QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán...

34
1 Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 Báo Cáo Thường Niên 2016 QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

Transcript of QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán...

Page 1: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

1Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2016

Page 2: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 2

MỤC LỤC

VF1 1

Danh mục các chữ viết tắt 3

Thông tin tóm tắt về quỹ 4

Điểm tài chính nổi bật 6

Phát biểu của Tổng Giám Đốc 6

THẢO LUẬN BAN ĐIỀU HÀNH QUỸ 7

Môi trường đầu tư năm 2016 8

Báo cáo hoạt động quỹ VF1 năm 2016 10

Triển vọng năm 2017 13

DANH MỤC ĐẦU TƯ ĐIỂN HÌNH 14

GIỚI THIỆU BAN ĐẠI DIỆN QUỸ 26

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ VIỆT NAM (VFM) 28

Giới thiệu công ty và hoạt động 29

Danh sách đại lý phân phối và thành viên lập quỹ 30

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT 32

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT CỦA QUỸ 13

Page 3: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

3Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCQ : Chứng chỉ quỹ

Cổ phiếu OTC : Cổ phiếu chưa niêm yết

Công ty CP/CTCP : Công ty Cổ phần

Công ty VFM : Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam

CPI : Chỉ số giá tiêu dùng

GDP : Tổng thu nhập quốc doanh

HNX-Index : Chỉ số HNX-Index

NAV : Giá trị tài sản ròng

Quỹ đầu tư VF1/VFMVF1 : Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam

SGDCK Hà Nội/HNX : Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

SGDCK Tp.HCM/HSX/HOSE : Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM

Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

TTCK : Thị trường chứng khoán

TTCP : Trái phiếu Chính phủ

UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

UBND Tp.HCM : Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

USD : Đô la Mỹ

VN-Index : Chỉ số VN-Index

Page 4: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 4

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ QUỸ

Tên quỹ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Mã giao dịch VFMVF1

Loại hình quỹ Quỹ mở

Mục tiêu đầu tưTìm kiếm lợi nhuận dài hạn từ tăng trưởng vốn gốc và thu nhập thông qua việc đầu tư vào danh mục cân bằng và đa dạng gồm các loại chứng khoán vốn, trái phiếu chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam.

Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ)

Ngày bắt đầu hoạt động 20/05/2004

Ngày chuyển đổi sang quỹ mở 08/10/2013

Công ty QLQ Công ty CP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)

Ngân hàng giám sát Standard Chartered Bank (Vietnam)

Đại lý chuyển nhượng Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD)

Đại lý phân phối ABS, HSC, KIS, FPTS, MSBS, SBS, SSI, VDSC, VCSC, VCBS, VND, VSC, VFM

Các loại phí

• Phí quản lý Tối đa 2%/NAV/năm

• Phí phát hành Từ 0,25% đến 0,75% tùy vào tổng giá trị đăng ký mua

• Phí mua lại Từ 0% đến 1,5% căn cứ vào thời gian nắm giữ CCQ kể từ ngày mua

• Phí chuyển đổi 0% cho số lượng đăng ký bất kỳ

Giá trị đặt mua tối thiểu 1 triệu đồng

Số dư tối thiểu trên tài khoản 100 CCQ

Tần suất giao dịch Hàng ngày (ngày T)

Hạn nộp lệnh giao dịch Trước 14g30 tại 1 ngày trước ngày giao dịch (ngày T-1)

Phân phối lợi nhuận Tái tục đầu tư

Mức độ rủi ro Trung bình

Mức tham chiếu đánh giá kết quả đầu tư 80% dựa trên VN-Index và 20% dựa trên lãi suất của TPCP kỳ hạn 1 năm

Page 5: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

5Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

ĐIỂM TÀI CHÍNH NỔI BẬT

Tăng trưởng lũy kế từ khi hoạt động (20/05/2004 = 100)

Tăng trưởng trong năm 2016 (01/01/2016 = 100)

Giá trị tài sản ròng 2016 2015

NAV (tỷ đồng) 773.6 646.7

Số lượng ccq (triệu ccq) 27.5 27.4

NAV/ccq (đồng) 28,148.7 23,599.0

NAV/ccq cao nhất 52-tuần (đồng) 29,392.2 24,660.0

NAV/ccq thấp nhất 52-tuần (đồng) 22,094.1 19,846.4

Chi phí hoạt động/ tài sản bình quân (%) 2.2 2.2

Vòng quay danh mục đầu tư (%) 74.2 93.2

Tăng trưởng NAV/ccq trong năm (%)

Tăng trưởng chỉ số thị trường trong năm (%):

VN-Index 14.8 6.1

HNX -Index 0.2 (3.6)

0120162004 2006 2008 2010 2012 2014 2016

022016

032016

042016

052016

062016

072016

082016

092016

102016

112016

122016

-15

-10

-5

0

5

10

15

25

20

30

VF1 VF1VF1-Benchmark VF1-BenchmarkVN-Index VN-Index

300

200

100

-100

0

400

500

Thống kê chỉ số cơ bản VF1 Top 50 thị trường

P/E 12,4 15,8

P/B 2,6 1,1

Tỷ suất cổ tức (%) 3 3

Số lượng cổ phiếu 20 50

Hệ số Beta 0,7 1

Biến động bình quân năm (%) 10,6 13,7

Hệ số Sharpe 1,4 0,7

%NAV bình quân/cổ phiếu 3,5 n/a

Tổng NAV top 10 đang nắm giữ (%) 53,5 n/a

Page 6: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 6

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC

Kính thưa Quý nhà đầu tư,

Năm 2016 là một năm khá nhiều biến động cho thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam với những sự kiện lớn như Brexit, bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ,…Đối với Công ty CP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM), năm 2016 cũng là một năm của sự thay đổi khi giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới và triển khai mạnh mẽ chiến lược huy động vốn cho các quỹ mở đối với khách hàng cá nhân đại chúng. Mặc dù trải qua một năm có nhiều hoạt động quan trọng cũng như biến động thị trường đầy bất ngờ nhưng năng lực đầu tư của VFM đã thể hiện được phong độ ổn định và ấn tượng của mình thông qua kết quả tăng trưởng của chứng chỉ quỹ mở VF1 đạt 19.3% và giữ vững vị trí trong nhóm 3 quỹ mở cân bằng dẫn đầu thị trường. Trong năm vừa qua, VFM cũng đã bắt tay triển khai những định hướng chiến lược đã đề ra trong Đại hội nhà đầu tư thường niên 2015 về việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động thông qua áp dụng phương pháp mới trong đánh giá hiệu quả nhân viên, đầu tư cho hệ thống phần mềm quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế của ngành quản lý quỹ, mở rộng các hoạt động tiếp thị và cập nhật kiến thức cho nhà đầu tư trên thị trường. Với những nỗ lực trên, chúng ta đã có những thành quả rất đáng khích lệ về mặt huy động vốn khi số lượng nhà đầu tư cá nhân mới tăng lên mạnh mẽ hơn so với những năm trước đó, cùng với sự hồi phục của thị trường. Trên cơ sở những nền tảng đã được thiết lập trong 2016, chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự tin tưởng và ủng hộ từ quý nhà đầu tư để tiếp tục đạt được kết quả kinh doanh tốt trong năm 2017.

Cảm ơn quý nhà đầu tư đã cùng đồng hành với quỹ VF1 và VFM trong năm qua và xin chúc quý nhà đầu tư nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc trong công việc lẫn cuộc sống.

TRẦN THANH TÂN Tổng Giám đốc

Page 7: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

THẢO LUẬN BAN ĐIỀU HÀNH QUỸ

Page 8: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 8

KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017

Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chính đều đạt mục tiêu đề ra và trong tầm kiểm soát. Lạm phát cả năm tăng 4,74%, tuy nhiên lạm phát cơ bản tăng 1,87%. Đồng Việt nam đã giảm giá 1,2% so với đồng USD trên thị trường liên ngân hàng trong cả năm 2016 thấp hơn mục tiêu 2%. Tín dụng tăng 18,71% và M2 tăng trưởng 17,88% trong cả năm là mức tăng phù hợp để hỗ trợ kinh tế phát triển. Lãi suất huy động đã xuống mức thấp nhất trong tháng 5 2016, tuy nhiên mức tăng trong các tháng cuối năm là không quá đột biến mặc dù có sự biến động mạnh của lạm phát trong quý 4 2016. Lãi suất cho vay các kỳ hạn duy trì trong khoảng 9%-11% đã hỗ trợ rất lớn cho hoạt động kinh doanh phát triển. Đầu tư toàn xã hội đạt vượt mức kế hoạch với tổng giá trị đầu tư 1485,1 nghìn tỷ đồng, tương đương 33% GDP 2016. Vốn đầu tư từ khối ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất (39%) trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, điều này phù hợp với xu hướng tăng số doanh nghiệp thành lập mới (110,1 nghìn doanh nghiệp) với số vốn bình quân trên một doanh nghiệp mới là 8,1 tỷ đồng, tăng 27,5% so với năm 2015. Sự ổn định của kinh tế vĩ mô trong năm đã góp phần đáng kể cho sự gia tăng lòng tin kinh doanh trong xã hội.

Các chỉ sổ kinh tế vĩ mô năm 2016 và kế hoạch 2017

Tăng trưởng GDP qua các quý giai đoạn 2013-2016

8

7

6

5

4

3

2

1

0

Nguồn: GSO/VFM

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Kinh tế Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khả quan trong năm 2016 trong điều kiện hoạt động nông nghiệp gặp khó khăn do thiên tai dồn dập và hoạt động khai khoáng suy giảm về giá trị do biến động của giá dầu mỏ. Với các nỗ lực của Chính phủ mới với tinh thần kiến tạo và ủng hộ doanh nghiệp cùng với thực lực của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế đã có sự phục hổi rõ rệt trong các quý cuối năm. Kinh tế vĩ mô có sự ổn định rõ rệt trong dài hạn khi các chính sách tài khóa và tiền tệ đều tập trung cho sự ổn định. Năm 2017 được kỳ vọng là năm tiếp tục có sự ổn định về kinh tế vĩ mô và tăng trưởng mạng mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đơn vị Kế hoạch 2016 (*) Thực tế 2016 Kế hoạch

2017(*)

Tăng trưởng GDP % 6,7 6,21% 6.7% (*)

Lạm phát % <5 4,74% <4%

Tăng trưởng XK % 10 8,36% 6%-7%

Tăng trưởng NK % 12 4,60%

Cán cân XNK Tỷ US$ -8 2,68 -6.6

Giải ngân FDI Tỷ US$ 15-16 15,9

Dự trữ ngoại hối Tỷ US$ 31 41

Đầu tư xã hôi %GDP 31 33

Tăng trưởng tín dụng % 18 18,71 18-20

Tăng trưởng cung tiền % 16-18 17,88

(*) Kế hoạch được quốc hội thông qua

Page 9: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

9Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

Chính phủ đã thành công trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô trong năm 2016, mang lại sự ổn định. Sự ổn định kinh tế vĩ mô là kết quả của sự quyết tâm trong điều hành của Chính phủ và sự phù hợp của các chính sách tài khóa. Việc thay đổi cách quản lý tỷ giá từ tỷ giá cố định sang tỷ giá trung tâm công bố hàng ngày đã có tác động đáng kể tới tập quán tích trữ ngoại tệ và là chính sách trọng yếu tạo nên sự ổn định của tỷ giá ngoại hối và thanh khoản hệ thống ngân hàng. Các chỉ tiêu khác liên quan tới hoạt động cung cấp tín dụng cho nền kinh tế cũng cho thấy sự tăng trưởng với tốc độ phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Các chính sách tài khóa và tiền tệ đã được phối hợp hài hòa để hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Diễn biến lạm phát và lãi suất tiền gửi ngân hàng bình quân các kỳ hạn năm 2015-2016

Tăng trưởng GDP, tín dụng và cung tiền qua các năm (%)

11

35

9

30

7

25

5

20

3

15

1

10

-1

5

0

012015

012016

032015

032016

022015

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 (F)

022016

042015

042016

052015

052016

062015

062016

072015

072016

082015

082016

092015

092016

102015

102016

112015

112016

122015

122016

Lãi suất tiền gửi bình quân

GDP Tăng trưởng tín dụng M2

Lãi suất cho vay bình quân

Lạm phát

Nguồn: HSC/VFM

Nguồn: SBV/VFM

2522,4

10

16

13,55

17,88 17

Page 10: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 10

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG QUỸ VF1 NĂM 2016

Trong năm 2016, Quỹ VF1 đã bám sát chiến lược đầu tư và kế hoạch hoạt động trong năm của Quỹ. Năm 2016 được xác định là năm cơ hội của đầu tư cổ phiếu nên quỹ đã sử dụng khoảng dao động 20% NAV trong phân bổ tài sản cho cổ phiếu để có sự linh hoạt tại những thời điểm biến động của thị trường. Tỷ trọng tiền mặt và chứng khoán nợ dao động từ khoảng 15,2% đến 30,8% NAV, trong đó trung bình 48% được phân bổ vào chứng chỉ tiền gửi với mức lợi tức hấp dẫn từ 11,5%-14%.

Tại ngày 31/12/2016, danh mục đầu tư của quỹ có 20 cổ phiếu thuộc 11 ngành vào thời điểm cuối năm 2016, đa dạng hơn so với danh mục hồi cùng kỳ năm ngoái cũng với 20 cổ phiếu nhưng thuộc 8 ngành. Ba ngành mới tăng thêm là Tiện ích Công cộng, Bán lẻ, và Dược phẩm. Tốc độ vòng quay tài sản của Quỹ trong 12 tháng đạt xấp xỉ 80%, trong đó có 9 cổ phiếu được mua mới và 7 mã thanh hoán ngay trong năm. Cổ phiếu sàn HOSE và cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn chiếm phần lớn danh mục với tỷ trọng lần lượt là 66,1% NAV và 61,2% NAV. Nhóm 3 ngành đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng của VF1 trong năm 2016 là Vật liệu, Hàng hóa Công nghiệp và Bán lẻ.

