THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG...

22
1 THC TRNG VÀ MT SGIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÁC NGÀNH CÔNG NGHIP CHLC CA VIT NAM Viện Năng suất Vit Nam GII THIU Theo quyết 604/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012, các ngành công nghip chlực đã được xác định, vi vai trò là các ngành công nghip chlc của đất nước, các kết qunăng suất ca ngành stác động ti phát trin ca ngành công nghip nói riêng và ca nn kinh tế nói chung. Trên cơ sở phân tích các chtiêu năng suất quan trọng: năng suất lao động và năng suất yếu ttng hp, báo cáo slàm rõ thc trạng năng suất ca mt sngành công nghip ca Vit Nam. Các ngành công nghiệp được phân tích trong báo cáo này bao gm: ngành dt may, da giy, ngành nha, ngành thép, ngành hóa chất, ngành cơ khí chế tạo, ngành năng lượng và ngành ngành sn xut thiết bđiện t, vin thông và công nghthông tin, công nghip phn mm, ni dung s(viết tt là ngành điện, điện t-tin hc). Trong đó ngành dệt may bao gm các phân ngành: ngành dt và ngành sn xut trang phc; ngành da giy gm: ngành sn xut da, giy dép, túi xách; ngành nha gm: ngành sn xut sn phm tcao su và plastic, sn xuất đồ chơi, trò chơi, sản xut plastic nguyên sinh; ngành thép gm: sn xut kim loi, sn xut sn phm tkim loại đúc sẵn (trmáy móc thiết b); ngành hóa cht gm sn xut hóa cht và các sn phm hóa cht (trsn xut plastic nguyên sinh); ngành cơ khí chế to gm: sn xut sn phm tkim loại đúc sẵn (trmáy móc và thiết b), sn xuất vũ khí và đạn dược, sa cha, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết b, sn xut máy móc thiết bchưa phân vào đâu, sn xuất xe có động cơ, rơ moóc; ngành năng lượng bao gm: khai thác than cng và than non, khai thác dầu thô và khí đốt tnhiên, sn xut và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; ngành sn xut thiết bđiện t, vin thông và công nghthông tin, công nghip phn mm, ni dung sbao gm: Sn xut sn phẩm điện t, máy vi tính và sn phm quang hc và sn xut thiết bđiện. Các chtiêu năng suất được tính toán cho giai đoạn 2011 2015 và các sliệu đầu vào sdng cho tính toán tngun sliu ca Tng cc Thng kê. Giải pháp nâng cao năng suất được đưa ra trên bối cnh phân tích thc trạng năng suất, và các tác động của ngành đối vi kinh tế - xã hi.

Transcript of THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG...

1

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT

CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM

Viện Năng suất Việt Nam

GIỚI THIỆU

Theo quyết 604/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012, các ngành công

nghiệp chủ lực đã được xác định, với vai trò là các ngành công nghiệp chủ lực

của đất nước, các kết quả năng suất của ngành sẽ tác động tới phát triển của

ngành công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Trên cơ sở phân

tích các chỉ tiêu năng suất quan trọng: năng suất lao động và năng suất yếu tố

tổng hợp, báo cáo sẽ làm rõ thực trạng năng suất của một số ngành công

nghiệp của Việt Nam.

Các ngành công nghiệp được phân tích trong báo cáo này bao gồm: ngành

dệt may, da giầy, ngành nhựa, ngành thép, ngành hóa chất, ngành cơ khí chế

tạo, ngành năng lượng và ngành ngành sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông và

công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm, nội dung số (viết tắt là ngành

điện, điện tử-tin học). Trong đó ngành dệt may bao gồm các phân ngành:

ngành dệt và ngành sản xuất trang phục; ngành da giầy gồm: ngành sản xuất

da, giầy dép, túi xách; ngành nhựa gồm: ngành sản xuất sản phẩm từ cao su

và plastic, sản xuất đồ chơi, trò chơi, sản xuất plastic nguyên sinh; ngành thép

gồm: sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc

thiết bị); ngành hóa chất gồm sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất (trừ

sản xuất plastic nguyên sinh); ngành cơ khí chế tạo gồm: sản xuất sản phẩm

từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc và thiết bị), sản xuất vũ khí và đạn dược,

sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị, sản xuất máy móc thiết bị

chưa phân vào đâu, sản xuất xe có động cơ, rơ moóc; ngành năng lượng bao

gồm: khai thác than cứng và than non, khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên,

sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không

khí; ngành sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, công

nghiệp phần mềm, nội dung số bao gồm: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi

tính và sản phẩm quang học và sản xuất thiết bị điện.

Các chỉ tiêu năng suất được tính toán cho giai đoạn 2011 – 2015 và các

số liệu đầu vào sử dụng cho tính toán từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống

kê. Giải pháp nâng cao năng suất được đưa ra trên bối cảnh phân tích thực

trạng năng suất, và các tác động của ngành đối với kinh tế - xã hội.

2

I- Khái niệm và phương pháp tính năng suất

1.1 Năng suất lao động

Năng suất lao động (NSLĐ) phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu

suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất. Theo khái niệm của OECD1

năng suất lao động là tỷ lệ giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra

được tính bằng GDP (Tổng sản phẩm trong nước) hoặc GVA (Tổng giá trị gia

tăng), đầu vào thường được tính bằng: giờ công lao động, lực lượng lao động

và số lượng lao động đang làm việc. Để đánh giá năng suất lao động cấp

ngành thì giá trị gia tăng được sử dụng. NSLĐ tính theo số lao động: Được

tính bằng cách, lấy giá trị gia tăng chia cho tổng số người làm việc bình quân

trong kỳ.

Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và

trình độ tiến bộ của phương thức sản xuất, được quyết định bởi nhiều nhân tố,

như trình độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp

dụng công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu

quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên.

1.2 Năng suất yếu tố tổng hợp - TFP

Trong kinh tế học, năng suất yếu tố tổng hợp (TFP), còn gọi là năng

suất đa yếu tố, là một biến tác động đầu ra không phải do yếu tố đầu vào

truyền thống là lao động và vốn. Nếu tất cả các yếu tố đầu vào được hạch

toán, TFP có thể sử dụng để đo sự thay đổi công nghệ dài hạn của nền kinh tế.

Nghiên cứu năm 1957 của Robert Solow có tựa đề "Thay đổi kỹ thuật

và hàm sản xuất gộp - Technical Change and the Aggregate Production

Function” được xuất bản trong Tạp chí Kinh tế và Thống kê đã chứng minh

rằng vốn và lao động chiếm ít hơn hai phần ba của tăng trưởng, phần còn lại

chính là công nghệ.

Số dư Solow là một số mô tả tăng trưởng năng suất theo quan sát và

thử nghiệm trong một nền kinh tế trong nhiều thập kỷ. Robert Solow xác định

năng suất tăng khi sản lượng tăng với mức đầu vào vốn và lao động không

đổi. Nó là một "giá trị còn lại" bởi vì nó là một phần của sự phát triển mà

không thể được giải thích thông qua tích lũy vốn hoặc sự tích tụ của các yếu

tố truyền thống khác như đất đai, lao động. Số dư Solow đôi khi được gọi là

tốc độ tăng trưởng của năng suất yếu tố tổng hợp.

