CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN -...

101
CHỦ ĐỀ 2: ĐỒ CHƠI CỦA BÉ Thời gian thực hiện: 3 tuần ( Từ ngày 03/10/2016 đến ngày 21/10/2016) - Chủ đề nhánh 1: Những đồ chơi quen thuộc ( từ ngày 03-07/10/2016) - Chủ đề nhánh 2: Những đồ chơi bé thích ( từ ngày 10-14/10/2016) - Chủ đề nhánh 3: Những đồ chơi chuyển động và lắp ráp xây dựng ( từ ngày 17- 21/10/2016) I. MỤC TIÊU: 1. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: a. Phát triển vận động: - Trẻ thực hiện được động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp,bắt chước một số động tác theo cô: Hô hấp, tay, bụng, chân một cách nhịp nhàng - Trẻ thực hiện được vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu: + Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò nhanh thẳng hướng tới đồ chơi + Giữ được thăng bằng cơ thể khi đi trong đường hẹp + Thực hiện phối hợp vận động tay – mắt trong bài tập: Đứng ném bóng - Trẻ thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay: co, duỗi ngón tay để xâu vòng hoa, xếp 4-5 khối gỗ cạnh nhau, vạch các nét nguệch ngoạc bằng ngón tay b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe - Trẻ có 1 số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt: Trẻ biết tự xúc cơm, thực hiện theo hướng dẫn của cô một số nề nếp trong sinh hoạt, có thể ăn được các loại thức ăn khác nhau, ngủ một giấc buổi trưa, biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh - Trẻ có thể thực hiện 1 số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe: Làm được 1 số việc với sự giúp đỡ của người lớn (ngồi vào bàn 1

Transcript of CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN -...

Page 1: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

CHỦ ĐỀ 2: ĐỒ CHƠI CỦA BÉThời gian thực hiện: 3 tuần

( Từ ngày 03/10/2016 đến ngày 21/10/2016) - Chủ đề nhánh 1: Những đồ chơi quen thuộc ( từ ngày 03-07/10/2016)

- Chủ đề nhánh 2: Những đồ chơi bé thích ( từ ngày 10-14/10/2016) - Chủ đề nhánh 3: Những đồ chơi chuyển động và lắp ráp xây dựng

( từ ngày 17-21/10/2016)I. MỤC TIÊU:1. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:a. Phát triển vận động:- Trẻ thực hiện được động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp,bắt chước một số động tác theo cô: Hô hấp, tay, bụng, chân một cách nhịp nhàng- Trẻ thực hiện được vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu:+ Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò nhanh thẳng hướng tới đồ chơi+ Giữ được thăng bằng cơ thể khi đi trong đường hẹp+ Thực hiện phối hợp vận động tay – mắt trong bài tập: Đứng ném bóng- Trẻ thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay: co, duỗi ngón tay để xâu vòng hoa, xếp 4-5 khối gỗ cạnh nhau, vạch các nét nguệch ngoạc bằng ngón tayb. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe- Trẻ có 1 số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt: Trẻ biết tự xúc cơm, thực hiện theo hướng dẫn của cô một số nề nếp trong sinh hoạt, có thể ăn được các loại thức ăn khác nhau, ngủ một giấc buổi trưa, biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh- Trẻ có thể thực hiện 1 số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe: Làm được 1 số việc với sự giúp đỡ của người lớn (ngồi vào bàn ăn, cầm thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước)¸ xếp đồ dùng, đồ chơi sau khi chơi xong, xếp dép vào giá đựng dép, biết đi dép,…- Trẻ nhận biết và tránh được 1 số nguy cơ không an toàn: Biết tránh vật dụng, nơi nguy hiểm (phích nước nóng, bàn là, bếp đang đun…)khi được nhắc nhở, Biết tránh 1 số hành động nguy hiểm (sờ vào ổ điện, leo trèo lên bàn, ghế…) khi được nhắc nhở2. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:- Biết tên đồ dùng, đồ chơi quen thuộc, đồ chơi bé thích, đồ chơi chuyển động được và đồ chơi lắp ráp xây dựng của bé- Thích tìm hiểu về các đồ vật xung quanh: luôn thích được chơi, cầm, nắm, kéo, đẩy, ngắm nghía,…các đồ chơi ở xung quanh- Biết nhận biết các đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi, sử dụng được một số đồ dùng đồ chơi quen thuộc- Nhận biết và phân biệt được màu đỏ và màu xanh của một số đồ dùng đồ chơi, lấy cất đúng yêu cầu, NBPB to hơn và nhỏ hơn3. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:- Trẻ biết lắng nghe và thực hiện được các yêu cầu đơn giản của cô- Trẻ hiểu hầu hết câu nói trong sinh hoạt hàng ngày, phát âm rõ tiếng- Hiểu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của cô giáo

1

Page 2: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

- Hiểu nội dung câu truyện ngắn. Đọc được bài thơ với sự giúp đỡ của cô.4. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ XÃ HỘI:

- Trẻ thích xem sách, truyện tranh đơn giản với 1-2 nhân vật - Trẻ biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi - Thích chơi với bạn: Biết chào cô, chào bạn khi được nhắc nhở - Trẻ hứng thú nghe nhạc, nghe hát, hát được bài hát kết hợp vỗ tay cùng cô, làm được một số

động tác minh họa theo bài hát - Biết nghe lời người lớn và thích chơi với bạn, thích thú khi được hoạt động với đồ vật

II. MẠNG NỘI DUNG:

- Tên gọi: Đồ chơi nấu ăn; đồ chơi gia đình (nồi, xoong, bát, thìa, giường, tủ, bàn, ghế, bóng, vòng,…)- Một số đặc điểm nổi bật: Màu sắc của đồ chơi (nồi, chảo, cốc có quai để cầm; bóng, vòng lăn được,…)- Cách chơi:+ Đồ chơi nấu ăn: đặt nồi lên bếp để đun, nấu; Khuấy, đảo bột ra đĩa; xúc cho bé ăn,…+ Các đồ chơi với bóng, vòng: Có thể lăn cho vòng chạy, đá cho bóng lăn hoặc tung lên…hoặc chơi chui qua vòng,…

-Tên gọi: Đồ chơi các con vật (chó,mèo, lợn, gà, cá, chim,…); Đồ chơi rau, củ, quả: bắp cải, su hào, cà chua, quả cam, quả chuối,…- Một số đặc điểm nổi bật: Màu sắc của đồ chơi,…- Cách chơi: Chơi trò chơi: Bế em, Mẹ con, Chơi bán hàng (rau, củ, quả xếp vào rổ); Các loại quả bày lên đĩa, Các con vật ở trong chuồng,… Bóp/lắc các đồ chơi “con chít chít” để nghe các âm thanh phát ra từ đồ chơi

- Tên gọi: Đồ chơi ô tô, xe máy, xe đạp, tàu thủy, thuyền, máy bay; Con thỏ đánh trống, con ngựa, con gà, con gấu,…có bánh xe. Bộ đồ chơi lắp ráp-lồng; Các đồ chơi xây dựng; Các khối chơi xếp, chồng- Một số đặc điểm nổi bật: Màu sắc của đồ chơi, đồ chơi có bánh xe chạy được, đồ chơi phát ra âm thanh; Là các khối bằng gỗ/ nhựa, có thể chồng, xếp lên nhau- Cách chơi:+ Đồ chơi chuyển động: Kéo/ đẩy, bấm nút, vặn dây cót,…của đồ chơi để đồ chơi chạy/ chuyển động được/ làm cho cánh quạt quay/ con gà mổ thóc/ con vịt nhảy nhảy đi được+ Đồ chơi lắp ráp, xây dựng: Xếp liền cạnh nhau làm đường đi, làm hàng rào, làm đoàn tàu. Đặt chồng hai khối lên nhau làm nhà, ô tô,…; Xếp chồng hai khối lên nhau làm cầu,… Lắp ráp nhiều hình khác nhau theo ý thích

2NHỮNG ĐỒ CHƠI

BÉ THÍCH

NHỮNG ĐỒ CHƠI CHUYỂN ĐỘNG VÀ

LẮP RÁP XÂY DỰNG

NHỮNG ĐỒ CHƠI QUEN THUỘC

Page 3: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:

a. PTVĐ:- TDS: Tay em- VĐCB: Bò nhanh thẳng hướng đến đồ chơi, Đi trong đường hẹp, Đứng ném bóng- BTPTC: Thổi bóng, Gà gáy, Tay em- TCVĐ: Gà vào vườn rau, Chơi với bóng, Chuồn chuồn bayb. GD dinh dưỡng và sức khỏe: Thực hành rửa mặt, rửa tay, cất dọn đồ chơi sau khi chơi

a. NBTN:- NBTN: Quả bóng, cái vòng - NBTN: Búp bê, lật đật - NBTN: Con thỏ đánh trống, lồng hộp b. NBPB:- Nhận biết màu đỏ, màu xanh ( TC1: Ai đoán giỏi, TC2: Về đúng màu đồ chơi)- Nhận biết kích thước to – nhỏ (TC1: Chọn cho đúng, TC2: Bóng tròn to)- Ôn NB kích thước to – nhỏ( TC1: Bỏ vào lấy ra, TC2: Bé đi siêu thị)

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ XÃ HỘI- Trò chuyện với trẻ về các loại đồ chơi trẻ quen thuộc, trẻ thích và đồ chơi chuyển động lắp ghép xây dựng- Sử dụng đồ chơi thích hợp với từng trò chơi.- Đọc thơ: Làm đồ chơi, Đôi dép- Kể chuyện: Chiếc ô của thỏ trắng- Xem sách tranh về một số đồ chơi bé thích

- Dạy hát: Bóng tròn to, Búp bê, Con lật đật- Nghe hát: Quà tặng tuổi thơ, Mẹ yêu không nào, Lại đây múa hát cùng cô- Trò chơi âm nhạc: Hãy lắng nghe, Tai ai tinh, Nghe tiếng hát tìm đồ vật- Xâu vòng hoa tặng bạn búp bê, Xếp đồ chơi bé thích cạnh nhau, Xếp đoàn tàu

IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:Chủ đề nhánh 1: Những đồ chơi quen thuộc Thời gian thực hiện: Từ ngày 03-07/10/2016

A. Mục đích – yêu cầu:1. Kiến thức:- Trẻ nhớ tên và thực hiện được các động tác thông qua bài tập thể dục sáng- Trẻ nhớ tên bài vận động cơ bản và thực hiện được vận động đó- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của đồ chơi quen thuộc gần gũi- Trẻ nhận biết được màu đỏ, màu xanh

3

ĐỒ CHƠI CỦA BÉ

ĐỒ CHƠI CỦA BÉ

Page 4: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, bài hát trong chủ đề: Những đồ chơi quen thuộc

- Trẻ biết xâu vòng hoa tặng bạn búp bê2. Kỹ năng:- Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể nhịp nhàng để thực hiện được các vận động đó- Rèn cho trẻ một số thói quen, kỹ năng hoạt động- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng cho trẻ- Rèn kỹ năng chú ý, quan sát, ghi nhớ và khả năng nhận biết cho trẻ- Hát đúng giai điệu bài hát- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay khi xâu vòng hoa tặng bạn búp bê3. Thái độ:- Trẻ ngoan ngoãn vâng lời cô giáo, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn- Trẻ biết đoàn kết với các bạn trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi với bạnB. Mạng hoạt động:1. Lĩnh vực phát triển thể chất:a. Phát triển vận động:- TDS: Tay em- VĐCB: Bò nhanh thẳng hướng tới đồ chơi- BTPTC: Thổi bóng- TCVĐ: Gà vào vườn raub. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:- Thực hành rửa mặt, rửa tay - Cất đồ chơi sau khi chơi - Biết tránh xa những vật dụng nguy hiểm và những nơi nguy hiểm như: Phích nước nóng,

dao, kéo, ổ điện,…2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:- NBTN: Quả bóng, cái vòng- Nhận biết màu đỏ, màu xanh ( TC1: Ai đoán giỏi, TC2: Về đúng màu đồ chơi)3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:- Dạy thơ: Làm đồ chơi, TG: Lê Thị Mỹ Phương4. Lĩnh vực phát triển tình cảm – xã hội:- Xâu vòng màu hoa tặng bạn búp bê- Dạy hát: Bóng tròn to, TG: Vũ Thanh- Nghe hát: Quà tặng tuổi thơ, TG: Bùi Anh Tôn- Trò chơi âm nhạc: Hãy Lắng ngheC. HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động Nội dung Mục đích – Yêu cầu Phương pháp hướng dẫn1. Thể dục

sáng- Tay em - KT: Trẻ biết tập các

động tác bài: Tay em theo cô- KN: Tập thở sâu, phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực

I. Chuẩn bị: Phòng tập sạch sẽ, cô kiểm tra sức khỏe của trẻII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Khởi động:

4

Page 5: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

hiện bài tập theo yêu cầu của cô- TĐ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn, có thói quen tập thể dục sáng

- Cô làm chim mẹ, bé làm chim con đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi nhanh, chậm, nhấc cao chân.b.Trọng động: Bài “ Tay em”.- Động tác 1: Giấu tay ( 4 – 5 lần). TTCB: Trẻ đứng chân ngang vai, tay sau lưng. Cô nói “tay đẹp đâu?”, trẻ đưa tay ra phía trước.- Động tác 2: Đồng hồ tích tắc ( 3 – 4 lần).TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay thả nắm tai. Cô nói “ tích tắc”, trẻ nghiêng đầu sang trái, sang phải.- Động tác 3: Hái hoa ( 3 – 4 lần).TTCB: Trẻ đứng thẳng. Cô nói “ hái hoa”, trẻ cúi người, tay giả vờ hái hoa, “ hoa đẹp quá” trẻ đứng lên.- Động tác 4 : Chim bay ( 4 – 5 lần).TTCB: Trẻ đứng thoải mái. Cô nói ‘ chim bay”, trẻ dang 2 tay vẫy vẫy, dậm chân tại chỗ.c Hồi tĩnh:Trẻ làm chim con bay nhẹ nhàng theo cô.* HĐ 3: Kết thúc:- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ* Lưu ý: Những ngày có thể dục giờ học thì phần khởi động nhẹ nhàng hơn

2. Hoạt động góc

- Bán hàng đồ chơi

- Trẻ biết bán và mua hàng, biết dùng câu hỏi mua và bán, thể hiện đúng vai chơi của mình- Rèn sự khéo léo, phát triển vốn từ trong giao tiếp