Hàng hoa Công nghiêp cùng với Vât liêu là hai ngành được hưởng lợi cùng với sự hồi phục của thị trường Bất động sản và việc Nhà nước đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Các công ty quỹ lựa chọn thuộc mảng vật liệu xây dựng phục vụ cho tăng trưởng của ngành bất động sản và cả dân dụng như nhựa, thép, thắp sáng,… chiếm trung bình khoảng 20,5% NAV. Trong năm 2016, hai ngành này đóng góp đến 1/3 vào lợi nhuận của danh mục đầu tư với hai cổ phiếu tiêu biểu là HSG và BMP đã tăng trưởng ấn tượng lần lượt là 106% và 52% trong năm 2016.

Bán lẻ là ngành có đóng góp thứ 2 vào tăng trưởng lợi nhuận của quỹ, chỉ sau ngành Vật liệu, với cổ phiếu đầu ngành là MWG. Đây là công ty vận hành hai chuỗi bán lẻ là thegioididong.com và Điện Máy Xanh (dienmayxanh.com), có thị phần lần lượt khoảng 35% đối với mảng điện thoại và 17% cho mảng điện máy (2016). Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2010-2016 đều trên 50%. Trong năm khoản đầu tư từ MWG đóng góp 18% vào lợi nhuận của quỹ.

Ngành Thực phẩm & Nước giải khát (F&B) vẫn luôn là 1 trong những ngành được chú trọng bởi các công ty trong danh mục được hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào đã giảm sâu trong năm 2015, trong khi giá đầu ra lại giữ nguyên giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận trong xu hướng cầu về tiêu dùng vẫn ở mức cao. Cổ phiếu đầu ngành là Vinamilk (VNM) luôn chiếm tỷ trọng cao trong danh mục. Bên cạnh đó, việc thoái vốn của SCIC sẽ là cơ hội để doanh nghiệp thu hút nguồn vốn mới từ các đối tác chiến lược đối với VNM – vốn luôn là cổ phiếu thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cổ phiếu ngành Thực phẩm & Nước giải khát đóng góp 10% lợi nhuận của danh mục VF1 với tỷ suất lợi

nhuận khoảng 20%, tương đương với tăng trưởng của ngành trong thị trường.

Bất động sản là ngành được hưởng lợi khá nhiều từ chính sách trong thời gian này sau khi Thông tư 32, Luật kinh doanh Bất Động Sản sửa đổi 2014, và Luật Nhà ở sửa đổi 2014 ra đời hồi cuối năm 2014 trong bối cảnh lãi suất thấp. Bên cạnh đó, dòng vốn FDI dồi dào kéo theo nhu cầu bất động sản, bao gồm bất động sản khu công nghiệp, nhà ở và nghỉ dưỡng tăng cao. Những công ty mà quỹ lựa chọn đều có quỹ đất hay sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, bán được hàng và có dòng tiền lành mạnh hoặc các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp hưởng lợi việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Năm qua ngành đạt tỷ suất lợi nhuận 15%, đóng góp xấp xỉ 7,2% vào lợi nhuận của VF1.

Đối với ngành Vân tải, các doanh nghiệp đã đầu tư thuộc lĩnh vực vận tải nội, cầu đường, cảng biển được hưởng lợi từ việc ký kết các hiệp định FTA, và dòng vốn FDI liên tục chảy vào Việt Nam làm thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu, và các hoạt động logistics. Chúng tôi nhận định đây là ngành có tiềm năng tăng trưởng cao với các công ty đang được định giá thấp so với giá trị nội tại nên luôn duy trì ngành ở mức tỷ trọng cao. Trong năm 2016, ngành có mức tăng trưởng 11,6%, đóng góp 7,2% vào lợi nhuận của danh mục

Ngân hàng là ngành có vốn hóa lớn nhất thị trường trong năm 2016 nhưng lại có mức tăng trưởng âm, gây ảnh hưởng tiêu cực lên VN-Index. Trong năm 2016, lợi nhuận của ngành ngân hàng có sự phân hóa rõ rệt, tuy nhiên bức tranh chung về kết quả lợi nhuận ngành là tiêu cực khi ngành ngân hàng phải tăng cường trích lập dự phòng nợ xấu năm 2016. Nợ xấu của hệ thống vẫn ở mức cao nếu tính cả trái phiếu VAMC. Đồng thời, biện pháp xử lý nợ chỉ đến từ trích lập dự phòng nên tốc độ xử lý nợ xấu diễn ra chậm, không có nhiều đột phá. Do đó quỹ đã chủ động giảm tỷ trọng ngành về 5,6% từ mức 12% NAV vào đầu năm. Tính cả năm 2016 thì ngành vẫn tăng trưởng 10,8% trong danh mục nhờ VF1 lựa chọn giải ngân vào VCB - cổ phiếu đầu ngành và có hoạt động ổn định - trong khi ngành trong VN-Index giảm 8,9%.

Ngành Hàng tiêu dùng, và Dược với các cổ phiếu như PNJ, DHG mới được giải ngân không lâu nên chưa có đóng góp vào lợi nhuận của quỹ. Bên cạnh đó, quỹ VF1 cũng lựa chọn nắm giữ các cổ phiếu tốt thuộc các ngành mà tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như FPT thuộc ngành Thiết bị và phần cứng công nghệ có tỷ trọng trung bình khoảng 6,6%, với mức tăng trưởng 6,6%, cao hơn tăng trưởng của ngành trong thị trường 5%. Quỹ cũng giữ tỷ trọng ngành Tiện ích Công cộng thấp hơn thị trường do triển vọng không mấy sáng sủa về giá dầu trong 2017. Tuy nhiên trong năm 2016, dự báo giá dầu chạm đáy, quỹ đã nhanh chóng giải ngân vào cổ phiếu GAS, mang lại mức tăng trưởng 63% cho ngành và đóng góp 8,7% và lợi nhuận của quỹ.

Chiến lược phân bổ tài sản và kết quả hoạt động

Page 11: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

11Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

2016

Tổng kết năm 2016, VF1 đã đạt tăng trưởng 19,3%, vượt trội so với tăng trưởng của chỉ số tham chiếu VF1-Benchmark (12,8%) và VN-Index (14,8%). Kết quả vượt trội so với thị trường chung đến từ việc VF1 đã phân bổ tài sản hợp lý vào những ngành có tăng trưởng tốt và hạn chế đầu tư vào các ngành đang trong giai đoạn khó khăn hay tăng trưởng chậm. Ngoài ra, Quỹ cũng năng động và linh hoạt trong lựa chọn cổ phiếu và thời điểm giải ngân/ thanh hoán, tác động tích cực vào kết quả lợi nhuận.

Phân bổ tài sản

Theo ngành (%)

Theo sàn (%)

Theo vốn hoa (%)

Thực Phẩm, NGK & Thuốc LáBất Động SảnChứng khoán nợNgân HàngVận TảiVật LiệuThiết Bị và Phần Cứng Công NghệHàng Hóa Công NghiệpDệt May & Thiết Bị Tiêu Dùng Dược phẩm, công nghệ sinh họcBán lẻTiện ích Công CộngTiền mặt

Cổ phiếu sàn HOSE Cổ phiếu sàn HNX Cổ phiếu sàn UPCOM Tiền và chứng khoán nợ

Cổ phiếu vốn hóa lớn Cổ phiếu vốn hóa vừa Tiền và chứng khoán nợ

15,4 8,5 7,8 5,6 8,3 7,0 6,3

10,5 3,5 0,4 1,3 2,4

23,0

66,1 1,4 1,7

30,8

61,2 11,5 30,8

15,1 13,7 12,2 12,0 11,1 8,4 8,4 8,0 3,4

- - -

7,7

75,9 4,1

- 20,0

61,3 18,7 20,0

2016

2016

2016

2015

2015

2015

2016 2015

2015

2016 2015

Page 12: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 12

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG QUỸ VF1 NĂM 2016

Tăng trưởng và đong gop vào lợi nhuân trong năm 2016

Lợi nhuân ròng

Ngành

Tỷ trọng trong danh

mục tại 31/12/2016

(NAV)

Tỷ trọng trong

VN-Index tại 31/12/2016

(%)

Tăng trưởng

trong danh mục (%)

Tăng trưởng

trong VN-Index

(%)

Tỷ trọng đong gop

vào lợi nhuân (%)

Đong gop vào tăng

trưởng (%)

Thực Phẩm, NGK & Thuốc Lá 15,4 27,8 20,1 19,8 10,1 2,0

Hàng Hóa Công Nghiệp 10,5 8,6 38,5 72,8 14,1 2,9

Bất Động Sản 8,5 12,9 15,0 14,2 7,2 1,5

Vận Tải 8,3 2,3 11,6 4,9 7,2 1,5

Vật Liệu 7,0 6,6 56,4 36,4 18,4 3,8

Thiết Bị và Phần Cứng Công Nghệ 6,3 1,4 11,3 7,4 3,0 0,6

Ngân Hàng 5,6 18,9 8,7 (8,9) 0,1 0,0

Dệt May & Thiết Bị Tiêu Dùng 3,5 0,9 (15,0) (8,0) (2,6) (0,5)

Tiện ích Công Cộng 2,4 10,1 63,1 61,0 8,4 1,7

Bán lẻ 1,3 1,8 31,4 (58,2) 18,0 3,7

Dược phẩm, công nghệ sinh học 0,4 1,3 5,1 67,1 0,0 0,0

Tiền & Chứng khoán nợ 30,8 0 13,3 0,0 13,8 2,3

(tỷ đông) 2016 2015 Thay đổi so với kỳ trước (%)

Chênh lệch giá cổ phiếu thực hiện 97,1 122,9 -21.0%

Chênh lệch giá cổ phiếu chưa thực hiện 7,3 (42,3) -117.2%

Cổ tức 17,6 27,4 -35.7%

Thu nhập khác - 0,2

Lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư 122,0 108,1 12.8%

Lãi ngân hàng 11,9 11,5 3.9%

Chi phí (17,1) (20,3) -15.7%

Lợi nhuân (lỗ) ròng 116,8 99,3 17.6%

Lợi nhuân (lỗ) ròng/đơn vị quỹ (đông) 4.549,7 2.830,2 60.8%

Page 13: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

13Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

TRIỂN VỌNG NĂM 2017

Định hướng đầu tư Quỹ VF1

Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng trung hạn, khởi đầu từ năm 2016. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 đã được Quốc hội phê duyệt là 6,7% và mức tăng trưởng này một thách thức khi tình hình kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với các biến động bất thường về chính trị và kinh tế. Tuy nhiên sự mở rộng hoạt động sản xuất, khả năng thu hút vốn FDI và sức tiêu thụ của tầng lợp trung lưu đang gia tăng mạnh mẽ cùng với lợi ích từ việc tham giá các hiệp định thương mại tự do là các động lực chính cho sự tăng trưởng nhanh của kinh tế Việt nam. Mục tiêu hàng đầu của Chính phủ trong năm 2017 sẽ là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, do vậy sẽ không có biến động bất thường về chính sách ảnh hưởng tới tỷ giá, lãi suất được kỳ vọng xảy ra trong các tháng đầu năm. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục sử dụng linh hoạt chính sách tỷ giá trung tâm và vai trò người mua bán cuối cùng trên thị trường để duy trì sự ổn định tỷ giá. Lãi suất huy động và cho vay có xu hướng tăng nhẹ nhưng sự ổn định được hỗ trợ mạnh bởi thanh khoản tốt trên thị trường liên ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để duy trì hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ được thúc đẩy nhanh hơn. Các hoạt động đầu tư sẽ đi vào thực chất và hiệu quả hơn. Hoạt động sản xuất tiếp tục được mở rộng ổn định cùng với tiêu dùng xã hội. Với sự phục hồi của sản xuất nông nghiệp và khai khoáng cùng với sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt trong việc cải cách hành chính, tốc độ tăng trưởng GDP 2017 sẽ cao hơn so với năm 2016.

Năm 2017 sẽ là năm của cổ phiếu blue-chip bởi với làn sóng niêm yết ào ạt các cổ phiếu mới lên sàn chứng khoán, nhà đầu tư sẽ ngày càng có nhiều sự lựa chọn, do đó những cổ phiếu vốn hóa lớn, đầu ngành với hoạt động kinh doanh tốt mới đủ sức hấp dẫn để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư. Song song đó, Quỹ VF1 thận trọng đầu tư vào cổ phiếu vốn hóa vừa nhưng vẫn đảm bảo thanh khoản. Quỹ vẫn tập trung vào tìm kiếm cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, duy trì được tăng trưởng, lưu chuyển tiền tệ mạnh, quản trị tốt và thu hút được dòng tiền đầu tư, ưu tiên các cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao.

Về ngành, Quỹ VF1 sẽ tìm kiếm cơ hội từ những công ty hưởng lợi từ tiêu dùng nội địa nhờ vào cơ cấu dân số vàng và thu nhập tăng lên của người dân thuộc các ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ. Ngoài ra, nhằm đón đầu việc thực thi các hiệp định thương mại, và tăng cường giao thương quốc tế, các ngành liên quan đến hạ tầng, xây dựng, vận tải, logistic... cũng sẽ là lựa chọn của chúng tôi trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư cho quỹ.