Số dư Solow được xác định là tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người

cao hơn tốc độ tăng trưởng vốn tích lũy (capital stock) bình quân đầu người,

1 OECD, Measuring Productivity OECD Manual, Measurement of Aggregate and Industry-level productivity

growth, 2001.

3

vì vậy phát hiện này chỉ ra rằng phải có một số đóng góp cho đầu ra khác

được coi là những tiến bộ trong công nghiệp hóa nền kinh tế và cải tiến năng

suất. Mô hình này đưa ra một phương pháp luận (tính toán tăng trưởng) để đo

lường tốc độ tiến bộ công nghệ - tăng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP). TFP

được tính bằng mức chênh lệch giữa tổng mức tăng trưởng với mức tăng

trưởng do sự đóng góp của vốn và lao động.

Cách tiếp cận tính toán TFP dựa trên mô hình Cobb-Douglas: Y = A x

Kα x Lβ, trong đo Y là tổng đầu ra, A: năng suất yếu tố tổng hợp, K: đầu vào

vốn, L: đầu vào lao động, và hệ số đóng góp tương ứng của hai yếu tố vốn và

lao động vào tổng đầu ra (α và β). Tăng hoặc A, K hoặc L sẽ dẫn đến sự gia

tăng sản lượng.

Phát triển công nghệ và hiệu quả được coi là hai trong số các thành

phần lớn nhất của TFP. Các thành phần trong A không thể diễn giải kinh tế

một cách đơn giản, do bản chất giống như một nhân tố còn lại sau khi đã trừ

đi nhân tố khác, cho nên nó bao gồm cả những nhân tố chưa được xác định.

II- Thực trạng năng suất một số ngành công nghiệp chủ lực

2.1 Tăng trưởng của 08 ngành công nghiệp chủ lực

Trong ngành công nghiệp, 8 ngành kinh tế: dệt may, da giầy, nhựa,

thép, hóa chất, cơ khí chế tạo, năng lượng, điện, điện tử-tin học là những

ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào phát triển kinh tế của đất nước.

Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê.

Hình 1: Giá trị gia tăng của ngành năm 2015 và tốc độ tăng giá trị gia

tăng bình quân 2011 – 2015

Trong 8 ngành kinh tế nêu trên, ngành năng lượng có mức giá trị gia

tăng cao nhất, ước tính trên 350 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng của ngành

khoảng 6,4%/năm. Ngành điện, điện tử-tin học có mức giá trị gia tăng cao và

9.316.1

9.33.1

9.415.1

6.4

38.6

0

10

20

30

40

50

050000

100000150000200000250000300000350000400000

Dệt may Da giầy Nhựa Thép Hóa chất Cơ khí chế

tạo

Năng lượng Điện, điện

tử, viễn

thông

GTGT (tỷ đồng) Tốc độ tăng GTGT (%)

4

tốc độ tăng trưởng cũng rất cao (38,6%). Ngành cơ khí chế tạo có mức giá trị

gia tăng và tăng trưởng đều tốt. Ngành thép cho thấy mức giá trị gia tăng thấp

và tăng trưởng thấp trong giai đoạn vừa qua. Ngành nhựa và hóa chất có mức

giá trị gia tăng không cao, nhưng tốc độ tăng trưởng cũng tương đối tốt.

Trong hai ngành sử dụng lao động cao, ngành dệt may có giá trị gia

tăng cao hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm hơn ngành da giầy.

Hình 2: Tỷ trọng giá trị gia tăng và lao động của các ngành trong 8

ngành kinh tế

Ghi chú: Theo tính toán của Viện Năng suất Việt Nam

dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê

Trong 8 ngành kinh tế được so sánh, ngành năng lượng chiếm tỷ trọng

33% trong tổng giá trị gia tăng của 8 ngành, ngành điện tử, viễn thông và

công nghệ thông tin chiếm 22%, cơ khí chế tạo chiếm 14%. Dệt may, da giầy,

nhựa, thép và hóa chất chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong khi đó, lao động của ngành

năng lượng chỉ khoảng 7%. Dệt may chiếm khoảng 33% lao động, da giầy

chiếm 24% lao động.

2.2 Năng suất lao động

Hình 3 cho thấy mức năng suất lao động của năm 2015 của 8 ngành

kinh tế và tốc độ tăng năng suất bình quân của ngành gia đoạn 2011 – 2015.

Trong các ngành công nghiệp được so sánh, nếu tính năng suất lao

động bằng giá trị gia tăng trên số lao động thì ngành năng lượng có năng suất

lao động rất cao, năm 2015 vào khoảng trên 1 tỷ đồng/ người lao động. Năng

suất lao động của ngành cao do có đặc thù dựa vào tài nguyên, tuy nhiên tốc

độ tăng năng suất bình quân giai đoạn 2011 – 2015 của ngành này vào khoảng

3,9%/năm tăng chậm hơn một số ngành công nghiệp khác.

Cơ cấu lao động

Cơ cấu giá trị gia tăng

5

Hình 3: Năng suất lao động năm 2015 và tốc độ tăng năng suất lao động

(2011 – 2015)

Ngành điện, điện tử-tin họcnổi bật lên là một ngành có năng suất cao

(năm 2015 đạt mức 380 triệu đồng/ lao động năm 2015), đồng thời có tốc độ

tăng năng suất ngoạn mục (17,9%/ năm) trong giai đoạn 2011 – 2015.

Ngành cơ khí chế tạo cũng có mức năng suất và tốc độ tăng năng suất

tương đối tốt (mức năng suất 300 triệu đồng/ lao động năm 2015 và tốc độ

tăng bình quân 2011 – 2015 là 7,7%/ năm. Tương tự như vậy, ngành hóa chất

cũng có mức năng suất cao (trên 450 triệu đồng/ người) và tốc độ tăng nhanh

(5,1%/năm) trong thời gian vừa qua.

Ở khối công nghiệp chế biến, chế tạo, nhóm ngành công nghệ cao gồm

ngành điện, điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, ngành cơ khí chế tạo,

ngành hóa chất có năng suất nhìn chung có năng suất cao hơn ngành công

nghệ trung bình và thấp, đồng thời tốc độ tăng năng suất cũng cao hơn.

Ở nhóm ngành công nghệ trung bình, ngành nhựa có mức năng suất

vừa phải (khoảng 200 triệu đồng/ người) và tốc độ tăng chậm (2,1%/ năm).

Ngành thép tuy có mức năng suất tuy rất cao, nhưng lại đang có xu hướng suy

giảm (- 6%/năm) trong những năm gần đây.

Nhóm ngành công nghệ thấp như dệt may, da giầy có mức năng suất

lao động thấp (tương ứng là 76 triệu/ người và 74 triệu đồng/ người). Ngành

năng suất ngành dệt may hầu như không thay đổi từ năm 2011 – 2015 (tốc độ

tăng 0,4%/ năm), năng suất ngành da giầy có cải thiện nhiều với tốc độ tăng

bình quân khoảng 4,9%/ năm.