I. Chuẩn bị: Đồ chơi bán hàng, đất nặn, rẻ ẩm, bảng, bộ xếp hình, tranh, sách, ảnh chủ đềII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ Thỏa thuận trước khi chơi- Cô giới thiệu tên các góc chơi trong lớp- Cô giới thiệu đồ chơi từng góc chơi, giới thiệu tên trò chơi, nội dung chơi ở từng góc, cho trẻ nhận vai chơi

Góc phân vai

Góc HĐVĐV

- Xếp hình - Trẻ biết xếp hình theo ý thích

5

Page 6: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

- Chơi với đất nặn

- Trẻ biết chơi với đất nặn

- Cô hỏi trẻ thích chơi ở góc nào?* Góc phân vai:- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi để cho chúng mình chơi trò chơi bán hàng đấy, vậy:+ Bạn nào sẽ là người bán hàng?+ Người bán hàng sẽ phải bán như thế nào?+ Bạn nào sẽ là người mua hàng?+ Người mua hàng thì sẽ phải mua ra sao?+ Ai đăng kí góc phân vai thì dơ tay nào?+ Ai có sở thích giống bạn thì đứng về trước cô nào?* Góc HĐVĐV: ( tương tự)* Góc Nghệ thuật: ( tương tự)* Góc Học tập: (tương tự)* HĐ 2: Trẻ về góc chơi:- Cô bao quát, nhập vai chơi cùng trẻ, giúp trẻ khi gặp khó khăn- Khuyến khích trẻ chơi ở các góc* HĐ 3: Nhận xét và kết thúc góc chơi:- Cô đến từng góc động viên, khuyến khích trẻ, kết thúc từng góc chơi- Cô giao nhiệm vụ giờ sau chơi tốt hơn* Lưu ý: Chủ đề đầu năm học cô giới thiệu tên các góc chơi trong lớp, Ngày đầu chủ đề cô giới thiệu tên trò chơi, đồ chơi, nội dung chơi ở từng góc. Những ngày tiếp theo cô bổ sung thêm đồ chơi, nội dung chơi ở các góc để góc chơi thêm phong phú

Góc nghệ thuật

- Hát, vận động 1 số bài hát trong chủ đề: Những đồ chơi quen thuộc

- Trẻ biết hát và vận động được 1 số bài hát trong chủ đề: Những đồ chơi quen thuộc

Góc học tập

- Xem sách, truyện tranh, xem ảnh các bạn chơi đồ chơi

- Trẻ biết xem sách, truyện tranh, xem ảnh, không làm rách sách, tranh, ảnh

3. Các trò chơi trong

tuần

1. TCVĐ ( mới): Bóng tròn to 2. TCDG: Chi chi chành chành 3. TCHT ( mới): Đồ chơi nào xuất hiện

6

Page 7: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

D.KẾ HOẠCH TUẦN 1: ( Từ ngày 03-07/10/2016) Thứ - Ngày

Môn họcHĐ

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN

Thứ hai03/10/2016HĐCCĐ

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

THỂ

CHẤT

- VĐCB: Bò nhanh thẳng hướng đến đồ chơi- BTPTC: Thổi bóng+ ĐT 1: Đưa bóng lên cao ( 2-3 lần)TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, hai tay cầm bóng để ngang ngựcCô nói: Đưa bóng lên cao, hai tay trẻ cầm bóng đưa thẳng lên cao ( nhắc trẻ)Cô nói: Bỏ bóng xuống, trẻ đưa hai tay cầm bóng về TTCB+ ĐT 2: Cầm bóng lên ( 2-3 lần)TTCB: Trẻ đứng chân ngang vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chânCô nói: Cầm bóng lên, trẻ cúi xuống, hai tay cầm bóng

- KT: Trẻ nhớ tên vận động cơ bản: Bò nhanh thằng hướng đến đồ chơi.Trẻ hiểu cách bò bằng hai bàn tay, hai cẳng chân, bò nhanh thẳng hướng- KN:Tập luyện phối hợp tay, chân, toàn thân và sự nhanh nhẹn; Rèn khả năng chú ý quan sát và thăng bằng trong vận động- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

I. Chuẩn bị: Phòng tập sạch sẽ, trang phục của cô và trẻ gọn gàng, kiểm tra sức khỏe của trẻ, mỗi trẻ 1 quả bóng đường kính 15-20cm, một số đồ chơi búp bê, gấu bong, Đánh dấu điểm xuất phát, thảm cỏ, sỏiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ*HĐ 2: Vào bàia. Khởi động: Cô cho trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp các kiểu đi khác nhau, sau đó đứng thành hàng ngangb. Trọng động:* BTPTC: Thổi bóng- Cô cho trẻ tập lần lượt các động tác bên phần nội dung, tập nhấn mạnh ĐT 3* VĐCB: Bò nhanh thẳng hướng đến đồ chơi- Cô giới thiệu tên VĐCB- Cô làm mẫu:+ Lần 1: Thu hút sự chú ý của trẻ+ Lần 2: Kết hợp phân tích kĩ động tác ( Cô đi từ đầu hàng tới vạch xuất phát. TTCB: Cô quỳ hai đầu gối xuống sao cho hai đầu gối không chạm vạch xuất phát, hai tay dang rộng hơn vai và đặt dưới vạch xuất phát, khi có hiêu lệnh BÒ, cô bò thật nhanh bằng hai bàn tay và hai cẳng chân đến chỗ để đồ chơi, mắt nhìn theo hướng thẳng, đầu không cúi, khi bò thì cô bò thật nhanh, thẳng tới chỗ đồ chơi, không dừng lại giữa chừng, khi thực hiện xong cô đứng về cuối hàng)

7

Page 8: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

giơ lên cao ngang ngựcCô nói: Để bóng xuống, trẻ cầm bóng cúi xuống, đặt bóng xuống sàn+ ĐT 3: Bóng nẩy ( 3-4 lần)TTCB: Trẻ đứng thoải mái, hai tay cầm bóngTrẻ nhảy bật tại chỗ, vừa nhảy vừa nói: Bóng nẩy

- TCVĐ: Gà vào vườn rau

- Cô mời hai trẻ lên làm mẫu ( cô nhận xét và phân tích, sửa sai kĩ năng động tác cho trẻ)- Cô cho trẻ thực hiện bài tập+ Lần 1: Cô lần lượt mời hai trẻ lên tập ( cô chú ý theo dõi trẻ tập để động viên, khuyến khích và kịp thời sửa sai cho trẻ, chú ý tư thế bò của trẻ)+ Lần 2: Cho trẻ tăng tốc độ tập, 2 hoặc 3 trẻ tập cùng 1 lúc+ Lần 3: Nâng cao trải nghiệm- Cô cho trẻ bò nhanh thẳng hướng đến đồ chơi trên con đường có thảm cỏ và có sỏi ( Cô cho 2 trẻ lên tập bò, trẻ tập bò theo tổ, mỗi trẻ được bò 1 lần). Cô động viên trẻ cho trẻ lên tập bò nhanh thẳng hướng đến đồ chơi trên con đường có trải sỏi. - Cô kết hợp hỏi cảm giác của trẻ khi bò nhanh thẳng hướng đến đồ chơi trên con đường có trải cỏ và trải sỏi* TCVĐ: Gà vào vườn rau- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô chơi mẫu 2 lần- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần ( cô chú ý sửa sai cho trẻ)c. Hồi tĩnh:- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập thả lỏng chân, tay nhẹ nhàng* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Quả bóng, vòng, phấn, bóng các loạiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bài

8

Page 9: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

TRỜI

HOẠT

- HĐCMĐ: Quan sát quả bóng

- TCVĐ (mới): Bóng tròn to

- TCDG: Chi chi chành chành

- Chơi tự do: Chơi với vòng, bóng

- TCVĐ: Gà

- KT: Trẻ biết được tên,một vài đặc điểm nổi bật của quả bóng- KN: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

- Trẻ nhớ tên trò chơi và biết cách chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò

a. HĐCMĐ: Quan sát quả bóng- Cô cho trẻ đi dạo trong lớp, cho trẻ quan sát đồ chơi ở các góc, cô cầm quả bóng lên cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:+ Các con ơi đây là cái gì?+ Quả bóng này có màu gì đây ?+ Quả bóng có lăn được không ?(cô lăn thử cho trẻ xem)+ Các con thường chơi trò chơi gì với quả bóng ?+ Khi chơi với các bạn có được tranh giành đồ chơi của bạn không ? => Cô khái quát lại và giáo dục trẻb. Chơi trò chơi:* TCVĐ (mới): Bóng tròn to- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô chơi mẫu 2 lần- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần* TCDG: Chi chi chành chành- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần* Chơi tự do: Chơi với vòng, bóng- Cô gợi ý cho trẻ chơi với vòng, bóng- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Lắp ghép, bóng, đồ dùng chơi trò chơiII. Hướng dẫn* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Gà vào vườn rau

9

Page 10: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

ĐỘNG

CHIỀU

vào vườn rau

- Làm quen bài hát: Bóng tròn to, TG: Vũ Thanh

- Chơi theo ý thích: Lắp ghép, bóng

- Vệ sịnh, trả trẻ

chơi

- KT: Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát- KN: Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ- TĐ: Trẻ yêu ca hát, tích cực tham gia vào hoạt động

- Trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn

- Rèn nề nếp, thói quen cho trẻ

- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi ( Nếu trẻ không nhắc được thì cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lầnb. Làm quen bài hát: Bóng tròn to, TG: Vũ Thanh- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả- Cô hát 2 lần+ Lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả+ Lần 2: Trích giảng nội dung bài hát=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ- Hưởng ứng trẻ hát cùng cô 2-3 lầnc. Chơi theo ý thích: Lắp ghép, bóng- Cô gợi ý cho trẻ chơi với lắp ghép, bóng- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô nhắc trẻ cất đồ chơi cùng cô* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ* Vệ sinh – trả trẻ:- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ và nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo, bố mẹ trước khi ra về

Thứ ba04/10/2016HĐCCĐ:

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

- NBTN: Quả bóng, cái vòng

- KT: Trẻ biết được một số đặc điểm của đồ chơi, mầu sắc, công dụng của đồ chơi đó.Nói được câu ngắn từ 4-5 từ khi trả lời các câu hỏi của cô .- KN: Rèn kỹ năng nhận

I. Chuẩn bị: Bóng, vòng, lô tô.II. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. NBTN: Quả bóng, cái vòng- Cô cùng trẻ quan sát đồ chơi xung quanh lớp. + Cô hỏi trẻ trong lớp mình có những đồ chơi gì ?+ Con hãy nói cho các bạn cùng

10

Page 11: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

NHẬN

THỨC

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

TRỜI

- HĐCMĐ: Quan sát thời tiết buổi sáng

- TCVĐ: Bóng tròn to

biết và phát âm cho trẻ.Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi của cô- TĐ: Trẻ có ý thức giữ gìn , đồ chơi. Tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

- KT: Trẻ biết được thời tiết trong ngày như thế nào? Trẻ biết được phải giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi- KN: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ- TĐ: Trẻ biết giữ đồ chơi sạch đẹp

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

biết xem lớp mình có những đồ chơi gì ?- Cô giới thiệu bài qua đồ chơi thật, gọi từng loại đồ chơi của bé như bóng, vòng.- Cô giới thiệu chi tiết từng đồ chơi để trẻ biết đặc điểm rõ nét.* Bóng: có màu gì? Để làm gì? để đá bóng chơi lăn bóng. * Vòng: có mầu gì ? Để làm gì ? để các con tập thể dục : ? - Mỗi chi tiết cô cho trẻ nói tập thể, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ- Mở rộng: Cô giới thiệu có rất nhiều những đồ chơi khác, cô chỉ đồ chơi trẻ nói tên đồ chưi, màu sắc của đồ chơi đó* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ và chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Địa điểm quan sátII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Quan sát thời tiết buổi sáng- Cô cùng trẻ hát bài hát khúc hát dạo chơi và đứng quan sát ngoài trời, cô đặt câu hỏi và đàm thoại với trẻ:+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?+ Trời se lạnh có gió đông bắc các con phải mặc gì cho ấm nhỉ?=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổib. Chơi trò chơi:* TCVĐ: Bóng tròn to- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không

11

Page 12: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

CHIỀU

- TCDG: Chi chi chành chành

- TCHT: Chiếc túi kì diệu

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường

- TCVĐ: Gà vào vườn rau

- Làm quen bài thơ: Làm đồ chơi, TG: Lê Thị Mỹ Phương

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ đoàn kết trong khi chơi với bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả,hiểu nội dung bài thơ- KN: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ cho trẻ

nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCDG: Chi chi chành chành- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCHT: Chiếc túi kì diệu- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô gợi ý cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ, chú ý đảm bảo sự an toàn cho trẻ*HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: tranh thơ minh họa, bóng, vòngII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Gà vào vườn rau- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lầnb. Làm quen bài thơ: Làm đồ chơi, TG: Lê Thị Mỹ Phương- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả- Cô đọc bài thơ 2 lần+ Lần 1:Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác

12

Page 13: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

- Chơi theo ý thích: Vòng, bóng

- Vệ sinh, trả trẻ

- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô

- Trẻ đoàn kết trong khi chơi với bạn

- Rèn nề nếp, thói quen cho trẻ

giả+ Lần 2:Trích giảng nội dung bài thơ=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ- Cô hưởng ứng, khuyến khích trẻ đọc thơ cùng côc. Chơi theo ý thích: Vòng, bóng- Cô gợi ý cho trẻ chơi với lắp ghép, bóng- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô nhắc trẻ cất đồ chơi cùng cô* Vệ sinh – trả trẻ:- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ và nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo, bố mẹ trước khi ra về

Thứ tư05/10/2016HĐCCĐ:

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

TÌNH

CẢM

HỘI

- Xâu vòng hoa tặng bạn búp bê

- KT: Trẻ biết tay phải cầm dây xâu, tay trái cầm hoa để xâu- KN: Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, biết phối hợp hoạt động mắt và tay để xâu được vòng hoa- TĐ: Trẻ chú ý xâu và biết giữ gìn thành quả của mình