Thị trường trái phiếu năm 2017 tiếp tục chịu sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, lợi suất trái phiếu đang ở mức thấp và có xu hướng tăng trước các sức ép từ lạm phát, biến động tỷ giá và lãi suất tiền gửi ngân hàng. Trước tình hình trên, quỹ VF1 quỹ VF1 sẽ tập trung phân bổ vào các cơ hội có tỷ suất lợi tức tốt như chứng chỉ tiền gửi hay trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn, giảm thiểu tiền gửi ngân hàng nhằm tăng thu nhập cho quỹ.

Page 14: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 14

DANH MỤC ĐẦU TƯ ĐIỂN HÌNH

Page 15: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày
Page 16: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

16 Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VNM

VỊ THẾ CÔNG TY■ Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là công ty sản xuất sữa và các sản phẩm dinh

dưỡng từ sữa lớn nhất tại Việt Nam với hơn 200 sản phẩm các loại cùng vị thế dẫn đầu ở hầu hết các ngành hàng. Các dòng sản phẩm phân loại theo bốn nhóm chính: sữa bột, sữa đặc, sữa nước, sữa chua.

■ Công ty luôn được đánh giá cao về vị thế kinh doanh lẫn hiệu quả tài chính. Theo Euromonitor International, Vinamilk chiếm khoảng 55% thị phần sữa tại Việt Nam, trong đó: chiếm lĩnh phân khúc sữa chua cùng sữa đặc với hơn 80% thị phần, dẫn đầu thị trường mảng sữa nước với 53% thị phần, và đứng thứ 2 mảng sữa bột với khoảng 26% thị phần (chỉ sau hãng sữa ngoại Abbott) .

■ Sau gần 40 năm hoạt động, Vinamilk đã và đang chiếm lĩnh thị trường nội địa nhờ quảng cáo, tiếp thị và không ngừng đổi mới sản phẩm. Hệ thống phân phối của công ty rộng khắp cả nước với hơn 225.000 điểm bán lẻ và siêu thị cùng với tiềm lực tài chính lành mạnh giúp Vinamilk trở thành công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG ■ Theo báo cáo của OECD, tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa tại Việt Nam thuộc nhóm

nước thấp nhất thế giới, khoảng 18kg/người/năm và được kỳ vọng tiếp tục tăng ổn định. Do đó, VNM - với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành - sẽ hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng này và đảm bảo tăng trưởng bền vững trong tương lai.

■ Nhằm chủ động nguyên liệu đầu vào, công ty đã tiến hành tăng đầu tư vào đàn bò từ 8.200 con lên 25.500 con vào năm 2015, 28.000 con vào năm 2016. Theo đó, VNM sẽ áp dụng công nghệ kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi để đảm bảo chất lượng sữa tươi, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào nông dân và các nhà cung cấp nước ngoài.

■ Ngoài ra, chiến lược “sản phẩm Vinamilk chất lượng quốc tế” nhằm nâng tầm sản phẩm theo hướng cao cấp hơn góp phần giữ vững và gia tăng thị phần sữa bột, mảng có biên lợi nhuận gộp và tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng hiện đang bị các nhãn hiệu nước ngoài chiếm lĩnh.

KẾT QUẢ NĂM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017 ■ Kết quả kinh doanh của VNM trong năm 2016 rất ấn tượng, doanh thu thuần tăng 17%, đạt

khoảng 47 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 9364 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thành quả của việc công ty đã chốt được giá nguyên liệu ở mức thấp cho cả năm và thị phần tiếp tục mở rộng.

■ Bắt đầu từ khoảng quý 3 năm 2016, giá hai nguồn nguyên liệu chính để sản xuất sữa là sữa bột tách béo và sữa bột nguyên kem bắt đầu tăng trở lại. Riêng trong năm 2016, giá bột sữa nguyên kem tăng gần 50%. Dù công ty cho biết đã chốt nguyên vật liệu với giá tốt đủ cho sản xuất đến Tháng 5/2017, chúng tôi cho rằng biên lợi nhuận của công ty sẽ không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng.

■ Chúng tôi dự phóng trong 2017, doanh thu sẽ tăng trưởng 13%. Tuy nhiên lợi nhuận tăng thấp hơn doanh thu, với khoảng 4% chủ yếu do ảnh hưởng của việc tăng giá bột sữa. Là một công ty tốt cả về mảng kinh doanh chính và quản trị doanh nghiệp với định giá PE 2017 = 20.9x, thấp hơn trung bình ngành (23x), trong khi các chỉ số về hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn vượt trội (net margin ~ 20%, ROE ~ 43.8%) thì VNM là một cổ phiếu hoàn toàn phù hợp để nắm giữ dài hạn trong danh mục quỹ.

TÀI CHÍNH 2013 2014 2015 2016F

Doanh Thu Thuần (Tỷ VND) 34,977 40,080 46,794 52,819

Tăng Trưởng Doanh Thu (%) 13% 15% 17% 13%

Lợi Nhuận Sau Thuế (Tỷ VND) 6,069 7,770 9,364 9,710

Tăng Trưởng Lợi Nhuận (%) -7% 28% 21% 4%

Tỷ Suất Lợi Nhuận Gộp (%) 35.2% 40.6% 47.7% 39.2%

Tỷ Suất Lợi Nhuận Ròng (%) 17.4% 19.4% 20.0% 18.4%

ROE (%) 32.6% 38.5% 43.8% 42.1%

ROA (%) 25.0% 29.2% 32.9% 31.1%

EPS (VND) 7,278 6,474 5,798 6,018

Tăng Trưởng EPS (%) -7% -11% -10% 4%

Cổ Tức (VND) 4,000 6,000 6,000 4,600

Giá Trị Sổ Sách (VND) 23,455 17,041 14,986 16,400

P/E (x) 13.1 19.8 21.7 20.9

P/B (x) 4.1 7.5 8.4 7.7

Nợ/Vốn Chủ Sở Hữu (x) 8% 9% 8% 8%

Khả Năng Thanh Toán (x) 2.8 2.8 2.7 2.7

BIỂU ĐỒ GIÁ

BIỂU ĐỒ P/E

CÁC CHỈ SỐ CHÍNH 31/12/2016

Giá Cổ Phiếu 125,600

Tăng Trưởng Giá (%) 22.2

Tăng Trưởng So Với Index (%) 7.4

Giá Trị Thị Trường (Tỷ VND) 182,299.4

Số Lượng Cổ Phiếu (Triệu) 1,451.5

Sở Hữu Nhà Nước (%) 44.7

Sở Hữu Nước Ngoài Còn Lại (%) 2.2

Tỷ Trọng Index (%) 12.3

Tỷ Trọng VN30 (%) 9.1

P/E (x) 21.7

P/B (x) 8.4

Cổ Tức/Giá Cổ Phiếu (%) 3.8

Page 17: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

17Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT - FPT

VỊ THẾ CÔNG TY

■ Công Ty Cổ phần FPT (FPT) là tập đoàn đa ngành, tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực phát triển phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông và bán lẻ thiết bị công nghệ.

■ Tại Việt Nam, FPT được biết đến là công ty có nguồn nhân lực công nghệ tốt, giữ vị trí số một Việt Nam trong hoạt động gia công phần mềm cho nước ngoài, tích hợp hệ thống.

■ Ngoài ra, với am hiểu của mình về thị trường công nghệ, FPT cũng là nhà phân phối số một trên lĩnh vực phân phối và bán lẻ thiết bị công nghệ thông tin.

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG ■ Năm 2017, FPT dự đoán có mức tăng trưởng ấn tượng ở tất cả các hoạt động. Cụ thể

trong đó, Khối Công Nghệ được lên kế hoạch tăng 22% với sự phát triển từ các thị trường mới

■ Ngành Viễn Thông dự báo là sẽ phát triển chậm lại với mức kế hoạch LNTT chỉ tăng 1% do việc FPT có thể phải đóng 1.5% doanh thu cho quỹ Viễn Thông Công Ích

■ So với mức thập trong 2016, Khối ngành Phân phối và bán lẻ được lên kế hoạch sẽ tăng lần lượt là 36% và 34% kết quả LNTT. Tuy nhiên, triển vọng về thương vụ bán FPT retail vẫn chưa rõ ràng.

KẾT QUẢ NĂM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017 ■ Trong năm 2016, FPT đạt mức tăng trưởng 4.3% cho Doanh Thu - 39.579 tỷ và 3.1% cho Lợi

Nhuận Sau Thuế - 1.991 tỷ. Phần mềm và Viễn Thông tiếp tục là động lực tăng trưởng của FPT, tuy nhiên điều bất ngờ nhất trong năm nay là Khối Giáo Dục với mức tăng trưởng 112% Lợi nhuận.

■ Trong 2017, FPT sẽ tiếp túc phát triển tốt với sự tăng trưởng của mảnh cáp quang. Dịch vụ phần mềm cũng đang được tiếp tục mở rộng tới thị trường Bắc Á (Trung Quốc) và thị trường Mỹ dự kiến là sẽ hồi phục sau mức sụp giảm 12% trong năm 2016. Ngoài ra, FPT đang lên kế hoạch thoái vốn tại Khối Phân phối và bán lẻ trong 1H2017 và lượng tiền đầu tư mới sẽ được đỗ vào nhóm ngành cốt lỗi hiện nay - Viễn Thông

■ Dự kiến năm 2017, FPT kỳ vọng sẽ doanh thu đạt 45.101 tỷ đồng , tăng 14%, lợi nhuận sau thuế của cổ đông đạt 2.306 tỷ đồng, tăng 15.8% so với năm 2016.

TÀI CHÍNH 2014 2015 2016 2017F

Doanh Thu Thuần (Tỷ VND) 32,644.7 37,959.7 39,579.9 45,101.5

Tăng Trưởng Doanh Thu (%) 20.8% 16.3% 4.3% 14.0%

Lợi Nhuận Sau Thuế (Tỷ VND) 1,632 1,931 1,991 2,306

Tăng Trưởng Lợi Nhuận (%) 1.5% 18.3% 3.1% 15.8%

Tỷ Suất Lợi Nhuận Gộp (%) 19.2% 19.7% 20.1% 19.94%

Tỷ Suất Lợi Nhuận Ròng (%) 5.0% 5.1% 5.0% 5.0%

ROE (%) 21.6% 21.3% 18.8% 20.0%

ROA (%) 8.1% 7.9% 7.6% 8.4%

EPS (VND) 4,746 4,386 3,925 4,669

Tăng Trưởng EPS (%) -19% -8% -11% 19%

Cổ Tức (VND) 2,500 2,500 2,000 2,000

Giá Trị Sổ Sách (VND) 22,564 26,184 22,997 25,607

P/E (x) 9.19 9.27 11.5 9.6

P/B (x) 2.09 1.89 1.96 1.76

Nợ/Vốn Chủ Sở Hữu (x) 1.2 1.3 1.3 1.3

Khả Năng Thanh Toán (x) 1.5 1.4 1.4 1.4

CÁC CHỈ SỐ CHÍNH 31/12/2016

Giá Cổ Phiếu 44,000

Tăng Trưởng Giá (%) 9.6

Tăng Trưởng So Với Index (%) (5.2)

Giá Trị Thị Trường (Tỷ VND) 20,211.1

Số Lượng Cổ Phiếu (Triệu) 459.3

Sở Hữu Nhà Nước (%) 44.7

Sở Hữu Nước Ngoài Còn Lại (%) 2.2

Tỷ Trọng Index (%) 1.4

Tỷ Trọng VN30 (%) 7.2

P/E (x) 10.1

P/B (x) 2.2

Cổ Tức/Giá Cổ Phiếu (%) 3.8

BIỂU ĐỒ GIÁ

BIỂU ĐỒ P/E

80

85

90

95

100

105

110

115

120

125

1/2016 3/2016 5/2016 7/2016 9/2016 11/2016FPT VN-Index

5

7

9

11

13

15

17

19

01/2016 03/2016 05/2016 07/2016 09/2016 11/2016

FPT VN-Index

Page 18: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

18 Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1

CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH - BMP

VỊ THẾ CÔNG TY■ Qua hơn 38 năm tồn tại và phát triển, Nhựa Bình Minh (BMP) đã trở thành doanh nghiệp

đi đầu trong dòng sản phẩm ống nhựa xây dựng, ngày càng khẳng định vị thế của mình ở thị trường miền Nam với hơn 50% thị phần, 1.400 cửa hàng trên khắp cả nước cùng công suất thiết kế hơn 120.000 tấn ống nhựa. Trong đó, uPVC là sản phẩm chủ lực đóng góp trên 90% doanh thu.

■ Nhu cầu đối với sản phẩm của Nhựa Bình Minh liên tục tăng nhờ phương châm luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, quy trình chất lượng được kiểm soát gắt gao, nghiêm ngặt. Nhờ đó, BMP là 1 trong số ít các doanh nghiệp sản xuất hàng làm ra không đủ bán và nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu.

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG ■ Từ đầu năm 2014, thị trường bất động sản đã có sự phục hồi ấn tượng và chu kỳ này đang

được nhiều chuyên gia dự báo vẫn còn tiếp tục tăng trưởng tốt trong 2 - 3 năm tới, tạo tiền đề cho sự quay trở lại của các hoạt động xây lắp cũng như nhu cầu đang tăng cao từ lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhờ đó, cầu ống nhựa xây dựng được mong đợi sẽ có mức tăng trưởng khả quan trong thời gian tới.