Nếu đánh giá hai yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng năng suất lao

động của ngành, đó là tăng cường độ vốn và tăng TFP.

76 74 206629

456 301

1090

38100

0502

-01

0508

04

18

-05

00

05

10

15

20

0

200

400

600

800

1000

1200

Dệt may Da giầy Nhựa Thép Hóa chất Cơ khí chế

tạo

Năng lượng Điện, điện

tử, viễn

thông

NSLĐ (triệu đồng/người) Tốc độ tăng NSLĐ (%)

6

Bảng 1: Năng suất lao động và cường độ vốn và tăng TFP

của các ngành kinh tế

Ngành

NSLĐ giá

hiện hành

2015

(triệu đồng/

người)

Trang bị

vốn/lao

động 2015

(triệu đồng/

người)

Tốc độ tăng

NSLĐ bình

quân

(2011 – 2015)

Tốc độ

tăng

cường

độ vốn

(%)

Tốc độ

tăng

TFP (%)

Dệt may 76 120 0,4 0,4 0,11

Da giầy 74 61 4,9 -1,1 5,58

Nhựa 206 345 2,1 2,7 1,36

Thép 629 3359 -0,6 28,8 -12,18

Hóa chất 456 884 5,1 12,9 -1,38

Cơ khí chế

tạo

301 366 7,7 3,2 5,63

Năng lượng 1090 4047 3,9 9,8 2,60

Điện, điện tử-

tin học

381 372 17,9 8,5 15,39

Ghi chú: Tính toán của Viện Năng suất Việt Nam dựa trên số liệu thống kê.

Ngành năng lượng và ngành thép là hai ngành có mức trang bị vốn trên

một lao động rất cao (tương ứng 4,05 tỷ đồng/ người và 3,36 tỷ đồng/người).

Hai ngành này có mức năng suất cao dựa trên cường độ vốn cao. Trong khi,

vốn gia tăng cho ngành thép không ngừng tăng lên, vốn của ngành năng

lượng có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, với ngành thép, cường độ vốn tăng

28,8%/năm, đầu tư vào ngành này tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua, nhưng

ngược lại, năng suất lao động của ngành lại giảm.

Hình 4: Năng suất lao động và cường độ vốn của các ngành công nghiệp

2015 (triệu đồng)

76 74 206629 456 301

1090

381120 61

345

3359

884366

4047

372

Dệt may Da giầy Nhựa Thép Hóa chất Cơ khí chế

tạo

Năng lượng Điện, điện tử,

viễn thông

NSLĐ Cường độ vốn

7

Ngành hóa chất cũng là ngành tăng năng suất lao động dựa vào tăng

vốn. Năng suất lao động của ngành cao đồng thời cường độ vốn cũng cao so

với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói chung. Tốc độ tăng cường độ

vốn của ngành là 12,9%, tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của năng

suất lao động (5,1%). Ngành nhựa cũng tương tự như ngành hóa chất, giai

đoạn vừa qua tăng cường vốn cao, nhưng thay đổi năng suất lao động còn

chậm.

Ngành điện, điện tử-tin học cũng là một ngành có tăng cường vốn cao,

nhưng giai đoạn vừa qua, tốc độ tăng năng suất lao động (17,9%) cao hơn hẳn

tốc độ tăng cường độ vốn (8,5%), cho thấy ngành hoạt động rất hiệu quả, tăng

năng suất lao động của ngành không chỉ dựa vào tăng vốn. Tương tự như vậy,

ngành cơ khí chế tạo cũng là ngành sử dụng vốn hiệu quả.

Ngành dệt may và da giầy là ngành có cường độ vốn thấp, sử dụng lao

động là chủ yếu, năng suất lao động cũng thấp. So sánh hai ngành cho thấy,

ngành da giầy có cường độ vốn thấp hơn khá nhiều so với ngành dệt may

nhưng năng suất lao động cũng tương đương với ngành này và mặc dù cường

độ vốn của ngành da giầy giảm đi nhưng năng suất lao động lại tăng lên, cho

thấy hiệu quả cải tiến năng suất của ngành.

Trong số các ngành nêu trên, ngành điện, điện tử-tin học cho thấy có sự

cải thiện năng suất tốt nhất. Tốc độ tăng năng suất lao động rất cao phần lớn

dựa trên tăng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP).

Ngành cơ khí chế tạo cũng có tốc độ tăng năng suất cao và phần nhiều

dựa trên tăng TFP. Ngành da giầy cũng được gọi là ngành có hiệu quả, năng

suất lao động tăng dựa trên những cải thiện về năng suất yếu tố tổng hợp

trong khi trang bị vốn cho lao động không tăng đối với ngành này. Trong khi

đó, ngành dệt may hầu như không có sự thay đổi về năng suất, về TFP và về

cường độ vốn trong giai đoạn vừa qua.

Ngành thép và ngành hóa chất là hai ngành TFP giảm. Trong khi ngành

hóa chất vẫn tăng năng suất lao động dựa vào tăng cường độ vốn thì ngành

thép lại giảm năng suất lao động trong điều kiện cường độ vốn tăng rất mạnh

và TFP giảm sâu.

Ngành nhựa và ngành năng lượng cũng cho thấy tăng năng suất lao

động chậm và chủ yếu dựa trên tăng cường trang bị vốn.

2.3 Đóng góp của các yếu tố đầu vào và TFP vào tăng giá trị gia tăng

Dựa trên cách tiếp cận hạch toán tăng trưởng, tăng giá trị gia tăng có

được do tăng đầu vào (vốn và lao động) và tăng TFP.

8

Hình 5: Đóng góp của các yếu tố đầu vào và TFP vào tăng giá trị gia tăng

(%)

Các ngành có đóng góp cao của tăng TFP vào tăng trưởng là ngành

điện, điện tử-tin học (40%), ngành cơ khí chế tạo (37%), ngành da giầy

(35%). Những ngành này cho thấy các cải thiện về năng suất yếu tố tổng hợp

(như cải thiện về công nghệ, hiệu quả quản lý, chất lượng lao động và các tác

động của chính sách kinh tế) đã có tác động tích cực tới tăng trưởng của

ngành.

Các ngành công nghệ cao, thời gian qua, đóng góp của tăng vốn có vai

trò nổi bật hơn so với đóng góp của tăng lao động (ví dụ như ngành điện, điện

điện tử viễn thông và công nghệ thông tin, ngành cơ khí chế tạo, ngành hóa

chất, ngành năng lượng. Ngành công nghệ trung bình và thấp (như ngành dệt

may, da giầy, nhựa vai trò của tăng lao động vẫn chiếm chủ yếu trong tăng

trưởng.

Ngành năng lượng trong giai đoạn vừa qua, tăng cường vốn quá nhanh,

tăng giá trị gia tăng dựa trên tăng cường vốn và một phần nhỏ dựa trên tăng

lao động, giá trị gia tăng được gia tăng hoàn toàn dựa trên tăng yếu tố đầu vào

mà không có sự cải thiện năng suất.

