráp, cá hồng, cá chim biển, tu hài, sò, bào ngư, ... Chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ giống lúa, vật tư hoá chất để đối phó với thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi. 6. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư và công tác thú y: tổng kết các mô hình, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện quy trình kỹ thuật gieo sạ lúa, chương trình IPM, chương trình “3 giảm 3 tăng”, kỹ thuật canh tác lúa cải tiến và các kỹ thuật thâm canh khác trong trồng trọt; tập trung hướng dẫn quy trình nuôi trồng, chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi có có hiệu quả kinh tế cao và chủ động phòng trừ dịch hại cây trồng, dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm (đặc biệt chú ý ngăn chặn sự xuất hiện và lây lan của các loại bệnh nguy hiểm như dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, dịch tai xanh, …); tăng cường kiểm tra chất lượng các loại giống thuỷ sản và điều tra phát hiện để dự báo, cảnh báo về môi trường vùng nuôi trồng thuỷ sản bền vững; dự báo ngư trường nhằm phát triển khai thác trên biển, giảm khai thác tuyến bờ, tăng khai thác xa bờ, gắn bảo vệ nguồn lợi với khai thác thuỷ và đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá; tăng cường công tác thú y, vệ sinh thuỷ sản và mở rộng các mô hình xuất sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn HACCP, VietGAP, GAPH. 7. Triển khai thực hiện các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản. 8. Tập trung xây dựng, tham mưu, đề xuất và triển khai thực hiện các đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn; cụ thể: Chương trình giống cây trồng nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2020; Phát triển chăn nuôi tại Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2020; Nâng cao chất lượng đàn lợn nái trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2020; Cơ giới hóa trong nông nghiệp giai 2011 - 2015; Phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2020; tăng cường công tác tiêm phòng, khử trùng tiêu độc, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2020. 9. Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng về nông, lâm, thủy sản; làm tốt hơn việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên ngành để phát huy cao hơn hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản. 10. Tiếp tục quản lý tốt công tác đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo các yêu cầu: bám sát các quy hoạch được duyệt; triển khai thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình; vốn đầu tư giải ngân kịp thời. 11. Đẩy mạnh cải cách hành chính để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước: phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí lãnh đạo Sở, các phòng, các chi cục và cá nhân cán bộ, công chức tổ chức thực hiện; các tổ chức, công dân cơ bản hài lòng về phương pháp và thái độ giải quyết công việc của Ngành. III. Kiến nghị, đề nghị

13

Page 14: UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNGvukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2148KH2013... · Web viewUBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ

1. Để thực hiện tốt việc phát triển ổn định sản xuất nông nghiệp, thủy sản các tháng cuối năm 2012 và năm 2013, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất với Thành uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân thành phố: - Ủy ban nhân dân thành phố tiếp nâng mức hỗ trợ các nội dung theo cơ chế chính sách đã được quy định tại Nghị quyết số 14/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân thành phố; tiếp tục bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, triển khai nhân rộng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”. - Xem xét cấp kinh phí theo tiến độ để thực hiện các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng; công tác phòng chống dịch bệnh, chống úng, chống hạn, chống nhiễm mặn nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng mô hình điểm về xã nông thôn mới. - Chỉ đạo các quận, huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, các đoàn thể tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia, các nghị quyết chuyên đề của Hội đồng nhân dân thành phố về phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống người dân nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TƯ của Ban chấp hành trung ương Đảng. 2. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân thành phố quan tâm bố trí vốn đầu tư tập trung, tránh dàn trải; ưu tiên theo thứ tự bố trí vốn cho các dự án hoàn thành năm 2012 và năm trong năm 2013; vốn đối ứng của thành phố cho các dự án ODA; các dự án thực hiện các chương trình nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố; vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; vốn cho các dự án khởi công mới. Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân thành phố tiếp tục quan tâm chỉ đạo, bố trí vốn để tạo điều kiện cho Ngành thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao./.

Nơi nhận:- Bộ NN&PTNT (báo cáo); - UBND TP (báo cáo);- Sở KHĐT;- GĐ và các PGĐ Sở; - Lưu: VT, KHTC.

GIÁM ĐỐC

Bùi Trọng Tuấn

14