■ Về phía nguyên liệu đầu vào, hạt nhựa PVC là nguyên liệu chính để sản xuất ống nhựa, đang giao dịch quanh vùng giá thấp nhất trong vòng 5 năm qua, nguyên nhân là giá dầu vẫn chưa có sự phục hồi. Hiện nay, cả Cơ quan Thông tin Năng Lượng Mỹ (EIA) và OPEC đều dự báo giá dầu khó có sự phục hồi mạnh trong năm 2016 là một điểm thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của BMP.

■ Ngoài ra, BMP vẫn còn tiềm năng tăng trưởng tốt nhờ việc mở rộng nhà máy tại Long An, nhà máy Bình Minh Long An giai đoạn 1 đã bắt đầu đi vào hoạt động đầu quý 4/2015, dự kiến công suất đến năm 2018 sẽ tăng gấp 1,5 lần so với hiện tại. Bước đầu, nhà máy mới được kỳ vọng giúp BMP đáp ứng nhu cầu cao phía Nam mà không cần phải tiếp tục chuyển hàng từ nhà máy phía Bắc vào, tiết giảm đáng kể chi phí vận chuyển.

■ Bên cạnh đó, Nhựa Bình Minh vẫn tiếp tục mở rộng các đại lý phân phối cũng như tham gia nhiều hơn vào các dự án lớn. Các dự án đáng chú ý như: Sala của Đại Quang Minh, Thuận Việt, Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm tại quận 2, … cùng ước muốn thâm nhập thị trường miền Trung khi tiến hành các thủ tục để thâu tóm Nhựa Đà Nẵng.

KẾT QUẢ KINH DOANH 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017 ■ Năm 2016 được bắt đầu với sự đóng góp đủ năm của nhà máy mới. Dù nhà máy mới trong

giai đoạn 1 chỉ tăng thêm 15.000 tấn phụ tùng, mặt hàng BMP đang bị thiếu nhiều nhất, nhưng lại góp phần cải thiện đáng kể công suất ống của các dây chuyền hiện tại nhờ tối ưu hóa không gian sản xuất và giảm thời lượng lên xuống khuôn. Nhờ đó, các khó khăn về mở rộng công suất và thị trường tiêu thụ phần nào được tháo gỡ và kết quả cả năm được kỳ vọng rất khả quan. Doanh thu đạt 3.308.7 tỷ đồng, tăng trưởng 18.5% và lợi nhuận sau thuế tiến đến mốc cao nhất trong lịch sử, 623 tỷ đồng, tăng 31.0% so với 2015.

■ Trong 2017, dự kiến doanh thu đạt 3.805 tỷ (+15% yoy) và lợi nhuận sau thế đạt 716 tỷ (15% yoy). Mức tăng trưởng này được hỗ trợ từ ngành bất động sản với nhiều công trình lớn được hoàn thành trong năm nay. Ngoài ra, BMP cũng đã nâng tổng công xuất lên 120,000 tấn, đảm bảo đủ nguồn cung cho sự phát triển trong thời gian sắp tới.

TÀI CHÍNH 2014 2015 2016 2017F

Doanh Thu Thuần (Tỷ VND) 2,415.6 2,791.6 3,308.7 3,805.1

Tăng Trưởng Doanh Thu (%) 15.7% 15.6% 18.5% 15.0%

Lợi Nhuận Sau Thuế (Tỷ VND) 377 519 623 716

Tăng Trưởng Lợi Nhuận (%) 1.9% 37.7% 20.0% 15.0%

Tỷ Suất Lợi Nhuận Gộp (%) 26.8% 30.0% 31.0% 31.0%

Tỷ Suất Lợi Nhuận Ròng (%) 15.6% 18.6% 18.8% 18.8%

ROE (%) 23.5% 27.8% 9.6% 6.2%

ROA (%) 20.9% 23.8% 4.3% 2.6%

EPS (VND) 8,285 11,410 13,691 15,744

Tăng Trưởng EPS (%) 2% 38% 20% 15%

Cổ Tức (VND) 3,000 4,000 6,500 n/a

Giá Trị Sổ Sách (VND) 36,420 32,742 37,782 44,313

P/E (x) 8.81 11.48 14.0 12.1

P/B (x) 1.93 2.96 5.06 4.31

Nợ/Vốn Chủ Sở Hữu (x) 0.1 0.1 0.1 0.1

Khả Năng Thanh Toán (x) 7.1 6.4 6.4 6.4

CÁC CHỈ SỐ CHÍNH 31/12/2016

Giá Cổ Phiếu 191,000

Tăng Trưởng Giá (%) 52.0

Tăng Trưởng So Với Index (%) 37.2

Giá Trị Thị Trường (Tỷ VND) 8,686.4

Số Lượng Cổ Phiếu (Triệu) 45.5

Sở Hữu Nhà Nước (%) 44.7

Sở Hữu Nước Ngoài Còn Lại (%) 2.2

Tỷ Trọng Index (%) 0.6

Tỷ Trọng VN30 (%) N.A

P/E (x) 13.3

P/B (x) 3.8

Cổ Tức/Giá Cổ Phiếu (%) 3.8

BIỂU ĐỒ GIÁ

BIỂU ĐỒ P/E

80

90

100

110

120

130

140

150

160

170

1/2016 3/2016 5/2016 7/2016 9/2016 11/2016

BMP VN-Index

5

7

9

11

13

15

17

19

01/2016 03/2016 05/2016 07/2016 09/2016 11/2016

BMP VN-Index

Page 19: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

19Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT – HPG

VỊ THẾ CÔNG TY

■ Hòa Phát là tập đoàn công nghiệp tư nhân chuyên sản xuất thép với các sản phẩm chính bao gồm thép xây dựng và ống thép. Ngoài ra, Công ty còn tham gia vào một số lĩnh vực kinh doanh khác như sản xuất nội thất văn phòng, điện lạnh, kinh doanh bất động sản và thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, thép vẫn là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chiếm trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn tập đoàn.

■ Năm 2016, HPG đưa vào hoạt động lò cao giai đoạn 3 khu liên hợp gang thép Hải Dương với công suất 750,000 tấn thép/năm, nâng tổng công suất sản xuất thép xây dựng của Công ty lên tới 2 triệu tấn/năm. Qua đó, Công ty tiếp tục giữ vững vị thế số 1 trong ngành thép với thị phần trên 25% cả nước.

■ HPG cũng đang triển khai xây dựng nhà máy tôn mạ màu đầu tiên, tổng vốn đầu tư 4,000 tỷ đồng, công suất 400,000 tấn/năm, dự kiến hoàn thành cuối 2017. Qua đó HPG sẽ cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu lớn trên thị trường tôn mạ như Hoa Sen, Nam Kim và Đông Á.

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG ■ Ngành thép xây dựng vẫn duy trì mức tăng trưởng toàn ngành ấn tượng trong năm 2016 với tốc

độ 22% so với cùng kỳ. Với đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và thị trường bất động sản, triển vọng tăng trưởng cao đối với thị trường thép sẽ được duy trì trong vài năm tới. Hiệp hội thép Việt Nam kỳ vọng năm 2017 thị trường thép sẽ tăng trưởng với tốc độ 12% so với cùng kỳ.

■ Trong năm 2016, Bộ Công thương đã chính thức ban hành quyết định áp thuế tự vệ đối với mặt hàng thép thanh và phôi thép, qua đó hạn chế được lợi thế của thép nhập khẩu giá rẻ đặc biệt là từ Trung Quốc. Các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước sẽ được hưởng lợi trong dài hạn từ chính sách bảo hộ này trong đó các doanh nghiệp sản xuất phôi thép từ nguồn sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

KẾT QUẢ KINH DOANH 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017

■ Năm 2016, HPG đạt 33,283 tỷ đồng doanh thu và 6,602 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng tăng 21% và 89% so với cùng kỳ 2015. Kết quả bán hàng rất tốt, vượt kế hoạch đề ra. Cả năm 2016, HPG tiêu thụ được 1.8 triệu tấn thép xây dựng và hơn 480 ngàn tấn ống thép, tăng trưởng lần lượt 31% và 8% so với cùng kỳ.

■ Trong năm 2017 đầu 2018, các nhà máy thức ăn chăn nuôi số 2 và 3 sẽ đi vào hoạt động. Tuy nhiên, mảng nông nghiệp dự kiến chưa thể đem lại biên lợi nhuận tốt trong các năm sắp tới do HPG tiếp tục đầu tư trại heo cho các năm tiếp theo. Mảng kinh doanh ống thép sẽ có dư địa tăng trưởng tốt do tới cuối 2017 HPG dự kiến hoàn thành mở rộng nhà máy, nâng tổng công suất lên 80%. Sản lượng tiêu thụ và doanh thu sẽ tăng mạnh khi nhu cầu vẫn rất lớn do thị trường bất động sản phục hồi. Giá bán trung bình nhiều khả năng sẽ tăng trong 2017 do có độ trễ so với xu hướng tăng của giá nguyên vật liệu đầu vào. Quyết định áp thuế tự vệ của Bộ Công thương đối với thép dài và phôi thép giúp các nhà sản xuất trong nước có quy trình khép kín như HPG được hưởng lợi.

■ Năm 2017, Hòa Phát sẽ triển khai dự án Khu liên hợp thép ở Dung Quất với công suất 4 triệu tấn/năm và quy mô vốn đầu tư lên tới 60 ngàn tỷ đồng. Trong bối cảnh sản lượng tiêu thụ đã tiệm cận mức công suất thiết kế thì việc triển khai dự án Dung Quất là rất cần thiết đối với HPG, là động lực tăng trưởng doanh thu chính trong tương lai và đáp ứng nhu cầu thép trong nước còn rất lớn đặc biệt là với các sản phẩm thép cuộn cán nóng.

. TÀI CHÍNH 2014 2015 2016 2017F

Doanh Thu Thuần (Tỷ VND) 25,525 27,453 33,283 38,871

Tăng Trưởng Doanh Thu (%) 34.8 7.6 21.2 16.8

Lợi Nhuận Sau Thuế (Tỷ VND) 3,144 3,485 6,602 6,605

Tăng Trưởng Lợi Nhuận (%) 60.9 10.9 89.4 0.0

Tỷ Suất Lợi Nhuận Gộp (%) 20.3 20.4 26.3 23.0

Tỷ Suất Lợi Nhuận Ròng (%) 12.3 12.7 19.8 17.0

ROE (%) 29.2 26.4 38.5 29.3

ROA (%) 13.9 14.6 22.5 17.1

EPS (VND) 6,525 4,756 7,834 7,837

Tăng Trưởng EPS (%) 39.9 -27.1 64.7 0.0

Cổ Tức (VND) 1,000 1,500 1,500 1,567

Giá Trị Sổ Sách (VND) 24,478 19,708 23,432 29,769

P/E (x) 6.5 8.9 5.7 5.7

P/B (x) 1.7 2.1 1.9 1.5

Nợ/Vốn Chủ Sở Hữu (x) 0.6 0.5 0.3 0.4

Khả Năng Thanh Toán (x) 1.3 1.2 1.5 1.2

CÁC CHỈ SỐ CHÍNH 31/12/2016

Giá Cổ Phiếu 43,150

Tăng Trưởng Giá (%) 72.9

Tăng Trưởng So Với Index (%) 57.2

Giá Trị Thị Trường (Tỷ VND) 36,368

Số Lượng Cổ Phiếu (Triệu) 842.8

Sở Hữu Nhà Nước (%) 35.7

Sở Hữu Nước Ngoài Còn Lại (%) 13.7

Tỷ Trọng Index (%) 2.4

Tỷ Trọng VN30 (%) 8.9

P/E (x) 5.8

P/B (x) 1.5

Cổ Tức/Giá Cổ Phiếu (%) 3.0

BIỂU ĐỒ GIÁ

BIỂU ĐỒ P/E

80.0

100.0

120.0

140.0

160.0

180.0

200.0

12/2015 2/2016 4/2016 6/2016 8/2016 10/2016HPG VN-Index

5.0

7.0

9.0

11.0

13.0

15.0

17.0

19.0

12/2015 02/2016 04/2016 06/2016 08/2016 10/2016HPG VN-Index

Page 20: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

20 Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1

5.0

7.0

9.0

11.0

13.0

15.0

17.0

19.0

21.0

12/2016 12/2016NVL VN-Index

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC NO VA – NVL

VỊ THẾ CÔNG TY■ Novaland (NVL) là một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam với các

sản phẩm chung cư, nhà phố và biệt thực thuộc phân khúc trung và cao cấp. Tại thành phố Hồ Chí Minh, NVL cùng với Vingroup là hai nhà phát triển bất động sản lớn nhất tính theo số lượng căn hộ mở bán và giao dịch trên thị trường.

■ Bắt đầu từ dự án Sunrise City tại Quận 7, đến nay Novaland đã liên tục mua lại và triển khai trên 40 dự án có vị trí tốt và thương hiệu đã được khẳng định đi kèm với chất lượng và tiến độ thi công. Các dự án tiêu biểu tại khu vực trung tâm thành phố có thể kể đến như Madison, Saigon Melinh, Saigon Royal, Incon 56. Tại khu Đông, NVL cũng đã và đang triển khai các dự án lớn như Sun Avenue, Lakeview City, Lexington và Lucky Dragon. Khu Tây thành phố tập trung khá nhiều dự án quy mô nhỏ nhưng có vị trí khá tốt như The Botanica, Botanica Premier, Newton, Prince, Richstar, GardenGate. Ở khu vực phía Nam, ngoài dự án Sunrice City đã bàn giao xong, NVL đang tiếp tục triển khai Sunrise Cityview và Sunrise Riverside.