Ngành hóa chất và ngành dệt may cũng trong tình trạng tương tự. Tăng

trưởng của ngành dựa vào tăng các yếu tố đầu vào lao động và vốn mà không

có sự gia tăng năng suất yếu tố tổng hợp. Tuy nhiên có sự khác biệt ở một

điểm, ngành hóa chất tăng trưởng dựa vào tăng vốn, còn nghành dệt may dựa

vào tăng lao động là chủ yếu. Ngành nhựa mặc dù có đóng góp của tăng TFP

2614

40

714 92

40

120

45

73

52

46126

41

19

17

15

01

35

15

-315

-15

37

-37

40

Dệt may Da giầy Nhựa Thép Hóa chất Cơ khí chế

tạo

Năng lượng Điện, điện

tử, viễn

thông

vốn lao động TFP

9

nhưng ở mức khiêm tốn khoảng 15% và phần lớn vẫn dựa vào tăng lao động

vào vốn.

Riêng ngành thép tăng đầu vào với tốc độ rất nhanh nhưng giá trị gia

tăng lại giảm đi. Lý giải điều này, thời gian qua tiêu thụ của ngành thép gặp

khó khăn do kinh tế suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng, xuất khẩu

gặp khó dẫn đến việc đầu tư chưa đem đến hiệu quả kinh tế, cũng có thể do

đầu tư doanh nghiệp ngành thép đòi hỏi vốn lớn và dài hạn, nên chưa đem lại

những kết quả trong ngắn hạn.

III- Các vấn đề và giải pháp

3.1 Các vấn đề chung của các doanh nghiệp Việt Nam

Lợi thế

- Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và xã hội, có sức

hấp dẫn đối với các thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài, qua đó tạo thêm

cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn, thiết bị, công nghệ

sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng chuyên môn cao

từ các nước phát triển.

- Thị trường nội địa với dân số hơn 90 triệu và mức sống ngày càng

tăng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghiệp phát triển thị trường

trong nước. Nhiều sản phẩm như sản phẩm dệt may, da giầy đã được các thị

trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật chấp nhận.

- Việc triển khai chương trình phát triển công nghiệp chủ lực, công

nghiệp hỗ trợ tạo tiền đề, cơ sở để các DN nhựa mạnh dạn đầu tư đổi mới dây

chuyền sản xuất sang ngành nhựa kỹ thuật cao, góp phần gia tăng giá trị của

sản phẩm. Không chỉ vậy, việc cải thiện nội lực theo hướng gia tăng giá trị

sản phẩm còn giúp các DN mở rộng hợp tác, trở thành thành viên hệ thống

chuỗi cung ứng cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

- Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh trong những năm qua và có sự đầu

tư bài bản. Nhiều doanh nghiệp phát triển vững vàng nhờ đầu tư phát triển

công nghệ và hoạt động hiệu quả trong nhiều năm (như doanh nghiệp ngành

nhựa, ngành da giầy).

- Với lợi thế là dân số trẻ, gần 60% trong tổng dân số ở độ tuổi lao

động (17-60 tuổi), nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong

khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động, đặc biệt là đối với

ngành Công nghiệp điện tử. Cho nên Việt Nam rất có cơ hội để thu hút vốn

đầu tư, chuyển giao công nghệ và học tập các kiến thức quản lý và đào tạo

nhân lực từ các ngành Công nghiệp phát triển trong khu vực.

10

Thách thức và khó khăn

- Hầu hết các doanh nghiệp thuộc các ngành đều có tụt hậu về công

nghệ so với các nước trong khu vực, phụ thuộc vào máy móc, thiết bị nước

ngoài. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn

tài chính hạn hẹp. Lực lượng chuyên gia cũng như kiến thức và cập nhật công

nghệ còn ít ỏi và cũng chưa đạt đến nhu cầu phát triển kinh doanh. Thêm vào

đó, khả năng đàm phán để kí hợp đồng công nghệ cũng không mở rộng;

- Doanh nghiệp trong nước phần nhiều là nhỏ, vốn đầu tư ít, chủ yếu

gia công, chưa đủ sức tạo sản phẩm, nhập khẩu là chính, rất kém lợi thế cạnh

tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ở thành phần kinh tế tư nhân, các

doanh nghiệp nước ngoài chiếm ưu thế về thị trường;

- Việc hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu và thiếu. Ví

dụ trong lĩnh vực cơ khí, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chỉ làm cơ khí

khép kín, đảm nhận các khâu từ A đến Z nên không sử dụng hết được năng

lực của máy móc hiện có cũng như không thể phát triển công nghệ, bổ sung

số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Vì thiếu sự liên kết giữa các doanh

nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt

Nam nên các công ty cơ khí chưa tạo được sức cạnh tranh, xây dựng và bảo

vệ thị trường cơ khí trong nước;

- Lực lượng lao động đông đảo nhưng chất lượng lao động lại yếu:

nhiều ngành phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng, nhất

là kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao. Phần lớn đội ngũ nhân

lực chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất cơ khí công nghệ cao như

thiếu kiến thức về các công nghệ mới, trình độ chuyên môn chưa cao;

- Ở các ngành có nhiều lợi thế (dệt may; da giầy, điện, điện tử-tin học),

nhưng công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập

khẩu, tỷ lệ gia công cao là thách thức lớn khi hội nhập. Hầu hết các ngành

đang phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, thiếu khả năng chủ động về

nguyên liệu.

- Các thị trường lớn vận dụng nhiều rào cản kỹ thuật, vệ sinh, an toàn,

môi trường, trách nhiệm xã hội, chống bán phá giá nhằm bảo hộ sản phẩm

trong nước. Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam thường không đủ khả

năng để thắng trong các tranh chấp thương mại. Năng lực tiếp thị còn hạn chế,

hầu hết đều chưa có thương hiệu riêng được biết đến trên thị trường quốc tế.

11

- Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn hạn chế, năng suất lao động

chưa cao. Năng lực sản xuất cho ngành thường đến từ các công ty nhà nước

và các công ty nước ngoài.

3.2 Giải pháp chung đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp

của Việt Nam

3.2.1 Tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển về quy mô

Từ phân tích dữ liệu của doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp có

quy mô lao động vừa và lớn có năng suất cao hơn. Các doanh nghiệp nhỏ và

siêu nhỏ năng suất lao động thấp. Ngoài ra quy mô doanh thu, cường độ chi

phí trung gian cao cũng có tác động năng suất cao. Vì vậy hỗ trợ, khuyến

khích doanh nghiệp phát triển quy mô cũng tác động tới nâng cao năng suất

của toàn ngành. Các doanh nghiệp có quy mô đủ lớn có thể có những tiềm lực

tài chính và nhân lực đầu tư phát triển thị trường, phát triển khoa học và công

nghệ và cạnh tranh tốt hơn.

Tiếp tục cổ phần hóa và tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước trong

các lĩnh vực công nghiệp là một giải pháp tích cực, vì các doanh nghiệp NN

thuộc ngành cho thấy không hiệu quả, có năng suất thấp hơn so với doanh

nghiệp ngoài NN. Bên cạnh đó duy trì hoạt động của các doanh nghiệp vừa và

nhỏ bằng cách đơn giản hóa các thủ tục hành chính (ví dụ ưu đãi vay vốn, thủ

tục hành chính về thuế, bảo hiểm xã hội…), chính sách tiền lương phù hợp,

chính sách thuế, ưu đại thuế, tín dụng rõ ràng tránh những rào cản về chính

sách …), hướng tới hậu thuẫn hiệu quả cho doanh nghiệp hoạt động.