I. Chuẩn bị: mẫu quan sát, mỗi trẻ một rổ hoa và dây xâuII. Hướng dẫn: * HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Quan sát mẫu:- Cô đưa mẫu ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: + Các con nhìn xem tay cô có gì đây?+ Cái vòng cô xâu từ những bông gì đây?+ Các con có muốn xâu được vòng hoa đẹp để tặng bạn búp bê không?b. Cô làm mẫu- Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích- Lần 2: Cô làm mẫu kết giải thích( Tay phải cô cầm dây xâu đã thắt lút một đầu, tay trái cô cầm bông hoa, cô cầm làm sao cho không che khuất lỗ của bông hoa, cô khẽ luồn dây qua lỗ bông hoa, mắt cô nhìn thẳng vào bông hoa, cô lần

13

Page 14: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

- HĐCMĐ: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi quen thuộc gần gũi

- KT: Trẻ biết được tên đồ chơi, một vài đặc điểm nổi bật của đồ chơi quen thuộc gần gũi- KN:Phát triển kỹ năng nhận biết và gọi tên.

lượt xâu, cô xâu từng bông một, khi cô xâu hết số hoa trong rổ cô buộc hai đầu dây lại với nhau để tạo thành 1 chiếc vòng hoa thật đẹp đấy)+ Các con thấy vòng hoa của cô như có đẹp không?+ Các con ngoan xâu vòng hoa để tặng các bạn búp bê nào?c. Trẻ thực hiện (cô để lại mẫu)- Cô cho trẻ quay lại đằng sau lấy rổ đồ dùng, hỏi trẻ:+ Trong rổ có gì đây?(cô dơ dây xâu lên và hỏi trẻ)+ Còn có gì đây nữa? (cô cầm bông hoa lên và hỏi trẻ)- Cô đến từng trẻ quan sát, hướng dẫn những trẻ chưa làm được, cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời d. Nhận xét sản phẩm:- Cô nhắc trẻ thời gian đã hết và cho trẻ dừng tay- Cô bao quát và nhận xét cả lớp* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, cô cho trẻ cầm vòng hoa màu vàng lên tặng bạn búp bê và chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị:Trang trí lớp, các góc chơi đầy đủ đồ dùng, đồ chơi.Phòng sạch sẽ, cô và trẻ gọn gàng. Phấn, đất nặn, bảng, khăn lauII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi quen thuộc gần gũiTrẻ làm quen với các đối tượng-Làm quen đồ chơi ở góc hoạt động với đồ vật.

14

Page 15: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

TRỜI

HOẠT

ĐỘNG

- TCHT (mới):Đồ chơi nào xuất hiện

- TCVĐ: Bóng tròn to

- Chơi tự do: Phấn, đất nặn

- TCVĐ: Gà vào vườn rau

Phát âm rõ ràng, rành mạch.Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ.- TĐ: Trẻ biết giữ gìn đồ chơi, chơi đoàn kết, yêu thương các bạn.

- Trẻ nhớ tên trò chơi, hiểu cách chơi

- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi

- Trẻ đoàn kết với các bạn trong khi chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

Cô nói “ trốn cô”.+ Cô có gì đây?+ Đồ chơi màu gì?+ Đồ chơi dùng để làm gì?- Tương tự với đồ chơi ở các góc chơi khác.- Cô có thể sử dụng các thủ thuật khác nhau ( TC chiếc túi kì diệu, đọc câu đố) để trẻ làm quen với từng đồ chơi trong lớp.=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻb. Chơi trò chơi* TCHT ( mới): Đồ chơi nào xuất hiện- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô chơi mẫu 2 lần- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần* TCVĐ: Bóng tròn to- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần* Chơi tự do: Phấn, đất nặn- Cô gợi ý cho trẻ chơi với phấn, đất nặn- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: hai đường thẳng // dài 1,8-2m rộng 35-40cm, vạch xuất phát, đồ chơi quen thuộc gần gũi, vòng, bóng,…II. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Gà vào vườn rau- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không

15

Page 16: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

CHIỀU

- Ôn VĐCB: Bò nhanh thăng hướng đến đồ chơi

- Chơi theo ý thích: Vòng, bóng

- Vệ sinh, trả trẻ

- KT: Trẻ thực hiện tốt vận động cơ bản: Bò nhanh thẳng hướng đến đồ chơi- KN: Rèn kỹ năng, phối hợp tay, chân, cơ thể nhịp nhàng khi bò nhanh thẳng hướng đến đồ chơi- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn- Trẻ đoàn kết khi chơi với các bạn

- Rèn nề nếp, thói quen cho trẻ

nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 2-3 lầnb. Ôn VĐCB: Bò nhanh thẳng hướng đến đồ chơi- Cô cho trẻ nhắc lại tên vận động Bò nhanh thẳng hướng đến đồ chơi- Cô khuyến khích trẻ nhút nhát lên thực hiện vận động- Gọi 1 trẻ giỏi lên thực hiện vận động và hỏi trẻ tên vận động là gì?

c. Chơi theo ý thích: Vòng, bóng- Cô gợi ý cho trẻ chơi với lắp ghép, bóng- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô nhắc trẻ cất đồ chơi cùng cô* Vệ sinh – trả trẻ- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ và nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo và bố mẹ trước khi ra về

Thứ năm06/10/2016-HĐCMĐ

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

NGÔN

NGỮ

- Dạy thơ: Làm đồ chơi, TG: Lê Thị Mỹ Phương

- KT: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, đọc cùng cô câu cuối của bài thơ- KN: Trẻ phát triển khả năng đọc thơ diễn cảm cùng cô, đọc đúng từ- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, Giáo dục trẻ vệ sinh sạch sẽ như: rửa mặt hàng ngày, không dụi tay bẩn lên mặt

I. Chuẩn bị: Tranh thơ minh họaII. Hướng dẫn* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Dạy thơ: Làm đồ chơi, TG: Lê Thị Mỹ Phương- Cô đọc mẫu:+ Lần 1: Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả+ Lần 2: Kết hợp tranh minh họa bài thơ- Trích giảng nội dung bài thơ- Đàm thoại nội dung bài thơ=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ- Dạy trẻ đọc thơ:+ Cô đọc, khuyến khích trẻ đọc cùng cô 2-3 lượt

16

Page 17: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

TÌNH

CẢM

HỘI

- Trò chơi chuyển tiếp: Bóng tròn to

- Dạy hát: Bóng tròn to, TG: Vũ Thanh

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát- KN: Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý ở trẻ- TĐ: Trẻ biết cảm nhận và yêu ca hát, tích cực tham gia vào hoạt động

+ Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm+ Khuyến khích cá nhân trẻ đọc cùng cô*HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích, chuyển hoạt động* Trò chơi chuyển tiếp: TCVĐ: Bóng tròn to- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần

I. Chẩn bị: Mũ chóp kín, sắc xô, trốngII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Cô hát mẫu bài hát: Bóng tròn to, TG: Vũ Thanh- Cô hát lần 1 kết hợp nhạc nền- Gợi ý trẻ đoán tên bài hát, sau đó cho trẻ nhắc lại bài hát, tên tác giả bài hát- Cô trích giảng nội dung bài hát- Cô hát lần 2 kèm động tác minh họa- Cô khuyến khích mời cả lớp thể hiện bài hát cùng côb. Dạy hát bài: Bóng tròn to, TG: Vũ Thanh- Cô cho cả lớp cùng hát theo cô vài lần. Cô kết hợp sửa sai cho trẻ về lời ca, cách phát âm các từ khó mà trẻ dễ hát sai và nhầm lẫn- Cô động viên, khen ngợi trẻ, gợi ý trẻ hát và kết hợp vận động nhún nhảy, đung đưa, lắc lư theo giai điệu bài hát tùy theo cảm xúc, khả năng sáng tạo của trẻ- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân hát vài lần

17

Page 18: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

TRỜI

- Nghe hát: Quà tặng tuổi thơ, TG: Bùi Anh Tôn

- Trò chơi âm nhạc: Hãy lắng nghe

- HĐCMĐ: Quan sát bạn búp bê

- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật của bạn búp bê, biết bạn búp bê được sử dụng trong trò chơi gì- KN: Rèn kỹ năng chú ý, quan sát ghi nhớ cho trẻ- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

- Cô bao quát, đông viên, khuyến khích trẻ. Cô hỏi lại tên bài hát và cho trẻ nhắc lại tên bài hát- Giới thiệu chuyển tiếp sang hoạt động nghe hátc. Nghe hát: Quà tặng tuổi thơ, TG:Bùi Anh Tôn- Cô hát cho trẻ nghe bài hát 2 lần:+ Lần 1: Hát diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ, thể hiện đúng giai điệu bài hát+ Lần 2: Hát và múa minh họa theo lời bài hát- Cô hỏi trẻ về tên bài hát và cho trẻ nhắc lại tên bài hát vài lầnd. Trò chơi âm nhạc: Hãy lắng nghe- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô chơi mẫu 2 lần- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét giờ học, nhắc nhở, động viên, khuyến khích trẻ

I. Chuẩn bị: Đồ chơi búp bê, phấn, đất nặn, bảng, khăn lau, đồ chơi chơi trò chơiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Quan sát bạn búp bê- Cô đưa tranh vẽ bạn búp bê ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:+ Đây là ai?+ Bạn búp bê mặc gì đây?+ Váy của bạn búp bê màu gì?+ Con thích chơi trò chơi gì với bạn búp bê?=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ

b Chơi trò chơi:

18

Page 19: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

CHIỀU

- TCVĐ: Bóng tròn to

- TCDG: Chi chi chành chành

- TCHT: Đồ chơi gì xuất hiện

- Chơi tự do: Phấn, đất nặn

- TCVĐ: Gà vào vườn rau

- Ôn hát: Bóng tròn to, TG: Vũ Thanh

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát- KN: Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý ở trẻ

* TCVĐ: Bóng tròn to- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCDG: Chi chi chành chành- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCHT: Đồ chơi gì xuất hiện- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* Chơi tự do: Phấn, đất nặn- Cô gợi ý cho trẻ chơi với phấn, đất nặn- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Bóng, vòng, đồ dùng chơi trò chơiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Gà vào vườn rau- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lầnb. Ôn hát: Bóng tròn to, TG: Vũ Thanh- Cô hỏi trẻ buổi sáng được học bài hát gì?- Cô cùng trẻ hát lại 2-3 lần

19

Page 20: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

- Chơi theo ý thích: Vòng, bóng

- Vệ sinh, trả trẻ

- TĐ: Trẻ yêu ca hát, tích cực tham gia vào hoạt động

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn

- Rèn thói quen nề nếp cho trẻ

- Cô khuyến khích trẻ nhút nhát lên hát- Gọi 1 trẻ giỏi lên hát và hỏi trẻ tên bài bát?c. Chơi theo ý thích: Bóng, vòng- Cô gợi ý cho trẻ chơi với: Bóng, vòng- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô cùng trẻ cất dọn đồ chơi* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động* Vệ sinh – trả trẻ:- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo, bố, mẹ trước khi ra về

Thứ sáu07/10/2016- HĐCCĐ

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

NHẬN

THỨC

- Nhận biết màu đỏ, màu xanh

- KT: Trẻ có khả năng nhận biết và phân biệt được màu đỏ màu xanh của đồ chơi- KN: Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ, Trẻ có kỹ năng nhận biết, phân biệt gọi tên đúng màu của đồ chơi- TĐ: Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động

I. Chuẩn bị: Rổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTC* HĐ 2: Vào bàia. Nhận biết, phân biệt màu đỏ, màu xanh- Cô cho trẻ quan sát rổ bóng cô chuẩn bị trước, cô cầm quả bóng màu đỏ, màu xanh lên hỏi trẻ+ Cô có quả bóng màu gì đây?- Cho trẻ nói tên, màu sắc của quả bóng màu đỏ, màu xanh (theo hình thức tổ, nhóm, cá nhân)- Cô phát bộ đồ chơi nấu ăn, yêu cầu trẻ giơ đồ chơi có màu sắc theo yêu cầu của cô:+ Các con ơi chúng mình cùng nhìn xem cô còn có những gì đây? (Bộ đồ nấu ăn)+ Chúng mình có biết bộ đồ nấu ăn này dùng để làm gì không? (để nấu ăn)- Đúng rồi chúng mình rất là giỏi

20

Page 21: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

TRỜI

- TCVĐ: Về đúng màu đồ chơi

- TCHT: Ai đoán giỏi

- HĐCMĐ: Vệ sinh sân trường

- Trẻ hứng thú chơi trò Chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ biết quan sát sân trường khi sạch và khi bẩn, Trẻ biết nhặt lá cây và các loại rác có trên sân trường trong các bồn cây để bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định- KN: Trẻ biết được lợi ích của việc vệ sinh sân trường giúp sân trường luôn sạch sẽ và biết bỏ rác đúng nơi quy định- TĐ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và các bạn

hôm nay cô sẽ phát cho các con mỗi bạn một bộ đồ chơi nấu ăn trong đó có các bộ đồ dùng đồ chơi nhiều màu rất đẹp để chúng mình chơi đấy!- Cô giơ mẫu và gọi tên đồ chơi và màu sắc, trẻ giơ và gọi theo.- Cô yêu cầu trẻ chọn và gọi tên.=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻb. Trò chơi củng cố* TCVĐ: Về đúng màu đồ chơi- Cô nói tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCHT: Ai đoán giỏi- Cô nói tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Sân trường an toàn cho trẻ, thùng rác cô chuẩn bị sẵnII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Vệ sinh sân trường- Cô dặn dò trẻ trước khi ra sân: không xô đẩy bạn, không chen lấn nhau- Cô cho trẻ ra sân quan sát sân trường, cô hỏi trẻ:+ Các con nhìn xem trên sân trường có gì?+ Ai đã vứt rác trên sân trường?+ Tại sao lại có lá cây trên sân trường?+ Để sân trường không có rác chúng mình phải làm gì?+ Rác sẽ bỏ vào đâu?+ Bạn nào giỏi nhặt rác bỏ vào thùng cho các bạn cùng xem nào?