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG ■ Năm 2016, dư nợ tín dụng bất động sản có xu hướng tăng chậm lại và tồn kho bất động

sản cũng giảm khá nhanh kể từ đầu năm, mặt bằng lãi suất chưa có biến động lớn, do đó khả năng xảy ra bong bóng bất động sản trong 2017-2018 là không nhiều. Dòng vốn bất động sản sẽ có sự chọn lựa nhiều hơn, không chỉ tập trung vào vị trí của dự án mà còn quan tâm tới chất lượng, uy tín cũng như thương hiệu của chủ đầu tư.

■ Khu Đông thành phố gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức được xem là khu vực phát triển chính đang thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ. Hơn nữa, đường cao tốc Long Thành Dầu Giây hoàn thành, các dự án trọng điểm như tuyến Metro Bến Thành—Suối Tiên, khu đô thị Thủ Thiêm, các dự án cầu Thủ Thiêm, cầu Cát Lái, đường vành đai 2 vành đai 3 trong tương lai sẽ thay đổi diện mạo khu Đông và tạo cơ hội phát triển cho các dự án bất động sản tại đây.

■ Phân khúc sản phẩm thấp tầng (đất nền, nhà phố, biệt thự) sẽ có sự gia tăng mạnh mẽ trong 2017 do nhu cầu còn rất lớn mà lượng cung cho phân khúc này hiện chưa nhiều.

KẾT QUẢ NĂM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017 ■ Năm 2016, doanh thu của Công ty đạt 7,359 tỷ, tăng trưởng 10.3% so với cùng kỳ; lợi

nhuận sau thuế đạt 1,662 tỷ đồng tăng 4 lần so với mức 2015. Doanh thu 2016 tăng chủ yếu đến từ việc ghi nhận doanh thu từ các dự án đã hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng là Galaxy 9, Lexington Residence và Tropic Garden, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu từ bán căn hộ của NVL. Doanh thu từ bán khối đế thương mại và sản phẩm căn hộ văn phòng (officetel) cũng tăng trưởng mạnh thông qua các sản phẩm từ dự án Sunrice City Central và North.

■ Giai đoạn 2016—2017, NVL tiếp tục triển khai đồng bộ hàng loạt dự án trong đó đáng chú ý là việc mở rộng sang phân khúc nhà phố (với dự án Lakeview City và Harbor City) được kỳ vọng sẽ đem lại nguồn doanh thu tốt do nhu cầu tại phân khúc nhà phố hiện nay còn rất lớn.

TÀI CHÍNH 2014 2015 2016 2017F

Thu Nhập Lãi Thuần (Tỷ VND) 2,802 6,673 7,359 17,237Tăng Trưởng Thu Nhập Lãi (%) 75.1 138.2 10.3 134.2Lợi Nhuận Sau Thuế (Tỷ VND) 94 415 1,662 4,309Tăng Trưởng Lợi Nhuận (%) 1,184.8 343.4 300.1 159.3Tăng Trưởng Tín Dụng (%) 17.0 20.1 21.8 20.8Tăng Trưởng Huy Động (%) 3.3 6.2 22.6 25.0Cho Vay/Huy Động (x) 3.9 8.8 20.6 28.8Hệ Số An Toàn Vốn (%) 0.8 1.9 5.3 8.4Tỷ Lệ Nợ Xấu (%) 407 1,128 2,819.8 7,311.2Tỷ Suất Thu Nhập Lãi (%) 570.4 176.9 150.0 159.3ROE (%) 0 0 0 0ROA (%) 11,594 13,891 17,039 18,340EPS (VND) 147.5 53.3 21.3 8.2Tăng Trưởng EPS (%) 5.2 4.3 3.5 3.3Cổ Tức (VND) 1.1 1.3 1.3 1.3Giá Trị Sổ Sách (VND) 1.4 1.4 2.0 2.3P/E (x) 22.49 21.19 18.16 16.41 P/B (x) 2.12 2.04 2.52 1.97

CÁC CHỈ SỐ CHÍNH 31/12/2016

Giá Cổ Phiếu 60,100

Tăng Trưởng Giá (%) 0.0

Tăng Trưởng So Với Index (%) -0.2

Giá Trị Thị Trường (Tỷ VND) 35,421

Số Lượng Cổ Phiếu (Triệu) 589.4

Sở Hữu Nhà Nước (%) 0.0

Sở Hữu Nước Ngoài Còn Lại (%) 37.8

Tỷ Trọng Index (%) 2.4

Tỷ Trọng VN30 (%) n.a

P/E (x) 19.0

P/B (x) 4.1

Cổ Tức/Giá Cổ Phiếu (%) 0.0

BIỂU ĐỒ GIÁ

BIỂU ĐỒ P/E

80.0

85.0

90.0

95.0

100.0

105.0

12/2016 12/2016NVL VN-Index

Page 21: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

21Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

VỊ THẾ CÔNG TY■ Tiền thân là Sở Quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, VCB có ưu thế trong

thanh toán xuất nhập khẩu và trở thành ngân hàng đứng đầu trong thị trường giao dịch ngoại hối và dịch vụ thanh toán. Tận dụng thế mạnh này, VCB theo đuổi mô hình thu nhập tiên tiến, trong đó tập trung nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là hoạt động phi rủi ro có lợi nhuận biên cao như dịch vụ và ngoại hối.

■ Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) là ngân hàng niêm yết lớn nhất, và là cổ phiếu dẫn dắt trong ngành. Sự tham gia của cổ đông chiến lược Mizuho Corporate góp phần đưa VCB vào nhóm các ngân hàng dẫn đầu, cả về quy mô cũng như hiệu quả hoạt động. Tính đến cuối năm 2016, VCB sở hữu hệ thống trên 460 chi nhánh và phòng giao dịch và chiếm 8.4% thị phần cho vay toàn ngành.

■ VCB luôn là lựa chọn hàng đầu trong ngành không chỉ vì vị thế dẫn đầu mà còn vì tính minh bạch và chất lượng tài sản, đặc biệt trong quản trị rủi ro và minh bạch trong công bố thông tin. Với việc trích lập dự phòng đầy đủ, VCB nằm trong số ít những ngân hàng có số lieu tỷ lệ nợ xấu đáng tin cậy.

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG ■ VCB tập trung vào quản lý chất lượng tài sản, tăng cường khả năng sinh lời cũng như đảm

bảo tăng trưởng bền vững. Trong năm 2017, Ngân hàng đặt chỉ tiêu tăng trưởng tài sản 11%, tăng trưởng tín dụng 18%, tăng trưởng huy động 15%, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 12% và khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%.

■ VCB đang thay đổi mang tính chiến lược khi tập trung cho vay bán lẻ, xu hướng chung của các nước trên thế giới và được kỳ vọng sẽ đem lại NIM cao hơn cho ngân hàng. Tỷ trọng mảng bán lẻ trong danh mục cho vay tăng từ 31% lên 36%, đang dần đuổi kịp các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân.

■ VCB đứng đầu trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam xét về con số lợi nhuận và hướng đến trở thành một trong hai ngân hàng dẫn đầu có tầm ảnh hưởng khu vực. VCB có kế hoạch tăng tài sản lên trên 55 tỷ USD từ mức 26 tỷ USD hiện tại.

KẾT QUẢ NĂM 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017 ■ VCB công bố kết quả cả năm 2016 ấn tượng với lợi nhận trước thuế tăng trưởng 25%

so với cùng kỳ năm ngoái và vượt 3% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chính cho mức tăng trưởng cao này đến từ thu nhập lãi thuần tăng mạnh 20% cùng với tỷ lệ dự phòng rủi ro tính dụng tăng nhẹ 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ lãi cận biên duy trì ở mức tốt 2.6% nhờ vào tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng huy động.

■ Đến cuối năm 2016, VCB là ngân hàng đầu tiên hoàn thành việc trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC. Do đó VCB là ngân hang hưởng lợi đầu tiên khi ngành ngân hang bước vào giai đoạn tăng trưởng. Với các chỉ tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2017 cùng với hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả, chúng tôi kỳ vọng VCB sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

TÀI CHÍNH 2014 2015 2016E 2017F

Thu Nhập Lãi Thuần (Tỷ VND) 12,009 15,453 18,529 21,983 Tăng Trưởng Thu Nhập Lãi (%) 8.4 28.7 19.9 18.6 Lợi Nhuận Sau Thuế (Tỷ VND) 4,567 5,314 6,826 8,393 Tăng Trưởng Lợi Nhuận (%) 4.8 16.4 28.4 23.0 Tăng Trưởng Tín Dụng (%) 17.9 19.7 18.6 18.0 Tăng Trưởng Huy Động (%) 27.2 18.3 17.9 18.1 Cho Vay/Huy Động (x) 0.75 0.75 0.75 0.75 Hệ Số An Toàn Vốn (%) 12.7 11.0 10.3 10.3 Tỷ Lệ Nợ Xấu (%) 2.3 1.8 1.5 1.7 Tỷ Suất Thu Nhập Lãi (%) 2.3 2.5 2.6 2.6 ROE (%) 10.7 12.0 14.5 15.0 ROA (%) 0.9 0.8 0.9 1.0 EPS (VND) 1,532 1,626 1,897 2,099 Tăng Trưởng EPS (%) 3.2) 6.1 16.7 10.7 Cổ Tức (VND) 1,200 1,000 1,000 1,000 Giá Trị Sổ Sách (VND) 16,257 16,888 13,662 17,527 P/E (x) 22.49 21.19 18.16 16.41 P/B (x) 2.12 2.04 2.52 1.97

CÁC CHỈ SỐ CHÍNH 31/12/2016

Giá Cổ Phiếu 35,450

Tăng Trưởng Giá (%) 11.1

Tăng Trưởng So Với Index (%) (3.7)

Giá Trị Thị Trường (Tỷ VND) 127,540.9

Số Lượng Cổ Phiếu (Triệu) 3,597.8

Sở Hữu Nhà Nước (%) 77.1

Sở Hữu Nước Ngoài Còn Lại (%) 9.1

Tỷ Trọng Index (%) 8.6

Tỷ Trọng VN30 (%) 5.7

P/E (x) 18.9

P/B (x) 2.7

Cổ Tức/Giá Cổ Phiếu (%) 2.8

BIỂU ĐỒ GIÁ

BIỂU ĐỒ P/E

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - VCB

Page 22: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

22 Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1

CTCP TÀU CAO TỐC SUPERDONG-KIÊN GIANG - SKG

VỊ THẾ CÔNG TY

■ Superdong - Kiên Giang (SKG) được thành lập từ năm 2007 tại huyện đảo Phú Quốc Tỉnh Kiên Giang, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải hàng hóa và hành khách bằng tàu cao tốc. Công ty cung cấp dịch vụ vận tải từ đất liền ra đảo trên 3 tuyến chính: (i) độc quyền khai thác tuyến Rạch Giá - Phú Quốc, (ii) chiếm 75% thị phần tuyến Hà Tiên - Phú Quốc, và (iii) tăng trưởng rất nhanh tại tuyến mới là Rạch Giá - Nam Du. Hai đối tượng hành khách chính là khách du lịch và người lao động do lao động trên đảo không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của Phú Quốc.

■ Có thể nói kết quả kinh doanh của SKG có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của đảo Phú Quốc, nơi được mệnh danh là đảo ngọc của Việt Nam và được National Geographic (Mỹ) bình chọn là một trong những điểm đến lý tưởng cho mùa đông cũng như là nơi hưởng tuần trăng mật hấp dẫn nhất thế giới (Roughguides, Anh).

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG ■ Những năm gần đây, Phú Quốc được xem như một đại công trường khi liên tục trở thành điểm

nóng về thu hút vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng và du lịch với hơn 220 dự án cùng tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 222,000 tỷ đồng. Một số dự án tiêu biểu như: Casino (vốn đăng ký: 90,000 tỷ), Vinpearl Phú Quốc (17,200 tỷ), dự án Cáp treo qua biển (10,000 tỷ), ... Các dự án này được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo của Phú Quốc về dài hạn. Trong ngắn hạn, việc xây dựng rầm rộ này sẽ tạo nguồn cầu lao động rất lớn từ đất liền ra đảo.

■ Bên cạnh đó, Phú Quốc cũng đang nổi lên như một điểm sáng của cả nước về thu hút khách du lịch, khi lượt du khách đến đây liên tục tăng. Trong năm du lịch quốc gia 2016, lượng khách đến Phú Quốc đã tăng 63% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.45 triệu lượt. Năm 2017, đảo ngọc Phú Quốc dự kiến sẽ thu hút được 1.8 triệu lượt khách, tăng 26% so với 2016. Khi các dự án du lịch cũng như hạ tầng trọng điểm hoàn tất và đi vào hoạt động, lượt khách được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.

■ Trong cơ cấu chi phí, giá xăng dầu chiếm khoảng 50% tổng chi phí của công ty. Giá dầu thô thế giới đã tăng trở lại trong năm 2016, từ mức 26 USD/thùng thấp nhất trong 13 năm, lên giao dịch quanh vùng 50—60 USD/thùng. Giá dầu được dự báo sẽ duy trì ở mức 55—65 USD/thùng trong năm 2017. Trong trường hợp giá xăng dầu tăng mạnh hơn dự báo, SKG với vị thế gần như độc quyền có khả năng tăng giá vé để bù đắp chi phí.

KẾT QUẢ KINH DOANH 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017

■ Năm 2016, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của SKG lần lượt tăng trưởng 17% và 22% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 356 tỷ và 213 tỷ đồng, hoàn thành 97% kế hoạch năm.

■ Công ty đang xây dựng kế hoạch triển khai tuyến tàu cao tốc Sóc Trăng—Côn Đảo. Độ dài hành trình trên biển của tuyến này sẽ ngắn hơn nhiều so với tuyến chạy từ Vũng Tàu hiện nay, qua đó đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng tới Côn Đảo.