3.2.2 Khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ

Để xây dựng thị trường và thương hiệu và đặc biệt là tham gia vào các

phân khúc thị trường có giá trị gia tăng cao như thiết kế, phát triển và phân

phối, thì thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển là rất quan trọng.

Đối với các doanh nghiệp có tiềm năng (quy mô lớn, tài chính vững) thì cần

thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm để xây dựng

thương hiệu riêng hoặc tham gia vào phân khúc giá trị gia tăng cao trong

chuỗi giá trị toàn cầu, hoặc chiếm lĩnh thị trường nội địa trong điều kiện thị

trường nội địa rất nhiều tiềm năng của Việt Nam.

Ngoài tính chủ động của các doanh nghiệp, để hỗ trợ cho hoạt động

nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp trong nước, Nhà nước cần có một

số khuyến khích như sau:

- Khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính đầu tư cho các

hoạt động khoa học và công nghệ, phát triển thương hiệu. Tạo ra các ưu đãi

12

về vay vốn phát triển thương hiệu hoặc các chương trình khoa học và công

nghệ liên quan tới nâng cao năng lực sản xuất mặt hàng giá trị gia tăng cao.

- Các viện, trường hợp tác với doanh nghiệp chú trọng đào tạo nhân lực

về thiết kế và kỹ thuật, công nghệ.

- Phát triển các diễn đàn trao đổi về công nghệ, các tổ chức tư vấn công

nghệ (có thể hoạt động thông qua quỹ phát triển khoa học công nghệ, hoặc từ

nguồn tài chính của các tổ chức tham gia đóng góp).

- Sử dụng quỹ khoa học và công nghệ hiệu quả, đầu tư đúng đối tượng,

đặc biệt chương trình ứng dụng ưu tiên vào những doanh nghiệp có tác động

lan tỏa phát triển khoa học và công nghệ của ngành: viện nghiên cứu, doanh

nghiệp hàng đầu hoặc các tổ chức tư vấn về khoa học và công nghệ.

Tuyên truyền nhận thức về sự cần thiết của các hoạt động nghiên cứu

và phát triển. Phát triển cơ sở dữ liệu hoặc trang thông tin đánh giá về năng

lực công nghệ giúp các doanh nghiệp tự xếp hạng về năng lực công nghệ so

với mức bình quân, cũng như xếp hạng về năng suất và hiệu quả., để có định

hướng thiết lập mục tiêu phát triển.

3.2.3 Phát triển nguồn nhân lực cung ứng cho các doanh nghiệp

Hiện nay, ngành dệt may và da giầy sử dụng nhiều lao động, nhưng chủ

yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp, các ngành công nghệ cao như ngành

cơ khí chế, tạo, ngành hóa chất hoặc thiết bị điện, điện tử đối mặt bài toán lao

động yếu và thiếu. Nguyên nhân chủ yếu do chất lượng đào tạo chưa đáp ứng

được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Do đó, cần cải cách đào tạo nghề

trong các trường đại học trung cấp dạy nghề, tăng phần thực hành kỹ năng áp

dụng vào thực tế.

Phát triển nguồn nhân lực của ngành cần một số công việc sau:

- Phát triển các viện nghiên cứu, trường đào tạo nghề chuyên ngành. Cả

hai vấn đề phát triển nguồn nhân lực đều cần được chú ý: Chất lượng đào tạo

nghề và sử dụng lao động có trình độ hiệu quả ở các nhà máy. Vì vậy cần giải

quyết dưới 2 góc độ: nâng cao chất lượng đào tạo nghề và quản trị nhân lực

trong các nhà máy.

- Liên kết các viện, trường với doanh nghiệp trong sự hợp tác đôi bên

cùng có lợi: ví dụ, các viện, trường đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp,

các doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo thực hành. Trong đó, chú trọng đào tạo nhân

lực về thiết kế và kỹ thuật.

3.2.4 Ứng dụng hệ thống và công cụ quản lý tiên tiến, hiện đại

13

Số liệu mẫu cũng cho thấy, doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 hoặc ISO

14000 hoặc áp dụng 2 hệ thống/ công cụ quản lý, cải tiến năng suất chất

lượng trở lên có năng suất lao động cao hơn các doanh nghiệp không áp dụng

hệ thống/ công cụ cải tiến năng suất, chất lượng.

Thực tế đã chứng minh, những doanh nghiệp quan tâm tới cải tiến quá

trình sản xuất kinh doanh, tìm hiểu ứng dụng những mô hình quản lý tiên tiến

sẽ có năng suất cao hơn.

Với kết quả của các mô hình/ công cụ quản lý cải tiến năng suất chất

lượng trong thực tiễn, cần tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp duy trì, áp

dụng, cập nhật những mô hình quản lý tiên tiến.

Việt áp dụng những tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, SA 8000 giúp

các doanh nghiệp có ý thức trong việc đảm bảo chất lượng, đảm bảo môi

trường, đảm bảo tuân thủ phát luật, dần từng bước tạo uy tín trước khách

hàng, dần dần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Số liệu cho thấy số doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn hoặc hệ thống

chưa nhiều (47% doanh nghiệp ngành sản xuất da và các sản phẩm từ da chưa

áp dụng hệ thống, công cụ quản lý cải tiến năng suất chất lượng. Trong các hệ

thống, công cụ được áp dụng, ISO 9000 (hệ thống quản lý chất lượng) được

áp dụng chủ yếu (39%). 11% doanh nghiệp áp dụng ISO 14000 (hệ thống

quản lý môi trường) có 11% doanh nghiệp áp dụng, 5S và Kaizen 8% doanh

nghiệp áp dụng. Một số công cụ cải tiến năng suất khác cũng rải rác được áp

dụng). Như vậy cần khuyến khích các doanh nghiệp tham gia áp dụng tiêu

chuẩn hoặc các công cụ cải tiến khác.

Biện pháp khuyến khích như sau:

- Tạo nhận thức về sự cần thiết áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến

thông qua các biện pháp tuyên truyền: tạp chí, sách chuyên ngành, hội thảo,

diễn đàn.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về các hệ thống, công cụ quản lý.

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống

và công cụ quản lý tiên tiến.

- Các diễn đàn chia sẻ kết quả áp dụng hệ thống/ công cụ quản lý năng

suất chất lượng để giúp các doanh nghiệp học hỏi lẫn nhau.

3.3 Giải pháp riêng của ngành

Ngoài các giải pháp chung cho doanh nghiệp đã nêu ở trên, các giải

pháp riêng cho ngành như sau:

3.3.1 Đối với ngành điện, điện tử-tin học:

14

Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành: Công nghiệp hỗ trợ

(CNHT) cho ngành công nghiệp điện tử-tin học chiếm 80% giá trị của ngành

công nghiệp điện, điện tử, tin học, viễn thông, bao gồm các ngành như: Công

nghiệp sản xuất linh kiện, công nghiệp vật liệu, công nghiệp khuôn mẫu, gia

công cơ khí…Trong đó, công nghiệp vi mạch bán dẫn là ngành công nghiệp

sản xuất linh kiện chiếm tỉ lệ trên 70% của công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp

hỗ trợ ngành điện tử-tin học tại Việt Nam ít phát triển nên dẫn đến tỉ lệ nội địa

hóa rất thấp, bình quân chỉ 20-30%, còn lại chủ yếu là bao bì đóng gói với các

chi tiết nhựa, chi tiết kim loại… vì vậy, các chính sách phát triển cần khuyến

khích cho phát triển công nghệ hỗ trợ cho ngành.