21

Page 22: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

- TCVĐ: Bóng tròn to

- TCDG: Chi chi chành chành

- TCHT: Đồ chơi nào xuất hiện

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường

- TCVĐ: Gà

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò

- Cô cho trẻ nhặt lá cây và rác bỏ vào thùng rác cô đã chuẩn bị sẵn- Khi nhặt xong cô cho trẻ quan sát lại sân trường xem còn rác không?=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ- Cô cho trẻ đi rửa tayb. Chơi trò chơi* TCVĐ: Bóng tròn to- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCDG: Chi chi chành chành- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCHT: Đồ chơi nào xuất hiện- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô gợi ý cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô quan sát, chú ý, đảm bảo sự an toàn cho trẻ* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Vòng, bóng, tranh chủ đề tuần sau học, phiếu bé ngoan, đồ chơi quen thuộc gần gũiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Gà vào vườn rau

22

Page 23: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

ĐỘNG

CHIỀU

vào vườn rau

- Đóng – mở chủ đề

- Vui văn nghệ

- Bình xét bé ngoan

- Chơi theo ý thích: Bóng, vòng

- Vệ sinh, trả trẻ

chơi

- Trẻ biết mình đã thực hiện trong chủ đề gì? Và biết tên chủ đề mới

- Trẻ múa hát sôi nổi cùng cô và các bạn

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn

- Rèn thói quen, nề nếp cho trẻ

- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lầnb. Đóng – mở chủ đề:- Trong tuần qua chúng ta đã học chủ đề gì?- Con biết những đồ chơi quen thuộc gần gũi nào?- Trong chủ đề: Đồ chơi quen thuộc gần gũi, con đã làm được những gì?- Cô cho trẻ quan sát một số sản phẩm mà trẻ đã làm được trong chủ đề- Cô giới thiệu qua chủ đề tuần sau họcc. Vui văn nghệ:- Cô và trẻ cùng nhau múa hát những bài trong chủ đề- Cô và trẻ cùng nhau đọc bài thơ đã học trong chủ đềd. Bình xét bé ngoan:- Cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan- Cô khen những bạn ngoan- Động viên, khuyến khích những bạn chưa ngoan để tuần sau sẽ tiến bộ hơne. Chơi theo ý thích: Bóng, vòng- Cô gợi ý cho trẻ chơi với bóng và lắp ghép- Cô quan sát hướng dẫn chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô nhắc trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô*HĐ 3: Kết thúc:- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ* Vệ sinh – trả trẻ:- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo, bố, mẹ trước khi ra về

23

Page 24: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

NHẬN XÉT VÀ PHÊ DUYỆT:………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Chủ đề nhánh 2: Những đồ chơi bé thích Thời gian thực hiện: Từ ngày 10 -14/10/2016

A. Mục đích – yêu cầu:1. Kiến thức:- Trẻ nhớ tên và thực hiện được các động tác thông qua bài tập thể dục sáng- Trẻ nhớ tên bài vận động cơ bản và thực hiện được vận động đó- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của đồ chơi quen thuộc gần gũi- Trẻ nhận biết được kích thước to - nhỏ- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, bài hát trong chủ đề: Những đồ chơi

bé thích- Trẻ biết xếp đồ chơi bé thích cạnh nhau2. Kỹ năng:- Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể nhịp nhàng để thực hiện được các vận động đó- Rèn cho trẻ một số thói quen, kỹ năng hoạt động- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng cho trẻ- Rèn kỹ năng chú ý, quan sát, ghi nhớ và khả năng nhận biết cho trẻ- Hát đúng giai điệu bài hát- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay khi xếp đồ chơi bé thích cạnh nhau3. Thái độ:- Trẻ ngoan ngoãn vâng lời cô giáo, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn- Trẻ biết đoàn kết với các bạn trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn

24

Page 25: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

B. Mạng hoạt động:1. Lĩnh vực phát triển thể chất:a. Phát triển vận động:- TDS: Tay em- VĐCB: Đi trong đường hẹp- BTPTC: Gà gáy- TCVĐ: Bé chơi với bóngb. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:- Thực hành rửa mặt, rửa tay - Cất đồ chơi sau khi chơi - Biết tránh xa những vật dụng nguy hiểm và những nơi nguy hiểm như: Phích nước nóng,

dao, kéo, ổ điện,…2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:- NBTN: Búp bê, Con lật đật- Nhận biết kích thước to – nhỏ ( TC1: Chọn cho đúng, TC2: Bóng tròn to)3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:- Dạy thơ: Đôi dép, TG: Nguyễn Trung Kiên4. Lĩnh vực phát triển tình cảm – xã hội:- Xếp đồ chơi bé thích cạnh nhau- Dạy hát: Búp bê, TG:- Nghe hát: Mẹ yêu không nào, TG: Lê Xuân Thọ- Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinhC. HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động Nội dung Mục đích – Yêu cầu Phương pháp hướng dẫn1. Thể dục

sáng- Tay em - KT: Trẻ biết tập các

động tác bài: Tay em theo cô- KN: Tập thở sâu, phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô- TĐ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn, có thói quen tập thể dục sáng

I. Chuẩn bị: Phòng tập sạch sẽ, cô kiểm tra sức khỏe của trẻII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Khởi động:- Cô làm chim mẹ, bé làm chim con đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi nhanh, chậm, nhấc cao chân.b.Trọng động: Bài “ Tay em”.- Động tác 1: Giấu tay ( 4 – 5 lần). TTCB: Trẻ đứng chân ngang vai, tay sau lưng. Cô nói “tay đẹp đâu?”, trẻ đưa tay ra phía trước.- Động tác 2: Đồng hồ tích tắc ( 3 – 4 lần).TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay thả nắm tai. Cô nói “ tích tắc”, trẻ nghiêng đầu sang trái, sang phải.

25

Page 26: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

- Động tác 3: Hái hoa ( 3 – 4 lần).TTCB: Trẻ đứng thẳng. Cô nói “ hái hoa”, trẻ cúi người, tay giả vờ hái hoa, “ hoa đẹp quá” trẻ đứng lên.- Động tác 4 : Chim bay ( 4 – 5 lần).TTCB: Trẻ đứng thoải mái. Cô nói ‘ chim bay”, trẻ dang 2 tay vẫy vẫy, dậm chân tại chỗ.c Hồi tĩnh:Trẻ làm chim con bay nhẹ nhàng theo cô.* HĐ 3: Kết thúc:- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ* Lưu ý: Những ngày có thể dục giờ học thì phần khởi động nhẹ nhàng hơn

2. Hoạt động góc

- Xúc bột cho em

- Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi của mình- Rèn sự khéo léo, phát triển vốn từ trong giao tiếp

I. Chuẩn bị: Bộ đồ chơi nấu ăn, đất nặn, rẻ ẩm, bảng, hàng rào, cây xanh, hoa, thảm cỏ, bộ xếp hình, tranh, sách, ảnh chủ đềII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ Thỏa thuận trước khi chơi- Cô giới thiệu tên các góc chơi trong lớp- Cô giới thiệu đồ chơi từng góc chơi, giới thiệu tên trò chơi, nội dung chơi ở từng góc, cho trẻ nhận vai chơi- Cô hỏi trẻ thích chơi ở góc nào?* Góc HĐVĐV:- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều hàng rào, cây xanh, hoa và các thảm cỏ để chúng mình xếp hàng rào xung quanh vườn hoa đấy, vậy+ Bạn nào sẽ xếp hàng rào?+ Khi xếp chúng ta phải xếp như thế nào?+ Bạn nào sẽ là người trồng hoa và cây?+ Ai sẽ là người trồng cỏ nhỉ?

Góc phân vai

Góc HĐVĐV

- Xếp hàng rào vườn hoa

- Làm chuồng cho các con vật

- Trẻ biết xếp hàng rào để bảo vệ vườn hoa

- Trẻ biết xếp các khối cạnh nhau thành chuồng cho các con vật

Góc nghệ thuật

- Hát, vận động 1 số bài hát trong chủ đề: Những đồ chơi bé thích

- Trẻ biết hát và vận động được 1 số bài hát trong chủ đề: Những đồ chơi bé thích

Góc học tập

- Xem sách, truyện tranh, xem ảnh các bạn chơi đồ

- Trẻ biết xem sách, truyện tranh, xem ảnh, không làm rách sách, tranh, ảnh

26

Page 27: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

chơi + Còn ai sẽ là người tưới nước cho cây và hoa đây?+ Ai đăng kí góc chơi này thì dơ tay nào?+ Ai có sở thích giống bạn thì đứng về trước cô nào?* Góc Phân vai: ( tương tự)* Góc Nghệ thuật: ( tương tự)* Góc Học tập: (tương tự)* HĐ 2: Trẻ về góc chơi:- Cô bao quát, nhập vai chơi cùng trẻ, giúp trẻ khi gặp khó khăn- Khuyến khích trẻ chơi ở các góc* HĐ 3: Nhận xét và kết thúc góc chơi:- Cô đến từng góc động viên, khuyến khích trẻ, kết thúc từng góc chơi- Cô giao nhiệm vụ giờ sau chơi tốt hơn* Lưu ý: Chủ đề đầu năm học cô giới thiệu tên các góc chơi trong lớp, Ngày đầu chủ đề cô giới thiệu tên trò chơi, đồ chơi, nội dung chơi ở từng góc. Những ngày tiếp theo cô bổ sung thêm đồ chơi, nội dung chơi ở các góc để góc chơi thêm phong phú

3. Các trò chơi trong

tuần

1. TCVĐ ( mới): Về đúng đồ chơi của mình 2. TCDG( mới): Dung dăng dung dẻ 3. TCHT: Đồ chơi nào xuất hiện

D.KẾ HOẠCH TUẦN 2: ( Từ ngày 10-14/10/2016) Thứ - Ngày

Môn họcHĐ

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN

Thứ hai10/10/2016HĐCCĐ

LĨNH

VỰC

- VĐCB: Đi trong đường hẹp-BTPTC:Gà gáy

- KT: Trẻ nhớ tên vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp. Trẻ biết cách giữ thăng bằng cơ thể để đi trong đường

I. Chuẩn bị: Phòng tập sạch sẽ, trang phục của cô và trẻ gọn gàng, kiểm tra sức khỏe của trẻ, 2 con đường dài 1,8-2m rộng 25cm, Mô hình các đoạn đường làm bằng các chất liệ thảm len, cỏ, sỏiII. Hướng dẫn:

27

Page 28: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

PHÁT

TRIỂN

THỂ

CHẤT

+ ĐT1: Gà gáy. Trẻ giơ tay gần miệng, hít thật sâu rồi nói ò ó o đồng thời thở ra (2-3 lần)+ ĐT2: Gà tìm bạnTrẻ đứng tự nhiên 2 tay chống hông ngiêng phải, ngiêng trái- 4 lần (2-3 lần)+ ĐT3: Gà mổ thóc. Trẻ ngồi xổm gõ hai tay xuống đất nói “ cốc, cốc, cốc” (3-4 lần)

hẹp- KN:Thực hiện tốt các kỹ năng đi trong đường hẹp: Giữ được thăng bằng cơ thể, đi theo hướng thẳng trong lòng đường hẹp. Trẻ có cảm nhận, cảm giác của gan bàn chân khi đi trên các vât liệu khác nhau: thảm len, cỏ, sỏi- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

* HĐ 1: ĐTCĐ*HĐ 2: Vào bàia. Khởi động: Cô cho trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp các kiểu đi khác nhau, sau đó đứng thành hàng ngangb. Trọng động:* BTPTC: Gà gáy- Cô cho trẻ tập lần lượt các động tác bên phần nội dung, tập nhấn mạnh ĐT 3* VĐCB: Đi trong đường hẹp- Cô giới thiệu tên VĐCB- Cô làm mẫu:+ Lần 1: Thu hút sự chú ý của trẻ+ Lần 2: Kết hợp phân tích kĩ động tác ( Cô đi từ đầu hàng tới vạch xuất phát. TTCB: đứng sát đường hẹp, 2 tay buông xuôi tự nhiên, khi có hiệu lệnh bắt đầu đi thì cô đi trong con đường hẹp, giữ thăng bằng cơ thể và đi thật khéo léo ở trong lòng con đường cho đến hết con đường hẹp, thực hiện xong cô đứng về cuối hàng đứng )- Cô họi 1 trẻ lên thực hiện ( cô nhận xét và phân tích, sửa sai kĩ năng động tác cho trẻ)- Cô cho trẻ thực hiện bài tập+ Lần 1: Cô lần lượt mời 2 trẻ lên tập đi trong đường hẹp (cô chú ý theo dõi trẻ tập để động viên, khuyến khích và kịp thời sửa sai cho trẻ, chú ý tư thế đi của trẻ)+ Lần 2: Cho trẻ tăng tốc độ tập, 2 hoặc 3 trẻ tập cùng 1 lúc+ Lần 3: Nâng cao trải nghiệm- Cô cho trẻ đi trong đường hẹp thảm len- cỏ và con đường bằng sỏi (cô cho 2 trẻ lên tập đi, trẻ tập đi theo tổ, mỗi trẻ được đi một lần)- Cô cho trẻ lên tập đi trong đường

28

Page 29: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

TRỜI

- TCVĐ: Bé chơi với bóng

- HĐCMĐ: Quan sát cầu trượt

- TCVĐ (mới): Về đúng đồ

- KT: Trẻ biết được tên,một vài đặc điểm nổi bật của cầu trượt- KN: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

- Trẻ nhớ tên trò chơi và biết cách chơi trò chơi

hẹp có trải sỏi ( động viên trẻ mạnh dạn khi đi qua những đoạn đường được trải sỏi)- Cô kết hợp hỏi cảm giác của trẻ: + Con vừa đi trên con đường gì?+ Con đi trên thảm len- cỏ con thấy êm hay cứng?+ Con đường bằng sỏi khi đi con thấy như thế nào?* TCVĐ: Bé chơi với bóng- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô chơi mẫu 2 lần- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần ( cô chú ý sửa sai cho trẻ)c. Hồi tĩnh:- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập thả lỏng chân, tay nhẹ nhàng* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt độngI. Chuẩn bị: Cầu trượt, vòng, phấn, bóng các loạiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Quan sát cầu trượt- Cô và trẻ đi dạo một vòng quanh sân trường, dừng lại ở địa điểm quan sát và hỏi trẻ:+ Các con nhìn xem đây là cái gì?+ Cái cầu trượt này có màu gì nhỉ?+ Cầu thang để leo lên cầu trượt đâu?+ Các con có thích chơi cầu trượt không?+ Khi chơi cầu trượt các con có được chen lấn, xô đẩy bạn không?=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻb. Chơi trò chơi:* TCVĐ (mới): Về đúng đồ chơi của mình