■ Năm 2017, SKG sẽ tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu của mình trên thị trường vận tải hành khách ra Phú Quốc qua việc đưa vào hoạt động hai phà chạy từ Hà Tiên và nâng cấp cảng tại Bãi Vòng. Doanh thu thuần dự kiến của Công ty sẽ đạt 442 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 250 tỷ đồng.

.

TÀI CHÍNH 2014 2015 2016 2017F

Doanh Thu Thuần (Tỷ VND) 224 305 356 442

Tăng Trưởng Doanh Thu (%) 36.2 36.3 16.6 19.6

Lợi Nhuận Sau Thuế (Tỷ VND) 103 175 213 250

Tăng Trưởng Lợi Nhuận (%) 85.4 69.5 21.7 18.1

Tỷ Suất Lợi Nhuận Gộp (%) 56.4 66.7 68.0 62.3

Tỷ Suất Lợi Nhuận Ròng (%) 46.1 57.4 59.9 56.6

ROE (%) 34.1 40.7 34.9 29.8

ROA (%) 33.1 39.7 34.3 29.3

EPS (VND) 4,642 7,148 6,213 7,742

Tăng Trưởng EPS (%) 66.8 54.0 -13.1 -1.6

Cổ Tức (VND) 1,000 1,000 1,000 1,000

Giá Trị Sổ Sách (VND) 17,208 21,055 20,537 27,315

P/E (x) 8.6 12.3 12.6 11.4

P/B (x) 2.3 4.2 3.8 3.2

Nợ/Vốn Chủ Sở Hữu (x) 0.0 0.0 0.0 0.0

Khả Năng Thanh Toán (x) 15.2 26.5 34.9 39.8

CÁC CHỈ SỐ CHÍNH 31/12/2016

Giá Cổ Phiếu 74,200

Tăng Trưởng Giá (%) 17.4

Tăng Trưởng So Với Index (%) 1.7

Giá Trị Thị Trường (Tỷ VND) 2,543

Số Lượng Cổ Phiếu (Triệu) 34.3

Sở Hữu Nhà Nước (%) 0.0

Sở Hữu Nước Ngoài Còn Lại (%) 0.1

Tỷ Trọng Index (%) 0.2

Tỷ Trọng VN30 (%) n.a

P/E (x) 11.2

P/B (x) 4.2

Cổ Tức/Giá Cổ Phiếu (%) 1.0

BIỂU ĐỒ GIÁ

BIỂU ĐỒ P/E

80.090.0

100.0110.0120.0130.0140.0150.0160.0170.0

12/2015 2/2016 4/2016 6/2016 8/2016 10/2016SKG VN-Index

5.0

7.0

9.0

11.0

13.0

15.0

17.0

19.0

12/2015 02/2016 04/2016 06/2016 08/2016 10/2016SKG VN-Index

Page 23: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

23Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

CTCP ĐẦU TƯ KINH DOANH NHÀ KHANG ĐIỀN - KDH

VỊ THẾ CÔNG TY■ Công ty Nhà Khang Điền (KDH) được thành lập từ năm 2001 bởi các cá nhân, chuyên hoạt

động trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn, kinh doanh bất động sản. KDH không chỉ chú trọng công tác nghiên cứu, thẩm định tính hiệu quả của dự án trước khi đầu tư mà còn đề cao công tác thiết kế, hoàn thiện các công trình tiện ích công cộng trước khi chào bán. Ngoài ra, công ty luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng để hỗ trợ khách hàng vay mua nhà, gần đây nhất là sự kiện ký kết hợp tác chiến lược giữa KDH và Vietinbank.

■ Trong những năm khó khăn của thị trường bất động sản, nhờ việc giới thiệu thành công khái niệm mới “nhà ở thuộc khu phức hợp, khép kín, có sân vườn” và bảo vệ 24/24, KDH đã tạo một bước ngoặt lớn cho công ty khi gây dựng được tên tuổi thông qua các dự án lớn như Villa Park, Mega Residence, Mega Ruby, Mega Village, Trí Kiệt, gần đây nhất là Melosa và Lucasta. Hiện nay, KDH là một trong các nhà phát triển dự án lớn nhất ở quận 9.

TRIỂN VỌNG TĂNG TRƯỞNG ■ Theo bản đồ quy hoạch tổng thể của UBND Tp.HCM, khu Đông gồm quận 2, quận 9 và

quận Thủ Đức được xem là khu vực phát triển chính đang thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ. Hơn nữa, đường cao tốc Long Thành Dầu Giây hoàn thành đã góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực này nói chung cũng như Khang Điền nói riêng khi phần lớn các dự án của KDH đều nằm dọc theo trục đường này, giúp công ty có rất nhiều lợi thế trong thời gian tới.

■ KDH có quỹ đất sạch lớn khoảng 130 ha, hơn 16 dự án đang và sắp được triển khai, cùng với chiến lược liên tục tìm kiếm, gia tăng quỹ đất sạch tại các vị trí đắc địa, pháp lý rõ ràng, thích hợp để phát triển các dự án nhà phố, biệt thự và căn hộ dành cho đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình khá, phân khúc có nhu cầu cao nhưng rủi ro thấp, Nhà Khang Điền được kỳ vọng sẽ duy trì được sự tăng trưởng ấn tượng và ổn định trong 2-3 năm tới.

■ Đáng chú ý, KDH vừa thông qua phương án tăng tỷ lệ sở hữu CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI) lên trên 57%, với tham vọng thâm nhập vào thị trường bất động sản tiềm năng tại khu phía Tây. Từ trước đến nay, BCI được biết đến như một doanh nghiệp có quỹ đất lớn nhất nhì ở Tp.HCM cùng nhiều dự án khá quy mô thuộc khu vực Bình Chánh, nơi tập trung đông dân cư nhất thành phố. Các dự án lớn của BCI như: An Lạc Plaza, chuỗi dự án Nhất Lan, chuỗi khu dân cư Phong Phú, khu công nghiệp Lê Minh Xuân, ...

KẾT QUẢ KINH DOANH 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017■ Năm 2016, doanh thu đạt 3,851 tỷ tăng gần 3 lần so với 2015, lợi nhuận sau thuế 378 tỷ

đồng tăng trưởng 45% so với cùng kỳ. Doanh thu chủ yếu tới từ việc: (i) ghi nhận phần còn lại của Mega Village, (ii) Lucasta: dự án thuộc phân khúc cao cấp, giá bán trung bình 8 tỷ/căn, (iii) Melosa, gồm 440 căn nhà phố, giá quanh 3 tỷ/căn, đã mở bán vào ngày 5/12/2015; (iv) Manira: dự án 43 căn biệt thự cao cấp ven cao tốc Long Thành, đã xây xong 90%, giá bán 12-20 tỷ/căn.

■ Doanh thu 2017 dự kiến tập trung vào dự án Mega Sapphire và Quốc Tế Mới, có giá bán trung bình từ 1,000—3,000 USD/m2 thuộc phân khúc căn hộ trung cấp hiện vẫn đang giữ được sức mua tốt.

TÀI CHÍNH 2014 2015 2016 2017F

Doanh Thu Thuần (Tỷ VND) 621 1,050 3,851 2,713

Tăng Trưởng Doanh Thu (%) 452.1 69.1 266.8 20.6

Lợi Nhuận Sau Thuế (Tỷ VND) 102 260 378 598

Tăng Trưởng Lợi Nhuận (%) n.a 155.0 45.2 53.7

Tỷ Suất Lợi Nhuận Gộp (%) 14.6 32.2 25.3 34.6

Tỷ Suất Lợi Nhuận Ròng (%) 16.4 24.8 9.8 22.0

ROE (%) 8.3 10.9 8.8 12.1

ROA (%) 4.2 4.5 4.6 6.5

EPS (VND) 579 1,483 1,616 2,514

Tăng Trưởng EPS (%) n.a 156.1 9.0 32.8

Cổ Tức (VND) - 1,500 1,500 1,500

Giá Trị Sổ Sách (VND) 19,249 20,234 18,762 24,665

P/E (x) 34.5 13.5 12.4 8.0

P/B (x) 1.0 1.0 1.1 0.8

Nợ/Vốn Chủ Sở Hữu (x) 0.9 0.9 0.4 0.6

Khả Năng Thanh Toán (x) 5.9 7.5 5.8 5.2

CÁC CHỈ SỐ CHÍNH 31/12/2016

Giá Cổ Phiếu 20,000

Tăng Trưởng Giá (%) 22.0

Tăng Trưởng So Với Index (%) 6.3

Giá Trị Thị Trường (Tỷ VND) 4,680

Số Lượng Cổ Phiếu (Triệu) 234.0

Sở Hữu Nhà Nước (%) 0.0

Sở Hữu Nước Ngoài Còn Lại (%) 0.2

Tỷ Trọng Index (%) 0.3

Tỷ Trọng VN30 (%) n.a

P/E (x) 10.4

P/B (x) 1.2

Cổ Tức/Giá Cổ Phiếu (%) 2.7

BIỂU ĐỒ GIÁ

BIỂU ĐỒ P/E

80.0

90.0

100.0

110.0

120.0

130.0

140.0

12/2015 2/2016 4/2016 6/2016 8/2016 10/2016KDH VN-Index

5.0

7.0

9.0

11.0

13.0

15.0

17.0

19.0

12/2015 02/2016 04/2016 06/2016 08/2016 10/2016KDH VN-Index

Page 24: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

24 Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1

CTCP ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TP.HCM - CII

TÀICHÍNH 2014 2015 2016 2017F

Doanh Thu Thuần (Tỷ VND) 2,606.5 1,750.9 1,217.1 5,700.0

Tăng Trưởng Doanh Thu (%) 268.91 (32.82) (30.49) 368.34

Lợi Nhuận Sau Thuế (TỷVND) 388.2 624.6 855.5 1,430.0

Tăng Trưởng Lợi Nhuận (%) 350.98 60.91 36.97 67.15

Tỷ Suất Lợi Nhuận Gộp (%) 19.52 33.65 32.86 55.75

Tỷ Suất Lợi Nhuận Ròng (%) 14.89 35.67 70.29 25.09

ROE (%) 18.00 17.06 17.86 22.12

ROA (%) 4.55 5.18 6.52 8.22

EPS (VND) 2,033 2,532 3,144 5,927

Tăng Trưởng EPS (%) 561.14 24.55 24.19 88.50

Cổ Tức (VND) 1,400 1,600 1,600 1,600

Giá Trị Sổ Sách (VND) 14,357 20,351 18,038 21,958

P/E (x) 15.54 12.48 10.05 5.33

P/B (x) 2.20 1.55 1.75 1.44

Nợ/Vốn Chủ Sở Hữu (x) 1.88 1.73 1.00 1.82

Khả Năng Thanh Toán (x) 1.26 2.80 1.67 2.29

VỊ THẾ CÔNG TY■ Công ty cổ phần đầu tư hạ tang kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (CII) được thành lập vào

năm 2001 và niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2006. Công ty đã tái cấu trúc mô hình hoạt động sang công ty đầu tư với 4 mảng kinh doanh chính bao gồm: đầu tư kinh doanh nước sạch, đầu tư cầu đường, xây dung và kinh doanh bất động sản.

■ Đầu tư hạ tầng là lĩnh vực cốt lõi của CII, và công ty đã xác lập vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng. Hiện tại CII đang có 6 dự án thu phí cầu đường đang hoạt động. Với lĩnh vực kinh doanh nước sạch, hiện các dự án trọng điểm đang trong thời gian xây dung và dự kiến sẽ đóng góp vào kết quả kinh doanh chung từ năm 2018.

■ Theo cơ cấu doanh thu năm 2015, thu phí cầu đường và xây dựng chiếm 66% tổng doanh thu (33% mỗi mảng kinh doanh), tiếp theo là mảng kinh doanh nước với 24% và các dịch vụ khác chiếm tỷ lệ 10% còn lại.

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG ■ Trong chiến lược tăng trưởng dài hạn 5 năm, CII đặt mục tiêu tăng trưởng 20% mỗi năm

bằng việc đẩy mạnh mua lại các dự án hạ tầng kể cả mảng cầu đường và cung cấp nước sạch. Với triển vọng tăng trưởng doanh số bán xe ô tô trong dài hạn, dự kiến lưu lượng xe qua các trạm thu phí sẽ tăng bình quân 7%/ năm. Ngoài ra CII sẽ tăng cường mua thêm các dự án về hạ tầng nước sạch để nắm bắt cơ hội tăng trưởng cao của ngành.

■ Với việc nới rộng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 49% lên 70% gần đây, CII kỳ vọng sẽ tiếp cận với dòng vốn mới của khối ngoại để tài trợ các dự án hạ tầng của mình.

■ Ngoài ra, CII đặt các mục tiêu cụ thể cho hoạt động tài chính với kế hoạch giảm bớt tỷ lệ sử dụng nợ, duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao 20% mỗi năm trong các năm tiếp theo và tỷ lệ cổ tức tiền mặt tối thiểu ở mức 16%/ năm.

KẾT QUẢ KINH DOANH 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017 ■ Do sự sụt giảm doanh thu của mảng xây dựng đã làm doanh thu thuần giảm 30% so với

cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên nhờ vào hoạt động bán vốn tại công ty con LGC cùng với việc định giá lại dự án BOT cầu Rạch Miễu, CII thu về một khoản lợi nhuận tài chính lớn và giúp lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 28%. Kết quả kinh doanh năm 2016 hoàn thành 40% mục tiêu doanh thu và 144% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.