Hình thành các cụm công nghiệp điện tử - tin học: Với việc hội nhập

quốc tế ngày một sâu rộng, sản xuất trong nước sẽ đứng trước sức ép cạnh

tranh với hàng nhập khẩu nguyên chiếc, bởi người tiêu dùng khi đó được tiếp

cận với sản phẩm nhập ngoại có mức giá rẻ hơn so với sản phẩm trong nước.

Do đó, việc hình thành các cụm công nghiệp điện tử, thúc đẩy sự quy tụ, đầu

tư của các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự liên kết, nâng cao hiệu quả hoạt động

của các doanh nghiệp điện, điện tử, tin học, viễn thông. Sự liên kết và tương

tác này giữa các doanh nghiệp với nhau tạo ra một hệ thống liên kết chặt chẽ

trong mạng lưới ngành. Đặc biệt, tạo dựng được năng lực cạnh tranh và công

nghệ để có thể giúp các doanh nghiệp trong ngành tham gia vào chuỗi giá trị

sản xuất toàn cầu và góp phần thực chất đưa Việt Nam thành một nước sản

xuất lớn về thiết bị điện tử, tin học vào năm 2030.

3.2.2 Đối với ngành cơ khí, chế tạo

Xây dựng chiến lược phát triển ngành cơ khí: Bên cạnh những kết quả

đã đạt được, ngành cơ khí vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể, năm

2014 mới chỉ đáp ứng được 32% nhu cầu, trong khi đó mục tiêu đề ra là từ

40-45%. Công nghiệp cơ khí ô tô, luyện kim... đạt thấp so với kế hoạch đề ra.

Các đơn vị tư vấn chưa làm chủ được thiết kế; Sản phẩm chuyên ngành nông

lâm ngư nghiệp, xây dựng đóng tàu kết đạt kết quả thấp. Nhiều chính sách

cho ngành cơ khí, tuy nhiên gặp khó trong quá trình triển khai. Chính sách hỗ

trợ chưa phát huy tác dụng. Do vậy trong giai đoạn tiếp theo việc xây dựng

chiến lược phát triển cần tập trung mục tiêu nâng cao tính tự chủ, năng lực

cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.

3.2.3 Đối với ngành dệt may, da giầy

Hỗ trợ xúc tiến thị trường bằng các ưu đãi vay vốn phát triển xây dựng

thương hiệu, hỗ trợ tìm hiểu thông tin về các quy định của các nước nhập

khẩu, các chương trình hợp tác song phương, hợp tác quốc tế về các quy định

liên quan đến ngành. Rất cần các trang thông tin chuyên ngành được cập nhật

15

thường xuyên về các chương trình hợp tác, các thị trường, các quy định và rào

cản thương mại … để giúp doanh nghiệp có định hướng kinh doanh (ví dụ

trang web của Hiệp hội da giầy túi xách).

Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành may, da giầy: Có kế hoạch

phát triển của ngành dệt may, da giầy và kế hoạch, quy hoạch phát triển công

nghiệp phụ trợ (như chế tạo, sản xuất máy móc dành cho ngành dệt may, phát

triển ngành sợi, dệt, phụ kiện ngành da giầy) để đáp ứng nguyên phụ liệu cho

ngành dựa trên các thế mạnh của tỉnh/ vùng.

3.2.4 Đối với ngành nhựa

Khuyến khích việc đầu tư đổi mới thiết bị và phát triển công nghệ: Qua

số liệu điều tra của ngành nhựa cho thấy, những doanh nghiệp chú ý tới đầu

tư trang thiết bị hiện đại, chất lượng cao thì năng suất cao hơn hẳn những

doanh nghiệp trang thiết bị cũ, lạc hậu hoặc kém chất lượng. Doanh nghiệp

ngành nhựa là ngành cần đầu tư tài sản, thiết bị khá lớn. Công nghệ yếu kém

khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể sản xuất được các loại sản phẩm

nhựa có hàm lượng kỹ thuật cũng như giá trị gia tăng cao như các sản phẩm

thuộc nhóm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật. Nguyên nhân chủ yếu là

doanh nghiệp có qui mô vốn và doanh thu thấp nên không có khả năng đầu tư

phát triển công nghệ. Năng lực tài chính yếu cùng với các khó khăn trong việc

tiếp cận vốn, thiếu hụt vốn đầu tư do cơ chế chính sách chưa phù hợp đã tạo

thành rào cản đổi mới công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng do

sản phẩm của Việt Nam đứng ở phân khúc thấp nên các doanh nghiệp ít chú

trọng đến việc đầu tư công nghệ máy móc hiện đại. Điều này làm giảm sức

cạnh tranh của sản phẩm nhựa Việt Nam trên thị trường. Vì vậy các giải pháp

chính sách cần tập trung vào các khuyến khích phát triển ngành nhựa thúc đẩy

doanh nghiệp đầu tư vào ngành nhựa kỹ thuật cao như hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ

tư vấn lựa chọn thiết bị, tăng đào tạo phát triển nhân lực công nghệ chuyên

ngành, quy định thẩm định chất lượng thiết bị nhập khẩu (kể cả khía cạnh môi

trường) hoặc chứng nhận sản phẩm trong nước.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất nguyên liệu ngành

nhựa: Doanh nghiệp ngành nhựa phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng 20% đến 30% nhu cầu với

các sản phẩm chủ yếu gồm nhựa PVC, PET, PP. 70% nguyên phụ liệu còn lại

của ngành đang phụ thuộc vào nhập khẩu. Do đó, giá thành sản xuất luôn bị

biến động theo giá hàng hóa nguyên liệu đầu vào từ thế giới và biến động của

tỷ giá ngoại tệ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhựa Việt Nam. Vì

vậy cần có một chính sách cụ thể giúp các doanh nghiệp ngành Nhựa phát

triển. Bộ Công thương cần nghiên cứu hình thành danh mục sản phẩm trọng

16

điểm của quốc gia cho từng thời kỳ và đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển,

tạo điều kiện DN xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp. Phát triển công nghệ và

khuyến khích đầu tư tái chế phế liệu nhựa. Nếu tận dụng được nguồn nguyên

liệu tái chế thì không giúp giảm gánh nặng nhập khẩu nguyên liệu mà còn góp

phần giảm thiểu các tác hại môi trường từ các phế thải nhựa.

3.2.5 Đối với ngành hóa chất

Chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ: Ưu tiên cho các doanh nghiệp

có nhu cầu vay vốn để đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào

sản xuất; ưu đãi về cơ chế vay vốn đối với các dự án đầu tư chiều sâu, đổi mới

công nghệ và xây mới có sử dụng công nghệ hiện đại. Ưu đãi về thuế đối với

các sản phẩm hóa chất sản xuất trong nước phục vụ trực tiếp cho sản xuất

nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực và thúc đẩy xuất khẩu lương thực.