29

Page 30: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

CHIỀU

chơi của mình

- TCDG: Chi chi chành chành

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường

- TCVĐ: Bé chơi với bóng

- Làm quen bài hát: Búp bê, TG

- Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát- KN: Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ- TĐ: Trẻ yêu ca hát, tích cực tham gia vào hoạt động

- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô chơi mẫu 2 lần- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần* TCDG: Chi chi chành chành- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô gợi ý cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ, chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Vợt đánh bóng, lắp ghép, bóng, đồ dùng chơi trò chơiII. Hướng dẫn* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Bé chơi với bóng- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi ( Nếu trẻ không nhắc được thì cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lầnb. Làm quen bài hát: Búp bê, TG :- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả- Cô hát 2 lần+ Lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả+ Lần 2: Trích giảng nội dung bài hát=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ- Hưởng ứng trẻ hát cùng cô 2-3

30

Page 31: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

- Chơi theo ý thích: Lắp ghép, bóng

- Vệ sinh, trả trẻ

- Trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn

- Rèn nề nếp, thói quen cho trẻ

lầnc. Chơi theo ý thích: Lắp ghép, bóng- Cô gợi ý cho trẻ chơi với lắp ghép, bóng- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô nhắc trẻ cất đồ chơi cùng cô* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ* Vệ sinh – trả trẻ:- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ và nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo, bố mẹ trước khi ra về

Thứ ba11/10/2016HĐCCĐ:

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

NHẬN

THỨC

- NBTN: Búp bê, con lật đật

- KT: Trẻ biết được một số đặc điểm nổi bật của đồ chơi búp bê, lật đật.Nói được câu ngắn từ 4-5 từ khi trả lời các câu hỏi của cô .- KN: Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm cho trẻ.Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi của cô- TĐ: Trẻ có ý thức giữ gìn , đồ chơi. Tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

I. Chuẩn bị: Búp bê, con lật đật, lô tô.II. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. NBTN: Búp bê, con lật đật- Cô cùng trẻ quan sát đồ chơi xung quanh lớp. + Cô hỏi trẻ trong lớp mình có những đồ chơi gì ?+ Con hãy nói cho các bạn cùng biết xem lớp mình có những đồ chơi gì ?- Cô giới thiệu bài qua đồ chơi thật, gọi từng loại đồ chơi của bé như búp bê, con lật đật- Cô giới thiệu chi tiết từng đồ chơi để trẻ biết đặc điểm rõ nét.*Búp bê: Đây là đồ chơi gì? Búp bê mặc váy màu gì? Tóc búp bê đâu? Búp bê dùng để làm gì?* Con lật đật: Đây là đồ chơi gì? Con lật đật có màu gì đây? - Mỗi chi tiết cô cho trẻ nói tập thể, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ

31

Page 32: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

TRỜI

- HĐCMĐ: Quan sát thời tiết buổi sáng

- TCVĐ: Về đúng đồ chơi của mình

- TCDG: Chi chi chành chành

- TCHT: Đồ chơi nào xuất hiện

- KT: Trẻ biết được thời tiết trong ngày như thế nào? Trẻ biết được phải giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi- KN: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ- TĐ: Trẻ biết giữ đồ chơi sạch đẹp

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Mở rộng: Cô giới thiệu có rất nhiều những đồ chơi khác, cô chỉ đồ chơi trẻ nói tên đồ chơi, màu sắc của đồ chơi đó* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ và chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Địa điểm quan sátII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Quan sát thời tiết buổi sáng- Cô cùng trẻ hát bài hát khúc hát dạo chơi và đứng quan sát ngoài trời, cô đặt câu hỏi và đàm thoại với trẻ:+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?+ Trời se lạnh có gió đông bắc các con phải mặc gì cho ấm nhỉ?=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổib. Chơi trò chơi:* TCVĐ: Về đúng đồ chơi của mình- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCDG: Chi chi chành chành- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCHT: Đồ chơi nào xuất hiện- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách

32

Page 33: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

CHIỀU

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường

- TCVĐ: Bé chơi với bóng

- Làm quen bài thơ: Đôi dép, TG: Nguyễn Trung Kiên

- Chơi theo ý thích: Vòng, bóng

- Trẻ đoàn kết trong khi chơi với bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả,hiểu nội dung bài thơ- KN: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ cho trẻ- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô

- Trẻ đoàn kết trong khi chơi với bạn

chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô gợi ý cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ, chú ý đảm bảo sự an toàn cho trẻ*HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: tranh thơ minh họa, bóng, vợt đánh bóngII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Bé chơi với bóng- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lầnb. Làm quen bài thơ: Đôi dép, TG: Nguyễn Trung Kiên- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả- Cô đọc bài thơ 2 lần+ Lần 1:Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả+ Lần 2:Trích giảng nội dung bài thơ=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ- Cô hưởng ứng, khuyến khích trẻ đọc thơ cùng côc. Chơi theo ý thích: Vòng, bóng- Cô gợi ý cho trẻ chơi với vòng, bóng- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô nhắc trẻ cất đồ chơi cùng cô

33

Page 34: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

- Vệ sinh, trả trẻ

- Rèn nề nếp, thói quen cho trẻ

* Vệ sinh – trả trẻ:- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ và nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo, bố mẹ trước khi ra về

Thứ tư12/10/2016HĐCCĐ:

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

TÌNH

CẢM

HỘI

- Xếp đồ chơi bé thích cạnh nhau

- KT: Trẻ biết xếp đồ chơi mình thích cạnh nhau- KN: Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, biết phối hợp hoạt động mắt và tay xếp đồ chơi- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

I. Chuẩn bị: Tranh bé và các bạn đang xếp đồ chơi, Đồ chơi các loại ở các gócII. Hướng dẫn: * HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Quan sát mẫu:- Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: + Bức tranh vẽ gì đây?(cô chỉ vào hoạt động các bạn đang xếp đồ chơi và hỏi trẻ)+ Đồ chơi gì đây? Có màu gì?+ Các con có thích chơi đồ chơi này không?-Vậy bây giờ cô cháu mình cùng xếp đồ chơi mình thích cạnh nhau nhé!b. Cô làm mẫu- Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích- Lần 2: Cô làm mẫu kết giải thích(Trong lớp có rất nhiều đồ chơi ở các góc, bây giờ cô lựa chọn cho mình những đồ chơi cô thích rồi cô xếp cạnh nhau để chơi cùng các bạn, Các con nhớ là không được xếp chồng các đồ chơi lên nhau nhé!)+ Các con thấy cô xếp có đẹp không?+ Các con ngoan bây giờ chúng mình cùng lựa chọn những đồ chơi mình yêu thích xếp cạnh nhau để chơi nào! c. Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ chọn các đồ chơi trong lớp để xếp cạnh nhau:

34

Page 35: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

TRỜI

- HĐCMĐ: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi bé thích

- TCDG (mới):Dung dăng

- KT: Trẻ biết được tên đồ chơi, một vài đặc điểm nổi bật của đồ chơi bé thích- KN:Phát triển kỹ năng nhận biết và gọi tên.Phát âm rõ ràng, rành mạch.Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ.- TĐ: Trẻ biết giữ gìn đồ chơi, chơi đoàn kết, yêu thương các bạn.

- Trẻ nhớ tên trò chơi, hiểu cách chơi

+ Con thích chơi đồ chơi gì?+ Vậy con hãy lấy những đồ chơi đó xếp cạnh nhau để chơi nhé?- Cô đến từng trẻ quan sát, hướng dẫn những trẻ chưa làm được, cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời d. Nhận xét sản phẩm:- Cô nhắc trẻ thời gian đã hết và cho trẻ dừng tay- Cô bao quát và nhận xét cả lớp* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị:Trang trí lớp, các góc chơi đầy đủ đồ dùng, đồ chơi.Phòng sạch sẽ, cô và trẻ gọn gàng. Phấn, đất nặn, bảng, khăn lauII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi bé thíchTrẻ làm quen với các đối tượng-Làm quen đồ chơi ở góc hoạt động với đồ vật.Cô nói “ trốn cô”.+ Cô có gì đây?+ Đồ chơi màu gì?+ Đồ chơi dùng để làm gì?+ Con thích chơi với đồ chơi này không?- Tương tự với đồ chơi ở các góc chơi khác.- Cô có thể sử dụng các thủ thuật khác nhau ( TC chiếc túi kì diệu, đọc câu đố) để trẻ làm quen với từng đồ chơi trong lớp.=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻb. Chơi trò chơi* TCDG (mới):Dung dăng dung dẻ

35

Page 36: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

CHIỀU

dung dẻ

- TCVĐ: Về đúng đồ chơi của mình

- Chơi tự do: Phấn, đất nặn

- TCVĐ: Bé chơi với bóng

- Ôn VĐCB: Đi trong đường hẹp

- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi

- Trẻ đoàn kết với các bạn trong khi chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ thực hiện tốt vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp- KN: Rèn kỹ năng, phối hợp tay, chân, cơ thể nhịp nhàng khi đi trong đường hẹp- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng

- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô chơi mẫu 2 lần- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần* TCVĐ: Về đúng đồ chơi của mình- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần* Chơi tự do: Phấn, đất nặn- Cô gợi ý cho trẻ chơi với phấn, đất nặn- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: hai đường thẳng // dài 1,8-2m rộng 25cm, vạch xuất phát, đồ chơi bé thích, đất nặn, phấn, bảng, rẻ lau, bóng, Vợt đánh bóngII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Bé chơi với bóng- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 2-3 lầnb. Ôn VĐCB: Đi trong đường hẹp- Cô cho trẻ nhắc lại tên vận động Đi trong đường hẹp- Cô khuyến khích trẻ nhút nhát lên thực hiện vận động- Gọi 1 trẻ giỏi lên thực hiện vận động và hỏi trẻ tên vận động là gì?

36

Page 37: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

- Chơi theo ý thích: Đất nặn, phấn

- Vệ sinh, trả trẻ

cô và các bạn- Trẻ đoàn kết khi chơi với các bạn

- Rèn nề nếp, thói quen cho trẻ

c. Chơi theo ý thích: Đất nặn, phấn- Cô gợi ý cho trẻ chơi với lắp ghép, bóng- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô nhắc trẻ cất đồ chơi cùng cô* Vệ sinh – trả trẻ- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ và nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo và bố mẹ trước khi ra về

Thứ năm13/10/2016-HĐCMĐ

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

NGÔN

NGỮ

- Dạy thơ: Đôi dép, TG: Nguyễn Trung Kiên

- Trò chơi chuyển tiếp: Bé chơi với bóng

- KT: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, đọc cùng cô câu cuối của bài thơ- KN: Trẻ phát triển khả năng đọc thơ diễn cảm cùng cô, đọc đúng từ- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

I. Chuẩn bị: Tranh thơ minh họa, bóng,vợt đánh bóngII. Hướng dẫn* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Dạy thơ: Đôi dép, TG: Nguyễn Trung Kiên- Cô đọc mẫu:+ Lần 1: Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả+ Lần 2: Kết hợp tranh minh họa bài thơ- Trích giảng nội dung bài thơ- Đàm thoại nội dung bài thơ=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ- Dạy trẻ đọc thơ:+ Cô đọc, khuyến khích trẻ đọc cùng cô 2-3 lượt+ Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm+ Khuyến khích cá nhân trẻ đọc cùng cô*HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích, chuyển hoạt động* Trò chơi chuyển tiếp: TCVĐ: Bé chơi với bóng- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)

37

Page 38: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

TÌNH

CẢM

HỘI

- Dạy hát: Búp bê, TG:

- Nghe hát: Mẹ yêu không nào, TG:Lê Xuân Thọ

- KT: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát- KN: Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý ở trẻ- TĐ: Trẻ biết cảm nhận và yêu ca hát, tích cực tham gia vào hoạt động

- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát

- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần

I. Chẩn bị: Mũ chóp kín, sắc xô, trốngII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Cô hát mẫu bài hát: Búp bê, TG:- Cô hát lần 1 kết hợp nhạc nền- Gợi ý trẻ đoán tên bài hát, sau đó cho trẻ nhắc lại bài hát, tên tác giả bài hát- Cô trích giảng nội dung bài hát- Cô hát lần 2 kèm động tác minh họa- Cô khuyến khích mời cả lớp thể hiện bài hát cùng côb. Dạy hát bài: Búp bê, TG:- Cô cho cả lớp cùng hát theo cô vài lần. Cô kết hợp sửa sai cho trẻ về lời ca, cách phát âm các từ khó mà trẻ dễ hát sai và nhầm lẫn- Cô động viên, khen ngợi trẻ, gợi ý trẻ hát và kết hợp vận động nhún nhảy, đung đưa, lắc lư theo giai điệu bài hát tùy theo cảm xúc, khả năng sáng tạo của trẻ- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân hát vài lần- Cô bao quát, đông viên, khuyến khích trẻ. Cô hỏi lại tên bài hát và cho trẻ nhắc lại tên bài hát- Giới thiệu chuyển tiếp sang hoạt động nghe hátc. Nghe hát: Mẹ yêu không nào, TG: Lê Xuân Thọ- Cô hát cho trẻ nghe bài hát 2 lần:+ Lần 1: Hát diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ, thể hiện đúng giai điệu bài hát+ Lần 2: Hát và múa minh họa theo lời bài hát

38

Page 39: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

TRỜI

- Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh

- HĐCMĐ: Quan sát bộ đồ chơi nấu ăn

- TCVĐ: Về đúng đồ chơi của mình

- TCDG: Dung dăng dung dẻ

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật của bộ đồ chơi nấu ăn, biết bộ đồ chơi nấu ăn được sử dụng trong trò chơi gì- KN: Rèn kỹ năng chú ý, quan sát ghi nhớ cho trẻ- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Cô hỏi trẻ về tên bài hát và cho trẻ nhắc lại tên bài hát vài lầnd. Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô chơi mẫu 2 lần- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét giờ học, nhắc nhở, động viên, khuyến khích trẻ

I. Chuẩn bị: bộ đồ chơi nấu ăn, phấn, đất nặn, bảng, khăn lau, đồ chơi chơi trò chơiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Quan sát bộ đồ chơi nấu ăn- Cô đưa bộ đồ chơi nấu ăn ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:+ Đây là gì?+ Bộ đồ chơi nấu ăn có những gì đây?(cô cầm từng đồ dùng trong bộ đồ nấu ăn hỏi trẻ tên đồ dùng, màu sắc)+ Với bộ đồ chơi nấu ăn này chúng ta sẽ chơi được trò chơi gì?+ Các con có thích chơi nấu ăn không?=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻb Chơi trò chơi:* TCVĐ: Về đúng đồ chơi của mình- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCDG: Dung dăng dung dẻ- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách

39

Page 40: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

CHIỀU

- TCHT: Đồ chơi gì xuất hiện

- Chơi tự do: Phấn, đất nặn

- TCVĐ: Bé chơi với bóng

- Ôn hát: Búp bê, TG:

- Chơi theo ý thích: Vòng, bóng

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát- KN: Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý ở trẻ- TĐ: Trẻ yêu ca hát, tích cực tham gia vào hoạt động - Trẻ chơi đoàn kết với bạn

chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCHT: Đồ chơi gì xuất hiện- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* Chơi tự do: Phấn, đất nặn- Cô gợi ý cho trẻ chơi với phấn, đất nặn- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Bóng, vòng, đồ dùng chơi trò chơi, vợt đánh bóngII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Bé chơi với bóng- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lầnb. Ôn hát: Búp bê, TG:- Cô hỏi trẻ buổi sáng được học bài hát gì?- Cô cùng trẻ hát lại 2-3 lần- Cô khuyến khích trẻ nhút nhát lên hát- Gọi 1 trẻ giỏi lên hát và hỏi trẻ tên bài bát?c. Chơi theo ý thích: Bóng, vòng- Cô gợi ý cho trẻ chơi với: Bóng, vòng- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô cùng trẻ cất dọn đồ chơi

40

Page 41: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

- Vệ sinh, trả trẻ

- Rèn thói quen nề nếp cho trẻ

* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động* Vệ sinh – trả trẻ:- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo, bố, mẹ trước khi ra về

Thứ sáu14/10/2016- HĐCCĐ

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

NHẬN

THỨC

- Nhận biết kích thước to-nhỏ

- TCVĐ: Bóng tròn to

- TCHT: Chọn cho đúng

- KT: Trẻ nhận biết được kích thước to nhỏ của đồ chơi bé thích (quả bưởi, quả cam)- KN: Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ, Trẻ có kỹ năng nhận biết kích thước to-nhỏ của đồ chơi- TĐ: Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

I. Chuẩn bị: Mỗi trẻ một rổ đựng quả bưởi và quả cam bằng nhựa, Các loại quả to-nhỏ bằng đồ chơi khác nhau, Hai cái rổ 1 to 1 nhỏ để chơi trò chơiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTC* HĐ 2: Vào bàia. Nhận biết kích thước to nhỏ- Cô tặng mỗi trẻ một rổ trái cây, cô cho trẻ quan sát giỏ trái cây đồ chơi bằng nhựa:+ Cô có quả gì đây?+ Quả bưởi có màu gì đây?+ Cô còn có quả gì đây nữa?+ Quả cam có màu gì nhỉ?+ Các con nhìn xem giữa quả bưởi và quả cam thì quả nào to? Quả nào nhỏ?- Cô cho cả lớp nói theo cô: “Quả bưởi to, quả cam nhỏ”- Cô cho trẻ nhìn quanh lớp xem có những đồ chơi nào to, đồ chơi nào nhỏ=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻb. Trò chơi củng cố* TCVĐ: Bóng tròn to- Cô nói tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCHT: Chọn cho đúng- Cô nói tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần

41

Page 42: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

TRỜI

- HĐCMĐ: Vệ sinh sân trường

- TCVĐ: Về đúng đồ chơi của mình

- TCDG: Dung dăng dung dẻ

- KT: Trẻ biết quan sát sân trường khi sạch và khi bẩn, Trẻ biết nhặt lá cây và các loại rác có trên sân trường trong các bồn cây để bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định- KN: Trẻ biết được lợi ích của việc vệ sinh sân trường giúp sân trường luôn sạch sẽ và biết bỏ rác đúng nơi quy định- TĐ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và các bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Sân trường an toàn cho trẻ, thùng rác cô chuẩn bị sẵnII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Vệ sinh sân trường- Cô dặn dò trẻ trước khi ra sân: không xô đẩy bạn, không chen lấn nhau- Cô cho trẻ ra sân quan sát sân trường, cô hỏi trẻ:+ Các con nhìn xem trên sân trường có gì?+ Ai đã vứt rác trên sân trường?+ Tại sao lại có lá cây trên sân trường?+ Để sân trường không có rác chúng mình phải làm gì?+ Rác sẽ bỏ vào đâu?+ Bạn nào giỏi nhặt rác bỏ vào thùng cho các bạn cùng xem nào?- Cô cho trẻ nhặt lá cây và rác bỏ vào thùng rác cô đã chuẩn bị sẵn- Khi nhặt xong cô cho trẻ quan sát lại sân trường xem còn rác không?=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ- Cô cho trẻ đi rửa tayb. Chơi trò chơi* TCVĐ: Về đúng đồ chơi của mình- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCDG: Dung dăng dung dẻ- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không

42

Page 43: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

CHIỀU

- TCHT: Đồ chơi nào xuất hiện

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường

- TCVĐ: Bé chơi với bóng

- Đóng – mở chủ đề

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ biết mình đã thực hiện trong chủ đề gì? Và biết tên chủ đề mới

nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCHT: Đồ chơi nào xuất hiện- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô gợi ý cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô quan sát, chú ý, đảm bảo sự an toàn cho trẻ* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Vòng, vợt đánh bóng, bóng, tranh chủ đề tuần sau học, phiếu bé ngoan, đồ chơi chơi trò chơiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Bé chơi với bóng- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lầnb. Đóng – mở chủ đề:- Trong tuần qua chúng ta đã học chủ đề gì?- Con thích chơi với những đồ chơi nào?- Trong chủ đề: Đồ chơi bé thích, con đã làm được những gì?- Cô cho trẻ quan sát một số sản phẩm mà trẻ đã làm được trong chủ đề- Cô giới thiệu qua chủ đề tuần sau

43

Page 44: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

- Vui văn nghệ

- Bình xét bé ngoan

- Chơi theo ý thích: Bóng, vòng

- Vệ sinh, trả trẻ

- Trẻ múa hát sôi nổi cùng cô và các bạn

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn

- Rèn thói quen, nề nếp cho trẻ

họcc. Vui văn nghệ:- Cô và trẻ cùng nhau múa hát những bài trong chủ đề- Cô và trẻ cùng nhau đọc bài thơ đã học trong chủ đềd. Bình xét bé ngoan:- Cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan- Cô khen những bạn ngoan- Động viên, khuyến khích những bạn chưa ngoan để tuần sau sẽ tiến bộ hơne. Chơi theo ý thích: Bóng, vòng- Cô gợi ý cho trẻ chơi với bóng và lắp ghép- Cô quan sát hướng dẫn chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô nhắc trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô*HĐ 3: Kết thúc:- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ* Vệ sinh – trả trẻ:- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo, bố, mẹ trước khi ra về

NHẬN XÉT VÀ PHÊ DUYỆT:………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………….

44

Page 45: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

Chủ đề nhánh 3: Những đồ chơi chuyển động và lắp ráp xây dựng Thời gian thực hiện: Từ ngày 17 - 21/10/2016

A. Mục đích – yêu cầu:1. Kiến thức:- Trẻ nhớ tên và thực hiện được các động tác thông qua bài tập thể dục sáng- Trẻ nhớ tên bài vận động cơ bản và thực hiện được vận động đó- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của đồ chơi quen thuộc gần gũi- Trẻ có kỹ năng nhận biết được kích thước to - nhỏ của đồ chơi chuyển động và lắp ráp xây

dựng- Trẻ nhớ tên bài truyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu truyện, bài hát trong chủ đề: Những

đồ chơi chuyển động và lắp ráp xây dựng- Trẻ biết xếp đoàn tàu2. Kỹ năng:- Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể nhịp nhàng để thực hiện được các vận động đó- Rèn cho trẻ một số thói quen, kỹ năng hoạt động- Phát triển ngôn ngữ rõ ràng cho trẻ- Rèn kỹ năng chú ý, quan sát, ghi nhớ và khả năng nhận biết cho trẻ- Hát đúng giai điệu bài hát- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay khi xếp đoàn tàu3. Thái độ:- Trẻ ngoan ngoãn vâng lời cô giáo, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn- Trẻ biết đoàn kết với các bạn trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi với bạnB. Mạng hoạt động:1. Lĩnh vực phát triển thể chất:a. Phát triển vận động:- TDS: Tay em- VĐCB: Đứng ném bóng- BTPTC: Tay em- TCVĐ: Chuồn chuồn bayb. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:- Thực hành rửa mặt, rửa tay - Cất đồ chơi sau khi chơi - Biết tránh xa những vật dụng nguy hiểm và những nơi nguy hiểm như: Phích nước nóng,

dao, kéo, ổ điện,…2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:- NBTN: Con thỏ đánh trống, lồng hộp- Ôn nhận biết kích thước to – nhỏ ( TC1: Bỏ vào lấy ra, TC2: Bé đi siêu thị)3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:- Kể chuyện: Chiếc ô của thỏ trắng, TG:4. Lĩnh vực phát triển tình cảm – xã hội:- Xếp đoàn tàu

45

Page 46: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

- Dạy hát: Con lật đật, TG:- Nghe hát: Lại đây múa hát cùng cô- Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát tìm đồ vậtC. HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động Nội dung Mục đích – Yêu cầu Phương pháp hướng dẫn

1. Thể dục sáng

- Tay em - KT: Trẻ biết tập các động tác bài: Tay em theo cô- KN: Tập thở sâu, phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô- TĐ: Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn, có thói quen tập thể dục sang

I. Chuẩn bị: Phòng tập sạch sẽ, cô kiểm tra sức khỏe của trẻII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Khởi động:- Cô làm chim mẹ, bé làm chim con đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi nhanh, chậm, nhấc cao chân.b.Trọng động: Bài “ Tay em”.- Động tác 1: Giấu tay ( 4 – 5 lần). TTCB: Trẻ đứng chân ngang vai, tay sau lưng. Cô nói “tay đẹp đâu?”, trẻ đưa tay ra phía trước.- Động tác 2: Đồng hồ tích tắc ( 3 – 4 lần).TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay thả nắm tai. Cô nói “ tích tắc”, trẻ nghiêng đầu sang trái, sang phải.- Động tác 3: Hái hoa ( 3 – 4 lần).TTCB: Trẻ đứng thẳng. Cô nói “ hái hoa”, trẻ cúi người, tay giả vờ hái hoa, “ hoa đẹp quá” trẻ đứng lên.- Động tác 4 : Chim bay ( 4 – 5 lần).TTCB: Trẻ đứng thoải mái. Cô nói ‘ chim bay”, trẻ dang 2 tay vẫy vẫy, dậm chân tại chỗ.c Hồi tĩnh:Trẻ làm chim con bay nhẹ nhàng theo cô.* HĐ 3: Kết thúc:- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ* Lưu ý: Những ngày có thể dục giờ học thì phần khởi động nhẹ nhàng hơn

2. Hoạt I. Chuẩn bị: Lắp ghép, đất nặn, rẻ

46

Page 47: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

động góc- Tôi làm người lái xe

- Trẻ biết thể hiện đúng vai chơi của mình- Rèn sự khéo léo, phát triển vốn từ trong giao tiếp

ẩm, bảng, đồ chơi ô tô, vòng làm vô lăng, bộ xếp hình, tranh, sách, ảnh chủ đềII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ Thỏa thuận trước khi chơi- Cô giới thiệu tên các góc chơi trong lớp- Cô giới thiệu đồ chơi từng góc chơi, giới thiệu tên trò chơi, nội dung chơi ở từng góc, cho trẻ nhận vai chơi- Cô hỏi trẻ thích chơi ở góc nào?* Góc HĐVĐV:- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều các khối gỗ có màu sắc khác nhau, bộ xếp hình để cho chúng mình chơi và xếp đoàn tàu đấy, vậy+ Bạn nào sẽ xếp đoàn tàu?+ Khi xếp chúng ta phải xếp như thế nào?+ Ai sẽ chơi xếp hình?+ Chúng ta sẽ xếp những gì?+ Khi chơi với các bạn có được tranh giành đồ chơi không?+ Ai đăng kí góc chơi này thì dơ tay nào?+ Ai có sở thích giống bạn thì đứng về trước cô nào?* Góc Phân vai: ( tương tự)* Góc Nghệ thuật: ( tương tự)* Góc Học tập: (tương tự)* HĐ 2: Trẻ về góc chơi:- Cô bao quát, nhập vai chơi cùng trẻ, giúp trẻ khi gặp khó khăn- Khuyến khích trẻ chơi ở các góc* HĐ 3: Nhận xét và kết thúc góc chơi:- Cô đến từng góc động viên, khuyến khích trẻ, kết thúc từng góc chơi- Cô giao nhiệm vụ giờ sau chơi tốt hơn

Góc phân vai

Góc HĐVĐV

- Xếp đoàn tàu- Lắp ghép đồ chơi

- Trẻ biết xếp các khối hình cạnh nhau thành đoàn tàu, biết sử dụng các miếng lắp ghép để tạo thành đồ chơi ô tô, tàu hỏa,…

Góc nghệ thuật

- Hát, vận động 1 số bài hát trong chủ đề: Những đồ chơi chuyển động được và lắp ráp xây dựng

- Trẻ biết hát và vận động được 1 số bài hát trong chủ đề: Những đồ chơi chuyển động được và lắp ráp xây dựng

Góc học tập

- Xem sách, truyện tranh, xem ảnh các bạn chơi đồ chơi

- Trẻ biết xem sách, truyện tranh, xem ảnh, không làm rách sách, tranh, ảnh

47

Page 48: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

* Lưu ý: Chủ đề đầu năm học cô giới thiệu tên các góc chơi trong lớp, Ngày đầu chủ đề cô giới thiệu tên trò chơi, đồ chơi, nội dung chơi ở từng góc. Những ngày tiếp theo cô bổ sung thêm đồ chơi, nội dung chơi ở các góc để góc chơi thêm phong phú

3. Các trò chơi trong

tuần

1. TCVĐ ( mới): Bé đi siêu thị 2. TCDG: Dung dăng dung dẻ 3. TCHT( mới): Ai đoán giỏi

D.KẾ HOẠCH TUẦN 3: ( Từ ngày 17-21/10/2016) Thứ - Ngày

Môn họcHĐ

NỘI DUNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN

Thứ hai17/10/2016HĐCCĐ

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

THỂ

CHẤT

- VĐCB: Đứng ném bóng-BTPTC:Tay em- Động tác 1: Giấu tay ( 4 – 5 lần). TTCB: Trẻ đứng chân ngang vai, tay sau lưng. Cô nói “tay đẹp đâu?”, trẻ đưa tay ra phía trước.- Động tác 2: Đồng hồ tích tắc ( 3 – 4 lần).TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay thả nắm tai. Cô nói “ tích tắc”, trẻ nghiêng đầu sang trái, sang phải.