■ Triển vọng cả năm 2017, CII sẽ tăng tỷ lệ sở hữu ở 2 công ty liên kết là CII B&R và CII E&C lên hơn 51%. Do đó CII sẽ hợp nhất kết quả kinh doanh của 2 công ty này vào năm 2017. Do đó, CII dự kiến doanh thu sẽ tăng vọt lên con số 5,700 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với năm trước. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ đạt khoảng 1,430 tỷ đồng.

CÁC CHỈ SỐ CHÍNH 31/12/2016

Giá Cổ Phiếu 28,150

Tăng Trưởng Giá (%) 36.6

Tăng Trưởng So Với Index (%) 21.8

Giá Trị Thị Trường (Tỷ VND) 6,791.7

Số Lượng Cổ Phiếu (Triệu) 240.3

Sở Hữu Nhà Nước (%) 10.0

Sở Hữu Nước Ngoài Còn Lại (%) 39.4

Tỷ Trọng Index (%) 2.1

Tỷ Trọng VN30 (%) 2.1

P/E (x) 10.0

P/B (x) 1.9

Cổ Tức/Giá Cổ Phiếu (%) 5.7

BIỂU ĐỒ GIÁ

BIỂU ĐỒ P/E

Page 25: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

25Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

CÔNG TY CP VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN - PNJ

VỊ THẾ CÔNG TY

■ CTCP Vàng bạc Đá Quý Phú Nhuận (HSX: PNJ) là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trang sức vàng, bạc, đá quý, mua bán vàng miếng và các loại phụ kiện thời trang. PNJ có 03 kênh bán hàng đó là bán lẻ, bán sỉ và xuất khẩu. Trong đó, mảng bán lẻ vàng qua hệ thống cửa hàng đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm đến khoảng 42% tổng doanh thu và 80% lợi nhuận gộp của PNJ (2015). Đồng thời, đây cũng là kênh phân phối đem lại cho PNJ biên lợi nhuận cao nhất, khoảng 27% so với các mảng còn lại là bán sỉ (3-5%), xuất khẩu (10-12%). Riêng đối với mảng vàng trang sức, ước tính thị phần tại thời điểm cuối năm 2016 vào khoảng 28% (số từ công ty).

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG ■ Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người, trong

giai đoạn 2011-2015 là khá tích cực, đạt 12,9%. Trong đó, thu nhập trung bình của TP.HCM là 5.538 USD/người, cao hơn 2,6 lần so với mức trung bình của cả nước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người cả nước dự kiến cao hơn gấp rưỡi so với hiện tại; thành phố HCM hướng tới mục tiêu thu nhập 9.800 USD/người, tức tăng gần 80% so với năm 2015. Do đó nhóm khách hàng mục tiêu của PNJ sẽ gia tăng trong thời gian tới.

Thị phần hiện tại chủ yếu tập trung ở các tiệm vàng trong khi đó xu hướng sử dụng hàng chất lượng cao, có thương hiệu gia tăng cùng với thu nhập bình quân đầu người tăng có tác động tích cực tới nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nữ trang. Theo nghiên cứu thị trường của Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay có (1) nhu cầu mua sắm cho bản thân cao hơn và (2) ưa thích các sản phẩm chất lượng cao, tiện lợi.

KẾT QUẢ KINH DOANH 2016 VÀ TRIỂN VỌNG 2017

■ Năm 2016 công ty PNJ sẽ có kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu tăng trưởng 11.1%, trong đó doanh thu từ trang sức vàng tăng đến 29% nhờ thị phần tiếp tục được mở rộng. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tăng nhanh hơn doanh thu với 18.1% nhờ vào mảng trang sức vàng có tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế tăng đến 195.5% do trong năm 2016 công ty chỉ trích lập dự phòng thêm 95 tỷ cho khoản đầu tư vào Ngân hàng Đông Á, trong khi mức trích lập năm 2015 là khoảng 300 tỷ đồng.

■ Trong năm 2016, PNJ đã mở rộng mạng lưới, khai trương thêm 31 cửa hàng và nâng tổng hệ thống cửa hàng lên con số 220 tại 40 tỉnh, thành trên toàn quốc, đồng thời dẫn đầu ngành kim hoàn Việt Nam về hệ thống phân phối trang sức.

■ Theo kế hoạch, công ty sẽ tiếp tục mở thêm 40 cửa hàng trong năm 2017. Chúng tôi dự phóng cả năm 2017, công ty sẽ ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 19.8% về doanh thu và 34.7% về lợi nhuận, chủ yếu đến từ việc tiếp tục mở thêm cửa hàng, và giành thêm thị phần từ các cửa hàng nhỏ lẻ, trong bối cảnh thị trường chung của cả ngành vẫn còn tiềm năng tăng trưởng cao.

.

TÀI CHÍNH 2014 2015 2016 2017F

Doanh Thu Thuần (Tỷ VND) 9,199 7,708 8,565 10,262

Tăng Trưởng Doanh Thu (%) 3.2% -16.2% 11.1% 19.8%

Lợi Nhuận Sau Thuế (Tỷ VND) 256 152 450 606

Tăng Trưởng Lợi Nhuận (%) 51.4% -40.5% 195.5% 34.7%

Tỷ Suất Lợi Nhuận Gộp (%) 9.7% 15.2% 16.5% 16.3%

Tỷ Suất Lợi Nhuận Ròng (%) 2.6% 2.0% 5.3% 5.9%

ROE (%) 8.4% 5.2% 13.7% 15.2%

ROA (%) 17.9% 11.3% 31.1% 35.8%

EPS (VND) 3,208 1,395 3,677 5,552

Tăng Trưởng EPS (%) 41.5% -56.5% 163.7% 51.0%

Cổ Tức (VND) 3,200 800 1,500 1,600

Giá Trị Sổ Sách (VND) 17,150 14,188 15,269 19,221

P/E (x) 12.4 30.8 18.1 12.0

P/B (x) 2.3 3.0 4.4 3.5

Nợ/Vốn Chủ Sở Hữu (x) 1.0 0.9 1.0 0.9

Khả Năng Thanh Toán (x) 1.3 1.5 1.5 1.6

CÁC CHỈ SỐ CHÍNH 31/12/2016

Giá Cổ Phiếu 66,500

Tăng Trưởng Giá (%) 59.7

Tăng Trưởng So Với Index (%) 44.9

Giá Trị Thị Trường (Tỷ VND) 6,535.2

Số Lượng Cổ Phiếu (Triệu) 98.3

Sở Hữu Nhà Nước (%) 0.0

Sở Hữu Nước Ngoài Còn Lại (%) 0.0

Tỷ Trọng Index (%) 0.4

Tỷ Trọng VN30 (%) N.a

P/E (x) 18.1

P/B (x) 4.4

Cổ Tức/Giá Cổ Phiếu (%) 3.0

BIỂU ĐỒ GIÁ

BIỂU ĐỒ P/E

Page 26: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 26

ÔNG LƯU ĐỨC KHÁNH

Chủ tịch

Phó chủ tịch HĐQT Ngân Hàng TMCP Phát Triển TP.HCM – HD BankGiám đốc điều hành tại Công ty CP Hàng Không Vietjet

ÔNG ĐẶNG THÁI NGUYÊN

Pho Chủ tịch

Tổng Giám Đốc Công ty CP Chứng khoán Việt

BÀ LÊ THỊ THU HƯƠNG

Thành viên

Phó Tổng Giám đốc tại Công ty TNHH Kiểm toán Đại Tín

BÀ PHẠM THỊ THANH THÚY

Thành viên

Giám đốc Pháp chế & Tuân thủ – Công ty VFM

BAN ĐẠI DIỆN QUỸ

Page 27: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

27Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

Kinh tế thế giới Quý 4 và cả năm 2016 đã chứng kiến những biến động lớn, ẩn chưa nhiều yếu tố bất định. Trong đó đáng chú ý nhất là những sự kiện: (i) chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ; (ii) giá năng nượng và lương thực thế giới phục hồi ổn định; và (iii) Mỹ nâng lãi suất khi đã thấy đủ tự tin thoát khỏi suy thoái kinh tế. Trước đó, một sự kiện đáng kể trong năm là Brexit, gây ra nhiều phán đoán và nhiều thông điệp khác nhau về tương lai.Kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi nhờ ngành công nghiệp chế biến chế tạo, cùng với sự ổn định của ngành nông nghiệp trong Quý 4. Kinh tế tăng trưởng 6,68% trong Quý 4 và 6,21% trong cả năm 2016. Chỉ số VEPI có mức tăng trưởng ấn tượng trong Quý 4, càng khẳng định khuynh hướng hồi phục của nền kinh tế Việt Nam.

Để thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của mình nhằm hỗ trợ tối đa cho hoạt động hiệu quả của Quỹ VFMVF1, trong năm 2016, Ban đại diện đã tổ chức các cuộc họp định kỳ cụ thể như sau:

- Ngày 30/3/2016, để chuẩn bị cho Đại hội nhà đầu tư thường niên 2015, Ban đại diện đã họp để thông qua nội dung, chương trình Đại hội, báo cáo tổng kết Ngân hàng giám sát, báo cáo tài chính năm đã kiểm toán, lựa chọn công ty kiểm toán cho Quỹ, điều chỉnh bổ sung Điều lệ Quỹ, danh sách ứng cử Ban đại diện nhiệm kỳ mới.

- Cuộc họp quý 1 năm 2016 được tổ chức ngày 31/3/2016 dưới hình thức văn bản thông qua báo cáo kết quả hoạt động quý 1, kế hoạch hoạt động quý 2, báo cáo công tác quản trị rủi ro quý 1 và chỉnh sửa Sổ tay định giá Quỹ (Nghị quyết số 01.16/NQ-BDD-VF1)

- Ngày 10/06/2016, tại Đà Lạt, Ban đại diện đã họp thảo luận về kết quả hoạt động Quỹ quý 2, kế hoạch hoạt động Quý 3, báo cáo công tác quản trị rủi ro quý 2, đề xuất thông qua cập nhật cơ chế giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu đến hết tháng 7 năm 2017, lựa chọn công ty kiểm toán PwC cho quỹ năm 2016 (Nghị quyết số 02.16/NQ-BDD-VF1)

- Ngày 18/10/2016, Ban đại diện đã họp cuộc họp quý 3 nhằm trao đổi về kết quả hoạt động Quỹ quý 3, kế hoạch hoạt động quý 4, báo cáo công tác quản trị rủi ro quý 3, đề xuất chi phí thực hiện Báo cáo thường niên và tổ chức Đại hội NĐT thường niên năm 2016.

- Ngày 20/1/2017, Ban đại diện chấp thuận cuộc họp quý 4 của Quỹ dưới hình thức họp bằng văn bản để thông qua các nội dung về báo cáo hoạt động Quỹ năm 2016, phương án phân phối lợi nhuận Quỹ, kế hoạch hoạt động năm 2017, báo cáo quản trị rủi ro quý 4, báo cáo tổng kết chi phí hoạt động Quỹ, báo cáo chi phí hoạt động Ban đại diện năm 2016 và ngân sách hoạt động Ban đại diện năm 2017, đề xuất công ty kiểm toán 2017, báo cáo tiến độ thực hiện Báo cáo thường niên và tổ chức Đại hội NĐT thường niên năm 2016 của Quỹ.

Ngoài những cuộc họp trên, để hỗ trợ cho việc đầu tư của Quỹ hiệu quả, ban đại diện trong quyền hạn của mình đã chấp thuận việc đầu tư thông qua các Nghị quyết số 5, 7,9a, 9, 11, 13, 15, 17, 19.16/NQ và Nghị quyết số 2 và 4.17/VF1-2017/NQ).

HOẠT ĐỘNG BAN ĐẠI DIỆN QUỸ

Page 28: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 28

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ VIỆT NAM (VFM)

Page 29: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

29Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ VIỆT NAM

Công ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Đầu Tư Việt Nam (VFM) là công ty quản lý quỹ nội địa đầu tiên tại Việt Nam trực thuộc Dragon Capital – tập đoàn quản lý quỹ nước ngoài có hơn 21 năm kinh nghiệm trên TTCK Việt Nam, hiện quản lý tổng tài sản gần 2 tỷ đô la. Sau 12 năm hình thành và phát triển, công ty VFM tự hào là nhà quản lý quỹ hàng đầu tại Việt Nam có tổng tài sản được quản lý lớn nhất và được bình chọn bởi các tạp chí tài chính uy tín cho những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp phát triển ngành quản lý quỹ tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Công ty VFM luôn là đơn vị tiên phong và dẫn đầu thị trường trong việc cho ra đời các sản phẩm đầu tư đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng tăng tại Việt Nam. Các quỹ đầu tư được thiết kế tuỳ theo mức độ chấp nhận rủi ro tương ứng với mức sinh lời kỳ vọng của từng nhà đầu tư.

Giải thưởng của VFM:

Hiện tại, công ty VFM đang quản lý các sản phẩm quỹ sau:

SẢN PHẨM QUỸ HIỆN TẠI

SẢN PHẨM QUỸ ĐANG PHÁT TRIỂN

Đầu tư chủ động

Đầu tư thụ động

VF1Thành lập năm 2004Quỹ cân bằng, đầu tư

năng động vào các loại chứng khoán vốn và

chứng khoán nợ trên thị trường

VF4

QUỸ HƯU TRÍ BỔ SUNG

QUỸ BẤT ĐỘNG SẢN

ETF VFMVN30

VFBThành lập năm 2008

Quỹ blue-chips, đầu tư năng động vào

các doanh nghiệp

Quỹ hoán đổi danh mục thành lập năm 2014Đầu tư thụ động, mô phỏng biến động chỉ số VN30 Index

Quỹ mở, thành lập năm 2013

Đầu tư năng động vào các chứng khoán nợ

Công ty quản lý quỹ tốt nhất Viêt Nam năm 2016 được bình chọn bởi International Finance Magazine.Công ty quản lý quỹ đầu tư xuất sắc 2016 được bình chọn bởi Wealth & Finance International. Công ty quản lý quỹ tốt nhất Viêt Nam năm 2014 được bình chọn bởi Global Banking and Finance Review.Công ty quản lý quỹ tốt nhất Viêt Nam năm 2014 được bình chọn bởi International Finance and Asia Asset Management.Nhà quản lý quỹ tốt nhất Viêt Nam năm 2014 được bình chọn bởi Asia Asset Management.