Giải pháp về thị trường: Nhà nước cần hoàn thiện các cơ chế, chính

sách nhằm hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm hóa chất trong nước đã sản

xuất được, các sản phẩm kém chất lượng, gây ô nhiễm môi trường, trên cơ sở

phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam khi tham gia WTO cũng như

các hiệp định thương mại đa phương khác; tăng cường chống hàng giả, hàng

nhái, hàng nhập lậu. Cần có chính sách đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực

của các cơ quan nghiên cứu thị trường hóa chất để có thể dự báo và cung cấp

thông tin thị trường một cách chính xác và kịp thời; phát triển và sử dụng hiệu

quả các phương tiện thông tin, công khai các chương trình xúc tiến thương

mại hàng năm và các chương trình khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có định

hướng sản xuất phù hợp.

Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ và bảo vệ môi trường: Tăng

cường nâng cao năng lực của các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành và các

phòng kỹ thuật công nghệ của các công ty để có đủ khả năng tiếp cận và tổ

chức nghiên cứu triển khai các công nghệ mới; Xây dựng cơ chế thích hợp

nhằm phát huy hiệu quả của các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia trong

lĩnh vực hóa chất, hỗ trợ công tác nghiên cứu triển khai áp dụng các công

nghệ hiện đại; Thẩm định công nghệ đối với các dự án đầu tư, áp dụng công

nghệ tiên tiến, hiện đại đối với các dự án đầu tư mới. Tổ chức thực hiện tốt

Luật chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng công tác thẩm định công

nghệ, đảm bảo quyền lợi của bên bán công nghệ và các doanh nghiệp nhận

chuyển giao công nghệ. Các nhà máy đang hoạt động, các dự án đầu tư mới

phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và an

toàn hóa chất; đóng cửa các cơ sở sản xuất hóa chất sử dụng công nghệ lạc

hậu, gây ô nhiễm môi trường; Hạn chế tối đa việc hình thành các cơ sở sản

xuất, chế biến hóa chất quy mô nhỏ. Ưu tiên phát triển các dự án hóa chất áp

17

dụng các công nghệ mới, ít chất thải và thân thiện môi trường, các giải pháp

tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu, và tái sử dụng tối đa

các loại chất thải phát sinh trong quy trình sản xuất, chế biến các sản phẩm

hóa chất; Có kế hoạch di dời, tập trung các nhà máy sản xuất hóa chất vào

khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm quản lý tập trung giảm thiểu tình

trạng ô nhiễm môi trường; Tiếp tục nghiên cứu nhu cầu thị trường và đánh giá

sức chịu tải của môi trường ở những nơi quy hoạch các dự án hóa chất để điều

chỉnh quy mô sản xuất.

3.2.6 Đối với ngành thép

Quy hoạch lại phát triển ngành thép, không khuyến khích thành lập mới

các doanh nghiệp ngành thép: Ngành thép đang ở tình trạng cung lớn hơn cầu

đối với thị trường trong nước. So với nhu cầu thực tế của thị trường trong

nước, nguồn cung đang vượt xa cầu. Thêm vào đó, nhu cầu năng lượng của

ngành thép sẽ gây ra mất cân đối nghiêm trọng khi chiếm 15,5% nhu cầu năng

lượng cả nước hoặc tương đương với 48% nhu cầu năng lượng của cả ngành

công nghiệp. Mà điều này sẽ buộc phải điều chỉnh một trong hai quy hoạch,

hoặc thép hoặc năng lượng, mới đủ bảo đảm cân đối năng lượng. Giải pháp

cần xem xét quy hoạch lại phát triển của ngành thép. Cân đối lại mục tiêu sản

lượng của ngành thép (gang, phôi thép, thép thành phẩm, sản xuất thiết bị

luyện, cán thép). Đánh giá lại chính sách đầu tư vào ngành thép, hạn chế đầu

tư vào những ngành đã đủ nhu cầu. Chú ý tới đánh giá công nghệ của doanh

nghiệp, coi là ngành kinh doanh có điều kiện về công nghệ và tác động tới

môi trường.

Nâng cấp cải tiến công nghệ dần dần loại bỏ công nghệ lạc hậu: Công

nghệ của ngành thép Việt Nam đang đan xen giữa công nghệ hiện đại so với

khu vực thế giới, nhưng vẫn còn những dây chuyền công nghệ lạc hậu, tiêu

hao năng lượng nhiều, ảnh hưởng môi trương lớn. Khoảng 40% dây chuyền

công nghệ của ngành thép thuộc diện lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

Nguyên nhân do sự yếu thế cả về vốn và nguồn nhân lực khiến cho các DN

thép của Việt Nam không thể đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất. Giải

pháp:

- Cần đánh giá lại các doanh nghiệp ngành thép, coi là ngành kinh

doanh có điều kiện về công nghệ, tác động tới môi trường, dần dần loại bỏ

công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Chấp nhận đào thải những doanh

nghiệp yếu kém, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, năng lượng

và ô nhiễm môi trường.

- Khuyến khích doanh nghiệp lớn đầu tư công nghệ hiện đại. Dựa trên

quy hoạch phát triển ngành thép tạo điều kiện doanh nghiệp tiềm năng vay

18

vốn đổi mới công nghệ. Giải thể những doanh nghiệp không đủ điều kiện thay

đổi công nghệ chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh.

- Phát triển nhân lực về công nghệ ngành thép thông qua đào tạo, nâng

cao năng lực của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu về công nghệ của ngành thép.

- Phát triển năng lực của đội ngũ đánh giá và thẩm định công nghệ để

có thể tư vấn cho doanh nghiệp và công nghệ đồng thời kiểm soát về điều

kiện công nghệ của các nhà máy.

Thiết lập chính sách phát triển bền vững cho ngành thép: Doanh nghiệp

ngành thép nội địa phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập khẩu giá rẻ của

Trung Quốc. Cơ hội mở ra thị trường xuất khẩu nhưng gặp phải những rào

cản của các nước nhập khẩu. Nguyên nhân chính do năng lực sản xuất yếu,

kết hợp với thiếu kiến thức và năng lực trong việc giải quyết các tranh chấp

phòng vệ thương mại. Việc áp thuế tự vệ chỉ có tác dụng ngắn hạn, không

phải là cứu cánh cho các doanh nghiệp thép của Việt Nam về lâu dài. Trong

khi số liệu cho thấy, doanh thu của ngành thép thời gian qua gần như không

có sự tăng trưởng, mức tiêu thụ giảm sút, cung vượt quá cầu nhưng đầu tư

không ngừng tăng lên vào ngành này, vốn đầu tư chủ yếu từ FDI, điều này

càng khó khăn hơn cho doanh nghiệp trong nước vì tính cạnh tranh trên chính

thị trường nội địa. Cần xây dựng chính sách phát triển công nghiệp nói chung

và chính sách cho ngành thép nói riêng trong đó khuyến khích sự phát triển

bền vững của doanh nghiệp:

- Tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp dựa trên thị trường cạnh

tranh lành mạnh.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển dựa trên đơn giản các thủ tục hành

chính hướng tới hiệu quả.