- KT: Trẻ nhớ tên vận động cơ bản: Đứng ném bóng. Trẻ biết cầm bóng bằng hai tay, chân đứng tự nhiên, giơ tay cao hơn đầu, dùng sức của tay ném mạnh về phía trước- KN: Hình thành cho trẻ kỹ năng đứng ném bóng bằng hai tay, phát triển cơ tay cho trẻ- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

I. Chuẩn bị: Phòng tập sạch sẽ, trang phục của cô và trẻ gọn gàng, kiểm tra sức khỏe của trẻ, nhiều bóng cho trẻ ném,II. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ*HĐ 2: Vào bàia. Khởi động: Cô cho trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp các kiểu đi khác nhau, sau đó đứng thành hàng ngangb. Trọng động:* BTPTC: Tay em- Cô cho trẻ tập lần lượt các động tác bên phần nội dung, tập nhấn mạnh ĐT 1* VĐCB: Đứng ném bóng- Cô giới thiệu tên VĐCB- Cô làm mẫu:+ Lần 1: Thu hút sự chú ý của trẻ+ Lần 2: Kết hợp phân tích kĩ động tác ( Cô đứng tự nhiên, hai tay cô cầm quả bóng, cô đưa bóng lên cao hơn đầu và dùng sức mạnh của tay ném mạnh quả bóng về phía trước, thực hiện xong cô đứng về cuối hàng )

48

Page 49: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

- Động tác 3: Hái hoa ( 3 – 4 lần).TTCB: Trẻ đứng thẳng. Cô nói “ hái hoa”, trẻ cúi người, tay giả vờ hái hoa, “ hoa đẹp quá” trẻ đứng lên.- Động tác 4 : Chim bay ( 4 – 5 lần).TTCB: Trẻ đứng thoải mái. Cô nói ‘ chim bay”, trẻ dang 2 tay vẫy vẫy, dậm chân tại chỗ.- TCVĐ: Chuồn chuồn bay

- HĐCMĐ: Quan sát cái đu quay

- KT: Trẻ biết được 1 số đặc điểm của cái đu quay- KN: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ

- Cô họi 1 trẻ lên thực hiện ( cô nhận xét và phân tích, sửa sai kĩ năng động tác cho trẻ)- Cô cho trẻ thực hiện bài tập+ Lần 1: Cô lần lượt mời 2 trẻ lên thực hiệ (cô chú ý theo dõi trẻ tập để động viên, khuyến khích và kịp thời sửa sai cho trẻ, chú ý tư thế cầm bóng của trẻ)+ Lần 2: Cho trẻ tăng tốc độ tập, 2 hoặc 3 trẻ tập cùng 1 lúc+ Lần 3: Nâng cao trải nghiệm- Cô khuyến khích trẻ nâng cao trải nghiệm bằng cách ném bóng về phía trước cách 3m (cô cho 2 trẻ lên thực hiện, trẻ thực hiện theo tổ, mỗi trẻ được thực hiện một lần)* TCVĐ: Chuồn chuồn bay- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô chơi mẫu 2 lần- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần ( cô chú ý sửa sai cho trẻ)c. Hồi tĩnh:- Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân tập thả lỏng chân, tay nhẹ nhàng* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Quả bóng, lắp ghép, đồ chơi để chơi trò chơi, địa điểm ngoài trờiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Quan sát cái đu quay- Cô cho trẻ đi dạo quanh sân trường 1 vòng rồi tới gần cái đu quay, cô cho trẻ quan sát và hỏi

49

Page 50: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

TRỜI

HOẠT

- TCVĐ (mới): Bé đi siêu thị

- TCDG: Dung dăng dung dẻ

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường

- TCVĐ:

- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

- Trẻ nhớ tên trò chơi và biết cách chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò

trẻ:+ Đây là cái gì đây ?+ Cái đu quay này có màu gì ?+ Đu quay có chỗ ngồi hình các con vật gì đây ?+ Xung quanh đu quay còn có gì đây ?(cô chỉ vào vòng vây của đu quay và hỏi trẻ)+ Phía trên đu quay có cái gì để che mưa che nắng đây ?+ Các con có thích chơi đu quay không ?=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻb. Chơi trò chơi:* TCVĐ (mới): Bé đi siêu thị- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô chơi mẫu 2 lần- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần* TCDG: Dung dăng dung dẻ- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô gợi ý cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ, chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Lắp ghép, ô tô đồ chơi chạy bằng dây cót, đồ dùng chơi trò chơiII. Hướng dẫn* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Chuồn chuồn

50

Page 51: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

ĐỘNG

CHIỀU

Chuồn chuồn bay

- Làm quen bài hát: Con lật đật, TG

- Chơi theo ý thích: Lắp ghép, ô tô đồ chơi chạy bằng dây cót

- Vệ sịnh, trả trẻ

chơi

- KT: Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát- KN: Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ- TĐ: Trẻ yêu ca hát, tích cực tham gia vào hoạt động

- Trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của bạn

- Rèn nề nếp, thói quen cho trẻ

bay- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi ( Nếu trẻ không nhắc được thì cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lầnb. Làm quen bài hát: Con lật đật, TG:- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả- Cô hát 2 lần+ Lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả+ Lần 2: Trích giảng nội dung bài hát=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ- Hưởng ứng trẻ hát cùng cô 2-3 lầnc. Chơi theo ý thích: Lắp ghép, ô tô đồ chơi chạy bằng dây cót- Cô gợi ý cho trẻ chơi với lắp ghép, ô tô đồ chơi chạy bằng dây cót- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô nhắc trẻ cất đồ chơi cùng cô* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ* Vệ sinh – trả trẻ:- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ và nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo, bố mẹ trước khi ra về

Thứ ba18/10/2016HĐCCĐ:

LĨNH

VỰC

- NBTN: Con thỏ đánh trống, lồng hộp

- KT: Trẻ biết được một số đặc điểm nổi bật của đồ chơi con thỏ đánh trống và lồng hộpNói được câu ngắn từ 4-

I. Chuẩn bị: Con thỏ đánh trống bằng đồ chơi, lồng hộpII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. NBTN: Con thỏ đánh trống, lồng hộp

51

Page 52: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

PHÁT

TRIỂN

NHẬN

THỨC

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

TRỜI

- HĐCMĐ: Quan sát thời tiết buổi sáng

5 từ khi trả lời các câu hỏi của cô .- KN: Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm cho trẻ.Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi của cô- TĐ: Trẻ có ý thức giữ gìn đồ chơi. Tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

- KT: Trẻ biết được thời tiết trong ngày như thế nào? Trẻ biết được phải giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi- KN: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ- TĐ: Trẻ biết giữ đồ chơi sạch đẹp

- Cô cùng trẻ quan sát đồ chơi xung quanh lớp. + Cô hỏi trẻ trong lớp mình có những đồ chơi gì ?+ Con hãy nói cho các bạn cùng biết xem lớp mình có những đồ chơi gì ?- Cô giới thiệu bài qua đồ chơi thật, gọi từng loại đồ chơi của bé như con thỏ đánh trống, lồng hộp- Cô giới thiệu chi tiết từng đồ chơi để trẻ biết đặc điểm rõ nét.*Con thỏ đánh trống: Đây là đồ chơi gì? Con thỏ đánh trống này có màu gì? Muốn cho con thỏ đánh trống được ta phải vặn cái gì đây?(cô chỉ vào cái cót rồi hỏi trẻ)* Lồng hộp: (tương tự) - Mỗi chi tiết cô cho trẻ nói tập thể, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ- Mở rộng: Cô giới thiệu có rất nhiều những đồ chơi khác, cô chỉ đồ chơi trẻ nói tên đồ chơi, màu sắc của đồ chơi đó* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ và chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Địa điểm quan sát, đồ chơi để chơi trò chơiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Quan sát thời tiết buổi sáng- Cô cùng trẻ hát bài hát khúc hát dạo chơi và đứng quan sát ngoài trời, cô đặt câu hỏi và đàm thoại với trẻ:+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?+ Trời se lạnh có gió đông bắc các

52

Page 53: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

- TCVĐ: Bé đi siêu thị

- TCDG: Dung dăng dung dẻ

- TCHT: Đồ chơi nào xuất hiệ

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường

- TCVĐ: Chuồn chuồn bay

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ đoàn kết trong khi chơi với bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

con phải mặc gì cho ấm nhỉ?=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổib. Chơi trò chơi:* TCVĐ: Bé đi siêu thị- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCDG: Dung dăng dung dẻ- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCHT: Đồ chơi nào xuất hiện- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô gợi ý cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ, chú ý đảm bảo sự an toàn cho trẻ*HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: tranh truyện minh họa, lắp ghép, đồ chơi có dây cót cho trẻ chơi trò chơiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Chuồn chuồn bay- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ

53

Page 54: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

CHIỀU

- Làm quen truyện: Chiếc ô của thỏ trắng, TG:

- Chơi theo ý thích: lắp ghép, đồ chơi có dây cót

- Vệ sinh, trả trẻ

- KT: Trẻ biết tên câu truyện, tên tác giả,hiểu nội dung câu truyện- KN: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ cho trẻ- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô

- Trẻ đoàn kết trong khi chơi với bạn

- Rèn nề nếp, thói quen cho trẻ

nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lầnb. Làm quen bài thơ: Chiếc ô của thỏ trắng, TG:- Cô giới thiệu tên bài truyện, tên tác giả- Cô kể chuyện 2 lần+ Lần 1:Hỏi trẻ tên truyện, tên tác giả+ Lần 2: Kết hợp tranh minh họa câu truyện- Trích giảng nội dung câu truyện=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻc. Chơi theo ý thích: lắp ghép, đồ chơi có dây cót- Cô gợi ý cho trẻ chơi với lắp ghép, đồ chơi có dây cót- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô nhắc trẻ cất đồ chơi cùng cô* Vệ sinh – trả trẻ:- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ và nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo, bố mẹ trước khi ra về

Thứ tư19/10/2016HĐCCĐ:

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

TÌNH

CẢM

- Xếp đoàn tàu - KT: Trẻ biết dùng các khối gỗ khác nhau để xêp được đoàn tàu, củng cố nhận biết màu sắc của các khối gỗ - KN: Rèn kỹ năng cầm gỗ bằng hai ngón tay, xếp sát cạnh nhau thành đường đi, phân biệt được màu sắc của các khối gỗ, Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, ngón tay, phát triển các

I. Chuẩn bị: mẫu quan sát, đồ dùng của trẻ bằng các khối gỗ hình chữ nhật đủ với số trẻII. Hướng dẫn: * HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Quan sát mẫu:- Cô đưa đoàn tàu cô đã xếp trước ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: + Đây là gì?+ Đoàn tàu có gì đây?(cô chỉ vào đầu tàu và hỏi trẻ)+ Đầu tàu có màu gì?+ Còn đây là gì?+ Toa tàu có màu gì?

54

Page 55: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HỘI

vận động tinh cho trẻ- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

+ Các con có thích xếp được đoàn tàu không?- Muốn xếp được đoàn tàu, các con cùng chú ý xem cô làm mẫu trước nhé!b. Cô làm mẫu*Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích* Lần 2: Cô làm mẫu kết giải thích- Để xếp được đoàn tàu cô xếp phần đầu tàu trước+ Cô cầm khối gỗ có màu gì đây?- Cô có khối gỗ hình chữ nhật màu xanh có cửa hai bên để cô xếp phần đầu tàu, Cô đặt khối gỗ màu xanh theo chiều thẳng đứng lên bàn để cửa sổ 2 bên, cô đẫ xếp được phần gì của đoàn tàu đây?- Tiếp theo cô xếp đến phần toa tàu, cô cũng đặt 1 cạnh sát với 1 cạnh của đầu tàu, cô đã xếp được phần gì của đoàn tàu đây?- Cứ thế, cô xếp các khối còn lại sát cạnh toa tàu để tạo thành đoàn tàu đấy các con ạ!- Các con vừa được xem cô xếp mẫu cái gì?+ Các con thấy cô xếp có đẹp không?+ Các con ngoan bây giờ chúng mình cùng xếp đoàn tàu nhéc. Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ quay lại đằng sau lấy rổ đồ dùng- Hỏi trẻ trong rổ có những gì- Cô cho trẻ xếp đoàn tàu- Cô đến từng trẻ quan sát, hướng dẫn những trẻ chưa làm được, cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời d. Nhận xét sản phẩm:- Cô nhắc trẻ thời gian đã hết và cho trẻ dừng tay

55

Page 56: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

TRỜI

- HĐCMĐ: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi chuyển động được và lắp ráp xây dựng

- TCHT (mới):Ai đoán giỏi

- TCVĐ: Bé đi siêu thị

- Chơi tự do: Phấn, đất nặn

- KT: Trẻ biết được tên đồ chơi, một vài đặc điểm nổi bật của đồ chơi chuyển động được và lắp ráp xây dựng- KN:Phát triển kỹ năng nhận biết và gọi tên.Phát âm rõ ràng, rành mạch.Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ.- TĐ: Trẻ biết giữ gìn đồ chơi, chơi đoàn kết, yêu thương các bạn.