Page 30: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 30

ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI

Tên Đại lý phân phối Tên viết tắt

VF1 VF4 VFB ETF VFMVN30Trụ sở chính Chi Nhánh

Số Tài khoản ngân hàng nộp tiền (*)

Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư Việt Nam VFM 90183711704 1020650-055 1020155-055   

Phòng 1701-04, Tầng 17, Tòa nhà Mê Linh Point, 02 Ngô Đức Kế, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3825 1488 - Fax: (08) 3825 1489

Phòng 903, tầng 9, Toà nhà BIDV, 194 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 3942 8168 - Fax: (04) 3942 8169

Công ty CP chứng khoán Hồ Chí Minh HSC 90183711705 1020650-031 1020155-031 901 961 22 504  Lầu 5-6 Tòa nhà A&B, 76 Lê Lai, Bến Thành, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3823 3299 Fax:(08) 3823 3301

Lầu 4-5, tòa nhà 66A Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 3933 4693 - Fax: (04) 3933 4822

Công ty chứng khoán KIS KIS 90183711706 1020650-035 1020155-032   

Tầng 3, Toà nhà Maritime Bank, số 180-192 Nguyễn Công Trứ, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3914 8585 - Fax: (08) 3821 6898

Tầng 6, Tòa nhà CTM, số 299 Cầu Giấy, Q. Cầu Giấy, Hà NộiTel: (04) 3974 4448 - Fax: (04) 3974 4501

Công ty CP chứng khoán Rồng Việt VDSC 90183711707 1020650-034 1020155-033   

Tòa nhà VietDragon, 141 Nguyễn Du, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 6299 2006 - Fax: (08) 6291 7986

Công ty CP chứng khoán Bản Việt VCS 90183711708 1020650-032 1020155-034   

Tháp tài chính Bitexco, lầu 15, 02 Hải Triều, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3914 3588 - Fax: (08) 3914 3209

Tòa nhà capital, 109 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 6262 6999 - Fax: (04) 6278 2688

Công ty chứng khoán Vietcombank VSLC 90183711709 1020650-037 Tầng 12 & 17, Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 3936 6426 - Fax: (04) 3936 0262

Lầu 1 và Lầu 7, toà nhà Green Star, số 70 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, Tp.HCMTel: (08) 3820 8116 - Fax: (08) 3820 8117

Công ty CP chứng khoán VIỆT VSJSC 90183711710 Tầng 3, 117 đường Quang Trung, TP. Vinh, Nghệ AnTel: (038) 383 7606 - Fax: (038) 358 8271  

Công ty CP chứng khoán NH Sài gòn Thương Tín SSJC 90183711711 1020650-036 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Q.3, Tp.HCMTel: (08) 6268 6868 - Fax: (08) 6255 5939

Tầng 6-7, 88 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 3942 8076 - Fax: (04) 3942 8075

Công ty CP chứng khoán Sài Gòn SSI 90183711712 1020650-033    72 Nguyễn Huệ, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3824 2897 - Fax: (08) 3824 2997

1C Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 3936 6321 - Fax: (04) 3936 6311

Công ty CP chứng khoán FPT FPTS 90183711713 1020650-038 1020155-035  Tầng 2, 71 Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, Hà NộiTel: (04) 3773 7070 - Fax: (04) 3773 9058

Tầng 3, Tòa nhà Bến Thành Times Square, 136-138 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 6290 8686 - Fax: (08) 6291 0607

Công ty CP chứng khoán VNDIRECT VND 90183711714 1020650-039 1020155-036   Số 1 Nguyễn Thượng Hiền, Q. Hai Bà Trưng, Hà NộiTel: (04) 3972 4568 - Fax: (04) 3972 4600

Tòa nhà THE 90th PASTEUR, số 90 Pasteur, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 7300 0688 - Fax: (08) 3914 6924

Công ty CP chứng khoán An Bình ABS 90183711715 1020650-040 1020155-037  Số 101 Phố Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà NộiTel: (04) 3562 4626 - Fax: (04) 3562 4628

P201, Toà nhà Smart View, 161A-163-165 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3838 9655 - Fax: (08) 3838 9656

Công ty CP Chứng khoán MaritimeBank MBSC 90183711716 1020650-041 1020155-038  Tầng 1 và tầng 3, Tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà NộiTel: (04) 3776 5929 - Fax: (04) 3776 5928

Tầng 2, Maritime Bank Tower, 180-192 Nguyễn Công Trứ, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3521 4299 - Fax: (08) 3914 1969

Công ty CP chứng khoán Bảo Việt BVSJSC      901 961 22 505 Số 8 Lê Thái Tổ, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: (04) 3928 8080 - Fax: (04) 3928 9888Lầu 8, Tòa nhà Tập đoàn Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, Q.1, Tp.HCM Tel: (08) 3914 6888 - Fax: (08) 3914 7999

Công ty TNHH Chứng khoán ACB ACBS      901 961 22 506 41 Mạc Đĩnh Chi, Q.1, Tp.HCM

Tel: (08) 3823 4160 - Fax: (08) 3928 988810 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 3942 9395 - Fax: (04) 3942 9407

Công ty CP Chứng khoán Tân Việt TVSI        901 961 22 507 Tầng 6, 79 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: (04) 3728 0921 - Fax: (04) 3728 0920193-203 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3838 6868 - Fax: (08) 3920 7542

Nhà đầu tư có thể tìm hiểu và đăng ký giao dịch CCQ của VFM quản lý thông qua hệ thống đại lý phân phối và thành viên lập quỹ (đối với ETF).

Page 31: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

31Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 • Báo Cáo Thường Niên 2016

Tên Đại lý phân phối Tên viết tắt

VF1 VF4 VFB ETF VFMVN30Trụ sở chính Chi Nhánh

Số Tài khoản ngân hàng nộp tiền (*)

Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư Việt Nam VFM 90183711704 1020650-055 1020155-055   

Phòng 1701-04, Tầng 17, Tòa nhà Mê Linh Point, 02 Ngô Đức Kế, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3825 1488 - Fax: (08) 3825 1489

Phòng 903, tầng 9, Toà nhà BIDV, 194 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 3942 8168 - Fax: (04) 3942 8169

Công ty CP chứng khoán Hồ Chí Minh HSC 90183711705 1020650-031 1020155-031 901 961 22 504  Lầu 5-6 Tòa nhà A&B, 76 Lê Lai, Bến Thành, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3823 3299 Fax:(08) 3823 3301

Lầu 4-5, tòa nhà 66A Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 3933 4693 - Fax: (04) 3933 4822

Công ty chứng khoán KIS KIS 90183711706 1020650-035 1020155-032   

Tầng 3, Toà nhà Maritime Bank, số 180-192 Nguyễn Công Trứ, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3914 8585 - Fax: (08) 3821 6898

Tầng 6, Tòa nhà CTM, số 299 Cầu Giấy, Q. Cầu Giấy, Hà NộiTel: (04) 3974 4448 - Fax: (04) 3974 4501

Công ty CP chứng khoán Rồng Việt VDSC 90183711707 1020650-034 1020155-033   

Tòa nhà VietDragon, 141 Nguyễn Du, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 6299 2006 - Fax: (08) 6291 7986

Công ty CP chứng khoán Bản Việt VCS 90183711708 1020650-032 1020155-034   

Tháp tài chính Bitexco, lầu 15, 02 Hải Triều, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3914 3588 - Fax: (08) 3914 3209

Tòa nhà capital, 109 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 6262 6999 - Fax: (04) 6278 2688

Công ty chứng khoán Vietcombank VSLC 90183711709 1020650-037 Tầng 12 & 17, Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 3936 6426 - Fax: (04) 3936 0262

Lầu 1 và Lầu 7, toà nhà Green Star, số 70 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, Tp.HCMTel: (08) 3820 8116 - Fax: (08) 3820 8117

Công ty CP chứng khoán VIỆT VSJSC 90183711710 Tầng 3, 117 đường Quang Trung, TP. Vinh, Nghệ AnTel: (038) 383 7606 - Fax: (038) 358 8271  

Công ty CP chứng khoán NH Sài gòn Thương Tín SSJC 90183711711 1020650-036 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Q.3, Tp.HCMTel: (08) 6268 6868 - Fax: (08) 6255 5939

Tầng 6-7, 88 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 3942 8076 - Fax: (04) 3942 8075

Công ty CP chứng khoán Sài Gòn SSI 90183711712 1020650-033    72 Nguyễn Huệ, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3824 2897 - Fax: (08) 3824 2997

1C Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 3936 6321 - Fax: (04) 3936 6311

Công ty CP chứng khoán FPT FPTS 90183711713 1020650-038 1020155-035  Tầng 2, 71 Nguyễn Chí Thanh, Q. Đống Đa, Hà NộiTel: (04) 3773 7070 - Fax: (04) 3773 9058

Tầng 3, Tòa nhà Bến Thành Times Square, 136-138 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 6290 8686 - Fax: (08) 6291 0607

Công ty CP chứng khoán VNDIRECT VND 90183711714 1020650-039 1020155-036   Số 1 Nguyễn Thượng Hiền, Q. Hai Bà Trưng, Hà NộiTel: (04) 3972 4568 - Fax: (04) 3972 4600

Tòa nhà THE 90th PASTEUR, số 90 Pasteur, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 7300 0688 - Fax: (08) 3914 6924

Công ty CP chứng khoán An Bình ABS 90183711715 1020650-040 1020155-037  Số 101 Phố Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà NộiTel: (04) 3562 4626 - Fax: (04) 3562 4628

P201, Toà nhà Smart View, 161A-163-165 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3838 9655 - Fax: (08) 3838 9656

Công ty CP Chứng khoán MaritimeBank MBSC 90183711716 1020650-041 1020155-038  Tầng 1 và tầng 3, Tòa nhà Sky City, 88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà NộiTel: (04) 3776 5929 - Fax: (04) 3776 5928

Tầng 2, Maritime Bank Tower, 180-192 Nguyễn Công Trứ, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3521 4299 - Fax: (08) 3914 1969

Công ty CP chứng khoán Bảo Việt BVSJSC      901 961 22 505 Số 8 Lê Thái Tổ, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: (04) 3928 8080 - Fax: (04) 3928 9888Lầu 8, Tòa nhà Tập đoàn Bảo Việt, 233 Đồng Khởi, Q.1, Tp.HCM Tel: (08) 3914 6888 - Fax: (08) 3914 7999

Công ty TNHH Chứng khoán ACB ACBS      901 961 22 506 41 Mạc Đĩnh Chi, Q.1, Tp.HCM

Tel: (08) 3823 4160 - Fax: (08) 3928 988810 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà NộiTel: (04) 3942 9395 - Fax: (04) 3942 9407

Công ty CP Chứng khoán Tân Việt TVSI        901 961 22 507 Tầng 6, 79 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: (04) 3728 0921 - Fax: (04) 3728 0920193-203 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3838 6868 - Fax: (08) 3920 7542

Page 32: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 32

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TÓM TẮT

Báo cáo tài chính của Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) đã

được kiểm toán bởi Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers

Việt Nam. Quý nhà đầu tư vui lòng xem bản đầy đủ tại website

công ty VFM theo địa chỉ www.vfm.com.vn

Page 33: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

KHUYẾN CÁOBáo cáo này được viết và phát hành bởi VietFund Management (VFM). Tất cả những số liệu liên quan đến Báo cáo Tài chính của Quỹ được công ty VFM công bố trong báo cáo này đã được kiểm toán theo luật định. Đối với những nội dung khác trong báo cáo được công ty VFM phát hành dựa trên những nguồn thông tin đáng tin cậy và/ hoặc đã được công bố ra công chúng. Những quan điểm, dự báo và các ước tính trong báo cáo chỉ thể hiện quan điểm của những người viết tại thời điểm phát hành, không hàm ý bảo đảm những dự đoán, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro có thể xảy ra, mà chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đảm bảo và không chịu trách nhiệm về mọi thua lỗ trực tiếp hoặc gián tiếp xảy ra cho mọi cá nhân hoặc nhóm người nào sử dụng những thông tin nêu trên trong tài liệu này vào mục đích đầu tư.

Page 34: QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM · 2019. 12. 12. · chuyển đổi, chứng khoán nợ trên thị trường Việt Nam. Tiền tệ Đồng Việt Nam (VNĐ) Ngày

Báo Cáo Thường Niên 2016 • Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam - VF1 34

TRỤ SỞ CHÍNH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Phòng 1701-04, Tầng 17, Tòa nhà Mê Linh Point, 02 Ngô Đức Kế, Quận 1, Tp. HCM, Việt Nam. Tel: (028) 3825 1488 Fax: (028) 3825 1489 Email: [email protected] Hỗ trợ: [email protected] Website: www.vfm.com.vn CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI

Phòng 903, tầng 9, Toà nhà BIDV, 194 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.Tel: (024) 3942 8168 Fax: (024) 3942 8169Email: [email protected]