- Các chính sách phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội và bảo vệ môi

trường.

- Chính sách đầu tư hiệu quả, đặc biệt là đối với nguồn đầu tư FDI đảm

bảo đem đến những lợi ích kinh tế: Lan tỏa được công nghệ tới các doanh

nghiệp trong nước, hỗ trợ thúc đẩy được phát triển các doanh nghiệp nội địa,

dọn đường cho doanh nghiệp nội địa tiến ra thế giới trên một nền tảng công

nghiệp hóa bền vững cho một sự phát triển lâu dài

- Điểm đặc biệt đối với phát triển bền vững là phát triển dựa trên công

nghệ, điều này đã được minh chứng bằng các quốc gia phát triển hàng đầu thế

giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

3.2.7 Đối với ngành năng lượng

19

Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo: Trạng thái an ninh năng

lượng Việt Nam chưa được bảo đảm (cắt điện xảy ra thường xuyên vào thời

kỳ cao điểm; dự trữ dầu quốc gia chưa đủ khả năng bình ổn giá khi có khủng

hoảng giá dầu trên thị trường quốc tế…). Nếu không có kế hoạch khai thác

các nguồn năng lượng nội địa hợp lý, tình huống thiếu hụt năng lượng và

buộc phải nhập khẩu năng lượng sẽ xuất hiện trong tương lai không xa. Do

đó, việc xem xét phát triển các nguồn năng lượng khác bên cạnh các nguồn

năng lượng cơ bản ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu nguồn năng

lượng Việt Nam, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo. Hơn nữa, việc phát

triển năng lượng tái tạo là rất cấp thiết để đảm bảo an ninh năng lượng, góp

phần cải thiện sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến

đổi khí hậu. Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai

đoạn 2011-2020 có xét đến 2030 và Dự án điều chỉnh Quy hoạch phát triển

ngành than đến 2020, có xét đến 2030 (gọi là quy hoạch than 60), yêu cầu

phát triển ngành than bền vững trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu

quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, đóng góp tích cực vào

việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, ưu tiên đáp ứng nhu cầu than

trong nước, giảm xuất khẩu than. Mục tiêu sửa đổi đề án nhằm kiềm soát, bảo

vệ tốt vấn đề môi trường, rà soát, tính toán kế hoạch phát triển tất cả các nhà

máy điện than để đảm bảo thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế về cắt

giảm khí thải. Không phát triển thêm các nhà máy điện than, tiến tới thay than

bằng khí và tiếp tục thu hút các dự án đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty thuộc ngành Công nghiệp năng

lượng: Tái cơ cấu và cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty thuộc ngành

Công nghiệp năng lượng nhằm phát triển ngành Công nghiệp năng lượng.

Thực tế đã cho thấy rằng, các doanh nghiệp thuộc ngành sau khi tiến hành cổ

phần hóa đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt hiệu quả cao hơn và có

năng suất cao hơn nhiều.

Tái cơ cấu và cổ phần hóa các tập đoàn và tổng công ty thuộc ngành

năng lượng là giải pháp khả thi để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành và

trở thành nòng cốt của nền kinh tế. Đây cũng là đòi hỏi thiết yếu để đảm bảo

ngành đi đúng hướng. Thực tế hiện nay đã cho thấy rằng các doanh nghiệp

thuộc ngành sau khi tiến hành cổ phần hóa đã có những bước phát triển vượt

bậc, đạt hiệu quả cao hơn và năng suất cũng cao hơn nhiều.

Khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ vẫn là giải pháp tối ưu

cho ngành. Một số giải pháp chính bao gồm: Hoàn thiện, hiện đại hóa và đổi

mới công nghệ, thiết bị để phát triển năng lượng cho trước mắt, cũng như lâu

dài; Xác định mô hình và lộ trình công nghệ thích hợp, đảm bảo phát triển ổn

định và phù hợp với điều kiện Việt Nam về tiềm năng tài nguyên, khả năng

20

đầu tư, giá thành hợp lý và bảo vệ môi trường; Kết hợp giữa công nghệ mới

hiện đại và hoàn thiện cải tiến công nghệ hiện có nhằm nâng cao hiệu suất,

tiết kiệm năng lượng; Từng bước áp dụng các biện pháp khuyến khích và bắt

buộc đổi mới công nghệ, thiết bị của các ngành sử dụng nhiều năng lượng

như thép, xi măng và hóa chất; hạn chế, tiến tới cấm nhập các thiết bị cũ, hiệu

suất thấp trong sản xuất và sử dụng năng lượng./.

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 2992/QĐ-BCT, quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nhựa

việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

2. Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2015 của Hiệp hội thép Việt

Nam được ngày 13-1 – 2016.

3. Bộ Công Thương, Kết quả điều tra năng lực sản xuất một số sản phẩm

công nghiệp chủ yếu giai đoạn 2012-2014,

4. Hiệp hội Da giầy Việt Nam.

5. Hiệp hội nhựa Việt Nam, www.vpas.vn.

6. Quyết định số 12/2011/ QĐ-TTg về chính sách phát triển công nghiệp hỗ

trợ.

7. Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng

Chính phủ về ưu đãi, phát triển ngành dệt may.

8. Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2013 về việc phê

duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất đến 2020, có

tính đến năm 2030”.

9. Quyết định số 2992/QĐ-BCT, quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển

ngành nhựa việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

10. Quyết định số 694/QĐ-BCT, phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống

sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến năm

2025, ngày 31 tháng 01 năm 2013.

11. Quyết định số 8989/QĐ-BCT ngày 25 tháng 8 năm 2015 về việc phê

duyệt đề án tái cơ cấu ngành hóa chất Việt Nam phục vụ sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030.

12. Quyết định số 9028/QĐ – BCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển

công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ban hành

ngày 8/10/2014.

13. Số 549/QĐ-TTg: Quyết định Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và

đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 của tập đoaàn công nghiệp than-

khoáng sản Việt Nam;

14. SỐ 75/2007/QĐ-TTg: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Phê

duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến

năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

15. Số: 1208/QĐ-TTg: Quyết định Phê duyệt Quy hoạch điện lực quốc gia

giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030;

22

16. Số:459/QĐ-TTg: Quyết định Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển

ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng

đến năm 2025;

17. Tạp chí – Cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công thương, chuyên đề

“thiếu chính sách hỗ trợ khiến ngành Nhựa Việt Nam kém cạnh tranh”,

23/12/2015.

18. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2007, 2008, 2009, 2010, 2011,

2012, 2013, 2014, 2015.

19. Trang web của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

www.vcci.com.vn

20. Viện Năng suất Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu năng suất lao động của

Việt Nam thông qua khảo sát doanh nghiệp thuộc một số ngành kinh tế,

2015.

21. Vinatex và BSC, Báo cáo phân tích doanh nghiệp Tập đoàn Dệt may

Việt Nam, 2015.

22. Website: nangluongvietnam.vn.