- Trẻ nhớ tên trò chơi, hiểu cách chơi

- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi

- Trẻ đoàn kết với các bạn trong khi chơi

- Cô bao quát và nhận xét cả lớp* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị:Trang trí lớp, các góc chơi đầy đủ đồ dùng, đồ chơi chuyển động được và đồ chơi lắp ráp xây dựng.Phòng sạch sẽ, cô và trẻ gọn gàng. Phấn, đất nặn, bảng, khăn lauII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi chuyển động được và lắp ghép xây dựng- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi chuyển động được và lắp ráp xây dựng, tới chỗ trẻ cô hỏi:+ Con đang chơi với đồ chơi gì đấy?+ Ô tô của con có màu gì đây?+ Ô tô chạy bằng gì?+ Thế còn con, con đang chơi đồ chơi gì thế?+ Con đang lắp ghép cái gì vậy?=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻb. Chơi trò chơi* TCHT (mới):Ai đoán giỏi- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô chơi mẫu 2 lần- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần* TCVĐ: Bé đi siêu thị- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần* Chơi tự do: Phấn, đất nặn- Cô gợi ý cho trẻ chơi với phấn, đất nặn

56

Page 57: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

CHIỀU

- TCVĐ: Chuồn chuồn bay

- Ôn VĐCB: Đứng ném bóng

- Chơi theo ý thích: Lắp ghép, đồ chơi chạy bằng cót

- Vệ sinh, trả trẻ

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ thực hiện tốt vận động cơ bản: Đứng ném bóng- KN: Phát triển cơ tay cho trẻ- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn- Trẻ đoàn kết khi chơi với các bạn

- Rèn nề nếp, thói quen cho trẻ

- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị:Nhiều bóng cho trẻ ném, đồ chơi lắp ghép, đồ chơi chạy bằng dây cótII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Chuồn chuồn bay- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 2-3 lầnb. Ôn VĐCB: Đứng ném bóng- Cô cho trẻ nhắc lại tên vận động Đứng ném bóng- Cô khuyến khích trẻ nhút nhát lên thực hiện vận động- Gọi 1 trẻ giỏi lên thực hiện vận động và hỏi trẻ tên vận động là gì?

c. Chơi theo ý thích: lắp ghép, đồ chơi chạy bằng cót- Cô gợi ý cho trẻ chơi với lắp ghép, đồ chơi chạy bằng cót- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô nhắc trẻ cất đồ chơi cùng cô* Vệ sinh – trả trẻ- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ và nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo và bố mẹ trước khi ra về

Thứ năm20/10/2016-HĐCMĐ - Kể chuyện: - KT: Trẻ nhớ tên

I. Chuẩn bị: Tranh truyện minh họaII. Hướng dẫn

57

Page 58: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

NGÔN

NGỮ

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

TÌNH

CẢM

HỘI

Chiếc ô của thỏ trắng, TG:

- Trò chơi chuyển tiếp: Chuồn chuồn bay

- Dạy hát: Con lật đật, TG:

truyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu truyện- KN: Rèn kỹ năng chú ý, phát triển ngôn ngữ cho trẻ- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát- KN: Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý ở trẻ- TĐ: Trẻ biết cảm nhận và yêu ca hát, tích cực tham gia vào hoạt động

* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Kể chuyện: Chiếc ô của thỏ trắng, TG:- Cô kể mẫu:+ Lần 1: Hỏi trẻ tên truyện, tên tác giả+ Lần 2: Kết hợp tranh minh họa câu chuyện- Trích giảng nội dung câu chuyện- Đàm thoại nội dung câu chuyện=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ*HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích, chuyển hoạt động* Trò chơi chuyển tiếp: TCVĐ: Chuồn chuồn bay- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần

I. Chẩn bị: Mũ chóp kín, sắc xô, trốngII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Cô hát mẫu bài hát: Con lật lật, TG:- Cô hát lần 1 kết hợp nhạc nền- Gợi ý trẻ đoán tên bài hát, sau đó cho trẻ nhắc lại bài hát, tên tác giả bài hát- Cô trích giảng nội dung bài hát- Cô hát lần 2 kèm động tác minh họa- Cô khuyến khích mời cả lớp thể hiện bài hát cùng côb. Dạy hát bài: Con lật lật, TG:- Cô cho cả lớp cùng hát theo cô vài lần. Cô kết hợp sửa sai cho trẻ về lời ca, cách phát âm các từ khó mà trẻ dễ hát sai và nhầm lẫn

58

Page 59: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

- Nghe hát: Lại đây múa hát cùng cô, TG

- Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát tìm đồ vật

- HĐCMĐ: Quan sát tranh các bạn đang xếp nhà

- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ biết được bé và các bạn đang chơi xếp nhà, trẻ biết các bạn dùng bộ xếp hình để xếp thành nhà

- Cô động viên, khen ngợi trẻ, gợi ý trẻ hát và kết hợp vận động nhún nhảy, đung đưa, lắc lư theo giai điệu bài hát tùy theo cảm xúc, khả năng sáng tạo của trẻ- Cô mời tổ, nhóm, cá nhân hát vài lần- Cô bao quát, đông viên, khuyến khích trẻ. Cô hỏi lại tên bài hát và cho trẻ nhắc lại tên bài hát- Giới thiệu chuyển tiếp sang hoạt động nghe hátc. Nghe hát: Lại đây múa hát cùng cô, TG:- Cô hát cho trẻ nghe bài hát 2 lần:+ Lần 1: Hát diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ, thể hiện đúng giai điệu bài hát+ Lần 2: Hát và múa minh họa theo lời bài hát- Cô hỏi trẻ về tên bài hát và cho trẻ nhắc lại tên bài hát vài lầnd. Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát tìm đồ vật- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô chơi mẫu 2 lần- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét giờ học, nhắc nhở, động viên, khuyến khích trẻ

I. Chuẩn bị: Phòng học sạch sẽ, tranh quan sát, đất nặn, phấn, bảng, rẻ lau, đồ chơi chơi trò chơiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Quan sát tranh bé và các bạn đang xếp nhà- Cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:+ Các con nhìn xem tranh vẽ gì

59

Page 60: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

TRỜI

- TCVĐ: Bé đi siêu thị

- TCDG: Dung dăng dung dẻ

- TCHT: Đồ chơi gì xuất hiện

- Chơi tự do: Phấn, đất nặn

- KN: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ- TĐ: Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn

đây?+ Các bạn đang làm gì đây?+ Bạn gái đang làm gì?+ Bạn trai đang làm gì?+ Các bạn cầm gì để xếp ngôi nhà đây ?+ Các con thấy bạn xếp nhà có đẹp không?+ Các bạn chơi với nhau có đoàn kết, vui vẻ không?=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻb Chơi trò chơi:* TCVĐ: Bé đi siêu thị- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCDG: Dung dăng dung dẻ- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCHT: Đồ chơi gì xuất hiện- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* Chơi tự do: Phấn, đất nặn- Cô gợi ý cho trẻ chơi với phấn, đất nặn- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Lắp ghép, đồ chơi chạy bằng cót, đồ dùng chơi trò chơiII. Hướng dẫn:

60

Page 61: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

CHIỀU

- TCVĐ: Chuồn chuồn bay

- Ôn hát: Con lật đật, TG:

- Chơi theo ý thích: Lắp ghép, đồ chơi chạy bằng cót

- Vệ sinh, trả trẻ

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát- KN: Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý ở trẻ- TĐ: Trẻ yêu ca hát, tích cực tham gia vào hoạt động - Trẻ chơi đoàn kết với bạn

- Rèn thói quen nề nếp cho trẻ

* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Chuồn chuồn bay- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lầnb. Ôn hát: Con lật đật, TG:- Cô hỏi trẻ buổi sáng được học bài hát gì?- Cô cùng trẻ hát lại 2-3 lần- Cô khuyến khích trẻ nhút nhát lên hát- Gọi 1 trẻ giỏi lên hát và hỏi trẻ tên bài bát?c. Chơi theo ý thích: Lắp ghép, đồ chơi chạy bằng cót- Cô gợi ý cho trẻ chơi với: Lắp ghép, đồ chơi chạy bằng cót- Cô quan sát, hướng dẫn, chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô cùng trẻ cất dọn đồ chơi* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động* Vệ sinh – trả trẻ:- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo, bố, mẹ trước khi ra về

Thứ sáu21/10/2016- HĐCCĐ

LĨNH

VỰC

PHÁT

TRIỂN

- Ôn nhận biết kích thước to-nhỏ

- KT: Củng cố cho trẻ khả năng nhận biết được kích thước to nhỏ của đồ chơi và củng cố khả năng nhận biết màu xanh, màu đỏ- KN: Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ,

I. Chuẩn bị: hai cái ô màu xanh to, màu đỏ nhỏ, trống, đồ chơi chơi trò chơi, nhạc bài hát: Bóng tròn toII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTC* HĐ 2: Vào bàia. Ôn nhận biết kích thước to nhỏ- Cô cho trẻ quan sát 2 cái ô, cho

61

Page 62: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

NHẬN

THỨC

HOẠT

ĐỘNG

NGOÀI

TRỜI

- TCVĐ: Bé đi siêu thị

- TCHT: Bỏ vào lấy ra

- HĐCMĐ: Vệ sinh sân trường

Trẻ có kỹ năng nhận biết kích thước to-nhỏ của đồ chơi- TĐ: Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- KT: Trẻ biết quan sát sân trường khi sạch và khi bẩn, Trẻ biết nhặt lá cây và các loại rác có trên sân trường trong các bồn cây để bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định

trẻ nhận xét về màu sắc , công dụng của 2 cái ô+ Cô hỏi trẻ cái ô nào to, cái ô nào nhỏ?- Cô cho trẻ đi vòng quanh hai cái ô và đồng thanh nói: “Ô màu xanh to to to, ô màu đỏ nhỏ nhỏ nhỏ”- Các bạn gái chạy về ô to và đồng thanh nói :Ô màu xanh to- Các bạn trai chạy về ô nhỏ và đồng thanh nói: Ô màu đỏ nhỏ(lần sau đổi lại)- Cô cho trẻ nghe nhạc bài hát: Bóng tròn to, cô mở do, nhỏ, cho trẻ nhận xét: Mở to-nghe rõ, Mở nhỏ-không nghe rõ=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻb. Trò chơi củng cố* TCVĐ: Bé đi siêu thị- Cô nói tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCHT: Bỏ vào lấy ra- Cô nói tên trò chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

I. Chuẩn bị: Sân trường an toàn cho trẻ, thùng rác cô chuẩn bị sẵnII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. HĐCMĐ: Vệ sinh sân trường- Cô dặn dò trẻ trước khi ra sân: không xô đẩy bạn, không chen lấn nhau- Cô cho trẻ ra sân quan sát sân trường, cô hỏi trẻ:+ Các con nhìn xem trên sân trường có gì?

62

Page 63: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

- TCVĐ: Bé đi siêu thị

- TCDG: Dung dăng dung dẻ

- TCHT: Đồ chơi nào xuất hiện

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường

- KN: Trẻ biết được lợi ích của việc vệ sinh sân trường giúp sân trường luôn sạch sẽ và biết bỏ rác đúng nơi quy định- TĐ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và các bạn

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn

+ Ai đã vứt rác trên sân trường?+ Tại sao lại có lá cây trên sân trường?+ Để sân trường không có rác chúng mình phải làm gì?+ Rác sẽ bỏ vào đâu?+ Bạn nào giỏi nhặt rác bỏ vào thùng cho các bạn cùng xem nào?- Cô cho trẻ nhặt lá cây và rác bỏ vào thùng rác cô đã chuẩn bị sẵn- Khi nhặt xong cô cho trẻ quan sát lại sân trường xem còn rác không?=> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ- Cô cho trẻ đi rửa tayb. Chơi trò chơi* TCVĐ: Bé đi siêu thị- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCDG: Dung dăng dung dẻ- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* TCHT: Đồ chơi nào xuất hiện- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lần* Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô gợi ý cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài sân trường- Cô quan sát, chú ý, đảm bảo sự an toàn cho trẻ* HĐ 3: Kết thúc- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ, chuyển hoạt động

63

Page 64: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

HOẠT

ĐỘNG

CHIỀU

- TCVĐ: Chuồn chuồn bay

- Đóng – mở chủ đề

- Vui văn nghệ

- Bình xét bé ngoan

- Chơi theo ý thích: Lắp

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Trẻ biết mình đã thực hiện trong chủ đề gì? Và biết tên chủ đề mới

- Trẻ múa hát sôi nổi cùng cô và các bạn

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chơi đoàn kết với bạn

I. Chuẩn bị: Lắp ghép, đồ chơi chạy bằng cót, tranh chủ đề tuần sau học, phiếu bé ngoan, đồ chơi chơi trò chơiII. Hướng dẫn:* HĐ 1: ĐTCĐ* HĐ 2: Vào bàia. Chơi TCVĐ: Chuồn chuồn bay- Cô nói tên trò chơi, gợi ý trẻ nhắc lại cách chơi (nếu trẻ không nói được cô phổ biến lại cách chơi)- Cô cho trẻ chơi 1-2 lầnb. Đóng – mở chủ đề:- Trong tuần qua chúng ta đã học chủ đề gì?- Những đồ chơi nào chuyển động được và những đồ chơi nào để lắp ráp xây dựng?- Trong chủ đề: Những đồ chơi chuyển động được và đồ chơi lắp ráp xây dựng, con đã làm được những gì?- Cô cho trẻ quan sát một số sản phẩm mà trẻ đã làm được trong chủ đề- Cô giới thiệu qua chủ đề tuần sau họcc. Vui văn nghệ:- Cô và trẻ cùng nhau múa hát những bài trong chủ đề- Cô và trẻ cùng nhau kể lại câu chuyện đã học trong chủ đềd. Bình xét bé ngoan:- Cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan- Cô khen những bạn ngoan- Động viên, khuyến khích những bạn chưa ngoan để tuần sau sẽ tiến bộ hơne. Chơi theo ý thích: Lắp ghép, đồ chơi chạy bằng cót

64

Page 65: CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN - Blogmamnon.netblogmamnon.net/wp-content/uploads/2017/07/chu-de-… · Web viewRổ bóng màu xanh, đỏ, đồ chơi quen thuộc gần gũi

ghép, đồ chơi chạy bằng cót

- Vệ sinh, trả trẻ - Rèn thói quen, nề nếp cho trẻ

- Cô gợi ý cho trẻ chơi với Lắp ghép, đồ chơi chạy bằng cót - Cô quan sát hướng dẫn chơi cùng trẻ- Cuối giờ cô nhắc trẻ cất dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô*HĐ 3: Kết thúc:- Cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ* Vệ sinh – trả trẻ:- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhắc nhở trẻ chào hỏi cô giáo, bố, mẹ trước khi ra về

NHẬN XÉT VÀ PHÊ DUYỆT:………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

65